Dưới đây là nguyên
văn Bản Tuyên Ngôn họp báo và bản Vi bằng báo chí phỏng vấn.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ
ĐỘ
Tòa thánh Tây Ninh
CHÁNH SÁCH HÒA
BÌNH CHUNG SỐNG
TUYÊN NGÔN
Kính Đồng Bào, Nhân Sĩ và
Báo Chí,
Kính Quý vị,
Sỡ dĩ có cuộc ra mắt báo
chí ngày hôm nay, không phải chúng tôi có ý định tự tạo cho chúng tôi một ưu
thế nào đối với thời cuộc, nhưng xét vì nước nhà đang đứng trong giai đoạn giao
thời mà trách nhiệm cứu Dân cứu nước nước đã được các vị anh hùng dân tộc trong
Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng đảm trách.
Chúng tôi, với bổn phận
giúp đỡ Quốc dân, mong sớm cứu vãn tình thế đen tối do những bàn tay thiếu nhơn
đạo tạo thành. Buộc lòng chúng tôi đã chẳng ngại gian lao trong thời tàn bạo mà
đã do mạng lịnh của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, từ buổi xuất ngoại do sự đàn áp
của chế độ vừa qua.Chúng tôi chẳng hề hành động với vị tư vị kỷ mà chỉ mong đem
sự Hoà Bình, Thương Yêu lại cho toàn dân tộc, đem sự thống nhứt đoàn viên cho
toàn lãnh thổ, với tất cả sự hy sinh của một Tôn Giáo của Đức CHÍ TÔN, đem đến
cho nhơn loại đang mong muốn. Chúng tôi đã và chẳng bao giờ khác hơn là luôn
luôn quên mình đặng phục vụ cho nhơn sanh mà Quốc gia nòi giống của chúng tôi
là căn bản.
Vì những lẽ đó, mặc dầu
trong thời gian qua chúng tôi đã phải chịu bao khổ nhục nào tù đày tra tấn dã
man, thậm chí đã có năm vị Thánh Tử Đạo đã phải gởi mình trong các chốn tù lao
kể từ năm 1957 đến năm nay. May thay cho dân
tộc, chúng tôi đã phải gởi nhiều bức thơ kêu gọi sự hiểu biết của các
nhà lãnh đạo cường quốc tự do.Ngày 1 tháng 11 năm 1963 được các vị Tướng lãnh
đã sáng suốt ái quốc ái dân đem lại sự hạnh phúc cho dân tộc ở miền Nam. Các
bức thơ đó không phải được trao cho quý vị với cao vọng được sự nhận nhìn hữu
công trong giai đoạn, mà chỉ có ý định trình bày việc làm vô tư của Đức Hộ Pháp
của chúng tôi cũng như của toàn thể tín đồ Cao Đài Giáo.
Hôm nay, nhân danh các Ban
vận động Chánh Sách Hoà Bình Chung Sống trong toàn quốc, chúng tôi xin minh
giải lập trường cho toàn quốc dân được hiểu, bởi từ trước chúng tôi đã bị những
điều buộc tội oan ức là chúng tôi hoạt động một chiều cho đường lối vô thần bạo
hành. Sự thật khác hẳn, khối vô sản chủ trương chung sống rồi mới Hoà Bình, còn
chúng tôi lại chủ trương Hoà Bình rồi mới chung sống, như vậy đã rõ rệt là
chúng tôi chẳng bao giờ chấp nhận một sự kiện mờ ám lẫn lộn. Trái lại, chúng
tôi chỉ cố gắng kêu lòng ái quốc ái dân của mỗi khối hãy vì máu huyết đồng
chủng, hãy vì quyền lợi Quốc gia mà dẹp bỏ mọi xu hướng, thành kiến, đảng phái,
đem lại nền Hoà Bình cho dân tộc của mỗi lãnh thổ. Nói rõ hơn là chúng tôi kêu
gọi miền Bắc chẳng đặng chen lấn phá rối miền Nam và ngược lại cũng thế.
Trong lúc đó các vị lãnh
đạo hai miền hãy nhớ đến danh thể của Việt Nam mà chung hiệp thành một Chánh
phủ Trung ương lâm thời với sự cấu kết cử đặt của hai miền và các nhân sĩ đặng
có một Chánh phủ hợp pháp và Trung lập trong gia đình quốc tế. Chánh phủ này
chỉ là một tượng trưng pháp lý trước Liên Hiệp Quốc, và giải quyết kinh tế, tài
chánh quân bình cho đôi bên, còn chính trị nội bộ thì miền nào là miền đó.
Chánh phủ địa phương mỗi miền có toàn quyền về Hành pháp và Lập pháp, chớ Chánh
phủ trung ương hoàn toàn vô quyền nhất định. Đến chừng thấy sự trưởng thành dân
chủ tự do của mỗi miền mới tổ chức tổng tuyển cử. Đó là nguyện vọng cũng như
đường lối mà chúng tôi quyết thi hành dầu phải trải qua gian lao khổ hạnh.
Và, chúng tôi xin tuyên bố
với toàn quốc dân rằng :
“Nước Việt Nam chúng ta
chỉ có đường lối đó mới tiến đến Thống Nhứt và Hoà Bình, Tự Do Dân Chủ thực sự
”.
Sài gòn, ngày 15 tháng 11
năm 1963
( ngày 30 tháng 9
năm Quý Mão )
Sĩ Tải Phạm Duy
Nhung
Cùng ký tên trong Tuyên
Ngôn
Phụ trách đại diện: Sĩ Tải
Nguyễn Minh Ngời
Ban thường trực
Sĩ Tải Nguyễn Thành Nguyên
(hiện còn bị câu lưu)
Sĩ Tải Huỳnh Văn Hưởng
Sĩ Tải Đỗ Hoàng Giảm
Sĩ Tải Nguyễn Văn Tú.
Thay mặt các Ban vận động
miền :
Giáo sư Thượng Giải Thanh (Nguyễn Văn Giải)
Giáo Hữu Ngọc Thiệp Thanh
(Nguyễn Văn Thiệp)
Giáo Hữu Ngọc Của Thanh (Nguyễn Văn Của)
Lễ sanh Ngọc Hẳng
Thanh (hiện còn bị câu lưu)
Nữ Giáo Hữu Bùi Hương Hoa
Nữ Chí Thiện Võ Thị Ngưu
Nữ Luật Sự Nguyễn Thị Nhản
Chánh Trị Sự Huỳnh Văn Tuy
Nguyễn Văn Tước
Văn Hoà Vui (hiện còn bị
câu lưu)
Thay mặt các chiến sĩ Hoà
Bình vô khí giới
Nguyên Thiếu Tướng Cao Đài
Trương Văn Quảng.
(Đọc trong buổi ra mắt báo
chí trong và ngoài nước, ngày 15-11-1963, tại nhà hàng Soái Kình Lâm (Chợ Lớn)
VI BẰNG
Cuộc họp báo lúc 10 giờ
sáng ngày 15 tháng 11 năm 1963 (30 tháng 9 Quí Mão) tại phòng số 1 nhà hàng
Soái Kình Lâm, số 496 Đường Đồng Khánh (Chợ Lớn) với sự hiện diện của các Đại
diện báo chí trong và ngoài nước.
Chủ toạ: Sĩ Tải Phạm Duy
Nhung, Đại diện Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Cố Giáo Chủ Đạo Cao Đài ở Quốc nội.
Thông dịch viên: Sĩ Tải
Nguyễn Minh Ngời, Phụ trách Đại diện.
Thơ ký: Sĩ Tải Huỳnh Văn
Hưởng.
Sĩ Tải Đỗ Hoàng Giảm.
Dự họp:
Giáo sư Thượng Giải Thanh.
Giáo Hữu Ngọc Thiệp Thanh.
Sĩ Tải Nguyễn Văn Tú.
Thiếu tướng Trương Văn
Quảng.
Giáo Hữu Bùi Hương Hoa.
Chí Thiện Võ Thị Ngưu.
Chánh trị sự Huỳnh Văn Tuy.
Đại diện Báo chí trong
nước.
Báo LẼ SỐNG: 1 vị.
Báo SAIGON MAI: 1 vị.
Báo BÁO MỚI: 4 vị.
Báo TIẾNG DỘI : 1 vị.
Báo TIẾNG VANG: 1 vị.
Báo DÂN NÓI: 1 vị.
Báo NGÔN LUẬN: 1 vị.
Đại Diện Báo chí Ngoại
quốc.
Hãng PHÁP TẤN XÃ (A.F.P) 1
vị người Pháp.
Hãng HIỆP TẤN XÃ (A.P và
U.P.I 1 vị người Việt.
Đài Phát Thanh ANH QUỐC
B.B.C 1 vị người Anh.
Báo NEWYORK TIMES 1 vị
người Mỹ.
Báo BRITISH COMMONWEALTH 1
vị người Việt.
Mở đầu cuộc họp báo, ông
Sĩ Tải Phạm Duy Nhung tuyên bố lý do buổi họp.
Kính thưa Quý vị.
Chúng tôi rất hân hạnh
được Quí vị đến đây dự bữa trà, chúng tôi xin quý vị thứ lỗi vì đây chưa phải
là một cuộc họp báo chánh thức mà chỉ là cuộc tiếp xúc thân mật để chúng tôi
trình bày việc làm cũng như lập trường của chúng tôi trong thời gian qua, từ
năm 1956 đến nay.
Trước khi trình bày các
tài liệu của chúng tôi đã hoạt động, chúng tôi xin đọc một Tuyên Ngôn minh định
đường lối của chúng tôi.
(Đọc Tuyên Ngôn )
Ông Sĩ Tải Phạm Duy Nhung
tiếp: để minh chứng hành động của chúng tôi, tôi xin đọc Chứng thư của Đức Hộ
Pháp đã ban cho tôi từ năm 1956, sau ngày xuất ngoại lên Nam Vang (Đọc chứng
thư)
Đại diện hãng thông tấn
A.F.P hỏi: Tại sao hôm nay có cuộc lễ lớn ở Toà Thánh để bầu cử ông Trần Quang
Vinh làm Giáo Tông thay thế Đức Hộ Pháp mà các ông không dự lại xuống đây mở
cuộc tiếp xúc với báo chí. Báo chí ngoại quốc đã sẳn sàng với máy quay phim,
máy ảnh lên đó hết và có cả chánh quyền tham dự nữa ?
Sĩ Tải Nhung: Nói thật,
chúng tôi chưa hay biết gì về cuộc lễ này cả, cũng như toàn Đạo của chúng tôi
vậy. Chúng tôi tin chắc rằng trong Đạo chúng tôi không có cuộc bầu cử Giáo Tông
như vậy được. Vì muốn bầu cử Giáo Tông phải do toàn thể tín đồ đồng tâm công cử
và ứng cử viên phải ở phẩm Đầu Sư hay Chưởng Pháp mới được, ngoại trừ trường
hợp Đức CHÍ TÔN giáng cơ phong thưởng. Thời gian bầu cử phải chuẩn bị ít nhứt
từ 3 tháng đổ lên và qua các Hội thì phải mất ít nhứt là 6 tháng.
Đại diện A.F.P : Như vậy
là tin thất thiệt.
Đại diện Sài Gòn : thoảng
như có một cuộc bầu cử thật, Quý vị nghĩ sao ?
Sĩ Tải Nhung: chúng tôi
nói đây không phải là tiếng nói cá nhân mà là tiếng nói của PHÁP CHÁNH, một cơ
quan bảo thủ Chơn Truyền của ĐẠO, chúng tôi hoàn toàn không nhìn nhận cuộc bầu
cử bất hợp pháp đó.
Đại diện lẽ sống: Đối với
ông Trần Quang Vinh, Quí ông có cảm tưởng ra sao ?
Sĩ Tải Nhung : Đối với ông
Trần Quang Vinh, chúng tôi rất có cảm tình và chúng tôi cũng thừa nhận ông có
khả năng hơn hết trong Chức Sắc CỬU TRÙNG ĐÀI, nhưng nếu có bầu cử thật như
vậy, chúng tôi tin rằng ông không bao giờ nhìn nhận.
Đại diện Báo MỚI : Thưa
Quí Sĩ Tải, từ trước chúng tôi nghe trong ĐẠO CAO ĐÀI chỉ có Thiếu Tướng Trình
Minh Thế, Trung Tướng Phương và Thiếu Tướng Tất, bây giờ trong TUYÊN NGÔN,
chúng tôi thấy có cả Thiếu Tướng Trương Văn Quảng, vậy xin cho biết Thiếu Tướng
Quảng ở lực lượng nào ?
Sĩ Tải Nhung: Trước kia,
Thiếu Tướng Quảng là Đại Tá, Tổng Thanh tra Quân sự trong Quân đội Cao Đài dưới
quyền của Tướng Nguyễn Thành Phương. Khi Đức Hộ Pháp ra lịnh Quốc gia hoá Quân
đội Cao Đài thì hai ông Phương và Tất ra hiệp tác với Chánh phủ Ngô Đình Diệm
rồi trở lại bao vây TOÀ THÁNH để khủng bố Đức Hộ Pháp, Hội Thánh và bổn đạo.
Cùng chiến sĩ trở về Đạo, Đại Tá Quảng mới dẫn binh ra khu vực, được Đức Hộ
Pháp cho thăng Thiếu Tướng.
Đại diện Báo MỚI: theo
chúng tôi nghĩ thì Văn Thành Cao mới phản Đức Hộ Pháp, chớ hai ông Phương, Tất
vẫn trung thành và do đó ông Tất mới đem binh kéo vào khu ?
Thiếu Tướng Quảng: Chính
chúng tôi mới vô khu chống lại mấy ông Diệm, Phương và Tất.
Sĩ Tải Nhung: Ông Diệm sai
Phương và Tất về khủng bố Đức Hộ Pháp nên Đức Hộ Pháp phải xuất ngoại. Khi Đức
Hộ Pháp đi rồi, ông Diệm thấy ván cờ lợi dụng Phương, Tất đã xong, nên sai Văn
Thành Cao đem về TOÀ THÁNH rượt lại Phương và Tất. Vì vậy, mới có sự bất hoà
giữa anh em Diệm, Nhu và hai ông Phương, Tất, và ông Tất mới đi Nam Vang.
(các ký giả nói với nhau:
Như vậy là phản Đạo rồi).
Đại diện SÀIGÒN MAI : Thưa
Quí Sĩ Tải, cho biết hiện giờ Thiếu Tướng Quảng có bao nhiêu binh sĩ ?
Sĩ Tải Nhung: Những cựu
quân nhân CAO ĐÀI vì Đạo và các thanh niên CAO ĐÀI trung thành với Đức Hộ Pháp
là lực lượng chiến sĩ Hoà Bình vô khí giới của Thiếu Tướng Quảng.
Đại diện TIẾNG DỘI: Còn
ông Thiếu Tướng Lê Văn Tất vừa ở Nam Vang về có phải ở trong nhóm các ông
không?
Đại diện LẼ SỐNG : Chúng
tôi nghe nói hiện Thiếu Tướng Tất có 5000 binh và đang chuẩn bị cho cuộc lễ ở
TOÀ THÁNH ?
Thiếu Tướng Quảng: Ông Tất
không có người lính nào hết, nhóm binh sĩ còn ở Cam Bốt hiện giờ là của Mạnh
Đờn.
Đại diện A.F.P: Cao Đài ở
Nam Vang và Cao Đài ở Toà Thánh Tây Ninh có phải hai khối không ? Các ông có
tuyệt giao với Toà Thánh không ?
Sĩ Tải Nhung : Không. Cao
Đài ở Nam Vang và Toà Thánh Tây Ninh cũng như chúng tôi vẫn có một.
Đại diện B.B.C: Theo chúng
tôi thấy, thì có sự chống đối giữa Quý ông với Hội Thánh Tây Ninh và giữa Quý
ông với Ông Trần Quang Vinh, Lê Văn Tất?
Sĩ Tải Nhung: Việc ông Lê
Văn Tất làm riêng, chúng tôi không biết, còn ông Trần Quang Vinh và Hội Thánh
đối với chúng tôi không bao giờ có sự chống đối lẫn nhau.
Đại diện A.P và U.P.I: Mấy
ông nói làm chúng tôi khó hiểu. Tại sao bữa nay có cuộc lễ lớn ở Hội Thánh Tây
Ninh, có chánh quyền tham dự, có mời báo chí, rồi mấy ông ở đây cũng họp báo
như vậy có chống đối rồi ?
Sĩ Tải Nhung: Trước khi
chúng tôi xuống đây, chúng tôi và toàn Đạo chưa hay biết chuyện gì sẽ xảy ra
sáng nay ở Tây Ninh.
Đại diện TIẾNG DÂN :...
- Chúng tôi xin nói thẳng
là đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng chúng tôi rất tin tưởng. Chính lúc
tiếng súng cách mạng còn nổ, hồi 10 giờ 30 sáng ngày 2-11-1963 chúng tôi đã đánh
điện chào mừng Hội Đồng Cách Mạng do Trung Tướng Dương Văn Minh lãnh đạo.
(có đọc bức điện văn cho
các ký giả nghe).
Còn đối với ông Nguyễn
Ngọc Thơ, Thủ Tướng Chánh phủ lâm thời, chúng tôi còn dè dặt vì ông Thơ là
người thứ nhứt lên Toà Thánh Tây Ninh buộc ký Thoả ước Bính Thân (1956) mở
đường cho Chánh phủ Ngô Đình Diệm xâm chiếm vùng Thánh Địa và bắt đầu cuộc đàn
áp Cao Đài Giáo từ năm 1956 đến nay. Chúng tôi xin nhắc lại: Chúng tôi rất tin
tưởng ở Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng và chúng tôi còn dè dặt đối với ông Nguyễn
Ngọc Thơ.
Đại diện NGÔN LUẬN : Quý
ông có phải ở Nam Vang mới về không ?
Sĩ Tải Nhung: Không, chúng
tôi ở trong nứơc hoạt động từ trước đến giờ, những người có mặt ở đây hiện giờ
đã có ở tù một hoặc hai lần rồi
Đại diện SÀIGÒN MAI: Đường
lối mới của Cao Đài như vậy thì đối với Chánh phủ hiện tại, Quý Sĩ Tải ủng hộ
hay không ?
Sĩ Tải Nhung: Đường lối
của Đức Hộ Pháp của chúng tôi có chủ đích là xây dựng quân bình cho hai Miền
rồi mới tổ chức Tổng tuyển cử. Trong hiện tình, miền Bắc đang lấn áp miền Nam.
thì lẽ tất nhiên chúng tôi có bổn phận phải giúp cho miền Nam được mạnh ngang
miền Bắc, nhưng chúng tôi không chủ trương chiến tranh.
Trong lúc trọn miền Bắc
được nằm yên để dưỡng sức và tiếp nhận thêm sự viện trợ của ngoại bang, còn miền
Nam thì bị chiến tranh tàn phá khắp nơi, chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận là
phần đông các dân quê đều chất phác lại cảm tình với ông Hồ Chí Minh vì cho
rằng ông ta đã có công kháng chiến. Do đó, nếu chúng ta cứ tiếp tục chấp nhận
chiến tranh để giải quyết vấn đề thì chúng tôi cương quyết là miền Nam càng
ngày càng mất lần thêm mà thôi, vì hễ dân quê càng khổ là họ càng làm lợi cho
Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do miền Bắc điều khiển.
Đại diện SÀI GÒN MAI:
Đường lối này đã có năm 1956, vậy Quý vị đã hoạt động phần nào chưa, nếu chưa
thì Quý vị đã có sẳn chương trình hoạt động hay không ?
Sĩ Tải Nhung: chúng tôi đã
âm thầm hoạt động từ năm 1956, và đã thành lập được các Ban vận động khắp nơi.
Trong chế độ vừa qua, chúng tôi đã bị bắt cầm tù và tra khảo dã man, có thể nói
đến gần 1000 người và bị bắt thiệt thọ có giam giữ với thời gian tù đày thì có
lối 500 người.
Như trong TUYÊN NGÔN,
chúng tôi đã nói, trong số đó đã có 5 vị Chức Sắc phải bỏ mình trong khám. Như
ông Giáo Hữu Ngọc Thiệp Thanh có mặt tại nơi đây cũng vừa được Hội Đồng Quân
Nhân Cách Mạng giải thoát sau khi bị tra khảo và giam giữ trên một năm (các
nhiếp ảnh viên thi nhau chụp hình ông Giáo Hữu) và hiện còn nhiều vị chưa được
giải thoát như ông Sĩ Tải Nguyễn Thành Nguyên bị bắt lúc tháng 5 năm 1963 tại
Tây Ninh và đem xuống Sài Gòn không biết giam ở đâu, ông Lễ sanh Ngọc Hẳng
Thanh ở Phú Lợi, Chánh Trị Sự Nguyễn Thị Nhung ở Thủ Đức, Văn Hoà Vui và Trà
Duy Ut ở Tây Ninh và vài vị khác như Lễ sanh Hạnh … (Đến đây các đại diện báo
chí hỏi đi hỏi lại tên các vị đó để ghi cho rõ rồi hỏi tiếp qua câu khác).
Đại diện BÁO MỚI: Xin quý
vị Sĩ Tải cho biết là trong thời gian qua, theo chúng tôi biết là Đức Hộ Pháp ở
Nam Vang có tiếp xúc, liên lạc với miền Bắc và như vậy đường lối này có ảnh
hưởng gì với Việt Cộng không ?
Sĩ Tải Nhung : Cam Bốt là
nước Trung Lập. Ở trên đó tất cả các khối đều được tự do. Những người đến viếng
thăm Đức Hộ Pháp của chúng tôi thuộc đủ mọi xu hướng, Pháp, Mỹ, Anh Trung lập
hay Cộng sản. Ai đến Đức Hộ Pháp chúng tôi cũng phải tiếp tất cả, vì đó là bổn
phận của một vị Giáo Chủ và lãnh đạo một đường lối dung hoà. Đất đó được Cộng
sản tự do thì lẽ tất nhiên các Cán bộ Việt Cộng cũng có đến gặp Đức Hộ Pháp
nhưng Đức Hộ Pháp của chúng tôi chỉ một mực đem Đường lối ra dẫn giải cho họ
cũng như chúng tôi đã nói trong Tuyên Ngôn vừa đọc xong, chớ không phải là đường lối của chúng tôi có liên hệ với họ.
Đại diện báo TIẾNG DÂN :
Thưa Quý Sĩ Tải, trong bản TUYÊN NGÔN có khoản mà chúng tôi chưa hiểu và có thể
nói là không tưởng. Như Quý Sĩ Tải đã nói miền Bắc đang mạnh và họ đang cố gây
chiến tranh ở miền Nam, vậy làm thế nào đặng quân bình Nam Bắc được ? Nếu không
dùng chiến tranh để giải quyết và làm thế nào để giữ được sự bất khả xâm phạm
giữa Bắc Nam trong khi Việt Cộng ngoan cố ?
Sĩ Tải Nhung: Điểm này
chúng tôi rất mong quý vị hỏi để được trả lời. Mọi việc được giải quyết là do
dân tâm.
Như chúng tôi đã nói là chúng ta phải thấy rõ
rằng Việt Cộng dùng thuật chiến tranh tâm lý lôi kéo đồng bào nông thôn hướng
về họ làm lợi cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và nguỵ trang bằng phương pháp
liên hiệp quốc gia. Dân quê đã chất phác mà nghe theo, các trí thức lại cũng có
phần là hữu lý.
Trong lúc dân miền Nam
chưa nhận thấy tận mắt các đau khổ ở miền Bắc mà lại bị chính vì chiến tranh ở miền
Nam mà họ đã phải khổ đau. Và trong các cuộc hành binh, trong các phương pháp duy trì an ninh
làm Chánh quyền không tránh được việc va chạm đến quyền lợi của dân chúng. Đó
là đầu đề để Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam khai thác thắng lợi.
Vậy cho nên hoạt động của
chúng tôi là tự hy sinh dấn mình trong lao khổ để giải thích cho toàn dân hiểu
rõ bổn phận và nhiệm vụ của mình, phải biết đặt mình vào quyền lợi của quốc gia
và dân tộc.Không thể để cho một quyền lực hay chủ nghĩa nào do ngoại quốc điều
khiển mà gây thêm khổ nạn cho nhân dân. Mặt khác, nếu có thể thì kêu gọi với
Chánh quyền xin sửa chữa những điểm thất nhơn tâm cho dân chúng được trọn hưởng
hạnh phúc. Như vậy là dân sẽ hướng về Chánh Phủ mà làm sức mạnh cho miền Nam.
Đó là điểm thứ nhứt.
Điểm thứ hai là chúng tôi
kêu gọi cần phải có một Hội nghị Quốc tế về Việt Nam. Hội nghị đó không phải để
quyết định sự thống nhứt Việt Nam liền mà phải có một văn kiện ấn định rõ rệt
là bắt đầu từ ngày ký kết, Liên Hiệp Quốc không dung túng một sự phá rối nào của
miền này qua miền khác. Khi có sự phá rối trong miền nào thì Liên Hiệp Quốc kể
đó là hoạt động phá hoại và một lực lượng người Việt trung lập do Liên Hiệp
Quốc thành lập với tư cách bộ đội cảnh bị Quốc tế để giải quyết vấn đề rắc rối
Việt Nam hiện tại mà phải dùng giải pháp chánh trị thích ứng.
Đại diện BÁO MỚI: Xin quý
Sĩ Tải cho biết là với phương tiện gì để hoạt động trong khi nội bộ Cao Đài còn
đang bị chia rẽ ?
Sĩ Tải Nhung: trong Đạo
chúng tôi không có chia rẽ. Chỉ vì trong thời gian qua, HỘI THÁNH chúng tôi bị chế độ cũ cưỡng chế mà đã có
những sự thay đổi đi ngoài luật pháp chơn truyền. Vì vậy mà trong hàng nhơn
sanh có sự phẩn uất xao động, song chúng tôi nói là Đạo của chúng tôi có luật
pháp chơn truyền vững chắc thì mọi việc đều do luật pháp sửa định êm đẹp. Còn
việc làm của chúng tôi thì do Đức Hộ Pháp đã giao cho chúng tôi, bởi lúc đó các
vị Chức sắc cầm quyền Hội Thánh không dám làm, nên hiện nay việc làm của bên
nào bên đó lo, chớ chẳng hề có chia rẽ.
Đại diện LẼ SỐNG: Quý Sĩ
Tải đã nắm vững toàn Đạo chưa ? Theo chúng tôi nghe thì hình như trong Đạo Cao
Đài đang chuẩn bị một cuộc cách mạng nội bộ và truất phế Ông Cao Hoài Sang, cử
đặt vị Giáo Chủ khác.
Sĩ Tải Nhung: Đối với toàn
thể Chức Sắc và tín đồ Cao Đài có đầy đủ tinh thần vì Đạo, thì Đường lối do Đức
Hộ Pháp chủ trương luôn luôn được triệt để tuân hành. Trong thời gian qua, họ
bị sự đàn áp quá mạnh phải ẩn nhẩn và phẩn uất âm thầm. Vì vậy mà trong Đạo mới
có sự xôn xao đối với những Chức Sắc tuân lịnh chế độ vừa qua mà Quý vị cho là sẽ có một cuộc cách
mạng nội bộ. Nhưng sự thật thì trong Đạo của chúng tôi không bao giờ có cách
mạng hay truất phế như ngoài đời.
Mỗi phẩm vị Chức Sắc là Thiên Phong bất khả
xâm phạm. Nếu có điều chi sai quấy thì có luật pháp sửa định trong nội bộ.
Đại diện NGÔN LUẬN : Xin
Quí Sĩ Tải cho biết cuộc họp báo này quá sớm không ?
Sĩ Tải Nhung: Tôi không
nghĩ vậy, tôi cho là đúng lúc.
Đại diện Báo MỚI: Việt
Cộng họ có chịu để cho Quý vị hoạt động không ?
Sĩ Tải Nhung: Với sự hy
sinh của chúng tôi, dầu đối với sự tàn bạo độc ác nào, chúng tôi cũng nhứt định
len lỏi thi hành kết quả được, đó là vấn đề thời gian khi được Liên Hiệp Quốc
giải quyết. Chúng tôi tin chắc rằng tất cả các chế độ độc tài và vô thần đều
phải ngã quỵ trước sự kết hợp của toàn dân.
Đại diện Báo MỚI: Hiện giờ
Quý vị ở đâu ?
Sĩ Tải Nhung: trong thời
gian qua, chúng tôi trốn tránh mãi, hiện nay chúng tôi đã trở về Toà Thánh.
Sau khi cảm ơn các Đại
Diện báo chí. Chủ Toạ tuyên bố bế mạc lúc 11 giờ 20.
* * *
LỄ THƯỢNG BẢNG
HIỆU
CHÁNH SÁCH HOÀ
BÌNH CHUNG SỐNG
Sau cuộc họp báo tại nhà
hàng Soái Kình Lâm Chợ Lớn, vào ngày 14-10-Quí Mão (29-11-1963) Sĩ Tải Nhung
cùng các đồng chí làm lễ công khai thượng bảng hiệu Chánh Sách Hoà Bình Chung
Sống của Đức Hộ Pháp tại tư gia ông Nhung gần cửa số 4 Toà Thánh.
Cuộc lễ cử hành nghiêm
trang, đơn giản, có đa số đại diện các ban vận động thành tâm cầu nguyện trước
Thiên Bàn Đức CHÍ TÔN, và mật niệm trước bàn thờ Tổ Quốc, cầu cho Quốc dân sớm
thoát nạn chiến tranh cốt nhục tương tàn, và đồng tâm xây dựng lại đất nước
theo giải pháp Hoà Bình của Đức Hộ Pháp.
Sĩ Tải Phạm Duy Nhung có
thơ trình lên Hội Thánh, thơ trình lên Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ở Sài Gòn
và ông Thiếu tá Tỉnh trưởng Tây Ninh.
Dưới đây là bức thơ của
ông Nhung gởi cho Hội Thánh:
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ
ĐỘ
TOÀ THÁNH TÂY NINH
CHÁNH SÁCH HOÀ
BÌNH CHUNG SỐNG
Do Dân Phục Vụ Dân
Lập Quyền Dân
Kính trình :
Hội Thánh Nhị Hữu Hình Đài
và Phước Thiện
TOÀ THÁNH TÂY NINH
Kính Quý Đại Huynh : HIẾN PHÁP
TIẾP PHÁP
KHAI ĐẠO
BẢO THẾ
THÁI CHÁNH PHỐI SƯ Thái Bộ
Thanh
NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ Ngọc Non
Thanh
PHỐI SƯ Cố vấn Cửu Trùng Đài (Trần Quang Vinh)
CHƠN NHƠN Chưởng Quản Phước Thiện (Lê Văn
Trung)
NỮ CHÁNH PHỐI SƯ Hương Hiếu Chưởng Quản Nữ
Phái Cửu Trùng Đài .
ĐẠO NHƠN Chưởng Quản Nữ Phái Phước Thiện
Kính Hội Thánh,
Đã 7 năm qua, chúng Tiểu
đệ đã phải đau đớn mà không có một trình bày nào rõ rệt với Hội Thánh về đường
lối cứu khổ của Đức Hộ Pháp, mà vì hoàn cảnh của thời gian qua Hội Thánh không
thể chấp nhận hoạt động.
Với bổn phận của những kẻ
hy sinh từ thể xác lẫn tinh thần cho sự nghiệp của nhơn sanh để dâng hiến lên
Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu, chúng tiểu đệ đã tự nguyện xả thân vào vòng lao khổ
đặng giúp Hội Thánh hoàn thành Thiên Mạng Phổ Độ Kỳ ba nên đã được Đức Hộ Pháp
nãy giao cho nhiệm vụ cứu khốn phò nguy trong cơ loạn lạc đạo lý suy đồi.
Nay nhờ sự hùng anh của
Hội Đồng Quân nhân Cách mạng ngày 1 tháng 11 năm 1963, dân tộc, các Tôn giáo
thoát được tai ách độc tài tàn bạo, và đường lối cứu khổ của Đức Hộ Pháp bắt
đầu hoạt động công khai đặng giúp miền Nam sớm thoát nạn chiến tranh cốt nhục
tạo thành sức mạnh của toàn dân hầu quân bình với miền Bắc trước khi có Tổng
tuyển cử Thống nhứt toàn lãnh thổ thể hiện Cương lĩnh của Đức Hộ Pháp.
Nhân ngày thượng bảng công
khai cho Đường lối chúng Tiểu đệ kính gởi theo đây các tài liệu về hoạt động
của chúng Tiểu đệ từ trước Hội Thánh
tường lãm.Chúng Tiểu đệ trân trọng mời Quý Đại huynh Đại tỷ nhơn chút
thì giờ vàng ngọc dời gót đến văn phòng của Đường lối đặt tại đường Quan Âm
Các, cửa số 4, Châu Thành Thánh Địa, vào lúc 10 giờ 30 sáng ngày 14 tháng 10
năm Quý Mão (29-11-1963) để chúng Tiểu đệ được trình diện với Hội Thánh và trình bày Uỷ nhiệm thư của Đức Hộ Pháp đã
ban cho từ năm 1956.
Châu ThànhThánh
Địa,13 tháng 10 năm Quí Mão (28-11-1963)
Thay mặt Ban vận
Động Chánh Sách Hoà Bình Chung Sống
Sĩ Tải Phạm Duy Nhung
Do lịnh của Thủ Tướng
Nguyễn Ngọc Thơ, sáng ngày 30-11-1963 Thiếu tá Vũ Đức Nhuần, tỉnh trưởng Tây
Ninh ra lịnh cho cảnh sát đến bao vây bắt Sĩ Tải Phạm Duy Nhung cùng 10 anh chị
em khác và đưa xuống Tổng nha cảnh sát Sài Gòn.
Vì ngại sự phản ứng của khối tín đồ Cao Đài,
làm chấn động ra Quốc tế mà bài học trước đây của Ngô Đình Diệm vấp phải là
đụng đầu với khối Phật giáo Việt Nam, mang tiếng xấu với Quốc tế dùng cường
quyền đàn áp Tôn giáo.Khi đến Tổng nha cảnh sát Sài gòn làm thủ tục xong đưa
luôn qua bót Ngô Quyền ở Chợ Lớn.
Thời Ngô Đình Diệm, bót
Ngô Quyền là bót dữ tợn nhứt trong nước, anh em nghe nói mình bị giam nơi đây
là phải chịu cực hình tra tấn, có cả những trường hợp bị thủ tiêu, vì vậy vô
đây là vào cửa tử. Anh em đến đây một tuần lễ còn đang điều tra từng người thì
có tin anh Trí là Đức Dõng đến thăm, cho nên anh em rất ngạc nhiên, vì nơi đây
cấm ngặt không cho thăm nuôi. Nhưng nguyên do người trưởng bót Ngô Quyền là anh
Hiển bạn thân với Đức Dõng, hai người này bị giam ở khám Chí Hoà trước đây cho
đến khi Ngô Đình Diệm bị đảo chánh mới được thả ra.Anh Đức Dõng đi tìm anh em,
mới hay sau ngày đảo chánh anh em họp báo ở Soái Kình Lâm và công khai dựng
bảng hiệu Hoà Bình ở ngoại ô Toà Thánh, rồi bị bắt đưa đi giam ở bót Ngô Quyền
(Chợ Lớn). Khi ra khỏi khám Chí Hoà anh Hiển được bổ nhiệm làm trưởng bót này.
Dịp may hiếm có anh Đức Dõng đến bót Ngô Quyền
để thăm anh em, được anh Hiển tiếp đón niềm nở.Anh Hiển được anh Đức Dõng giới
thiệu với nhóm Hoà Bình này là đồng chí và gởi gấm nhờ anh Hiển giúp đỡ. Từ đó
anh chị em được đối xử rất là dễ dãi, nhiều lần anh Hiển tự xuất tiền ra cho vợ
anh đi chợ mua thực phẩm chay về nấu nướng thết đãi anh em rất nồng hậu.Anh
Hiển và anh Mã Thanh Tâm (là phó) thường đến chuyện trò vui vẻ với anh em.Thừa
cơ hội thân mật này, anh em có ý kiến với anh Hiển là nên đối xử dễ dãi và
khoan dung đối với anh em tù chánh trị, dầu Tôn giáo hay Đảng phái nào cũng vậy
để bớt mang tiếng ác, cũng như lúc trước anh Hiển có cho anh em biết hồi anh ra
làm công an ông nhạc gia của anh có nhắc nhở anh như vầy : Mầy làm gì cũng ráng
để phước đức lại cho con mày.
Trong số 12 anh chị em bị
bắt sau ngày dựng bảng hiệu Hoà Bình có 5 vị Sĩ Tải :Nhung, Hưởng, Tú, Ngời,
Giảm, anh Trương Văn Quảng, ông Giáo Sư Thượng Giải Thanh, Nguyễn Ngọc Tước,
Nguyễn Ngọc Son.
Bên nữ phái có bà Chí
Thiện Võ Thị Ngưu, bà Giáo Hữu Hương Hoa và cô Trần Thị Cất.
Còn Sĩ Tải Nguyên bị công
an bắt ngày 13-4- Quý Mão (1963) trong khi đi xe đạp trên đường ngang qua nhà
ông Giáo Sư Hoài đến nhà ông Hưởng và điều tra tại Tây Ninh. Một tháng sau đưa
qua khám, gặp ông Tú, ông Nhơn, ông Nguyễn Hữu Được và Giáo Hữu Ngọc Diệp Thanh
(sắp được trả tự do), rồi đưa đi trại Lê Văn Duyệt Sài Gòn một trại giam bí mật
– giam các thành phần đặc biệt trong nứơc trên 300 người gồm các nhà sư Phật
giáo, sinh viên, các nhà trí thức như Thanh Lan, Võ Ngọc Thành ở Sa Đéc.
Sau ngày đảo chánh ông Ngô
Đình Diệm, ông Nguyên được đưa đi trại giam Tân Hiệp (Biên Hoà).
Năm 1964.
Số anh chị em ở bót Ngô
Quyền được 2 tháng thì đưa qua Đề lao Gia Định 1 tháng; với chế độ hà khắc ở
đây anh em tuyệt thực phản đối và yêu cầu giải quyết nội vụ của anh em Hoà
Bình.Cuộc tuyệt thực làm chấn động trong nhà tù, Bộ Nội vụ phải đến xoa dịu và
hứa giải quyết thoả đáng, rồi đưa anh em an trí tại trung tâm Tân Hiệp Biên
Hoà. Tại đây anh em gặp lại Sĩ Tải Nguyên, ông Lễ sanh Thượng Huyễn Thanh (Hứa
Huyễn) bị bắt ở Đà Lạt, ông Lễ sanh Ngọc Lý Thanh và ông Văn Hoà Vui.
Đến đây anh em đựơc Ban
quản đốc phân công tác:
- Ông Nhung được nghỉ dưỡng bệnh
- Ông Nguyên
Trưởng
ban hội hoạ
- Ông Ngời phụ ban Y tế
- Ông Giảm quản lý câu lạc
bộ
- Ông Hưởng văn phòng
- Ông Giáo Sư Giải Phòng
thăm nuôi
- Ông Son, ông Tước Trật tự
- ....
Trong số anh chị em bị bắt
kỳ này có cô Luật Sự Nguyễn Thị Nhãn (bị bắt sau ), vì cô đứng tên trong bàn
Tuyên Ngôn họp báo ở Soái Kình Lâm.Mấy tháng sau cô bệnh nặng, được trả tự do
trước, một thời gian ngắn cô qua đời.
Khi ở Tân Hiệp được 6
tháng, phái đoàn Bộ Nội vụ đến trại giam yêu cầu anh em làm cam kết không hoạt
động Hoà Bình nữa thì được trả tự do liền. Nhưng anh em đã trả lời dứt khoát.
Phái đoàn đến trại giam Thủ Đức cũng yêu cầu như vậy. Chị em nữ phái bị giam
riêng ở trại phụ nữ cũng cương quyết không làm cam kết.
Đại tá Trưởng phái đoàn Bộ Nội vụ có nói riêng
với ông Giáo Sư Thượng Giải Thanh và Lễ sanh Ngọc Lý Thanh: hai ông già rồi ở
tù khổ cực quá, sao hai ông không làm tờ cam kết để sớm được trả tự do cho khoẻ
thân.
Hai ông trả lời với ông
Đại tá là xác thân tôi khổ cực cũng không quan trọng vì mảnh thân này đã hiến
làm tế vật của Đức CHÍ TÔN mong cầu Hoà
Bình hạnh phúc cho toàn dân.
Quan trọng chăng là làm
sao đất nước được Hoà Bình nhân dân hết thống khổ, cốt nhục hết tương tàn, đó
là sở nguyện.Nay Đại tá biểu chúng tôi làm tờ cam kết không hoạt động Hoà Bình
nữa sẽ trả tự do liền, chúng tôi thà chết trong khám chớ không thể làm cam kết.
Phái đoàn có Trung tá Đạt,
hồi còn ở trong Quân Đội Cao Đài anh là Thiếu tá Phan Thiện Cảnh, ra Quốc gia
là Trung tá Nguyễn Phát Đạt, khi anh về Toà Thánh đến thăm Ngài Hiến Pháp,
thuật lại việc anh em Hoà Bình ở các trại giam không chịu làm tờ cam kết, Ngài
Hiến Pháp có nói : Như vậy cũng anh hùng đó chớ.
Phái đoàn tuy không làm
tròn nhiệm vụ của Bộ Nội vụ giao phó, nhưng họ cũng biểu lộ sự kính mến đối với
anh em, còn các tù chính trị bị giam chung ở các trại họ cũng nói thẳng với anh
em : Chúng tôi kính trọng anh em Hoà Bình Đạo Cao Đài.
Đến ngày lễ Quốc Khánh
(1-11-1964) có lịnh của Bộ Nội vụ trả tự do cho anh em, chỉ còn lại ông Nhung,
ông Quảng, ông Vui, ông Trà Duy Ut, anh em không chịu lên xe, đòi ở lại chờ về
hết.Ban Quản đốc mời ông Nhung lên giải quyết cho anh em, ông Nhung biểu anh em
cứ về lo công việc, chúng tôi sẽ về sau. Về Tổng Nha Cảnh Sát Sài Gòn, anh em
gặp lại cô Ba Ngưu, cô Chín Cất từ trại Thủ Đức xuống, làm thủ tục cùng về Toà
Thánh.
Một tuần sau, ông Nguyên
và ông Hưởng đến Tân Hiệp thăm ông Nhung, ông Quảng với mấy anh em còn lại. Ông
Nhung căn dặn khi về đến thăm cụ Phan Khắc Sửu ở đường Trương Minh Giảng.Đến tư
gia cụ Phan Khắc Sửu được cụ tiếp chuyện thân mật, anh em tự giới thiệu là Sĩ
Tải Hiệp Thiên Đài Toà Thánh Tây Ninh dự họp báo với ông Phạm Duy Nhung vừa mới
được trả tự do.
Thay mặt anh chị em mới
được trả tự do, ông Nguyên, ông Hưởng đến thăm viếng và tỏ lòng tri ân cụ Phan
Khắc Sửu đã can thiệp với Bộ Nội vụ trả tự do cho anh em Cao Đài, đồng thời
trình qua một số anh em vẫn còn bị giam giữ. Và cụ Phan Khắc Sửu đã yêu cầu
danh sách để cụ tiếp tục can thiệp với Bộ Nội vụ.
Kỳ sau ngày rằm tháng Chạp
năm Ất Tỵ (1964) ông Ngời cùng với ông Giảm đến Tân Hiệp thăm ông Nhung và anh
em, sau đó nghỉ ngơi qua đêm ở Thánh Thất
Chợ Lớn.Sáng hôm sau hai ông mặc sắc phục Đạo gọi taxi đi Dinh Gia Long.
Khi lên taxi tài xế biết 2 người này là Đạo Cao Đài và hỏi:Hai ông đi đâu ? Trả
lời: đi Dinh Gia Long. tài xế tỏ vẻ ngạc nhiên và hỏi : Có phải 2 ông đi gặp
Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu không ?
Trả lời: Phải. Trong câu
chuyện trên, người tài xế mới biết chúng tôi là người Hoà Bình mở cuộc họp báo
ở nhà hàng Soái Kình Lâm sau ngày đảo chánh ông Diệm và bị bắt.
Người tài xế nói tiếp: Tôi
có đọc báo thấy việc tranh đấu của quí ông, giới nghèo chúng tôi hoan nghinh
lắm. Khi đến Dinh Gia Long anh em trả tiền nhưng người tài xế cương quyết không
lấy và nói rằng: Mấy ông tranh đấu cho đất nước, chúng tôi đưa một khúc đường
có đáng gì đâu.
Khi đến Dinh Gia Long, hai
ông Ngời và ông Giảm được cụ Phan Khắc Sửu tiếp chuyện và hứa can thiệp cho số
anh em còn lại được trả tự do.
Ngày 22 tháng Chạp năm
Giáp Thìn (24-1-1964) ông Nhung được trả tự do.Ngày 28 tháng Chạp ba ông Nhung,
Nguyên và Hưởng đi Sài Gòn để trả lời cảm ơn Cụ Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu.Ông
Nhung cũng gỡ bức ảnh Đức Hộ Pháp đang đeo trên ngực trao tặng cụ Quốc
Trưởng.Cụ vui vẻ nhận và gởi lời thăm Hội Thánh Toà Thánh Tây Ninh.
Cụ Phan Khắc Sửu là một
Chức Sắc cao cấp thuộc phái Cao Đài Thống Nhứt
Năm
1965.
Đêm giao thừa năm Giáp
Thìn bước qua năm Ất Tỵ (1965) Đức Hộ Pháp giáng dạy và cho một bài thi:
THI
" Tân xuân hoà điệu với chung trà
Tâm Đạo nghiệp Đời hợp khúc ca.
Cứu khổ kỳ ba ra cứu thế
Khai khoa hội một vận thành khoa
Chương Đài đề án Xa thơ chuyển,
Chiến trận nghi binh xã tắc hoà
Thế giới về đây nương Diệu pháp
Cao Đài độ chúng hội Long Hoa."
Đêm mùng 2
tháng Giêng năm Ất Tỵ (3-2-1965 ) 9 giờ tối Đức Hộ Pháp giáng dạy như sau :
HỘ PHÁP
Mừng các em,
Bần Đạo
không còn điều chi vui vẻ hơn. Các em đã làm nên Đại nghiệp, mà cả thế giới chưa hề có ai làm
đặng.
Vinh diệu quá đổi tưởng cả
Thiên Cung đều hoan hỉ mà chớ.
Quì xuống cả thảy:Bình
thân.
Nhân danh Đại Từ Phụ Bần
Đạo ban phép lành cho toàn thể. Bây giờ Bần Đạo không lấy tình riêng mà dạy
nữa, Bần Đạo đã giao Chơn Pháp trong tay Nhung. Các em hiểu.
Vậy thể theo Thiên Lịnh
Bần Đạo quyết định:
Điều thứ nhứt: Toàn thể
thọ tùng Chơn Pháp thế Thiên cứu thế.
Điều thứ hai: Mỗi sở hành
phải đặt trọn tâm chí vì Đạo cứu Đời không để tà quyền lấn áp, tùng Thiên Mạng
Thiên Phẩm. Phạm Duy Nhung phải để trọn tâm đặng điều hành thay Đức Hộ Pháp
trong cơ cứu khổ và cứu thế, những điều quyết định phải đầy đủ Chánh Pháp.
Điều thứ ba : Đặt toàn thể
với cơ cứu khổ và cứu thế, nếu ai vi phạm sẽ chịu ngũ lôi tru diệt.
Ban Thống Nhứt lãnh thi
hành Thiên Lịnh.
THIÊN LỊNH THỨ NHÌ
Vâng Thánh Chỉ Đức CHÍ TÔN.
Điều thứ nhứt : Nay lập
Ban cố vấn tối cao.
Trưởng ban: Hiến Pháp Trương Hữu Đức
Phó Ban: Bảo Thế Lê Thiện Phước
Cố vấn:
- Thượng Đầu Sư Thượng
Sáng Thanh.
- Chơn Nhơn Đỗ Văn Viện
- Chơn Nhơn Lê Văn Trung
- Nữ Chánh Phối Sư Hương
Lự
- Nữ Phối Sư Hương Nhiều
(Phần Nữ phái bấy nhiêu đã đủ).
Điều thứ nhì: Ban Thống
Nhất gồm có :
- Sĩ Tải Nguyễn Thành
Nguyên Trưởng ban
- Sĩ Tải Huỳnh Văn Hưởng Phó ban
- Sĩ Tải Đỗ Hoàng Giảm Tuyên Huấn
- Sĩ Tải Nguyễn Văn Tú Tổ chức.
- Sĩ Tải Hưởng Kiêm Thanh
Tra, Sĩ Tải Tú kiêm tài chánh. Phần liên lạc không có tên trong Ban.
- ChíThiệnVõThịNgưu:TrưởngbanmiềnNam (nữ phái)
- Giáo Hữu Hương Hoa Phó
Ban Thống nhất ( Nữ phái.)
- Giáo Sư Thượng Giải Thanh
Phó Ban Thống nhất( Nam phái).
Giao cho Nữ Chí Thiện Ngưu nội 3 ngày phải lập
xong ban miền Nam Nữ phái.
Lễ Sanh Ngọc Lý Thanh
Trưởng ban miền Nam phải lập xong Ban
trước 10 ngày, riêng các em Lê Văn Xã lãnh ngoại vụ phụ trách tổ chức ban Thống
nhất.
Điều thứ ba: cơ cứu thế
tùng lịnh Thiên mạng Phạm Duy Nhung, Thiếu Tướng Trương Văn Quảng, đặc uỷ phụ
tráchThiên Mạng, Sĩ Tải Nguyễn Minh Ngời, phụ tá đặc uỷ Lê Văn Xã.
Điều thứ tư: Tuỳ sứ mạng
mỗi vị có văn phòng và nhơn viên riêng cơ cứu thế tuỳ định.
Điều thứ năm: Tất cả tùng
lịnh cứu thế nếu ai phạm sẽ bị ngũ lôi tiêu diệt.
Điều thứ sáu: Ban Thống
nhất thi hành Thiên Lịnh. Thánh Lịnh lập xong các em tùng Thiên mạng mà hành
sự. Riêng mình Bần Đạo cho hay là các em sắp hát tuồng mà cả Chư Phật, Tiên,
Thánh, Thần đều túc trực ủng hộ mỗi em.
Để Nhung nghỉ, Bần Đạo
kiếu.
Thăng
* * *
Chiều
ngày mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Thánh Ý Đức Thầy anh chị
em các Ban bộ tề tựu đến nhà ông Thanh Phong đông đủ.
8 giờ 30 đêm 10-1-Ât Tỵ
(11-2-1965)
Chỉnh Đàn. Tiếp Điển.
THI
Nhẹ nhàng cảnh lạc một mình Thầy.
Khóc bấy nhiêu con chịu đoạ đày
Muốn cứu con thơ còn thiếu sức
Phàm gian khó đến cậy Thiên oai
Thiên
oai con hỡi hãy vì Ta,
Giúp
kẻ vô tâm lánh nẻo tà
Chớ
thẳng tay cân e tội chúng,
Đỡ
nâng từ đứa đẹp nên nhà.
Ban ơn các con. Thăng
HỘ PHÁP
Chào mấy con.
Vinh diệu cho cả thảy. Đại
Từ Phụ đã giáng lời châu ngọc.
Các Ban bộ như vậy được
rồi, cho Trần Kim Phụng làm Tổng thơ ký ban Châu Thành nữ phái.
Các em ráng lo tròn nhiệm
vụ.
* * *
THIÊN LỊNH THỨ BA
Điều thứ nhứt: Lập ban miền Nam
Nam phái
Điều thứ hai: Lập ban miền
Nam Nữ phái
Điều thứ ba: Lập ban Châu
Thành Nam và Nữ, còn các Ban liên tỉnh là lịnh của Ban Thống nhứt.
THIÊN LỊNH THỨ TƯ
Điều thứ nhứt: Giao cho Truyền trạng Võ Văn Nhơn lập thành Ban Vận
Động cựu chiến sĩ, cựu Trung tá Lê Văn Thoại cố vấn.
Điều thứ hai: Truyền Trạng
Võ Văn Nhơn lãnh phận sự ngoại vụ phụ trách tuyên huấn Thống nhứt, cựu Trung tá
Thoại lãnh cố vấn phụ tá cứu thế.
Điều thứ ba: Đại Tá Nguyễn
Kim Vinh tùng lịnh phụ tá, phụ trách cứu thế về quân bị, Trung tá Nguyễn Ngọc
Sơn tuỳ viên quân bị, Trung Tá Vinh tuỳ viên văn phòng, Trung Tá Được tuỳ viên
chiến thuật.
Điều thứ tư: Đại uý Vui
cán bộ cứu thế tùng lịnh tổ chức ban Thống nhứt và tuỳ viên chiến thuật cứu
thế.
Điều thứ năm: tất cả tùng
lịnh nếu phạm ngũ lôi tru diệt.
Điều thứ sáu: Ban Thống
nhứt thi hành Thiên lịnh. Tất cả có mặt nơi đây nhứt thiết tùng lịnh mà hành sự
cho đắc lực, cơ cứu thế đến lúc thi hành sứ mạng, cơ cứu khổ đến lúc qui động
toàn thể.
Bấy nhiêu để rồi tạm xuất
ngoại chỉ các em Sĩ Tải hầu đàn. Nhơn ở lại.
Về các em công việc bề bộn
lắm đó, sáng 12 Nhung cứ đi, Bần Đạo và anh cả hỗ trợ, thêm có Nguyên và Hưởng
như trước.
Cứ thẳng thắn và cương
quyết, chúng sẽ lấy làm lạ về các em.Chuyện bắt gió nắn hình đã ra thiệt tướng
chỉ lúc này đủ cơ hội. Nhung cứ đòi hội kiến đủ như đã định chúng sẽ ngơ ngác,
cả thảy bằng không e cho tiêu tan mà chớ.
Các em lãnh Thiên Mạng thì
cả thế quyền chẳng còn làm chi nữa đặng.
Còn phần Hội Thánh các em chẳng có chi ngại, vui lắm các
em.Nhung nếu khoẻ cũng nên phò thêm một đàn cho Bát Nương đến với nữ phái.
Bần Đạo kiếu.
Thăng
* * *
TÁI CẦU BÁT NƯƠNG.
Chị mừng các em Nam, Nữ.
Đã lâu chị ráng đến với
các em Hiệp Thiên, nay hội ngộ đông đủ chị rất vui, mà nhờ các em nâng đỡ toàn
phái nữ.
Các em ơi, cả thế gian đang lận đận vì nẻo chánh tà bất
phân, lại thêm nỗi nơi cửa Đạo không người kềm giữ.Các em đã may duyên được thọ
hồng ân mà nhận định được đường lối rõ ràng, bước kịp đúng vô thiên cơ, các em
hẳn vui, nhưng chị cũng còn buồn đó chút.
Các em à, em ngã chị nâng,
các em đã hiểu lòng ưu ái vô biên của Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu, vậy mà trước
mắt các em đã diễn nhiều đau thảm, vậy tay ai nâng đỡ đây ? Chị chỉ còn có các
em vậy, các em khá giúp chị trong cơ
giáo hoá nghe.
Bình thân.
Các em gái.
Phận nữ lưu ươn hèn quá đỗi
Hể lởi ra lắm nỗi ganh đua
Đêm ngày những tính hơn thua,
Nhớ đâu phận nữ giúp vùa cơ sanh
Ngặt lắm nỗi giọng hành tiếng tỏi
Quên lời hoà lầm lỗi tình thương
Giúp nhau nên phận nên trường
Giúp nhau từ ái mở đường ái nhân.
Này các em tính lần năm tháng
Đời qua rồi có đáng là
bao
Đẹp xinh cho kẻ má Đào
Là nâng nhân ái ngọt ngào lời đưa
Nếu gặp kẻ thiếu trưa mất sớm
Các em ơn phải mớm cơm nhau
Giúp nhau chẳng biết nghèo giàu
Giúp nhau chỉ biết tình trao cửa hoà
Dầu có kẻ phôi pha bội bạc,
Phải ráng nâng giác đác đủ lời,
Em đau chị lẽ nào
ngơ
Chị đau em giúp tạo đời tương thân
Nơi cử ái việc trần nay gánh
Các em ơi khá lánh lợi danh
Theo chân Ngự Mã đắc thành
Công tu muôn kiếp đã dành giờ đây
Các em nhớ lấy phận đầy
Chị mừng cho cả hưởng lây ân hồng.
Chị kiếu.
TỔ CHỨC BAN MIỀN
NAM, NAM PHÁI VÀ NỮ PHÁI
Đức Thầy giao nội trong 3
ngày phải thành lập cho xong Ban Miền Nam Nữ phái, bà Trưởng ban Chí Thiện Võ
Thị Ngưu thấy bên Nữ phái thiếu người, nên đề nghị cử mấy bà bạn đời của mấy vị
Sĩ Tải, được Ban Thống nhứt chấp thuận.
BAN MIỀN NAM NAM
PHÁI
Trưởng Ban: Lễ sanh Ngọc Lý Thanh.
Phó Ban: Ngọc Của Thanh.
Tổng Thư Ký: Nguyễn Ngọc Son.
Uỷ viên
tổ chức: Phan Châu Ninh.
Uỷ viên
tuyên huấn: Trần Tiết Hờn.
Uỷ viên
tài chánh: Lễ sanh Ngọc Hẳng Thanh.
Uỷ viên tài
chánh: Lâm Thế Thanh.
Uỷ viên thanh tra kiểm soát: Trà Duy Ut.
Uỷ viên liên lạc: Trần Văn Song.
BAN MIỀN NAM NỮ PHÁI.
Trưởng Ban :
Bà Chí Thiện Nguyễn Thị Ngưu.
Phó Ban: Bà Giáo Sư Trần
Hương Các.
Phó Ban: Bà Lễ Sanh Trần
Hương Dung.
Tổng Thư Ký: Bà Bùi Thị
Hừng.
Uỷ viên tổ chức: Chánh Trị
Sự Đỗ Thị Tư.
Uỷ viên tuyên huấn: Bà Huỳnh
Thị Biếu, Bà Tạ Thị Dậu.
Uỷ viên tài chánh: Bà Phạm Thị Nguy.
Uỷ viên thanh tra: bà Thái
Thị Sử, bà Lê Thị Phiền.
Uỷ viên liên lạc: …
Thư ký: Cô Trần Thị Cất.
* * *
Sáng ngày 12 tháng Giêng
năm Ât Tỵ (13-2-1965), vâng lịnh Đức Thầy, ông Nhựt Quang, Thanh Quang và Tôn
Hưng đi Sài Gòn đến Dinh Gia Long yết kiến Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu. Nhựt
Quang được cụ Sửu mời lên phòng khách đàm Đạo, còn Thanh Quang và Tôn Hưng đàm
đạo với Dân biểu Bửu Đà,
Hơn 30 phút yết kiến với
Quốc Trưởng ông Nhựt Quang trở xuống cùng Thanh Quang, Tôn Hưng về Chợ Lớn trọ
phố lầu của ông Phong Quang và ông Nhựt Quang cho biết ông còn phải ở lại đàm
luận thêm cùng Quốc Trưởng, nên buổi chiều Thanh Quang và Tôn Hưng trở về Toà
Thánh
THẦY DẠY BAN HÀNH
THIÊN LỊNH CHO BAN CỐ VẤN TỐI CAO
Ngày 19 tháng Giêng năm
Aát Tỵ (20-2-1965), sáu vị Sĩ Tải mặc sắc phục Đạo Hiệp Thiên Đài đến biệt xá
Ngài Hiến Pháp hành lễ Đức CHÍ TÔN cầu
nguyện để dâng Thiên lịnh cho Ngài.
Sau ngày 20 tháng Giêng
năm Ất Tỵ, 6 vị Sĩ Tải vào văn phòng Hiệp Thiên Đài hành lễ xong, dâng Thiên
Lịnh cho Ngài Bảo Thế và lần lượt dâng Thiên Lịnh cho Quí Ngài, Quí bà nhơn
viên cố vấn.
Hội Thánh liền triệu tập phiên họp bất thường tại Giáo
Tông Đường lên án sáu vị Sĩ Tải truyền bá cơ bút bất hợp pháp. Nên
ra sắc lịnh số 23/SL ngày 9-2-Ất Tỵ (1965) và Đạo Lịnh số 22/SL ngày 11-2-Ât Tỵ
(1965) trục xuất sáu vị Sĩ Tải ra khỏi Đạo. Nhưng anh em Sĩ Tải không ký nhận Sắc Lịnh và Đạo Lịnh do
Hội Thánh vì việc trục xuất bất hợp
pháp.
* * *
Chiến cuộc Việt Nam đến
hồi quyết liệt, Không lực Việt Mỹ gia tăng oanh tạc Bắc Việt, ông Nhung ra bản
Tuyên cáo đem đến Sài Gòn trình bày với Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, Thủ tướng
Phan Huy Quát, Phó Thủ Tướng kiêm kế hoạch Trần Văn Tuyên và Trung Tá Liễu Tổng
Giám Đốc Cảnh Sát toàn quốc. Cụ Quốc Trưởng hứa ủng hộ và sẽ cho đăng Tuyên cáo
trên báo chí. Luật sư Trần Văn Tuyên (Phó Thủ Tướng) cho biết rằng Bản Tuyên
Cáo không phạm chính trị và không phạm Hiến Pháp. Ông Nhung cũng đựơc khuyên
nên họp báo và luật sư Trần Văn Tuyên vận động giấy phép giúp cho. Nhưng chờ
mãi hơn một tháng sau giấy phép cũng không có và Bản Tuyên Cáo cũng không được
đăng.
Đến ngày 15-3. Không lực
Việt Mỹ oanh tạc dữ dội nhiều nơi nhứt là căn cứ Phủ Quỳ cách Hà Nội 100 cây
số. Còn Việt Minh mở những trận đánh lớn ở miền Nam.
CUỘC HỌP BÁO Ở LỮ
QUÁN MAJESTIC TẠI SÀI GÒN
(Ngày 17-3-1965)
Ông Nhung và anh em viết
thơ mời đại diện báo chí trong và ngoài nước cùng các hãng thông tấn, họp tại
Lữ Quán Majestic (Nhà hàng Hoàn Mỹ) Sài Gòn,( 15-2-Ât Tỵ)
Cuộc họp báo được đông đủ
báo chí, các hãng thông tấn Việt Nam và ngoại quốc tham dự.Ông Nhung bị bắt,
còn anh chị em mặc sắc phục Đạo, cùng các nhà báo, các hãng thông tấn bị giải
tán ra về, nhưng bản tuyên cáo họp báo cũng đầy đủ các tài liệu về Hoà Bình
được phân phát cho các đại diện báo chí và thông tấn xã.
Đây là nguyên văn Bản
Tuyên Cáo.
Và cuộc phỏng vấn của báo
chí và các hãng thông tấn xã.
Ông Nhung bị đưa về Tổng
nha cảnh sát Sài Gòn giam chung với luật sư Trịnh Đình Thảo, luật sư Nguyễn
Long, bà Ngô Bá Thành (tiến sĩ). Kỹ sư Cang, Kinh lý Nhơn, một số nhà trí thức
yêu nước với nhóm bảo vệ Hoà Bình của bác sĩ
Phạm Văn Quyến họp báo tại nhà hàng Thanh Thế bị bắt, nhóm này có ba
người : bác sĩ Quyến, nhà báo Cao Minh Chiến, Thanh Thương Hoàng, ba người này
bị tống xuất ra Bắc, máy bay chở ra thả dù xuống bên kia sông Bến Hải; Chánh
Phủ Miền Nam làm việc này bị dư luận trong nước và thế giới cực lực phản đối.
Sau khi cuộc họp báo ở
Majestic, Đài phát thanh Sài Gòn mỗi đầu giờ có tin tức cứ đọc đi đọc lại Sắc
Lịnh Hội Thánh trục xuất 6 vị Sĩ Tải ra
khỏi Đạo và không nhìn nhận cuộc họp báo về Hoà Bình của Đức Hộ Pháp là của Đạo
Cao Đài và đăng tải các báo ở Sài Gòn.
Tờ Sống Mới số 177 ngày
22-3-1965.
Tờ Thời Sự Miền Nam số 18
ngày 21-3-1965.
Tờ Dân Chủ Mới số 365 ngày
25-3-1965.
Tờ Tự Do số
2318 ngày 25-3-1965.
Tờ Xây Dựng
số 348 ngày 21-3-1965.
Đáp lời
phỏng vấn của báo chí về tụ họp báo ở Majestic quí anh lớn tuyên bố rằng Toà
Thánh Tây Ninh đã trục xuất 6 vị Sĩ Tải ra khỏi Đạo vì có hành vi thân Cộng.
Báo Chính Luận
số 295 ngày 20-3-1965.
Báo Dân
Quyền số 1104 ngày 20-3-1965.
Đến giai
đoạn các anh lớn cầm quyền Đạo hợp tác chặt chẽ với quyền Đời để triệt hạ chính
sách Hoà Bình của Đức Hộ Pháp.
* * *
Sau cuộc họp
báo ở Lữ Quán Majestic ngày Chúa nhật 19-2-Ất tỵ (21-31965) một số anh chị em
tề tựu tại tư gia ông Giáo Hữu Thượng Dự Thanh để nghe tường trình cuộc họp báo.
1 . Giáo Sư Thượng Giải
Thanh.
2 . Lễ Sanh Ngọc Lý Thanh.
3 . Truyền Trạng Võ Văn
Nhơn
4 . Sĩ Tải Huỳnh Văn Hưởng
5 . Sĩ Tải Nguyễn Văn Tú
6 . Sĩ Tải Đỗ Hoàng Giảm
7 . Lễ Sanh Ngọc Hẳng
Thanh.
8 . Nguyễn Văn Tước.
9 . Đại Uý Dương Tấn Được.
10 . Võ Văn Nhạn.
11 . Huỳnh Văn Nhu.
12 . Nguyễn Thiến.
13 . Nguyễn Đặc.
14 . Lễ Sanh Thượng Sâm Thanh.
15 . Võ Ngọc Yên.
16 . Phạm Văn Âm.
17 . Nguyễn Văn Mạnh.
18 . Lê Thành Dương.
19 . Huỳnh Văn Bảy.
20 . Phan Châu Ninh.
21 . Hồng Minh Nhựt.
22 . Nguyễn Văn Hồng.
23 . Đỗ Thị Tư.
24 . Nguyễn Thị Điệp.
25 . Lễ Sanh Phạm Hương
Phước.
26 . Phạm Kim Hên.
27 . Trần Thị Cất.
28 . Đỗ Thị Ba.
29 . Huỳnh Thị Nô.
30 . Chí Thiện Võ Thị Ngưu.
31 . Huỳnh Thị Biếu.
32 . Trần Hương Dung.
33 . Thái Thị Sử.
34 . Tạ Thị Dậu.
35 . Lê Thị Phiền.
36 . Bùi Thị Hừng.
Trong lúc hội họp vừa xong
thì ông Chánh Trị Sự Đầu Hương Đạo sở tại đến hỏi anh em tựu họp làm gì đây và
không cho anh chị em ra về để ông đi báo cáo Đầu phận Đệ ngũ. Đầu phận Đệ ngũ
báo cáo lên Khâm Thánh Thánh Địa. Khâm Thánh Thánh Địa báo cáo lên quí anh lớn,
các anh lớn cầm quyền Đạo và các anh lớn báo cáo đến tỉnh trưởng Tây Ninh là
Thiếu Tướng Lê Văn Tất. Tỉnh trưởng ra lịnh cho Quận Trưởng quận Phú Khương đến
bắt anh chị em.
Vào lúc 4 giờ chiều xe công an quận Phú Khương
đến bắt chở đi 30 người ra Tây Ninh. Bị giam ở Tây Ninh 4 tháng thì một số anh
em được thả ra, còn lại 12 người phái nam đưa đi trại giam Chí Hoà (Sài Gòn) và
1 phái nữ bị đưa đi Thủ Đức.
£Thời gian này 2 ông
Nguyên và Ngời chưa bị bắt. Hai ông có
gởi thơ : Đại Sứ Anh Quốc ở Sài Gòn; Chủ tịch Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát đình
chiến tại Việt Nam; Đại Sứ Ấn Độ nhờ chuyển giao thơ cho Uỷ Hội Quốc Tế kiểm
soát đình chiến và ông Tổng Thơ ký Liên Hiệp Quốc, ngày 19-4-1965. Thơ gởi Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hoà ở Sài
Gòn và Ông Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ ngày 26-4-1965.
Sau khi gởi thơ này, 2 ông
Nguyên và Ngời bị Tổng Nha Cảnh Sát Sài
Gòn mời xuống trình diện.Hai ông chuẩn bị vào tù, ra đi đúng ngày lễ qui Thiên
của Đức Hộ Pháp mùng 10 tháng 4, hai ông bị giam chung với ông Nhung và một số
nhà trí thức tại câu lưu xá.
Đêm 14-4-Ất Tỵ ông
Nhung chấp bút được cụ Phan Sào Nam
(Bạch Vân Động) về trò chuyện và cho một bài trường thiên làm cho các nhà trí
thức yêu nước bị giam chung thích thú, tin tưởng, nhất là ông luật sư Thảo và
luật sư Long.
Ngày 20-5-1965 quân đội
đảo chánh Thủ Tướng Phan Huy Quát bất thành,
có một số Sĩ Quan bị bắt đưa vào Tổng nha.
Ngày 19-7-1965 xe Tổng nha
cảnh sát Quốc gia đến đưa 3 ông Sĩ Tải Nhung, Nguyên, Ngời, một số trí thức, sĩ
quan qua trại giam Tân Hiệp (Biên Hoà). Ở đây gặp lại ông Quảng còn làm hoả
thực, ông Vui làm đại diện phòng G.
Ngày 24-8-1965, Tổng nha
đưa 3 ông Nhung, Nguyên, Ngời về khám Chí Hoà. Ngày 16-8-1965 12 anh em ở Tây
Ninh cũng đã đưa xuống khám này vào lúc 5 giờ chiều.
Ngày 30-10-1965 ông Nhung,
Nguyên, Ngời đi dự thẩm giáp mặt ông Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên.
Ngày 13-10-Ât Tỵ nhằm ngày
vía Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, 15 anh em cùng chung phòng ăn mặc
chỉnh tề hiến lễ Đức Quyền Giáo Tông vào lúc 2 giờ tối. Đức Quyền Giáo Tông có
giáng bút cho một bài thi :
Thượng tuần sẽ gặp đặng duyên Trời
Trung nghĩa rồi đây đuốc huệ khơi
Nhựt xuất Đông nam an phước địa
Mừng chung Qua đến dặn đôi lời.
Đêm 30-10-Ât Tỵ
(22-11-1965) Bà Bát Nương giáng bút cho bài thi an ủi trong tù.
CHỊ MỪNG CÁC EM
Hớn hở đường mây gót rổi dong
Liên quan thế tục vẫn tinh thông
Bạch thanh giữ nét làm tâm đức
Vui với duyên Trời phỉ toại lòng.
TIẾP VĂN
Toại lòng sĩ mở đường cứu chữa
Chữa cảnh trần hết lửa tang thương
Cùng nhau dắt díu lên đường
Cùng nhau học hỏi hoà phương an nhàn
Chẳng mấy lúc cờ tam chiếu rạng
Giúp nhà Nam chói sáng cờ hoà
Giúp nhau bước khỏi can qua
Giúp nhau lánh khỏi san hà nát tan
Rồi sớm tối qua lần sấm chớp
Cả Bắc Nam lớp lớp đau thương
Còn mang mộng mị tơ vương
Cho hay sắp đến bước đường nguy nan
Rồi sẽ thấy tan hoang cây cỏ
Rồi sẽ xem khói toả trời chiều
Rồi ra chợ búa đìu hiu
Rồi ra tang tóc chích chiu lẻ bầy
Chỉ có kẻ biết thầy mến Đạo
Chỉ có người biết tạo nguyên căn
Chỉ xem được phép thiên văn
Chỉ tường sau trước mới răn được trần
Cậy tay ai lấy nhân làm nghĩa
Cậy đường mô trổ tía khoe hồng
Cậy tay những kẻ dày công
Cậy tay thọ khổ cứu dòng Lạc Long
Rồi sẽ thấy ân hồng thoả đáng
Rưới chan đầy lai láng phủ phê
Đừng vì khổ nhọc ê chề
Mà không luyện kỷ kình nghê tới ngày
Mau thoát khỏi căn đày lối đoạ
Mau rời nơi kềm toả tinh thần
Chẳng chi lo sợ lăng xăng
Chẳng chi qua khỏi quyền năng của Trời
Đây sẽ thấy ngày rời vui vẻ
Để mà đem lời lẽ trao tria
Mượn lời đặng tạo nền hoà
Dứt cơn
khổ nạn sớm già ngày đông
Xuân điểm hồng muôn vàn hoa nở
Xuân tươi màu sặc sở lá cây
Chim ca ríu rít tung bay.
Một màu hoà ái mến tài Trời ban
Đợi chi hẳn vài mươi là đủ
Có đâu lâu ráng nhủ lòng tươi
Sau ngày tang tóc có người
Đứng ra cứu khổ cơ trời định phân
Dầu cảnh trần có bao nhiêu thảm
Cũng không lâu chỉ lắm đầu chân
Hết đông thì hết tuyết dần
Hết đông thì đặng rõ phần thiệt hư
Chị mừng thấy chơn như đã đủ
Chị mừng cho cảnh tú thanh nhan
Chị mừng hết cả đồng an
Chị vui có được một đàn em ngoan
Vậy an tâm qua lằn ác khí
Không chi đâu lấy trí mà đong
Không ai hơn được Lý Thông
Không ai nói được chuyện ông Thầy Trời
Chị mừng lắm các em ơi.
Cứ yên tâm.
Chị kiếu.
Sáng ngày
1-11-Ât Tỵ (25-11-1965) Luật sư Trịnh Đình Thảo đến
khám Chí Hoà thăm anh em. Ông hứa khi ra toà cụ sẽ biện hộ cho ông Nhung. Thay
mặt 15 anh em để lời cảm tạ ông chịu khó đến đây thăm anh em làm cho Ban giám
thị và tù nhân khác rất chú ý. Khi ra về cụ hứa biện hộ cả 15 anh chị em miền
Trung bị bắt giam ở Đà Lạt.
Ngày 4-11-Ất
Tỵ (26-11-1965) ông Nhung bị bệnh đưa qua nhà thương Chợ quán điều trị.
Sáng mùng 3 tháng 11 năm
Ât Tỵ (30-11-1965) 13 anh chị em đưa đi dự thẩm lãnh án lịnh miễn tố.
25-11-Ât Tỵ (17-12-1965) 12 anh chị em được
trả tự do, còn ông Nguyên, Ngời và Nhung đang nằm nhà thương Chợ Quán.
Khi anh em từ Khám Chí Hoà
ra tới đường Lê Văn Duyệt, biết là tù được trả tự do nên tài xế tắc xi hỏi: Mấy
ông đi đâu ?
- Đi bến xe Tây Ninh
- Mấy ông có phải là người
Đạo Cao Đài không ? Làm gì bị bắt ?
- Chúng tôi là người Đạo
Cao Đài họp báo Hoà Bình tại Lữ quán Majestic bị bắt
- Người tài xế nói: như
vậy là tốt lắm, chúng tôi đọc báo thấy thích lắm. Khi đến bến xe họ không lấy
tiền nhưng anh em Hoà Bình cương quyết trả cho được và để lời cảm ơn sự thông
cảm sâu sắc của anh em tài xế tắc xi.
Năm
1966.
Ngày mùng 8 tháng Giêng
Bính Ngọ (28-1-1966) ông Nhung từ bệnh viện Chợ Quán trở về khám Chí Hoà tặng
cho anh em một bài khai bút tết năm Bính Ngọ.
THI
NGỤC TRUNG XUÂN
CẤM
Bính Ngọ giao thừa pháo nổ vang
Nằm lao Chợ quán đón xuân sang
Trà thiu hương vị như mai cúc
Chiếu trách hình dung tợ phụng hoàng
Tiếng chúc phong vân hưng huyết nhục
Lời mừng vũ lộ dựng tâm cang
Tân niên cứ lập nền minh đức
Mới rõ Thiên oai cứu thế gian.
Phạm Duy Nhung
Thời gian nằm bệnh xá Chí
Hoà, ông Nhung xuất thần viết bản Hội kiến Huyền Thiên.
Trung tâm cải Huấn Chí Hoà
Sài Gòn, Ngày 16-7-Bính Ngọ (dl 30-8-1966) Tý Sửu thời.
HỘI KIẾN HUYỀN
THIÊN
1 . Thanh nhàn dạo bước chốn huê viên
Nhìn thấy xa xa bóng Mẹ hiền
Vội vã sấp mình thân đãnh lễ
Lẹ làng nhẹ gót đến đằng liên
Dao Trì chói rạng hào quang Phật
Bát Bửu chói loà pháp diệu Tiên
Tiếng biểu định thần mà hội kiến
Nhìn lên Ngọc Bảng rõ Huyền Thiên. (Phật Mẫu)
2. Thiên Sứ quỳ dâng Tịnh Thuỷ Bình
Tay nâng mới biết pháp huyền linh
Trước đền Ngự Mã oai nghi trấ (Đức Hộ Pháp )
Bên điện Cửu Nương uyển dịu trình (Cửu vị Phật)
Văng vẳng âm thanh ban trí mẫn
Nhẹ nhàng dương
tuyến biến Thần Minh
Nhìn ra bên chiếc Long Tu Phiến
Thượng Phẩm lời mừng tiếng đệ huynh
3. Huynh đã rời
xa chốn bụi hồng
Biết chăng đệ vẫn bước gai chông? (N. Quang than)
Nhịp cầu trăm tuổi còn chưa thoát
Nợ thế bao thời mãi chẳng thông
Ngự Mã vội vàng lên tiếng hỏi
Thiên Thơ vững chắc há lời trông
Nghiệp trần phải trả xưa nay hẳn
Chỉ kiếp này thôi lịnh Hoá Công.
4 . Công nghiệp rõ ràng em ráng nâng
Sửa đường Đạo Thế trổ hoa xuân
Nhứt Nương êm ái lời khuyên chúc
Ngọc Nữ tưng bừng tiếng hát dâng
Xây đắp vốn là đường dục tấn
Sửa đường ấy cũng lối thường luân
Quan Âm nhẹ trỏ ngoài phong vũ
Cõi Bắc ào ào
biểu định phân
5 . Phân thành chơn giả cả Đông Tây
Đã sẳn Lục Nương sức hiệp vầy
Xua đuổi kình ngư cho hổ rống
Dẹp đùa ác điểu biểu rồng bay
Lịnh truyền nhân nghĩa vang như sấm
Chỉ chiếu Hiếu Trung sáng tợ mây
Nhìn lại điện quang đà tỏ rõ
Dà Lam đem đến Sắc Ân thầy
6 . Thầy dạy giúp hoà Lý Đại Tiên
Cửu Trùng tu chỉnh được nên giềng
Xa Thơ chuyển bánh xa tai ách
Đạo pháp an nơi sạch nẻo phiền
Trong sáng tâm thần như học bác
Thảnh thơi trí não sánh thâm nghiêm
Cẩm Đường chị tặng em cài áo (Nhị Nương)
Nồng nực hương thơm đáng Hiệp Thiên
7 . Thiên Chức cao sang đẹp tuyệt vời
Cớ sao lại đến kẻ lưng vơi? (Nhựt Quang thán)
Mỏi mòn thể xác khôn đương gánh
Lở dở Huyền Cơ chẳng phải chơi !
Nhìn cõi mông lung xem điển chớp
Ngó miền biển khổ thấy sao dời
Thân phàm gió bụi thuyền đưa khách
Phủ gấm bờ duyên mới phận Trời (Tam Nương).
8 . Trời cao đất thấp há đâu leo
Lại đỉnh Thiên Cơ chốn nghịch lèo
Liểu điểm Nhựt Quang thêm sáng ảnh (Ngũ Nương)
Ngọc hoà Thu tiết Khiết trong veo (Cửu Nương)
Bạch Liên chẳng mọc trong vườn thắm (Bát Nương)
Hồng phúc thường gieo tại cảnh nghèo
Chiếu diệu Linh Tâm mờ sắc tướng
Mở bầu pháp dược thế mừng reo
9 . Reo
vang Điện Ngọc rõ chim Loan
Thiên Hậu hiện ra trước Phật Đoàn (Phật Mẫu)
Đưa mật chiếu truyền hình Bắc Lãnh
Phất tay diêu độ ảnh Nam Bang
Nhập thần thọ pháp hồi chuông đổ
Khai trí hoàn thân tiếng khánh ngân
Phụ lo Phổ Hiền nâng bửu đảnh
Chuẩn Đề truyền chiếu bốn phương vang
10 . Vang chuông cứu khổ giục quần sanh
(Chiếu Lịnh của Đức Phật Mẫu)
Cứu thế thông lưu khí ngũ hành
Phật Thánh đưa đường công hiệu tất
Thần Tiên đỡ bước nghiệp viên thành
Nhạc thiều huyền ảo cung khoan nhặc
Vũ khúc liên hoàn thế chậm lanh
Từ chiếc Kim Tiên muôn điển chớp
Trong tay nhìn quả Ấn Tam Thanh
11 . Ấn Tam Thanh vận hành diệu lý
Hội ban ân huyền bí cao sâu
Khá tìm hiểu phép nhiệm mầu
Quán Thông Đạo Thế rỡ làu phương châm
Lời Ngự Mã truyền tâm thêm nữa
Bước lần hồi khỏi cửa Huyền Thiên
Đạo đời trong buổi ngửa nghiêng
Phải kềm tay lái con thuyền mới an
Nơi cõi thế kiện toàn Thiên Mạng
Túc còi sương vẹt án mây mù
Mở đường phải có công phu
Phân thành thế biển vận trù Thiên năng
Nhìn chủng tộc khôn ngăn nét thảm
Cứu giống nòi hoá cảm Đông tây
Nghĩa nhân đất Thánh thơm lây
Từ Nam chí Bắc đấp xây mối giềng
Lằn vĩ tuyến giang biên nối lại
Đoàn Thánh quân chẳng nại gai chông
Thừa nguy mà cứu Lạc Hồng
Xa thơ
vận chuyển Nam Phong phô bày
Đường thuyết phục ngoại lai chẳng khó
Làn vô thần, trở gió, mây trôi
Con Thầy thì phải gom hồi
Nhứt gia đoàn tụ đấp bồi non sông
Hươi kiến tri khai thông tường án
Mở lối thần cứu đám dân khờ
Hoà đàm thiên hạ ngẩn ngơ
Hết cơn đen đỏ Đồ thơ trang hoàng
Nơi Hiệp Thiên bảo toàn Thiên lý
Rồi Thời Quân cũng ý tâm đầu
Cửu trùng giúp pháp thông công
Chỉnh tu Hội Thánh
ân hồng rưới chan
Màu danh lợi phủ tràn cửa thế
Hiểu cho tường liệu kế tiến hành
Minh Hiền và khối tinh anh
Tuỳ duyên trao phận, tuỳ ngành định chơn
Nhạc đạo đức tiếng đàn khoan nhạc
Dây âm dương réo rắc pháp linh
Chương đài cô luyện âm thinh
Qua nơi ẩn khúc, đăng trình vinh quang
Tiển chân thêm có Từ Hàng
Dặn riêng tỉ mỉ châu toàn huyền cơ.
NHỰT QUANG (1)
(1) Bài Huyền Cơ trên đây
do Nhựt Quang chấp bút lúc còn bị câu lưu tại khám lớn Chí Hoà Sài Gòn. Sau
phiên toà án Quân sự Bạch Đằng kêu án treo. Minh Hiền và Minh Triết đến khám
Chí Hoà thăm, Nhựt Quang trao bài Huyền Cơ này về cho Ban Thống Nhứt làm phương
châm thi hành Chính Sách Hoà Bình Chung Sống
Ngày 14-4-Bính Ngọ (1966)
bà Thân Mẫu ông Nguyễn Minh Ngời qui vị tại Sài Gòn trong lúc ông Ngời còn ở
tù, anh em bên ngoài lo bảo lãnh cho ông được tự do trong vài ngày để trở về
thọ tang nhưng không được.
Đám tang được cử hành theo
phép Đạo, có Ban Lễ, Nhạc, đồng nhi ở Thánh Thất Phú Nhuận đến hành lễ rất long
trọng, bà con ở Sài Gòn đến xem rất đông đảo và khen tặng.một số anh chị em ở
Toà Thánh cũng xuống dự lễ tang trong mấy ngày.
Lễ an táng tại nghĩa trang
Phật Giáo Phú Lâm.
* * *
BA ÔNG HOÀ BÌNH
NHUNG – NGUYÊN-NGỜI
RA TOÀ ÁN QUÂN SỰ
BẠCH ĐẰNG (SG)
Sáng ngày 9-3-Bính Ngọ
(29-4-1966) Thứ sáu, anh chị em từ Tây Ninh và Biên Hoà đến Toà án Bạch Đằng do
cụ Trình Đình Thảo – Luật sư bảo lãnh dẫn vào toà án quân sự vì vào đây rất
nghiêm ngặt (Khu quân sự), những người không trách nhiệm không được phép vào.
Anh chị em Đạo Cao Đài và
thân nhân mặc sắc phục Đạo đến dự phiên toà trên 50 người. Luật sư Trịnh Đình
Thảo và luật sư đoàn cùng báo chí đến dự hạn chế vì đây là toà án quân sự xử
các vụ quan trọng, đặc biệt.
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét