Phương pháp ấy CHÍ TÔN rất công bằng và chia đôi cho
lưỡng quyền không thể chuyên chế để áp dụng mà hà hiếp con cái của Người.
2 - Thể-pháp của Đạo
Cao-Đài:
Đức Hộ-Pháp nói: “Nói về Thể-Pháp chúng ta hân hạnh làm sao, muốn cho chúng
ta lập đức chính mình Đức Chí-Tôn đã cho chúng ta mượn
danh thể của Ngài, chúng ta đã làm Thánh-thể của Ngài nơi mặt thế của Ngài.
danh thể của Ngài, chúng ta đã làm Thánh-thể của Ngài nơi mặt thế của Ngài.
Ôi ! Quyền-lực về phương-pháp lập đức đối lại với cảnh thiêng-liêng là mua
ngôi-vị của chúng ta đó vậy.
Lập công là Ngài đã tạo hình thể của Ngài, tức nhiên Đền-Thánh đó là Đền Thờ hữu-hình của Ngài để
tại mặt thế này. Chúng ta phải lập công với sanh-chúng tức nhiên lập công cùng
con cái của Ngài. Ngài để cho chúng ta lập công chớ không phải làm nô-lệ cho ai
tất cả. Chúng ta thấy Ngài phụng-sự cho con cái của Ngài, chúng ta lập công là
tạo danh thể của Ngài, do lập công mà ra.
Bây giờ tới lập ngôn. Chính mình Ngài, Ngài phải làm, cầm cây Cơ, Bút, viết
dạy chúng ta từ lời nói, việc làm; từ tánh đức, từ đạo-lý. Còn ngôn, có ngôn gì
hơn Ngài nữa, để cả thảy các thể-pháp đặng chúng ta định vị chúng ta, chính tay
Ngài cho chúng ta mượn cả thảy”.
Lại nữa Thầy còn dạy: “Trong buổi Tam-Kỳ Phổ Độ, Thầy giáng thế chọn đến:
- Nhứt Phật
- Tam Tiên.
-Tam thập lục Thánh
-Thất thập nhị Hiền,
“Các con coi đó mà hiểu rằng: Các con có sự mà thiên-hạ từ tạo thế đến chừ,
chưa hề có chăng”?
GIÁO-TÔNG là người đứng đầu của những Chức sắc vào hàng Thánh Thể Đức
Chí-Tôn bên Cửu Trùng Đài vào hàng Tiên-vị và Thánh-vị, gồm các phẩm như :
- Từ Chưởng-Pháp đến Giáo Hữu có đủ ba phái:
Thái-Thanh, Thượng Thanh, Ngọc Thanh, chia đều các con số trên, không được
tăng thêm hay là giảm bớt. Con số này tính cho Chức-sắc Nam-phái mà thôi, còn Nữ
phái thì không có hạn định, nghĩa là con số bao nhiêu cũng được. Đó là những Chức-sắc
vào hàng Thánh-Thể của Chí-Tôn. Ông Mỹ Ngọc tức Bảo Văn Pháp-Quân có lời thỉnh-giáo:
- Bạch Thầy về bảy cái Ngai Nhơn-Đạo, Chưởng Pháp và Đầu-sư ngồi đặng chăng?
- Thầy cười…Bảy ngai ấy, Thầy lập ra là để cho mỗi Chức-sắc lớn biết ngôi-vị
của mình nơi Bửu-điện. Kế theo Thầy, Tam-Trấn cùng chư Tiên, Thánh, nhập về Tam
Kỳ Phổ-Độ mà thôi. Lúc hành lễ, nếu chúng nó ngồi đối diện với
các Môn đệ khác của
Thầy mà khứng chịu sự thành kỉnh của nhơn-sanh đối với
các phẩm-vị lớn cao kia thì mất vẻ thành kính của chúng nó.
Chức-sắc đặng ngồi Ngai riêng của mỗi đứa là lúc nào có Hội Tòa Tam-giáo
phân-xử các Đạo-hữu của chúng nó mà thôi”.
3 - Phương-diện Chánh-Thể
Đạo:
Thuở Đức Quyền Giáo-Tông còn sinh tiền Ngài có thuyết về phương-diện Chánh-Thể
Đạo, có nói rõ quyền hạn của Ngài rằng:
“Tệ-Huynh có thọ lãnh chỉ rõ phương-diện
Chánh thể của Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ của Thầy trong cuối Hạ nguơn chuyển thế
đây. Xin chư Hiền-Hữu lưỡng phái ráng nhớ và lo phận-sự, đừng sai luật Đạo mà bị
tội và mình tuân trọn luật Đạo của Thầy là món binh-khí diệt tà-quyền giả mị
đó. Tệ-Huynh xin nhắc lời tuyên-ngôn của Đại-Từ Phụ nói buổi ban sơ. Thầy có
nói: Thầy lập Đạo kỳ này là lập một cái trường công-quả, nếu các con đi ngoài
trường công-quả ấy thì không trông mong gì về cùng Thầy đặng.
“Trường công-quả của Thầy có đôi
bên:
- Một bên vô hình là các Đấng
ThiêngLiêng (Phật, Tiên, Thánh, Thần) cùng lập công-quả trong buổi chuyển thế
này, các Đấng Thiêng-liêng thường theo một bên chúng ta đặng ám-trợ chúng ta về
phần vô-vi.
- Các việc hữu-hình tại thế là các việc phải có thi hành như chúng ta giờ đây mới làm đặng, thì
về phần chúng ta phải lo làm rồi có các Đấng Thiêng-liêng ám-trợ.
“Thí-dụ như đi độ rỗi nhơn-sanh phải
nói Đạo cho người nghe, như phải lập phương để giúp thế đang nguy nan, như nhà
trường dạy kẻ cô độc-học, nhà thương, nhà dưỡng-lão cùng các nghề-nghiệp cho Đạo-hữu
có phương làm ăn đặng cơm tẻ ngày hai, có áo quần đặng che thân ấm cật …thì
chúng ta phải lo hết, rồi các Đấng Thiêng liêng ám-trợ cho thành-tựu. Nếu chúng
ta làm biếng không làm công quả chi cho Đạo bên hữu-hình thì các Đấng
Thiêng-liêng theo mình không lập công-quả được thì tội trọng về phần mình chịu
lấy.
“Từ hồi tạo thiên lập địa tới ngày
nay, trong mỗi thời kỳ khai Đạo không có thời-kỳ nào mà chính mình Thầy là Chủ-tể
Càn-khôn thế-giới xuống mà lập ra, không có một Tôn-giáo nào đặng một vị Đại-Tiên
là Đức Lý Thái-Bạch lãnh làm Giáo-Tông như ngày nay
“Tệ-Huynh đây là lãnh về phần xác
thay thế cho Ngài đặng lo làm các việc hữu-hình tại thế cho Ngài, rồi ở trong
có Người ám-trợ. Tệ-Huynh xin chỉ rõ quyền hành lớn-lao của Đức Lý Đại-Tiên Thái-Bạch Kim Tinh cho mấy em rõ.
Có tất cả 4 Bát Quái từ xưa cho đến giờ:
* Hai Bát Quái Cao Đài này là chỉ Đường Đạo (Bát Quái Hư vô) và Đường đời
(BQ Đồ Thiên) mà Đức Quyền Giáo Tông đã thực hiện trong 8 năm hành Đạo của
Ngài.
1 - Bát Quái Đồ Thiên (Thể pháp
Thiên Đạo)
2 - Bát Quái HƯ VÔ (Bí- pháp
Thiên Đạo)
* Hai Bát Quái 3 và 4 này có từ 6.000 năm nay là nói về phần Đạo và phần Đời
3 - Bát Quái Tiên Thiên (Bí pháp Thế
Đạo)
4 - Bát Quái Hậu Thiên (Thể pháp
Thế Đạo)
4 - Giáo-Tông làm chủ hai
Bát-Quái
Quyền-hành của Giáo-Tông thể hịên trên hai bộ Đạo phục:
- Bộ Đại-phục và quyền hành Giáo-Tông là ứng với Bát Quái Đồ Thiên (xác định
qua bài Thi của Đức Chí-Tôn)
- Bộ Tiểu-Phục Giáo Tông ứng vào Bát-Quái Hư Vô.
Các Bát-Quái hiện nay đúng vào cơ qui nhứt đó là thời kỳ “vạn thù qui nhứt
bổn”.
Trên là hai Bát Quái Cao Đài đặt chung trong một đồ hình:
- Bát Quái Hư Vô nằm trong, tượng cơ vô vi, ấy là thời kỳ của ĐẠO TÂM thành
hình, mục đích chánh là HÒA: Tứ Dương hòa với Tứ Âm, tức Đạo Hòa ở bên
trong
Vậy Bát Quái Hư vô là cái tâm, là Đạo, là Hư vô chi khí, là Thái hòa, tượng
cho Trời- Người hiệp một, về cùng Trời.
- Bát Quái Đồ Thiên: tượng trưng đường về của người tu. Chữ Điền 田 bên trong là do Càn Khôn phối hợp (Tam giáo qui nguyên, khởi từ Âm Dương;
lý tam ngôi nhứt thể). Bát Quái này nghịch chuyển tức là đường đi lối về trong
cõi Thiêng liêng Hằng Sống, quên đời sống đạo. Ấy là lúc Khảm chuyển qua Ly, Ly
chuyển qua Khảm là lúc “Thủy Hỏa Ký Tế”.”Chiết Khảm điền Ly phản vị Càn”
Con đường Đại Đạo là con đường ngắn nhất trong buổi chuyển thế ngày nay của
người tu theo Đạo Cao Đài.
III - QUYỀN HÀNH CHƯỞNG
PHÁP
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: “CHƯỞNG PHÁP của ba Phái là: ÐẠO- NHO – THÍCH”.
LUẬN: làm sao để Chức sắc có sắc
phái ?
- Chức Sắc Cửu Trùng Đài Nam Phái, trừ phẩm Giáo Tông và Thượng Chưởng Pháp
ra, tất cả đều chia ra theo sắc phái rõ rệt. Trước tiên thì khởi từ LỄ-SANH là
phẩm đầu tiên để chủân bị bước vào hàng Chức Sắc, thì do Đức Lý chấm phong đồng
thời chấm phái. Sở dĩ vị Chức sắc được nhận sắc phái Tam Thanh ấy là vì chỉ có
Đức Lý mới biết được tiền kiếp vị này tu theo phái nào mà thôi:
- Nếu trước đây vị này tu bên Phật giáo, ngày giờ này Đức Ngài chấm phái
Thái (màu vàng),
- Nếu trước đây tu phái Tiên thì ngày giờ này Đức Ngài chấm phái Thượng (màu xanh)
- Nếu trước đây tu phái Thánh, thì ngày giờ này Đức Ngài chấm phái Ngọc (màu đỏ)
Chấm phái là sự ban thưởng và thăng
phẩm cấp trong cửa Đạo Cao Đài nên bước
đầu tiên được “Chấm phái”.
“Hàng phẩm Chức việc Bàn Trị Sự cầu phong lên hàng Lễ Sanh, được Ðức Lý
Giáo Tông giáng cơ chấm phái. Khi được chấm phái rồi phải giữ sắc phái đó suốt
đời, dù được thăng lên nhiều cấp hay thay đổi đời Giáo Tông khác cũng vậy. Từ
Giáo Hữu trở lên là chấm phong.
PCT: “Ba chi tuy khác chớ
quyền lực như nhau”.
■ Các Chức sắc Cửu Trùng Đài được phân ra làm ba phái:
- Phái Thái, cũng gọi là phái Thích hay phái Phật mặc đạo phục màu vàng, mão
vàng, có Thánh danh khởi đầu bằng
chữ THÁI 太.
- Phái Thượng, cũng gọi là phái Lão hay phái Tiên:
mặc đạo phục màu xanh, mão xanh, có Thánh danh khởi đầu bằng chữ THƯỢNG 上.
- Phái Ngọc, cũng gọi là phái Nho hay phái Thánh: mặc đạo phục màu đỏ, mão đỏ, có
Thánh danh khởi đầu bằng chữ NGỌC 玉
Các Chức sắc đồng phẩm nhưng khác phái đều đồng quyền nhau, không ai lớn
không ai nhỏ.
Khi đã được quyền Thiêng Liêng chấm phái rồi thì Chức sắc ấy mới được đứng vào Thiên phong; Nhưng
nếu để người phong tặng cho thì gọi là nhơn phong hay phàm phong, không có giá
trị và toàn Đạo không tín nhiệm.
Huấn lịnh 638, Đức Hộ Pháp
dạy Thiên phong:
Tại sao Hội Thánh lại dám mạo hiểm xưng mình là Thánh Thể của Đức Chí Tôn Đại
Từ Phụ, là Thầy của chúng ta?
- Thì Chí Tôn đã nói: Người đến qui lương sanh đặng Người có quyền năng hữu
hình mà giáo hóa và cứu vớt quần sanh. Cái quyền hành ấy cao trọng chừng nào,
chúng ta không cần để luận ! Muốn nắm quyền hành ấy nơi tay tức phải tỏ ra là mình
phẩm giá Lương sanh mới đáng. Dầu tòan Hội Thánh hay là một phần tử của Hội
Thánh tức là một Chức sắc Thiên phong nào cũng vậy phải đáng mặt Lương sanh đặng
vào Thánh Thể của Người chẳng phải là dễ. Vì vậy mà Chí Tôn phải đem lương sanh
ấy vào bậc Thiên phong cho đồng thể cùng Thần, Thánh, Tiên, Phật mới đáng làm
hình thể của Người. Nếu để phàm phong thì quả nhiên nhân lọai đã lăng mạ danh
thể của Người. Ấy là tội Thiên điều chẳng hề dung thứ. Mà Thiên phong chánh vị
còn giữ phàm tánh, thì lại lăng mạ danh thể của Người hơn thập bội”.
Nay nhờ Cơ Đại Ân xá của Chí-Tôn nên các nguyên căn ấy mới được tiếp tục TU
trong cửa Đạo Cao Đài
này, tùng theo phép tu của Đức Cao Đài Ngọc Đế..
CG - Nghĩa là: mỗi Phái là một vị, mà ba Ðạo vẫn khác nhau, nội dung, ngoại
dung đều khác hẳn, luật lệ vốn không đồng, chỉ nhờ TÂN LUẬT làm cơ qui nhứt,
cho nên Thầy mới nói:
PCT: "Pháp Luật Tam Giáo tuy
phân biệt nhau, song trước mặt Thầy vẫn coi như một".
CG: Vì coi như một, nên Thầy mới đến cho nhơn loại lập TÂN LUẬT, thế nào
cho phù hạp với nhơn trí, hiệp tánh với nhơn tâm, chung chịu một Ðạo Luật, có
phương hành Ðạo, chẳng nghịch với Thiên Ðiều, đặng lập vị mình dễ dàng, mới
toàn câu PHỔ ĐỘ.
LUẬN: Chưởng Pháp của ba phái: mỗi phái có vị đại diện cho phái của mình như:
- Phái Thái là phái Phật còn gọi là THÍCH (Thích-giáo)
- Phái Thượng là phái Tiên còn gọi là ĐẠO (Đạo giáo)
- Phái Ngọc là phái Thánh còn gọi là NHO (Thánh giáo)
"Pháp Luật Tam Giáo tuy phân biệt nhau”.
Phân biệt như thế nào?
- Phái Phật và phái Tiên thì tu xúât thế, xưa là lánh đời, ly gia cắt ái,
lên non luyện pháp trường sinh, tu như thế là tu “độc thiện kỳ thân” là chỉ tu
riêng cho mình thôi.
- Phái Nho còn gọi là phái Thánh là TU nhập thế:
Đạo Thánh do Đức Khổng Tử làm Giáo Chủ truyền bá Nhơn đạo là Đạo Nho, mục
đích chấn chỉnh nhơn tâm, vì bấy giờ nhân tâm điên đảo; gọi Ngài là ông THÁNH
Ta.
Đạo Thánh của Đức Chúa Jésus-Christ làm Giáo Chủ là phát huy nhơn đạo, gọi
Đức Chúa là ông Thánh Tây.
Ngày nay Đạo Cao Đài làm cơ qui nhứt nên Đức Chí Tôn Qui Tam giáo làm một:
lấy Nho Tông chuyển thế, trong đó đã có Đông- Tây hòa hợp: vừa để phát huy tinh
thần Nho giáo thùân túy, vừa lấy văn minh khoa học làm phương tiến triển về
khoa học. Còn Phật và Tiên thì lấy tinh hoa của những triết lý này làm căn bản
về tâm linh, có như thế người tu mới tiến hóa vừa vật chất vừa tinh thần.
“Pháp Luật Tam Giáo tuy phân biệt nhau” như trên đã nói, vì pháp tu của Phật
và Tiên là xúât thế; của Thánh thì nhập thế. Bấy giờ Đạo Cao Đài chỉ lấy TÂN LUẬT
làm cơ qui nhứt, dìu dẫn người TU là để tạo Tiên tác Phật. Nhân lọai theo phép tu của Thánh là nhập thế
thì phát triển về văn-minh khoa học, vật chất đến tột đỉnh như ngày nay.Nhưng
càng văn minh vật chất thì con người càng xa rời tâm linh, kém văn minh tinh thần
chừng đó.
Do vậy “nên Thầy mới đến cho nhơn loại lập TÂN LUẬT” làm cơ qui nhứt, nghĩa là trong tinh thần hòa hợp.
Nay “Thánh Ý của Chí Tôn khai mở Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, Tam Giáo Qui Nguyên
Ngũ Chi Phục Nhứt là muốn dung hòa tâm lý toàn cả con cái của Người để cứu vãn
trọn 92 ức nguyên nhân, vì thế mà phải bị sa đoạ nơi đây. Chí Tôn đã đại từ đại
bi chỉ rõ căn nguyên và ban ơn cho ta, dạy dỗ cho ta để đạt ngôi vị là phải
trau luyện cho TINH hiệp với KHÍ. Tinh – Khí huờn THẦN là cơ huyền bí để mà đắc
Ðạo vậy”.
Như lời Đức Hộ-Pháp muốn minh xác:
Đức Ngài “Hỏi, đã có nảy sanh ra một Giáo chủ nào đủ đức tánh, đủ quyền-năng,
đủ phép mầu, đủ trí hụê làm cho hai đảng ấy dung-hòa mới mong-mỏi Đại Đồng Thế
Giới hay chăng?
1 - Buổi buộc thì khó, buổi
mở thì dễ:
PCT: “Buổi trước thì Thiên
Ðiều buộc nhơn loại phải nâng cao phẩm hạnh mình
cho bằng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, đặng đoạt đức tánh mà lập vị mình, còn
nay thì các Ðấng ấy lại hạ mình, đến cùng nhơn loại đặng dìu cả chơn hồn lên tột
phẩm vị Thiêng Liêng, đến ngang bực cùng Thầy. Buổi buộc thì khó, buổi mở thì dễ,
ấy là lẽ tự nhiên; huống chi nhơn trí ngày nay đã qua khỏi “Nguơn Tấn Hóa"
(1) thì đã tăng tiến lên địa vị tối cao; chủ nghĩa Cựu Luật của các Tôn Giáo
không đủ sức kềm chế đức tin, mà hễ nhơn loại đã mất đức tin về đạo đức rồi,
thì cơ tự diệt vốn còn, mà cơ tự diệt còn thì nhơn loại khó tránh khỏi cái nạn
giết lẫn nhau cho đặng. Ðời phải tùy Ðạo mới còn, mà Ðạo cũng phải tùy Ðời mới
vững, biết đâu TÂN LUẬT ngày nay Thầy đã đến dạy chúng ta lập thành; trong thời
gian tới nữa đây, nó sẽ phải thay đổi cho phù hạp với nhơn trí Ðạo- Ðời tương đắc,
mà dìu dắt cả nhơn sanh đời đời kiếp kiếp.
Thí dụ: Như có kẻ hỏi: "Sao Thầy không dùng Cựu Luật trong Tam Giáo đã
có sẵn rồi, lại lập chi TÂN LUẬT nữa, mà buộc nhơn sanh phải yểm cựu nghinh tân
vậy?"
Ta lại đáp: "Chính Thầy đã giáng cơ nói: Ngọc Hư Cung bác luật, Lôi Âm
Tự phá CỔ; ấy vậy Cựu Luật thì Ngọc Hư Cung đã biếm bác, còn Cổ Pháp thì Lôi Âm
Tự đã phá tiêu, vậy thì ngày nay Cựu Luật và Cổ Pháp chẳng còn ý-vị chi hết. Những
bực tu hành mà tưởng lầm phải tùng Cựu Luật hay là Cổ Pháp thì trái hẳn với
Thiên Ðiều của Đại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ thể Thiên hành chánh.
Bởi cớ ấy nên CHÍ TÔN đã cấm Ngũ Chi phái Ngọc, dùng Cổ Luật mà mê hoặc nhơn
sanh nữa.
Hễ tùng Cựu Luật tức phải tùng Thiên Ðiều, mà hễ tùng Thiên Ðiều thì khó lập
vị cho mình đặng".
Xin xem tiếp đây, thì thấy rõ Thầy đã quyết định điều ấy.
PCT: “Vậy thì một thành
ba, mà ba cũng như một”
CG: Ấy vậy Tân Luật đã gồm trọn Tam Giáo, tức là một thành ba, mà ba Cựu Luật của Tam Giáo hiệp nhau thì cũng
như một, nghĩa là: "Tân Luật".
LUẬN: “Buổi trước thì Thiên Ðiều buộc nhơn loại phải nâng cao phẩm hạnh mình
cho bằng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật” là thế nào ?
- Thuở trước là “người tìm Đạo”. Giả sử muốn tu theo Phật thì phải cố nâng
cao đức tánh mình như Phật, ngồi ngang Phật xem Phật làm gì thì bắt chước theo
thế ấy: nhưng Phật có nói đâu “Phật giả vô ngôn” (Phật không nói). Thế nên chỉ
bắt chứơc được cái áo-dà mặc bên ngòai (đầu tròn cổ vuông), cầm Bình Bát đi khất
thực, ngồi tĩnh tọa, mà không thông giáo lý được, vì “Phật tông vô giáo” (Phật
không có giáo lý). Thế nên khi người mới bước chân vào cửa Phật thì đã gọi là
“Phật Tử” (con Phật); nhưng với Cao Đài Giáo thì Phật Tử laị là tuyệt phẩm
trong hàng Thập Nhị đẳng cấp Thiêng Liêng (phẩm thứ 12) !
Ngay chính Đức Tam Tạng khi thỉnh Kinh từ Đông Độ về được rồi mà còn một nỗi
lo ngại, lo vì chưa tự tin:
Đức Hộ-Pháp nói:“Cũng như hồi trước TAM TẠNG đi thỉnh kinh nơi Ấn-Độ. Ngài
là người Tàu mà kinh viết tiếng Phạn, muốn dịch ra rất khó lắm, lấy cả Kinh-Luật
trong tiếng Phạn đem ra rất khó cho Ngài lắm, cho nên Ngài đại nguyện: Ngài làm
thế nào Ngài rán sức, Ngài âm tiếng Phạn ấy ra chữ Nho.Ngài chắc ý Ngài âm tiếng
Phạn ấy chưa đúng, Ngài có hứa chừng nào mà tôi qui liễu, nếu trong Kinh-luật Đạo
giáo mà tôi không minh tả ra đặng thì khi chết cho cái lưỡi tôi đen, nếu tôi tả
trọn vẹn thì cho cái lưỡi tôi đỏ. May phước Bắc-Tông được hưởng một ân huệ của
nhà Phật đã ban ân riêng cho Đức Tam-Tạng, khi Ngài chết người ta vạch lưỡi của
Ngài ra coi thì lưỡi của Ngài đỏ, vì cớ mà Chơn-giáo của nhà Phật là Bắc Tông
có thể nhờ Đức Tam-Tạng đã minh-tả ra trọn vẹn”.
Tóm lại: tinh thần của người
tu- đơn
cử là người Việt Nam- muốn tu theo Phật, Tiên, Thánh, Công giáo, Bà
La môn…mà hầu hết là kinh viết bằng ngọai ngữ làm sao hiểu được trọn vẹn.? Thế
nên tu nhiều mà thành ít.
Vì sao? –
- Vì từ trước đến giờ nứơc Nam chưa có mối Đạo nhà. Nay là “Đạo tìm người”
nên Thầy xác nhận:
Từ thử nước NAM chẳng Ðạo nhà,
Nay TA gầy dựng lập nên ra.
Ví bằng ai hỏi sao bao nả ?
Rằng trẻ noi sau biến hóa già.
Hơn nữa nền Đại-Đạo này phát xúât ở Việt Nam, ngôn ngữ hòan tòan là tiếng
Việt Nam, giáo lý, giáo pháp, nghi thức cúng kính, thờ phượng hòan tòan do CƠ
BÚT lập ra TÂN LUẬT và PHÁP CHÁNH TRUYỀN tức là để truyền Chánh pháp. Nhờ vào
pháp thông thần lực này mà tất cả các nước trên thế giới đều có thể học hỏi
thêm qua ngôn ngữ của chính nước họ được dễ dàng. Nhưng cốt tủy vẫn phải là tiếng
Việt Nam là nguồn phát xúât. Lại nữa cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều lâm
phàm giáo hóa. Thử hỏi còn gì hơn ? Điều
hạnh phúc nhất mà từ xưa đến giờ các bậc tiền bối chúng ta vẫn ứơc mơ nhưng
chưa từng có.
- “Nay thì các Ðấng ấy lại hạ mình,
đến cùng nhơn loại đặng dìu cả chơn hồn lên tột phẩm vị Thiêng Liêng, đến ngang
bực cùng Thầy”.
Tức nhiên, Thầy mở Đạo Kỳ ba này là
đã chủân bị:
- PHÁP CHÁNH TRUYỀN là Thiên điều, là bất dịch
- TÂN LUẬT là do Hội-Thánh hiệp nhau lập Luật. Luật thì có thể thay đổi tùy
theo sự tiến hóa của nhơn lọai nên Pháp Chánh Truyền có ghi:..
…“biết đâu TÂN LUẬT ngày nay Thầy đã đến dạy chúng ta lập thành trong thời
gian tới nữa đây, nó sẽ phải thay đổi cho phù hạp với nhơn trí Ðạo- Ðời tương đắc,
mà dìu dắt cả nhơn sanh đời đời kiếp kiếp”.
Phải như vậy, vì: TÂN là mới, nằm trong câu “Nhựt TÂN, nhựt nhựt TÂN, hựu nhựt
TÂN” (ngày mới, ngày ngày mới, lại ngày mới) là nghĩa của chữ TÂN LUẬT này. Bởi
Tân Luật có thể thay đổi theo thời gian tùy theo sự tiến hóa của nhơn sanh:
- Pháp Chánh truyền là Dương, vì Dương thì thể cố định.
- Tân Luật là Âm (đối với Dương) nên Âm có thể thay đổi.
- Dương là Đạo, là Hiệp Thiên Đài, là cơ quan bảo thủ.
- Âm là Đời, là Cửu trùng Đài, là cơ quan giáo hóa.
Nhưng phải thấy rằng: Đời là Đời trong Đạo, thế nên câu:
nó sẽ phải thay đổi cho phù hạp với nhơn trí Ðạo, Ðời tương đắc, mà dìu dắt
cả nhơn sanh đời đời kiếp kiếp”.
Qua hai chữ TÂN PHÁP cũng cho thấy rằng Âm trước, Dương sau, Âm trên, Dương
dưới, ấy là qui luật lấy Âm bao Dương là vậy (là quẻ Địa Thiên Thái- là hanh
thông). Cũng như về Dịch thì chi ly lắm:
- Ngay trong chữ “Âm Dương” chứ không nói Dương Âm - Nói “vợ chồng” chứ không nói chồng vợ.
2 - Vì sao “một thành ba,
ba cũng như một ?
Luận: Là Đạo Trời nên tượng bằng quẻ KIỀN ☰ ba nét Dương ấy là “Tam Dương khai Thái”. Ba nét này đã đủ lý Tam tài:
Thiên- Nhân -Địa rồi. Rõ ràng ba nét dương tạo nên quẻ Càn, ngược lại quẻ Càn
ba nét Dương, không đổi.
Vì coi như một nên mới có được sự đồng quyền đồng đẳng nhau, rồi từ đó mới
biến hóa để ba nét này xếp lại thành một Tam giác đều: ba cạnh bằng nhau, ba
góc bằng nhau, bằng 60o. Từ đây về sau đối với hình ảnh biểu tượng trong Tôn
giáo: “Tam giác đều nội tiếp trong vòng tròn” trở nên phổ biến mà cũng hết sức
quan trọng, áp dụng khắp mọi nơi trong nền Đại Đạo này.
Tôn giáo Cao Đài là một khoa-học siêu khoa học, một khoa học siêu nhiên, những
lý giải bằng khoa học Đạo học này sẽ thay đổi hòan tòan những tư tưởng từ trước
đến giờ cho rằng Tôn giáo là dị đoan mê tín; rồi toan diệt Đạo!
PCT: “Chúng nó có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành, hoặc là nơi
Giáo Tông truyền xuống, hay là nơi Ðầu Sư dâng lên”.
CG: Nơi Cửu Trùng Ðài có:
- Ðức GIÁO-TÔNG là người thay mặt cho các Ðấng Thiêng Liêng đặng hành hóa;
Giáo Tông có quyền lập LUẬT, ấy là quyền cao trọng của các Ðấng Thiêng Liêng
cùng CHÍ TÔN ban cho nắm giữ,
- Và ÐẦU SƯ là người thay mặt cho cả nhơn sanh, ấy là quyền cao trọng của
nhơn sanh ban cho, hai đàng phải tương đắc mới bền vững cơ "Tạo Thế"Trời-Người
hiệp một
Thường thấy Thiên Mạng hằng quá sức phàm thế còn phàm thế thì nghịch hẳn
Thiên Mạng; biết đâu một ngày kia Giáo Tông không lập ra Luật-lệ quá sức người
phàm làm đặng và Ðầu Sư lại không xin một Luật lệ quá phép Thiên Ðiều, thì hai
đàng ắt phải nghịch lẫn nhau; nếu không có CHƯỞNG PHÁP đứng trung gian thế quyền
Hiệp Thiên Ðài nơi Cửu Trùng Ðài mà điều độ cho êm đềm hòa nhã, thì nền Ðạo phải
chinh nghiêng sanh ra rối loạn, thượng hạ khắc nhau, phải mất trật tự mà gây
nên đảng phái.
Ấy vậy CHƯỞNG PHÁP có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành.Luật lệ nào
không có ba Ấn CHƯỞNG PHÁP thị nhận và Hiệp Thiên Ðài phê chuẩn thì cả chư Tín Ðồ
của Thầy không tuân mạng. (Hay ! Đức Lý khen)
PCT: Như hai đàng không thuận thì chúng nó phải dâng lên cho HỘ PHÁP đến Hiệp
Thiên Ðài cầu Thầy giáng xuống mà sửa lại, hay là tùy ý mà lập Luật lại.
CG: Một Ðạo Luật nào của Giáo Tông
truyền xuống mà nghịch với sự sanh hoạt của nhơn sanh, Ðầu Sư đã định quyết
không thể thi hành đặng, thì chính mình Ðầu Sư phải đệ lên cho CHƯỞNG PHÁP mà cầu
người sửa cải. Còn như Giáo Tông tiếp đặng một Ðạo Luật nào của Ðầu Sư dâng lên
mà phạm phép Thiên Ðiều thì chính mình Giáo Tông cũng phải truyền xuống cho Chưởng
Pháp xét nét, hai bên không đặng ỷ quyền bỏ luật, làm cho thất thể đôi đàng; phải
phải phân phân, để cho CHƯỞNG PHÁP định liệu. Như quyết định mà hai đàng không
thuận, thì Người phải dâng lên cho Hộ-Pháp đến Hiệp Thiên Ðài cầu Thầy sửa lại,
hay là Hộ Pháp luận ý đôi bên mà lập lại.
PCT: Vậy chúng nó có quyền
xem xét kinh
điển trước lúc phổ thông, như thảng có Kinh luật làm cho hại phong hóa
thì chúng nó phải trừ bỏ, chẳng cho xuất bản.
CG: Nói rằng có quyền xem xét Kinh điển trước lúc phổ thông, thì tức phải
kiểm duyệt các kinh điển ấy trước khi xuất bản; ấy vậy,tuy kiểm duyệt thì tự
quyền CHƯỞNG PHÁP định đoạt, bất câu kinh sách nào mà làm cho hại phong hóa
cùng là sái Ðạo Luật thì Ngài có quyền trừ bỏ, không cho xuất bản, song trước
khi thị nhận cho xuất bản, hay là không cho, thì buộc Chưởng Pháp phải đệ lên
Hiệp Thiên Ðài cầu xin phê chuẩn mới đặng. Chẳng phải nói các kinh điển của người
trong Ðạo làm ra mà thôi, dầu cho người ngoại giáo làm ra đi nữa, nếu có thương
phong bại tục, thì buộc Hội Thánh phải vùa giúp Chưởng Pháp mà lo trừ diệt cho
đặng; bởi vậy cho nên Thầy có nói câu nầy:
PCT: "Buộc cả Tín Ðồ phải vùa sức mà hành sự trước mặt luật Ðời".
CG: Dầu cho luật lệ Ðời mà làm cho thống khổ nhơn sanh thì Chưởng Pháp cũng
liệu phương nài xin chế giảm. Cái quyền lực ấy phải nhờ nương Ðạo quyền mới đủ
mạnh, nghĩa là Ðạo mạnh thì quyền người mới mạnh, mà Ðạo mạnh thì mới mong tế độ
nhơn sanh khỏi đường Ðời thảm khổ; vì vậy mà Thầy lại buộc phải nói thêm câu
sau này nữa:
PCT: "Thầy khuyên các con phải xúm nhau vùa giúp chúng nó".
PCT: Mỗi Chưởng Pháp phải có Ấn riêng.
CG: - Thái Chưởng Pháp thì Bình Bát Vu,
- Thượng Chưởng Pháp thì Cây Phất Chủ,
- Ngọc Chưởng Pháp thì Bộ Xuân Thu.
Hiệp một gọi là CỔ PHÁP. Ba cái Cổ Pháp ấy vốn của Hộ-Pháp hằng kỉnh trọng.
Nơi Mão Tiểu phục của Người phải có ba Cổ Pháp ấy.
Còn nơi mão Ðại phục của Ðức Giáo Tông thì
lại có ba Cổ Pháp khác nữa, nghĩa là:
- Long Tu Phiến.
- Thư Hùng Kiếm.
- Phất Chủ.
Ấy là Cổ Pháp của Thượng Phẩm cùng Thượng Sanh.
PCT: Ba ấn phải có trên mỗi luật mới đặng thi hành.
CG: Bất câu luật lệ hay là kinh điển nào, dầu đã đặng hai vị Chưởng Pháp
phê chuẩn rồi mà thiếu một, thì cũng không đặng phép ban hành; nghĩa là: Trên
Giáo Tông không đặng phép thị nhận, dưới Ðầu Sư không đặng phép thi hành. Cửu
Trùng Ðài vẫn là Chánh Trị, mà Chưởng Pháp lại thuộc về luật lệ, vậy thì Chưởng
Pháp là người thay mặt Hiệp Thiên Ðài nơi Cửu
Trùng Ðài. Ấy là cơ Ðạo cổ kim hi hữu”.
5 - LUẬN ĐẠO
a/ - Luận về CỔ PHÁP của HỘ
PHÁP
Mỗi Chưởng Pháp phải có ấn riêng, như:
- Bình Bát Vu thuộc phái Phật (Thích)
- Cây Phất Chủ thuộc phái Tiên (Đạo)
- Bộ Xuân Thu thuộc phái Thánh (Nho)
“Hiệp một gọi là CỔ PHÁP. Ba cái Cổ Pháp ấy vốn của Hộ Pháp hằng kỉnh trọng”.
Ba Cổ Pháp này của ba Chưởng Pháp bên Cửu Trùng Đài, bây giờ hiệp một lại
là CỔ PHÁP của HỘ PHÁP, là người đứng đầu Hiệp Thiên Đài, tức “trong Dương có
Âm”. Cổ Pháp này sử dụng trên Tiểu phục của Hộ Pháp. Còn Đại phục của Ngài thì
đã có Khôi Giáp rồi.
Đây cũng là hình ảnh quẻ KIỀN ☰ ba vạch liền. Kiền (Càn) số 1, nhưng khi là quẻ
kép thì gọi là Bát Thuần Kiền số 11, vì lẽ ấy mà trên Bàn thờ HỘ
PHÁP có 11 cúng phẩm, để chỉ cái Dương đến cùng cực, tối cao. Quyền hành Hộ
Pháp là tối thượng.
Ấy cũng là qui luật trong Dương (Hộ-Pháp) có Âm (Ấn Chưởng pháp). “Ba mà một,
một mà ba”.
b/ - CỔ PHÁP của GIÁO
TÔNG:
CG: “Nơi Mão Ðại phục của
Ðức GÍAO TÔNG thì lại có ba Cổ Pháp khác nữa, nghĩa là:
- Long Tu Phiến.
- Thư Hùng Kiếm.
- Phất Chủ.
Ấy là Cổ Pháp của Thượng Phẩm cùng Thượng Sanh”.
Vậy Giáo Tông đứng đầu Cửu Trùng Đài mà gồm CỔ PHÁP của hai vị (2): Thượng
Phẩm, Thượng Sanh, gồm ba Bửu pháp (3); cũng trở về con số 3-2, tức là qui về
“Tham Thiên lưỡng địa”. Ở đây lại là trong Âm có Dương. Cổ Pháp này đặt trên Mão
Ðại phục của Ðức Giáo Tông”.
- Hộ-Pháp đội Mão có Cổ Pháp là khi mặc Tiểu phục,
- Giáo Tông thì sử dụng Mão có Cổ Pháp như trên là khi Ngài mặc Đại phục.
Bấy nhiêu đó cũng rõ lý Âm Dương luôn đi liền bên và đan khít vào nhau như
hai giềng lưới lớn, đối với hai vị Chưởng Quản của hai Đài: Hiệp Thiên và Cửu
Trùng.
Mão Giáo Tông là gồm Cổ Pháp của hai vị Thượng Phẩm và Thượng Sanh (số 2) gồm
cả ba bửu pháp (3). Như đã nhiều lần bàn qua số 2 là Khôn ☷ (6 nét Âm) gấp 2 lần Càn, Càn Dương 3 nét, nên mới nói Càn 3 Khôn 2 “Tham
Thiên Lưỡng Địa”. Nhưng ở đây số 2 làm chủ, nên biến thành quẻ ĐỊA THIÊN THÁI
Tóm lại:
- Mão của Đức Hộ-Pháp tượng quẻ (Càn) hay
KIỀN ☰
- Mão của Đức Giáo Tông tượng quẻ THÁI (hanh thông)
PCT: Ba ấn phải có trên mỗi Luật mới đặng thi hành.
CG: Bất câu luật lệ hay là kinh điển nào, dầu đã đặng
hai vị Chưởng Pháp phê chuẩn rồi mà thiếu một, thì cũng không đặng phép ban
hành; nghĩa là: Trên Giáo Tông không đặng phép thị nhận, dưới Ðầu Sư không đặng
phép thi hành”.
Luận: Tại sao “Luật lệ nào không có ba Ấn CHƯỞNG PHÁP thị nhận và Hiệp
Thiên Ðài phê chuẩn thì cả chư Tín Ðồ của Thầy không tuân mạng ?.
- Bởi Chưởng Pháp đứng vào Nhơn Tiên trong “Tam Tiên” là đứng vào cơ hòa
nên phải đủ: Hòa Thiên, hòa Địa, Hòa nhân, thì quyền-uy Chưởng Pháp mới trọn vẹn.
CG: “Cửu Trùng Ðài vẫn là Chánh Trị, mà Chưởng Pháp lại thuộc về luật lệ, vậy
thì Chưởng Pháp là người thay mặt Hiệp Thiên Ðài nơi Cửu Trùng Ðài. Ấy là cơ Ðạo cổ kim hi hữu”.
Cổ kim hi hữu thật ! Vì mỗi cơ quan hành sự sẽ không dẫm lên quyền hạn của
nhau; có sự phân quyền và phân nhiệm rõ rệt; thể hiện bình đẳng một cách tuyệt
đối.
Vì ĐẠO TRỜI nhất định phải có những nét tuyệt vời và hòan hảo hơn tất cả những
Tôn giáo từ trước. Gọi là Tôn giáo ví như những dòng sông. Nhiều dòng sông dù
nhỏ dù lớn đều đổ ra biển cả. Biển này là ĐẠI-ĐẠO.
Đặc biệt hơn hết và trước hết là vấn đề CỔ PHÁP.
c/ - CỔ PHÁP 古 法
E: The archaic attributes.
F: Les attributs archaïques
(Cổ: Xưa, cũ. Pháp: có rất nhiều nghĩa, ở đây có nghĩa là cái dấu hiệu của một
Tôn giáo). Vậy Cổ Pháp là cái dấu hiệu riêng tượng trưng của các nền Tôn-giáo.
- Bình Bát vu tượng trưng Phật giáo.
- Cây Phất chủ tượng trưng Tiên giáo.
- Kinh Xuân Thu tượng trưng Nho
giáo.
Ngày nay Ðức Chí Tôn dùng Cổ pháp Tam Giáo trên hiệp thành một Cổ Pháp duy
nhứt, gọi tắt là CỔ PHÁP CAO ĐÀI. Buổi này Đức HỘ-PHÁP là Giáo Chủ hữu hình nên
Cổ Pháp này trên áo Tiểu phục của Ngài.
Hiệp ba món ấy lại với nhau để tượng trưng Tôn chỉ của Đạo Cao Đài là “Tam
Giáo Qui Nguyên”, là đem ba Tôn giáo lớn ở Á Đông (Phật giáo- Tiên giáo - Nho
giáo) hiệp về một gốc là Đại-Đạo, do Đức Thượng Đế làm chủ.
Phật Mẫu Chơn Kinh có câu:
“Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu,
“Hiệp qui Tam giáo hữu cầu chí chơn”.
Ngòai ra Ðạo Cao Ðài gồm có tất cả năm Cổ pháp:
* CỔ PHÁP HỘ-PHÁP: gồm Bình Bát vu, Cây Phất chủ và Kinh Xuân Thu. Cổ Pháp nầy có ý nghĩa là
Ðức Hộ Pháp nắm trọn Bí-Pháp Tam giáo, để thực hiện Tôn chỉ “Qui Nguyên Tam
Giáo” trong thời Tam-Kỳ Phổ-Độ.
* Cổ Pháp Thượng Phẩm: gồm Phất chủ và Long Tu phiến đặt chồng lên nhau. Cổ pháp nầy có ý nghĩa
là Ðức Thượng Phẩm dùng pháp bửu đưa các chơn hồn đắc Đạo đi lên; vào Tam thập
Lục Thiên hay Cực Lạc thế Giới
* Cổ Pháp Thượng Sanh: gồm Phất chủ và Thư Hùng kiếm, gác tréo lên nhau. Cổ Pháp nầy có ý nghĩa
là Ðức Thượng Sanh dùng pháp bửu để trị thế, dọn đường cho nhơn sanh đi vào cửa
Ðạo.
* CỔ PHÁP GIÁO-TÔNG: gồm Cổ Pháp Thượng Phẩm và Thượng Sanh ghép chung lại.
Có ba pháp bửu:
Phất chủ, Long Tu phiến, Thư Hùng kiếm, có ý nghĩa
là
Ðức Giáo Tông nắm Cơ chuyển thế,
giáo hóa nhơn sanh, hướng Ðời vào Ðạo, làm cho Ðời tận thiện
tận mỹ.
* Cổ Pháp Chưởng Pháp: mỗi Chưởng Pháp có Cổ Pháp riêng.
- Thái Chưởng Pháp có Cổ pháp là Bình
Bát vu.
- Thượng Chưởng Pháp có Cổ pháp là
Cây Phất chủ.
- Ngọc Chưởng Pháp có Cổ pháp là
Kinh Xuân Thu.
Nhập ba Cổ pháp của ba Chưởng pháp thành Cổ Pháp Hộ Pháp cũng là biểu hiệu
của nền Ðại-Ðạo mà Đức Hộ Pháp là Giáo Chủ về hữu hình. Còn Giáo Chủ vô vi là Đức
Thượng Đế. Ấy cũng là một điều độc đáo về lý Âm Dương Thiên- Nhơn đồng trị: Người
trị xác, Trời trị hồn.
Luận:
- Hiệp Thiên Đài có ba Cổ Pháp: Hộ Pháp, Thượng phẩm, Thượng Sanh.
- Cửu Trùng Đài có hai Cổ Pháp:Giáo Tông,Chưởng Pháp.
Điều này thấy rõ cái lý “Tham Thiên Lưỡng địa”:
- Đức Hộ Pháp và Giáo Tông mỗi Cổ Pháp có ba pháp bửu là người “thay Trời tạo
thế” phải đủ tam tài. (Nhứt Phật)
- Thượng Phẩm và Thượng Sanh: mỗi Cổ pháp có hai pháp bửu là đứng vào Âm
Dương nhị khí (Nhị Tiên).
- Chưởng Pháp mỗi vị chỉ có một pháp bửu mà thôi, tức là qui về điểm đơn nhất
Thái cực (số 1)
Đặc biệt là hai con số 2 và 3: Số 2
là Thiếu Âm, 3
là Thiếu Dương. Cọng chung lại 2+3=5 đó là Ngũ Hành, nên:
- Cổ-Pháp của Thượng-Sanh:Phất Chủ và Thư Hùng-Kiếm; -Cổ Pháp của Thượng-Phẩm:
Phất Chủ và Long Tu Phiến. Ấy là Lưỡng nghi. Hai vị Thượng Phẩm và Thượng
Sanh là Chức sắc Hiệp Thiên Đài. Giờ đây Cổ-Pháp của hai vị này họp lại là CỔ-PHÁP
của Giáo-Tông (Cửu Trùng Đài).
Trong khi đó Cổ pháp của Mỗi Chưởng Pháp chỉ có một, ấy là số Thái cực. Hiệp
cả ba lại là Tam tài.
d/ - Luận về Tham Thiên lưỡng
địa:
(Tham là dự vào, tham là nói về con số 3 mà tự nó không thể chia lìa, như
“tham thiên” tức là dự vào việc của trời ấy là Thiên- Nhân- Địa. Tam cũng là ba
nhưng có thể chia lìa được. Tương tự như thế có:
Lưỡng là hai, nhưng Lưỡng là dùng vào việc không thể chia lìa: Lưỡng mục,
lưỡng thê (loài vật vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn), lưỡng quyền (hai gò
má). Còn có thể chia lìa được thì gọi là Nhị, như nhị nhân (hai người). Chỉ có
người mới được gọi là “tham thiên lưỡng địa”.
“Đây là nói qui tắc và hạn số vận chuyển pháp luân mà trong Kinh Dịch gọi
là “Tham Thiên lưỡng địa” vì *Trong năm con số sanh của Ngũ hành là 1,2,3,4,5
thì:
- Số trời có ba số lẻ (1,3,5) cộng ba số này lại thành 9.
- Số đất có hai số chẵn (2,4) cộng
hai số này lại thành 6
Số 9 là số Thái Dương; số 6 là số Thái Âm.
* Tham Thiên Lưỡng địa còn có thể giải thích: Bát Quái mỗi quẻ có ba hào, số
3 là số quan trọng trong Kinh Dịch:
- Lấy số 3 mà nhân 3 thì thành 9 (3x3=9) gọi là Tham Thiên, số Trời, số
Thái Dương.
- Lấy số 3 nhân cho 2 thành ra số 6 (3x2=6) gọi là Lưỡng địa, vì số 2 là số
chẵn, số đất. Số 6 là số Thái Âm.
.Hào quẻ Càn dùng số 9 (Cửu),
.Hào quẻ Khôn dùng số 6 (Lục).
Dùng số 9 của quẻ Càn mà nhân cho 4 thì được 36. Áp dụng con số này làm chiều
cao 36m của hai Đài Lôi Âm Cổ và Bạch Ngọc Chung (hai bên Hiệp Thiên Đài) của Đền
Thánh- Tòa Thánh Tây Ninh.
Dùng số 6 trong quẻ Khôn nhân 4 thì được 24: Áp dụng con số này làm chiều
cao cho Nghinh Phong Đài Đền Thánh có chiều cao 24 m . (Số 4: thượng nguơn tứ chuyển).
Lấy 36 và số 24 nhân 4 lần (36x4= 216) +(24x4=144)=360
Số thăng giảm đều số 4. Hiệp lại thành 360 (vòng tròn 360o), đó là hoàn
thành độ số vận chuyển pháp luân. Phép tu tánh mạng (trung đạo) dùng phương
pháp này để tịnh dưỡng vận chuyển pháp luân bằng cách hô hấp đúng theo qui tắc
mà vận hành: Càn Cửu Khôn Lục”.
Tại sao có số 3 ?
(ví như 3 ly RƯỢU trên Thiên
bàn)
- Dịch Hệ Từ thượng viết rằng: “Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi…”
nghĩa là Dịch có Thái cực liền sinh hai ngôi. Vậy Thái cực là Một, Lưỡng nghi
là hai (Âm –Dương). Thái cực họp với Lưỡng nghi thành 3. Có 3 rồi mới sinh ra Tứ
tượng, biến Bát Quái, từ đó mới biến hóa vô cùng. Vậy số 3 là đầu mối của vạn vật.
Ông Thiệu Khang Tiết cho rằng Số 3 được gọi là số chân chính và đó là số đầu
của Trời- Đất.
- Cũng cùng một ý ấy, Đức Lão-Tử nói rằng “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, Nhị
sinh tam, Tam sinh vạn vật” nghĩa là Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba,
ba sinh vạn vật. Vậy số 3 chính là nguyên tắc tạo thành vạn vật vậy.
- Luật tam nguyên trên đây không phải là chỉ tìm thấy trong Dịch học, Lão học
ở Trung Hoa mà còn tìm thấy trong nhiều tín ngưỡng trên thế giới như:
. Ấn Độ có ba vị Thần: Brahma, Shiva, Krishna.
. Ở Ba-Tư có ba vị Thần là Ormuzd (Thiện), Ahrimane
(Ác), và Nithra (dung hòa).
. Ở Ai cập có ba vị Thần là Shou (khí), Tefnet (hư không) và Atoum (dung hòa).
. Trên Thiên bàn CHÍ-TÔN cúng phẩm phải đủ ba chung Rượu trắng (số 3 là số tham thiên) và
hai tách nước (nước trà -Âm và nước trắng-
Dương, ấy là 1+1=2). Số 2 là số Lưỡng Địa
(Lưỡng nghi).Như đã biết Ngũ hành:
- 3 Số lẻ là Dương: 1,3, 5
- 2 Số chẵn là Âm: 2, 4
Trong các số trên thì số 9= 1+3+5 là do tòan số lẻ (dương) cộng lại, gọi là
thùân Dương hay Lão Dương tức là Số trời
(Thiên) và số 6= 2+4 là do tòan số chẵn cộng lại mà nên, được gọi là số
thùân Âm hay Lão Âm tức số đất (Địa).
Ngòai ra số Trời 9=3x3 gấp 3 lần số 3 được gọi là số “Tham Thiên” (ngang với
trời), còn số đất 6=2x3 tức là 2 lần 3.
Số 2 gọi là Lưỡng địa (2 lần mà thành đất). Do đó hai số 3 và 2 vừa nói trên gọi
là “Tham Thiên lưỡng địa”.
Số 2+3= 5 (ngũ trung) là số của hành
Thổ.
Thiệu Khang Tiết nói “Thổ giả, Âm dương, Lão Thiếu: Mộc, Hỏa, Kim, Thủy
xung chi khí, sở kết dã” (Thổ là nơi mà Âm Dương, Tứ Tượng cùng các hành: Mộc,
Hỏa, Kim, Thủy kết hợp tất cả với nhau tạo thành Khí Hư vô (Lão, Thiếu tức Lão
dương, Lão âm; Thiếu dương, Thiếu Âm). Như vậy Thổ số 5 là nơi chứa Khí Hư vô
(tức là Đạo) và đầy đủ cả Âm- Dương, Ngũ hành.
Lại nữa, hai số Tham Thiên lưỡng Địa là đầu mối của việc lập Quẻ, chế ra
Hào. Thuyết quái truyện viết rằng: “Tham Thiên lưỡng địa nhi ỷ số, quan biến ư
Âm- Dương nhi lập Quái, phát huy ư cương- nhu nhi sinh Hào” nghĩa là dựa vào
hai số Tham thiên (3) Lưỡng địa (2) để quan sát sự biến hóa của Âm –Dương mà lập
quẻ, phát huy sự cứng mềm mà sinh ra các Hào.
Vậy khi đã có hai rồi thì phải có 3 cho đúng luật “Tham Thiên Lưỡng địa” vậy.
Gần đây nguyên lý 3- 2 “Tham Thiên Lưỡng địa” đó đã được đem áp dụng vào
khoa Vật lý học nguyên tử. Nguyên là hai nhà bác học người Trung hoa là Lee
Tsung-Dao và Yang-Chen-Ninh đã thí nghiệm và chứng minh được rằng khi một hạt
nguyên tử nổ thì sẽ phóng ra những ly tử Âm và ly tử Dương dài không đồng đều
nhau: tia ly tử dương bao giờ cũng có bề dài 3 đơn vị và tia ly tử Âm dài 2 đơn
vị, nghĩa là đúng theo luật 3/2 của hai số “Tham Thiên Lưỡng địa” này. Nhờ cuộc
thí nghiệm và chứng minh thành công mà hai nhà Vật lý trẻ tuổi này được Giải
thưởng Nobel về Vật-lý-học năm 1957.
Tóm lại: “Tham Thiên Lưỡng địa” được giải rõ:
- Có thể chia lìa nhau được gọi là “Tam” là 3; không thể chia lìa nhau gọi
là “Tham” (là dự vào 3).
- Tương tự: có thể chia lìa nhau được gọi là “Nhị” là 2; không thể chia lìa
nhau gọi là “Lưỡng” (2 ngôi).
Các cúng phẩm trên Thiên bàn có một ý nghĩa cao siêu không thể thay đổi được,
mà phải tầm lý Đạo để hiểu biết: ấy là lý “Tham Thiên Lưỡng địa”. Trong Tam
Tài: Thiên- Nhân- Địa thì chỉ có con người đứng giữa trời đất mới được tham dự
vào chuyện của trời đất mà thôi. Nay là thời “Nhơn sanh ư Dần” cũng không ngòai
ý nghĩa ấy.
Đó là kết quả của hai quẻ CÀN ☰ KHÔN ☷ tức nhiên cả hai đều có 3 hào Dương và 3 hào Âm, nhưng Khôn thì có số vạch
gấp đôi (2 lần) của Càn, Ấý là thành quả 3/2 của “Tham Thiên Lưỡng địa” đó.
Hơn nữa ba ly rượu có thể nói là tượng cho ba cõi trời: Thượng, Trung, Hạ.
Mỗi ly rượu rót ba phân
là chỉ người tu có ba bậc: Nguyên
nhân, Hóa nhân, Quỉ nhân.
Dâng Tam bửu thì một ly bằng 9 phân là hợp nhất.
Ngày trước thì Đức Chí-Tôn độ các Nguyên nhân trước, kế đến Hóa nhân, sau
cùng là Quỉ nhân, nên Kinh là:
“Tùân-huờn phục vị Thiên môn,
“Nguơn linh, Hóa chủng, quỉ hồn nhứt thăng”.
Ngày nay là cơ Đại Ân xá của Chí Tôn nên Thầy cho về cùng một lượt. Kinh Phật
Mẫu có câu:
“Trùng huờn phục vị Thiên môn,
“Nguơn linh, Hóa chủng, quỉ hồn nhứt thăng”.
Vì là “Trùng huờn” tức nhiên về cùng một lượt nên có một số còn giữ “bản chất
quỉ” mà thường xảy ra việc muốn phá họai nền Chánh giáo của Thầy, Thầy cũng
dùng họ cho làm “Giám khảo” để duợt kiếp khiên trong hàng Thánh Thể, tức là
dùng làm chất xúc tác, nói nôm na là chất phèn để lóng cho nước thêm trong.
Trong cơ:
“Thưởng phạt đến cùng Thánh đức
thôi”
Ba ly rượu trên Thiên bàn có mang số 6- 7- 8 ấy là hình ảnh của các Tiên Nương
nơi Diêu-Trì-Cung đến giáo hóa trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ này đồng thời cũng là
chấm công quả nữa:
- Số 6 ấy là Lục Nương Diêu-Trì-Cung, là Thánh Jeanne-D’Arc, tiền kiếp là
người Pháp. Nay với trách nhiệm “phất phướn truy hồn”
- Số 7 là Thất Nương Diêu-Trì-Cung, người đến trước nhứt để độ dẫn, giả
danh Đòan Ngọc Quế, nhiệm vụ là “khêu đuốc Đạo đầu”. Đồng thời báo cho nhân lọai
biết giờ này Đức Chí-Tôn đến ban cho một nền VƯƠNG Đạo lấy LỄ làm đầu, dùng Nho
Tông Chuyển thế, qua tánh danh Tiên Nương VƯƠNG THỊ LỄ.
- Số 8 là Bát Nương Diêu-Trì-Cung, là Tiên Nương
Hớn Liên Bạch. Trong buổi này thì:
“Bát Nương thật Đấng Chí linh,
“Cùng chung giáo hóa ân cần lo âu”.
Ba Tiên Nương là hình ảnh ba ly Rượu trên Thiên bàn thuộc về KHÍ. Trong số
này thì Lục Nương là người Pháp (Tây), Bát Nương là Trung Hoa (Đông), Thất
Nương gốc Việt Nam. Tiên Nương đến trước nhất đứng vào chữ CHÁNH, người đứng giữa
3 con số nên được chữ TRUNG Nếu cộng cả ba số lại chia đều cho 3 thì cũng vẫn số
7 là con số chỉ Thất tình, Tu để biến thành Thất bửu. Đấy là 3 người, ở 2
phương Đông Tây hòa hợp trong nền Tôn giáo.
e/- Lý Âm Dương nhặc nhiệm:
Dầu là khởi điểm, nhưng những việc tế vi, ít người lưu ý mà cũng có bàn tay
của Thượng Đế sắp đặt:
- Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung Nhập môn vào Đạo tại nhà Đức Cao Thượng
Phẩm, ngày 11-01-1926.
- Đức Chí Tôn mượn bàn tay của Đức Thượng Phẩm chấp nhang để trục Thần của
Ngài Phạm Công Tắc ra để chơn linh HỘ-PHÁP VI-ĐÀ nhập vào đêm 13-05-Bính Dần tại
nhà Ngài Lê Văn Trung.
Thế mới thấy rằng Âm Dương luôn hiển hiện ở mọi nơi, mọi chỗ, không có chỗ
nào mà không có Âm Dương.
- Đức Văn Trung (Đời) mà nhập môn ở nhà Đức Cao Thượng Phẩm (Đạo) là “Đời
trong Đạo”.
- Đức Hộ-Pháp (Đạo) mà Thầy trục Thần Ngài ở nhà Đức Văn Trung (Đời). Vậy
là “Đạo trong Đời”
Lúc khởi Xây bàn cũng có hai loại bàn:
- Bàn tròn có một trụ ở giữa và ba chân, ban đầu dùng Xây bàn tại nhà ông Cao Hoài Sang (hiện là Thượng
Sanh- Chi Thế) ở phố Hàng Dừa. Bàn này mặt tròn có đường kính 51 phân, bàn cao
79 phân. Hiện chiếc bàn tròn được lưu giữ nơi Thảo Xá Hiền Cung – Tây Ninh.
- Bàn mặt vuông bốn chân dùng Xây bàn tại nhà ông Cao Quỳnh Cư (hiện là Thượng
Phẩm – Chi Đạo) ở số 134 đường Bourdais
(Sài-Gòn). Chiếc bàn vuông mỗi cạnh là 44 phân, cao 75 phân, hiện được lưu giữ
nơi Nữ Đầu Sư Đường- Tòa Thánh - Tây Ninh.
Như vậy khi Xây bàn tại nhà ông Cao Hoài Sang thì sử dụng bàn tròn “Dương
trong Âm”. Khi xây bàn tại nhà ông Cao Quỳnh Cư thì sử dụng bàn vuông “Âm trong
Dương”. Tuy việc làm này về phía người thì hoàn toàn không có sự chuẩn bị, nhưng
hầu như thiêng liêng đã chuẩn bị một cách chu đáo, đủ thấy rằng Đạo Trời không
một điều gì thừa, cũng không một điều gì thiếu hết, là do:
Âm Dương tương hiệp:
“Theo Bí-Pháp Chơn-Truyền của cơ
sanh hóa phải có đủ Âm Dương, trong sanh quang chúng ta có điện quang (Positif
và Négatif) cũng như vạn vật có trống mái. Nền Tôn Giáo nào có đủ Âm Dương thì
mới vĩnh cữu. Như Ðức Chúa Jésus ngày trước bị đóng đinh trên cây Thánh Giá đầu
thuận lên trên gọi là đạt dương. Ông Thánh Pierre là Ðệ nhứt Tông Ðồ bị đóng
đinh trở ngược lại, gọi là phản âm. Âm Dương tương hiệp đúng theo Bí Pháp, nên Ðạo
Thánh lưu truyền lại hai ngàn năm, không ai dùng quyền gì tiêu diệt đặng”.
KẾT LUẬN:
3 Chưởng Pháp đầu tiên Chí Tôn phong:
- Tương (Minh Sư) Thuyết Pháp Ðạo Sư Chưởng Quản Oai Linh Ðạo Sĩ, "Chưởng
Pháp phái Thượng" Ngày 24-07-Bính Dần.
- Như Nhãn (Huề Thượng Giác Hải): Quảng Pháp Thuyền Sư Thích Ðạo Chuyển Luật
Linh Diệu Ðạo Sĩ, "Chưởng Pháp phái Thái".
- Thụ (Minh Sư: Vĩnh Nguyên Tự) Nho Tông Chưởng Giáo Tuyến Ðạo Thuyền Sư Ðại Ðức Ðại Hòa Ðạo
Sĩ, "Chưởng Pháp phái Ngọc" Phong ngày 10-9-Bính Dần.
A- Ðạo Phục của THÁI CHƯỞNG
PHÁP:
CG: Ðạo Phục của Thái Chưởng Pháp có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu
Phục.
Bộ Ðại Phục thì toàn bằng màu vàng (màu Ðạo) có thêu chữ BÁT QÚAI y như Bộ
Tiểu Phục Giáo Tông, ngoài thì choàng Bá Nạp Quang màu đỏ, tức gọi là Khậu, đầu
đội Mão Hiệp Chưởng Hòa Thượng tay cầm bình Bát Vu, chơn đi giày vô ưu cũng màu
vàng, một sắc với áo, trước mũi có chữ "Thích".
Bộ Tiểu Phục thì cũng màu vàng, y như áo Ðại Phục, ngoài không đắp khậu,
không đội mão mà bịt khăn màu vàng chín lớp chữ Nhứt.
LUẬN ĐẠO
CG: Bộ Ðại Phục thì toàn bằng màu vàng (màu Ðạo) có thêu chữ BÁT QUÁI y như
Bộ Tiểu Phục Giáo Tông.
Hai bộ Đạo phục là đủ lý Âm-Dương. Nhưng với Thái Chưởng Pháp áo màu vàng
(màu Đạo) tức phái Phật, mà có thêu chữ BÁT QÚAI y như Bộ Tiểu Phục Giáo Tông, ấy
xem như có nửa quyền của Giáo Tông, cũng là Bát Quái Luyện Đạo (xem Bát Quái Hư
vô. Trang 68) để cùng với Đức Giáo Tông hòan thành con Đường Thiên Đạo mà Chí
Tôn đã ủy thác qua Pháp Chánh Truyền.
- Ngoài thì choàng Bá Nạp Quang màu đỏ, tức gọi là Khậu: Bá nạp quang hay
Bá-nạp-y là một lọai áo của các tu sĩ Phật giáo. Sở dĩ gọi là bá nạp là vì áo ấy
được kết bằng hằng trăm miếng vải vụn (thời nguyên thủy). Theo luật của nhà Phật
thì các vị tu sĩ phải góp nhặt vải vụn để kết lại thành áo mặc: ấy là chịu đựng
sự khổ hạnh là hạnh của người tu. (Ngày nay có khác hơn nhiều)
- Đầu đội Mão Hiệp Chưởng Hòa Thượng…
(Hiệp: Hợp hay Hiệp, là hợp lại, góp
lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp. Chưởng: bàn tay. Mạo: cái mão) Hiệp Chưởng Mạo
là cái mão đội trên đầu có hình dáng giống như hai bàn tay úp lại.
- Đức Giáo Tông, khi mặc Tiểu phục thì đội mão Hiệp Chưởng.
- Thái Chưởng Pháp, khi mặc Đại phục thì đội mão Hiệp Chưởng Hòa Thượng của
nhà Thiền.
- Thượng Chưởng Pháp, khi mặc Đại phục thì đội mão Hiệp Chưởng màu trắng y
như mão Tiểu phục của Giáo Tông.
- Giáo Sư phái Thái, khi mặc Đại phục cũng đội mão Hiệp Chưởng của nhà Thiền.
- Tay cầm bình Bát Vu, là cái vật chứa thức ăn khi đi khất thực, nhưng công
dụng bình Bát Vu của Phật thì to lớn lắm, Đức Hộ-Pháp nói: “Bần-Đạo xin nói thật,
Đức Phật Thích-Ca, dầu sự trị thế của Ngài đã hết, chúng ta chỉ nói là hết
thôi. Hai ngàn năm trăm năm (2.500) lập Đạo trên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống
kia, Môn-đệ của Ngài nhiều lắm, các người đừng tưởng Ông già ăn mày ấy không đủ
quyền năng mà các người khi dễ. Nội cái Bình Bát-Vu của Ông đựng cả chơn hồn
trong Càn Khôn Vũ Trụ, Ông ăn mày tại thế này vậy mà ngôi vị Cực Lạc Thế Giới của
Ông các người xin một phẩm Liên Hoa, Ông có thể cho, là một người không nên khi
dễ, không nên nguội lạnh với người đó, bởi vì Môn đệ của Ngài trên cõi Thiêng
Liêng Hằng Sống nhiều lắm.”
- Chơn đi giày vô ưu cũng màu vàng, một sắc với áo, trước mũi có chữ
"Thích" 釋. Chơn đi giày vô ưu chứng
tỏ người tu đã chứng ngộ, dẹp hết phiền não. Trước mũi giày có chữ THÍCH 釋 là chỉ phái Phật
(Thích Ca)
- Bộ Tiểu Phục thì cũng màu vàng, y như áo Ðại Phục, ngoài không đắp khậu,
không đội mão mà bịt khăn màu vàng chín lớp chữ Nhứt.
Khăn của Thái Chưởng Pháp là khăn đóng chín lớp chữ Nhất 一 Số 9 (do 3x3=9) tượng cho Cửu Trùng Đài
(nhắc lại: Chưởng Pháp là người có phận sự đặc biệt của Hiệp Thiên-Ðài
mà phẩm vị lại ở bên Cửu-Trùng-Ðài. Ấy là Thánh ý của Ðức Chí Tôn muốn Cửu-Trùng-Ðài phải
có Hiệp Thiên Ðài chăm nom gìn
giữ làm thế nào cho nền Chơn giáo của Ðức Chí Tôn không qui phàm).
Số 9 là con số
huyền diệu. Huyền diệu hơn hết là số đó. Nó là cơ
chuyển biến đến mực độ tận thiện tận mỹ, toàn tri, toàn năng. Đến số 9 là đến
chỗ tột cùng vận-động để hiệp về cơ qui nhứt. Phép toán học thử đến 9 rồi trở về
0 là vậy, là vô cực; nhưng hữu hình bằng 1 (nhất).
Chữ Nhứt- (là Thái cực) Dịch nói: Vô cực cũng là Thái cực. Khi cùng cực cái
động tức trở về trạng-thái tịnh Số 9 là số gấp 3 tam nguyên, ấy Thái cực biến
hóa ba ngôi, mỗi ba ngôi lại biến hóa nữa thành ra Cửu chuyển.
Khăn đóng ở đây khác với khăn của Đạo Hữu chỉ bảy lớp chữ Nhơn 人là hãy còn Thất tình vướng bận.
B - Ðạo Phục THƯỢNG CHƯỞNG
PHÁP
CG: Ðạo Phục Thượng Chưởng Pháp có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu
Phục.
- Bộ Ðại Phục thì toàn hàng trắng. Nơi trước ngực và sau lưng có thêu Thiên
Nhãn Thầy bao quanh một vòng Minh Khí. Đầu đội mão Hiệp Chưởng (Mitre) màu trắng,
y như kiểu mão Tiểu Phục của Giáo Tông. Tay cầm Phất Chủ. Chơn đi giày vô ưu
cũng màu trắng trước mũi có chữ "Ðạo".
- Bộ Tiểu Phục thì màu trắng y như áo Ðại Phục, đầu không đội mão mà bịt
khăn màu trắng chín lớp chữ Nhứt.
Luận Đạo:
Đạo phục của Thượng Chưởng Pháp có hai bộ ấy là lý Âm Dương đã thể hiện rõ
trong quyền hành của Người. Đặc biệt là Thượng Chưởng Pháp mặc sắc phục trắng y
như Đạo phục Giáo Tông. “Đầu đội mão Hiệp Chưởng (Mitre) màu trắng, y như kiểu
mão Tiểu Phục của Giáo Tông” xem như Người có nửa quyền của Giáo Tông, tức là
“có quyền thay thế cho Giáo Tông khi vắng mặt”.
- Nơi trước ngực và sau lưng có thêu Thiên Nhãn Thầy bao quanh một vòng
Minh Khí. Thiên Nhãn Thầy là biểu tượng của nền Đại Đạo kỳ ba, mục đích cứu thế
và chuyển thế. Thiên Nhãn đặt phía trứơc là sự nhập tâm giáo lý, giáo Pháp Đại
Đạo. Thiên Nhãn phía sau là sự phổ hóa chúng sanh, hòăng khai Đại Đạo. Vòng
Minh khí là ánh sáng minh triết của người tu: học Đạo, hiểu Đạo là cái văn minh
tinh-thần đã khởi điểm, tạo cho mình nguồn ánh sáng tỏa ra ngòai, nên tự nó
phát ra bằng vòng Minh-khí.
- Đầu đội mão Hiệp Chưởng (Mitre) màu trắng, y như kiểu mão Tiểu Phục của
Giáo Tông. (Xem phần trên)
- Tay cầm Phất Chủ. (Phất chủ là gì ?)
PHẤT CHỦ (TRẦN)
E: The dust brush of
the immortals
F: L’époussette des
immortels
Phất trần 拂塵 hay Phất chủ 拂麈 là cây chổi Tiên để quét sạch bụi
trần.(Phất là quét, Chủ là con chủ) Phất chủ là cây chổi quét bụi làm bằng lông
đuôi con Chủ. Do vậy mà Phất chủ còn được gọi là Phất trần (phất: quét; trần là
bụi) Con Chủ là một loài thú, thuộc loại nai, hình dáng như con huơu nhưng lớn hơn, có lông đuôi dài chấm đất, khi đi thì cái đuôi của nó phe phẩy như để quét bụi. Thông thường
thì con Chủ đi trước, đàn huơu đi theo sau, con Chủ đi
đến đâu phẩy sạch bụi đến đó.
Các vị thường dùng lông
đuôi con Chủ để quét bụi. Nhưng đây nói là cây chổi Tiên, nên nó rất nhiều huyền
phép nhiệm mầu, dùng nó để quét sạch bụi bám vào Chơn Thần làm cho Chơn Thấn
không còn ô-trược, nó cũng là chổi để quét sạch tâm hồn, làm cho tâm thêm sáng
tỏ. Do đó Phất chủ là bửu bối của Tiên gia. Đạo Cao Đài chọn Phất Chủ làm Cổ
Pháp tượng trưng Tiên giáo hay Lão giáo. Theo Bí pháp, Phất Chủ là kết tụ điển
khí của Thất bảo Diêu Trì Cung để sửa
trau Chơn Thần cho tinh khiết.
Cây Phất Chủ là của Đức Thái Thượng Lão Quân, chính nó là bảo vật của Tiên gia. Các vị Tiên
trong tranh vẽ thường thấy cầm cây Phất
Chủ.
- Chơn đi giày vô ưu cũng màu trắng trước mũi có chữ "Ðạo” 道
Người mang “giày vô ưu” là giác ngộ đến bậc siêu phàm, đã thật sự “chết đời
sống Đạo” tức nhiên chỉ biết phụng sự nhơn sanh, tức là Phụng sự TRỜI mà thôi.
- Bộ Tiểu Phục thì màu trắng y như áo Ðại Phục, đầu không đội mão mà bịt
khăn màu trắng chín lớp chữ Nhứt. Khăn đóng chín lớp hình chữ nhất 一.Chín lớp là nói về giá trị của con số 9 (Như trên)
Đây là chỉ Chức Sắc thuộc Cửu Trùng Đài cũng có ba cấp, mỗi cấp có 3 phẩm
(3x3=9)
- Tiên vị: Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu
Sư.
- Thánh vị: Phối Sư, Giáo Sư,
Giáo Hữu.
- Thần vị: Lễ Sanh, Bàn Trị Sự, Môn đệ của Thầy.
Cả Cửu Trùng Đài đặt dưới Quyền Giáo Tông là Anh Cả
C - Ðạo Phục của NHO CHƯỞNG
PHÁP
CG: Ðạo Phục của Nho Chưởng Pháp có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu
Phục.
- Bộ Ðại Phục thì toàn bằng màu hồng (màu Ðạo). Nơi trước ngực và sau lưng có
thêu Thiên Nhãn Thầy bao quanh một vòng Minh Khí. Ðầu đội mão Văn Ðằng màu hồng,
trên mão ngay trước trán có Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh Khí và
trên có sao Bắc Ðẩu Tinh Quân. Tay cầm bộ Xuân Thu. Chơn đi giày vô ưu màu hồng
trước mũi có chữ "NHO" 儒
- Bộ Tiểu Phục cũng hàng màu hồng, y
như áo Ðại Phục, đầu không đội mão mà bịt khăn màu trắng chín lớp chữ Nhứt.
Bắc Đẩu Tinh Quân 北斗星君
E: The polar star.
F: L'étoile polaire.
Bắc Ðẩu là ngôi sao Bắc Ðẩu, là một định tinh, dùng để
định chính xác hướng Bắc của Ðịa cầu.
Ở Miền Nam Việt Nam khó nhìn thấy sao Bắc Ðẩu hơn miền Bắc Việt Nam vì ngôi sao Bắc Ðẩu nằm gần sát chơn trời, nên thường bị cây cối che khuất. Vị trí của ngôi sao Bắc Ðẩu ở chừng
10 độ so với đường nằm ngang.
Cách tìm sao Bắc Ðẩu:
Muốn tìm sao Bắc Ðẩu để định hướng Bắc, trước hết phải tìm chùm sao Ðại
Hùng tinh (Chùm sao Gấu lớn: Grande Ourse) gồm 7 ngôi sao khá sáng xếp theo
hình bánh lái, dễ nhìn thấy trên bầu Trời về đêm, hoặc tìm chùm sao Thiên Hậu gồm
5 ngôi sao xếp đặt theo hình chữ M, rồi mới tìm chùm sao Tiểu Hùng tinh (Chùm
sao Gấu nhỏ: Petite Ourse). Chùm sao Gấu nhỏ có 7 ngôi sao, nên được gọi là Thất
Tinh, sao Bắc Ðẩu nằm trên đầu cán của chùm Thất Tinh nầy.
Trên Quả Càn Khôn thờ nơi Bát Quái Ðài của Tòa Thánh, Ðức Chí Tôn bảo vẽ
Thiên Nhãn ngay phía trên sao Bắc Ðẩu. Ấy là một định tinh ở tại trung tâm của
Càn Khôn Vũ Trụ, các ngôi sao khác đều chuyển động quanh ngôi Bắc Ðẩu và trục
quay của các hành tinh đều hướng về sao Bắc Ðẩu. Đây là chỉ ngôi Trời,Đức Chí
Tôn đang ngự.
Luận: Áo mão hai bộ cũng như hai Chưởng Pháp trên. Duy có Mão Văn Đằng
(Văn:văn chương, chữ nghĩa. Đằng là sao chép lại). Mão Văn Đằng tục gọi là mão
cánh chuồng, là mão của các quan đời xưa. Quan ở cấp bực dưới thì hai cánh
ngang nhau, Quan cấp trên thì hai cánh dựng đứng hoặc xiêng là tùy theo cao, thấp.
Mão Văn Đằng ở đây giống như bực Thừa Tướng ngày xưa. Mão này màu hồng (màu Đạo).
Phía trước mão, trên trán có thêu Thiên Nhãn Thầy. Thiên Nhãn Thầy ngòai ý
nghĩa là biểu tượng của nền Đại Đạo mà còn có nghĩa là người hành Đạo không bao
giờ làm sai lệch tôn chỉ, mục đích, giáo lý, giáo pháp uy nghiêm của Ông Thầy
Trời. Ở đây trên bộ Đại phục của Nho Chưởng Pháp có tất cả là ba Thiên Nhãn Thầy
ấy là hiệp Tam Tài rồi vậy. Vòng Minh Khí là chỉ sự trau luyện của người tu đến
mức độ cao và tự tỏa sáng ra.
- Bao quanh một vòng Minh Khí và trên có sao Bắc Ðẩu Tinh Quân. Sao Bắc Đẩu
là nơi Chí-Tôn ngự, là hướng tới để đưa chúng sanh về nguồn cội là Thượng Đế.
- Tay cầm bộ Xuân Thu. Kinh Xuân Thu là pháp bửu của Nho giáo. Chơn đi giày
vô ưu màu hồng trước mũi có chữ "NHO" 儒.Tất cả là chỉ Đạo Nho (Thánh). Là nhu cầu cần thiết của người tu, là lấy
Nhơn đạo làm căn bản.
Ý nghĩa Kinh Xuân Thu:
Tên quyển Kinh do Đức Khổng Tử san định vào lúc cuối đời của Ngài, sau khi
Ngài đã san định Ngũ Kinh.
Xuân Thu nguyên là bộ Sử ký của nước Lỗ do Đức Khổng Tử (551-479 trước Tây
lịch) san định lại, tức là ghi chép những
việc quan trọng xảy ra hằng năm, từ năm đầu Vua Lỗ Ẩn Công nguyên niên, là năm
49 đời vua Chu Bình Vương nước Lỗ đến năm thứ 14 đời vua Ai-Công nước Lỗ, tức
là năm thứ 39 đời vua Chu Kinh Vương, gồm 12 đời Vua, cộng tất cả 242 năm. Đây
là loại Sử biên niên: đánh dấu giai đoạn
lịch sử Trung Hoa, thời kỳ mạt điệp nhà Châu, ngôi Thiên Tử suy nhược, bị Ngũ-Bá:
Tề Hoàn Công, Tấn văn Công, Tần Mục Công, Tấn Tương Công, Sở Trang Công, nổi tiếng
lấn át quyền Thiên Tử, các nước chư hầu tranh lẫn nhau, các sử gia gọi là thời
đại hỗn loạn nên người đời sau đã mượn tên Kinh Xuân Thu để gọi thời đại ấy là
“thời đại Xuân Thu” (722-480 trước Tây lịch).
Dù Kinh Xuân Thu là cuốn Sử ký, nhưng khi ghi chép, Đức Khổng Tử đã vận dụng
văn tự và bút pháp để khen chê, hầu phân biệt kẻ thiện người ác hết sức minh bạch
và đanh thép. Người đời sau phải công nhận đó là búa rìu trong Kinh Xuận Thu
“Xuân Thu phủ việt”.Như đã nói: Đức Khổng
Tử làm Kinh Xuân Thu mà bọn loạn thần tặc tử sợ“Khổng Tử tác Xuân Thu nhi loạn
thần tặc tử cụ”.
Kinh Xuân Thu đã có tác dụng về đạo lý, giữ một địa vị quan trọng trong nền
văn hóa phương Đông nói chung, Nho giáo nói riêng, trong sự biểu dương học thuyết
“Chính danh, Nhất quán, Trung dung, Đại đồng” của vị “Vạn Thế Sư biểu” mà Việt
Nam chịu ảnh hưởng hơn 2.000 năm.
Kinh Xuân Thu còn có tính cách điển hình làm gương mẫu cho người đời sau phải
tôn trọng danh dự và nhiệm vụ trong khi viết sử. Kinh này được liệt vào năm bộ
Kinh căn bản của Nho giáo: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân
Thu. Về văn chép sử của Kinh Xuân Thu rất tóm tắt, hàm súc nên ít người hiểu thấu;
thế nên về sau có ba nhà học giả làm thêm Tam Truyện để giải ý nghĩa của Kinh
Xuân Thu.
KẾT LUẬN:
Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa nói thêm về:
"CHƯỞNG PHÁP (Cardinal-Censeur): Ba vị Chưởng Pháp là người có phận sự
đặc biệt của Hiệp-Thiên-Ðài mà phẩm vị lại ở bên Cửu-Trùng-Ðài. Ấy là
Thánh ý của Ðức Chí Tôn muốn Cửu-Trùng-Ðài phải
có Hiệp Thiên Ðài chăm nom gìn
giữ làm thế nào cho nền Chơn giáo của Ðức Chí Tôn không qui phàm, nhờ vậy mà
Chánh Trị Ðạo không tự tung tự tác, tự do canh cải mà làm mất nét đạo đức, để xứng
đáng là một nền Chánh-trị của TRỜI tại thế có sự công bằng hy hữu vậy”.
Khi “Hộ Pháp lại kêu nài nữa rằng: Thầy truất quyền Giáo Tông Nữ Phái thì
đã đành, song quyền Chưởng Pháp thì tưởng dầu ban cho cũng chẳng hại.
Thầy dạy: "Chưởng Pháp cũng là Giáo Tông, mà còn trọng hệ hơn, là vì
người thay mặt cho Hộ Pháp nơi Cửu Trùng Ðài. Thầy đã chẳng cho ngồi địa vị
Giáo Tông, thì lẽ nào cho ngồi địa vị Hộ Pháp, con ! Bởi chịu phận rủi sanh,
nên cam phận thiệt thòi, lẽ Thiên Cơ đã định, Thầy chỉ cậy con để dạ Thương yêu
binh vực thay Thầy kẻo tội nghiệp !”
Thượng Chưởng Pháp có quyền thay thế
cho Giáo Tông khi vắng mặt (Pour remplacer le Pape par intérim). Áo của Giáo
Tông màu trắng tức là màu nguồn gốc của Ðạo. Ðạo không màu sắc, hay tượng trưng
một màu rất trong sạch là trắng, là màu vô tội, trắng có thể biến ra các màu
vàng, xanh, đỏ.. ..Trái lại, các màu sắc khác không thể làm nên màu trắng. Màu
trắng tức là qui hồi căn bổn vậy. Màu trắng là màu nguyên thủy- là Đạo”.
Trong 3 phái: Thái -Thượng- Ngọc thì phái Thượng ở giữa được (chữ chính) và
(chữ trung); còn hai vị Chưởng Pháp kia thì màu áo theo sắc phái mình.
Lời Thỉnh Giáo của Tiếp Lễ Nhạc-Quân về Ba vị Chưởng-Pháp:
- Phái Ngọc mặc sắc phục đỏ.
- Phái Thái mặc sắc phục vàng.
- Phái Thượng theo lẽ phải mặc sắc phục xanh, nhưng bây giờ lại mặc sắc phục
toàn trắng, ý nghĩa và quyền hạn cũng như sắc phục của Giáo Tông vậy:
Đây chính là điểm “Tam Giáo Qui Nguyên” của nền Đại Đạo, “ba mà một, một mà
ba” là ý nghĩa cao đẹp mà từ xưa đến giờ chưa bao giờ có.
Chú thích (1) - Thượng Nguơn là Nguơn Tạo Hóa; ấy là Nguơn Thánh Ðức tức là
Nguơn vô tội (Cycle de création c'est à dire cycle de l'innocence).
- Trung Nguơn là Nguơn Tấn Hóa; ấy là Nguơn Tranh Ðấu tức là Nguơn tự diệt (Cycle de progrès ou cycle de lutte et de destruction).
- Hạ Nguơn là Nguơn Bảo Tồn; ấy là Nguơn Tái Tạo, tức là Nguơn qui cổ
(cycle de conservation ou cycle de reproduction et de rénovation).
(Hay !) Ấy là lời khen của Ðức Lý
Giáo Tông.
IV - QUYỀN HÀNH ÐẦU SƯ
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: “Ðầu Sư có quyền cai trị phần Ðạo và phần Ðời của chư
Môn Ðệ "CHÍ TÔN".
CHÚ GIẢI: Ðây Thầy dùng chữ "phần Ðạo" và "phần Ðời" đặng
định quyền hành của Ðầu Sư, thì là Ðầu Sư có trọn quyền về phần Chánh Trị của Cửu
Trùng Ðài và phần luật lệ của Hiệp Thiên Ðài. Vậy thì người đặng quyền thay mặt
cho Giáo Tông và Hộ Pháp trước mặt nhơn sanh. Hễ thay quyền cho Giáo Tông và Hộ
Pháp, tức là người của Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài; bởi vậy buộc Ðầu Sư phải
tùng quyền cả hai mà hành chánh, chẳng đặng phép tự ý riêng mình mà thi thố điều
chi không có lịnh của Giáo Tông và Hộ Pháp truyền dạy.
LUẬN ĐẠO
Nhắc lại trước đây PCT nói về quyền hành Giáo Tông:
“Thầy đã nói rằng: Có quyền dìu dắt
trong đường Ðạo và đường Ðời, thì Thầy đã chỉ rõ rằng, có quyền dìu dắt cả các
con cái của Thầy trên con đường đạo-đức của chính mình Thầy khai tạo và trên
con đường Ðời cơ Ðạo gầy nên; chớ chẳng phải nói trọn quyền về phần Ðạo và phần
Ðời, nghĩa lý phân biệt nhau duy có chữ ÐƯỜNG và chữ PHẦN, xin rán hiểu đừng lầm
hai chữ ấy”.
Nghĩa lý phân biệt nhau một cách rõ ràng rồi, như đã nói: Đạo Cao Đài hiện
Đức Giáo Tông đã sử dụng hai Bát Quái Cao Đài, là trọn về Đường Đạo và đường Đời,
qua:
1 - Bát Quái Hư Vô (Bí Pháp Thiên Đạo) Trg: 68
2 - Bát Quái Đồ Thiên (Thể Pháp Thiên Đạo) Trg:92
Hai Bát Quái sau: chỉ Phần Đạo và Phần Đời của Đầu Sư:
3 - Bát Quái Tiên Thiên (Bí Pháp Thế
đạo)
4 - Bát Quái Hậu Thiên (Thể Pháp Thế
đạo)
Như thế thì:
- Hai Bát Quái về Thiên Đạo là phần
của Giáo Tông.
- Hai Bát Quái về Thế Đạo là phần của
Đầu Sư.
Ấy, lời Chú giải nói rõ: Thầy dùng chữ “phần Ðạo" và "phần Ðời"
đặng định quyền hành của Ðầu Sư.
(Xem Khai triển Bát Quái Tiên và Hậu
Thiên phía sau)
Con người vốn là Tiểu Thiên Địa, nơi mình có 4 Bát Quái: Mỗi cánh tay có ba
phần: cánh tay ngòai có 2 xương dài (Âm-Dương) cánh tay trong có 1 xương dài; cộng
chung là ba (tam tài). Ngòai có 5 ngón tay (ngũ hành) hiệp chung là Bát Quái; thành ra cả thảy có 4 Bát Quái. Trời
đất là Đại Thiên Địa nên sự liên quan của người là Tiểu Thiên Địa, cùng chung một
định luật. Ở người cả hai tay và hai chân có 12 xương dài cũng như một năm có
12 tháng vậy.
PCT: “Nó đặng quyền lập Luật, song phải dâng lên cho Giáo Tông phê chuẩn”.
CG: “Ðầu Sư đặng quyền lập Luật cho phù hạp cùng sự chánh trị của nền Ðạo, thế nào cho thuận với nhơn tình
và không nghịch cùng Thánh ý; mà phàm như hễ thuận nhơn tình thì hằng nghịch với
Thánh ý luôn luôn, nên chi buộc Ðầu Sư trước phải dâng lên cho Giáo Tông phê
chuẩn, vì Giáo Tông là người thay quyền cho Thầy, đặng điều đình chẳng cho nhơn
sanh trái Thánh ý.
PCT: “Luật lệ ấy lại phải xem xét một cách nghiêm nhặt, coi phải hữu ích
cho nhơn sanh chăng ?”
CG: “Câu này đã chỉ rõ rằng: Phàm như Ðầu Sư có lập Luật lệ chi, thì Luật lệ
ấy buộc phải cần ích cho nhơn sanh mới đặng, nên chi Thầy có dặn: "Cửu Trùng
Ðài và Hiệp Thiên Ðài phải xem xét cho nghiêm nhặt, điều chi không thật hữu ích
cho nhơn sanh thì Ðầu Sư không nên lập Luật hay là phá Luật".
PCT: “Giáo Tông buộc phải giao cho Chưởng Pháp xét nét trước khi phê chuẩn”.
CG: “Dầu cho Luật lệ ấy đã thuận ý Giáo Tông đi nữa, thì Giáo Tông cũng
không quyền phê chuẩn tức thì, nhưng buộc phải giao lại cho Chưởng Pháp xét nét
trước đã. Trên đã có định quyền cho Chưởng Pháp rằng: Các Luật lệ chẳng đủ ba vị
phê chuẩn thì luật lệ ấy không đặng phép ban hành.
Vậy thì Ðầu Sư và Giáo Tông chẳng đặng thuận tình với nhau mà trái nghịch
cùng Pháp Chánh Truyền, hễ đôi bên chẳng do nơi Chưởng Pháp xét nét Luật lệ thì
là phạm pháp: Mà hễ phạm pháp thì dầu cho bực nào cũng khó tránh qua khỏi Luật
Tòa Tam Giáo.
Buộc Ðầu Sư phải tùng mạng lịnh của Giáo Tông truyền xuống mới đặng phép
ban hành, nên Thầy nói:
PCT: "Chúng nó phải tuân mạng lịnh Giáo Tông, làm y như luật lệ Giáo
Tông truyền dạy".
CG: “Ðầu Sư chỉ có tuân mạng lịnh của Giáo Tông mà thôi, dầu cho Người, là
người thay mặt cho Hiệp Thiên Ðài về phần luật lệ đi nữa, thì luật lệ ấy trước
đã xét nét bởi Chưởng Pháp và phê chuẩn bởi Hiệp Thiên Ðài rồi, tức là luật lịnh
của Hiệp Thiên Ðài sẵn định vào đó.
PCT: “Như thảng luật lệ nào nghịch với sự sinh hoạt của nhơn sanh, thì
chúng nó đặng cầu xin hủy bỏ”.
CG: “Chẳng nói là Tân Luật ngày nay mà thôi, nếu sau Tân Luật nầy mà trở
nên Cựu Luật đi nữa, nếu nghịch với sự sanh hoạt của nhơn sanh thì Ðầu Sư cũng
đặng phép nài xin hủy bỏ.
PCT: “Thầy khuyên các con phải thương yêu nó, giúp đỡ nó.
CG: “Thầy nhủ lời khuyên cả Hội Thánh đôi bên để mắt vào trách nhậm nặng nề
của Ðầu Sư mà thương yêu và giúp đỡ Người cho tròn phận sự.
PCT: “Thầy dặn các con, như có điều chi cần yếu thì khá nài xin nơi nó”.
CG: “Thầy dặn cả chư Môn Ðệ của Thầy, ấy là toàn cả chúng sanh, như có điều
chi cần yếu thì khá nài xin nơi Ðầu Sư, vì Người thay quyền cho Ðạo trọn vẹn nơi
thế nầy
PCT: “Ba chi tuy khác, chớ quyền lực như nhau”.
CG: Ba chi của Ðạo là: Nho- Lão-
Thích: ba Chi tuy khác mà quyền lực vẫn so đồng, bởi tùng theo TÂN LUẬT Ấy là
“một thành ba mà ba cũng như một”.
Ba vị Ðầu Sư không ai lớn, không ai nhỏ, Hay(1) quyền vốn đồng quyền, Luật
Lệ nào của Giáo Tông truyền xuống hay là của nhơn sanh dâng lên mà đã có Chưởng
Pháp và Hiệp Thiên Ðài phê chuẩn, thì dầu cho một người trong ba mà chịu vâng mạng
thì Luật Lệ ấy cũng phải buộc ban hành. Hay..(1) Trừ ra khi nào ba người đồng
không thể tuân mạng lịnh đặng, thì luật lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông; buộc
Giáo Tông phải truyền xuống cho Chưởng Pháp xét nét lại nữa, Hay..(1) vì vậy mà
Thầy nói:
PCT: "Như luật lệ nào Giáo Tông đã truyền dạy mà cả ba đều ký tên
không tuân mạng, thì luật lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông, Giáo Tông truyền lịnh
cho Chưởng Pháp xét nét lại nữa".
CG: Thầy đã nhứt định rằng: Nếu cả ba đồng ký tên không vâng mạng đặng, thì
Thầy đã chắc chắn rằng luật lệ ấy quả nghịch với nhơn sanh; mà cần yếu hơn hết
thì phải quyết định thế nào cho sự nghịch với nhơn sanh ấy cho có cớ hiển nhiên
thì Ðầu Sư mới đặng phép nghịch mạng bề trên, cầu nài bác luật. Thảng có một
người trong ba mà tuân mạng lịnh đặng thì cũng chưa quyết đoán rằng luật lệ ấy
đã nghịch hẳn với nhơn sanh, mà hễ nếu chưa nghịch hẳn cùng nhơn sanh thì buộc
phải ban hành. Quyền hành
ấy, nghiêm khắc nầy, nghĩ ra cũng quá
đáng; vì Thánh ý muốn cho cả ba
phải hiệp một mà thôi. Hay (Đức Lý khen)
PCT: “Chúng nó có ba cái Ấn riêng nhau; mỗi tờ giấy chi chi phải có ấn mới
thi hành, nghe à !”
CG: Ba ấn ấy là: Thái- Thượng- Ngọc; mỗi tờ giấy chi hễ định thi hành thì
buộc phải có đủ ba Ấn Ðầu Sư mới đặng. Trước khi Ðầu Sư lãnh quyền chấp chánh
buộc Người phải lập Minh thệ nơi Tòa Thánh, hằng giữ dạ vô tư hành đạo, y như
Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài đã lập thệ.
QUYỀN THỐNG NHỨT: Khi minh thệ rồi, Ðầu Sư đặng cầm quyền luôn cả Chánh Trị
cùng Luật Lệ. Nhờ quyền lớn lao này; Ðầu Sư sẽ có đủ thệ lực mà ngăn ngừa tà
quyền hại Ðạo. Thảng gặp cơn nguy biến mà ba Chánh Phối Sư không đủ sức chống
ngăn, thì Ðầu Sư đặng dùng Quyền Thống Nhứt ấy mà điều khiển Hội Thánh. Cả Chức
Sắc Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài phải phục mạng, dầu cho Giáo Tông và Hộ
Pháp cũng phải vậy”.
KẾT LUẬN
Đây là điều đặc biệt, có phần khác hẳn với phần hành của ba Chưởng Pháp;
xin nhắc lại:
- “Chưởng Pháp có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành. Luật lệ nào không
có ba Ấn Chưởng Pháp thị nhận và Hiệp Thiên
Ðài phê chuẩn thì cả chư Tín Ðồ của Thầy không tuân mạng”.
Còn đối với Đầu Sư thì khi:
- “Đã có Chưởng Pháp và Hiệp Thiên Ðài phê chuẩn, thì dầu cho một người
trong ba mà chịu vâng mạng thì Luật Lệ ấy cũng phải buộc ban hành”.
Cái nghịch lý ấy là luật Âm Dương trong Tam Tiên.
Con số Tam tài: với Thiên (Giáo Tông), Nhơn (Chưởng Pháp) đã hiệp rồi thì
phần Đầu Sư (Địa) dầu chỉ một người cũng cho là đủ. Bởi Đầu Sư là đứng vào Địa
Tiên. Có câu:
“Thiên thời, địa lợi đôi điều sẵn,
“Chỉ thiếu Hòa nhơn để hiệp quần”
A - Nam ĐẦU SƯ có Thánh danh
NHỰT- NGUYỆT- TINH tức Tam bửu của Trời
Từ lúc khởi khai nền Đại Đạo đến giờ Cửu Trùng Đài Nam phái trải qua nhiều
lượt ĐẦU SƯ, nhưng trước tiên là các vị này mang Thánh danh có chữ: Nhựt- Nguyệt-
Tinh, kế tiếp lấy chữ “THANH” trong Tịch Đạo THANH HƯƠNG.
- Ba vị ÐẦU SƯ đầu tiên:
Chỉ có ba vị Đầu Sư đầu tiên này có Thánh danh mang chữ: Nhựt-Nguyệt-Tinh.
Ba vị được Thiên phong lần lượt: -Thái Đầu-Sư: Đức Chí Tôn phong Ngài Dương văn
Nương vào phái Thái là Thái Đầu Sư Thái-Nương-TINH. Thay cho vị Thái-Minh TINH
bị Đức Lý cách chức.
-Thượng Đầu-Sư Thượng-Trung-NHỰT (1876-1934). Sau là Quyền Giáo Tông Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ. Hầu như chỉ một mình Ngài đảm đang gánh vác việc Đạo. Chính Ngài
khi được thăng phẩm Quyền Giáo Tông Lê văn-Trung là tiếp nối ra tay chống đỡ Đạo
quyền suốt 8 năm trường, không dư không thiếu một ngày, cho đến ngày qui Thiên,
thật là vẹn phận Đạo-Đời tương đắc.
- Ngọc Đầu-sư Ngọc-Lịch-Nguyệt (1890- 1947). Riêng Ngài Lê văn Lịch thích tịnh
luyện hơn. Ngày 28-2-Bính
Dần (dl: 10-04-1926): Đức Chí Tôn khai đàn cho ông Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt:
Đức Cao-Đài dạy: Trung, sau khi cho chư Nhu cầu Đạo rồi, phải khai đàn cho
Lịch nội ngày nay (khai đàn tại Vĩnh Nguyên Tự xong, chư vị lập đàn Cơ, Đức
Chí-Tôn giáng ban cho Ngài Lê-văn-Lịch 4 câu thi:
Đầu Sư phái Ngọc hiệp quần Nho,
Tam Giáo Qui Nguyên dẫn ngã đồ,
Vạn tải vô tư đương hội ngộ,
Đạo thành chí khởi lập Da-Tô.
Ngày 14-07-Bính Dần (dl: 21-08-1926) Thầy dạy về trường hợp Ngài Đầu Sư Ngọc
Lịch Nguyệt. Bài này có in trong TNHT, xin trích ra một đoạn:
…“Nhưng có điều là Ngọc Hư Cung bác luật, Lôi Âm Tự phá cổ nên tu nhiều mà
thành ít. Vì vậy các con coi thử lại, từ 2000 năm nay bên Á-Đông này đã đặng
bao nhiêu Tiên Phật. Các con duy biết có một mình Huệ Mạng Kim Tiên mà thôi”.
(Phần bổ sung) “Các con nghĩ sự tu hành khổ hạnh dường nào! Đời mạt kiếp
này dữ nhiều lành ít. Nếu Thầy không chuyển Pháp lại thì chưa ai tu đặng trọn Đạo
nên Thầy lựa Ngọc Đầu Sư trong hạng thiếu niên mới có đủ công phổ độ. Trong phần
nhiều các con chưa vừa lòng cho Lịch ngồi địa vị ấy, cho nên có điều cản trở
trong sự truyền đạo. Thầy cũng nhìn như vậy, song vì tiền kiếp của LỊCH và nhơn
đức của TIỂNG nên Thầy mới phú thác cái trách nhiệm tối đại ấy cho nó. Các con
đều có Chức sắc lớn hay nhỏ đều thọ Thiên phong nơi Thầy. Cứ giữ phẩm vị các
con nhưng có một điều yếu thiết là cầu các con lập nhiều công quả nơi trường Thầy
sáng tạo cho khỏi phế hủy nửa chừng. Các con khá gìn luật lệ cho tới ngày Thầy
lập thành Tân Luật. Thành cùng chẳng thành cũng do nơi Thầy. Đương lúc đầu Thầy
khai Đạo thì Luật pháp rẻ rúng đặng dụ kẻ biếng
nhác. Các con đừng phế phận”.
B - BA ĐẦU SƯ có Thánh
danh mang chữ THANH
Từ đây các Nam Đầu sư Cửu Trùng Đài đều mang Thánh danh có chữ “THANH” theo
tịch Thanh Hương:
Ngày 17-2- Quí Dậu (1933), ba vị Chánh Phối Sư ba phái được quyền Chí Tôn
thăng lên Quyền Ðầu Sư, là:
-Thái Ðầu Sư Thái Thơ Thanh (Nguyễn Ngọc Thơ).
- Thượng Ðầu Sư Thượng Tương Thanh (Nguyễn Ngọc Tương). Sau bỏ Đạo, lập chi
phái Bến Tre.
- Ngọc Ðầu Sư Ngọc Trang Thanh sau lập
phái Bến Tre.
3 - Ba vị Đầu Sư kế tiếp
hòan thành số 9:
* Ngài Thái Sư Thái Bộ Thanh (1891-1976). Thế danh là Nguyễn Lễ Bộ, sanh
ngày 7-7-Nhâm Thìn (dl:28-8-1892) tại làng Bình Hòa, Tổng Cửu Cư thượng, quận
Thủ Thừa, tỉnh Tân an. Qui Tiên vào lúc 7g 15ph ngày 27-9-Bính Thìn (dl:
18-11-1976).
* Ngài Thượng Đầu Sư Thượng Sáng Thanh (1888-1980). Cuộc đời hành Đạo thật trong sáng
như cái tên của Ngài, nhưng đêm 8
rạng mùng 9 tháng Giêng năm Canh Thân (1980) Ngài đột ngột qui Thiên.
* Ngài Ngọc Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh (1906-1985).
Đây là vị Đầu Sư duy nhứt của Đạo Cao Đài từ trước tới nay, khởi đầu đi từ
phẩm Đạo Hữu, hành Đạo hơn 30 năm, lên phẩm Đầu Sư, ngài đăng Tiên vào lúc 0g30
ph ngày 12-9-Ất Sửu (dl: 25-10-1985), thọ 80 tuổi.
Đến giai đọan này hầu như con số 9 vị Nam Đầu Sư đã hòan thành trong Tịch Đạo
“Thanh Hương”.
Đức Thượng-Đế xác nhận về ba vị Tướng soái của Thầy bên cơ-quan Cửu-Trùng
Đài rằng:
“Thầy đến đây đặng cho hội-hiệp
sum-vầy BA NGÔI cho đoàn-tụ đó, bớ mấy con! Nghĩa là Ngọc-Thanh, Thái Thanh và
Thượng-Thanh đã đủ mặt ngày nay rồi, thì phải lo thi-hành bổn-phận cho chóng.
“Bởi ngày giờ đã muộn, rán mà làm bia cho đời sau noi dấu đến bảy chục muôn
năm đó con! Chớ chẳng phải là cuộc nhỏ mọn đâu con, phải rán mà đồng công cọng
sự mới đặng, trong thì Thầy giúp sức, ngoài thì BA CON phụ lực mới thành-công.”
C - ÐẠO PHỤC CỦA ÐẦU SƯ
I - Ðạo Phục của Thái Ðầu
Sư:
CHÚ GIẢI: Ðạo Phục của Thái Ðầu Sư có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu
Phục.
- Bộ Ðại Phục toàn hàng màu vàng (màu Ðạo) nơi trước ngực và sau lưng có
thêu sáu chữ Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, bao quanh ba vòng vô vi, ngay giữa có một
chữ Thái, áo có chín dải, ngoài choàng Bá Nạp Quang màu đỏ, y như của Thái Chưởng
Pháp. Ðầu đội Bát Quái Mạo màu vàng, có thêu đủ tám cung chung quanh, chơn đi
giày vô ưu màu đen, trước mũi có chữ "Thái".
- Bộ Tiểu Phục thì cũng hàng màu vàng y như áo Ðại Phục. Ðầu không đội mão
mà bịt khăn màu vàng chín lớp chữ Nhứt”.
LUẬN: Đạo phục của Thái Đầu Sư có hai bộ cũng chỉ vào Âm Dương hòa hiệp.
- Toàn hàng màu vàng, màu Ðạo (Ấy
màu phái Phật)
- Nơi trước ngực và sau lưng có thêu sáu chữ Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, bao
quanh ba vòng vô vi, ngay giữa có một chữ Thái” 太
Trước ngực và sau lưng đều có miếng “Bố tử” hình tròn, đường kính 20 phân,
thêu sáu chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ bằng
Cổ tự 大道三 期 普 渡 bao quanh ba vòng vô vi, chính giữa có chữ Thái 太.
(Phải đặt chữ Đạo 道 ở đỉnh giữa, chữ 大 và chữ 三 đối xứng qua chữ Đạo. Nghịch chiều với kim đồng hồ).
Ba chữ còn lại (Kỳ, Phổ, Độ) tiếp đặt theo trên vòng tròn.
- Vòng vô vi là ánh-sáng minh triết, mà cái văn minh tinh thần đã khởi điểm
nơi này. Người tu học có khả năng nói Đạo cho mọi người hiểu Đạo, ban-bố khắp
nơi bằng huyền lực, bằng hào quang, điển sáng gọi là vòng Vô Vi. Ba vòng là chỉ
sự tròn đầy, tòan hảo.
- Áo có chín dải:
DẢI (là những thẻ) phía sau áo đạo phục, dẫn giải qua:
LỜI-PHÊ của ĐỨC HỘ-PHÁP:
Chỉ “Dải sau lưng” là Chí-Tôn muốn định phận mình là Tam-Thừa.
- Phó-Trị-Sự hành quyền về Hạ-thừa chớ chưa vào Thánh-Thể nên mang MỘT THẺ
nơi lưng.
- Còn Phối-Sư là bậc Thượng-Thừa nên có BA THẺ. Trung-Thừa Chí-Tôn không cần
định để cho mỗi người cố gắng lập vị mình mau chóng tới bậc Thượng-Thừa.
- Nếu qua khỏi ba thẻ lên CHÍN (thẻ) tức là vào
hàng phẩm Cửu Thiên Khai-Hóa. Cách nhau có một mức Phối Sư với Chánh-Phối
Sư mà xa nhau một Trời một vực. Hễ đủ tài đức cầm quyền Đạo có quyền Vạn-Linh
và quyền Chí-Tôn ủy nhiệm ân-tứ quyền-hành thì là vào ngay Cửu Thiên Khai Hóa
qua khỏi Tam-Thừa.
PCT: - ngoài choàng Bá Nạp Quang màu đỏ, y như của Thái Chưởng Pháp (xem
trang 137. Giải về Bá nạp Quang của Thái
Chưởng Pháp)
- Ðầu đội Bát Quái Mạo màu vàng, có thêu đủ tám cung chung quanh:
BÁT QUÁI MẠO 八 卦 帽
E: The hight octogonal cap of ceremony
F: Le haut
bonnet octogonal de cérémonie
(Bát: Tám, Quái:
Quẻ. Mạo: Cái mão đội trên đầu).
Bát Quái Mạo là
cái mão cao có hình Bát Quái, tức là có 8 cạnh đều nhau, trên đó có thêu 8 chữ
Nho: Càn 乾, Khảm 坎, Cấn 艮, Chấn 震, Tốn 巽, Ly 離, Khôn 坤, Ðoài 兌 Mỗi cạnh Bát
Quái của mão, phần trên thì tròn và vảnh ra ngoài. Màu sắc của Bát Quái Mạo thì
tùy theo phái:
- Vàng cho phái
Thái,
- Xanh cho phái
Thượng
- Đỏ cho phái Ngọc.
Hai phẩm Ðầu Sư và Phối Sư nam phái đều đội Bát Quái Mạo khi hành Đại lễ
Cúng Ðức Chí Tôn.
Cách may MÃO BÁT QUÁI (Bát-quái-Mạo)
Thầy dạy Bà Hương Hiếu “Đem nước phấn
ra đây Thầy vẽ mão. Tám khía, ngó nghiêng thì Vọng, ngó ngay thì như vầy:
8 khía, hai khía trước thêu chữ vàng CÀN KHÔN 乾坤 còn sáu khía kia thì để thế nào cũng đặng, thêu chánh chữ Cổ tự, nhung hay
là hàng, tùy sắc phục mỗi đứa, cao 3 tấc 3 phân tây hai khía trước, còn mấy
khía sau, làm sao cho lài lài trước cao sau thấp thì làm coi cho đặng. Giữa
kín, phải cứng cho nó đứng, chớ con bồi bằng vải càng tốt hơn”.
- Chơn đi giày vô ưu màu đen, trước mũi có chữ "Thái" 太 (Xem các phần giải trước)
- Bộ Tiểu Phục thì cũng hàng màu vàng y như áo Ðại Phục. Ðầu không đội mão
mà bịt khăn màu vàng chín lớp chữ Nhứt”
Khăn: tức là khăn đóng, may
bằng hàng, vải, thành hình như một cái khung: Nếu kết 7 lớp vải, thường là khăn
đóng đen thì mặc với áo dài đen gọi là quốc phục của nam phái. Đặc biệt trong nền
Đạo khăn đóng chín lớp, có màu Vàng, xanh, đỏ, tùy theo sắc phái là Tiểu phục của
Đầu Sư.
2 - Ðạo Phục của Thượng Ðầu
Sư:
CHÚ GIẢI: Ðại Phục của Thượng Ðầu Sư cũng có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một
bộ Tiểu Phục.
- Bộ Ðại Phục thì toàn hàng màu xanh da trời (azur) (màu Ðạo) nơi trước ngực
và sau lưng có thêu sáu chữ Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ 大 道 三 期 普 渡 bao quanh ba vòng vô vi, cũng y như của Thái Ðầu Sư,
song ngay giữa có để chữ "Thượng" 上, áo cũng chín dải, đầu đội Bát Quái Mạo y như của Thái Ðầu Sư, mà màu xanh
da trời, chơn đi giày vô ưu màu đen, trước mũi có chữ "Thượng" 上
- Bộ Tiểu Phục thì cũng hàng màu xanh da trời y như Ðại Phục, đầu không đội
mão mà bịt khăn màu xanh da Trời, chín lớp chữ
nhứt (y như lời giải phái Thái)
3 - Ðạo Phục của Ngọc Ðầu
Sư:
CHÚ GIẢI: Ðạo phục của Ngọc Ðầu Sư cũng có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ
Tiểu Phục.
- Bộ Ðại Phục toàn bằng hàng màu hồng (màu Ðạo) nơi trước ngực và sau lưng
có thêu sáu chữ Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ 大 道 三 期 普 渡 bao quanh ba vòng vô vi cũng y như Thái Ðầu Sư và Thượng Ðầu Sư, song ngay
giữa có để chữ "NGỌC" 玉, áo cũng chín dải, đầu đội Bát Quái Mạo y như của Thượng Ðầu Sư song màu hồng.
Chơn đi giày vô ưu màu đen, trước mũi có chữ "Ngọc" 玉.
(Phải đặt chữ Đạo 道 ở đỉnh giữa, chữ 大 và chữ 三 đối xứng qua chữ Đạo 道. Đặt nghịch chiều với kim
đồng hồ. Đây là hình chụp trên mẫu áo thêu sẵn, không chính xác).
- Bộ Tiểu Phục thì cũng hàng màu hồng, y như áo Ðại Phục, đầu không đội mão
mà bịt khăn màu hồng chín lớp chữ Nhứt”
(Giải : Y như Thái và Thượng Đầu Sư)
C - Ba vị Nữ Ðầu Sư đầu tiên:
Khai Ðạo từ năm 1926 đến 1975, Ðạo Cao Ðài có ba vị Nữ Ðầu Sư hiện được thờ
tại Nữ Đầu Sư Đường:
1 - Nữ Ðầu Sư Hương Thanh
(Lâm Ngọc Thanh).
(1874-1937)
Phần Đời: Thế danh là Lâm Ngọc Thanh, Bà là Nghiệp Chủ Vũng Liêm, sanh năm
Giáp Tuất (1874) tại làng Trung Tín, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thân mẫu
Bà là Trần thị Sanh. Bà là vợ của người Pháp tên Monnier, gọi là Huyện Xây. Ông
Huyện Xây qui, Bà tái giá với Ông Huyện Hàm Nguyễn Ngọc-Thơ, nghiệp chủ ở Tân Định
Sài-Gòn. Cả hai mộ Phật giáo, qui y theo Phật. Sau được Đức Chí-Tôn độ vào Đạo
Cao-Đài.
Đêm 14-10-Bính-Dần (dl: 18-11-1926) nhân Đại Lễ Khai Đạo tại Thánh Thất tạm
Từ-Lâm-Tự. Bà Lâm-Ngọc Thanh thọ Thiên Ân Nữ Giáo Sư, Thánh danh là Lâm
Hương-Thanh (TNHT.II./13)
Kỳ phong Thánh Nữ-phái lần I, ngày 14-01-Đinh Mão (dl: 15-2-1927), thăng Phối
Sư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét