Nếu nói về vần quốc-ngữ
thì tiếng Việt có đủ cả nguyên-âm và phụ-âm
ấy là lý Âm Dương trong chữ Việt:
ấy là lý Âm Dương trong chữ Việt:
1/ - Nguyên Âm:
Kể từ gốc thì có 5
nguyên-âm là: A, E, O,(I-Y),U tượng cho Ngũ hành.Gọi là 5 vì có hai chữ I,Y
cùng đồng âm với nhau. Nhưng là 6 vì lý Dịch là biến, mới bao quát cả càn khôn
được. Đặc biệt nguyên âm là có tính cách trung-tín; nghĩa là một vần đơn phương
đọc lên có đủ nghĩa, ví như Trò A, Trò E.
Có 6 vần tức là Tam Âm,
tam Dương.
2/ - Phụ Âm:
Phụ âm là những vần còn lại
như: B,C,D,G,H… Những vần này phải ghép với một nguyên âm, mới có nghĩa, như:
Ba, Be, Bê…
3/ - Lý Âm Dương gắn liền trong mỗi từ.
Như đã biết vần Việt-Nam
có hai loại: Nguyên âm và Phụ âm. Nguyên âm là Dương, phụ âm là Âm.
Trong các nguyên-âm phải kể
đến 5 vần chánh, tượng là NGŨ-HÀNH khi biến thái từ vần Tây-phương qua Đông
phương, có 5 nhóm:
* AĂÂ, OÔƠ là hai nhóm, mỗi
nhóm có 3 vần (con số 2 mà 3)
* EÊ, IY, UƯ là ba nhóm, mỗi
nhóm có hai vần (con số 3 mà 2), cộng chung là 5 nhóm.
Con số 2 là Thiếu âm, số 3
là Thiếu dương; cọng chung cũng là 5. Như trên đã nói về nguyên âm đơn có 5
nhóm. Nguyên âm biến thể có 5 nhóm; chính là ngũ-hành âm và ngũ hành dương đó vậy.
Hai con số 5 này còn gọi là cơ nhị ngũ.
Nếu cộng hai nhóm ba vần ở
trên thì có 6 vần và ba nhóm dưới cũng có 6 vần. Như vậy có đến hai lần số 6 tức
là 6 Âm, 6 Dương họp chung là 12. Số 1 đứng trước số 2, ấy là Thái cực đứng trước
Lưỡng nghi, chứng tỏ một quyền-năng tối thượng trong đó. Vả lại số 12 là con số
riêng của Thầy, như lời Thầy xác định:
“Thập nhị khai Thiên là Thầy,
Chúa cả càn khôn thế giái, nắm trọn Thập Nhị Thời Thần vào tay. Số 12 là số
riêng của Thầy”
Trong các dấu, cũng có 5 dấu,
tượng là NGŨ KHÍ. dấu sắc ( ′ ), dấu huyền ( ` ), dấu nặng ( . ), dấu hỏi ( ?
), dấu ngã ( ~ ). Chỉ với 5 dấu này đã biến đổi ý-nghĩa của chữ một cách nhanh
chóng, không như tiếng Pháp hay tiếng Anh phải có tiếp-đầu-ngữ hay tiếp-vỹ-ngữ;
còn tiếng Việt chỉ xê dịch một dấu là chuyển cả âm lẫn ý.
Tóm lại: Có 3 con số Ngũ
cũng hội tụ đủ trong qui luật Tam tài:
- Năm dấu tượng cho cơ
thiên là Ngũ khí.
- Năm nhóm nguyên âm đơn
là cơ Địa, là Ngũ hành.
- Năm nhóm nguyên âm kép
là cơ Nhân, Ngũ tạng.
Như vậy ba giai đoạn thành
hình số ngũ:
Nhứt ngũ là do (1+4) tức
là Thái Dương 1 hợp với Thái Âm. 4.
Nhị ngũ tức là (2+3) là do
Thiếu Âm 2 cộng với Thiếu Dương 3.
Tam Ngũ (3x5) là 15, do
Ngũ khí (5) hợp với Ngũ hành (5) và ngũ tạng (5)
4/ - Sự giản dị của chữ quốc ngữ:
Thí-dụ: BA là cha, là giống
đực (Masculin), muốn chuyển sang giống cái (Féminin) thì chỉ thêm một dấu huyền
là đủ: BÀ. Nói chung, tiếng Việt-Nam đủ yếu-tố của một thứ chữ được hình thành
bằng lý Âm dương, ngũ hành, tam tài, tứ tượng, Bát quái để cho Đông Tây hòa hợp
nhau trong lý-tưởng Đại-Đồng không phải là sự khó-khăn.
Lý Âm Dương còn thể hiện ở
các từ ngữ nữa, như:
Đạo-đức: Đạo là dương, vì
nó còn ẩn tàng trong tâm của người. Đức là Âm: vì nó được thể hiện ra ngoài bằng
tình thương, lòng nhân-ái, làm việc nghĩa…
Thế nên, các từ ngữ kép của
tiếng Việt ngày xưa phải viết có dấu gạch nối (gọi là Trait d’union). Thật ra dấu
gạch nối này nó có một giá trị rất cao quí, chứng tỏ rằng âm dương không xa lìa
nhau. Có rất nhiều từ ghép: Hoặc danh-từ, hoặc Tĩnh-từ, hoặc động-từ… vì thật
ra có những từ ghép này nếu đứng riêng thì không có nghĩa, như: Trẻ con la ầm-ĩ.
Mặt giấy phẳng-phiu. Thân hình tròn-trịa, trắng-trẻo, bóng-loáng… Nếu không có
dấu nối thì những từ theo sau sẽ không có ý-nghĩa gì cả.
Tóm lại văn hoá Việt-Nam sẽ
là Đại-Đồng:
Thế nên Thầy cũng đã dùng
Quốc ngữ làm chính tự.
Đức Hộ-Pháp còn giải rõ
thêm:
“Trừ ra các Kinh-điển
Hán-văn hay là Pháp văn cùng của các nước khác, xưa để lại, rõ hữu ích cho Đạo
lược dịch ra, thì Tôi chẳng luận chi, chớ Tôi thấy phần nhiều sách vở của nhiều
người Đạo-hữu viết ra chẳng dùng văn-từ lý-lẽ giản-dị, làm cho phần đông coi
không hiểu thấu nên không bổ ích chi cho Đạo hết.
Rất đỗi là Thầy còn phải
dùng tiếng nói dễ dàng, rẻ-rúng mà làm Thi dạy Đạo thay! Nhờ vậy mà văn-từ của
Thầy ai coi cũng hiểu. Tôi dám chắc rằng tuy vậy mặc dầu mà cái ngòi văn tuyệt
bút rõ-ràng, hễ càng thấu tứ lại càng thâm-thúy nơi lòng.
Tôi nhớ có một phen kẻ nghịch
Đạo để lời dèm pha biếm-nhẻ rằng văn-từ của Thầy xem rất thường tình. Tôi chấp
bút phân-phiền cùng Thầy. Thầy dạy rằng:
“Con ôi! Trong anh em của
con phần dốt nhiều hơn phần hay chữ, đứa ám-muội đông hơn đứa thông minh, Thầy
đến chăm-nom dạy-dỗ đứa ngu-dốt hơn là đứa hay giỏi; thà là đứa sáng khôn quá
hiểu mà chê Thầy hơn là đứa dốt nghe Đạo Thầy không rõ lý. Thầy cười rồi tiếp nữa
rằng:
- Thầy muốn Đạo của Thầy
làm thế nào cho trẻ con nên ba tuổi cũng hiểu đặng, con nghĩ sao con? Lại cười
nữa! Tôi hiểu lòng nhơn-từ quá lẽ của Thầy cũng bắt tức cười theo” (Phương Tu Đại-Đạo)
9 - Ngũ Giới cấm
Nhứt bất sát sanh
Nhì bất du đạo
Tam bất tà dâm
Tứ bất tửu nhục
Ngũ bất vọng ngữ
Từ Phật-giáo đến Cao-Đài Đại-Đạo
đều dạy Ngũ Giới cấm là năm điều răn cấm:
1/ - Nhứt bất sát sanh: là chẳng nên sát hại sanh vật. Người không sát sanh thì biết tu tâm, Hỏa
khí không bị hao mòn và giữ được lòng Nhân. Giới tâm kinh rằng:
Làm người Nhân Nghĩa giữ
tròn.
Muôn năm bóng khuất tiếng
còn bay xa
Bởi trong sự tiến hoá của
Bát hồn thì vạn vật chính là em út của mình chưa tấn hoá, ta ăn thịt chúng tức
là phạm điều Nhân.
Thánh ngôn Thầy dạy:
Vì sao phải cấm sát sanh?
“Thầy đã nói với các con rằng:
Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giới thì Khí Hư Vô sanh ra có một Thầy và
ngôi của Thầy là Thái Cực.
Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng
Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô
cùng, mới lập ra Càn Khôn Thế Giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật
là: Vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm, gọi là chúng sanh.
Các con đủ hiểu rằng:
Chi chi hữu sanh cũng do bởi
chơn linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là cha của sự sống, vì vậy mà
lòng háo sanh của Thầy không cùng tận.
Cái sống của cả chúng sanh
Thầy phân phát khắp
Càn Khôn Thế Giới, chẳng
khác nào như một nhành hoa trong cội, nó phải đủ ngày giờ Thầy nhứt định mới trổ
bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm; nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng
thì là sát một kiếp sanh không cho biến hóa.
Mỗi mạng sống đều hữu căn
hữu kiếp, dầu nguyên sanh hay hóa sanh cũng vậy, đến thế nầy lâu mau đều định
trước, nếu ai giết mạng sống đều chịu quả báo không sai; biết đâu là cái kiếp
sanh ấy chẳng phải là Tiên, Phật bị đọa luân hồi mà ra đến đỗi ấy.
Cái mạng sống là Thầy, mà
giết Thầy thì không phải dễ, các con gắng dạy nhơn sanh điều ấy.”
2/ - Nhì bất du đạo: là cấm trộm cướp. Người mà lòng không trộm cướp, tham lam của người, thì Can (gan) không bị
xao động, Mộc khí không bị hao mòn, tức nhiên giữ được chữ “Nghĩa” là người có
Nghĩa.
Vì sao không được gian tham? Trộm cướp?
“Ôi! Thầy sanh các con thì phải yêu trọng các con chẳng cùng, mà Thầy cho
các con đến thế giới nầy với một Thánh thể thiêng liêng, y như hình ảnh của Thầy, không ăn mà
sống, không mặc mà lành, các con lại không chịu, nghe điều cám dỗ mê luyến hồng
trần, ăn cho phải bị đọa, dâm cho phải bị đày, nên chịu nạn áo cơm, dục quyền cầu lợi.
LỢI, Thầy cũng đã dành cho
các con chung hưởng cùng nhau mà cũng vì tham, đứa chứa nhiều, đứa chịu đói.
QUYỀN, Thầy cũng ban cho
các con in như Thầy đã ban cho chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, hầu cho đủ thế kềm
thúc lấy nhau đặng giữ vẹn Thánh chất yêu sanh của Thầy, mà quyền ấy trở nên một
cơ thể buộc trói nhơn sanh trong vòng tôi mọi. Ôi! Thảm thay! Cái thất vọng của
Thầy nên ghê gớm, các con có hiểu vì sao mà cả nhơn sanh gian tham chăng?
Thì cũng muốn cho nhiều
sanh mạng chịu phục dưới quyền thế lợi lộc đó, vậy sự yếu trọng của con người
là nạn cơm áo, nắm chặc quyền phân phát cơm áo, thì chưa ai đã chịu thọ sanh nơi
thế nầy lánh khỏi.
Muốn cho đặng quyền hành ấy
thì làm thế nào?
Dùng hết mưu chước quỉ quyệt,
thâu đoạt cho đặng lợi lộc quyền thế cho nhiều, vì vậy mà đời trở nên trường hỗn
độn, tranh tranh, đấu đấu, giựt giựt, giành giành, gây nên mối loạn, nhơn loại
nghịch lẫn nhau giúp cho phép tà quyền, mạnh hơn, yếu thiệt, mất phép công bình
thiêng liêng tạo hóa; cái trường thảm khổ của thế gian cũng do nơi đó mà ra.
Vậy gian tham đã thâm nhập
vào lòng, thì lòng hết đạo đức.
Tham gian nhập vào nhà,
thì nhà không chánh giáo.
Tham gian đã nhập vào nước,
thì nước hết chơn trị.
Tham gian đã lộng toàn thế
giới, thì thế giới hết Thánh Thần, Thầy không cần nói sự gian tham có thể giục
các con lỗi đạo cùng Thầy mà bị lắm điều tội lỗi. Ấy vậy gian tham là trọng tội.”
3/ - Tam bất tà dâm: là cấm lấy vợ người, thả theo đàng điếm, xúi giục người làm loạn luân thường;
hoặc thấy sắc dậy lòng tà, hoặc lấy lời gieo tình huê nguyệt. Người không tà
dâm, thì không bị bại Thận, Thủy khí không bị hao mòn, tức nhiên giữ được chữ
“Lễ” là người có Lễ. Nhưng chẳng phải chỉ bao nhiêu ấy mà đủ.
“Vì sao tội tà dâm là trọng
tội?
Phàm xác thân con người,
tuy mắt phàm coi thân hình như một, chớ kỳ trung nơi bổn thân vốn một khối chất
chứa vàn vàn, muôn muôn sanh vật. Những sanh vật ấy cấu kết nhau mà thành khối
(la formation des cellules). Vật ấy có tánh linh. Vì vật chất nuôi nấng nó cũng
đều là sanh vật; tỷ như rau, cỏ, cây, trái, lúa gạo, mọi lương vật đều cũng có
chất sanh.
Nếu nó không có chất sanh
thì thế nào tươi tắn và chứa sự sống, như nó khô rũ thì là nó chết. Mà các con
nào ăn vật khô héo bao giờ. Còn như nhờ lửa mà nấu, thì là phương pháp tẩy trược
đó mà thôi, chớ sanh vật bị nấu chưa hề phải chết.
Các vật thực vào tỳ vị, lại
biến ra khí; khí mới biến ra huyết. Nó có thể huờn ra nhơn hình, mới có sanh sanh
tử tử của kiếp nhơn loại. Vì vậy một giọt máu là một khối chơn linh.
Như các con dâm quá độ thì
là sát mạng chơn linh ấy. Khi các con thoát xác thì nó đến tại Nghiệt-Ðài mà kiện
các con. Các con chẳng hề chối tội đặng.
Vậy phải giữ gìn giới cấm ấy
cho lắm!”
4/ - Tứ bất tửu nhục: là cấm say mê rượu thịt, ăn uống quá độ, rối loạn tâm thần, làm cho náo động
xóm làng, hoặc miệng ước rượu ngon, bụng mơ đồ mỹ vị. Người không ăn uống quá độ,
thì không bị phạt Tỳ, Thổ khí không bị hao mòn, tức nhiên giữ được chữ “Trí”,
là người có Trí sáng suốt.
Vì sao phải Giái Tửu?
Thầy đã dạy rằng: Thân thể
con người là một khối chơn linh cấu kết, những chơn linh ấy đều là hằng sống;
phải hiểu rằng: Ngũ tạng, lục phủ cũng là khối sanh vật mà thành ra, nhưng phận
sự chúng nó làm, thảng hiểu biết hay là không hiểu biết, đều do nơi mạng lịnh
Thầy đã phán dạy.
Vậy Thầy lấy hình chất xác
phàm của các con mà giảng dạy. Trước Thầy nói vì cớ nào rượu làm hại cho thân
thể con người về phần xác. Hình chất con người vẫn là thú, phải ăn uống mới
nuôi sự sống, như rượu vào tỳ vị, nó chạy vào ngũ tạng lục phủ hết, thì trái
tim con người chẳng khác nào như cái máy chánh để trữ sự sống, cũng phải bị
thâm nhập vào làm cho sự lao động quá chừng đỗi thiên nhiên đã định, thôi thúc
huyết mạch phải vận động một cách vô chừng, mà làm cho sanh khí nơi phổi chẳng
đủ ngày giờ nhuận huyết tinh sạch cho đặng. Trược huyết ấy thối lại cùng trong
thân thể, để vật chất ô trược vào trong sanh vật, mỗi khối ăn nhằm phải bịnh, một
ngày thêm một chút, hết cường tráng, cốt tủy lần lần phải chết thì thân thể các
con phải chết theo.
Nhiều kẻ phải bị chết nửa
thân mình vì rượu, nên ra đến đỗi.
Thầy dạy về cái hại phần hồn
các con.
Thầy nói cái chơn thần là
nhị xác thân các con, là khí chất (le sperme évaporé), nó bao bọc thân thể các
con như khuôn bọc vậy, nơi trung tim của nó là óc, nơi cửa xuất nhập của nó là
mỏ ác, gọi tiếng chữ là Vi Hộ, nơi ấy Hộ-Pháp hằng đứng mà gìn giữ chơn linh
các con, khi luyện thành đạo, đặng hiệp một với Khí, rồi mới đưa thấu đến chơn
thần, hiệp một mà siêu phàm nhập Thánh.
Vậy thì óc là nguồn cội của
Khí mà óc cũng bị huyết vận động vô chừng, làm cho đến đỗi loạn tán đi thì chơn
thần thế nào đặng an tịnh điều khiển, thân thể phải ra ngây dại, trở lại chất
thú hình, mất phẩm nhơn loại rồi, còn mong chi đặng phẩm Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Lại nữa, buổi loạn thần ấy để cửa trống cho tà mị xung đột vào, giục các con
làm việc tội tình mà phải chịu phận luân hồi muôn kiếp.
Vậy Thầy cấm các con uống
rượu, nghe à!”.
5/ - Ngũ bất vọng ngữ: là cấm xảo trá, láo xược, gạt gẫm người, khoe mình, bày lỗi người, chuyện
quấy nói phải, chuyện phải thêu dệt ra quấy. Nhạo báng, chê bai, nói hành kẻ
khác, xúi giục người hờn giận, kiện thưa xa cách; ăn nói lỗ mãng, thô tục; chửi
rủa người, hủy báng Tôn Giáo, nói ra không giữ lời hứa. Người không nói dối,
nói nhiều lời thất đức, thì cái phổi được yên tịnh, Kim khí không bị hao mòn, tức
nhiên giữ được chữ “Tín”, là con người có “Tín”, đáng tin cậy.
Tại sao cấm Vọng Ngữ?
Thầy đã nói rằng nơi thân
phàm các con, mỗi đứa Thầy đều cho một chơn linh gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn.
Thầy tưởng chẳng cần nói các con cũng hiểu rõ rằng: Ðấng chơn linh ấy vốn vô
tư, mà lại đặng phép giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Ðấng
Trọn Lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt điều lành và việc dữ đều ghi chép không
sai, đặng dâng vào Tòa Phán Xét, bởi vậy nên một mảy không qua, dữ lành đều có
trả; lại nữa, các chơn linh ấy, tánh Thánh nơi mình đã chẳng phải gìn giữ các
con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con, thường nghe đời gọi là "lộn lương tâm”
là đó.
Bởi vậy chư Hiền, chư
Thánh Nho nói rằng
"Khi nhơn tức khi tâm."
"Hoạch tội ư Thiên, vô sở đảo dã."
Như các con nói dối, trước
chưa dối với người, thì các con đã nói dối với lương tâm, tức là chơn linh.
Thầy đã nói chơn linh ấy
đem nạp vào Tòa Phán Xét từ lời nói của các con, dầu những lời ấy không thiệt
hành mặc dầu, chớ tội tình cũng đồng một thể.
Nơi Tòa Phán Xét, chẳng một
lời nói vô ích mà bỏ, nên Thầy dạy các con phải cẩn ngôn, cẩn hạnh, thà là các
con làm tội mà chịu tội cho đành, hơn là các con nói tội mà phải mang trọng hình
đồng thể.
Các con khá nhớ.”
10 - Năm trái địa-cầu có nhơn-loại ở:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Đức Hộ-Pháp nói trong Con
đường Thiêng liêng Hằng Sống:
“Mỗi người đều có một phẩm-vị
đặc-biệt của mình, mỗi kiếp sanh đều tấn, khi tấn tới có một sở định địa-vị của
mình, mỗi một bước là một đẳng-cấp, đẳng-cấp định giai-cấp của mình, giai-cấp
không phải giống nhau như ở thế-gian này. Bởi địa-vị không giống nhau, phẩm-vị
chỗ nào thì đứng chỗ nấy, không ai xô đuổi không ai giành giựt được, từ chối gì
cũng không được, bởi không có danh từ, mà danh-từ dường như để sẵn, bởi có địa-vị
sẵn. Đức Chí-Tôn đã nói: “Đại-nghiệp của mỗi đứa Thầy có sắm sẵn cho đó”.
Bây giờ nói về tánh-chất
tôn-ti của mình, hàng phẩm của mình đã không có, biết lấy chi mà định lấy nó, lấy
gia-tộc của mình?
Bần-Đạo ngó thấy gia-tộc của
các Đấng có mặt tại thế-gian này, thế-giới nghiệt oan của chúng ta, tức nhiên
có năm trái địa-cầu có nhơn-loại ở, tức nhiên có tên của kẻ đoạt Đạo được là:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
- Ngoài ra nữa chúng ta
ngó thấy đại gia-đình của Đức Phật Thích-Ca,
- Đại gia-đình của Đức
Lão-Tử,
- Đại gia-đình của Đức Khổng-Phu-Tử,
- Đại gia đình của Mahomet,
- Đại gia-đình của Jésus-Christ.
Đại gia-đình vinh-hiển hơn hết là đại gia-đình của Quan-Âm-Bồ-Tát, tức nhiên Từ-Hàng-Bồ-Tát
vinh-hiển hơn hết là gia-đình ấy.
Ấy vậy gia-đình nào thì có phần trong gia-đình ấy, xây chuyển họ có tương-thân với nhau một cách mật-thiết, như một chơn-linh Kim-Thanh-Quan xuống
thế này, có lẽ đầu-kiếp trong gia-đình của Từ-Hàng-Bồ-Tát,
hay là của Khổng-Phu-Tử, hay là của Mahomet, hay là của Phật Thích-Ca, cho nên
các chơn-linh ấy họ đã liên-quan mật thiết; vì lẽ ấy cho nên Càn-Khôn Vũ-Trụ có tên mình, dầu mà
chúng ta muốn biết số trái địa-cầu thì chúng ta không thể gì biết được, chỉ có
năm trái của chúng ta ở thì chúng ta biết mà thôi, chúng ta không biết cho hết.”
Đức Hộ-Pháp nói rằng:
“Chúng ta phải biết các Đấng nhập vào Ngọc-Hư Cung, tức nhiên các Đẳng Linh-Hồn ấy đã đoạt kiếp được. Có những kẻ đến thế nhập vào pháp-thân mà họ đã tạo căn
quả, thì cả Tông-Đường họ khổ não lắm.
Bần-Đạo nói Tông-Đường Thiêng-Liêng thường ở tại Ngọc-Hư-Cung:
- Cao trọng hơn hết là
Tông-Đường của Quan-Âm Bồ-Tát tức nhiên Từ-Hàng Bồ-Tát.
- Tông-Đường cao trọng thứ
nhì là Tông-Đường của Địa-Tạng-Vương-Bồ-Tát,
- Tông-Đường thứ ba là Đức
Di-Lạc.
Ba Tông-Đường cao trọng
hơn hết, còn nhiều Tông-Đường khác nữa. Mỗi người đều có Tông-Đường đặng ngồi ở
đây là chờ ta.
11 - Ý nghĩa về số 5 trong Đạo Dịch:
Số Ngũ ở giữa của 9 con số
tức là tiêu-biểu cho sự thăng bằng, trung chính, không nghiêng lệch, Dương
không thái qúa, Âm không bất cập, vừa-vặn dung hòa nhau trong việc hóa sanh vạn-vật.
Các Thánh bên Á-Đông dùng con số 5 để tóm thâu tất cả lý lẽ cao sâu huyền-bí của
tạo hóa và sự cấu họp của muôn vật loại, có cả sự dung hòa để duy trì sự cần
thiết tức là con số thiêng-liêng gồm cả một lý-thuyết tinh-vi về thiên-lý.
Như trên đã nói: sở dĩ người
tu-hành phải thắp hương nơi Tôn-nghiêm là tạo sự dịu-dàng, thơm-tho; gây sự cảm
ứng với các Đấng huyền linh, là Đạo; mà trước nhất người phải định cái tâm là
chỗ đứng của mình, con số 5 là con số chỉ cái tâm đó vậy.
Người không làm lệch lẽ
yêu-ái của trời đất đó là biết đến mệnh, cho nên hai chữ số mệnh đi liền nhau.
Số mệnh là gì?
- Bởi nó có tác dụng như một
lịnh truyền, vì trời lấy khí mà giao hội, lấy tinh huyết mà sinh ra người.
Năm thường trong tính người
và năm vận của trời đều có hợp nhau (vậy thì tính người há không phải là tính
trời giao phó hay sao?). Thế nên nói rằng trời phú cho gọi
là Tính. Cái tính ấy ở
trong thì có Ngũ-thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) hiện ra ngoài thì có
Ngũ-luân. Trong Ngũ luân thì:
- Cha con chủ điều Nhân.
- Vua tôi chủ điều Nghĩa.
- Vợ chồng chủ điều Lễ.
- Anh em chủ điều Trí
- Bạn bè chủ điều Tín
Nhưng trong điều Nhân thì
có đủ cả Nghĩa, Lễ, Trí, Tín mới gọi là NHÂN được và bốn đức còn lại cũng tương
tự như vậy.
Đạo là gốc ở Âm Dương. Âm
Dương là mạng trời. Trời lấy âm dương phú mạng cho người, mà trời có năm hành để
phân hoá năm vận. Người có Ngũ thường để suy ra Ngũ luân. Vậy thì làm người là
gánh cái gánh luân thường, là để nối cái đức lớn của trời đất sinh ra cho nên
nhân-luân là đạo trọng.
Khởi đầu là vợ chồng, mới
sinh ra tình cha con là giềng mối giữ đạo nhà. Ngoài nước thì vua tôi, vào có
anh em, ra có bè bạn không lúc nào là không có sự huân tiếp của Ngũ-luân.
Nguyên-lý về NGŨ-HÀNH:
Nguồn gốc sinh ra Ngũ hành
cũng bởi Thái-cực có hai thể động và tĩnh:
- Động thì sinh ra Dương,
động cực rồi lại tĩnh.
- Tĩnh thì sinh ra Âm, Tĩnh
cực rồi lại động.
Cứ một động, một tĩnh thay
đổi nhau, cái nọ lấy cái kia làm gốc, chia ra Âm Dương lập thành Lưỡng-nghi.
Dương động là sự động-tác
của Thái-cực.
Âm tĩnh là cái lập thể của
Thái-cực.
Dương động thì biến-hóa
ra, Âm tĩnh thì đông hợp lại. Bởi sự biến-hóa, sự đông hợp ấy mà sinh ra
Ngũ-hành:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Năm khí ấy tiết ra mà thuận thì 4 mùa lưu-hành vậy.
Ngũ-hành hợp lại là Âm
Dương. Âm Dương hợp lại làm một là Thái-cực. Thái-cực vốn là Vô cực. Dịch nói:
“Vô-cực nhi thái-cực”
Vậy: Ngũ-hành là lý biến-chuyển
của Âm Dương để lập thành cơ hữu-tướng đó là năm nguyên-tố chánh để tác thành
vũ-trụ càn-khôn.
Ở trong vũ-trụ dù phẩm-vật
thấp hèn hay phẩm-vật cao-trọng nào mà có hình thể cũng đều do năm nguyên-tố ấy
chi-phối và điều-hợp mà nên.
Năm nguyên-tố ấy là: Kim,
Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tuy nói theo thứ-tự ấy là cơ sản-xuất sau trước khác nhau.
Thật sư thì:
Đầu tiên là Hỏa, ấy là
ngôi Thái-cực biến tướng là Thái-thượng ấy là ngôi có trước hết. Thái-Thượng là
đóm lửa được phân-hóa đầu tiên vần-vần xoay lộn trong không khí và nguội dần để
thành ra ngôi thứ hai ấy là Thái Thượng Nguơn-Thủy, rồi hai nguyên-tố ấy mới cấu-tạo
ra.
Nay xét về 5 nguyên-tố phối-hợp
nhau sản xuất ra vạn-linh.
Trong một nguyên-tố chánh
thảy đều có 4 nguyên tố kia kết-hợp vào, không nguyên-tố nào hiện-tượng ở trần-gian
là thuần-túy được cả, bởi nếu thuần-túy thì không có cái sống của vạn-linh:
- Hỏa chất hăng mãnh-liệt,
nóng-nảy, chủ động, sáng-suốt.
- Biến sang Thủy là trạng-thái
tĩnh-lặng, êm dịu,
- Rồi đến Kim sáng chói,
hiền-hòa, nó có đặc-tính của Hỏa và Thủy, chịu ảnh-hưởng của Hỏa nhiều;
- Đến Mộc, chịu ảnh-hưởng
của Thủy nhiều hơn.
- Rồi Thổ là ảnh-hưởng của
4 nguyên-tố kia nhưng chịu ảnh-hưởng của Hỏa nhiều nhất.
Trong vũ-trụ đều có lý Ngũ-hành ấy:
- Ở trời ấy là Ngũ-khí, là
ở giai-đoạn từng cao: đạm khí, khinh-khí, dưỡng-khí, thán-khí, Hạo-khí và Ngũ
vân.
- Ở đất có Ngũ phương:
Đông, Tây, Nam, Bắc và trung-ương.
- Ở người ấy là Ngũ tạng:
tâm, can, tỳ, phế, thận.
Cơ vận-chuyển của Ngũ-hành
rất linh thiêng, mầu nhiệm và đều có ảnh-hưởng trực-tiếp đến sanh mạng vạn vật,
chính nó là nguồn sống thể hiện ở Càn-khôn. Nó thuộc về cơ hữu-vi thuộc quyền của
Pháp hay Phật-Mẫu.
Tóm lại: Ngũ-hành là năm
nguyên-tố chánh để cấu tạo muôn loài vạn-vật.
* Ở thể thanh nhứt là thuộc
Khí, ở thể thứ nhì thuộc thể lỏng, ở thể thứ ba thuộc thể đặc.
* Ở thể khí là ngũ khí,
ngũ vân, ngũ phương, ngũ sắc.
* Ở thể lỏng chất thuộc
ngũ tạng, ngũ dục..
Ngũ-hành có sanh, có khắc;
hễ sanh và khắc đến độ trung-dung là Hòa. Tương khắc, tương sanh rồi lại tương
hòa.
* Màu trắng thuộc kim, ấy
là sao Thái Bạch trên trời thuộc về hướng Tây. Ở nơi người nó thuộc về tạng phế
(phổi). Ở can chi nó thuộc Canh, Tân.
* Màu đen thuộc Thủy, ấy
là sao Thần-tinh trên trời, thuộc về hướng Bắc. Nơi người nó thuộc tạng thận. Ở
can chi nó là Nhâm, Quí.
* Màu xanh thuộc Mộc, ấy
là sao Tuế-tinh trên trời, thuộc về hướng Đông. Nơi người nó thuộc tạng gan. Ở
can chi là Giáp, Ất.
* Màu đỏ thuộc Hỏa, ấy là
sao Vinh-hoặc thuộc về hướng Nam. Nơi người thuộc Tâm. Ở can chi là Bính, Đinh.
* Màu vàng thuộc Thổ, thuộc
sao Tấn-tinh ở vào trung-ương. Nơi người thuộc tạng Tỳ. Can chi thuộc Mậu, Kỷ.
(xem thêm ngũ hành sinh khắc)
Ngũ Nguơn là khí của
Ngũ-hành, ngũ Đức là tánh của Ngũ-hành. Ngũ nguơn, ngũ-đức sanh tại lúc Tiên
thiên ẩn trong khí Hậu-thiên.
Đương lúc con người ta
thai bào còn hỗn độn; một khí hỗn-luân, hình tích tuy chưa lộ, mà cái lý của nó
có sẵn đủ rồi, chỗ gọi “vị sanh xuất” nghĩa là chưa sanh ra như trong đồ hình ở
chính giữa có số 5. Năm điểm tụ lại một chỗ mà tượng hình Thái-Cực.
Cổ nhân dạy người phải tìm
giữ cái diện mục của mình trước khi cha mẹ sanh ra là chỉ vào đấy, do bởi việc
nầy xảy ra trước khi sanh thân, nên gọi là Tiên-thiên.
Lúc ban sơ mới sanh, Hậu-thiên
Ngũ-hành với Tiên-thiên Ngũ-hành hai cái hiệp chung làm một. Ngũ-vật nhờ
ngũ-nguơn dẫn dắt, còn ngũ-tặc nhờ ngũ-đức kềm chế, mỗi khi cử-động đều là
Tiên-thiên làm chủ-tể, Hậu thiên chẳng qua là tay sai mà thôi.
Cho nên hồi anh-nhi vô-thức,
vô-tri thì tốt lành, chẳng có một mảy dữ là chí Nhân (nhân cùng cực). Nhân ấy
là mối manh của nguơn-tánh.
Nhân ngã đều quên là chí
nghĩa, nghĩa ấy là mối manh của nguơn-tình. Thế nên, sách Tam tự kinh khởi đầu
bằng câu “Nhơn chi sơ tánh bổn thiện” (con người mới sinh ra thì bổn tánh vốn
hiền lành).
Thinh sắc chẳng mê là chí
Trí, ấy là mối manh của nguơn Tinh.
Tâm-khí bình-hòa là chí Lễ,
Lễ ấy là mối manh của nguơn Thần...
Một lòng thành chẳng đổi
thay là chí Tín. Tín ấy là mối manh của nguyên khí.
Lúc nó tịnh là Ngũ nguơn
khí, nó động là Ngũ đức. Mà động tịnh đều là Tiên-thiên hành sự. Trong lúc đó dẫu
mừng, giận, buồn, vui cũng đều vô-tâm cả.
Mừng mà không giữ lâu (bám
chặt)
Giận mà không đổi đạc (giận
lâu)
Buồn mà không xót-xa (đau
đớn)
Vui mà không thái-quá (dâm
dật).
Mừng, Giận, Buồn, Vui chưa
phát thì gọi là TRUNG, chừng nó phát ra rồi trúng tiết (nhầm lễ) thì gọi là
HÒA.Trung với Hòa có ý-nghĩa là không dục-vọng, không dục-vọng ắt là tinh, thần,
hồn, Phách, ý, mỗi thứ đều yên ngôi, vâng theo mạng lịnh Tiên-thiên.
Đức Hộ-Pháp có dạy “Vui
cũng vui, buồn cũng buồn, nhưng đừng để nọc vui buồn thấm vào chơn tánh”.
PHÂN TÍCH VỀ SỐ 3 VÀ 5
Theo nguyên lý của Ngũ
hành biến hoá, thì nói:
- Trời số 3 biến sanh Mộc,
mà 8 hoá thành nó,
- Trời số 5 biến sanh Thổ,
mà 10 hoá thành nó.
Như vậy số 3 và số 5 là
hai số Dương thuộc Thiên thể mà sự biến hoá của nó thành Mộc và Thổ. Mộc lấy để
biểu dương nguyên hình về thiên thể mà nói, thì Thổ Mộc tượng của Ether và sinh
linh khí, bắt đầu là cái gốc của một cái cây lớn ở trên trời mà ngành gốc của
nó mọc trong trước hết tất cả, cái sinh linh khí đó nhuần thắm vào tất cả muôn
loài mà từ cõi vô hình thành hữu hình là nhờ cái THỔ số 5 tức là sự biến số 5
là Thổ, là đất
Xét cho kỹ bất cứ loài
nào, vật nào, từ vàng bạc cho đến thịt xương, gỗ đá, đều cũng biến thành đất tất
cả, cho nên số thứ 5 là số tượng hình của cái sinh khí là thiên thể trong cõi
vô vi ở trên cõi hữu vi phải thành hình.
Thế nên số 3 trên cõi vô
vi biến thì cũng có sự biến ứng đối của số 5 trên cõi hữu vi này, sự biến hoá
thì vô cùng nên mới nói là rối ren; mà thấy được sư biến hoá của muôn loài tức
là cách vật thì mới trí tri, nghĩa là mới đến được chỗ biết, như thế mới toại
lòng thấy sự thành tựu các văn vẻ của trời đất.
Khi số đã biến hoá đến
cùng cực thì trên trời có văn vẻ, dưới đất có cái lý của đất mà đến con số cùng
tột thì toại lòng, định được cái tượng hình của thiên hạ.
Hoá cho nên DỊCH-LÝ đã được
uyên thâm ắt sự biết có thể bao gồm cả Thiên văn, địa-lý và những tượng hình đã
xảy ra hay sắp xảy ra trong thiên hạ.
Đây Thánh nhân muốn dạy ta
hiểu biết cái công dụng của sự hợp số 3 và 5. Một khi am hiểu sự biến hoá của
nó thì cái văn vẻ biến đổi của trời đất, cái tượng hình của vũ trụ nắm trong
tay ta cả thảy vậy. Điều ấy mới rõ cái diệu dụng của Đạo DỊCH mà phải đến thời-kỳ
này Đạo TRỜI mới soi rõ sự cao siêu, mầu nhiệm của Dịch.
Hai con số này có giá trị
nhiệm mầu lắm vậy!
Lạc-thư lấy theo hình tượng
của con Rùa, nên số của nó: trên là 9, dưới là 1, bên trái là số 3, bên phải là
số 7, số 2 và 4 ở trên vai, số 6 và 8 ở dưới chân.
Lạc Thư là thời vua Võ trị
thuỷ có thần qui phụ văn ở trên lưng có đến số 9 (từ 1 đến 9). Vua Võ toại lòng
nhân thế mà đặt ra Cửu trù. Thật là hai Kinh này, tức là Hà đồ để nói cái
chính, Lạc thư để nói cái biến. Sự cần yếu trong trời đất chỉ một Âm, một Dương
làm đôi một, biến hoá đến vô cùng “Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo”.
Trên đã nói Hà-đồ tức là
cái nguyên nhân của Phục Hi Bát-quái sau này có ghi rằng: “Trời 1 biến thành nước
mà đất số 6 biến thành nó. Đất số 2 hoá thành Hoả mà trời số 7 hoá thành nó.”
Trời đất và Kim, Mộc, Thuỷ,
Hoả, Thổ ở đây tức là chỉ tượng cái nguyên hình của vòm trời hiện tại mà trái đất
ta ở và Ngũ hành vật chất vậy.
Có thể nói Dịch của Phục-Hi
tóm thâu tất cả cái nguyên hình và căn bản của những vật hữu và vô tri. Tuy Phục-Hi
Bát-quái có một quan điểm rất đúng với cõi thứ hai này là Quẻ Càn ở cung Ngọ
cũng như theo Thiên văn thì gọi là cõi kiến tạo liên lạc với thời kỳ sương mù lửa.
Dịch của Phục-Hi còn hình
tượng cõi kiến tạo các cơ thể và Ngũ quan nữa vậy. Nếu lấy hình Hà đồ theo hình
vòng tròn thì ta thấy đường đi của các số liên tiếp nhau giống như bộ máy trong
người. Nếu lấy sự phân biệt Lưỡng nghi, Tứ tượng thì đều thấy cái vi dương bắt
đầu từ trong phát ra ngoài và dần dần lớn lên. Đó là sự tượng trưng cái nguyên
hình của sự vận chuyển của muôn vật hữu hình sau này và trước khi sanh ra thành
Ngũ quan của con người và vật như ngày nay thì những nguyên hình của nó đã sinh
ra theo những cõi vô hình ở trong Tiên Thiên đã sinh ra trước vậy.
Trong những Tôn giáo Công
truyền cũng như trong Triết học Tâm truyền những hình thể chất là lửa, Nước và
Khí tượng trưng nguyên nhân của các quan năng vật chất của chúng ta và có sự
liên quan trực tiếp với các quan năng một cách bí mật thiêng liêng. Phàm những
ngũ quan cho biết là kiến tạo thứ hai.
Như vậy muốn hiểu rõ Hậu
Thiên Bát-quái, tất nhiên phải hiểu rõ-ràng Tiên Thiên Bát quái.
13 - Câu Kinh Nho giáo: “Chí như ý từ tường ư Ngao trụ” là gì?
Kinh Nho giáo có câu này:
chí là đến, như là giống, ví như; ý là ý nghĩ, suy nghĩ, từ là lòng thương yêu
của người trên đối với kẻ dưới, tường là rõ ràng, đẹp đẽ, may mắn. Ngao trụ là
chỉ sự bền chắc vững vàng, không lay chuyển được.
Cả toàn câu có nghĩa là
khi một tư tưởng lành được phóng ra thì sẽ được một tác dụng tốt đẹp cho mọi
người.
Ngao trụ: điển tích này do
theo sách Thần Dị kinh của ông Đông Phương-Sóc là một vị tu Tiên đắc Đạo, ông kể
rằng Ở phía Đông biển Bột-Hải có 5 hòn núi:
1 - là núi Đại dư.
2 - là núi Viên kiều.
3 - núi Phương-hô.
4 - núi Dinh châu.
5 - núi Bồng-lai.
Năm hòn núi này các vì
Thánh Tiên thường ở tại đó. Núi không chưn nên thường cứ trôi theo dòng nước
khi lớn, khi ròng. Vì vậy nên các vì Tiên Thánh mới tấu trình lên Đức Ngọc-Đế.
Đức Ngọc-Đế ngại rằng nếu để như vậy thì núi cứ trôi khắp tứ phương nên mới sai
làm 15 con Cự ngao cất đầu đội năm hòn núi ấy cho đứng vững lại chẳng cho trôi
nữa, mà lại phân làm ba phiên, mỗi sáu muôn năm thì đổi một lần.
Về sau hễ ai đỗ Trạng
Nguyên thì theo điển tích này gọi là “độc chiếm Ngao đầu”. Ý muốn nói rằng các
vị này là người tài cán sẽ ra gánh vác non sông như các con Cự ngao đưa đầu đỡ
núi vậy.
Ngày nay trong cửa Đạo
Cao-Đài nói đến Ngao trụ là chỉ người ý thành, tâm chánh, nhân từ, đạo đức, biết
thương Đạo mến Thầy, ngoài biết thương dân mến nước, đó là bậc đứng trên tinh
thần Nhân Nghĩa.
Tuy nhiên qua điển tích
trên đã đầy đủ yếu lý cơ bản để nói lên một triết lý về vũ-trụ-quan quá cao
siêu, quá mầu nhiệm là một Bát-quái Hậu Thiên. Nay qua Hội Cao Đài Đức Chí-Tôn
đã chuyển ngược lại thành Bát-Quái Đồ Thiên như chúng ta đã nhiều lần bàn qua.
Những ý nghĩa trên cho ra các con số như:
- Năm trái núi bềnh bồng
trên nước,
- 15 con Ngao đầu đỡ vững
trái núi.
- Chia là 3 phiên để canh
giữ.
- Mỗi phiên là 6 muôn năm.
Bấy nhiêu con số này đủ tạo
thành trước nhứt là:
- Một Bát-Quái Hậu-Thiên
- Sau nữa chuyển ngược lại
sẽ là Bát-Quái Cao-Đài
Lý giải:
Năm hòn núi bềnh bồng trôi
trên nước:
Số 5 trước nhứt là chỉ người
có năm giác quan: Nhãn, nhĩ, tỷ thiệt, thân. Bên trong thì Ngũ tạng: Tâm, can, Tỳ, phế, thận. Sự hiểu biết để đối đãi lẫn
nhau là Ngũ thường. Nhờ những quan năng này con
người mới làm cho cuộc đời tiến hoá về mọi mặt tuỳ theo hướng tâm tư mỗi người
chọn lựa mà tiến đến thành công.
Sự tích-chứa nơi tâm mình
nói chung là tạng thức. Tạng thức có thể ví như kho báu chứa các hột giống gọi
là chủng tử. Mỗi cá nhân đều có một tạng thức riêng biệt lưu trữ những kinh
nghiệm học hỏi qua nhiều kiếp. Nay trong kiếp sanh này nếu may duyên gặp được Đạo
Trời khai mở cũng như giống tốt được gặp phân đất màu mỡ thì phát triển mau (số
5 là cái tâm an trụ).
Số 5 là số Ngũ trung của
Bát-quái Hậu-Thiên. Tức nhiên là chỉ cái tâm, mà tâm nếu không trụ thì cứ mãi
phiêu bồng, cũng như người sống ở đời mà không tìm cho mình một điểm tựa bình
an cho tâm hồn thì rất là có hại:
1 - Một là lạc lỏng trên
đường đời
2 - Hai là chơi vơi trong
bước đường trở về (chết)
Thế nên người trước hết phải
định cho được cái Tâm. Nếu không thì có khác nào “năm trái núi bềnh bồng nổi
trôi trên mặt biển mà Thánh Thần đang ngự ”.
Đức Thượng-Đế cho 15 con
Ngao-đầu ra chống đỡ
Với mục đích là chống đỡ
quả núi cho trụ lại để Thần Tiên ngự trên ấy không còn nổi trôi nữa. Chính là
thời kỳ các Đấng Thần Thánh ra đời kể ra là bốn vị Thánh nhân là Phục-Hi,
Văn-Vương, Châu-Công, Khổng-Tử đã hoàn thành Bộ Kinh Dịch làm túi khôn cho loài
người mới hiểu được lẽ dinh hư tiêu trưởng cùng những sư biến thiên của vũ trụ.
Người nhờ noi theo đó mà sống một đời sống Thánh Thiện, đó là Tiên Thiên và Hậu
Thiên Bát-Quái, mà Hậu Thiên Bát Quái chính là diệu dụng cho mọi hành vi xử kỷ
tiếp vật, định lại kỷ cương theo nhân luân chi đạo.
Con số 15 này chính là con
số ma phương đó vậy.
Ngày nay người muốn thành
Tiên tác Phật không thể không theo những công thức sống Đạo mà Đức Chí Tôn đã đến
mở ra cho một nền Tân Tôn giáo này, Ngài lập thêm cho hai Bát-quái nữa là:
1 - Bát-Quái Đồ Thiên (hay
Bát-Quái Cao-Đài)
2 - Bát Quái Hư vô
(Bát-quái luyện Đạo)
Đây là con đường trở về tức
là phản bổn hườn nguyên, là ngược dòng với Bát Quái Hậu Thiên. Đây là Thầy đã mở
ra con đường Thiên-đạo cho chúng sanh về với Thầy nên có câu “Cửu thập Ngũ hồi
chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố” đó là Bát-Quái Đồ thiên.
Chính thời kỳ này Đức
Cao-Đài giáng thế mở Đạo mà quyền hữu hình thì giao cho Phật-Mẫu độ dẫn:
“Giờ phút này Đức Chí-Tôn
quyết định tận độ con cái của Ngài thay vì Bí-pháp ấy độ con cái của Ngài về nơi
Kim-Bàn Phật-Mẫu đặng hưởng đặc ân thiêng liêng của Đức Chí-Tôn.
Đức Chí-Tôn buộc Phật-Mẫu
phải đến tại thế gian này để Bí-pháp Hội-Yến Diêu-Trì tại cửa Đạo này cho con
cái của Ngài giải thoát ấy là một Bí-pháp thiêng liêng duy có tay Ngài định
pháp ấy mới đặng.
Hôm nay là ngày Phật-Mẫu
đem Bí-pháp đặng giải thoát cho chúng sanh, tận độ toàn vạn linh sanh chúng.
Ngài để tại mặt thế này trong cửa Đạo Cao-Đài này mà thôi”.
Bàn Hội-Yến chính là hình ảnh
Bát-Quái do Đức Phật-Mẫu làm chủ, nếu cộng các chiều ngang dọc xéo xiên đều có
tổng số là 15, ấy là 15 con Ngao-đầu của Thượng Đế cho xuống đó vậy.
Chia làm 3 phiên để canh
giữ tức là hình ảnh của tam Âm tam Dương là yếu tố để làm nên Bát-Quái.
Mỗi phiên 6 muôn năm. Con
số 6 chính là “lục đạo luân hồi” nếu không tu thì không thoát vòng sanh tử được.
Nhưng nếu chỉ niệm “lục tự Di-Đà” làm sao giải thoát, vì thời Phật Đạo đã mãn
nhiệm kỳ 2.500 năm rồi.
Nay Thầy mở cơ Phổ độ phải
bằng hai lần con số “lục” ấy tức là thời-kỳ của Cao-Đài là Phật giáo chấn hưng,
câu chú của Thầy phải là 12 chữ tức là gồm 6 Âm 6 Dương, là “Nam Mô Cao-Đài
Tiên Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát”. Chỉ có Đức Thượng-Đế mở cơ tận độ mới độ toàn cả
thiên hạ được, tức nhiên: độ sanh và độ tử, độ nữ và độ nam, độ hồn và độ xác,
độ cả toàn vạn linh sanh chúng là do đó.
Tóm lại nền Đại-Đạo này,
Thầy cho biết:
“Thầy là Chúa sự vô vi,
nghĩa là Chúa các việc vô hình, Thầy lại ban cho người đủ khôn ngoan trí thức
thiêng liêng đặng làm Chúa của sự hữu hình, nghĩa là Chúa cả của vạn vật”.
Xem thế, thì những điển
tích từ xưa đến nay, khi tiền nhân nói ra đều có dụng ý dạy khuyên một cách nhẹ
nhàng, sâu sắc và kín đáo, tuỳ theo trình độ tu tập cao thấp mà dùng những lời
lẽ, luận điệu khác nhau. Tôn giáo thường bị người đời chỉ trích, phỉ báng cũng
vì lý do đó.
14 - Sự tích Trương-Lương dâng dép ba lần
Người Á-Đông nói chung hay
là người Việt-Nam nói riêng vốn sẵn có tinh thần siêu thoát nên xưa Thánh nhân
muốn dẫn-dụ một việc gì đều có ngụ một ý nghĩa:
Để chứng minh một sự kiên
nhẫn và tận tuỵ qua câu chuyện Trương-Lương dâng dép ba lần. Hỏi vậy Trương
Lương là ai? Có gì đặc biệt?
- Ông là người nước Hàn,
sau khi nước Hàn bị Tần Thuỷ-Hoàng tiêu diệt, Trương-Lương bèn đem tất cả gia
tài bán đi để tìm cho được một dũng sĩ làm thích khách ám sát Thuỷ-Hoàng báo
thù cho nước Hàn. Dũng-sĩ cấp theo một cái chuỳ rất nặng, núp ở bãi cát
Bác-Lãng, chờ vua Tần Thuỷ Hoàng đi qua là thích khách. Nhưng lại đánh lầm phải
xe tuỳ tùng nên không thành công. Trương Lương bị vua Tần truy nã nên phải thay
đổi danh tánh và trốn tránh qua ở Hạ bì.
Có lần đi dạo chơi trên cầu
Hạ bì, Trương-Lương thấy một cụ già đi ngang qua cầu đánh rơi chiếc dép xuống
sông, ông cụ lại bảo Trương-Lương xuống lượm gíup. Một
lần, hai lần, ba lần cụ vẫn
đánh rơi, rồi lại bảo Trương Lương xuống lượm. Trương Lương tuy khó chịu, nhưng
vẫn ngoan ngoãn lượm lên rồi lễ phép trao cho cụ. Lần này Trương Lương cẩn thận
đặt vào chân cụ, ông cụ thong thả bước đi, rồi quay lại mà rằng:
- Thằng bé này dạy được!
Năm ngày sau vào lúc tinh mơ cháu sẽ đến gặp ta tại gốc cây này!
Y hẹn, đúng năm ngày sau
Trương Lương đến thật sớm, nhưng đã thấy cụ già chờ sẵn ở đấy rồi, cụ già trách
sao Trương Lương đến muộn để cho Lão phải đợi!
- Cụ hẹn cho năm ngày sau
hãy đến đợi thật sớm.
Trương Lương chuẩn bị đến
sớm hơn nhưng vẫn thấy cụ đã ngồi trước đợi ở đấy rồi.
- Lần này Trương Lương đã
bị trách mắng rằng “Vẫn để Lão phải ở đây đợi nữa.Ta chờ mi năm ngày nữa”
- Năm ngày sau Trương
Lương dậy ra đi từ lúc nửa đêm và ngồi chờ ở đó, một lát sau thì cụ già đến thấy
Trương Lương đã có mặt nên rất hài lòng. Cụ liền trao cho Trương Lương một quyển
sách bảo học trong đó, học hết sách này sẽ làm Thầy thiên hạ. Mười năm nữa sẽ ứng
nghiệm. Mười lăm năm sau người hãy đến gặp Ta. Trương Lương quì lạy tạ và xin
được biết tánh danh, cụ già nói:
Hòn đá màu vàng dưới chân
núi Cốc thành ở phía sông Bắc-tế là TA đó! (chính ông cụ già là Huỳnh Thạch
Công, một bậc tu Tiên đã đắc Đạo).
Sau đó Trương Lương theo
phò Hớn Bái Công làm quân-sư, bày mưu chước giúp Hán đánh Tần, đuổi được Hạng Võ
gồm thâu thiên hạ. Hớn Bái-Công lên làm vua hiệu là Hớn Cao-Tổ, còn Trương
Lương về núi tu Tiên, không màng công danh phú quí theo Hoàng Thạch Công học Đạo
tu Tiên sau cùng đắc vào Tiên-vị.
Bà Đoàn ca tụng chí khí của
Trương Lương rằng:
“Trương-lương dâng dép ba lần,
“Chút công ấy định Hớn Tần nên hư”
Luận Đạo:
Qua câu chuyện trên luận
thành một Bát quái Hậu thiên là thành quả của những người tu Tiên đạt Đạo Dịch.
Đây cũng đủ cho thấy rằng Ông Hoàng Thạch Công là người đắc Đạo, muốn độ Trương
Lương tu Tiên luyện đạo, bởi thấy Trương Lương là người có tinh thần yêu nước,
có chí khí cao, nhưng chưa toại nguyện trong cái nghiệp sát của ông, hơn nữa
chơn mạng của Tần Thuỷ Hoàng không dễ gì sát hại được. Nhưng còn phải phò vua
giúp nước tức là nợ non sông phải hoàn thành. Trước khi nhận sự dạy dỗ ông phải
thử sức kiên nhẫn cho đến ba lần.
Ông Hoàng-Thạch Công chính
là cái tâm tượng cho cục đá màu vàng. Vàng thuộc thổ ở trung ương là vậy.
Số ba đã tròn đầy là đủ
tam tài rồi.
Qua ba lần năm (3x5=15)
đây là con số của Hậu Thiên Bát quái đã thành hình. Bát quái Hậu Thiên có tam
Âm tam Dương là biểu tượng cho Tam tài, bằng cớ là có trong đây hai hình tam
giác đặt thuận nghịch. Âm Dương luôn đi liền nhau, nên khi có Tam Âm tam Dương
thì sẽ có tứ Âm tứ Dương, tức nhiên hai hình vuông nội tiếp trong vòng tròn
này. Bấy nhiêu đó đủ kết hợp thành Bát Quái Hậu Thiên, bởi thời buổi ấy chỉ có
hai Bát quái Tiên Thiên và Hậu Thiên. Bát quái này thuận theo chiều kim đồng hồ:
Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Số của Bát quái Hậu Thiên là Nhứt khảm,
nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly.
Việc cụ già hẹn cứ năm
ngày một lần, mà ba lần như vậy, cho nên làm bài toán: 3x5=15. Ở đây có đến 8 lần
tổng số 15 khi cộng các chiều ngang dọc, xiên xéo đều có tổng số là 15:
Cộng
chiều ngang: Cộng chiều dọc:
4+9+2=15 4+3+8=15
3+5+7=15 9+5+1=15
8+1+6=15 2+7+6=15
Cộng hai đường chéo:
4+5+6=15 và 2+5+8=15
Nếu không cộng số 5 ở giữa
thì tổng số sẽ là 10. Số 10 tượng cho Thập Thiên can.
Bên ngoài vòng tròn luôn
luôn có số ứng với 12 tháng gọi là 12 Thiên tử quái, hợp lại cũng đủ Thập thiên
can phối hợp với Thập Nhị địa chi của Bát-Quái Hậu thiên. Thế mới thấy lời nói
của các bậc Thánh-nhân mỗi mỗi đều sâu sác lắm vậy. Và quyển sách mà Ông Hoàng
Thạch Công trao cho Trương Lương đó là bộ sách Dịch-lý.
SỐ 6
Nguyên lý:
Số 6 do lý Thái-cực hợp với
cơ-quan an-vị này (1+5=6); cũng có nghĩa là Lưỡng-nghi hợp cùng Tứ tượng (2+4)
tức là hai lý Âm Dương đun đẩy nhau để biến sanh những cái đã sanh ra. Nó cũng
có nghĩa là 3+3 tức là ba ngôi đầu tiên hỗn hợp nhau để hóa thành ba ngôi nhỏ nữa;
cũng có nghĩa là 3 x 2 tức là tam ngôi ở cấp bực thứ nhì do luật Âm Dương biến
tướng với ba ngôi đầu tiên.
THỂ-PHÁP ĐẠI-ĐẠO ỨNG VÀO SỐ 6
I - Quẻ Càn 6 nét gọi là Bát-Thuần Càn:
Trong lý Dịch hai quẻ Càn
Khôn là cánh cửa để đi vào Đạo Dịch. Khi đã am tường các định-lý này thì 64 Quẻ
còn lại cũng giải quyết một cách dễ-dàng.
Nhưng Càn ☰ (Kiền) là quẻ chính yếu
nhứt, Càn có đầy đủ ba thể Dương, vi chủ vạn hữu thường tồn này. Kinh nói: “Càn
kiện cao minh vạn loại thiện ác tất kiên”.
Càn là trời, là quẻ đơn có
3 nét, khi thành quẻ kép tức là số nét gấp đôi lên hóa ra 6 nét, vẫn có đủ tánh
cách của Tam tài, tức là Thiên, Địa, Nhân.
Trên đây là Quẻ Bát thuần
Càn. Càn hạ là nội Càn. Càn thượng là ngoại Càn. Quẻ này 6 nét tất thảy là
Dương, tượng trời, mà lại hoàn toàn thuộc về tính cương kiện, đặt tên bằng Bát
thuần Càn.
Cách đọc:
- Đọc Quẻ thì đọc từ trên
xuống
- Đọc Hào thì đọc từ dưới
lên.
Trong một quẻ kép thì 3
hào ngoài gọi là ngoại quái hay là thượng quái.
Ba hào trong gọi là Nội
quái hay là Hạ quái.
Hào là chỉ có mỗi một vạch
mà thôi: Hào có hào Dương và Hào Âm
Một gạch liền của hào
Dương là ám chỉ sự toàn (đầy đủ), còn gạch
đứt của hào Âm cũng vẫn là hào Dương
nhưng bị phân chia nên chưa toàn, chưa đầy đủ vậy thôi. Cũng như trong đời chỉ
có thiện, còn ác chẳng qua là chưa toàn thiện, chớ cũng chưa phải là nghịch hẳn
với thiện, nên mới nói “toàn tức là chưa phân chia”.
Về thứ tự Hào từ dưới tính
lên thì:
1 - Hào dưới cùng thì gọi
là Hào SƠ
2 - Hào thứ nhì gọi là Hào
Nhị
3 - Hào thứ ba gọi là Hào
Tam
4 - Hào thứ tư gọi là Hào
Tứ
5 - Hào thứ năm gọi là Hào
Ngũ
6 - Hào thứ sáu gọi là Hào
Thượng
Tên hào cũng có hai loại:
Nếu là hào Dương thì gọi là HÀO CỬU 九. Hào Âm gọi là HÀO LỤC 六
Đó cũng là lý Âm Dương
trong một quẻ, giống như một nam châm, dầu phân tích nhỏ đến độ nào cũng có hai
cực Nam và Bắc vậy.
Tóm lại: Trong vũ-trụ vạn-vật
này Lý Âm Dương chi phối toàn bộ phận, không đâu là ra ngoài được lý Âm Dương ấy.
Lưu ý: Những số lẻ vẫn là
Dương, số chẵn vẫn là Âm. Gọi là Hào lục tức là hào Âm, Hào Cửu là hào dương,
nhưng ở vị trí 1, 3, 5 tức là vị Dương, còn ở vị trí 2, 4, 6, là vị Âm. Bởi mỗi
mỗi đều có Âm Dương từng đôi một: hào 1 là vị dương , hào 2 là vị âm, hai hào
này chỉ về Địa.
Hào 3 là vị dương, hào 4
là vị Âm, hai hào này chỉ về Nhân. Hào 5 là vị Dương, hào 6 là vị Âm, hai hào
này chỉ về Thiên. Đặc biệt hào 5 (Ngũ) là hào tốt nhứt trong quẻ, gọi là ngôi
vua. Xưa gọi một vì vua lên ngôi gọi là ngôi Cửu ngũ chính là hào này, tức là
hào Dương ở vị dương.
* Bát Thuần Khôn:
6 Hào của quẻ Khôn cũng có
những đặc tính như quẻ Càn. Tuy nhiên chỉ đổi tên gọi. Nếu Âm gọi là Lục (Sơ Lục,
Lục Nhị, Lục Tam, Lục Tứ, Lục Ngũ, Thượng Lục).
Tuy nhiên, khi đoán quẻ tốt
xấu… thì hoàn toàn do Thánh nhân đã tìm thấy mà định vị một cách tinh vi, uyển
chuyển, nên qua 6.000 năm mà giá trị vẫn được xem là định thức rồi biến thành
công thức, chưa một ai có khả năng đánh đổ được. Duy chỉ có sự kém hiểu biết
như Tần Thuỷ-Hoàng-Đế xưa chê là sách bói toán tầm thường nên không đốt sách Dịch
cùng với nấm hoang mồ cùng học trò trong nạn “Phần thư khanh Nho” mà thôi.
2 - Sáu Hào của Quẻ Càn gọi là sáu Rồng tượng 6 phẩm
cấp Cửu-Trùng-Đài.
Kinh Ngọc Hoàng nói: “Thời
thừa Lục Long du hành bất tức” 時承六龍 游行不息.Kinh Dịch thì lại nói rằng “Thời thừa lục Long dĩ
ngự thiên” hai câu này ý nghĩa giống nhau.Có nghĩa rằng: Thánh nhân lúc nào
cũng cỡi 6 Rồng ngự trên Trời. Nay chính Đấng Thượng Đế xác nhận rằng lúc nào
cũng có 6 Rồng luôn di chuyển đó đây không bao giờ ngừng nghỉ.
Bởi lẽ, Đạo Cao-Đài ngày
nay Đức Chí-Tôn không giáng trần bằng xác thân nên phải lập Thánh-Thể của Ngài
là Hội-Thánh để thay thân cho Ngài mà giáo hóa nhân sanh trong con đường hành
thiện.
Vì vậy:
Cơ quan Cửu-Trùng-Đài Thầy
đã lập Thánh-Thể của Thầy có 6 phẩm cấp cũng như quẻ Kiền có 6 hào vậy: Mỗi hào
tượng cho một phẩm như bảng dưới đây:
Quyền hành của mỗi phẩm cấp
hoàn toàn ứng hợp với tinh thần mỗi hào mà Thánh nhân đã đặt ra trên sáu ngàn
năm nay, mới thấy điều vi-diệu giữa Dịch và Đạo không nơi nào mà không ứng hợp
với nhau một cách khít khao, trật tự và điều hòa.
Thế nên quẻ Càn tượng ngôi
Chí-Tôn:
Sáu Hào của quẻ kép này
cũng phân Thượng, hạ; nội, ngoại ứng với hai cấp của Cửu-Trùng-Đài là hàng
Tiên-vị và Thánh-vị. Mỗi cấp như vậy có ba phẩm. Nội là Âm, ngoại là Dương. Tuy
cả hai cấp này có 6 phẩm tước nhưng thực tế lại có bảy phẩm, vì có một phẩm
Chánh Phối-Sư nữa.
Cái diệu dụng của Dịch là
biến, biến-hoá một cách tuyệt vời, không một nơi nào mà không ăn khớp với nhau.
(xin đọc quyển“Càn Khôn
Thiên địa” Quyển III)
Quẻ Kiền đơn có ba hào Dương
tức là 3 đoạn thẳng bằng nhau, từ đó xếp thành một hình Tam-giác đều, tức là có
ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau, bằng 60˚. Hai quẻ Kiền Khôn đặt theo chiều
thuận nghịch, nếu vẽ thành hình sẽ có dạng như hình ngôi sao sáu cánh.
Thầy dạy:
“Ấy là Ðạo. Bởi vậy một chơn-thần
Thầy mà sanh hoá thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả
nhơn-loại trong Càn-khôn Thế-giới, nên chi các con là Thầy, Thầy là các con”
(Ngày 13-6 Bính-Dần- 22-7-1929)
Đó là một sanh ba, ba sanh
vạn-vật, thuộc về cơ Chưởng-quản. Hai hình tam giác gát chồng lên nhau là chỉ
Âm Dương hiệp nhứt, quyền Chí linh đối phẩm với quyền Vạn linh. ĐẠO CAO-Đài chủ
trương Trời Người đồng trị: Người trị xác, Trời trị hồn.
Tất cả vạn vật, vạn loại đều
do quẻ Kiền mà ra! Do vậy mà khi đối phẩm thì cả chúng sanh là đối phẩm với Trời,
nên Thầy nói “Thầy là các con, các con là Thầy”. Thế nên Trời là Chí-linh, người
là Vạn linh.
Quẻ Khôn cũng do quẻ Kiền mà bị chia hai, chớ không phải
ngoài quẻ Kiền có quẻ Khôn. Các quẻ còn lại “Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn”
cũng đều do từ Kiền mà biến sanh ra khác nhau, chứ không phải ngoài quẻ Kiền ra
mà có được 6 quẻ ấy. Cả thảy đều do sự tấn hoá của Kiền biến hoá.
Quẻ Khôn có đủ 4 đức
Nguyên Hanh Lợi Trinh cũng như Kiền, nhưng mỗi mỗi đều có vai trò khác nhau
cùng làm chung một nhiệm vụ là sanh biến vạn linh.
4 -
Cửu-Trùng-Đài là gì?
Cửu-Trùng-Đài: 九重臺 Tiếng Pháp là Corps Exécutif.
Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan giáo-hoá, hiệp thành Hội Thánh Cửu-Trùng-Đài, xem như phần thừa hành
giảng viên hội các môn, các khoa do Cơ Bút giáng truyền để giáo-huấn người đời
nên gọi là Thể Thiên hành-hoá.
Bởi do theo Tôn-chỉ Đạo,
nghĩa là xu-hướng về phần giáo dục mà thôi. Pháp-Chánh-Truyền dạy:
“Thầy đã xưng là Thầy đặng
dạy-dỗ, còn tên các Chức sắc đủ chỉ rõ-ràng phận-sự giáo-hoá là chánh vai của mỗi
người, như: Giáo hữu, Giáo-sư, Phối-sư, Đầu-sư, Giáo Tông. Xem rõ lại thì tên mỗi
vị chẳng mất chữ “Giáo” hay là chữ “ Sư”.
Thế nên:
Giáo-Tông (1 vị) là người
đứng đầu Tôn giáo có trách-nhiệm hữu hình là “Anh Cả của con cái Đức Chí Tôn”.
Phẩm này chỉ có một mà thôi đứng vào hàng Nhứt Phật. Đối phẩm với Thiên Tiên
(xem như một Thái-cực)
Đầu-Sư (3 vị) là người đứng
đầu của các vị Thầy, đứng vào hàng Tam Tiên, đối phẩm với Địa Tiên.
Phối-Sư (36 vị) là người
phối-hợp với các vị Thầy đối phẩm với Thiên Thánh, đứng vào hàng Tam thập lục
Thánh. (Trong số 36 vị Phối sư được đề cử ra 3 vị Chánh Phối sư).
Giáo-Sư (72 vị) là Thầy có
bổn-phận giáo-hoá nhơn sanh, đối phẩm với Nhơn-Thánh, đứng vào hàng Thất thập
nhị Hiền.
Giáo-Hữu (3.000 vị) là người
chỉ có bổn phận dạy Bạn mà thôi, đối phẩm với Địa Thánh, đứng vào hàng Tam
thiên đồ đệ.
Riêng ngôi Chưởng-Pháp (3
vị) là Chức-sắc Hiệp Thiên-Đài hành quyền bên Cửu-Trùng-Đài. Bởi Cửu Trùng Đài
vẫn là chánh-trị mà Chưởng-Pháp lại thuộc về luật lệ. Vậy thì Chưởng-pháp là
người thay mặt Hiệp Thiên-Đài nơi Cửu-Trùng Đài. Ấy là cơ Đạo cổ kim hãn hữu
(PCT)
Xem như 3 ngôi Chưởng-Pháp
là Dương, 3 ngôi Đầu-sư là Âm.
Như vậy Cửu-Trùng-Đài là một
Hội-Đồng Giáo-sư dạy-dỗ nhơn-sanh cả Đời lẫn Đạo, chính:
- Đức Chí-Tôn là Viện trưởng.
- Các giáo-khoa là Triết-lý
của Đức Phật Thích Ca, Đức Lão-Tử, Đức Khổng-Tử, Đức Chúa Jésus Christ.
- Các phụ-tá khoa trưởng
là Tam-trấn và hằng hà sa số chư Phật là Giáo sư chuyên khoa.
- Đặc biệt hơn hết là Hội-Thánh
Lưỡng Đài (Hiệp Thiên và Cửu Trùng) là hình thể hữu vi của Đức Chí Tôn, thay thế
phần hữu hình bất di bất dịch, truyền nối thất ức niên theo Pháp Chánh Truyền
qui định, trước qua sau tới luôn luôn đủ thành phần.
Hội Thánh hai Đài là
Thánh-Thể Đức Chí Tôn tại thế; không có ai là người độc nhất được gọi là
Giáo-chủ của Đạo Cao Đài cả.
Tuy nhiên khi nào hai ông
Chủ của hai Đài hữu hình tức là Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp một sẽ là quyền Vạn-linh.
Chỉ có quyền Vạn-linh mới đối quyền với Chí Linh của Thượng-Đế mà thôi.
Các con số của phẩm cấp được
Đức Chí-Tôn chọn lựa không ngoài con số 3 làm chuẩn:
Ngôi Giáo Tông 1 mà 3
(thay trời tạo thế)
Chưởng-Pháp, Đầu Sư, mỗi
phẩm ba vị tức là Tam Âm tam Dương, tạo thành ngôi sao sáu cánh.
Những phẩm khác: 36 vị, 72
vị, 3.000 vị đều là bội số của 3. Số 3 là căn bản. Số 3 có một giá trị lớn lắm
vậy!
Các con số phẩm tước này
do đâu mà có?
Thầy dạy:
“Trước khi chưa phân Trời
đất, KHÍ HƯ-VÔ bao quát Càn Khôn, sáng-soi đầy vũ-trụ. Đó là một cái Trung
Tâm-điểm tức là ĐẠO. Rồi Đạo ấy mới sanh ra Thái cực. Hồng-mông sơ khởi, huyền
huyền hạo hạo khối lại thành ngôi Thái-cực, rất đầm-ấm lưng-chừng trong đó toàn
là một khối, đúng mấy muôn năm bùng nổ ra tiếng dường như thiên khuynh điạ
khúc, thì đã có THẦY ngự trong ngôi THÁI-CỰC; rồi có một tầng ÂM và một tầng DƯƠNG
gát chồng nhau thành hình chữ thập ló ra bốn cánh gọi là LƯỠNG-NGHI sanh ra TỨ
TƯỢNG. Chữ thập mới dần dần quay lộn chạy lăn tròn như chong-chóng, lăn tủa ra
muôn ngàn quả tinh-cầu thế giới, chữ thập ấy dưới có bốn cánh bông kêu là TỨ
ÂM, TỨ DƯƠNG tác thành Bát quái là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Bát-quái mới biến-hóa vô
cùng, phân định Ngũ hành, Càn Khôn muôn vật. Thái-cực sanh Lưỡng-nghi tức Tam
thiên-vị (ba ngôi Trời). Dưới ba ngôi ấy có Tam thập tam thiên (ba mươi ba từng
trời) cộng với ba ngôi trên là ba mươi sáu từng trời, nên gọi là Tam thập lục
Thiên. Trong mỗi từng Thầy chia Chơn-linh, có một vị Đại-La Thiên-Đế Chưởng-quản.
Chỗ Thầy ngự gọi là Bạch-Ngọc-Kinh,
là kinh toàn ngọc trắng, rộng cao vòi-vọi, ngoài có Huỳnh-Kim Khuyết là cửa ngõ
bằng vàng ròng cực kỳ mỹ-lệ.
…Rồi tới Hạ tầng Thế-giái,
Tam Thiên thế giái, Ba ngàn quả tinh-cầu phân làm Tứ đại bộ châu rồi nối theo
Thất thập nhị điạ, tức là Đệ nhứt cầu cho đến địa-cầu các con ở là địa-cầu 68.”
Chính những con số này mà
Đức Chí-Tôn đã lập thành hệ thống Chức sắc Cửu Trùng Đài đó vậy.
Tính từ dưới lên tức là
hàng Thánh vị thì:
- 3.000 Giáo Hữu ứng với số
Tam thiên thế giới.
- 72 vị Giáo-Sư ứng với
con số Thất thập nhị địa.
- 36 vị Phối-Sư ứng với con
số tam thập lục thiên
Nhưng trong số này có ba
phái (Thái, Thượng, Ngọc) được chọn ra mỗi phái một vị làm Chánh Phối Sư ứng với
con số Tam thiên-vị (ba ngôi Trời). Dưới ba ngôi ấy có Tam thập tam thiên (ba
mươi ba từng trời) tức là số 33 vị Phối-sư còn lại đều “là người lãnh quyền của
Chánh Phối sư ban cho, đặng đồng quyền, đồng thể cùng Chánh Phối Sư khi Người
giao trách nhiệm cho mình” cộng với ba ngôi trên là ba mươi sáu từng trời, nên
gọi là Tam thập lục thiên.
Về hàng Tiên vị thì do con
số biến hoá từ Đạo ấy mới sanh ra Thái cực, là 1. Về hữu hình tức là một ngôi
Giáo-Tông là số của Tiên Thiên, khi qua Hậu Thiên thành ra 3, nên chi một mà
ba, mà ba cũng như một, chính nó cũng có Âm Dương. Thế nên ba ngôi Chưởng Pháp
thuộc về Đạo là Dương, ba ngôi Đầu Sư thuộc về Đời trong Đạo là Âm.
5 - Giáo Tông nghĩa là Anh Cả ba phẩm Ðầu-Sư, nghĩa
là Giáo Hữu
Riêng ở cơ-quan Cửu-Trùng-Đài
thì Giáo-Tông là Chưởng-quản, dưới có 6 phẩm cấp là ba Chưởng-Pháp và ba Đầu-Sư.
Đó là cơ-quan quản-trị càn khôn vậy.
Thánh ngôn có dạy:
… “Vậy Thầy mới lập ra có
một phẩm Giáo Tông nghiã là Anh Cả ba phẩm Ðầu-Sư, nghiã là Giáo Hữu. Chẳng đặng
một ai duới thế nầy còn đặng phép nói rằng thế quyền cho Thầy mà trị phần hồn của
nhơn-loại. Ai có đức hạnh lớn thì mới ngồi đặng địa vị thầy ban thưởng. Còn cả
Môn-đệ ai cũng như ai, không đặng gây phe, lập đảng; những kẻ nào phạm tội thì
Thầy trục xuất ra ngoài, cho khỏi điều rối loạn”. ( Ngày 24- 4-1926)
(H.62) Vạn linh hiệp
Chí-linh.
Theo hình vẽ cho thấy rõ,
như vậy có nghĩa là hàng Tiên-vị có 3 phẩm: Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu-Sư đặt
trên Tam-giác có đỉnh quay lên, tượng Chí linh.
Đồng thời hàng Thánh-vị có
3 phẩm là: Phối-sư, Giáo-sư, Giáo-hữu, tượng cho Vạn linh. Tam-giác này đỉnh
quay xuống dưới: Cho thấy ngôi Giáo-Tông và Giáo hữu cùng nằm trên trục đứng
xuyên tâm đối.
Thế nên đỉnh trên là
Giáo-Tông, đỉnh dưới là Giáo hữu, đặt thẳng hàng xuyên qua tâm.
- Tại sao nói Giáo-Tông…
nghĩa là Giáo hữu?.
PCT: “Đã nói Giáo-Hữu là
người thân mật với nhơn sanh hơn hết, mà kể từ phẩm Giáo-Hữu đổ lên cho tới
Giáo-Tông thì xa lắm. Ấy vậy Giáo-Hữu thì gần với nhơn sanh, còn Giáo-Tông thì
xa nhơn sanh. Nếu Giáo Tông muốn gần với nhơn sanh thì phải cần mẫn giao thân
cùng Giáo-Hữu. Giáo-Hữu là người biết nhơn sanh hơn hết, nếu Giáo-Tông muốn biết
nhơn sanh, thì phải nghe lời Giáo-Hữu.
Thánh ý muốn cho Giáo-Tông
đặng gần nhơn sanh cũng như Giáo-Hữu, cho nên dặn Giáo-Tông phải để ý cần mẫn,
xét nét mỗi điều của Giáo-Hữu cầu xin hơn hết song mỗi điều chi Gíao-Hữu cũng
không đặng phép loạn đẳng cấp trên mình mà dâng sớ”.
- Tại sao nói: “Giáo-Tông
nghĩa là Anh Cả ba phẩm Đầu-sư”?
PCT: Đầu-sư có quyền cai
trị “phần Đạo” và “phần Đời” của chư Mộn-Đệ Chí-Tôn.
Tức nhiên:
“Đầu-sư có trọn quyền về
phần Chánh trị của Cửu Trùng-Đài và phần Luật-lệ của Hiệp-Thiên-Đài. Vậy thì Người
đặng quyền thay mặt cho Giáo-Tông và Hộ-Pháp, tức là người của Cửu-Trùng-Đài và
Hiệp-Thiên-Đài; bởi vậy Đầu sư phải tùng cả hai mà hành chánh, chẳng đặng phép
tự ý riêng mình mà thi thố điều chi không có lịnh của Giáo-Tông và Hộ-Pháp truyền
dạy”.
Về phần Hội-Thánh Em, thì:
Đầu-Sư Em là phẩm Chánh-Trị-sự
cũng vậy, người nắm cả hai quyền Chánh trị và Luật lệ, nhưng chỉ có quyền trong
một địa phận mình mà thôi.
Đức Hộ-Pháp nói:
“Cái phẩm vị Thiêng Liêng
của mấy em nơi mặt thế, Phó Trị Sự, Thông Sự đối với Ngôi Giáo Tông, Hộ-Pháp,
trong khi tuổi của mấy em đã tri thiên mạng rồi, rất ngộ nghĩnh thay Đức Chí
Tôn lấy công bình ấy đặng lập Thánh Thể của Ngài, Ngài để một kiểu vở, một
khuôn luật Tạo đoan hay là một gia đình kia không khác gì hết. Mấy em đã ngó thấy
trong Đạo, Đức Chí-Tôn đã để:
- Hàng Tín-Đồ đối với Đại-Từ-Phụ.
- Phó-Trị-Sự và Thông Sự đối
với Phẩm Giáo Tông và Hộ-Pháp.
- Chánh-Trị-Sự đối với Phẩm
Đầu-Sư.
Thì mấy em thử nghĩ coi
khuôn khổ Thánh Thể của Ngài không có một cái gì sơ sót hết.”
6 - Tại sao lại mượn 6 phẩm cấp của cơ quan Cửu
Trùng Đài làm biểu tượng cho 6 hào của quẻ Kiền?
Gọi là “Thời thừa lục Long
dĩ ngự Thiên” Ấy là lúc nào cũng có 6 Rồng ngự trên trời. Sáu Rồng này luôn đi
lại đó đây không bao giờ ngừng nghỉ. Bởi 6 hào của quẻ Kiền là quẻ thuần Dương,
năng động, nên:
- Trước hết có sự ứng hợp
với cơ-quan Cửu Trùng Đài là một cơ-quan trọng-yếu của nền Đại Đạo là giáo-hoá
nhơn-sanh. Phải là năng động, linh hoạt
- Những phẩm tước này là
Thánh-thể của Đức Chí Tôn tức nhiên thay thân cho Thầy mà lo phần dạy-dỗ
nhơn-sanh.
- Thánh-thể Chí-Tôn có quyền
làm Cha khi Cha vắng mặt. Làm Thầy khuyên dạy đám trò yêu của Chí-Tôn mà
Chí-Tôn đã giao phó. Đó là “quyền huynh thế ngôn” hoặc là “quyền huynh thế phụ”.
Lục vị 六 位 là sự kết hợp của quẻ Kiền do 6 vạch Dương mà
thành, tức nhiên 6 vạch này là 6 con của Kiền Khôn mà ra.
Bát-quái có tám quẻ mà Kiền
Khôn là đầu mối của vạn vật hay nói khác đi thì Kiền Khôn là cha mẹ sinh ra 6
con là “Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn” làm khởi thuỷ. Tuy vậy mà lúc nào cũng
hoà-hợp…
Theo hình vẽ thì lúc mới
sinh ra: hai quẻ Kiền Khôn nằm ở đầu và cuối trên một đường thẳng, như một sự
đi ra để ấp-yêu con dại. Sáu con nằm giữa lòng cha mẹ để có được sự bảo trì.
- Lần đầu Kiền hợp với
Khôn, cướp một âm của Khôn mà sinh ra một gái trưởng (Trưởng Nữ) là TốnKhôn hợp với Kiền mà lấy một dương của Kiền rồi
sinh ra một trai trưởng (Trưởng Nam) là Chấnđấy là hàng con trưởng.
- Lần nhì Kiền hợp với
Khôn cướp một âm của Khôn mà sinh một gái giữa (Trung nữ) là Ly đồng thời Khôn giao với Kiền cướp 1 dương của
Kiền mà sinh một trai giữa (Trung Nam) là Khảm
là hàng trung.
- Lần ba Kiền giao với
Khôn cướp một âm của Khôn mà sinh ra một gái út (Thiếu Nữ) là Đoàiđồng thời Khôn giao với Kiền và cướp một
Dương của Kiền sinh ra một trai út (Thiếu Nam) là Cấnđây là hàng Thiếu là trẻ, hình thành sau hết
.
Ở đây có một sự hài hoà
rõ-rệt từ số đến thứ bậc như: Kiền 1 là Cha hợp với Khôn 8 là Mẹ, do vậy mà hợp
số là 1+8= 9
Tốn 5 là trưởng nữ hợp với
Chấn 4 là trưởng nam, hợp số là 4+5= 9
Ly 3 là trung nữ hợp với
Khảm 6 là trung nam, hợp số là 3+6= 9
Đoài 2 là Thiếu-nữ hợp với
Cấn 7 là Thiếu nam, hợp số là 2+7= 9
Như vậy đủ thấy Đạo chủ-trương
là hoà hợp dù bất cứ ở phương-diện nào. Có hoà-hợp mới có yêu thương trong đức
háo-sanh của Trời. Sáu hào của quẻ Kiền đã nói lên tinh-thần thân thiết của một
gia đình trong đó có cha mẹ, anh em từ lớn chí nhỏ đều sống trong cộng-đồng yêu
thương nhau. Khi đã thành Lục thân (phụ mẫu, huynh đệ, phu phụ) thuận hoà thì
làm bất cứ việc gì cũng thành công một cách mỹ-mãn.
Với Đạo-pháp thì ngôi thứ
đã rõ-rệt như thế:
- Kiền là tượng ngôi của Đức
Chí-Tôn.
- Khôn là tượng ngôi của Đức
Phật-Mẫu.
II - Phật độ 6 ức nguyên nhân là nghĩa gì?
Con số 6 ấy là nói phép tu
theo Phật là cho hiểu nguồn gốc khổ của con người là do lục căn, bởi khi tiếp
xúc với lục trần thì sinh ra lục dục. Nếu nhờ biết tu thì biến tất cả thành ra
lục thức để đến chỗ cao thượng hơn là đạt cho được Lục thông để khỏi phải bị đoạ
vào Lục đạo luân hồi.
Chính ra những con số LỤC
này nó đã nằm ngay trong chân tính của con người, nhưng khi đến trần là bị nhiễm
trần, lâm phàm rồi thì cái gì cũng phàm. TU chính là lau bụi trên mặt gương,
nào phải lau gỗ mà thành gương được. Thế nên chỉ có người TU mới được viên mãn
mà thôi. Cho nên Đạo-pháp nói lý là “Phật độ được 6 ức nguyên nhân” là vậy:
- LỤC CĂN: Sáu gốc rễ có sức nảy
sanh.
Lục căn (lục là 6; căn là
rễ) chính là sáu giác quan của con người để nhận biết sự vật, như:
1 - Nhãn (Mắt)
2 - Nhĩ (tai)
3 - Tỷ (mũi)
4 - Thiệt (lưỡi)
5 - Thân (da thịt)
6 - Ý (Tư tưởng)
- LỤC THỨC (thức là biết) Sáu điều hiểu biết của con người. Lục thức
có được là do Lục căn.
Lục thức gồm:
1/ - Nhãn thức: sự biết do
mắt nhìn thấy
2/ - Nhĩ thức: Sự biết do tai nghe
3/ - Tỷ thức: Sự biết do mũi ngửi
4/ - Thiệt thức: Sự biết do lưỡi nếm
5/ - Thân thức: Sự biết do da thịt cảm nhận
6/ - Ý thức: sự biết do tư tưởng
- LỤC TRẦN: (Trần là bụi), chỉ cõi trần. Lục trần là sáu cảnh nơi cõi trần diễn ra trước
Lục căn, làm cho Lục căn sanh ra Lục thức. Lục trần gồm
1/ - Sắc: cảnh vật có màu
sắc xinh đẹp.
2/ - Thinh: âm thanh êm
ái, lời nói ngọt ngào.
3/ - Hương: mùi thơm của
hoa, của món ăn.
4/ - Vị: thức ăn ngon béo
bổ.
5/ - Xúc: trang sức lụa là, da thịt mát mẻ.
6/ - Pháp: Tư tưởng mưu tính thực hiện cho thoả ý muốn
- LỤC DỤC (dục là muốn) Sáu điều
ham muốn. Lục trần khêu gợi Lục căn, Lục căn sanh ra Lục thức, Lục thức sanh ra
Lục dục. Lục dục gồm:
1/ - Sắc dục: ham muốn
nhìn thấy sắc đẹp
2/ - Thinh dục: ham muốn
nghe âm thanh êm tai.
3/ - Hương dục: ham muốn
ngửi mùi thơm dễ chịu
4/ - Vị dục: ham muốn món
ăn ngon miệng
5/ - Xúc dục: ham muốn xác
thân sung sướng.
6/ - Pháp dục: ham muốn ý
nghĩ được thỏa mãn.
Con người có Lục căn nên mới
có Lục thức. Lục thức bị Lục trần cám dỗ mới sanh ra Lục dục. Bốn thứ ấy liên hệ
mật thiết nhau, tương tác nhau làm cho con người lẩn quẩn như bị trong cơn lốc
của cuộc đời.
“Thất tình Lục dục là mối
loạn hằng ngày trong tâm trí, không phương trừ khử. Một đám giặc liệt cường tài
trí đánh phá ruồng trong núi cao rừng thẵm còn dễ trừ dẹp đặng, chớ mối loạn
nơi tâm khó mà diệt đặng cho yên, nhứt là Lục dục: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân
và Ý dục, chúng nó phá hại hằng ngày.
Nhãn thì ưa màu sắc tốt đẹp.
Nhĩ thích nghe những giọng
nói tao nhã thanh bai.
Tỹ thì ưa mùi thơm hơi ngọt.
Thiệt thì ưa nếm vật lạ
món ngon.
Thân mến vợ đẹp hầu xinh,
cả dục tình dâm loạn.
Ý lại tư tưởng vất vơ quấy
phá.
Nhứt là Ý là mối đại hại
cho con người. Nó tư tưởng sự nầy sang sự nọ. Chuyện nọ hết đến chuyện kia. Nó
ra vô lẹ làng không chi ngăn đón đặng, nên mới cho nó là đứa ăn trộm tài nghề,
xách món nầy, lấy vật nọ trước mắt muôn người mà chẳng
ai thấy.
Còn thân, cái thân thể muốn
sự dâm dục quá độ, mới hao tán nguơn Tinh, nguơn Khí, nguơn Thần.
Thiệt là lưỡi, miệng ham
ăn món ngon vật lạ, đồ mỹ vị cao lương, phạm tội sát sanh, bị sa đọa vào Lục đạo.
Tỹ là mũi ưa thơm tho mới
khiến lòng ham muốn.
Nhĩ là tai, tai nghe điều phi lễ.
Nhãn là mắt ngó thấy sắc đẹp thì lòng dục dấy
lên.
Vậy thì, mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm,
thân ham, đều xúm làm cho thân xao động, sanh lòng quấy
Vả lại, Lục dục là sáu con quỉ, tức là sáu đứa
côn đồ, nhưng biết cách thâu phục chúng nó đặng thì sáu con quỉ ấy trở nên Lục
thông là đắc đạo.
Muốn thâu phục sáu con quỉ ấy thì phải làm chủ
cái Tâm, tâm cho thanh tịnh, định cái trí, trí phải tự nhiên. Lục dục được an,
Lục thần đầy đủ.
Hễ có Lục dục thì có Lục trần, mà hễ có Lục trần
thì mới sanh Lục tặc. Có Lục tặc thì hại Lục căn, Lục thức, Lục thần, nên sa
vào Lục đạo.
Ấy là kiếp con người không có Nguơn Thần chấp chánh, để cho Thức Thần đương quyền, thì dầu có sống, sống
một cách vất vơ như bồ nhìn trơ trơ để gió lay người đẩy” (tham khảo Tự điển ông Nguyễn văn Hồng)
III - Đền-Thánh có LỤC LONG PHÒ ẤN
(H.63)Đền Thánh Tây-ninh
Khi du khách đến viếng Toà
Thánh, điều mà lôi cuốn đầu tiên là hai lầu chuông và lầu trống cao ngất.
Một hệ thống kiến trúc kiểu
Pháp nằm giữa hai khu rừng Thiên nhiên màu xanh biếc.
Jeanine Anboyer trong quyển:
Mỹ Thuật Viễn Đông nhận định rằng: Người Việt Nam đã biết chọn những cảnh thiên
nhiên đẹp nhất để xây dựng những công trình thờ cúng của họ (Les arts de L’
Extrême Orient. Pario 1948 trang 83). Đó là lối kiến trúc cổ Việt-Nam theo lối
kiến trúc cảnh vật hóa.
Một tu sĩ Nhật-Bản cũng
cho rằng Toà Thánh được xây cất trên suối ngầm chảy qua 6 cửa gọi là “Lục long
phò ấn” hay “Lục long kết tụ”. Vùng đất này rất phát triển về Đạo pháp và nhân
tài (Huỳnh Minh, Tây Ninh Xưa và Nay)
Về phương hướng xây dựng Đền
Thánh.
Thầy dạy:
“Toà-Thánh day mặt ngay hướng
Tây, tức là chánh cung Đoài ☱ ấy là Cung Đạo, còn bên tay trái Thầy là cung Càn ☰ bên tay mặt Thầy là cung Khôn ☷ đáng lẽ phải để bảy cái
Ngai của phái Nam bên tay trái Thầy, tức cung Càn mới phải, song chúng nó vì thể
Nhơn-đạo cho đủ Ngũ chi cho nên Thầy buộc phải để vào Cung Đạo là cung Đoài cho
đủ số.
Nơi đây có đủ Tam Tài ứng
hợp:
1 - Phần Thiên:
Đức Lý giáng dạy đêm 23-1
Đinh-Mão (Dl 24-2-1927) tại chùa Gò Kén
THÁI BẠCH.
“Hỷ chư Đạo hữu, chư Đạo
muội. Lão khen Thái Thơ Thanh, phải đó đa không, tưởng chư Hiền hữu không thấy
nữa.
Lão cắt nghĩa vì sao cuộc
đất ấy là Thánh địa?
Sâu hơn 300 thước, như con
sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa 6 nguồn, làm như 6 con rồng đoanh
nhau. Nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi, gọi là LỤC LONG PHÒ ẤN. Ngay miếng đất
đó đặng 3 đầu: Một đầu ra giếng mạch Ao hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia.
Người Lang-sa chỉ đòi 20
ngàn, nói rồi trả đúng có 15 ngàn, Lão dặn thì thành trả 17 ngàn, 18 ngàn thì đặng
Còn xin khai khẩn miếng đất rừng bên kia nữa mới trọn. Đất nay còn rẻ, miếng đất
chung quanh Thánh địa ngày sau hóa vàng. Chư Hiền hữu biết lo lập, ngày sau rất
quí báu.” THĂNG (Đạo-Sử II/ 225).
Khi phá đám rừng nầy thì
đàn Thổ (người Miên) xuống cả ngàn người để phá rừng, làm cho ông Chánh Tham Biện
(Tỉnh Trưởng Tây Ninh) người Pháp nghi ngờ, mời Đức Thượng Phẩm ra Tòa Bố.
Ông hỏi Đức Thượng Phẩm:
Chớ làm cái gì mà đông đảo như vậy?
Đức Thượng Phẩm trả lời rằng:
Tôi mua miếng đất đó đặng trồng cao su.
Ông Tham Biện hỏi: Trồng mấy
mẫu?
Đức Thượng Phẩm trả lời:
Tôi trồng hết sở đất tôi
mua, phá tới đâu tôi trồng tới đó. Nên ngày nay, trong Nội Ô có cây cao su là
do đó” (trích Đạo-Sử I/52)
Tất cả những phương hướng
trên qui kết vào một Bát-Quái Đồ Thiên thật là ngoạn mục và vi diệu vô cùng. Mỗi
mỗi đều ăn khớp nhau như những mắc lưới đều-đặn, mà phải do bàn tay của Đấng Tạo
công mới làm nên bức tranh tuyệt sắc như vầy (Xem thêm Dịch-lý Cao-Đài I. Cùng
Soạn giả có giải thích kỹ về Bát-Quái)
2 - Phần Địa: Viễn cảnh Toà Thánh Tây Ninh
- Về phía Đông cung Chấn ☳ gối lên giồng Sân Cu (ý
là đất lành chim đậu)
- Mặt trước là phía Tây
cung Đoài ☱ trông ra sông Vàm Cỏ Đông.
- Phía tả: Nam (đứng theo
phía Tòa-Thánh) có dòng sông Cẩm Giang và Bến Kéo nước chảy quanh cuộc đất. Đó
là điểm kết long mạch, sách Lỗ Ban Kinh gọi là Hàm rồng. Phong-thủy là Âm Dương
hội đủ.
Cận Cảnh, hồ Động Đình
(Bàu Cà Na) nước chảy không ngừng (pháp luân thường chuyển) vào rạch Ao Hồ Tây
Nam. Hai bên trái phải Toà Thánh là hai cánh rừng Thiên nhiên xanh biếc hài hòa
cảnh trí.
- Phía Bắc là cung Ly ☲ suối Lâm Vồ.
- Phía Đông Bắc là cung Tốn
☴ là Suối Đá, Suối Cái chảy
về Phía Đông là cung Chấn ☳
- Phía Nam cung Khảm ☵ qua Đoạn Trần Kiều, Suối
Con lươn ra Giải khổ Kiều, bốn suối hợp sức tưới mát và bao quanh vùng Thánh địa,
hợp với sông Vàm Cỏ Đông, Cẩm Giang mà kết tụ Lục Long Phò Ấn. Biểu hiện Tay
Long (Dương), Tay Hổ (Âm) không đối lập nhau mà còn hòa hợp lẫn vào nhau nhiều
lần viễn cảnh cũng như cận cảnh. Bên trái (Thanh Long), bên phải (Bạch Hổ) thế
sông núi châu đầu vào nhau như hình móng ngựa (đại kích!). Địa thế Lục Long phò
Toà Thánh đó, không đâu tốt đẹp bằng! Như vậy trên Plafond là có Lục Long đoanh
nhau, dưới có Lục Long phò ấn, đủ 6 Âm, 6 Dương là 12.
3 - Về Nhân: Biểu tượng Thánh Thể Đức Chí-Tôn:
Quẻ Càngọi Lục Long:
nghĩa 6 hào của quẻ Thuần Càn tượng 6 rồng. Đạo-pháp: Xem như 6 phẩm cấp của Cửu-Trùng
Đài tượng trưng Thánh Thể của Chí-Tôn.
IV - Luận về 6 chữ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
Đức Hộ-Pháp nói:
“Khi Đức Chí Tôn đến với
chúng tôi, Đức Chí-Tôn mở ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ chớ không phải mở Đạo Cao Đài.
Với danh-hiệu “Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ” 大 道 三 期 普 渡 có 6 chữ; đứng về số-học thì số 6 là do 3+3 hay là 3x2.
Trước nhất nó có nghĩa là
3+3 tức là 3 ngôi đầu tiên hỗn-hợp nhau để hóa thành 3 ngôi nhỏ nữa, cũng có
nghĩa là 3x2 tức là 3 ngôi ở cấp thứ nhì do luật Âm dương biến tướng với 3 ngôi
đầu tiên. Quả thật, nhìn vào từ-ngữ thì 6 chữ “Đại Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ” là do 3 từ
kép, mỗi từ có 2 chữ.
Con số 2 là con số Thiếu-âm,
con số 3 là con số Thiếu dương, tất cả đều là nằm trong số của Tứ tượng.Tức
nhiên trong Tứ tượng có 4:
Nếu hiệp hai số Thái lại với
nhau thành ra 1+ 4= 5
Nếu hiệp hai số Thiếu lại
với nhau cũng ra 2+3 = 5
Trong sáu chữ này đã có đủ
Ngũ hành Dương và ngũ hành Âm, từ đó mới biến hoá vô cùng.
Điều này có luận trong “Dịch
lý Cao-Đài” quyển I.
Với 6 chữ Hán này cũng
chia ra làm Tam Âm Tam Dương như đã nói ở trên, tức là chính nó đã làm nên một
ngôi sao sáu cánh. Đỉnh Dương quay lên. Đỉnh Âm quay xuống. Ấy là một sanh ba,
ba sanh vạn vật, chỉ âm dương hiệp nhứt, thuộc về cơ quan Chưởng-quản, đó là
quyền Chí linh đối phẩm với quyền Vạn-linh:
- Chí-linh là TRỜI, cơ qui
nhứt (đỉnh A)
- Vạn-linh đại diện là NGƯỜI,
cơ tấn-hóa (đỉnh A’)
Ngôi sao sáu cánh này Đức
Hộ-Pháp lấy làm biểu tượng là một huy hiệu.
Hỏi vì sao chỉ riêng Đức Hộ-Pháp
có hình ngự trên huy hiệu này mà không vị Chức sắc nào được?
- Bởi Ngài là Giáo-Chủ hữu
hình, tức nhiên Đức Ngài nắm quyền Chí-Tôn tại thế, là làm chủ nền Đại Đạo.
Ngài là Chưởng quản Nhị hữu Hình đài: Hiệp-Thiên và Cửu Trùng, nghĩa là Ông TRỜI
dưới thế này.
Sáu chữ đặt trên sáu cánh
ngôi sao:
- Chữ Đại 大 (3 nét) đặt ở cánh bên mặt, chữ B’
- Chữ Tam 三 (3 nét) đặt ở trái, tức là đối xứng nhau qua chữ Đạo ở giữa (C’)
Hai chữ có số nét bằng
nhau, tức nhiên cân bằng lý Âm Dương để điều hòa vũ trụ. Cũng như về quyền hành
Đức Hộ-Pháp Chưởng quản cả hai cơ quan Hành chánh và Phước thiện, tức nhiên cơ
quan hành pháp và luật pháp của Đại Đạo. Ngài là Chưởng quản cả nhị Hữu hình
Đài, tức nhiên kiêm quyền Giáo-Tông và Hộ-Pháp. Các chữ này đặt nghịch chiều
kim đồng hồ, gọi là nghịch chuyển. Đó là con đường trở về tức là phản bổn hườn
nguyên mà Thầy đã dạy “Tu hành vẫn trái với thế tục, mà trái với thế tục mới đặng
gần ánh thiêng liêng”.
Lại nữa Hộ-Pháp bấy giờ là
hiện thân của số 1 mà ba, mà ba cũng là một. Vì:
- Hộ-Pháp hiệp với Lý
Giáo-Tông là quyền Chí-Tôn.
- Hộ-Pháp hiệp với Quyền
Giáo-Tông cũng là quyền Chí-Tôn tại thế, là quyền Trời đó vậy.
- Chữ Đạo 道 (12 nét) đặt ở đỉnh cao, tượng trưng một uy quyền tuyệt đối, là quyền chúa
tể Càn khôn vũ trụ này. Thánh ngôn rằng:
“Thập Nhị khai thiên là Thầy,
Chúa cả càn khôn thế giái nắm trọn Thập Nhị Thời Thần vào tay. Số mười hai là số
riêng của Thầy”.
Quyền Đạo có vô vi, có hữu
hình tương đắc.
Như trước đây quyển Dịch-lý I đã chứng minh rằng Giáo-Tông làm chủ Bát-Quái Đồ Thiên mà Hộ-Pháp cũng làm chủ Bát-quái Đồ thiên. Đó chứng tỏ rằng khi Giáo Tông hữu hình thì Hộ-Pháp vô vi. Khi nào hai quyền này hiệp một đó là Quyền Chí-Tôn tại thế. Đây là một Bát Quái đồ thiên có đầy đủ tính chất trời người hiệp một: tức là đủ tính chất Âm Dương.
Trong khi đó nếu Đức Hộ-Pháp
hiệp với Đức Lý Giáo-Tông cũng là quyền Chí-Tôn. Như vậy một mà ba, mà ba cũng
như một. Ấy là Tam tài.
Nhưng Đức Quyền Giáo-Tông
là chủ Cửu-Trùng Đài mà trước đây là Đầu sư Thượng-Trung-Nhựt, là một trong ba
Bửu của Trời, vậy phải kể đến ba vị.
- Thái Nương Tinh
- Thượng Trung Nhựt.
- Ngọc Lịch nguyệt
Còn Hộ-Pháp là chủ Hiệp-Thiên-Đài
mà là Chủ chi Pháp.Bên cạnh còn có Thượng-Phẩm chủ chi Đạo và Thượng-Sanh làm
chủ chi Thế. Để thấy rằng những chức vị mà các Đấng ấy lãnh một vai trò yếu trọng
trong nền Đại-Đạo này.
Khi vẽ hai hình Tam giác
và hai hình vuông đặt chồng lên nhau tức là Âm Dương tương hiệp cho ra một hình
ảnh mới đó là hình có tám cạnh gọi là Bát-Quái. Chính Bát quái này Đức Hộ-Pháp
làm chủ.
Thể pháp này áp dụng trong
các Đạo phục của chư Chức-sắc Thiên phong
Dịch nói “Thiên Nhứt sanh
Thuỷ, Địa lục thành chi”
Số 6 chính là tượng cái thể
nước thành hình ở cõi hữu hình, tức là cõi dưới cho nên 1 hợp với 6. Mà 6 là do
5+1. Số 5 là số tượng trưng một vòng cõi khác, vì vậy mà số 1 biến sanh ra Thuỷ
theo Thần linh, mà số 6 hoá thành nó là chất nước hữu hình. Cũng vì lẽ ấy nếu lấy
số 5 để giải sự khác nhau của hai cõi: hữu hình và vô hình thì những số
1,2,3,4,5, tức là 5 số đầu thuộc về Thần linh và 5 số sau là 6,7,8,9,10 thuộc về
cõi hữu hình là cõi đất. Nói là cõi vô hình thành tượng tức là 5 số trên là tượng
mà 5 số dưới là hình: 6=5+1, 7=5+2, 8=5+3, 9=5+4, 10=5+5
Trên đã nói: 1 biến sanh
Thuỷ mà 6 thành nó. Đây giải cái sơ khai sinh Ngũ hành và thành hình ở trái đất.
Nhìn chung vào tấm huy-hiệu
này có 7 điểm (6 cánh + 1 tâm) mà điểm giữa là hình ảnh của Hộ-Pháp ngự trị. Số
7 chỉ về người, ứng với số của trời là 1. Trước đây đã nói Giáo-Tông cũng đứng
chủ trung con số 7 ấy là cơ hiển tức cơ Âm, giờ này Hộ-Pháp cũng nắm con số 7
là cơ ẩn, ấy là cơ Dương. Trên tấm huy hiệu còn có 4 chữ “Đảng phái thống nhứt”
ngoài ý-nghĩa là một nền Tôn giáo Đại Đồng ra, thì con số 4 là chỉ Tứ âm Tứ dương,
để hiệp vào các con số Tam ở trên mới tạo thành Bát-quái, mà 5 chữ “Giáo-chủ Phạm-Công-Tắc”
vừa xác-định ngôi vị của Ngài trong nền Đại-Đạo, mà con số 5 cũng để xác định
là con số “ngũ trung” tức là Tâm của Bát-quái nữa.
Hộ-Pháp làm chủ Bát-quái Đồ
Thiên
Tam Âm tam Dương và Tứ Âm
Tứ Dương hiệp lại sẽ thành Bát-quái Đồ thiên mà Hộ-Pháp vi chủ. Giáo-Tông làm
chủ Bát-quái hữu-hình, Hộ-Pháp làm chủ Bát quái vô vi. Âm dương không xa lìa
nhau. Khi Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp một là quyền Chí-Tôn tại thế. Nay Đạo Cao
Đài dùng Bát-quái Đồ thiên. Tấm huy hiệu của Hộ-Pháp tuy 6 cánh mà có 7 điểm.
Ngài ngự vào tâm: vì lẽ đó số 7 cũng chỉ về quyền-uy của Hộ-Pháp đứng trên Thất
Đầu-xà tức là làm chủ Thất tình của nhân loại. Ngài nói: Vui cũng vui, buồn
cũng buồn, nhưng đừng để nọc vui buồn thắm vào chơn tánh.
SỐ 7
Số 7 là số ngưng kết do 1+2+4
Tức là Thái-cực cộng Lưõng-nghi
và Tứ tượng.
Thái-cực là dương,Lưỡng-nghi
là cơ biến tướng, tứ tượng là cơ sanh-hóa. Nhưng cơ biến tướng và cơ sanh hóa
chạm nhau lại khắc nên số 7 trở thành số riêng biệt không có biến động; có
nghĩa là trong trạng-thái yên-tĩnh ngừng nghỉ. Nên nó cũng ám chỉ vào thể âm.
Số 7 cũng chỉ vạn-vật hữu
tướng thành hình; trong thân người là thất khiếu ở trên đầu.
Số 7 ấy tức là 3 ngôi cọng
4 biến; hay là 1+2+1+2+1 nên vô cực là vi-chủ.
Số 7 cũng là thành số của
(2+2+2)+1, hoặc 3+3+1=7 như vậy Thái cực cũng vi chủ.
Người hoàn toàn là một Tứ
nguyên-tố cùng một tam nguyên tố kết hợp. Nghĩa là 4 thể chất và 3 thể khí. Tức
nhiên là (3+4). Ba là tượng cho ba thể chất: không khí, nước và đất và 4 thể chất
là: Kim, Mộc, Thủy, Thổ.
Người ta quyết đoán rằng
không có một thể lục giác nào mà không có số thứ 7 làm trung tâm điểm. Số 7 có
đủ tính chất như số 1 đầu, tức là số của các số. Vì số 1 không gì có thể tạo ra
nó, thì số 7 cũng không có một số nào ở trong thập tuần có thể sanh ra nó.
“Chúng ta ngó thấy hành
tàng tạo-đoan trước mắt ta là sự điều-hòa trong thân thể và triết-lý đạo-giáo
ta biết rằng: nếu ta không đoạt đặng bảy khối sanh quang thiêng liêng kia đặng
tạo thành xác thịt thì ta không có. Ta không sanh ở đây: nói gần hơn nữa nhứt
điểm tinh thần của Cha ta không hiệp với huyết bồn của Mẹ ta, thì tức nhiên
không có sự hiệp-hòa cả khuôn luật tạo đoan này.
BẢY PHẨM CẤP KHÔNG ĐỔI
Đức Lý có dạy rằng:
Đại hỉ! Đại hỉ!
“ Cười…Lão cũng nên cắt
nghĩa phẩm vị của Chư Hiền-Hữu: Tỷ như ngôi của Thượng Đầu-sư, Ngọc Đầu sư,
Thái Đầu-sư, Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm, Thượng Sanh hay là Giáo-Tông của Lão đi nữa,
dầu ngày sau có nhượng cho ai, thì họ ngồi địa vị của mình, chớ chẳng hề ở thế
này có hai Thái-Bạch, hai Thượng-Trung-Nhựt, hai Ngọc-Lịch Nguyệt, hai Thái
Nương Tinh, hai Hộ-Pháp, hai Thượng Phẩm, hai Thượng-Sanh bao giờ. Hiểu à!?”
(TNII/49 ngày 19-3 Mậu-Thìn 1928)
Lời giáng truyền trên là một
sự khẳng định của Đức Lý Giáo-Tông cho biết quyền hành của các Đấng tiền bối
này là người mà Đức Chí-Tôn đã chọn để thay thân cho Đức Ngài làm nồng cốt, điều
hành nền Đại-Đạo Cao-Đài từ hữu hình cho đến vô vi trong một viễn trình bảy
trăm ngàn năm, chứ không chỉ riêng ở một giai đoạn thời gian các Ngài còn sanh
tiền ở đây mà thôi. Vì tính cách quan trọng của con số 7 không thể thiếu trong
cửa Đạo Cao-Đài, ví như thất tình của con người được tu luyện thuần thục đã biến
thành Thất bửu vậy.
Bảy nhân vật đây là tượng
trưng cho cái sống vĩnh cữu, là bảy Thái cực của nền Đại-Đạo, như nguyên-tử được
tách rời ra. Nhưng đây chỉ là yếu tố về NHÂN mà thôi. Đồng thời tìm đến các yếu
tố về THIÊN và ĐỊA nữa.
1/ - Về cơ Nhân.
Đức Lý Đại Tiên nhấn mạnh
rằng:
…Chẳng hề ở thế này có hai
Thái-Bạch, hai Thượng Trung Nhựt, hai Ngọc-Lịch Nguyệt, hai Thái Nương Tinh,
hai Hộ-Pháp, hai Thượng Phẩm, hai Thượng-Sanh bao giờ. Hiểu à!?
Tức nhiên mỗi vị được chọn
lựa đây là duy tinh duy nhứt, như một nguyên-tử được tách rời ra vậy.
Các yếu tố ấy được vẽ
thành hình như trên đây:
Tất cả có 7 vị ứng với 7 vòng
tròn, đứng vào 7 Thái cực,tạo thành hai tam giác đều đặt nghịch chiều nhau. Tam
giác đỉnh quay lên thuộc về Đạo là ba vị Hiệp-Thiên Đài:
- Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư
- Thượng-Sanh
Cao-Hoài-Sang
- Hộ-Pháp Phạm Công-Tắc;
mà Hộ-Pháp đặt vào đỉnh cao. Bởi ngoài quyền Chưởng quản chi Pháp, Ngài còn là
Chưởng-quản cả Hiệp-Thiên-Đài nữa.
Tam giác có đỉnh quay về
phía dưới thuộc về Đời, tức là cơ quan Cửu Trùng Đài là có 3 vị Đầu-sư:
- Thái Đầu-Sư Thái Nương
Tinh
- Thượng Đầu Sư Thượng
Trung Nhựt.
- Ngọc Đầu-Sư Ngọc-Lịch
nguyệt
Chỉ duy ba vị Đầu-Sư này
có mang Tam bửu của Trời là Nhựt, Nguyệt, Tinh mà thôi..
Theo như lời dạy của Đức Lý
Giáo-Tông là Giáo Tông vô vi, thì trong cửa Đạo có hai Đài hữu hình thì:
* Cửu Trùng Đài là quẻ Khảm
☵ bởi:
Tinh có hai vị là:
Thái-Minh Tinh bị Đức Lý cách chức, sau mới phong cho ông Thái Nương Tinh. Chữ
Thái là đứng đầu có hai (số 2 thuộc Âm )
- TINH là sao có hai vị là
Âm (tượng nét đứt)
- NHỰT là mặt trời là
Dương (tượng nét liền)
- NGUYỆT là mặt trăng là
Âm (tượng nét đứt)
. Theo thứ tự thì Thái
(phái Phật) đứng trước.
. Thượng (phái Tiên), đứng
giữa là sự trung chính.
. Ngọc là (phái Thánh),
sau cùng.
Trong Cửu trùng Đài chỉ có
một Dương-điện-tử là người mang chữ NHỰT tức là Thượng Đầu sư Thượng Trung Nhựt
cũng là Quyền Giáo-Tông đó vậy (vì kiêm hai chức phẩm)
* Hiệp-Thiên-Đài thì có ba
vị thuộc về ĐẠO:
- Cao-Quỳnh-Cư, sau đắc
phong là THƯỢNG-PHẨM, tuổi Mậu-Tý (1888)
- Cao-Hoài-Sang, sau đắc
phong là THƯỢNG-SANH, tuổi Tân-sửu (1901)
- Phạm-Công-Tắc, sau đắc
phong là HỘ-PHÁP, tuổi Canh-Dần (1890)
Như vậy Hiệp-Thiên Đài
theo thứ tự là quẻ LY:
- Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh Cư
- Thượng-Sanh Cao Hoài
Sang
- Hộ-Pháp Phạm Công Tắc
Bởi ba vị này là ba vị Đệ-tử
đầu tiên được Đức Chí Tôn chọn lựa cho xuống trước để đúng ngày giờ Ngài mới
qui tụ lại, Ngài dùng “Lương sanh để cứu vớt quần sanh”.
Ba vị là Tam đầu chế Hiệp-Thiên
Đài có tuổi lần lượt là Tý, Sửu, Dần, tức nhiên là Thiên khai ư Tý, Địa tịch ư
Sửu, Nhơn sanh ư Dần. Xin xem lại Dịch-lý Cao Đài I để thấy tính cách quan trọng
của các Địa chi ấy.
* Hiệp-Thiên-Đài là quẻ Ly ☲
Xem như đây là một tế bào
của Đại-Đạo hay nói theo khoa học thì đây là một phân tử có đủ ba thành phần:
Đức Thượng-Sanh
Cao-Hoài-Sang là hào Âm, nằm trong thời-kỳ khởi thuỷ của Đạo-Cao-Đài.
- Hộ-Pháp nắm chi Pháp vừa
là Chưởng quản Hiệp Thiên-đài là một Dương điện tử (Proton)
- Thượng-Sanh nắm chi Thế
là một Âm điện tử (Électron)
- Thượng-Phẩm nắm chi Đạo
là một Trung hoà tử (Neutron)
* Về Cửu Trùng Đài là quẻ Khảm ☵
Theo thứ tự của Cửu
Trùng-Đài là Thái, Thượng, Ngọc, thì phái Thái là Âm, phái Thượng là Dương,
phái Ngọc là Âm. Cửu trùng Đài đã đủ tính chất trong sáng của Nhựt, Nguyệt,
Tinh là Tam bửu của trời ở thời khởi thuỷ. Cơ quan này cũng đủ tính chất của một
tế bào hay là một phân tử, vậy:
- Thái Nương Tinh là Âm điện
tử (Électron)
- Thượng Trung Nhựt là
Dương điện tử (Proton)
- Ngọc Lịch Nguyệt là Âm
điện tử (Électron).
Nay qua thời kỳ kiến tạo
thì xem như thời-kỳ công quả của nhơn sanh chính là thời-kỳ mà Chí-Tôn chiết khảm
điền Ly phản vị Càn bằng sự dâng công đổi vị.
Đây là hình ảnh của quẻ
Càn thành hình:
- Hộ-Pháp Chưởng quản Hiệp
Thiên-Đài ▬▬
- Thượng Trung Nhựt
Giáo-Tông Đại-Đạo ▬▬
- Thượng-Phẩm Chưởng quản
chi Đạo ▬▬
Người Tín hữu Cao-Đài nhìn
vào đây mà lập công cùng Đức Chí-Tôn trong phép Tam lập là lập đức, lập công, lập
ngôn như ba vị trên đây, chắc chắn sẽ về được với Đức Chí-Tôn là hoàn thành được
ba nét Dương đó.
Riêng bảy Đấng Thiên mạng
của Chí-Tôn là hai cơ quan Hiệp-Thiên và Cửu Trùng thì sáu vị là Tam Âm tam Dương
biểu tượng cho hai phân tử tròn đầy. Riêng Đức Lý Giáo-Tông là vai trò trung lập
(Neutron)
- Khi phối hợp với Quyền
Giáo-Tông là đủ âm dương.
- Khi phối hợp với Hộ-Pháp
là quyền Chí-Tôn tại thế.
Do vậy mà công thức mới sẽ
thành hình:
- Hộ-Pháp Chưởng quản Hiệp
Thiên-Đài ▬▬.
- Lý Giáo-Tông là
Giáo-Tông vô vi ▬▬
- Thượng Trung Nhựt
Qu.Giáo-Tông ĐĐ. ▬▬
Đây là cơ NHÂN đã thành
hình
Kết luận:
Vì tính cách quan trọng và
cần yếu như vừa phân tích trên thì 7 phẩm cấp này không bao giờ thay đổi, mà nhất
là khi ba vị: Hộ-Pháp, Lý-Giáo-Tông, Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt phối hợp
lại là QUYỀN CHÍ TÔN TẠI THẾ biểu tượng là một khối nguyên-tử, tức là ba Dương-điện-tử
đã tinh luyện đến một mức độ cao không gì có thể phân tách ra được. Vì lẽ đó mà
Đức Lý mới nói …Chẳng hề ở thế này có hai Thái-Bạch, hai Thượng-Trung Nhựt, hai
Ngọc-Lịch Nguyệt, hai Thái Nương Tinh, hai Hộ-Pháp, hai Thượng Phẩm, hai Thượng-Sanh
bao giờ.
Xem như Đức Chí-Tôn đã chọn
lựa các Đấng có đủ công quả chơn thần để tạo Đạo cứu Đời trong ngươn hội này
không khác gì Chí-Tôn đã chọn lựa các nguyên tử gốc mà các Bác-học-gia đã gia
công tinh luyện nguyên-tử vậy. Nhưng nguyên tử của thời-đại này là nguyên tử đe
doạ Hoà bình, còn Nguyên-tử của Chí-Tôn mới thật sự là nguyên tử phụng sự Hoà
bình cho cả nhân loại vậy.
2/ - Về cơ Địa:
Xét về Đền-Thánh này có dạng
chữ Sơn 山 mà người là Nhơn 人 đến đây thành tâm bái lạy, cúng kính hoá ra chữ Tiên 仙 (Sơn nhơn hiệp lại là chữ Tiên) cho biết người Đạo Cao-Đài hằng ngày đến
cúng tại Toà Thánh là luyện phép tu Tiên. Đền Thánh là một Thiền đường như vậy
thì không còn duyên cớ gì mà chúng ta phải chạy “đi tìm pháp trường sanh” nữa!
Theo như trước đây Dịch lý
I có nói rõ ba Đài tượng trưng Tinh Khí Thần có dạng thức như sau đây:
- Bát-Quái-Đài thuộc quẻ
CÀN ☰
- Hiệp Thiên Đài thuộc quẻ
LY ☲
- Cửu Trùng Đài thuộc quẻ
KHẢM ☵
Nói lại việc Chí-Tôn chiết
Khảm điền Ly cách nào?
Nhìn ba Đài trên có ba quẻ
tương ứng tức là tuần tự Càn, Ly, Khảm: Càn có ba nét liền, Ly ở giữa là nét đứt,
Khảm ở giữa có một nét liền. Nếu đem nét liền của Khảm thay vào nét đứt của Ly
thành ra quẻ Càn. Khi kiến tạo Đền Thánh lẽ ra sự sắp xếp cũng theo thứ tự
trên, nghĩa là:
- Bát-Quái-Đài ở trên cùng
tượng cho THẦN
- Kế là Hiệp-Thiên-Đài tượng
cho KHÍ,
- Sau cùng Cửu-Trùng-Đài
tượng cho TINH.
Nhưng Đức Chí-Tôn lại sắp
đặt hai Đài hữu hình này nằm theo lối chiết Khảm điền Ly phản vị Càn. Tức nhiên
Ngài cho Cửu Trùng Đài ở giữa, Hiệp-Thiên-Đài ở ngoài. Xem như Ngài đã đặt Ly
lên Khảm và đặt quẻ Khảm lên quẻ Ly để tất cả thành quẻ CÀN. Đó là về hình thể
của Đền Thánh.
Người Tín hữu ngồi trong
lòng Đền-Thánh cúng kính tức là ngồi trên một huyền-linh-pháp mà Chí-Tôn đã đặt
định:
Xưa nay người tu Tiên luyện
pháp trường sanh là cốt ý luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hoá Thần, luyện Thần hườn
Hư, luyện Hư hườn Vô.
Nhưng trước nhất là làm
công việc “chiết Khảm điền Ly phản vị Càn”. Thì hôm nay đây chính Thượng-Đế đã
Chiết khảm điền Ly để cho nhơn sanh bớt được thời gian khổ công tu luyện, thay
vào đó người Tín hữu Cao Đài chỉ có mỗi môt tinh thần Hiến dâng và Phụng-sự
theo tinh thần NHÂN NGHĨA.cho Đức Chí-Tôn mà thôi
Hiến dâng là qua Tứ thời
nhựt tụng cầu nguyện là dâng Tam bửu Ngũ-nguyện để tạo một đức tin tuyệt đối.
Phụng sự Đức Chí-Tôn chính
là phụng sự cho Vạn linh, hay nói khác đi phụng sự vạn linh là phụng sự cho
Chí-linh đó vậy.
3/ - Về cơ Thiên:
Quyền năng luyện phép tu
Tiên thì có những bước chuẩn bị của Thượng Đế là Ngài trấn Thần trên tượng Ngũ
Chi có bảy vị tức nhiên Tam Trấn, Tam giáo, Ngũ chi là quẻ Thuần Càn mà Gia-Tô
Giáo-chủ lại đứng vào Tâm của vòng tròn, tượng cho Thượng-Đế (xem hình trang
61).
Tức nhiên:
Tam giáo là: Phật Thích
Ca, Đức thái Thượng, Đức Khổng Thánh là một tam giác đỉnh quay lên.
Tam Trấn: Đức Phật Quan
Âm, Đức Lý Đại Tiên, Đức Quan Thánh hiệp thành một tam giác cũng có đỉnh quay
lên, đây là quẻ Thuần Càn, Càn vi Thiên, là Trời.
Các Đấng đây là những vị
đã qua một thời gian tu luyện nay đã thành Tiên tác Phật rồi là thuần Dương.
Tóm lại: Mỗi mỗi một hình
thức trong cửa Đạo Cao-Đài ngày nay đều đi vào qui tắc, luật lệ rõ-rệt, nhịp
nhàng như những nguyên tử mà khoa học đang thành hình với mục đích “Nguyên tử
phụng-sự Hoà-bình”. Nhưng nguyên tử bên ngoài hầu như nhân loại đang hoảng hốt
nhiều hơn.
Như vậy Đức chí-Tôn đã làm
cho tất cả đều là Thuần Dương, tức nhiên mỗi mỗi đều có sự sống vĩnh cữu
Vừa qua hai trái bom của Mỹ
ném xuống hai thành phố Nhựt bản vẫn còn làm bàng hoàng, chẳng những cho dân Nhựt
mà còn làm chấn động cả thế giới loài người nữa. Theo thống kê chính thức thì sự
tổn thất vô cùng khốc hại như sau đây:
2 - Tác hại của hai quả bom nguyên-tử ở Nhật:
* Trái bom đầu tiên ném xuống
Hiroshima (Quảng Đảo) ngày 6 tháng 8 năm 1945:
- Số người chết liền tại chỗ:
60.000 người.
- Số người bị thương:
100.000 người.
- Số người không có nhà ở:
200.000 người
* Trái bom thứ nhì cách ba
ngày sau: 9-8-1945, ném xuống Nagasaki (Tỉnh Trường-kỳ) gây thiệt hại:
- Số người chết trên
10.000 người
- Số người bị thương trên 20.000
người
- Số người không nhà ở
trên 90.000 người.
Bom nguyên-tử khi ném cách
trên mặt đất ước chừng 800 thước, máy bay ném bom phải bay ngay. Sau khi ném
trái bom xuống chừng độ 100 giây thì bom nổ. Những người mục kích sự tàn phá
nói rằng: sức nổ mãnh liệt của bom trong độ 2 giây đồng hồ, những nhiệt tuyến
cháy mạnh phóng ra bốn phương. Trong lúc đó không có cái gì có thể ngăn cản, áp
lực của nguyên tử không thể tưởng tượng được.
Những luồng chớp lửa và áp
lực của nó đến đâu là tàn phá đến đấy bằng một cách mãnh liệt.
Một khi bom đã nổ cái áp lực
của nó bắn tung ra và theo không khí làm môi giới và sự tung hoành như vậy thì
những vật trên mặt đất làm sao có thể tránh được.
Trái bom ném ở Hiroshima
có một hiệu lực như:
Khi ném xuống độ 2 giây
thì nổ rất mãnh liệt, lửa tung ra đốt cháy nhà cửa. Sau thời gian 5, 10 phút áp
lực của nó làm sập đổ những cơ-sở kiến trúc trong đường bán kính là 15 ngàn cây
số. Sau ít phút thì bầu trời âm-u như mưa đen tối. Lúc trời sáng ra thì tưởng
như là nguyên-tử hoá tất cả làm thành một cõi toàn bằng chất lỏng (sức nóng đến
nỗi làm chảy cả xương thịt biến thành chất lỏng hết).
Đương lúc bom nổ thì tỉnh
Hiroshima như bay cả lên không trung.Vừa chất đen âm-u, vừa khói trắng lẫn lộn
nhau lên cao ước chừng 12 cây số ngàn. Trên đây là sự báo-cáo độ một phần về sự
nguy hiểm của nguyên-tử chứ thực tế sự tàn phá kéo theo thời gian do nhiễm
phóng xạ làm mù mắt và còn ảnh hưởng đến thai nhi về sau khó mà diễn tả hết được.
Điều chính yếu là làm sao
để tránh nguyên-tử giết người và liệu Thế chiến thứ ba có thể tránh khỏi không?
Đó là những điều mà chúng ta cũng nên dành chút thời gian để lạm bàn sơ qua về
nguyên-tử.
1/ - Thuyết nguyên-tử:
Theo thuyết “Thiên-địa vạn-vật
đồng nhất thể” Nguyên-tử nói theo Triết-học là những trái cầu nhỏ bé vô cùng,
nó là những vật liệu căn-bản vô cùng nhỏ để cấu tạo thành các phân tử, rồi phân
tử thành tế-bào, các vật trong trời đất. Xưa kia các nhà Triết-học đưa ra một ý-tưởng
là các vật tuy bề ngoài khác nhau, chỉ là bởi do sự cấu hợp khác nhau của Nguyên-tử.
Các nhà Bác học đã phân
tách nguyên-tử ra nhiều tiểu nguyên-tử tức là điện-khí đó vậy. Điện tử chia ra
làm hai loại: 1) Dương điện-tử. 2) Âm điện-tử.
Âm điện-tử là một
nguyên-liệu để hợp thành thể chất, đó là những trái cầu nhỏ vô-cùng, phải có 2.000
âm điên-tử mới cân nặng bằng nguyên-tử của khinh-khí.
Mọi vật thể đều ở trong trạng
thái bình thường là do sự hoà-hợp chặc-chẽ của nguyên-lý âm dương khó mà tách rời
nhau được. Nhưng dưới sức mạnh của luồng Quang tuyến Alpha, các nguyên-tử vỡ
tan và có thể phát ra một vật nặng gọi là dương điện-tử.
Dương điện-tử có thể
phân-tách riêng biệt ra được bằng một áp-lực mãnh-liệt làm cho nguyên-tử phải nổ
tan tành làm biến-cải ghê-gớm các nguyên-tử. Cho nên lúc bom nguyên-tử nổ, Dương
điện-tử tung-toé ra theo không khí mà biến-cải các vật từ đơn chất này thành ra
đơn chất khác bằng một cách mau chóng và mãnh-liệt.
NHÂN CỦA NGUYÊN-TỬ:
Theo các nhà Bác-học
thí-nghiệm thì trong trung tâm của nguyên-tử có một cái nhân gọi là điện-hạch rất
bé nhỏ giống hình một trái cầu tròn là phải có 10-13 lần đường kính của nó mới
thành một phân tây (cm). Cái điện hạch đó là dương điện có tánh chất đẩy bật
quang tuyến Alpha mà các nhà Bác-học dùng để phá nguyên-tử. Vì lẽ đó sự
phân-tách dương điện-tử là một cách rất phức-tạp, khó khăn và đắc-đỏ. Sau nhiều
cuộc thí-nghiệm đã tìm ra số dương điện-tử hợp thành điện-hạch, số đó là một
nguyên bội-số của số âm điện-tử chạy chung-quanh.
Điện-hạch thành bởi những
dương điện-tử, mà Dương điên-tử lại phân ra có Proton và Neutron.
Proton là dương điện tử
toàn chất dương và Neutron là một thứ cũng nặng bằng Proton mà không có một
chút điện nào, nó ví như những con đệm để hoà, ta gọi nó là trung-hoà-tử là
neutron vậy.
Dương và âm điện-tử mà bật
ra cũng bởi ảnh hưởng quang-tuyến Alpha, khi neutron mất một âm điện-tử thì
thành ra dương điện-tử.
LỚP NGOÀI CỦA NGUYÊN-TỬ:
Âm điên-tử là những trái cầu
nhỏ li-ti chạy chung quanh điện-hạch, tức là những Électron tuy nó không quan
trọng bằng dương điên-tử, nhưng cũng nhờ nó mà các nguyên-tử có tính cách hoá-học
hay lý-hoc khác nhau; nó có tính cách bồi thêm cho những nguyên-tử bị mất âm điện-tử
trong khi nó quay thật nhanh chung quanh điện hạch và nhờ có cái tính âm mềm và
thuận-theo của nó, cho nên các nguyên-tử có thể phối-hợp với nhau thành phân tử
và phân-tử cũng nhờ sự giao-chuyển nhanh của nguyên-tử mà thành sinh tế bào
(cellules) và tế-bào thành các tổ-chức (tissus) như nhục tổ-chức (tissu
musculaire), cốt tổ-chức (tisu osseux), tỷ tổ-chức, hay thưc-vật tổ-chức (tissu
végétal).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét