Nếu bên vô hình Cửu-thiên
khai-hóa không dự phần phối-hợp để tạo ra cung trời, thì trong đối-tượng về phần
hữu hình cũng không có dự phần phối-hợp để giúp tạo thành hình tướng của Đạo
Cao-Đài.
Vì những nguyên-nhân trên
đây mà Chức-sắc Cửu Trùng-Đài không có dự vào việc bồi tửu trong lễ Hội-
Yến Diêu-Trì-Cung, lễ này đặc biệt thuộc phần tổ-chức của Hiệp-Thiên-Đài.
Yến Diêu-Trì-Cung, lễ này đặc biệt thuộc phần tổ-chức của Hiệp-Thiên-Đài.
…Ngày ấy là ngày vui cho sự
trường-tồn vĩnh-cữu của cõi trời, ngược lại cảnh đào-độn của tam thập lục
thiên. Thứ nhất cũng là ngày vui cho sự trường-tồn, vĩnh cữu của Đạo Cao-Đài đến
thất ức niên.
Thập nhị Thời-quân chính
là Thập nhị Thời Thần nên số tuổi của các Ngài thể hiện con số thập nhị Địa chi
của Đạo trời, vì vậy mà tuổi của 12 vị Thời-quân mỗi người đứng đầu một con
giáp không ai trùng hợp với ai mà lại còn có sự đặt định một cách khít-khao,
huyền nhiệm vô cùng.
Đức Hộ-Pháp có giải:
“Cả toàn Thánh-Thể và con
cái Đức Chí-Tôn đều hiểu: Trong 12 vị Thời-quân của 12 con giáp là cơ huyền bí
tạo càn khôn vũ-trụ thế nào có lẽ cả tinh-thần của toàn thể con cái Đức Chí-Tôn
đều hiểu thấu”.
C - Kết luận về QUẺ BIẾN:
* - Phàm quẻ có 1 Âm 1
Dương đều từ Quẻ Phục Cấu lại.
* - Phàm quẻ có 2 Âm, 2
Dương đều từ quẻ Lâm Độn lại.
* - Phàm quẻ có 3Âm 3
Dương đều từ quẻ Thái Bĩ lại.
* - Phàm quẻ có 4 Âm 4
Dương đều từ quẻ Đại Tráng, Quẻ Quan lại
* - Phàm quẻ có 5 Âm 5
Dương đều từ quẻ Phu, Bác lại
1 - Quẻ có một Âm một Dương:
* Trường hợp những quẻ có
chỉ có 1 Âm 1 Dương, thì từ quẻ Phục; tức là Địa Lôi Phục có một Dương mới xuất
hiện, như:
Quẻ chỉ có một Dương, khởi
ở quẻ Phục:
Địa Lôi Phục là do quẻ
Khôn vi Địa (số 8) hợp với Chấn vi Lôi (số 4) Biệt số của quẻ Phục là 84.
Ngày nay trong cửa Đạo khi
đưa đám tang thì trật tự đưa đám ngoài những nghi thức Tôn giáo ra, thì người
phái Nam đi sau cuối. Vì sao? – Tức là hình ảnh của quẻ Phục đó. Bởi xác chết
là Âm mà khi đem chôn vào lòng đất cũng là Âm. Ngày xưa cho rằng chết là mất tất
cả, nên dùng tang phục màu đen là tượng quẻ Khôn. Thân nhân người quá cố khóc
than bi thiết. Nhưng nay, ngươn hội Cao-Đài cho biết sự chết là trở về để làm lại
một cuộc hành trình khác. Người Nam đi sau cùng chứng tỏ còn một điểm Dương
trong sáng của “Hồn Trời hoá trở về Thiên cảnh. Xác đất sanh đến lịnh phục hồi”
là như vậy. Với nền Đại-Đạo quẻ Phục tượng là Khai ngươn chuyển thế.
Địa Thuỷ Sư là do quẻ Khôn
vi Địa (số 8) hợp với Khảm vi Thuỷ (số 6) Biệt số của quẻ Sư là 86. Sư chúng là
đông người, tượng cho Thánh Thể của Đức Chí-Tôn.
Địa Sơn Khiêm là do quẻ
Khôn vi Địa (số 8) hợp với Cấn vi Sơn (số 7) Biệt số của quẻ Khiêm là 87.
Sự khiêm tốn nhún nhường để
đem lại bình an cho thiên hạ, tượng Tam Thánh ký Hoà-ước với Đức Chí-Tôn phải
thực hiện cho được hai điều: Bác-ái, Công bình.
Lôi Địa Dự là do quẻ Chấn
vi Lôi (số 4) hợp với Khôn vi Địa (số 8) Biệt số của quẻ Dự là 48.
Dự là vui vẻ của một thời
tịch lạc mà cả nhân loại ngày nay mong đợi Đức Di-Lạc “Tái sanh sửa đổi chơn
truyền. Khai cơ tận độ Cửu tuyền diệt vong. Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị.”
vào những ngày sắp tới đây.
Thuỷ Địa Tỷ là do quẻ Khảm
vi Thuỷ (số 6) hợp với Khôn vi Địa (số 8) Biệt số của quẻ Tỷ là 68.
Tỷ là so-sánh, tức nhiên
nói về phẩm tước Thiên Đạo mà trong cửa Đạo này tất cả đều muốn đến để dâng
công đổi vị. Hầu có ngày đoạt được ngôi cao phẩm quí.
Sơn Địa Bác là do quẻ Cấn
vi Sơn (số 7) hợp với Khôn vi Địa (số 8) Biệt số của quẻ Bác là 78.
Bác là một sự bào mòn của
một thời cơ sắp đổ, tượng quẻ chỉ còn một Dương lơ-lửng như hiện tượng núi lở,
đất sụp của một thời cùng cuối của Hạ ngươn mạt pháp như ngày nay cả thế giới đều
rung động.
(H.39) Một Âm một Dương biến
Quẻ chỉ có 1 Âm, khởi ở quẻ
Thiên Phong Cấu:
Thiên phong Cấu là do quẻ
Kiền vi Thiên (số 1) hợp với Tốn vi Phong (số 5) Biệt số của quẻ Cấu là 15.
Nay, ngươn hội Cao-Đài mọi
nghi thức đều có ý nghĩa, như đưa đám cưới thì người Nữ lại đi sau cuối. Bởi quẻ
Cấu là sự kết hợp lại có một điểm Âm dưới cùng làm khởi điểm cho “Cơ sanh hoá
Càn khôn đào tạo. Do Âm Dương hiệp đạo biến thiên” . Trái với quẻ Phục ở trên.
Thiên Hoả Đồng nhân là do
quẻ Kiền vi Thiên (số 1) hợp với Ly vi Hoả (số 3) Biệt số của quẻ Đồng nhân 13.
Đồng nhân là cùng với người.
Tượng cho thời kỳ của Đại-Đồng thế giới đến với nhau trong tình yêu thương cuả
Thượng-Đế.
Thiên Trạch Lý là do quẻ
Kiền vi Thiên (số 1) hợp với Đoài vi Trạch (số 2) Biệt số của quẻ Lý là 12 “Lý
giả lễ dã” tức là trật tự, nghi thức Đại-Đạo mà ngày nay tất cả đều do Thượng-Đế
an bày.
Phong Thiên Tiểu Súc là do
quẻ Tốn vi Phong (số 5) hợp với Kiền vi Thiên (số 1) Biệt số quẻ Tiểu-súc là
51.
Thời kỳ của Đức Thượng-Đế
đến với nhân loại bằng Huyền Cơ diệu Bút để phổ truyển chánh pháp, vì Ngài đến
với nhân loại mà không có nhân thân phàm ngữ nên phải nhờ Bút Thánh Cơ Thần để
lời giáo hoá.
Hoả Thiên Đại-Hữu là do quẻ
Ly vi hoả (số 3) hợp với Kiền vi Thiên (số 1) Biệt số của quẻ Đại hữu là 31.
Đại Hữu là có nhiều. Ngày
nay nhân loại đang lâm vào cảnh mất đi niềm hoà ái bởi văn minh vật chất lấn át
tinh thần, chiến tranh, thiên tai, động đất kéo theo sự nghèo đói. Do đó mà phải
có một “Chính sách Hoà bình Chung sống”để nhân loại xích lại gần nhau hơn.
Trạch Thiên Quyết là do quẻ
Đoài vi Trạch (số 2) hợp với Kiền vi Thiên (số 1) Biệt số của quẻ Quyết là 21.
2 - Quẻ có 2 Âm hai Dương:
Những quẻ có hai Âm (tức
là bên cạnh có 4 Dương), quẻ hai Dương (thì bên cạnh có 4 Âm) mỗi thứ có 15 quẻ:
(H.41) 15 quẻ có hai hào
Âm khởi từ quẻ Độn
(H.42) Tam Dương, Tam âm
có 20 quẻ
Tam Dương, Tam âm có 20 quẻ:
Những quẻ này có số Âm
Dương cân bằng nhau: nghĩa là trong một quẻ có 6 hào, 3 hào Âm và 3 hào Dương
nhưng chúng nằm ở vị trí khác nhau như:
Sơn Trạch Tổn là phối hợp
bởi Cấn vi Sơn (số 7) theo Tiên Thiên Bát quái và Đoài vi Trạch (Đoài số 2), biệt
số của quẻ Tổn là số 72 là nghĩa như vậy.
4 - TỨ ÂM TỨ DƯƠNG
Nhận xét:
Xem ra thì trong phần Tứ
Âm Tứ Dương: mỗi loại 15 quẻ có 4 hào Âm và 15 quẻ có 4 hào Dương.
Theo hình vẽ trên đây phân
biệt riêng từng hàng
Quẻ có những số Âm và Dương
giống nhau thì nghiệm thấy rằng:
- Dương khí trên đây là
thanh khí bao giờ cũng nhẹ nhàng và bốc lên trên, nên có sự tiến lên.
- Âm khí tức là trược khí
nặng, cho nên bao giờ cũng có ý lắng xuống phía dưới. Nghiệm xét về thực tế thì
quả nhiên như vậy, khi khói bay tức là khí nóng thì bốc lên cao, còn khí lạnh
thì lắng xuống dưới, càng lạnh càng xuống thấp.
Đó là nói về thể và tính
cách của hai thể Âm và Dương. Trong 64 quẻ đều có tính cách đó. Vì vậy có thể kết
luận bằng một định lý thứ nhất là:
Khí Dương nóng thì bốc
lên, lạnh thì ngưng lại.
1 - Xét trong 64 quẻ theo
những bản đồ trên thì đều có sự tương đối nhau: Trong những quẻ đối hễ có Âm ắt
có Dương. Trái lại có Dương thì có Âm. Âm Dương không xa lìa nhau.
2 - Khi đến độ trung hoà
thì bắt đầu sanh hoá. Bởi cái đức lớn của trời đất là sự sinh “Sinh sinh chi vị
Dịch”.
Quẻ có 4 Dương và 4 Âm,
xem lại những quẻ có 2 Âm hai Dương, đều giống nhau.
5 - Năm Âm năm Dương
(H.43)
Phần này cũng giống như những
quẻ một âm một Dương vậy (Xem phần một Âm một Dương ở trên)
Sự biến hoá của Dịch
Khởi đầu Dịch chỉ có 8 quẻ
đơn mà thôi, khi biến hoá thì thành ra 64 quẻ kép (do 8x8= 64) Chính nhờ sự biến
hoá này mới thành ra Càn khôn thế giới, không vật gì, loài gì mà ra ngoài định
luật của vũ trụ tức là sự biến dịch.
Thánh nhân xếp Kinh Dịch
ra làm hai Kinh: gọi là Thượng Kinh và Hạ kinh:
1/ - Thượng Kinh có 30 quẻ.
Thế nào gọi là không đổi?
– Tức nhiên nhìn vào quẻ
cho ta thấy ngay: những quẻ này dầu xoay một vòng 180˚ cũng không đổi, nó cũng
có một dạng như vậy mà thôi. Dịch gọi đó là Bất dịch.
Còn lại 24 quẻ là phản dịch,
nhưng có 12 đôi, cho nên cộng lại là có 18 quẻ (12+6=18).
2/ - Hạ Kinh có 34 quẻ:
Có hai quẻ Trung phuVà Tiểu quá là không xê dịch tức nhiên cũng là bất dịch. Còn lại 32 quẻ gọi là phản
dịch. Xếp thành đôi một thì có 16 cọng với 2 quẻ kia thành ra 18 quẻ (16+2=18).
Thế nào là quẻ phản dịch?
Ví dụ như:
Những quẻ gọi là phản dịch
như quẻ Thiên Địa Bĩ khi ta quay một vòng 180˚ thì thành ra quẻ Địa Thiên Thái.
Tương tự, 24 quẻ còn lại cũng như thế, mà chúng ta nói là 12 cặp Âm Dương của
nó. Những quẻ này gọi là phản dịch, mà cũng còn gọi là điên đảo dịch.
D - TỨ TƯỢNG VÀ SỰ VẬN HÀNH
BIẾN HOÁ SINH TRƯỞNG THU TÀNG TRONG TRỜI ĐẤT
Dịch nói “Nhất Âm nhất
Dương chi vị Đạo” đã thành định luật. Đã là định luật thì bất di bất dịch. Tức
nhiên mọi vật trong trời đất này với một Âm một Dương sẽ làm nên Đạo. Ví như
người thì có Nam Nữ, vật thì có trống mái, phải đủ hai nhân tố đó mới tạo nên một
hình ảnh thứ ba.
Bởi Âm Dương là hai biểu
tượng tạo thành sự vận hành của vạn vật. Sự vận hành này có thịnh, có suy, có
trưởng, có tàng. Người xưa đã tóm tắt các giai đoạn này thành hai giai đoạn lớn
là Tức 息 và Tiêu 消 .Từ tức và Tiêu có thể phân làm bốn giai đoạn nữa.
BỐN GIAI ĐOẠN CỦA THÁI THIẾU ÂM DƯƠNG
Đã biết rằng Vô cực tiến
sang Thái cực, sang Lưỡng nghi, sang Tứ Tượng, biến Bát-Quái rồi đến Lục thập tứ
quái (64 quái) là thành hình sự sống trong một chu kỳ không bao giờ ngừng dứt
mà người xưa ví sự liên tục ấy như chiếc vòng ngọc không đầu mối.
Quá trình tiến triển của
vũ trụ từ vô hình đến hữu hình theo Dịch-lý là như thế. Chữ “Sinh” không những
có nghĩa là sinh ra, mà nó diễn tả chuỗi biến hoá của một cuộc “Sống riêng” của
một vật trong toàn thể sự sống của trời đất.
BỐN GIAI ĐOẠN BIẾN HOÁ CỦA TỨ TƯỢNG KHẢM, LY, ĐOÀI,
CHẤN
(Theo tài liệu của Dịch lý
Y-lý của G.S.Huỳnh Minh-Đức)
Sự thịnh suy của Tứ thời
là do sự biến hoá của TỨ TƯỢNG.Các quẻ KHẢM, LY, CHẤN, ĐOÀI là bốn chính quái
thuộc Tứ tượng, mỗi quái có 6 hào, mỗi hào sinh một tiết khí. Có thể mô tả như
sau:
Đây là sự phân chia 24 Tiết
trong Tứ tượng quái.
Trong một năm có 12 tháng:
6 tháng thuộc Dương, 6 tháng thuộc Âm. 12 tháng ấy được tượng trưng trong 12 Quẻ,
là các Quẻ:
▪ PHỤC (Tháng 11) ở cung Tý,
Tiết Đông chí
▪ LÂM (tháng 12) ở Cung Sửu,
Tiết Đại hàn
▪ THÁI (tháng 1) ở Cung Dần.
Tiết Vũ thuỷ
Thuộc về Thiếu Dương làm
chủ.
▪ ĐẠI TRÁNG (tháng 2) ở
Cung mão,Tiết Xuân phân
▪ QUẢI (tháng 3) ở Cung
Thìn, Tiết Cốc vũ
▪ KIỀN (tháng 4) ở Cung Tỵ,
Tiết Tiểu mãng
Thuộc về Thái Dương làm chủ.
Trên đây là lục Dương quái
gồm 6 quẻ.
▪ CẤU (tháng 5) ở Cung Ngọ,
Tiết Hạ chí.
▪ ĐỘN (tháng 6) ở Cung
Mùi, Tiết Đại thử
▪ BĨ (tháng 7) ở Cung
Thân, Tiết Xử thử
Thuộc về Thiếu Âm làm chủ.
▪ QUÁN (tháng 8) ở Cung Dậu,
Tiết Thu phân
▪ BÁC (tháng 9) ở Cung Tuất,
Tiết Sương giáng
▪ KHÔN (tháng 10) ở Cung Hợi,
Tiết Tiểu tuyết
Thuộc về Thái Âm làm chủ.
Kế đến là lục Âm quái gồm
6 quẻ.
Tất cả các quẻ trên biến dịch
đều do luật Tiêu trưởng mà lập thành:
▪ 6 quẻ phần Dương là Âm
tiêu Dương trưởng.
▪ 6 quẻ phần Âm là Dương
tiêu Âm trưởng
Tuy có 64 quẻ (8x8) nhưng
kỳ thực rút lại chỉ có 12 quẻ kể trên gọi là Thiên-tử-quái, tức là 12 quẻ chánh
tạo thành 12 tháng trong một năm đứng đầu 12 con giáp, tức là Thập Nhị Địa Chi.
Xem đồ biểu thấy rõ lẽ:
Dinh (đầy), Hư (thiếu), Tiêu (hao mòn), Tức là ngừng nghỉ để lớn lên dần. Nếu:
▪ Âm suy dần, Dương lớn dần
(thời của Thiếu dương)
▪ Âm lớn dần, Dương suy dần
(thời của Thiếu Âm).
12 quẻ trên còn gọi là 12
quẻ Tiêu Tức.
Như:
▪ Phục, Lâm, Thái, Đại-tráng,
Quải, Kiền là “Tức quái”.
▪ Cấu, Độn, Bĩ, Quán, Bác,
Khôn là “Tiêu quái”.
HƯ theo liền với TIÊU,
DINH theo liền với TỨC. Cho nên nói tức nghĩa là nói Dinh (doanh). Nói TIÊU là
nói HƯ. Như vậy là Dinh đối với Hư, Tiêu đối với Tức.
Thử xét đến các quẻ PHỤC
(tháng giêng) và quẻ QUÁN (tháng 8) để tìm hiểu ý-nghĩa hai kỳ Đại Lễ của Đức
Chí-Tôn và Đức Phật-Mẫu hằng năm tính theo Âm lịch.
PhụcQuẻ này ứng vào tháng 11. Ngoại quái là Khôn
vi Địa, nội quái là Chấn vi Lôi, đọc là Địa Lôi Phục. Quẻ này có một hào Dương
mới sanh ra (Phục là trở lại), được phục sinh lại. Ấy là chuyển tiếp của quẻ
Khôn tháng 10 thuần Âm. Lý của Dịch là cùng tắc biến, biến tắc thông. Một hào Dương
phát sinh nên vạn vật đều được hưởng cái Dương Xuân ấm áp làm khởi điểm, tức là
trong cái động đã tiềm ẩn khí Dương rồi, vạn vật như hồi sinh.
Đó là cái ngươn khí của vũ
trụ càn khôn phát khởi do nhứt điểm Dương sanh của Đức Chí-Tôn tạo hoá.
Tháng giêng là tháng DẦN khởi
đầu của một năm nên đứng vào Thượng ngươn số 1 được lấy làm Đại Lễ Đức Chí-Tôn,
tượng trưng con số quản trị càn khôn mà Đức Ngài là Đấng Chúa Tể vũ trụ, đó là
quẻ Thái.
E - Cơ Đạo ngày nay có 12 Thời-Quân
bên cạnh có 12 Bảo-Quân, họp lại cũng như 24 tiết
khí.
Bên cạnh 12 quẻ chánh yếu
có 12 Tiết với 12 Khí, nên gọi là 24 Tiết khí. Cũng như con người có mỗi bên 12
xương sườn, cộng chung là 24 xương sườn để đỡ lồng ngực. Trong cửa Đạo bên Hiệp-Thiên-Đài
có 12 vị Thời Quân ứng với 12 Thời Thần, lại có Thập nhị Bảo Quân là để chuẩn bị
hoàn thành một Hàn Lâm Viện trong nền Đại Đạo, tất cả đều chịu dưới hệ-thống của
Hiệp-Thiên-Đài.
Thập Nhị Bảo-Quân là gì?
Ngoài 12 Thời quân ra còn
có 12 vị Bảo-Quân dưới quyền chỉ huy của Giáo-Tông và Hộ-Pháp. Đức Hộ-Pháp trả
lời trong quyển lời phê về Thập nhị Bảo-quân là:
“Toàn thể Bảo-Quân là
Hàn-Lâm-viện, mỗi vị có sở chức, sở năng ấy là điều khác nhau đặc biệt, tỷ như:
Huyền-linh-quân nghĩa là
Thần linh hồn khác với Bảo-Học quân là thuộc về khoa-học hay thực tế học..
Có 12 vị gọi là Thập Nhị Bảo
Quân là:
1 - Bảo Huyền-linh-quân (Science mystique)
2 - Bảo-Học-quân (Science physique – Instruction Publique)
3 - Bảo Thiên-văn quân (Astrologie)
4 - Bảo Địa Lý quân (Géologie)
5 - Bảo Sanh Quân (Santé puplique)
6 - Bảo Cô quân (Chevalerie)
7 - Bảo Văn Pháp quân (Belles lettres)
8 - Bảo Y quân (Médecine)
9 - Bảo Nông quân (Agriculture)
10 - Bảo Công quân (Arts et Métiers)
11 - Bảo Thương quân (Commerce et Industrie)
12 - Bảo Phong hoá quân (Philosophie) hoặc còn
gọi là Bảo-Sĩ-Quân tức là Triết-học.
Nếu một ngày một đêm có 24 giờ, thì 12 giờ ban
ngày là Dương, 12 giờ ban đêm là Âm. Đó là định luật của đất
trời. Giờ đây tổ chức trong cơ quan Hiệp-Thiên-Đài cũng tương tự như vậy:
- Thập Nhị Thời Quân ấy là
Dương.
- Thập Nhị Bảo-Quân ấy là
Âm.
Âm Dương tương hiệp mới
phát khởi Càn khôn là vậy. Dù ở bất cứ trường hợp nào vẫn có Âm Dương không
chia lìa nhau.
Cửa sổ Đền trang trí hoa Sen
(H.48)
1/ - 23 Thiên Nhãn chung quanh cửa sổ Đền-Thánh:
Phương ngôn Tây có câu “Con mắt là cửa sổ của linh hồn” cho nên chung quanh
Đền Thánh có cả thảy 23 cửa sổ cao rộng. Các cửa sổ ấy trang trí bằng loài Sen
và chính giữa khung là hình “Con Mắt Trời”.
Hai mặt trên và dưới khung trang trí hai bụi Sen đối
xứng nhau, có đủ hoa, lá, bông, trái và ngó sen, sắp xếp thật mỹ thuật với các
con số đầy đủ ý-nghĩa của đạo pháp. Bên
trong là một khuôn hình có 8 cạnh. Ở giữa là một tam giác đều, ở vào tâm điểm của
hình có Con mắt là biểu tượng “Thiên Nhãn Thầy” tủa ra bằng 16 tia hào quang rực-rỡ.
Cửa sổ được trang trí cả hai mặt, thế nên tuy là 23 cửa sổ nhưng cả thảy là 46 Thiên Nhãn (23x2=46)
Tất cả các cửa sổ đều có một khuôn giống nhau.
Ý-nghĩa của Thiên Nhãn thì không khác, tuy nhiên về hình thức thì mỗi nơi có mang một sắc thái khác nhau.
Tại sao trang trí sen
chung quanh Thiên Nhãn?
Sen có nhiều ý-nghĩa: là hình ảnh của Phật đạo, chứng tỏ Cao-Đài là Phật
giáo chấn hưng.
Sen là biểu hiệu sự
thanh-cao, tinh khiết. Sống trong bùn mà không hôi mùi bùn, cũng như người tu
hành chân chính thì dù có sống trong trần thế mà không nhiễm thế trần.
Hai bụi sen: đặt ở trên và
dưới của chiếc khung, tượng Lưỡng nghi, tức nhiên số 2 là chỉ con người sống
trong thế giới nhị nguyên, dầu muốn dầu không phải chịu trong luật luân hồi
sanh tử, không ai tránh khỏi. Định luật Âm Dương chi phối toàn thể cơ cấu của
càn khôn vũ trụ.
Tam giác ở giữa là lý Tam
tài, bên trong là “Thiên nhãn Thầy” tượng ngôi Thái cực. Thái cực sinh Lưỡng
nghi là hình ảnh hai bụi sen toả ra xung quanh:
- Bốn búp sen hồng là hình
ảnh của Tứ tượng, tức là hình vuông.
- Sáu bông sen nở: Trên 3
dưới 3 là tam Âm tam Dương, là hình ảnh của quẻ Càn ☰ 3 nét và Khôn ☷ 3 nét, chính là hai tam giác thuận nghịch đó.
- Cọng chung là 10 bông
sen tượng Thập Thiên Can, tức là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân,
Nhâm, Quí.
- Tám trái sen xanh chia đều
trên 4 dưới 4, tức là tứ Âm tứ Dương họp thành Bát-Quái thứ nhứt ở trong.
- 12 ngó sen là tượng cho
Thập Nhị Địa chi là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Hai lý Âm Dương Thiên can và Địa chi này đã làm nên đầu mối của Càn Khôn vũ trụ
trong sự biến hóa vô cùng. Kinh Phât-Mẫu có câu:
“Thập Thiên Can bao hàm vạn tượng,
“Tùng Địa chi hóa trưởng Càn Khôn”
- Khung có hình Bát quái,
tức nhiên là có dạng chữ nhựt, xong 4 góc lại cắt xéo thành ra 8, họp thành tứ
Âm tứ Dương tạo thành Bát-Quái thứ nhì, làm khuôn bao bọc:
1 - Bát-quái Đồ Thiên ở
bên ngoài.
2 - Bát-Quái bên trong là Bát-Quái Hư vô.
Có câu “Hư vô Bát-Quái trị Thần qui nguyên”.
Hiện nay Đạo Cao-Đài xử dụng
đến 4 Bát-quái.
Chính hai Bát-Quái này là
con đường của người tu trở về với Thiên Đạo là một con đường ngắn nhứt, chỉ Đạo
Cao-Đài mới được Đức Thượng-Đế đến ban cho mà thôi.
Tam giác đều nằm giữa
khung hình, trung điểm của tam giác cũng là trung đoạn, trung tuyến của tam
giác và trùng hợp với tâm của vòng tròn. Đó chính là ngôi Thái cực của Thầy
đang ngự trị.
Chính cái tâm này là điểm
đáng lưu ý là Thầy nói rằng khi đến ngã ba đường không biết đường tới nữa thì đứng
ở ngã ba chờ Thầy. Đây là điểm hẹn!
Tức là: Thầy muốn dặn rằng:
Người Cao-Đài phải biết TRUNG VỚI ĐẠO. HIẾU VỚI CHÍ-TÔN VÀ PHẬT MẪU.
Tại sao phải là 23 Thiên
Nhãn?
Bởi 23 cũng là số của Càn
Khôn. Càn 3 nét dương. Khôn bằng 6 nét âm, tức nhiên số nét của Âm gấp 2 lần số
nét của Dương, cho nên số 23 là ý nghĩa của Tham Thiên lưỡng địa hay còn gọi là
tam thiên lưỡng địa là trời ba đất hai là thế.
2/ - Luận Đạo: Về Y-lý
Tại sao số 3 và số 5 có
tính cách quan-trọng trong đạo-pháp từ xưa đến giờ?
Nhìn vào cơ thể người sẽ
thấy rõ: Con người có hai tay và hai chân gọi là Tứ chi, Dịch nói là Tứ-Tượng.
Mỗi một tay cũng như chân
có sự cấu-hợp giống nhau:
- Phần cánh tay trong có một
xương dài, cánh tay ngoài có hai xương dài, thành ra tay cũng như chân mỗi chi
đều có 3 xương dài, mỗi mỗi là 3 chiếc xương.
- Mỗi bàn tay hay bàn chân
đều có 5 ngón..
Cộng cả hai con số này lại
thì bằng (3+5=8) 8 là con số Bát-quái. Như vậy con người có 4 chi cả thảy: hai
tay, hai chân; cũng như Đạo-pháp có 4 Bát-quái vậy.
Sự cấu-hợp về tay chân của
người như vậy thì dầu cho cả thế-giới đều không ai khác ai hết. Đó là tính cách
quan-trọng trong cái tự-nhiên của đất trời. Nếu một người mà thiếu một bộ phận
nào như trên thì gọi là sự tật nguyền, bịnh hoạn hay dị tật mà thôi chứ không
phải là một con người toàn diện được.
Ba lần cái Tam-bửu (3x3=9)
tức là con số 9 là số Dương cùng cuối. Bởi đến cùng cực cái động thì trở lại trạng-thái
thái tịnh nguyên-thủy, cho nên số 9 biến thành số 0 (đó là phép thử toán học) Dịch
gọi là số lão Dương, lão là già, già thì biến đổi. Biến đổi để trở lại ban đầu,
thì số 1 là số khởi, là số Thái-cực, là số Dương. Lấy hai con số này làm ngày Đại-lễ
Đức Chí-Tôn tức là ngày 9 tháng 1 (giêng) âm-lịch hằng năm.
Ba lần con số 5 (3x5=15)
15 là con số trung-hòa của vũ-trụ, nên lấy ngày 15 làm ngày vía Đức Phật-Mẫu.
Đó là ngày 15 tháng 8. Con số 8 cũng là cơ hòa trong năm, mà cũng là ngày Tết của
nhi-đồng. Vả lại số 8 định cho Bát phẩm chơn-hồn do tay của Mẹ Diêu-Trì sản xuất.
Ngày Hội-Yến Diêu-Trì-Cung là ngày 15 tháng 8 là do đó.
Xem ra thì tổng cộng số
Thiên Nhãn Thầy trong Đền Thánh có 50 hình tượng cả thảy. Con số 50 này tượng
cho trung Thiên-Đồ tức là Bát-Quái Đồ thiên mà Đạo Cao Đài đang sử dụng:
Lưu ý: Khi Đức Hộ-Pháp trấn
Thần 23 Thiên nhãn, cũng theo một trình tự, Ngài có giải thích
…Ngài vào cửa bên tả Cửu-Trùng-Đài,
đi trấn Thần Thiên-Nhãn chung quanh Tổ Đình, lần lượt từ từ xuống Bát-Quái-Đài,
rồi sang qua hữu, hết thảy là 23 thiên Nhãn ngó ra ngoài Đền. Còn 23 Thiên Nhãn
bên trong Ngài không trấn Thần vì người Đạo quì ngang sợ ô-uế, không thể coi
sóc cho tinh khiết được.
Ngài giải thích 23 “Thiên
Nhãn” ngó ra ngoài Đền thì để cho thiện nam tín nữ quì ở ngoài sân lạy vào, đó
cũng là nêu ra cho cả thảy từ Đông,Tây,Nam, Bắc hay dầu cho nơi ven trời góc biển,
bất cứ nơi nào đến giờ Lễ bái mà biết hướng về Đền Thánh mà lạy, thì đều có được
hào quang Thiên-Nhãn chiếu diệu cả. Ấy là Thể-pháp tượng trưng cho bí-pháp này”
Tóm lại: Về Cách thức mà Đức
Hộ-Pháp đi trấn Thần trong ngày này cũng rất liên quan đến Bí-pháp của Đạo, tức
là đi theo vòng Âm Dương thuận nghịch đó vậy.
Không một việc làm nào
trong cửa Đạo mà không có một ý-nghĩa. Duy ta có biết đến hay không biết đến mà
thôi.
3/ - Phương thức trang trí về hình thể cũng từ
trong “Bát-Quái biến hoá toàn đồ” này mà ra
(Hình 46)
Đồ hình đây cũng là
Bát-quái biến hoá, cho thấy rằng hình được cấu tạo bằng hai hình tam giác đều đặt
thuận nghịch nhau cùng với hai hình vuông cũng vậy, tất cả đều nội tiếp trong
vòng tròn lớn tượng trưng càn khôn vũ trụ, mà Thượng-Đế vi chủ.
Hai đường kính đi qua tâm,
còn lại các đường thẳng khác nối các đỉnh của tam giác hoặc đỉnh của hình vuông
và cũng nối các điểm giao hợp của hai hình tam giác và hình vuông nữa, tạo
thành tám đường thẳng xuyên qua tâm, đó là tám con đường đoạt đạo mở ra cho tám
phẩm cấp chơn hồn, lần bước trên con đường tấn hoá. Những đường này chia ra tám
cung trên vòng tròn đó là Bát-phẩm chơn hồn vậy. Tám đường này nếu lấy từ tâm sẽ
thành hai lần số 8 tượng trưng hai Bát-quái Cao-Đài tức là Bát-Quái Đồ thiên và
Bát Quái Hư vô, là Thể pháp và Bí-pháp của Thiên Đạo. Nếu phân ra trên là 9 tia
hào quang đó là Cửu Thiên Khai hoá, dưới có 7 tia hào quang tượng thất tình, người
tu là để biến thất tình thành thất bửu, được về bằng con đường Cửu thiên khai
hoá, đạt Cửu phẩm Thần Tiên.
Các đường này cũng chia
vòng tròn thành 12 cung, mỗi một cung đặt trên vòng tròn là thời điểm của 12
tháng. Khởi ở tháng Tý thuộc quẻ Phục: có 6 tháng Dương và 6 tháng Âm. Bên
trong vòng tròn còn tạo nên một chữ Điền là hình ảnh của Bát-Quái đồ Thiên, tức
nhiên Bát-Quái này chỉ riêng Đạo Cao-Đài mới có, đó là con đường Thể pháp mà người
tu phải đặt bước đi lên mới trở về được goị là phản bổn hoàn nguyên.
Tam giác ở giữa ấy là tượng
ba ngôi: Phật Pháp Tăng. Ở người là Tinh Khí Thần.
Trong đồ hình còn có các số
của Bát-quái Đồ thiên nghịch chuyển với Bát-Quái Hậu Thiên, tuy nhiên về số vẫn
lấy theo số Bát-quái Hậu Thiên là: Nhứt Khảm, Nhì Khôn, Tam Chấn, Tứ Tốn, Ngũ
Trung, Lục Càn, thất Đoài, Bát Cấn, cửu Ly. Tâm của tam giác bao giờ cũng là 0,
nhưng bấy giờ lại đứng vào ngũ trung, tức nhiên tâm là số 5. Hay cũng nói là
năm con số 0 (00000)
Nếu nhìn vào cung Đoài là
số 7 tượng cho người là thất tình, nhờ đạo đức giồi tâm nên biết giữ ngũ giới cấm
để cho ngũ thường được toàn vẹn, ấy là tâm của người được hoà nhập vào tâm của
vũ-trụ. Nếu cả thế giới cũng hoà nhập trong không khí đạo pháp như vây thì Tôn
giáo mở ra sẽ bất diệt với thời gian. Thế nên Thầy nói Đạo mở ra bảy trăm ngàn
năm. Phân tích ra thấy số 7 ứng với quẻ Đoài, năm con số 0 là nhập vào ngũ trung,
nên lấy số 7 đặt trước 5 con số không (00000) thành ra 700.000, gọi là thất ức
niên vậy. (tức là 7 trăm ngàn năm.)
Chữ Điền trong Bát-Quái họp
bởi những con số trên, thì có các kết quả sau:
Để biểu tượng cho sự biến
hoá vi diệu của các Bát Quái nên những hình ảnh trang trí trong Đền Thánh hoặc
dưới hình thức này hay hình thức khác cũng từ những nguyên tắc căn bản trên mà
ra.
(H.48) Thiên-Nhãn Thầy
CHƯƠNG 05
Đặc tính các con số ứng với
Thể-pháp trong nền Đại-Đạo: Từ số 0 đến 7
Số 0 | Số 1 | Số 2 | Số 3
| Số 4 | Số 5 | Số 6 | Số 7.
SỐ 0
Số 0 ấy là cơ quan Hư-vô bổn thể.
Số 0 là con số vô thủy, tức
là không có chi trước nó hết. Nó là số Chúa của chúa cả vạn-vật. Chính trong
không mà sinh ra vạn hữu, nên nó hợp với số nào thì làm cho số đó tăng tiến
thêm lên. Nó là cái vòng bao bọc tượng-trưng chủ cả cái hữu-vi vạn-vật này.
Số 0 là số vô-vi, nó có
tính-chất trung-tính, nhiệm yếu, hiền-hòa, sáng-suốt.
Vật mang số 0 là vật
trung-dung, nhậm lẹ, không khuynh-đảo nhưng chưa tiến-hóa. Người mang số 0 là
người lưỡng tính, phần tấn-hóa chưa nhiều.
Số 0 chỉ năng-lực tiềm-ẩn
nhưng chưa phát-triển đúng mức. Nhưng khi một vật chi được thử về 0, ấy về lẽ Đạo;
nhưng qui cơ tịnh-lặng hoàn-toàn, được gặp nhiều chân phúc quí báu“Không không ấy
thiệt lý trường sanh”.
Phép bói toán tính đến 0
là số rốt ráo vẹn toàn, viên mãn. Rồi 0 sẽ biến dịch vòng quanh thành nhiều bản
thể.
Số 0 sẽ là cơ khởi đầu
cũng như là cơ chót hết, nó tiếp nối giữa hai đường tấn-hóa và qui-nguyên. Hai
đầu tấn-hóa và qui nguyên nó ở giữa làm mấu chốt.
Số 0 vốn gồm nhiều cơ bí-mật
cần phải tìm phương giải đáp. Số 0 chỉ vật cực đại như vũ-trụ bao la vô cùng tận
mà không chi ở ngoài nó; đồng thời chỉ vào một vật cực tiểu cũng không vật chi
chứa đựng bên trong nó được.” Từ trong hư vô bổn thể mới sanh ra Thái-cực là 1.
1 - Hư vô là gì?
Vạn vật trong càn khôn vũ
trụ chỉ có một lý duy nhất gọi là Hư-vô, Hư-vô mới chuyển biến một phẩm tối
linh nguyên thuỷ là Thái-cực tức là Thầy, Thầy lại phân tánh ra hai lý đối nghịch
lẫn nhau: tương khắc, tương hoà, tương sanh, tương diệt…Lý ấy là Âm với Dương
theo danh từ Nho-gia thường gọi. Nếu gọi theo nguyên thuỷ của nó thì là lý Đơn
nhất Thái cực.
Thái-cực là chủ tể tất cả
vạn hữu thường tồn bất diệt. Thái-cực mới chiết tánh ra Pháp, tức Phật-Mẫu mà tạo
cơ hữu tướng. Nhưng lý Thái-cực rất vô biên huyền diệu nhiệm-mầu. Khi chưa tạo
Càn khôn thì chẳng có chi tất cả. Thái-cực mới xoay lộn vòng tròn trong khí Hư-vô.
Rồi vì cái xoay lộn ấy mà do một Huyền vi mầu nhiệm tối đại tối linh: Thái cực
mới cọ xác với khí thể bên ngoài mới biến sanh nhứt thể là Pháp như Thầy đã
nói. Cái lý này thật mầu nhiệm vi diệu lắm, khó mong diễn tả.
Tại sao vô cực biến Thái cực?
Rồi Thái cực sanh ra Pháp để cùng pháp biến tướng ra hằng hà sa số thiệt là điều
mầu nhiệm tối linh. Phải khá tìm cho ra chánh lý.
Bây giờ duy nói Thái cực
biến tướng như thế nào.
Trước hết Thái-cực sanh
tâm, tức là ở trạng thái tĩnh biến sang trạng thái động do sự vận chuyển của
Khí Hư-vô mà tạo thành Pháp. Hai lý Phật Pháp mới biến sanh Tăng đó là điều dễ
hiểu. Phật Pháp Tăng đã có mới biến hằng hà sa số vô tận vô biên, nhưng tất cả
đều ở lý duy nhất là Thái-cực. Vì vậy Đạo gia mới nói “Nhất bản tán vạn thù, vạn
thù qui nhất bản” là vậy đó. Vạn vật biến sanh do định luật đã sẵn có để nương
theo đó mà hoá sanh cũng chẳng lạ gì là lẽ “Thành, trụ, hoại, không” năng hiệp,
năng tan. Nhưng trong những lần hiệp và tan đó có một điểm tối linh vi chủ
trong đó, luôn tăng tiến mãi không bao giờ diệt. Điểm ấy gọi là điểm Linh quang
tương tiếp với Thầy, chẳng khác chi là làn sóng điện nhỏ đối với Thầy là làn
sóng điện lớn. Nên chi chúng sanh vừa sanh một niệm là Thầy đã hay biết trước.
Cũng do lẽ ấy mà Thầy mới nói: “Thầy là các con, các con là Thầy”. Nghĩa là các
con và chư Thần Thánh Tiên Phật đồng một bản thể đầu tiên có nguồn gốc nơi Khí
Hư-vô”.
2 - Thánh-ngôn Thầy dạy:
“Thầy đã nói với các con rằng:
Khi chưa có chi trong càn-khôn Thế-Giới thì khí Hư-Vô sanh ra có một Thầy và
ngôi của Thầy là Thái-Cực.
Thầy phân Thái-Cực ra Lưỡng-Nghi,
Lưỡng-Nghi phân ra Tứ-Tượng, Tứ-Tuợng biến Bát-Quái, Bát-quái biến-hóa vô cùng,
mới lập ra Càn-Khôn Thế-Giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn-vật là: vật-chất,
thảo mộc, côn-trùng, thú-cầm, gọi là chúng-sanh”
Khí Hư vô tức là hư vô bổn
thể là con số 0. Từ 0 lại sanh ngôi Thái-cực tức là số 1. Rồi từ đó mới biến-hóa
ra. Số 1 là số đầu tiên; nhưng khởi thủy của các số là ở con số 0 là không số
(nom Nombre) mà ra. Cái gì tuyệt đối là con không số.
Nguyên-lý:
Đầu tiên, Khí Hư-Vô tức là
Hư Vô chi Khí hay còn gọi là Tiên Thiên Hư Vô chi Khí.Tuy nhiều danh gọi khác
nhau nhưng cùng là một lý duy nhứt là Đạo.
Khí Hư-vô ấy lần lần ngưng
kết rồi nổ ra một tiếng thật lớn, sanh ra một khối Đại-Linh-Quang, cũng gọi là
Thái-Cực, hoàn-toàn sáng đẹp, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô cùng
vô tận, quyền hành thống cả Càn khôn vũ-trụ.
Bắt đầu từ đây Vũ-trụ đã
xuất hiện ngôi Thái Cực, duy nhứt và Đấng Thống quản ấy được gọi là Ngọc Hoàng
Thượng Đế mà ngày nay người Tín-hữu Cao-Đài hân hạnh được xưng tụng Ngài là Đức
Chí Tôn, Ngọc-Đế, hoặc là Đại-Từ-Phụ.
3 - Lòng Tín ngưỡng phát sinh: Sự cầu nguyện.
Dầu người có Tôn giáo hay
không có Tôn giáo, có Tìn ngưỡng hay không Tín ngưỡng cũng luôn luôn có ở trong
lòng một sự tin tưởng ở Thần quyền, thể hiện bằng sự cầu nguyện.
Giá trị của sự cầu nguyện:
Đức Hộ-Pháp nói tại Báo-Ân-Từ đêm 24 tháng chạp năm
Bính Tuất (1947)
“Sự cầu nguyện có cảm ứng
với Chánh Trị Thiêng Liêng tức là các Ðấng vô hình đều rõ biết mọi sự hành tàng
nơi cõi thế, triết lý về hình thể của con người, thọ tinh cha huyết mẹ sản xuất
ra, thì có sự cảm giác thiêng liêng đối cùng nhau rất mật thiết, cho nên một người
con lúc đi làm ăn xa nhà, khi cha mẹ có bịnh hoạn hay xảy ra điều gì tai biến,
thì thân thể của người con sẽ có điềm máy động; giựt thịt, máy mắt, hoặc là ứng
mộng thấy rụng răng và các điều khác..v.v... đó là về phần Tinh khí hình thức của
con người, còn về phần linh tánh thì do nơi Ðức Chí Tôn ban cho nhứt điểm lương
tâm, nó có cảm giác cùng Chí Linh, cho nên khi ta hữu sự thì thành tâm cầu nguyện.
Nền Ðạo là một điều cảm ứng
rất mầu nhiệm vô cùng, có câu: “Nhơn tâm sanh nhứt niệm, Thiên địa tất giai
tri”. Từ đây chư Chức Sắc và Chức Việc cùng Ðạo Hữu nam, nữ gắng thành tâm cầu
nguyện cho nền Ðạo và cơ Ðời được an ninh trật tự, kể từ ngày nay cho đến Tân
Xuân đầu năm Ðinh Hợi thì sẽ thấy sự tiến hóa phi thường và huyền linh mầu nhiệm,
nếu toàn cả quốc dân mà đủ lòng tín nhiệm với quyền hành Chánh Trị Thiêng
Liêng, hiệp nhứt tâm cầu nguyện, thì cơ loạn lạc sẽ trở nên an ninh trật tự, Ðời
sẽ được cộng hòa chung hưởng mọi điều hạnh phúc..”
Hộ-Pháp Cầu-nguyện với Đức
Chí-Tôn cũng như hồi trước Tam- Tạng đi thỉnh kinh nơi Ấn-Độ.
Đêm 22 tháng 02 năm Kỷ-Sửu (21-03-1949)
“Bần-Đạo có những điều trọng-yếu
căn dặn: Từ ngày Bần-Đạo giảng cái Bí-pháp ấy, Bần-Đạo vẫn cầu nguyện với Đức
Chí-Tôn luôn, bởi vì nó có nhiều điều khó-khăn, những điều mà mình ngó thấy bằng
con mắt Thần, lấy cái nhân-khẩu của mình mà tả chẳng hề khi nào đúng chắc đặng.
Bần-Đạo thú thật rằng mười phần có lẽ Bần-Đạo tả đặng năm hay bảy phần là nhiều,
sợ còn kém hơn nữa.
Bần-Đạo chỉ có Cầu-nguyện
với Đức Chí-Tôn cũng như hồi trước Tam-Tạng đi thỉnh kinh nơi Ấn-Độ. Ngài là
người Tàu mà kinh viết tiếng Phạn, muốn dịch ra rất khó lắm, lấy cả Kinh-Luật
trong tiếng Phạn đem ra rất khó cho Ngài lắm, cho nên Ngài đại nguyện: Ngài làm
thế nào Ngài rán sức, Ngài âm tiếng Phạn ấy ra chữ Nho. Ngài chắc ý Ngài âm tiếng
Phạn ấy chưa đúng, Ngài có hứa chừng nào mà tôi qui liễu, nếu trong Kinh-luật Đạo
giáo mà tôi không minh-tả ra đặng thì khi chết cho cái lưỡi tôi đen, nếu tôi tả
trọn vẹn thì cho cái lưỡi tôi đỏ.
May phước Bắc-Tông được hưởng
một ân-huệ của nhà Phật đã ban ân riêng cho Đức Tam-Tạng, khi Ngài chết người
ta vạch lưỡi của Ngài ra coi thì lưỡi của Ngài đỏ, vì cớ mà Chơn-giáo của nhà
Phật là Bắc-Tông có thể nhờ Đức Tam-Tạng đã minh-tả ra trọn vẹn.
Ngày nay Bần-Đạo mỗi phen
lên giảng về Bí pháp thì cầu-nguyện với Đức Chí-Tôn cho sáng-suốt, mà biết vẫn
còn thiếu kém không thể gì tả bằng con mắt Thần của mình đã ngó thấy đặng trọn
một bài.
Nếu thoảng như Đức Chí-Tôn
ban ân riêng trong nền Thánh-Giáo của Ngài có cả Thánh-Thể của Ngài đoạt Pháp đặng,
thấy đặng, có lẽ cũng chỉnh thêm, giùm giúp tay với Bần-Đạo mới toàn-thiện
toàn-mỹ đặng”.
(H..49) Thiên nhãn trên Quả Càn khôn
SỐ
1
Nguyên lý:
Số 1 là số đầu tiên sau số
0, tức là cái nguồn sanh hoạt trước nhất để biến vi hữu tướng.
Số 1 chỉ về Thái-cực tức
dương, người hay vật mang số này thì có tánh chuyên nhất và ưa cầm quyền vi chủ.
Tánh tình cứng cỏi, ít chịu thua kém ai, hễ muốn làm là làm cho được nhưng hay
nóng nảy, ít chịu đầu phục nên đôi khi hay quá mức.
Số 1 chỉ cơ động nên dễ
thành công và cũng hay thất bại, khó điều hoà, hay thái quá nhưng thường là người
có danh giá được đời tôn kính.
Phép toán đến số 1 là chỉ
gặp điều lành nhưng không may mắn lắm, mà chỉ một tánh chất có giá trị lâu dài
SỐ 1 là số động, nó vốn là
lý Thái-cực suy ra nên nó huyền-diệu, nhiệm-mầu, hiện biến, nên Đạo-gia nói
“Thiên đắc nhứt linh, địa đắc nhứt minh, nhơn đắc nhứt thành”.
Ngôi số 1 thuộc về ngôi Phật,
chủ quyền cai-trị và giáo-hóa vạn-linh.
Số 1 thuộc bản thể hư-linh
sản-xuất nên có quyền thống-trị cả càn-khôn. Cho nên bất cứ ở đâu cũng vậy, số
1 luôn vi-chủ là quyền ấy toàn vẹn, còn nhiều chủ thì sanh phân tán, nên số 1
chỉ một uy-quyền tuyệt-đối. Người mang số 1 là người có đầy đủ đặc-tính can-đảm,
ý-chí siêu-việt nên ảnh-hưởng của ngôi Thái-cực hóa sanh”.
Một số lẻ là con số 1, có
nghĩa là một vật thẳng thắn, là hình ảnh của một người sống đứng thẳng, bởi vì
nó là những con vật được hưởng cái diễm phúc ấy.
Thêm cho nó cái đầu thì nó
thành chữ “P” là biểu trương về dương, đực; tượng là Cha, có cái năng lực tạo
tác. Như chữ Pháp gọi cha là “Papa”, chữ Anh gọi là Father, người Bắc gọi là “Bố”,
người Nam gọi là “Ba”.
Nếu lấy theo chữ Hán thì
chữ “Phụ” gọi là Cha, thế nên ngày nay nhân loại kỉnh thờ Đấng Thượng-Đế là “ĐạiTừ-Phụ”
(là Đấng Cha lành, Đấng Tạo hoá).
Thông thường người miền
Nam gọi đấng sanh thành là “Ba”, một danh từ hết sức cao thượng.
Suy cho kỹ phải hỏi rằng
đây chỉ có ngôi “ba”. Vậy ngôi 1 và 2 là ai?. Ở đâu?
Ngày nay Đạo Cao-Đài đã
phân rõ:
- Ngôi 1 là Đức Đại-Từ-Phụ là Phật.
- Ngôi 2 là Đức Phật-Mẫu là Pháp.
- Ngôi 3 là Tăng là hàng sanh chúng. Trong gia
đình là người Cha của con cái được gọi “Ba”
là vậy.
(Xem thêm “Số 3 Huyền diệu”.Cùng
Soạn giả).
Số 1 là cái vi Dương khởi
thuỷ biến động thành nước. Theo cõi Thần linh thì nước là cõi hỗn độn, tức là
cõi mù mù, mịt mịt, minh minh, mông mông.
Tây phương có câu “Tout
part de l’unité et retourne à l’unité) nghĩa là việc chi cũng do một mà ra rồi
cũng trở về một. Số 1 là số chánh của Thượng-Đế, vì vậy nên Đạo Cao-Đài chỉ thờ
“Một Con Mắt” mà thôi. Ấy cũng là cơ mầu nhiệm trong phép luyện Thần.
Số 1 là ngôi Thượng-Đế.
Thông thường gọi là Trời.
TRỜI LÀ AI?
“Thầy là Chúa-tể cả
Càn-khôn thế-giái, tức là chủ tể sự vô-vi, nghĩa là chủ-quyền của Đạo, mà hễ chủ
quyền của Đạo ngự nơi nào thì là Đạo ở nơi ấy”
Số một thể hiện trong Thể pháp Cao-Đài:
1 - Thánh tượng Thiên-nhãn
Đạo Cao-Đài thờ Thiên-nhãn
tượng ngôi Thượng Đế tức là một “Con mắt trái”. Bởi vì mắt của người thì có
hai, mà mắt trái là ngôi dương, hơn nữa mắt được lấy làm biểu tượng là Thiên Nhãn.
Đây phải gọi là “Nhãn” chứ không còn gọi là “Mục”. Nhãn là con Mắt thấu thị.
Con mắt thứ ba của người tu, đắc huệ nhãn, tâm nhãn, Thần nhãn, Thánh nhãn, Thiên
Nhãn…
Học Dịch cần phải
quán-thông các lý lẽ, không chấp lời cũng không chấp từ mà phải nắm vững lý biến
hoá của Dịch, là một sự linh-động.
Tuy là nhứt ngũ mà cả tượng
là một điểm. Dịch gọi “thiên nhứt sanh thủy” Thủy này không phải là nước mà là
thể khí, đó là khí-sanh-quang hóa sanh ra muôn loài vạn vật. Câu này ứng hợp với
lời Thầy:
“Khi chưa có chi trong càn
khôn Thế-gíơí thì Khí Hư vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-Cực”.
Số 1 là số đầu tiên; nhưng
khởi thủy của các số là ở con số 0 là số không số (nom Nombre) mà ra. Cái gì
tuyệt đối là con không số.
Khí Hư vô tức là hư vô bổn
thể là con số 0. Từ 0 lại sanh ngôi Thái-cực tức là số 1. Rồi từ đó mới biến-hóa
ra.
Nguyên-lý:
Đầu tiên, Khí Hư-Vô tức là
Hư Vô chi Khí hay còn gọi là Tiên Thiên Hư Vô chi Khí.Tuy nhiều danh gọi khác
nhau nhưng cùng là một lý duy nhứt là Đạo.
Khí Hư-vô ấy lần lần ngưng
kết rồi nổ ra một tiếng thật lớn, sanh ra một khối Đại-Linh-Quang, cũng gọi là
Thái-Cực, hoàn-toàn sáng đẹp, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô cùng
vô tận, quyền hành thống cả Càn khôn vũ-trụ.
Bắt đầu từ đây Vũ-trụ đã
xuất hiện ngôi Thái Cực, duy nhứt và Đấng Thống quản ấy được gọi là Ngọc Hoàng
Thượng Đế mà ngày nay Tín-hữu hân-hạnh được xưng tụng Ngài là Đức Chí Tôn, Ngọc-Đế,
hoặc là Đại-Từ-Phụ.
Đức Chí-Tôn đến ban cho
nhân loại một nền Đạo mục đích là diệt trừ mê tín, những sự chi có ý mê hoặc nhơn
sanh thì không phải là của Thầy. Do vậy mà chỉ có Lý Dịch mới làm sáng danh Đạo
Thầy được.
Thầy dạy về ý nghĩa của
“Thiên Nhãn” (TNI/112)
NHÃN THỊ CHỦ TÂM . LƯỠNG
QUANG CHỦ TỂ
QUANG THỊ THẦN. THẦN THỊ
THIÊN. THIÊN GIẢ NGÃ DÃ
眼 是 主 心 兩 光 主 宰
光 是 神 神 是 天 天 者 我 也
Giải nghĩa: Mắt chính là
tâm. Hai yến sáng là chúa tể. Yến sáng đó là Thần. Thần là Trời.Trời là Ta vậy
(TA tức là tiếng tự xưng của Thượng-Đế).
Bởi vì Đức Thượng Đế có giải
rõ:
“Thần là khiếm-khuyết của
cơ mầu-nhiệm từ ngày Đạo bị bế, lập “Tam-Kỳ Phổ-Độ” này duy Thầy cho“Thần” hiệp“Tinh
Khí” đặng hiệp đủ “Tam Bửu” là cơ mầu-nhiệm đặng siêu-phàm nhập Thánh.
“Các con nhớ nói vì cớ nào thờ con Mắt Thầy cho chư
Đạo hữu nghe."
2 - Cân công bình của Thiêng-liêng Tạo hóa
Khi bước vào Đền Thánh ngẩng
nhìn lên ngạch cửa Tịnh Tâm Đài chánh giữa vầng mây có một bàn tay phải nắm Cán
Cân Công-bình là của Đấng Tạo Hóa. Ngài chính là Đức Chí-Tôn Đại-Từ-phụ, thông
truyền với chúng sanh rằng Ngài thực hiện mọi sự Công bình. Đòn cân nằm trên quả
đất tiêu biểu sự Công bình Bác ái đối cùng vạn loại, kế trên có ngôi Bắc Đẩu thể
hình ở trời là chủ tể. Thất Tinh phát xuất thất diệu, sự phổ chiếu để quan sát
chúng sanh mọi việc dữ lành cũng như các vị Thiên Thần Ky-Tô-Giáo
Ngôi của trời có Thất
Tinh, ở người có thất tình nó biến sinh Thiện và Ác nên đạo trời tượng thể để
trước mắt nhơn sanh một Cây cân lớn của tạo hóa kể như mọi việc
lành dữ, hoạ phước đều được
cân nhắc rõ-ràng. Kinh rằng “Nhứt toán họa phước lập phân”. Chúng sanh hằng gọi
Đức Thượng Đế là Đấng Hồng Quân, hai chữ Hồng Quân có nghĩa là “Cây Cân lớn”.
Chớ Đấng toàn năng đó chẳng có hình ảnh bao giờ, nếu có là do những sắc dân
nhìn vào sự phân tánh của Trời giáng sinh đến với người vì thương đời, được
nhơn sanh ái mộ dựng lên một thần tượng để tâm chiêm ngưỡng, thành ra tư tưởng
bất đồng về quan điểm ý thức hệ, vì đó mà buổi Hạ Nguơn trời mở đạo kỳ ba dạy
thờ Thiên Nhãn là Thần Thiên lương của nhơn loại để qui nhứt tín ngưỡng ở Thượng
Đế trong Hoà-ước cụ thể là Bác-ái và Công-bình.
Cây cân Thiên-bình dưới
bàn tay của Thượng-Đế cho ta thấy: nếu khi cả hai bên cân và vật đồng nhau thì
cây kim mới chỉ vào điểm 0. Cũng như hai gánh Đạo và Đời mà Ngài sắp giao cho
Ông Phạm-Công Tắc cũng phải giữ cho tương-đồng thì mới vẹn phận “Đạo Đời tương
đắc” vậy.
Hiện tại Chức-sắc Hiệp
Thiên-Đài lấy biểu hiệu là “Cây cân công-bình” đính trên mão.
(H.50) Cây Cân công bình
Thiêng liêng Tạo hoá
Vai trò của Đức Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc
tạo Đạo cứu Đời. Bởi vì Đức Hộ-Pháp cho biết:
“Đức Đại-Từ-phụ với lòng Đại-từ
Đại-bi của Ngài không thể gì nói đặng. Hai mươi mấy năm trường Ngài đến, Ngài độ
từ đứa, Ngài dụ từ người, đem cả một thể thống thiêng-liêng vô cùng vô tận, quí
hóa kia đem đổi lại một tấm yêu-ái của chúng ta đặng làm cơ-quan cứu thế.
Buổi Ngài mới đến, Bần-đạo
thú thật phần nhiều anh em chúng ta buổi nọ không hiểu Đạo là gì, dầu đàn anh của
chúng ta có sứ-mạng nơi mình lãnh trách-nhiệm làm Thánh-Thể cho Ngài, khi ấy
cũng không biết Đạo là gì cả, chỉ nhắm mắt theo Ngài mà thôi; chính Bần-Đạo buổi
nọ, Đại Từ-Phụ xin Bần-Đạo, nói xin lại với một lời yếu thiết:
- “TẮC! dâng cả mảnh thân
con đặng Thầy tạo Đạo cứu đời, con có chịu chăng?
Bần-Đạo trả lời với Ngài một
cách quả quyết rằng:
Nòi giống con còn nô-lệ, nước
nhà còn lệ thuộc, thì làm thế nào con tu cho đặng !
Ngài cười nói:
Nhưng điều ấy các con làm
không đặng đâu, để đó cho Thầy.
Tiếng “để đó cho Thầy” Bần-Đạo
nhớ lại nói dễ như không không, mà đã hai mươi mấy năm trường rồi đó. Ngài hứa
khi Ngài mới đến cùng Cao Thượng-Phẩm và Bần-Đạo cuối năm Tý đó vậy, theo phàm
tánh của ta có lẽ buồn, nhưng vì chúng ta sống trong thời-gian, còn Đức Chí-Tôn
sống trong không-gian; chúng ta tính từ ngày, tháng, năm; còn Ngài chỉ lấy quyết-định
của Ngài làm căn-bản mà thôi. Lời hứa đơn-sơ ấy ngày nay chúng ta đã thấy rằng
Ngài không bao giờ thất hứa với chúng ta đó vậy, nếu chúng ta đoán xét kỹ
cơ-quan của Ngài đã thi thố, đã giải ách nô-lệ cho nòi giống Việt-Nam, chúng ta
ngó thấy một hành tàng khắc-khe khó nói, thi thố với một cách mà trí óc phàm
chúng ta không thể đoán đặng và Bần-Đạo nói rằng không có một tay phàm thi thố
đặng; muốn giải ách nô-lệ cho nước Việt-Nam mà dùng quyền phép vô biên của Ngài
đào-độn cả vạn quốc hoàn-cầu đặng làm cho sôi-nổi một trường chiến-tranh của
toàn thế-giới giục-thúc các nước còn lạc-hậu chiến-đấu lấy cho đặng quyền sở hữu
của họ, giành cho được độc-lập cho nòi giống và quốc-gia của họ. Quyền sở-hữu ấy
là quyền định sống của họ đó vậy.
Nơi cõi Á-Đông cả toàn thể
nước nào còn lạc-hậu đều đặng giải-thoát, đều chiến-đấu đặng tranh độc-lập và
thống nhứt.
Nước nhà nòi giống Việt-Nam
cũng tấn triển theo khuôn-luật ấy mà định vận-mạng lấy mình, không coi lại sự độc-lập
và thống nhứt nước Việt-Nam có nhiều điều khắc-khe mà trí óc phàm này không thế
làm đặng nên phải dùng tay của Đức Chí-Tôn, cả con cái của Ngài, Bần-Đạo đứng
nơi tòa giảng này không nói thêm, không nói bớt:
- Khó nhứt là nước Việt-Nam,
- Nòi giống Việt-Nam,
- Quốc-gia Việt-Nam.
Đã thiếu Ngài một nợ tình, không biết giá-trị nào nói cho đặng. Thâm tâm của
Ngài muốn gieo một nợ tình với quốc-dân, đặng chi? Ta nêu một dấu hỏi (?).
Thêm cho đủ yếu-lý ấy. Bần-đạo nói sự mơ-ước của Ngài rất đơn-giản, rất nhẹ
mà giá-trị không cùng, chỉ muốn quốc-dân Việt-Nam làm Thánh-thể của Ngài, thay
thế hình ảnh của Ngài đặng chia khổ cho Ngài, chung hiệp cùng Ngài, hầu nâng-đỡ
kẻ khổ, an-ủi tâm-hồn nhơn-loại đang đau-đớn trong buổi cạnh tranh giành sống của
họ, của cơ-quan tranh-đấu cho kỳ đặng độc lập, đặng bảo-vệ sự
sanh sống của họ, nếu không mực thước chuẩn-thằng định tâm-lý của họ, dầu cho đấu-tranh để lập quyền sống của mình
ít nữa phải có nhơn-đạo đặng giúp mạng sống của
người, chớ đừng bảo-vệ mạng sống của mình để chiếm đoạt mạng
sống của kẻ khác.
Tấn-tuồng ấy Bần Đạo chỉ nói là quả kiếp mà thôi. Đức Chí-Tôn Ngài đến lập
nền chơn giáo của Ngài cốt yếu làm thế nào cho họ đừng cướp sống lẫn nhau mà
an-ủi với nhau ấy là chí-hướng của Ngài đó vậy”
(ĐHP 8-1 Canh-Dần 1950)
Thiên-thơ đã định cho nước
Việt-Nam này có được cán Cân công-lý do bởi bàn tay Thượng-Đế.
Đức Hộ-Pháp giải rõ:
Pháp-Chánh-truyền và Tân luật tức là Thiên-điều tại thế.
“Muốn cho xã-hội loài người
trong thế-giới này đạt được mức quân-bình tuyệt-đối thì phải có sự công-bình được
lập lại bởi cán cân công-lý, mà xã-hội loài người từ xưa đến giờ chưa có công bình
thật sự.
Ngày nay Thiên-thơ đã định
cho nước Việt-Nam này có được cán cân công-lý do bởi tay Thượng-Đế đến cầm đòn
cân định vận-mạng cho Việt-Nam và cả nhân loại.
Cho nên khi mở Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phồ-Độ, Đức Chí-Tôn đã lập ngay Pháp-Chánh-truyền và Tân-luật tức là
Thiên-điều tại thế để điều-hành guồng máy hành chánh đạo hầu bảo thủ chơn truyền
và công-bình Thiên-đạo vì nếu thiếu pháp luật thì còn gì là Đạo nữa.
Ấy vậy, Đức Chí-Tôn lập
Tân Pháp là lập chủ quyền cho Đạo. Nếu chúng ta biết Đạo và ý thức rằng pháp-luật
là do Thiên-ý và công-lý mà lập ra thì tự nhiên phải tuyệt-đối tôn-trọng chủ
quyền đó là tuân-hành qui điều pháp-luật Đại Đạo.
Phạm luật Đạo tức là phạm
Thiên-điều, mà phạm Thiên-điều thì tội-tình kia có chi giải nỗi.
Hội-Thánh hiệp nhau lập luật
cũng như cả Thập nhị khai thiên lập luật.
Thập nhị khai thiên lập luật
giao lại cho Thầy, còn Hội-Thánh lập luật cũng giao lại cho Thầy. Vậy thì Tân
luật với Thiên-điều cũng đồng giá-trị.
Dẫu cho Hộ-Pháp phạm luật
cũng bị đòi đến Tòa Tam-giáo bên Cửu-Trùng-Đài thì Thiên phẩm mình dường như
không có, kể như một người đạo-hữu kia vậy.
Còn Giáo-Tông nếu phạm tội
cũng phải bị đòi đến Tòa Hiệp-Thiên-Đài thì cũng chẳng khác một người tín-đồ
kia vậy.
Luật Đạo thành ra Thiên-Điều
thì Hội Thánh là Ngọc-Hư-Cung tại thế. Hội Thánh hiệp nhau lập luật Đạo thì
cũng như chư Thần, Thánh, Tiên, Phật lập Thiên điều.
Vậy thì Hội-Thánh và chư
Thần, Thánh, Tiên, Phật cũng đồng một thể”.
(ĐHP diễn-văn 14-2 Mậu-Thìn
1928)
SỐ 2
Đặc tính VỀ CON SỐ 2:
Số 2 là số biến-hóa do số
1 mà ra. Một biến thêm 1 nữa thành 2.
Số 2 là số tịnh, ấy là cơ
Âm Dương thuộc về Pháp. Pháp là tương liên nên phải nhỏ-nhẹ, mềm-mỏng. Ta thấy
một bà Mẹ hiền-từ, ưu-ái, dịu-dàng. Số 2 chỉ vào lẽ ấy. Tóm lại số 2 chỉ cơ hòa-hợp
Âm Dương.
Với Đạo-pháp thì ngôi hai
là ngôi của Phật-Mẫu gọi là 2ème Logos.
Lưỡng-nghi là cơ Âm Dương
phối hợp thì bất cứ vật chi chi trong trời đất này cũng đều do Âm Dương sản xuất,
mà cũng gọi là lý Nhị nguyên đó vậy. Âm với Dương vốn là cơ động tĩnh, mâu-thuẫn
nhau, tương-khắc mà lại tương hòa. Hai cái lý đối nghịch nhau để hỗ-trợ lẫn
nhau chớ không phải để tiêu diệt nhau.
Trời có sáng tối, người có
Nam Nữ, vật có cứng mềm, đất có nắng mưa, vạn loại có trống mái, cho chí đến
loài cỏ cây, sắt đá cũng có cái lý của Âm Dương. Một cái cây mới nẩy chồi thì
ra hai lá đầu tiên ấy là hình tượng của Âm Dương đó.(Thậm chí đến một cái lá nhỏ-nhoi
như vậy cũng có tính chất Âm Dương của nó: mặt trên lá là Âm vì nó mềm mại,
bóng láng, luôn hướng về ánh mặt trời để Âm Dương cùng hoà hợp. Mặt dưới lá là
Dương vì nó có gân cứng, thô, nên nó hướng về đất để nhận lấy Âm khí). Âm Dương
vốn là cơ sản xuất, luôn luôn trong Dương có Âm và trong Âm cũng có Dương.
Nho-gia gọi “Vạn-vật phụ âm nhi bão dương trung chí dĩ nhi Hòa” 萬物負陰而保陽中至以而和 là vậy. Tức là vạn-vật ôm ấp Âm Dương, đến mực trung dung thì gọi là hòa.
Cơ hòa là cơ sanh-hóa.
Nhìn trên Đồ hình Âm Dương
biến hoá thấy:
- Hai cái lý ấy gát chồng
lên nhau gọi là Tứ tượng.
- Tứ tượng thành hình mới
biến ra Bát-quái là căn bản của nhân-loại và vạn-vật.
Đầu tiên, Khí Hư-Vô tức là
Hư Vô chi Khí hay còn gọi là Tiên Thiên Hư Vô chi Khí. Tuy nhiều danh gọi khác
nhau nhưng cùng là một lý duy nhứt là Đạo.
Khí Hư-vô ấy lần lần ngưng
kết rồi nổ ra một tiếng thật lớn, sanh ra một khối Đại-Linh-Quang, cũng gọi là
Thái-Cực, hoàn-toàn sáng đẹp, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô cùng
vô tận, quyền hành thống cả Càn khôn vũ-trụ.
Bắt đầu từ đây Vũ-trụ đã
xuất hiện ngôi Thái Cực duy nhứt và Đấng Chưởng-quản ấy được gọi là Ngọc Hoàng
Thượng-Đế mà ngày nay người Tín-hữu Cao-Đài hân-hạnh xưng tụng Ngài là Đức
Chí-Tôn, là Ngọc-Đế, là Đại-Từ-Phụ.
Đức Chí-Tôn phân Thái Cực
ra Lưỡng Nghi: Dương Quang và Âm Quang. Ngài Chưởng quản Khí Dương Quang. Đức
Chí-Tôn mới phân thân ra là Đức Phật Mẫu là ngôi thứ nhì để Chưởng quản Khí Âm
Quang.
Vậy, nguồn gốc của Đức Phật
Mẫu là một hóa thân
Quan niệm của Thiên Chúa
giáo cũng không ngoài Lý Âm Dương. Đức Hộ-Pháp cũng nói trong đêm Giáng sinh
1-12 năm Giáp-Ngọ rằng:
“Mỗi năm Bần-Đạo đã giảng
về Đạo của Chúa Jésus Christ nhiều rồi. Nhưng hôm nay Bần Đạo vẫn nhắc lại Đạo
của Đấng Cứu Thế. Trong Sấm Truyền của Thiên Chúa Giáo có nói rằng: Tổ Tông của
loài người là Bà Eve và Ông Adam do nơi tay Đức Chí Tôn đào tạo ra, lại còn ban
thưởng một đặc ân cho ở nơi vườn Địa Đàng. Nơi ấy Tiên Gia của chúng ta gọi là
Tiên Cảnh.
Nhờ Đức Chí-Tôn ban cho một
điểm linh-quang nên con người khôn hơn loài vật hữu sinh đồng chung sống với
nhau, không biết chết là gì. Nhưng khi Đức Chí Tôn cho ra ở nơi Địa-Đàng, không
giữ lời dặn của Đức Ngài, ăn trái Cấm nên bị Đức Chí Tôn phạt đuổi ra khỏi Địa-Đàng.
Vì lẽ mất nghĩa với Đức Chí-Tôn nên phải chịu khổ não. Xét ra cho kỹ giờ phút
này nhơn loại khổ não là bị điều phạt của Đức Chí Tôn đuổi ra khỏi Địa Đàng ấy.
Vì cớ nên Ông cha ta trở nên phàm tục không còn vẻ Tiên phong Đạo cốt nữa nên
phải chịu Luật Luân-Hồi là vậy”.
2 - Giữa Đạo và Dịch có gì khác nhau?
Xét giữa Dịch và Đạo thì
cái nguyên-nhân của Dịch Lý là do ở sự cảm tưởng cái căn-nguyên, cái mối đầu của
vũ trụ, ở cái lý tuyệt-đối là THÁI CỰC.
Lý ấy chỉ có một ở trong
vũ-trụ, do động tĩnh mà thành Âm Dương, rồi sinh ra vạn-vật; vạn-vật chung qui
lại trở về Thái-cực; đó là cái lý cùng về mà lắm đường, một trí mà trăm mối lo
“Đồng qui nhi thù đồ, nhứt trí nhi bách lự” mà Đức Khổng-Tử đã nói trong Hệ từ:
Cái lý ấy bên Lão-giáo gọi
là ĐẠO 道
Bên Phật-giáo gọi là
Chân-như 真 如
Danh-hiệu tuy khác nhau nhưng
cùng một thể.
Xem ra, người xưa đã để rất
nhiều thời-gian để nghiên cứu về môn Dịch-lý này. Trước mắt thấy Ngài Khương-Tử-Nha
lúc chưa gặp thời thì Ngài lập chí, tu học ở chốn non cao, hằng ngày ngồi câu
trên sông Vỵ, tức là ngồi ở Bàn Thạch mà “câu cá”. Thật ra “con cá” mà ông đã từng
câu với cần câu không lưỡi đây là nói về quẻ Âm Dương như hình ảnh trên. Trong
một Thái-cực-đồ như vậy giống như hai con cá nằm nghịch chiều nhau.
Tất nhiên người chưa gặp
thời thì trau giồi chí lớn là học cho nhuần nhuyễn về lý Âm Dương, nghiên cứu
Bát-quái, Ngũ hành đó vậy.
Nhà thơ Nguyễn-Công-Trứ đã
nói lên điều ấy:
Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng
tất,
Hiêu hiêu nhiên điếu Vỵ
canh Sằn.
Xe bồ luân dù chưa gặp
Thang Văn,
Phù thế giáo một vài câu
thanh nghị.
3 - Thuyết Âm Dương
Trước hết Thái-cực sanh
tâm, tức là ở trạng thái tĩnh biến sang trạng thái động do sự vận chuyển của
Khí Hư-vô mà tạo thành Pháp. Hai lý Phật Pháp mới biến sanh Tăng đó là điều dễ
hiểu. Phật, Pháp, Tăng đã có mới biến hằng hà sa số vô tận vô biên, nhưng tất cả
đều ở lý duy nhất là Thái-cực.Vì vậy Đạo gia mới nói “Nhất bản tán vạn thù, vạn
thù qui nhất bản” là vậy đó.
…Sau khi luân luân chuyển
chuyển biến hoá mới tiến từ đẳng cấp mà có phân ra Phật Tiên Thánh. Sự thật là
cũng một mà thôi.
Trên Ngọc-Hư-Cung cũng có
hai lý tương phản ấy, nhưng lý Thái-cực mạnh hơn nên vi chủ. Luật thiêng liêng
định vậy. Mỗi một chơn linh tấn hoá cao trọng thì tạo cho mình một linh đài, đó
chẳng lạ chi là tạo gia nghiệp riêng của mình do các kiếp sanh của mình chất chứa
từ thử. Đẳng đẳng linh đài nối tiếp nhau tạo thành một gia nghiệp chung. Tất cả
chúng sanh đều có một gia nghiệp duy nhất, trên ấy vi chủ là Thầy, gần Thầy có
chơn linh Cổ Phật cao trọng.
Trong vũ-trụ Chúa cả tạo-đoan
ấy là Thầy nắm cả huyền-vi bí-mật trong tay. Thầy mới phân tánh Thầy ấy là
Pháp, Pháp tức là quyền-năng của Thầy thể hiện ra, cũng như lý Thái-cực ở trong
cõi tịnh, rồi từ trong cõi tịnh lý Thái-cực phát động mới sanh ra Pháp. Pháp tức
là những định-luật chi-phối cả Càn-khôn, mà người nắm luật chi phối ấy là Phật-Mẫu.
Sao gọi là Phật-Mẫu?
- Phật-Mẫu là Mẹ, là gốc
sanh ra vạn-vật. Phật Mẫu nắm cơ hữu tướng. Phật-Mẫu là Âm còn Thầy là Dương.
Âm Dương tương-hiệp mới biến ra Càn-khôn, cả Càn khôn ấy là Tăng, mà người nắm
quyền vi chủ hàng Tăng ấy là một vị Phật cầm quyền thế-giới. Phật và Pháp không
biến đổi, còn vị cầm quyền thế-giới là Tăng ấy thay đổi tùy theo mỗi thời-kỳ.
Không Đạo-giáo nào thuyết-minh
rõ-ràng cơ tạo đoan lấy thuyết hỗn độn sơ khai phân chia:
- Khí chi khinh thanh thượng
phù giả vi thiên.
- Khí chi trọng trược hạ
ngưng giả vi địa.
Tức là hễ khí nhẹ thì bay
lên làm trời, khí nặng rơi xuống làm đất. Ấy là giai-đoạn trời đất thành hình.
Trong vũ-trụ này có hai
quyền-năng vô đối:
1 - Là ngôi Chí-Tôn.
2 - Là ngôi Phật-Mẫu.
Người ta không nói, nhưng luật
thiên-nhiên dù ở trong vật tối thiểu hay tối đại vẫn có một Luật mà thôi. Biết
đâu Chí-Tôn và Phật-Mẫu theo lời của Đức Nguyệt Tâm Chơn-Nhơn thì hai quyền-năng
ấy vô đối, sản sinh ra cả Càn khôn vạn loại và tạo ra ba ngôi đầu tiên đó vậy.
Đức Shiva Phật là Phật-Mẫu:
Hồi buổi Chí-Tôn phân định, phân tánh của Ngài,
lấy Khí tức nhiên là Ngài dùng cái “Linh-Pháp” của Ngài biến tướng ra Phật-Mẫu. Phật-Mẫu thuộc về Âm, Chí-Tôn thuộc về Dương, Âm-Dương hiệp
lại mới biến hóa Càn Khôn Vũ-Trụ, sanh ra vạn-vật.
Đức Shiva Phật, Ấn-Độ làm
một cái hình phân nửa giống đàn bà, còn cái tướng thì đàn ông. Bởi hồi đó con
người chưa phân rõ chắc-chắn Nam-Nữ (Âm-Dương). Đức Shiva trong huyết-khí tức
nhiên là huyết, còn đào tạo chơn-thần là Đức Chí-Tôn.
- Đức Chí-Tôn là Phật.
- Đức Phật-Mẫu là Pháp.
Pháp mới sanh ra vạn-vật
Càn-Khôn Vũ-Trụ, vạn vật ấy là do nơi Tinh mà ra, tức là Tăng.
Thần tức nhiên là Đức
Chí-Tôn, Thần phân định Khí, khí mới sanh ra Tinh. Phật là Chí Tôn, Pháp là
Shiva tức Phật-Mẫu,Tăng là vật-loại trên Càn-Khôn Vũ-Trụ này.
Ấy vậy, Đạo-Phật thờ Phật-Mẫu
chớ không phải không biết, dầu không thờ mà Đức Phật-Mẫu vẫn ngồi từ tạo thiên
lập địa đến giờ, tức nhiên là Đấng tạo ra Vạn Linh đó vậy.
Theo lý Dịch nói rằng
trong Âm thì có Dương, trong Dương thì có Âm làm gốc.
Quả thật vậy, trong thân
thể con người tuy phân nam nữ, nhưng dù Nam hay Nữ cũng có đủ yếu tố Âm Dương
cho một cơ thể.
Ví như: trên đầu là Dương,
dưới chân là Âm; đầu thì tròn, chân thì vuông. Phần trước là Âm vì có bụng mềm,
sau lưng là dương vì có xương sống cứng, như vậy về hình dạng thì Dương là vật
tròn, cứng; Âm thì vuông, mềm. Trong toàn thể con người: Bên trái là Dương, bên
phải là Âm. Nhưng tay trái là dương thì có: cánh tay ngoài là âm (vì cánh tay
ngoài có hai cái xương dài (số 2 là số âm), có 1 xương cho cánh tay trong (1 là
số dương) Tổng cộng là 3, số tam tài. Ngoài có 5 ngón tay ứng với Ngũ hành. Hiệp
chung thành 8 là Bát-quái (3+5=8)
Tay mặt cũng vậy (ngoài có
2 xương là âm, trong 1 xương là dương). Như vậy Âm Dương luôn đi liền nhau, chớ
không bao giờ có tình trạng cô dương hay cô âm. Vì dương ở một mình thì không
sanh. Âm ở một mình thì không trưởng “cô dương bất sanh, cô âm bất trưởng” những
vấn-đề khác cũng tương-tự như vậy.
Nơi con người có 4 chi:
hai tay, hai chân, có con số giống nhau, vậy nên người có 4 Bát-quái.
4 - Lời Cầu nguyện Đức Phật-Mẫu:
“Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Tạo
Hóa Huyền Thiên cảm bái,
Nam Mô Ðại Từ Ðại Bi năng
hỉ xả, Thiên Hậu Chí Tôn Đại bi Đại ái”
Phật-Mẫu là Người cầm quyền
năng tạo cả Càn Khôn Thế Giới gọi là Thiên Hậu Chí Tôn là Ðức Diêu-Trì Kim Mẫu
Đại Từ-bi Bác-ái.
“Theo Bí-Pháp Chơn-Truyền
của cơ sanh hóa phải có đủ Âm Dương, trong sanh quang chúng ta có điện quang
(Positif và Négatif) cũng như vạn vật có trống mái. Nền Tôn Giáo nào có đủ Âm
Dương thì mới vĩnh cữu.
Như Ðức Chúa Jésus ngày trước
bị đóng đinh trên cây Thánh Giá đầu thuận lên trên gọi là đạt dương. Ông Thánh
Pierre là Ðệ nhứt Tông Ðồ bị đóng đinh trở ngược lại, gọi là phản âm. Âm Dương
tương hiệp đúng theo Bí Pháp, nên Ðạo Thánh lưu truyền lại hai ngàn năm, không
ai dùng quyền gì tiêu diệt đặng.
Chí-Tôn có thể sai con của
Người đến lập Ðạo như: Thích-Ca, Jésus, Khổng-Tử…Trái lại Người đã xuất nguyên
linh của Người đến đây độ chúng ta, thì tưởng điều ấy trọng yếu hơn hết, khi mở
Ðạo Cao-Ðài Chí-Tôn định cho Phật-Mẫu đến làm bạn với chúng ta, bảo trọng nuôi
nấng dạy dỗ chúng ta, thì không có ân đức nào bằng, vì không ai biết thương con
hơn là Mẹ. Phật-Mẫu đến cầm quyền lập Ðạo xong, rồi giao lại cho Chí Tôn. Phật-Mẫu
làm chủ Âm quang, Chí Tôn là chủ Dương quang. Âm Dương tương hiệp, Ðạo Cao-Ðài
nương theo năng lực của hai khối Âm Dương đó. Ðối với năng lực tạo đoan Càn
Khôn Thế Giới thế nào, thì Ðạo Cao-Ðài ngày kia sẽ có năng lực như thế đó”.
5 - Tín-ngưỡng của người Cao-Đài:
Đức Hộ-Pháp nói rằng:
“Cả con cái Đức Chí-Tôn
nên hiểu rằng: triết lý cao thượng của Đạo Cao-Đài lấy tính chất nó ở buổi sơ
khởi khai thiên lập địa của Đức Chí-Tôn sanh hóa vạn loại nơi mặt địa cầu nầy.
Trong tạo đoan Đạo Cao-Đài chỉ thờ kỉnh có hai quan niệm mà thôi.
- Trên là thờ Thiên-Thượng
là Đức Chí Tôn,
- Dưới là thờ Vạn-vật, mà
tối linh của Vạn vật là nhơn loại ấy là thờ Thiên-hạ.
Nó không biết trích điểm
ai, dầu các Tôn giáo trích điểm hay đàm thuyết thế nào cũng mặc. Đạo CAO-ĐÀI chỉ
biết nắm lấy cái căn bản, cái nguyên lý của nó mà thôi”.
Đức Ngài nói tiếp:
“Ðức Chí-Tôn duy có một
mình, Ngài phân ra mới có Phật-Mẫu.
Ngài phân ra đệ nhị quyền
hiệp lại đệ nhứt quyền, đủ quyền-năng tạo ra Càn Khôn Vũ Trụ để lập gia đình
cho loài người đó vậy. Nhờ Chí-Tôn phân tánh là Bí-pháp lập thành xã-hội đó.
Chúng ta đã hằng tưởng hiểu cả, loài cầm thú phải có hiệp lại mà biến sanh được,
giải rõ là trống mái, đực cái hay Nam Nữ vậy, nó tương liên trước mặt chúng ta
hoặc một cách âm thầm bí mật. Vậy loài người bao giờ cũng có xã hội nhơn quần,
gia đình, vì mặt luật buộc như vậy, lời chúng ta thường nói: “Chưa ai ở đất nẻ
mà chun lên” tức là muốn nói đến” Cây có cội, nước có nguồn”.
6 - Đạo có Thể-pháp thì có Bí-pháp:
Đức Hộ-Pháp nói rằng:
“Bần Đạo nói: Đạo có Thể
pháp thì có Bí-pháp.
Các vị Giáo chủ cũng phải
tùng theo khuôn luật đó:
- Một nền Chơn giáo có Thể
pháp là cơ quan giải khổ cho chúng sanh tức nhiên phải có:
- Bí-pháp đặng làm cơ-quan
giải thoát cho chúng sanh. Hễ độ phần xác tức nhiên phải độ phần hồn cho toàn vẹn.
Một nền Tôn giáo nào đã xuất
hiện tại thế gian này dầu Thể pháp cao siêu bao nhiêu đi nữa, nếu không Bí pháp
làm tướng diện căn bản, thì nền Tôn-giáo ấy chỉ là Bàn môn Tả đạo mà thôi”.
(Đêm 09 tháng 04 năm Kỷ-Sửu
- Dl 06-05-1949)
Lại nữa:
“Bí-pháp chơn truyền của Đức
Chí-Tôn ấy là một thuyết pháp trọng yếu khó-khăn hơn hết.
Các nền Tôn giáo đương
nhiên bây giờ nếu gọi là thất chơn truyền, thì thất chơn truyền do đâu?
- Do tại Bí-pháp không
đúng lương tri, lương năng của loài người, lương tri lương năng của mỗi người
đương thời buổi này đã đạt đến mức cao thượng, trọng hệ là những triết lý đơn
sơ buổi nọ của các nền Tôn giáo để lại mặt thế này, hồi buổi Thượng cổ không cầm
được quyền năng cùng tâm lý của nhân loại trong khuôn khổ đạo đức tinh thần nữa.
Ngày nay Đức Chí-Tôn đã đến,
đem nền Tôn giáo của Ngài để tại mặt thế này đặng chỉnh đốn đạo đức tinh thần từ
thượng cổ đến giờ bằng Huyền diệu Cơ bút. Ngài đến không có quyền nào ngăn cản,
Ngài dạy con cái của Ngài, Ngài có quyền đem cơ bí-mật huyền vi tạo đoan giáo
hoá con cái của Ngài”
Nay:
“Nhơn loại đến giữa cơ Tạo
đoan Càn khôn Vũ trụ, huyền vi bí-mật Tạo đoan đã cho một tánh chất ly-kỳ bí mật,
là khôn ngoan hơn vạn vật, do khôn ngoan ấy mà tìm hiểu rằng cả cơ thể Tạo đoan
có hai đặc điểm trọng yếu:
- Một là sống,
- Hai là linh.
Biết được hai đặc điểm ấy,
thấy nhơn loại có hai chủ hướng:
- Một là nương với cái sống
của mình, cho cái sống là hệ trọng tức nhiên là học thuyết cơ thể Tạo đoan của
đời.
- Hai là nương theo tinh
thần nhơn loại, nương theo triết lý này cho cái linh là trọng hệ, vì cớ nên xu
hướng theo phần hồn là tinh thần thường tại.
Bây giờ chia theo hai lẽ ấy:
- Sống tức là Đời,
- Linh tức là Đạo.
Hai lẽ sống chia nhân loại
ra hai đường làm căn bản, đứng trung tâm điểm cũng do nơi trí thức tinh thần,
mà trí thức tinh thần ấy xu hướng:
- Theo học thuyết Đời tức
là xu hướng theo cái sống.
-Theo học thuyết Đạo tức
là xu hướng theo cái linh.
Cả hai tinh thần ta thấy
không có lầm lạc, nhứt là đàng nào cũng có nguyên lý của nấy. Đời xu hướng theo
cơ quan sống tức nhiên:
- Cơ quan Đời họ có Thể-pháp
và Bí-pháp.
- Cơ quan Đạo cũng có Thể pháp
và Bí-pháp. Nhưng hai lý thuyết tương đương dường như phản trắc. Về phần Đạo thì:
Trí thức tinh thần nhơn loại
nhìn nơi vô biên biết càn khôn vũ trụ tức là cơ tạo đoan, nó định luật cho khối
người, thành ra Pháp chủ Luật, tức là Pháp trước Luật sau.
Còn cơ quan Đời tức là cơ
quan xu hướng theo cái sống, định Luật được rồi mới tìm tàng Pháp đặng thi hành
Luật, thành ra Luật trước pháp sau.”
7 - Khóc, cười của nhân thế:
Đức Hộ-Pháp nói:
“Sống nơi cảnh khổ mà tìm
hạnh phúc khó lắm, hạnh phúc ấy có hay chăng? Bần-Đạo để dấu hỏi?
- Có chớ, thật ra nếu
chúng ta biết tìm nó cũng có thể được.!
Chúng ta thấy trước mắt dầu
cho toàn thể nhơn loại nơi mặt địa cầu này họ đã khác tánh đức, tinh thần, tâm
lý với nhau, cái gì cũng khác hết; chỉ có cái cười và cái khóc là giống nhau mà
thôi. Tại sao cái cười và cái khóc của con người lại giống nhau?
* Cười ấy phải chăng là tượng-trưng
cho hạnh phúc.
* Khóc phải chăng là tượng-trưng
đau khổ của loài người.
Bần-Đạo nói đây chỉ có cái
cười giả dối là cười thì cay đắng như ớt, gừng, cũng có cái khóc giả dối là
khóc cũng có nước mắt, nhưng cái khóc của họ là khóc giả dối mà thôi. Bần-Đạo
nói cười thế nào mới tượng trưng hạnh phúc? Dầu hạnh phúc đó như ngọn gió thoảng
qua, như giọt sương đầu cỏ, còn khóc thế nào mới đau đớn và quả quyết thống khổ?
Chúng ta đã ngó thấy kiếp sống của chúng ta khóc nhiều mà cười ít. Thử hỏi một
kiếp sống của chúng ta có thú vị hay chăng? Xin trả lời: Từ lọt lòng mẹ dĩ chí
ngày chung qui chúng ta chỉ hưởng được hạnh phúc bóng dáng mà thôi, chớ chẳng hề
khi nào chúng ta hưởng được chơn hạnh phúc.
Ấy vậy, chơn hạnh-phúc của
ta, ta có thể tìm nó được, tìm nó ở trong cái cười hạnh-phúc của các bạn đồng
sanh với ta nhưng họ ở trong cảnh khổ thì làm sao họ có cái cười hạnh-phúc được?
Chúng ta phải làm thế nào cho họ hưởng được hạnh-phúc, mặc dầu hạnh-phúc ấy mảy
mún, chúng ta phải làm thế nào cho họ có cái cười hạnh phúc ấy, chúng ta lúc
nào cũng muốn cho họ hưởng được mãi mãi hạnh-phúc, tuy hạnh-phúc ấy chỉ thoảng
qua như gió thổi hay một đám sương sa, mà có hưởng, còn hơn không có chi hết.
Khi chúng ta ngó thấy người
bạn đồng khổ của chúng ta hưởng được điều chi của ta đã làm cho được hạnh-phúc
vui vẻ, cái đó phải chăng là cái hạnh-phúc của ta đây” (Ngày 14 tháng 9 năm
Tân-Mão (dl. 14-10-1951)
8 - Long-Mã phụ Hà Đồ
(H.53) Long Mã phụ Hà-đồ
Vì đâu mà Thánh nhân vạch
nên quẻ Dịch?
Giá trị của Long-Mã phụ
Hà-Đồ
Kiền Khôn biến hoá như thế
nào?
Hai quẻ Càn Khôn xếp thành
chữ Điền
Ý-nghĩa: Nho-gia nói là vạn
vật ôm ấp Âm Dương, đến mực trung dung thì gọi là Hoà, cơ hoà là cơ sanh hoá.
Trong trời đất có hai quyền
năng đối kháng nhau gọi chung là Âm Dương, có đặc tính:
- Dương thì cứng, động,
phát ra ánh sáng.
- Âm thì tịnh, mềm thuận,
là sự bế tàng.
Âm Dương giao phối đúng tiết,
đúng thời có kết quả tốt mới sinh tồn, nhưng cũng phải có Thần minh đứng giữa
làm máy tạo huyền-vi vậy.
Thường Á-Đông cho Rồng là
Kiền. Âm thì lấy vật là con ngựa cái làm tượng cho Khôn. Bởi Rồng lên thẳng chỉ
không gian, ngựa chạy đường dài chỉ thời gian. Thế nên, hình ảnh con “Long Mã”
là biểu tượng cho lý Âm Dương của vũ trụ và vạn vật. Hơn nữa Đạo Cao-Đài quan
trọng ở cái lý biến đổi tuyệt vời của đạo pháp, nên có hình của con “Long Mã phụ
Hà-Đồ” là để nói lên cơ Âm Dương của tạo hoá đã điều-hành đến chỗ tuyệt đối là
“Hoà”. Hoà là trọng tâm của nền Đại-Đạo.
Lý Dịch quan trọng nhất của
sự khởi đầu là Âm Dương. Âm Dương, đất trời cũng từ Kiền Khôn mà ra. Kinh Phật
mẫu có câu:
“Càn Khôn sản xuất hữu hình,
“Bát hồn vận chuyển hoá thành chúng sanh”
Kiền Khôn là cái cửa của đạo
Dịch vậy. Kiền là Dương, Khôn là Âm. Âm Dương hợp đức
mà cứng mềm thành thể, lấy sự làm ra cái thể của trời đất để thông cái đức của
Thần minh.
Kiền Khôn là hai quẻ
nguyên thuỷ tượng trưng cái Âm Dương vi thuỷ của Đạo Dịch.
Quẻ Kiền có thể ghi bằng
ba chấm thay vì gạch dài, kéo thẳng xuống thành ra số (1) là số đầu của các số là thuần Dương, quẻ
Khôn thay bằng các nét chấm lại là số nguyên thuỷ của số (0) là thể Âm gọi là số ngẫu.
Âm Dương hoà hợp thành chữ
Trung 中 mà biến hoá không giây phút nào ngừng nghỉ, làm
cho mỗi phút, mỗi ngày một mới thêm. Sự đổi mới có nghĩa là biến đổi vậy. Thế
nên con người sống phải hiểu rằng “Một sát-na già thêm một sát-na”, nói đến
sát-na là nói đến tích tắc đồng hồ! Nhưng sự biến đổi này chỉ có tiến chứ không
có lùi, không có sự thoái hoá, nhờ vậy mà vũ-trụ này luôn luôn đổi mới nên phải
làm sao cho ngày mới, ngày ngày mới, mỗi ngày mỗi mới, do câu “Cẩu nhựt tân, nhựt
nhựt tân, hựu nhật tân”.
Sự học cũng vậy là con
thuyền đi nước ngược, không tiến tức là lùi. Sự mới khác có nghĩa là biến đổi.
Cái luật biến đổi đó gọi là Dịch (Dịch là biến, biến theo thời gian) Thế nên
khi thì nói: Dương 1, Âm 0 hoặc Âm 2.
Theo đạo Dịch cứ một Âm một
Dương mà sinh sinh hoá hoá nên mới nói rằng “Sinh sinh chi vị Dịch” tức là sự
sinh hoá của trời đất khởi đầu do cái Âm Dương nguyên thuỷ làm nền tảng, làm gốc
cho sự sinh, thì Kiền Khôn tức là cửa khép mở để vào toà lâu đài Dịch vậy.
- Kiền là quẻ ba vạch liền
☰ (tượng bằng số 1)
- Khôn là quẻ ba vạch đứt ☷ (tượng bằng số 2)
Dương thì động cứng rắn,
phát tán.
Âm tính thuận co rút, âm thầm.
Lý Âm Dương vô cùng tận vậy, nhưng chỉ có Hoà thì mới bình nên gọi là Hoà-bình, Hoà phải hiệp nên gọi
là hoà hiệp đó là cơ đắc Đạo vậy, để rồi đi đến chỗ
hoà-ái, hoà thuận.Nếu hoàn cảnh chưa tiện thì nên Hoà-hưỡn…
“Nguyên lý của DỊCH là do ảnh
hưởng của trời đất có Âm Dương, vạn vật có thể phách, nhơn loại có xác hồn, sự
sống của vạn loại trong càn khôn thế giái chỉ nhờ có vật chất và tinh thần
tương hiệp mới thành hình. Xác phải phù hợp với hồn, cũng như vật chất phải phù
hợp với tinh thần trở lại vô vi, vô vi cùng hữu hình phải tương đắc.”
Khi nói đến TRUNG tức
nhiên là nói đến CHÁNH, hai chữ trung chánh này nắm cả then chốt của Đạo Dịch:
- Dịch khiến cho thiên hạ
không trung trở về chỗ trung.
- Dịch khiến cho thiên hạ
không chánh trở về chỗ chánh.
Trung chánh mà lập lại đặng
rồi thì cuộc biến hoá của vạn vật được thông vậy. Nói cho đúng, trong vạn sự, vạn
vật không có vật gì mà không trung, không chánh. Nghĩa là trong những sự bất
trung, bất chánh, đều đã có sự trung chánh của nó rồi, cho nên mới nói là không
có gì quân bình ngay trong những điều xảy ra không quân bình, thực sự là những
quân bình tạm đang tìm cách lập quân bình chung của sự sự vật vật trên đời. Hay
nói một cách khác, chính ngay trong những sự mất quân bình ta mới thấy rõ luật
quân bình của trời đất.
Cái TRUNG CHÁNH ấy là cái
trọng tâm, cái trọng lực khiến cho cặp Âm Dương không bao giờ rời nhau được; vạn
vật không bao giờ ngừng biến hoá bởi một mở một đóng gọi là biến, qua lại không
cùng gọi là thông “Nhứt hạp nhứt tịch vị chi biến, vãng lai bất cùng vị chi
thông”.
Hai chữ tiến thoái, tồn
vong, vãng lai, chỉ cho ta thấy cái động của Đạo, không phải là cái động đi về
một chiều, mà là cái động hai chiều thuận nghịch. Tất cả đều bị cái luật TRUNG
CHÁNH nắm giữ không cho thiên hẳn một bên nào (thiên về Âm hay thiên về Dương).
Đó là cái LUẬT PHẢN PHỤC, một cái luật thường hằng bất biến.
Cái luật TRUNG ấy có thể
tượng trưng cái trọng tâm bất dịch của một cái đòng đưa. Nó là luật quân bình vậy”.
Vì đâu mà Thánh nhân vạch
nên quẻ Dịch?
Thật ra tất cả cũng đều
phát xuất từ con người mà ra. Người là một sản phẩm hoàn hảo nhất của Thượng-Đế.
Điều quan trọng ở nơi một con người toàn diện; nghĩa là người phải có đủ năm
giác quan, năm giác quan tương ứng với lý Ngũ hành. Nhưng trong năm giác quan
này có tới sáu khiếu (khiếu là lỗ). Hay nói khác đi đó là “Ngũ quan hữu tướng Lục
quan vô hình”, tức là hai tai, hai con mắt, hai lỗ mũi. Ba đôi một này họp
thành quẻ Khôn ☷ Còn lại một miệng, một bộ sinh dục, một hậu môn, biểu tượng bằng ba nét liền,
họp thành quẻ Càn ☰. Hình ảnh của hai quẻ Càn Khôn làm nên đầu mối của vạn vật, làm nên sự biến
hoá vô cùng tận, mở ra toà lâu đài DỊCH mênh mông, mênh mông vô hạn định.
Do vậy mà DỊCH-LÝ CAO-ĐÀI
được thành hình.
Giá trị của Long-Mã phụ
Hà-Đồ:
Đây là Thánh nhân làm rõ
nét về lý Âm Dương mà từ xưa đến giờ hầu như các nhà khoa học xem những Tôn
giáo là mê tín dị đoan.
Mê tín dị đoan là gì?
Mê tín là tin một cách mù quáng, không rõ lý.
Dị đoan là không rõ đầu mối của sự việc.
Mê tín dị đoan tức nhiên sự tin tưởng càn quấy mà không giải thích được lý do. Do đây mà có hình LONG MÃ chính là con vật
đầu rồng mình ngựa. Đầu rồng bởi vì khởi từ số 1 là con số có khởi mà không có
cùng, là Dương, có hướng đi như trên. Mình
ngựa là nằm theo đường ngang, chiều Âm, là số 2 kế tiếp. Số 2 không có khởi mà
có cùng.
Thế nên trong cuộc sống
thì người đàn ông là người thường hay gợi tình cảm trước, nhưng tình dục hầu như
không giới hạn. Còn người đàn bà thì tình cảm thường đến sau khi người đàn ông
gợi ý, tình dục cũng có giới hạn theo tuổi đời. Nếu về đường tu thì người Nam
phải vận dụng ý-chí nhiều mới thắng nỗi sắc dục. Do vậy mà các vị Bồ-Tát muốn
xuống trần để lập thêm một từng Liên Hoa rất ngại, nhiều khi các vị phải vào
thân một con thú như trâu bò chẳng hạn, để suốt đời làm một vật hy-sinh cho
nhân loại, để rồi sau cùng tạo một từng Liên-Hoa rực rỡ chứ không dám làm người,
dễ bị mất kiếp, vì Nam thì bị sắc dục, Nữ bị mê tài mà đường trần dễ làm mê-muội.
Vả lại nếu làm người mà đẹp cũng khó tu vì dễ bị cám dỗ, mà nếu xấu thì lại bị
tự ty. Vậy người tu nên nắm vững những yếu điểm ấy mà lướt qua, xem như những
chặng đường thử thách của người tu là như thế, như thế…
Kiền Khôn biến hoá như thế
nào?
1/ - Về con số 3 là tam Âm
tam Dương:
Quẻ Càn ☰ cấu tạo bởi 3 vạch liền,
nói là Kiền tam liên Tây Bắc Tuất Hợi, nghĩa là Càn khôn này nằm trong Hậu
Thiên Bát-Quái của Văn-Vương ngày xưa.
Ba vạch liền là hào Dương
vậy.
Quẻ Khôn ☷ cấu tạo bởi ba vạch đứt.
Ba vạch đứt là ba hào Âm, vậy nên có 6 đoạn, gọi là Khôn lục đoạn.
Sự biến hoá của Càn Khôn:
Từ con số ba vạch này nối
lại với nhau thành một hình: đó là hình tam giác, hình tam giác chính là cái
hình có trước tiên trong kỷ hà học. Vì lẽ quẻ Càn có ba vạch bằng nhau, đặt ba
vạch này liền lại với nhau sẽ thành một Tam giác đều, đỉnh quay lên trên. Nếu
quẻ Khôn cũng nối liền như vậy sẽ thành một tam giác thứ hai, nhưng đỉnh quay về
phía dưới. Hai tam giác này đặt chồng lên nhau sẽ tạo thành hình sao sáu cánh.
Các điểm giao nhau của Khôn bị cắt qua các nét của Kiền.
Thế nên khi nói đến Càn
Khôn là nói đến tam Âm tam Dương, tam giác đó cũng là lý biến hoá thứ nhứt.
2/ - Càn Khôn biểu hiệu bằng số:
Căn cứ theo vạch mà tính quẻ Càn Khôn bằng số:
Ví như nhìn vào mỗi quẻ
đơn có ba nét, thì số của nó chính là 33. Hoặc nhìn vào Khôn có 3 nét đứt thì bằng
6 vạch, ta cũng nói là Càn Khôn biểu tượng bằng số 36, hoặc cũng nói càn khôn
là số 9 bởi cộng con số vạch của hai quẻ bằng 9.
Đọc Dịch không chấp lời
cũng không chấp lẽ. Bởi Dịch là biến, nhờ biến như vậy mà bốn mùa thay đổi, vạn
vật cũng như người có bé thì có trưởng, không bao giờ cố định. Tế bào trong người
ta cũng vậy, khi còn tuổi trẻ chúng tăng trưởng không ngừng, khi về già chúng
co rút và chết dần nên người mới bịnh hoạn, ốm yếu.
Hiện tại ở Đền Thánh hai lầu
chuông và trống mỗi lầu cao 36 m , tức là tượng cho hai quẻ
Càn Khôn là cánh cửa Đạo Dịch mở ra và gồm nắm trọn máy Âm Dương của Tạo hoá.
3/ - Số 2 và 3 cũng nói lên Càn Khôn:
Như đã biết Càn ba vạch liền
(số 3) Khôn bằng 6 vạch đứt tức nhiên Khôn gấp hai lần số vạch của Càn (số 2)
Thế nên khi nói đến số 23 cũng là nói đến Càn Khôn vậy.
Nhìn chung quanh Đền Thánh
có 23 “Thiên Nhãn Thầy” trang trí chgung quanh mặt Đền ở mỗi bên của khung cửa
sổ cũng nói lên Càn Khôn. Ngoài ra lý này còn gọi là tam thiên lưỡng địa, nhưng
nói cho đúng là “Tham thiên lưỡng địa” Bởi duy chỉ con người mới được tham dự
vào chuyện của trời đất mà thôi, vì vậy lý Tam tài: Thiên Địa Nhân vẫn đúng
ngàn đời. Do vậy mà làm người phải là một con người đạo-đức mới đạt được những
đức tính cao quí ấy.
4/ - Hai quẻ Càn Khôn xếp thành chữ Điền:
Cấu tạo chữ Điền:
Nhưng khi bàn Lý Dịch thì
phải bàn cho đến đích vì Dịch 易 là biến. Điền 田 do hai quẻ Kiền Khôn mà
ra:
Quẻ Kiền ☰ có ba nét Dương có thể đặt
đứng, đó là chỉ không gian và quẻ Khôn
có ba nét Âm ☷ đặt nằm chỉ thời gian. Hai quẻ Càn-Khôn phối hợp lại thành chữ Điền 田. Chữ Điền này chính là tâm của Bát-quái Đồ Thiên hay Bát quái Cao-Đài là một
nền Chánh-giáo, là chỉ sự biến hoá của muôn loài vạn-vật, nên chi bậc đại nhân
hay là người đạo-đức phải có được cái tâm điền ấy.
Xem kỹ trong “Dịch Lý Cao-Đài” của cùng Soạn
giả sẽ thấy hai quẻ Càn ☰ Khôn ☷ là chủ của Bát-quái. Chữ Điền nếu phân tích ra sẽ thấy:
- Có 4 chữ nhựt 日 nằm ngang dọc (nhựt nhựt tung hoành nhựt). Ý muốn bảo rằng người tu phải:
ngày mới, mỗi ngày mỗi mới, ngày ngày mới. “Nhựt tân, nhựt nhựt tân hựu nhựt
tân” 日新日日新 又日新 (có 4 chữ nhựt là vậy)
- Có 4 chữ sơn 山 xoay quanh (Sơn sơn điên-đảo sơn)
- Có 2 chữ vương 王 đặt xuôi ngược (lưỡng vương tranh nhứt quốc)
- Có 4 chữ khẩu 口 họp lại chính giữa (tứ khẩu tại trung-gian).
Trong sám Trạng-Trình có
câu: “Phá điền Thiên-tử giáng trần” hoặc “Phá điền Thiên-tử xuất, Bất chiến tự
nhiên thành”.Nay là thời-kỳ phá điền đã đến vậy!
* Đặc-biệt nhất là hai chữ
Vương 王 nằm theo chiều xuôi ngược trong một cái khung đó
là hình ảnh “hai vua mà tranh một nước”. Trong con người có hai vua ấy tức
nhiên một vua tinh-thần và một vua vật-chất đang tranh đấu nhau để giành quyền
thắng lợi. Vậy thử hỏi nếu vua tinh-thần thắng tức là ta đang hướng về con đường
đạo đức, thì người phải năng trau-giồi cho đến độ tận thiện tận mỹ hòng giục tấn
trên con đường Thiêng liêng hằng sống mà trở về với Đại-ngã tức là về với Đức
Chí-Tôn Ngọc Hoàng Thượng-Đế. Sau khi đã lăn lóc với thế trần, còn gì?
Cho nên người TU là tự mình
làm chủ lấy mình, nghĩa là đặt vị-trí chữ Vương cho đúng chỗ.
Bởi trong chữ Vương 王 có tàng ẩn chữ ngọc 玉 nếu một cái chấm của nét
chủ 丶ấy xuất ra ngoài thì thành chữ chúa 主 nhập vào trong thành ra chữ Vương. Có câu: Ngọc tàng nhứt điểm, xuất vi
chúa nhập vi vương 玉 藏 一 點 出 為 主 入 為 王 Tại sao người phải tu để đạt cho được cái “tâm Điền” ấy? - Đó là lý cớ vì
sao phải tu-hành. Tu-hành chính là phương-pháp sửa đổi tâm-tánh để mình làm CHỦ
được chính mình; đồng thời phải biết Trời là Đấng đang ngự trị nơi tâm linh
mình, khi đã tự mình làm chủ được mình rồi thì cũng làm chủ được vũ-trụ.
Do vậy mà Đức Hộ-Pháp khi
nhận được những bài thơ của Đức Thượng-Đế đã ngầm giao cho sứ mệnh mở Đạo Trời,
mà mối Đạo này có “Bí-quyết đắc Đạo” là Thờ chữ CHỦ, tức nhiên người phải biết
Trời là chủ của mình. Đặc biệt thơ mà Đức Chí-Tôn cho Ngài đều là những bài thơ
mà Ngài cho là “Dị hợm”. Phải chăng là Ngài muốn thử thách lòng thiết thạch can
trường, cũng đồng thời Ngài che dấu quyền-uy tối thượng mà Đức Hộ-Pháp sắp nhận
lãnh. Thế mà cũng vẫn còn hậu quả chia phe phân phái.
SỐ 3 HUYỀN DIỆU
Nguyên lý:
Số 3 là do 1 với 2 hỗn-hợp
lại mà biến ra 3 (1+ 2)
3 tức là cơ-quan hữu tướng
cùng vô tướng hiện có ở Càn-khôn vũ trụ này.
Số 3 là số nửa tịnh, nửa động,
nhưng phần động nhiều hơn. Số 3 chỉ cơ biến tướng và vi-chủ vật loại thuộc quyền
Tăng. Số ấy có đặc tính năng động, biến đổi. Vạn hữu mang số 3 thì chất nóng nảy
nhưng vì có phần tịnh nên cũng biết dung hòa.
Ba là cơ sở của Tam thể:
PHẬT, PHÁP, TĂNG nên nó vừa có năng lực huy động mà cũng vừa có năng lực dung hòa.
Vật nào có số 3 là vật ấy có bản thể cứng rắn, nhiều hoạt động, ít may-mắn, dễ
thành nhưng mau bại.
Tuy nhiên con số 3 có tính
cách phổ-thông lại mầu nhiệm, huyền-diệu vô cùng.
Số 3 là cơ HOÀ vậy.
1 - DANH TỪ AĂÂ
Người Cao-Đài nhận biết
con số 3 đầu tiên qua AĂÂ là tá danh của Đức Chí-Tôn Đại-Từ-Phụ.
Đức Hộ-Pháp nói:
“Chúng tôi thật không biết
Ông AĂÂ là Đức Chí Tôn chút nào hết, bây giờ hiểu lại, Ngài xưng là Tam, mà Tam
là Càn khôn vũ-trụ định thể, ba chấm nói rõ là số 3, Con số thiêng-liêng tạo-đoan
vạn-vật là vậy”.
Nay cơ tận độ Kỳ ba nên Đức
Chí Tôn đến lần đầu tiên với tiền bối chúng ta xưng Thánh danh bằng ba chữ: AĂÂ
ám chỉ ngôi thờ Đức Thượng Đế tức là Tòa Bạch Ngọc Kinh tại thế:
- A là Phật (Bát Quái Đài).
- Ă là Pháp (Hiệp Thiên Đài)
- Â là Tăng (Cửu Trùng Đài)
Ngoài ra, ba chữ AĂÂ về đạo pháp là một triết
lý uyên thâm huyền diệu.
- A là chữ đầu của 24 chữ cái tức là Đạo (Phật)
- Ă là dấu Âm như nửa vành trăng là Pháp (Pháp).
- Â là một dấu Dương, chứng
tỏ đây là một sản phẩm toàn hảo của Đấng Chủ Tể Càn Khôn là Thế (Tăng)
Trong Kỳ ba Đức Chí-Tôn đến
lập Đạo để cứu Đời, nên A là Phật, Ă là Pháp, Â là Tăng, hay :Tinh Khí Thần.
Buổi Tam Kỳ cơ tuần huờn
phản tiền vi hậu, Thầy là Phật chủ cả Pháp Tăng, với chơn lý cơ tận độ, Thầy tức
Phật là A, nhưng thờ ở sau để đưa cả chúng Tăng là Â trở vào Hư Vô Chi Khí, Ă
là Pháp, đó là lời của Đức Chí Tôn xưng với Môn đệ như vậy.
2 - Đại-Ân-xá lần ba là gì?
Việt Nam này hân-hạnh được đón nhận trước tiên
để rồi thông truyền cho cả thế giới một nền Tân Tôn-giáo với chủ-nghĩa Đại-Đồng
để hưởng Cơ Đại-Ân xá lần ba của Đức Thượng-Đế.
Đại-Ân-xá là gì? Tức là một cuộc ân-xá lớn (tiếng
Pháp gọi là Troisième Amnistie de Dieu en Orient).
“Mỗi ngươn hội Đức Chí-Tôn với lòng Từ-bi tha
thiết thương con cái của Người không nỡ để chìm đắm nơi sông
mê bể khổ, nên mỗi ngươn hội Đức Chí-Tôn có mở một kỳ
Phổ-Độ để cứu vớt nhơn-sanh và rước các Nguyên nhân tức là nguyên-linh đã xuống trần nay
đem trở về ngôi vị cũ.
Như thế thì mỗi Kỳ Phổ-Độ đều có mở một cuộc
Ân-xá, mở cửa dễ dàng cho các Đẳng chơn hồn có đủ phương lập vị.
Nền Đạo này là Cơ Đại-Ân-Xá tận độ chúng sanh nên Cao-Đài xưng là Đại-Đạo. Vì chủ-nghĩa tối
cao của Đại-Đạo chẳng những là QUI TAM-GIÁO HIỆP NGŨ CHI mà thôi, mà phải làm
thế nào dầu bậc Đế vương ngoài thế cũng phải bái phục, phải tùng Đạo, phải dò
theo các cơ thể của Đạo, phải nhờ Đạo mới mong trị an thiên hạ đặng.
Vậy mới gọi là HIỆP NHỨT.!
Vậy mới gọi là ĐẠI-ĐẠO!
Đại-Đạo ngày nay cũng là
Phật-Đạo vì gồm hết Tam giáo Nho, Thích, Đạo và Thích-Ca cũng là Thầy, Thầy là
Thích-Ca”.
3 - Tam nguơn của Trời đất:
- Thượng-nguơn là nguơn tạo-hóa
ấy là nguơn Thánh-đức, tức là nguơn vô tội (cycle de création c’est-à-dire
cycle de l’innocence)
- Trung-nguơn là nguơn Tấn-hóa,
ấy là nguơn tranh đấu, tức là nguơn tự diệt (Cycle de progrès ou cycle de lutte
et de destruction).
- Hạ-nguơn là nguơn bảo-tồn,
ấy là nguơn tái tạo, tức là nguơn qui cổ (cycle de conservation ou cycle de
reproduction et de rénovation)
Đạo có ba ngươn chính, mà
ngươn Tạo-hóa là Người đã gầy dựng Càn khôn vũ trụ. Vậy khi mới tạo thiên lập địa
nhơn-loại sanh ra tánh chất con người rất đỗi hỗn độn, còn đương thuần phát
thiên lương, nên chi cứ thuận tùng thiên-lý mà hòa-hiệp dưới trên, tương thân
tương ái, thời kỳ ấy người người đều hấp thụ khí Thiên nhiên, nên hằng cộng hưởng
thanh-nhàn khoái lạc mà vui say mùi đạo-đức tháng ngày, bởi cớ đời Thượng-cổ mới
có danh là Thượng đức. Thượng ngươn ấy cũng kêu là đời Thượng đức nữa.
Kế đó bước qua Trung-ngươn
thì nhơn tâm bất nhứt, tập quán theo thế đời, thâm nhiễm nhiều nết xấu làm cho
xa mất điểm Thiên lương, nên chi nay Đại-Đạo ra đời.
4 - Tam-Trấn Oai-nghiêm
Tại sao gọi là Tam Trấn
Oai-nghiêm?
Niệm danh Tam Trấn
Đức Chí-Tôn lập Tam Trấn
Tại sao thờ Tam Trấn?
Tam Trấn cũng là Tam Bửu:
Tinh Khí Thần
Tam Trấn Oai Nghiêm trượng
trưng ba báu vật ấy
Tại sao Đức Lý lại là Nhứt
Trấn Oai nghiêm?
Khái niệm:
“Khi lập ra mối Đại-Đạo
này lẽ ra phải có đủ Tam giáo: Phật. Tiên. Thánh như hai lần Phổ-Độ trước để
thích hợp với trình độ của dân trí, phù hợp với nhân tâm cùng sự tiến hóa vượt
bực của nhân loại trong thời kỳ nguyên-tử chuyển này. Chính vì thời buổi thay đổi,
Đức Chí-Tôn mới đến lập nền Đại-Đạo chuyển Tam giáo qui nguyên Phục nhứt cho hợp
với Thiên-thơ, Đức Chí-Tôn mới chọn ba vị: Phật, Tiên, Thánh cầm quyền Tam-Trấn
thay mặt cho Tam giáo giáng cơ lập thành đạo đức.
Ngài lập Tam Trấn
Oai-nghiêm thay cho Tam giáo lập Đạo vô-vi, không hình thể như trước, gọi là Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ.
TAM TRẤN OAI NGHIÊM là ba
vị trấn nhậm với một quyền hành Oai nghiêm. Ba vị này thay thế ba Đấng Giáo-chủ
của Thích, Đạo, Nho để phổ độ chúng sanh trong kỳ ba Đại Ân xá của Đức Chí-Tôn.
Nay bước qua Thượng ngươn
Tứ chuyển là ngươn phục cổ nên thuộc về Phật, do vậy mà đại diện của:
- Phật Đạo là Đức Phật
Quan-Âm chưởng quản về Phật giáo, quyền Nhứt trấn Oai nghiêm.
- Tiên Đạo là Đức Lý Đại
Tiên Chưởng quản Tiên giáo, quyền Nhị Trấn Oai nghiêm.
- Thánh Đạo là Đức Quan
Thánh Đế Quân, chưởng quản Thánh giáo, quyền Tam Trấn Oai nghiêm, cũng gọi là
Nho-Tông chuyển thế.
Như vậy Tôn chỉ của Tam-kỳ
Phổ-Độ là Tam giáo qui nguyên Ngũ chi Phục nhứt. Thế nên không còn có các vị
Giáo-chủ làm đầu Tôn-giáo như trước nữa, vì vậy Đức Chí Tôn lập Tam-Trấn
Oai-nghiêm thay quyền Phật-vị.
Đây cũng là cơ Đại-Ân-xá của
Đức Chí-Tôn, Ngài đến xưng là AĂÂ tức là Tam ngôi nhứt thể “Qui các Đạo hữu-hình
làm một”.
1/ - Tại sao gọi là Tam Trấn Oai-nghiêm?
Tam trấn tức là ba Trấn. Ba Trấn cũng có nghĩa
là Tam giáo. Như Nhứt kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ các Đấng
ấy giáng thân lập Đạo kêu là Tam giáo. Nay, Đức Chí-Tôn lấy Huyền-diệu lập Đạo
mà chấn hưng Tam giáo, lại phải có ba vị thay thế cho: Phật, Tiên, Thánh nên
kêu là Tam Trấn có nghĩa là trấn nhậm.
Đấy cũng là Đức Chí-Tôn chọn
lựa công quả Chơn thần thiêng liêng của ba vị đương lúc còn ở thế, như:
- Thái-Bạch Kim-Tinh công
bình minh chánh.
- Quan-Âm Bồ-Tát tiết hạnh
trinh liệt.
- Quan-Thánh Đế-Quân trung can nghĩa khí.
Ngài lập Tam Trấn đặng giao trách nhiệm thế quyền cho đủ số Tam-giáo lúc
Tam-Kỳ Phổ-Độ này.
2/ - Quyền-hành Tam Trấn:
“Tam trấn Oai-nghiêm thay quyền Phật vị tại thế này. Ấy vậy, các Đấng ấy đối
phẩm cùng các Đấng trọn lành của Bát-Quái-Đài” (PCT/19)
…Thầy lập đặng thay mặt cho Thầy nơi Cửu Trùng Đài cầm quyền chánh trị là
Phật đó vậy. Cửu Trùng Đài phù hợp với Cửu trùng Thiên thì dầu cho cả Chơn linh trong Càn khôn cũng phải vào nơi đó đoạt cho đặng các phẩm vị giả
trạng ấy mới mong mỏi tạo lập Thiên vị mình, chẳng vào cửa Đạo hiệp cùng Cửu-Trùng-Đài thì chẳng đi đường nào mà
vào Cửu Trùng Thiên cho đặng”. (Diễn văn ĐHP: 14-2 Mậu-Thìn)
3/ - Ba thời kỳ Chí-Tôn mở Đạo:
Vậy thì từ trước đến giờ đã có ba lần mở Đạo:
* Nhứt kỳ Phổ-Độ
Phật-giáo là Nhiên-Đăng Cổ-Phật,
Tiên-giáo là Thái-Thượng Đạo Tổ.
Thánh-giáo là Văn-Tuyên Đế-Quân
* Nhị kỳ Phổ-Độ
- Phật-giáo: Thích-Ca
Mâu-Ni
- Tiên-giáo: Thái-Thượng Lão-Quân
- Thánh-giáo: Khổng-Phu-Tử.
* Tam-kỳ Phổ-Độ
Thay Phật-giáo: Quan-Âm
Như Lai.
Thay Tiên-giáo: Thái-Bạch
Kim-Tinh.
Thay Thánh-giáo Quan-Thánh
Đế-Quân
4/ - Niệm danh Tam Trấn:
Trong các nghi thức lễ
bái, tế tự hay lòng sớ dâng về Thiêng liêng của Đạo Cao-Đài, các Môn-đệ của Đức
Chí-Tôn sau khi nguyện lấy dấu: Phật, Pháp, Tăng và niệm danh Thầy, rồi kế đến
niệm danh Tam Trấn:
- Nam Mô Cao-Đài Tiên Ông
Đại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
- Nam Mô Quan Thế Âm Bồ-Tát
Ma-Ha-Tát.
- Nam Mô Lý Đại Tiên Trưởng
kiêm Giáo-Tông Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
- Nam Mô Hiệp-Thiên Đại Đế
Quan-Thánh Đế-Quân
- Nam Mô chư Phật chư
Tiên, Chư Thánh, chư Thần.
Năm câu nguyện trên, ba
câu giữa là niệm danh Tam Trấn đủ thấy quyền năng và trách nhiệm của Tam Trấn
là trọng đại trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ.Ấy là ba ngôi hiệp cùng Nhị khí Âm Dương
thành ra Ngũ Khí đó vậy.
5/ - Đức Chí-Tôn lập Tam Trấn:
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. Thầy
dạy:
Trong Tam-Kỳ Phổ-Ðộ và qui
Tam-Giáo nầy:
- Phật thì có Quan-Âm.
- Tiên thì có Lý-Thái-Bạch.
- Thánh thì có Quan-Thánh
Ðế-Quân khai Ðạo.
“Vậy con lập cho đủ ba Trấn
chứng đàn; con phải lập bàn Ngũ-Lôi, như Thầy dạy lúc trước; phải có bùa
Kim-Quang-Tiên, còn con viết bùa Giáng-Ma-Xử để bàn vọng Hộ-Pháp; rồi Cư chấp bút
nhang cho Thầy triệu Ngũ Lôi đến; rồi nó xuống đứng gần bàn Hộ-Pháp với Tắc và
Sang; còn mấy đứa phò-loan đứng vòng theo đó.
Con biểu Tương, Kim, Thơ
thề y như buổi trước; chư Môn-đệ thề như buổi Thiên-Phong. Con phải nhớ dặn
chúng nó tịnh tâm mới đặng, vì có cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật chứng đàn.
Các con nghe Tịch Ðạo, thi:
THANH ÐẠO tam khai thất ức niên,
Thọ như Ðịa huyển thạnh hoà Thiên.
Vô-hư quy phục nhơn-sanh khí,
Tạo vạn cổ đàng chiếu Phật
duyên.
THANH là tịch các
con."
Đây là Tịch Đạo cho
Nam-phái. Ngay trong buổi Giáo-Tông này thì Tịch Đạo cho Nam là chữ THANH
Nhưng vào thời Giáo-Tông kế
nữa đây, thì Nam phái sẽ lấy chữ ĐẠO.
Vậy thì theo lời Thầy dạy.
Ví dụ Chơn-thần như:
Tương là Thượng-Tương-Thanh,
Kim là Thượng-Kim-Thanh,
Thơ là Thái-Thơ-Thanh.
Phải dùng tên ấy mà thề.
(Nếu như ngày sau đổi Tịch
Đạo thì ví như:
Tương là Thượng Tương Đạo
Kim là Thượng-Kim-Đạo
Thơ là Thái-Thơ-Đạo)
6/ - Tam Trấn cũng là Tam Bửu: Tinh Khí Thần:
Nay Đức Chí-Tôn lập Tam-Trấn
thì:
- Đức Phật Quan-Âm tượng
cho Thần, là đức BI.
- Đức Lý Đại-Tiên tượng
cho Khí, là đức TRÍ.
- Đức Quan-Thánh tượng cho
Tinh, là đức DŨNG.
Ba đức BI. TRÍ. DŨNG chính
là Tam bửu mà chính người Môn đệ Cao-Đài học hỏi nơi Tam Trấn rồi dâng lên cho
Chí-Tôn, phải có đủ Bi, TRí, Dũng như vậy.
7/ - Tại sao thờ Tam Trấn?
- Tại thời kỳ khai Đại Đồng
Tam giáo: Nho, Thích, Đạo qui nguyên, Đức Chí-Tôn làm chủ cầm quyền Chưởng pháp
cho phù hợp trong buổi Hạ nguơn tuần hoàn chuyển thế. Ba vị Tam Trấn chấp chưởng
cơ quan mầu nhiệm, trấn nhậm quyền hành, lập luật pháp, Đạo Nghị Định cho hiệp
với Thiên thơ.
Vì thọ mạng lịnh Đức Chí
Tôn nên trong toàn bổn Đạo phải để tâm thành kính và phụng thờ Tam Trấn”.
Thế nên Kỳ Phổ-Độ này Đức
Chí-Tôn lập Tam trấn Oai-Nghiêm thay quyền cho Tam-giáo.
Hết Tam-kỳ Phổ-Độ thì
nguyên-căn qui nhứt trở lại mở Nhứt-kỳ Phổ-độ nữa sẽ có vị Phật nữa ra đời cầm
quyền vi chủ định-luật Càn-khôn. Đó là cơ-quan quản-trị Càn khôn vũ-trụ vậy.
8/ - Dâng Tam Bửu cho Đức Chí Tôn:
Đức Hộ-Pháp nói:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét