Dưới Bóng Cờ Cứu Khổ - 2 / 7 (Hồi ký Qui Tâm)


Bần Đạo đã lưu vong nơi nước ngoài chỉ có một mục đích là bảo thủ trọn vẹn tinh thần trung lập của Bần Đạo, đặng khêu gợi tinh thần ái quốc chân chính và nồng nàn của hai Cụ, mong ước hai Cụ bỏ tư hiềm và thành kiến đặng đủ phương cứu quốc.

Bần Đạo trân trọng gởi lời yêu mến kính phục của Bần Đạo và luôn dịp gởi cả vận mạng số kiếp
của tổ quốc và nòi giống cho hai Cụ định liệu.
PHNOM PENH, ngày 28 tháng 3 năm 1956
HỘ PHÁP
Phạm Công Tắc
(Ký tên và đóng ấn )

*  *  *

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Tam thập nhứt niên
Toà Thánh Tây Ninh
Hộ Pháp Đường                                                                           
   Văn phòng                                                            
   ----0----
Số : 138/HP-HN
TÂM THƯ
HỘ PHÁP
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp Thiên  & Cửu Trùng Đài

Kính gởi Chư Đại Đức toàn thể các Tôn Giáo,
Kính bạch Chư Đại Đức,
Tiêm nhiễm các Đạo Giáo, Tổ Phụ ta từ trước bao phen đã chịu thống khổ vì kính trọng tôn sùng tự do tín ngưỡng. Nếu không nói rằng chủng tộc của ta đã bị làm nạn nhơn của tư tưởng Đạo Giáo hơn là củng cố vận mạng Tổ quốc giống nòi nghĩa là ta đã chịu không biết bao phen ngoại bang đã dùng tín ngưỡng ấy lệ thuộc Tổ quốc và giống nòi. Vì cớ mà Đạo Cao Đài từ buổi xuất hiện thọ hưởng di truyền của Tổ phụ để lại trong nền văn minh tối cổ của ta là Đạo Khổng Mạnh, nên các đối phương coi Đạo Cao Đài như kẻ thù địch, bởi cho rằng nó là phương pháp phục cựu. Hại nỗi, khi nó mới sản xuất nên hình thì thời cuộc lại biến thiên, làm cho nó phải tùng thế tuỳ thời bảo trọng tinh thần Quốc hữu đặng gìn giữ đại nghiệp của Tổ phụ ta đã để lại về phần vật chất lẫn tinh thần.

Thời cuộc hôm nay lại đến một giai đoạn rất nên khắt khe và nguy hiểm cho tương lai, số phận của Việt Nam là nước phân đôi, chia hai chủng tộc dưới ảnh hưởng của hai khối đặng gây cuộc Nam Bắc phân tranh, cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt. Họ đã muốn lợi dụng xương máu của nòi giống ta đặng định quyền bá chủ của họ. Hiển nhiên giờ phút này, đồng bào ta đã bị lệ thuộc của hai khối chớ không tự do độc lập chi cả. Đây rồi nội chiến sẽ vì ngoại bang mà bùng nổ mà ta không thể đề phòng.

Chúng ta là người tu hành, chư vị Đại Đức cũng thế, mà Bần đạo đây cũng thế, không lẽ khoanh tay ngồi đợi và thấy cái thảm trạng ấy. Bởi chiếu theo Thiên ý, chúng ta phải tìm một phương pháp hay chấm dứt cuộc tương tàn, tương sát. Đương nhiên, thật ra ta là nạn nhân của hai tư tưởng của hai quyền lực, đồng bào ta toàn quốc bị tiêm nhiễm mà xu thời theo hai chính sách, dân tâm bất nhứt.

Bản Cương Lĩnh của giải pháp Hoà Bình Chung Sống của Bần Đạo cốt để giác ngộ Quốc dân đặng họ biết thực dụng quyền hành của họ. Bởi cớ mới có ba mục tiêu chánh yếu là :

“Vì Dân- Phục vụ Dân- Lập quyền Dân ”

Chỉ do nơi Dân mới cứu vãn được tình thế nguy hại cho tương lai Tổ quốc và giống nòi. Chúng ta phải làm thế nào bền giữ Hoà Bình Hạnh Phúc dầu cho các nước liệt cường của Quốc tế biến thiên thay đổi thế nào. Nếu ta không ngoan mà chung hợp nhứt tâm nhứt trí bảo vệ toàn vẹn Hoà Bình nội Quốc của ta, thì khi đại chiến thứ ba bùng nổ, thì chủng tộc sẽ bị làm con sinh vật hy sinh xương máu cho ngoại bang tranh quyền bá chủ của thế giới.

           Xin Chư Đại Đức vì Đạo tâm, vì ẩn truất thương sanh, vì nước nhà nguy biến, chung sức bảo vệ Hoà Bình Hạnh Phúc cho Tổ Quốc giống nòi dầu ta phải chịu muôn cay ngàn đắng, như thế mới là Đạo.

Xin kính trọng chào Chư Đại Đức niệm tình suy đoán.
Kim Biên, ngày 1 tháng 10 năm Bính Thân
(DL 5-11-1956)
HỘ PHÁP
(Ký tên và đóng ấn)

*  *  *

Đức Hộ Pháp đưa ra giải pháp hoà giải dân tộc cho đôi bên người Việt Nam, không thiên tả không thiên hữu, bất hợp tác, bất bạo động, không chống chánh quyền cũng không tranh chánh quyền.

Một đường lối thuần tuý dân tộc đúng theo chủ nghĩa bác ái và công bình của Đạo Cao Đài, và truyền thống đạo đức tinh thần của Tổ Phụ.

Đức Hộ Pháp đã gởi tài liệu ra Quốc Tế, cho chánh phủ hai miền Nam, Bắc Việt Nam cùng các Tôn Giáo bạn. Còn một điều trọng yếu vì nhân dân là nòng cốt của đất nước nên Đức Hộ Pháp đã có một Bức Thơ Xuân gởi cho đồng bào toàn quốc, với lời kêu gọi chân thành và tha thiết lòng thương mến nước của mỗi người thoát khỏi mưu mô ngoại quốc lợi dụng xương máu dân tộc mình để bành trướng chủ nghĩa của họ.

Người Việt Nam tuy khác Tôn Giáo, khác phe phái nhưng đều là đồng bào ruột thịt, biết tương thân tương trợ, đùm bọc lẫn nhau khi hoạn nạn. Đó là tinh thần cổ truyền muôn đời của dân tộc.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng ”

Được như vậy mới mong thoát khỏi cảnh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt.

Ngày 21-4-1956, chủ tịch Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm soát và đình chiến tại Cao Miên (Intemational) comission for Supervision and Control in Campodia) gởi văn thơ ký tên phúc đáp đồng tình chính sách Hoà Bình Chung Sống do Đức Hộ Pháp đề ra.

Ngày 24-4-1956 Đức Hộ Pháp nhận văn thơ phúc đáp đồng tình chính sách Hoà Bình Chung Sống cho Việt Nam như :
-         Thủ Tướng Anh Quốc,
-         Quốc Vương Norodom Sihanouk Npayavach du Campuchia,
-         Tổng Thống Pháp GuyMollet.

Ngày 26-4-1956 Đức Hộ Pháp nhận văn thơ phúc đáp của ông Quốc Vụ Khanh Pháp Quốc Pierre Mendes đồng tình ủng hộ chính sách Hoà Bình Chung Sống cho Việt Nam.

Ngày 27-4-1956 Đức Hộ Pháp nhận văn thơ phúc đáp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ấn ký (Chef de Section Departement des Affaires Polique et Du Conaeil de Securitérited Nation) ủng hộ chính sách Hoà Bình Chung Sống cho Việt Nam.

Ngày 3-5-1956 Đức Hộ Pháp nhận văn thơ phúc đáp của Đại Sứ Pháp Quốc tại Cao Miên ấn ký (Haut commissriat Republique France Au Cambodge) tỏ bày sự ủng hộ chính sách Hoà Bình Chung Sống cho Việt Nam.

Ngày 14-5-1956 Đức Hộ Pháp nhận văn thơ phúc đáp của Uỷ Ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc ấn ký (Division Des Droits De Lhomme United Nation) bảo trợ và ủng hộ đề nghị chính sách Hoà Bình Chung Sống cho Việt Nam.

Ngày 16-5-1956 Đức Hộ Pháp nhận thơ phúc đáp lần thứ hai của Quốc Trưởng Cao Miên ấn ký (Samdach Norodom Sihanouk Upayvareach) hoàn toàn ủng hộ và đồng tình chính sách Hoà Bình Chung Sống cho Việt Nam

Ngày 19-5-1956 Đức Hộ Pháp nhận thơ phúc đáp của Tống Thống Phi Luật Tân ấn ký (Office of President of the Philippines) ủng hộ và đồng tình chính sách Hoà Bình Chung Sống cho Việt Nam.

Ngày 5-1-1957 Đức Hộ Pháp nhận thơ phúc đáp của Hoàng Đế Cao Miên (Samajesté preah Bat samdeach Pread Norodom Sumarit Roi du Cambodge) đồng tình và ủng hộ giải pháp hoà bình cho Việt Nam.
Trên đây là giải pháp Hoà Bình của Đức Hộ Pháp đối với bên ngoài, còn bên trong, Đạo Đức Hộ Pháp có gởi Hội Thánh và toàn Đạo Bản Tuyên Ngôn chính sách Hoà Bình Chung Sống đề ngày 23-3-1956, trước ba ngày chính sách Hoà Bình Chung Sống được chính thức công bố ngày 26-3-1956.

 Chính Sách Hoà Bình Chung Sống của Đức Hộ Pháp đựơc Liên Hiệp Quốc và các nước trên thế giới nhiệt tình hưởng ứng và ủng hộ giải quyết vấn đề Việt Nam, một giải pháp duy nhất trên thuận lẽ trời dưới hợp lòng người với nguyện vọng toàn nhân dân Việt Nam. Ngoài ra không có giải pháp nào khác thích hợp hơn.
Một giải pháp có đầy đủ bác ái và công bình của Đức Chí Tôn.

*  *  *

BẢN TUYÊN NGÔN

Gởi cho toàn Đạo Chức Sắc Thiên Phong Hội Thánh Nam Nữ Hiệp Thiên, Cửu Trùng, Phước Thiện và Phạm Môn cùng cả con cái Đức Chí Tôn Nam Nữ Lưỡng Phái.

Trong lúc lưu vong nương náu nơi nước người đặng thi hành mục đích thiêng liêng cứu dân, cứu nước, Bần Đạo rất ân hận buộc mình phải phế vong phận sự đối với đại gia đình thiêng liêng của Đại Từ Phụ đã giao phó. Bần Đạo chỉ cầu nguyện ơn trên ban bố hồng ân cho cả con cái của Đạo biết trọng danh Đạo của mình trong khuôn luật của Đức Chí Tôn đã lập giáo là :”Bác Ái và Công Bình”

Nền Giáo lý cao siêu của Đức Chí Tôn chính tay đã lập và ngọn cờ cứu khổ của Đời thì những hành vi nào phi ân bội nghĩa là lẽ dĩ nhiên nghịch hẳn với Thánh Ý của Người.Các phần tử của Đại gia đình Thiêng Liêng ấy, dầu đôi ba triệu người, phải làm thế nào như một mới đảm nhiệm được phận sự tối yếu, tối trọng của Người đã giao phó là cứu thế độ đời.

Ta thử nghĩ, nếu trên không thuận dưới, dưới chẳng hoà trên thì số mạng của nền chơn giáo của Người mới ra sao dưới mắt thế gian dòm ngó.

Cái hại thường tình của một gia đình là tán gia, của một nước là tán quốc, của nền Đạo là suy vi do bởi phân tâm, nghịch lý. Nạn bội phản của Đạo đã lắm phen làm chinh nghiêng Pháp Chánh, ô uế chơn truyền mà ta xem kỹ lại coi đã có phen nào làm cho mất uy danh của Đạo chăng ? Bất quá là một luồng gió thoảng qua giữa càn khôn vũ trụ vậy thôi.

Bần Đạo đã để trọn tín nhiệm nơi toàn con cái của Đạo đủ khôn ngoan, sáng suốt, nhận định thời thế thể nào để liệu phương xoay sở vậy thôi.

Bần Đạo lấy làm đau đớn để lời thống thiết yêu cầu toàn con cái của Đạo nếu biết trọng danh giá của mình, phải biết trọng tinh thần danh giá của Đạo.

Chủ quyền của Đạo còn thì Đạo mới còn, chủ quyền của Đạo mất thì Đạo phải mất. Đức Chí Tôn đến để lập Thánh Thể của Ngài tức là Hội Thánh, cốt để thay hình thay xác của Ngài đặng làm Anh, làm Cha, làm Thầy của toàn con cái yêu dấu của Ngài, thì quyền hành thiêng liêng ấy phải đặng tôn kính mới bảo thủ sanh tồn của Đạo; ngược lại là ta vô tâm theo đuổi uy quyền tìm phương diệt Đạo.

Nếu cả mấy bạn, mấy em, mấy con từ trên xuống dưới, biết thương Bần Đạo là một kẻ tượng trưng cái khối ưu ái vô biên của Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu thì Bần Đạo gởi cả sự ưu ái ấy nơi lòng của mỗi người hầu hoà thuận cùng nhau đặng đủ phương bảo tồn luật Đạo.

Trong khi vắng mặt, Bần Đạo đã phú thác toàn quyền cho Hội Thánh thì ai phạm tới quyền ấy, tức nhiên một cách gián tiếp phạm đến quyền của Bần Đạo mà quyền ấy chỉ là quyền hành ưu ái vô biên của Bần Đạo đó vậy.

Thiếu Tướng Văn Thành Cao phải tiếp tục thi hành phận sự mà Bần Đạo đã giao phó.

Toàn ban Hội Thánh Nam Nữ Lưỡng Phái phải triệt để thi hành phận sự của Bần Đạo đã giao cho đến ngày Bần Đạo trở về cố quốc. Cả tín đồ Nam Nữ Lưỡng Phái phải nhứt tâm nhứt đức tôn trọng chủ quyền của Đạo mới có thể giúp sức Bần Đạo trong phận sự cứu vãn tình thế nước nhà.
Sự trở về ấy mau hay chậm là Đại gia đình thiêng liêng của Bần Đạo quyết định.
Kim Biên, Ngày 12-2-Bính Thân
(23-3-1956)
HỘ PHÁP

TB: Hội Thánh phải ấn hành gởi cho toàn Đạo.
Hộ Pháp đi Nam Vang một cách bất ngờ, Hội Thánh và toàn Đạo không ai hay biết, nhưng khi biết được cũng không ai hiểu vì sao Đức Hộ Pháp qua Nam Vang.

Khi đến Nam Vang, việc làm trước nhứt của Đức Hộ Pháp là thông tin về nước cho Hội Thánh và toàn Đạo hiểu biết Ngài đến Nam Vang để làm phận sự cứu dân cứu nước, phận sự thiêng liêng cao cả của Đức Chí Tôn giao phó.

Chúng ta để ý với tư cách Giáo chủ Đạo Cao Đài Đức Hộ Pháp gởi các thông điệp ra các nước trên thế giới và chánh phủ hai miền Nam, Bắc Việt Nam có đầu đề : “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tam thập nhứt niên Toà Thánh Tây Ninh”.

 Như vậy việc của Đức Hộ Pháp là của Đạo chớ không phải riêng cá nhân của Ngài, mà hễ của Đạo là của Đức Chí Tôn.

VIỆC VẬN ĐỘNG CHÁNH SÁCH
HOÀ BÌNH CHUNG SỐNG Ở TRONG NƯỚC

GIAI ĐOẠN I.
Đức Hộ Pháp gởi tài liệu Hoà Bình từ Nam Vang về nước cho Hội Thánh và toàn Đạo được biết để thi hành. Việc tổ chức các Ban Bộ để có trách nhiệm kêu gọi sự hưởng ứng trong Đạo, ngoài đời, ở miền Nam có Ban Miền Nam chịu trách nhiệm từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau.
Thành phần trong Ban gồm có :
1 . Trưởng Ban
2 . Phó Ban
3 . Tổng Thư Ký
4 . Uỷ Viên Tuyên Huấn
5 . Uỷ Viên Tổ Chức
6 . Uỷ Viên Tài Chánh
7 . Uỷ Viên Thanh Tra Kiểm Soát
8 . Uỷ Viên Liên Lạc.

Dưới Ban miền Nam có ba Nam Liên tỉnh. Miền Tây gồm 10 tỉnh từ Vĩnh Long, Sa Đéc xuống Cà Mau và Ban Liên Tỉnh Miền Đông gồm 10 tỉnh từ Mỹ Tho, Long An đến Bà Rịa, Vũng Tàu và Ban Liên Tỉnh Miền Trung.

Dưới Ban Liên Tỉnh có các Ban Tỉnh, Quận, Xã thành phần mỗi Ban cũng gồm có 8 uỷ viên như Ban Miền Nam.

Ban Miền Nam đầu tiên gồm có các cựu Sĩ Quan Quân Đội đảm trách, nhưng trong vòng hai tháng không thu nhập được kết quả, lại bị chánh quyền Ngô Đình Diệm cho theo dõi bắt bớ, nên phúc trình lên Đức Hộ Pháp xin từ chức.

Trong thời gian này anh em Sĩ Tải và chức sắc Cửu Trùng Đài một số ít xin tham gia hoạt động các phận Đạo thuộc Châu Thành Thánh Địa được toàn Đạo nhiệt liệt hưởng ứng.

Đồng thời các Sỉ Tải Pháp Chánh địa phương cũng tham gia hoạt động các tỉnh.

Trong khi Ban Miền Nam Chính Sách Hoà Bình Chung Sống của các cựu Sĩ Quan từ chức, anh em Sĩ Tải liền triệu tập phiên họp bất thường tại nhà phố của ông Sỉ Tải Phạm Duy Nhung để cải tổ Ban vận động Miền Nam đề nghị lên Đức Hộ Pháp, là anh em Sỉ Tải tình nguyện lãnh nhiệm vụ Ban vận động Miền Nam Chính Sách Hoà Bình Chung Sống, để hoạt động và tổ chức Ban Bộ các địa phương.

Lập biên bản buổi họp và phúc trình đề nghị dâng lên Đức Thầy, được sự chấp thuận, nên từ Nam Vang Đức Thầy gởi về cho 7 chứng thư đề ngày 15-6-Bính Thân (22-7-1956) cho 7 vị Sĩ Tải.

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Tam Thập Nhứt Niên
TOÀ THÁNH TÂY NINH

           Hộ Pháp Đường
              Văn Phòng
HỘ PHÁP
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng
Gởi cho ông Phạm Duy Nhung

CHỨNG THƯ

Đã trót 15 năm tranh đấu, nghĩa là từ tháng 7 năm 1941 tới năm 1956, cả con cái của Đạo Cao Đài đã hy sinh không biết bao nhiêu xương máu cốt để giải ách lệ thuộc nước nhà cùng chủng tộc.

Từ lúc ở Đảo Madagascar, trở về tháng 10 năm 1946 (dl) thì Bần Đạo chỉ đeo đuổi một mục đích là thâu hồi độc lập và chủ quyền trọn vẹn cho dân tộc.

Thoảng như đã gặp nhiều nỗi khó khăn trong lúc lập quyền cho khối quốc gia, lúc ấy không phương hợp tác cùng Việt Minh. Vì lẽ mà khối quốc gia đang chịu trong trường hợp rất nên nguy ngập là cô thế đứng giữa hai lần tên mũi đạn : một bên là Việt Minh, một bên là Pháp, họ đã bị giết chóc, cùng áp bức, nên Bần Đạo không thể ngồi yên thấy trước mặt nạn tương tàn tương sát. Vì cớ nên phải chịu nhận quân lực của Cao Đài đã thành lập trong lúc Bần Đạo bị đồ lưu nơi hải ngoại, cốt để dàn xếp đôi đàng cho hiểu biết lẫn nhau trong lúc tranh đấu cùng quân lực.

Khi Quốc Trưởng Bảo Đại về nước, cốt để lãnh một sứ mạng thiêng liêng cao cả là hoà giải các khối quân lực cách mạng thống nhất hầu đủ phương đòi hỏi chủ quyền, nên liền khi ấy, Bần Đạo đã giao toàn quân lực Cao Đài cho Ngài sử dụng, ý định là không đành dùng mũi súng ngọn gươm đặng di hại cho Tổ quốc và giống nòi, gây hoạ tương tàn tương sát.

Quốc Trưởng Bảo Đại không phương giải quyết đặng tình hình nguy ngập của nước nhà trong mấy trào Thủ Tướng của Ngài đã tấn phong cầm quyền lãnh đạo. Nhưng muốn làm hậu thuẩn đắc lực cho chánh phủ quốc gia đủ phương diện bắt tay cùng Việt Minh đương kháng chiến buổi nọ thì Bần Đạo vẫn để quốc gia hoá trọn vẹn Quân Đội Cao Đài, kịp đến ngày nay cũng thế, chớ không chịu gìn giữ quân lực nơi cửa Đạo đặng đeo đuổi theo một đường lối duy nhất là thống nhất lãnh thổ và thâu trọn chủ quyền.

 Đã qua khỏi giai đoạn tranh đấu thứ nhất, nay đến giai đoạn thứ nhì là dàn xếp ngoại quyền xông vào nội bộ sau Hiệp định Genève ngày 20-7-1954

Bần Đạo đã quyết định tranh đấu giải phóng Quốc dân khỏi lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp giữa hai khối Thực dân và Cộng sản. Vĩ tuyến 17 do quyền hành của ngoại bang lập thành, chia hai lãnh thổ Nam Bắc phân tranh, gây nên nội chiến không còn lý do tồn tại.

“Những ai đã nhiệt thành ái quốc ưu hướng để cứu vãn tình thế nguy ngập của nước nhà, xin đem cả năng lực hiệp tác cùng các đồng chí của Bần Đạo thọ lãnh Uỷ Nhiệm Thư này, hầu vì Dân, phục vụ Dân và lập quyền Dân đặng cho toàn Dân đủ thẩm quyền cứu nước ”.
Phnom Penh, 15 tháng 6 Bính Thân.
(22-7-1956)
HỘ PHÁP
(Ký tên và đóng ấn)

Ba ông luật sư ở Sài Gòn đồng ý với Đức Hộ Pháp lãnh phận sự cố vấn pháp luật cho Chánh Sách Hoà Bình Chung Sống .
Luật Sư Trịnh Đình Thảo
Luật Sư Vương Quang Nhường
Luật Sư Lê Văn Hổ.
Đức Hộ Pháp gởi thơ về cho Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức đại diện Đức Hộ Pháp tại Toà Thánh cho mượn chiếc Peogeot của Đức Hộ Pháp còn để lại Toà Thánh để anh em Sĩ Tải làm phương tiện đi tổ chức các tỉnh Miền Nam.

Trong khi anh em Sĩ Tải lãnh nhiệm vụ xong, liền chia ra tổ chức ngày đêm châu lưu các Tỉnh, Quận, Xã ở ba Miền : Miền Đông, miền Tây, miền Trung, trong vòng vài tuần lễ đã hoàn tất, được toàn Đạo nhiệt liệt hưởng ứng.

Sau khi Ban Vận Động miền Nam chính sách Hoà Bình Chung Sống tổ chức xong các Ban Bộ tỉnh, quận, xã khắp nơi liền báo cáo lên Đức Hộ Pháp.

Kế được lịnh từ Trung ương Nam Vang (Kim Biên) gởi về cho các Ban Bộ các tỉnh làm lễ ra mắt để hoạt động công khai, làm Bản Tuyên Ngôn cáo trình lên chính quyền địa phương mỗi tỉnh để Ban Vận Động tỉnh trình diện ra hoạt động công khai. Anh em Sĩ Tải trong Ban Vận Động miền Nam  tiếp được lịnh liền châu lưu các địa phương, tổ chức sắp đặt văn kiện đầy đủ cho các tỉnh chuẩn bị ra mắt với chính quyền.

 Việc gần xong thì Đức Hộ Pháp lịnh từ Kim Biên gởi về đình chỉ việc ra mắt, mà chỉ lo củng cố về mặt tổ chức cho sâu rộng đến xã ấp. Việc ra mắt với chính quyền sẽ định liệu sau.

Các tỉnh miền Nam kịp thời đình chỉ việc ra mắt chính quyền, riêng Trung Việt vì đường liên lạc xa xôi nên hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đã tổ chức lễ, có các vị Tỉnh trưởng và quan khách đến dự và nghe Ban Vận Động Hoà Bình Chung Sống trình bày giải pháp hoà giải Dân tộc của Đức Hộ Pháp.Ông Tỉnh Trưởng cho biết chánh phủ miền Nam ở Sài Gòn không cho hoạt động chính sách Hoà Bình Chung Sống của Đức Hộ Pháp và khuyên anh em bổn đạo Cao Đài trong tỉnh không nên tuyên truyền giải pháp này.

Sau lại, ở miền Trung có 4 vị hoạt động đường lối Hoà Bình Chung Sống bị bắt trước :
1 .  Sĩ Tải Đỗ Hoàng Giảm: Pháp chánh miền Trung.
2 . Giáo Hữu Ngọc Lành Thanh: Khâm châu Đạo tỉnh Bình Thuận.
3 . Lễ Sanh Thượng Ký Thanh: Phổ Tế
4 . Đạo hữu Đặng Ngọc Thọ: Phổ Tế.

Tuy bị chính quyền Ngô Đình Diệm theo dõi ráo riết nhưng anh em Sĩ Tải cương quyết chia nhau phận sự hoạt động Hoà Bình ở các tỉnh  miền Nam và miền Trung.

Trong thời gian này Đức Hộ Pháp từ Nam Vang cử Thiếu Tá Thoại trở về tổ chức Phái đoàn đi Bến Hải cắm cờ Nhan Uyên trên cầu Hiền Lương. Phái đoàn gồm 4 người : Ông Thoại, Kỳ, Đại, Lợi và tất cả đều bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt.

Một Phái đoàn khác có ba người 2 Nữ, 1 Nam cũng đã đến Nam Vang xin phép Đức Hộ Pháp tình nguyện ra Trung Việt đến sông Bến Hải để kêu gọi Hoà Bình nhưng ra đến đó thì bị chính quyền đuổi về. Về tới Huế, Trưởng Đoàn là bà Đồng (ăn mặc rất sặc sỡ) đứng giữa phố Huế được nhiều người chú ý bao quanh đông đảo nghe Bà tuyên truyền giải pháp Hoà Bình Chung Sống của Đức Hộ Pháp làm náo nhiệt cả khu phố; công an đến bao vây và bắt 3 người này.

Thời gian này chánh quyền Ngô Đình Diệm triệt để khủng bố Đạo Cao Đài khắp mọi nơi.Ông Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ nhiều lần lên Toà Thánh Tây Ninh chặn đứng việc bành trướng đường lối Hoà Bình Chung Sống, đồng thời các Ty thông tin tuyên truyền của chính phủ hạ uy thế của Đức Hộ Pháp và buộc Hội Thánh ký thoả ước Bính Thân : “Đạo không làm chính trị ”.
Trước Toà Thánh và các Thánh Thất buộc treo hai lá cờ nhỏ hơn cờ Quốc Gia.
Các bản Thánh Thị Vô phòng thủ cắm ở các cửa vào Toà Thánh đều bị phá bỏ và ở châu vi Thánh Địa cũng vậy.

Chợ Long Hoa và các chợ khác trong vùng Thánh Địa đều bị chính quyền chiếm đoạt. Họ lấy Nhàn Du khách sạn làm Ty công an Tây Ninh, gần cửa Toà Thánh để theo dõi hành động của Đạo.
*  *  *

THOẢ ƯỚC BÍNH THÂN
Ký ngày 28-2-1956

Cuộc lễ tổ chức trước Sân Đại Đồng Xã Đền Thánh do Hội Thánh hiệp với Thiếu Tướng Văn Thành Cao cho vẽ những biểu ngữ chào mừng Phái đoàn chính phủ và Tổng Thống Ngô Đình Diệm, toàn là biểu ngữ ca tụng chính quyền.

Riêng anh em Sĩ Tải hiệp cùng với Anh em bên Hành Chánh của Phước Thiện ngấm ngầm tổ chức các Phận Đạo vẽ các biểu ngữ xưng tụng Đạo và Đức Hộ Pháp. Một tấm biểu ngữ thật lớn “ĐẶT TRỌN ĐỨC TIN NƠI ĐỨC HỘ PHÁP ” cho treo ngay khán đài đọc diễn văn của Tổng Thống.
Cuộc lễ rất đơn giản, bổn đạo ít ai đến dự.
*  *  *

Thoả ước Bính Thân do Hội Thánh Lưỡng Đài ký kết :
HIỆP THIÊN ĐÀI có Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước, Tiếp Pháp Trương Văn Tràng, Hiến Pháp Trương Hữu Đức, Tiếp Đạo Cao Đức Trọng.

CỬU TRÙNG ĐÀI có Thái Chánh Phối Sư  Thái Bộ Thanh, Thượng Chánh Phối Sư Thượng Sáng Thanh, Ngọc Chánh Phối Sư Ngọc Tước Thanh

PHƯỚC THIỆN có Chơn Nhơn Trịnh Phong Cương, Đạo Nhơn Nguyễn Văn Phú, Đạo Nhơn Trần Văn Lợi, Đạo Nhơn Đỗ Văn Viện.

Đại diện Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hoà
Số 337 BNV/VP (ký tên đóng dấu) Nguyễn Ngọc Thơ. Chuẩn y.
Sài Gòn 1-3-DL 1956. Bộ Trưởng Nội Vụ.
(ký tên đóng dấu)
Bùi Văn Thinh

Chánh quyền Ngô Đình Diệm buộc Hội Thánh  ký Thoả ước Bính Thân không được làm chính trị với mưu mô ngăn chặn giải pháp Hoà Bình Chung Sống của Đức Hộ Pháp. Còn phần các Anh lớn trong Hội Thánh ký kết với chánh quyền Ngô Đình Diệm không làm chính trị để yên thân. Các anh lớn nghĩ rằng Đức Hộ Pháp đi khỏi Toà Thánh thì Ngài không có quyền hành gì đối với Đạo, nên khi ký Thoả ước Bính Thân với chính quyền Ngô Đình Diệm và sửa cải nhiều việc trong Đạo mà không cần thỉnh ý của Đức Hộ Pháp.

Sau cuộc lễ, Chánh quyền Ngô Đình Diệm dùng biện pháp mạnh để khủng bố đường lối Hoà Bình Chung Sống tại Toà Thánh cũng như ở các tỉnh, Chức sắc hành Đạo bị công an theo dõi và các cuộc lễ cũng bị hạn chế, nhứt là ngày Lễ sinh nhựt của Đức Hộ Pháp.

Tuy cơ Đạo gặp lúc biến thiên bị chánh quyền độc tài đàn áp nhưng tinh thần Chức sắc và toàn Đạo càng tích cực, bí mật tham gia hoạt động đường lối Hoà Bình Chung Sống và Giáo Hội của Thầy càng mạnh mẽ.

Trong lúc Đức Hộ Pháp vắng mặt nơi Toà Thánh, các anh lớn cầm quyền Đạo đã sửa cải nhiều việc :
- Toà Nội Chánh  sửa lại là Cửu Trùng Đài
- Pháp Chánh sửa lại là Pháp Viện
- Cơ Thánh Vệ sửa lại là Nội Vệ
- Cơ Bảo Thể sửa lại là Giám Kiểm
- Trí Huệ Cung và Trí Giác Cung sửa lại là Tu Viện.

*  *  *

Ngày 21-11-Bính Thân một số anh em tham gia hoạt động đường lối Hoà Bình Chung Sống ở hai tỉnh Vĩnh Long và Sa Đéc bị bắt giải về Sài Gòn.

- Danh sách anh em bị bắt ở Vĩnh Long :
1 . Sỉ Tải Nguyễn Thành Nguyên: Liên tỉnh miền Tây
2 . Lễ Sanh Lê Minh Tụ: tỉnh Vĩnh Long
3 . Trần Tiết Hớn: Trưởng ban vận động
4 . Lê Hữu Dư:               Tổng thư ký
5 . Nguyễn Ngọc Tước: Tài chánh
6 . Phạm Văn Chấp:                   tổ chức
7 . Trịnh Ngọc Trạch:     Tuyên huấn Châu Thành
8 . Phạm Văn Thanh:                  Tân Ngải
9 . Trần Thái Ngươn :                 Hoà Thành
10 . Võ Văn Ngà:                       Tân Ngải
11 . Nguyễn Văn Tào:    Long Đức Đông
12 . Nguyễn Văn Thành: Long Định
13 . Lê Văn Tám:                       C.CTS. Phước Hậu
14 . Võ Văn Tuồng:                    Quận Lách
15 . Trần Văn Tám :                   Hưng Long
16 . Võ Công Tây
17 . Đỗ Hữu Thạnh                    Hoà Nghĩa
18 . Trần Ba Ngọ                
19 . Nguyễn Văn Đó                  Tân An Đông
20 . Phạm Công Thâu
21 . Nguyễn Văn Giàu
22 . Nguyễn Văn Lành    Sơn Định
23 . Đoàn Thanh Vân                 Cái Nhum

- Danh sách anh em bị bắt ở Châu Đạo Sa Đec:
1 . Huỳnh Công Chánh (Lễ sanh)
2 . Trần Thạnh Mậu
3 . Nguyễn Chí Bửu
4 . Nguyễn Thiện Sĩ      
5 . Nguyễn Ngọc Sáng
6 . Nguyễn Văn Chiếu
7 . Đặng Văn Thanh
8 . Trần Văn Hứa
9 . Nguyễn Văn Chọn
10 . Phạm Văn Tuyên
11 . Võ Văn Chẩn
12 . Lê Văn Cung

Số 35 anh em bị bắt ở Vĩnh Long và Sa Đéc trên đây đều bị giải về giam chung tại đề lao Gia Định.
*  *  *
   Năm 1957.
CUỘC LỄ LONG TRỌNG CỦA TOÀN ĐẠO
Ủng hộ Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc- Giáo Chủ Đạo Cao Đài và biểu dương tinh thần Hoà Bình theo Chánh Sách Hoà Bình Chung Sống do Đức Hộ Pháp đề xướng.

Nhân dịp lễ vía Đức Chí Tôn,mùng 9 tháng Giêng năm Đinh Dậu,Đức Hộ Pháp từ Nam Vang đưa lịnh về cho Hội Thánh  tổ chức cuộc lễ trọng thể và gởi Bức Thông điệp đầu năm  do Ngài Hiến Pháp Chưởng quản Bộ Pháp Chánh thay mặt Đức Ngài đọc trong cuộc lễ.

Cuộc lễ này Đức Ngài dạy Hội Thánh  Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài đứng ra tổ chức mời các Ngoại Giao Đoàn các nước và Chánh phủ Việt Nam cùng các Tôn Giáo, Đảng Phái bạn. Khẩu hiệu biễu ngữ từ Nam Vang gởi về cho anh em vẽ và mời tất cả Ban Bộ các địa phương về tham dự cho đông đảo, bên Hội Thánh cho mời các Châu Tộc Nam Nữ.

Cuộc Lễ bắt đầu tổ chức thì Tổng nha công an Sài Gòn lên phối hợp Ty Công an tỉnh Tây Ninh để theo dõi. Nhưng anh em Sĩ Tải trong ban bộ đã kịp thời phân phối khẩu hiệu biểu ngữ chu đáo. Còn Ban tổ chức của Hội Thánh chỉ treo biểu ngữ thường thức như các cuộc lễ hằng năm.

Sau khi cúng Đại Lễ thời Tý, Ban tổ chức cho nhơn viên bí mật ở lại trong Đền Thánh đến 3 giờ khuya chờ cho vắng công an, Ban tổ chức bắt đầu trang trí, rải vôi chỗ đứng Ban bộ và Bổn Đạo các tỉnh các Phận Đạo. mỗi Tỉnh, mỗi Phận đều có cầm biễu ngữ riêng và treo thêm cả ngàn biểu ngữ xưng tụng công đức của Đức Hộ Pháp và Đường lối cứu khổ và cứu thế.

CHƯƠNG TRÌNH BAN TRẬT TỰ VỀ CUỘC DIỄN HÀNH
Ngày 9-1.
CÁC CỬA VÔ NỘI Ô TOÀ THÁNH
Mở các cửa vô Nội ô cho Bổn Đạo và quan khách đến dự lễ khỏi chen lấn và tiện việc sắp đặt trật tự Đại Đồng Xã.

Khi xướng ngôn viên vừa tuyên bố buổi lễ sắp khai mạc thì các cửa đều đóng lại chỉ chừa hai cửa số 2 và số 6.

Người dự lễ  phải chờ mãn cuộc lễ mới được ra.

Sắp đủ các nhơn viên phụ sự với số người của Ban tổ chức Hội Thánh  để luân phiên ứng trực tại các cửa .

XE MÁY XE HƠI
Can thiệp đến Ban tổ chức của Hội Thánh  để có lịnh cấm người đi dự lễ không được đem xe máy dẫn vào Nội ô. Xe hơi của quan khách, cộ của mình vào Nội ô, ngoại trừ xe của quan khách thì đậu tại vườn Thiên nhiên (Phòng thông tin).

SẮP ĐẶT CUỘC TU HỌP TẠI ĐẠI ĐỒNG XÃ
Bổn Đạo được chia làm hai, Nam một bên, Nữ một bên. Nam sắp theo từng khu vực y như bản đồ chừa chỗ trống trước mặt tiền hai khán đài bốn khu vực tại Đại Đồng Xã. Nam Nữ xây trở vô ngó mặt lẫn nhau xếp hàng theo trụ cờ phía nam 36 hàng người, chia làm hai khu vực mỗi khu vực 18 hàng, từng hàng người là một Địa phương Đạo, chia ra như sau :

Thánh Địa                                   1 hàng
Nam Tông Đạo              21 (Châu Đạo)
Đô Thành Sài Gòn                      1 hàng
Trung Tông Đạo             10 (Châu Đạo)
Bắc Tông Đạo                            1 hàng
Đường nhơn                               1 hàng
Tần Nhơn                                   1 hàng
Cộng                                          36 hàng

Số tín đồ tham dự thì sắp theo hai khu vực hai bên Khán đài nối theo hàng trong Đại Đồng Xã, nhưng cách nhau bởi con lộ dọc theo trước Khán đài.

Như vậy bên Nam đứng sắp hàng chia làm bốn khu vực ; 2 khu vực tại Đại Đồng Xã, 2 khu vực tại vườn Thiên nhiên (hai bên Khán Đài).Về phần bên Nữ cũng đứng sắp hàng y như bên nam vậy,  với 36 hàng đối diện cùng Nam phái.

Bổn Đạo sắp hàng từ trong mỗi hàng, trước mỗi hàng người dựng một tấm biểu ngữ danh sách Châu Đạo; 36 biểu ngữ danh sách Châu Đạo phái Nam, 36 biểu ngữ sanh sách Châu Đạo phái Nữ. Ngoài ra mỗi hàng phải có 2 biểu ngữ, khẩu hiệu do 4 người cầm, tất cả 288 người cầm biểu ngữ cho mỗi phái.

Tại mỗi hàng người có 2 vị Chỉ huy, một người cầm đầu dẫn đường và một người đứng sau thúc giục, tất cả 144 người Chỉ huy cho mỗi phái.

 HƯỚNG ĐẠO ĐOÀN VÀ HỌC SINH  đứng dài hai bên lộ Bình Dương Nam một bên, Nữ một bên làm hàng rào danh dự tiếp rước Chức sắc Đại Thiên Phong.

Hướng Đạo Đoàn đứng từ đầu đường giáp Đền Thánh, kế học sinh đứng nối theo trở vô Giáo Tông Đường.

 TRẬT TỰ VIÊN: Trật tự viên đứng ở các ngã tư.
- 1 người ở lộ Cao Thượng Phẩm sau nhà khách Giáo Tông Đường
- 1 người ở lộ Bình Dương trước nhà khách Giáo Tông Đường
- 1 người ở lộ Cao Thượng Phẩm ngã tư gần Tượng Phật Tổ.
- 1 người ở mé vườn Thiên nhiên đầu lộ Bình Dương, trước Đền Thánh hai bên ngã tư mỗi bên 1 người.
- Trước Hộ Pháp Đường 1 người
- Trước Giáo Tông Đường 1 người

Ngoài số trên đây còn phải có thêm một số Trật tự viên khác do Cơ Thánh Vệ và Cơ Bảo Thể giúp sức.

Trật tự viên có bổn phận chỉ chỗ đi đứng cho Bổn Đạo và người dự lễ cùng thi hành cho đúng theo Thánh lịnh của Đức Hộ Pháp đối với những kẻ phá rối hoặc hăm doạ khiêu khích.

Cơ Thánh Vệ và Cơ Bảo Thể phải có một đội đặc biệt túc trực sẵn tại trước Đền Thánh đặng cần khi hữu sự.

CUỘC DIỄN HÀNH & HÔ KHẨU HIỆU .
Sau khi các bài diễn văn đọc xong, xướng ngôn viên đứng trực máy ghi âm nơi bao lơn Hiệp Thiên Đài báo tin : "HỌC SINH DIỄN HÀNH" Hướng Đạo Đoàn đi trước, kế học sinh, Nam đi qua hết rồi mới tới Nữ, cầm theo các biễu ngữ  được  trương lên trong lúc đọc diễn văn

 Dứt đoàn Hướng Đạo và học sinh, xướng ngôn viên báo tin "TOÀN ĐẠO DIỄN HÀNH".

Bổn Đạo đi diễn hành theo thứ tự từ khu vực lần lượt hết số 1 tới số 2 cho đến số 8 theo lời xướng ngôn viên chỉ định và mang theo các biểu ngữ, biểu ngữ được trương lên trong khi học sinh diễn hành.

Bổn Đạo Nam phái tiến ra giữa hai hàng cột cờ rồi ra trước Đền Thánh, quanh qua trước Khán đài Nam phái rồi qua Khán đài Nữ phái đi thẳng vòng phía hậu Đền Thánh, trở ra lộ Bình Dương tiến về Giáo Tông Đường, Hộ Pháp Đường, Đền Thờ Phật Mẫu (Báo Ân Từ ), đi một bên lộ Bình Dương, chừa một bên cho Cộ Bông biễu diễn.

Bổn Đạo Nam Nữ, các nhóm ở hai bên khán đài sẽ tuần tự diễn hành y theo mũi tên chỉ trong bản đồ và lịnh của các viên chỉ huy cùng xướng ngôn viên trong máy ghi âm.

Khi học sinh vừa tiến tới đầu đường tẻ ra khán đài nam phái thì toàn cả học sinh lẫn Bổn Đạo đồng thanh hô to khẩu hiệu. Kế đó trên các biểu ngữ (Do xướng ngôn viên chỉ huy bằng máy ghi âm), khẩu hiệu hô nhiều lần nhứt về Đức Hộ Pháp tại các địa điểm :
             - Đại Đồng Xã.
             - Giáo Tông Đường
             - Hộ Pháp Đường

GIẢI TÁN TRƯỚC ĐỀN THỜ PHẬT MẪU (BÁO ÂN TỪ)
Khi toán đầu đến trước Đền Thờ Phật Mẫu đoàn đại biểu dừng bước.Trước khi giải tán hô to 3 lần mỗi khẩu hiệu :
"Đức Hộ Pháp Đấng Giáo Chủ duy nhứt của Tôn Giáo Cao Đài" … hoan hô
"Khối tín đồ sau lưng Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc"… trung thành
"Đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đức Hộ Pháp"… đoàn kết.

TREO BIỂU NGỮ
Các Trật tự viên trong các khu vực có bổn phận nhắc nhở sau cuộc diễn hành phải treo các biểu ngữ trước Hộ Pháp Đường, Giáo Tông Đường, chung quanh chỗ nghỉ của các Phái đoàn các nước, còn dư thì treo dài theo đại lộ Bình Dương và Đại Đồng Xã.
Lập ngày 1 tháng Giêng Đinh Dậu  (DL 31-1-1957)
Ban Trật Tự.

KHẨU HIỆU
Khẩu hiệu do toàn Đạo Cao Đài hô tại Toà Thánh Tây Ninh trong dịp lễ Đức Chí Tôn ngày mùng 9 tháng Giêng năm Đinh Dậu (8-2-1957 dl).
1 . Toàn thể tín đồ hướng về Đức Hộ Pháp.
2 . Tuyệt đối tin tưởng nơi Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.
3 . Triệt để trung thành với Đức Giáo Chủ.
4 . Đoàn kết dưới sự lãnh đạo an ninh của Đức Hộ Pháp.
5 . Đức Hộ Pháp cứu thế.
6 . Đức Hộ Pháp Đấng Giáo Chủ duy nhất của Tôn Giáo.
7 . Đức Giáo Chủ hy sinh cho nhơn loại.
8 . Đức Giáo Chủ phụng sự nhơn loại về Thiên Mạng.
9 . Đức Hộ Pháp sẽ làm tròn Thiên Mạng của Người.
10 . Toàn Đạo bình tĩnh đợi ngày về của Đức Hộ Pháp .
11 . Khối tín đồ sau lưng Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.
12 . Vạn Tuế Đức Hộ Pháp và Hội Thánh .
13 . Hội Thánh và tín đồ ủng hộ Đức Giáo Chủ.
14 . Triệt để tuân lịnh Đức Giáo Chủ.
15 . Đức Hộ Pháp sẽ thực hiện Đại Đồng Tôn Giáo và Đại Đồng Nhơn Loại.
16 . Hoan hô tinh thần bất diệt của Đạo Cao Đài.
17 . Hoan hô chủ trương Hoà Bình của Đức Hộ Pháp.
18 . Hoan hô chủ trương cứu dân độ thế của Đức Hộ Pháp.
19 . Hoan hô chủ trương Bác ái, Công bình của Đức Hộ Pháp.
20 . Xin rước Đức Hộ Pháp hồi loan.
21 . Dụng quyền hơn Đức, quyền tan nát.
22 . Tạo thế kém nhân, thế đoạ đày.
23 . Đời lấn Đạo Đời xa cội phước.
24 . Đạo dìu Đời vận nước mới an.
25 . Đặt trọn tin tưởng nơi Đức Hộ Pháp.
26 . Đức Hộ Pháp cầm quyền Đạo mới yên.
27 . Tin tưởng nơi quyền năng cứu thế của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.
28 . Chào mừng Phái đoàn Mỹ.
29 . Chào mừng Phái đoàn Chính Phủ.
30 . Chào mừng các Sứ Thần ngoại quốc.
31 . Chào mừng quan khách.
32 . Đạo Đời tương đắc toàn dân hưởng nhờ.
33 . Tinh thần Tôn Giáo bất diệt.
34 . Tinh thần vị tha của Đức Giáo Chủ Phạm Công Tắc muôn năm.

CỘ HOA DIỄN HÀNH :
1 . Cộ Hoa Thiên Nhãn đồng nhi tụng kinh của Hội Thánh  Cửu Trùng Đài và Phước Thiện.
2 . Cộ Hoa thờ Đức Phật Mẫu.
3 . Cộ Hoa hình Đức Hộ Pháp ban Phép lành
4 . Cộ Hoa Đức Quan Thánh.
5. Cộ hoa có hai con gà đá nhau  có ông Thầy tu can.
6 . “Vua Phò Dư cầu Đức Phu Tử ”
7 . “Lưu Quan Trường cầu Khổng Minh”
8 . Chim Bồ Câu trên trái đất.

Sáng ra cả rừng biểu ngữ mọc lên khiến cho Hội Thánh lấy làm ngạc nhiên, nhứt là Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước.
Ban Bộ và toàn Đạo 5 giờ sáng đã tề tựu đông nghẹt rừng Thiên nhiên và sân Đại Đồng Xã.

Với một việc đã rồi Hội Thánh buộc lòng đến dự để khai mạc cuộc lễ. Vào lúc 8 giờ 30 phút, tiếp rước quí khách Tôn giáo bạn, các Đảng phái, các Đại Sứ Ngoại giao đoàn Anh, Mỹ, Pháp, Nhựt, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điễn, Ấn Độ, Trung Hoa và Phái đoàn Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà. Các Phái đoàn đều có Long Mã múa nghinh tiếp.

Xướng Ngôn Viên do ông Giáo Hữu Nguyễn Hữu Lương Hiệu Trưởng Đạo Đức Học Đường.

Cuộc lễ bắt đầu khai mạc, Xướng ngôn viên thay mặt ban tổ chức đọc chương trình và thỉnh Ngài Hiến Pháp đại diện cho Đức Hộ Pháp đọc Thông điệp đầu năm xuân Đinh Dậu và ý nghĩa cuộc lễ của Đức Chí Tôn giáng trần kỳ ba lập Đạo.

Sau khi đọc thông điệp, mấy chục Cộ Hoa đủ điển tích đầy ý nghĩa xây dựng tinh thần nhơn loại từ từ diễn hành qua Toà Thánh đến trước khán đài quan khách vỗ tay hoan nghinh nhiệt liệt, riêng Phái Đoàn chánh phủ không được vui. Hết Cộ Hoa đến đoàn bổn đạo ban bộ cầm biểu ngữ diễn qua.Mỗi đạo hữu cầm một bức ảnh Đức Hộ Pháp đưa lên cao đi ngang qua khán đài hô to khẩu hiệu: “Đức Hộ Pháp vạn tuế ”, “Đạo Cao Đài trường cửu ”, “Chính Sách Hoà Bình Chung Sống muôn năm ”

Nhìn qua tinh thần nhơn sanh bổn đạo rất cao độ, tin tưởng quyền năng vô đối của Đức Hộ Pháp, bất khuất trước các sự đe doạ bắt bớ khủng bố tinh thần Đạo. Cả biển người và rừng biểu ngữ đi qua khán đài nửa tiếng đồng hồ không dứt làm cho Phái đoàn Chánh Phủ xốn mắt, công an mật vụ chạy ngược chạy xuôi không biết làm sao để chặn đứng vì có Phái đoàn quốc tế đến dự. Trong khi Phái đoàn Mỹ quay phim từ đầu đến cuối.

Sau cuộc Lễ, Hội Thánh  rất âu lo, rồi đây trả lời như thế nào đối với chánh quyền trên tinh thần Thoả ước Bính Thân.

Vài ngày sau anh em Sỉ Tải trong ban tổ chức cuộc lễ đến hội kiến cùng Hội Thánh và nhận chịu trách nhiệm đối với chánh quyền. Trong Ban đã dự trù một số anh em ra mặt chịu trách nhiệm trước Chánh quyền Ngô Đình Diệm, còn một số ẩn để lo hoạt động đường lối Hoà Bình của Đức Thầy. Đúng theo dự đoán, Hội Thánh đã bổ trút cho anh em Sĩ Tải và đêm rằm tháng Giêng Đinh Dậu, Công an tỉnh Tây Ninh bao nhà bắt Quí ông sau đây :
1. Thừa Sử Phan Hữu Phước.
2. Sĩ Tải Phạm Duy Nhung.
3. Sĩ Tải Huỳnh Văn Hưởng.
4. Sĩ Tải Nguyên Văn Tú.

Và một số Chức Sắc Cửu Trùng Đài :
1 . Giáo Sư Thượng Giải Thanh.
2 . Giáo Hữu Ngọc Huệ Thanh.
3 . Lễ Sanh Ngọc Tuất Thanh.
4 . Lễ Sanh Ngọc Tấn Thanh.
5 . Lễ Sanh Thái Miêng Thanh.
6 . Giáo Hữu Hương Mây.
7 . Giáo Hữu Hương Hoa.
8 . C.T.S Nguyễn Thị Thịnh.
9 . Đại uý Dương Tấn Được.
10 . Thiếu uý … Trọng.

Bên Phước Thiện :
1 . Chơn Nhơn Trịnh Phong Cương
2 . Đạo Nhơn … Đại
3 . Giáo Thiện … Mến

Sau cuộc lễ vía Đức Chí Tôn, các Chức Sắc và Ban Bộ trở về địa phương cũng bị bắt trên 500 người, phần thì gom tại Tỉnh nhà, phần thì đưa lên các khám đường Sài Gòn, Trung tâm cải huấn Chí Hoà, Thủ Đức, Tân Hiệp, Phú Lợi và các trại cải huấn địa phương.

Các ban bộ đã bị bắt thì bên ngoài còn các ban bộ dự khuyết tiếp tục hoạt động. Những anh em Sĩ Tải chưa bị bắt cũng phải ẩn náo xuống Sài Gòn để nối liên lạc hoạt động.
1 . Sĩ Tải Nguyên Minh Ngời
2 . Sĩ Tải Lê Quang Trường
3 . Sĩ Tải Nguyễn Ngọc Trân
4 . Sĩ Tải Bùi Văn Tiếp
5 . Sĩ Tải Nguyễn Ngọc Tỷ.

Nơi Toà Thánh, Công an triệt để khủng bố. Xe Công an hụ còi đi ruồng bắt Chức sắc và Đạo hữu bị tình nghi hoạt động Hoà Bình đem về Ty Công an tại Nhàn Du Khách sạn tra tấn ngày đêm như Sỉ Tải Nguyễn Minh Ngời, Giáo Hữu … Châu Liềng.Hai ông Sỉ Tải Lê Quang Trường và Nguyễn Ngọc Trân vượt biên qua Nam Vang, Sĩ Tải Bùi Văn Tiếp và Nguyễn Ngọc Tỷ về quê ẩn náu.

Cuộc lễ đem lại kết quả chưa từng có ngoài sức tưởng nghĩ của mỗi người, biểu dương tinh thần Hoà Bình của Đạo Cao Đài và khối tín đồ trung thành với Đức Hộ Pháp.

Cuộc lễ bên ngoài do Hội Thánh tổ chức mời các Tôn Giáo bạn, quan khách các phái đoàn ngoại giao quốc tế và chánh quyền .Bên trong, các vị Sĩ Tải tổ chức các biểu ngữ các khẩu hiệu hô to, cuộc tuần hành của các toàn Đạo Nam, Nữ trong phạm vi Nội ô Toà Thánh để làm lễ ra mắt Chính Sách Hoà Bình Chung Sống của Đức Hộ Pháp đối với quốc tế và trong nước.

Việc tổ chức này do mấy vị Sĩ Tải và anh chị em Hoà Bình làm một cách kín đáo, Hội Thánh không hay biết, đến khi biết thì đã rồi.

Cuộc lễ thành công mỹ mãn cũng nhờ sự ám trợ của các Đấng Thiêng Liêng, chính anh chị dự lễ không ngờ trước được đến giờ phút đó tinh thần của mỗi người lên cao, hăng hái hô to khẩu hiệu, ném khăn nón lên trời làm cho lực lượng công an Ngô Đình Diệm bực tức, nhưng chưa có hành động chặn đứng cuộc diễn hành vì chưa có lịnh.

Sau cuộc lễ, Ngài Trần Khai Pháp có giáng cơ cho biết  hôm đó nhờ có Ông Thừa Sử Phạm Ngọc Trấn, mỗi phen Ông Tỉnh trưởng Vàng định ra lịnh cho công an giải tán cuộc lễ thì bị Ông Trấn chặn miệng. Trong lúc tinh thần của toàn Đạo đang dâng cao mà công an có hành động ngăn chặn thì cuộc xô xát khó tránh khỏi, hậu quả cũng không lường được đồng thời rất bất lợi cho Đạo lẫn Đời trước mắt Quốc tế.

Công an đã bắt nguội nhiều người, trong số đó có thiếu uý Trọng là người bị Công an nhìn mặt là tung hô và hô to khẩu hiệu

Sau cuộc lễ này tinh thần toàn Đạo nâng cao, ai cũng hài lòng, phấn khởi và khen tặng buổi lễ khéo tổ chức mới được thành công như vậy.

*  *  *

Một tháng sau Đức Hộ Pháp từ Nam Vang gởi về Chánh Thư số 256 HP/HN đề ngày 9-2 Đinh Dậu:
Gởi cho cả Chức Sắc Thiên Phong và tín đồ của Đạo.
Mấy em và mấy con,
Bần Đạo lấy làm đau đớn tâm hồn mà từ trước đến giờ Bần Đạo chưa hề bị khảo dượt lần nào như thế, chỉ đặng hay tin rằng mấy em đã bị Chánh Phủ Ngô Đình Diệm khủng bố bắt Đạo và cả mấy em cùng Chức sắc Thiên Phong.Mưu  toan  phá Đạo Cao Đài của Ngô Đình Diệm đã đủ bằng cớ một cách trắng trợn, bằng cớ ấy đủ cho Qua thi thố đối cùng mặt luật Quốc Tế mà Qua đã ngồi đợi thâu hoạch cho được.

Sau khi mấy em đã chiến thắng một cách oai quyền và vinh diệu trong cuộc lễ ngày 9 tháng Giêng vừa qua thì uy danh của Đạo về mặt tinh thần đã có một giá trị rất cao đối với vạn quốc. Mấy em nên suy xét lại, mấy em không có thế chi làm một lần như thế nữa.Cái hay khéo của Đạo làm cho  thiên hạ lấy làm ngạc nhiên là năng lực tinh thần của mấy em nó phát động một cách tình cờ không ai đề phòng trước đặng dầu cho đối phương có mưu mô xảo trá đầy đủ sự gian ác của họ cũng tự hỏi  Đạo Cao Đài sẽ làm gì nữa đây ? Nó sẽ phát động trong tương lai của nó dường nào mà họ tự hỏi không biết trả lời được.

Bây giờ mấy em ngoan ngoãn như người vô tội, ta vì đạo đức, hễ chúng nó bắt thì vào tù ngồi, đừng tìm phương đối phó, để mạng lịnh Thiêng Liêng của Đức Chí Tôn định liệu. Mấy em nên nhớ rằng khổ hạnh của mấy em buổi này là danh dự của mấy em sẽ đối cùng toàn Đạo, thân danh của mấy em nên hư trong cửa Đạo là do công nghiệp phi thường của mấy em trong buổi này vậy. Lấy lời thường tình mà nói theo thói đời của họ, mấy em có thể chiếm đoạt đặng một khuê bài danh dự để đeo nơi mình của mấy em và nơi linh hồn của mấy em đặng chăng là gặp trường hợp và gặp dịp may buổi này.

Ý định của Qua như thế mà phần nhiều các vị anh hùng lưu vong của Đạo không tin quả quyết, nên họ đã riêng cầu cơ, cầu các Đấng Thiêng Liêng dạy bảo, thì cũng nói như Qua vậy.

Mấy em cũng chẳng quá nên nghe Qua, song nên lấy trí ý đặng định sự hay khéo, hay là vụng về của sự quyết định này. Nếu họ cho rằng hữu lý thì thi hành triệt để như Qua đã định. Hoà Bình, Qua có nghe nói rằng mấy em định lấy tiền để lo điều này Qua rất buồn và giận lắm đó.
HỘ PHÁP
(Ấn  ký)

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Tam thập nhị niên
TOÀ THÁNH TÂY NINH

 Hộ Pháp Đường                  
   Văn phòng                     
Số 257 HP-HN
HỘ PHÁP
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài:Hiệp Thiên & Cửu Trùng

THÁNH LỊNH

Gởi cho Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài và ba Chánh Phối Sư Cửu Trùng Đài.
Chư Hiền Huynh và Chư Hiền Hữu,
Theo chơn Truyền Luật pháp của Đạo thì Thánh Thể của Đức Chí Tôn từ tín đồ dĩ chí tới Giáo Tông và Hộ Pháp, thì nó chỉ làm một với nhau. Các bạn đã ngó thấy, trên thì có Giáo Tông, Hộ Pháp và Đầu Sư còn dưới thì có Chánh, Phó Trị Sự và Thông Sự là Giáo Tông, Hộ Pháp và Đầu Sư em, thì dầu cho cội Đạo bị cốt từ trên tới gốc đi nữa thì nó vẫn nẩy chồi, biến thành năm bảy cây khác, đó đã chỉ rõ rằng Hội Thánh của Đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt.

Ấy vậy chiếu theo khuôn luật trên, hễ quyền trên ai đã bị uỷ quyền truất phế, thì dưới phải tiếp tục cầm quyền Thiêng Liêng của Đạo.Có lẽ chánh quyền Ngô Đình Diệm sẽ bắt những Chức sắc yếu trọng của Hội Thánh Cửu Trùng Đài  và Phước Thiện thì tức cấp giờ này, công cử người thay thế để đặng đương đầu cùng thời cuộc. Nói cho cùng nước, Chức Sắc Thiên Phong mà bị bắt đi nữa thì dưới này các Bàn Trị Sự và Tín đồ cùng công cử người thay thế cho họ.

Chức Sắc Thiên Phong đương cầm quyền của hai Hội Thánh phải dự định sẵn người thay thế cho mình trước khi bị bắt.

Phải triệt để tuân y và thi hành Thánh lịnh này.
Kiêm Biên, ngày 9-2 Đinh Dậu
(DL 10-2-1957)
HỘ PHÁP
(Ấn ký)

*  *  *

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Tam Thập Nhị Niên
TOÀ THÁNH TÂY NINH

HỘ PHÁP
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng

Gởi cho Ngọc Chánh Phối Sư (1)
Hiền Huynh,
Hiền Huynh nên hội riêng biệt với Thượng Chánh Phối Sư Thượng Sáng Thanh và Thái Chánh Phối Sư Thái Bộ Thanh một cách kín đáo, hỏi hai người đủ can đảm đặng đảm đương phận sự Chánh Phối Sư hay không ? Rồi chính họ viết thư ngay cho Bần Đạo biết ý định,

 Bần Đạo không tin rằng đã từng tuổi như hai vị Lão thành mà không pháp luật quyền đời nào uy hiếp tinh thần cho đặng, mà lại cũng là người chung đứng ký thoả ước cùng Chánh Phủ Ngô Đình Diệm thì đã ra người quyền lực bất khả xâm phạm mà lại rụt rè, sợ sệt chánh quyền Miền Nam của Ngô Đình Diệm. Nói cho cùng đi nữa, chúng dụng cường quyền bắt tù đày hay là giết chết cũng chẳng phải lẽ đến nước nhút nhát, sợ sệt như thế ấy.

Đã gặp dịp làm phận sự đàn anh cho xứng đáng đặng ngồi trên  con cái Đức Chí Tôn, mà nay gặp dịp may lập nên giá trị với chúng mà không tròn phận sự thì thật là oan uổng, là rất hổ thẹn dành để cho tương lai mình đó. Hôm nay Đạo đã hiển nhiên biến thành trước mặt Quốc Tế là nạn nhân của thuyết Hoà Bình Chung Sống của nhân loại, thì dầu đến nước tử Đạo đi nữa là Thánh Tử Đạo của toàn thiên hạ, giá trị ấy không lẽ mình chẳng đủ can đảm Tử Đạo.

Coi chừng kỳ khảo dượt đặng định giá mình buổi này là kỳ gắt gao không thể luận hơn đôi triệu cặp mắt đương dòm ngó hành vi của chúng ta buổi này đó vậy.

Hiền Huynh lại còn làm ơn dùm cho Bần Đạo, mời riêng biệt chư vị Đại Thiên Phong của Hiệp Thiên Đài là Bảo Thế Lê Thiện Phước, Khai Đạo Phạm Tấn Đãi, Tiếp Pháp Trương Văn Tràng và Tiếp Đạo Cao Đức Trọng hội hiệp cùng nhau đặng cho Bần Đạo hiểu rõ ràng hai lẽ : Một là hành Đạo, hai là không, đặng Bần Đạo quyết định.

Còn theo sự dự định của Bần Đạo về tuyển chọn kẻ cầm quyền thay thế cho Chư vị Đại Thiên Phong thì : Hễ tuyển chọn hàng Thiên Phong cầm quyền thì cả Chức sắc Thiên Phong cùng nhau định cử.

Nếu Đạo không may, cả Chức Sắc Thiên Phong đều bị bắt tù đày đi hết thì chừng ấy cả toàn thể tín đồ công cử nhau đặng cầm quyền mối Đạo.

Cấp thời Chư vị Thiên Phong đã nắm giữ chủ quyền, phải hội cả Thiên Phong tuyển chọn người phụ với mình cho sẵn thoảng như có bị chánh quyền bắt thì người thừa quyền đó lên thế. Còn người thừa quyền ấy cũng tiếp tục chọn người cho sẳn thay thế cho mình khi bị bắt, tức cấp giờ phút này phải có sẵn người thay quyền chấp chánh cho Chư Vị Đại Thiên Phong.

Bần Đạo trông đợi bức thư của Hiền Huynh hồi âm về kết thúc của sự hội nhóm rồi sẽ ban toàn quyền cho ba vị Chánh Phối Sư làm chủ Đại Nghiệp của Đạo, dưới quyền trực tiếp của Bần Đạo, chớ không tùng quyền ai nữa hết.

Về những vị đã bị bắt giam tù, Hiền Huynh nên lập ban khen cho cả Chức Sắc Thiên Phong của Đạo mà ban Chánh Phủ Ngô Đình Diệm bắt cầm tù, rồi dâng lên cho Bần Đạo phê chuẩn.

Riêng về Chánh quyền buộc triệt hạ những tấm bản Thánh Thị Vô phòng thủ, Hiền Huynh nên gởi công văn của Chánh Phủ buộc Hội Thánh gởi bản ấn lên cho Bần Đạo định liệu.
Kiêm Biên, ngày 20-2-Đinh Dậu (1957)
HỘ PHÁP
(Ấn ký)

(1) Ngọc Non Thanh

ĐỨC HỘ PHÁP BỊ TRUẤT PHẾ LẦN THỨ HAI
Thánh Thư của Đức Thầy dạy trên đây, nhưng Hội Thánh không dám thi hành, Chánh quyền Ngô Đình Diệm tự do thao túng trong vùng Nội ô và Ngoại ô Toà Thánh.

Số Chức sắc còn lại, Chánh quyền buộc Hội Thánh phải ly khai Đức Hộ Pháp và rước Đức Thượng Sanh và Chư vị Thời Quân Hiệp Thiên Đài về Toà Thánh cầm giềng mối Đạo.

PHIÊN HỌP TRUẤT PHẾ ĐỨC HỘ PHÁP
TẠI GIÁO TÔNG ĐƯỜNG
Phiên họp ngày 10-3-Đinh Dậu (Dl-4-1957) có sự hiện diện của ba vị Chánh Phối Sư Thái Bộ Thanh, Thượng Sáng Thanh, Ngọc Non Thanh, Chư Chức Sắc Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên và Phước Thiện Nam Nữ gồm 165 vị.

Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng chủ trì phiên họp bất thường, có sự hiện diện của Đại Úy Trưởng Ty Công An đang đóng chiếm Nhàn Du khách sạn.

Ngài Tiếp Đạo tuyên bố trước buổi họp như vầy : Ông Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã làm chính trị, đưa Đạo đến chỗ nguy vong bế tắc không phương cứu vãn kịp thời, mấy em hãy sáng suốt nghe theo Qua để không uổng kiếp sanh may duyên gặp Đạo …

ĐỨC THƯỢNG SANH VỀ TOÀ THÁNH
CẦM QUYỀN ĐẠO
Chánh quyền Ngô Đình Diệm ủng hộ Đức Thượng Sanh về cầm quyền Đạo với điều kiện là Toà Thánh Tây Ninh phải truất phế Đức Hộ Pháp, Người dọn đường cho Đức Thượng Sanh về là Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng.

Khi Đức Thượng Sanh về cầm quyền mối Đạo đã cải sửa chơn truyền luật pháp của Đạo.
1 . Đốt bỏ tài liệu Pháp luật và lịch sử của Đạo.
2 . Bãi bỏ chèo thuyền.
3 . Bán Chơn truyền ấn quán.
4 . Giải tán Phước Thiện.
5 . Mưu tính thay Quả Càn Khôn.
6 . Những Chức Sắc phạm tội bị Đức Hộ Pháp ngưng quyền chức thì được vinh thăng. Kẻ hữu công bị ngưng quyền chức hoặc trục xuất.
7 . Tất cả Chức sắc Nam Nữ phải lập minh thệ không làm chính trị phi pháp (ám chỉ hoạt động theo đường lối Hoà Bình Chung Sống của Đức Hộ Pháp).
8 . Đức Thượng Sanh buộc Chức Sắc phải lập minh thệ lại mới được đi hành Đạo.

Cơ Đạo đến hồi bị khảo dượt nặng nề. Đức Hộ Pháp mong muốn cho con cái Đức Chí Tôn tránh bớt khảo đảo nên mới ra lịnh ngưng cầu phong và cầu thăng cho đến ngày Đức Hộ Pháp về nước.

Đức Thượng Sanh về cầm quyền Đạo làm trái ngược với Thánh Ý Đức Hộ Pháp là cho cầu phong, cầu thăng ồ ạt.

Hai ông Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Nguyễn Văn Kiết và Nguyễn Văn Hợi là nòng cốt của Hiệp Thiên Đài lập công với Đạo từ thuỷ chí chung có uy tín hơn quí vị Thời Quân còn ở Sài Gòn chưa về hành Đạo, nhưng khi lên chức rồi bị khảo chịu không nỗi.

Giải pháp Hoà Bình Trung Lập để hoà giải dân tộc, Đức Hộ Pháp lúc mới đưa ra cả Chức sắc và tín đồ của Đạo hưởng ứng nồng nhiệt, ai cũng công nhận giải pháp đó là duy nhất, hợp tình hợp lý để tiết kiệm xương máu đồng bào, tránh cảnh huynh đệ tương tàn.Từ khi Đức Thượng Sanh về cầm quyền Đạo thì đường lối Hoà Bình Chung Sống của Đức Hộ Pháp bị cấm đoán vì cho là làm chính trị phi pháp y như lời tố cáo của chánh quyền Ngô Đình Diệm. Kể từ đó ai làm Hoà Bình đều gặp phải nhiều khó khăn như quyền Đời thì bắt bớ tù đày còn trong cửa Đạo bị thâu hồi quyền chức. Đó cũng là trở lực lớn ngăn bước tiến của con cái Đức Chí Tôn.

Nói đến Hoà Bình ai cũng sợ, trong các buổi đám tiệc ngồi chung một bàn với nhau, có một người nào đó nói chuyện Hoà Bình thì mấy người kia rút đi hết vì sợ tội lây, tội với Đời tội luôn với Đạo, nhưng lạ một điều nói chuyện chiến tranh thì không sao.

Trong cửa Đạo, chín chục phần trăm Chức Sắc ủng hộ Đức Thượng Sanh, vì theo Đức Thượng Sanh thì được yên ổn lại thêm được thăng thẩm còn theo Đức Hộ Pháp làm Hoà Bình thì bị quyền Đời bắt tù đày, còn trong Đạo bị mất chức.

Như trường hợp ông Thừa Sử Phan Hữu Phước bị giam ở Thủ Đức bị bệnh chết, gia đình lãnh xác đem về bị các anh lớn lên án theo Đức Hộ Pháp không cho quan tài vô Nội ô hành lễ.

Ông Sĩ Tải Trần Tấn Hợi bị giam ở Tân Hiệp (Biên Hoà) cũng bị bệnh chết trong năm này. Khi Đức Hộ Pháp hay tin cho làm lễ truy điệu được thăng Truyền Trạng tại Nam Vang.

Tuy về mặt hữu vi cũng đồng chung con cái của Đức Chí Tôn mà nỡ phụ phàng nhau như vậy, nhưng về mặt vô hình, trên hết có Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu cho đến các Đấng cao trọng như Đức Lý Giáo Tông, Đức Cao Thượng Phẩm, Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ và Cửu Vị Nữ Phật ủng hộ anh chị em thi hành Chánh Sách Hoà Bình của Đức Hộ Pháp.

Lễ sanh Huỳnh Công Chánh ở Sa Đec bị bắt đưa lên đề lao Gia Định giam chung mấy chục anh em, mùa Xuân năm 1957 Anh có sáng tác một bài thi như sau:

THI
Hai vai gánh nặng nợ non sông
Ai có xá chi thứ cái còng
Vì Đạo đâu màng đường khổ nhọc,
Theo Thầy nào ngại bước long đong
Mong sao một nước thành huynh đệ
Muốn thấy đôi bên được hiệp đồng
Tranh đấu Hoà Bình tròn bổn phận,
Đạo, Đời thành đạt đắc kỳ công.

Anh mời anh em hoạ nguyên vận cho vui trong cảnh tù nhưng anh em chưa hoạ thì mấy chục anh em được đưa đi an trí tại Thủ Đức.Được vài hôm, một đêm nọ anh Huỳnh Công Chánh nằm mộng thấy Đức Cao Thượng Phẩm về hoạ lại bài thi của anh, khi chợt lúc nửa đêm anh lấy bút viết lại liền, sợ để sáng quên đi. Bài thi của Đức Cao Thượng Phẩm như vầy :

THI
Trách ai chia xẻ nửa non sông,
Thống nhất đề ra cũng bị còng.
Đất Bắc Nga Hoa  xua vũ khí,
Trời Nam Anh Mỹ hộ tiền đông.
Xưa kia Trịnh Nguyễn phân tranh khổ,
Nay lại Hồ Ngô cũng dị đồng
Chánh sách Hoà Bình Chung Sống của
Cao Đài Hộ Pháp ắt nên công.

Có một lần, mấy chục anh em bị giam ở khám đường Tây Ninh thời Thiếu tướng Lê Văn Tất làm Tỉnh Trưởng (Tây Ninh), một vị đạo hữu ở Bến Cầu chưa từng biết Đức Quyền Giáo Tông nằm mộng thấy ông già mặc áo xanh tự xưng “ Hội Đồng Trung đến thăm tụi bây đây ”.

Cụ Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa trong Đoàn tuỳ tùng với Đức Hộ Pháp cũng không trọn đức tin nơi Đức Hộ Pháp, nên khi cụ cầu cơ riêng ở Nam  Vang, Đức Cao Thượng Phẩm về hỏi : “Em có biết ông Trời là ai không ?” Cụ Bảo Đạo trả lời : “Ông Trời là Đức Chí Tôn”. Đức Cao Thượng Phẩm nói : “Ông Trời là Hộ Pháp đó”, việc này Thánh Ý của Đức Cao Thượng Phẩm giúp cho cụ Bảo Đạo nên để trọn đức tin nơi Đức Hộ Pháp trong lúc lưu vong.

Trước khi thi hành giải pháp Hoà Bình của Đức Hộ Pháp, chúng ta tự hỏi giải pháp này có hại cho ai không ? Nhứt định là không, hoàn toàn có lợi cho tất cả mọi người. Thử hỏi người Việt Nam giết người Việt Nam có lợi cho ai ? Có lợi cho ngoại quốc.

Đường lối Hoà Bình của Đức Hộ Pháp đưa ra để tiết kiệm xương máu, tránh cảnh huynh đệ tương tàn, mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào chủng tộc, không phân biệt Tôn Giáo hay Đảng phái. Tại sao lại có đàn áp ? Tại họ có mưu đồ lợi dụng xương máu của đồng bào để củng cố địa vị và quyền lợi của họ.

Chúng ta đặt trọn đức tin vào đường cứu khổ, cứu thế của Đức Chí Tôn với tinh thần hy sinh phụng sự, càng bị đàn áp càng có giá trị thêm cao. Nếu mình không chịu nỗi gian khổ, mình không tham gia cũng không ai ép buộc.

Con đường cứu sinh nhân loại của Đức Chí Tôn đem đến tại thế mà mình chà đạp thì phải đi đến chỗ chết như Ngô Đình Diệm. Trong Đạo, Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng vận động Chức sắc chống lại Chánh Sách Hoà Bình Chung Sống của Đức Hộ Pháp bị phạm Thiên Điều, bị hành xác, bị giảm kỷ, chết trước tuổi thọ. Chức sắc hành Đạo tại địa phương có ông Lễ Sanh Ngọc Ngưu Thanh quyền Khâm Châu Đạo Bình Định mạnh mẽ tuyên truyền xuyên tạc đường lối Hoà Bình Chung Sống của Đức Hộ Pháp, lôi kéo một số Chức sắc và tín hữu ở miền Trung bị Đức Hộ Pháp lên án là tên phản Thầy phản Đạo.

Đức Thượng Sanh cầm quyền Đạo hoàn toàn đối lập với Đức Hộ Pháp.Việc làm “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược ” khiến cho tinh thần toàn Đạo hoang mang, mất đức tin. Nội tình của Đạo chia rẽ, không chung tâm hiệp chí làm việc đại nghĩa với dân tộc.Hồi còn làm thơ ký cho Đức Thượng Sanh, ông Truyền Trạng Hiểu có nói nhỏ với mấy vị Sĩ Tải làm Hoà Bình : “Đức Thượng Sanh định sa thải hết mấy anh, nhưng nhờ Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ không cho, nói rằng mấy vị Sĩ Tải đó là của Hộ Pháp, cứ để đó ”.

Đến giai đoạn Đạo là nạn nhân của thuyết Hoà Bình Chung Sống của toàn thiên hạ, chính Đức Hộ Pháp làm phận sự Thiêng Liêng của Đức Chí Tôn giao phó, Ngài phải chịu khổ não hơn ai hết. Ngài phải lưu vong nơi xứ người lại bị làm khó dễ, bị khinh rẻ. Ngài đưa ra giải pháp Hoà bình được Liên Hiệp Quốc và nhiều nước trên thế giới tán thành khen ngợi, nhưng trái lại trong lòng đất Việt Nam thì bị Chính Phủ Ngô Đình Diệm thẳng tay đàn áp.

Cái trở lực lớn lao nhất và chua xót nhất là nơi cửa Đạo trong hàng Thánh Thể của Đức Chí Tôn chẳng những không đồng tình với Đức Hộ Pháp mà còn chống đối, ngăn cản bước tiến của toàn Đạo.Đức Hộ Pháp có nói “Cái khổ mà Ngài phải chịu với quyền đời tuy dữ dội nhưng chỉ có một, còn cái khổ mà Ngài phải chịu trong nội bộ của Đạo thì gấp mười lần” .
Khi Đức Hộ Pháp đưa ra Chánh Sách Hoà Bình Chung Sống Ngài phải gánh thêm cái khổ lớn hơn nữa.
Buổi đầu việc làm còn phức tạp, ai lên được Nam Vang kể như là liên lạc viên cũng thời một việc mỗi người nhận xét mỗi khác làm cho Đức Hộ Pháp khó giải quyết vấn đề.

*  *  *
VỤ VĂN HÒA VUI BỊ BÁO CÁO LÀ
CÔNG AN LÊN ĐỨC HỘ PHÁP
Trường hợp ông Văn Hoà Vui, cựu Đại Uý Quân đội Cao Đài, trở về Đạo do Thánh lịnh 704 của Đức Hộ Pháp đang tham gia hoạt động Hoà Bình với anh em ở Toà Thánh, nhưng có người báo cáo lên Đức Hộ Pháp nói Văn Hoà Vui là Công An. Đức Hộ Pháp hồi đáp bảo đảm với anh em Văn Hoà Vui không phải là công an mà công an của Ngô Đình Diệm chiếm đóng Nhàn Du khách sạn “Bàu Cà na“ có tên  Năm Vui.

Xin trích lục Thánh Thơ số 1 HP/HN ngày 14-9-Mậu Tuất (DL 26-10-1958) của Đức Hộ Pháp bảo đảm cho Văn Hòa Vui:

Em Chơn Kim,
Qua có được tờ phúc sự của Ban Thống Nhứt nói họ muốn tìm em đặng liệu thế thống nhứt, nhưng em vẫn tìm thế lẫn tránh không muốn gặp họ. Em cho Qua hiểu vì lý do gì mà em nghi kỵ mấy đứa nó – Qua cho em hiểu rằng em nghi cho Vui phản bội đem công an của Ngô Đình Diệm tìm bắt mấy em. Điều ấy Qua dám quả quyết rằng em nghi lầm, Vui chẳng hề khi nào phản mấy em. Bằng cớ là lúc Nguyễn Thành Phương phản bội đem binh về chiếm Toà Thánh cho Ngô Đình Diệm thì lúc ấy Vui còn ở trong rừng theo Quân Đội Liên Minh đem bổn bộ của nó về bảo vệ Toà Thánh đương đầu cùng Quân đội Nguyễn Thành Phương. Lúc ấy Qua không hề biết nó, nên Qua không có để một lời gì cậy nương nó. Còn nó thì trung thành cùng Đạo nên tự ên về đảm đương phận sự bênh vực Toà Thánh, hiệp cùng Trụ, Kiên đem len lỏi về Nội ô Toà Thánh đặng phục kích giữ gìn Toà Thánh cho tới ngày Qua xuất ngoại. Qua tưởng nó cũng đầu thú cùng Quân đội của Vinh làm Quân Đội Quốc gia cho Diệm chớ không dè nó trở về cùng Đạo đặng chịu khổ cùng mấy em. Một đứa tâm như thế thì không có lý do gì mà phản bội mấy em đặng phá huỷ cả công nghiệp của nó dầu bị muôn gian lao khổ hạnh.

Qua nghe rõ lại tên Vui của nó đã bị nghi ngờ vì trong Công an của Ngô Đình Diệm nơi Nhàn Du khách sạn có tên Đội Vui thường ruồng bố bắt bớ Đạo nên người ta lầm Văn Hoà Vui với tên Đội Vui ấy mà gắn cho Văn Hoà Vui là phản bội, dắt công an trở lại bắt bớ anh em nó.

Em Chơn Kim
Em nên quan sát kỹ lưỡng và xem xét cho Vui nhờ kẻo tội nghiệp. Còn về vụ tên Dội là đứa khác chứ không phải con của Giáo sư Đến mà làm cho Qua đã lầm tưởng rằng Vui đem tên Dồi là con của Giáo sư Đến vào làm Ủy viên của Ban miền Trung đặng làm gián điệp.Qua nói thiệt với mấy em vì các điều hiểu lầm ấy làm cho em đã nghi kỵ mấy anh em của em trong  cơ quan của đại cuộc. Qua nói thiệt với em rằng Qua bảo đảm cho Văn Hoà Vui rằng chẳng khi nào Qua tin nó rằng phản bội. Em tự giải và tìm thế hiệp nhứt cùng mấy anh em của em đặng hiệp sức lo cho tương lai vận mạng đồng bào và Tổ Quốc.

Qua chấp thuận cho mấy em nghỉ việc bớt hoạt động cho tới ngày nào tình thế ổn định rồi sẽ tái định phận sự mấy em trở lại. Qua có đặng số tiền gởi và đã có biên nhận gởi theo đây trả lại mấy em làm tin và để lời cám ơn mấy em.

Trước khi Qua dứt lời, Qua ban ơn cho mấy em và cầu nguyện Đại Từ Phụ, Đại Từ mẫu và các Đấng Thiêng Liêng phù hộ mấy em đủ quyền hành thi hành phận sự cứu nước cứu dân.                      Kiêm Biên, ngày 14 tháng 9 Mậu Tuất
(DL 26-10-1958)
HỘ PHÁP
Home                                 1 ]  2 ]   4 ]  5 ]  6 ]  7 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét