Chân Dung Hộ-Pháp Phạm Công Tắc - 2 / 7 (Hiền Tài - Trần Văn Rạng)


Vì nhà Ngài Lê Văn Trung rộng rãi, ngày 15-12-Ất Sửu, Ngài thượng Thánh Tượng Thiên Nhãn có mời các ông Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, Nguyễn Trung Hậu, Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản, Nguyễn Văn Hoài, Trương Hữu Đức, Võ Văn Sang, Lê Văn Giảng, Lý Trọng Quí, Lê Thế Vĩnh v.v.. Đấng Cao Đài giáng cơ dạy:

"Thầy vui thấy các con thuận hòa cùng nhau. Thầy muốn các con
như vậy hoài. Ấy là lễ hiến cho Thầy rất trang trọng.
Chẳng quản đồng tông mới một nhà,
Cùng nhau một Đạo tức cùng Cha.
Nghĩa nhân đành gửi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau một chữ hòa.
                                                              Cao Đài Tiên Ông

3 . Tân pháp tu tịnh

Ngày 18-12-Ất Sửu (31-01-1926), Đức Chí Tôn dạy Ngài Phạm Công Tắc nghỉ việc đời mà lo hành Đạo: "Tắc! Có tuân mạng lệnh Thầy chăng? Con sắp đặt hoàn thành rồi thối chức?" (Đạo Sử quyển I, trang 46 ).
Ngày 14-01-1926 (01-12-Ất Sửu), Đức Chí Tôn dạy hai vị Cư Tắc về nội giáo tâm truyền hay thiền định như sau:
Thành tâm niệm Phật,
Tịnh, tịnh, tịnh, tĩnh, tĩnh.
Tịnh là vô nhứt vật,
Thành tâm hành Đạo (pháp).

Bà Thất Nương khuyến khích: "Em xin hai anh gắng công học Đạo, dưỡng luyện tinh thần, ắt ngày sau đắc Đạo. Coi Bửu vị làm trọng đừng ham luyến hồng trần mà phải đọa".

Chỉ bốn câu đã nêu rõ cách tịnh luyện theo Đạo mới: tâm thiện niệm, tĩnh lặng, vô nhứt vật và tự hành pháp:

Câu 1 - Tâm thiện niệm: sau khi dâng tam bửu trong tứ thời thì niệm danh Thầy (Phật trên các Phật) là đủ. Vì danh Thầy có đủ Tam Giáo. (Xem chương VI, mục 1 và 6 )

Câu 2 - Tĩnh lặng: Tĩnh là tâm bên ngoài không xao động, bên trong chẳng so hơn tính thiệt, tức bên trong bên ngoài chẳng loạn là Tịnh. Khi tịnh giác quan ta vẫn nghe vẫn thấy nhưng phải tĩnh táo để tâm khỏi bị ngoại vật lôi cuốn, mà nghe như không nghe, thấy như không thấy. Nếu tịnh mà tâm viên ý mã là sai.

Câu 3 - Tâm vô nhất vật: nguyên văn câu mà Lục Tổ Huệ Năng được truyền y bát là "bản lai vô nhứt vật". Ngài nói "Tâm vốn là vọng dấy khởi phân biệt là hư giả, nên tịnh chỉ cần không vọng là đủ; không vọng thì động tự lắng xuống, tâm an nhiên tự tánh thanh tịnh".

Câu 4 - Tự hành pháp: Tu chơn là tự tịnh luyện một mình sau khi được chơn sư chỉ dẫn. Hành pháp tự tu, tự thành. Biết được tánh giác thường hẳn là sắp có ấn chứng Thiêng liêng.

Ngày 16-01-1926, Quí Cao giáng đàn và cho hai vị Cư, Tắc biết: "Đã từ lâu không dám nói vì em còn phải tu như hai anh vậy. Không dám nói vì hai anh có Thầy, em không dám lộng quyền".

Rồi Ngài Quí Cao tặng hai Ngài bài thơ khuyến tu:
Tu như cỏ úa gặp mù sương,
Đạo vốn cây che mát mẻ đường.
Một kiếp muối dưa, muôn kiếp hưởng,
Đôi năm mệt nhọc, vạn năm bường.
Có Thần nuôi nấng Thần càng mạnh,
Luyện khí thông thương khí mới tường.
Nhập thể lòng trong gìn tịnh mẫn,
Nguồn Tiên ngọn Phật mới nhằm phương.

Ngày 27-1-1926, khai đàn tại nhà Ngài Cao Quỳnh Cư, Thất Nương giáng dạy tam vị thiên sứ:
"Em xin quí anh coi lại đời là thế nào? Bông phù dung sớm còn tối mất, còn hơn kiếp con người. Vì nó sống ngắn ngủi nhường ấy nhưng mà lúc sống còn có cái sắc; chớ đời người sanh ra chỉ để thụ khổ mà thôi. Chung qui, dù sống trăm tuổi chưa một điều đắc chí. Chết là hết. Cái đời tạm này sách Phật gọi là khổ hải. Em xin quí anh coi sự trường sanh của mình làm trọng...Đã vào đường chánh, cứ do đó mà bước tới hoài thì trở về cựu vị đặng".
Ngài Lê Văn Trung còn nghi ngờ nên hỏi Thất Nương: "Có duyên luyện đạo cùng chăng? Xin em mách dùm!".

Bà Thất Nương đáp: "Đã gặp đạo đức tức có duyên phần. Rán tu luyện, siêng thì thành, biếng thì đọa. Liệu lấy răn mình".

Đức Lý Thái Bạch cảm ứng khát vọng của Ngài Lê Văn Trung giáng dạy về tân pháp như sau:
Có công phải biết gắng nên công (PHU),
Tu tánh đã xong tới luyện lòng (TÂM),
Kinh sách đầy đầu chưa thoát tục,
Đơn tâm khó (THIỀN) định lấy chi mong?

Hôm sau Đức Chí Tôn dạy thêm nhóm Phổ-Độ:
Một ngày thỏn mỏn một ngày qua,
Tiên Phật nơi mình chẳng ở xa.
Luyện đặng tính thông muôn tuổi thọ,
Cửa Thiên xuất nhập cũng như nhà.
Cương tỏa đương thời đã giải vây,
Đừng mơ oan nghiệt một đời này.
Hữu duyên độ thấu nguồn chơn đạo,
Tu niệm khuyên bền chí chớ lay.

Những lời dạy về Tân pháp tu chơn của các Đấng nêu trên đã đánh tan dư luận cho rằng Tòa Thánh Tây Ninh không có tịnh luyện. Ta có thể kể các tịnh thất: Thảo Xá Hiền Cung (1927), Trí Huệ Cung (1950), Trí Giác Cung (1948), Vạn Pháp Cung (1963), rất nhiều vị tu thành chánh quả. Sở dĩ phần Phổ-Độ lấn hơn phần Vô-vi là theo Thánh ý "Đại Ân Xá", phải độ dẫn nhơn sanh trước, có nhơn sanh mới có người tịnh luyện, lần bước vào thời kỳ Đạo tâm như Đức Cao Đài đã tiền khải. Nếu xét về bình diện lịch sử, Tôn Giáo Cao Đài là Đạo trong nước, nên đã mang đậm sắc thái truyền thống Việt Nam về y phục, về nhạc lễ, nhất là Tam Giáo đồng nguyên của thời đại Lý, Trần.

"Tinh thần dân tộc phát triển trong thế kỷ 13 đã góp phần hình thành tư tưởng Thiền Việt Nam biến chuyển thành Thiền Trúc Lâm". Tuệ Trung Thượng Sĩ phản đối tọa thiền. "Tư tưởng thân dân đời Trần là muốn giảm nhẹ sự đau khổ của con người trong đời sống thực. Thiền Trúc Lâm tô đậm nét nhân ái, không dẫn đến yếm thế, xa lánh cuộc đời. Đó là Thiền Nhập Thế, điểm rất nổi bậc của Thiền Trúc Lâm"(Hà Văn Tấn, Thiền Trúc Lâm, tạp chí Quê Hương số 11, trang 20,21.).

Bài Thất ngôn Bát cú trên do Đức Chí Tôn ban cho, phản ảnh đầy truyền thống Thiền Trúc Lâm. Đức Chí Tôn còn nhấn mạnh "Tiên Phật nơi mình chẳng ở xa". Như vậy Thiền trong Đạo Cao Đài là Thiền Nhập Thế, Thiền cơ Phổ-Độ. Nếu cưỡng chế ra ngoài Thiền Nhập Thế có nghĩa là ra ngoài truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.

Vã lại trong LUẬT TAM THỂ, bà Bát Nương giảng dạy khá rõ ràng về phép tịnh như vầy: "Đừng lầm tưởng là phải yên tịnh một nơi mới thâu nên kết quả. Mấy em tập thể nào mà tầm cho được cái tịnh ở trong cái động thì mới nên đó, bằng chẳng vậy quỉ mị sẽ vùa theo nơi an tịnh riêng mình. Nói rõ cho dễ hiểu hơn là Chơn Thần muốn tịnh lúc nào cũng được, chẳng nệ đông, tiếng ồn ào, việc làm bề bộn". Rõ ràng bà Bát Nương dạy nhơn sanh về Thiền Nhập Thế.

Đêm 30-12-Ất Sửu (12-12-1926) theo lời dạy của Đức Cao Đài quan phủ Ngô Văn Chiêu đi với hai Ngài Cư, Tắc đến nhà mỗi vị để mừng xuân. Đến nhà ai thì cặp cơ Cư-Tắc phò loan, trước hết là nhà ông phán Võ Văn Sang, sau cùng là Ngài Lê Văn Trung mỗi người đều được một bài thơ tứ tuyệt, mà bài của Ngài Phạm Công Tắc như vầy:
Ngao ngán không phân lẽ thiệt không,
Thấy thằng áp út quá buồn lòng.
Muốn giàu Thầy hứa đem cho của,
Cái của cái công phải trả đồng.

Khuya mồng một Tết, Đấng Cao Đài giáng dạy: "Hôm nay là ngày trọng đại, Thầy chính thức khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, cứu vớt 92 ức nguyên nhân đang bị đọa trầm luân:

Phụng gáy non Nam Đạo trổ mòi,
Trổ mòi nhân vật bốn phương trời.
Trời Âu, biển Á chờ thay sắc,
Sắc trắng mây lành phủ khắp nơi.
Cao Đài Thượng Đế

4 . Mười hai vị cao đồ đầu tiên

Qua đến mùng 9-1 nhằm vía Đức Chí Tôn, ông Vương Quan Kỳ thiết đàn tại nhà riêng ở số 80 đường Lagrandière (nay là đường Gia Long), Đức Thượng Đế giáng cơ:
Bửu tòa thơ thới trổ thêm hoa,
Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà.
Chung hiệp rán vun nền đạo đức,
Bền lòng son sắc đến cùng Ta.
Quan phủ Ngô Văn Chiêu xin Đức Thượng Đế lấy tên mấy người đệ tử mà cho một bài thi. Đức Thượng Đế thuận cho:
CHIÊU KỲ TRUNG độ dẫn HOàI sanh,
BẢN đạo khai SANG QUÍ GIẢNG thành.
HẬU ĐỨC TẮC CƯ thiên địa cảnh,
Hườn minh mân đáo thủ đài danh.

Bài tứ tuyệt điểm danh 12 vị cao đồ là; Ngô Văn Chiêu, Vương Quan Kỳ, Lê Văn Trung, Nguyễn Văn Hoài, Đoàn Văn Bản, Võ Văn Sang, Lý Trọng Quí, Lê Văn Giảng, Nguyễn Trung Hậu, Trương Hữu Đức, Phạm Công Tắc và Cao Quỳnh Cư. Thực tế, lúc đó Đức Cao Đài có tới 13 môn đệ. Trong "Tiểu sử Quan Phủ Ngô Văn Chiêu" chép là "hai tên Võ Văn Sang và Cao Hoài Sang, Thầy điểm chung một tên" (Tiểu Sử Quan Phủ Ngô Văn Chiêu, Sai gòn 1962, trang 41 ). Nếu là 12 thì Đạo đã thành. Chính cái chưa xong số 13 mới biến dịch Đạo truyền tới thất ức niên, giống như trong Kinh Dịch quẻ 63, là Ký Tế (đã xong) nhưng đến quẻ cuối 64 là Vị Tế (chưa xong).

Đạo đã được Đức Cao Đài lập ra (câu 1, 2, 3) là để cứu đời, (câu 4) vì các ông Hườn, Minh, Mân là người chưa vào Đạo, nhưng Đức Chí Tôn tiên tri "đáo thủ đài danh", tức sẽ theo Đạo. Đạo lập ra để tận độ chúng sanh và độ đời từ lúc còn "hoài sanh" (trong bụng mẹ).

Trong bài thi có 12 vị cao đồ (phần Dương) cộng ba vị hầu đàn (phần Âm) là 15. Số 15 là số đặc biệt của Lạc Thư, cộng chiều ngang, chiều dọc và đường chéo đều là 15. Người Tây phương gọi là Ma Phương (Carré magique).

Số 15 là số đồng tử Hiệp Thiên Đài, số đặc biệt vật phẩm dâng cúng Đức Phật Mẫu và số Thái Cực vì số 5 là số sinh cộng với số 10 là số thành thuộc thổ ở trung ương. Xem thế, số 15 là ám chỉ Đạo Cao Đài thờ phần Dương Chí Tôn và phần Âm Phật Mẫu. Đức Cao Đài hàm ý đặt tư tưởng Đạo trên Kinh Dịch. Vì thế, kiến trúc thờ phượng nơi Tòa Thánh, Thánh Thất đều thể hiện Dịch Lý bên trong.

Tuy theo Đạo nhưng các ông vẫn còn ngỡ ngàng trước cách lễ bái, đạo phục, nhất là cách thờ Thiên Nhãn. Ngày 12-01-Bính Dần (24-02-1926), Đấng Cao Đài giáng dạy:
"Thập nhị khai Thiên là Thầy, chúa cả Càn Khôn thế giái, nắm trọn Thập Nhị Thời Thần vào tay. Số 12 là số riêng của Thầy.
"Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng "con mắt" mà thờ Thầy. Song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh:
Nhãn thị chủ tâm,
Lưỡng quang chủ tể,
Quang thị Thần,
Thần thị Thiên,
Thiên giả ngã giả.
Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ này duy Thầy cho "Thần" hiệp "Tinh, Khí" đặng hiệp đủ "Tam Bửu" là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh".
Lần lần khách bàng quang hiểu được chủ đích của Cao Đài Giáo là qui Tam Giáo, hiệp Ngũ Chi. Người ta trích điểm lập chi Đạo mới cho thêm khó khăn phiền toái. Đức Cao Đài giáng dạy:

"Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo. Tùy theo phong hóa của nhơn loại mà gầy Chánh Giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành Đạo nơi tư phương mà thôi.
"Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng, càn khôn dĩ tận thức thì lại bị phần nhiều Đạo ấy mà nhơn loại bị nghịch lẫn nhau nên Thầy mới qui nguyên phục nhứt. Lại nữa Thầy giao Thánh Giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh Giáo mà lập ra Phàm Giáo".

5 . Thiên phong Hộ Pháp và khai Tịch đạo

Đến ngày 25-04-1926 (15-03-Bính Dần) thì thiết lễ Thiên phong tại nhà Ngài Lê Văn Trung ở Chợ Lớn, Thầy dạy:
"Cư nghe dặn: con biểu Tắc tắm rửa sạch sẽ, xông hương cho nó, biểu nó lựa một bộ quần áo tây cho sạch sẽ, ăn mặc như thường, đội nón ...
"Cười...
"Đáng lẽ nó phải sắm khôi, giáp như hát bội, mà mắc nó nghèo, Thầy không biểu. "Bắt nó lên đứng trên, ngó mặt ngay vô ngôi Giáo Tông, lấy 9 tấc vải điều đắp mặt nó lại.

"Lịch, con viết một lá phù Giáng-Ma-Xử đưa cho nó cầm.
...
"Cả thảy Môn-Đệ phân làm ba ban, đều quì xuống, biểu Tắc leo lên bàn, con chấp bút bằng nhang, đến bàn Ngũ-Lôi đặng Thầy triệu nó đến, rồi mới tới trước mặt Tắc, đặng Thầy trục-xuất chơn-thần nó ra, nhớ biểu Đức, Hậu xông hương tay của chúng nó, như em có giựt mình té thì đỡ.

"Hai con mặc đồ thường, chừng nào Thầy triệu Ngũ Lôi và Hộ Pháp về rồi, Thầy biểu mặc Thiên phục thề mới đặng".

Nghi lễ thọ phong Hộ Pháp khác thường, không lời tuyên thệ, lời nguyện mà là một cuộc hành pháp trục chơn thần Phạm Công Tắc ra khỏi xác phàm để chơn linh Vi Đà Hộ Pháp giáng ngự nơi thân thể Ngài.

Giáng linh Hộ Pháp Vi Đà,
Chuyển cây Ma Xử đuổi tà trục tinh.
Từ đó Ngài Phạm Công Tắc trở thành Hộ Pháp Đạo Cao Đài. Đó là trường hợp giáng ling ngự thể như chơn linh của Nguyễn Du nhập vào Victor Hugo (Nguyệt Tâm Chơn Nhơn). Ngài được Chí Tôn giao trọng trách đứng đầu Hiệp Thiên Đài thông công với các Đấng và chịu trách nhiệm về chơn thần của toàn thể đạo hữu. Hôm ấy có các vị được thọ phong là Ngài Phạm Công Tắc được phong Hộ Pháp, Ngài Cao Quỳnh Cư được phong Thượng Phẩm, Ngài Lê Văn Trung thọ phong Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, Ngài Lê Văn Lịch thọ phong Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt, Ngài Cao Hoài Sang thọ phong Thượng Sanh.

Các vị sau đây được phong vị để phò cơ:
Đức, Hậu phong Tiên Đạo phò cơ Đạo sĩ.
Cư phong Tá cơ Tiên hạc Đạo sĩ.
Tắc phong Hộ giá Tiên đồng tá cơ Đạo sĩ.

Cơ Phong Thánh, truyền giáo lập Pháp Chánh Truyền, tức là Hiến Chương của nền Đại Đạo lúc bấy giờ và phê-chuẩn bộ Tân Luật.
"Chúng ta phải nhìn nhận đầu công của hai ông này vào bực nhứt, trước hết và trên hết, Đức Chí Tôn mượn tay và thần lực của hai ông này mà lập thành Đại Đạo cho đến ngày nay. Nếu không có bàn tay xây dựng của hai ông thì:
- Đâu có Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
- Đâu có Chức sắc Thiên phong nam nữ.
- Đâu có Hội Thánh và các cơ quan trong Đạo.
- Đâu có Pháp Chánh Truyền và Tân Luật.
- Đâu có đại nghiệp hiện giờ cho nhân sanh thừa hưởng. (Theo "Đạo Sử Cơ Bút" của Trương Hiến Pháp ).

Ngoài cặp cơ Cư-Tắc còn có các cặp cơ: Sang-Diêu, Hậu-Đức, Nghĩa-Tràng, Tươi-Chương, Kim-Đãi, Mai-Nguyên, Mạnh-Phước, Thâu-Vĩnh.

Cầu cơ là phò loan gồm có hai vị đồng tử, ngồi hai bên cái giỏ cơ, tay cầm vào miệng cơ. Một lát sau điển các Đấng giáng nội rồi Ngọc cơ tự động viết ra. Chính vì đó, người ta có thể nghi ngờ người bên trái và bên phải viết ra. Thế nên, cơ bút có thiệt mà cũng có giả. Người trong cuộc mới hiểu rõ được điều đó.

Nhằm chặn đứng sự lợi dụng cơ bút, Chức sắc Hiệp Thiên Đài có lập "Hiến Pháp cơ bút" chỉ chấp nhận và thừa nhận cầu cơ nơi Cung Đạo Đền Thánh tại Tòa-Thánh.

Khi cầm quyền Chưởng Quản Nhị hữu hình Đài, Đức Phạm Hộ Pháp có ra Thánh Lịnh số 21 ngày 22-02-Tân Mão (29-03-1951) có đoạn: "Cơ bút vẫn là hư hư thiệt thiệt, vì bất kỳ sự chi mà có tánh phàm của con người phối hợp vào đó, đều giả nhiều mà thiệt ít. Cơ bút đủ quyền tạo Đạo đặng, thì nó cũng đủ quyền diệt Đạo đặng. Vì cớ mà Đức Chí Tôn đã cấm cơ Phổ-Độ".

Dưới đây là danh tánh các Đấng giáng cơ giúp việc khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, từ năm Ất Sửu đến khi Ngài Phạm Công Tắc được phong Hộ Pháp:
1) Xuất Bộ Tinh Quân,
2) A-Ă-Â,
3) Cửu Vị Tiên Nương,
4) Cửu Thiên Huyền Nữ,
5) Thiên Hậu,
6) Liên Huệ Tiên,
7) Đại Tiên Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký,
8) Nhàn Âm Đạo Trưởng,
9) Quan Thánh Đế Quân,
10) Thần sơn quan Diệu Võ Tiên Ông,
11) Đỗ Mục Tiên,
12) Minh Nguyệt Tiên Ông,
13) Bách Nhẫn Đại Tiên,
14) Thánh Pierre,
15) Huệ Mạng Trường Phan,
16) Tả Quân Lê Văn Duyệt,
17) Quí Cao,
18) Thổ Địa Tài Thần,
19) Lý Thái Bạch,
20) Ông Môn,
21) Cao Xuân Lộc,
22) Cao Quỳnh Tuân (Thân sinh của 3 thiên sứ đắc vị đại ân xá là: Xuất Bộ Tinh Quân Cao Quỳnh Tuân (thân sinh cùa ôngCao Quỳnh Cư), Ngân hà công bộ Phạm Công Thiện (thân sinh ông Phạm Công Tắc), và Xuyên quan tứ bộ Cao Hoài Ân (thân sinh ông Cao Hoài Sang) thờ ở Thảo Xá Hiền Cung ),
23) Cao Hoài Ân (tức Xuyên Quan Tư bộ).
Đàn Cầu Kho không đủ cung ứng cho hoàn cảnh, nên có 5 đàn nữa là Chợ Lớn, Tân Kim (Cần Giuộc), Lộc Giang, Thủ Đức và Tân Định mà cặp cơ Cư-Tắc phò loan ở đây. Chính đàn này đã thâu được ông Lê Thiện Phước (sau đắc phong Bảo Thế).

Để việc phổ độ chúng sanh khỏi bị ngăn trở, các Ngài Lê Văn Trung, Phạm Công Tắc...tất cả 28 vị đứng tên đưa tờ Khai Tịch Đạo lên Thống Đốc Nam Kỳ là ông Le Fol (nhằm triều đại Bảo Đại) vào ngày 7-10-1926.

Tờ khai tịch đạo
Saigon, le 7 Octobre 1926
Monsieur le Gouverneur,
Les Soussignés, ont l'honneur de venir respectueuse-ment vous faire connaitre ce qui suit:
Il existait en Indochine trois Religions (Boudhisme, Taoisme et Confucianisme). Nos ancêtres pratiquaient religieusement ces trois doctrines et vivaient heureusement en suivant strictement les beaux préceptes dictés par les Créateurs de ces religions. On était, pendant cet ancien temps, tellement insoucieux qu'on pouvait dormir sans fermer les portes et qu'on dédaignait même de ramassser les objets tombés dans la rue (gia vô bế hộ, lộ bất thập di, tel est l'adage inscrit dans nos annales).

Hélas! Ce beau temps n'existe plus pour les raisons suivantes:
1. Les pratiquants de ces religions ont cherché à se deviser, tandis que le but de toutes les religions est le même: Faire le bien et éviter le mal, adorer pieusement le Créateur.
2. Ils ont dénaturé complètement la signification de ces saintes et précieuses doctrines.
3. La course au confort, à l'honneur, l'ambition des gens, sont aussi des causes principales des divergences d'opinions actuelles. Les Annamites de nos jours ont complètement abandonné les bonnes moeurs et traditions de l'ancien temps. Ecoeurés de cet état de choses, un groupe d'Annamites, fervents traditionalistes et religieux, ont étudié la refonte de toutes ces religions, pour n'en former qu'une seule et unique appelée CAODAISME ou ĐẠI ĐẠO.

Le nom "đại đạo tam kỳ phổ độ", qui signifie la troisième Amnistie Générale, est donné par l'Esprit Suprême qui est venu aider les soussignés à fonder cette nouvelle religion.

L'Esprit Suprême est venu sous le nom de Ngọc Hoàng Thượng Đế dit Cao Đài ou "Le Très Haut, DIEU TOUT PUISSANT".

Par l'intermédiare de médiums écrivants, Ngọc Hoàng Thượng Đế transmet aux soussignés des enseignements divins ayant pour but de concentrer et d'enseigner les beaux préceptes de ces trois anciennes Religions.

La Nouvelle Doctrine enseignera aux peuples:
1. La haute morale de Confucius;
2. Les vertus dictées dans les religions boudhique et taoique. Ces vertus consistant à faire le bien et éviter le mal, aimer l'humanité, pratiquer la concorde, éviter totalement la dissention et la guerre.

Les sousignés ont l'honneur de vous soumettre:
1. Quelques extraits du recueil des "Saintes Paroles" de Ngọc Hoàng Thượng Đế, paroles estimées plus précieuses que tout ce qui existe ici-bas.
2. La tradition de quelques passages du livre de prières que Ngọc Hoàng Thượng Đế nous a enseignées.

Le but poursuivi par les soussignés est de ramener les peuples à l'ancien temps de paix et de concorde. On sera ainsi dirigé vers une époque nouvelle tellement heureuse qu'il est difficile de la décrire.

Au nom de très nombreux Annamites qui ont entièrement approuvé ces études et don't la liste est ci-jointe, les soussignés ont l'honneur de venir respectueusement vous déclarer qu'il vous propager à l'humanité entière cette Sainte Doctrine.

Persuadés d'avance que cette Nouvelle Religion apportera à nous tous la Paix et la Concorde, les soussignés vous prient de recevoir officiellement leur déclaration.

Les soussignés vous prient d'agréer, Monsieur le Gouverneur, l'assurance de leurs sentiments respectueux et dévoués" (PIERRE BERNARDINI, Le Caodaisme au Cambodge, Universite1 de Paris VII, trang 282-284 ).

Ont signé:
- Mme LÂM NGọc Thanh, ...
- Mr Lê văn Trung, ...
- ...
Tờ khai tịch Đạo nguyên văn bằng tiếng Pháp như trên, xin tạm dịch như sau:
Sài gòn, ngày 07 tháng 10 năm 1926

Kính ông Thống Đốc,
Những người ký tên dưới đây, hân hạnh kính báo đến ông biết những điều sau: Từ trước ở Đông Dương đã có ba Tôn Giáo (Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo). Tổ tiên chúng tôi đã tu theo giáo lý Tam Giáo và sống hạnh phúc nhờ thuận tùng nghiêm khắc những lời dạy tốt đẹp của các vị Chưởng Giáo của các Tôn Giáo ấy. Vào thời xưa, người ta sống vô tư đến độ có thể ngủ mà không cần đóng cửa và ra đường chẳng thèm lượm của rơi (Gia vô bế hộ, lộ bất thập di là câu nói đã đuợc sử sách ghi lại).

Buồn thay! Thời kỳ tốt đẹp đó không còn vì những lý do sau đây:
1 . Tín hữu của các Tôn Giáo ấy tìm cách chia rẻ nhau, trong khi mục đích của tất cả các Tôn Giáo đều như nhau: làm lành lánh dữ, lòng thành thờ kính Đấng Tạo Hóa.
2 . Họ làm lệch lạc hoàn toàn ý nghĩa của các giáo lý thánh thiện và quý giá đó.
3 . Sự chạy theo vinh hoa phú quý, tính tham vọng của con người là những nguyên nhân chính của các bất đồng tư tưởng hiện nay. Người Việt Nam hôm nay đã từ bỏ hoàn toàn những mỹ tục và truyền thống cổ xưa.

Đau lòng trước tình huống này, một nhóm người Việt Nam nhiệt tâm với truyền thống và đạo hạnh đã nghiên cứu canh tân tất cả các Tôn Giáo này mà hợp nhứt lại với tên gọi là đạo Cao Đài hay Đại Đạo.

Danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có nghĩa là đại ân xá kỳ ba đã do Đức Chí Tôn ban bố. Ngài đã giáng trần với danh hiệu Ngọc Hoàng Thượng Đế tức Đức cao đài hay là "Đấng Tối Cao, thượng đế toàn năng".

Qua trung gian đồng tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng cho những người ký tên dưới đây Thánh Giáo có mục đích tập trung giảng dạy những lời giáo huấn tốt lành của Tam Giáo cổ xưa.

Nền tân giáo lý sẽ dạy nhân sanh:
1 . Luân lý cao siêu của Đức Khổng Phu Tử;
2 . Những đức hạnh được dạy trong Phật Giáo và Lão Giáo. Những đức hạnh này bao gồm việc làm lành lánh dữ, yêu thương nhân loại, sống hòa hợp, tránh mọi sự chia rẻ và chiến tranh.

Những người ký tên dưới đây hân hạnh gửi đến ông:
1 . Một vài đoạn trích lục trong những "Thánh Ngôn" của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, những lời dạy quí báo hơn tất cả mọi cái hiện hữu trên đời này..

Mục đích của những người ký tên dưới đây theo đuổi là nhằm đưa nhân sanh trở lại thời cổ xưa hòa bình và hòa hợp. Được vậy, con người sẽ hướng về một kỷ nguyên mới hạnh phúc khôn tả.

Nhân danh rất nhiều người Việt nam đã đồng ý hoàn toàn những điều nghiên cứu này và đính kèm danh sách dưới đây, những người ký tên hân hạnh tuyên cáo cho ông biết là chúng tôi sẽ truyền bá cho toàn thể loài người nền giáo lý thánh thiện này.

Tin rằng nền Tân Tôn Giáo này sẽ đem đến cho tất cả chúng ta sự hòa bình và hòa hợp, những người ký tên thỉnh cầu ông chính thức tiếp nhận tuyên ngôn của chúng tôi.

Kính Thống Đốc, những người ký tên dưới đây xin ông nhận những tình cảm trân trọng và thành kính của chúng tôi. (Bàn dịch của Hiền Tài Nguyễn Kim Anh, Giáo sư Pháp Văn Trung Học Tây Ninh )

Hai mươi tám đệ tử Cao Đài ký tên vào tờ khai tịch Đạo là: (Tiểu Sử Đức Quyền Giáo Tông, Tây Ninh 1973, trang 24 )
1 . Bà Lâm Ngọc Thanh, nghiệp chủ, Vũng liêm.
2 . Ông Lê Văn Trung, cựu Thượng nghị viên, Ngũ đẳng Bắc-Đẩu bội tinh, Chợ lớn.
3 . Ông Lê Văn Lịch, thầy tu làng Long An, Chợ lớn.
4 . Ông Trần Đạo Quang, thầy tu làng Hạnh Thông Tây, Gia định.
5 . Ông Nguyễn Ngọc Tương, Tri phủ, Chủ quận Cần Giuộc.
6 . Ông Nguyễn Ngọc Thơ, nghiệp chủ, Sài gòn.
7 . Ông Lê Bá Trang, Đốc phủ sứ, Chợ lớn.
8 . Ông Vương Quan Kỳ, Tri phủ, Sở thuế thân, Sài gòn.
9 . Ông Nguyễn Văn Kinh, thầy tu, Bình Lý thôn, Gia định.
10 . Ông Ngô Tường Vân, Thông phán Sở Tạo Tác, Sài gòn.
11 . Ông Nguyễn Văn Đạt, nghiệp chủ, Sài gòn.
12 . Ông Ngô Văn Kim, điền chủ, Đại Hương cả, Cần Giuộc.
13 . Ông Đoàn Văn Bản, Đốc học trường Cầu Kho, Sài gòn.
14 . ông Lê Văn Giảng, thơ ký kế toán hãng Ippolito, Sài gòn.
15 . Ông Huỳnh Văn Giỏi, Thông phán sở Tân Đáo, Sài gòn.
16 . Ông Nguyễn Văn Tường, thông ngôn Sở Tuần Cảnh, Sài gòn.
17 . Ông Cao Quỳnh Cư, thơ ký Sở Hỏa-Xa, Sài gòn.
18 . Ông Phạm Công Tắc, thơ ký Sở Thương Chánh, Sài gòn.
19 . Ông Cao Hoài Sang, thơ ký Sở Thương Chánh, Sài gòn.
20 . Ông Nguyễn Trung Hậu, Đốc học trường Tư-thục Đakao, Sài gòn.
21 . Ông Trương Hữu Đức, thơ ký Sở Hỏa xa, Sài gòn.
22 . Ông Huỳnh Trung Tuất, nghiệp chủ, Chợ Đủi, Sài gòn.
23 . Ông Nguyễn Văn Chức, Cai tổng, Chợ lớn.
24 . Ông Lại Văn Hành, Hương cả, Chợ lớn.
25 . Ông Nguyễn Văn Trò, Giáo viên, Sài gòn.
26 . Ông Nguyễn Văn Hương, Giáo viên, Đakao.
27 . Ông Võ Văn Kinh, Giáo tập, Cần giuộc.
28 . Ông Phạm Văn Tỷ, Giáo tập, Cần giuộc.

Vì Nam Việt lúc ấy nằm dưới chế độ thuộc địa của chính quyền Pháp, nên tờ Khai Tịch Đạo coi như thông báo chính thức rồi hành đạo và truyền giáo chớ không đợi phúc văn của Pháp. Thế nên, không có bản văn kiện nào trả lời hoặc cho phép về tờ Khai Tịch Đạo trên cả.

Trong luận văn Tiến sĩ Đệ Tam Cấp nhan đề "LE CAODAISME AU CAMBODGE" (Đại Học Paris VII, năm 1974 ), Pierre Bernadini cũng thấy thực chất như vậy. Ông viết: "Déclaration officielle adressée par les fondateurs du Caodaisme à M. Le Fol, Gouverneur de la Cochinchine" (Trang 282 ).

Giáo sư Gustave Meillon cũng viết: "Gouverneur de la Cochinchine reçoit la déclaration officielle de la fondation du Caodaisme. Prudent il se contente d'en prendre acte, sans fois s'engager formellement à le reconnaitre".(Thống Đốc Nam Kỳ nhận đơn khai Đạo Cao Đài. Ông khéo léo tiếp nhận, nhưng không bài tỏ việc công nhận nền Đạo ) Le Caodaisme (In trong Les Messages Spitites, Tây Ninh 1962, trang 13 ) .

Thống Đốc Nam kỳ Le Fol, một viên chức dày dặn kinh nghiệm không thể ký giấy phép cho Đạo Cao Đài hoạt động, vì chỉ là tờ Khai Tịch Đạo quá khôn khéo của quí ông Lê Văn Trung, Phạm Công Tắc mà không có ai xin phép. Thanh tra Pháp Lalaurette trong "Le Caodaisme" đã khẳng định như vậy. Đó là bằng chứng hùng hồn để trả lời cho những ai đã từng nói "Pháp ký giấy phép cho Đạo Cao Đài hoạt động" hay "Đạo Cao Đài" do Pháp lập nên", đều là những lời nói suông vô căn cứ. Mặt khác, Lalaurette cho rằng người Cao Đài đã lợi dụng chữ Pháp, các phương thức, phép xử thế, những tiến bộ, cùng cách tổ chức xã hội và kinh tế của người Pháp không phải để Pháp hóa Nam kỳ mà để cho người Nam kỳ chống lại Pháp . (Lalaurette et Vilmnt, sđđ, trang 3 )

Các nhà tiền khai Đạo đã tiếp nối truyền thống của sĩ phu Nam kỳ đối mặt với chính quyền thực dân: Tuyên ngôn khai Đạo phá tung mọi ràng buộc. Trong Tân Luật còn ghi rõ: "Bực Thượng thừa tu theo Đại Đạo buộc phải để râu tóc". Điều mà thực dân Pháp ngăn cấm khiến đất Quảng Nam nổi loạn (loạn Đầu bào) mà Trần Quí Cáp phải bị xử chém. Từ đó các nhà tiền khai Đại Đạo đã đưa Đạo và Dân tộc bước vào trang sử mới: "Nam phong thử nhựt biến nhơn phong".

Sau đó, các Ngài chia nhau thành ba nhóm để đi phổ dộ Lục Tỉnh. Ngài Phạm Công Tắc ở trong nhóm thứ nhứt đi phổ độ trong các tỉnh Vĩnh long, Trà vinh, Cần thơ, Sóc trăng, Bạc liêu, Long xuyên, Châu đốc, Hà Tiên, Rạch giá.
Nhóm thứ hai truyền Đạo trong các tỉnh Tiền giang,
Nhóm thứ ba các tỉnh miền Đông.
Ngày mồng 1 tháng mười năm Bính Dần (5-11-1926), tất cả chức sắc được lịnh tạm ngưng việc truyền giáo, trở về Thánh thất Từ Lâm (Gò Kén) chuẩn bị khai minh Đại Đạo.

Đức Chí Tôn giáng cơ dạy:
"Các con! Thầy đã lập thành Thánh thất, nơi ấy là nhà chung của các con. Hiểu à! 'Thầy qui Tam Giáo, lập Tân Luật trong rằm tháng 10, có Đại hội cả Tam Giáo nơi Thánh Thất. Các con hay à!
" Sự tế tự sửa theo Tam kỳ Phổ-Độ, cũng do nơi ấy mà xuất hiện ra. Rõ à!
"Thầy nhập ba chi lại làm một, là có ý qui tụ các con trong Đạo Thầy lại một nhà. Thầy là Cha chưởng quản...Hiểu à!
"Từ đây trong nước Việt Nam duy có một Đạo chơn thật là Đạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là Quốc Đạo. Hiểu à!

"Từ đây các con sẽ cực nhọc hơn, vì Thầy phân phát phận sự cho mỗi đứa, vì chẳng vậy các con sanh nạnh nhau, tựa hồ phân phe chia phái là đại tội trước mặt Thầy. Nghe à!

"Các con phải ngưng mọi việc mà chung lo Đại Hội".
Chấp hành lịnh của Đức Chí Tôn, đồng đạo các nơi lũ lượt kéo về Tây Ninh. Đêm 14 rạng 15 tháng 10 năm Bính Dần (18-11-1926) là đêm chánh thức khai Đạo Cao Đài tại Gò Kén (Tây Ninh) và làm lễ Khánh-thành Thánh Thất Từ Lâm đầu tiên của nền Đại Đạo. Đêm hôm ấy vì quá đông, nên cuộc lễ bớt phần trang nghiêm. Khi cầu cơ, Đức Chí Tôn chỉ để ít lời quở trách rồi thăng. Thừa dịp đó tà quái nhập vào một nam là Lê Thế Vĩnh và một nữ là Vương Thanh Chi mà quấy phá. Họ mạo xưng là Tề Thiên Đại Thánh và Quan Âm Bồ Tát (Nên biết lúc đó Lê Thế Vĩnh chưa thọ phong Tiếp Thế nên mới xảy ra cớ sự, còn Vương Thanh Chi là ái nữ của Vương Quang Kỳ, cũng chưa có chức tước gì ).

Nên biết, cuộc biến xảy ra trong lễ tấn phong chức sắc Cửu Trùng Đài, chớ không phải trong một đàn cơ. Đó là tham vọng của một số ít người mà tâm sanh ra cuồng vọng, ta sẽ thấy việc đó thường xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau trong tiến trình phát triển Tôn Giáo Cao Đài, nên cũng có Giáo Tông thiệt và Giáo Tông giả. Sau khi quan khách ra về, Đức Hộ Pháp và Đức Cao Thượng Phẩm lại lập đàn cơ để hỏi lý do việc tà quái vừa qua.

Đại úy Monet thấy cơ chuyển liền làm phép cắt điển (basse magnétique) theo phương pháp Thần Linh học để coi phải đúng điển của Tiên Phật không, mà không cắt được. Đức Chí Tôn giảng dạy: "Các con chớ nên phiền hà! Chuyện nơi Thánh Thất xảy ra, ấy cũng là bước trắc trở trong đường Đạo của Thầy, nhưng cũng là do Thiên cơ vậy...".

Trong bối cảnh như thế, Đức Chí Tôn vẫn dùng huyền diệu lập Hội Thánh Cửu Trùng Đài (16-10-Bính Dần). Nhất là việc giáng cơ cho hai câu liễn nêu trước các Thánh Thất:

CAO thượng Chí Tôn Đại Đạo hòa bình dân chủ chánh.(*)
Đài tiền sùng bái Tam kỳ cộng hưởng tự do quyền.

(*) (Giáo Sư De Lapatie ngại nói Đạo lập "chánh quyền", nên đổi chữ CHÁNH thành chữ MỤC )

Những ngày kế tiếp, Thầy lập Pháp Chánh Truyền (20-11-1926), Tân Luật (6-12-1926), ban Tịch Đạo cho phái nữ, thành lập Hội Thánh Hiệp Thiên Đài (13-02-1927) (Xin xem trong Tân Luật - Pháp Chánh Truyền ); còn tịch Đạo Nam phái đã ban trước kia vào ngày 2-7-Bính Dần (9-8-1926).

Sở dĩ việc thành lập các cơ chế có nhiều khoảng trống thời gian là vì cặp Cư-Tắc còn bận làm việc tại Sài gòn, ngày nghỉ cùng nhau lên xe Ngài Lê Văn Trung mới về Gò Kén hành pháp mà nhiều người tưởng bà Hương Hiếu đánh mất tài liệu sử Đạo đoạn này.

Do Hòa thượng Như Nhãn đòi chùa ngày 20-02 năm đó (23-3-1927), các Ngài mới thỉnh Thánh Tượng dời chư Phật, Tiên về đất mới thuộc làng Long Thành (tức khuôn viên Tòa Thánh hiện nay). Sau đó Đức Cao Thượng Phẩm bỏ sở, phế đời hành đạo lo xây cất Tòa Thánh tạm bằng tranh.

6 . Thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo ở Nam Vang

Sự bành trướng mau lẹ của Đạo Cao Đài làm cho nhà cầm quyền Pháp lo ngại. Năm đó, họ đổi Đức Phạm Hộ Pháp sang Nam Vang (Cao Miên). Âu cũng là Thiên cơ dĩ định.
Khi Đức Ngài sang Cao Miên ở tại nhà ông Cao Đức Trọng (bào huynh của ông Cao Hoài Sang) và thường lui tới nhà ông Huỳnh Hữu Lợi. Xa Tổ đình, Đức Ngài muốn bỏ nhiệm sở trở về làm Đạo như lời dạy của Đức Chí Tôn trước kia. Ngài cầu cơ xin ý kiến các Đấng. Bà Bát Nương giáng cho thi:
THI
Đường đợi thanh loan đến Hớn đài,
Tửu Tiên chưa phỉ tỉnh cùng say.
Nghe danh ông Tắc, Y lìa ruộng,
Mến đức ông Nghiêu, Thuấn bỏ cày.
Ái vật Thành Thang quên dở ná,
Yêu dân Hạ Võ mặc hài gai.
Trông mưa đã đợi ba xuân mãn,
Cứu chúng hờn ai chẳng trổ tài.

Đức Nhàn Âm Đạo Trưởng cũng giáng cho một bài:
THI
Cỡi lưỡi gươm linh tới cõi trần,
Chẳng cần bạch hạc với thanh vân.
Nghe Tây Sơn Đạo (*)nơi Tần quốc,
Nên đến thăm nhau thử một lần.

 (Tây Sơn Đạo là Bút Hiệu viết báo của Đức Hộ Pháp )

Sau đó Đức Nhàn Âm Đạo Trưởng lại giáng cơ khuyến khích:
THI
Ác xế nâng cao bóng hải đường,
Xa tên nhờ bởi nặng cung thương.
Lòn trôn Hàn Tín nên cơ nghiệp,
Dâng dép Trương Lương mở miếu đường.
Khương Thượng đi câu ra trí chúa,
Văn Vương ngồi ngục mới đồ vương.
Trượng phu phải mặt không nao chí,
Xung đột quyết hơn chốn chiến trường.

Thời gian sau, Đức Hộ Pháp vãn cảnh Đế Thiên, mở rộng tầm nhìn để xây dựng Đền Thánh, vừa đặt cơ, một cổ Vương giáng đàn:
THI
Mưa chầy gió lụn cảnh riêng gìn,
Tạc để nền Tiên rạng trước Minh.(*)
Trời hỡi gượng soi gương viễn đại,
Đất còn chặt giữ dấu anh linh .(**)
Rừng tòng hạc lánh muôn năm khuất,
Chùa đá đời lưu một thuở nhìn.
Dâu bể tan tành non nước cũ,
Dóng chuông cảnh tỉnh vẽ nên tranh
                                                                         BAKHANAYOUK

(*) (Trước đời nhà Minh, quân Mông Cổ tàn phá Đế Thiên vào thế kỷ XIII )
(**) (Người Miên chôn báu vật duới đền giấu giặc Mông, ánh sáng tỏa lên )

Trên đất chùa Tháp, đêm đêm Đức Hộ Pháp cùng ông Cao Đức Trọng thường cầu cơ học Đạo. Từ Victor Hugo, La Fontaine, Tôn Trung Sơn, Léon Tolstoi, Shakespeare, Aristide Briand v.v...giáng đàn dạy nhiều điều mới lạ. Nhất là đại văn hào Pháp Victor Hugo, ông cho biết đã cầu cơ từ năm 1853 ở đảo Jersey, thuộc Anh qua đồng tử Vacquerie, do sự chỉ dẫn của bà Delphine de Girardin và ông đã hiểu rõ Đức Thượng Đế. Victor Hugo rất tin tưởng vào Thần Linh, cho đồng tử Vacquerie chụp một bức hình với tư thế xuất thần. Ông ghi hàng chữ dưới tấm hình: "Victor Hugo nghe tiếng gọi của Thượng Đế"(Nguyễn Hiến Lê, Các Cuộc Đời Ngoại Hạng ).

Tiếp Dẫn Đạo Nhơn G. Gobron có ghi lại một đoạn cầu cơ ở đảo Jersey vào năm 1855 như sau:
"Sache que tout connaỵt sa loi, son but, sa route,
Que de l'astre au ciron, l'immensité s'écoute,
Que tout a conscience en la création;
Et l'oreille pourrait avoir sa vision,
Car les chises et l'être ont un grand dialogue".
                                                  Ce que dit la Bouche d'Ombre

Victor Hugo (G. GORBRON, Histoire et philosophie du Caodaisme, Paris 1949, trang 61)
Trong "Những phút trầm tư" (Les Contemplations), Victor Hugo có quan niệm về vũ trụ rất phù hợp với Giáo lý Cao Đài "Chỉ Một" (Unité): "Vạn vật đồng nhất thể" hay "Thiên nhơn hợp nhất"; nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất. Thế nên bất cứ ở đâu cũng có Đạo, chỉ cần tâm ta hòa vào hồn vũ trụ.
UNITÉ
Par dessus l'horizon aux collines brunies,
Le soleil, cette fleur des splendeurs infinies,
Se penchait sur la terre, à l'heure du couchant;
Un humble marguerite éclose au bord d'un champ,
Sur un mur gris croulant parmi l'avoine folle
Blanche épanouissait sa candide auréole;
Et la petite fleur, par dessus le vieux mur,
Regardait fixement dans l'eternel azur.
Le grand astre épanchant sa lumière immortelle.
Et moi, j'ai des rayons aussi, lui disait - elle.
                                                  VICTOR HUGO (*)
                                                  (Les contemplations)

(*) (Morceaux choisis de Victor Hugo, Paris 1929, trang 249 )

CHỈ MỘT
Chân trời xa lộng bóng triền đồi,
Bất tận chói chan hoa mặt trời,
Nghiêng chiếu trần gian, giờ cúi lặn,
Ven đồng cúc dại nở gương soi.
Tường lam đổ giữa lúa hoang điên,
Nở trắng trinh nguyên ánh hiển vinh.
Hoa nhỏ vươn cao trên vách cũ,
Ngắm nhìn bầu vĩnh cửu thanh thiên.
Mặt trời luôn tỏa hào quang xuống.
Hoa nhủ: lòng tôi có ánh linh.
Hiền tài Nguyễn Kim Anh dịch.

Cũng nên nhắc lại vào ngày khai Đạo: Thanh Sơn Đạo sĩ, Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (tức Victor Hugo) và Tôn Trung Sơn xưng là Tam Thánh Bạch Vân Động, đứng đầu là sư phó Nguyễn Bỉnh Khiêm (Thanh Sơn) thay mặt nhân loại ký Đệ Tam Hòa Ước (tức Thiên Nhơn Hợp nhất) mà khai đạo mới.
Vào trung tuần tháng 5-1927, dưới sự dìu dắt của Đức Chưởng-Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (tức đại văn hào Pháp Victor Hugo) và dưới sự bảo trợ hữu hình của Đức Phạm Hộ Pháp, Hội Thánh Ngoại Giáo được thành lập(44). .Đêm 27-07-1927 một đàn cơ do Đức Hộ Pháp cầu, các vị sau đây được tấn phong:
- a) Nam phái: Giáo hữu Thượng Bảy Thanh, Thượng Lắm Thanh, Thái Của Thanh. Lễ sanh: Thượng Chữ Thanh, Thượng Vinh Thanh.
- b) Nữ phái: Giáo hữu Hương Phụng, Hương Huê.
- c) Hiệp Thiên Đài: Tiếp Đạo Cao Đức Trọng (bào huynh của ông Cao Hoài Sang).

Vào ngày 2-6-1927, Sở Tuần Cảnh Pháp báo cáo với nhà đương cuộc là có 5.000 người Cao Miên, hậu quả của Hội Thánh Ngoại Giáo, đến lễ bái trước Chánh Điện Tòa Thánh Tây Ninh và lễ bái trước Đức Phật Thích Ca cỡi ngựa tầm Đạo nơi Đại Đồng Xã.

Khi số người tăng lên 30.000 thì Chánh Tham biện Tây Ninh sợ biến báo cáo với chánh quyền Pháp. Bộ trưởng Tôn giáo ra Thông tri ngày 23-05-1927 như sau:

"Sau khi nghiên cứu tận nơi, ta phải nhận định rằng giáo phái nầy đã dựng lên trong mục đích bất chánh, đáng trách vì họ lấy tôn giáo làm phương tiện lường gạt lợi dụng lòng tín ngưỡng của dân chúng thật thà, để đem quyền lợi về cho nhóm họ. "Nay giáo lý Đạo Phật mà dân Miên đã thấm nhuần đang dẫn ta đến Chân Thiện và Liêm khiết. Ngoài ra không một tôn giáo nào khác đến choán chỗ trên các địa phương của ta".
Tháng sau các sư sãi Cao Miên được chỉ thị rõ ràng là họ có bổn phận đẩy lui giáo lý Cao Đài và định hình phạt đối với người Cao Miên nào nhập môn theo Đạo Cao Đài.

Vì thế, người Kampuchia bớt theo Đạo và vắng bóng họ trên đường về Tòa Thánh. Đức Ngài bèn chú trọng vào Việt kiều và Hoa kiều. Nhờ đó việc truyền Đạo không bị gián đoạn.

Bỗng một hôm, khi đi làm về, Đức Ngài nói với ông Huỳnh Hữu Lợi (là Giám Đạo): "Ngày mai qua về Sài gòn". Ông Huỳnh Hữu Lợi hết sức ngạc nhiên, vì Đức Ngài đang là công chức mà muốn về Sài gòn ngang sao được. Hôm sau, quả Đức Ngài được lịnh đổi về Sài gòn vì họ không chịu được các hoạt động truyền giáo của Ngài ở Cao Miên mà họ cho là "phá rối trị an".

Thời gian ở tại Cao Miên tuy ngắn ngủi chỉ có 7 tháng, Đức Ngài đã kiện toàn cơ chế tổ chức Hội Thánh Ngoại Giáo (La Mission Étrangère) đặt tại đường Lalande Calan (Phnom Penh). Từ đó, bổ chức sắc đi truyền giáo ở Hải Ngoại: Trung Hoa, Pháp, Nhật, Thái, Lào v.v...
Qua cơ bút do chính Đức Ngài phò loan , Ban Truyền Giáo Hải Ngoại đã thành hình, gồm có:

- Jean De La Fontaine (1621-1695): thi sĩ Pháp, sinh ở Château-Thierry. Thơ ngụ ngôn (Fables) của ông mang tính chất luân lý khuyên răn đời. Ông giáng cơ tại Tòa Thánh đêm 25-8-1934 có câu: "Notre Maitre (Tức Mai tre de La Loge Blanche[Bạch vân Động] là Thanh Sơn Đạo Sĩ ) vient d'avoir un entretien intime avec le Pape sur notre avenir apostolique. Il a lavé un échec sur notre avancement". Ông phụ trách phổ độ dân chúng Châu Âu với sự trợ lực của bà Jeanne d'Arc.
- Tôn Trung Sơn (1866-1925): tên thật là Tôn Văn, tự Dật Tiên, người Quảng Đông, một trong ba vị Thánh Bạch Vân Động. Gia đình theo Đạo Phật. Ông theo Đạo Thiên Chúa, Đỗ bác sĩ y khoa. Sau cuộc vận động duy tân thất bại, năm 1984, ông lập Trung Hưng Hội ở Honolulu lấy Dân tộc, Dân sinh, Dân quyền làm chủ nghĩa Tam Dân.

Ông đứng đầu trong cuộc cách mạng Tân Hợi (10-10-1911) ở Trung Hoa và được bầu làm Tổng Thống. Viên Thế Khải phản bội nên loạn lạc nổi lên khắp nơi. Để tránh nội chiến, năm 1925, ông lên Bắc Kinh để sắp xếp mọi việc, nhưng việc chưa thành ông bị bệnh mà mất (12-3-1925).

Ông hiển Thánh và giáng cơ xưng là một trong Tam Thánh Bạch Vân Động. Ông phụ trách phổ độ dân Châu Á với sự trợ lực của bà Bát Nương Hớn Liên Bạch.
- William Shakespeare (1564-1616): nhà đại thi hào Anh quốc sinh ở Stratford-sur-Avon. Ông được dân chúng thế giới hoan nghinh thi tài kiệt liệt. Ông giáng cơ đêm 29-12-1935 cho bài thi mà bốn câu chót là:
"Oh! Humain, je te plains et souffre
Sans pouvoir arrêter ta marche vers le gouffre.
La morte de Sodome et Gomorthe en athée.
Tu l'as donc bel et bien mérité"
(Les Messages Spirites, Tay Ninh 1962, trang 108 )

Ông phụ trách phổ độ dân chúng Anh và các nước trong Liên Hiệp Anh. - Léon Tolstoi (1828-1910): tiểu thuyết gia người Nga, sinh ở Iasnaia-Poliana nổi danh về hai quyển: Chiến Tranh và Hòa Bình, Anna Karénina. Ông phụ trách phổ độ dân Âu-Á (Eurasie) (Nguyễn Hiến Lê, Bảy ngày Trong Đồng Tháp Mười, Sài Gòn 1971, trang 145 ).

- Aristide Briand (1862-1932): nhà chính trị Pháp, sinh ở Nantes, từng làm Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp. Ông giáng cơ tại Tòa Thánh đêm 29-08-1934 có câu: "Soyez fidèle à votre tâche, elle est complex mais non irréalisables... Je demande à collaborer spirituellement avec vous, c'est continuer mes desseins pacifiques". Ông phụ trách phổ độ dân Châu Phi.

- Pearl Buck: tiểu thuyết gia Hoa Kỳ, sinh ở Hillsboro vào năm 1892, tác giả nhiều sách về Trung Hoa. Bà được giải thưởng Nobel 1938 với tác phẩm "The living reed" (Nỗi buồn nhược tiểu).

Bà có khuynh hướng tìm hiểu văn hóa phương Đông để tiến đến hòa hợp chung sống. Bà phụ trách phổ độ dân Châu Mỹ.

Vì những hoạt động truyền giáo mà chính quyền Pháp đổi Đức Ngài về Việt Nam rồi định đổi ra miền Trung. Ngài được tin đưa đơn từ việc mà không đợi phép nghỉ, Ngài bỏ việc về Tây Ninh hành Đạo từ đó.

Với nhiệm vụ tư pháp, Ngài tương đối được rỗi rãnh để thì giờ viết truyện THIÊN THAI KIẾN DIệN gồm 77 bài thơ Đường. Sách chia làm hai phần:
- 1) Thiên Thai kiến diện chỉ có 7 bài;
- 2) Tam Thập Lục Thiên ký bút có 70 bài, mà bài đầu như vầy:
Xăm Xăm năm ngựa gió mây đưa,
Ba bực vừa lên có kẻ ngừa.
Con gậy tay cầm râu tóc bạc,
Cái nhà lá lợp cửa song thưa.
Cờ vàng quấn mũ mang y đạo,
Nai trắng nương lưng gót võ lừa.
Rằng chiếu Ngọc Hư sai mở ngõ,
Địa thần chầu chực tiếp người xưa.

Năm 1928 thì Ngài viết quyển "Phương Tu Đại Đạo" gồm văn xuôi, biền ngẫu lẫn thơ thất ngôn tràng thiên, có các tiết mục sau: luật đời, phận anh, phận chị, phận làm em trai, phận em gái, phận chồng, làm rễ, làm vợ, (làm dâu), làm cha.

Cứ vào hai quyển sách này mà so sánh lời văn ý tứ các Thánh Ngôn do Ngài phò cơ viết ra, ta cũng tin tưởng lời lẽ trong Thánh Ngôn là do các Đấng viết ra.

Sau đó, Ngài được lịnh Đức Chí Tôn đi Thủ Đức. Đêm 16 tháng 10 năm Mậu Thìn (17-11-1928), bà Bát Nương giáng đàn tại tiểu Thánh Thất Long Vân Thủ Đức báo tin cho Đức Hộ Pháp biết là vào năm 1914, Thầy Lỗ Ban bên Trung Hoa đột nhập vào nước Việt Nam, đem theo một cây Long Tuyền Kiếm trù ếm ở Mỹ Tho để triệt hạ nhân tài.

Đức Hộ Pháp hỏi cách giải ếm thế nào đều được bà Bát Nương chỉ phép hóa giải. Việc này chưa thực hiện thì Đức Ngài nghe tin Đức Cao Thượng Phẩm bịnh nặng phải trở về Tòa Thánh.

Đức Ngài yêu cầu Hội Thánh lập một Tịnh Thất nơi cụm rừng Báo Ân Từ để rước Đức Cao Thượng Phẩm từ Thảo Xá Hiền Cung về tịnh luyện thay vì để Đức Cao Thượng Phẩm khổ một mình nơi nhà riêng.

Vào nhà tịnh một thời gian, bịnh của Đức Cao Thượng Phẩm không thuyên giảm lại biếng ăn mất ngủ. Thế nên vào 18 giờ ngày 26-12-Mậu Thìn (1928) bà Hương Hiếu đưa Đức Ngài về Thảo Xá Hiền Cung mà không cho Hội Thánh hay. Đến 11 giờ ngày 1-3-Kỷ Tị (1929), Đức Ngài cho mời Đức Hộ Pháp, Ngài Cao Bảo Văn, bà Giáo Sư Hương Hiếu và một vài chức sắc. Đức Cao Thượng Phẩm nhìn Đức Hộ Pháp mà trối rằng:
"Nay qua về chầu Đức Chí Tôn, em ở lại hiệp với chức sắc chung lo nền Đạo của Thầy cho được vẹn toàn mọi sự".
Kế day qua nói với người bạn đời (bà Hương Hiếu):
"Anh dầu có nhắm mắt thì sự MẤT cũng như sự CÒN".

Rồi Đức Ngài xuất hồn êm ái của một chơn linh đắc Đạo.

Chư chức sắc có mặt đều bùi ngùi cảm động. Đức Hộ Pháp tỏ tấm lòng thương tiếc "Anh Tư" qua bài thi:
THI
Thượng Phẩm ôi! Hỡi anh ôi!
Chưa xong trách nhiệm đã về trời.
Bốn năm công quả vun nền Đạo,
Mấy đoạn chông gai chịu nước đời.
Ngọn bút Thần cơ, Trời nỡ đoạn,
Nắm xương Thánh chất lấp chôn vùi.
Mực hòa huyết lệ đề câu điếu,
Thượng Phẩm ôi! Hỡi anh ôi!

7 . Phá phép ếm Long Tuyền Kiếm

Vì phải lo đám tang của Đức Cao Thượng Phẩm, mãi tới ngày 28-3-Kỷ Tị (1929), Đức Ngài mới đến Thánh Thất Khổ Hiền Trang (Mỹ Tho) chấp bút thì được chỉ dẫn nơi ếm Long Tuyền Kiếm về phía Tây Nam. Nơi điểm chỉ là một khoảng đồng ruộng có dạng hình núi mé bên kia sông, phải đi ghe chừng năm cây số mới đến. Cánh đồng nước phèn mọc toàn năng. Phía xa xa là rừng đưng và bàng. Đất màu đen chưa trồng lúa được, nên dân cư sống bằng nghề làm đồ gốm lu, hủ, chén... Đức Ngài và các tín hữu Minh Thiện Đàn dừng lại trên một khoảng đất vàng, gò cao và rộng độ chừng 700 thước vuông. Đức Ngài lại chấp bút, Lỗ Ban giáng và chỉ vào ngang chót núi Lan sâu xuống chừng 3 tấc tây thì đụng đá. Lỗ Ban cho biết đó là tháp của một Trạng Tàu táng thuở cai trị nước ta. Trạng Tàu biết chỗ này là núi vàng, sợ sau này núi nổi lên thành hình thì nước Việt Nam sẽ có Trạng. Nhân tài đó sẽ phục nghiệp, nên họ quyết chiếm cứ và ếm bằng Long Tuyền Kiếm. Công dụng của kiếm là vớt đứt hết nhân tài.
Khi thế chiến thế giới thứ nhất chấm dứt (1919), chính phủ Tàu sai một người Triều Châu giỏi về bói ếm, sang Việt Nam ếm lần nữa ngay nơi cũ. Dân cư quanh vùng, nhất là các vị bô lão còn sống đều kể như vậy.

Cơ Lỗ Ban cho biết, tại đây có vị thần vàng, lãnh mạng nơi Thượng Đế giữ gìn vật báu, không cho ai lấy, chỉ dành riêng cho Trạng Trời đến lấy mà thôi.

Việc đào thật vất vả. Đồng thì rộng mà mỗi người chỉ có một cái cuốc, dàn hàng ngang mà đào. Tưởng chừng như khó tìm thấy. Bỗng nhiên trực giác giúp suy luận thành công. Thông thường mồ mả ở vùng này đều có nấm ở trên, nhưng đặc biệt có một cái mả không có nấm. Sau khi hội ý với ông Lê Văn Trung (là Chơn Nhơn, Chưởng Quản Phước Thiện) Đức Ngài cho đào cái mả đó. Đào lên thì được một cái ống ghè, trên có lưỡi dao cùn cấm thẳng xuống, trong đó có sáu con cờ sừng trắng, 6 đồng tiền kẽm thời Minh Mạng. Đào sâu xuống nữa gặp một hộp bao chì dài 9 tấc. Đức Ngài cho biết trong đó có Long Tuyền Kiếm, nhưng cấm không cho xem và gói kín lại.

Đức Ngài cho đào con kinh từ Trảng Sập băng ngang chót lưỡi Long Tuyền Kiếm cho bứt. Đó là phép phản ếm trừ tuyệt việc sát nhân tài. Đức Ngài nói:

"Ngày kỷ niệm nước Việt Nam được Đạo Trời khai mở sẽ gở nạn ách cho nhân loại. Dân tộc xuất hiện nhiều nhân tài, phá tan xiềng xích lệ thuộc, dân Việt Nam sẽ không còn bị nô lệ nữa. Vào thời điểm 1929 mà Đức Hộ Pháp bình thản tuyên bố: "Từ đây, dân tộc Việt Nam sẽ có nhiều nhân tài xuất hiện, phá tan xiềng xích, giải ách nô lệ, chẳng còn bị lệ thuộc nữa", biểu hiện lòng yêu nước nồng nàn hiếm có, lòng tự hào dân tộc cao độ và điều khích lệ lớn ch toàn dân đứng lên giành độc lập trong tay thực dân Pháp.

Đêm hôm đó, Đức Phật Mẫu giáng cơ tại Khổ Hiền Trang lập Thảo Đường.

THI
Thảo Đường (*) phước địa ngộ tùng hoa,
Lục ức dư niên vũ trụ hòa.
Cộng hưởng trần gian an lạc nghiệp,
Thế đăng đồng Đạo thịnh âu ca(**) .

(*) (Thảo Đường là chùa Phật, là 1 phái Đạo từ đời Lý Thánh Tông[1054-1072] về sau )
(**) (Theo Hoá Giải Long Tuyền Kiếm, của Chơn Nhơn Lê Văn Trung )

Việc lấy Long Tuyền Kiếm của Đức Hộ Pháp tiếng lành đồn xa. Kẻ hám vọng cho Ngài là Trạng Trời biết Lỗ Ban Kinh nên Kỳ Hương ở chợ Trảng Bàng đến tìm hiểu ngôi mộ tổ nhà họ Phạm ở An Hòa. Vùng mộ tổ này tọa lạc trên đồi An Quới, dưới chân đồi có bãi đất uốn cong theo rạch Trảng Bàng. Bên trái có đình An Hòa, Đại Chủng Tự, Phổ Tế Tự; bên phải có nhà thờ Tha La. Ngôi mộ tổ họ Phạm hướng về Nam (cung Khảm) mở rộng hương điền Lộc Giang xanh ngát, đồi lộng gió quanh năm. Thật nơi phong thủy vượng khí tốt lành.
Sau khi Đức Hộ Pháp rời Tòa Thánh (1956) là cơ hội cho Hoa kiều Kỳ Hương thực hiện khát vọng ôm ấp từ lâu. Hắn thấy thế đất vùng An Quới vượng khí nên nài mua với giá cao phần đất bên phải ngôi mộ tổ đến Cầu Quan. Soạn giả đi khảo sát ngày 15-6-1974, thấy Kỳ Hương đã cho người đào (năm 1956) cắt long mạch lấy đất đắp núi giả làm bình phong chắn gió, làm ngôi mộ tổ mất phần Dương (Phong) mà chỉ còn rạch nước (Thủy) phần Âm. Thế nên gia tộc họ Phạm không còn vượng phát được. Khó khăn lắm, soạn giả mới vẽ được cảnh quanh vùng mộ tổ họ Phạm (xem hình).

8 . Quyền năng Đấng Tạo Hóa

Vào ngày 20-4-1930, Đức Hộ Pháp chấp bút, Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng cơ dạy về quyền lực của Đấng tạo ra Càn Khôn và vạn vật.
Nguyên văn tiếng Pháp đăng trong "Tam Thánh Bạch Vân Động" (Tam Thánh Bạch vân Động, cùng nguời viết ), dưới đây là bản dịch của Đức Hộ Pháp.

Đức Hộ Pháp hỏi:
"Nhờ Ngài giảng về do lai Đức Chí Tôn và quyền hành người tạo ra Càn Khôn cùng vạn vật".
Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đáp:
"Hiểu cho đặng huyền vi khó nổi,
Tra khuôn hồng tỏ mối không minh.
Theo tôi nghĩ thế giới mình,
Ngoài ra còn có lắm hình Càn Khôn.
Nhiều Thế khác, biệt phân lớn nhỏ,
Sinh tồn loài vật nhỏ y nhau.
Một ngôi nào đó trên cao,
Về thần hồn với về loài chúng sinh.
Cũng có lúc giống mình như hệt,
Tiến hóa nâng khí phách nên hiền.
Máy trời đẹp vẻ thiên nhiên,
Vật loài đều hưởng trọn quyền Chí Linh.
Các quả cầu thái bình yên tịnh,
Cả chúng sanh dốt tánh can qua,
Tương đối dứt, tuyệt đối ra,
Chơn hồn tranh đấu về khoa tánh lành.
Sanh chi cũng quang minh cách trí,
Quyền linh hồn chủ quỉ phàm tâm.
Thế hèn luật cũng không cần,
Tương thân chỉ cậy nhờ phần đức tin.
Cái chết bị tâm linh đánh bại,
Sống chết dường trái phải không phân.
Thương-sanh truyền khắp xa gần,
Hồn và người vốn Thánh Thần hiển nhiên.
Như thế giới Càn Khôn ta có,
Sanh hoạt này quả có nên nhiều.
Địa cầu chừng đặng cao siêu
Các Ngài rõ giá những điều phân phô."
                                                                         Đức Hộ Pháp hỏi:
   "Chừng nào địa cầu này hưởng đặng điều ấy?"

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn:
"Thần linh dụng tiếng giúp Ngài hiểu,
Cho tỏ tường phẩm hiệu dường bao,
Qua luyện tôi, Thánh chất vào,
Còn lâu nữa mới lâm trào Phật Tiên.
Muốn biết đặng căn nguyên từ pháp,
Ở cùng người hoặc đạt hiểu người.
Chẳng hồn nào quyết định bồi.
Thích Ca thì cũng để lời phỏng ngôn.
Chớ coi trọng lời tôi bày tỏ,
Tôi thuật lời tưởng ngỡ chơn linh,
Tỉ như lúc trước Chí Linh,
Có sanh ở một cảnh hình Càn Khôn.
Người cũng đấng phẩm hồn hậu bổ,
Vật nên người, người trở nên hiền.
Lần hồi lên phẩm thiêng liêng,
Khai thiên người mới đạt quyền Chí Linh.
Đã chịu lắm sinh sinh tử tử,
Đủ huyền linh làm chủ trí khôn.
Lại thay thâu phục chơn hồn,
Đặng làm thần độ vĩnh tồn triều nghi.
Đài thiên cảnh vừa khi đặng lớn,
Dắt triều đìnhvào chốn không trung.
                                                                                                             Đức Hộ Pháp:
"Vậy khi ấy Người đã có Thiên cung riêng của Người rồi hay sao?"

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn:
" Phải, mỗi đứa riêng trong cảnh giái,
Của chúng ta tạo lại linh hồn,
Hồn người do bởi giác hồn,
Tạo nên cảnh giới cộng làm chánh chung.
Trong các Đấng lòng trung vẫn ít,
Phần đông do kẻ nghịch oan khiên.
Tu chơn bỏ máy diệu huyền,
Thì ta mở lối cảnh thiên quỉ vào.
Quỉ vương hỏi nơi nào mà đến,
Cứ tầm chân đừng tiến giả truyền,
Chắc do trong đám triều thiên,
Chí linh khó sửa cho truyền chánh tâm.
Ta hằng bị tình nhân phản nghịch,
Đố kị cùng vui thích hại ta.
Hộ Pháp tay Ngài tê quá hay là
Đêm mai tôi tiếp nói qua chuyện này."

10 giờ đêm 21-11-1930
"Lại tiếp chuyện khai thiên tôi nhận,
Cùng kỉnh phương học vấn của Ngài,
Chí Tôn tới chốn Dạ đài,
Bình an phẳng lặng không loài động sanh.
Trong thứ không danh mây nước,
Vật chất sanh ngũ ước vô chừng.
Hào quang bao phủ mây vầng,
Vật không biến hóa, thú ngừng không sanh."
                                                                                                 Đức Hộ Pháp:
"Thưa có phải là hình thức trong sấm truyền Đạo Thánh đã nói đó không?"

               Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn:
"Phải, thứ khí kêu tên thủy khí,
Đông đặc nhiều xem kỹ đứng đầu.
Rằng trời, mặt nước ngự chầu,
Thì nên phải hiểu cao sâu thế này,
Chơn thần người dẫy đầy ánh sáng,
Lấy dương quang ấp đảng vô năng,
Sinh làn hỏa khí bao giăng,
Âm dương tương khắc nổ làn thiên thanh.
Thái cực nổ với hình nguyên thủy,
Hai quyền năng dục khí hóa cơ,
Vật tiêu hóa khí, khí nhơ,
Tiêu thành nguyên khí đến giờ sanh quang.
Khí sanh quang ấy toàn linh cảm,
Định linh hồn sống chết nơi tay,
Dị thường sanh hóa rất hay,
Sau này tôi cũng thấy hoài huyền linh.
Vật chi do tài tình Sư phụ,
Ta không phương hiểu thấu cho cùng.
Lửa Thái cực lớn vô cùng,
Dẫy cùng thế giới muôn trùng hỏa tinh.
Phân phát hóa nên hình phải tuyệt,
Cùng Càn Khôn rải riết không ngằn.
Hỏa tinh lớn hóa nhựt quang,
Nhựt tinh nguội làm cả tràng thế gian.
Nơi nào ánh dương quang chiếu diệu,
Vạn vật gồm đại tiểu đều thông,
Chí linh tánh đức bao trùm,
Hữu sanh ai cũng dự cùng nhứt linh,
Bán thanh sanh khí, thanh thành hạo nhiên.
Khối linh cảm ban truyền vạn loại,
Tùy theo hàng phẩm lại vừa chừng,
Hồn linh sanh hưởng hồng ân,
Còn bên thể phách về thành sanh quang.
Ngài đã rõ hành tàng sót lại,
Tới đây tôi đành phải ngưng văn."
                                                                                     Đức Hộ Pháp:

"Sự hung ác và sự vô ích của loài người, loài vật và thảo mộc, cái đức tánh của vật khó lấy trí khôn người mà định mức khen cho đặng".

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn:
"Không vô ích dữ hiền mặt thế,
Sống phải toan tìm kế nuôi thân.
Chí Tôn con cái đều cân,
Lòng thương kia phải dành phần lợi sanh.
Cho tấn hóa Người hành đau thảm,
Người phải cho mô phạm bảo thân.
Dưới đời mấy mặt hiền nhân,
Với ta gọi dữ họ cần ích riêng.
Sao đặng tiếng Thánh hiền các Đấng,
Sử nhơn gian bằng chứng chép ghi,
Đấu tranh mạnh yếu thường khi,
Xem ra thấy mạnh cũng thì phần hơn.
Lẽ mạnh yếu thiệt hơn chiến đấu,
Năng trí mưu cơ xảo nên hay,
Cảnh phàm tương đối là đây,
Dữ vô dụng ấy là lời bia danh.
Nơi hoàn vũ cá sanh có chỗ,
Các trời kia lớp ngõ học đường,
Càn Khôn thế giới là trường
Chư hồn đến học cho thường mới hay.
Kẻ nào những bỏ bài trốn mãi,
Không đặng lên học lại bài xưa.
Các hồn ai cũng mến ưa,
Sách thiêng liêng đọc mấy tờ vĩnh sanh.
Ai cũng ước công thành danh toại,
Phải nhiều thời, nhiều phép, nhiều kinh.
Vật hèn tối phẩm, tối linh,
Con đường đi biết mấy nghìn thời gian.
Chung cuộc hiểu hành tàng ta đã,
Sau mới tường căn quả Chí linh,
Biệt phân đẳng cấp tánh tình,
Là phương dành để cho mình sánh cân.
Trong học thức Ngài cần quãng đại,
Phân tánh người nơi cái tài ba,
Đem người phàm tách cho ra,
Ngoài vòng Thánh chất chánh tà phân minh,
Lấy gương tốt để dành Hội Thánh,
Năng dạy khuyên các cánh bất trung,
Đừng nên ghét bỏ gian hùng,
Coi phần hồn trọng độ dùm là hay.
Cứ thương mãi giúp cho nhân loại,
Chơn lý kia cạn giải đôi lời,
Từ bi, bác ái và Trời.
                                                                                     Đức Hộ Pháp:

"Hễ làm cha thì làm cha, còn làm thầy thì làm thầy. Cớ sao Đại Từ Phụ lại xưng Thầy rất ư khó hiểu?".
Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn:
Người cũng vốn Cha Thầy luôn một,
Cả chơn linh hài cốt nơi Người.
Nuôi mình dùng vật xanh tươi,
Tạo hồn lấy phép tột rồi Chí linh.
Nơi Người vốn quang minh cách trí,
Tấn hóa hồn phép quí không ngưng,
Vật hèn trước mắt thành trân,
Hồn hèn Người lại dành phần Phật Tiên.
Luật thương yêu quyền là công chánh,
Gần thiện căn xa lánh phàm tâm.
Làm Cha nuôi sống âm thầm,
Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần ngôi Thiên.
Home        1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ]  [ 7 ]  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét