Năm Đinh Sửu (1937) Đức Hộ Pháp cùng Hội Thánh đi
Nam Vang lo Đạo sự. Bà đi hầu Tòa về, kế trọng bịnh. Bà qui Thiên ngày:
08-04-Đinh Sửu (dl: 17-5-1937) vào Lễ
Thánh đản của Đức Phật Thích Ca, tại Vũng Liêm,
thọ 64 tuổi. Đức Hộ Pháp lúc đó đang hành đạo ở Nam Vang, được tin điện,
cấp tốc trở về để cùng Hội Thánh lo Lễ Đạo táng cho
Bà. Đến 25-4-Đinh Sửu (dl: 3-6-1937), Đức Chí-Tôn ân tứ lên phẩm Nữ Đầu Sư, Bà có đại công với Đạo, được đúc tượng thờ nơi mặt tiền Đền Thánh.
Bà. Đến 25-4-Đinh Sửu (dl: 3-6-1937), Đức Chí-Tôn ân tứ lên phẩm Nữ Đầu Sư, Bà có đại công với Đạo, được đúc tượng thờ nơi mặt tiền Đền Thánh.
2 - Nữ Ðầu Sư Hương Hiếu:
Bà (Nguyễn Thị Hiếu) được Thiên phong Nữ Ðầu Sư Chánh vị ngày 24-10-Mậu
Thân (dl: 13-12-1968). Huấn từ Đức Thượng-Sanh
đọc tại Đền Thánh: 18-11-Mậu Thân
(1968) nhơn Lễ Tấn Phong Đức Bà lên
phẩm Nữ Đầu-Sư
“Hôm nay là ngày Lễ Tấn Phong Bà Nữ
Đầu Sư Nguyễn Hương Hiếu, thọ Thiên ân Đầu Sư Chánh vị Nữ phái do Thánh giáo của
Đức Lý Nhứt Trấn Oai Nghiêm tại Cung Đạo đêm 20 tháng 10 Mậu Thân (dl:
9-12-1968). Lễ lập thệ đã cử hành xong. Từ đây Chức sắc Nữ phái Cửu Trùng-Đài
đã có vị Đầu Sư cầm quyền điều khiển dìu dắt trên đường Thánh đức để trau giồi
đạo hạnh, lập chí vị tha cho xứng đáng là bậc Nữ Thánh nhơn trong cửa Đại Đạo.
Đức Lý Đại Tiên ban ân huệ cho Bà Nguyễn Hương Hiếu, thật là một sự thăng thưởng
công minh và một khích lệ lớn lao cho toàn thể Nữ phái. Trên đường lập vị, Bà
Nguyễn Hương Hiếu là Chức sắc Nữ phái duy nhất đã đạt tới phẩm vị tối cao với một
công nghiệp có thể nói là phi thường và một tinh thần phục vụ đáng kính phục”
3 - Nữ Ðầu Sư Hàm Phong
Hương Lự:
Bà Hồ Thị Lự đắc phong Nữ Ðầu Sư Hàm phẩm trong một đàn cơ tại Cung Ðạo
cùng một lượt với Bà Hương Hiếu (Nữ Ðầu Sư chánh vị).
Cả gia đình của Bà thật đã nêu cao tấm gương đạo đức. Bà là mẹ của ba người
con, sau là Chức sắc Đại Thiên phong là: Trưởng nam Cao Đức Trọng (Tiếp Đạo),
thứ nam là Cao Hòai Sang (Thượng Sanh), thứ nữ Cao thị Cường (Giáo Sư CTĐ) rạng
danh Tông tổ Cao đường quí tộc, mà còn chói sáng danh Đại-Đạo đến thất ức niên.
Bà đăng Tiên lúc 95 tuổi, Hội Thánh thiết đàn cầu Cơ, Bà Bát Nương giáng
cho Bài thài để hiến lễ tế điện.
D - QUYỀN HÀNH NỮ ÐẦU SƯ
CHÚ GIẢI: Nữ Ðầu Sư quyền như Nam Phái, song điều đình bên Nữ
Phái mà thôi, chặng đặng xen lộn
qua Nam, cũng như Nam chẳng xen lộn qua Nữ.
Mỗi điều chi thuộc về Nữ Phái thì Giáo Tông và Hộ Pháp chỉ do nơi Nữ Ðầu Sư.
Hộ Pháp có hỏi Thầy về cái ngai của Nữ Ðầu Sư, thì Thầy dạy: "Tòa
Thánh day mặt ngay hướng Tây, tức là chánh cung ÐOÀI, ấy là cung Ðạo, còn bên
tay trái Thầy là cung CÀN, bên tay mặt Thầy là cung KHÔN, đáng lẽ Thầy phải để
bảy cái ngai của Phái Nam bên tay trái Thầy, tức bên cung CÀN mới phải, song
chúng nó vì thể Nhơn Ðạo cho đủ Ngũ Chi, cho nên Thầy buộc phải để vào cung
Ðạo là cung
ÐÒAI, cho đủ số. Ấy vậy cái ngai của Ðầu Sư Nữ Phái phải để bên cung Khôn, tức là bên tay mặt Thầy".
Hộ Pháp hỏi cái ngai ấy ra sao? thì Thầy dạy: "Giống y như cái ngai của
Quan Thế Âm Bồ Tát, nghĩa là một cái Cẩm Ðôn để trong vườn Trước Tử trên Nam Hải,
dưới chơn đạp hai bông Sen nở nhụy."
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: "Ðầu Sư Nữ Phái chịu công cử theo luật Hội Thánh
ban hành, theo luật lệ Hội Thánh phân xử về đường Ðời và đường Ðạo".
CHÚ GIẢI: Ðầu Sư Nữ Phái phải tuân y
Tân Luật của Hội Thánh về đường Ðạo và
đường Ðời, phải chịu dưới quyền Hội Thánh xử trị cũng như Nam Phái vậy, dầu cho
sự công cử lên các phẩm vị cũng phải tùng y như luật Hội Thánh ban hành; nhứt
nhứt y quyền Nam Phái, không điều chi cải sửa, dầu cho sự hành chánh cũng vậy.
Quyền hành sự cũng về nơi Chánh Phối Sư, Ðầu Sư không đặng phép lấn quyền;
hễ lấn quyền thì phạm Pháp Chánh Truyền, cũng như Ðầu Sư Nam Phái vậy.
PCT: "Ðầu Sư Nữ Phái mặc một bộ Ðạo Phục y như Ðạo Phục Ðầu Sư Nam
Phái, phải đội một Ni Kim Cô; như các vãi Chùa, toàn hàng trắng áo chín dải có
thêu bông sen. Trên Kim Cô có choàng từ đầu tới gót. Ðội mão Phương Thiên, trên
chót Phương Thiên ngay đầu tóc có Thiên Nhãn Thầy bao quanh một vòng Minh Khí,
đi giày vô ưu màu trắng, trên chót có để chữ "HƯƠNG" nghe à!
CG: Ðầu Sư Nữ Phái mặc một bộ Ðạo Phục toàn là hàng trắng có thêu bông sen,
y như Ðạo Phục Ðầu Sư Nam Phái áo chín dải, đội một cái Ni Kim Cô nghĩa là: cái
Ni Kim Cô bằng hàng trắng, y như của các vãi Chùa, có thêu bông sen, bao quanh
đầu một cái Kim Cô bằng vàng, trên Ni Kim Cô ấy phải choàng một cái mão Phương
Thiên, nghĩa là: Cái choàng bằng hàng cho thiệt mỏng, trên chót thêm một cái mũ
bằng vàng chụp trọn đầu tóc, chính giữa ngay trước mặt có chạm Thiên Nhãn Thầy,
bao quanh một vòng Minh Khí, cái choàng của mão Phương Thiên phải cho thiệt
dài, ba thước ba tấc ba phân, vì mỗi phen lên ngự trên ngai; thì phải có hai vị
Lễ Sanh Nữ Phái theo sau, nâng đỡ chẳng cho phết dưới đất; chơn đi giày vô ưu
toàn bằng hàng trắng, trên chót mũi giày có thêu chữ "HƯƠNG" là Tịch Ðạo
(1). Nếu đội mão Phương Thiên dường ấy là phải bới đầu tóc ngay mỏ ác mới đặng
(coi đẹp chớ hệ chi mà phòng ngại !) ( 2).
Luận: Qua Lời phê Đức Hộ Pháp giải về “Áo chín dải”: Áo Ðại phục của Nữ Ðầu
Sư có hai miếng “Bố tử” trước và sau y như của Ðầu Sư Nam, nhưng không để chữ
chỉ sắc phái, mà nơi đó thêu THIÊN NHÃN bao quanh một vòng Minh khí. Đầu Sư Nữ
phái mặc một bộ Đạo phục toàn là hàng trắng có thêu bông sen, y như Đạo phục Đầu
sư Nam phái, ÁO CHÍN DẢI”.
E - KẾT LUẬN
(Trích tài liệu của Ngài Khai Pháp)
ÐẦU SƯ 頭 師 (Cardinal) là Thầy của
các Thầy khác. Người có nửa quyền Tư Pháp và nửa quyền Hành Chánh. Người đứng
trung gian giữa Giáo Tông và Chánh Phối Sư, nghĩa là giữa người cầm quyền cai
trị tối cao và người đại diện của Nhơn sanh là kẻ bị trị.
Ðã được trách vụ quan trọng như thế, nhưng không có quyền trực tiếp thân cận
với Nhơn sanh, việc chi cũng phải đi ngang qua tay Chánh Phối Sư mới được. Nếu
không truất quyền ấy thì Ðầu Sư có thể giục loạn, làm cho con cái của CHÍ TÔN
phải chia phe phân Phái. Bởi cớ, nên khi nào có loạn Ðạo, Ðầu Sư được cầm quyền
Thống nhứt, dụng độc tài mà trị loạn, dầu cho vị Chức Sắc Thiên Phong nào nhỏ
hay lớn, cho đến Giáo Tông và Hộ Pháp cũng phải tuân theo mạng lịnh của Người
khi hành sự. Nhưng khi nào hết loạn Ðạo thì không được dùng quyền Thống nhứt nữa.
Chí Tôn lập Ðạo, phân phát quyền hành cho mỗi con cái của Người, nhưng vẫn hạn
định đặng tránh sự bất công.
Tại sao truất quyền thân cận với Nhơn sanh?
Chỉ có phẩm Ðầu Sư và Chưởng Pháp được quyền tranh cử nếu khuyết ngôi Giáo
Tông. Nếu không truất quyền thân cận với Nhơn sanh của Ðầu Sư thì Chưởng Pháp
không trông gì tranh cử đặng..
Đức Hộ-Pháp nói về nguyên lai của Tam Thanh:
Ðức Chí Tôn lập giáo ngày nay trên mặt địa cầu nầy: THÁI- THƯỢNG- NGỌC tức
nhiên Tam Thanh Ứng Hóa là ba tinh thần duy chủ của nền Tôn Giáo: Thái, Thượng,
Ngọc đương nhiên là Thánh Thể của Ðức Chí Tôn đó vậy. Tại sao Ðức Chí Tôn lấy
nguyên căn Tam Bành trong buổi nộ khí của Ðức Thái Thượng Nguơn Thủy lập Ðạo
Giáo ? - Là Ðức Chí Tôn quyết định lấy cơ quan tối đại của duy tâm đánh tiêu
tan duy vật, tức nhiên lấy tinh thần đạo giáo diệt tiêu Tả Ðạo Bàng Môn.…Nhứt
là nền Ðạo Cao Ðài nầy; là khi đã nhập vào trận Vạn Tiên, Ðức Thái Thượng thì
giận Ðức Thông Thiên Giáo Chủ, Ngài biến ra Tam Bành tức là hình ảnh của Ðức
Chí Tôn lập giáo ngày nay.
Như trên: thì Tịch Đạo THANH HƯƠNG có cả thảy 9 Đầu Sư Nam phái và Ba Đầu
Sư nữ phái, cộng lại là con số 12 của Thầy thật là vẹn vẻ. Chính những Đấng Đại
Thiên phong này đã làm nên lịch sử vẻ vang cho Đạo. Nhất là Đức Quyền Giáo Tông
đứng đầu Cửu Trùng Đài đã chống vững con thuyền Đạo đến bến vinh quang; dù quá
nhiều phong ba bão táp mà vẫn đến bến thành công.
Pháp Chánh Truyền Thầy dạy:
“Như có điều chi cần yếu thì khá nài
xin nơi Ðầu Sư, vì Người thay quyền cho Ðạo trọn vẹn nơi thế nầy.
Câu: vì Người thay quyền cho Ðạo trọn vẹn nơi thế nầy tức là nói về “Phần Đạo”
và “Phần Đời” mà ĐẦU SƯ phải thi hành hai Bát Quái: Tiên Thiên và Hậu Thiên cho
tòan vẹn (Xem về Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái ở phần sau).
V - QUYỀN HÀNH
của CHÁNH PHỐI SƯ & PHỐI
SƯ
A - PHÁP CHÁNH TRUYỀN: "Phối Sư mỗi phái là 12 người, cộng là ba mươi
sáu, trong ba mươi sáu vị ấy, có ba vị Chánh".
CG: Ba vị Chánh Phối Sư, phải lựa cho đủ ba phái là: Thái- Thượng - Ngọc.
Ba vị ấy chẳng phải làm đầu cho ba mươi ba vị Phối Sư kia mà thôi, mà lại là
người thay quyền cho Ðầu Sư mà hành sự, y như quyền Ðầu Sư vậy.
Ấy là người thay mặt cho cả Hội Thánh Cửu Trùng Ðài và cả nhơn sanh.
Người nắm trọn quyền hành sự nơi tay, chỉ tùng lệnh Ðầu Sư phán dạy thế
nào, thì phải tuân theo thế ấy; chẳng đặng cải mạng lịnh tự mình chế biến; nhứt
nhứt đợi lịnh Ðầu Sư, song Ðầu Sư cũng không đặng phép giành quyền hành sự của
ba vị ấy. Hễ Ðầu Sư lấn quyền hành sự mà không do nơi Chánh Phối Sư thì là quá
quyền mình, ắt phải phạm Pháp Chánh Truyền ...Hay (1).
Ðây xin nhắc lại khi Ðức CHÍ TÔN ban lịnh lập TÂN LUẬT: vì cớ nào Ðức Giáo
Tông lại giao cho Chánh Phối Sư xem xét chỉnh
đốn trước khi dâng lên cho Ngài, kế Chưởng Pháp kiểm duợt rồi mới đệ lên
cho Hiệp Thiên Ðài phê chuẩn, sau rốt Hộ Pháp phải đem Luật ấy xuống Cửu Trùng
Ðài đọc mà ban hành ?.
Lại nữa buổi ba vị Chánh Phối Sư dâng luật: Hộ Pháp và Thượng Phẩm phò loan
cho Ðức Giáo Tông giáng sửa (13 tháng chạp năm Bính Dần). Ngài có truyền dạy ba
vị Ðầu Sư và Chưởng Pháp phải ngự trên ngai; đoạn đòi ba vị Chánh Phối Sư vào
hành lễ, rồi kêu Chánh Phối Sư Thượng
Tương Thanh mà dạy rằng: "Hiền Hữu coi Lão hành sự đây mà bắt chước".
- Ngài lại dạy ba vị Chánh Phối Sư mỗi người phải dâng luật thế nào cho đủ
sáu bàn tay nâng luật ấy, chẳng nên cho hở, đặng dâng lại cho Ðầu Sư;
- Ðầu Sư cũng phải cho đủ sáu tay mà dâng lên cho Chưởng Pháp,
- Rồi Chưởng Pháp cũng phải đủ sáu tay mà dâng lên cho Ngài. Khi ấy Ngài dạy
phải đi ngay lên Ðại Ðiện đưa qua khỏi đầu Hộ Pháp và Thượng Phẩm. Ngài hạ Ngọc
Cơ xuống dưới, đặng đi ngay qua cho khỏi Ngài nữa. Hay...(1).
Chưởng Pháp tiếp Luật rồi, lại đưa ngay qua khỏi đầu Khương Thái Công và Thánh
Chúa Jésus nữa. Sau Hộ Pháp có để lời than cùng Thầy về điều ấy, thì Thầy cười
mà phán dạy rằng: "Mắc Tiên vị của Thái Bạch còn ở dưới Thích Ca, Khổng Tử
và Lão Tử, bằng chẳng vậy thì bộ Luật cũng đi ngang qua đầu các Ðấng ấy nữa, vì
nó là Thiên Ðiều đó con". (2)
Bộ TÂN LUẬT để trước Tiên vị của Ðức Giáo Tông một ngày một đêm, cho Ngài
xét đoán; bữa sau Ngài giáng cơ than rằng: "Thiên Ðiều mầu nhiệm của Ðạo
còn thiếu sót lắm". Ngài cười rồi tiếp rằng: Những điều ấy chư Hiền Hữu biết
đâu mà lập cho đặng...Hại thay! Nếu chẳng có cơ mầu nhiệm bí mật ấy, thì chẳng
thành Luật; nếu chẳng thành Luật, thế nào thành Ðạo. Ngài cười rồi tiếp: Lão
tâu cùng Ðại Từ Ðại Bi xin thêm vào Luật những điều bí mật yếu trọng. Ấy vậy
chư Hiền Hữu cũng phải cầu khẩn với Lão, nội hạ tuần tháng nầy thì khởi nguyện,
dặn các Thánh Thất; các Ðạo Hữu phải để lòng thành khẩn; hiệp sức làm một với
Lão, mà nài xin Thánh Luật, nghe à !
(Cười...) Hễ Ðạo trọng thì tức nhiên chư Hiền Hữu trọng, vậy thì chư Hiền Hữu
biết mình trọng mà lo sửa vẹn người Ðời... Từ đây, Lão hằng giữ gìn cho chư Hiền
Hữu hơn nữa; nếu thảng Lão ép lòng cầm quyền thưởng phạt phân minh, là cố ý muốn
giá trị chư Hiền Hữu thêm cao trọng nữa, vậy Lão xin đừng để dạ phiền hà, nghe!
Ngài liền kêu hai vị Chưởng Pháp lên
lấy bộ Luật xuống, đặng dâng qua cho Hiệp Thiên Ðài, lại dạy Hộ Pháp và Thượng
Phẩm xuống Cửu Trùng Ðài đứng nơi vị mình. Hộ Pháp thì bắt ấn Hộ Pháp trấn trên
bộ Luật, còn Thượng Phẩm thì cầm Long Tu Phiến che trên ấn ấy, rồi dạy hai vị
Chưởng Pháp như vầy: "Ta kỳ cho một tháng phải nạp Luật".
Hai vị Chưởng Pháp lãnh kiểm duợt Luật trong một tháng đem nạp hồi cho Lý
Giáo Tông; rồi Ngài mới cậy hai vị Ðầu Sư thay mặt cho Ngài, đệ lên Hiệp Thiên Ðài
dâng cho Hộ Pháp cầu Thầy giáng xuống sửa lại. Nhờ Ngài và Hội Thánh cầu khẩn,
Thầy đã giáng bút truyền các Bí pháp ấy cho Hộ Pháp (3).
Coi theo đây thì thấy rõ: Ðức Giáo Tông kêu Chánh Phối Sư Thượng Tương
Thanh xem Người hành sự mà bắt chước, thì đủ chỉ rõ rằng: Ngài ban quyền hành-sự
trọn vẹn cho Chánh Phối Sư, lại buộc cả ba đều để sáu bàn tay vào cho đủ, tức
là buộc cả ba hiệp một mới đặng. Ðầu Sư cũng vậy mà Chưởng Pháp cũng vậy, phải
hiệp một mới phù hạp câu Thánh Ngôn "Một thành ba, mà ba cũng như một"
(4).
Sao lại giao cho Chánh Phối Sư chỉnh đốn TÂN LUẬT, ngày sau có phải giao
cho Chánh Phối Sư như vậy nữa chăng ?
Trên kia đã nói Chánh Phối Sư là người thay mặt cho cả nhơn sanh giữa Hội
Thánh, ấy là người làm chủ nhơn sanh trong nền Ðạo (5), hễ gọi là chủ nhơn
sanh, ấy là nhơn sanh vậy.
Trong Bát Quái Ðài kể từ Tiên vị đổ lên
cho tới Thầy thì đã vào địa vị của các Ðấng Trọn Lành "classe des
Parfaits ou des Purs" (6), từ Thánh vị trở xuống nhơn vị thì vào hàng
Thánh "classe des Épures" (6), từ thú cầm xuống vật chất thì hàng
phàm tục "classe des Impurs" (6), Ấy vậy trong Bát Quái Ðài từ bực
Thánh hồn thì còn phận sự điều đình Càn Khôn Thế Giái, giao thiệp cùng các chơn
hồn, còn ở trong vòng vật chất, nâng đỡ, dạy dỗ cho phàm phẩm tấn hóa lên cho tới
Thánh vị. Hễ vào đặng Thánh vị rồi thì tự nhiên mình biết lấy mình, dầu phải bị
đọa trần đi nữa cũng còn giữ vẹn Thánh Ðức mà tu hành đặng đạt đến địa vị trọn
lành, lên địa vị trọn lành rồi thì mới đồng quyền cùng Tạo Hóa, từ bi, tự tại bất
tiêu bất diệt.
Trong Hiệp Thiên Ðài thì có HỘ-PHÁP thay quyền cho các Ðấng Thiêng Liêng và
Thầy mà gìn giữ công bình Tọa Hóa, bảo hộ nhơn loại và vạn vật lên cho tới địa
vị tận thiện tận mỹ; người thì tận thiện, còn vật thì tận mỹ. Hay (1) Chẳng cần
lấy sức mình mà lập, chỉ bảo hộ cho sự tấn hóa tự nhiên khỏi điều trở ngại, nếu
nói có quyền bảo hộ thì phải có Luật pháp, lấy Luật pháp mà kềm chế nhơn sanh,
cũng như các Ðấng trọn lành lấy Thiên Ðiều mà sửa trị Càn Khôn Thế Giái.
HỘ-PHÁP là thể các Ðấng Trọn Lành, Hay (1) người lại giao quyền cho Thượng
Phẩm lập Ðạo, đặng dìu dắt các chơn hồn lên tột phẩm vị của mình, tức là nâng đỡ
binh vực cả Tín Ðồ và Chức Sắc Thiên Phong ngồi an địa vị, cũng như chư Thần,
Thánh điều đình Càn Khôn Thế Giái cho an
tịnh hòa bình mà giúp sức cho vạn loại sanh sanh hóa hóa.
THƯỢNG PHẨM tiếp các chơn hồn của Thượng Sanh giao vào cửa Ðạo; Thượng Phẩm
là người thể Ðạo đối với hàng Thánh, ấy là người làm đầu các Thánh.
Còn THƯỢNG SANH về thế độ, đem các chơn hồn vào cửa Ðạo, dầu nguyên nhân
hay là hóa nhân cũng vậy, phải nhờ người độ rỗi. Thượng Sanh đặng mạng lịnh
chuyển thế, điều độ nhơn sanh ra khỏi trầm luân khổ hải, Hay (1) buộc Thượng
Sanh phải gần kẻ vô đạo đặng an ủi dạy dỗ, mà kể từ hạng vô đạo trở xuống, cho
tới vật chất thuộc về phàm, ấy vậy Thượng Sanh là thể Ðời, người đứng đầu của
phẩm phàm tục. Hay (1).
Trong Cửu Trùng Ðài có:
- Ðầu Sư thì đối với phẩm Ðịa Tiên,
- Chưởng Pháp thì đối với phẩm Nhơn Tiên,
- Giáo Tông thì đối với phẩm Thiên Tiên.
- Tam Trấn Oai Nghiêm thay quyền Phật vị tại thế nầy. Ấy vậy, các Ðấng ấy đối
phẩm cùng các Ðấng Trọn Lành của Bát Quái Ðài.
- Giáo Tông giao quyền cho Ðầu Sư
- Ðầu Sư lại phân quyền cho Chánh Phối Sư, Hay(1) lập Ðạo đặng độ rỗi nhơn
sanh; cũng như Hộ Pháp giao quyền cho Thượng Sanh và Thượng Phẩm;
- Còn Chánh Phối Sư và Phối Sư đối phẩm Thiên Thánh, - Giáo Sư đối phẩm
Nhơn Thánh,
- Giáo Hữu đối phẩm Ðịa Thánh,
- Lễ Sanh đối phẩm Thiên Thần,
- Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự đối phẩm Nhơn Thần,
- Chư Tín Ðồ đối phẩm Ðịa Thần. Hay(1)
Ấy vậy, các vị ấy đối phẩm vào hàng Thánh của Bát Quái Ðài là cầm quyền lập
Ðạo.
Kẻ Ngoại Giáo, Tả Ðạo Bàng Môn, người vô đạo, riêng nắm quyền hành thế tục,
nghịch cùng chơn lý Chánh Truyền; mượn thế lực phàm tục mà diệt lành dưỡng dữ,
mê hoặc nhơn sanh, lưu luyến trần thế; trên không biết Trời, dưới không kỉnh đất; lấy
người làm lợi
khí đặng vụ tất công danh, quyền
quyền thế thế: chẳng kiêng nể luân hồi, ham vật chất hơn tinh thần, lấy vinh hoa
của kiếp sanh làm sở nguyện, như thú vật, cây cỏ, sắt đá, chỉ biết sống mà
không biết sống để làm gì, còn không hay, mà mất cũng không biết. Ấy là hạng
phàm, gọi đời đó vậy,
( Hay... Áng văn tuyệt bút Lão khen đa !) (1)
Thầy đã dạy nhơn sanh tự lập Luật lấy mình, mà Chánh Phối Sư đã hẳn là người thay mặt cho Nhơn Sanh, tức
nhiên quyền hành lập Luật là nơi tay Chánh Phối Sư đã đáng.
- Quyền hành chánh trị về phần Ðầu Sư,
- Mà quyền hành sự về Chánh Phối Sư,
Bằng chẳng vậy thì ngôi Giáo Tông, Ðầu Sư cũng không kiêng nể; vì đã nhứt
thống quyền chánh trị và luật lệ; lại nữa, Thầy đã định ngôi Giáo Tông thì Ðầu Sư
và Chưởng Pháp tranh cử đặng, nếu không giảm quyền Ðầu Sư thì Chưởng Pháp mong
chi đắc cử.
PCT: "Ba vị Chánh Phối Sư đặng phép thế quyền cho Ðầu Sư, song không đặng quyền cầu phá luật lệ".
CG: Hễ trái mạng lịnh Thiêng Liêng, sửa cãi luật lệ mà hành sự, hoặc thêm,
hoặc bớt, thì là phạm phép Thiên Ðiều làm cho Thánh Giáo trở nên Phàm Giáo. Nhơn
sanh là Phàm, Hội Thánh là Thánh, nếu không Hội Thánh phê chuẩn thì những điều
chi sửa cãi bởi Chánh Phối Sư, nghĩa là nhơn sanh, đều là phàm cả, mà hễ phàm
thì khó mong lập vị Thánh cho đặng. Hay (1) Bởi cớ ấy nên Thầy không cho Chánh
Phối Sư lập Luật; ấy cũng là cơ mầu nhiệm, diệt phàm của Ðạo vậy. Hay (1).
Chú thích: (1) Ấy là lời khen của Ðức Lý Giáo Tông.
(2) Cười... Cái giá trị của TÂN LUẬT
dường đó, mà cả Hội Thánh coi rẻ rúng chẳng kể, làm cho LÃO phải từ ngôi Giáo Tông,
đặng lấy Thiên Ðiều khảo tội. Ôi thôi! Biết bao kẻ bị đọa lạc vào Phong đô, vì
đó.
(3) Mừng thay cho nhơn loại chút ít rồi. Hội Thánh Chơn Truyền Tân Pháp đã đạt đặng như phép "Giải
Oan", phép "Khai Sanh Môn", Ban Kim Quan v..v. lại còn nhiều bí
pháp nữa mà Hộ Pháp chưa có lịnh truyền và lại bị chúng sanh và Hội Thánh còn mờ
hồ không nạp dụng. Ngày nay chẳng biết các Ðấng Thiêng Liêng là chư Thần,
Thánh, Tiên, Phật tại Bát Quái Ðài đã thọ lịnh của Thầy mà hành Pháp vì thuộc về
quyền hành của các Ðấng ấy; ngày nay mới tính sao? Trong các bí pháp có cơ mầu
nhiệm đắc Ðạo, bây giờ các Ðấng ấy có cho hay là không? Thảm!... Cười), nếu Lão
có phương chỉnh đốn nền Ðạo lại thì đặng, bằng chẳng vậy, thì không có một người
đắc Pháp, Cửu Trùng Ðài cũng đã yểm quyền Bát Quái Ðài mà chớ: Thật vậy đó chút
!
(4) Ấy là cơ vô vi Tinh- Khí -Thần
hiệp nhứt, chư Hiền Hữu có biết à ! Ngọc là Tinh, Thượng là Khí, Thái là Thần,
nếu cả ba không hiệp thì chẳng hề thành Ðạo đặng khá nhớ!
(5) Ðây cũng nên giải, vì cớ nào kể
từ phẩm Chánh Phối Sư trở xuống, thuộc về THẾ, nghĩa là Ðời và từ phẩm Ðầu Sư đổ
lên thuộc về Thánh, nghĩa là ÐẠO, bên Hiệp Thiên Ðài cũng có Ðời và Ðạo, mà Bát
Quái Ðài cũng phải có vậy, mới nhằm cơ hiệp một Ðời cùng Ðạo. Tức là trong Ðạo
có Ðời, mà trong Ðời cũng có Ðạo. (6) Ðức
Lý Giáo Tông khen hay.
B - LUẬN ĐẠO
Tam thập lục Thánh 三 十 六 聖
Là chỉ chung 36 vị vào hàng phẩm Phối Sư trong cơ quan Cửu Trùng Đài đứng
vào Nhơn Thánh, là bậc cao thượng về đạo đức tinh thần. Đức Cao Thượng Phẩm
nói: “Tam Thiên Thế giới là ngôi vị, còn Thất Thập Nhị Địa là trường thi công
quả".
Theo Dịch: Số 3 là số biến của số 1. Đó là Tam vị nhất Thể của Bà-La-môn
(La Trinité Brahmaniste) mà Đạo Cao-Đài hiện đang tôn kính đặt trên đỉnh
Bát-Quái-Đài Tòa Thánh là ba vị Phật: Brahma- Civa- Chritsna.
“Thầy dạy: Bát-Quái biến-hóa vô
cùng, phân định Ngũ hành, Càn Khôn muôn vật. Thái-cực sanh Lưỡng Nghi tức Tam
Thiên-vị (ba ngôi Trời). Dưới ba ngôi ấy có Tam Thập Tam Thiên (ba mươi ba từng
trời) cộng với ba ngôi trên là ba mươi sáu từng trời, nên gọi là Tam Thập Lục
Thiên. Trong mỗi từng Thầy chia Chơn-linh, có một vị Đại-La Thiên-Đế Chưởng-quản”.
Như vậy số 3 là chân số của Dịch, con số căn bản của Trời đất. Từ đó suy ra
con số 33 rút gọn lại cũng là 3 (33: 3) nghĩa là chia đúng cho 3; mà 36 cũng
chia đúng cho 3 “Ba mươi sáu cõi Thiên Tào”. Do vậy mà các phẩm tước trong Cửu
Trùng Đài được Đức Chí-Tôn qui định trong Pháp Chánh Truyền:
- Trên hết là ngôi Giáo-Tông chỉ có 1 (ngôi duy nhứt: Thái cực rồi cũng biến
ra 3); từ đó biến hóa ra hằng hà sa số:
- 3 ngôi Chưởng Pháp (Tam Dương- vì là Hiệp-Thiên Đài)
- 3 ngôi Đầu-Sư (Tam Âm- phần
hành Cửu
Trùng Đài)
Đức Lão-Tử dạy: “Đạo sinh nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật”.
Nay Lễ-nghi trong nền Đại-Đạo áp dụng công thức này một cách nghiêm túc. Nhất
là Lễ Dâng Tam Bửu 3 lần mới thành. Ấy
là phép lễ chế do nhà Châu qui định “Lễ dĩ TAM vi thành” nghĩa là làm Lễ
phải ba lần mới hoàn thành. Từ đó trong Tôn-giáo luôn lấy sổ 3 làm căn bản sinh
mọi thứ như: Tam Tài, Tam Giáo, Tam nguơn, Tam Thánh, Tam Thanh, Tam Công, Tam
lập…Quả thật là “SỐ 3 huyền diệu”
Tuy Thầy dạy sắp xếp ngôi thứ cho Chức sắc Thiên phong, mà thật ra là chỉ rõ
con đường tu để về Trời tức là nơi mà Phật giáo gọi là Niết bàn. Thầy đã bắc
thang tiến tới phẩm Phối sư có 36 tức “Tam Thập Lục Thánh” nhưng kỳ thật lại chọn
trong số này ra ba vị Chánh Phối Sư để làm đầu, quyền hành rất cao trọng. chỉ còn
lại 33 vị Phối sư mà thôi. Nếu không bước vào Chánh Phối Sư thì không thế nào
lên địa vị Đầu Sư được.
2 - Yếu trọng của ngày
dâng Tân Luật:
PCT buộc: “Chánh Phối Sư dâng luật. Hộ Pháp và Thượng Phẩm phò loan cho Ðức
Giáo Tông giáng sửa (13 tháng chạp năm Bính Dần). Ngài ban quyền hành sự trọn vẹn
cho Chánh Phối Sư, lại buộc cả ba đều để sáu bàn tay vào cho đủ, tức là buộc cả
ba hiệp một mới đặng. Ðầu Sư cũng vậy mà Chưởng Pháp cũng vậy”.
Thế mà Ngài Thượng Chưởng Pháp Nguyễn văn Tương Thiên phong ngày 24-07-Bính
Dần. Ông lại thọ bệnh và đăng Tiên ngày: 5-11-Bính Dần (dl: 11-12-1926), Ngài
Chưởng Pháp Nguyễn Văn Tương chỉ hưởng được 48 tuổi, an táng tại tư gia ở làng
Hữu Ðạo (Mỹ tho)
Chuyện trớ trêu ngày 13-12-Bính Dần là ngày dâng Luật, buộc Chưởng Pháp “cả
ba đều để sáu bàn tay vào cho đủ” để dâng Luật, nhưng Ngài Thượng Chưởng Pháp lại
qui trước hơn một tháng rồi !
Bấy giờ: Ngài Trần Đạo-Quang (1870-1946) được phong làm Quyền Thượng Chưởng
Pháp. (Sở dĩ Ngài Trần Đạo Quang là “Quyền Thượng Chưởng pháp” là để cho đủ số
người dâng Luật trong hàng phẩm Chưởng Pháp).
Giữa năm 1927, khi Ngài Ngọc Chưởng Pháp Trần Văn Thụ qui Thiên, Ngài Trần Ðạo
Quang, thế danh là Trần Thanh Nhàn, sanh năm Canh Ngọ (1870), tu theo Minh Sư đến
chức Thái Lão Sư, trụ trì ở Linh Quang Tự, Gò Vấp. Ngài được Ðức Chí Tôn giáng
cơ độ Ngài theo Ðạo Cao Ðài, được ân phong là Ngọc Chưởng Pháp chánh vị. Khi
qui về Tòa Thánh thì bộ râu ba chòm của Ngài tự đoanh lại chỉ còn một chòm duy
nhứt. Nhưng về sau Ngài tách rời khỏi Tòa Thánh Tây Ninh và lập Chi Phái riêng.
“Chánh Phối Sư, lại buộc cả ba đều để sáu bàn tay vào cho đủ, tức là buộc cả
ba hiệp một mới đặng. Ðầu Sư cũng vậy mà Chưởng Pháp cũng vậy”.
Như thế là mỗi hàng phẩm như:
Chưởng Pháp: ba vị phải đủ 6 bàn
tay dâng Bộ Luật
Ðầu Sư : ba vị phải đủ 6
bàn tay dâng Bộ Luật
Chánh Phối Sư: ba vị phải đủ 6 bàn tay dâng Bộ Luật.
Tại sao phải là 6 bàn tay (6x3=18)
Với Bát Quái Hậu Thiên hay Bát Quái Đồ Thiên CÀN ở vị trí số 6 (Lục Càn).
Nhưng riêng ở Bát Quái Tiên Thiên thì CÀN là số 1 (Càn Nhứt) Nếu Càn 1 thì đơn quái (do 3 nét nhứt họp lại). Nói cách khác khi
nhìn vào con số thì Càn 3 nét liền, Khôn
3 nét đứt, ghép lại cũng là con số của 36 vị Thánh, tức là biểu tượng của
Càn –Khôn Thiên địa rồi. Hiệp (3+6=9) mà ba lần con số 6 là 18 (1+8=9). Vậy thì:
Càn là Trời, quyền năng tối thượng, Trời vi chủ.
3 - PHẦN HÀNH CỦA CỬU VIỆN
1/- CHÁNH PHỐI SƯ 正 配 師 (Phẩm)
E: The Principal Archbishop.
F: L'Archevêque Principal.
(Chánh là đứng đầu, lớn nhứt. Phối
Sư là phẩm Chức sắc Cửu-Trùng-Ðài đối phẩm với Thiên Thánh của Bát-Quái Đài).
Chánh Phối Sư là người đứng đầu các vị Phối Sư. Theo Pháp Chánh Truyền, phẩm
Chánh Phối Sư không do công cử, mà do Ðức Giáo Tông lựa chọn một vị trong 12 Phối
Sư của mỗi phái lên làm Chánh Phối Sư cầm đầu 11 vị Phối Sư còn lại.
Cửu-Trùng-Đài có 3 phái: Thái, Thượng, Ngọc, nên có ba Chánh Phối Sư: Thái
Chánh Phối Sư, Thượng Chánh Phối Sư, Ngọc Chánh Phối Sư. Trong ba phái: Thái,
Thượng, Ngọc thì mỗi phái sẽ điều hành ba Viện theo đúng Thánh ngôn dưới đây của
Đức Lý Giáo-Tông (Cửu Viện).
THÁI : Hộ, Lương, Công ngoại chủ
trương
THƯỢNG: Học, Y, Nông chấp phương cương
NGỌC: Hòa, Lại, Lễ quyền cai quản,
Cửu Viện phân qua khả khán tường.
Bài Thánh ngôn trên có nghĩa như sau:
- Phái Thái coi ba viện: Hộ viện, Lương viện, Công viện, coi sóc, (đốc suất) bên ngoài.
- Phái Thượng coi ba viện: Học viện, Y viện, Nông viện, đảm trách phương pháp làm cho Đạo mạnh
thêm.
- Phái Ngọc coi ba viện: Hòa viện, Lại viện, Lễ viện. Đây là quyền cai quản của phái Ngọc.
Chín viện phân qua cho xem, phải biết một cách tường tận (Thượng là Thượng Chánh Phối Sư Chưởng quản):
2/ - THÁI CHÁNH PHỐI SƯ
Thái Chánh Phối Sư lo về mặt Tài Chánh, gìn giữ sản nghiệp của Ðạo, làm Chủ
Tọa Hội Thánh.
Dưới quyền Thái Chánh Phối Sư có ba Viện:
- Hộ Viện: Lo việc thâu xuất tài chánh, phân phát lương hướng, phụ cấp cho
Chức sắc (Trésorerie).
- Lương Viện: Bảo đảm sự sanh nhai, tìm phương nuôi sống toàn Ðạo về mặt vật
thực (Intendence).
- Công Viện: Lo việc tạo tác dinh thự, đường giao thông, gìn giữ sản nghiệp
của Ðạo (Travaux puplics).
2 - THƯỢNG CHÁNH PHỐI SƯ:
Nghị định thứ tư của Đức Lý Giáo-Tông dạy:
Ðiều thứ nhứt: Thượng Chánh Phối Sư có quyền xem xét các nơi, chăm nom Ðạo
hữu.
Ðiều thứ tư: -Thượng Chánh Phối Sư, đặng quyền thay mặt cho toàn Ðạo mà
giao thông cùng Chánh Phủ và cả Tín đồ, quyền giáo dục nhơn sanh do nơi tay Người
nắm, làm Chủ Tọa Hội Nhơn Sanh.
Lo mặt ngoại giao với Chánh Phủ, quyền ba Viện:- - Học Viện (Instruction
publique) lo bảo toàn: Thể, Trí, Ðức dục của toàn thể Chức sắc, Ðạo hữu và Nhi
đồng.
- Y Viện (Santé publique) chuyên môn khoa cứu tế, lo trị các chứng bịnh của
toàn Ðạo.
- Nông Viện (Agriculture) lo khai phá mở mang đồn điền, chuyên về trồng tỉa.
4/ - NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ:
Nắm quyền tạp tụng, cầm quyền Chủ Trưởng Chức Sắc, lo việc văn từ, chưởng
quản 3 Viện:
- Hòa Viện: (Affaires intérieures et extéreures) lo về nội, ngoại giao, gìn
giữ trật tự và bảo an toàn Ðạo.
- Lại Viện: (Service du personnel) lo về công văn, Bộ Ðạo, Bộ Khai Sanh, Bộ
Khai Tử, Bộ Hôn Thú, Bộ Chức Sắc Hành Chánh, thuyên bổ Chức sắc trấn nhậm các nơi.
- Lễ Viện: (Service des Rites) lo về nghi tiết, cúng kiến, quan, hôn, tang,
tế.
Cả 9 Viện trên đây họp lại gọi là Cửu Viện Nội Chánh, tức là Nội Các của Ðạo
vậy.
4 - PHỐI SƯ
Chú giải: “Là người lãnh quyền của Chánh Phối Sư ban cho, đặng đồng quyền,
đồng thể cùng Chánh Phối Sư khi Người giao trách nhậm cho mình; chẳng đặng làm
điều chi không có lịnh của Chánh Phối Sư truyền dạy; nhứt nhứt điều phải tuân mạng
lịnh của Chánh Phối Sư khi đặng sai trấn nhậm các nơi; mọi điều canh cải là phạm
Pháp Chánh Truyền, ắt bị giải ra Tòa Tam Giáo”.
C - ÐẠO PHỤC CỦA CHÁNH PHỐI SƯ
VÀ PHỐI SƯ
CHÚ GIẢI: Ðạo Phục cũng có hai bộ phân biệt nhau (Ðại Phục và Tiểu Phục) như
của vị Ðầu Sư, song trước ngực và sau lưng có thêu Thiên Nhãn Thầy bao quanh một
vòng vô vi.
Chánh Phối Sư thì áo chín dải, còn Phối Sư ba dải. Chánh Phối Sư phái Thái
thì choàng ngoài Ðại Bá Nạp Quang màu Ðỏ, còn Phối Sư phái Thái thì Tiểu Bá Nạp Quang. Ðầu đội
Bát Quái Mạo y như của ba vị Ðầu Sư song tùy theo sắc phái mình, chơn đi giày
vô ưu màu đen, trước mũi không có chữ chi hết.
Còn Tiểu Phục cũng như Ðại Phục, đầu không đội mão mà bịt khăn tùy theo sắc
phái mình, chín lớp chữ nhứt”.
LUẬN:
PHỐI SƯ (Archevêque) Phối Sư là người cầm đầu giềng mối chánh trị của Ðạo,
có 36 vị, chia ra làm 3 Phái, mỗi Phái 12 vị, trong 12 vị phải có một vị Chánh.
Chánh Phối Sư đã là người thay mặt cho nhơn sanh chỉ biết tuân lịnh mà
thôi, chớ không phép cãi lịnh, có phép dâng Luật lên cho Ðầu Sư cầu xin chế giảm
chớ không đặng phép lập Luật. Như ngày sau, nếu Thầy ban quyền cho nhơn sanh lập
Luật lại nữa, thì người mới có quyền chỉnh đốn luật lệ như buổi nầy vậy.
Ngày 06-07-Bính Dần (dl: 13-08-1926) tại nhà Ngài Thái Thơ, Đức Chí-Tôn dạy
Bà Lâm Ngọc Thanh may Thiên phục (Trích Thánh giáo dạy may Thiên phục cho hai vị
Đầu Sư và ba vị Phối Sư):
THƠ, vô quì nghe Thầy dạy may Thiên phục:
“Khăn, áo màu vàng, mà cho thiệt tốt; khăn 9 lớp, áo
gài ba dải. Con Lâm Thị Ái-Nữ, lo giùm Thầy năm cái áo mão cho Lịch, Trung, Tương, Trang, Thơ. Mão ấy Thầy sẽ vẽ, còn áo THƠ thì Ái nữ thêu “CON MẮT” ở
giữa, chung quanh có sáu chữ Cổ tự đề ĐẠI
ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ 大 道 三 期 普 渡 ngay trước ngực và sau lưng, như miếng Bố tử, chạy hai vòng vô vi bao
chung quanh nghe !”
Lưu ý: Tất cả các lọai “Bố tử” trên đều phải đặt chữ Đạo 道 (12 nét) trên đỉnh, hai chữ Đại 大 (3 nét) và Tam 三 (3 nét) đối xứng nhau qua
chữ Đạo, ấy là tam Âm tam Dương.
Ba chữ còn lại là Kỳ 期, Phổ 普, Độ 渡, mỗi chữ 12 nét, cộng chung là 36 nét ấy là 36 cõi
Thiên tào ứng với lời Minh Thệ 36 chữ. Tất cả đều nghịch chiều với kim đồng hồ.
Những hình trên đều là hình chụp từ trên áo Chức sắc nên chưa chính xác. Phải rập
theo khuôn mẫu trong tấm huy hiệu của Đức Hộ Pháp bên đây mới đúng ý nghĩa)
Như vậy, ngày này Thầy phong cho Ngài Nguyễn Ngọc Thơ phẩm Phối Sư phái
Thái, nhưng chưa lập thệ.
Về sau: Ông Thơ là Quyền Đầu sư phái Thái.
Qua ngày 12-07-Bính Dần (dl: 19-08-1926) Bà Lâm Ngọc Thanh trình áo mão
Thiên phục đã may.
Thầy dạy: “Thơ, đem mão Thầy coi con! Hay cho Lâm Thị Ái-nữ, con tôi ưa hoa
hòe quá ! Trúng lắm, nhưng mà con vợ con nó làm coi lăng quằng trong đó quá, lại
thiếu 6 cung kia nữa. Thây, mặc nó; đừng sửa nó hờn! Biểu ái nữ để bông sen coi
phải hơn là để bông mai; còn mấy phía, chớ chi con Thầy nó làm nhánh dương liễu
với mấy chữ BÁT-QUÁI nó làm lớn hơn mà dài xuống một chút nữa. Thơ, đưa áo lên
cho Thầy coi. Đặng, phải vậy, mặc vào con. Tốt quá con há! Ấy là Tiểu phục, còn
Đại phục thì đội Mão và vấn khậu đỏ. Đặng rồi đó con, biểu thêu cho khéo nghe!”
D - QUYỀN HÀNH
NỮ CHÁNH PHỐI SƯ VÀ PHỐI SƯ
CHÚ GIẢI: Y như quyền hành Chánh Phối Sư và Phối Sư Nam Phái, song chưởng
quản Nữ Phái mà thôi.
PCT: "Phối Sư cũng mặc y phục như vậy, song không có mão Phương Thiên,
áo ba dải, nhưng trước ngực có thêu Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh
Khí".
CG: Chánh Phối Sư mặc Ðạo Phục y như Ðầu Sư, áo chín dải, toàn bằng hàng trắng,
nơi trước ngực có thêu Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh Khí áo có thêu
bông sen y như của Ðầu Sư vậy, đầu đội Ni Kim Cô cũng như Ðầu Sư, chơn đi giày
vô ưu, có Tịch Ðạo trước mũi, song không đặng phép đội mão Phương Thiên.
Phối Sư cũng mặc Ðạo phục y như Chánh Phối Sư song áo có ba dải mà thôi.
Chơn cũng đi giày vô ưu, có chữ Tịch Ðạo trước mũi.
NI KIM CÔ 尼 金 箍
E: The hood of female bonze.
F: Le capuchon de bonzesse.
(Ni: người phụ nữ xuất gia đi tu. Kim: vàng. Cô: cái vành, cái đai) Kim Cô
là một cái vành tròn bằng vàng.
Đạo phục của Nữ Đầu Sư có đội một cái Ni Kim Cô bằng hàng trắng, y như các
vãi chùa, có thêu bông sen, bao quanh đầu một cái Kim Cô bằng vàng, trên Ni Kim
Cô ấy phải choàng một cái mão Phương Thiên, nghĩa là một cái choàng bằng hàng
cho thiệt mỏng, trên chót thêm một cái mũ bằng vàng chụp trọn đầu tóc, chính giữa;
ngay trước mặt có chạm Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh khí. Cái choàng
của mão Phương Thiên phải cho thiệt dài, 3 thước 3 tấc 3 phân, vì mỗi phen lên
ngự trên ngai thì phải có hai vị Lễ Sanh nữ phái theo sau, nâng đỡ chẳng cho phết
dưới đất.
Nữ Chánh Phối Sư, Nữ Phối Sư, Nữ Giáo Sư đều đội Ni Kim Cô bằng hàng trắng,
phải cho dài từ đầu tới gót.
Ni cô: 尼 姑 người phụ nữ xuất gia tu
theo Phật giáo.
Ni sư: 尼師 là Ni cô tu lâu năm, có trình độ cao.
VI - QUYỀN HÀNH GIÁO SƯ
A - PHÁP CHÁNH TRUYỀN: “Giáo Sư có 72 người, mỗi phái là 24 người”.
CHÚ GIẢI: Giáo Sư có 72 người, chia đều ra mỗi Phái là 24, không đặng phép
tăng thêm hay là giảm bớt.
PCT: “Giáo Sư là người dạy dỗ chư Môn Ðệ trong đường Ðạo và đường Ðời”.
CG: Ðã biết rằng Giáo Sư thế quyền cho Ðầu Sư và Phối Sư mà cai quản các
Thánh Thất nơi Châu Thành lớn mặc dầu, nhưng Thầy định quyết cho người có quyền
dạy dỗ mà thôi, song quyền hành có rộng thêm đôi chút là dạy dỗ trọn cả đường Ðạo
và đường Ðời. Nghĩ cũng chẳng chi làm lạ, vì cả Chức Sắc Hội Thánh Cửu Trùng
Ðài của Thầy lập, phải tùy theo tôn chỉ Ðạo, nghĩa là xu hướng về phần giáo dục
mà thôi. Thầy đã xưng là Thầy đặng dạy dỗ, còn tên của Chức Sắc đủ chỉ rõ ràng
phận sự giáo hóa là chánh vai của mỗi người; như Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Ðầu
Sư, Giáo Tông; xem rõ lại thì tên mỗi vị chẳng mất chữ GIÁO hay là chữ SƯ. Cơ Ðạo
từ cổ chí kim vẫn vậy, lại hiệp lời nầy "Thiên mạng chi vị tánh, suất tánh
chi vị Ðạo, tu Ðạo chi vị Giáo". Thầy chỉ cậy Hội Thánh Thầy đã đến lập,
thay quyền cho Thầy mà dạy dỗ cả con cái của Thầy, nghĩa là chúng sanh đặng
lành; ấy là phận sự cần nhứt của Hội Thánh đó.
PCT: “ Buộc chúng nó lo lắng cho các con như anh ruột lo cho em”.
CG: Thầy buộc Giáo Sư phải lo lắng cho các Tín Ðồ trong địa phận mình cai
quản, như anh ruột lo cho em, nghĩa là thân cận với các Tín Ðồ như anh em một
nhà, cần lo giúp đỡ, phải đoạt tình thân thiết của mỗi người cho họ đủ yêu mến
mà nương dựa nơi mình, hầu lừa thế chia vui, sớt nhọc, tình ái liên lạc thế
nào, phải cho ra người anh ruột của các Tín Ðồ, mới vừa lòng Thầy sở định.
Hay(1) Những tiếng anh ruột lo cho em là đủ nghĩa.
PCT: “ Chúng nó cầm sổ bộ của cả Tín Ðồ”.
CG: Bộ sanh tử, bộ hôn phối, sổ nhập
môn hay là trục xuất của cả Tín Ðồ, đều về phần Giáo Sư nắm giữ. Giáo Sư là người
thủ bộ Ðời của Ðạo, quyền hành đã nhứt định; chẳng Chức Sắc nào đoạt đặng.
PCT: “ Chúng nó phải chăm nom về sự tang hôn của mỗi đứa”.
CG: Hễ thủ bộ Ðời, thì chăm nom về tang hôn rất tiện. Quan, Hôn, Tang, Tế,
là điều cần nhứt của kiếp sống người đời, mà Thầy chỉ định giao cho Giáo Sư có
sự tang hôn mà thôi; ấy vậy Giáo Sư đặng trọn quyền sắp đặt sửa đương thế nào
cho hai lẽ ấy đặng phù hạp với tục lệ của nhơn sanh, tùy theo phong hóa của các
sắc người, song chẳng đặng làm cho thất thể Ðạo, nghĩa là mỗi điều sửa cải phải
do nơi Hội Thánh phê chuẩn. Thầy đã nói: "Của mỗi đứa", tức nhiên
mình cũng phải hiểu của mỗi nước.
PCT: “Như tại Châu Thành lớn thì mỗi đứa đặng quyền cai quản, cúng tế Thầy
như Ðầu Sư và Phối Sư”.
CG: Ðây Thầy đã nói tại Châu Thành lớn, thì chúng
sanh cũng nên hiểu là địa phận thuộc về dưới quyền trách nhậm của Giáo Sư
cai quản, người đặng quyền cúng tế Thầy như Ðầu Sư và Phối Sư, mà đặng quyền
cúng tế Thầy như Ðầu Sư và Phối Sư thì tức nhiên phải tùng theo lễ phép của Ðầu
Sư và Phối Sư phán dạy. Ấy vậy lễ cúng tế chẳng phải trọn quyền của người mà là
của Hội Thánh sở định.
PCT: “Chúng nó đặng dâng sớ kêu nài về sự luật lệ làm hại nhơn sanh hay là
cầu xin chế giảm luật lệ ấy”.
CG: Những Tân Luật hay là Cựu Luật mà đã rõ có hại cho nhơn sanh, thì Giáo Sư đặng phép kêu nài hay là cầu
xin chế giảm.
PCT: “Chúng nó phải thân cận với mỗi Môn Ðệ, như anh em một nhà, cần lo
giúp đỡ, nghe à!”
CG: Ðây là một câu Thầy lập lại nữa, quyết định cho Giáo Sư phải thân cận với
mỗi Môn Ðệ của Thầy như anh em một nhà, cần lo giúp đỡ, nên chi, Thầy mới gằn
hai chữ "nghe à !” xin hãy coi đó mà để ý.
Giáo Sư đã là người thay quyền cho Ðầu Sư và Phối Sư mà cai quản Thánh Thất
và cúng tế Thầy, ắt buộc phải tùng quyền Phối Sư, chẳng đặng trái mạng lịnh người,
trừ ra các quyền hành riêng Thầy đã định, thì nhứt nhứt đều tùng trật tự, do lịnh
Phối Sư không đặng phép tự mình sửa cãi. Nếu sửa cãi là phạm trật tự, mà phạm
trật tự, nghịch Pháp Chánh Truyền ắt bị giải ra Tòa Tam Giáo.
B - ÐẠO PHỤC CỦA GIÁO SƯ
CHÚ GIẢI: Ðạo Phục của Giáo Sư cũng có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu
Phục.
Giáo sư là chính thức người Thầy dạy rồi, đủ tư cách làm gương và một kiến
thức cao siêu, đã chủân bị sẵn sàng từ cấp Giáo Hữu, có hai bộ Đạo phục, chứng
tỏ Âm Dương trọn vẹn, Đạo Đời tương đắc.
- Bộ Ðại Phục thì toàn bằng hàng tùy theo sắc phái.
Nếu là: - Thái Giáo Sư thì Đạo phục
màu vàng (màu Đạo)
- Thượng Giáo Sư thì Đạo phục màu xanh.
- Ngọc Giáo Sư thì Đạo phục màu đỏ.
- Nơi trước ngực và sau lưng có thêu Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng vô
vi, áo ba dải.
- Đầu đội Thiên Nguơn Mạo Bát Quái, tùy theo sắc phái, có thêu chữ Bát Quái
chung quanh, trên chót mão có Minh Châu Lý, Giáo Sư không đặng đi giày.
1 - THIÊN NGUƠN MẠO BÁT
QUÁI
天 元 帽 八 卦
E: The rounded headress octagonal in shape.
F: La coiffure arrondie de forme octogonale.
(Thiên: Ông Trời, từng Trời, cõi Trời.
Mạo: cái mão. Bát quái: tám quẻ Dịch) Thiên Nguơn Mạo Bát Quái là cái mão của
Giáo Sư nam phái Cửu Trùng Đài, phần trên giống hình trái bí đỏ, có tám múi đều
nhau, trên mỗi múi có thêu một chữ của Bát Quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly,
Khôn, Đoài, trên chót mão có hột minh châu lý.
- Thượng Giáo Sư đội mão màu xanh,
- Ngọc Giáo Sư đội mão màu đỏ.
- Đặc biệt Thái Giáo Sư không đội
Thiên Nguơn Mạo Bát Quái, mà đội mão Hiệp Chưởng của nhà Thiền (giống mão của
Hòa Thượng).
-Tiểu Phục cũng như Ðại Phục. Ðầu không đội mão mà bịt khăn tùy theo sắc
phái mình, bảy lớp chữ Nhơn.
Duy có Giáo Sư phái Thái phải choàng ngoài một Tiểu Bá Nạp Quang gọi là
"Khậu", đầu đội mão Hiệp Chưởng của nhà Thiền, hai bên có thêu Thiên
Nhãn”.
2 - LUẬN ĐẠO
Từ Giáo Sư trở xuống: không mang giày vào Đền. Mặc Tiểu phục đầu đội khăn
đóng bảy lớp chữ Nhân 人chứng tỏ chưa thật hết thất
tình; hàng Nhơn Thánh, Thánh 聖 còn phải nghe (Nhĩ 耳) phải học (Khẩu 口) Hai chữ ở phần trên của chữ Thánh. Thế nên: nghe là học, nói là hành; phải
tri hành hiệp nhứt…dần dần nên cao thượng.
“GIÁO SƯ 教 師 (Evêque) Giáo Sư cầm quyền
cai trị của Ðạo trong một Trấn, hay một nước. Toàn thể Ðạo có 72 vị Giáo Sư
chia làm 3 Phái: Thái, Thượng, Ngọc, mỗi Phái 24 vị, chẳng đặng tăng thêm hay
giảm bớt. Giáo Sư được rộng quyền dạy dỗ Nhơn sanh trọn vẹn đường Ðạo và đường
Ðời. Có quyền xin chế giảm luật lệ cho hạp với trình độ trí thức, hay sanh hoạt
của Nhơn sanh.
Một thí dụ nữa: Như có khuyết phẩm Giáo Sư Phái Thượng, cả thảy Giáo Hữu
xúm nhau công cử một vị trong 1.000 vị Giáo Hữu Phái Thượng cho thăng vị, còn
2.999 vị kia phải chờ đợi, sự quan hệ do ở con số mà cũng do nơi sắc Phái nữa.
Cũng vì các sự khó khăn trên đây, nên những Chức sắc Hàm phong hay hưu trí
(quá 60 tuổi) không còn kể vào con số nhứt định của Thánh Thể đương quyền Hành
Chánh được (ví dụ nói trên về hàng Thánh Thể, nghĩa là (từ Giáo Hữu) hàng Thánh
trở lên”
(Trích: Nền tảng Chánh Trị Đạo của Khai Pháp)
3 - QUYỀN HÀNH GIÁO SƯ NỮ
PHÁI
CHÚ GIẢI: Y như quyền hành Giáo Sư Nam Phái, song chưởng quản phần Nữ Phái
mà thôi.
PCT: "Giáo Sư mặc áo ba dải; đội Ni Kim Cô bằng hàng trắng, không đi
giày".
CG: Giáo Sư mặc Ðạo Phục toàn bằng hàng trắng trơn, không thêu bông sen, áo
ba dải; đầu đội Ni Kim Cô bằng hàng trắng, phải cho dài từ đầu tới gót, y như của
Ðầu Sư và Phối Sư, chơn không đi giày.
(Hộ Pháp giải câu trong Pháp Chánh
Truyền, trang 182)
Thiên mạng chi vị tánh, Suất
tánh chi vị Đạo, Tu Đạo chi vị giáo:
天 命 之 謂 性 - 帥 性 之謂 道 - 修 道 之謂 教
Đức Hộ-Pháp có giảng rõ câu của Trung-Dung :
Thiên mạng chi vị tánh: Mạng Trời đó là tánh, cái tánh linh của ta do nơi Đấng
Chí-linh cho ta lại do đấy mà tạo mạng sanh của ta, vận thời kiếp số của mỗi
người đều tùy điểm linh quang lớn nhỏ, nghĩa là tùy theo mạng của mỗi người. Cả
nhơn-loại và vật-loại đều thọ nơi Đấng Chí linh một điểm linh quang,hoặc nhiều
hoặc ít, hoặc lớn hoặc nhỏ, đặng định hàng phẩm đẳng cấp của chúng sanh, vì vậy
cả cơ tạo-hóa hữu-hình đều chung gọi là Vạn linh sanh chúng. Người cũng là một
vật trong vạn-vật, người là nhất linh trong vạn-linh, nhưng mà linh tánh lớn
lao hơn vạn vật, biết đặng cái tánh linh ấy là mạng trời nên đặt tên là Thiên-mạng.
Suất tánh chi vị Đạo: Nghĩa là rèn đúc trau-giồi cái tánh, ấy là Đạo. Người
cũng đã là vật thì tự nhiên phải triêm nhiễm vật tánh nơi mình, buộc hễ đói phải
kiếm ăn, vì có ăn mới có sống; buộc trần
lỗ phải kiếm mặc, vì có mặc mới ấm thân. Nặng mang cái mảnh hình hài gọi rằng mạng
sống, luật thiên-nhiên bảo tồn (la loi de conservation) định vậy, phận thiêng
liêng giúp thế ở nơi mình, nên cũng phải chung lộn với thế tình ăn ăn mặc mặc.
Nào là vinh thân, nào là phì gia, tuồng đời nêu trước mắt như lượn sóng ba đào
xao-xuyến giữa dòng thế-sự. Nào là yếu thua mạnh thắng, nào là ngu thiệt trí hơn,
nhập vào trí-não như gươm gíao đua tranh giữa trận lợi danh hoàn-vũ, vì vậy mà
đòi phen vùi lấp tánh-linh xu về hình thể.
Tuy vân, thế tình vẫn vậy mà cũng còn có lắm Đấng cao minh Chơn-thần đắc
kiếp, thường xem vạn-vật mà suy đoán phận giới. Ấy vậy cái kho vô tận của
Chí-linh cũng có phương đoạt đặng. Dò đon từ bực trí-lự của mỗi loài thì thấy cả
vạn linh đều biệt phân đẳng cấp, dầu cho
cả cá-nhân đối với trọn loài người cũng thế, rồi tìm cách thế mà luyện tập lấy
mình, gọi là TU, làm cho linh tánh khỏi thi-hài ràng buộc, thì tự-nhiên thấy nó
đặng tăng tiến lên cao, cơ bí-mật của Chí-Tôn hiểu thấu.
Câu suất tánh chi vị Đạo có nghĩa là đem tánh-linh ra khỏi vòng nhục thể (gọi
là thoát xác) thì có thể hiệp tánh với Chí-linh cho nên Đạo.
Tu Đạo chi vị giáo nghĩa là trau Đạo gọi là giáo. Đào luyện cái tánh cho
sáng-suốt thêm hoài gọi là TU, song cách thế mình TU vẫn nhiều phương-pháp đặng
tự giáo lấy mình hay là cầu-giáo với kẻ cao minh giúp giùm phương pháp:
- Tự giáo nghĩa là mình đủ trí lự đặng đặt ra phương pháp mà tu-luyện lấy
mình.
- Cầu giáo là cầu kẻ cao-minh mà dạy
dùm phương pháp. Tiếc thay ! Bậc cầu giáo vốn nhiều người, còn bậc tự giáo xem
ra rất ít; bởi cớ ấy mà làm cho mặt địa-cầu này có nhiều Tôn giáo.Bậc tự giáo
có ít cũng chẳng chi lạ.
VIII - QUYỀN HÀNH GIÁO HỮU
NAM
A - PHÁP CHÁNH TRUYỀN:
Giáo Hữu là người để phổ thông chơn Ðạo của Thầy.
CHÚ GIẢI: Muốn phổ thông chơn Ðạo của Thầy, buộc Giáo Hữu phải học cho lảu
thông chơn Ðạo của Thầy. Ấy vậy, chức Giáo Hữu phải có khoa mục mới đặng. Cái
phận sự phổ thông là một phận sự lớn lao quí trọng, nếu chẳng biết Tôn chỉ của
Ðạo cho thông suốt, lại đem xuống truyền bá cho nhơn sanh những tư tưởng nghịch
cùng chơn lý của Ðạo, là hại Ðạo. Huống chi Thầy đã nói Giáo Hữu là người thân
cận của nhơn sanh hơn hết, nếu chẳng lựa chọn kẻ hạnh đức, tu tâm, có đủ tư
cách mà bày gương Ðạo cho rõ ràng, nhơn sanh chỉ để mắt vào đó mà khen hay là
chê Ðạo, vì sự chơn thật hay là giả dối, nhơn sanh chỉ coi đó mà quyết đoán. Trò
phải như Thầy, mà Thầy thế nào Trò phải thế ấy, nhơn sanh xem Trò mà đoán Thầy.
Cái thể thống của Ðạo Thầy gọi là chơn thật thì phải hành Ðạo thế nào cho ra chơn
thật y như Thầy sở định. Bực trí thức, muốn quan sát một nền Ðạo nào, thì chẳng
cần biết hết Chức Sắc, chỉ lựa một phẩm vị yếu trọng hơn hết là bực hạ thừa, mà
so sánh tư cách, hạnh đức, đặng quyết đoán tôn chỉ nội dung của Tôn Giáo ấy.
Giáo Hữu là một phẩm vị rất yếu trọng. Ấy vậy buộc Giáo Hữu phải thể Ðạo
cho xứng đáng Tôn chỉ cao thượng của Ðạo. Muốn cho xứng đáng thì phải thông suốt
cả các chơn lý Ðạo.
PCT: “Chúng nó đặng quyền xin chế giảm luật lệ”.
CG: Giáo Hữu đặng quyền dưng sớ cho
bề trên mà xin chế giảm luật lệ; biết đâu, ngày kia các vị ấy còn phải thuyên bổ
đi phổ thông chơn Ðạo Thầy trong một nước, hay là một dân tộc nào mà phong hóa
không thể tùng theo Ðạo luật đặng, nếu không chế giảm cho phù hạp thức lệ lễ
nghi của sắc dân ấy, thì khó mà độ rỗi cho đặng. Thầy cho Giáo Hữu đặng quyền
xin chế giảm luật lệ là vì vậy.
PCT: “Ba ngàn Giáo Hữu chia ra đều, mỗi Phái là một ngàn, chẳng nên tăng
thêm hay giảm bớt”.
CG: Câu ấy đã nói rõ, chẳng cần phải giải, song buộc phải nói rằng: chức
Giáo Hữu để cho cả các sắc dân toàn khắp địa cầu, chớ không phải dành để cho một
nước Nam nầy mà thôi, dầu cho ngôi Giáo Tông ngày sau, cũng có đủ các dân tộc
khác cầm quyền chấp chánh. Hay(1)
PCT: “Chúng nó đặng phép hành lễ khi làm chủ các chùa nơi mấy tỉnh nhỏ”.
CG: Hễ nói mấy tỉnh nhỏ đặng, thì cũng nói mấy xứ nhỏ, mấy nước nhỏ đặng;
mà mấy tỉnh nhỏ, mấy xứ nhỏ, mấy nước nhỏ, thì phải tùng quyền mấy tỉnh lớn, mấy
nước lớn, mấy xứ lớn; tức nhiên Giáo Hữu phải tùng quyền Giáo Sư. Khi làm chủ
các Thánh Thất, thì Giáo Hữu đặng phép hành lễ y như thức lệ Giáo Sư sở định,
không đặng phép sửa cải, nhứt nhứt phải đợi lịnh Giáo Sư, nếu nghịch mạng thì
phạm Pháp Chánh Truyền.
PCT: “Ðiều chi chúng nó xin, thì buộc Giáo Tông phải cần mẫn hơn hết”.
CG: Ðã nói Giáo Hữu là người thân mật với nhơn sanh hơn hết, mà kể từ phẩm
Giáo Hữu đổ lên cho tới Giáo Tông thì xa lắm; ấy vậy, Giáo Hữu thì gần với nhơn
sanh, còn Giáo Tông thì xa nhơn sanh, nếu Giáo Tông muốn gần với nhơn sanh thì
phải cần mẫn giao thân cùng Giáo Hữu. Giáo Hữu là người biết nhơn sanh hơn hết,
nếu Giáo Tông muốn biết nhơn sanh, thì phải nghe lời Giáo Hữu. Thánh ý muốn cho
Giáo Tông đặng gần nhơn sanh cũng như Giáo Hữu, cho nên dặn Giáo Tông phải để ý
cần mẫn, xét nét mỗi điều của Giáo Hữu cầu xin hơn hết song mỗi điều chi Giáo Hữu
cũng không đặng phép loạn đẳng cấp, nghĩa là phải nương theo các phẩm cấp trên
mình mà dâng sớ.
PCT: “Như điều chi mơ hồ, thì chúng nó là kẻ sai đi kiểm duợt”.
CG: Chúng sanh là Thế, mà muốn cho biết Thế, thì phải thân cận chúng sanh,
gần chúng sanh thì mới biết đặng sự hạnh phúc cùng là sự uất ức của chúng sanh.
Người gần gũi chúng sanh là Giáo Hữu: Thảng như có điều chi làm cho Ðạo với Ðời
không tương đắc, sanh ra nghi hoặc, mơ hồ, thì không ai có thể quan sát và kiểm
duợt dễ dàng hơn Giáo Hữu, nên Thầy mới giao trách nhậm riêng ấy cho, là vì vậy.
Hay(1).
PCT: “Chúng nó phải tu hạnh đức, tư
cách, cho lắm mới đặng, vì chúng nó là người thân cận với nhơn sanh hơn hết
nghe à! “
CHÚ GIẢI: Câu nầy trên kia đã giải rõ, đây chỉ nhắc câu quyết định "nghe
à!" của Thầy đó mà thôi. Xin khá để ý. (Ôi! cái trách nhậm lớn lao ấy, vân
vân ...)
(1) Ấy là lời khen của Ðức Lý Giáo
Tông.
B - QUỲÊN HÀNH NỮ GIÁO-HỮU
Nữ Giáo-Hữu về quyền-hành cũng:
“Y như quyền-hành Nam-phái, song Chưởng quản về phần Nữ-phái mà thôi”.
Giáo-hữu mặc Đạo-phục như Giáo-sư, nhưng không đội mão, giắt một bông sen,
trên bông sen có Thiên Nhãn Thầy”.
CG: “Giáo-hữu mặc Đạo-phục y như Giáo-sư, song trên đầu không đặng đội mão
Ni-kim-cô, chỉ giắt một bông sen trên đầu tóc mà thôi, giữa bông sen có Thiên
Nhãn Thầy”.
C - LUẬN ĐẠO:
1 - GIÁO HỮU 教 友 (Phẩm)
E: The Priest. F: Le Prêtre
“GIÁO HỮU
(Prêtre) Giáo Hữu cầm quyền cai trị của Ðạo trong một Châu hay rộng hơn, sau nầy trong một nước nhỏ, được quyền thân cận với Nhơn sanh đặng phổ
thông Chơn Ðạo của Thầy, thay mặt Giáo Sư khai đàn cho chư Ðạo hữu. Cả thảy
có 3.000 Giáo Hữu, không đặng tăng thêm hay giảm bớt, chia ra mỗi Phái là 1.000
người.
Giáo Hữu cũng có quyền xin chế giảm luật lệ như Giáo Sư, nhưng phải đi theo
đẳng cấp”.
Về Chức-sắc Nữ-phái chỉ trừ Đầu Sư và Chánh Phối Sư mỗi phái có một, còn lại
bất cứ phẩm-cấp nào cũng không giới hạn,
nghĩa là bao nhiêu cũng được, chỉ do quyền Thiêng liêng định đoạt khi đủ điều-kiện
được tuyển chọn thì thôi.
Thầy có dạy: “Trên Bạch-Ngọc-Kinh có đủ Nam và Nữ; các con chớ lầm tưởng là
phân biệt. Có các Đấng Nữ Tiên, Nữ Phật còn lớn quyền thế hơn Nam nhiều”.
Giáo-Hữu 教 友 (Giáo: dạy; Hữu: bạn). Giáo Hữu là phẩm cấp đầu tiên của Cửu Trùng Đài, chỉ có bổn
phận dạy Bạn thôi, đối phẩm Địa Thánh.
Pháp-Chánh truyền qui định cho quyền hành “Giáo-hữu là người để phổ-thông
chơn Đạo của Thầy” nhưng Thầy buộc:
- Phải học cho lảu thông chơn Đạo của Thầy.
- Phải có khoa-mục mới đặng.
- Phải thể Đạo cho xứng đáng Tôn-chỉ của Đạo.
2 - GIÁO HỮU phải lo lắng
về phần Thuyết Ðạo:
“Thầy để lời cho các con biết rằng, phần nhiều các Giáo Hữu không xét biết
trách nhậm của mình. Con phải nhắc cho chúng nó hiểu. Mỗi Giáo Hữu ít nữa phải
thông cội rễ nền Ðạo, chúng nó phải năng tìm biết Thánh Ngôn của Thầy đã dạy và
thay phiên nhau mà nói Đạo cho chư thiện nam tín nữ hiểu. Nhiều Giáo Hữu không
biết một nét chi về việc Đạo, chư tín đồ không trông học hỏi đến đặng, thì Chức
sắc còn có bổ ích chi. Con phải nhắc cho chúng nó và Hội Thánh phải hội một
tháng một kỳ mà chỉ dẫn cho nhau về việc Thuyết đạo trong mỗi đàn, nghe!”
Vì lẽ đó: Thánh ngôn Thầy dạy ngày
17-09-1927:
“Thầy đã nói dụng hòa bình êm tịnh
mà dẫn các con trong đường Ðạo. Các con miễn lưu tâm để hết công trình, trí não
đặng lo lắng thì bước đường càng bữa càng tới, chẳng điều chi cản trở đặng; duy
có một điều là chư Môn Ðệ và Tín Ðồ xa khuất lời Thánh giáo, nên phần nhiều để
thì giờ mà chăm nom về nhơn sự. Các GIÁO HỮU phải lo lắng về phần Thuyết Ðạo
cho kịp và mỗi Ðàn lệ đều phải truất một bài Thánh ngôn dạy về đạo đức mà đọc
cho chúng sanh nghe, như vậy thì lời Thánh giáo như còn văng vẳng bên tai các
Môn Ðệ để giục bước đường của chúng nó chẳng sụt sè vậy”.
- Thơ và Lâm Thị Ái Nữ cũng do theo đó mà hành sự nghe.
- Trung bạch: Con có ra đề hồi hôm nơi Ðàn Cầu Kho cho các Giáo Hữu làm bài
Thuyết Ðạo.
- Phải, như Giáo Hữu nào bê trễ về phận sự và không quản đến lời Thầy thì
con hội chư Thánh, dâng sớ lên cho Lý Bạch phân đoán nghe”.
3 - Giáo-Hữu phải chết đời sống Đạo:
Đức Hộ-Pháp nói: “Đạo giáo Cao-Đài Đức Chí Tôn để bí pháp ấy trong
Thánh-Thể của Ngài. Ngài nói những kẻ nào dám chết về đời, sống vì Đạo, những kẻ
ấy mới đáng làm Thánh-Thể của ta nơi mặt thế gian này. Cả toàn Thánh Thể đã hiểu
lắm, tới phẩm Giáo-Hữu phải chết, chết vì đời rồi sống lại, sống vì Đạo”. Là một
chức sắc phải tỏ ra đạo hạnh để người ngoại Đạo trông vào mà yêu mến chơn Đạo của
Đức Chí-Tôn khai dựng. Mỗi vị Giáo-Hữu cho đặng các điều này:
1 - Một là phải thông việc
Đạo.
2 - Hai là phải thạo việc Đời.
3 - Ba là trau-giồi đức hạnh.
4 - Bốn là giữ chánh dạy người.
Muốn đặng bốn điều ấy phải tìm-tòi hỏi-han cho mở rộng thêm ra chỗ học thức
của mình, phải năng đọc Thánh ngôn cùng năng xem sách Đạo”.
Bằng cớ khi nọ có một người đàn bà, Bần-Đạo không nên nói tên ra làm chi, đội
sớ quì mãi đến bãi đàn, Tôi không biết xin điều gì, quì đến bãi đàn, đội sớ quì
như vậy từ đàn này đến đàn khác, theo đuổi giỏi-dắn siêng năng lắm. Ngày nọ, đến
cái đàn chót Đức Chí-Tôn kêu tên người đó rồi hỏi:
- Con muốn lắm sao con ? (Người kia
thầm vái cái gì không biết). Đức Chí Tôn nói:
- Thôi, phong cho con chức Giáo-Hữu đó !
Thành thử ta ngó thấy rằng: Giá-trị của chức Giáo Hữu chẳng có gì hết! Bất
kỳ ai cũng cầu được, đem vô cái thể của Ổng với những phần tử vô-giá-trị, làm
cho Đức Lý buổi nọ cầm quyền Thiêng-liêng mối Đạo, Ngài khổ-não không biết sao
luận được"
4 - Giáo Hữu phải ly gia cắt
ái:
Đức Lý dạy: “Hộ Pháp, Hiền Hữu nhớ kỹ lại, hàng Giáo Hữu là Thánh thể, luật
định phải phế đời hành đạo, do nơi Hiền Hữu ban phép giải thể. Những vị Lễ Sanh
như: Ấn, Bắc, Lương thì Hiền Hữu xem coi có cắt ái ly gia không mà cầu phong
Giáo Hữu ?”
Nhiệm vụ chính của Chức Sắc Thiên phong là vấn đề Súât Sư. Vậy Súât Sư là
gì ?
5- SUẤT SƯ 帥 師
(Suất 帥 là thống-lĩnh, còn đọc là Suý hay soái là tướng lãnh, đứng đầu hết. Sư 師 là Thầy dạy) nhưng ông Thầy dạy Đạo cũng là quan Đạo phải là người gương mẫu,
vừa dạy đạo đức, giáo-lý, giáo pháp của nền Tôn-giáo mà cũng vừa là mẫu mực về
lối sống Đạo nơi chính bản thân của Chức-sắc nữa. Cho nên người xưa viết hai chữ
Suất-sư 帥 師 giống in nhau, chỉ khác ở
chữ Sư có nét nhứt ở phần bên phải của chữ, còn chữ Suất thì không có, tức là bảo
“Tri hành hiệp nhứt” mà nét nhứt bên chữ Sư là cái tâm mật pháp, mật truyền của
người Thầy dạy đạo vậy.
“Những Chức-sắc Thiên-phong phải ra Suất-sư 帥 師 tức là giáo-hoá là chánh vai trò, gọi là hành đạo địa phương, nhưng cũng
có thể ra ngoại-quốc nữa. Chức sắc hiểu rõ cái nhiệm-vụ “Suất sư” thì việc đi
hành-đạo mới hoàn-toàn được”.
Hỏi: Chức-Sắc ở Tòa-Thánh 3, 4 năm mới bổ đi hành đạo một năm, kế được Hội
Nhơn-Sanh thì mới hành quyền ít quá rồi phải định sao?
LỜI-PHÊ của ĐỨC HỘ-PHÁP: “Chỉ kể từ ngày Suất Sư khỏi Tòa-Thánh bao lâu đặng
định công-nghiệp mà thôi.”
Hỏi: Chức-Sắc từ trước giờ ở Tòa-Thánh mới được bổ đi cầm quyền sau khi Hội
Nhơn-Sanh công nhận được kể vào hàng Chức-Sắc có hành quyền đặng công nhận
không ?
LỜI-PHÊ của ĐỨC HỘ-PHÁP:
“Kể từ ngày bổ đi hành đạo tha-phương là đáng kể công-nghiệp. Nếu đủ tài, đủ đức,
đủ công nghiệp phi thường và đủ lệ năm năm là cho thăng vị đặng, song để vào
hàng Chức-Sắc mới Suất-sư khỏi Tòa-Thánh mà thôi.”
B - ÐẠO PHỤC CỦA GIÁO HỮU
CHÚ GIẢI: Ðạo Phục của Giáo Hữu có một bộ mà thôi, toàn bằng hàng, tùy theo
sắc phái không có thêu thùa chi hết, áo có ba dải. Ðầu đội Ngưỡng Thiên Mạo,
cũng tùy theo sắc phái. Cái mão ấy bề cao phải cho đủ phân tấc là 0m150, ngay
trước trán có thêu Thiên Nhãn Thầy, bao quanh ba vòng vô vi, Giáo Hữu chẳng đặng
bịt khăn.
Luận: - Ðạo Phục của Giáo Hữu có một bộ mà thôi:
Bởi lẽ là phẩm Tiểu cấp của Cửu Trùng Đài, mới được Đức lý nhắc “Hiền Hữu
xem coi có cắt ái ly gia không mà cầu phong Giáo Hữu” tức nhiên có thể chưa thật
trọn vẹn, mà phải đủ điều kiện:
- Phải chủân bị có một kiến thức rộng để đủ khả năng Thuyết Đạo cho chúng
sanh nghe mà học hỏi theo.
- Phải biết chết đời sống Đạo, được Hộ-Pháp “ban phép giải thể” nghĩa là phế
đời hành Đạo, cùng nghĩa với chữ ly gia cắt ái; là chỉ chuyên lo về việc đạo
pháp thôi.
Như vậy đã vào hàng Chức Sắc là phải gìn nhặc nhiệm những điều kiện trên,
là phải “chết đời sống Đạo”
- Áo có ba dải:
Đức Hộ-Pháp có lời phê: thẻ còn gọi là “Dải sau lưng” áo: Chí-Tôn muốn định
phận mình là Tam-Thừa. Phó-Trị-Sự hành quyền về Hạ-thừa chớ chưa vào Thánh-Thể
nên mang MỘT THẺ nơi lưng.
Còn Phối-Sư là bậc Thượng-Thừa nên có BA THẺ.
Trung-Thừa Chí-Tôn không cần định để cho mỗi người cố-gắng lập vị mình mau
chóng tới bậc Thượng Thừa”. Giáo Hữu đây đứng vào Trung thừa.
- Ðầu đội Ngưỡng Thiên Mạo: 仰 天 冒
(Ngưỡng: trông lên; Thiên: Trời; ngưỡng
thiên là trông trời; mạo: mão đội đầu)
Ngưỡng Thiên mạo là tên chiếc Mão của Giáo Hữu cao 0,15m, phía trước mão
có thêu Thiên Nhãn Thầy, bao quanh bởi ba vòng vô vi.
- bề cao phải cho đủ phân tấc là 0m150, ngay trước trán có thêu Thiên Nhãn
Thầy, bao quanh ba vòng vô vi:
Luận: Mão cao 0,15. số 15 là con số Ma Phương nằm giữa Bát Quái Đồ Thiên
(Cao Đài) có nghĩa là “Tâm điền” là tâm đạo đức, có một ý nghĩa vi diệu (xem
Bát Quái Đồ Thiên, trang 90). Thiên Nhãn là biểu tượng Đấng Thượng Đế nay làm
chủ mối Đạo Trời. Bao quanh “ba vòng vô vi”, tức là người Học Đạo, hiểu Đạo,
ban bố khắp nơi bằng huyền lực, bằng hào quang, điển sáng gọi là Vô vi, nên “ba
vòng vô vi” là hào quang của phẩm cấp dưới.
Đạo Cao-Đài khởi nơi đất nước Việt-Nam này hân hạnh có được hồng-ân ấy.
C - QUYỀN HÀNH NỮ GIÁO HỮU
CHÚ GIẢI: Y như quyền hành Nam Phái, song chưởng quản phần Nữ Phái mà thôi.
PCT: Giáo Hữu mặc Ðạo Phục như Giáo Sư, nhưng không đội mão, giắt một bông
sen, trên bông sen có Thiên Nhãn Thầy.
CG: Giáo Hữu mặc Ðạo phục y như Giáo
Sư, song trên đầu không đặng đội mão Ni Kim Cô, chỉ giắt một bông sen trên đầu
tóc mà thôi, giữa bông sen có Thiên Nhãn Thầy
IX - QUYỀN HÀNH LỄ SANH
A - PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Lễ
Sanh là đứa có hạnh, lựa chọn trong chư Môn Ðệ để hành lễ.
CHÚ GIẢI: Thầy đã nói Lễ Sanh thì phải lựa chọn người có hạnh hơn hết trong
chư Môn Ðệ của Thầy ắt buộc phải hạnh nết hoàn toàn, huống chi phải vào bực Lễ
Sanh mới mong bước qua hàng Chức Sắc, thì Lễ Sanh tất phải là người xứng đáng,
có đủ tư cách, học thức mà làm một vị Chức Sắc Thiên Phong ngày sau.
Tuy vẫn đã biết, lúc Thầy lập Pháp Chánh Truyền, thì Thầy dạy hành lễ dường
ấy mặc dầu, là bởi lễ nghi phong hóa nhà Nam ta buộc phải vậy, chớ Lễ Sanh mà đối
chức "Anh" (Frère) của Thánh Giáo, thì phận sự cao trọng của Chức Sắc
ấy là dường nào!
Sau đây buộc Lễ Sanh phải có cấp bằng nơi trường Ðạo, mới mong dự cử vào địa
vị ấy. Vậy thì Lễ Sanh là người thay mặt cho Giáo Hữu, khi Giáo Hữu vắng mặt,
mà hành lễ cúng tế Thầy, song phải tùng quyền Giáo Hữu mà hành sự (1).
PCT: Chúng nó đặng đi khai đàn cho mỗi
Tín Ðồ.
CG: Lễ Sanh phải đi thăm viếng các
nhà Ðạo Hữu, Thượng Tượng khai Đàn; dạy cho biết lễ nghi cúng tế Thầy, thay quyền
cho Giáo Hữu.
Như ngày kia Ðạo đã xuất dương ra ngoại quốc thì sẽ có nhiều dân tộc chẳng
có thể thờ phượng như Nam, phận sự của Lễ Sanh đây mới ra sao? Tưởng chẳng chi
khác hơn là đổi ra phần thăm viếng Tín Ðồ, an ủi, dạy dỗ chăm nom dìu dắt trong
đường Ðạo cũng như đường Ðời, thay quyền cho Giáo Hữu.
PCT: "Thầy dặn các con rằng: Lễ
Sanh là người Thầy yêu mến, chẳng nên hiếp đáp chúng nó".
CG: Thấy lòng bác ái của Thầy bắt động lòng, vì Thầy đã biết rằng Lễ Sanh
phải chịu tùng phục dưới quyền người sai khiến, nên phải có hạnh đức, mới biết
an phận mình, mà chịu phần lòn cúi, quật hạ đặng. Thầy lại để lời dặn rằng:Lễ
Sanh là người yêu mến của Thầy, ấy là Thánh ý muốn không cho kẻ bề trên lấy quyền
hiếp em dưới.
PCT: "Như đặng hàng Lễ Sanh mới
mong bước qua được hàng Chức Sắc".
CG: Câu nầy trên đã giải rõ, nên chẳng cần lập lại, nhưng phải nhắc rằng Lễ
Sanh, hoặc đặng đắc cử hay là có khoa mục mới đạt vị.
PCT: “Kỳ dư Thầy phong thưởng riêng mới qua khỏi ngã ấy mà thôi, "nghe
à!".
CG: Phải có cấp bằng Lễ Sanh mới vào hàng Giáo Hữu đặng, kỳ dư Thầy giáng
cơ phong thưởng riêng, mới qua đặng Pháp Chánh Truyền, Thầy quyết định với tiếng
"nghe à!" xin khá để ý (2).
Chú thích: (1) Nhiều khi chư Hiền Hữu lạm dụng danh Lễ Sanh mà cho kẻ hiến
lễ làm cho mất thể diện của vị Thiên phong. Vậy Lão đặt tên cho kẻ hiến lễ ấy
là Lễ Sĩ.
(2) Ôi! cái hại là do tại nơi lòng quá yêu của Chí Tôn phong thưởng ấy, mà
gây loạn cho Chơn Truyền. Lão nhứt định cầu khẩn Chí Tôn chẳng cho như vậy nữa.
B - ÐẠO PHỤC CỦA LỄ SANH
CHÚ GIẢI: Ðạo phục của Lễ Sanh (Elève Prêtre) cũng y như của Giáo Hữu toàn
bằng hàng tùy theo sắc phái, đầu đội Khôi Khoa Mạo toàn bằng hàng trắng, dầu
cho phái nào cũng vậy. Ngay trước trán có thêu Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một
vòng Minh Khí, Lễ Sanh không đặng phép đi giày.
LUẬN ĐẠO
Đây là Khôi Khoa Mạo trong đạo phục của Lễ Sanh, “đầu đội Khôi Khoa Mạo
toàn bằng hàng trắng, dầu cho phái nào cũng vậy. Ngay trước trán có thêu Thiên
Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh Khí.
“LỄ SANH: Thánh Giáo của Ðức CHÍ TÔN
nói rằng: Lễ Sanh là đứa có hạnh trong con cái của Thầy lựa chọn. Nhờ ơn Ðức LÝ
GIÁO TÔNG định cho, theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ ba, điều thứ hai cho Lễ Sanh được cầm
quyền Hành Chánh một Tộc Ðạo. Số Lễ Sanh thì hằng hà, bao nhiêu cũng đặng, cũng
chia ra 3 Phái: THÁI, THƯỢNG, NGỌC. Thảng như có một vị Giáo Hữu Phái Thái qui
liễu, tất cả Lễ Sanh xúm nhau công cử một vị Phái Thái đặng thay thế, mà chỉ chọn
một người của Phái Thái thôi, còn hai Phái kia còn chờ đợi. Số Lễ Sanh không có giới định, bao nhiêu cũng
được. Phải vào hàng Lễ Sanh mới mong nhập vào Thánh Thể của Ðức CHÍ TÔN được”.
Đức Lý dạy: “Những vị Lễ Sanh tân phong, ta cũng nên rộng ân phong thưởng,
nhưng mà ra lịnh cho ba vị Quyền Chánh Phối Sư xem xét lại hồ sở kỹ lưỡng đặng
bôi xóa những vị mới phạm tội, còn những vị không phổ tế, không giáo đạo thì
nên đình đãi lại. Khi chỉnh đốn xong, cầu Lão đến định phái”.
“Hộ Pháp, Hiền Hữu nghe Lão: Hiền Hữu nhớ rằng Chí Tôn chỉ có lập Hội Thánh chớ không có lập Thế đạo. Hiền
Hữu nhớ rằng Lễ Sanh là tín đồ để hành lễ mà thôi. Bởi chúng ta muốn nền Đạo đủ
Thiên đạo và Thế đạo, nên Lão xin cùng Hiền Hữu, buổi nọ lập nên Chánh Trị Sự,
Phó Trị Sự và Thông Sự, rồi lại đem phẩm Lễ Sanh vào hàng Chức sắc làm đầu nhơn
sanh trong Quyền Vạn Linh đã lập. Hiền Hữu
có nghĩ vì tại sao Lão phải dâng quyền Giáo Tông cho Hiền Hữu, đặng có trọn quyền
Chí Tôn hữu hình tại thế chăng ?
Hộ Pháp: Xin Ngài dạy rõ.
- Cười !...Thì cũng do
lòng từ bi vô tận của Đại Từ Phụ
lo cho con cái của Người, chỉ sợ cái oai của Lão, vì còn cầm quyền thiêng liêng
mối Đạo quá chấp nê, tánh không dung thứ tội tình con cái của Người nên phú
giao cho Hiền Hữu, là bạn đồng sanh biết đau đớn, biết khổ cực với mảnh thi
phàm mà rộng dung cho họ.
Cười !...Quyền Chí Tôn trong tay Hiền Hữu thì cứ tự dụng đặng định vị cho Thánh Thể của Người, Lão chẳng nên can
thiệp vào đó. Nầy Hiền Hữu, Lão nói thử: Hiền Hữu nghĩ coi có lẽ nào Lão cầm cơ
thăng vị cho những người như: Kiên, Chẩn, Thạch, Dược ?
Cười . . . Hiền Hữu tự mình định liệu
lấy. Nếu cần, phò loan nơi Giáo Tông Đường, Lão sẽ đến bàn luận”.
Chú thích (1) Luật cầu phong áp dụng từ hàng Lễ Sanh, những người dự sổ cầu
phong phải là Chánh Trị Sự có năm năm công nghiệp đầy đủ và tròn trách nhiệm. Một
đôi khi có lịnh ân xá cho những Phó Trị Sự hoặc Thông Sự lâu năm được đem tên
vào sổ cầu phong. Ðạo hữu có công nghiệp phi thường cũng được dự sổ cầu phong.
Và Chức Sắc Ban Thế Ðạo từ phẩm Hiền Tài được cầu ân phong vào phẩm Giáo Hữu đổ
lên. Ngoài ra mọi người đều phải đi qua mặt luật Chánh Trị Sự năm năm cả.
(2) Quyền CHÍ TÔN ân tứ cho các Chi Phái gia nhập về Hội Thánh và do theo
công nghiệp phi thường của họ. Cho nên theo Thể Pháp, phẩm vị tại thế nầy đối với
phẩm vị Thiêng Liêng trong Cửu Phẩm Thần Tiên.
C - QUYỀN HÀNH NỮ LỄ SANH
CHÚ GIẢI: Y như quyền hành Nam Phái, song chưởng quản về phần Nữ Phái mà
thôi.
PCT: Lễ Sanh Nữ Phái mặc Ðạo Phục như Giáo Hữu, nhưng choàng ngang trên đầu
một đoạn vải mỏng cột ra sau ót, thả một mí dài một mí vắn, ngay đầu tóc có giắt
một bông sen.
CHÚ GIẢI: Lễ Sanh Nữ Phái mặc Ðạo Phục y như Nữ Giáo Hữu, nhưng trên đầu thì
choàng ngang một đoạn vải mỏng cột ra sau ót, thả một mí dài một mí vắn, xuống
cho tới khỏi trôn, ngay đầu tóc có giắt một cái bông sen trơn chớ không Thiên
Nhãn. (Phải sửa y phục của Lễ Sanh như vầy chớ phần nhiều người sái về liên hoa
ấy lắm).
X - TỔNG LUẬN VỀ CỬU TRÙNG
ĐÀI
Kinh Di Lạc dạy: “Tùng thị Pháp-điều Tam-Kỳ Phổ Độ, tất đắc giải-thoát luân
hồi, đắc-lộ Đa-La Tam-Diệu Tam Bồ-Đề thị chi chứng quả Cực-Lạc Niết-Bàn”, nghĩa
là gì ?
Thử nghiên cứu qua hệ thống Cửu Trùng Đài sẽ rõ “Pháp-điều Tam-Kỳ Phổ Độ”
quan trọng đến thế nào ?
A- Kinh nói:
“Thời thừa Lục Long du hành bất tức” là gì ?
Đạo Dịch lấy CÀN-KHÔN là cha mẹ sanh sáu con nên nói “Thời thừa lục Long dĩ
ngự Thiên”. Kinh Ngọc Hoàng thì “Thời thừa lục Long du hành bất tức”時乘六龍遊行不息 Cả hai cùng một nghĩa là Đức Thượng
Đế ngự trên sáu Rồng vận hành khắp bầu trời không bao giờ ngừng nghỉ. .
Tìm hiểu sự vận hành của 6 Rồng là tìm hiểu về quyền hành của Cửu Trùng
Đài, tức là hệ thống hành chánh của nền Đại Đạo, thay trời giáo hóa nhơn sanh.
Cửu-Trùng-Đài, tiếng Pháp là Corps Exécutif; gồm có 6 phẩm tước đứng vào
hàng Thánh Thể của Chí-Tôn, nhưng có 7 (vì Chánh Phối Sư, chọn ra từ Phối-Sư)
hiệp thành Hội Thánh Cửu Trùng Đài, xem như phần thừa hành giảng viên hội các
môn, các khoa do Cơ Bút giáng dạy để thực thi con đường Thể Thiên hành-hoá. Bởi
do theo Tôn chỉ Đạo, nghĩa là xu hướng về phần giáo hóa mà thôi.
Pháp-Chánh-Truyền dạy: “Thầy đã xưng
là Thầy đặng dạy-dỗ, còn tên các Chức sắc đủ chỉ rõ-ràng phận-sự giáo-hoá là
chánh vai của mỗi người, như: Giáo Hữu, Giáo-Sư, Phối-Sư, Đầu-Sư, Giáo Tông.
Xem rõ lại thì tên mỗi vị chẳng mất chữ “GÍAO” hay là chữ “ SƯ”.
Thế nên: - Giáo Tông (1vị) là Anh Cả
của nhơn sanh.
- Đầu-Sư (3 vị) là người đứng đầu của các vị Thầy,
- Phối-Sư (36 vị) là người phối-hợp
với các vị Thầy,
- Giáo-sư (72 vị) là Thầy có bổn-phận
giáo-hoá,
- Giáo-Hữu (3.000 vị) là người chỉ có bổn phận dạy Bạn.
- Riêng ngôi Chưởng-Pháp (3 vị) là Chức-sắc Hiệp Thiên Đài hành quyền bên Cửu-Trùng-Đài.
Bởi Cửu Trùng-Đài vẫn là chánh-trị mà Chưởng-Pháp lại thuộc về luật lệ. Vậy thì
Chưởng-pháp là người thay mặt Hiệp Thiên-Đài nơi Cửu-Trùng Đài. Ấy là cơ Đạo cổ
kim hãn hữu” (PCT).
Lời phê của Đức Hộ-Pháp: “Chưởng-Pháp cũng là Giáo-Tông, mà còn trọng-hệ hơn,
là vì Người thay mặt cho Hộ-Pháp nơi Cửu Trùng-Đài".
Chưởng Pháp như thế đứng vào hàng Nhơn Tiên.
Vậy thì Cửu-Trùng-Đài là một Hội-Đồng Giáo-sư dạy-dỗ nhơn-sanh cả Đời lẫn Đạo,
chính:
- Đức Chí-Tôn là VIỆN-TRƯỞNG.
- Các giáo-khoa là Triết-lý của: Đức Phật Thích Ca, Đức Lão-Tử, Đức Khổng-Tử,
Đức Chúa Jésus Christ (hay Da-Tô giáo-chủ)
- Các phụ-tá khoa trưởng là Tam-Trấn và hằng hà sa số chư Phật là Giáo-sư
chuyên khoa.
- Đặc biệt hơn hết là Hội-Thánh lưỡng Đài (Hiệp Thiên và Cửu-Trùng) là hình
thể hữu vi của Đức Chí-Tôn, thay thế phần hữu hình bất di bất dịch, truyền nối
đến thất ức niên theo Pháp Chánh Truyển qui định, trước qua sau tới luôn luôn đủ
thành phần Hội Thánh hai Đài là Thánh Thể của Đức Chí Tôn tại thế; không có ai
là người độc nhất được gọi là Giáo Chủ của Đạo Cao Đài cả.
Tuy nhiên, khi nào cả hai ông chủ của hai Đài hữu hình này hiệp một tức là
GIÁO TÔNG và HỘ PHÁP hiệp một sẽ là Quyền Vạn linh. Chỉ có Quyền Vạn Linh mới đối
Quyền Chí Linh của Thượng Đế mà thôi.
Do đó khi Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài: Hiệp Thiên và
Cửu Trùng thì từ đó nhơn sanh mới gọi Ngài là “Thầy” tức nhiên là Giáo Chủ về hữu
hình. Phần thiêng liêng vẫn là quyền hành của Đức Chí Tôn là Giáo Chủ vô vi của
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Xem thế, buổi này ngòai Chí Tôn ra, không ai là Thầy của mình và chính bản
thân mỗi người cũng không làm Đệ tử bất kỳ một ai cả, chỉ duy Đức Chí Tôn là Thầy
!
Trong phần luận giải các quẻ sau đây có hai phần:
- Một là theo lý Dịch của quẻ CÀN mà các tiền Thánh đã giải trước đây 6.000
năm về ý nghĩa tổng quát,
- Hai, là đem áp dụng riêng về Đạo Cao Đài phải qua sự luận giải thế nào
cho thích hợp với lý Dịch.
B - 6 phẩm Cửu Trùng Đài ứng
với quẻ Kiền:
Đọc quẻ từ trên đọc xuống: trên Càn thượng, dưới Càn hạ; gọi là Bát Thùân
CÀN. Tính Hào từ dưới tính lên. Thế nên quẻ kép có 6 Hào: Hào dương gọi là Hào
Cửu. Hào âm gọi là Hào Lục: quẻ Thùân Càn tòan là Dương.
- Hào dưới cùng là Sơ Cửu ứng
với Giáo Hữu
- Hào Nhị gọi là Cửu Nhị ứng
với Giáo Sư
- Hào Tam gọi là Cửu Tam ứng với
Phối Sư
Chánh Phối Sư đứng vào khỏan giữa của hai quẻ đơn.
- Hào Tứ gọi là Cửu Tứ ứng
với Đầu Sư
- Hào Ngũ gọi là Cửu Ngũ ứng với
Chưởng Pháp
Thử điểm qua sự tương đồng của từng Hào một đối với các phẩm cấp của Cửu
Trùng Đài từ dưới lên trên:
1 - Sơ Cửu: Tiềm long vật dụng 初九: 潛 龍 勿 用
Giải-nghĩa: Hào Sơ Cửu: Rồng lặn chớ dùng. Từ đây nói về công dụng Hào từ của
quẻ Càn (Kiền). Sơ là hào vị ở dưới hết. Cửu là hào thể thuộc Dương.
Qủe Kiền là quẻ thứ nhứt, đầu Kinh Dịch mà lại là quẻ thuần Dương. Hào này
là vạch thứ nhứt của Kiền, bản thể nó là Dương, mà ở vào vị trí cũng Dương, đặt
tên bằng Sơ Cửu. Tiềm long nghĩa là con Rồng còn nấp ngầm dưới thấp là giai-đoạn
khởi đầu cho cuộc hành-trình.
Bởi Dịch-lý gốc vô hình, nên Thánh-nhân phải mượn một giống hữu hình để
phát-minh Dịch-lý.
Long là một giống vật linh, biến-hoá thuộc Dương, nên mượn chữ Long để tượng
cái Đạo biến-hoá của Kiền.
Vì sao mà nói là Rồng lặn ? Là “Tiềm long” ?
- Bởi vì hào này là bắt đầu vạch ra và ở dưới hết của quẻ, tượng như Rồng nấp
dưới vực sâu nên nói là rồng lặn. Rồng mà còn ẩn sâu dưới vực tất sẽ không làm
được những việc mây mưa biến hoá; cũng như bậc Hiền nhân tại hạ, hoặc mới ra đời
sức mỏng thế hèn, chỉ nên hàm dưỡng đợi chờ cơ hội, chớ nên vội vàng mà ra gánh
vác việc lớn, nên chi Dịch bảo là chớ dùng, là “vật dụng”. Chớ dùng không có
nghĩa là không dùng, mà phải chờ cho đúng lúc mới dùng được. Bản thân của hào
Sơ cũng vậy không vội cấp tiến mà phải gặp trở ngại. Phải tự mình tu-dưỡng mà
chờ đủ điều-kiện mới dùng được một cách hữu hiệu.
B - Luận Đạo: Giáo-Hữu 教 友 là Chức sắc Cửu Trùng-Đài, ứng hợp với hào SƠ là hào đầu của quẻ. Giáo Hữu
mới bước vào ngưỡng cửa Thánh Thể Đức Chí Tôn, đối với Địa Thánh. Đây là phẩm
mà Chí-Tôn cho mượn để lập công, nếu hành đúng như Pháp-Chánh-Truyền qui định
thì cũng phù hạp với Thiên-tước nơi cõi Thiên.
GIÁO HỮU 教 友 nghĩa chính là dạy bạn
Dịch nói Rồng ẩn đối với Giáo-hữu là gì?
- Giáo-Hữu là phẩm đầu tiên trong
hàng Thánh Thể Đức Chí-Tôn, từ Lễ-Sanh mới thăng lên, phẩm nhỏ nhứt trong hàng
Chức-sắc Thiên phong như hào Dương non-nớt nằm ở phần dưới cùng của quẻ Kiền.
Giáo-Hữu chỉ có quyền khiêm-tốn là “dạy bạn”. Tuy nhiên cái Dương nhỏ nhoi, non-nớt
ấy mà rất nên yếu-trọng, vì dương có tính năng động, phát tán và đi lên, thế
nên:“Giáo Hữu là một phẩm vị rất trọng yếu” là nền tảng của Thánh Thể Đức
Chí-Tôn. Vì sự yếu trọng đó nên trong lúc khởi đầu, chưa thể ra thi thố các quyền
rộng rãi được. Dịch bảo “chớ dùng”.
Pháp Chánh truyền định “Giáo-Hữu là người để phổ-thông chơn Đạo của Thầy”
nhưng Thầy buộc:
- Phải học cho lảu thông chơn Đạo của Thầy.
- Phải có khoa-mục mới đặng.
- Phải thể Đạo cho xứng đáng Tôn-chỉ của Đạo.
Vì sợ e còn khiếm-khuyết, chưa đầy đủ mới “buộc”. Còn buộc tức là còn nghi
ngờ, chờ sự kiểm-điểm, khảo-duợt, lừa-lọc; lời chiếm là “vật dụng” nghĩa là chớ
dùng.
Chớ dùng đây là vì vấn-đề trọng-yếu, vì tính cách hào Sơ Cửu quẻ Kiền là
Dương cương ở vào vị Dương đắc chính, phẩm
Giáo-Hữu ở vào thời “Chớ dùng” để:
- Tích-luỹ tài năng, đức độ cho cao dày, sáng chói,
- Chờ sử dụng cho đúng với địa vị và quyền hành,
- Chờ đúng thời-gian, vì mỗi phẩm phải đủ 5 năm công quả mới thăng lên Giáo sư, chính thức là
ông Thầy.
PCT: -“Cái phận-sự phổ-thông là một phận sự lớn lao quí trọng. Nếu chẳng biết
Tôn-chỉ của Đạo cho thông suốt, lại đem xuống truyền-bá cho nhơn sanh những tư
tưởng nghịchcùng chơn-lý của Đạo là hại Đạo.”
- “Huống chi Thầy đã nói:
Giáo-Hữu là người thân cận của
nhơn-sanh hơn hết, nếu chẳng lựa chọn kẻ hạnh đức, tâm tu, có đủ tư cách mà bày
gương Đạo cho rõ ràng, nhơn-sanh chỉ để mắt vào đó mà khen, hay là chê Đạo”.
- “Vì sự chơn thật hay là giả dối, nhơn-sanh chỉ coi đó mà quyết đoán: Trò
phải như Thầy mà Thầy thế nào trò phải thế nấy, nhơn-sanh xem trò mà đoán Thầy.
Cái thể thống của Đạo Thầy gọi là chơn thật, thì phải hành đạo thể nào cho ra
chơn thật y như Thầy sở định”.
- “Bậc trí-thức, muốn quan-sát một nền Đạo nào, thì chẳng cần biết hết Chức
sắc, chỉ lựa một phẩm-vị yếu trọng hơn hết là bực Hạ-thừa, mà so sánh tư cách,
hạnh đức đặng quyết đoán Tôn-chỉ nội dung của Tôn giáo ấy”.
Tượng viết: Tiềm long vật dụng dương tại hạ dã (象 曰 : 潛 龍 勿 用 昜 在 下 也)
Lời tượng nói: Rồng lặn chớ dùng, dương còn ở dưới.
- Vì đức Dương cương, Kiền kiện, tuy vẫn là Long, nhưng vì địa vị và hoàn cảnh
thấp kém, ở dưới hết, nghĩa là thời còn lặn là phải lặn, tất không thể bay nhảy
được, mới nói rằng “Tiềm long” là vậy. Sở
dĩ rồng lặn chớ dùng là vì điểm Dương còn ở dưới cùng của quẻ. Về đạo-pháp:
Giáo-Hữu cũng là phẩm dưới hết của Thánh-thể Đức Chí Tôn. Dù là Thánh nhưng mới
bước vào hàng Thánh.
2 - HÀO 2: Cửu nhị: Hiện long tại điền,
lỵ kiến đại nhân
九 二 : 現 龍 在 田 利 見 大 人
Giải-nghĩa: Hào Cửu nhị: Rồng hiện ở ruộng lợi thấy người lớn. Hiện nghĩa
là thấy rõ. Điền là ruộng. Long chỉ vào bản thân Cửu Nhị. Lỵ (lợi) là nên, là tốt.
Chữ Điền có nghĩa là ruộng, không có sự hẹp-hòi, ý như hội ngộ hay là
hoan-nghinh. Đại-nhân là người có đức độ lớn.
Lý Dịch: Hào Cửu nhị ở chính giữa quẻ Kiền nội (quẻ Kiền dưới) là dương
cương đắc trung. Vả lại dương hào ở vào dương quái, trông lên quẻ trên có hào Cửu
Ngũ là Bạn dương cương mà chính ứng với nó, thế là cương kiện đắc trung mà lại
gặp được chủ tốt, tượng như Long đã thoát nơi tiềm ẩn mà lại có cơ hội làm mây
mưa, chứng tỏ một vật Thần linh hiện ở trên mặt ruộng. Vậy nên nói rằng Rồng hiện
ở ruộng. Dịch nói “Hiện long tại điền” là thế.
Cửu nhị cương kiện đắc trung, ấy là một bậc đại nhân. Ở đây Cửu Ngũ lại
cũng được tôn là đại nhân. Cả hai cùng chính ứng, tức là có sự “đồng” gọi là “Đồng
thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Hai bậc đại-nhân đó đồng tâm, đồng đức
nhau mới có thể làm nên việc lớn trong thiên hạ. Khi nào hai bậc đại nhân đó đã
đồng và cùng xuất hiện, thời thiên hạ ai nấy cũng trông mong vào, nên nói rằng
“lợi kiến đại-nhân”.
- Nếu Cửu Ngũ là Vua, mong cho có được tôi Hiền, thì:
- Đại-nhân Cửu-Nhị tôi trung, mong được vua sáng “Quân minh Thần trung” ở
vào trường hợp này là vậy.
Tuy nhiên, việc trong thiên hạ không bao giờ chỉ một người mà làm nên, mà
cũng không bao giờ làm việc nên cho thiên hạ mà riêng một
người hưởng.
Nhưng tại sao Thánh-nhân không nói Rồng hiện ở mặt đất mà nói là hiện trên
mặt ruộng?
- Người xưa nói Tâm điền là nói ruộng tâm. Ruộng là nơi sản xúât lúa gạo
nuôi sống dân lành. Ruộng tâm là nơi sản xúât ra lời hay ý đẹp, đạo đức, chơn
chất ngôn để làm túi khôn cho lòai người;
nhưng chữ Tâm Điền ở đây có ý nghĩa cao siêu hơn về Dịch lý trong Bát Quái nữa.
Cửu Nhị tượng Giáo-Sư Cửu Trùng Đài:
Người tu cũng phải có một Tâm Điền. Hãy nghe Bà Thanh-Tâm Tài-Nữ luận về chữ
“Tâm điền” trong Thánh-ngôn, ngày
23-4-1928, như sau:
“Ðạo mở rộng, giống Ðạo gieo đã trót
hai thu, mà người thiệt vì Ðạo chẳng có bao nhiêu, thế nên hồi chưa mở rộng nền
Ðạo, Ðức Phật Thích-Ca dòm vào thế cuộc mà than rằng:
“Lộ vô nhơn hành, điền vô
nhơn canh,
“Ðạo vô nhơn thức, ta hồ tận
chúng-sanh”!
Sao gọi lộ vô nhơn hành? - Ðường có người đi nhiều, mà không ai là người phải,
đường đi dập-dìu thiên hạ, mà toàn là ma hồn quỉ xác, tâm giả-dối, hạnh hung-bạo,
mật chứa đầy tà khí, thế nào gọi là người.!
Còn điền vô nhơn canh là sao? -Ruộng đây, là tỷ với tâm, tâm không ai giồi
trau. Ðạo nơi tâm, thì tâm ví như điền, có điền mà chẳng có cày-bừa, đặng đem hột
lúa gieo vào cho đặng trổ bông đơm hột, thì ruộng tất phải bỏ hoang; bỏ hoang
thì sâu bọ rắn-rít xen vào ẩn trú; người mà có tâm như vậy ra thế nào? Ruộng sẵn,
giống sẵn, cày bừa sẵn, duy có ra công làm cho đất phì nhiêu, đặng cho buổi gặt
hưởng nhờ mà không chịu làm, thế thì phải diệt tận chơn-linh”.
Nhưng khi bàn Lý Dịch thì phải bàn cho đến đích vì Dịch 易 là biến. Quẻ Kiền ☰ có ba nét Dương có thể đặt đứng là chỉ không gian và ba nét Âm
đặt nằm chỉ thời gian. Hai quẻ Càn-Khôn phối hợp lại thành chữ Điền 田. Chữ Điền này chính là tâm của Bát-Quái Đồ Thiên là chỉ sự biến hoá của
muôn loài vạn-vật, nên chi bậc đại nhân ở hào hai phải có được cái Tâm Điền ấy
nên nói “Rồng hiện ở ruộng” (xem tr. 91
Bát Quái Đồ Thiên)
Đây là chữ Điền trong tâm của Bát Quái Đồ Thiên hay Bát-Quái Cao-Đài là của
một nền Chánh-giáo.
Điều tiên quyết khi theo một Tôn-giáo nào thì phải biết đó có phải là một nền
Chánh-giáo không?
Đức Hộ-Pháp nói: “Chúng ta muốn quan sát một Tôn-giáo nào được gọi là
Chánh-giáo, thì Tôn giáo đó phải đủ yếu điểm tạo nên người Chủ của nó đặng dìu
đỡ các phần tử của Ðạo ấy, đủ hạnh kiểm, đủ quyền năng. Phải cao thượng hơn sự
thường tình, đi cho vững trên con đường Hằng sống mới xứng đáng là Chủ của Ðại
gia đình Càn-Khôn Võ-trụ.
Giáo-sư 教 師 ứng với hào Cửu Nhị
(Giáo là dạy, Sư là thầy) là ông Thầy có quyền dạy-dỗ nhơn sanh do Đức Chí Tôn
uỷ thác. Bởi là một Chức-sắc Thiên phong đã qua cấp Giáo-hữu khác nào như rồng
được lên mặt ruộng. Người phải ra Suất-sư 帥 師 tức là giáo-hoá là chánh vai trò, là hành đạo địa phương, nhưng cũng có thể
ra ngoại-quốc nữa. Chức sắc hiểu rõ cái nhiệm-vụ “Suất sư” thì việc đi hành-đạo
mới hoàn-toàn được.
Suất 帥 là thống-lĩnh, còn đọc là Suý hay soái là tướng lãnh,
đứng đầu hết. Sư 師 là Thầy dạy, nhưng ông Thầy
dạy Đạo cũng là quan Đạo phải là người gương mẫu, vừa dạy đạo-đức, giáo-lý,
giáo pháp của nền Tôn-giáo mà cũng vừa là mẫu mực về lối sống Đạo nơi chính bản
thân của Chức-sắc nữa. Cho nên người xưa viết hai chữ Suất sư 帥 師 giống in nhau, chỉ khác ở chữ Sư có nét nhứt ở phần
bên phải của chữ, còn chữ Suất thì không có, tức là bảo “Tri hành hiệp nhứt” mà
nét nhứt bên chữ Sư là cái tâm mật pháp, mật truyền của người Thầy dạy Đạo.
“Những Chức-sắc Thiên-phong phải ra Suất Sư 帥 師 tức là giáo-hoá là chánh vai trò, gọi là hành đạo địa phương, nhưng cũng
có thể ra ngoại-quốc nữa. Chức sắc hiểu rõ cái nhiệm-vụ “Suất sư” thì việc đi
hành-đạo mới hoàn-toàn được”.
Hỏi: Chức-Sắc ở Tòa-Thánh 3, 4 năm mới bổ đi hành đạo một năm, kế được Hội
Nhơn-Sanh thì mới hành quyền ít quá rồi phải định sao?
LỜI-PHÊ của ĐỨC HỘ-PHÁP: “Chỉ kể từ
ngày Suất sư khỏi Tòa-Thánh bao lâu đặng định công-nghiệp mà thôi.”
Hỏi: Chức-Sắc từ trước giờ ở Tòa-Thánh mới được bổ đi cầm quyền sau khi Hội
Nhơn-Sanh công nhận được kể vào hàng Chức-Sắc có hành quyền đặng công nhận
không ?
LỜI-PHÊ của ĐỨC HỘ-PHÁP: “Kể từ ngày bổ đi hành đạo tha-phương là đáng kể
công-nghiệp. Nếu đủ tài, đủ đức, đủ công nghiệp phi thường và đủ lệ 5 năm là
cho thăng vị đặng, song để vào hàng Chức-Sắc mới Suất-sư khỏi Tòa-Thánh mà
thôi.”
Giáo-sư bấy giờ lo hoằng dương chánh-pháp, như Rồng đã lên trên mặt ruộng
thì mặc tình làm mây mưa biến hoá, tẩm tưới ruộng đồng, làm cho mặt đất nở hoa,
người người no ấm, nhà nhà yên vui. Nhưng cái tự do đó phải trong chương trình
của đạo-pháp mà Pháp-Chánh-Truyền đã qui định, làm sao cho trên thuận lòng Trời,
dưới hiệp được lòng của sanh chúng.
Làm một Tín đồ của một tôn giáo đã là khó, mà làm một Chức Sắc Thiên phong
càng thêm khó, vì đây là lãnh trách nhiệm với Trời. Trời chưa từng dối ai, thì
người Chức sắc phải học theo tánh trời “Tri Hành hiệp nhứt”.
Câu“Phụ từ tử hiếu, Quân minh Thần trung” là sao?
Cha có hiền từ mới dạy con câu hiếu đạo; người con hiếu đạo phải học theo
tánh từ hòa của người cha. Vua có minh thì tôi thần mới trọn trung, hết lòng vì
vua giúp nứơc. Cho nên câu “Trung thần bất sự nhị quân” là tôi ngay không thờ
hai chúa vẫn đúng ngàn đời nếu biết áp dụng một cách sáng suốt. Nếu ngược lại
vua là một hôn quân vô đạo thì sao ? Một là trước sau gì dân chúng cũng phải đảo
chánh, theo như hiện tại các nước chỉ thấy biểu tình và biểu tình để đòi lập lại
cán cân công lý trong đời.
Hai là bất hợp tác để giữ sự trung kiên trong tâm khảm con người. Nếu vẫn
nhắm mắt làm liều mà gọi rằng trung thì đó là “Ngu trung” mà thôi.
3 - HÀO 3: Cửu Tam Chung nhựt kiền kiền, tịch dịch nhược, lệ, vô cữu.
九 三 終 日 乾 乾 夕 惕 若 厲 旡 咎
Giải nghĩa: Hào Cửu Tam nói người quân-tử suốt ngày chăm chăm chú chú, chiều
hôm hằng lo lắng, nếu gắng sức thì không lỗi.
A - Lý Dịch:
Hào này ở trên hết Kiền nội, vạch đơn, thể dương, là hào dương ở vào vị
dương, nên gọi là Cửu Tam. Theo ước-lệ sáu hào được chia ra Tam tài:
- Hào Sơ, hào Nhị ở phần dưới là Địa.
- Hào Tam, hào Tứ ở giữa là Nhân.
- Hào Ngũ, hào Thượng ở trên cùng là Thiên.
Theo về toàn quẻ thì ba hào quẻ ngoài là quẻ ngoại, ba hào trong là quẻ nội.
Xét vị thế hào Tam thì rất chông chênh. Nếu nói rằng trên, thì nó thuộc về
quẻ dưới; khi nói rằng dưới thì nó lại
thuộc về hào trên, Dịch nói hào Tam ở
vào cảnh “bán thượng lạc hạ” (nửa trên nửa dưới).
Người ở vào thời của hào Tam thật rất là khó xử, nếu bản thân mình không đủ
bản lĩnh thì bị cảnh trên níu dưới trì, e dễ rơi vào chỗ truỵ lạc.
Tuy khó xử như vậy mà tính chất Cửu là Dương cương lại ở vào vị Tam cũng
Dương cương. Nó không đứng vào hàng trung như Nhị và Ngũ nên gọi là “Trùng
cương nhi bất trung” tức là một người quá cứng mạnh như thế mà ở vào cảnh bán
thượng lạc hạ thì nguy hiểm biết chừng nào! Sở dĩ có sự khó khăn ấy nên Thánh
nhân mới để lời răn là người đạo đức, chính nhân quân tử, suốt ngày chăm chăm,
chiều hôm hằng lo-lắng, gắng sức thì không lỗi. Nếu làm người mà đủ đạo-đức,
khiêm cung, hoà-ái, hằng ngày biết tu-chỉnh thân mình thì sẽ vượt qua tất cả
không còn lo ngại gì. Lưu ý ba chữ Lệ, vô cữu. Nghĩa là dầu có chuyện hoạ cũng
đổi thành phúc, việc dữ cũng hoá lành, không lỗi vậy.
Hào này vẫn là một hào tốt nên đặt chữ “quân tử” là người có đạo-hạnh
hoàn-toàn. Bởi hào Tam không có đức trung, người phải làm ra đức trung. Chữ
trung 中 là ở giữa, người nên để cái tâm vào nơi ấy thành
ra chữ Trung 忠 là sự trung hậu, trung thành, thì dù ở vào hoàn cảnh
nào cũng thích-ứng được.Có Trung mới sinh ra Hiếu và Nghĩa. Ba đức tính: Trung,
Hiếu, Nghĩa rất quan-trọng trong đời. Nhất là đạo làm người và riêng người làm
Đạo khá nhớ!
Điều đáng lưu-ý là toàn quẻ đều dùng chữ “Long” cho các hào, riêng hào Cửu
Tam lại tượng “Quân-tử” là có ý bảo cho người xử vào thời này phải có thật tâm
Bác-ái, Từ-bi mới thắng nỗi những trở ngại không tránh khỏi.
Luận Đạo: PHỐI-SƯ 配 師 trong hàng Thánh Thể Đức Chí Tôn, ứng hợp với lời
Dịch nên nói đến đức
độ đại nhân quân-tử, biết xử thế của hào Cửu Tam Pháp Chánh truyền nói quyền-hành
của Phối-sư:
-“Phối-sư, mỗi phái là 12 người, cọng chung là ba mươi sáu, trong ba mươi
sáu vị ấy, có ba vị Chánh.
- “Phối sư là người lãnh quyền của Chánh Phối Sư ban cho, đặng đồng quyền đồng
thể cùng Chánh Phối Sư khi Người giao trách-nhiệm cho mình, chẳng đặng làm điều
chi không có lịnh của Chánh-Phối-sư truyền dạy: nhứt nhứt đều phải tuân mạng lịnh
của Chánh Phối-sư khi đặng sai trấn-nhậm các nơi; mọi điều canh cải là phạm
Pháp Chánh-Truyền, ắt bị giải ra Toà Tam-giáo”.
Vậy thì bậc Phối-sư phải chăm-chú điều gì?
Tại sao Dịch cho rằng hào Cửu Tam ở vào cảnh “bán thượng lạc hạ” ? Phối-sư
khó-khăn gì ?
Pháp-Chánh-truyền nói rõ: Phối-sư đứng vào Tam thập lục Thánh, tức nhiên
con số qui định cho phẩm này chỉ có 36 vị mà thôi, chia ra làm ba phái; mỗi
phái phải đủ số 12. Nhưng trong số 12 vị
Phối-Sư ấy phải chọn ra một người đủ tài-năng, uy tín làm Chánh Phối-sư.
Vị Chánh-Phối-Sư này từ trong hàng phẩm Phối-sư mà ra, nhưng quyền-hành rất
lớn, liệu có được tất cả 11 người còn lại tâm phục, khẩu phục hết hay không? Nếu
có sự bất đồng chánh kiến liệu có phương hoà-giải một cách êm đẹp không? Một
nhiệm-kỳ là 5 năm dài-dẳng liệu có đủ tinh-thần kiên nhẫn, chí công, hoà-mục
hay không? Những cái trớ trêu đó là cảnh “Trên không ra trên, dưới không phải
dưới” gọi là bán thượng lạc hạ, nguy hiểm lắm vậy.
Nhất là câu răn này: “Phối-Sư” chẳng đặng làm điều chi không có lịnh của
Chánh-Phối-sư truyền dạy: nhứt nhứt đều phải tuân mạng lịnh của Chánh-Phối-sư
khi đặng sai trấn nhậm các nơi; mọi điều canh cải là phạm Pháp Chánh Truyền, ắt
bị giải ra Toà Tam-giáo”.
Chánh-Phối-sư cũng ứng với hào Cửu Tam này, tất nhiên cũng chịu vào cảnh
bán thượng lạc hạ nhưng ở vị thế cao hơn và đơn-độc hơn.
PCT:-“Ba vị Chánh-Phối-sư đặng phép thế quyền cho Đầu-sư, song không đặng
quyền cầu phá luật lệ”.
Bởi:“Hễ trái mạng lịnh Thiêng-liêng, sửa cải luật lệ mà hành sự, hoặc thêm,
hoặc bớt, thì là phạm phép Thiên điều, làm cho Thánh-giáo trở nên phàm giáo. Nhơn
sanh là phàm, Hội-Thánh là Thánh, nếu không Hội-Thánh phê chuẩn thì những điều
chi sửa cải bởi Chánh-Phối-Sư; nghĩa là nhơn-sanh đều là phàm cả, mà hễ phàm thì
khó mong lập vị Thánh cho đặng (Hay! Lời
khen của Đức Lý).
Bởi cớ ấy nên Thầy không cho Chánh Phối sư lập Luật ấy cũng là cơ mầu-nhiệm
diệt phàm của Đạo vậy Chánh-Phối-sư thật là khó xử vô cùng như Dịch nói: Trên
không tới Trời, dưới không tới ruộng, tức “Thượng bất tại thiên, hạ bất tại điền”
là thế. Trên không tới Trời là chỉ hào Cửu Ngũ, dưới không tới ruộng là chỉ hào
Cửu Nhị. Vị thế chông chênh ấy là hào Cửu Tam, nên:
CG: “Ba vị Chánh-Phối-sư phải lựa chọn cho đủ ba phái là: Thái, Thượng, Ngọc.
Ba vị ấy chẳng phải làm đầu ba mươi ba vị Phối-sư kia mà thôi, mà lại là người
thay quyền cho Đầu-sư mà hành sự, y như quyền Đầu sư vậy.
Ấy là người thay mặt cho cả Hội-Thánh Cửu Trùng Đài và cả nhơn-sanh.
Người nắm trọn quyền hành sự nơi tay, chỉ tùng lịnh Đầu-sư phán dạy thế nào
thì phải tuân theo thế ấy; chẳng đặng cải mạng lịnh tự mình chế biến; nhứt nhứt
đợi lịnh Đầu-sư, song Đầu-sư cũng không đặng phép giành quyền hành-sự của ba vị
ấy. Hễ Đầu-sư lấn quyền hành-sự mà không do nơi Chánh Phối-sư thì là quá quyền
mình, ắt phải phạm Pháp Chánh-Truyền”(Hay! Lời
Đức Lý khen )
Tóm lại: Cái khó của phẩm Chánh-Phối-sư là:
- Người từ trong hàng phẩm Phối-sư
mà ra.
- Khi được tuyển làm Chánh-Phối-sư chỉ khác có chữ “Chánh” mà quyền hành
quá ư rộng-rãi: là thay quyền cho Đầu-sư mà hành sự.
- Ba vị Chánh Phối-sư phải đầy đủ uy-tín để cho 33 vị Phối sư còn lại kính
phục.Nếu không phải là bậc thiên mạng, bậc chân tu thì cũng gặp phải sự khảo-đảo
không ít.
Sở dĩ hào từ dùng chữ “quân-tử” là có ý xác định hào ba, bốn thuộc về Nhân
trong Tam tài. Phải đạo-đức nhân-hậu mới xứng phẩm “người quân tử”. Là người
quân tử không bao giờ để cho thất nhân tâm, nghĩa là làm bậc Thầy thì gương mẫu
cho trò, Cha làm gương cho con. Vì thế mới nói là trở đi trở lại với đạo là vậy.
Hơn nữa kỳ ba Phổ-Độ này điều quan yếu hơn hết cho Hào Tam quẻ Càn:
- May duyên cho dân Việt-Nam được Chí Tôn trao cho chiếc chìa-khoá vàng,
làm chủ mối Đại-Đạo.
- Là người Việt-Nam được thấm-nhuần Đạo giáo Cao Đài trong cái thời khởi điểm:
Việt-Nam làm chủ về mặt văn-minh tinh thần của nhân-loại.
- Phối-sư và Chánh-Phối-sư là người trên, bậc Thầy của Giáo-sư, trong hàng
Thánh-Thể của Chí-Tôn thể
Thiên hành Đạo, đại diện cho tòan cả nhơn sanh.
Về Đạo-lý thì Phối-sư ứng với hào cửu Tam thật là một hạnh-phúc vô đối, là
một bước ngoặc lớn-lao vô cùng.
Riêng quyền-hành của Chánh Phối sư thật trọng hệ.
PCT:-“Ngài ban quyền hành-sự trọn vẹn cho Chánh Phối sư, lại buộc cả ba đều
để sáu bàn tay vào cho đủ, tức là buộc cả ba hiệp một mới đặng. Đầu-sư cũng vậy,
mà Chưởng Pháp cũng vậy, phải hiệp một mới phù hạp câu Thánh ngôn “Một thành
ba, mà ba cũng như một”
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ]
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét