Lý Dịch Trong Pháp Chánh Truyền, Hay Pháp Luật Đại Đạo - 2 / 7 (Nữ Soạn giả Nguyên Thủy)

Chữ VẠN ấy là chỉ cơ biến-hóa vô cùng  đó vậy, nên vạn-vật bất kỳ là vật chi  hễ có TU cũng ắt có thành.
- “Giữa chữ VẠN có Thiên Nhãn Thầy”.

Thiên Nhãn Thầy là biểu tượng của Đạo Cao Đài là do nơi Ông Thầy Trời định hướng cho người tu phải nhớ: “Thầy khuyên các con nên nhớ hòai rằng: Thầy của các con là
ÔNG THẦY TRỜI, nên biết một Ổng mà thôi thì đủ, nghe à !”.

Câu này gồm cả một triết lý sâu xa, mầu nhiệm. Nếu phân tích ra từng  đọan 8 chữ sẽ thấy ý nghĩa:
- Thầy khuyên các con nên nhớ hòai rằng   (8 chữ)
- Thầy của các con là ÔNG THẦY TRỜI,  (8 chữ)
- Nên biết một Ổng mà thôi thì đủ,              (8 chữ)

Nghe à !” (hai chữ: tượng âm dương nhị khí)
-  Về phần Chí-Tôn – ngôi Trời - có BÁT QUÁI
-  Phật Mẫu có Bát Cảnh cung, tạo Bát Phẩm chơn hồn.
-  Người tu: thực hành Bát chánh Đạo.

THIÊN NHÃN cũng nhắc nhở đến lời Minh thệ: “Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn đệ, gìn luật lệ Cao Đài, như sau có lòng hai, thì Thiên tru địa lục” (36 chữ)

- “Bao quanh một vòng Minh Khí”: ấy là hào quang Vòng Minh-khí là một thứ ánh-sáng minh triết, mà cái văn minh tinh-thần đã khởi điểm nơi này. Học Đạo, hiểu Đạo là tạo cho mình một ánh sáng minh-triết, phát ra bằng vòng Minh-khí; nói Đạo cho người hiểu Đạo, ban-bố khắp nơi bằng huyền-lực, bằng hào-quang, điển sáng là vòng vô-vi.

Vòng Minh khí cũng là vòng tròn như vòng vô vi, nhưng nét to hơn và chung quanh có các tia sáng vô hình chiếu ra.

- “Nơi ngạch mão, phải chạm ba Cổ Pháp cho rõ ràng, y như hai bên cổ áo đã nói trên kia”.

Mỗi phía có ba Cổ Pháp, cả hai bên ngạnh Mão tức là 6 Cổ Pháp, đủ Tam Âm Tam Dương, mỗi Cổ pháp có ba pháp bửu (Long Tu Phiến,Thư Hùng Kiếm, Phất Chủ)

Nếu tính Cổ pháp: hai bên cổ áo là 6 và hai bên ngạch mão 6 nữa. Thành ra lục Âm lục Dương, hiệp lại thành 12, là biểu hiện tinh thần Chức Sắc “Thể Thiên hành hóa”, định quyết con số 12 là “Số riêng của Thầy”.

- “Tay mặt cầm cây gậy 0m90”. Số 9 là số huyền diệu nhiệm-mầu. Huyền-diệu hơn hết là số đó. Nó là cơ chuyển biến đến mực độ tận thiện tận mỹ, toàn tri toàn năng; cùng cực cái động để trở về trạng thái tịnh nguyên thủy, tức là đã đến lúc trở về 0. Con số 9 là chỉ Cửu Trùng Đài do Ngài Chưởng quản.

- “Trên  đầu  gậy   chữ "VẠN" bằng  vàng, nơi giữa  chữ Vạn  có Thiên  Nhãn  Thầy,  bao  quanh  một vòng Minh Khí”.

Thầy dạy: “Giáo Tông thay mặt cho Thầy đặng bảo tồn chơn Ðạo của Thầy tại thế, thì ANH CẢ nhơn sanh đặng dìu dắt các con cái của Thầy”. Đặc biệt Gậy 0,9m là để chống đỡ, dắt dìu cả chúng sanh, đó là nhiệm vụ của Ngài, mà quyền hành của Đức Quyền Giáo Tông  định rõ:
“Cầm mối Thiên Thơ lo cứu chúng.
“Đạo người vẹn vẻ mới thành Tiên”.

Chính Đức Lê Văn Trung  là nguơn linh của Đức Lý Ngưng Dương hay còn gọi là Lý Thiết Quả, trước khi đắc Đạo thành Tiên thì Ngài xúât Chơn Thần đi, gởi xác lại cho học trò giữ và bảo sau bảy ngày nếu hồn không trở lại thì hãy thiêu; nhưng trớ trêu: trước đó thì mẹ của học trò đã chết, học trò mới vội thiêu xác Thầy hầu còn về quê lo chôn xác Mẹ nữa. Sau đó hồn của Đạo sĩ trở lại thì xác đã mất, liền thấy có xác người hành khất bên đường: đủ phép Tiên, Ngài mới biến gậy và bị của người này thành “bầu linh gậy sắt” làm bửu pháp của Ngài. Đó là hai món bửu pháp của Đức Quyền Giáo-Tông Lê-Văn-Trung. Hai món này được đặt trên đỉnh Đài của lầu Chuông và Lầu trống Tòa Thánh Tây Ninh (là Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi Âm Cổ Đài) hiệp với giỏ Hoa Lam của Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, thành ba pháp bửu, trọn cả Tam Tài.
 (Ngày:  01-10-Giáp Ngọ (1954):

Đức Hộ Pháp có  thơ ghẹo Đức Quyền Giáo Tông:
Nguyện vọng như ANH đã thỏa rồi,
Cố tâm kế chí có thằng tôi.
Bầu Linh Gậy Sắt  ông an thế,
Chày Giáng Xử Ma tớ giúp đời.
Vững tiến xa thơ già gắng đẩy,
Xuôi chèo Bát Nhã trẻ đua bơi.
Khuôn hồng trước thấy Trời quang đãng,
Kế nghiệp mai sau vẫn có người.

Trong hàng phẩm Chức sắc Đại Thiên phong chỉ riêng Đức Quyền Giáo Tông mới có gậy 0,9m mà thôi. Bởi Người đã có sẵn hai chân thật mà Thượng Đế ban cho, bây giờ Ngài có thêm một “chân” nữa ấy là chân lý. Tất nhiên có ba chân, trở thành số 3 thống hiệp TAM TÀI vậy.

II - Bộ Tiểu Phục:
PCT: “Bộ Tiểu Phục cũng toàn bằng hàng trắng, có thêu chữ BÁT QÚAI bằng vàng, cung KHẢM ngay Hạ Ðơn Ðiền, cung CẤN bên tay mặt, cung CHẤN bên tay trái, cung ÐÒAI bên vai mặt, cung TỐN bên vai trái, cung LY ngay trái tim, cung KHÔN  ngay giữa lưng”.

Pháp Chánh Truyền dạy sắp các Cung trên Áo Tiểu phục Giáo Tông, phải đặt đúng vào vị trí như trên, vì mỗi Cung này nó có giá trị khác nhau. Hơn nữa đây là BÁT QUÁI LUYỆN ĐẠO, tức là bản đồ dùng làm kim chỉ nam  cho con đường trở về của người TU trong ĐẠO CAO ĐÀI.

Thầy dạy:“Con phải chỉ cho Hiếu nó sắp mấy Cung kia đặng thêu vào áo, ấy là Ðạo. Thầy sẽ coi lại.
Trung kiếm thử (là kiếm thử cái bùa Bát Quái) đặng sắp may trong áo Giáo Tông.
Trung bạch cùng Thầy rằng chẳng hiểu.!
- Thì con coi mà định luật luyện Ðạo nơi đó. Con lại phải cho thanh tịnh, kể từ nay diệt tận phàm tâm chớ nhơ một điểm, thì ngày ấy thề mới đặng…”
Áo Giáo Tông có các Cung tức là Quẻ của Bát Quái:
- Càn ở trên đầu (thêu chữ Càn trên mão) .
- Cung  Khảm  ngay Hạ Ðơn Ðiền (Rún)
- Cung  Cấn       bên tay mặt,
- Cung  Chấn     bên tay trái,
- Cung  Ðoài      bên vai mặt,
- Cung  Tốn       bên vai trái,
- Cung  Ly         ngay trái tim,
- Cung  Khôn    ngay giữa lưng.

Đây là 8 Cung của Bát Quái Luyện Đạo, tức là BÁT QÚAI HƯ VÔ, mà Kinh Phật Mẫu xác định qua câu:
“Chuyển luân định phẩm cao thăng,
“HƯ VÔ BÁT QUÁI trị Thần qui nguyên.”

Những Cung này là các Quẻ Dịch. Bát Quái có 8 QUẺ như trên làm căn bản, không bao giờ thay đổi các ký hiệu.  Nhưng do cách dùng những QUẺ này cho Bát Quái nào thì nó sẽ thay đổi tùy theo vị trí đứng của nó.

Trừ quẻ Càn trên Mão, còn lại tất cả đặt trên áo. Khi nhìn vào đồ hình về việc sắp các Cung BÁT QUÁI trên Áo Tiểu phục Giáo Tông có vẻ phức tạp; phân tích sẽ thấy rõ:
- Cung CÀN tượng Cha, ngôi cao nên đặt trên Mão phía trước trán; hễ lạy xuống thì Càn (Dương) hiệp với Khôn (đất -Âm). Ấy là Âm Dương tương hiệp.
- Quẻ KHÔN tượng Mẹ là Âm, đặt trên lưng áo, khi lạy xuống thì hiệp với trên là trời (Dương) cũng là tương hiệp. - Quẻ LY (Hỏa)   đặt trên áo ngay trái tim
- Quẻ KHẢM   (Thủy) đặt nơi Hạ đơn điền (Rún)

Trên dưới hiệp nhau.
- Cung  Ðoài      bên vai mặt,
- Cung  Tốn       bên vai trái   (Hai vai hiệp nhau)
- Cung  Cấn       bên tay mặt,
- Cung  Chấn     bên tay trái  (Hai tay hiệp nhau)

Đấy là giờ phút qui hiệp, trong chu kỳ “Vạn thù qui nhứt bổn” nghĩa là:
* CÀN là cha, KHÔN là mẹ, hiệp lại với nhau,
* LY là con gái giữa họp với  KHẢM là con trai giữa.
* ĐÒAI là con gái út họp với  CẤN là con trai út,
*nTỐN là con gái trưởng họp với CHẤN là con trai trưởng.
Như thế từng đôi, từng đôi một họp với nhau, là sự đòan tụ. Đối với người tu là giờ phút đắc Đạo đó vậy.
Tám quẻ này xem như một đại gia đình: trên hết có Cha Mẹ, tượng cho Âm-Dương. 6 Quẻ còn lại là 6 con chia ra: Nam, Nữ.
- Tam Âm (3 gái): TỐN, LY, ĐÒAI  ở về phía trên.
- Tam Dương (3 trai): CHẤN, KHẢM, CẤN ở phía dưới.

Tất cả đều theo vòng thuận nghịch của lý Âm Dương đó.
Làm sao phân biệt quẻ thuộc Âm hay Dương ?
Ấy là: - quẻ nào ít Dương (1 Dương) thì Dương làm chủ
- quẻ nào ít Âm (1 Âm)  thì Âm làm chủ.
Xem để phân biệt, còn sự biến hóa một cách nhiệm mầu sẽ bàn sau khi triển khai các BÁT QUÁI (Xem trang 69).

- “Ðầu đội mão Hiệp Chưởng (Mitre)”
Hiệp chưởng nghĩa đen là hai bàn tay úp lại vào nhau. Hình Mão dưới đây là Mão Hiệp Chưởng được đặt theo hướng nhìn trực diện.
- “Cũng toàn bằng hàng trắng, Bề cao ba tấc ba phân ba ly (0m333). Màu trắng là màu Đại Đồng. Bề cao 0m333, cũng có nghĩa là (3+3+3) hay 3x3 hay 32 (3 bình phương) là cấp bực tam ngôi biến-hóa, vận hành suốt thông trời đất. Đến số 9 là đến chỗ tột cùng vận động để hiệp về cơ qui nhứt. Phép toán học thử đến 9 rồi trở về 0 là vậy.
Cùng cực cái động tức trở về trạng-thái tịnh nguyên thủy. Số 9 gọi là số  gấp  3 tam nguyên, tức Thái cực  biến hóa ba ngôi, mỗi ba ngôi lại biến hóa nữa thành ra Cửu chuyển.

Số 3 là căn bản: đầu tiên Đức Chí-Tôn đến xưng AĂÂ. Ngài xưng là Tam, mà Tam là Càn khôn vũ  trụ  định  thể,  ba chấm nói rõ là số ; Con số thiêng liêng tạo-đoan vạn vật là vậy”.

Số 3 là cơ sở của Tam thể: PHẬT-PHÁP-TĂNG nên nó vừa có năng lực huy động mà cũng vừa có năng lực dung hòa. Mão Bề cao ba tấc ba phân ba ly (0m333). Ba con số 3 tức là (3x3=9) tượng 9 từng Trời, ấy là Cửu Thiên Khai hóa: GIÁO TÔNG Chưởng Quản Cửu Trùng Đài là đây.

- “May giáp mối lại cho có trước một ngạnh, sau một ngạnh hiệp lại có một đường xếp (ấy là Âm Dương tương hiệp) cột dây xếp hai lại, nơi bên tay trái có để hai dải thòng xuống, một mí dài một mí vắn (mí dài bề ngang 0m03, bề dài 0m30). Trên mão ngay trước trán có thêu chữ cung CÀN 

LUẬN: “Sợi dây xếp hai lại, còn bên trái có 2 dải thòng xuống một mí dài,  một mí vắn, mí dài 3 tấc”.Thầy còn dặn “Sợi dây viền ăn liền hai bên, đừng cắt rời ra”, kích thước qui định 3 tấc bề dài, 3 phân bề ngang. Đây là biểu hiện quyền hành từ Chí Tôn chia ra, không cho một người nắm quyền nhứt thống, nhưng Giáo Tông và Hộ Pháp tuy hai mà một. Ba tấc, ba phân tức 33, là con số biểu hiệu "Tam thập tam thiên". Cũng từ lý Thái-cực sanh Lưỡng-Nghi tức Tam Thiên-vị (ba ngôi Trời). Dưới ba ngôi ấy có Tam Thập Tam Thiên (ba mươi ba từng trời) cộng với ba ngôi trên là ba mươi sáu từng trời, nên gọi là Tam Thập Lục Thiên. Trong mỗi từng Thầy chia Chơn linh, có một vị Đại-La Thiên-Đế Chưởng-quản”.

Quyền Giáo Tông đứng đầu 36 Phối sư (hàng Thánh)
 “Còn bên trái có 2 dải thòng xuống một mí dài,  một mí vắn”: Là độ lệch nhau 3/2 chứng tỏ hai quẻ: Càn 3, Khôn 2; Người nắm quyền Chưởng quản, bên trái là Dương, quyền uy đối về mặt Đạo là Chưởng quản CTĐ.
Trở lại con số 3, nếu:
3x3=9 (chỉ Cửu Thiên khai Hóa) cũng là Thái Dương
3+3=6  là Thái Âm
3:3= 1  chỉ ngôi Thái cực
3-3= 0 chỉ vô cực (trở lại vô vi: qua bốn lần biến hóa)

Kết:  lời Thầy dạy may Mão Giáo Tông:
Ngày 7-3-Bính Dần (dl: 18-4-1926)
TRUNG –CƯ -TẮC, ba con lập tức lên Chiêu, biểu nó phải sắm sửa liền một bộ Thiên phục màu trắng, trên đầu chẳng phải bịt khăn mà đội Mão trắng có chữ CÀN thêu bằng chỉ vàng. Dặn nó mua thứ hàng thiệt tốt. Mão  cũng vậy, áo cũng vậy.

HIẾU, lại phải nhọc công nữa. Thầy giao phần may sắm cho con, con liệu cho kịp, rằm phải có nghe con! Hiếu, lấy chén nước lạnh, Thầy vẽ kiểu Mão cho con coi.

Bà Hiếu bạch Thầy:  Mytre (Mão)
- Mão nầy là Mão Giáo Tông. Trước ngực ngay trán phải để chữ cung CÀN chữ vàng, chữ Bát Quái, còn cái áo, con phải tái cầu Thầy trong lúc may đặng Thầy chỉ sắp mấy CUNG  kia trên áo.

Nghe và tuân theo nghe con.!
TRUNG, đêm nay đừng cầu Thầy nghe con.!

TÁI CẦU:
- Mừng sắp con.
Hiếu quì bạch Thầy chỉ dạy may áo Đức Giáo Tông bề cao bao nhiêu và mang giày thứ nào ?

- Thầy sẽ nhứt định mọi việc.
Thầy dạy: Mão bề cao 3 tấc 3 phân 3 ly thước Lang-sa (thước Tây), may giáp mối lại thì thế nào cho có trước một ngạnh, sau một ngạnh, hiệp lại có một đường xếp, ấy là Âm Dương tương hiệp. Hiếu  biết mà ! Sợi dây xếp hai lại, còn bên trái có 2 dải thòng xuống một mí dài,  một mí vắn, mí dài 3 tấc. Giáo Tông, thảo hài.

TÁI CẦU:
 (Có tạo đỡ một cái Mão bằng giấy dưng lên cho Thầy xem) Cười ! Đặng phải vậy, ba con bưng lên cho Thầy chỉ hai mí giáp mối, con coi theo cây viết mà làm theo. Sợi dây viền ăn liền hai bên, đừng cắt rời ra, nghe con ! Con giỏi lắm Hiếu ! Hai dải thòng xuống vai 3 tấc bề dài, 3 phân bề ngang, phải vậy rồi.

CƯ, để cho Hiếu nó làm (là để cho Hiếu may Mão Giáo Tông) Hiếu dâng Mão Giáo Tông may xong rồi cho Thầy xem.

- Trúng, mà ai đội con phòng lật đật !.
(Đức Chí Tôn biết là Ông Chiêu không lãnh chức Giáo Tông nên mới có câu nầy) (ĐS. I. 106)

PCT: -“Chơn đi giày vô ưu toàn bằng hàng trắng, trước mũi có chữ Tịch Ðạo Nam Nữ. Tỷ như Ðức Lý Giáo Tông đương thời thì nơi trước mũi giày của Ngài phải có chữ Tịch Ðạo là "Thanh Hương.
Vô ưu 無憂 là không buồn phiền. Người mang Giày vô ưu là diệt được lục dục thất tình. “Trước mũi có chữ Tịch Ðạo Nam Nữ”. Trong thời Giáo-Tông này là Tịch Đạo THANH HƯƠNG. (Xem Tr. 96)

II - TIỂU PHỤC GIÁO TÔNG: BÁT-QUÁI HƯ VÔ
Kinh Phật-Mẫu xác định Bát-Quái Hư Vô qua câu:
“Chuyển luân định phẩm cao thăng,
“Hư-Vô Bát-Quái trị Thần qui nguyên”

Hỏi vậy người tu-hành luyện Đạo để làm gì ?
- Phải chăng là mong đoạt lý Hư-Vô ? Bát-Quái Hư Vô chính là hình ảnh các quẻ sắp trên áo Tiểu phục Giáo Tông đó! Những quẻ mà Thầy dạy sắp trên áo TIỂU PHỤC, đây chính là khởi từ vạch QUẺ cũng như SỐ là từ BÁT QUÁI TIÊN THIÊN mà ra.  
Đây nhắc lại sự thành hình Bát Quái Tiên Thiên:
Bát Quái Tiên thiên là thời kỳ “Nhứt bổn tán vạn thù” tức nhiên Càn Khôn ở hai đầu, giữa là các con. Đặc biệt là hai quẻ đối nhau có tổng số là 9. Ví như:
Càn 1+ Khôn  8 = 9      Đoài 2 + Cấn 7 = 9
Ly 3  + Khảm 6 = 9      Chấn 4 + Tốn 5 = 9                                            

Nhưng khi biến thành Bát Quái Hư vô thì bấy giờ là lúc qui hiệp, là thời của “Vạn thù qui nhứt bổn”.

CÀN KHÔN là hai quẻ chánh trong Bát-Quái:
CÀN tượng cha, KHÔN tượng mẹ làm chuẩn. Hai quẻ này giao nhau, như cha mẹ phối-hợp  tạo ra 6 con:
- Lần thứ nhứt Càn giao với Khôn, Càn cướp đi của Khôn một hào Âm mà thành ra TỐN  đặt bên vai trái.
- Lần thứ hai Càn giao với Khôn cướp đi của Khôn một hào Âm mà thành ra quẻ LY đặt nơi trái tim.
- Lần thứ ba Càn giao với Khôn và cướp đi của Khôn một hào Âm, thành ra quẻ ĐOÀI nằm bên vai mặt.
Ba hào Âm: Tốn, Ly, Đoài   tất cả đều nằm ở phần trên của thân người (Âm: ở phần trên)

Bây giờ tiếp theo đây:
* KHÔN giao với CÀN lần thứ nhứt, Khôn cướp đi của Càn một hào Dương thành quẻ CHẤN   ở tay trái.
* Lần thứ hai KHÔN cướp đi của Càn một hào Dương thành ra quẻ KHẢM đặt ở hạ đơn điền (hay là rún)
* Lần thứ ba KHÔN giao với Càn cướp đi một hào  Dương của Càn thành ra CẤN đặt bên tay mặt.

Ba hào Dương: CHẤN, KHẢM, CẤN đều nằm ở phần dưới của thân người (Dương: ở  dưới)

Các Quẻ được sắp theo lời dạy trong Pháp Chánh Truyền, đặt trên Áo Tiểu-phục của Giáo-Tông, hình ảnh đó cho thấy từng đôi một đi liền với nhau: Càn Khôn, Khảm Ly, Đoài Cấn, Chấn Tốn.  Phương hướng vẫn là:
- Đông Tây làm trục đứng,
- Nam Bắc làm trục ngang,

Theo hướng của Bát-Quái Cao-Đài (Bát-Quái Đồ Thiên), làm tượng trưng, chứ khi đã gọi là Hư-Vô thì không có phương hướng, thậm chí cũng không có Quẻ làm hình ảnh nữa. Nhưng khi người mặc phẩm-phục vào thì quẻ CÀN  ở trên trán, lúc lạy đầu cúi xuống hiệp với Khôn là đất.         

Đứng về số thì vẫn lấy theo số của Bát Quái Tiên Thiên là: Càn 1, Đoài 2,  Ly 3,  Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8.   

1 - Bát-Quái Hư-Vô thành hình:
Từng đôi quẻ đơn đi liền với nhau tạo thành Quẻ  kép đều có tổng-số là 9.

Ví như:
Khôn  8 + Càn 1  =  9            Khảm 6 + Ly  3 = 9
Đoài   2 + Cấn 7  =  9            Chấn  4 + Tốn 5=  9.
Đây có tất cả 4 lần tổng-số 9 (4 x 9 = 36).

Chính là sự ứng hợp với Kinh khi đã chết rồi:
 “Ba mươi sáu cõi Thiên-Tào,
 “Nhập trong Bát-Quái mới vào Ngọc-Hư”

Nếu không thông hiểu Bát-Quái không thể vào Ngọc Hư-Cung, là không về đường Trời được.

Tại sao Kinh đã chết rồi có câu ấy ?
Người chết thực sự đắc Đạo mới về Ngọc Hư. Nhưng khi còn xác thân này đây mà không học hỏi, không biết "chết Đời sống Đạo" thì cũng như người thuỷ-thủ đi biển mà không có địa-bàn, vẫn phải lênh đênh trong sự vô định mà thôi. TU là để tìm về, là học hỏi trước con đường tấn-hoá của tâm-linh vậy.!

Sự kết hợp các quẻ của Bát-Quái Hư-Vô:
- Hai quẻ Càn- Khôn:

* KHÔN vi địa số 8, đặt lên CÀN vi thiên số 1 thành quẻ kép có tên: Địa thiên Thái  (Thái số 81 là hanh thông). Nếu đặt ngược lại là Thiên Địa Bĩ  (Bĩ số 18- là xấu, thời bế tàng).

- Hai quẻ Khảm - Ly:
*KHẢM  vi thuỷ số 6, đặt lên LY  vi Hỏa số 3,  quẻ kép số 63: Thủy hỏa Ký-Tế  (Ký tế là giao nhau)
Nếu đặt ngược lại là Hỏa-Thủy Vị-tế  (Vị-tế số 36- là chưa giao, vẫn xa lìa).
- Hai quẻ Đoài - Cấn:
* ĐOÀI  vi trạch số 2, đặt lên CẤN  vi sơn số 7, thành quẻ kép: Trạch sơn Hàm  (Hàm= số 27 là bao gồm). Nếu đặt ngược lại thành quẻ Sơn-Trạch Tổn  (Tổn số 72, là hao mòn, tổn thất)

Hai quẻ Chấn - Tốn:
* CHẤN vi Lôi số 4 đặt lên TỐN vi phong số 5, thành ra quẻ kép Lôi phong Hằng  (Hằng số 45-là thường, bền chặc). Nếu đặt ngược lại thành ra quẻ Phong Lôi Ích Ích số 54, là lợi cho riêng mình, chỉ sự chưa thành đạt.
2 - Tính chất của Bát-Quái Hư-Vô:
Đây là thời-kỳ qui hiệp: Nếu nhìn riêng về Quẻ thì quả là:
* CÀN là Cha, KHÔN là Mẹ đến lúc họp lại với nhau.         
* Đoài là thiếu-nữ, Cấn là thiếu-nam họp nhau.
* Khảm là trung nữ, Ly là trung nam họp nhau.
* Chấn là trưởng nam, Tốn là trưởng nữ họp nhau.

Xem như một gia-đình đoàn-tụ:  hạnh-phúc, vui-vầy.
Đó là tinh cách lấy Âm bao Dương, nên Bát-Quái Hư Vô thành hình là kết hợp bởi 4 quẻ kép là: Địa Thiên Thái, Thuỷ-Hoả Ký-Tế, Trạch Sơn Hàm, Lôi Phong Hằng. Ấy là tượng cho cảnh thăng. Bằng trái ngược lại là tượng cho cảnh Đoạ.

Tại sao như vậy ? Vì Đức Chí-Tôn có nói: Trên Tam Thập Lục Thiên còn có Quỉ mị lẫn lộn thay!
Con đường Qui hiệp đó là trách-nhiệm của GÍAO TÔNG, Ngài có bổn-phận “dìu-dắt con cái của Thầy trên Con đường đạo-đức của chính mình Thầy khai tạo    trên con đường Đời cơ Đạo  gầy nên”  là Ngài đã hoàn thành  hai BÁT-QÚAI. Hay nói khác đi:
- Ngài lo giáo-hóa nhơn-sanh trên con đường hành thiện.
- Vừa độ dẫn nhơn-sanh về với Hư vô: thành Tiên tác Phật.

Hai con đường đó qua hai Bát-Quái Cao Đài là con đường Thiên-Đạo:
1 - Là Bát-Quái Đồ-Thiên (xem trang 81) là hành Thể-pháp của Thiên-Đạo.
2 - Là Bát-Quái Hư-Vô (hình ảnh trên bộ Tiểu  phục của Giáo-Tông) là theo Bí-Pháp Thiên-Đạo.

Tại sao phải lấy Âm bao Dương ?
Cũng có thể nói rằng: Nếu đặt Càn Khôn làm chủ, mỗi hào có 3 vạch lần-lượt thay đổi và biến-hóa. CÀN KHÔN là quẻ chủ của Bát-Quái. Nếu:

Qui hiệp có nghĩa là từng cặp Âm Dương đi liền nhau và hợp số với nhau, như Càn Khôn là hai ngôi chủ tể của vũ-trụ, giống như hai Cha Mẹ đã gần nhau hay gọi là một sự đoàn tụ, tức như người tu được trở về với Thượng Đế. Gần là hiệp một gia-đình, cao xa hơn là lúc đắc nhứt qui cơ là thành Đạo, là hiệp nhứt với Đại ngã, là Trời.

Tuy nhiên không phải Tu là đạt liền, mà phải tu đúng cách. Trong cõi đời này không hiếm người tu mà sao không thành đạt hết. Như học trò học nhiều mà thi đỗ đạt ít. Vì nếu biết trau giồi đạo-đức, hàm dưỡng tánh tình thì dầu không thành Phật, cũng vào hàng Tiên; rớt Tiên còn được Thánh; rớt Thánh cũng vào Thần; rớt Thần cũng được Hiền, chứ đừng  để sa vào Quỉ vị.

Đức Chí Tôn nói (TNI/31: "Cửa Bạch Ngọc Kinh ít kẻ, chớ chốn A-Tỳ vốn nhiều người. Con liệu mà hành đạo, Thầy thương con chừng nào, ngày sau con càng ăn năn hối tiếc chừng nấy".

3 - TỔNG LUẬN
BÁT QUÁI HƯ VÔ (Bát Quái luyện Đạo)
Bát Quái Hư vô lấy theo số thứ tự của Bát Quái Tiên Thiên, tức là Càn 1, Đòai 2, Ly 3, chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8

Bát Quái tòan đồ dưới đây bao gồm hết 4 Bát Quái, nhưng khi vào đồ hình này thì tất cả thành quẻ kép, chỉ khác là gấp đôi quẻ đơn, mỗi quẻ có 6 hào, còn tính chất quẻ thì không khác. Nếu là quẻ Kiền đơn ký hiệu bằng 3 nét dương, Số 1; khi thành quẻ kép thì có 6 hào Thùân Càn  số 11; tương tự quẻ Thùân Khôn số 88.           

Bát Quái Hư Vô nằm trong “Bát Quái biến hóa tòan đồ” cho thấy rõ qua các con số “đóng khung” ứng với:
Số 11 trên đỉnh là quẻ Thùân KIỀN (cung Càn ở trên đầu (thêu chữ Càn trên mão Giáo Tông).
Số 88 dưới cùng là quẻ Thuần KHÔN (Cung Khôn đặt ngay giữa lưng áo Tiểu phục Giáo Tông)

Ở ngòai trông vào: từ trái nhìn qua ở hàng trên, các số trong khung:
Số 22 là quẻ Thùân ĐÒAI  (Ðoài  bên vai mặt)
Số 33 ở giữa là quẻ Thùân LY  (Ly ngay trái tim)
Số 55 là quẻ Thùân TỐN (Tốn bên vai trái)
- Hàng trên, vì vòng tròn, nên nhìn ngược lại.
- Hàng dưới: từ trái nhìn qua, ở các con số trong khung:
Số 44 là quẻ Thùân CHẤN (Chấn  bên tay trái)
Số 66 ứng với quẻ Thùân KHẢM (Khảm ngay hạ Ðơn
Ðiền (Rún)
Số 77 ứng với quẻ Thùân CẤN (Cấn  bên tay mặt).

Những chữ “Trái” “Phải” ở trên là lời dạy trong Pháp Chánh Truyền; về việc sắp các Cung trên áo Giáo Tông (là đứng về mặt phẳng, hình ảnh của người mặc áo).

Vị trí “Bát Quái biến hóa tòan đồ” là nhìn các quẻ qua đồ tròn, tất cả đều qui tâm. Những chữ “Trái” “Phải” là trên mình của người mặc áo, tức nhiên phải nhìn nghịch lại vì là hướng của người ngòai nhìn vào Bát Quái Hư vô nằm trọn trong BÁT QUÁI TÒAN ĐỒ như dưới đây:

Bát Quái Tòan Đồ này là tất cả 64 quẻ kép đã hiện rõ trên đồ hình, thì có 32 cặp có các quẻ nằm trên trục xuyên tâm đối, khi cộng từng đôi một có tổng số là 99. Trong Tâm của vòng tròn là Thái cực số 1 vi chủ, là Thượng Đế. Cộng (1+99=100), thành số là 100 ức nguyên nhân của Đại Đạo.

Đức Hộ-Pháp xác nhận: "Đã qua hai thời kỳ mở Đạo cũng vì số nguyên nhân ấy mà Đức Chí-Tôn đã cho xuống thế 100 ức nguyên nhân để độ dẫn nhơn-sanh, mà còn làm tội lỗi hơn chúng sanh nữa, nhưng trong hai lần ấy chỉ độ về được có 8 ức nguyên nhân (Nhứt kỳ độ 6 ức + Nhị kỳ độ 2 ức) còn lại 92 ức nguyên-nhân đang còn chơi vơi trên biển trần, lần này Chí-Tôn lo cứu vớt".

C - Thầy ban cho THI là xác nhận quyền-hành của Đức Quyền GIÁO-TÔNG
Buổi tiền khai Đại-Đạo: ngày 5 tháng 12 Ất Sửu (dl: 28-1-1926) Đức Lê Văn-Trung được Đấng Thượng Đế tá danh AĂÂ ban cho nhiều bài Thi trong lúc còn Xây bàn do ba Ông: Cư, Tắc, Sang tiếp điển (Sau là Thượng Phẩm,

Hộ Pháp, Thượng-Sanh -  Hiệp Thiên Đài)
Riêng Đức Lê Văn Trung lần lượt được Thiên phong vào phẩm Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt cùng với hai vị Đầu-Sư nữa là Thái Minh Tinh và Ngọc Lịch Nguyệt. Sau đó Ngài được nhận phẩm QUYỀN GIÁO TÔNG, tức là đứng đầu Cơ quan Cửu Trùng Đài, là một trong hai Cơ-quan hữu hình để giáo-hoá nhơn sanh.

Buổi đầu: Đức Chí Tôn tá danh AĂÂ cho biết rằng Ngài đã sai Lý Bạch dìu dắt ông TRUNG nơi đàn Chợ Gạo đã lâu rồi. Đức Ngài  dạy rằng:
 “TRUNG, nhứt tâm nghe con. Sống cũng nơi Thầy, thác cũng nơi Thầy, thành cũng nơi Thầy mà đọa cũng nơi Thầy. Con lấy sự sáng sủa của con mà suy lấy”.

Thầy cho THI:
Một Trời, một Đất, một nhà riêng.
Dạy-dỗ nhơn-sanh đặng dạ hiền,
Cầm mối Thiên-Thơ lo cứu chúng.
Đạo người vẹn-vẻ mới thành Tiên.

LUẬN: Sự sáng sủa” đây là Chí Tôn ban huyền diệu cho ông Trung được sáng mắt. Bấy giờ, khi Ngài LÊ VĂN TRUNG nắm Quyền GIÁO TÔNG mới nhận ra bài thơ trên là lời tiên tri, xác định quyền hành to lớn ấy. Bởi:

Trong cửa Đạo ngày nay thì ngôi-vị:
- “Giáo-Tông Đạo Cao-Đài do Đức Lý cầm quyền gìn-giữ Thánh-chất dung-hòa nửa Thánh nửa phàm.
- “Còn tạo ngôi-vị tại thế là Thượng-Trung Nhựt đó. Ấy vậy, Thượng-Trung-Nhựt tạo ngôi-vị Giáo-Tông cho Đạo Cao-Đài như ông Thánh Pière tạo ngôi THÁNH HÒANG  cho Phapha tại ROME  vậy”.

1 - Đạo có GIÁO và TÔNG:
- GIÁO là những phương-tiện mượn để biểu thị một cách gián-tiếp. TÔNG là chơn-lý nội tại.
- GIÁO là hình tượng kinh sách, chữ nghĩa, lời nói.

TÔNG là tâm, là hình.
Hiện nay thì:
- Giáo Tông hữu hình là Quyền Giáo Tông Lê văn Trung
- Giáo Tông vô vi là Đức Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông Đại-Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Hữu hình là Âm, vô vi là Dương. Âm Dương không xa lìa nhau, là đủ cả xác hồn thật là hòan hảo.
Vô vi là Trời trị hồn. Hữu hình là Người trị xác
Giáo-Tông có ngai và Long vị để thờ vào hàng NHƠN ĐẠO (trong Ngũ Chi)

Xét kỹ ra mới thấy quyền-hành GIÁO-TÔNG quá ư quan-trọng. Nhất là khi Thầy dạy làm bảy cái Ngai cho Chức-sắc Cửu-Trùng-Đài, việc thực hiện Thầy giao cho ông Kiệt, ngày 12 tháng 8 năm Bính-Dần, như sau:
 “Kiệt, con phải giúp Thơ trong việc lập Thánh Thất, Thầy giao cho con phải săn-sóc mướn thợ làm bảy cái Ngai: 
- Một cái trọng hơn cho Giáo-Tông.
- Ba cái cho ba vị Chưởng-Pháp.
- Ba cái cho ba vị Đầu-Sư.

* Nhất là cái Ngai của Giáo-Tông phải làm cho kỹ lưỡng, chạm trổ TỨ LINH, nhưng chỗ hai tay dựa phải chạm hai con RỒNG.
* Còn của Chưởng Pháp chạm hai con PHỤNG.
* Của Đầu-Sư chạm hai con LÂN, nghe à!” (TNI/44)

Vậy là mỗi mỗi vẫn có đủ đôi, là âm dương hòa hiệp;
khi Hộ-Pháp hỏi Thầy về sự sắp đặt bảy cái ngai.Thầy dạy: “Tòa-Thánh day mặt ngay hướng TÂY là chánh cung ĐOÀI ấy là Cung Đạo. Bên mặt Thầy là cung KHÔN bên trái Thầy là cung CÀN .Đáng lẽ phải để 7 cái ngai của phái Nam bên trái Thầy là cung Càn mới phải, song chúng nó vì thể Nhơn-Đạo cho đủ NGŨ CHI nên Thầy buộc phải để Cung Đạo là cung Đ0ÀI cho đủ số”.

Đây là vị trí của ba cung mà Thầy đã dạy, hợp với  phương hướng của Đền Thánh hiện nay:
- ĐOÀI chánh Tây
- CÀN Tây Nam
- KHÔN Tây Bắc

Hình bên là Bát Quái Đồ Thiên cắt ra, chỉ lấy ba cung. Khi hiểu Bát Quái Thầy dạy như vậy rồi, các Cung còn lại cứ sắp theo thứ tự của nó vào là đúng.
2 -  Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan Quản-trị
Càn Khôn Thế-Giới

Pháp Chánh truyền qui định về quyền hành GIÁO TÔNG  nếu vẽ bằng hình sẽ thấy rõ:
Thầy mở Đạo kỳ này chọn: nhứt Phật, Tam Tiên đó là hàng Tiên vị, gồm: 1 Giáo Tông, 3 Chưởng Pháp, 3 Đầu Sư. Thế nên dưới quyền Giáo-Tông có hai con số 3, tượng:

Tam Âm tam Dương.
- Như đã biết đó là hai quẻ Càn Khôn .Nếu xếp các đường thẳng của Quẻ CÀN - KHÔN đâu cạnh vào nhau sẽ thành hai tam giác đều có ba cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau, bằng 60o, xong đặt nghịch chiều nhau, như
- 3 ngôi Chưởng-Pháp (là người của Hiệp Thiên Đài, tượng cơ Dương)  đỉnh tam giác quay lên.
- 3 ngôi Đầu-Sư  (Chức-sắc Cửu-Trùng-Đài, tượng cơ Âm)  đỉnh tam giác quay xuống dưới.

Hai tam giác đặt chồng lên và nghịch chiều nhau là  biểu hiện bằng 3 ngôi Chưởng-Pháp và 3 ngôi Đầu-Sư:  Ấy là trong Âm có Dương và trong Dương có Âm; Âm Dương tương hiệp, tương đắc, tương điều hòa. Từ đó mới biến sanh ra hằng hà sa số.                                                                                        

Mỗi phẩm có ba phái, trừ ngôi Giáo-Tông chỉ có một và đặc biệt Ngài mặc sắc phục trắng.
 (Phân biệt: khi Ngài Lê văn Trung mặc phẩm-phục xanh là còn ở ngôi Thượng Đầu-Sư Thượng Trung Nhựt, là phẩm được thọ phong trước. Sau đó Ngài mới được ân phong phẩm Quyền Giáo-Tông Lê Văn Trung, là Giáo Tông chưa vào chánh vị. Giáo-Tông mặc phẩm phục màu trắng, là chủ Cửu Trùng Đài, đặt giữa đồ hình).

* Hình vẽ làm biểu-tượng:
- Chữ A, tượng ngôi Thượng Chưởng-Pháp.
- Chữ B, tượng   ngôi Thái Chưởng-Pháp.
- Chữ C, tượng ngôi Ngọc Chưởng-Pháp                                                  

Như vậy, ngôi Chưởng-Pháp thuộc về Đạo, nên đỉnh Tam giác quay lên trên (tượng tam Dương)

Ba ngôi Đầu-sư là Đời trong Đạo nên đỉnh tam giác quay xuống phía dưới (tượng Tam Âm). Do đó:
- A’ là tượng cho ngôi Thượng Đầu-Sư.
- B’ là tượng cho ngôi Thái Đầu-Sư.
- C’ là tượng cho ngôi Ngọc Đầu-Sư.

Ba phái: Thái, Thượng, Ngọc tức là đại diện cho Tam-giáo Phật- Tiên- Thánh. Tuy nhiên:
- Chưởng-Pháp thế quyền cho Hộ-Pháp nơi Cửu Trùng-Đài thuộc về Đạo.
- Đầu-Sư đặng quyền thay mặt cho Giáo-Tông và Hộ-Pháp trước mặt nhơn-sanh thuộc về Đời trong Đạo. 

Hai hình tam-giác này là tam-giác đều nội tiếp trong vòng tròn, gát chồng lên nhau, tượng trưng lý Âm Dương, Đạo Đời tương-đắc. Điểm quan trọng là đây, luôn hiển hiện trong pháp Đạo Cao Đài thật hòan tòan khoa học !

* Tại sao lại đặt chữ Thượng trên đỉnh
của tam giác?

Bởi Đạo lúc nào cũng lấy chữ trung, chánh làm điểm yếu-trọng, mà ba phái theo thứ tự thì:
- Thái chỉ về Phật, bên trái  (hay là trước hết)
- Thượng chỉ về Tiên ở giữa;
- Ngọc chỉ về Thánh, bên phải; sau. (Nhìn đối diện)

Mỗi tam-giác được thành hình là do 1 sanh ba, 3 sanh vạn vật thuộc về cơ-quan Chưởng-Quản; do đó mà ngôi GIÁO TÔNG ở vào tâm  của  vòng  tròn, mà  vòng  tròn  chỉ  Càn

Khôn vũ trụ, cho  nên Cửu Trùng  Đài là    quan quản trị Càn-Khôn vũ-trụ  thuộc về TRỜI là vậy.
Mỗi phẩm có 3 ngôi  mà “Pháp-luật Tam  giáo  tuy phân biệt nhau, song trước mặt Thầy vẫn coi như một.” Vốn cũng đồng quyền, đồng đẳng nhau, nên là thế !.

Ngôi Giáo-Tông ở vào vị-trí tâm của vòng tròn, do Thầy qui-định trong Pháp Chánh Truyền:
“Giáo-Tông là Anh Cả các con. Có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu-dắt các con trong đường Đạo và đường Đời. Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn.

Nếu Tâm 0 tượng cho Thượng Đế thì vòng tròn là Càn Khôn vũ trụ, nhưng Thầy dạy “Giáo-Tông là Anh Cả các con”. Vòng tròn này tượng-trưng cho cơ-quan Cửu Trùng Đài thì Tâm 0 là ngôi-vị Giáo-Tông (giữa vòng tròn). Vậy Giáo Tông là chủ của Càn Khôn vũ trụ là vậy.

*Tam Âm Tam Dương tượng TRỜI:
GIÁO-TÔNG làm chủ con số 3, là tam Tiên trong hàng TIÊN VỊ, gồm cả 3 phẩm Chưởng Pháp và 3 phẩm Đầu Sư. Như trên, hình tam-giác biểu tượng cơ Dương mà chính nó cũng tự có Âm Dương của nó  nữa, vì thế mới có Tam Âm, Tam Dương. Do vậy mà thể Dương tượng Trời tạo nên hình sao sáu cánh trên ứng với “Một Trời” trong câu thơ mà Đức Chí-Tôn cho Ngài buổi ban đầu: Một trời, một đất, một nhà riêng.”  (xem bài thơ trên, trang 71)

Nhưng  luật    trụ  khi  nói  đến Dương tất có Âm, hay nói khác đi: ngoài ra còn có Tứ Âm Tứ Dương nữa.

* Tứ Âm tứ Dương tượng ĐẤT:
Âm Dương không xa lìa nhau, thế nên hình vuông là biểu tượng cơ Âm, cũng có tứ Âm, tứ Dương của nó. Hai hình này nội tiếp  trong vòng tròn tạo thành một hình có tám cạnh, Dịch gọi là BÁT  QUÁI.  Ngôi  Giáo  Tông  ngự  trị giữa  hình vuông là ý chỉ “Một Đất” trong câu thơ “Một trời, một đất, một nhà riêng” (xem  thơ trang 71)

* Tại sao lại có số 4 này ?
Pháp Chánh Truyền định phần Tiên vị nơi Cửu Trùng Đài là ngoài một ngôi Giáo Tông ra, còn lại  mỗi phẩm  có ba vị: 3 Chưởng Pháp, 3 Đầu-Sư.
Thực tế mỗi phẩm lại có 4 vị (là 4 Chưởng Pháp, 4 Đầu Sư) nên số 4 thuộc Âm phải có mặt.

Hiện  có 4 Chưởng Pháp:
1 - Thái Chưởng Pháp Nguyễn văn Tường (1864-1939) là Hòa-Thượng Như Nhãn (hay Huề Thượng Giác Hải) Quảng Pháp Thuyền Sư Thích Ðạo Chuyển Luật Linh Diệu Ðạo Sĩ. "Chưởng Pháp phái Thái". Về sau bỏ Đạo.

2 - Thượng Chưởng Pháp Nguyễn-văn Tương (1897-1927)  (Minh Sư) Thuyết Pháp Ðạo Sư Chưởng Quản Oai Linh Ðạo Sĩ, "Chưởng Pháp phái Thượng" Thiên phong ngày 24-07-Bính Dần.

* Ngọc Chưởng-Pháp có hai vị:
3 - Trần-văn-Thụ (1857-1927)
4 - Trần-Đạo-Quang  (1870-1946) về sau bỏ đạo.
- Ngài Trần văn Thụ (Minh Sư: Vĩnh Nguyên tự) Nho Tông Chưởng Giáo Tuyến Ðạo Thuyền Sư Ðại Ðức Ðại Hòa Ðạo Sĩ "Chưởng Pháp phái Ngọc" Ngày 10-9-Bính Dần.
- Ngài Trần Ðạo Quang, thế danh là Trần Thanh Nhàn, sanh năm Canh Ngọ (1870), tu theo Minh Sư đến chức Thái Lão Sư, trụ trì ở Linh Quang Tự, Gò Vấp. Ngài được Ðức Chí Tôn giáng cơ độ Ngài theo Ðạo Cao Ðài. Khi Ngài Thượng Chưởng Pháp Nguyễn Văn Tương qui Thiên,

Ngài được phong làm Quyền Thượng Chưởng Pháp.
Giữa năm 1927, khi Ngài Ngọc Chưởng Pháp Trần Văn Thụ qui Thiên, Ngài Trần Ðạo Quang được ân phong là Ngọc Chưởng Pháp chánh vị. Nhưng về sau Ngài tách rời khỏi Tòa Thánh Tây Ninh và lập Chi Phái riêng.

NHỰT- NGUYỆT-TINH: TAM BỬU CỦA TRỜI

Trong thời khởi khai Đại Đạo thì Chức-sắc Cửu Trùng-Đài Nam-phái được một đặc-ân là ba vị Đầu Sư có Thánh-danh mang chữ: NHỰT- NGUYỆT- TINH tượng trưng Tam bửu của Trời.

Nhưng thực tế lại có 4 Đầu Sư. Thế nên:
- Thái Đầu-Sư có hai vị:
1 - Thái Đầu-Sư Thái-Minh TINH (Thiện-Minh) Thiên phong ngày 13-10-Bính Dần. Về sau bị Đức Lý cách chức (mất năm 1927)  
2 - Thái Đầu Sư Thái-Nương-TINH. Thế danh Dương Văn Nương (1870-1929) Tri Huyện hàm tại Sa-Đéc, sanh năm Canh Ngọ (1870) tại Sa-đéc và mất tại đây ngày 25-10-Kỷ Tỵ (dl: 25-11-1929) hưởng thọ 60 tuổi. 
- Thượng Đầu-Sư Thượng-Trung-NHỰT. Thiên phong ngày Rằm tháng 3 Bính-Dần. Thế danh Lê-văn-Trung (1876-1934).  Sau là Quyền Giáo Tông Đại Đạo TKPĐ.
- Ngọc Đầu-sư Ngọc-Lịch-Nguyệt. Thiên phong ngày Rằm tháng 3 Bính-Dần. Thế danh Lê-văn-Lịch (1890- 1947).
Nay Đức Chí-Tôn đặt Tam bửu của Trời vào cơ quan Cửu Trùng-Đài Nam phái là điều hạnh phúc cho Đạo.

Ngày ông Thiện-Minh được ân-phong, Thầy dạy: “Thiện-Minh, con há ! Mừng con,
“Con ôi! Khi Thầy giáng sanh lập Đạo Thánh, Thầy đổ máu mà rửa tội cho chúng-sanh, đến đỗi phải lấy thân làm của tế mà cầu-khẩn cho  chúng sanh. Hai ngàn năm chưa qua, giọt máu Thầy đã trôi hết!

“Nay con vì ma khảo phải đổ máu mà  rửa  tội  cho toàn phái Thái, thì sự vinh-diệu con trước mắt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, đã đặng so-sánh cùng Thầy rồi …Cười!
“Con phải lấy hiệu Thiên-ân là Thái-Minh-Tinh làm Đầu-Sư”

Nhưng Đạo là lý, mà lý vũ-trụ vốn vô cùng. Nếu kể Tam Thiên Thế-Giới và Thất Thập Nhị Điạ là Tinh-tú thì có đến 3.072 vì sao. Do vậy phái Thái (mang chữ Tinh= sao)  phải có đến hai vị như vừa nêu trên làm đại diện.

Ngày 12-12 Bính-Dần (dl: 15-01-1927)
Thầy giáng dạy rằng:
 “NƯƠNG, Thầy dặn con, con chẳng hề nghe đến, Thầy muốn bỏ, song vì cựu vị nên chẳng đành. Từ đây phải lo Đạo nghe ! Thầy phong cho con chức Thái-Đầu Sư, phải hành-Đạo và hiệp sức phổ-độ phái Thái, Thái Minh Tinh bị Lý Thái Bạch cách chức”.

Đức Lý dạy: “NƯƠNG phải sắm Thiên-phục như Thơ Thanh vậy nghe!”  (ngày: 13-12-Bính Dần)
Như vậy: Tam-bửu của Trời mà các vị ĐẦU SƯ có Thánh danh được biểu tượng  qua các hình ảnh của:
“Một Trời, một Đất, một Nhà riêng”
Trên đã chứng minh bằng hình (ở trang 76) rằng:
- Tam Âm tam Dương (Tam giác) tượng TRỜI
- Tứ Âm tứ Dương  (hình vuông)  tượng ĐẤT.
Bấy giờ ghép cả hai phần trên lại thành một hình tòan diện biểu tượng “Một nhà riêng” như câu thơ của Đức Chí-Tôn đã ban cho Ngài (xem lại bài thơ trang 71)

Các hình trên cùng nội tiếp trong vòng tròn: là BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN do Đức Quyền Giáo Tông Chưởng Quản, ứng hợp với quyền hành được qui định trong:

Pháp Chánh Truyền:“Giáo-Tông thay mặt cho Thầy mà dìu-dắt các con trong đường Đạo và đường Đời. Có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn.”

Chữ “Đường Đời” giờ đây đã ứng với Bát Quái Đồ Thiên, chính là quyền hành của Giáo-Tông phải đảm trách  “Một nhà riêng” đó! Hay nói khác đi đó là phần hành của Giáo Tông là phải thực thi THỂ PHÁP THIÊN ĐẠO, tức là Bát quái Đồ Thiên hay Bát Quái Cao Đài vậy.

3 - Bát-Quái Đồ Thiên thành hình

“Nhà riêng” đây là BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN đã thành hình!
Khi hai hình tam-giác và hai hình vuông phối hợp vào nhau trong đồ tròn sẽ thành một hình duy nhứt, mà ngày nay chính Đức Chí Tôn sử dụng trong Đạo Cao-Đài, mà chỉ riêng Đạo Cao Đài mới dùng Bát-Quái này nên cũng còn gọi là Bát Quái Cao Đài (trước đã có Tiên Thiên và Hậu Thiên rồi, nay Bát Quái này đứng vào Trung Thiên. Ông Trần Cao Vân gọi là Trung Thiên Dịch- Trung Thiên Đạo; chính Đạo Cao Đài gọi là Bát Quái Đồ Thiên đó !.

GIÁO TÔNG là Người làm Chủ Bát-Quái Đồ Thiên.
Khi đã có một Bát-Quái toàn diện, chúng ta có quyền đặt tên các quẻ còn lại vào các góc cạnh tương ứng, sẽ được đồ hình dưới đây là do lời dạy của Thầy khi Thánh-ý của Chí-Tôn dạy sắp 7 cái ngai:
Bát-Quái dưới đây, tức nhiên có các Cung được xác định qua trục đứng là Đông Tây, trục nằm là Nam Bắc, ấy là đúng như phương hướng của Đền Thánh Toà-Thánh Tây Ninh hiện có 3 Quẻ được xác định là:                                                                                                                                                  
ĐÒAI chánh Tây (cung Đạo, ở chính giữa, là mặt tiền   của Đền-Thánh).
CÀN Tây Nam  (trong Đền nhìn ra, tay trái của Thầy)
KHÔN Tây Bắc (trong  nhìn ra, bên phải của Thầy)

Ba Cung đã được định hướng rồi thì những Cung còn lại của Bát-Quái Đồ Thiên cứ theo thứ-tự của Bát-Quái Hậu-Thiên mà xếp các quẻ còn lại vào vị-trí.
* Thứ-tự & Số lấy theo Bát-Quái Hậu-Thiên:
- Thứ tự của Bát Quái Hậu Thiên là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn,  Ly,  Khôn,  Đoài;  vận  hành  theo  chiều thuận với kim đồng-hồ.

Chỉ riêng Bát-Quái Đồ Thiên đi nghịch với chiều kim đồng-hồ, là nghịch chuyển, dấu hiệu  Đạo về nguồn.

Về Số: lấy theo số của Bát-Quái Hậu-Thiên: Nhứt Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly. theo Thánh-ý của Thầy, có 4 phương chánh:
     ĐÒAI       Chánh Tây
     CHẤN       Chánh  Đông
     LY            Chánh Bắc
     KHẢM    Chánh Nam

Phương hướng của Bát-Quái Đồ Thiên đặt nghịch chuyển với Bát-Quái Hậu-Thiên và lật ngược lại, nên bấy giờ khác hẳn với Bát-Quái Hậu-Thiên là Ly ở Bắc, Khảm ở Nam.

* Tại sao Bát-Quái Cao-Đài phải đặt nghịch chuyển với Bát-Quái Hậu thiên ?
- Thứ nhứt là đường Đạo phải đi nghịch lại như vậy mới gọi là trở về nguồn, Thầy cũng dạy “Tu-hành vẫn trái với thế tục, mà trái với thế tục mới đặng gần ánh thiêng liêng”.
- Thứ hai là chính Thầy đã “chiết Khảm điền Ly phản vị Càn” chúng ta sẽ bàn đến: vì trước đây Bát-Quái Hậu-Thiên là ở thời "Người tìm Đạo" nên Ly ở Nam, Khảm ở Bắc. Ngày nay người Tu là "Đạo tìm Người" nên nghịch chuyển. Cao Đài là Qui nguyên Phục nhứt, Thầy muốn nền Đạo này là của Thế-giới Đại Đồng, lại nhằm cơ Đại Ân-Xá của Chí-Tôn nên việc tu hành có phần rộng rãi hơn mới độ tận 92 ức nguyên nhân trở về cựu vị và nền Đạo có khả năng phổ truyền khắp năm Châu Thế giới.    

Thầy đến chuyển đổi lại Khảm ở Nam, Ly   ở Bắc. Do đó mà vị-trí của các Cung Bát-Quái Đồ-Thiên nằm vào các hướng sau đây:

CÀN là hướng khởi ở Tây Nam
(thay vì Càn tam liên Tây Bắc Túât Hợi của Hậu-Thiên)

Như vậy, Bát-Quái mà Giáo-Tông làm chủ đây là Bát-Quái Đồ-Thiên, chỉ riêng Đạo Cao-Đài  mới có; đó là  tổng  hợp của hai lý Âm Dương hỗn-hợp trong cơ sanh biến Vạn linh. Vậy kỳ khai Đại-Đạo này Ngài đã đặt Ly lên Khảm và đặt Khảm lên Ly để tất cả thành CÀN   là vậy.

Trong nguơn hội mới của Đạo Cao-Đài người tu đúng nghĩa là phụng sự cho Vạn linh tức Phụng sự Chí linh. Phụng sự Chí-linh là phụng sự Trời đó vậy.

Một người đứng đầu của nhơn sanh để giáo hóa nhơn-sanh là GIÁO-TÔNG, nên“Giáo-Tông có quyền thay thế cho Thầy mà dìu-dắt con cái của Thầy trong đường Đạo và đường Đời.”
Đường Đời đã chứng mình bằng Bát Quái Đồ Thiên.
Đây là phương hướng của BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN:
Kết luận.
Trách-nhiệm Thiêng-liêng của Ngài Lê Văn Trung là được sự lựa chọn, đặt để trước, giờ đến đây để làm sứ mạng, vì vậy bài thơ đầu tiên Chí-Tôn ban cho, xem như là một bản-đồ được để trước mắt Ngài để nhắc nhớ, đồng thời nhơn-loại nhìn vào đó để do theo cử chỉ, lời dạy của Ngài mà làm “bài học tắt” trong việc tu hành.

Ngài chính là một trong những lương sanh được chọn để cứu vớt quần-sanh: Thế nên bài thơ trên đủ yếu lý:              
- Câu 1 “Một trời, một đất, một nhà riêng” đó là đầy-đủ ý-tứ trong các đồ hình về Bát-Quái Cao-Đài rồi. 
- Câu 2 “Dạy-dỗ nhơn-sanh đặng dạ hiền” đó là trách nhiệm giáo-hóa nhơn-sanh trong con đường hành thiện của kỳ ba chuyển thế và cứu  thế  của Cao-Đài mà Giáo Tông là ANH CẢ của nhơn-sanh.

- Câu 3 “Cầm mối Thiên-Thơ lo cứu chúng”. Thiên-Thơ  là quyển sách trời. Hiện nay trong cửa Đạo này chính là hai quyển “Thánh-Ngôn Hiệp Tuyển”, trong đó xuất phát những yếu-lý của Đạo là TÂN-LUẬT và PHÁP CHÁNH TRUYỀN làm thước khuôn cho người tu-hành để thành Tiên tác Phật. Vì tính cách quan-trọng đó nếu ai sửa đổi chơn truyền phải đắc tội là vậy !.

Quyển sách nơi tay Ngài là hình ảnh của Ngài đặt trên bức Tượng ở mặt tiền Đền-Thánh (nơi lầu chuông tức Bạch-Ngọc Chung-Đài) là cuốn Thiên-Thơ đó vậy. Vai trò của Ngài là chuyển thế, cứu thế  và bảo tồn Vạn linh…

- Câu 4 “Đạo người vẹn-vẻ mới thành Tiên”.
Bổn-phận của Giáo-Tông là giáo-hóa nhơn-sanh do theo Thánh-ý của Thầy, mục đích dẫn dắt nhơn sanh trở về Thầy tức thành Tiên tác  Phật, làm theo Đạo Trời mà thôi.
a/- Sự mầu nhiệm của Bát Quái Đồ Thiên:
Qua đồ hình trên CHẤN Sổ 3 ở về phương Đông. Dịch nói “Đế xúât hồ Chấn” nghĩa là vua ra ở cung Chấn, mà “Vua Đạo” hiện giờ là hình ảnh của Giáo Tông đó. Quyền Giáo Tông là con Cả của Đức Chí-Tôn về hữu hình. Phần vô vi là Đức Lý Giáo Tông. (rồi đến Di Lạc)

Cũng như con gái Út tượng cung Đòai (số 7) (Thiếu nữ) qua hình ảnh Đức Phật Quan Âm, nhưng Phật Quan Âm thời này không đến được, mới ủy thác cho Đầu Sư Lâm Hương Thanh thể thiên hành Đạo trong buổi này.

Thế nên, hiện giờ về vô vi:
- Thái Bạch Kim Tinh: Nhứt Trấn Oai nghiêm
- Quan Âm Như Lai: Nhị Trấn Oai Nghiêm.

Hữu hình: hai vị qua bức tượng trước Hiệp Thiên:
- Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung (lầu Bạch Ngọc).
- Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh (lầu Lôi Âm Cổ)

Khi Đức Hộ-Pháp Trấn Thần Tượng Đức Quyền Giáo Tông và Bà Đầu Sư Lâm Hương Thanh, có dạy rằng: “Nhị vị ngự thường xuyên trước Đền Thánh để tiếp rước nhơn sanh tiến bước vào đường Chánh giáo, năng lo dìu dắt con cái Chí-Tôn mỗi khi vào Cầu nguyện và chiêm bái Đức Chí-Tôn”.

4 - Tại sao lại có một số Chức sắc bỏ Đạo ?
THẦY dạy tại Cầu Kho ngày 19 Février 1927:
 “Thầy vì lẽ công mà phong Chức sắc cho mỗi đứa là cũng do Tòa Tam Giáo xin, chớ xem lại trong hàng Môn đệ đã thọ tước cũng chưa đặng thấy mấy đứa cho xứng đáng. Vậy các con đứa nào đã được thưởng phong cũng chẳng nên vội mừng mà quên phận sự; còn mấy đứa chưa đặng phong thưởng cũng không nên vội buồn mà  thất đạo  tâm. Các con hiểu à ?

Thầy ước sao các con biết tự lập thì Thầy mới vui lòng; chớ các con Nhập môn cho đông, lãnh Thiên phong cho nhiều mà không đủ tư cách, thì các con phải tự hỏi mình coi có bổ ích vào đâu chăng – Hiểu à !”

5 - Lý thất  phản cửu hoàn và giá trị các số:

Xem thế, Pháp Chánh Truyền qui con số 3 là con số Thiên định, nhưng khi hành sự thì đây là sự biến dịch bởi con người, dù biến đổi thế nào cũng trong vòng luật định của Thượng Đế mà thôi. Vì vậy hình vuông ứng với cơ Âm. Điều này cũng cho ta thấy rằng:

- Trong hình ngôi sao, thực-tế là sáu cánh, nhưng có tâm ở giữa, cộng chung là 7 điểm.
-  Đồ hình có hai hình vuông họp lại tuy có 8 mà có 1 tâm, thành ra 9 điểm. Đây cũng trở lại số 7, số 9 tức là nằm trong lý “thất phản cửu hoàn”.

Vậy (7+9=16)  trở về hai con số Bát Quái, ấy là chỉ:
- Bát Quái Đồ Thiên (Thể pháp Thiên Đạo)
- Bát Quái Hư vô (Bí pháp Thiên Đạo).
Hai Bát Quái này chỉ riêng Đạo Cao-Đài mới có.

Hai số: 7- 9 giống như hình ảnh mỗi người đều có trên mặt:
Người là một sản-phẩm hoàn hảo nhất của Thượng Đế: có trên mặt 7 khiếu Dương và ở dưới hai khiếu Âm cộng chung 9 khiếu. Thánh nhân do theo nét chẵn, lẻ; Âm, Dương đó để diễn-tả sự chuyển biến trong vũ-trụ này: nét đứt  biểu thị hào Âm, nét liền làm hào Dương 

Nhờ bảy khiếu Dương (khiếu là lỗ) ở trên mặt là dương-điển, nên tất cả con người dù ở xứ nóng hay xứ lạnh đều chịu được thời tiết mỗi nơi khác nhau, nếu khí Âm lên đến đầu hay mặt, là bịnh.

Phải chăng cũng vì lẽ ấy mà Đức Chí-Tôn trúât hai phẩm Giáo Tông và Chưởng Pháp của Nữ phái ?

Con số bảy có liên-hệ đến thất tình và thất khiếu sanh quang của người. Do các số này đã làm nên phương trình Đạo-học, đang áp-dụng trong thế giới lòai người:

Xưa Phật chỉ độ phần Dương: tức là độ hồn mà không độ xác, độ tử không độ sanh, độ Nam mà không độ Nữ; nên Phật-giáo chỉ làm tuần thất (7x7=49 ngày) nghĩa là trong nghi thức cúng thì tính đến 7 ngày mà thôi.

Nay, chính Đức Chí-Tôn mở  Đại  Đạo, là    quan tận-độ chúng-sanh, là thực hiện cả con số 9 (hình ảnh của toàn Cửu khiếu = 7 khiếu dương +2 khiếu âm) tức nhiên kỳ ba này độ cả hồn lẫn xác, độ sanh và độ tử, độ cả Nữ và Nam, độ toàn cả nhân-loại trên Càn khôn Vũ trụ, không phân biệt giống dân, vì tất cả đều là con của Thượng-Đế.

Bởi thế, Thầy lập Cửu-Trùng-Đài    con  đường vào Cửu-Trùng-Thiên, từng bước lên nấc thang tiến-hóa qua Cửu-Phẩm Thần-Tiên để đến Con đường Thiêng liêng  Hằng Sống, theo Phật giáo là nơi  tuyệt-phẩm, là Niết bàn.

a/ - Sự liên quan đến Tòa Thánh:
Nhìn vào Đền Thánh có hình 7 chữ SƠN (thất sơn vô vi) con số 7. Ngó ra phía trước là Cửu Trùng Thiên, con số 9. Hai con số này cũng tạo nên con số “Thất phản Cửu hòan” vậy.

Nghi-thức cúng kính của Đạo Cao Đài là làm tuần Cửu (9x9=81). Nghĩa là bắt đầu từ ngày chết đếm đủ 9 ngày thì làm tuần một lần, mỗi lần cầu siêu như vậy là đưa hồn lên một từng trời, qua 9 lần là đến chín từng trời. Tinh thần của Đại-Đạo là nhất quán từ nghi-thức, cúng kính …tất cả đều do  Đức CHÍ-TÔN giáng dạy.

Thể-pháp của Đạo đã hiện hình Bí-pháp đó !              
Con số 9 là bội-số của 3 (3x3=9). Con số 3 là sự thành hình của vạn-vật định thể, cho nên khi thể hiện đủ 3 nét liền đó là quẻ Càn tượng trưng sự tròn đầy, cao cả, trong sáng, lớn mạnh: Là Cha, là Trời mênh-mông vô hạn. Trong khi đó hiệp đủ 3 nét đứt, họp thành quẻ Khôn  để chỉ một sự bao dung, đầm-ấm, yêu-ái như tình mẹ thương con. Thế nên, dưới mắt người Á-Đông Càn là Cha, Khôn là Mẹ; Là hai cánh cửa để đi sâu vào ĐẠO DỊCH .

Từ đây về sau những con SỐ đóng vai trò trọng yếu.
Do đó khi ghép hai hình tam giác và hai hình vuông vào vòng tròn đó là thành hình của BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN.

Phải chăng Đức Lê văn Trung là Quyền Giáo Tông, tức là chưa chánh vị, nên Thầy giáng cho Thi là để xác định quyền hành của Ngài thêm vào Pháp Chánh Truyền:

b/ - Các con số biến-hóa đối với Ngôi vị
Đức Quyền Giáo-Tông:
Thực-tế Ngài đã làm chủ con số 7, con số 7 là con số chỉ Thất tình đó vậy: Bởi hàng Tiên-vị là gồm:
1 Giáo-Tông + 3 Chưởng-Pháp + 3 Đầu-Sư = 7 vị.
Nhìn vào Bát-Quái Đồ Thiên thì số 7 là quẻ Đoài, Đoài ở chánh Tây, tượng hình là cái miệng; miệng phát ra lời nói là chữ NGÔN (7 nét) Có câu “đánh lưỡi 7 lần trước khi nói”. Trong thời buổi này là thực hiện Cơ Phổ-độ chúng sanh, thì mới hoằng dương chánh pháp trong thời Thầy khai Đại-Đạo. Tất cả các hình tượng con vật đều hả miệng!

Số 7 là số ngưng kết: 1+2+4=7 tức là Thái cực cộng Lưỡng-Nghi và Tứ Tượng. Thái-cực là Dương, Lưỡng nghi là cơ biến tướng, Tứ tượng là cơ sanh-hóa. Nhưng cơ biến tướng và sanh-hóa chạm nhau lại khắc nên số 7 trở thành số riêng biệt không có biến động, có nghĩa là trạng thái yên-tịnh ngừng nghỉ, nên nó cũng ám chỉ vào thể Âm.

Số 7 cũng chỉ vạn-vật hữu tướng thành hình, trong thân  người      Thất  khiếu ở trên đầu. Số 7 ấy là  do  3 ngôi cọng 4 biến hay là 1+2+1+2+1 nên Vô-cực vi-chủ.

Nhưng, Giáo-Tông Chưởng-Quản Cửu-Trùng-Đài tức là đứng đầu Cửu-phẩm Thần Tiên là con số 9. Hai con số: 7 và 9 trong trường hợp này gọi là “Thất phản Cửu hòan”. Thất phản là cứ chu-kỳ đi đến 7 là trở lại (như một tuần-lễ 7 ngày, giáp một vòng lại trở lại), cửu hoàn là sự luân-lưu của sự biến dịch không ngừng dứt. Cho nên nói “thất phản cửu hòan” là điểm mấu chốt: cùng cực cái động để trở về trạng-thái tịnh nguyên-thủy.

Ngôi số 1 là chỉ trời, là Thái-cực. Từ 1 sanh 3, ba sanh vạn-vật. Như vậy một mà ba, ba cũng là một. Thế nên ngôi Giáo Tông có ba vị là vì lý do ấy.

Nhìn vào Bát-Quái Đồ Thiên thấy quẻ CHẤN mang số 3, chánh Đông, đó là biểu tượng ngôi trời mà Giáo Tông  thay Trời tạo thế “Đế xúât hồ Chấn” là con trai trưởng.

Thử làm một việc so-sánh quyền-hành của Giáo Tông có những điểm tương-đồng nào với lời chiêm-đoán về Quẻ CHẤN mà tiền Thánh đã để lại cách đây hàng sáu ngàn năm coi có trùng khớp với nhau không ? - Nếu trùng hợp nhau thì ngôi vị GIÁO TÔNG quả là Thiên mạng !

c/ - Việt Nam là Quốc-gia Thiên định:
Đức Thượng-Đế cũng chuẩn-bị cho Việt Nam có những điều-kiện để hoàn thành một Quốc-gia Thiên định, đó là Thất sơn hữu hình ở Châu-đốc (con số 7) và Cửu Long-Giang (con số 9) tức là “Sơn tiền điểm long mạch” những con số ấy  y như hình ảnh của con người vậy. 

Lại nữa các số này trùng hợp với số trên Bát Quái:
Số 3 (cung Chấn) là núi Tam Đảo ở miền Bắc.
SỐ 5 ở giữa là Ngũ Hành Sơn ở Quảng Ngãi; con số này là do tổng số của hai số thuộc Chấn- Đòai  chia hai (3+7: 2= 5) đứng vào Ngũ trung.
Số 7 (Cung Đòai) là dãy Thất Sơn ở miền Nam.

Đây là một trong nhiều yếu tố để Việt Nam trở thành một Quốc gia Thiên Định: Thánh Địa trong tòan cầu Các số: 3-5-7 nằm trên trục Đông- Tây của đồ hình mang hai cung Chấn- Đòai, thật là mầu nhiệm: Ấy cũng là:
"Sở dĩ Đức CHÍ-TÔN chọn đất nước Việt-Nam này làm Thánh-Địa để Phổ-Độ chúng sanh kỳ ba, chỉ vì Việt Nam là nơi kết hợp được tinh hoa của tất cả các nguồn Văn minh trên thế giới, Việt-Nam là nơi tổng hợp các ngành đạo đức: Nho- Lão – Thích    cũng  là nơi gặp  gỡ của hai nền văn minh Đông Tây".

d/ - Khai triển các con số trong đồ hình:
Qua Đồ hình trên các con số của Quẻ kết hợp lại có một giá trị vừa khoa học vửa mầu nhiệm: đó gọi là Ma Phương số: Nhìn vào Bát-Quái này ta thấy ngay một bảng ô số, đó là những con số ứng với các quẻ. Tỷ như số 1 là Khảm, 2 là Khôn, 3 là Chấn, 4 là Tốn, 5 ở chính giữa, 6 là Càn, 7 là Đoài, 8 là Cấn, 9 là Ly. Gọi là con số Ma phương vì nó hiện biến và thay đổi một cách lạ thường.

Bài thơ sau, cốt-yếu là cho dễ nhớ vị-trí các con số ấy, đọc theo hàng ngang  của bảng số, là:
Tứ hải, Tam sơn, hội Bát Tiên
Cửu long ngũ hổ nhứt đoàn viên.
Nhị tướng thất trì phò lục quốc.

Nếu cộng những số này theo các chiều ngang, chiều dọc, đường chéo đều được một tổng-số là 15. Nghĩa là có tất cả 8 lần tổng-số 15 như vậy: Thử xem:
8 lần tổng-số 15 như vậy có nhiều ý-nghĩa:

Từ đó suy ra các việc ứng nghiệm trong đạo pháp:
Sở dĩ có các con số tương ứng này là lấy theo số của Bát Quái Hậu Thiên mà các bậc tiền Thánh đã lập ra trước đây 6.000 năm, là nhứt Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, Ngũ trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly. Do vậy mà Bát Quái Hậu Thiên chỉ có 9 con số mà thôi. Dịch quan trọng ở Nho, Y, Lý, số.

Suy ra: Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì: ngày 15 tháng 8.
- 8 lần tổng-số 15: Lấy số 15 làm ngày, số 8 làm tháng là Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Phật Mẫu hằng năm. Theo Âm lịch là ngày 15 tháng 8 (Rằm Trung Thu). Bởi mùa Thu là mùa gặt hái. Phật Mẫu sản xúât ra Bát phẩm chơn hồn (Họăc 3 lần con số Ngũ: ngũ Khí, Ngũ hành, ngũ Tạng )

* Ngày Khai Đạo:
- Nếu cộng như trên các số qua tâm của hình, nhưng không cộng số 5 ở giữa, sẽ có các tổng số là 10:
4+6 =10,     3+7=10,     8+2=10,   1+9=10. 

Họp hai số 15 và 10 ở trên lại sẽ là ngày Khai Đại Đạo (Rằm tháng 10). Tổ chức hằng năm tại Tòa Thánh.

* Đại Lễ Chí-Tôn: 9 tháng 1 (Giêng)
Hai quẻ Khảm Ly là cái dụng của Càn – Khôn là Đạo của Trời, mà Trời vốn tự hữu hằng hữu nên lấy hai con số này làm biểu tượng cho ngày Đại Lễ Đức Chí-Tôn:
Số 1 là Thái Dương của Bát Quái Tiên Thiên
Số 9 là Thái Dương của Bát Quái Hậu Thiên.

Nói cho đúng phải là “Đại Lễ Đức Chí-Tôn”, “Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung” chứ không nói là “VÍA” được, vì các Ngài là Đấng tự hữu, hằng hữu, không    ngày  sanh, tử.

d/ - Số  Ma phương kết thành chữ ĐIỀN 
Hình vuông trong đồ hình có dạng chữ ĐIỀN nghĩa là ruộng. Ruộng bên ngòai sản xúât lúa gạo nuôi thể xác. Ruộng trong Tâm là nơi sản xúât mọi hiểu biết, khôn ngoan, là túi khôn của lòai người dùng tô điểm cho đời mỗi ngày thêm xinh lịch. Nhất là người Đạo Cao Đài giờ này Đức Thượng Đế khai thác “Tâm Điền” một cách rộng rãi và để cho người người gặt hái: chính là triển khai tất cả các Bát Quái làm hành trang cho lúc còn sanh tiền một triết lý cao siêu, mà hữu ích cho chuyến “hồi quê” nữa.
Chính đây là hai quẻ CÀN KHÔN kết hợp lại.

D - Giáo-Tông làm chủ hai Bát-Quái Cao Đài:
Pháp-Chánh-Truyền Chú-giải có dạy rõ về quyền hành của Giáo-Tông:
 “Trên đây Thầy đã nói rằng: có quyền dìu-dắt trong đường Đạo và đường Đời, thì Thầy đã chỉ cho rằng có quyền dìu-dắt các con cái Thầy trên con đường Đạo đức của chính mình Thầy khai tạo và trên con đường Đời cơ Đạo gầy nên, chớ chẳng phải nói trọn về phần Đạo và phần Đời nghĩa-lý phân biệt nhau duy chỉ có chữ ĐƯỜNG và chữ PHẦN, xin rán  hiểu đừng lầm hai chữ ấy.”

Điều này đã báo cho biết Đạo Cao-Đài có đến 4 Bát Quái, chứng tỏ thời THƯỢNG NGUƠN TỨ CHUYỂN, trách-nhiệm của Giáo-Tông là chỉ đảm nhiệm hai Bát Quái Cao-Đài nói về THIÊN-ĐẠO mà thôi, có nghĩa là Đức Chí Tôn mở Đạo kỳ này cho thêm hai Bát Quái nữa tức là tạo con đường trở về, là con đường cho nhân loại được thành Tiên tác Phật trong nguơn hội mới. Nói rõ hơn đó là Chơn pháp, Chơn-truyền của Đại Đạo do Đức Chí Tôn khai mở.
-  Vậy Đường ĐẠO là Bí-Pháp của Thiên-Đạo,
-  Về  Đường Đời    Thể-pháp của Thiên-Đạo.

Thầy nói rõ “Nghĩa lý phân biệt nhau duy chỉ có chữ “Đường” và chữ “phần” xin rán đừng lầm hai chữ ấy”. 
Riêng về quyền hành của ĐẦU SƯ thì chữ “Phần”
- Bởi phần Đời của Thế Đạo, tức nhiên là Thể-pháp, tượng trưng Bát Quái Hậu-Thiên.
- Phần Đạo của Thế đạo là Bí-Pháp, tượng trưng Bát Quái Tiên Thiên (cả hai thuộc về Thế-đạo)
Hai Bát-Quái này đã có cách nay 6.000 năm do Vua Phục-Hi sáng tạo, rồi đến Văn-Vương, Châu-Công, Khổng Tử tiếp tục bổ cứu thêm, còn lưu lại đến ngày nay.

Giờ phút này Đức Chí-Tôn đến ban cho nền Đại Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Tam-giáo Qui nguyên Ngũ Chi Phục Nhứt, không phải Ngài hủy bỏ các Bát-Quái ấy, mà chính là do theo các Bát-Quái trước đây rồi mở thêm hai Bát Quái mới nữa, tức là tạo cho nhân-loại một con đường trở về trong Cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống an-nhàn.

 Nay, nhiệm-vụ của GIÁO-TÔNG là đảm nhiệm hai Bát-Quái Cao-Đài này, chính là thực hiện cho được con “ĐƯỜNG THIÊN ĐẠO”.
- Đường Đời tức nhiên Thể-Pháp của Thiên đạo là Bát-Quái Đồ thiên (khai triển ở quyền hành Giáo Tông "giáo hóa nhơn sanh").                
- Đường Đạo tức nhiên Bí-pháp của Thiên-Đạo là Bát-Quái Hư-vô (thành hình trên Tiểu phục Giáo Tông)
Hơn nữa, Pháp Chánh-Truyền đã qui-định:          
 “Giáo-Tông thay mặt cho Thầy đặng bảo-tồn chơn đạo của Thầy tại thế thì Anh Cả nhơn-sanh đặng dìu-dắt con cái của Thầy, dầu lớn tuổi hay là nhỏ tuổi quyền Thiêng liêng đã định vậy”.

Trong Hội-Thánh có chia ra hai phần hữu hình là Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài:
Đây là hệ-thống tổ-chức của Cửu-Trùng-Đài từ trên xuống dưới là: cơ quan giáo hóa nhơn sanh, là môi-trường học-hỏi, tiến-hóa theo ba bực, mỗi bực có ba phẩm.

- Như trên đã nói  về  hàng  Tiên-vị:  tượng trưng bằng 7 cái Ngai, mà Ngai của Giáo-Tông ở giữa, đặt trên hết và lớn hơn hết.

Các phẩm cấp lần-lượt từ: Tiên-vị, Thánh-vị rồi đến Thần-vị theo như Pháp Chánh Truyền qui định.

Như vậy trường Đại-Đạo theo như Đức Hộ-Pháp dạy về đường Đạo và đường Đời rằng:
- “Thể-pháp của Đạo Cao-Đài là một trường công quả của chúng ta, trường công-quả ấy để cho chúng ta lập đức, lập công, lập ngôn.
- Bí-pháp chơn-truyền của Đức Chí-Tôn tức nhiên cơ-quan huyền-bí để cho con cái của Ngài giải-thoát.”
Ông Lê Văn Trung là Qu. Giáo-Tông hữu hình            Ngày 03-10-Canh Ngọ (dl: 22-11-1930) Đức Lý Giáo Tông giáng cơ hiệp với Đức Hộ Pháp ra Đạo Nghị Định thứ hai, ban Quyền Giáo-Tông hữu hình tại thế cho Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt; Đức Lý là Giáo Tông vô vi. Bấy giờ Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung là Giáo Tông hữu hình thì Đức Hộ Pháp lo về vô vi.

Đức Lê văn Trung chưa vào Giáo Tông chánh vị: Đức Lý Giáo Tông nhường phân nửa quyền hành Giáo Tông cho Ngài Lê Văn Trung điều khiển phần hữu hình, còn Giáo Tông thiêng liêng vẫn do Đức Lý nắm giữ. Khi Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung qui Thiên, Đức Lý đem nửa quyền hành Giáo Tông hữu hình ấy giao cho Đức Hộ Pháp, nên Đức Hộ Pháp lúc đó là Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài: Hiệp Thiên và Cửu Trùng.

Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một là quyền Chí-Tôn tại thế. Giáo Tông có hai: vô vi và hữu hình tức hiệp đủ Âm Dương. Hộ Pháp đứng giữa thành ra Tam tài, Hộ Pháp là tượng chữ KHÍ là cơ Hòa. Lưới Trời thật nhặc nhiệm !

Đạo Nghị Định thứ 2 thăng phẩm Quyền Giáo Tông
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ Ngũ niên)

Chiếu theo Pháp Chánh Truyền ban quyền hành cho Giáo Tông và Hộ Pháp,
Nghĩ vì chư Chức sắc Thiên phong có quyền đặc biệt ngoài luật đã định, còn quyền hành Hội Thánh nữa.
Nghĩ vì thiếu luật Hội Thánh nên quyền hành chánh chẳng đặng vẹn toàn.

NGHỊ ĐỊNH

- Điều thứ nhứt: Ban quyền hành cho Thượng Đầu Sư thay mặt cho Lão mà thi hành các phận sự Giáo Tông về phần xác, còn phần thiêng liêng có Lão.

- Điều thứ nhì: Chức sắc Cửu Trùng Đài, duy bậc Chánh Phối Sư phải tùng quyền mà hành chánh về phần Chánh trị của Đạo, song đặng thế mặt cho Đầu Sư, đương buổi Người cầm quyền Giáo-Tông của Lão.
- Điều thứ ba: Mọi việc chi thuộc về quyền Chánh trị đều giao cho Chánh Phối Sư.
- Điều thứ tư: Chánh Phối Sư đặng trọn quyền thông công cùng Chánh phủ và nhơn sanh, nhưng buộc phải có Hội viên Nhơn sanh và Hội Thánh chăm nom cơ hành động.
- Điều thứ năm:  Nghị Định nầy sẽ ban hành vào ngày 15-10-Canh Ngọ.
Làm tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 03-10-Canh Ngọ.
GIÁO TÔNG                      HỘ PHÁP
Lý Thái Bạch                   Phạm công Tắc

E -  TỊCH – ĐẠO
E: The registers of Caodaist Dignitaries
F: Les registres des Dignitaires Caodaïstes

Tịch Ðạo là Sổ bộ ghi tên Chức sắc với Thánh danh có chữ biểu thị thời kỳ Phổ Độ của một đời Giáo Tông.. Nền Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ này với tôn chỉ “Qui Nguyên Tam Giáo Phục Nhứt Ngũ Chi” nên Ðức Chí Tôn lập Tam Trấn Oai Nghiêm cầm quyền Tam giáo, chứ không dùng Giáo chủ Tam giáo như thời Nhứt kỳ và Nhị kỳ Phổ Độ nữa, tức nhiên phải có đủ Tam Trấn chứng đàn, nhìn nhận cho sự phong TỊCH này:
- Phật thì Ðức Quan Âm Bồ Tát làm Nhị Trấn Oai Nghiêm cầm quyền Phật giáo.
- Tiên thì Ðức Lý Ðại Tiên Trưởng Thái Bạch Kim Tinh làm Nhứt Trấn Oai Nghiêm cầm quyền Tiên giáo.
- Thánh thì Ðức Quan Thánh Ðế Quân làm Tam Trấn Oai Nghiêm cầm quyền Nho giáo.

* Ðức Thái Bạch Kim Tinh giáng cơ cho thi khoán thủ (Soạn giả ghi thêm chữ Hán và tạm giải thích)
THÁI  Thượng vô ngôn hữu Đạo thành
BẠCH vân hữu nhãn kiến nhơn sanh
KIM quang đắc kiếp tu tâm thiện
TINH đẩu nan tri Ngã độ thành
  
  
  
  

Giải nghĩa:-Thái cực ở trên cao, không nói mà Đạo thành,
- Trong mây trắng có “Mắt” thấy khắp cả nhơn sanh.
- Ánh kim quang đạt được kiếp Tiên nhờ tu tâm thịên,
- Các vì sao khó biết TA độ cho viên thành.

* Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát giáng cơ cho thi khoán thủ  (Sọan giả  xin viết ra chữ Hán và giải nghĩa)
QUANG minh Nam Hải trấn thiền môn
ÂM cảnh năng tri độ dẫn hồn.
BỒ đoàn mạc hám liên huê thất
TÁC thế tâm ưu khởi Đạo Tông
光明
Giải nghĩa:
 - Ðức Phật quang minh ở Nam Hải trấn giữ cửa Thiền,
- Có khả năng biết và độ dẫn các hồn nơi Âm cảnh.
-Ngài ngồi trên tấm bồ đoàn, không thích ngự trên tòa sen,

(Ý nói: muốn làm một vị Bồ Tát để cứu độ chúng sanh, chớ không thích ngồi an hưởng trên ngôi vị Phật)
- Có lòng lo lắng làm cho người đời khởi bước theo ĐẠO.

* Ðức Quan Thánh Ðế Quân giáng cơ cho thi khoán thủ (Xin viết ra chữ Hán và giải nghĩa)
QUAN  thành tái hiệp Hớn triều phong
THÁNH  đức mạc vong hám thế trần
ÐẾ  thất nhứt tâm trung khí dõng,
Thanh Y Xích Diện hảo vinh phong
聖德
帝室
青衣

Giải nghĩa: Quan Võ xưa được triều Hớn phong chức, nay tái hiệp. Đức độ của bậc Thánh chẳng ham thích việc đời. Một lòng trung thành với nước và chí dũng với nhà vua. Áo xanh mặt đỏ là chỉ uy phong hiện trong nét trung kiên của Ngài. Chính Ngài được phong tước vinh hiển tốt đẹp.
1- Tịch Đạo: THANH HƯƠNG

Thời Giáo-Tông đầu tiên là của Đức Lý Giáo-Tông thì Tịch Đạo Nam Nữ là “Thanh Hương”. Nếu là Chức sắc Nam phái từ hàng Lễ Sanh trở lên thì lấy Thánh danh có kèm theo chữ “Thanh”. Thí-dụ: ông Nguyễn-văn-A đắc phong Lễ Sanh được chấm phái Thượng, Thánh danh sẽ là: THƯỢNG-A-THANH (có nghĩa là chữ sắc phái đứng trước, kế là tên, sau hết là chữ Tịch Đạo “THANH”)

Về Nữ phái thì chữ Tịch Đạo “Hương” đứng trước tên. Thí dụ: Bà Lâm-Ngọc-Thanh, phẩm Đầu-sư, thì Thánh danh sẽ là Nữ Đầu-Sư HƯƠNG THANH hoặc nếu có nhiều người trùng tên, thì đặt chữ “họ” trước, gọi là Nữ Đầu Sư LÂM HƯƠNG-THANH.

Ý - nghĩa hai chữ THANH HƯƠNG:
Hai chữ Thanh Hương này phát xuất từ đôi câu đối:
- THANH sử ký danh lưu vạn đại,
- HƯƠNG hoa truy sùng bái thiên thu.

Có nghĩa là: - Bộ Thanh sử ghi tên người trong sạch, tên tuổi còn lưu lại muôn đời.
- Đền hương lửa truyền nối, thờ lạy người danh tiếng.
Giải riêng từ chữ: THANH là màu xanh tươi, tượng sức sống vươn lên, chỉ sự thanh khiết, trong sạch. Hoặc viết là có bộ thuỷ. HƯƠNG là mùi thơm tho.

Chiết tự hai chữ Thanh Hương:
- THANH chiết tự: trên là  Chủ dưới là Nguyệt
- HƯƠNG chiết tự: trên là Hoà dưới là  Nhựt 

. Nếu lấy hai chữ của phần trên đọc là Chủ  Hoà 
. Nếu lấy hai chữ dưới hiệp lại thành ra chữ Minh có nghĩa là ghép hai chữ Nhựt Nguyệt lại là chữ  Minh.
Thánh ý Thầy muốn rằng trong thời buổi ban sơ này toàn Đạo Nam Nữ phải biết trên HÒA dưới HIỆP.

Chữ Thanh viết có ba chấm thủy nghĩa là trong sạch. Ba chấm thủy tượng trưng Tinh - Khí  -Thần hiệp.
Bài thơ chiết tự chữ THANH HƯƠNG:
Dụng tiếng Thanh Hương Tịch-Đạo nhà,
Giáo-Tông đổi mới ĐẠO TÂM ra.
Phân THANH  xuất ngoại Tinh- Thần- Khí,
Hòa hiệp Âm Dương diệu pháp mà !
Hương sắc Nữ gìn nêu giá ngọc.
Chiết Hương hạ Nhựt thượng vi Hòa
Chủ Hòa mục đích Cao-Đài dựng,
Nhựt Nguyệt, Minh tâm hiệp nhứt tòa.
                                                              ( Nguyên-Thủy )

Vậy: Tịch HƯƠNG là tịch của Nữ-phái. Nữ-phái là nguồn sống của nhơn-loại. Đức Lý nói với Bà Lâm-Hương Thanh: Hiền Muội phải viết thơ mời đủ mặt ngày rằm này. Thầy đến phong  chức lập thành Nữ phái, nghe à! (TN/ 95)

Ngày 11-12-Bính Dần (Vendredi 14-1-1927): Đức Lý
giáng đàn nói với chư Nữ-chức chi Minh Đường rằng: “Thầy dạy Lão phải lập phái Nữ cho thành tựu. Em gắng lo phổ-độ nhơn-sanh. Cửu nhị ức nguyên nhân hãy còn trong vòng hắc ám, chẳng lẽ em biết Đạo ngồi đó cho đành. Lão trông công em”. Ngài cho Thi:
Cửu tử kim triêu đắc phục huờn,
Hạnh phùng Thiên-mạng đáo khai nguơn.
Thế trung kỵ tử hà tri tử?
Tử giả hà tồn chủ “Tịch Hương”.
 
知死
藉香

Đức Hộ-Pháp giải nghĩa:
Cửu tử kim triêu đắc phục huờn là cảnh trần TA chết đã lâu mà hôm nay TA được phục sanh lại trong Thánh Thể của Đức Chí-Tôn.

Hạnh phùng Thiên-mạng đáo khai nguơn là còn  hạnh phúc đặng Thiên-mạng đến khai nguơn. Tại sao Ngài nói đến ? Bần-Đạo đã thuyết: Cuối Hạ-nguơn Tam chuyển khởi Thượng nguơn Tứ chuyển, Ngài đến khai nguơn là có duyên cớ. Bần Đạo dám chắc rằng Đấng nào khác hơn Ngài thì không thi hành được. Ngài đến đặng mở Thượng nguơn Tứ chuyển.

Thế  trung  kỵ tử hà  tri tử?  Thế gian sợ chết mà không biết cái chết là gì ! Chính Ngài hỏi rồi nói:
Tử giả hà tồn chủ tịch Huơng: Tịch HƯƠNG là Tịch của Nữ-phái. Nữ-phái là nguồn sống của nhơn-loại, nếu nói nó chết thì Ngài đến làm chủ của Nữ-phái là nghĩa gì ? Cầm cái giống của thế-gian này chi ?”
&

2 - Tịch Đạo: ĐẠO TÂM

Tịch Đạo kế tiếp là ĐẠO TÂM nghĩa là tiếp theo sau Tịch Thanh Hương. Nói rõ ra Tịch-Đạo Thanh Hương là lo tu về phương diện hữu hình, như tạo tác các cơ sở, lập nên Thánh Thất làm nhà chung cho nhân sanh đến chiêm bái và để học hỏi Đạo lý. Thời gian này người Tín hữu Cao-Đài lập công bằng công quả ngoại, như xây dựng, tạo tác, giữ gìn cơ sở, cúng kiếng.

Nay qua Tịch ĐẠO TÂM thì lo về phần tâm linh: tức nhiên phải thấu đạt chơn lý chánh truyền, là phải học hỏi, nghiên cứu, sửa tánh trau thân, làm công quả nội.

 Hỏi vậy Tịch ĐẠO TÂM đã đến chưa?
 Hãy nhìn đôi liễn đối đặt trước Báo-Ân-Từ sẽ thấy:
- BÁT phẩm chơn hồn tạo thế giới hóa chúng sanh vạn vật hữu hình tùng thử ÐẠO.
- QÚAI hào bác ái định Càn Khôn phân đẳng pháp nhứt Thần phi tướng trị kỳ TÂM.
八品
卦爻

1 - Giải thích Câu 1: Bát phẩm chơn hồn cũng gọi là Bát hồn, tức là 8 bậc tiến hóa của chơn-hồn, từ thấp lên cao là Vật-chất hồn, Kim-thạch-hồn, Thảo-mộc-hồn, Thú-cầm hồn, Nhơn hồn, Thần-hồn, Thánh-hồn, Tiên-hồn, Phật hồn. Tám phẩm chơn hồn này đã tạo ra Thế giới, hóa thành chúng sanh. Trong hàng chúng sanh thì chỉ riêng 4 phẩm là Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm và Nhơn loại. Những vật loại nào có hình ảnh có thể thấy được, sờ mó được như vậy đều phải chịu luật biến hoá hoặc thay đổi của vũ trụ, tức là bị huỷ hoại hay chết đi tuỳ theo  thời gian. Ấy  là Đạo.

Theo Đạo Đức Kinh của Đức Lão Tử: Đạo là cái nguyên lý sanh ra vũ trụ và vạn vật. Mọi vật đều do Đạo sanh ra và lớn lên. Theo triết lý Cao Đài, ĐẠO là Hư Vô chi Khí, tức nhiên có sinh có diệt, có sống có chết. Phật Mẫu Chơn Kinh có câu “Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh” nghĩa là: Đức Phật Mẫu vận chuyển đem Tám phẩm chơn hồn hóa thành chúng sanh nơi cõi trần.

Câu 2: Quái Hào: quái là quẻ. Ví như Quẻ Càngồm có 3 vạch liền, mỗi vạch liền được gọi là Hào Dương. Quẻ Khôn  có 3 vạch đứt, mỗi vạch đứt được gọi là Hào Âm. Sự kết hợp của các Hào âm dương tạo thành các Quẻ. Quái hào là chỉ chung các quẻ và các hào trong Bát Quái. Người phát minh ra Quái Hào là vua Phục Hy. Ngài dùng Quái Hào tạo thành Bát Quái Tiên Thiên, để giải thích sự hình thành Càn Khôn Vũ trụ bằng hai nguyên lý Âm Dương do Thái Cực biến hóa phân ra. Bác ái là lòng thương yêu bao la, thương xót sanh linh hơn mình, cho nên, kẻ có lòng bác ái coi mình nhẹ hơn mảy lông mà coi thiên hạ nặng bằng trời đất. Chính hai quẻ Càn Khôn là cánh cửa để đi vào Đạo Dịch: Càn tượng Trời, Khôn tượng Đất tức là trời đất, vũ trụ, nên thường nói Càn Khôn Vũ trụ. Cũng chỉ hai đấng Cha Mẹ Vạn linh là Chí-Tôn và Phật Mẫu nữa. Hai quẻ Âm Dương này rất quan trọng.

PHÁP: theo nghĩa tổng quát, tất cả những gì có thật hay hư ảo; hữu hình hay vô hình; tâm hay vật, đều gọi là Pháp. Nhứt Thần phi tướng là duy có một Chơn linh vô hình đối với con người tuy không hình ảnh, vì nó là điểm linh nhỏ nhít, mắt thường không thấy, mà nó trị được cái tâm, chính là Điểm Linh quang của Đấng Thượng Đế ban cho để làm chủ con người đối cùng Càn Khôn Vũ trụ. Nhứt Thần phi tướng là Thái cực, là Đại hồn, là Khối Đại Linh quang của Thượng Đế.

Trong sự tạo hóa Càn Khôn vũ trụ, Đấng Thượng Đế dùng luật Thương yêu, sắp đặt mọi vật trong Càn Khôn, phân chia ra nhiều thứ bực cao thấp khác nhau, chỉ duy có một Chơn linh vô hình làm chủ được cái Tâm.

Đây là hai câu đối có số chữ dài nhất: mỗi câu có 17 chữ. Theo Dịch-lý thì số 17 này thuộc quẻ Thiên Sơn Độn (Càn vi Thiên số 1, Cấn vi Sơn số 7), hợp số là 17. Độn tức là lui đi, biến đi. Điều này báo cho biết rằng thời kỳ Tịch Đạo THANH HƯƠNG đã lui đi, nhường chỗ cho cơ ĐẠO TÂM sắp đến. Thế nên mở đầu cho đôi liễn có hai chữ đầu là BÁT-QÚAI, hai chữ cuối là ĐẠO TÂM.

Tóm lại: Tám đẳng cấp chơn-hồn đều được sản xuất dưới bàn tay của Đức Phật-Mẫu, nhưng vạn-vật vốn hữu hình hữu hoại, nghĩa là có sinh có diệt, có sống có chết, Đạo của trời đất định vậy. Dù cho những quẻ (đại thể), những hào (tiểu thể) xuất từ tâm Bác-Ái sẽ định nền tảng cho Càn-Khôn để phân ra đẳng cấp, chỉ một điểm Thần duy nhứt, không hình tướng cũng định được cái Tâm (mà chủ của cái Tâm là Thượng-Đế Cao-Đài ngày nay vi chủ). Lại nữa ở đầu câu liễn có hai chữ Bát Quái, cuối câu có hai chữ Đạo Tâm, điều này đã chứng-tỏ rằng Tịch-đạo Đạo Tâm đã xuất hiện, tất cả các Bát Quái được triển khai.
- Đức Chí-Tôn có Bát-Quái (số 8).
- Đức Phật-Mẫu nắm Bát Phẩm Chơn-Hồn (số 8)
- Người tu-hành gìn Bát Chánh Đạo (số 8)

Ba lần 8 là 24, chỉ 24 chuyến thuyền Bát Nhã tức nhiên là Bát-Nhã Ba-La-Mật của Phật dạy, là trí huệ. Trí huệ ví như lưỡi gươm bén, để chiến thắng giặc thất tình, cắt đứt hết mọi phiền não trói buộc “Nương gươm thần huệ đoạn trừ nghiệt căn”. Vậy người tu là phải đạt được trí Bát Nhã.

Đạo Tâm là gì ?

Đức Hộ-Pháp dạy “Chiếu theo ý nghĩa chữ ĐẠO là một định từ để chỉ tánh đức của loài người đối với Đức Chí-linh cùng Càn Khôn vũ trụ. Loài người bao giờ cũng chủ TÂM tìm tòi, kiếm cái nguyên do lai lịch của mình hầu định phận đối cùng tạo đoan vạn vật. Muốn biết mình, con người phải lột cả  sự bí mật huyền vi của vạn vật hữu sanh tại thế gọi là chúng sanh đặng so sánh. Thấy đặng cái sống của vạn vật mới biết đặng cái sống của mình. Thấy đặng cái năng tri năng giác của chúng sanh, mới tìm đặng tâm tánh của mình là báu. Thấu đáo đặng tâm linh mới biết thiên lương do chí thiện. Khi hiểu cái Thiên lương ấy là nhiệm vụ huyền bí, tả không cùng, hiểu không tột, chẳng biết lời chi mà đặt để, nên định phỏng danh là ĐẠO . Vì cớ cho nên lấy chữ TÂM làm mục đích. Các Thánh nhơn xưa thường đem cái triết-lý ĐẠO TÂM hiệp làm môi giới, nên dầu cho các vị Giáo-chủ tuy mỗi Đấng đều có tư tưởng đặc sắc, nên triết lý cao thấp không chừng, nhưng cũng phải buộc lấy chữ TÂM  làm nguồn cội”.

PCT: “Ðương đời này của Ðức Lý Giáo Tông, thì Nam lấy chữ "THANH" Nữ lấy chữ "HƯƠNG" làm tịch, tức là cả Ðạo Hữu Nam Nữ từ Tín Ðồ chí Thiên Phong đều trong đời Ðức Lý Giáo Tông hành chánh đứng vào tịch “THANH - HƯƠNG”. Qua đời Giáo Tông khác thì Nam sẽ lấy chữ "ÐẠO" Nữ sẽ lấy chữ "TÂM". Rồi cả chư Ðạo Hữu Nam Nữ sẽ lấy Tịch: ÐẠO- TÂM; như vậy nối truyền hoài cho hết Tịch Ðạo thì Thầy sẽ giáng cơ cho Tịch Ðạo khác nữa. Lớn nhỏ, sau trước nhờ chữ Tịch Ðạo ấy mà phân biệt  (Hay !- Lời khen của Đức Lý).

Có kẻ hỏi: Thí dụ như đời Giáo Tông, thì Tịch Ðạo của chư Ðạo Hữu Nam Nữ đời trước, dầu Chức Sắc hay Tín Ðồ cũng vậy, có phải buộc thay đổi Tịch Ðạo không? Ta nói: Không, vì chính mình Giáo Tông kế vị cũng phải giữ Tịch Ðạo trước, kỳ dư những Tín Ðồ của đời Ngài độ rỗi, tức là chi tộc của Ngài, mới đặng thay đổi mà thôi, còn những Chức Sắc cùng là Tín Ðồ của Giáo Tông đời trước còn sót lại thì thuộc về chi tộc của Giáo Tông ấy không đặng phép thay đổi Tịch. (Hay)

Tỷ như có Tân Giáo Tông sẽ lên kế vị cho Lý Giáo Tông thì cả Tín Ðồ Nam Nữ mới nhập môn đều phải lấy Tịch "Ðạo Tâm", dầu trong hàng Tín Ðồ ấy sẽ có một chơn linh xứng đáng địa vị Chánh Phối Sư, mà Thầy giáng cơ phong chức đi nữa, thì cũng chịu Tịch Ðạo Tâm, như các Tín Ðồ khác, chớ Chức Sắc và Tín Ðồ trong đời Lý Giáo Tông còn lại thì giữ Tịch "Thanh Hương" mà thôi, không đặng thay đổi.

3 - TỊCH: THANH ĐẠO

THANH ĐẠO 清道 là Tịch Đạo của Nam phái liên tiếp qua hai thời Giáo-Tông. Trong bài Thánh Giáo sau đây, Ðức Chí Tôn ban cho Tịch Ðạo Chức sắc Nam-phái Cửu Trùng Ðài. Ðời Giáo Tông thứ I lấy chữ THANH đời Giáo Tông thứ nhì lấy chữ ÐẠO . Ấy là Tịch Đạo (Sổ bộ) của Nam, cũng giống như Tịch Đạo của Nữ phái vậy.
THANH ĐẠO Tam khai thất ức niên
Thọ như địa huyển thạnh hòa thiên
Vô hư qui phục nhơn sanh khí.
Tạo vạn cổ đàn chiếu Phật duyên.
 

Giải nghĩa: - Nền Đạo trong sạch của Ðức Chí Tôn mở ra lần thứ ba phổ độ đến 700 000 năm (một ức: 100.000 năm)
- Sống lâu như trái đất, thịnh vượng cùng Trời.
- Ðức Chí Tôn đem trở về các linh hồn cho nhơn sanh.
- Tạo ra từ muôn xưa đàn cúng tế để soi sáng người có duyên với Phật.

Vậy: Trong thời Giáo Tông đầu tiên, là Chức sắc Nam phái từ hàng Lễ Sanh trở lên thì lấy Thánh danh có kèm theo chữ “THANH”. Nếu qua một thời Giáo-Tông khác thì đổi Tịch là ĐẠO, đặt vào các vị trí cũng như tịch Thanh Hương vậy. Nay, Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, Tôn chỉ “Qui Nguyên Tam Giáo Phục Nhứt Ngũ Chi” nên Ðức Chí Tôn lập Tam Trấn Oai Nghiêm để chứng nhận cho.

4 - TỊCH: HƯƠNG TÂM

HƯƠNG TÂM là Tịch Đạo của Nữ Phái. Sự phong Tịch Đạo này chính là Thầy ban quyền hành cho Nữ phái, đánh dấu một sự bình đẳng, bình quyền. Cũng là một ân huệ mà người Nữ phái Cao Đài được hưởng hồng ân sớm nhứt và trước nhất. Thầy dạy Tịch Đạo dành cho Nữ phái trong thời hiện tại và kế tiếp: Có nghĩa là trong thời Giáo Tông này Nữ lấy Tịch Đạo là “HƯƠNG” làm Thánh danh của mình. Khi qua một thời Giáo Tông kế tiếp thì đổi qua Tịch đạo “TÂM”. Thánh ngôn Thầy ban Tịch Đạo:
HƯƠNG TÂM nhứt phiến cận Càn khôn,
Huệ đức tu chơn độ dẫn hồn.
Nhứt niệm Quan Âm thùy bảo mạng,
Thiên niên đẳng phái thủ sanh tồn.
           
           
           
         

Lâm thị: phong vi Giáo Sư, lấy Thiên ân Hương Thanh.
Ca thị: phong vi Phó Giáo Sư, lấy Thiên ân Hương Thế.
Ðường thị: đã thọ mạng Thiên sai, cứ giữ địa vị mình.

Còn cả chư Ái nữ, Thầy sẽ lập Đại hội cho đủ mấy vị rồi sẽ phong sắc một lần. Thầy ban ơn cho các con, cứ hành lễ theo lời dặn”. 

Giải nghĩa: Một tấm lòng thơm tho được gần Trời Ðất.
- Đức sáng suốt do tu hành chơn thật độ dẫn được linh hồn
- Một lần niệm danh hiệu Ðức Quan Âm Bồ Tát thì được Bồ Tát đoái lòng thương xót bảo vệ mạng sống.
- Ngàn năm Nữ phái gìn giữ sự sanh tồn của nhơn loại.

Tịch Ðạo Chức sắc Nữ phái Cửu Trùng Ðài trong đời Giáo Tông thứ I lấy chữ HƯƠNG, đời II lấy chữ TÂM.

KẾT LUẬN
QUYỀN HÀNH GIÁO TÔNG

Giáo Tông là người thay mặt cho Ðức CHÍ TÔN tại thế, giáo hóa dìu dắt toàn thể con cái CHÍ TÔN cho đến tột bực ngang hàng cùng Thầy

1 - Tại sao quyền CHÍ TÔN lại chia làm hai?
Trước kia Ðạo Thánh, CHÍ TÔN vì quá thương Nhơn sanh đã giao phần hồn và phần xác cho Ðức Chúa Giê-Giu (Jésus Christ) đủ quyền năng lập Ðạo. Trái lại, Nhơn sanh lợi dụng lẽ thương yêu ấy, nhứt là những kẻ kế vị cho Chúa, vì mang phàm thân nhục thể, thành ra quá lạm dụng quyền tối cao ấy như ngọn gươm bén mà sát phạt con cái của CHÍ TÔN. Chính CHÍ TÔN đã nói: "Vì quá thương mà ban cho". Ngày nay CHÍ TÔN cũng không phải đến lấy lại, mà chỉ chia đôi quyền hành ấy ra cho Giáo Tông và Hộ Pháp, Giáo Tông chỉ có quyền dìu dẫn con cái của CHÍ TÔN về phương châm giáo hóa, chánh trị cho thuần phong mỹ tục, thay quyền cho CHÍ TÔN trong đường Ðạo và đường Ðời mà thôi. Còn Hộ Pháp có đặc quyền gìn giữ luật pháp, bảo thủ chơn truyền, gìn giữ ngôi vị cho con cái CHÍ TÔN, không cho loạn hàng thất thứ.
 Home       1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ]  [ 7 ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét