Dịch Lý Cao Đài - Q II - 6 / 7 ( Nguyên Thủy )

Biết rằng cái dương điện-tử một khi đã bị phân-tách riêng ra thì nó có sức tàn-phá mãnh-liệt, vì rằng dương điện theo Kinh-Dịch mà giải có đức tính là mạnh bao giờ cũng “biến-động” để dung-hoà cùng âm-điện, một âm và dương điện khi gặp nhau mạnh thì bật ra lửa. Cũng bởi cớ đó mà các nhà Bác-học khi chế tạo ra bom trước hết phải phân-tách nguyên-tử để lấy riêng ra phần dương điện-tử hay là những điện hạch, mà muốn tách ra được để lấy
riêng phần dương thì phải dùng đến quang tuyến Alpha như đã nói trên. Một khi dương điện-tử đã phân-tách ra được thì nó đã tích luỹ một sự tàn phá khủng-khiếp các vật mà nó gặp để cướp lấy âm điện-tử. Cho nên khi lấy được dương điện-tử rồi thì phải nghĩ cách chứa riêng nó. Theo những thí nghiệm của các nhà Bác-học thì sự dịch chất từ quang chất đến Hélium, rồi đến chất Chì (Plomb), như vậy thì quang-chất ngưng lại ở chất chì. Có lẽ vì lý ấy mà người ta lấy chì để ngăn đựng dương điện-tử.

SỨC TÀN PHÁ CỦA NGUYÊN TỬ
Một khi đã tìm được chất chì thì người ta ép rất nhiều dương điên-tử vào trong một trái cầu rỗng bằng chì dầy, ngoài bọc gang, có thể chứa được dương điện-tử không cho thoát ra ngoài và có ngòi mồi để kích nổ. Khi nổ dương điện-tử bị kích động mạnh, tức lên và nổ tung ra theo một áp-lực ghê-gớm của từng dương điên-tử. Dương điện-tử thoát ra được thì lan rộng ra một cách rất nhanh chóng, phi thường theo không-khí và trong khi gặp các vật đều đốt cháy để cướp lấy âm điện-tử. Trong khi các nguyên-tử vật chất bị mất hết âm điện-tử chỉ còn dương điện-tử, cái dương điện-tử mới thành ấy lại cướp lại của vật gần hơn nhất là phần âm điện, hiện tượng này cứ tiến mãi, trong một khoảnh khắc rất ngắn-ngủi mà có thể tàn phá được những vật xa hàng bao nhiêu cây số.

Sự ảnh-hưởng xa hay gần là ở sức ép nặng hay nhẹ của trái bom và những người ở xa chỗ nổ dù bị thương nhẹ ở chân tay rồi sau cũng chết là vì: Một khi đã nhận được một dương điên-tử thì tất nhiên có sự tàn-phá của các tế bào các nguyên-tử gần nhất chỗ bị thương, rồi dương điện tử này cướp âm điện-tử kia và dương điện-tử mới thành lại phát triển đi tàn phá thêm lên là cướp các âm điện khác, cứ lưu-chuyển như vậy đến khi người ta chết nếu không có cách hay thuốc trừ cái phóng xạ năng của dương điện-tử.

Không những người ta bị ảnh-hưởng mà thôi, đến các thú vật, thực vật và kim khí, loại đá hay tất cả muôn vật trong khu-vực hoành-hành của trái bom đường kính 30 cây số cũng đều bị ảnh-hưởng một cách thảm khốc vậy.

Trên đây là tài liệu thu thập được về bom nguyên-tử mà Mỹ đã thả xuống hai hòn đảo Hiroshima (ngày 6 tháng 8) và Nagasaki (ngày 9 tháng 8) của nước Nhật vào những ngày sắp kết thúc của thế chiến thứ II năm 1945. Thế kỷ thứ 19 khoa-học chưa được phát triển lắm, hình thức về nguyên-tử mới là cái bóng mờ trong cõi âm-u, có quan niệm nguyên-tử nhưng nó mới cho ta một bóng lờ mờ trên vòm trời khoa-học. Sau dần đến thế kỷ 20 khoa-học tiến bộ thì sự khảo-cứu về nguyên-tử học cũng nhờ sự tận-tâm nghiên-cứu mà nguyên-tử được phát-hiện dần dần. Sự tiến-bộ về khoa-học của con người đến trình-độ này cũng có thể nói là cướp quyền Tạo-hoá.

PHƯƠNG-PHÁP TÁCH RỜI HẠT NHÂN:
Muốn phân-tách để lấy ra hạt nhân nguyên-tử, các nhà Bác-học phải dùng đến một năng-lương (Énergie) rất lớn mới tách ra được một gram hạt nhân vật chất (m). Nhà bác-học Albert Einstein tính được năng lượng đó theo công-thức như sau: E= m.C2

E: Năng lực tính bằng đơn-vị ergs
m là trong khối của vật chất tính bằng gram.
C: Tốc-độ của ánh sáng tính bằng centimètre (phân tây)
- Biết rằng tốc-độ ánh-sáng là 300.000 Km một giây hay là 30.000.000.000 Cm (ba mươi ngàn triệu phân tây).
Nếu ta lấy một khối vật-chất nặng 1 gram để làm biến ra năng-lực, theo phương-trình-thức trên thì ta có được một năng-lượng là:
E=1x 30.000.000.0002 = 900.000.000.000.000.000.000 ergs.

Xem đó, chúng ta thấy được rằng:muốn có được một gram hạt nhân nguyên-tử, người ta phải dùng đến một năng-lượng có số-lượng đã tính như trên. Đó là năng lượng dùng để tách hạt nhân ra khỏi các âm điện-tử, khi bom nguyên tử nổ thì năng lượng của nó phóng ra cũng tương đương như thế. Thử hỏi có vật-chất nào còn tồn-tại được trong một môi-trường nhiệt-năng như thế?

Con đường cứu thế của Đạo Cao-Đài.
Trong phạm-vi bài viết này, chúng tôi chỉ khai-triển công-thức luyện nguyên-tử của Einstein và mượn công thức này để luận về pháp tu luyện Tam-bửu của Đạo Tiên mà thội. Điểm quan-trọng của công-thức này là m (Maté riel). Ở Trời thì m =1 nhưng ở con người hậu-thiên thì

m =3 . Con số 3 này tức là tam-bửu của con người là Tinh-Khí-Thần. Người tu-luyện sao cho Tinh-khí-thần hiệp nhất được thì mới trở về ngôi vị (ngôi thái-cực). Như vậy ta phải giải phương thức này: m = 1 Ta có công-thức:
m = 1+2 . Hoán-vị công thức này thì ta được: m -2 = 1.

Theo nghĩa của lý số thì 1 là cung Càn, thái-cực; số 2 là lưỡng nghi. Muốn cho 2 = 0 thì ta phải tu Tâm để đạt đến trạng thái hoàn-toàn thanh-tịnh.

2/ - Có cách nào hoá giải được phóng xạ Nguyên-tử?
Ngày nay có khá nhiều quốc gia đua nhau sản xuất ra vũ-khí nguyên-tử như Mỹ, Nga, Ấn-Độ, Iran... chắc chắn họ là những người hiểu biết hơn ai hết về tác-hại khủng-khiếp mà bom nguyên-tử đã gây ra cho muôn loài, nhưng chúng ta chưa nghe thấy nước nào đưa ra được phương cách để cứu nguy cho nhân-loại hầu phòng bị khi có xảy ra chiến tranh nguyên-tử. Điều này là nỗi lo-lắng và sợ-hãi nhất của hầu hết các quốc gia tôn-trọng hoà-bình trên thế-giới, nhất là các Tôn-giáo đã đưa ra nhiều giải pháp hay, nhưng chưa được toàn vẹn. Thử hỏi người ta sản-xuất ra bom nguyên tử để làm gì? Câu hỏi này chắc không ai là không trả lời được! Nhưng có điều là khuyên mọi người hãy bình tĩnh và tin-tưởng, vì từ xưa đến giờ chưa có kẻ nào qua được thiên-ý, cũng như chưa có bệnh nào mà không có thuốc trị, chỉ sợ người bệnh không chịu dùng thuốc mà thôi.

Trước khi Đức Hộ-Pháp nhập tịnh vào Trí-Huệ Cung có cho bài thi sau, có tính cách khuyên chúng sanh nên “Chay lạt để ngừa loài khí độc”.

THI
Gắng tu cho kịp Hội-Long-hoa,
Đạo-đức không chuyên khổ lắm mà.
Chay lạt để ngừa loài khí độc,
Mê-man bất tỉnh trận kỳ ba.
Người hiền cứu sống ra phò Chúa.
Kẻ dữ bạo-tàn xác quạ tha,
Thân Dậu tới đây rồi sẽ biết,
Đinh-ninh vẹn giữ mấy lời ta.

Sau đây là lời chỉ dạy cách thức tu-thân, luyện Tam bửu của Đức Hộ-Pháp ngày 14 tháng giêng năm Đinh-Hợi (1947).
- PHƯƠNG LUYỆN KỶ ĐẶNG VÀO CON ĐƯỜNG THỨ BA ĐẠI-ĐẠO
Phải biết thân-thích cùng cả nhân vật tức là tìm nguyên-do của Vạn-linh cùng Chí-linh.
Phải ân-hậu và khoan-hồng.
Phải thanh-nhàn, đừng vị-kỷ.

Phải bình-tĩnh, nghĩa là đừng chịu ảnh-hưởng của hoạ, phước, buồn, vui (Tập tánh không không đừng nhiễm, vui cũng vui, buồn cũng buồn, nhưng đừng để nọc vui buồn thấm vào chơn Tánh).

Phải độ-lượng, khoan-dung, tha thứ.
Phải vui-vẻ, điều-hoà, tự-chủ và quyết-đoán.
Giữ Linh-tâm làm căn-bổn, Hiếu-hạnh với Chí Tôn và Phật-Mẫu.

PHƯƠNG-PHÁP TRỊ TÂM VÌ TÂM LÀ HÌNH-ẢNH THIÊN-LƯƠNG
Đức-tin và khôn-ngoan là kho chí bửu ngoài ra là của bỏ, là đồ vô-giá.
Ai đã cố oán kẻ thù của mình thì khó giữ thanh tâm công-chánh cho đặng.
Ai chẳng oán-hận mới thắng đặng kẻ thù-nghịch cùng mình.

Sự cừu-hận là khối thảm-khổ đệ nhứt của nhơn sanh, nên người Hiền thì không biết đến, hay là từ bỏ cừu hận oán-ghét.
Thắng đặng khí nộ mình, thì không chọc ai giận-dữ.
Lấy thiện mà trừ ác.
Lấy nhơn-nghĩa trừ bạo-tàn.
Lấy lòng quảng-đại đặng mở tâm-lý hẹp-hòi.
Lấy Chánh trừ tà.
Ấy là đường thương huệ-kiếm.

LUYÊN THÂN, LUYÊN TRÍ.
Ẩm-thực tinh-khiết
Tư-tưởng tinh-khiết.

Tín-ngưỡng mạnh-mẽ nơi Chí-Tôn, Phật-Mẫu..
Thương-yêu vô-tận, ấy là chìa khoá để mở cửa Bát Quái Đài tại thế này.”

Trên đây là những lời tâm-huyết của Đức Hộ-Pháp, Đấng thay Trời cứu-thế kỳ ba, ai có niềm tin thì xem đó là đường hướng chân-chính và cố noi theo trên bước đường lập-đức tu-thân, thực-hành cho đúng thì sá gì phóng xạ của nguyên-tử..Nhưng đã tin nơi Đức Hộ-Pháp thì hãy tin:

Đức Hộ-Pháp có cho biết:
3 - Nguyên-tử cứu người:
Với một kho tàng đạo-pháp bao la như thế, một triết-lý siêu nhiên như thế, mà Thượng-đế đã gieo giống lành từ lâu đời rồi, mỗi người làm một phần hành trong cái vô cùng tận ấy. Các nhà Bác-học, nhà nguyên-tử-học đã dày công nghiên cứu, công trình này cũng đứng vào hàng Địa Tiên, nhưng có những thứ không được ơn ích mấy cho nhân loại là nguyên tử lực đe doạ Hoà bình, chứ thực sự chưa thấy phụng sự cho Hoà bình. Vậy thì hôm nay những nhà đạo học đang tìm những thứ “nguyên tử phụng sự hoà bình thực sự” là tìm đến chân lý của đạo mầu. Vì không một Tôn giáo nào qua chân lý. Ấy là các nguyên-tử đạo học đang nằm rải rác trong kho tàng Dịch lý Cao-Đài, nó sẽ là “Nguyên tử cứu người” vậy.
Đức Hộ-Pháp nói tại Ðền Thánh, đêm 29 tháng 3 năm Ðinh Hợi (1947)

“Tiếp khai các nền Tôn Giáo hiện hữu không một nền Tôn Giáo nào nói mực thước và có một chơn lý cao siêu hơn là Phật Giáo, nhưng cũng chưa giải rõ. Ta chẳng cần tìm đâu xa xuôi làm chi, chúng ta thấy hiểu con người có tâm linh, chúng ta có quan sát cả chơn lý của Phật Giáo từ buổi sơ khai, nên chúng ta dám nói chắc rằng: Chúng ta có một Tôn Giáo mà Tôn Giáo ấy là Chúa Tể các nền Tôn Giáo khác, vì bởi nó là nguyên căn của Tôn Giáo và chính nó là một Tôn Giáo tự hữu, từ buổi Trời Ðất biến sanh đã có, cái khối chơn linh ấy là Cha của chơn linh, Cha của nhứt điểm linh quang, làm sao chúng ta hiểu linh quang ấy?

- Vì ta xét từ trước Ðức Chí Tôn dùng cái thanh khí ấy mà tạo ra loài người với đất, do thanh khí ấy mà biến thành vạn vật. Loài người đến nay nhờ tấn hóa mà khôn ngoan, cũng như vạn vật nhờ tấn hóa mà được toàn năng toàn tri vậy. Các nhà triết học luận bàn đã nhiều, nhưng xét ra cũng chưa hiểu rõ cái nguyên căn ấy.

Phật Giáo nói: Cái khối linh ấy phân tánh của mình ban bố ra cả vạn vật, khối linh ấy trước khi phân tánh thì gọi là Brama là Phật, đến khi phân tánh rồi thì Ðấng thứ nhì Civa chủ về Pháp, Ðức Chí Linh cầm quyền năng biến chuyển chớ không cầm quyền năng tạo đoan. Pháp vận hành mà sanh khí nên ta thấy mênh mông trước mắt ta ấy là Khí, vậy Khí là gì? Khí là khối sanh quang vạn vật nhờ thở khí ấy mà sống, cho nên chữ Khí là sự sống của vạn vật, do Khí là Pháp biến tướng ra vạn vật. Nên Ðấng thứ nhì chưởng quản cái sanh khí thường gọi là "2è Logos" thuộc Âm ấy là Phật Mẫu chưởng quản cả cơ quan tạo đoan nầy vậy.

Như chúng ta thấy cơ quan sanh hóa vạn vật và loài người là do Âm Dương phối hợp mà biến tướng, Phật chiết tánh biến ra Pháp là Ngôi thứ nhì thuộc Âm, là Phật Mẫu, nhưng chúng ta không biết cái bí mật ấy là khí âm dương phối hiệp biến hình, mà Phật Mẫu dùng gì để tạo nên cơ quan hữu vi nầy, vì bởi Phật Mẫu dùng khối sanh quang có năng lực vận hành trong không khí, chúng ta không thể thấy được. Khí biến ra hữu tướng là nước, lửa, gió; rồi nước, lửa, gió vận hành biến ra vạn vật, đi từ Hỗn ngươn khí, Hư vô khí đến Huyền ảnh khí rồi mới biến ra vạn vật, tức là Huyền ảnh khí biến ra nhơn hình vậy.

Khí mà khoa học gọi là Nguyên tử khí (Atome) Nguyên tử khí có năng lực vô biên mà loài người đã đoạt được để dùng, chớ không biết nguyên căn và nguyên tánh của nó đi đến mức nào. Kể từ ngày loài người tìm được nguyên tử chất và dùng được cái Nguyên tử khí ấy là cái khí sanh của vũ trụ, mà họ có biết đâu một ngày kia phàm thế sẽ nương nhờ Nguyên tử khí ấy mà qui nguyên Thánh Thể. Thử hỏi Ðức Chí Tôn cho nhơn loại đoạt Nguyên tử khí ấy để làm chi? Chúng ta cũng nên tìm hiểu cái huyền vi bí mật ấy, mà dầu cho Ðạo Giáo nào cũng vẫn còn đương mơ tưởng để kiếm hiểu. Ngày hôm nay Nguyên tử khí dùng để giết người, thì biết đâu sau nầy nó sẽ là phương cứu tử hườn sanh cho người và nó sẽ đem loài người đến địa vị trường sanh bất tử.

Vì bởi Nguyên tử khí là căn nguyên sự sống của vạn loại, nếu nó đã làm chết được thì nó cũng sẽ làm sống được. Cái khí ấy sanh trước hết là nước, lửa, gió vận hành tạo ra hữu hình là vạn vật, vì cớ mà con người đối với vũ trụ hình ảnh thế nào thì tạo đoan cũng thế ấy, nên mới lấy Càn Khôn làm Ðại Thiên Ðịa và lấy con người mà làm Tiểu Thiên Ðịa. Mạng sanh của con người đồng thể cùng Càn Khôn, tức là sự sống phải tương liên với Chí Tôn mà Chí Tôn lại cầm quyền năng vô đối.

Hỏi vậy Chí Tôn tạo ra cái đại nghiệp ấy để cho ai? Ðể cho Vạn Linh, mà đứng đầu Vạn Linh lại là loài người, mà loài người có hưởng được thì Ðức Chí Tôn mới dành cho, nếu chúng ta một ngày kia hoặc nam hay nữ chẳng hạn, cũng sẽ có một đứa hưởng được cái quyền năng ấy. Ðức Chí Tôn lập ra đại nghiệp thì Ngài cũng muốn chúng ta làm được như Ngài, tức là đem Tiểu Thiên Ðịa đến Ðại Thiên Ðịa.

Ấy vậy về cơ quan đoạt lấy đại nghiệp, Chí Tôn chỉ dặn chúng ta có một tiếng Tu. Tu cho hiền mới hưởng được, nhưng thế gian lại chưa hiền, thế gian còn dữ quá thì chừng nào mới đoạt đặng?.”

            Nhắc lại bài thi của Chí Tôn nói về chữ Hoà:
Chẳng quản đồng Tông mới một nhà,
Cùng nhau một đạo tức một cha.
Nghĩa-nhân đành gửi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hoà.

            Và bài thi chữ Tâm của Đức Phật-Mẫu:
Gắng-sức trau-dồi một chữ Tâm,
Đạo đời muôn việc khỏi sai lầm,
Tâm thành ắt đạt đường tu vững,
Tâm chánh mới mong mối đạo cầm,
Tâm ái nhơn-sanh an bốn biển,
Tâm hoà thiên-hạ trị muôn năm,
Đường tâm, cửa Thánh dầu chưa vẹn,
Có buổi hoài công bước đạo tầm.

            Lụât nhân-quả
            Thánh-ngôn cũng dạy rằng:
Biến-chuyển Trời Nam cuộc đảo huyền,
Trả vay cho sạch vết oan khiên.
Trường Đời đem thử gan anh-tuấn,
Cửa Đạo mới ra mặt Thánh-hiền.
Đau khổ ráng gìn NHƠN-NGHĨA vẹn,
Tang thương chờ hưởng huệ ân riêng.
Non sông Việt-chủng ngày êm lặng,
Chung sức cùng nhau đức lập quyền.

Bởi lẽ, tất cả đều nằm trong luật vay trả của nhân lọai mà thôi. Đức Hộ-Pháp có thuyết về Lụât nhân-quả mà chính nhân loại đang chịu trong luật nhân quả ấy, ngày hôm nay “Ông Thầy Trời hát từ màn”. Chắc như vậy! Nên những màn hát hoàn toàn khác nhau, chứ ít khi trùng hợp!

4 - Muốn trốn bom nguyên-tử phải chun trong đám đậu nành mà trốn
Đức Hộ-Pháp nói:
“Hôm nay, Bần-Đạo giảng về Luật nhân quả vay trả của nhân-lọai trong thời-kỳ Hạ-nguơn hầu mãn bước sang thời kỳ Thượng-nguơn Thánh-Đức.

Các con ráng ẩn-nhẫn để Ông Trời hát từ màn cho các con coi; các con trông cho đời mau tới, tới chừng tới các con khóc mẹ, khóc cha luôn.

Bần-Đạo nói thật cái quyền năng vô đối của Đức Chí-Tôn một nháy mắt không còn một sanh mạng nơi quả địa cầu này, không cần một tích-tắc đồng hồ, những nhân nào quả ấy trả cho rồi đặng lập đời Thánh-đức mà thôi.

Một ngày kia Trung-Cộng và Căm-bốt (Cambodge) chết không còn một con đỏ, bởi vì Cambodge nghe lời xúi giục của người ta thành ra phải chết hết.

Các con biết sau này sắc tộc, sắc tộc đánh nhau; Tôn giáo, Tôn giáo đánh nhau. Đài-loan từ Hồng-Kông tản cư qua Việt-Nam trước, bởi vậy người hành ác mà mình theo họ, mình ôm eo ếch họ rồi họ trật chân, sút tay, họ té chết thì mình cũng chết theo họ mà thôi, thành ra người Miên (Campuchia) còn có bao nhiêu giống bên Việt-Nam đó thôi, các con ráng thương giùm họ.

Nói về Trung-Cộng là đứa con cưng của Đức Chí Tôn, nên Đức Chí-Tôn mới cho Lão-Tử, Khổng-Tử và Mạnh-Tử giáng trần dạy Đạo: làm lành lánh dữ, nhưng hiện nay Trung-Cộng theo cái thế sắc thủ đắc nguyên tử, sức mạnh là trên hết, tất cả mộng làm bá chủ hoàn cầu

Các con nhớ rằng: dữ tận hiền thăng, mạnh thua yếu được, nhu-nhược trường tồn “xỉ cương tắc chiết” nhơn-lọai trả quả với nhau, các con chịu cái nạn chung, trả từ đời Hồng-bàng đến giờ. Tổ-phụ ta khi xưa cũng ác tâm lắm, ỷ mạnh hiếp yếu, diệt chủng những nước yếu hèn nên phải chịu LỤÂT NHƠN-QUẢ ngày nay.

Bần-Đạo lấy làm mừng cho nước Việt-Nam trả hết món nợ tiền khiên mà Tổ-tiên chúng ta vay từ thuở bị nô lệ, nay không còn nô-lệ nữa. Vậy thời oan trái đã trả xong. Các con để tâm suy nghĩ; ngó thấy ở dưới thế-gian này ai mạnh cho bằng Tần-Thủy-Hòang, Thành-Cát Tư Hãn? Có ai mưu sĩ cho bằng Tào-Tháo ?

Còn Đức Thích-Ca, Đức Chúa Jésus-Christ không có một tấc thép trong tay để bảo vệ lấy thân mà làm bá chủ hòan cầu mới là lạ cho chớ !

Hành ác trả ác, hành thiện trả lại thiện mà thôi, “Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu” (tuy lưới Trời lồng lộng mà chẳng lọt một mảy lông) không bao giờ sai chạy.

Bần-Đạo nói ra đây các con ráng mà nhớ: các con đừng có mộng làm giàu cho mắc công; các con bây giờ sống trên nắp thùng nổ của bom nguyên tử, dù muốn dù không các con phải chịu ăn bom nguyên-tử mà thôi, các con muốn trốn bom nguyên-tử phải chun trong đám đậu nành mà trốn chớ không trốn đâu khỏi hết.

Sau này nước Việt-Nam còn sống nhiều nhờ biết chay lạt tu-hành, còn các nước khác chỉ còn sống lưa thưa mà thôi vì họ hành ác chạy đua võ-trang giết người hàng lọat, nên Đức Chí-Tôn mới phạt họ.

Năm ngàn năm trở lại đây, biết bao nhiêu Đấng xuống trần dạy Đạo, khuyên nhủ cho người ta biết làm lành lánh dữ, nhưng tánh nào tật nấy, dữ cũng vẫn dữ mà thôi. Họ không có hiền bảo người ta hiền làm sao cho được ?

Trước khi dạy người, ta phải hiền trước để làm gương mẫu; hiền lành trước đi thì người khác mới noi theo, nên Đức Chí-Tôn mở Đạo lấy THƯƠNG-YÊU làm gốc: CÔNG-BÌNH, BÁC-ÁI.

Ngày nào cả nhân-lọai trên mặt địa cầu này biết nhìn-nhận Đức Chí-Tôn là Đấng Cha chung thời ngày ấy mới được Hoà-bình vĩnh-cữu.

Tóm lại ai hành ác mặc họ, Tín đồ Cao-Đài ráng lo tu, chay lạt, đi cúng hằng ngày, phải nhiều thời, nhiều pháp, nhiều kinh, cầu xin Đức Chí-Tôn giảm tội cho họ. Nếu họ biết ăn-năn hối cải mà làm lành lánh dữ, bằng không phải trả giá rất đắc.”
(ĐHP thuyết 15-6-Mậu-Tý 1948)

5 - Lý do phải học Đạo:
Học Đạo là luyện TÂM mình tức là luyện nguyên tử để tự cứu mình và cứu người.
Từ bấy lâu nay chúng ta phân tích, chứng minh từng Thể pháp trong cửa Đạo Cao-Đài này đâu đâu cũng có ý-nghĩa là một Bát-quái, là một Thái-cực, có đủ Âm Dương, Tam tài, Tứ tượng, Ngũ hành, là tất cả đều nằm trong định luật sinh tồn của vũ-trụ, chứng minh rằng đây là những tế bào sống, phát xuất từ trong một cơ thể của Chí Tôn, là một sự kết hợp hài hoà với sự sống của trời đất..

Cả Hội-Thánh: Hiệp-Thiên, Cửu Trùng là hai Đài hữu hình hoà hợp với Bát-Quái-Đài của Chí-Tôn hiệp thành ba ngôi. Rồi từ đó Đức Hộ-Pháp mới biến tạo thêm nào là Phước Thiện, Phạm-môn…Nói chung là dù bao nhiêu cơ quan, bao nhiêu thành phần, ban bộ đi nữa cũng là từ những cơ thể hữu vi đều có chứa sự sống, mà khi đã có chứa sự sống thì sự sống này bất diệt với thời gian, tức là nó không bao giờ chết. Vì sao vậy? Vì chính Đức Chí Tôn đã trấn Thần vào đó rồi, chính Đức Hộ-Pháp là quyền Chí-Tôn tại thế này cũng đã trấn Thần ở mọi nơi, mọi chỗ rồi, nên cái huyền-linh cũng đã có ở mọi nơi, mọi chỗ, tức là Ngài đã thổi lằn sinh-linh-khí vào đó. Nhất định nó không chết, tức nhiên các vị Thần này phải kế tiếp nhau làm nhiệm-vụ giữ gìn cho nó sống mãi với thời gian. Cũng như thân thể ta có sức sống đây là do khí huyết vẫn mãi luân lưu trong trái tim, trong lồng ngực này, nhưng sự sống của con người còn nằm trong cơ thể là còn có hạn định. Nếu khi sự sống đã hoà nhập cùng vũ trụ là sự sống đó bất diệt, do đó người tu là tạo cho mình một sự sống bất diệt cho linh hồn, là tạo cho mình được hoà nhập cùng Thượng-Đế, là tạo cho mình hiệp cùng vũ trụ đó. Hiển nhiên là phải đủ cả ba yếu tố Tam tài vậy.

Với nền Đại-Đạo này đâu đâu cũng có bàn tay của Thượng-Đế đặt để vào cả, đó là một điều hạnh phúc cho Việt-Nam làm khởi điểm và cho cả nhân loại cùng hưởng nhờ. Là một đặc quyền mà cũng là đặc ân trong cơ Đại-ân xá lần ba mà chưa có một Tôn-giáo nào trên toàn cầu này hưởng đặng diễm phúc ấy:

1/ - Yếu tố THIÊN:
Đức Hộ-Pháp nói:
Nếu có kẻ hỏi: Hiện đã có Đạo Lão, Đạo Gia Tô, Đạo Thích là ba chánh Đạo, thế thì Tam giáo đã có rồi hà tất phải cần lập Đạo khác mà làm gì ?

- “Nếu nói Đạo thì đã có sẵn từ tạo thiên lập địa. Hễ có Đời tức nhiên có Đạo. Hư-vô là Đạo, Âm Dương là Đạo, trời đất là Đạo, nhơn vật là Đạo.

“Tam giáo là Đạo chánh thuở nay, song bị tay phàm canh cải, càng ngày càng xa Thánh-giáo mà hoá ra phàm giáo. Thượng-Đế lấy làm đau-đớn, hằng thấy nhơn sanh phải bị sa vào tội lỗi, mạt kiếp chốn A-Tỳ, nên nhứt định chuyển Tam giáo Qui nguyên Phục nhứt, chấn hưng Tôn giáo lại cho hoàn-toàn, rồi khêu sáng ngọn đèn Thiêng liêng lên để dìu-dắt bước đường cho kẻ có công tu hành mà khỏi phải sa chân lạc bước”
(Chùa Gò Kén: 12-Giêng, Ðinh Mão (13 Fevrier 1927)

“Thầy đã lập Ðạo nơi cõi Nam nầy, là cốt để ban thưởng một nước từ thuở đến giờ hằng bị lắm cơn thạnh nộ của Thầy. Thầy lại tha thứ, lại còn đến ban thưởng một cách vinh diệu. Từ tạo Thiên lập Ðịa, chưa nước nào dưới quả địa cầu 68 nầy đặng vậy. Cốt để ban thưởng các con thì các con hưởng phần hơn đã đáng, lẽ nào Thầy đã để phần nhiều cho các nước khác sao!”

“Nền Đạo Cao Đài Đức CHÍ TÔN đến lập, do nơi chơn lý tối cao, chính mình Đức Chí Tôn đến để diệt mê tín dị đoan, Ngài chỉ đem đến nền Đạo chơn chánh này mà thôi.”
Ngày 19 tháng Giêng Ðinh Mão (20-2-1927)

Chính Thầy đã đến nói:
“Ðạo Trời khai ba lượt, nguồn Thánh độ muôn người, thìn lòng để bước vào nẻo thẳng đường ngay, mà kiếm cho thấu đáo mối huyền vi. Tạo Hóa đã sắp bày độ dẫn, nhuần gội ân huệ cho sanh linh, đương buổi hạ nguơn nầy.

Ai là khách hữu phần, ai là người vô quả, tánh thiêng liêng đã vì công lý mà ra tay tế độ, vớt kẻ giữa bến trần, khá biết thời thế lần vào nương dựa bóng Thái Dương, để bước vào con đường minh huệ, tìm suối lặng, non Thần rửa chút bợn nhơ đã vì phong trào mê muội, mà cam chịu lấp kín gót trần.

Ta vì lấy đức háo sanh, mượn giọt từ bi, hội Tam Giáo mà rưới khắp càn khôn, để độ rước những bậc chí Thánh đọa trần, trước kỳ Thiên điều hành phạt.

Họa Âu, tai Á, sẽ vì nơi Thiên thơ mà sát phạt, gieo sầu để thảm cho những giống dân nào đã vì hung bạo mà gây nên điều thán oán khắp cả càn khôn nầy.

Ai mau bước đặng gặp mối chánh dẫn truyền, mà lần lập công chiết quả, để lánh cả muôn điều phiền não về sau. Chúng sanh khá biết cho!”.

Nay, Đức Hộ-Pháp thay quyền Chí-Tôn lập nền chánh Giáo. Đức Hộ-Pháp nói:

Bần-Đạo may duyên được Đức Chí-Tôn chọn làm Ngự-Mã-Quân của Ngài để thay Ngài lập nền Chánh giáo, tức là nền Đạo Cao-Đài này để thay thế tất cả Tôn Giáo đã có từ trước. Vì lẽ các Tôn-Giáo ấy ngày nay không phù hợp với lương-tri lương-năng của loài người nữa. Hay nói một cách khác là các nền Tôn-Giáo ấy ngày nay đã bị bế.

Đây là Thiên-Thơ đã định “Khai Đạo muôn năm trước định giờ”.

Nền Đại-Đạo này tức là Tôn-giáo toàn cầu vậy! Tôn giáo, Ngài vi chủ năm châu hiệp tín-ngưỡng lại, qui nhứt mà thôi với tôn-chỉ: Tam-giáo qui nguyên Ngũ chi phục nhứt đó!

Tuy nhiên những hành động sai trái của con người chắc rằng Thiêng liêng không phải không thấy, nhưng Cơ ngưng nghỉ cũng là thời gian phân phàm lọc Thánh đó vậy

Đức Hộ-Pháp khẳng định:
…“Từ Tín Đồ đến Hội Thánh chẳng hề khi nào tiêu diệt nó được, kẻ nào muốn tiêu diệt Đạo Cao Đài tốt hơn đừng sanh ra bởi chẳng hề khi nào muốn tiêu diệt Đạo đặng, khuôn luật vẫn vậy.

Hôm nay Qua giảng một điều thiết yếu cho mấy Em nghe quyền siêu thoát. Mấy em xét coi nơi mình mấy Em từ chân, tay trong xác thân cho tới cả tinh thần đầu óc mấy Em nó đều có linh cảm cả.

Khốn nạn thay! Con người không biết thương nhau mà lại ghét lẫn nhau, mà hễ ghét lẫn nhau tức nhiên ghét Thánh-Thể Đức Chí-Tôn, nếu ghét Thánh Thể Đức Chí Tôn rồi, thì ngày Qua về cảnh Thiêng Liêng đứng trước Cực Lạc Thế Giới, mấy em chẳng hề khi nào chối tội đặng. Nếu mấy em thương nhau không được thì không được phép ghét nhau.”
(Đền Thánh, đêm 29 tháng 10 năm Quí Tỵ)

2/ - Yếu-tố ĐỊA:
a/- Việt-Nam là Thánh-Địa:
Chính đây là một nền tảng quan-trọng về vật-chất nữa, là đất nước Việt-Nam:

Toàn dân Việt-Nam có chung một niềm kiêu-hãnh về dân-tộc, về đất nước. Vì đất nước Việt-Nam thân yêu của chúng ta có những nét đặc thù khả kính.

Lời tiên-tri của Thầy là:
“Một nước nhỏ-nhoi trong Vạn quốc,
“Ngày sau làm chủ mới là kỳ”.

Tuy nhiên cũng nên điểm lại trên thực-tế Việt-Nam có được những yếu-tố nào mà được chọn là nước CHỦ của Vạn quốc trong kỳ Thượng-nguơn Tứ chuyển? Vì sao nước Việt Nam được gọi là Thánh-địa?

(Ghi lại từ Dịch-lý Cao-Đài I. Sự lập lại cũng vì tinh thần giáo dục và niềm kiêu hãnh về đất nước mà thôi)

Xét về ba phương-diện:
* Về mặt triết-lý văn-minh:
Nước Việt-Nam thọ ba ảnh-hưởng của ba nền Tôn giáo: Thích, Đạo, Nho từ Ấn-độ và Trung-hoa truyền sang. Ba nền Tôn-giáo ấy đã được đồng-thời phát triển dưới thời nhà Lý và nhà Trần bằng sự bình-đẳng của ba nền Tôn giáo nói trên.

Kịp đến khi văn-minh Âu-châu tràn vào thì Việt Nam lại được hưởng thụ thêm nền văn-minh Cơ-đốc-giáo nữa. Như vậy, Việt-Nam là mảnh đất gieo Đạo giáo từ lâu; vả lại Việt-Nam ít tạo oan báo, nên nghiệp quả của nó cũng nhẹ nhàng. Việt-Nam có đủ điều-kiện để làm cơ qui nhứt toàn thế-giới vì lý-do ấy.

* Xét về hình thể địa-lý thiên-nhiên:
Việt-Nam nằm vào vị-trí đặc biệt của Á-châu, mà Á-châu lại nằm vào vị trí trung-tâm của quả đất và Á-châu là châu lớn nhất thế giới. Châu Á thuộc sắc da vàng, theo lý của Ngũ-hành thuộc Thổ,mà Thổ chính là ở trung-ương.

Việt-Nam là cửa ngõ để tiếp nạp các luồng tư tưởng từ Đông sang Tây cũng là cửa ngõ để phòng-vệ đất nước cho các giống dân miền Đông Nam châu Á.

* Xét về hình thể địa-lý huyền-bí:
Việt-Nam có con sông dài vào bậc nhất thế-giới tất sẽ tạo nên linh-khí thiêng-liêng. Linh-khí ấy tạo nên Long mạch Cửu-Long và dãy Thất-sơn nơi Châu-đốc đó vậy.

Miền Nam là nơi đất mới khai-khẩn nên những quả báo chưa gây nhiều, lại có luồng nước nóng và nước lạnh từ các miền đại-dương hòa-hợp để tạo nên một khí-hậu điều-hòa.

Tóm lại,Việt-Nam có đủ điều-kiện: Thiên, Địa, Nhân tức là Tam tài để đứng ra chủ trương một mối Đại-Đạo.

Tam-tài ứng với lý Tam ngôi. Tam ngôi ba điểm đều vẹn thì làm chủ thiên-hạ là lẽ thường chớ có gì đâu khác lạ! Nhưng Thầy cũng thường dạy rằng:

“Làm chủ đây là chủ về tinh-thần chớ không phải mang binh hùng tướng mạnh đi chiếm đất như các con lầm tưởng. Cái chủ tinh thần mới trường-cữu, còn làm chủ theo thói đời thì nó lỏng-lẻo, bấp-bênh nào có bền chắc, nào có nghĩa lý gì!”

Cái lý Tam ngôi nhứt thể biến sanh Tam-giáo, Tam nguơn, Tam bửu…Số Tam là chu-kỳ của trời đất để thực hiện cơ vận chuyển hóa sanh, qui hợp.”

Việt Nam cũng là một Bát-quái Đồ thiên có đầy-đủ các con số ấy, tức nhiên là một Thái-cực-đồ trọn vẹn.

b/ - Việt-Nam là một Quốc gia Thiên định:
Với đất nước Việt-Nam đã có đủ yếu tố Âm Dương như trong một cơ thể con người toàn vẹn. Nhờ Việt-Nam được kết tinh tú khí Âm Dương điều hòa mới được đứng vào hàng địa linh. Khi đã là địa-linh tất nhiên xuất nhân-kiệt.

Việt Nam là một Thái cực đồ chia hai phần rõ rệt:
- Phần đất liền là Thái Dương
- Phần biển là Thái Âm.

Trong đất liền có biển Hồ (thuộc Cambodge) là nước trong đất tức là Thiếu Âm.
Trong biển có đất (đảo Hải Nam ở Trung-Hoa là đất trong nước) là Thiếu Dương.

Như vậy bốn yếu-tố trên hợp thành Tứ tượng:
Giữa dãy đất có núi Ngũ hành-sơn (số 5) để định cái tâm của vòng tròn tạo thành một Hậu-Thiên Bát-Quái mà núi này đứng vào ngũ trung. Việt Nam là một Thái Cực Hoàn đồ.
* Miền Bắc có Thăng Long thành (kinh đô nhà vua)
* Miền Trung có Cố-Đô Huế (kinh đô nhà Nguyễn)
* Miền Nam có Tòa-Thánh Tây-Ninh là (Thiên-triều của Thượng-Đế).

Ba kinh-đô này đã chấm đậm 3 nét Dương hùng-vĩ lập thành Tam Tài (Thiên Địa Nhân) là quẻ CÀN càn vi thiên (Càn là trời). Chính vì vậy mà Đức Chí-Tôn mới mở cho Việt-Nam một nền Vương Đạo lấy Nho-Tông chuyển thế. Hơn nữa bờ biển Việt-Nam chạy suốt từ Bắc đến Nam như một gạch đứng xuyên qua Quẻ Càn biến thành chữ VƯƠNG mà thành chữ Chủ vì nơi Tòa-Thánh Tây Ninh ở miền Nam Việt-Nam, do Đức Chí-Tôn ngự là một Thiên triều của Thượng-Đế, có một CHỦ quyền, tức nhiên Việt Nam là một quốc gia thiên định, như lời Ngài có tiên tri từ thử:

Trong đất nước Việt-Nam còn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, đó là:

Châu-Đốc có Thất Sơn là 7 núi; đối với người là thất khiếu dương ở mặt, người tu biến thất tình thành Thất khiếu sanh quang để suốt thông trời đất.

Miền Nam có Cửu Long giang, phát-nguyên từ ngọn núi cao nhất thế giới là nguồn phát xuất, là dãy Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya) đổ ra sông Hoàng-Hà chảy dài từ Ấn độ, Trung-Quốc qua Lào, Miên, rồi ra 9 cửa tạo thành Cửu-Long-giang chín khúc, đối với người là Cửu khiếu (Do 7 khiếu ở trên mặt và hai khiếu ở hạ bộ hợp lại là 9).

Địa thế miền Nam Việt-Nam như một mình rồng uốn khúc, dài từ mũi Cà-Mau đến ải Nam-Quan thật linh động. Thế đất Việt-Nam là một con Rồng khi ẩn khi hiện có đỉnh đầu là dãy Thất Sơn (Châu Đốc) có hai mắt là núi Dương đông (Phú-Quốc) và núi Thạch Động Hà-Tiên, vùng Cần-Thơ có miệng là các cửa sông Cửu Long, có chót lưỡi là núi Côn lôn (Côn Đảo).Chấm đậm 12 huyệt sáng-suốt, 6 huyệt chánh, 6 huyệt phụ và huyệt trung ương là huyệt hội các huyệt, mà số 12 huyệt lại thuộc về Tâm điền-huyệt, cho nên khiến các hạng dân trong nước lần lần xu-hướng vào đường đạo hạnh. Các huyệt vừa kết tụ thì các Tôn-giáo, giáo-hội lần lần phát triển, nhân dân mở rộng tâm thiện biết hướng về đạo pháp, biết tín-ngưỡng tu trì. Dân Việt-Nam theo thời cơ thiên-định, tinh-thần rất thông-minh, tài trí, đức hạnh; các hồn linh chuyển kiếp làm con người trong nước, vì mảnh đất Việt-Nam được coi như là một thí điểm. Nam phần Việt-Nam là nơi địa huyệt, thích-hợp với sự tiến hóa của các linh-hồn ấy. Cho nên các linh hồn tốt đẹp, ưu tú khắp nơi hội hiệp tại Nam phần Việt-Nam do luật trời biến động “nguồn ân thánh triết” lâm phàm sẽ thâu các linh hồn ấy vào hàng Môn Đệ của Đức Thượng Đế đúng vào địa-cầu này vậy: Quả đúng như lời tiên-tri của Đức Chí-Tôn về Thượng Ngươn Thánh Đức. Nói đúng ra Việt-Nam là một Thái-cực-đồ trọn vẹn. Việt-Nam là Thánh địa trong toàn thế giới.

c/ - Đền Thánh Cao-Đài đặt trong vùng Thánh Địa Việt-Nam
Ngôi Đền Thánh ở tại Toà Thánh Tây ninh rất nhiều kỳ bí, huyền diệu, nhiệm mầu:

Những sự kỳ diệu của Tòa Thánh:
Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc vĩ đại và kỳ-diệu của Đạo Cao-Đài. Nó kỳ diệu về phương diện vị trí xây cất, kỳ diệu về kiểu cách hình dáng và kỳ diệu về phương pháp kiến trúc.

* Kỳ diệu về vị trí xây cất:
Tòa Thánh được cất ngay trên cuộc đất Lục Long Phò Ấn. Đó là Thánh địa, là đất linh trổ sanh các bậc Phật, Tiên, Thánh, Thần, là nơi mà Thượng Đế lựa chọn để làm

Đền Thờ cho Ngài đến ngự. Tức nhiên Đức Thượng-Đế có cho biết đây là Bạch-Ngọc-Kinh tại thế. Qua bài thơ sau
            Tân tả Bạch-Ngọc-Kinh:
Một Tòa Thiên các ngọc làu làu,
Liền bắc cầu qua nhấp nhóa sao.
Vạn trượng then gài ngăn Bắc Đẩu,
Muôn trùng nhịp khảm hiệp Nam-Tào
Chư Thần chóa mắt màu thường đổi,
Liệt Thánh kinh tâm phép vẫn cao.
Dời đổi chớp giăng đoanh đỡ nỗi.
Vững bền muôn kiếp chẳng hề xao.

* Kỳ diệu về kiểu cách hình dáng:
Bởi vì Đức Chí Tôn có nói: Đức Lý Thái Bạch cất Tòa Thánh theo kiểu vở của Thiên đình.

Kiểu cách hình dáng của Tòa Thánh là một sự phối hợp hài hòa về văn minh kiến trúc của các nền Tôn giáo lớn trên thế giới.

Khi mới thoạt nhìn vào Tòa Thánh, chúng ta thấy nổi bật 2 lầu chuông, trống cao chót vót, tương tự như những tháp chuông của các nhà thờ Thiên Chúa giáo. Ở giữa 2 tháp có tượng Đức Phật Di-Lạc ngự trên nóc với những mái ngói đỏ cong cong chập chùng, tương tự như kiểu dáng của các chùa Phật giáo Trung Hoa.

Nghinh Phong Đài thì bên dưới hình vuông, bên trên hình tròn, chóp tròn, có dáng như những cái tháp của những ngôi Đền Á Rập của Hồi giáo. Ngoài ra còn gợi cho chúng ta hình ảnh Trời tròn Đất vuông, là nơi chứa một kho tàng Vũ Trụ Quan về Kinh Dịch của Nho giáo. Đây là nền tảng cho các nhà Dịch học nghiên cứu sâu vào các con số về kích thước của Tòa Thánh, những cách thức bày trí bên trong, sẽ thấy được những điều kỳ diệu bất ngờ trên những phương-thức về Nho, Y, Lý, Số.

Hình dáng Bát Quái Đài chính là Bát Quái Đồ của Đạo Tiên và trên nóc Bát Quái có 3 pho tượng của 3 vị Phật mà Đạo Bà-La-Môn tôn thờ. Nơi đây là sự phối hợp hài hoà của hai nền triết lý Đông Tây, cổ kim hãn hữu.

Trong Cửu Trùng Đài có 9 cấp bậc từ thấp dần lên cao, giống như 9 bậc phẩm của quan lại trong triều đình Vua chúa theo Nho-giáo thời xưa ở nước Trung Hoa.

Tất cả những hình thức trên thể hiện rất rõ tôn chỉ của Đạo Cao Đài là: Qui nguyên Tam giáo Phục nhứt Ngũ Chi.

* Kỳ diệu về cách thức kiến trúc:
Bởi vì sự tạo tác Tòa Thánh không giống với bất cứ một công trình xây dựng lớn lao của người đời. Thông thường, trước khi xây dựng một công trình to lớn nào, người đời phải nhờ kiến-trúc-sư vẽ kiểu dáng tổng quát, những sự trang trí chi tiết, nghiên cứu nền móng và những kết cấu bê tông, tính toán chọn lựa các thứ vật liệu xây dựng đúng chất lượng cần thiết…rồi phải xin phép cơ quan nhà nước cấp phép xây dựng.

Đối với Tòa Thánh Tây Ninh, Đức Hộ-Pháp xây dựng không có một đồ án chi tiết nào vẽ ra trên giấy hết, cũng như không có sự tham dự của một kiến-trúc-sư hữu hình hay một công ty xây dựng nào, cũng không có một thứ máy móc nào giúp đỡ, chỉ toàn trông cậy vào hai bàn tay với sức lực của con người không chuyên môn. Những người thợ nam nữ làm không lãnh tiền công, ăn chay trường với cháo rau đạm bạc và đặc biệt phải lập thệ là không được cưới vợ hay lấy chồng trong suốt thời gian xây dựng Tòa Thánh, để có đủ Âm Dương tinh khiết trong việc xây dựng Đền thờ, cũng không xin phép xây dựng với một Chánh quyền nào hết. (Tương tự như khi lập Tờ Khai Đạo), bởi vì đây là mối Đạo Trời, mối Đạo của Thượng Đế, chỉ có Thượng Đế cho phép mà thôi.

Đức Lý Thái Bạch giáng cơ dạy Đức Hộ-Pháp về vị trí xây cất Tòa Thánh, về kích thước tổng quát: bề dài, bề ngang, bề cao. Đức Hộ-Pháp cứ theo đó mà chỉ bảo lại cho công thợ làm, chỉ tới đâu làm tới đó, không biết gì thêm. Hết phần đó rồi, Đức Lý Giáo-Tông giáng cơ dạy tiếp, hoặc Đức Hộ-Pháp ban đêm xuất Chơn thần đi lên gặp Đức Lý để nhờ Đức Lý chỉ dạy trực tiếp, hay Đức Hộ-Pháp vào Bạch Ngọc Kinh quan sát tỉ mỉ kiểu vở, ghi nhớ để về bắt chước làm giống theo. Làm như thế suốt trong sáu đợt, công trình mới hoàn tất. Tòa Thánh trở thành một kỳ quan về kiến trúc của nước Việt Nam.

Sau khi xây dựng Tòa Thánh xong, Ban Kiến Trúc mới đo đạc kích thước, vẽ lại họa đồ kiến trúc Tòa Thánh theo đúng qui định của khoa Đại học Kiến trúc ngoài đời. Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc độc đáo, duy nhứt, có sự phối hợp giữa Trời và Người, Thiên khiển Nhơn tạo, nên được mệnh danh là Bạch Ngọc Kinh tại thế, xứng đáng tiêu biểu cho nền Đại-Đạo của Đức Chí Tôn Thượng Đế cứu thế kỳ ba đến bảy trăm ngàn năm..

Thế nên Tòa Thánh là một nơi rất thiêng liêng huyền diệu, hấp dẫn được các bậc chơn tu khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng và lễ bái. Quí vị nầy, sau khi Thiền định trong Tòa Thánh một khoảng thời gian ngắn để dùng huệ nhãn quan sát sự thiêng liêng của Tòa Thánh, họ đều nhìn nhận rằng hồng ân của Thượng Đế bao phủ dẫy đầy Tòa Thánh và điển lành từ cõi thiêng liêng ban rải xuống cho Tòa Thánh liên tục không ngớt, như sương sa. Tất cả đều hơn hẳn các Tòa Thánh khác làm Đền thờ Đấng Thượng Đế trước đây như ở Jérusalem, ở La Mã, hay ở Tây Tạng.

d/ - Chương trình xây cất Đền Thánh:
Lập lại lời Đức Lý Đại Tiên dạy ngay từ lúc khởi đầu rằng:
“Phải cất Thánh-Thất cho xong y như lời dạy, chư Đạo hữu phải hiệp sức nhau đặng lập thành Tòa-Thánh, chi chi cũng ở tại Tây-ninh này mà thôi. Vì là Thánh Địa. Vả lại phong thổ tốt cho nhiều nước ngoại quốc đến đây học Đạo. Lão muốn nơi khác mà Chí-Tôn không chịu.

Thượng-Trung-Nhựt, phải làm thế nào chừa đất dư ra ít nữa là 50 mẫu là trọn cả bản đồ Bạch-Ngọc-kinh và cho đủ Thánh-địa ấy. Hiền hữu đi chọn đất về cho Lão hay, cầu khẩn Chí-Tôn nghe!” (19-01 Đinh-Mão)

Thầy dạy tiếp:
“Các con nghe! Nơi nào Thầy ngự thì nơi ấy là Thánh Địa. Thầy đã ban cho Thần Hoàng Long-Thành thăng lên chức Văn-Xương vào trấn nhậm làng Hiệp-ninh dạy dỗ dân vô Đạo. Thầy ban đặng quyền thưởng phạt đặng răn làng ấy cho đến ngày chúng nó biết ăn-năn cải hối. Vậy thì làng Long-Thành các con khá an lòng.

Còn Tòa-Thánh Thầy muốn để cho có nhơn lực hiệp cùng Thiên ý là hạnh của Thầy, các con nên xem gương mà bắt chước. Từ khi Thầy đến lập Đạo cho đến giờ Thầy chưa hề một mình chuyên quyền bao giờ. Các con lựa chọn nơi nào mà Hội-Thánh vừa lòng thì là đẹp lòng Thầy. Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa-Thánh, chi chi cũng tại Tây-ninh này mà thôi”.
(Ngày 20-01 Đnh-Mão)

e/ - Đức Hộ-Pháp nói về sự huyền linh:
(Ðền Thánh, ngày 8 tháng giêng năm Ðinh Hợi (1947)

“Ngày nay đã dời quả Càn Khôn về Ðền Thánh, Ðức Chí Tôn đã ngự nơi Ngai của Ngài, chúng ta nên mừng cho nhơn loại được ảnh hưởng nơi Ðền Thánh nầy mà tiến hóa mãi lên.

Ðền Thánh kể từ đây không còn ai xem nó là vôi, cát, xi măng nữa, mà là một khối Đức-tin của toàn con cái của Ðức Chí Tôn đã tượng nên hình vậy.

Nhờ những bàn tay khéo léo của mấy em, mấy con, thợ hồ, thợ mộc đã chịu đói rách khổ cực hơn 10 năm trường mới dày công đào tạo nên. Từ đây một sắc dân nào có đủ Đức tin nơi Chí Tôn là Chúa Tể vạn loại thì dầu ở nơi phương trời nào, họ sẽ hướng về Ðền Thánh mà cầu nguyện hàng ngày hàng giờ để mong hưởng phước lành của Ngài.

Ðền Thánh làm xong, nền Ðạo đã vững vàng, chúng ta sẽ dẹp lần cái bạo tàn của đời để dìu dắt nhơn loại đi vào con đường gầy dựng lại trật tự hòa bình cho cái năng lực Nhơn Nghĩa, chúng ta sẽ đem hạnh phúc lại cho thiên hạ trong buổi chuyển thế nầy.

Chúng ta nên mừng vì nhơn loại sẽ nhờ khối đức tin của chúng ta mà hưởng ân huệ của Ðấng Chí Tôn.

Bần Ðạo nhắc lại, Ðức Chí Tôn đã hứa với con cái của Ngài những gì ngày nay chúng ta đã thấy, Ngài cho chúng ta y theo lời hứa. Bần Ðạo đứng tại tòa giảng đây chứng chắc như thế, bởi những công nghiệp phi thường tạo thành trong thời gian qua để làm bằng chứng.

Vì quốc dân Việt Nam ta còn kém đức tin nơi Ngài, nên cơ quan cứu khổ để giải thoát cái ách nặng nề của chúng ta phải còn muộn màng đến ngày nay, mà trước mắt chúng ta còn thấy cái thảm trạng tương tàn tương sát rất đau đớn thương tâm, phải chi quốc dân ta tin thử và cầu nguyện thử đi, rồi coi Ðức Chí Tôn sẽ cho chúng ta y như lời hứa không”

f/ - Toà thánh nơi Thiên đình:
Tất cả nhân sanh đều rõ biết Đền Thánh này là tượng cho Bạch-Ngọc-Kinh tại thế, thì tức nhiên nó cũng phải có một cái gì gọi là tương đương với Bạch Ngọc Kinh trên trời tức là Ngọc-Hư-Cung Linh Tiêu Điện, mà Đức Hộ-Pháp có dịp diện kiến rồi:

Đức Ngài nói:
“Kỳ trước Bần-Đạo dìu-dẫn chư Hiền Hữu vào Linh-Tiêu-Điện (Ngọc-Hư-Cung). Ngày nay Bần Đạo giảng tiếp khi vô Linh-Tiêu Điện.

“Lúc mới tới ngoài, chúng ta ngó thấy lầu các nguy nga, Bần-Đạo có nói dầu cho vị Kiến-trúc-sư nào mà ngó thấy nó rồi thì mơ-mơ mộng-mộng hoài, mơ-mộng cái vẻ đẹp ấy, sợ tới điên chết mà thôi, không thế gì tưởng-tượng được cái đẹp cái khéo của nó đặng.

Lầu các cất bằng ngọc muôn hình ngàn tướng, hễ chúng ta muốn tưởng-tượng cái gì thì có hiện-tượng ra cái nấy, quyền-phép vô biên của Đức Chí-Tôn từ trước đã thành tướng, nó là vạn pháp thành hình, nó huyền-diệu vô biên vô đối, không thể gì tả đặng. Khi chúng ta bước vô dòm lên thấy càn-khôn vũ-trụ minh-mông đại-hải, chúng ta thấy từ trên dài tới dưới, một triều-chánh không có miệng lưỡi nào tả cho đặng, oai-nghiêm huyền-bí làm sao đâu ! Trên hết chúng ta ngó thấy Đức Chí-Tôn ngự với cái triều-nghi của Ngài là Huỳnh-Kim-Khuyết (Lát nữa Bần Đạo sẽ tả cái hình ảnh của Ngài).

Nơi Huỳnh-Kim-Khuyết trên đầu của Ngài nơi xa xa chúng ta thấy vọi vọi, xa nữa chúng ta thấy ba vị Phật mà hiện giờ ta thấy tượng hình trên nóc Bát-Quái-Đài là Brahma Phật, Civa Phật và Christna Phật.

Ngự trên nữa, xa hơn nữa cao vọi-vọi xa-xăm hơn nữa chúng ta không thể gì tưởng-tượng được. Con mắt mình ngó thấy như một đạo hào-quang chớp nhoáng mà không có hình-ảnh gì hết, chiếu-diệu trên cái triều-nghi của Ngài là Huỳnh-Kim-Khuyết, mà dưới Huỳnh-Kim Khuyết là Cửu-Phẩm Thần-Tiên đương ngự triều với Đức Chí-Tôn, oai nghiêm, chúng ta không thể gì tưởng-tượng được.

Oai-nghiêm huyền-bí làm sao, làm sao! Không miệng lưỡi nào tả hình ảnh ra đặng. Nếu may duyên mà chúng ta đoạt Pháp đặng, đoạt-vị đặng, thì dầu chúng ta hàng phẩm dưới cũng không cần gì mơ-mộng tưởng-tượng gì hết, Pháp-thân của chúng ta cũng đến mức đoạt-vị đặng. Còn nếu chúng ta dòm lên thì thấy địa-vị của chúng ta không thấm vào đâu hết, mà hễ dòm lên cao nữa mà so sánh thì địa-vị chúng ta không có nghĩa lý gì hết.!

Còn nếu chúng ta bị đọa thì hại thay, khổ thay, đau-đớn thay, chúng ta thấy cái Triều-nghi xa tuốt mút khỏi con mắt ta rồi nó biến mất. Chúng ta thấy đứng bơ thờ, không biết thân hình đến mức nào hay địa-giới nào, hay mình đến đâu, chỉ đứng đó mà chịu một tấn-tuồng thảm khổ vô đối. Hại thay, cả tội tình đều hiện ra trước mắt chúng ta không thể gì chối cải được, đứng chịu một cách thảm khổ, mình xử lấy mình, hễ xử rồi thì từ từ hạ lần xuống cho tới cửa trần-gian, ấy là cửa Phong-đô đó, chúng ta tự-xử chúng ta đó vậy.

Bây giờ luật triều-nghi của Cửu-Phẩm Thần-Tiên chúng ta ngó thấy khi chúng ta may duyên lập được một địa-vị khả quan, đừng suy đoán, chúng ta sẽ thấy các Đấng ấy cao sang vinh-hiển dường đó. Có nhiều Đấng đến gần Đức Chí-Tôn xấp-xỉ cùng Đức Chí-Tôn cao sang vinh hiển dường ấy, họ đã đoạt đặng huyền-bí mà chúng ta ngó thấy những vinh-quang đều hiện ra một chữ khổ. Các Đấng ấy lập vinh-quang cao trọng là thắng khổ đó vậy. Họ đoạt được cái quyền-năng vi-chủ của họ mà cái khổ muôn triệu vô số trong kiếp sanh của họ, họ đã chịu mà lập-vị vinh-quang. Chính mình ngó thấy ngay Đức Chí Tôn thấy chữ khổ mà Ổng là càn-khôn vũ-trụ, bởi vì Ổng có quyền-năng vi-chủ cái khổ của chúng ta, tưởng-tượng lại coi cái khổ tại sao thắng hơn mình? Tại sao mình không thắng nó nỗi? Xét đoán là tại mình không đủ can đảm, không đủ tinh-thần chịu khổ, sợ khổ rồi không biết vi-chủ cái khổ”. (Con đường Thiêng-liêng Hằng sống)

Yếu tố tam tài rất quan trọng, tuy nhiên trong ba yếu tố này duy chỉ yếu-tố về Nhân là yếu thiết hơn cả. Vì sao? Vì hai phần Thiên và Địa thì Đức Chí-Tôn đã toan liệu, sắp sẵn đâu đó. Chỉ có ở con người phải tự chúng ta chuyển cái tâm cho phù hợp với vũ trụ, với đất trời là được toàn vậy. Các vì Thánh nhân đã nói:
Thiên thời, địa lợi đôi điều sẵn,
Chỉ thiếu hoà Nhơn để hợp quần.
Thiên thời, Địa lợi đôi điều sẵn,

3/ - Yếu-tố NHÂN:
Trước khi làm Môn đệ, Đức Chí-Tôn đã chọn lựa cả rồi, đã tắm rửa từ xác đến hồn cho người được trong sạch cả rồi.

Vì sao ta dám khẳng định?
Bởi Chí-Tôn đã chuẩn bị ngay từ buổi ban đầu:
Khi một người muốn làm Môn đệ của Chí-Tôn phải lập Minh thệ. Hỏi khi đã thề như vậy mà chúng ta giữ đúng có được thăng vào Tam thập lục thiên không? Tất nhiên phải có! Còn nếu phạm tội có bị xử phạt không? Nhứt định cũng có! Vì đây là Thiên điều, là luật. Đối với Pháp-luật đời khi đã ra lịnh, ra án rồi mà người công dân có phạm tội thì Toà án chả lẽ không xử nghiêm minh! Huống chi đây là Thiên luật! Mặc dầu Đức Chí-Tôn không bao giờ phạt, không bao giờ giết, mà còn yêu ái vô tận vô biên, nhưng vì người không chịu làm một đứa con ngoan để xứng đáng hưởng sự yêu ái ấy, chứ nào phải Chí-Tôn thương riêng hay ghét riêng một đứa con nào!

Điều này tất nhiên Chí-Tôn khởi ở con người, chuẩn bị ngay từ khi còn là trứng nước kia mà. Ngài cũng đã nói rằng:
(Dimanche 30 Mai 1926. 19 tháng tư (Bính Dần)

Thầy chẳng hiểu thế nào chư Môn đệ ám muội dường ấy?
"Chiêu kỳ trung độ dẫn hoài sanh" là nghĩa gì?
Dầu cho trẻ con trong bụng cũng phải độ; sao các con lại đuổi thiện nam tín nữ?

Rồi Thầy còn ân cần nhắc nhở tiếp:
Dạy trẻ con toan trước dạy mình,
Cái công giáo-hoá cũng đồng sinh.
Đạo Đời tua biết Đời rằng trọng,
Một điểm quang minh một điểm linh.

Nghĩa là sắp nhỏ của con dạy sau cũng nên người ở đời. Ấy là Đời. Nếu biết trọng Đời thì gắng dạy nó nên hiền. Một điểm quang minh là một hồn người; là vật tối linh của Thầy trân trọng. Nếu con muốn làm lành thì gắng dạy mấy hồn ấy đặng hiền. (Lời giải hai câu thi sau)
(Thánh ngôn I/ 10)

Tức nhiên làm bậc cha mẹ của con cái, thì chính người làm cha mẹ phải hiểu biết trước, phải tu học trước để rồi dạy dỗ cho con cái nên người hữu dụng, đạo đức, nhân nghĩa hoàn toàn. Đây là một quyết tâm.

Nhưng khi nhập vào trường của Đức Chí-Tôn là phải hứa, phải thề. Nghĩa là không dám lơ-là khi đứng trong lòng Thượng-Đế.

a/ - Người Cao-Đài lập minh thệ:
Lời Minh thệ tức là lời hứa cùng với Thiêng liêng, với Chí-Tôn không bao giờ dám sai lời.

“Lời Minh thệ đối với vô vi là Luật Thiên-điều rất quan hệ cho Chức-sắc Thiên-phong, Chức Việc, Bàn-trị-sự cũng như lời Minh thệ của người mới nhập môn cầu Đạo là lời hứa trọn vẹn tín thành cùng các Đấng Thiêng-liêng và Hội-Thánh “không đổi dạ đổi lòng”. Nếu giữ tròn lời Minh thệ cho đến ngày thành công đắc Đạo được ghi tên vào Tiên-tịch, nhược bằng trái lại thất thệ vì “lòng một dạ hai” thì rất uổng một kiếp sanh may duyên gặp Đạo”.

Tính cách quan trọng của lời Minh thệ:
Vì tầm mức quan trọng của lời Minh thệ dường ấy nên Hội Thánh lúc nào cũng ân-cần nhắc nhở.
Đến khi lâm chung bài Kinh cầu hồn khi hấp-hối có câu này và chính đây là sự quyết-định do lời Minh-thệ:
Ớ, Tên họ …Thành tâm cầu nguyện,
Nguyện Chí-Tôn linh hiển độ sanh.
Ăn-năn sám hối tội tình,
Xét câu Minh thệ gởi mình cõi thăng.

Lời Thầy cũng dạy bảo trong buổi khai Đạo rằng:
“Chư Môn-đệ đã lập Minh Thệ rồi, ngày sau tùy Âm chất mỗi đứa mà thăng, hay là tội lỗi mà giáng, song buộc mỗi đứa phải độ cho đặng ít nữa mười hai người”. (TNII/12)

Bởi Cao-Đài Đại-Đạo ngày nay Đức Chí-Tôn có dạy rõ: trên có Tam Thập Lục Thiên (36 từng trời), dưới có Tam Thập Lục Động (36 cõi đất) đó là tượng trưng hai cảnh đọa thăng của con người. Vì vậy mà lời Minh thệ có 36 chữ. Điều ấy chứng tỏ rằng ai giữ đúng chơn truyền của Đại-Đạo thì đường Tiên thong-thả:

Ba mươi sáu cõi Thiên-tào,
Nhập trong Bát-quái mới vào Ngọc-Hư.

Còn nếu người nào thất thệ với Đức Chí-Tôn thì Tam Thập Lục Động lại mời.

Đức Hộ-Pháp cũng nói:
“Về phần Môn-đệ của Đức Chí-Tôn từ buổi đem thân vào cửa Đạo, trong lúc Nhập môn đã quì trước Bửu điện có Bàn Ngũ-Lôi mà lập Minh thệ. Vậy mà:

Than ôi! Cho những người thề như vậy mà cũng không để trọn Đức tin nơi Đức Chí-Tôn lại thối bước ngã lòng, cởi áo Đạo dẹp khăn tu, mong mỏi xu-hướng theo con đường tục lụy, cho nên mới gây ra con đường lằn súng mũi đạn ngày nay.

Vậy thì ai là người thất thệ với Chí-Tôn thì phải sớm thức tỉnh tâm hồn, ăn-năn sám hối cầu xin Đại-Từ Phụ cùng các Đấng Thiêng-Liêng Từ bi ân xá tội-lỗi tiền khiên thì họa may đặng chung hưởng ân huệ của Chí-Tôn ban cho sau này” (ĐHP: 15-9 Bính-Tuất 1946)

Do đó mà phải xét mình trước khi vào Đạo để chính mình nhận định cho kỹ, hầu tạo cho được Đức tin và sự chí thành. Kinh có dạy:“Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp”

Khi vào Đạo rồi tự mình nâng cao phẩm giá mình vào lối cao thượng. Cao thượng hơn người thường nhơn còn nhiều hèn kém và lao khổ này.

b/ - Trong các bí-pháp có mầu nhiệm đắc Đạo, Pháp Chánh-Truyền có dạy rằng:
…Nhờ Ngài và Hội-thánh cầu khẩn, Thầy mới giáng bút truyền các Bí-pháp ấy cho Hộ-Pháp:

“Mừng thay cho nhân loại chút ít rồi. Hội-Thánh chơn truyền Tân pháp đã đạt đặng như phép “Giải-oan”, phép “Khai sanh môn”, Ban Kim quan…lại còn nhiều Bí pháp nữa mà Hộ-Pháp chưa có lịnh truyền và lại bị chúng sanh và Hội-Thánh còn mờ hồ không nạp dụng. Ngày nay chẳng biết các Đấng Thiêng-liêng và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại Bát-Quái-Đài đã thọ lịnh của Thầy mà hành pháp vì thuộc về quyền hành của các Đấng ấy; ngày nay mới tính sao? Trong các bí-pháp có mầu nhiệm đắc Đạo, bây giờ các Đấng ấy cho hay là không? Thảm!...Cười. Nếu Lão có phương chỉnh đốn nền Đạo lại thì đặng, bằng chẳng vậy, thì không có một người đắc Pháp, Cửu Trùng Đài cũng đã yểm quyền Bát-Quái-Đài mà chớ! Thật vậy đó chút”

c/- Đạo mở tức là Cơ Đại-Ân-xá của Đức Chí-Tôn:

Ngài Bảo-Đạo Hồ-Tấn-Khoa có nói:
“Người mới Nhập môn vào Đạo Cao-Đài lập Minh thệ thì đặng hưởng hồng-ân là thọ phép Giải oan. Phép này rửa sạch tội tiền khiên của mình từ trước.

Phép này cũng là một Đại Ân xá những tội tình, nhưng từ ngày Nhập môn về sau thì phải gìn giữ đừng gây thêm tội mới cho đến ngày chết tức là ngày trở về với Đức Chí-Tôn (Đại-Từ-Phụ) thì được nhẹ nhàng rất nhiều rồi.

Ngoài Bí-Pháp giải-oan này Đức Chí-Tôn còn ban cho Pháp Tắm Thánh, pháp làm Hôn phối và đặc biệt nhứt là phép xác và phép độ thăng.

Người Tín-hữu Cao-Đài nào giữ được 10 ngày chay trong mỗi tháng đổ lên được thọ truyền bửu pháp tức là hưởng được phép xác, cắt hết 7 dây oan-nghiệt. Linh-hồn không còn bị ràng buộc với thi hài bởi 7 dây oan-nghiệt nữa nên được xuất ra nhẹ-nhàng về cõi Thiêng-liêng hằng sống.

Còn phép độ thăng là để giúp cho linh hồn những Chức-sắc được nhập vào Bát-Quái-Đài dễ-dàng hơn”.

Cho chí đến Thiên-phong Chức-sắc như hai vị Đầu-sư khi lãnh nhiệm vụ cũng phải thề. Thánh ngôn dạy:
“Cả thảy Môn đệ phân làm ba ban, đều quì xuống, biểu Tắc leo lên bàn, con chấp bút bằng nhang, đến bàn Ngũ Lôi đặng Thầy triệu nó đến, rồi mới tới trước mặt Tắc, đặng Thầy trục xuất Chơn Thần nó ra, nhớ biểu Hậu, Ðức xông hương tay của chúng nó, như Em có giựt mình té thì đỡ.

Rồi biểu hai vị Ðầu Sư xuống ngai, quì đến trước mặt Ngũ Lôi, hai tay chấp trên đầu, quì ngay bùa Kim Quang Tiên mà thề như vầy:

"Tôi là Lê Văn Trung tự Thiên Ân là Thượng Trung Nhựt và Lê Văn Lịch tự Thiên Ân là Ngọc Lịch Nguyệt, thề Hoàng Thiên, Hậu Thổ, trước Bửu Pháp Ngũ Lôi rằng làm trọn Thiên Ðạo mà dìu dắt cả mấy em chúng tôi đều là Môn đệ của Cao Ðài Ngọc Ðế; nhứt nhứt do lịnh Thầy phân định chẳng dám chuyên quyền mà lập thành tả đạo; như ngày sau hữu tội thì thề có Ngũ Lôi tru diệt."

Ðến bàn Vi Hộ-Pháp cũng quì xuống, vái y vậy, đều câu sau thì như vầy:
"Như ngày sau phạm Thiên Ðiều thề có Hộ-Pháp đọa Tam Ðồ bất năng thoát tục."

Rồi mới biểu Giảng xướng lại nữa "Phục vị", thì nhị Ðầu Sư trở lại ngồi trên ngai. Chư Môn-đệ đều đến lạy mỗi người hai lạy.

Tới phiên các Môn đệ, từ người đến bàn Ngũ Lôi mà thề rằng:
Tên gì? Họ gì? “Thề rằng: Từ đây biết một Ðạo Cao Ðài Ngọc Ðế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn đệ, gìn luật lệ Cao Ðài, như sau có lòng hai thì Thiên tru Ðịa lục." (36 chữ)
Tới trước bàn Hộ-Pháp cũng thề như vậy, rồi mới đến lạy nhị Ðầu Sư.”

d/ - Cơ khảo thí:
Qua bao sự dẫn chứng trên để thấy rằng mỗi mỗi đều được Đức Chí-Tôn tắm gội bằng nước Ma-Ha cả rồi. Nhưng chưa khi nào được toàn như lời Thầy mong ước. Cũng bởi đó mới có cơ khảo thí lọc lừa của Chí-Tôn trong buổi này mà thôi: “Khảo thí lọc lừa tường hắc bạch”.

Thầy dạy:
Như Nhãn, con nghe Thầy:
Khi giáng trần "Chí Tôn Phật Tổ", Thầy duy đặng có bốn Môn đệ, chúng nó đều chối Thầy.

Khi giáng lập Ðạo Tiên, Thầy có một trò là Nguơn Thỉ.
Khi lập Ðạo Thánh, thì đặng 12 môn đệ, song đến khi bị bắt và hành hình, thì chúng nó đều trốn hết, lại còn bán xác Thầy nữa.

Còn nay, Thầy đã sắm sẵn Môn đệ cho con cũng đã nhiều, con đừng thối chí. Thầy thường than rằng: Ðạo phát trễ một ngày là một ngày hại nhơn sanh, nên Thầy nôn nóng, nhưng thiên cơ chẳng nghịch đặng, ma quỉ hằng phá chánh mà giữ tà, chư Tiên Phật trước chưa hề tránh khỏi. Còn cái địa vị cao trọng nó làm cho nhơn tâm ganh gổ, con phải lấy Phật-Tâm con mà dòm ngó đám sanh linh bị phạt, luân hồi chưa dứt thì tưởng đến Thầy mà cam chịu nhục nhã, lòng từ bi có vậy mới xứng đáng là tôi con Thầy.

Nếu Thầy dùng quyền pháp Chí Tôn thì mất lẽ công bình thiêng liêng tạo hóa. Con cứ lo lập luật, để công phổ độ cho chư Đạo hữu con hưởng chút ít.

Lâm thị ái nữ, nếu Thầy phải đổ tội cho ai thì Thầy phải nói vì con phổ độ trễ, con nêu ra sự ngăn cản ấy, con hiểu tại sao chăng?
- Tại lời dèm pha của phái phụ nữ mà ra nỗi ấy!

Các con phải gắng sức, Thầy hằng ở bên các con, chẳng hề bỏ các con buổi nào, thì tưởng chưa ai phá Ðạo đặng.
Như Nhãn, con nhớ lời tiên tri của Thầy, đọc Thánh Ngôn lại.”

6 - ĐẠO LÀ SỰ SỐNG TRONG CÀN KHÔN VŨ TRỤ
Đức Hộ-Pháp thuyết tại Ðền Thánh, thời Tý mồng 9 tháng giêng năm Mậu Tý (dl. 19-02-1948)

“Vì cớ nào đã 23 năm mà nhơn loại chưa hưởng được hồng ân của Chí Tôn chan rưới nơi mặt thế này?
…Bần Ðạo đã thuyết mấy kỳ trước: Một nền Chánh giáo dầu Bí-pháp, dầu Thể-pháp phải có thiệt tướng như thế mới ra một nền Chánh giáo. Ngày nay là ngày Chí Tôn đến cùng ta, kỹ-niệm nầy, bất tiêu bất diệt. Bần Ðạo đã thuyết vì cớ nào từ tạo Thiên lập Ðịa đến giờ, nhơn loại vẫn khư khư tầm Ðạo. Chúng ta chán thấy rằng, nhơn loại trên địa cầu nầy thay đổi nhiều lớp mà nay chúng ta còn tồn tại đây, theo Chơn pháp để lại tính ra đến nay là 3 lần 36 ngàn năm. Thành ra từ mặt địa cầu có nhơn loại đến giờ là 108.000 năm. Trong 108.000 năm biết bao nhiêu thay đổi, đáng lẽ nhơn loại đã quên Chí Tôn mà chớ, sao vẫn nhớ mãi mà thôi? Bởi chẳng nhớ Ngài chẳng đặng.

Tại sao không nhớ Ngài không đặng?
Nhơn loại đang đi tìm, khao khát cái danh từ, tên tuổi của Ngài. Các dân tộc đang tìm tòi vì biết nhìn Ngài là người chủ quyền tạo đoan Càn Khôn Thế Giới. Ai đã dạy họ, ai chỉ cho họ, ai buộc họ, mà họ biết chơn lý chỗ nào mà theo, một điều là người nào cũng vẫn tìm tòi mãi điều ấy mà thôi. Bần Ðạo không nói riêng về loài người, dầu vật loại vô tri vô giác hay hữu tri hữu giác cũng vẫn tìm Người mãi mãi.

Ta thấy vật vô tri vô giác như đá, sắt là bất động vật, rõ ràng không âm thinh, chỉ có sắc tướng ta thấy chắc trí giác đã thế nào. Bần-Ðạo xin hỏi đá tìm ai? Kiếm ai mà cục nầy chồng chất lên cục kia, leo trên nhau mà thành ra hòn núi?
- Ðặng tìm kiếm khối sanh quang của nó.

Vật hữu sanh, chúng ta thấy cây lúa mới cấy nó nằm nghiêng, sau khi sống nó đứng thẳng đầu lên. Hỏi nó tìm ai? Tìm Ðấng Tạo Ðoan. Cây trong rừng hoặc trong vườn bị che khuất còn biết nghiêng mình, nảy chồi đâm tược. Hỏi tìm ai? Tìm Ðấng Tạo Ðoan. Ấy là vật vô tri vô giác. Còn người tại sao bỏ không đặng? Hễ không bỏ Ðấng Tạo Ðoan đặng thì phải tìm tòi mãi, gọi là tầm Ðạo. Ðạo là cơ quan bí mật làm cho Trời Người hiệp một trong sự sống của Càn Khôn Vũ Trụ, nên con người vẫn đi tìm nguyên do sự sống ấy, xem thế tức là đi tìm Ðạo đó.

Chúng ta buổi mới sanh ra còn anh hài không đủ trí thức xét đoán, chúng ta đã thấy gì? Thấy trước mắt vạn vật hữu sanh, đó chẳng qua là những bạn đồng sanh với chúng ta mà thôi. Khi được năm ba tuổi rồi, cả vạn vật đối với sự sống của ta rất hữu tình như thế nào, ấy là mức đầu tiên làm cho tinh thần con người tự tỉnh. Quan niệm của vạn vật đối với con người rất nên mật thiết, dầu vật ấy hung tàn đối với con người, tình thân ái giao hảo vẫn liên quan mật thiết. Chúng ta thấy cọp beo, sấu, hùm, gấu làm cho ta sợ sệt sự hung-dữ của nó có thể hại sanh mạng của ta được, nên mới kiêng sợ như vậy. Ngoài ra toàn vạn vật đều có tình hữu ái đối với ta “Khuyển thủ dạ, kê tư thần, tầm thổ tư, phong nhưỡng mật”. Ta thấy cả vạn vật ấy đối với ta rất có cảm tình, bởi lẽ đồng sanh, như đứa con nít thấy con bướm đẹp-đẽ thì mê lắm, tìm bắt, đến khi gặp con ong chích thì sợ sệt, mấy điều ấy làm cho con người tự tỉnh, đi tìm nguyên do của sự sống ấy, đó là khởi bước đầu sự tầm Ðạo.

Lớn lên chút nữa, biết ái-tình chung trong gia đình hay xã hội, biết thân danh chung. Phận-sự của người giữ Ðạo là giữ sự đồng sống trong khuôn khổ xã hội, tức nhiên tìm mối đồng sanh của cơ tạo đoan ấy. Thân danh ta đối với xã hội nhơn quần, ta thấy xã hội đối với ta như thế nào và ta phải đối lại như thế nào? Thật sự là tìm phương thế đặng tôn sùng sự sống chung của nhau mà thôi. Vì sự sống của vạn-vật, của loài người sản xuất do Ðấng Tạo đoan là Chí-Tôn, nên chữ Ðạo nó liên hệ mật-thiết với loài người thế nào thì nó liên hệ mật thiết với Chí-Tôn dường ấy, nên Ngài mới đến đặng thức tỉnh chúng ta biết, hiểu. Ngài là chủ của sự sống, đến đem sự sống lại, trừ diệt cho tiêu tan ác nghiệt. Ngài đem đến sự sống để trước mắt nhơn loại, như nhắc nhở họ phải tôn sùng cái sống chung của nhau. Hễ tôn sùng, tức nhiên phải nhìn Ðấng Tạo-đoan đã ban cho chúng ta mạng sống, cho ta nhứt điểm linh quang, mới biết phân biệt hiền với ác, chánh với tà, để làm biểu hiệu cho con người thức giấc mê, tìm hiểu chơn lý của sự sống như thế nào, đặng trở lộn lại sống theo tinh thần của Thánh Hiền hay sống theo tánh hung bạo tàn ác của con vật? Cốt yếu đem cái sống Thánh Hiền ấy là cái sống của Chí-Tôn ban cho, là vật báu để trong mình, vật ấy quí hóa không phải hèn hạ.

Giờ đây Chí-Tôn đến mặt thế nầy, đặng làm cho nhơn loại biết tôn trọng sự sống ấy trong khuôn khổ của Chí-Tôn định, hiệp tâm lý trở lại làm một trong tình thân ái Đại-đồng. Chơn-pháp của Chí-Tôn đem đến với chúng ta đã 23 năm nay là vậy, nếu chúng ta đã mang danh thể của Ngài, trước chúng ta chẳng tự mình lập phương pháp làm kiểu mẫu cho thiên hạ nhìn Ðạo Cao-Ðài là Chánh giáo, thế nào làm khuôn mẫu cho cả toàn tâm lý loài người đồ theo thì chúng ta thất hiếu cùng Chí Tôn lắm vậy!”.

7 - Văn-Vương ở Dữu Lý chịu bảy năm ngồi ngục
Đức Hộ-Pháp là người nắm Pháp của Tam-Kỳ Phổ-Độ, tức nhiên là Giáo-Chủ của nền Đại-Đạo ngày nay.

Xưa Vua Văn-Vương ở Dữu Lý chịu bảy năm ngồi ngục mà làm nên bộ Kinh Dịch truyền lại cho đời, rồi gầy dựng sự nghiệp nhà Châu buổi nọ.

Nay Đức Hộ-Pháp Giáo-chủ Đạo Cao-Đài thọ nạn để giải ách nô lệ cho dân tộc Việt Nam vào ngày 25-6 Tân Tỵ (1941) Đức Ngài chịu 5 năm 2 tháng (5+2=7) bị lưu đày sang Hải Đảo Madagascar ở Phi châu như Văn Vương bị giam ở Dữu-Lý vậy, nhưng Đức Ngài còn kém hơn Vua văn Vương những 1 năm 10 tháng kia mà!

Đức Hộ-Pháp, Ngài nói rằng:
“Thọ lãnh thiên mạng với chơn lý chánh đáng là một Giáo-chủ hướng dẫn con cái Đức Chí-Tôn với một tinh thần đạo-đức trong phạm vi đạo giáo mà thôi.

Lấy một thiên tài, phận sự một công dân tạo hạnh phúc cho giống nòi Việt-Nam, gây dựng lập trường vững chắc và mới mẻ, chờ tiếp rước bậc hiền nhân, chí sĩ do giọt máu con Hồng cháu Lạc tức là dòng dõi của tiền đồ lưu lại, thành lập quốc gia công bình, chơn chánh, vị tha, không ham danh, chẳng màng lợi, mới có thể thuần túy được.”

Nhưng, nợ trả vay xương máu chưa dứt sớm được là bởi số kiếp của dân tộc Việt-Nam, ách tương tàn cốt nhục vốn mãi kéo dài, khiến cho Pháp sớm đưa Đức Ngài về Tổ đình Tây-ninh vào ngày 22 tháng 8 năm Bính-Tuất (1946) tức là sau 5 năm 2 tháng. Sau khi bị lưu đày nơi Hải đảo Madagascar Ngài than rằng:

“Còn thiếu 1 năm 10 tháng mới may ra giải khổ, chấm dứt được, lẽ dĩ nhiên luật công bình tạo hóa, ta dầu muốn cũng không hề sửa cải được”.

Khi đến Mã Đảo (Madagascar) Ngài và chư Chức Sắc bị giam đến ngày 24-11-1944, mới được ra ngoài làm lụng. Trong những năm tháng bị lưu đày khổ sở, Đức Phạm Hộ-Pháp luôn luôn được các Đấng thiêng-liêng che chở, thoát khỏi được nhiều tai nạn hiểm nghèo, mà người Pháp muốn dùng cách đó để gián-tiếp giết chết Đức Hộ-Pháp.
 Home       1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ]  [ 7 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét