- Bình Bát vu ( tượng
Thích giáo)
- Cây Phất chủ ( tượng Lão
giáo)
- Quyển Xuân Thu (tượng
Nho giáo)
Đạo kỳ của Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ là Tam Thanh:
- Màu vàng biểu hiệu Thái
Thanh, tượng trưng Phật giáo.
- Màu đỏ biểu hiệu Ngọc
Thanh, tượng trưng Thánh giáo.
F - Cách thờ phượng và cúng kiếng:
Thờ: Thiên Nhãn Thầy hình
“Con Mắt trái”
Cúng phẩm:
- Bông chỉ về Tinh,
- Rượu chỉ về Khí,
- Trà chỉ về Thần.
Tinh, Khí, Thần là Tam bửu
của các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
GIÁO LÝ - TÔN CHỈ và MỤC ĐÍCH
Giáo lý của Đại-Đạo là
tinh ba của giáo lý Tam giáo (Thích, Đạo, Nho) và của Ngũ chi (Nhơn đạo, Thần đạo,
Thánh-đạo, Tiên-đạo, Phật-đạo) để hoằng dương chánh pháp.
Tôn chỉ là cầu xin cứu rỗi
các chơn linh khỏi sa đọa hồng trần.
Mục đích là giáo hóa nhơn
sanh, lập Đại-đồng huynh đệ. Như Đức Hộ-Pháp đã nói:
“Giữa thế kỷ 20 nầy cả
tinh thần toàn thể nhơn loại nơi mặt địa cầu nầy bị thuyết duy vật đã làm cho họ
điên đảo cả tâm hồn, nếu Bần Đạo không nói rằng: Nhơn loại trong buổi nầy nếu
không bị thống khổ về tâm hồn thì không buổi nào đã có Đức Chí-Tôn đến; cũng vì
lẽ nhơn loại thống khổ ấy Ngài đến lấy Quốc Đạo của toàn thể mấy Em, của Tổ Phụ
mấy Em để lại tức nhiên là Đạo Nho đó vậy.
Thật, Bần Đạo không có ngờ
một văn hiến, một phong hóa cổ truyền quí hóa Tổ Phụ mấy Em đã để lại cho mấy
Em, ngày hôm nay nó trở thành một cái báu vô giá cho nhơn loại. Thật, Qua không
có buổi nào tưởng đến, rồi về phần tâm hồn, về phần trí thức tức nhiên phần hồn
của nhơn loại.
Bần Đạo tưởng Đức Chí Tôn
đã đến cho nhơn loại một huờn thuốc phục sinh của họ do nơi kho vô tận Tổ Phụ của
mấy Em để lại tức nhiên Đức Chí-Tôn đến lấy Nho-Tông đặng Chuyển thế, ngoài ra
nữa Đại Từ Phụ lại lập Hội Thánh.
Hôm nay Bần Đạo đứng đây
nói rõ Hội Thánh của Ngài là gì?
Bần Đạo đã nói rằng: Vì nhơn
loại thống khổ nên Đức Chí Tôn đã đến đặng chia khổ cùng con cái của Ngài. Hội
Thánh đến thay thế hình ảnh xác thân của Ngài, chung khổ cùng con cái của Ngài
lẽ dĩ nhiên là vậy. Biểu sao Ngài không giao Hội Thánh của Ngài? Nhứt là từ ban
sơ tới giờ. Bần Đạo là người biết điều ấy hơn hết. Ngài giao cái cơ cứu khổ cho
con cái của Ngài thay thế hình ảnh cho Ngài đặng chia khổ cùng con cái của
Ngài.
Thầy đã nói: Dưới bóng cờ
cứu khổ của Đức Chí Tôn tức nhiên cả Chức Sắc Thiên Phong, cả Cơ Quan Chánh-Trị-Đạo,
Bần Đạo đã đào tạo sứ mạng trọng yếu hơn hết là làm thế nào cho mấy Em hưởng đặng
hạnh phúc giảm khổ. Qua nói thật, có chứng Ngài Trần Khai Pháp ngồi đây: Qua buổi
nọ Đạo đương nghèo khổ hèn tiện bị mọi nỗi áp bức khó khăn, biết phận hèn hạ Bần
Đạo để cả tiếng nói ngay cùng Chánh-Phủ Pháp rằng: Ngày giờ nào toàn thể con
cái Đức Chí Tôn, Đạo còn nghèo khổ thì ngày giờ ấy Bần Đạo không biết tội tình
gì khác hơn là làm cho họ sống với mọi nỗi vinh quang hạnh phúc. Mấy Em trong
buổi nghèo khổ kia thấy bắt gió nắn hình mà Bần Đạo còn cố làm thay, huống chi
hôm nay đã chung về ngồi trong lòng của Đức Chí Tôn, tức nhiên ngồi nơi Đền
Thánh, chung vào trong lòng yêu ái của Ngài, phận sự của chúng Qua bảo vệ sự sống
của mấy Em cho đặng hạnh phúc là phận sự trọng yếu của cả Chức Sắc Thiên Phong
Lưỡng Đài đó vậy”.
G - Phương giải khổ của Đạo Cao-Đài
Ngài đến bồng nhơn-loại vào
tay ru rằng: “Khối đau khổ tâm-hồn của các con là tại các con đào-tạo chớ không
phải của Thầy! Khổ là do quả kiếp mỗi đứa dục khổ cho nhau. Muốn giải khổ không
gì khác hơn là:
- Đập đổ các đẳng cấp
tâm-hồn,
- Thống nhất nhơn-loại,
- Nhìn nhau là anh em máu
thịt, cùng một căn-bổn cội nguồn hầu chia vui sớt nhọc, biết tôn ti nhau: kẻ
trên không áp-chế người dưới, trí không hiếp ngu, hèn sang không biệt, mực thước
tâm-hồn nhơn-loại phải đồng phẩm-giá, đồng quyền-năng.
H - HỆ THỐNG TỔ CHỨC HỘI THÁNH
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ gồm
có 3 Đài tượng trưng hình thể Đại-Đạo tại thế.
- Hiệp-Thiên-Đài: thể hiện
chơn thần thuộc Khí.
- Cửu Trùng Đài: thể hiện
cơ thể thuộc Tinh.
- Bát Quái Đài: thể hiện
linh hồn thuộc Thần.
1 - Hiệp-Thiên-Đài.
Hiệp-Thiên-Đài là cơ quan
lập pháp của Đạo, là nơi để thông công cùng Đức Thượng-Đế và các Đấng thiêng
liêng bằng Cơ Bút do Chức sắc Hiệp-Thiên-Đài phò loan để tiếp các Thánh ngôn và
luật pháp Đạo của các Đấng thiêng liêng giảng dạy.
Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài gồm
các Chức sắc Thiên phong theo phẩm trật sau đây:
- 1 phẩm Hộ-Pháp Chưởng quản
Hiệp-Thiên-Đài và bảo hộ luật Đời và luật Đạo.
- 1 vị Thượng-Phẩm lo về mấy
Thánh Thất và Tịnh Thất.
- 1 vị Thượng-Sanh lo về
phần đời.
- 12 vị Thời Quân thuộc 3
Chi: Pháp, Đạo, Thế, đặt dưới quyền hành sự của Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm và Thượng-Sanh.
2 - Cửu Trùng Đài
Cửu-Trùng-Đài là cơ quan
Hành-chánh của Đạo. Hội-Thánh Cửu Trùng Đài gồm các Chức sắc Thiên phong theo
các phẩm trật sau đây:
NAM PHÁI
- 1 phẩm Giáo-Tông, lãnh đạo
tối cao toàn Đạo, có phận sự dìu dắt Đạo hữu trong đường Đạo và đường Đời.
- 3 vị Chưởng Pháp, lãnh
nhiệm vụ nghiên cứu luật pháp Đạo trước khi ban hành cho toàn Đạo.
- 3 vị Đầu Sư, cầm quyền
chánh trị đạo, ban hành luật pháp Đạo.
- 36 vị Phối Sư, có 3 vị
Chánh Phối Sư làm đầu, dưới quyền 3 vị Đầu Sư cai trị Đạo.
- 72 vị Giáo Sư, có phận sự
dạy dỗ Đạo hữu trong đường Đạo và đường đời, được quyền dâng sớ cầu nài về luật
lệ làm hại nhơn sanh hay là cầu xin chế giảm luật lệ
- 3000 Giáo Hữu chia đều mỗi
phái 1000 vị, chẳng tăng thêm hay là giảm bớt, lãnh phận sự phổ thông Chơn đạo.
- Lễ Sanh, không hạn định
số. Lễ Sanh là người có hạnh kiểm tốt, được quyền đi khai đàn cho mỗi Tín đồ
NỮ-PHÁI
Đặc biệt Chức Sắc Nữ phái
thì từ phẩm Đầu-sư trở xuống, quyền hành cũng y như Nam-phái, nhưng chỉ điều
hành Nữ-phái mà thôi. Đầu-sư Nữ phái thì tuỳ thuộc vào Giáo-Tông và Hộ-Pháp. Nữ
phái không giới hạn về con số cho mỗi phẩm, nghĩa là bao nhiêu cũng được do tài
đức công quả.
Sau cùng là Hội-Thánh Em tức
là Bàn Trị Sự, có bổn phận sinh hoạt Đạo sự trong mỗi Địa phận làng xã.
I - Cao-Đài qui Tam giáo hiệp
ngũ chi:
Vào thời Trung nguơn,
nhơn-sanh mỗi ngày càng thêm nhiều xu-hướng về vật chất nên Ơn Trên mới phái bốn
vị Đại Thánh-nhân đến khai sáng cho nhơn tâm, đó là:
- Đức Thích-Ca Mâu-Ni mở Đạo
Phật.
- Đức Lão-Tử mở Đạo Tiên.
- Đức Thánh Khổng-Phu-Tử mở
Đạo Thánh.
Thánh nơi Đông-phương gọi
là Thánh Ta
Sau cùng con một Đức Chúa
Trời là Đức Chúa Jésus-Christ. Thánh nơi phương Tây gọi là Thánh Tây. Thế nên cả
hai vị Giáo-Chủ này là Thánh đạo.
Bốn vị Giáo chủ nhưng thật
ra là Chưởng-giáo của ba Tôn giáo chánh yếu trên mặt địa cầu này..
Thầy dạy:
“Nơi Bạch-Ngọc-Kinh hơn
sáu chục năm trước chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thấy đại nộ Thầy, nên ra tình
nguyện hạ thế cứu đời.
Thầy coi bọn ấy lại còn
làm tội lỗi hơn kẻ phàm xa lắm. Vậy vì cớ chi các con biết chăng?
Các con có cả ba Chánh Ðạo
là Tam-Giáo các con biết tôn trọng; ngày nay lại thêm Chánh Ðạo nữa, các con biết
ít nước nào đặng vậy?
Bị hàng phẩm NHƠN-TƯỚC phải
phù-hạp với hàng phẩm THIÊN-TƯỚC, đáng lẽ Thầy cũng nên cho các con phải chịu số
phận bần-hàn mà không nỡ, nên ngày nay mới có kẻ như vậy.
Thầy nói cho các con biết:
Dầu một vị Ðại-La-Thiên-Ðế
xuống phàm mà không tu, cũng khó trở lại địa vị đặng”. ( 27- 8 Bính-Dần 1926)
Nay thời-kỳ của Đại-Đạo, tức
là qua thời của Tứ tượng biến hoá, là con số 4 cũng có nghĩa là 1+3, tức là do
lý Thái Cực điều-hành với ba ngôi vạn hữu, nên hễ đến 4 là biến hóa ra rồi. Thầy
đến để mở ra Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ Tam giáo Qui nguyên Ngũ chi phục nhứt. Ngôi
của Thầy là chúa tể Càn khôn thế giái.
J - Cao-Đài là nền VƯƠNG ĐẠO lấy LỄ làm đầu
Nhắc lại: Bấy giờ là một tối
thứ bảy, nhằm lối thượng tuần tháng 8 năm 1925, ba Ông CƯ, TẮC, SANG đem bàn ra
sân đốt nhang khấn-vái và mời các vị Tiên Nương ở Diêu-Trì-Cung.
Hôm nay có Tiên-cô Đoàn-Ngọc-Quế
giáng, đàm luận một hồi, rồi ba Ông lại xin kết làm huynh-muội với Đấng Nữ-Tiên,
Thất-Nương bằng lòng, bèn kỉnh:
* Ông Cao-Quỳnh-Cư làm Trưởng-ca ▬▬
*
Ông Phạm-Công-Tắc làm Nhị-ca ▬▬
*
Ông Cao-Hoài-Sang làm Tam-ca ▬▬
Nếu mỗi vị được biểu-tượng
một vạch như vầy sẽ có được một quẻ CÀN ☰ (Nam, đó là nét dương, biểu
thị bằng vạch liền ▬▬)
Còn Cô là Tứ muội (Nữ, tượng
bằng một nét âm ▬ ▬, vạch đứt nếu đặt xổ xuống xuyên qua quẻ Càn thành ra chữ
VƯƠNG 王 Đây chính là tên thật của Thất-Nương VƯƠNG-THỊ LỄ 王 氏 禮 còn cái tên Đoàn Ngọc-Quế
là một giả danh.
Phải chăng Đấng Thượng-Đế
đã sắp đặt cho Diêu Trì-Cung đến để báo trước cho ba Ông biết rằng Thượng-Đế sắp
giao cho mối Đạo nhà là một nền Vương Đạo, lấy LỄ làm đầu, tức nhiên nền Đại-Đạo
ngày nay Đức Chí Tôn dùng Nho-Tông chuyển thế:
Phật pháp khuyến nhơn qui
mỹ tục,
Nho Tông phục thế hưởng
thuần phong.
CHƯƠNG 3
A - PHỤC-HI TIÊN-THIÊN
LỤC-THẬP-TỨ QUÁI PHƯƠNG-ĐỒ
(64 quẻ trên đồ hình vuông của Phục-Hi)
Dù là 64 quẻ kép cũng đều
do tám quẻ gốc mà ra:
Càn ☰ Đòai ☱ Ly ☲ Chấn ☳ Tốn ☴ Khảm ☵
Cấn ☶ Khôn ☷ là do sự nhân đôi lên và biến hoá mà thành.
Quẻ đơn là quẻ chỉ có 3
hào, quẻ kép là quẻ có 6 hào (tức là gấp đôi lần số nét của quẻ đơn).
Sau đây là Phương-pháp thực-hành:
1 - Tám quẻ gọi là Bát thuần:
Đầu tiên lấy một quẻ làm
chuẩn, thí-dụ là quẻ Càn ☰ nếu Càn đặt chồng lên Càn ☰ nữa, thành ra Bát-thuần Càn (biệt số
là 11). Bởi Càn là 1. Hai lần quẻ Càn đặt chồng lên nhau là 11. Những biệt số
này rất quan trọng. Từ đây về sau đều dùng biệt số. Sự tế vi này người xưa mới
bảo nhau rằng “luyện Bát-quái không để lậu một giọt tinh”. Tinh đây tức là cái
tinh-hoa của Dịch học, chứ không riêng gì cái “Tinh” hữu hình mà thôi. Có nghĩa
rằng người nghiên cứu Dịch mà bị phóng tâm hay cái tâm còn hướng ngoại thì sự
nghiên cứu không đạt được kết quả cao. Phải chú ý lắm!
Tại sao gọi là “Bát thuần”?
- Tức là tám quẻ tinh
ròng: chỉ có tám quẻ này duy chính quẻ ấy đặt chồng lên quẻ ấy mà thôi. Như
trên đã thấy ở quẻ Bát-Thuần Càn (Biệt số 11). Tương-tự còn lại 7 quẻ nữa là
Bát-thuần Đòai (22), Bát-thuần Ly (33), Bát-thuần Chấn (44), Bát thuần Tốn
(55), Bát-thuần Khảm (66), Bát thuần Cấn (77), Bát-thuần Khôn (88).
Với 8 quẻ thuần này thì được
gọi bằng chính tên của nó (Càn, Đòai, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn), quẻ kép
này có được đặc-tính của hai quẻ đơn họp lại mà thành.
Biệt số do đâu mà có?
Bởi Càn 1, Đoài 2, Ly 3,
Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Đó là số của Bát-quái Tiên thiên. Tất cả
quẻ đơn này khi tạo thành quẻ kép thì cũng lấy chính số quẻ ấy ghép liền với số
của quẻ kế tiếp sẽ là biệt số của hai quẻ kết họp lại nhau. Thí dụ: quẻ Càn số
1; mà Càn (Thiên) 1 đặt lên Đoài (Trạch) 2 thành ra quẻ Thiên Trạch Lý có biệt
số là 12.
Một ví dụ khác nếu như:
Đoài vi Trạch số 2 đặt lên Càn vi thiên số 1, bấy giờ tên quẻ sẽ đọc là Trạch
Thiên Quyết, biệt số là 21 (cách đọc quẻ thì có phương-pháp chung, tên quẻ là
do Thánh-nhân đặt, căn-cứ vào ý-nghĩa của hai quẻ họp lại (Sẽ bàn sau)
2 - Sự biến-hóa thành 64 quẻ kép:
Tính-chất của mỗi quẻ là:
Càn ☰ vi Thiên, là trời. Đòai ☱ vi Trạch, tức là đầm ao.
Ly ☲ vi Hỏa, ly là lửa. Chấn ☳ vi Lôi, Chấn là sấm.
Tốn ☴ vi Phong, là
gió. Khảm ☵ vi Thủy, là nước.
Cấn ☶ vi Sơn, sơn là núi. Khôn ☷ vi Địa, khôn là đất.
Khi các quẻ được phối hợp
với nhau thì:
Phương-pháp lập quẻ thì
chung một cách thức giống nhau. Tuy nhiên, vấn đề Quẻ kép có những tính chất đặc
biệt theo:
Bảng tóm lược sau đây:
Hàng trên cùng là tám 8 quẻ
đơn.
Hàng nhì sắp theo số thứ tự
của 8 quẻ hợp với KHÔN 8
Hàng ba sắp theo số thứ tự
của 8 quẻ hợp với CẤN 7
Hàng tư sắp theo số thứ tự
của 8 quẻ hợp với KHẢM 6
Hàng năm sắp theo số thứ tự
của 8 quẻ hợp với TỐN 5
Hàng sáu sắp theo số thứ tự
của 8 quẻ hợp với CHẤN 4
Hàng bảy sắp theo số thứ tự
của 8 quẻ hợp với LY 3
Hàng tám sắp theo số thứ tự
của 8 quẻ hợp với ĐOÀI 2
Hàng chín sắp theo số thứ
tự của 8 quẻ hợp với CÀN 1
Đây là ở tám quẻ chánh phối
hợp với từng quẻ một sẽ thành những quẻ mới: Kiền Dương kiện, là lúc khởi đầu.
Khôn âm thuận lúc cùng cuối.
Khi Âm dương mới sanh thì cả hai đều ở trung-uơng. Kiền đầu tiên là Kiền dị
tri: dễ biết, Khôn cùng cuối là Khôn giản năng (gọn làm)
Đứng về một Trời Đất thì gọi
là dị tri giản năng.
3 - Cách thành lập 64 quẻ kép:
Nhìn hàng ngang trên cùng
thấy có tám quẻ, từ bên phải đọc qua theo thứ tự: Kiền 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4,
Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Tức nhiên đứng về quẻ kép thì những quẻ này luôn
đặt ở vị trí trên hết của quẻ.
Còn phần Dưới, nhìn theo
hàng dọc, từ điểm cuối đọc lên cũng có 8 quẻ theo thứ tự như trên.
Bây giờ tại góc đầu tiên:
phần trên có chữ Khôn 8, phần dưới có chữ Khôn 8, nghĩa là hai quẻ Khôn đặt chồng
lên nhau, đọc là Bát-Thuần Khôn. Biệt số là 88
Nếu chiếu thẳng từ hai chữ
trên và dưới thì có hai chữ giống nhau như hai chữ Cấn số 7, là Bát-thuần Cấn.
Biệt số là 77.
Tương tự sẽ có các quẻ:
Bát Thuần Kiền hay là Bát
Thuần Càn có biệt số 11
Tóm lại: Toàn bộ 64 quẻ Dịch
duy chỉ có 8 quẻ mà chính nó đặt lên nó gọi là Bát Thuần, tức là 8 cái tinh ròng.
Vì tính chất tinh ròng đó mà quẻ kép vẫn giữ nguyên tên gọi buổi đầu là: Kiền,
Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Khi đọc thì đặt chữ Bát-thuần ở trước tên
quẻ.
Tất cả các quẻ còn lại khi
hai quẻ khác tên ghép với nhau thì đều lấy nghĩa của mỗi quẻ mà đặt tên mới, ví
như:
Nếu nhìn hàng ngang thứ nhứt
hiệp với quẻ Khôn 8 ở hàng thứ nhì có các quẻ:
Quẻ có biệt số là 88 tức
nhiên Khôn vi Địa số 8, hai quẻ Trùng tên đặt lên nhau có tên là Bát-Thuần
Khôn.
Quẻ có biệt số là 78, tức
nhiên do Cấn vi Sơn số 7 hiệp với Khôn vi Địa số 8, đọc là Sơn Địa Bác (là sụp
đổ).
Quẻ có biệt số 68, là do
Khảm vi Thuỷ số 6 hiệp với Khôn vi Địa số 8, đọc là Thuỷ Địa Tỷ (so-sánh)
Quẻ có biệt số 58, là do Tốn
vi Phong số 5 hiệp với Khôn vi Địa số 8, đọc là Phong Địa Quan. (xem xét)
Quẻ có biệt số 48, là do
Chấn vi Lôi số 4 hiệp với Khôn vi Địa số 8, đọc là Lôi Địa Dự (vui vẻ)
Quẻ có biệt số 38, là do
Ly vi Hoả số 3 hiệp với Khôn vi Địa số 8, đọc là Hoả Địa Tấn ( tiến lên)
Quẻ có biệt số 28, là do
Đoài vi Trạch số 2 hiệp với Khôn vi Địa số 8, đọc là Trạch Địa Tuỵ. (tụ họp)
Quẻ có biệt số 18, là do
Kiền vi Thiên số 1 hiệp với Khôn vi Địa số 8, đọc là Thiên Địa Bĩ. (thời vận xấu)
Quẻ đầu biệt số 88 là Bát
Thuần Khôn.
87: Khôn vi Địa với Cấn vi
Sơn là Địa Sơn Khiêm
86: Khôn vi Địa với Khảm
vi Thuỷ là Địa Thủy Sư
85: Khôn vi Địa với Tốn vi
phong là Địa Phong Thăng
84: Khôn vi Địa với Chấn
vi Lôi là Địa Lôi Phục
83: Khôn vi Địa với Ly vi
Hỏa là Địa Hỏa Minh Di
82: Khôn vi Địa với Đoài
vi Trạch là Địa Trạch Lâm
81:Khôn vi Địa với Kiền vi
Thiên là Địa Thiên Thái
Những quẻ còn lại cũng đọc
như phương thức trên, nhưng có điều đáng lưu ý là những số được gọi là biệt số ấy
nếu hai quẻ đặt xuyên tâm đối thì có tổng số là 99. Nếu trên một vòng tròn thì
sẽ dễ nhận thấy hơn. Tuy nhiên trên bảng đồ vuông này cũng vẫn đọc được. Ví như
:
Thuần Khôn là 88 thì Thuần
Kiền là 11 tổng cộng 99. Quẻ Bĩ 18 đối qua Thái 81cộng 99
Hai con số 9 gọi là “Cửu cửu
Càn Khôn dĩ định” chính là thời Tam-Kỳ Phổ-Độ này.
Tương tự có Thuần Cấn 77 cọng
với Thuần Đoài 22. Hợp số 99
Thuần Khảm 66 hợp với Thuần
Ly 33, là 99
Thuần Tốn là 55 hợp với
Thuần Chấn 44, là 99.
Nếu nhìn vào góc chéo đối
nghịch lại hoặc ở tâm:
Ích 54 họp với Hằng 45 là
99. Tất cả các số đều in như nhau. Cứ lấy tâm mà tính dần ra sẽ được hợp số là
99.
Tỉnh Tây Ninh cách Thành
Phố Sài-gòn 99 km như vậy có phải là một ngẫu
nhiên không? Phú-Quốc có tất cả 99 hòn có phải ngẫu nhiên không?
B - KHAI TRIỂN BÁT-QUÁI BIẾN-HOÁ TOÀN ĐỒ:
Bát quái Hư vô (Bát-quái Luyện Đạo)
Trước đây là những nét căn
bản để chuẩn bị bước vào việc khai triển Bát Quái biến hoá toàn đồ. Thật ra mỗi
đường nét đều có một ý-nghĩa khác nhau, luôn luôn hoà quyện vào nhau mà luật Âm
Dương không bao giờ vắng bóng trong Đạo pháp. Mới nhìn qua như mắc lưới, mà là
lưới thật đó là lưới trời tuy thưa mà rất là nhặc nhiệm.
Tuy nhiên khả năng biết đến
đâu, Soạn giả xin hầu bàn giải đến đó để trình bày những nét cơ vi của đạo
pháp.
Đức Thượng-Sanh nói:
Đạo Cao-Đài như một bức khảm
xà-cừ:
- Nhìn nghiêng bên phải thấy
màu xanh phơn-phớt.
- Nhìn nghiêng bên trái thấy
màu đỏ tía.
- Nhìn xuống phía dưới thấy
màu vàng nhạt.
Các màu: Vàng, xanh, đỏ chỉ
là những cách thể hiện của các giai đoạn ban sơ của Đạo. Thật sự Đạo Cao Đài là
màu trắng, phải hiểu Đạo Cao-Đài với tinh ba bổn nguyên triết-lý của chính nền
Đạo mới này”.
Trước khi khai triển
Bát-quái toàn đồ cần kiểm qua cách thức thành lập và định vị-trí cho các con số
khi đặt lên Bát-quái này, thật ra đây chỉ là một bản đồ số học khá tinh vi mà
thôi. Cần tìm hiểu về:
(H.23) Bát-Quái biến hoá
toàn đồ
- Những con số trên đồ
hình do đâu mà có?
- Những số này có tác dụng
gì?
- Đồ hình này có giá trị
gì đối với nền Đạo Cao Đài ngày nay?
1 - Biệt số của 64 quẻ kép:
Điều lưu-ý thứ nhứt là
trong “Bát-quái biến hoá toàn đồ” là tất cả các con số này đều là biệt số của
64 quẻ kép. Thí dụ quẻ Càn là 11, quẻ Khôn là 88 là ngôi Chúa tể vạn loại Hai
con số này nằm vào hai cực của đồ hình, tức là trên trục đứng, xuyên qua tâm đối
nên có tổng số là 99 = (11+88). Còn lại 31 đôi quẻ khác cũng nằm trong qui luật
Thế nên điều cần yếu là phải
nắm vững các con số. Xin nhắc lại: số thì lấy theo Tiên-Thiên Bát-quái: Càn 1,
Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Vậy nên Thuần Càn là 11,
Thuần Khôn là 88.
Ví như 81 là quẻ Địa Thiên
Thái đối qua tâm là 18 Thiên Địa Bĩ, tổng số cũng 99. Đó là phần bên ngoài.
Bây giờ trong tâm của đồ hình
cũng vậy. Như số 33 là Thuần Ly hiệp với 66 là Thuần Khảm ở giữa, tổng số 99.
Ngay như hai quẻ gần tâm 0 hơn hết là số 54 tức là quẻ Phong-Lôi Ích hiệp với
45 là quẻ Lôi Phong Hằng, tổng số cũng là 99…Các góc cạnh xéo xiên cũng cộng
như vậy.
99 nghĩa là gì? - Đó là con số:
“Cửu
cửu Càn Khôn dĩ định.
“Thanh minh thời tiết hoa tàn”.
Sấm ký của Đức Trạng-Trình Nguyễn-Bĩnh-Khiêm đã nói từ xa xưa rồi, nhưng trong thời kỳ của Đạo Cao-Đài mới hiển lộ một cách rõ-ràng hơn và cụ thể hơn. Bởi đây
là thời-kỳ cuối của Hạ-ngươn Tam Chuyển sắp bước qua Thượng ngươn Tứ chuyển Thầy
mới đến mở ra một nền Tân Tôn giáo Cao-Đài là thời của Đại-Đồng. Mục đích Qui
nguyên Tam giáo phục nhứt Ngũ chi. Nhờ qui hiệp như vậy mới có thể trấn phục
hoàn cầu và phổ biến 5 Châu
Cuộc đời này hình như
không có sự gì gọi là ngẫu nhiên mà chính là qui luật của Thượng-Đế đã ban một
đặc ân cho Việt-Nam là một Quốc gia Thiên Định, nên từ thành phố Sài gòn đến
Tây-ninh là 99 km , nhất định không phải là
sự ngẫu nhiên được. Phải có sự đặt định trước!
Như đã bàn qua ở trên là
giá trị của các con số đối qua tâm đều có tổng số là 99 là khi tâm còn là vô cực
là 0. Nhưng khi hiện ra là Thái-cực là 1 (vì vô cực cũng là Thái cực) “Vô cực
nhi Thái cực” thì tất cả các số 99 trên cộng với tâm là 1 nữa sẽ thành số 100.
Đây là 100 trứng của Bà Âu-Cơ sản sanh ra giòng giống Tiên Rồng này từ xa xưa,
được hấp thụ nền văn hiến 4.000 năm có sẵn, một truyền thống tốt đẹp trong niềm
tự hào cho dân tộc và cũng đủ niềm tin cho Đức Thượng-Đế, để hôm nay chính Ngài
đến đây ban cho mối Đạo Cao-Đài làm thí điểm gieo rắc Nghĩa Nhân cho khắp toàn
thế giới.
Thầy có nói đã đưa xuống
thế 100 ức nguyên-nhân. Vậy có phải con số 100 đang nằm trên đồ hình này không?
Qua hai thời kỳ Thầy đã cho các Đấng Giáo-chủ đến lập Giáo. Phật độ về 6 ức
nguyên nhân, tức là bài học đầu tiên của nhân loại là cho hiểu rõ vì lục dục của
con người nằm trong cái khám của lục trần, bị che lấp bởi lục căn mà cứ lẩn quẩn
trong lục đạo luân hồi. Phải nhờ ánh sáng của Phật mới soi thấu tới Lục thức đặng.
Qua Nhị kỳ Tiên độ được hai ức nguyên nhân chính là Tiên Đạo giải rõ cho biết về
kiếp Nhị nguyên này là phải chịu trong luật Âm Dương: Sống chết, sướng khổ,
sinh diệt.. không sao tránh khỏi. Nói chung là bài học qua đã đầy đủ lắm rồi, tức
nhiên là học từng phần các yếu lý ấy để ngày hôm nay là thời-kỳ qui hiệp.
Nay lấy số tổng cộng lại
là qua hai thời kỳ độ được 8 ức nguyên nhân tức là thời-kỳ khai triển tận cùng
đến cái vi diệu của Bát Quái (số 8 là tượng cho Bát-Quái). Trước đây bốn vị
Thánh nhân là Phục-Hi, Văn-Vương, Châu Công, Khổng Tử đã làm ra hai Bát-quái
cách nay 6.000 năm cũng đủ thời gian cho nhân loại nhuần thắm cái triết lý
Á-Đông vô cùng sâu sắc ấy là phần Thế Đạo:
- Bát-Quái Tiên Thiên là
Bí-pháp Thế Đạo
- Bát-Quái Hậu-Thiên là Thể-pháp
Thế Đạo
Ngày nay, thời kỳ của Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Chí Tôn đến lập Đạo và ban cho thêm hai Bát-Quái nữa tức là
mở ra con đường Thiên Đạo là con đường trở về gọi là “Phản bổn hườn nguyên, Qui
hồi cựu vị”. Vì vậy:
- Bát-Quái Đồ Thiên là Thể
pháp của Thiên Đạo,
- Bát-Quái Hư vô là
Bí-pháp của Thiên Đạo, tức nhiên Ngài mở cho nhân loại một con đường trở về với
Thượng-Đế trong tình yêu thương của Đấng Đại-Từ-Phụ.
Hiện nay, còn lại 92 ức
nguyên nhân đang say đắm mùi trần, chính Thầy phải đến mở cơ tận độ gọi là Đại-Ân
xá kỳ ba là đây. Chính nơi nầy nhân loại sẽ nhìn nhận nhau là cùng một gốc, là
cùng một nguồn ân Thánh triết của Đức Chí-Tôn, Ngài là Cha chung của nhân loại.
Nhìn vào đồ hình “Bát-Quái
biến hoá toàn đồ” này, tuy có nhiều điểm chi ly nhưng tựu trung cũng là những
nét căn bản như những lần bàn bạc trước đây giờ kết hợp lại với nhau. Thật ra Đạo
Cao-Đài gồm đủ yếu lý hết. Đặc biệt là có cả Kim-Tự Tháp, tức là cái tháp hình
chữ KIM 金 chứ không có gì khác lạ (Xem hình bìa).
2 - Cách cấu tạo “Bát quái biến hoá toàn đồ”:
Đầu tiên vẽ vòng tròn tượng
Càn Khôn vũ trụ, tâm là ngôi Thượng-Đế Thái-Cực Thánh-Hoàng ngự trị. Kết hợp bởi
hai hình Tam giác đặt nghịch chiều với nhau đó là lý tam Âm tam Dương tượng Trời.
Song song còn có hai hình
vuông tức là Tứ Âm tứ Dương tượng đất, ấy là Âm Dương không xa lìa nhau. Hai
hình tam giác và hai hình vuông đủ yếu tố tạo thành Bát quái rồi. Trên đồ hình
có hai đường kính của vòng tròn và hai đường chéo qua các cạnh của hình vuông
chia thành 8 cung bằng nhau, đó là tượng cho Bát phẩm chơn hồn, tám đường thẳng
đi qua tâm là tám con đường đoạt Đạo.
Sáu vòng cung nhỏ chia đều
vòng tròn ra là sáu nẻo luân hồi còn gọi là “Lục đạo luân hồi”.
Muốn biết những con số này
từ đâu mà có và phải theo một trật tự nào để được định vị trong “Thái cực biến
hoá toàn đồ” này, hãy nhìn vào đồ hình đơn giản như dưới đây mà Tiên gia gọi là
“Tấn Dương hoả thoái Âm phù”.
C - TẤN DƯƠNG HOẢ THOÁI ÂM PHÙ
Giải thích phương pháp biến
Dịch ở Đồ hình Tấn Dương hoả thoái Âm phù (H.24)
Đồ hình số 24 chỉ là một
hình đơn giản của đồ (hình 23) tức nhiên chỉ ghi riêng ra những biệt số của
“Bát-Quái biến hoá toàn đồ” mà thôi. Phần tiếp theo là bàn riêng về các biệt số
ấy.
“Tấn Dương hoả thoái Âm phù” có ý-nghĩa là
trong một quẻ có sáu hào, nếu hào Dương tiến thì hào Âm thoái, ngược lại Hào Âm
tiến thì hào Dương phải lui đi. Với con người cũng vậy, một khi tính tình càng
trau sửa thì tính xấu tự nhiên phải biến mất, cho nên người phải TU là vậy.
TU tức là trau tâm sửa
tánh ngày càng thanh cao, tốt đẹp. Nếu không tu sửa thì dù tánh Thánh trời ban
mà bị nhiễm thế tình thì cũng lu mờ dần.
TU không có nghĩa hạn hẹp
là tụng kinh gõ mõ mà thôi. Người học văn hoá chữ nghĩa là để trau giồi kiến thức
gọi là TU TRÍ. Học đạo đức là TU TÂM. Tất cả đều cần ích cho kiếp nhân sinh ngắn-ngủi
này, tức là phá bức màn vô minh, là lau bụi trên mặt gương trí huệ này vậy.
Trong đồ hình đơn giản
trên đây là chỉ nói về sự biến hoá của các quẻ từ một hào của Âm cũng như một
hào của Dương, rồi lần lượt trình bày sự biến hoá của 2 Âm, 2 Dương, rồi đến 3
Âm, 3 Dương là quân bình.
Quẻ trên cùng là Bát Thuần
Kiền và dưới cùng hết Bát Thuần Khôn là hai quẻ không biến đổi, bất dịch.Có
nghĩa rằng hai quẻ này là cánh cửa để đi vào Đạo Dịch vậy, cũng còn tượng là
cha mẹ hay Âm Dương trời đất. Người Đạo Cao-Đài ngưỡng vọng là hai Đấng cha mẹ
Thiêng-liêng, tức nhiên:
Kiền là ngôi Đức Chí-Tôn, Đại-Từ-Phụ.
Khôn là biểu tượng ngôi Phật Mẫu, là Mẹ Diêu-Trì.
Đồ hình này chính là những
con số làm cho giản dị hoá của bức hình Bát-quái biến hoá toàn đồ ở trên đó vậy
1 - Bảy chu kỳ biến hoá:
Tất cả sự biến hoá này phải
qua bảy chu kỳ, cũng như những quẻ một Âm hay một Dương, khi biến từ hào Sơ đến
hào Thượng cũng phải qua bảy giai đoạn mới trở về vị trí ban đầu, gọi là “Thất
nhật lai phục” tức là trở đi trở lại với con số 7 ấy. Trên thực tế thì ngày Dương
lịch tính ra một tuần lễ có 7 ngày, cứ xoay quanh từ Chủ nhật đến Thứ hai, Thứ
ba, thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ bảy Đến Chủ Nhật tức là ngày đã hoàn tất công
việc.
Khi biến hoá thì Hào Âm hoặc
Dương từ hào Thượng hay hào Sơ tiến dần qua các giai đoạn đến hào cuối cùng là
phải qua bảy giai đoạn như vậy.
2 - Một Âm hoặc một Dương tiêu trưởng:
a/- Dương tiêu Âm trưởng: Khởi là Càn
Giai đoạn 1: Theo như đồ hình
này thì nguồn gốc vốn là Kiền số 11. Nếu biến đổi thì hào Âm phải qua 7 giai đoạn
từ hào thượng mới đến hào Sơ, theo chu-kỳ sau đây:
Giai đoạn 2: một Âm bắt đầu
xâm chiếm hào Thượng, Dương mất dần thành quẻ Trạch Thiên Quyết (21)
Giai đoạn 3: Âm xuống đến
hào ngũ, thành quẻ Hoả Thiên Đại-Hữu (31)
Giai đoạn 4: Âm xuống đến
hào Tứ, thành quẻ Phong Thiên Tiểu súc (51)
Giai đoạn 5: Âm xuống tiếp
đến hào Tam, thành quẻ Thiên Trạch Lý (12)
Giai đoạn 6: Âm xuống đến
hào Nhị, thành quẻ Thiên Hoả Đồng Nhân (13)
Giai đoạn 7: Âm xuống đến
hào Sơ, thành quẻ Thiên Phong Cấu (15)
Một âm sau cùng ở hào Sơ bấy
giờ là khởi điểm cho Âm bắt đầu đi lên để qua một giai đoạn mới Đây là Dương
tiêu Âm trưởng tức là Dương đi theo chiều xuống.
b/- Âm tiêu Dương trưởng: Khởi là Khôn lại biến qua
7 giai đoạn:
Dương bắt đầu đi lên, cũng
tương tự như trên:
Giai đoạn 1: Vốn là Khôn (88) bắt đầu biến dần đi.
Giai đoạn 2: Khởi ở quẻ (84) một Dương sanh là quẻ Địa Lôi Phục, một Dương ở dưới cùng
bắt đầu đi lên:
Giai đoạn 3: dương lên hào Nhị là quẻ (86) Địa Thuỷ Sư
Giai đoạn 4: dương lên hào Tam, quẻ (87) Địa Sơn Khiêm
Giai đoạn 5: dương lên hào Tứ là quẻ (48) Lôi Địa Dự
Giai đoạn 6: dương lên hào Ngũ là quẻ (68) Thuỷ Địa Tỷ
Giai đoạn 7: dương lên đến hào Thượng là quẻ (78) Sơn Địa Bác. Bấy giờ chỉ còn một Dương
treo lơ-lửng.
Tóm tắt mục trên:
Đấy là những số thứ tự do
sự biến hoá của hai quẻ Càn Khôn mà ra, cho thấy rõ vì sao có sự đặt định của
các con số ấy trên đồ Bát-Quái.
Nếu đếm từ trên xuống thì
cả thảy có 7 dòng: xem như dòng 1 và 2, 6 và 7 đã cho kết quả trên, tức là sự
biến hoá khởi từ một Dương hoặc một Âm., theo hai chiều thuận nghịch rõ-rệt.
Còn lại những trường hợp
sau cũng tương tự nhưng biến hoá từ 2 Dương hoặc 2 Âm có phần phức tạp hơn,
nhưng tất cả đều theo qui luật hẳn hoi.
3 - Hai hào Âm hoặc hai hào Dương tiêu trưởng:
Mỗi thứ có 15 quẻ (dòng 3
và 5 trong hình)
a/- Hai hào Âm: gọi là Âm trưởng Dương tiêu:
Dòng thứ ba, đây vẫn gốc từ
Kiền mà ra: mỗi bên phân ra bảy quẻ, quẻ LY ở giữa, tức là mỗi một hàng như vây
là có hai Âm Tiêu trưởng và thuận nghịch của nó:
- Lần đầu hai Âm ở trên
cùng của quẻ 41, là quẻ khởi Lôi Thiên Đại-Tráng.
- Âm lùi dần thành ra quẻ
61 là Thuỷ Thiên Nhu
- Quẻ 71 là Sơn Thiên Đại
Súc. - Quẻ 22 là Bát Thuần Đoài.
- Quẻ 32 là Hoả trạch KHUÊ.
- Quẻ 52 là quẻ Phong Trạch Trung-phu.
- Quẻ 23 là quẻ Trạch Hoả
Cách.
Điểm hội tụ là LY là quẻ bất
dịch, đây là thời tụ.
- Quẻ 53 Phong hoả
Gia-nhân - Quẻ 14 Thiên Lôi Vô vọng.
- Quẻ 25 Trạch Phong Đại
Quá. - Quẻ 35 Hoả Phong Đỉnh
- Quẻ 55 là Bát-Thuần Tốn.
- Quẻ 16 là Thiên Thuỷ Tụng
b/- Hai Dương tiêu gọi là Dương tiêu Âm trưởng tức
là Dương giáng (dòng 5):
- Đây là gốc từ quẻ Khôn ở
dòng thứ năm trong đồ hình này cũng có hai chiều thuận nghịch.
- Khởi từ quẻ 82 là quẻ Địa
Trạch Lâm có hai Dương ở dưới.
- Quẻ 83 là quẻ Địa Hoả
Minh-Di. - Quẻ 44 là quẻ Bát-Thuần Chấn.
- Quẻ 64 là quẻ Thuỷ Lôi
Truân. - Quẻ 74 là quẻ Sơn Lôi Di.
- Quẻ 85 là quẻ Địa Phong
Thăng. - Quẻ 46 là quẻ Lôi Thuỷ Giải.
Quẻ 66 là Bát-Thuần Khảm
là quẻ đối của Bát Thuần Ly, nơi đây là điểm tụ hội của 7 quẻ vừa kể trên. Tiên
gia luyện cho “Chiết Khảm điền Ly phản vị Kiền” là đây, tức là trên hết là Kiền
(11), giữa là Ly (33), dưới là Khảm (66).
- Quẻ 76 là quẻ Sơn Thuỷ
Mông. - Quẻ 47 là quẻ Lôi Sơn Tiểu quá.
- Quẻ 67 là quẻ Thuỷ Sơn
Kiển. - Quẻ 77 Là quẻ Bát Thuần Cấn.
- Quẻ 28 là quẻ Trạch Địa
Tuỵ. - Quẻ 38 là quẻ Hoả Địa Tấn.
- Quẻ 58 là quẻ Phong Địa
Quan (Quán).
4 - Ba Âm ba Dương quân bình nhau (20 quẻ) ở vào hàng chính giữa của đồ hình (dòng 4):
a/- Ba Âm: Dương tiêu Âm trưởng cũng cứ tiến triển theo một định luật chung, tức
nhiên lúc nào cũng hoà nhau.
Các quẻ trên hàng này đối
xứng qua tâm, là hai quẻ ở đầu và cuối của đường kính là Thái và Bĩ, cộng từng
đôi một có hợp số 99.Tính từ trái sang phải là 20 quẻ:
Khởi đầu là quẻ (81) Địa
Thiên Thái. - Quẻ (42) Lôi Trạch Qui muội.
- Quẻ (62) Thuỷ trạch Tiết.
- Quẻ (72) Sơn Trạch Tổn.
- Quẻ (43) Lôi Hoả Phong.
- Quẻ (63) Thuỷ-Hoả Ký-tế.
- Quẻ (73) Sơn Hoả Bí. -
Quẻ (24) Trạch Lôi Tuỳ.
- Quẻ (34) Hoả Lôi Phệ-Hạp.
- Quẻ (54) Phong Lôi Ích.
b/ - Ba Dương: Âm trưởng Dương tiêu
- Quẻ (45) Lôi Phong Hằng.
- Quẻ (65) Thuỷ Phong Tỉnh.
- Quẻ (75) Sơn Phong Cổ. -
Quẻ (26) Trạch Thuỷ Khổn.
- Quẻ (36) Hoả Thuỷ Vị Tế.
- Quẻ (56) Phong Thuỷ Hoán.
- Quẻ (27) Trạch Sơn Hàm.
- Quẻ (37) Hoả Sơn Lữ.
- Quẻ (57) Phong Sơn Tiệm.
- Quẻ (18) Thiên địa Bĩ.
Kết luận:- Nếu đếm từ trên xuống
dưới có 7 hàng chữ số.
- Hai quẻ chánh Càn Khôn
là đầu mối cho tất cả:
. Càn biến qua 7 giai đoạn
để chuyển thành Khôn.
. Khôn biến qua 7 giai đoạn
để chuyển thành Càn.
- Quẻ có 2 Âm hoặc 2 Dương
mỗi thứ cũng biến 7 lần qua hai vòng thuận nghịch.
Cộng cả thảy có 64 quẻ,
khi hai quẻ đối xứng qua tâm đều có tổng số là 99. Đặc biệt đây là Bát-Quái luyện
Đạo của Cao-Đài Đại-Đạo, tức nhiên là Bát-Quái Hư-Vô, là Bí-pháp của Thiên Đạo.
Cứ mỗi một quẻ trong 64 quẻ
kép này là ứng với một vấn đề của Thiên-lý. Trong những quyển kế tiếp chúng tôi
sẽ lý giải từng quẻ một, làm biểu tượng cho từng giai đoạn thời gian và từng sự
việc của Đạo-pháp. Trong cái bao la vô tận ấy chúng tôi cố gắng đem những cái
hiểu biết sẵn có để luận được phần nào hay phần nấy. Mong được đón nhận những ý
kiến xây dựng cho bộ “Dịch-lý Cao-Đài” ngày càng dày thêm trang nhân ái và Đại-Đồng.
Bởi đây là một sự lạ, vì từ trước đến giờ chưa ai làm công tác này, chứ hoàn
toàn không mới.
D - BÁT-QUÁI HƯ VÔ THÀNH HÌNH
(Đây là Bát-Quái luyện Đạo trên áo Giáo-Tông)
Trên Đồ hình này đã hiển
hiện đủ các con số của Bát Quái Hư vô đặt trên áo của Giáo-Tông, tức là Bát
Quái luyện Đạo mà Pháp-Chánh-Truyền đã qui định. Nhưng đó là lời dạy các Quẻ xếp
trên mặt phẳng.
Riêng ở đây thì các quẻ xếp
trên một vòng tròn, nên khi nhìn là phải đưa mắt hướng vào tâm, tức nhiên phía
trên nhìn xuống là bên phải, còn ở dưới nhìn lên là ở bên trái, cho nên bốn gốc
của đồ hình có ghi các chữ phải, trái là lý do ấy cho dễ nhìn:
(Đây là giai đoạn biến hoá
nên tất cả đã biến thành quẻ kép, nhưng tính chất và vị trí của quẻ vẫn không
khác)
Pháp-Chánh-Truyền dạy về Đạo-phục
của Giáo-Tông:
“Bộ Tiểu-phục cũng toàn bằng
hàng trắng, có thêu chữ Bát-Quái bằng vàng:
Cung Khảm ☵ ngay Hạ đơn điền.
Cung Cấn ☶ bên tay mặt. Cung Chấn ☳ bên tay trái.
Cung Đoài ☱ bên vai mặt. Cung Tốn ☴ bên vai trái
Cung Ly ☲ ngay trái tim
Cung Khôn ☷ ngay giữa lưng.
Trên Mão ngay trước trán
có thêu chữ Cung Càn” ☰
Ghi lại những lời này đã
giải thích trong quyển Dịch-lý I Từ trang 167-171)
1 - Lý giải về Bát-quái Hư vô
Kinh Phật-Mẫu xác định đây
là Bát-quái Hư vô:
“Chuyển luân định phẩm cao
thăng,
“Hư-vô Bát-quái trị Thần
qui nguyên”
Hỏi vậy người tu-hành luyện
Đạo để làm gì ?
- Phải chăng là mong đoạt
lý Hư-vô? Bát-quái Hư vô chính là các quẻ sắp trên áo Giáo-Tông đó.
Khởi điểm vẫn hai quẻ
chánh trong Bát-quái:
Càn (1) ☰ tượng cha, Khôn (8) ☷ tượng mẹ làm chuẩn. Hai quẻ này giao nhau, như cha
mẹ phối-hợp tạo ra 6 con:
- Lần thứ nhứt Càn giao với
Khôn, Càn cướp đi của Khôn một hào âm mà thành ra Tốn (5) ☴ đặt bên vai trái.
- Lần thứ hai Càn giao với
Khôn cướp đi của Khôn một hào âm mà thành ra quẻ Ly (3) ☲ đặt nơi trái tim.
- Lần thứ ba Càn giao với
Khôn và cướp đi của Khôn một hào âm, mà thành ra quẻ Đoài (2) ☱ nằm bên vai phải.
Bây giờ:
* Khôn giao với Càn lần thứ
nhứt, Khôn cướp đi của Càn một hào dương thành ra quẻ Chấn (4) ☳ đặt ở tay trái.
* Lần thứ hai khôn cướp đi
của Càn một hào dương thành ra quẻ Khảm (6) ☵ đặt ở hạ đơn điền, còn gọi là rún.
* Lần thứ ba Khôn giao với
Càn cướp đi một hào dương của Càn thành ra Cấn (7) ☶ đặt bên tay phải.
Ba hào dương Chấn, Khảm, Cấn
đều nằm ở phần dưới của thân người.
Các quẻ được sắp theo lời
dạy trong Pháp-Chánh-Truyền, đặt trên áo Tiểu-phục của Giáo-Tông, hình ảnh đó
cho thấy từng đôi một đi liền với nhau: Càn Khôn, Khảm Ly, Đoài Cấn, Chấn Tốn.
Phương hướng vẫn là hướng Đông Tây làm trục đứng, Nam Bắc làm trục ngang, theo
hướng của Bát-quái Cao-Đài (Bát-quái Đồ-thiên), làm tượng trưng, chứ khi đã gọi
là Hư-vô thì không có phương hướng, thậm chí cũng không có quẻ làm hình ảnh nữa.
Nhưng khi Người mặc phẩm-phục vào thì Càn ở trên trán tức là ở trên đầu rồi.
Đứng về số thì vẫn lấy
theo số của Bát quái Tiên thiên là: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6,
Cấn 7, Khôn 8.
Đối với “Bát-quái biến hoá
toàn đồ” là hình thành của 64 quẻ kép như trên đã phân tách về thứ tự biệt số
các quẻ nằm trên đồ hình cũng tạo thành một Bát-Quái Hư Vô, duy chỉ khác là số
của quẻ kép mà thôi.
Được thể hiện trọn vẹn phải
là:
Đây là thời-kỳ đạt Đạo của
người tu tức là thời mà Dịch gọi là “Vạn thù qui nhứt bổn”. Thế nên đây là hình
ảnh một Bát-quái Hư vô thật sự, các quẻ từng đôi một đi liền lại với nhau, có bốn
đôi một là:
a/ - Hai quẻ Càn Khôn:
* Khôn ☷ vi địa số 8, đặt lên Càn ☰ vi thiên số 1 thành quẻ kép có tên: Địa thiên
Thái (Thái là hanh thông).
Nếu đặt ngược lại là Thiên
địa Bĩ (Bĩ là xấu, thời bế tàng)
b/ - Hai quẻ Khảm Ly:
* Khảm ☵ vi thuỷ số 6, đặt lên Ly ☲ vi Hỏa số 3, thành quẻ kép: Thủy hỏa Ký-tế (ký tế là giao nhau).
Nếu đặt ngược lại là Hỏa-thủy
Vị-tế (Vị-tế là chưa giao, vẫn xa lìa).
c/ - Hai quẻ Đoài Cấn:
* Đoài ☱ vi trạch số 2, đặt lên Cấn ☶ vi sơn số 7, thành quẻ kép: Trạch sơn Hàm (Hàm là bao gồm).
Nếu đặt ngược lại thành quẻ
Sơn-trạch Tổn (Tổn là hao mòn, tổn thất)
d/ - Hai quẻ Chấn Tốn:
*Chấn ☳ vi Lôi số 4 đặt lên Tốn ☴ vi phong số 5, thành ra quẻ kép Lôi phong Hằng (Hằng là thường, bền chặc).
Nếu đặt ngược lại thành ra
quẻ Phong Lôi Ích Ích là lợi cho riêng mình,
chỉ sự chưa thành đạt.
c/ - Tính chất của Bát-quái Hư-vô
- Đây là thời-kỳ qui hiệp:
Lấy Âm bao Dương tức nhiên Âm ngoài Dương trong, bởi tính cách của Dương là tán
mà Âm là tụ.
Nếu nhìn riêng về quẻ thì
quả thật:
* Càn là Cha, khôn là Mẹ đến
lúc họp lại với nhau.
* Đoài là thiếu-nữ, Cấn là
thiếu-nam họp nhau.
* Khảm là trung nữ, Ly là trung nam họp nhau.
* Chấn là trưởng nam, Tốn là trưởng nữ họp
nhau.
Xem như một gia-đình
đoàn-tụ: hạnh-phúc, vui-vầy.
Người tu đạt đến đây cũng
là hoàn toàn viên mãn
E - BÁT-QUÁI HƯ VÔ TRONG BÁT-QUÁI BIẾN HOÁ TOÀN ĐỒ
Lưu-ý: Các vị-trí của quẻ
đây là theo Pháp-Chánh-Truyền qui định cho các cung này đặt trên áo Tiểu-Phục của
Giáo Tông, đặt trên mặt phẳng. Nhưng theo đồ hình này các quẻ đặt theo hình
tròn thì LY và KHẢM phải là ở giữa, còn các quẻ còn lại đều hướng về tâm, nên Tốn
ở vai trái, Đoài thì ở vai mặt là nhìn theo mặt đối diện, ở về phía trên thân
mình.Chấn tay trái, Cấn tay mặt ở phần dưới thân mình phải nhìn vào tâm, nhìn đối
diện mới đúng.
CHƯƠNG 4
A - 12 THIÊN-TỬ QUÁI
12 Quẻ bên ngoài vòng tròn
của “Bát-quái biến hoá toàn đồ” ứng với 12 tháng.
ĐỒ HÌNH 12 THIÊN TỬ QUÁI
12 tháng : Khởi từ tháng
Tý là quẻ Phục có 1 Dương sinh
Quẻ (Phục) Tháng 11 (Tý)
Quẻ (Lâm) Tháng 12 (Sửu)
Quẻ (Thái) Tháng giêng (Dần).
Quẻ (Đại tráng) Tháng 2 (Mẹo)
Quẻ (Quải) Tháng 3 (Thìn)
Quẻ (Kiền) Tháng 4 (Tỵ)
Quẻ (Cấu) Tháng 5 (Ngọ)
Quẻ (Độn) Tháng 6 (Mùi)
Quẻ (Bĩ) Tháng 7 (Thân)
Quẻ (Quán) Tháng 8 (Dậu)
Quẻ (Bác) Tháng 9 (Tuất)
Quẻ (Khôn) Tháng 10 (Hợi)
“Thiên tử quái” có nghĩa rằng 12 quẻ là vua, tức
là 12 quẻ chính yếu trong số 64 quẻ kép vừa bàn qua ở trên.
Thật ra, nếu không khai
triển được “Bát-Quái biến hoá toàn đồ” này sẽ không biết căn nguyên nào mà có
tên 12 quẻ lấy làm biểu tượng cho 12 tháng trong năm.
Thì đây, qua Đồ hình trên
thấy tất cả các biệt số hầu hết đều ở trong vòng tròn và nằm trên một vị trí cố
định của nó, tức nhiên các số này luôn luôn đặt trên các giao điểm: hoặc cạnh của
tam giác với một cạnh của hình vuông…(sẽ bàn chi tiết sau) để luôn được thích ứng,
nghĩa là hai số đối qua tâm phải cộng ra thành số là 99.
12 số nằm trên chu vi vòng
tròn chính là 12 Thiên tử-quái tức là 12 quẻ chính yếu, các quẻ này đối qua tâm
cũng có thành số 99 như các quẻ khác vậy. Những quẻ này ứng với 12 điểm thời
gian (gọi là thập nhị thời Thần) có tên là Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ,
Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Thánh nhân đã tìm ra 12 quẻ
chính yếu này để làm đại diện, biểu tượng cho 12 tháng trong năm, đây là trong
số 64 quẻ kép của Dịch.
Người Đông phương thường
dùng ngày tháng Âm lịch hơn trong việc tính tuổi tác, dựng vợ gã chồng cho con
cái, cất nhà, động đất… Tôn giáo Cao-Đài lại càng dùng ngày tháng Âm lịch trong
các cuộc cúng vía, đàn lệ, ngày kỹ niệm của các bậc tiền bối hằng năm. Riêng
ngày tháng Dương-lịch chỉ dùng trong những việc làm có liên quan đến việc
hành-chánh của đời hoặc giao dịch trong công việc ngoài đời, thường thôi.
Âm-lịch là một thứ lịch
chuyên căn cứ vào sự vận hành của mặt trăng xoay quanh theo trái đất mà Thánh
nhân trước đây đã làm ra lịch. Theo lịch này thì một năm có 12 tháng, một tháng
có 30 ngày (nhưng còn theo trăng tròn khuyết mà có tháng chỉ 29 ngày thôi, gọi
là tháng thiếu), một ngày có 24 giờ (12 giờ cho ban ngày, 12 giờ cho ban đêm)
và có 12 chi ứng cho từng giờ, ngày, năm, tháng cả đến Thế, Vận, Hội (mỗi chi
là 2 giờ đồng hồ).
Mười hai chi đó gọi là Thập
nhị địa chi là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tức
nhiên khởi là Tý và cuối cùng là Hợi.
Ngoài ra còn có Thập Thiên
Can phối hợp với Thập Nhị Địa chi, tức là một cặp Âm Dương, đó là: Giáp, Ất,
Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí. Sự phối trí này hết sức khít khao và
có một giá trị siêu khoa học mà môn Thiên văn học không thể thiếu. Trong phạm
vi một bài viết chỉ bàn về 12 Thiên tử quái nên rất hạn chế, xin chỉ nói về cái
thời gian tiêu biểu của các quẻ kép do Bát Quái biến hoá. 12 quẻ này chủ về 12
Khí nên có tên là “12 Thiên tử quái”.
Tuy là 12 chánh quái nhưng
tính cách quan trọng của mỗi quẻ có khác nhau, ở đây chỉ muốn nói lên những
ngày Lễ Vía quan trọng trong Đạo Cao-Đài mà thôi.
Trong một năm thì:
Cung
SỬU thuộc quẻ LÂM (Địa Trach Lâm) bấy giờ hai hào Dương lấn 4 hào Âm ra ngoài.
Tiết Đại hàn. Tháng 12.
Cung
DẦN thuộc quẻ THÁI (Địa Thiên Thái) bấy giờ ba hào Dương đã chiếm phần nội
quái. Âm Dương được bình phân, khởi đầu mùa Xuân. Tiết Vũ-Thuỷ. Tháng giêng (1)
Cung
MẸO thuộc quẻ Đại-Tráng (Lôi Thiên Đại Tráng) nhằm vào tháng 2 Cung Mão (Mẹo)
nên gọi là tháng Kiến Mão, bấy giờ Dương khí bắt đầu lấn áp Âm khí. Âm chỉ còn
hai hào ở ngoại quái mà thôi. Dương khí đã đến hồi sơ thịnh. Xuân đã đến giữa
mùa Xuân, nhằm Tiết Xuân phân. Tháng hai.
Cung
THÌN thuộc quẻ QUẢI (Quyết) Trạch Thiên Quyết. Hào Dương đã đến ngôi Cửu Ngũ, tức
là hào thứ năm, lấn áp hào Âm đến mức cùng, chông chênh ở Thượng Lục, thuộc về
cuối Xuân qua Hạ. Tiết Cốc Vũ. Tháng ba.
Cung
TỴ thuộc quẻ KIỀN Bát thuần Kiền) bấy giờ Âm đã hết, Dương khí đã đến hồi cực
thịnh. Cùng tắc biến. Hễ Dương cực thì Âm sinh, vào tháng tư và bắt đầu mùa Hạ.
Tiết Tiểu-mãng.
Đây
là giai đoạn THỊNH của chu kỳ biện chứng.
Cung
NGỌ thuộc quẻ CẤU (Thiên Phong Cấu) bấy giờ là Tiết Hạ chí. Tháng năm. Đây là Dương
khí đến hồi biến, Âm khí đã bắt đầu sinh ở nội quái như quẻ Phục ở cung Tý, nhất
dương sinh. Đây, Quẻ Cấu ở cung Ngọ, nhất Âm sinh, thường ở ngay trục Bắc Nam,
chỗ Âm Dương giao tiếp. Nếu Tý tháng 11 thuộc tiết Đông chí thì Ngọ tháng 5 thuộc
tiết Hạ chí.
Cung
MÙI thuộc quẻ ĐỘN (Thiên sơn Độn) bấy giờ ở vào cuối Hạ. Tiết Đại thử. Tháng 6.
Hai hào Âm ở nội quái đã lấn Dương khí chỉ còn có một hào ở hào Cửu Tam quẻ Cấn.
Dương tiêu Âm trưởng, tượng cho giai đoạn SUY của chu kỳ biện chứng.
Cung
THÂN thuộc quẻ BĨ bấy giờ là Tiết Xử thử. Tháng 7. Âm Dương bình phân, nhưng Âm
thắng Dương, Âm khí ở nội quái lấn Dương khí ở ngoại quái ra ngoài.
Cung
DẬU thuộc quẻ QUÁN (Quan) Phong Địa Quan bấy giờ Tiết Thu phân. Tháng 8 (Đối lập
với Dậu là Mẹo thuộc quẻ Đại-Tráng),
Cung
TUẤT thuộc quẻ BÁC (Sơn Địa Bác) Âm khí đã đến hồi cực thịnh, Dương khí sắp bị
huỷ diệt. Âm cực trưởng, Dương cực tiêu. Tiết Sương giáng. Tháng chín
Âm cực dọn đường cho Dương
sinh lại ở quẻ Phục. Cứ theo một vòng tròn nối tiếp nhau không đầu mối.
Đây là một chu kỳ biện chứng
đầy đủ, nhưng rồi chưa xong đó là VỊ-TẾ, cũng như Bác qua rồi Phục đến. Dương
khí lại phục sinh, vòng sinh sinh tử tử vô cùng tận. Dịch nói rằng “Sinh sinh
chi vị Dịch”.
Tóm lại:
Trên đây là bản đồ ghi rõ
12 tháng trong một năm, mỗi tháng ứng vào một Cung. Phân ra hai bên:Âm Dương:
- Khởi ở Tý là tháng 11 là
quẻ Phục (Địa Lôi Phục).
- Tháng Sửu là tháng12 ứng
quẻ Lâm (Địa Trạch Lâm).
- Tháng1 (giêng) Dần, ứng
vào quẻ Thái (Địa Thiên Thái).
- Tháng 2 là Mẹo ứng quẻ Đại-Tráng
(Lôi Thiên Đại-Tráng)
- Tháng 3 là Thìn ứng quẻ
Quyết (hay Quải) (Trạch Thiên Quyết)
- Tháng 4 là Tỵ ứng vào quẻ
Kiền (Bát thuần Kiền)
Dương bắt đầu thăng từ 1
Dương ở quẻ Phục tiến dần đến khi thuần Dương ở quẻ Kiền có 6 hào Dương. Đây là
Dương tiến, thì Âm thoái tức là Âm tiêu Dương trưởng, nghĩa là Âm lui dần.
- Tháng 5 là Ngọ ứng vào
quẻ Cấu (Thiên Phong Cấu)
- Tháng 6 là Mùi ứng vào
quẻ Độn (Thiên Sơn Độn)
- Tháng 7 là Thân ứng vào
quẻ Bĩ (Thiên Địa Bĩ)
- Tháng 8 là Dậu ứng vào
quẻ Quán (Phong Địa Quán)
- Tháng 9 là Tuất ứng quẻ
Bác (Sơn Địa Bác)
- Tháng10 là Hợi ứng với
quẻ Khôn (Bát Thuần Khôn)
Với 6 quẻ của 6 tháng sau
từ quẻ Cấu trở đi thì Âm xuất hiện. Quẻ Cấu có một Âm ở dưới tiến dần lên đến
Khôn là hoàn-toàn Âm, Ấy là Âm trưởng thì Dương tiêu.
Dịch gọi Âm là Tiểu-nhân,
Dương là Quân-tử.
Ví dụ:
Luận về Quẻ Đại-Tráng thuộc
tháng 2 trong chu-kỳ 12 tháng của một năm.
Tức nhiên Đại-tráng có 4
hào Dương ở dưới đẩy lần 2 hào Âm ở trên ngày càng ra xa, cho nên nói quân tử đạo
trưởng, tiểu nhân đạo tiêu. là vậy.(Hai quẻ này là một cặp Âm Dương cũng như
ngày và đêm )
Trái lại, quẻ Độn dù có 2
Âm ở dưới nhưng sẽ đẩy lùi 4 Dương càng xa dần để chiếm toàn bộ là Âm. Đây là
tiểu nhân đạo trưởng, quân-tử đạo tiêu.
Trong 12 tháng của 12
Thiên-tử quái thì Đại-Tráng nằm vào tháng 2 nhằm Cung Mẹo (hay Mão) nên gọi là
tháng Kiến Mão cho nên Tiểu-nhân phải lui đi, trốn tránh đi vậy. Nhưng khi đã
trốn tránh cùng cực thì có lúc hiện ra và lớn lên. Bởi Bĩ cực Thái lai, Âm cực
thì Dương sinh. Khi Dương đã sinh thì ngày càng lớn mạnh lên soi tỏ muôn vật và
lấn át cả hào Âm đến lúc chỉ còn toàn hào Dương.
Bởi mỗi một chu kỳ có khác
nhau, vì khác nhau nên luôn có sự thạnh, suy, bĩ, thái trong đời. Thế nên người
biết được lẽ tiến thoái, tồn vong, dinh hư tiêu trưởng mà không buồn trước sự
biến đổi của đất trời bởi vì đã rõ biết về sự chi phối trong định luật ấy. Đó
là luật định của Càn khôn vũ-trụ mà người hiểu biết có khác hơn người không biết
là chỗ đó. Sự thuận thiên an mệnh chính là chỗ hiểu biết nên tâm thân lúc nào
cũng nhàn lạc.
Hiện tại những nước siêu
cường như Mỹ quốc chẳng hạn, văn minh như vậy sao không thể tránh được thiên
tai như động đất, núi lửa, bão lụt, cháy rừng, sóng thần chẳng hạn?
Đó là định luật của hoá
công dầu tin hay không tin sự việc cũng vẫn đến, giống như không khí, dầu người
biết cũng thở, mà người không biết cũng hít thở không khí ấy.
Nhận xét:
1 - Dương trưởng Âm tiêu:
Với 6 quẻ của 6 tháng trước,
khởi từ quẻ:
- PHỤC có 1 dương, thuộc
tháng 11, quản hội TÝ.
- LÂM có 2 dương sanh, thuộc
tháng 12, hội Sửu
- THÁI có 3 dương sanh,
tháng 1(giêng) hội Dần.
- ĐẠI TRÁNG có 4 dương
sanh, tháng 2, Mẹo.
- QUẢI có 5 dương sanh,
thuộc tháng 3, Thìn.
- KIỀN có 6 dương (toàn
Dương) tháng 4, Tỵ.
Đây là dương trưởng, làm
tiêu dần hết các hào Âm.
2 - Âm trưởng dương tiêu:
Với 6 quẻ của 6 tháng sau
từ quẻ Cấu trở đi thì Âm xuất hiện. Quẻ Cấu có một Âm ở dưới tiến dần lên đến
Khôn là hoàn-toàn Âm, Ấy là Âm trưởng thì Dương tiêu.
Dịch gọi Âm là Tiểu-nhân,
Dương là thời của Quân-tử.
- CẤU có 1 Âm sinh, thuộc
tháng 5, hội Ngọ.
- ĐỘN có 2 Âm sinh, thuộc
tháng 6, hội Mùi.
- BĨ có ba Âm sinh, thuộc
tháng 7, hội Thân.
- QUÁN có bốn Âm sinh, thuộc
tháng 8, hội Dậu.
- BÁC có năm Âm sinh, thuộc
tháng 9, hội Tuất.
- KHÔN hoàn toàn Âm sinh,
tháng 10, hội Hợi.
3 - 12 quẻ xuyên tâm đối cọng lại là 99:
Đặc biệt là 12 quẻ xuyên
tâm đối nếu ta cộng lại sẽ có một tổng số là 99. Ví như:
Trục ngang: Quẻ 81, Địa
Thiên Thái (Khôn vi Địa số 8, Càn vi thiên số 1) cộng với Quẻ 18, Thiên Địa Bĩ
là 99.
Trục đứng: Quẻ Càn 11+
Khôn 88= 99
Quẻ 15, Thiên phong Cấu
15+ Phục 84= 99
Quẻ 17, Thiên Sơn Độn +
Lâm 82= 99
Quẻ 58, Phong Địa Quán + Đại
Tráng 41=99
Quẻ 78, Sơn Địa Bác + Quải
21 = 99
Thí-dụ: Thái là thời của Dương,
Bĩ là thời của Âm.
B - Thập Nhị Thời Quân ứng với 12 Thời Thần
Thập Nhị thời Quân thuộc
cơ quan Hiệp-Thiên-Đài, mà “Hiệp-Thiên-Đài là nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng
Liêng mối Đạo, hễ Đạo còn thì Hiệp-Thiên-Đài còn”.
“Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền
Hộ-Pháp Chưởng quản, tả có Thượng-Sanh, Hữu có Thượng-Phẩm, phần của HỘ PHÁP
Chưởng quản về Pháp” (PCT)
(H.34) Thập nhị Thời Quân ứng
với Thập Nhị Thời Thần, phân làm ba chi:
- Đức Hộ-Pháp Chưởng quản
chi Pháp.
- Đức Thượng-Phẩm Chưởng
quản chi Đạo
- Đức Thượng-Sanh chưởng
quản Chi Thế
Thập Nhị Thời quân ứng với
Thập nhị Thới Thần
Dưới quyền HỘ-PHÁP có 4 vị:
- Tiếp-Pháp - Khai Pháp
- Hiến Pháp - Bảo Pháp
Thượng-Phẩm thì quyền về Đạo,
dưới quyền là:
- Tiếp Đạo - Khai Đạo
- Hiến Đạo - Bảo Đạo
Dưới quyền Thượng-Sanh có
4 vị Thời quân chi Thế:
- Tiếp Thế - Khai Thế
- Hiến Thế - Bảo Thế
Cả thảy 12 vị Thời-quân
còn gọi là Thập Nhị Chơn quân
Toàn nhân sanh ngưỡng nguyện
công đức của các Ngài nên có đàn Vía riêng và dâng sớ cầu nguyện rằng:
NGƯỠNG NGUYỆN:
THẬP NHỊ THỜI QUÂN thể đắc
háo sanh Đại đức: Bác-ái, Công-bình, vận chuyển Huyền diệu Thần bút, thường
giáng oai linh hộ trì bố hoá chư Đệ-tử trí não quang minh, tinh thần mẫn huệ,
thừa kế đại chí bảo thủ chơn truyền, thật hành NHƠN NGHĨA tế độ chúng sanh hiệp
đồng chủng tộc, huynh đệ nhứt gia, cộng hưởng thái bình, thanh nhàn hạnh phước.
(Lòng sớ dâng cúng Thập Nhị
Thời quân)
Đức Hộ-Pháp nói:
“Nếu Tôi không lầm, Cơ Bút đã cho Tôi biết các
Bạn Hiệp-Thiên-Đài do nơi đâu sản xuất?
– Do để giữ quyền
Thiêng-liêng nên mới có 12 vị Thời quân, Thập nhị Địa chi tức là cảnh Thiêng
liêng vô hình của chúng ta”.
“Ngày nay từ Âu sang Á làn
sóng văn minh tràn ngập khắp nơi, vật chất lấn át tinh thần, khiến cho nền luân
lý cổ truyền cõi Á-Đông phải luân lạc bởi Hạ ngươn hầu mãn nên Đức Chí-Tôn Ngọc
Hoàng Thượng-Đế dùng Huyền diệu Cơ bút lập Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ với Tôn chỉ
Qui nguyên Tam giáo Phục Nhứt Ngũ chi.
- Lấy Nho-Tông Chuyển thế
- Lấy sự Thương-yêu làm
phương-pháp thực hành Chánh Đạo.
- Đức Chí-Tôn quyết cứu vớt
những kẻ hữu căn thoát vòng khổ hải, tránh đoạ luân hồi hầu vui hưởng môt hạnh
phúc vĩnh cữu.
Đức Ngài nói tiếp:
“Đức Chí-Tôn mở Tam-Kỳ Phổ-Độ này gọi là mở Cơ-quan
tận độ chúng sanh tức nhiên là lập một khoa thi sang Tam chuyển tái phục
Thiêng-liêng-vị nơi cảnh vô hình, mỗi chuyển tức nhiên mỗi khoa mục của các Đẳng
chơn hồn cần phải thi đoạt vị: thăng hay đoạ.
Bởi cớ cho nên Đức Chí-Tôn
gọi là trường thi công quả là vậy.
Đức Chí-Tôn cho Hộ-Pháp và
Thập Nhị Thời Quân đến cốt yếu để mở cửa Bí pháp ấy đặng cho vạn linh đoạt vị.
Cả thảy đều hiểu rằng Đức Chí-Tôn buổi mới sơ khai, chưa tạo thiên lập địa,
Ngài muốn cho vạn linh đặng hiệp cùng Nhứt linh của Ngài do quyền năng sở hữu của
quyền hạn Thần linh.
Ngài vừa khởi trong mình
quyết định thi hành điều ấy thì Ngài nắm cái PHÁP. Trước Ngài chỉ là Pháp, vì cớ
cho nên ta để Phật tức nhiên là Ngài, kế thứ nhì là PHÁP. Hễ nắm Pháp rồi Ngài
phán đoán vạn vật thành hình, Ngài muốn vạn vật thành hình tức nhiên TĂNG. Cả vạn
linh đều đứng trong hàng Tăng. Ấy vậy Pháp là chủ của vạn linh. Bởi do nơi Pháp
vạn linh mới chủ tướng biến hình, do nơi Pháp mới sản xuất vạn linh; cả huyền
vi hữu hình Đức Chí-Tôn tạo Đạo do nơi Pháp. Chúng ta biết Pháp thuộc về hình
thể của vạn linh, vì cớ cho nên Đạo giáo minh tả rõ rệt Tam châu Bát bộ thuộc về
quyền Hộ-Pháp “ Tam châu Bát bộ Hộ-Pháp Thiên Tôn” …
…Đức Hộ-Pháp đến cốt yếu
đem Bát phẩm Chơn hồn thăng vị nhiều hoặc ít: có thể một đẳng cấp từ vật chất Hộ-Pháp
đem lên thảo mộc; Thảo mộc đem lên thú cầm, thú cầm đem lên nhơn loại dĩ chí Phật-vị,
Hộ-Pháp có thể chỉ định cho họ đặng. Bởi trong quyền ấy Đức Chí Tôn nói trọng
quyền thì trọng phạt; quyền hành nắm chẳng phải nơi mặt thế gian này mà thôi.
Hộ-Pháp và Thập Nhị Thời
Quân không phải quyền tại thế gian này, quyền nơi cửa Đạo Cao Đài này, cũng
không phải tại đây nữa. Bần-Đạo nói: đây là quyền Đạo Cao-Đài cả Thiêng-liêng hằng
sống."
(ĐHP: 1-9 Kỷ-Sửu)
1 - Thập Nhị Thời quân là gì?
Thập Nhị Thời quân là mười
hai vị Thánh bên Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền của Hộ-Pháp, Thượng Phẩm, Thượng
Sanh Chưởng-quản.
“Thập nhị Thời-quân đối với
Thập nhị thời Thần. Các chơn-linh đến bực nào cũng phải do nơi ấy mà xuất hiện,
như Thầy nắm trọn Thập nhị thời Thần vào tay rồi mới khai thiên lập địa:
- Thiên khai ư Tý.
- Địa tịch ư Sửu.
- Nhơn sanh ư Dần.
Các chơn-linh dầu
nguyên-nhân hay là Hóa nhân, hễ chịu hữu-sanh thì đều nơi tay Thập nhị Thời
Quân mà siêu đọa, cũng như Thần, Thánh, Tiên, Phật nhờ Thập nhị Thời thần mà
thăng giáng.
Thập nhị thời quân tức là
Thập nhị thời Thần tại thế đó vậy. Thập nhị Thời quân chia ra làm ba chi: Pháp,
Đạo, Thế.
Pháp-Chánh-Truyền dạy:
* HỘ-PHÁP chưởng-quản về
Pháp (chi PHÁP) dưới quyền có 4 người:
Hậu là Bảo-Pháp (Bảo-pháp
Nguyễn Trung Hậu)
Đức là Hiến-Pháp (Hiến-pháp
Trương Hữu Đức)
Nghĩa là Khai-Pháp
(Khai-Pháp Trần-Duy Nghĩa )
Tràng là Tiếp-Pháp (Tiếp-Pháp
Trương văn-Tràng)
Chi PHÁP lo bảo-hộ luật Đạo
và luật đời, chẳng ai qua luật mà Hiệp-Thiên-Đài không biết.
* THƯỢNG-PHẨM lo về phần Đạo
(chi ĐẠO) dưới quyền có 4 người:
Chương là Bảo-Đạo (Bảo-Đạo
Ca-Minh Chương)
Tươi là Hiến-Đạo (Hiến-Đạo
Phạm-văn Tươi.)
Đãi là Khai-Đạo (Khai-Đạo
Phạm-Tấn Đãi)
Trọng là Tiếp-Đạo (Tiếp-Đạo
Cao-Đức Trọng)
Chi Đạo lo về phần Đạo nơi
Tịnh-Thất, mấy Thánh-Thất, đều xem-xét chư Môn-đệ Thầy, binh vực chẳng cho ai
phạm luật đến khắc-khổ cho đặng.
* THƯỢNG-SANH thì lo về phần
Đời (chi THẾ) dưới quyền có 4 người:
Bảo-Thế thì Phước (Bảo-Thế
Lê-Thiện Phước)
Hiến-Thế thì Mạnh (Hiến-Thế
Nguyễn văn Mạnh)
Khai-thế thì Thâu (Khai-Thế
Thái-văn Thâu)
Tiếp-thế thì Vĩnh (Tiếp-Thế
Lê-thế-Vĩnh)
Xem cách Thầy ban
Pháp-Chánh-Truyền như trên cũng đã thấy cái lý Âm Dương trong ba Chi rồi vậy.
Hai chi Pháp và Đạo (thuộc về Đạo) thì Thầy đặt tên các vị ở trước, đặt phẩm-tước
sau, chỉ duy chi Thế là Đời, nên đặt tước-phẩm ở trước và tên các vị ở sau. Ấy
là ngay trong một cơ-quan cũng phải đủ lý Âm Dương tương-hiệp. Có nghĩa rằng Đạo
thì lo tô bồi Nhơn tước để khi đến với Thiên-Đạo thật sự chỉ là một sự hợp thức-hóa,
mượn Thiên-tước làm con đường trở về Thiêng-liêng-vị mà thôi.
Còn Đời trọng cái Thiên-tước
mà ít khi trau giồi Nhơn-tước. Nếu bản thân không tự trau thì khi có Thiên Tước
rồi, cái Nhơn Tước không trau giồi kịp. Một sự nhắc nhở thật tinh vi của Ông Thầy
Trời thật là tuyệt diệu. Quả như lời Đức Nguyệt-Tâm Chơn Nhơn đã nói:
Làm Cha nuối nấng ân cần,
Làm Thầy lại nhượng phẩm
Thần ngôi Thiên.
Ba chi trên cũng ứng vào
Tam tài rồi vậy.
2 - Thập nhị Thời quân dưới quyền Hiệp-Thiên-Đài:
Thầy dạy “Thầy khuyên các
con lấy tánh vô tư mà hành đạo. Thầy cho các con biết: Hễ trọng quyền ắt có trọng
phạt”.
Đức Hộ-Pháp nói:
“Còn nhứt Phật, nhị Tiên, Thập nhị Thánh tại
Hiệp-Thiên-Đài thì là các Đấng hầu-hạ bên Thầy lúc trước, nay tuy xuống thế
cũng cứ giữ phận hầu Thầy mà thôi”.
Thập nhị Thời Quân đây là
thuộc về cơ-quan Hiệp-Thiên-Đài, là một trong ba cơ-quan trọng yếu của nền Đại
Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ. Bởi:
“Hiệp-Thiên-Đài là nơi
chuyên về Đạo pháp, bảo hộ luật Đời và luật Đạo, như Ngọc-Hư Cung nắm Thiên Điều
tức là Ngọc-Hư-Cung tại thế mà Hộ-Pháp Chưởng quản.
“Hiệp-Thiên-Đài là cửa Trời
đó vậy. Hiệp là chung với, Thiên là trời; hiệp cùng Trời tức là cửa vào đường
trời, cái thang bắc cho phàm đến cùng Trời. Trong Hiệp-Thiên-Đài có Hộ-Pháp,
Thượng Phẩm, Thượng-Sanh”.
Ngày khai Đại-Đạo tại Từ-Lâm-Tự
khởi ngày 15 tháng 10 năm Bính-Dần (dl 19-11-1926) Thầy ban Pháp-Chánh-Truyền
cho Cửu Trùng-Đài trước.
Qua ngày 12-1 Đinh-Mão Đức
Chí-Tôn mới lập Pháp-Chánh-Truyền phong cho danh-sách 12 vị Hiệp-Thiên-Đài vào
phẩm Thập nhị Thời-quân.
3 - Thập nhị Thời-quân ứng với Thập nhị Thời Thần
Thập Nhị Thời quân tức là
tuổi 12 vị này ứng với 12 con Giáp là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi,
Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Tuy tuổi tác các vị lớn nhỏ
khác nhau, nhưng đặc biệt không ai trùng tuổi với ai tất cả; xếp theo thứ-tự 12
chi là:
Trong số 12 Thời-quân thì
người lớn tuổi nhất là Ngài Bảo-Đạo Ca-Minh-Chương tuổi Giáp-Tuất (1874) Ngài đứng
đầu mang chữ Giáp, Giáp là chủ.
Người nhỏ nhất là Tiếp-Thế
Lê-Thế-Vĩnh tuổi Quí Mão (1903) đứng cuối hàng Thiên-can mang chữ Quí.
Về Thập nhị địa chi thì
Pháp là Khai, nên Khai Pháp Trần-Duy-Nghĩa đứng đầu tuổi Tý (Mậu-Tý), Khai thế
Thái-văn-Thâu tuổi Hợi (Kỷ Hợi), đứng cuối hàng địa chi (Hợi)
Về phép Thiên can chuyển
hóa Hiến-Thế là Giáp, Tiếp-Thế là Quí.
Về phép thu-liễm của Địa
chi Khai-Pháp là Tý, Khai-Thế là Hợi.
Về mặt siêu hình Đạo biến
sinh ra Pháp, còn về mặt hữu-vi mỗi cái chi có trật-tự, có định-vị tức là Pháp
trị, Đạo ở giữa đó là Phật.
Bảng tóm tắt:
Tam đầu chế Hiệp-Thiên-Đài
( Xếp theo tuổi):
1 - Thượng-phẩm Cao Quỳnh
Cư tuổi Mậu-Tý (1888). Ngày qui 1-3 Kỷ-Tỵ (1929)
2 - Thượng-Sanh
Cao-Hoài-Sang tuổi Tân-Sửu. Ngày sinh: 29-7 Tân Sửu (dl 11-9-1901). Ngày qui
26-8 Tân Hợi (dl 21-4-1971)
3 - Hộ-Pháp Phạm Công Tắc
tuổi Canh-Dần, sanh ngày 5 -5 Canh-Dần (1890). Qui ngày 10-4 năm Kỷ-Hợi (1959)
Thập Nhị Thời Quân:
1 - Khai Pháp Trần Duy
Nghĩa tuổi Mậu-Tý (1888-1954)
2 - Khai Đạo Phạm Tấn Đãi
tuổi Tân-Sửu (1901-1976)
3 - Hiến Pháp Trương Hữu Đức
tuổi Canh Dần (1890-1975)
4 - Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh
tuổi Quí-Mão (1903-?)
5 - Bảo-Pháp Nguyễn Trung
Hậu tuổi Nhâm Thìn (1892-1961)
6 - Tiếp Pháp Trương văn
Tràng tuổi Quí-Tỵ (1893-1970)
7 - Hiến Thế Nguyễn văn Mạnh
tuổi Giáp-Ngọ (1894-1970)
8 - Bảo-Thế Lê-Thiện-Phước
tuổi Ất-Mùi (1895-1975)
9 - Hiến Đạo Phạm văn Tươi
tuổi Bính-Thân (1896-1976)
10 - Tiếp Đạo Cao-Đức Trọng
tuổi Đinh-Dậu (1897-1958)
11 - Bảo-Đạo Ca-Minh
Chương tuổi Giáp-Tuất (1874-1927)
12 - Khai Thế Thái văn
Thâu tuổi Kỷ Hợi (1899-1981)
4 - SỰ ỨNG HỢP GIỮA THỜI-QUÂN và THỜI THẦN như thế
nào?
“Cả toàn Thánh-Thể và con
cái Đức Chí-Tôn đều hiểu: Trong 12 vị Thời-quân của 12 con giáp là cơ huyền bí
tạo càn khôn vũ-trụ thế nào có lẽ cả tinh thần của toàn thể con cái Đức Chí-Tôn
đều hiểu thấu”.
Xem đồ hình thấy có đủ Thập
nhị Thời quân ứng với 12 con giáp, tức là tuổi của các vị này ứng với Thập nhị
Thời Thần. Bát-quái đồ thiên vẫn có đủ số 15 là hình ảnh của 15 vị trong cơ-quan
Hiệp-Thiên-Đài.
Xem như trên thì Tam đầu
chế Hiệp-Thiên-Đài tức là ba vị Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh, Hộ-Pháp có tuổi lần
lượt là Tý, Sửu, Dần; tức là đứng đầu ba con giáp. Trong 12 vị Thời-quân cũng vậy,
có ba vị: Khai-pháp (Tý), Khai Đạo (Sửu), Hiến-Pháp (Dần) cũng đứng đầu ba con
giáp, tạo thành Tam Âm họp với Tam Dương của Tam Đầu chế Hiệp-Thiên-Đài để điều-hòa
máy Âm Dương của trời đất. Tuổi tác các vị này quan-hệ đối với cơ Đạo cũng như
thời tiết bốn mùa trong một năm vậy. Tất nhiên rất trọng-yếu.
Thế nên, ngày giáng sinh
cũng như ngày qui thiên của các Ngài đều ảnh hưởng đến sự thạnh suy bĩ thái của
cơ Đạo. Ví như Ngài Bảo-Thế Lê-Thiện Phước là một bậc Thời quân đã dày công với
Đạo.
“Năm 1960 tại Giáo-Tông-Đường
trước sự hiện diện của Đức Thượng-Sanh, Đức Hộ-Pháp có giáng Cơ ngợi khen Ngài
Bảo-Thế qua 4 câu thơ khoán thủ rằng:
BẢO trọng Vạn linh hiệp Chí-linh,
THẾ nguy chuyển loạn lập Hoà-bình.
CỨU Đời mở Đạo kinh-luân sẵn,
NƯỚC Việt trông chờ sách cứu tinh.
Xem qua bài thơ này chúng
ta đủ thấy rằng sứ mạng của Ngài Bảo-Thế được giao phó rất lớn lao và yếu trọng
trong Đạo để tầm cơ cứu khổ ấy là giai đoạn Đạo cứu Đời. Ngài BẢO-THẾ đã làm
xong sứ mạng Thiêng liêng cao quí ấy, nhưng vai tuồng chi Thế còn đòi hỏi Ngài
qui tụ nhơn tài trí thức hữu dụng về nghĩa vụ giúp Đạo trợ Đời, nên Ngài dốc lòng
lập thành Ban Thế Đạo về nắm quyền Chưởng-Quản cho đến phút cuối cùng phủi tay
nắm phướn về Thầy.” (trích Bài Ai-điếu của Ngài Khai Đạo)
Hai chữ “Bảo Thế” là giữ Đời,
nhưng lúc sinh thời Ngài đã chịu một cơn bịnh trầm kha cũng khá lâu, nhưng vẫn
chờ đợi mãi đến 17-3 năm Ất-Mão nhằm ngày 28-4-1975 tức là trước ngày biến cố của
đất nước 30 tháng 4 năm 1975, hai ngày, thì Ngài mới vĩnh viễn ra đi. Phải
chăng đời đã không còn thì Ngài hết nhiệm vụ vậy?
Thật ra, Đức Hộ-Pháp cũng
đã nói:
“Thập Nhị Thời Quân, Thượng-Sanh,
Thượng Phẩm, Hộ-Pháp gọi là Ngự-Mã-Quân của Chí-Tôn. Phật Mẫu sợ Chí-Tôn tạo Đạo
không nên phải tái kiếp, nên Bà phải cho theo xuống Thập Nhị Thời Quân, phẩm tước
cao trọng thay!” (Ngày 01-10 Đinh-Hợi 1948)
5 - Trọng yếu là thâu mấy vị Tông đồ:
Đức Hộ-Pháp nói:
“Khi Đức Chí-Tôn đến với
chúng tôi, Đức Chí Tôn mở ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ chớ không phải mở Đạo Cao-Đài.
Tới chừng Ngài biểu chúng
tôi cầm một cây Cơ và một ngọn bút đi các nơi thâu Môn-Đệ. Trọng-yếu của Ngài
là thâu mấy vị Tông-đồ có sứ-mạng trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ làm môi-giới độ Đạo
sau này. Đức Chí Tôn biểu chúng tôi phò loan đặng Ngài dùng quyền năng kêu gọi
mấy vị Tông đồ đó. Quả nhiên chẳng bao lâu, có đủ Thập Nhị Thời quân hiển hiện
ra, trong số các vị Thời quân ấy có Cao Tiếp Đạo ở tại Kiêm biên chớ không phải
ở Sài-gòn.
“Ngày nay Đức Chí-Tôn đến,
Ngài không giáng thân như các lần trước, mà giáng linh bằng HUYỀN DIỆU CƠ BÚT.
Vì lẽ đó Ngài phải lập Hội-Thánh để làm Thánh Thể cho Ngài.”
Thầy dạy:
“Thầy lại nhắc cho các con
hay rằng: Trong Thập Nhị Thời Quân, đâu đó đều có sắp đặt, nếu không phải mấy đứa
phò-loan của Thầy đã định thì các Thánh-ngôn do nơi khác mà ra đều là không phải
lời của Thầy nói. Con phải đề phòng cẩn thận, nghe à!
Thầy hằng nói cho các con
biết, việc CƠ BÚT là việc tối trọng, nếu không có Chơn-linh quí trọng thì thường
có Tà quái xung nhập mà khuấy rối làm cho thất nhơn tâm, lại còn một điều đáng
quan phòng nữa là trong mấy đứa phò-loan cũng có đứa không dè-dặt, tưởng CƠ BÚT
là việc khinh thường làm thế nào cũng đặng, rồi muốn lấy đó mà cầu hỏi những điều
vô vi, nên cũng có nhiều khi vì đó mà sanh biến trong Đạo.
Thầy nói cho các con hiểu
bậc Chơn Thánh mà phải đọa trần nếu không đủ tánh chất để dìu-dẫn nhơn sanh thì
cũng chưa xứng đáng cầm bút cho Thầy truyền Đạo. Các con nghe à!”
Đi thâu Thập Nhị Thời quân
rồi Đức Chí-Tôn mới mở Đạo.
Hơn nữa khi Chí-Tôn đến:
“Lập Pháp-Chánh-Truyền
giao cho Hiệp-Thiên-Đài gìn-giữ trong đó có diệu-pháp của Chí Tôn đến lập vị
cho con cái của Người tại thế-gian này. Ngài mượn xác thịt của con cái Ngài tổng
hợp lại cho có trật-tự, có đẳng-cấp tức nhiên là lập Thánh-thể của Ngài; các phẩm-trật
có liên quan với các phần-tử, tức nhiên Hội-Thánh tổng hợp lại là Thánh-thể của
Ngài, mà hễ đạt quyền được tức nhiên về với Ngài được.
Ấy vậy, Pháp-chánh Hiệp-Thiên
là phương định vị, lập quyền đặng hiệp một con cái của Chí Tôn cùng Chí Tôn vậy”
“Hiệp-Thiên-Đài là hình-trạng
của Ngọc Hư Cung tại thế, ấy là cửa mở cho các chơn-linh vào đặng đi đến Tam thập
lục thiên, Cực-Lạc thế giới và Bạch-Ngọc-Kinh là nơi chúng ta hội-hiệp cùng Thầy
hay là chỗ ải địa đầu ngăn cản các chơn-linh chẳng cho xâm-phạm đến đường Tiên
nẻo Phật.
Lòng từ-bi của Thầy để cho
có:
- Kẻ rước là Thượng Sanh,
- Người đưa là Thượng-Phẩm
và
- Người dẫn nẻo mở đường cứu
độ là Hộ-Pháp đặng đem cả con cái của Thầy về giao lại cho Thầy, kẻo Thầy hằng
ngày trông đợi.
Còn luận theo tính chất
thì nó là một cái Tòa lựa chọn người lương-sanh đem vào hiệp làm một với Cửu
Trùng-Đài, lập vị cho cả Tín-đồ; phần xác phù-hợp với phần thiêng-liêng, un-đúc
giữ-gìn cho các lương-sanh ấy nhớ cựu-phẩm mình hầu buổi chung-qui Hộ-Pháp mở cửa
Bát-quái-đài đem tên tuổi ấy vào thờ cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật cho xứng
phận.
Hễ Đạo còn ắt tên tuổi
cũng còn, cái cơ đắc Đạo tại thế cũng do nơi ấy vậy”
6 - Pháp-Chánh-Truyền Hiệp-Thiên-Đài qui định:
Trong Pháp-Chánh-Truyền
Chí-Tôn lập Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài, Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài, mà trước khi
Chí-Tôn đến gieo truyền mối Đạo là Thiên-điều đã định mở cửa Thập nhị khai
thiên đặng đem cơ cứu khổ để tại mặt thế-gian này mà cứu vớt toàn cả Cửu nhị ức
nguyên nhân, con cái của Ngài, Chí-Tôn giao phó cho Hiệp-Thiên-Đài, mà trong Chức-sắc
Hiệp-Thiên-Đài có 15 người kể luôn Hộ-Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh.
(H. 35)Thập Nhị thời quân ứng
với Thập Nhị Thời Thần
(Xếp theo phương vị đồ Hậu
Thiên Bát-quái)
Trước đây khi chưa khai
triển “BÁT-QUÁI BIẾN HOÁ TOÀN ĐỒ” thì chúng ta lấy chuẩn là Bát-Quái Hậu Thiên
để luận về phương vị của Thập nhị Thời quân ứng với Thập Nhị Thời Thần như hình
ở trang 305 Dịch-lý Cao-Đài I (Hình 35 ở trên).
Nay, đã đủ cơ sở để tìm đến
nguyên-uỷ của các Bát-Quái mà Đạo Cao-Đài đã thể hiện một cách rõ-ràng Từ nay về
sau chúng ta chỉ dùng các Bát-Quái sau đây mà thôi. Thế mới thấy Dịch là biến,
biến hoá vô cùng, nhờ biến mà nhân loại mỗi ngày mỗi tiến bộ về khoa học cũng
như Đạo học. Nhưng Đạo học bao giờ cũng đi trước, như ánh sáng của tia chớp bao
giờ cũng thấy trước tiếng sét nổ.
theo đúng “Bát quái biến
hoá toàn đồ” đã khai triển
Phương-pháp vẽ:
Vẽ một vòng tròn giữa có
tam giác đều nội tiếp, tượng ba ngôi: Tinh Khí thần hiệp nhứt là Hộ-Pháp (ở giữa)
Thượng Phẩm (bên phải của Hộ-Pháp) Thượng-Sanh (bên trái của Hộ-Pháp) theo như ảnh
ba Tượng đặt ở Hiệp-Thiên-Đài ngự trên thất đầu xà. Tâm là Đức Chí-Tôn Ngọc
Hoàng Thượng-Đế
Vòng tròn ấy là tượng Càn
khôn vũ trụ. Sáu vòng tròn xoay quanh tâm theo như trên Tượng Ngũ chi là các Đấng
Giáo-Chủ qua các thời kỳ. Bên trong kết hợp bởi hai hình tam giác và hai hình
vuông. Các cạnh của những hình này cũng đủ làm nên Bát quái Đồ Thiên hay
Bát-Quái Cao-Đài. Bên ngoài tạo thành 12 điểm tiếp xúc với chu vi hình tròn
chính là 12 tháng cũng là ứng với tuổi của 12 vị Thời Quân Hiệp-Thiên-Đài. Hai
hình Tứ Tượng (hình vuông) tạo thành Bát-quái có các quẻ làm nên con số Bát
Quái Đồ thiên. Như vậy thì 12 Thời quân đứng vào vị trí của tên 12 tháng gọi là
Thập Nhị Thời Thần.
Nếu cộng các con số nằm
trên quẻ Bát-quái đây theo xuyên tâm đối có tổng số là 10, tượng cho Thập Thiên
can. Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa chi làm nên cặp Âm Dương luôn hoà quyện vào
nhau, biến đổi làm nên càn khôn vũ trụ. Nếu cộng các số ma phương như nói ở trước
thì có đến tám lần tổng số là 15 tức là con số của Hiệp-Thiên-Đài ứng với
Diêu-Trì-Cung.
Bên trong của Đồ hình là
Bát-Quái Đồ thiên là hình ảnh Diêu Trì-Cung đã bàn qua nhiều lần rồi.
7 - Số 12 thành hình là do 9+3.
Tam đầu chế Hiệp-Thiên-Đài:
Nay Chí-Tôn thành lập Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ Ngài đã dùng lương sanh để cứu vớt quần sanh.
Trong cửa Đạo ngày nay
chính ba vị Tướng-soái của Chí-Tôn đã có đủ yếu-tố để khởi-đoan cho mối Đạo Trời
trong cái cơ-vi: “Thiên địa tuần-hoàn châu nhi phục thủy” đó; phải chăng tất cả
đều có một sự sắp xếp tế-vi, nên mới nói “Đạo thành do ba người.”
- Đức Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư,
tuổi Mậu-Tý (số 1) nắm chi ĐẠO.
- Đức Thượng-Sanh
Cao-Hoài-Sang, tuổi Tân-Sửu (số 2) nắm chi THẾ.
- Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc,
tuổi Canh Dần (số 3) nắm chi PHÁP.
Ba người đứng vào ba tuổi:
Tý, Sửu, Dần hiệp thành quẻ Ly.
Đây là ba người trong cơ
khởi thủy của Hiệp-Thiên-Đài tượng trưng ý-nghĩa: Một mà ba, ba cũng là một vậy.
Ba Ngài là hình ảnh của Tinh (Thượng-Sanh), Khí (Hộ-Pháp), Thần (Thượng-phẩm)
hiệp nhứt. Ấy vậy ngày nay Đức Chí-Tôn đã mở Cơ tận độ là đây, tức nhiên Ngài đã
mở cơ Đại-Ân-Xá cho tất cả chúng sanh, thế nên có lời rằng: “Các con chỉ có tu
là đắc Đạo”.
Khởi thuỷ như thế nào?
Mới bắt đầu số 1, phát
sinh ở hướng Bắc, tức là cái vi-dương (vi dương đây là Đạo). Bắt đầu có ở hướng
Bắc cho nên trên quả địa-cầu lúc đó có đại-lục mà chỉ ở hướng Bắc hưởng thụ cái
khí vi-dương đầu tiên của sao Bắc-đẩu. “Thiên nhứt sanh thủy”.
Rồi dần dần phát-triển qua
hướng Nam, tức là số 1 tiến dần đến số 2; số 2 ở về hướng Nam thể trên, tức là
đaị-lục của Bắc Á-châu (chi THẾ xuất-hiện).
Bấy giờ sang hướng Đông đến
số 3. Số 3 tức là số của Thiếu-Dương (đây là lúc thịnh hành của cơ Pháp) cho
nên trong thời thái-cổ theo sự phát triển về thời gian, vì lẽ ấy mà thời đó ở Á
Đông văn-minh trước Âu-Tây, mà chính cái văn minh tinh-thần vô-cùng sáng-suốt
thấu hiểu được trời đất. Kinh Dịch của các tiền Thánh cũng được khởi ở Châu Á,
mở ra nền văn minh tinh thần cao đẹp.
Do lẽ ấy mới có câu:
- Thiên khai ư Tý
- Địa tịch ư Sửu.
- Nhơn sanh ư Dần.
Tức là Tý-hội khai thiên, qua Sửu-hội sanh địa-cầu và Dần-hội thì sanh nhơn-loại. Thiên, Địa, Nhơn gọi là Tam tài hay là Thiên-hoàng, Địa-hoàng,
Nhân-hoàng.
Tại sao Đức Phật-Mẫu dạy
ba ông phải cầm 9 cây nhang mà khấn-vái trong ngày Vọng Thiên Cầu Đạo?
Bởi mỗi người là một tế-bào
khởi thủy cho sự trường tồn của nền Đại-Đạo.
Mà tế bào tinh-trùng ở con
người cũng như con vật có chỗ giống nhau, đều cấu-tạo bởi một dương điện-tử và
9 âm điện-tử. Do vậy mà các ông phải cầm 9 cây nhang mà cầu-nguyện làm biểu-tượng
ấy. Đây là lúc làm nên cái trứng tinh thần Đại Đạo.
Số 9 là cơ vận-chuyển, 3 là 3 ngôi.
Lấy 3 ngôi hiệp vào cơ vận-chuyển
tức là cơ qui nhứt. Nắm cả các pháp trong tay, mà người nắm pháp ấy là chúa-tể
càn khôn vũ-trụ, nên Thầy có nói số 12 là số riêng của Thầy.
Số 3 cũng nằm trong qui luật:
Tý, Sửu, Dần, đứng đầu trong 12 chi.
Khi trời đất chưa khai, là
một khí không không. Sau khi định hội Tý thì gọi là "Vô-danh thiên địa chi
thủy", thế nên khi tạo trời gọi là “Thiên khai ư Tý”.
Đất thành hình là thời-kỳ
“Địa tịch ư Sửu” còn gọi là “Hữu danh vạn-vật chi mẫu” tức là có tên gọi, muôn
vật có hình bắt đầu thọ nơi Mẹ hóa sanh.
Nay đến hội Tam-kỳ kết-quả
của thời “Nhơn sanh ư Dần” do vậy mà Cao-Đài Đại-Đạo ra đời để độ hết quần-linh
về cõi Niết-Bàn, chẳng để một điểm chơn-linh nào ở miền Đông-độ, gọi là thời-kỳ
Đại ân xá lần ba.
Do vậy số 3 là cơ-quan hữu
tướng cùng vô tướng hiện có ở trong càn-khôn vũ-trụ này, kết hợp với số 9 là một
con số huyền-diệu, nó là cơ chuyển biến đến mực độ toàn thiện, toàn mỹ, toàn
tri, toàn năng, để trở về cơ qui nhứt. Nó cũng là hình ảnh của ngôi Thái-cực đứng
trước luật âm dương thì thấy rõ quyền-năng Chưởng-quản trong đó. “12 là con số
riêng của Thầy”.
Nếu lấy số 1 đứng trước số
2 thì là Thái cực dẫn đầu. Nếu cộng 1 và 2 tức là ba ngôi đó vậy. Số 3 là con số
huyền diệu vô cùng. (Xin đọc: Số 3 Huyền-Diệu).
8 - Quyền-hành HỘ-PHÁP
“Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền Hộ-Pháp Chưởng quản,
tả có Thượng-Sanh, hữu có Thượng-phẩm, phần của Hộ-Pháp Chưởng-quản về Pháp.
“Vậy thì Hiệp-Thiên-Đài phải
dưới quyền Hộ-Pháp chưởng-quản, cũng như Cửu-Trùng-Đài dưới quyền Giáo Tông và
Bát-quái-Đài dưới quyền Đức Chí-Tôn làm chủ.
Hộ-Pháp “Là người nắm trọn
cả luật Đạo và luật đời đặng xử đoán, làm chủ phòng xử-đoán. Dưới quyền Hộ-Pháp
có 4 vị Thời-quân là; Tiếp-Pháp, Khai-pháp, Hiến-Pháp, Bảo-pháp”
Mỗi một vòng tròn như vậy
có 5 vị, ứng với số Ngũ
Ba vòng tròn trên có tâm
mang chữ:
(H. 38) Hộ-Pháp Chưởng quản
Hiệp-Thiên-Đài
- Thượng-Phẩm là người nắm
quyền chi Đạo, có 4 vị dưới quyền Ngài là: Bảo-Đạo, Hiến-Đạo, Khai Đạo, Tiếp-Đạo.
- Hộ-Pháp là người nắm quyền
chi Pháp, có 4 vị dưới quyền Ngài là: Bảo-Pháp, Hiến-Pháp, Khai Pháp, Tiếp-Pháp.
- Thượng-Sanh là người nắm
quyền chi Thế, có 4 vị dưới quyền Ngài là: Bảo-Thế, Hiến-Thế, Khai-Thế, Tiếp-Thế.
Như vậy 3 vị: Thượng-phẩm,
Hộ-Pháp, Thượng Sanh là ba vị Tướng-soái của Chí-Tôn, 12 vị mang chữ Đạo, Pháp,
Thế là 12 vị Thời-quân. Nói chung là Ngự Mã Thiên-quân của Chí-Tôn đó vậy, cộng
chung là 15 người. Con số 15 này có mặt trong Bát-quái Đồ thiên và đóng một vai
trò vô cùng quan-trọng.
Số
15 là hình ảnh của:
- Trời có Tam-bửu, Ngũ khí.
- Đất có Tam-bửu, Ngũ hành.
- Người có Tam-bửu, Ngũ tạng.
3 lần con số 3 là 9 là con
số Lão-dương chỉ quyền năng của Thượng-Đế.
3 lần con số 5 là con số
điều-hoà Càn-khôn vũ-trụ là hình ảnh của Phật-Mẫu nắm cơ sản-xuất Bát-phẩm chơn
hồn, sanh biến vạn-linh.
Thế nên trong Bàn Hội-Yến
lúc nào cũng có đủ ba: chi Pháp (Hộ-Pháp), Đạo (Thượng-Phẩm), Thế (Thượng
Sanh).
Lúc các Ngài còn sanh tiền
hay khi tất cả các Ngài đều qui Thiên cũng vậy, cũng biểu-tượng đủ con số 12, tức
là 9 vị Nữ Tiên và 3 vị Hiệp-Thiên-Đài. Ngay trong buổi này các Ngài đã qui
Thiên rồi thì trong buổi Hội-Yến Diêu-Trì-Cung có các bài thài để hiến Lễ.
9 - Vấn đề xung khắc, kỵ hạp:
Tên tuổi những vị Thời
quân nếu lấy theo tứ hành xung cũng vẫn theo qui luật là: Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn
Tuất Sửu Mùi, Tý Ngọ Mẹo Dậu.
Thìn Tuất Sửu Mùi ứng hợp
với các vị Thời quân là: Thìn (Bảo-Pháp), Tuất (Bảo-Đạo), Mùi (Bảo-Thế), Sửu
(Khai Đạo) ứng với Thổ. Thế nên Thổ có phận sự là chuyển tiếp. Trong cửa Đạo phận
sự các Ngài thật vô cùng yếu trọng .
Tam hợp là: Thân Tý Thìn,
Hợi Mẹo Mùi, Dần Ngọ Tuất, Tỵ Dậu Sửu:
(Thân) Hiến Đạo, (Tý) Bảo-Pháp,
(Thìn) Khai-Pháp
(Hợi) Khai Thế, (Mẹo) Tiếp
Thế, (Mùi) Bảo Thế
(Dần) Hiến-Pháp, (Ngọ) Hiến
Thế, (Tuất) Bảo Đạo
(Tỵ) Tiếp-Pháp, (Dậu) Tiếp-Đạo,
(Sửu) Khai Đạo
Nhị hợp: Tý Sửu, Dần Hợi,
Mão Tuất, Thìn Dậu, Tỵ Thân, Ngọ Mùi.
Nhị xung: Tý Mùi, Sửu Ngọ,
Dần Tỵ, Mẹo Thìn, Hợi Thân, Tuất Dậu.
Thập Nhị Thời quân nếu lấy
theo tứ hành xung cũng vẫn theo qui luật là Thập Nhị Địa chi ứng với Ngũ Hành:
Thìn Tuất Sửu Mùi (Thổ), Hợi
Tý (Thuỷ) Dần Mẹo (Mộc), Tỵ Ngọ (Hoả), Thân Dậu (Kim)
12 thời Thần có ảnh hưởng
trong Y-lý:
Lục phủ Ngũ Tạng trong cơ
thể con người cũng có giờ khởi: Những giờ này Khí được vượng: Thơ rằng:
Phế Dần, đại Mão, vị Thìn
cung
Tỳ Tỵ, Tâm Ngọ, Tiểu Mùi
trung.
Thân bàng, Dậu Thận, tâm
bào Tuất
Hợi tam, Tý đởm, Sửu can thông.
Giải nghĩa: Phế (phổi) bắt đầu giờ Dần vượng tức nhiên chủ giờ Dần. Đại trường
giờ Mão, bao-tử thuộc giờ Thìn.
Tỳ (lá lách) giờ Tỵ. Chánh Ngọ thì tâm, Tiểu trường trong giờ Mùi thịnh.
Giờ Thân thì bàng quang.
Giờ Dậu thì Thận, Tâm bào-lạc (lớp bao bọc tim) chủ giờ Tuất.
Giờ Hợi thì Tam tiêu, Đởm
(gan) thuộc giờ Tý, Can thì giờ Sửu tất thảy đều được thông.
10 - Chơn-pháp của Đại-Đạo:
“Theo Chơn-pháp của Đại-Đạo
Tam-kỳ Phổ-Độ thì mọi cơ-cấu nơi cõi vô hình đều có cơ-cấu hữu hình đối tượng của
Đạo nơi mặt thế.
- Ở cõi thiêng-liêng có Cửu-Thiên
khai-hóa thì trong cửa Đạo Cao-Đài có đối tượng hữu-vi là Cửu Trùng Đài.
- Còn ở vô hình có cơ-cấu
tạo ra cung Trời là Thập nhị Khai thiên, tức là Thập nhị Thời Thần, thì ở cửa Đạo
Cao-Đài có đối tượng hữu vi là Thập nhị Thời-quân.
Còn nói về Hội-Yến Bàn-Đào
thì ở vô-hình Diêu Trì-Cung mỗi năm đến mùa đào chín, Đức Diêu-Trì Kim Mẫu tức
là Đức Phật-Mẫu mở lễ Hội-Yến Bàn-Đào có tất cả chư Phật, chư Tiên ở các nơi đều
về chầu Lễ, được ăn một quả đào Tiên sẽ đặng trường sanh bất tử; thì ở cửa Đạo
Cao-Đài cũng có tổ-chức một cuộc lễ hữu-vi đối tượng tại Đền Thờ Phật-Mẫu ở
Tòa-Thánh Tây-ninh cho cả Chức-sắc Thiên-phong và toàn Đạo ở các nơi về dự; nhứt
là Chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài đều về chầu Lễ để hưởng hồng-ân điển-lực của Đức Phật-Mẫu
ban cho”.
Hỏi: tại sao có mặt Thập
nhị Thời-quân dự bồi tửu trong Bàn Hội-Yến?
- “Nơi cõi vô hình phải có
Thập nhị Khai thiên tức là Thập nhị Thời thần phối-hợp nhau để tạo nên cung Trời,
thì ở mặt thế này đối-tượng của Thập nhị khai thiên là Thập nhị Thời-quân cũng
phải phối-hợp cùng nhau để giúp tạo thành hình tướng của Đạo Cao-Đài. Vì đó mà
Thập nhị Thời-quân mới có mặt bồi tửu trong buổi Lễ Hội Yến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét