Ðức Thượng Phẩm dạy về “Pháp Luật vô tư”:
"Pháp luật vốn vô tư,
đứng trong chánh giới chơn truyền, nó là Bác ái, Công bình. Thi hành luật pháp
đại khái là làm cho cả chúng sanh biết tương thân tương ái trên đường sanh sống
và tấn hóa. Vậy phận sự của Pháp Chánh Hiệp Thiên-Ðài là gieo rắc sự Thương yêu
trong toàn sanh
chúng: không tư chẳng vị và giúp chúng sanh một cách cận kề; kẻ hung người bạo, kẻ tham người tà, rồi tìm phương nâng đỡ tinh thần họ trở về với chơn lý. Ðó là áp dụng Luật Bác ái. Còn như kẻ dữ nào còn muốn dở lối tà mị, không thể sửa cải được, chừng ấy mới đem Pháp luật thi hành một cách công minh, chẳng vì thương mà trọng, không vì ghét mà khinh, chẳng vì trung trực mà binh, không vì tà vạy mà bỏ. Như thế thì cân tội phước mới chói rạng. Ấy là phương bảo tồn trật tự trước Luật Công bình. Vậy, thực hành cái thuyết Bác ái - Công bình là phận sự của Pháp Chánh Hiệp-Thiên-Đài. Thành thử có khi dùng Ðức để cảm hóa, có khi dùng Pháp luật để khuyên răn, cầu cho kẻ sai lầm giác ngộ chơn lý.
chúng: không tư chẳng vị và giúp chúng sanh một cách cận kề; kẻ hung người bạo, kẻ tham người tà, rồi tìm phương nâng đỡ tinh thần họ trở về với chơn lý. Ðó là áp dụng Luật Bác ái. Còn như kẻ dữ nào còn muốn dở lối tà mị, không thể sửa cải được, chừng ấy mới đem Pháp luật thi hành một cách công minh, chẳng vì thương mà trọng, không vì ghét mà khinh, chẳng vì trung trực mà binh, không vì tà vạy mà bỏ. Như thế thì cân tội phước mới chói rạng. Ấy là phương bảo tồn trật tự trước Luật Công bình. Vậy, thực hành cái thuyết Bác ái - Công bình là phận sự của Pháp Chánh Hiệp-Thiên-Đài. Thành thử có khi dùng Ðức để cảm hóa, có khi dùng Pháp luật để khuyên răn, cầu cho kẻ sai lầm giác ngộ chơn lý.
Nhưng chúng ta cũng chẳng
khá quên rằng, ngoài Pháp luật của Ðạo, kẻ tu hành còn phải chịu dưới hệ thống
thưởng phạt của Luật Nhơn Quả: Lành thì thăng, dữ thì đọa. Sự báo ứng chẳng hề
sai chạy mảy may. ‘Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu”. Ðó là một điều mà
người hành đạo nên lưu tâm cho lắm." (Hạnh Ðường 1973)
Thế nên câu liễn Bộ Pháp
Chánh đề rằng:
- PHÁP luật vô tư đạo giáo từ oai tùng lý,
- CHÁNH tông bất dịch chơn truyền thiện ác tùy
hình.
Nghĩa là: Pháp luật của
Ðạo thì vô tư, nhơn từ, oai nghiêm tùng lẽ phải. Chơn truyền của nền Ðạo chơn
chánh thì không đổi, việc lành hay dữ tùy mức độ mà có hình phạt.
KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT
TÂN - PHÁP
E: The
new doctrine
F: La
nouvelle doctrine
TÂN PHÁP là
nói tắt tên của hai quyển Luật Đạo căn bản: TÂN-LUẬT và PHÁP CHÁNH TRUYỀN.
"Đức
Chí-Tôn lập TÂN PHÁP là lập Chủ quyền cho Đạo. Nếu chúng ta biết Đạo và ý-thức
rằng Pháp-Luật là do Thiên-ý và Công-lý mà lập ra thì tự nhiên phải tuyệt đối
tôn trọng Chủ quyền đó là tuân-hành qui điều PHÁP LUẬT ĐẠI ĐẠO".
PHÁP LUẬT ĐẠI ĐẠO
法 律 大 道
Pháp-Luật hay là Luật-Pháp?
Bao giờ cũng vậy, Pháp-Luật dường như luôn có sự phản khắc giữa Đạo và Đời.
- Về phần Đạo: trí thức tinh-thần nhơn-loại nhìn nơi vô biên, biết Càn Khôn Vũ-trụ tức
là cơ-quan tạo-đoan nó định luật cho khối người, thành ra PHÁP là chủ của Luật;
tức là Pháp có trước Luật có sau nên gọi là PHÁP LUẬT.
- Về cơ-quan Đời tức là cơ-quan xu-hướng theo cái sống, định-luật được rồi, mới tìm-tàng giải-pháp
đặng thi hành LUẬT, định Pháp-hình để bảo-vệ Luật, thành ra Luật có trước, Pháp
có sau, gọi là LUẬT PHÁP.
Do vậy, khi Chí-Tôn vừa khai Đại-Đạo là đã lo lập ngay PHÁP-CHÁNH-TRUYỀN, đồng
thời dạy các Chức sắc nhóm họp Hội-Thánh để lập TÂN-LUẬT. Thế nên Pháp Luật Đại-Đạo
dùng làm qui củ chuẩn thằng, phép khuôn, duy có Pháp-Chánh-Truyền để truyền
Chánh-Pháp và Tân Luật gọi chung là PHÁP LUẬT ĐẠI ĐẠO.
Điều quan trọng là ngày 13-8-Bính Dần (Samedi, 18 Septembre 1926) Thầy quyết
định: từ đây trong nước Nam duy có một Ðạo chơn thật là Ðạo Thầy đến lập, để lời
rằng
* Thầy có việc nói cùng chư Môn đệ:
- Các con! Thầy đã lập thành THÁNH-THẤT; nơi ấy là nhà chung của các con;
biết à !
- Thầy lại Qui Tam Giáo lập TÂN LUẬT, trong rằm tháng mười có Đại hội cả
Tam Giáo nơi Thánh Thất. Các con hay à!
- Sự TẾ TỰ sửa theo "Tam Kỳ Phổ Ðộ" cũng nơi ấy mà xuất hiện ra;
rõ à!
- Thầy nhập BA CHI lại làm một là chủ ý qui tụ các con trong Ðạo Thầy lại một
nhà. THẦY làm CHA CHƯỞNG QUẢN; hiểu à!
- Từ đây trong nước Nam duy có một Ðạo chơn thật là Ðạo Thầy đã đến lập cho
các con, gọi là "QUỐC ĐẠO", hiểu à!”
Xem thế, thì PHÁP-LUẬT ĐẠI ĐẠO là điều tối yếu, tối trọng của mọi người: từ
Tín-đồ đến chư Chức sắc, xem nó như là một nhu cầu, là một sự chờ đợi, là niềm
tin tưởng được đặt vào đó làm đòn cân Công-lý, là điều cần thiết không thể
không có được, Thầy đã dạy rõ:
“… Nó có ảnh-hưởng đến Thiên-phong
Phật-sắc của các con”, bởi vì: chẳng Luật-lệ thì trái phép, mà trái phép thì thế
nào vào BẠCH-NGỌC-KINH cho đặng”.
Hơn nữa, trong cuộc sống hiện-hữu đây nó là “hàng rào, cây gậy” cho mỗi
nhơn-sanh nương theo đó mà lần bước đến thang mây, đồng thời để cho Chức-sắc
Hành Chánh-Đạo do theo đó mà dắt-dìu
nhơn-sanh cho khỏi sa chân trái
bước.
PHÁP-LUẬT chính là đèn và gương soi vậy.
Nếu hỏi Đạo mà phải có PHÁP có LUẬT để làm gì?
- “Thầy vì sợ phàm tâm tục tánh lập Luật Pháp rất nghiêm đặng đủ quyền-hành
buộc cả Hội-Thánh, nghĩa là thân thể thiêng-liêng hiệp-hòa làm một:
- LUẬT thì có Tân-Luật,
- PHÁP thì có Pháp-Chánh-Truyền,
- QUYỀN thì có Tòa-Tam-giáo.
Ấy là: cái còi, cây gậy, hàng rào thiêng-liêng đặng lùa cả các chuồng chiên
của Thầy hiệp một” (PCT)
“Trong xã-hội ấy định phương-pháp đặng
lập cái đại thể gia đình của toàn một sắc dân. Đại-gia-đình của một sắc dân gọi
là gia-đình, xã-hội, tướng diện của hai bên đó !
“Do nơi BÁC-ÁI và CÔNG BÌNH: những
phương pháp của các vị Giáo-chủ lập Pháp-Luật trong các Tôn giáo, cốt-yếu mở đường
chỉ nẻo, chỉ cho nhơn-loại đi lên hiệp cùng chơn-tướng và chơn-pháp của Đạo-giáo
tức nhiên là tín-ngưỡng THỜ NGƯỜI và THỜ TRỜI, luật pháp duy có BÁC ÁI, CÔNG
BÌNH mà thôi.
Đức Phật Thích-Ca nếu nói Ngài không Bác-ái, Công-bình thì Đạo giáo không
Công bình sao !
Đức Chưởng-Đạo Nguyệt-Tâm Chơn-Nhơn dạy:
“Phàm Pháp-Luật lập thành đều tùng sở
dụng, buộc kẻ chung công hiệp trí tác thành một cơ-sở vĩ-đại, Đông Tây
tương-thân tương-ái. Bởi cớ mà Pháp Luật vẫn nhiều mặt đặc biệt cùng nhau, tùy
theo phương dụng, chẳng thế dùng một mặt Pháp-Luật nào mà thay thế vào một cơ-sở
khác hành-vi cho đặng, cần thì mới lập, còn vô ích thì bỏ. Vậy các Pháp Luật của
Chí-Tôn đã đào-tạo đều hữu-ích cho cơ-quan hành-động cho Chánh giáo của Người,
một cái dấu bỏ ra cũng chẳng đặng. Hễ tùng thì Đạo thành, còn nghịch thì Đạo diệt.
Cả thảy Hội Thánh chưa ai đặng quyền ra khỏi ngoại Luật. Chúng ta vâng theo mới
đắc thành quyền-hành Hội-Thánh, thảng có một người nghịch thì làm rối loạn
Chơn truyền. Kẻ nghịch cùng Thế đạo thì
trục ngoại xã hội hay là diệt tàn cho khỏi lưu hại, còn kẻ nghịch cùng Đạo-pháp
thì tội trục ngoại Thánh Thể Chí Tôn hay là có ngày quyền Thiêng-liêng diệt
thác. Chúng ta từ đây coi kẻ phạm Pháp Luật như thù địch của Đạo, dùng phương
trừ khử. Bần Đạo đã thọ Sắc lịnh Ngọc-Hư lo Chuyển Pháp, thì không phương tha
thứ điều phạm bao giờ. Từ đây Hội-Thánh Ngoại giáo giữ nghiêm Pháp-Luật. Bần-Đạo
xin để lời cầu-khẩn cùng Giáo-Tông và Hộ-Pháp cũng để lòng lo phương trừ hại, đừng
vì BÁC ÁI- TỪ BI vị nễ”.
[ Ngày 03-03-Quí-Dậu (dl:
26-5-1933) ]
Thầy cũng đã nhắc-nhở: “Trường đời có ấm lạnh, cũng như lẽ Đạo có thạnh
suy, mà cùng cực cái thạnh ắt lại suy, cùng cực cái suy ắt lại thạnh. Mà cái thạnh
của Đạo thì vô cùng, người thường không phương thấu-đáo. Chơn-truyền Luật-pháp
là bất di bất dịch, ai sửa cải chơn truyền Luật-Pháp ắt bị tội chẳng sai, dầu
là địa-vị gì đi nữa. Thầy phong thưởng chúng nó đặng ắt thầy hình phạt chúng nó
cũng đặng vậy”.
Chính đây là Thiên Luật. Vậy Thiên Luật là gì ?
1 - THIÊN LUẬT 天 律
(Thiên là trời,
Luật là luật lệ, phép tắc được đặt ra để mọi người đi theo con đường ấy cốt yếu
giữ an ninh, trật tự). Thiên Luật đây là Luật Trời do Đức Thượng Đế đến mở Đại
Đạo là cốt yếu chấn chỉnh lại phong hóa, kỷ cương cho toàn thế giới. Nếu không thì cái đà xuống dốc như vầy không khỏi
tiêu diệt trong một sớm một chiều nào đây !.
Ngày 20-10-Bính Dần (Thứ tư: 24-11-1926)
Đức Chí Tôn dạy: "Lương tâm của
các con là một khiếu thiêng
liêng của Thầy ban để sửa trị
riêng các con trong đường tội lỗi và ban thưởng trong việc
nhơn đức; làm một việc phải tức là do nơi ý Trời, phạm một nét vạy tà là cãi
nơi THIÊN LUẬT; phải quấy Thần Thánh chỉn chép biên, thưởng phạt duy đợi ngày
chung cuộc. Khá biết lấy!”
Nhưng:
“Điều trọng yếu như TÂN-LUẬT ngày nọ thì Lý Giáo Tông hội cùng chư Thánh mà
lập thành, chớ Thầy chưa hề biết đến, chỉ ngày nào đã dâng lên cho Thầy thì nó
thành Thiên-Luật mà thôi. Hễ Thiên Luật thì phải vô tư, tỉ như Thiên-điều, dầu
cho chính mình Thầy là Chí-Tôn cũng chẳng vị tình. Bởi cớ ấy mà khi lập PHÁP
CHÁNH TRUYỀN, Thầy không lập Hiệp-Thiên-Đài một lượt với Cửu-Trùng-Đài, e cho cả
Chức sắc Hiệp Thiên Đài ra ngoại luật. Thầy lại để cho các Chức-sắc ấy dự hội lập
Luật cùng chư Chức sắc Cửu Trùng Đài thì phàm thân của họ cũng phải dưới quyền
luật lệ như mọi người vậy.
Hội-Thánh hiệp nhau lập TÂN-LỤẬT cũng như cả Thập Nhị Khai Thiên lập LUẬT.
Thập nhị Khai Thiên lập Luật giao lại cho Thầy, còn Hội Thánh lập Luật cũng
giao lại cho Thầy. Vậy thì TÂN LỤẬT với THIÊN ĐIỀU cũng đồng giá trị.
- Dầu Hộ-Pháp phạm luật cũng bị đòi đến Toà Tam Giáo bên Cửu Trùng Đài thì
Thiên phẩm mình dường như không có, kể như một người Đạo hữu kia vậy.
- Còn Giáo Tông nếu phạm tội cũng phải bị đòi đến Tòa Hiệp Thiên Đài thì
cũng chẳng khác một người Tín đồ kia vậy. Hội Thánh hiệp nhau lập Luật Đạo thì
cũng như chư Thần, Thánh, Tiên, Phật hội lập Thiên điều. Vậy thì Hội Thánh và
chư Thần, Thánh, Tiên, Phật cũng đồng một thể.
2 - Pháp-Chánh-Truyền và
Tân- Luật
là Thiên-điều tại thế.
Đức Hộ-Pháp giải rõ: “Muốn cho xã-hội loài người trong thế-giới này đạt được
mức quân-bình tuyệt-đối thì phải có sự công-bình được lập lại bởi cán cân
Công-lý, mà xã-hội loài người từ xưa đến giờ chưa có Công bình thật sự. Ngày
nay Thiên Thơ đã định cho nước VIỆT NAM này có được cán Cân Công-lý do bởi tay
THƯỢNG-ĐẾ đến cầm đòn cân định vận-mạng cho Việt-Nam và cả nhân loại. Cho nên
khi mở Đại-Đạo Tam Kỳ Phồ-Độ, Đức Chí Tôn lập ngay PHÁP CHÁNH TRUYỀN và TÂN-LUẬT
tức là Thiên-điều tại thế để điều-hành guồng máy Hành chánh-đạo hầu bảo thủ
Chơn truyền và Công-bình Thiên Đạo vì nếu thiếu Pháp Luật thì còn gì là Đạo nữa
!".
Nhưng hiện tại:
“Cái Công-lý của nhơn-loại bây giờ
là Công-lý giả, vì bởi công-lý giả ấy, cho nên mới có trường hỗn loạn,
tương-tàn tương-sát với nhau, phải họ đem công-lý về mặt tinh thần quả quyết, đặng
cân phân cùng các chủng-tộc nơi mặt địa-cầu này, nếu Cân Công chánh ấy thiệt tướng
của nó thì thiên-hạ không có tương tàn tương-sát với nhau, ngày nay máu sông
xương núi, họ dùng lời, dùng tiền thực hiện công-chánh đặng lòe-loẹt nghĩa lý
công chánh của họ, con người chưa có đoạt đặng công-chánh thật sự vì cớ con người
chưa có mặt luật CÔNG-BÌNH BÁC-ÁI dưới thế gian này. Bởi cớ cho nên Đức Chí Tôn
buộc cả con cái của Ngài nhứt là Thánh-Thể của Ngài thi-hành cho được thiệt tướng.
Bởi vậy có câu Thánh-Ngôn của Ngài nói:
"Ngày giờ nào các con dòm thấy một lẽ bất công nào nơi mặt thế gian
này thì ngày giờ ấy chưa thành Đạo".
Như thế:“Pháp-Chánh-Truyền và Tân Luật cốt để bình tâm thiên hạ đặng để gỡ
tội cho kẻ có tội-lỗi: phạm mà không biết thú tội trước mặt người và trước phép
thiêng-liêng. Định Pháp-Luật ấy cũng là sợi dây thiết tỏa liệng xuống Âm-quang
cho kẻ tội nhơn nắm nó mà phăng về thiêng liêng cựu cảnh chớ chưa phải là
Chơn-luật và Chơn pháp…Toàn Thánh-Thể Đức Chí-Tôn nếu biết thì nắm quyền luật
thiên-nhiên ấy, ngày giờ nào thiên-hạ được Yêu thương nhau nồng-nàn, thì giờ ấy
quyền Đạo là quyền tối thượng nơi mặt thế đó”
(Thuyết-Đạo II / 98)
Đức Hộ-Pháp nói: “PHÁP CHÁNH TRUYỀN ở trong cuốn THIÊN THƠ mà ra,
còn CHÚ GIẢI là
phân quyền hành, Quyển Thiên Thơ Đức Chí Tôn đã để tại thế gian nầy.
Ngài giao cho con cái của Ngài gìn giữ mà làm của báu không gì bằng: tức là
“THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN”. Trong quyển Thiên Thơ nầy, ngày kia có sản xuất nhiều
cơ quan khác trọng yếu nữa chớ không phải một cơ quan Phước Thiện mà thôi. Mấy
con cứ mạnh dạn trả lời: “Pháp Chánh Truyền Hộ-Pháp và Giáo-Tông lấy trong
Thánh Ngôn mà ra; thì Phước Thiện, Phạm Môn nó cũng ở trong THÁNH NGÔN của Đức
Chí Tôn dạy lập ra chớ không có chi gọi là lạ”.
Ấy là phần xuất xứ của PHÁP CHÁNH TRUYỀN. Đây, một lần nữa xác định Thánh
Ngôn Hiệp-Tuyển chính là Bộ THIÊN-THƠ của nền Đại Đạo mà Đấng Chí-Tôn đã ban
cho Đức Quyền Giáo Tông nắm phần hành:
“Cầm mối Thiên Thơ lo cứu chúng,
“Đạo người vẹn vẻ mới thành Tiên”
CHƯƠNG I
PHÁP CHÁNH TRUYỀN
E: The religious constitutional laws of Caodaism
F: Lois constitutionnelles religieuses du Caodaïsme
A - Định nghĩa:
PHÁP CHÁNH TRUYỀN là HIẾN
PHÁP ĐẠI-ĐẠO:
(Trích: Chánh Trị Đạo của
Ngài Khai Pháp)
Trước hãy định nghĩa Hiến Pháp là gì ?
- Theo nghĩa thông thường: Hiến Pháp là một bản văn kiện ghi chép những Luật
lệ căn bản qui định sự tổ chức quyền chánh trị trong một nước và bảo vệ các
công quyền của toàn thể công dân.
PHÁP CHÁNH TRUYỀN của Ðạo là một bản văn kiện do Huyền diệu Cơ Bút của Ðức
CHÍ TÔN truyền dạy, qui định sự tổ chức của nền Ðại Ðạo, sắc phục của chư Thiên
Phong: đẳng cấp, quyền hạn của chư Chức sắc cầm quyền chánh trị, hầu giữ vững
chơn truyền của nền chánh giáo, không cho có sự xâm phạm, giữ gìn cho cơ Ðạo khỏi
qui phàm.
B - Hiến Pháp có hai lọai:
1 - Bất thành văn Hiến
Pháp: Ngày trước không có Hiến Pháp, chỉ có các điều lệ
do phong tục, tập quán, vì thời gian mà biến thành. Bởi nguyên căn của nguồn gốc
do sự biến thiên của tập tục và không văn kiện làm bằng chứng cho nên thường bị
xâm phạm. Vì thế về sau, muốn cho nó được tôn trọng, cần phải biên chép thành
Hiến Chương gọi là Hiến Pháp.
2 - Thành văn Hiến Pháp: Là thứ Hiến Pháp lấy từ chương làm
căn bản, được thông dụng trong các nước, vì nó ấn định một cách minh bạch quyền
hạn của chánh phủ, công nhận và bảo đảm các quyền tự do chánh trị cùng tự do
dân sự của nhân dân.
Hiến Pháp thành văn lập thành do nhiều cách:
- Do Vua ban.
- Do sự cam kết giữa Vua và dân.
- Do Quốc Hội Lập Hiến làm ra.
PHÁP CHÁNH TRUYỀN thuộc về loại Hiến Pháp thành văn và
lập thành theo cách thứ nhứt, song có điều khác nhau với Ðời là Hiến Pháp do
Vua ban hành; còn Pháp Chánh Truyền do Ðấng CHÍ TÔN dụng quyền năng Thiêng
Liêng của Huyền diệu CƠ BÚT mà truyền thế”.
C - SO SÁNH CÁC TÁNH CHẤT
CỦA HIẾN PHÁP
và PHÁP CHÁNH TRUYỀN
1 - Hiến Pháp khác với
Pháp luật thường:
Thường, trong một nước sau khi lập quốc, lập tức Chánh Phủ triệu tập một Quốc
Hội Lập Hiến, để lập Hiến Pháp, do theo dân nguyện. Xong rồi, Quốc Hội Lập Hiến
giải tán, để triệu tập Quốc Hội Lập Pháp, chỉ có quyền hạn lập thành các Pháp
Luật thường để thi hành Hiến Pháp thôi.
Trong nền Ðạo, có ba Nghị-Hội hiệp lại làm cơ quan cho quyền Vạn Linh, ba Hội
ấy, quyền hạn tương đồng như Nghị Hội Lập Pháp, chỉ lập Pháp Luật thường do
nguyện ước của Nhơn sanh, đặng thi hành chơn truyền chánh giáo là Pháp Chánh
Truyền.
2 - Cang tánh Hiến Pháp và
nhu tánh Hiến Pháp:
- Khi Nghị Hội Lập Pháp không có quyền sửa đổi Hiến Pháp thì Hiến Pháp ấy gọi
là cang tánh Hiến Pháp (Constitution rigide).
-Trái lại, khi Nghị Hội Lập Pháp sửa đổi Hiến Pháp đặng, như các pháp luật
thường thì Hiến Pháp ấy gọi là nhu tánh Hiến Pháp (Constitution souple).
PHÁP CHÁNH TRUYỀN thuộc về loại cang tánh Hiến Pháp, bởi nó bất di bất dịch,
bất khả xâm phạm và Ba Hội Lập quyền Vạn Linh không có quyền sửa cải.
3 - Hiến Pháp đại yếu và
Hiến Pháp chi tiết:
- Những bản Hiến Pháp nào nói tỉ mỉ về sự tổ chức các cơ quan, các ty, các
sở, như Hành Chánh, Tư Pháp ....gọi là Hiến Pháp chi tiết. Thứ Hiến Pháp nầy rất
bất tiện, vì phải sửa đổi luôn, mà sửa đổi Hiến Pháp là một điều phiền-phức.
- Còn Hiến Pháp đại yếu, chỉ nói những điều thật bao quát. Các điều lệ chi
tiết để cho Nghị Hội Lập Pháp tùy nghi ấn định cho hợp thời. PHÁP CHÁNH TRUYỀN
thuộc loại Hiến Pháp đại yếu.
Kết luận:
PHÁP CHÁNH TRUYỀN là Pháp Luật chơn chánh được Đức Chí Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế
giáng cơ truyền dạy để làm căn bản Lập GIÁO, tổ chức và điều hành nền Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ.
PHÁP CHÁNH TRUYỀN được xem là HIẾN PHÁP của Đại Đạo do Đấng Chí Tôn dụng
quyền năng Thiêng Liêng qua HUYỀN DIỆU CƠ BÚT mà truyền thế, nên có tính cách cố
định, bất di bất dịch, truyền đến Thất ức niên.
D - Các hình thức Pháp Chánh Truyền:
Ngay sau Ðại Lễ Khai Ðạo Rằm tháng 10 năm Bính Dần (Vendredi, le 19-11-1926) Ðức Chí Tôn dạy rằng:
“Ðêm nay các con phải thành tâm cầu
nguyện đặng ngày mai Thầy lập PHÁP CHÁNH TRUYỀN nghe à.!”
* Sau Ðại lễ Khai Ðạo ngày 15-10-Bính Dần tại Thánh Thất tạm đặt tại Từ Lâm
Tự Gò Kén- Tây Ninh, Ðức Chí Tôn liền lập Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Ðài Nam
phái vào ngày 16-10-Bính Dần (dl: 20-11-1926).
* Đức Lý Thái Bạch, Nhứt Trấn Oai
Nghiêm kiêm.
Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ giáng cơ lập Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng
Đài NỮ PHÁI vào ngày 11-01-Đinh-Mão (dl: Thứ bảy, 12-02-1927) đồng thời Đức
Giáo Tông ban sắc phục cho Nữ phái.
* Đức Chí Tôn giáng cơ lập Pháp Chánh Truyền HIỆP THIÊN ĐÀI vào ngày
12-01-Đinh Mão (dl: Chúa Nhựt: 13-02-1927).
Thế là trọn vẹn, tạo thành HIẾN PHÁP: có tổ chức để điều hành toàn bộ Hội
Thánh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Phần thực hiện.
1 - Pháp Chánh Truyền Chú
Giải:
Pháp Chánh Truyền là văn bản tổng quát tổ chức nền Ðạo Cao Ðài: đó là Hiến
Pháp của Ðạo, cho nên Ðức Lý Thái Bạch- Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông ÐẠI-ÐẠO
TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ, truyền lịnh cho Ðức Hộ Pháp Chú giải tỉ-mỉ từng chi tiết để cho
Chức sắc hai Ðài: Hiệp Thiên và Cửu Trùng dễ thi hành, có Ðức Lý Giáo Tông
giáng cơ hiệu đính, gọi là Pháp Chánh Truyền Chú Giải, tạo thành Hiến Pháp bất
di bất dịch của Đạo Cao Ðài.
Ðức Lý Giáo Tông nói rõ trong Ðạo Nghị Ðịnh thứ 6, ngày 3-10-Canh Ngọ
(1930) như sau:
Nghị Ðịnh: "Hai vị Thiên phong Giáo Tông và Hộ Pháp phải điều đình Hiến
Pháp, sửa trị Ðài mình cho hiệp Pháp-Chánh-Truyền, nên đồng ký tờ nầy mà ước hẹn."
2 - Tính cách quan trọng
của PHÁP CHÁNH TRUYỀN CỬU-TRÙNG-ĐÀI:
Cửu Trùng Đài là cơ-quan rất quan-trọng của Ðạo Cao Đài vì Cửu-Trùng-Ðài tượng
trưng thể xác của Ðạo. Nếu không có thể xác là hình ảnh của Cửu-Trùng-Ðài thì
không phổ thông được Chơn Đạo của Thầy; tất nhiên những Tôn chỉ qúi hóa của nền
Đại-Đạo không thể hiện được nơi cõi trần
nầy, là không thi hành được Bí pháp.
Theo lời thông báo mở Đạo của Đức Quyền Giáo Tông: Ông ERNEST OUTREY trả lời rằng:
* Tôn-chỉ của Cao-Ðài-Giáo là mưu cuộc HOÀ BÌNH THẾ GIỚI cho các dân tộc. Nếu
quả thật như vậy, thì ai là người biết điều mà còn dám đứng lên phản đối một
cái lý thuyết tối cao như thế !”.
Thật ra không chỉ bấy nhiêu, mà còn
rất nhiều điều:
* Tôn chỉ của Đạo Cao Đài là thờ Trời và các Đấng Thần- Thánh- Tiên- Phật hầu
cầu xin cứu rỗi cho các chơn linh quá vãng được siêu thăng và cầu nguyện cho
nhơn loại được thái bình”.
* Tôn-chỉ của Đại-Đạo ngày nay là gồm cả ba nhà Đạo chánh là Nho –Thích - Đạo.
Chuyển cả ba Đạo ấy mà hiệp lại làm MỘT, nên chi chúng ta tu theo Đại Đạo thì
phải noi theo Tôn-chỉ của Tam Giáo. TU mà gồm được cả ba thì là gần Thần,Thánh,Tiên,
Phật. Phải năng thực hành:
- Giữ Tam Cang Ngũ thường (Nho-giáo)
- Vẹn gìn Tam qui Ngũ giới (Phật-giáo)
- Luyện Tam bửu Ngũ hành (Tiên-giáo)
* Tôn chỉ của Đạo Cao-Đài là “Qui Nguyên Tam Giáo Phục Nhứt Ngũ Chi” nên
hình thức biểu hiện rõ rệt:
- Tín-ngưỡng thì thờ TRỜI và thờ NGƯỜI.
- Về Luật-pháp là thực thi BÁC-ÁI và CÔNG-BÌNH.
- Mục-đích là đưa nhân-loại tấn-hoá trên con đường CHÂN-THIỆN-MỸ. Chung qui
dầu ở nơi Tôn-giáo nào cũng lấy TÂM làm gốc: Các Tôn-giáo đã dạy đời những gì, đó chính là Tôn-chỉ của Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ Độ.
* Tôn-chỉ của Ðạo là truyền bá cho nhơn sanh khỏi lầm đường lạc lối và cũng
phải có đại hùng đại lực mới gánh vác nỗi trách-nhiệm lớn lao của Ðại-Ðạo ngày
nay.
3 - Pháp Chánh Truyền HIỆP
THIÊN ĐÀI:
Khi Chí-Tôn đến Lập Pháp-Chánh-Truyền giao cho Hiệp-Thiên-Đài gìn-giữ trong
đó có diệu-pháp của Chí Tôn đến lập vị cho con cái của Người tại thế-gian này.
Ngài mượn xác thịt của con cái Ngài tổng hợp lại cho có trật-tự, có đẳng-cấp tức
nhiên là lập Thánh-Thể của Ngài; các phẩm-trật có liên quan với các phần-tử, tức
nhiên Hội Thánh tổng hợp lại là Thánh-Thể của Ngài, mà hễ đạt quyền được tức
nhiên về với Ngài được. Ấy vậy, Pháp Chánh Hiệp-Thiên là phương định vị, lập
quyền đặng hiệp một con cái của
Chí Tôn cùng Chí Tôn vậy”.
Thế là trọn vẹn, tạo thành Hiến Pháp tổ chức điều hành toàn bộ Hội Thánh Ðại
Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
4 - Pháp Chánh Truyền NỮ PHÁI:
Nữ phái là nguồn sống của Đạo. Nay Đức Chí-Tôn mở Đại Đạo ban cho một sự
bình quyền giữa Nam Nữ là một vinh dự lớn cho Việt Nam và cả nhân lọai nữa. Nữ
Phái đứng vào cơ Hòa, trùng hợp với mục đích của Đạo:
“Cơ Đạo của Chí-Tôn đến lập buổi Hạ
nguơn Tam Kỳ Phổ-Độ này duy lấy một chữ HOÀ làm tôn-chỉ: có hòa mới có hiệp, có
hiệp mới có Thương-yêu, mà sự Thương yêu là chìa khóa mở cửa Tam Thập Lục
Thiên, Cực-lạc thế-giới và Bạch Ngọc-Kinh y như lời Đức Chí Tôn đã dạy, chỉ
nghĩa là phải Từ-bi, Bác-ái mới đắc Đạo vô-vi,
phải HOÀ HIỆP mới có cơ qui nhứt”.
5 - “Chư Môn Ðệ ham muốn
phong TỊCH”:
Thầy dạy: “Các con, phần nhiều chư Môn Ðệ ham muốn phong Tịch, nhưng chưa
hiểu phong Tịch là gì ? Thầy để lời cho các con biết rằng: Nhiều Thánh, Tiên,
Phật, xuống phàm nếu căn quả tiền khiên không mấy trọng hệ, nghĩa là kiếp trần
duyên không chi phải nhơ bợn nhiều, thì dầu
không Thiên Phong hễ gắng tâm
thiện niệm thì địa vị cũng đạt hồi đặng.
Thiên Phong là để cho bậc Thánh, Tiên, Phật, lìa trần phải lắm dày công
cùng sanh chúng mới trông mong hồi cựu phẩm đặng. Các con nên nhớ Thầy lấy từ
bi phong TỊCH, nhưng các Chức Sắc nếu vì ÁO MÃO hơn vì đạo đức thì tội chất bằng
hai.
Lại nữa:“Mỗi Kỳ Phổ Độ đều có mở một cuộc ÂN XÁ, mở cửa dễ dàng cho các đẳng
chơn hồn có đủ phương lập vị. Nền Đạo này là Cơ Đại-Ân-Xá tận độ chúng sanh nên
Cao-Đài xưng là ĐẠI-ĐẠO. Vì chủ-nghĩa tối cao của Đại Đạo chẳng những là Qui
Tam-Giáo Hiệp Ngũ Chi mà thôi, mà phải làm thế nào dầu bậc Đế Vương ngoài thế
cũng phải bái phục, phải tùng Đạo, phải dò theo các cơ thể của Đạo, phải nhờ Đạo
mới mong trị an thiên hạ đặng.
- Vậy mới gọi là HIỆP NHỨT!
- Vậy mới gọi là ĐẠI-ĐẠO !
ĐẠI-ĐẠO ngày nay cũng là Phật-Đạo vì gồm hết Tam giáo NHO- THÍCH- ĐẠO và
Thích-Ca cũng là Thầy, Thầy là Thích-Ca”.
6 - Sự yếu trọng của Pháp
Luật:
Riêng về Pháp Chánh Truyền thì như thế: có đủ Âm Dương, Tam Tài vẹn vẻ. Giờ
đây khi Chí-Tôn lập Pháp Chánh Truyền xong thì Thầy cho con cái của Ngài tự lập
TÂN LUẬT để tu, tức nhiên có đủ Trời-Người thống hiệp: người trị xác, Trời trị
hồn. Xem đó cũng thấy rằng:
- PHÁP CHÁNH TRUYỀN thì bất di bất dịch,
- TÂN LỤẬT có thể thay đổi tùy theo sự tiến hóa của nhơn sanh, nhưng cũng
thay đổi trong qui luật đã định.
Thế nên: Pháp Chánh Truyền là Dương; Tân Luật là Âm. Âm Dương hòa-hiệp,
luôn hòa quyện vào nhau trong cái lý “Nhứt Âm nhứt Dương chi vị Đạo” là vậy.
Xen vào giữa là Pháp Chánh Truyền Chú Giải, phải chăng đây cũng là cơ Hòa, để
hiệp thành Tam Tài không bao giờ thiếu. Lý ấy xem như đan khít vào nhau một
cách chặc-chẽ như tấm lưới. Càng xét nét càng thấy đó là “Lưới Trời” do câu:
“Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu”.
7 - Giá trị của PHÁP LUẬT.
Lời tựa Pháp Chánh Truyền nói rằng: “Nghĩ vì cơ huyền vi mầu-nhiệm của Đạo
có THIÊN ĐIỀU cũng như cơ đời có Luật-Pháp chơn-truyền để chế ngự những dục vọng
bất chánh mà ở cõi nào và đời nào cũng có, nếu không có gì chế-ngự thì sự điều-hòa
tốt đẹp của cơ tạo hóa sắp đặt có thể mất đi mà chớ ! Nên khi mở Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ-Độ, Đức Chí-Tôn đã lập ngay một PHÁP CHÁNH TRUYỀN và TÂN LUẬT để điều-hành
guồng máy Hành Chánh-Đạo hầu bảo-thủ Chơn-truyền và Công bình Thiên Đạo, kèm
theo Pháp Luật còn có Thánh Ngôn và Giáo điều dạy bảo.
Muốn lập một nền Đạo lớn lao như Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có khả năng truyền
giáo đến thất ức niên mà không lập PHÁP thì làm sao điều-độ được một số giáo-đồ
quá đông gồm gần toàn thể nhân-loại. Bởi thế nên quyển PHÁP-CHÁNH-TRUYỀN này cần
được tục bản mãi mãi, kỳ này hết tới kỳ khác, để lấy đó làm căn-bản cho các
giáo đồ noi theo mà hành-đạo hoặc giữ-gìn cho trọn tư cách người Đạo đến cùng,
không ai phạm Luật Đạo và không sai đường lạc lối. Mặc dầu không Luật-Pháp nào
được gọi là hoàn bị cả, nhưng Luật-Pháp nào cũng đều phải ấn định ít nhứt những
đại-cương và nguyên-tắc chẳng hạn như: Luật Công bình giữa người với người thì
phải có nguyên tắc bất di bất dịch là: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (cái gì mình không muốn thì đừng làm
cho người khác).
Ví dụ: nếu mình muốn được tự-do thì đừng làm mất tự-do của người khác).
“Tuy nghe rất đơn-giản nhưng không
còn cách giải thích nào đúng hơn nữa. Luật-pháp rất cần ích cho sự điều hòa trật-tự
trong xã-hội. Nó lại còn cần-ích hơn nữa cho Đạo vì nếu thiếu Pháp Luật thì khó
tránh sự hỗn loạn. Mà nếu trong Đạo có sự hỗn-loạn thì còn gì là Đạo lý !
“Đức Chí-Tôn lập Pháp-Chánh-Truyền
cho Đạo tức là lập CHỦ QUYỀN cho ĐẠO đó vậy. Nếu ai có tinh thần xây dựng nền Đạo
thì tất nhiên phải tôn-trọng chủ quyền đó. Cũng nhờ chủ-quyền đó mà HỘI-THÁNH
là hình thể Đức Chí-Tôn tại thế mới có đủ quyền-hành để thể thiên hành-hóa. Tuy
nhiên, quyền ĐẠO có khác hơn quyền đời là vì nó do sự THƯƠNG YÊU mà có, chớ
không phải dùng ÁP LỰC để chế-ngự người
ta.
“Pháp-Luật đã do Thiên-lý và Công-lý
mà lập ra, thì tự-nhiên phải tuyệt-đối Công-bình, không còn sự chênh lệch nào đối
với toàn thể bổn đạo. Vì trong ĐẠO từ trên tới dưới, từ nhỏ tới lớn đều có qui
luật định phân, lớn không giành quyền nhỏ, nhỏ không lấn quyền lớn. Nếu cứ chiếu
luật thi-hành thì toàn đạo được điều-hòa êm-ái và guồng máy Hành-Chánh-Đạo cứ
tiến hành theo luật-định thiên nhiên không còn gì trở ngại.”
Thầy khẳng định: “Thầy tưởng
chẳng còn nói, nếu ai là đạo-đức, đọc đến cách lập PHÁP của Thầy mà chẳng mừng
giùm cho nhân-loại. THẦY buộc mình hứa cùng Ngọc-Hư-Cung rằng: Nếu Đạo còn, thì
Thầy cũng theo gìn các con. Các con coi lời Thầy trọng-hệ là dường nào ! Như biết
coi ĐẠO trọng, thì cả tinh-thần các con cũng nên tom góp vào mỗi điều đó mà
trông-cậy nơi Thầy lập PHÁP”.
CHƯƠNG II
I - Ðức Chí Tôn
lập Pháp Chánh Truyền
CỬU TRÙNG ĐÀI NAM PHÁI
[ Ngày 16-10-Bính Dần (dl:
20-11-1926) ]
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ
viết CAO ÐÀI Giáo Ðạo Nam Phương
Hỉ Chư Môn Ðệ.
Chư Minh Lý có mặt há?
Thầy mừng các con, Chư Môn Ðệ nghe:
Thầy lập phẩm GIÁO TÔNG nghĩa là Anh Cả các con, có quyền thay mặt cho Thầy
mà dìu dắt các con trong đường Ðạo và đường Ðời.
Thầy mừng các con ! Chư Môn Ðệ nghe: Nó có quyền về phần xác chớ không có
quyền về phần hồn. Nó đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập
Nhị Ðịa Giới đặng cầu rỗi cho các con, nghe à.!
Chư Môn Ðệ tuân mạng !
CHƯỞNG PHÁP của ba phái là: ĐẠO- NHO- THÍCH; Pháp luật Tam Giáo tuy phân biệt
nhau, song trước mắt Thầy vốn coi như một vậy, thì một thành ba, mà ba cũng như
một. Chúng nó có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành; hoặc là nơi Giáo
Tông truyền xuống hay là nơi Ðầu Sư dâng lên. Như hai đàng chưa thuận thì chúng
nó phải dưng lại cho Hộ Pháp đến Hiệp Thiên Ðài cầu Thầy giáng xuống sửa lại,
hay là tùy ý lập Luật lại. Vậy chúng nó có quyền xem xét Kinh điển trước lúc phổ
thông, như thoảng có Kinh luật chi làm cho hại phong hóa thì chúng nó phải trừ
bỏ chẳng cho xuất bản. Buộc các Tín Ðồ vùa sức mà hành sự trước mặt Luật đời,
Thầy khuyên các con rán xúm nhau mà giúp chúng nó. Mỗi Chưởng Pháp có ấn riêng,
ba ấn phải có đủ trên mỗi Luật mới đặng thi hành.
Chư Môn Ðệ tuân mạng !
ÐẦU SƯ có quyền cai trị phần Ðạo và phần Ðời của Chư Môn Ðệ. Nó đặng quyền
lập Luật, song phải dâng cho Giáo Tông phê chuẩn. Luật lệ ấy phải xem xét một
cách nghiêm nhặt coi phải có ích cho nhơn sanh chăng ! Nên Giáo Tông buộc phải
giao cho Chưởng Pháp xét nét trước khi phê chuẩn.
Chúng nó phải tuân mạng lịnh GIÁO TÔNG, làm y như luật lệ Giáo Tông khuyến
dạy; như thoảng luật lệ nào nghịch với sự sanh hoạt của nhơn sanh thì chúng nó
đặng phép nài xin hủy bỏ. Thầy khuyên các con phải thương yêu nhau và giúp đỡ
nó, Thầy lại dặn các con: Như có chi cần yếu thì khá nài xin nơi nó. Ba Chi tuy
khác chớ quyền luật như nhau, như luật lệ nào Giáo Tông đã truyền dạy mà cả BA
đều ký tên không tuân mạng, thì Luật lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông. Giáo
Tông truyền lịnh cho Chưởng Pháp xét nét lại nữa, chúng nó có ba cái ấn riêng
nhau, mỗi tờ giấy chi chi phải có ẤN mới thi hành nghe à.!
Chư Môn Ðệ tuân mạng !.
PHỐI SƯ mỗi phái là mười hai người cộng là ba mươi sáu, trong 36 vị ấy có
ba vị CHÁNH PHỐI SƯ. Ba vị ấy đặng thế quyền cho ÐẦU SƯ mà hành sự, song không
quyền cầu phá luật lệ nghe à.!
Chư Môn Ðệ tuân mạng.!
GIÁO SƯ có 72 người, trong mỗi phái là 24 người. Giáo Sư là người để dạy dỗ
chư Môn Ðệ trong đường Ðạo với đường Ðời. Buộc chúng nó lo lắng cho các con như
anh ruột lo cho em, chúng nó cầm sổ bộ của cả Tín Ðồ. Chúng nó phải chăm nom về
sự Tang, Hôn của mỗi đứa.
Như tại Châu Thành lớn, thì mỗi đứa đặng quyền cai quản cúng tế Thầy như thể
Ðầu Sư và Phối Sư. Chúng nó đặng quyền dâng sớ cầu nài về Luật lệ làm hại nhơn
sanh, hay là cầu xin chế giảm luật lệ ấy. Chúng nó phải thân cận với mỗi Môn Ðệ
như anh em một nhà cần lo giúp đỡ nghe à.!
Chư Môn Ðệ tuân mạng.!
GIÁO HỮU là người để phổ thông chơn Ðạo của Thầy. Chúng nó đặng quyền xin
chế giảm luật lệ Ðạo. Ba ngàn Giáo Hữu chia ra đều mỗi phái một ngàn, chẳng đặng
tăng thêm hay là giảm bớt. Chúng nó đặng phép khi hành lễ làm chủ các Chùa nơi
mấy tỉnh nhỏ. Ðiều chi chúng nó xin thì buộc GIÁO TÔNG phải cần mẫn xét nét hơn
hết, như điều gì mờ hồ thì chúng nó là kẻ sai đi kiểm duyệt. Chúng nó phải đủ hạnh
đức, tư cách mới đặng, vì chúng nó là người thân cận với nhơn sanh hơn hết...
nghe à.!
LỄ SANH là người có hạnh lựa chọn trong chư Môn Ðệ để hành lễ. Chúng nó đặng
quyền đi Khai đàn cho mỗi Tín Ðồ. Thầy dặn các con hiểu rõ rằng: Lễ Sanh là người
Thầy yêu mến, chẳng nên hiếp đáp chúng nó. Như vào đặng hàng Lễ Sanh mới mong
bước qua hàng Chức Sắc. Kỳ dư Thầy phong thưởng riêng mới đi khỏi ngã ấy mà
thôi, nghe à.!
Chư Môn Ðệ tuân mạng.!
... Con khá an lòng chờ đợi, Thầy sắp đặt NỮ PHÁI, công con Thầy chẳng
quên, con chớ rầu buồn. Thầy còn lắm điều sắp đặt, con đừng vội mà ngã lòng
nghe à !.
Tiếp theo, ngày 17-10-Bính Dần:
THẦY
- Ðầu Sư muốn lên Chưởng Pháp thì nhờ 3 vị công cử.
- Phối Sư muốn lên Ðầu Sư thì nhờ 36 vị kia công cử.
- Giáo Sư muốn lên Phối Sư thì nhờ 72 vị xúm nhau công cử.
- Giáo Hữu muốn
lên Giáo Sư, thì nhờ
3000 vị xúm nhau công cử.
- Lễ Sanh muốn
lên Giáo Hữu, thì nhờ cả Lễ Sanh xúm nhau công cử.
- Môn Ðệ muốn lên Lễ Sanh thì nhờ cả Môn Ðệ xúm nhau
công cử, kỳ dư Thầy giáng cơ phong cho người
nào mới ra khỏi luật lệ ấy mà thôi.
Còn GIÁO TÔNG thì hai phẩm Chưởng Pháp và Ðầu Sư tranh đặng, song phải chịu
cho toàn Môn Ðệ công cử mới đặng; kỳ dư Thầy giáng Cơ ban thưởng mới ra khỏi luật
lệ ấy mà thôi. Chư Môn Ðệ tuân mạng.!
Thầy ban ơn cho các con. Thăng.”
Tóm tắt về Hệ thống tổ chức Cửu Trùng Đài:
Cơ quan Cửu Trùng Đài có ba cấp kể từ trên xuống là: Tiên vị, Thánh vị, Thần
vị. Mỗi cấp như vậy gồm có ba phẩm và có phần đối phẩm, theo bảng tóm tắt sau:
- Tiên vị: Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu Sư
- Thánh vị: Phối Sư, Giáo Sư, Giáo Hữu
- Thần vị: Lễ Sanh, Bàn Trị Sự, Tín đồ.
- Bát Quái Đài dưới quyền Đức Chí Tôn chưởng quản ấy là cơ quan LẬP PHÁP.
- Cửu Trùng Đài dưới quyền Đức Giáo Tông Chưởng Quản ấy là cơ quan HÀNH PHÁP
- Hiệp Thiên Đài dưới quuyền Đức
Hộ-Pháp Chưởng Quản ấy là cơ quan TƯ PHÁP
II - Đức Chí-Tôn lập
PHÁP CHÁNH TRUYỀN HIỆP THIÊN ĐÀI
Ngày 12-01-Ðinh Mão (dl: 13-2-1927 )
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ viết CAO ÐÀI
Giáo Đạo Nam phương
Các con. Cả chư môn đệ khá tuân mạng !
Hiệp Thiên Đài là nơi THẦY ngự cầm quyền thiêng liêng mối Ðạo. Hễ Ðạo còn thì Hiệp Thiên Ðài vẫn còn.
Thầy đã nói Ngũ Chi Ðại Ðạo bị qui phàm là vì khi trước Thầy giao Chánh giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh giáo mà lập
ra Phàm giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con mà thôi, chớ không chịu giao Chánh giáo cho
tay phàm nữa.
Lại nữa, Hiệp Thiên Ðài là nơi của Giáo Tông đến thông công cùng Tam thập lục Thiên, Tam thiên Thế giới,
Lục thập bát Ðịa cầu, Thập Ðiện Diêm Cung,
mà cầu siêu cho cả nhơn loại.
Thầy đã nói sở dụng thiêng liêng, Thầy cũng nên nói sở dụng phàm trần của
nó nữa.
Hiệp Thiên Ðài dưới quyền Hộ Pháp chưởng quản, tả có Thượng Sanh, hữu có
Thượng Phẩm.
Thầy lại chọn Thập nhị Thời Quân chia làm ba:
1 . Phần của HỘ PHÁP chưởng quản về PHÁP thì:
- HẬU là Bảo
Pháp, (1)
- ÐỨC là Hiến
Pháp,
- NGHĨA là Khai
Pháp,
- TRÀNG là Tiếp
Pháp,
Lo bảo hộ Luật đời
và Luật Ðạo, chẳng ai qua Luật mà Hiệp Thiên Ðài chẳng biết.
2 - THƯỢNG PHẨM thì quyền về phần
ÐẠO:
- CHƯƠNG là Bảo Ðạo,
- TƯƠI là Hiến Ðạo,
- ÐÃI là Khai Ðạo,
- TRỌNG là Tiếp
Ðạo, (2)
Lo về phần Ðạo nơi Tịnh Thất, mấy Thánh Thất, đều xem sóc chư môn đệ Thầy, binh vực chẳng
cho ai phạm Luật đến khổ khắc cho đặng.
3 . THƯỢNG SANH
thì lo về phần ÐỜI:
- BẢO THẾ thì PHƯỚC
- HIẾN THẾ - MẠNH
- KHAI THẾ - THÂU
- TIẾP THẾ - VĨNH
Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành đạo.
Thầy cho các con biết trước rằng: Hễ trọng quyền ắt trọng phạt. Thầy ban ơn
cho các con”.
Luận: Bài Thánh Ngôn nầy, Ðức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Ðài,
ngày 12-01-Ðinh Mão (dl: 13-02-1927) và phong chức chánh thức cho Thập Nhị Thời
Quân mà trước đây Ðức Chí Tôn chỉ tạm phong là: Tiên Ðạo Phò Cơ Ðạo Sĩ.
Chức sắc cầm quyền Hiệp Thiên Ðài gồm có:
- Chưởng quản HIỆP THIÊN ĐÀI và Chưởng quyền Chi PHÁP là Ðức HỘ-PHÁP PHẠM CÔNG TẮC.
Phụ Tá Hộ Pháp có Thượng Phẩm và Thượng Sanh:
- Ðức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư Chưởng quyền chi Ðạo
- Ðức Thượng Sanh Cao Hoài Sang Chưởng quyền chi Thế.
Dưới Hộ Pháp, Thượng Phẩm và Thượng Sanh có Thập nhị Thời Quân, chia ra ba
Chi: Pháp- Ðạo -Thế.
* Chi Pháp gồm bốn vị Thời Quân:
Nguyễn Trung Hậu - Bảo Pháp
Trương Hữu Ðức - Hiến Pháp
Trần Duy Nghĩa - Khai Pháp
Trương Văn Tràng - Tiếp Pháp
* Chi Ðạo gồm bốn vị Thời Quân:
Ca Minh Chương - Bảo Ðạo
Phạm Văn Tươi - Hiến Ðạo
Phạm Tấn Ðãi - Khai Ðạo
Cao Ðức Trọng - Tiếp Ðạo
* Chi Thế gồm bốn vị Thời Quân:
- Bảo Thế: Lê Thiện Phước
- Hiến Thế: Nguyễn Văn Mạnh.
- Khai Thế: Thái Văn Thâu.
- Tiếp Thế: Lê Thế Vĩnh.
(1) Bảo là giữ gìn; Hiến là dâng; Khai là mở, bày ra; Tiếp là rước. Ông Cao
Ðức Trọng đắc phong Tiếp Ðạo sau hết.
Chú giải:
Theo ÐS.II. 11-12, để dự bị Thập nhị Thời Quân, ÐỨC CHÍ TÔN lập 6 cặp Phò
loan, phong là Tiên Ðạo Phò Cơ Ðạo sĩ, gồm:
1 - Trương Hữu Ðức - Nguyễn Trung Hậu: Phò loan tại đàn Cầu Kho (nhà của Ông Ðoàn Văn Bản).
2 - Trần Duy Nghĩa -Trương Văn Tràng: Phò loan tại đàn Lộc Giang (Phuớc
Long Tự Chợ Ðệm, sư trụ trì: Yết Ma Giống)
3 - Phạm Văn Tươi - Ca Minh Chương: Phò loan tại đàn Tân Kim (nhà Hội Ðồng
Nguyễn Văn Lai, xã Tân Kim, Cần Giuộc)
4 - Nguyễn Thiêng Kim - Phạm Tấn Ðãi: Phò loan tại đàn Long Thành Tự ở gần
Chợ Rạch Kiến, Cần Ðước).
5 - Huỳnh Văn Mai - Võ Văn Nguyên: Phò loan tại đàn Thủ Ðức (nhà của Ông
Ngô Văn Ðiều, gần Chợ Thủ Ðức).
6 - Nguyễn Văn Mạnh - Lê Thiện Phước.
Khi lập Pháp Chánh Truyền HIỆP THIÊN ĐÀI, ba vị Phò loan: Nguyễn Thiêng Kim,
Huỳnh Văn Mai, Võ Văn Nguyên không đến dự, nên ba vị nầy không được vào Thập nhị
Thời Quân Hiệp Thiên Ðài. Ðức Chí Tôn phong cho ba vị khác là: Thái Văn Thâu,
Lê Thế Vĩnh, Cao Ðức Trọng.
Ngài Cao Ðức Trọng được Ðức Chí Tôn phong sau cùng khi Ðức Chí Tôn bảo Ðức
Hộ Pháp lên Nam Vang mở đạo. Tại Nam vang, Ðức Hộ Pháp phò loan cùng Ngài
Cao Ðức Trọng, để Ðức Chí Tôn giáng thâu môn đệ.
Ngài Cao Ðức Trọng được Ðức Chí Tôn ân phong Tiếp Ðạo ngày: 29-6-Ðinh Mão
(dl: 27-7-1927).
Đặc biệt: Đạo Cao Đài ngày nay thông công (tức liên lạc) với các Ðấng thiêng liêng qua CƠ
BÚT của Hiệp Thiên Ðài để tham khảo ý kiến hay nhận mệnh lệnh.
- Lục thập bát Ðịa cầu là Ðịa cầu Thứ
68 mà nhơn loại đang sinh sống trong số Thất thập nhị Ðịa. Dưới Ðịa cầu số 68
còn 4 quả địa cầu nữa, gọi là U Minh Ðịa.
- Thập Ðiện Diêm Cung là 10 Cung Ðiện của 10 vua Diêm Vương (Thập Ðiện Diêm
Vương).
- Sở dụng là Sự quan trọng về công dụng của nó.
Tại sao chi Đạo và chi Pháp Thầy lại để tên của Chức sắc trước, phẩm tước
sau? Riêng chi Thế thì phẩm tước trước, tên Chức sắc sau?
Đức Thượng Sanh nói: Các bậc hiền thời xưa đựơc có cái tiết tháo như vậy là
nhờ biết phân biệt cái tước của Trời cho và cái tước của người cho: Nhân-Nghĩa,
Trung-tín, vui làm điều lành không mỏi là cái tước của Trời cho, tức là Thiên
tước. Công khanh, đại-phu là cái tước của người cho, tức là Nhơn tước. Người
xưa lo sửa cái Thiên-Tước thì cái Nhơn tước theo sau và được bền bĩ. Người đời
nay chỉ lòe mình có cái Thiên tước để cầu lấy cái nhơn-tước; khi đã được cái
nhơn tước rồi thì dẹp bỏ cái thiên-tước không nói đến nữa. Như thế thì thật là
qúa nông-nỗi vì rốt cuộc thành ra mất hết, cái nhơn tước cũng không giữ được
bao lâu!”
(Huấn-từ của Đức Thượng-Sanh nhân lễ
tấn-phong Hiền-Tài. 08-02-Canh -Tuất (dl: 15-03-1970).
Đấy cũng là lý Âm- Dương thuận nghịch đó vậy !
Chi Đạo (Dương), chi Thế (Âm- Đời của Đạo). Âm Dương tương hiệp. Chi Pháp
là cơ Hòa. Hiệp đủ Tam tài.
III - Ðức Lý lập Pháp
Chánh Truyền.
Nữ PHÁI - Cửu Trùng Ðài.
Thánh giáo ngày 8-6-Bính Dần (Samedi 17 Juillet 1926)
Thầy dạy thành lập Nữ
phái:
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ viết CAO ÐÀI
TIÊN ÔNG ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
Giáo Đạo Nam Phương.
“Ðường Thị ! Thầy giao phe Nữ cho con lập thành. Chẳng phải vì đờn bà mà sớm
nồi cơm, chiều trã cháo hoài.
Phần các con truyền đạo kỳ Phổ-Ðộ nầy cũng lắm nặng nề; bao nhiêu Nam tức
bao nhiêu Nữ; Nam biết thành Tiên Phật chớ Nữ lại không sao ? Thầy đã nói Bạch
Ngọc Kinh có cả Nam và Nữ, mà phần nhiều Nữ lấn quyền thế hơn Nam nhiều.
Vậy con phải tuân lịnh Thầy mà lập thành NỮ PHÁI. Nghe và tuân, Thầy hằng ở
với con, lo chung cùng con; con chớ ngại.
H... Thầy giao Nữ Phái cho con rộng quyền dạy dỗ, làm chủ, chờ Thầy thâu đến
mà giao cho con, trách nhậm con Thầy sẽ chia bớt với”.
Tây Ninh, vào ngày 11-01-Đinh-Mão (Thứ Bảy, 12-02-1927) Đức Lý lập Pháp
Chánh Truyền Nữ phái, đồng thời Đức Lý Giáo Tông cũng ban sắc phục cho Nữ phái.
THÁI BẠCH
NỮ PHÁI
(Trích y Thánh Ngôn của Giáo Tông Lý
Thái Bạch)
Nữ phái vốn của Ðức Lý Giáo Tông lập thành.
Hộ Pháp nhắc lại lời Thầy nói cùng Chánh Phối Sư HƯƠNG THANH rằng: muốn phế
Nữ Phái, song con cũng đồng con, hễ bao nhiêu Nam tức cũng bao nhiêu Nữ; Nam, Nữ
vốn như nhau, nên Thầy đến phong cho Nữ Phái buổi lập Pháp Chánh Truyền, chẳng
hiểu có điều chi huyền bí với Thầy cùng Ngọc Hư Cung nên Thầy mới đành lòng nói
ra lời ấy, rồi lại cam lòng để cho Ðức Giáo Tông đứng lập đặng tránh cho khỏi
luật lệ Thiên Ðiều hay chăng ? Hễ càng suy nghĩ lại càng thêm sợ hằng ngày. Xem
lại Nữ Phái không biết trau giồi trí thức đặng làm trách nhậm cho xứng vị mình,
thì lại càng âu lo thêm nữa Chính mình
Cao Thượng Phẩm mới giáng cơ nói rằng nhờ Ngài cầu xin tha thứ cho Nữ Phái nơi
Ngọc Hư, bằng chẳng thì đã bị phế; xin chư Ðạo Tỷ để dạ lo lấy phận mình.
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: "Hội Thánh nghe Lão ban sắc phục cho Nữ phái; nghe
và từ đây xem sắc tốt ấy mà hành lễ theo đẳng cấp".
CHÚ GIẢI: Ðức Giáo Tông đến kêu Hội Thánh Nam Phái nói rằng: Từ đây phải
xem sắc tốt của Nữ Phái Ngài đến ban đặng hành lễ theo đẳng cấp.
Cái tiếng sắc tốt không, dầu ai đọc đến cũng thầm hiểu nghĩa lý sâu xa.(1)
Giáo Tông duy chỉ dặn xem sắc tốt ấy mà hành lễ theo đẳng cấp, ấy là Ngài
buộc phải có trật tự cho lắm, vì vậy mà cũng chính mình Ngài đến lập lệ Nam Nữ
phái phân biệt nhau, chẳng đặng chung hiệp nhau về phần xác và phần hồn cũng vậy.
Hộ Pháp có hỏi Ngài về sự tôn ti phẩm trật, thì Ngài dạy rằng: Nam Nữ vốn đồng
quyền, còn hỏi về Lễ Nghĩa giao thiệp về phần Ðời, thì Ngài dạy Giáo Hữu Nam
Phái cũng chịu dưới quyền Giáo Sư Nữ Phái (2), còn lễ thì khi vào Ðại Ðiện tỷ
như Giáo Sư Nam Phái gặp Phối Sư Nữ Phái thì Nam phải đảnh lễ Nữ trước, lớn nhỏ
vẫn đồng, quyền hành tùy Chức Sắc.
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Nữ Phái phải tùng Ðầu Sư Nữ Phái song Ðầu Sư lại phải
tùng quyền của Giáo Tông và Chưởng Pháp.
CHÚ GIẢI: Hội Thánh Nữ Phái phải tùng quyền Ðầu Sư Nữ Phái, song cả thảy đều
phải tùng quyền Giáo Tông và Chưởng Pháp.
Xem rõ lại thì Pháp Chánh Truyền truất quyền Nữ Phái không cho lên địa vị
Chưởng Pháp và Giáo Tông.
Hộ Pháp để lời phân phiền cùng Thầy như vầy: Thưa Thầy, Thầy đã nói con
cũng đồng con, Nam Nữ vốn như nhau mà Thầy truất quyền của Nữ Phái không cho
lên địa vị Chưởng
Pháp và Giáo Tông, thì con e mất lẽ công bình chăng?
Thầy dạy: Thiên Ðịa hữu Âm Dương, Dương thạnh tắc sanh, Âm thạnh tắc tử. Cả
Càn Khôn Thế Giái nhờ Dương thạnh mới bền vững; cả chúng sanh sống bởi Dương
quang, ngày nào mà Dương quang đã tuyệt, Âm khí lẫy lừng, ấy là ngày Càn Khôn
Thế Giái phải chịu trong hắc ám, mà bị tiêu diệt. Nam ấy Dương, Nữ ấy Âm, nếu
Thầy cho Nữ Phái cầm quyền Giáo Tông làm chủ nền Ðạo thì là Thầy cho Âm thắng Dương,
nền Ðạo ắt bị tiêu tàn ám muội.
Hộ Pháp lại kêu nài nữa rằng: Thầy truất quyền Giáo Tông Nữ Phái thì đã
đành, song quyền Chưởng Pháp thì tưởng dầu ban cho cũng chẳng hại.
Thầy dạy: "Chưởng Pháp cũng là Giáo Tông, mà còn trọng hệ hơn, là vì
người thay mặt cho Hộ Pháp nơi Cửu Trùng Ðài. Thầy đã chẳng cho ngồi địa vị
Giáo Tông, thì lẽ nào cho ngồi địa vị Hộ Pháp, con ! Bởi chịu phận rủi sanh,
nên cam phận thiệt thòi, lẽ Thiên Cơ đã định, Thầy chỉ cậy con để dạ thương yêu
binh vực thay Thầy kẻo tội nghiệp !”
Chú thích: (1) Nếu chư Hiền Hữu biết coi Nữ Phái như em thơ dại, chỉ biết mến
đẹp ham xinh, liệu phương dụ dỗ như Lão vậy mới đặng làm trai con Thầy mà chớ.
(2) Phải vậy. !
IV - LUẬN ĐẠO
Như trên cho thấy rõ Pháp-Chánh-Truyền Cửu Trùng Đài Nam phái (tượng Âm) được
lập trước, kế đến lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài (tượng Dương); như vậy
là Thể pháp đến trước, Bí pháp đến sau; Âm trước, Dương sau.
Đây là Đạo Trời thì Âm- Dương là chỉ hai quẻ: CÀN (thiên), KHÔN (địa), từ
đó mới phát khởi. Song song, thì Đức Lý lập Pháp Chánh Truyền cho Nữ phái Cửu
Trùng Đài, ấy là cơ HÒA, hoàn thành con số 3 ứng với Tam Tài thật là mầu nhiệm.
I - Tại sao phải Âm trước Dương sau?
Trên là KHÔN ☷ tức nhiên khí Âm từ trên giáng xuống; dưới là CÀN ☰ khí Dương từ dưới bốc lên, hai bên giao hòa, thế mới gọi là THÁI, là hanh
thông, Càn Khôn giao nhau, lấy Âm bao Dương, vạn vật mới sanh sanh hóa hóa.
- Hai là mở Thể pháp trứơc, mở Bí pháp sau, theo lời của Đức Hộ Pháp nói:
"Trong thời kỳ Bần-Đạo vâng lịnh Đức Chí-Tôn xuống thế mở Đạo thì Đức Chí
Tôn mới hỏi rằng:
. Con phục lịnh xuống thế mở Đạo, con mở Bí Pháp trước hay là mở Thể-Pháp
trước ?
. Bần-Đạo mới trả lời: - Xin mở
Bí-Pháp trước!
Chí-Tôn nói: Nếu con mở Bí-pháp trước thì phải khổ đa ! Đang lúc đời đang cạnh-tranh
tàn-bạo, nếu mở Bí-pháp trước cả sự bí-mật huyền-vi của Đạo, đời thấy rõ xúm
nhau tranh giành phá hoại, thì mối Đạo phải ra thế nào ? Vì thế nên mở Thể-pháp
trước, dù cho đời quá dữ có tranh giành phá hoại cả cơ thể hữu-vi hữu-hủy đi nữa
thì cũng vô hại. Xin miễn là mặt Bí-Pháp còn là Đạo còn”.
[ĐHP: 30-5-Quí-Tỵ (1953)]
Đức Ngài dạy rằng:
“Phải hiểu THỂ PHÁP, biết Thể pháp,
rồi mới thấu đến BÍ-PHÁP. Khó lắm ! Phải để tinh-thần tìm hiểu cho lắm! Khó lắm
! Phải rán học cho lắm mới có thể đoạt đặng! Điều rất khó-khăn là phải viết
sách” (ĐHP: 5-4 Kỷ-Sửu)
Như vậy:
“LUẬT của Đạo, cốt yếu làm cái khuôn
khổ cho đại gia đình này còn, tức là làm cho nên chí Thánh; có nghĩa là ĐỨC
CHÍ-TÔN muốn tạo cho con cái của Ngài thành THÁNH thì phải làm sao?
- Phải đem cả thảy vô đây, tắm rửa cho sạch-sẽ làm cho thiên-hạ muốn gần,
vì đáng tôn sùng yêu-ái mà gần. Hình-luật Tam-giáo là nước Cam-Lồ để tắm rửa
linh-hồn vậy. Chơn truyền từ trước đến nay Đức Chí-Tôn để tại mặt thế trên các
Đạo: Phật- Tiên- Thánh là phương để gội rửa linh-hồn”.
Thế nên trong cửa Đại Đạo ngày nay đâu đâu cũng thấy chữ “THÁNH” như Thánh
Thất, Thánh Thể Chí-Tôn, Tòa Thánh, Thánh địa…Vậy thì người sống trên Thánh Địa
này cũng phải có Tâm Thánh; đó là điều
quan trọng.
2 - Vậy Thánh là gì ?
- Phân tích chữ THÁNH 聖 có ba phần: phần trên hết
hợp bởi chữ nhĩ 耳(nhĩ là lỗ tai, tai để
nghe) kế đến chữ khẩu 口 (khẩu là miệng, miệng để
nói); nghe là học, nói là hành; tức là “Tri hành hiệp nhứt” dù khi còn học hay
khi ra thực hành cũng được mọi người khen tặng, nễ vì như một vì VƯƠNG 王 (vương là vua). Trong chữ Vương 王 lại có Càn ☰ 3 nét, ấy là Tam Tài: Thiên- Nhân- Địa, đó vậy. Tức nhiên chữ Vương đặt ở
dưới hai chữ nhĩ và khẩu đã nói trên, họp lại là chữ THÁNH 聖 là người tài đức thông hiểu mọi việc
Luận về Tài Đức, Bát Nương Diêu Trì Cung dạy:
Tài lấn đức tài mau diệt tận,
Ðức đồng tài, tài phấn khởi
thêm.
Mênh mông biển khổ con
thuyền,
Ðạo sơ đức kém ngửa
nghiêng sóng trần.
Ỷ tài sức cậy thân dựa thế,
Tài càng nhiều càng lụy đến
thân.
Tài kia tai nọ luôn vần,
Ðức tài trau luyện đồng
cân mới mầu.
Trăm năm một cuộc bể dâu !
Tố Như Tiên sanh là cụ Nguyễn Du dạy đời qua hai câu:
“Thiện căn ở tại lòng ta,
“Chữ Tâm kia mới bằng ba
chữ tài"
Ở người tài ba, đạo đức cao thượng thì ba nét (Tam tài) này là phải đạt cho
được những điều tối yếu:
- Trên thông thiên văn,
- Dưới đạt địa lý,
- Giữa quán nhân sự.
Lại nữa chữ vương 王 thì nét trên là thiên, dưới
là địa, nét giữa là nhân; là phải thông
suốt, chữ Thập ở giữa là sự quán thông
thiên địa. Chúa Cứu Thế chết ở chữ Thập này.
Nếu giải chữ THÁNH qua bốn chiều không gian, thì chữ THANH đứng vào trung
tâm, tức nhiên điều cần yếu là phải tự thanh lọc, đạo đức, rồi từ đó biết hướng
thượng là nên THÁNH. Dẫu làm việc gì cũng THÀNH, được thành công bởi đã noi
theo căn bản tốt đẹp thì THẠNH bình, thạnh vượng. Vậy là tâm hồn THẢNH thơi, hạnh
phúc.
3 - Thánh Thể CHÍ TÔN khởi từ GIÁO HỮU
教友
Trong cửa Đại Đạo ngày nay Giáo Hữu đã vào Thánh-vị, đối phẩm ĐỊA THÁNH nên
Pháp Chánh truyền qui định:
“Giáo-Hữu là người để phổ-thông Chơn Đạo của Thầy” nhưng Thầy buộc:
- Phải học cho lảu thông Chơn Đạo của
Thầy.
- Phải có khoa-mục mới đặng.
- Phải thể Đạo cho xứng đáng Tôn-chỉ
của Đạo.
“Cái phận sự phổ thông là một phận sự lớn lao quí trọng, nếu chẳng biết tôn
chỉ của Ðạo cho thông suốt, lại đem xuống truyền bá cho nhơn sanh những tư tưởng
nghịch cùng chơn lý của Ðạo, là hại Ðạo. Huống chi Thầy đã nói GIÁO HỮU là người
thân cận của nhơn sanh hơn hết, nếu chẳng lựa chọn kẻ hạnh đức, tu tâm, có đủ
tư cách mà bày gương Ðạo cho rõ ràng, nhơn sanh chỉ để mắt vào đó mà khen, hay
là chê Ðạo, vì sự chơn thật, hay là giả dối, nhơn sanh chỉ coi đó mà quyết
đoán. Trò phải như Thầy, mà Thầy thế nào Trò phải thế ấy, nhơn sanh xem Trò mà
đoán Thầy. Cái thể thống của Ðạo Thầy gọi là chơn thật thì phải hành Ðạo thế
nào cho ra chơn thật y như Thầy sở định. Bực trí thức, muốn quan sát một nền Ðạo
nào, thì chẳng cần biết hết Chức Sắc, chỉ lựa một phẩm vị yếu trọng hơn hết là
bực hạ thừa, mà so sánh tư cách, hạnh đức, đặng quyết đoán tôn chỉ nội dung của
Tôn Giáo ấy.. Muốn cho xứng đáng thì phải thông suốt cả các chơn lý Ðạo”. (PCT)
GIÁO HỮU là người phải đạt Tam Tài như trên đã nói. Vì sợ e rằng còn khiếm-khuyết,
chưa đầy đủ nên mới “buộc”. Ở vào thời-kỳ còn buộc tức là còn nghi ngờ, chờ sự
kiểm điểm, khảo-duợt, lọc lừa, nên ứng với lời chiếm của hào Sơ Cửu quẻ CÀN
là “Tiềm Long vật dụng”.
Vật dụng tức là chớ dùng. “Chớ dùng” đây là vì vấn đề trọng-yếu chớ không
phải không dùng được, vì tính cách hào Sơ Cửu quẻ Kiền là Dương cương ở vào vị
Dương được đắc chính, cho nên phẩm Giáo-Hữu chỉ được dạy bạn mà thôi, ở vào thời
“Chớ dùng”, cho nên phải:
- Tích-luỹ tài năng, đức độ cho được cao dày: sáng chói hơn, vững-vàng hơn,
thông suốt nhiều hơn.
- Chờ sử dụng cho đúng với địa vị và quyền hành thích đáng hơn;
- Chờ đúng thời-gian, đúng lúc, vì mỗi phẩm cấp phải đủ năm năm công quả mới
được thăng lên phẩm kế tiếp, với điều kiện công nghiệp không gián đoạn.
GIÁO-HỮU, là một phẩm cấp đầu tiên bước vào hàng THÁNH, là nền tảng của Đại
Đạo nên Chí Tôn đã chủân bị kỹ lưỡng. Từ đây những phẩm kế tiếp cứ theo cái đà
tiến triển đó mà tiến dần vừa là TÀI NĂNG vừa là ĐỨC HẠNH thì tương lai sẽ có một
HỘI THÁNH HÒAN TÒAN TỐT ĐẸP, lo gì nền Đại Đạo này không phổ biến khắp năm châu
như Thánh Ý của Thầy truyền đến ĐẠI ĐỒNG THẾ GIỚI trong Thất ức niên tuổi Đạo..
Thánh Ngôn:“Hiệp-Thiên-Đài còn chưa muốn nhìn, thì ĐẠO một ngày kia cũng sẽ
bị chối. Thầy tìm phương sửa cải cũng đáng đó chút ! Nhưng cũng bởi chư Thần,
Thánh, Tiên, Phật muốn cho rõ cơ ĐẠO của thế-gian này, nên Thầy không giáng cơ
mà phân-giải lại nữa. Các con đã chịu một trách-nhiệm nơi mình, nếu Thầy chẳng
để cho các con học tập mà lập nên địa-vị mình trước mặt chúng sanh cho xứng-đáng,
thì Đạo cũng chưa ra vẻ Đạo. Vì vậy mà Thầy chịu ép lòng để cho các con hằng nhớ
rằng: Chẳng giờ phút nào Thầy xa các con hết.
Nghe à!
THI
Cậy kẻ dạy con cũng lẽ thường.
Cho roi cho vọt mới là
thương.
Nhơn-tình ví chẳng mưu
thâu-phục,
Thế-giới mong chi phép độ
lường.
Nhỏ dại Thầy nuôi mùi đạo-hạnh,
Lớn khôn bây xứng mặt hiền-lương,
Vinh-hoa phẩm cũ ngôi xưa
đó,
Khổ cực các con chớ bỏ trường.!
V - PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ
GIẢI VỀ
QUYỀN HÀNH của GIÁO TÔNG
A - Pháp Chánh Truyền:
Giáo Tông là ANH CẢ các con
LUẬN: Trong nền Đạo có hai Giáo Tông là hai Anh Cả:
- Một về vô vi: là Đức Lý Thái Bạch Kim Tinh,
- Một hữu hình là Quyền Giáo Tông Lê
văn Trung
Cả hai đều là ANH CẢ của nhơn sanh được tôn tặng.
Đức Hộ-Pháp nói: đêm nay 17-8-Quí Tỵ (1953): Vía Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm
Giáo Tông Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Ðức Giáo Tông chúng ta lấy làm hân hạnh nhờ ơn
Ðức Chí Tôn ban cho chúng ta một người Anh Cả Thiêng Liêng hiển linh, quyền
năng vô đối.
Chữ Hán gọi ANH là Huynh 兄 trong chữ huynh có hai phần:
trên là chữ khẩu 口 là cái miệng để nói, dưới
là bộ Nhơn đứng 儿. Thế thường, Anh là người
chỉ có quyền dùng lời nói dạy bảo em. Khi cha mẹ còn tại tiền thì Anh là “Quyền
huynh thế ngôn”, khi cha mẹ mãn phần thì Anh là “Quyền huynh thế phụ”; nghĩa là
trong nền Đại Đạo, Đức Chí-Tôn muốn cả thảy xem nhau như ruột thịt.
CHÚ GIẢI: “Giáo Tông thay mặt cho Thầy, đặng bảo tồn chơn Ðạo của Thầy tại
thế, thì ANH CẢ nhơn sanh đặng dìu dắt các con cái của Thầy, dầu lớn tuổi hay
là nhỏ tuổi, quyền Thiêng Liêng đã định vậy.
Tuy trong Hội Thánh có chia ra hai phần hữu hình là: "Cửu Trùng
Ðài" và "Hiệp Thiên Ðài" mà nơi Hiệp Thiên Ðài, dầu cho Hộ Pháp
cũng phải là em của Giáo Tông, song Hộ Pháp phải nhỏ về phần hữu hình đã nói
trên đây, chớ phần Thiêng Liêng thì đồng vị”.
LUẬN: Về thiêng liêng thì đồng vị, nên: đồ hình bên đây biểu tượng bằng hai
hình tam giác đều (suy từ hai quẻ Càn ☰ Khôn ☷) cùng nội tiếp trong vòng tròn. Nhưng:
- Hộ Pháp tượng tam giác đỉnh quay lên, vì Hiệp Thiên Đài (Đạo- Dương quẻ Càn).
- Giáo Tông tượng tam giác đỉnh quay xuống, vì là Cửu Trùng Đài (Đời- Âm quẻ
Khôn)
Xem ra: Đời (Âm), Đạo (Dương) tức nhiên trong Âm có Dương và trong Dương có
Âm, gọi là “Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm căn” luôn luôn là qui luật,
ấy là ĐẠO- ĐỜI tương đắc (nhưng Đời đây là Đời trong Đạo, phân biệt với đời của
đời có khác nhau xa).
- Giáo Tông lớn ở dưới (Anh Cả - đỉnh dưới của tam giác)
- Hộ-Pháp nhỏ mà ở trên (Em- đỉnh trên của tam giác).
Thượng Đế ngự vào tâm để chứng minh quyền Thiêng Liêng là tối thượng. Tam Kỳ
Phổ Độ này Đức Thượng Đế là Giáo Chủ về vô vi. Ngài đến ban quyền Chí Tôn tại
thế cho hai ông Chủ của hai Đài hữu hình là Giáo Tông và Hộ-Pháp: khi hiệp một
là quyền Chí-Tôn tại thế.
Ngày nay, Thầy đến chia đôi quyền CHÍ TÔN ra:
- GIÁO TÔNG chỉ có quyền dìu dẫn con cái của CHÍ TÔN về phương châm giáo
hóa, chánh trị cho thuần phong mỹ tục, thay quyền cho CHÍ TÔN trong đường Ðạo
và đường Ðời mà thôi .
- Còn HỘ-PHÁP có đặc quyền gìn giữ luật pháp, bảo thủ chơn truyền; gìn giữ
ngôi vị cho con cái CHÍ TÔN, không cho loạn hàng thất thứ.
Phương pháp ấy CHÍ TÔN rất công bằng và còn chia đôi cho lưỡng quyền không
thể chuyên chế để áp dụng mà hà hiếp con cái của Người.
Thánh Ngôn: “Khai Thiên Ðịa vốn Thầy,
sanh Tiên, Phật cũng Thầy. Thầy đã nói một Chơn Thần mà biến Càn Khôn Thế giới
và cả nhơn loại.
Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.
Các con là chư Phật, chư Phật là các con.
Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật”.
PCT: Có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu dắt các con trong đường Ðạo và đường
Ðời.
CG: Giáo Tông đặng đồng quyền cùng Thầy mà dạy dỗ cả chư Môn Ðệ của Thầy
trong đường Ðạo-đức, dìu bước từ người, chăm nom săn sóc cho khỏi phạm Thiên Ðiều,
thì là buộc tuân y TÂN LUẬT. Ấy vậy dầu cho phẩm vị nào phạm tội; thì Giáo Tông
cũng chẳng vì tình riêng gọi là tha thứ khoan dung, để lòng che chở, làm cho kẻ
phạm phải mất Thiên-vị, lại gây điều đố kỵ của nhơn sanh, làm cho nhẹ giá trị của
nền Chánh Giáo. Những sự đau thảm khó khăn của Tín Ðồ tức là chúng sanh, những
sự khổ hạnh của Hội Thánh, nghĩa là hàng Chức Sắc Thiên Phong, thì Giáo Tông phải
liệu phương che chở an ủi làm cho đời khổ não hóa ra đời hạnh phước; người nắm
trọn quyền thể Thiên hành hóa, ấy là phận sự tối cao tối trọng của Ðức Giáo
Tông đó.
PCT: Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn.
CG: Hễ nói về phần xác là nói phần hữu hình, mà nói về phần hữu hình của
chúng sanh tức là nói về phần Ðời. Còn như nói về phần hồn tức là phần Thiêng
Liêng ấy là phần Ðạo.
Trên đây Thầy đã nói rằng: Có quyền dìu dắt trong đường Ðạo và đường Ðời,
thì Thầy đã chỉ rõ rằng, có quyền dìu dắt cả các con cái của Thầy trên con đường
Ðạo Ðức của chính mình Thầy khai tạo và trên con đường Ðời cơ Ðạo gầy nên; chớ
chẳng phải nói trọn quyền về phần Ðạo và phần Ðời, nghĩa lý phân biệt nhau duy
có chữ ÐƯỜNG và chữ PHẦN,xin rán hiểu đừng lầm hai chữ ấy”
LUẬN ĐẠO:
1 - Phân biệt chữ ÐƯỜNG và chữ PHẦN:
Đường Đạo Thầy mở ra ngày nay là con đường “phản bổn hòan nguyên” ấy là ĐƯỜNG
THIÊN ĐẠO. Đặc biệt là Thầy đến ban cho nền ĐẠI ĐẠO này thêm hai Bát Quái nữa
làm hành trang cho bước đường trở về:
Đây là nói đến hai Bát Quái Cao Đài:
(Xem khai triển các Bát Qúai. Trang: 68- 82)
Ấy là nhiệm vụ của Đức Giáo
Tông hữu hình đó:
- “Có quyền dìu dắt cả các con cái của Thầy trên con đường Ðạo-đức của
chính mình Thầy khai tạo”, nghĩa là dẫn dắt “con cái của Thầy” phải đạt cho được
BÁT QUÁI HƯ VÔ, chính là đường trở về để hiệp nhứt với Thượng Đế là Đức Chí-Tôn - Đại Từ Phụ.
(Bát Quái luyện Đạo trên Áo Tiểu phục
Giáo Tông)
- “Và trên con đường Ðời cơ Ðạo gầy nên” Đó là con đường giáo hóa nhơn
sanh, là biểu tượng của BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN, mà quyền hành Giáo Tông đã thể thiên
hành hóa, dìu dắt chúng sanh thi hành TAM LẬP: lập Đức, lập Công, lập Ngôn và đạt
cho được ba ngàn công quả.
Vì lẽ đây là con “ĐƯỜNG” THIÊN ĐẠO, duy nhứt trong cửa Đạo Cao Đài do Đức
Chí-Tôn đến ban thêm cho hai BÁT QUÁI
trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ này mà thôi.
Còn trước đây chúng sanh đã biết qua nhiều về THẾ
ĐẠO hay Nhơn Đạo tức là thực hành hai Bát Quái đã có từ trước, nhờ đó mà nhân lọai đã văn minh đến
tuyệt đỉnh, đây là phần hành của ĐẦU SƯ. Qua hai Bát Quái Tiên Thiên và Hậu
Thiên, ấy PCT nhấn mạnh là chữ “PHẦN”:
Nói chung đây là “PHẦN” THẾ ĐẠO tức là gồm cả phần Đạo và phần Đời, cũng có
Bí pháp và Thể pháp của Thế Đạo nữa.
Đấy là đã giải rõ về “nghĩa lý phân biệt nhau duy có chữ ÐƯỜNG và chữ PHẦN”
.
Tóm lại:
- Giáo Tông nắm hai Bát Quái Cao Đài để thể Thiên hành chánh, là con ĐƯỜNG
THIÊN ĐẠO:
1 - Bát Quái Hư vô: ấy là Đường Đạo, thành Tiên tác Phật
2 - Bát Quái Đồ Thiên là Đường Đời, phụng sự vạn linh.
- Đầu Sư nắm hai Bát Quái Tiên Thiên & Hậu Thiên, mục đích là “Dạy dỗ
nhơn sanh làm lành”, PHẦN THẾ ĐẠO, thực hành
Thể pháp và Bí pháp Thế Đạo:
1 - Bát Quái Tiên Thiên: là phần Đạo, giải nguyên lý vũ trụ.
2 - Bát Quái Hậu Thiên:phần Đời, cách sống của con người.
Chú Gỉai: “Ðây là lời Thánh giáo của Thầy đã dạy Hộ Pháp khi Người hỏi Thầy
về quyền của Giáo Tông.
Hộ Pháp hỏi: "Thưa Thầy theo
như luật lệ Thánh Giáo Da-Tô (1) Thầy truyền tại thế,
thì Thầy cho Giáo Tông trọn quyền về phần hồn và phần xác; Người nhờ nương quyền
hành cao trọng đó, Ðạo Thánh mới có thế lực hữu hình như vậy. Ðến ngày nay, Thầy
giảm quyền Giáo Tông của mấy con về phần hồn đi, thì con sợ e cho Người không đủ
quyền lực mà độ rỗi chúng sanh chăng?"
Thầy đáp: "Cười ! Ấy là một điều lầm lạc của Thầy, vì nặng mang phàm
thể mà ra. Thầy cho một người phàm đồng quyền cùng Thầy về phần hồn thì nó lên
ngai Thầy mà ngồi, lại nắm quyền hành CHÍ TÔN ấy, đặng buộc nhơn sanh phải chịu
lòn cúi trong vòng tôi tớ của xác thịt. Hơn nữa, cái quyền hành quí hóa ấy, Thầy
tưởng vì thương mà cho các con, nào dè nó là một cây gươm hai lưỡi để giục loạn
cho các con.
Nay Thầy đến chẳng phải lấy nó lại, mà Thầy chỉ đến làm cho tiêu diệt cái hại
của nó; nếu muốn trừ cái hại ấy thì chẳng chi hay hơn là chia đôi nó ra, không
cho một người nhứt thống.
Kẻ nào đã nắm trọn phần hữu hình và phần Thiêng Liêng, thì là độc chiếm quyền
chánh trị và luật lệ, mà hễ độc chiếm quyền chánh trị và luật lệ vào tay, thì
nhơn sanh chẳng phương nào thoát khỏi vòng áp chế.
Như Thầy để cho Giáo Tông trọn quyền về phần xác và phần hồn (nghĩa là Ðạo
và Ðời) thì "HIỆP THIÊN ÐÀI" lập ra chẳng là vô ích lắm sao con ?
"CỬU TRÙNG ÐÀI" là Ðời, "HIỆP THIÊN ÐÀI" là Ðạo, Ðạo không
Ðời không sức, Ðời không Ðạo không quyền: Sức quyền tương đắc mới mong tạo thời
cải thế, ấy là phương hay cho các con liên hiệp cùng nhau, chăm nom săn sóc lẫn
nhau, mà giữ vẹn Thánh Giáo của Thầy cho khỏi trở nên phàm giáo
(1) Bài Thánh thi của Đức Da-Tô 耶蘇 (Da viết D) có câu:
“DA nồi thịt xáo hại lòng đau,
“TÔ cả Năm Châu cũng máu đào”.
LUẬN: “Trước kia Ðạo
Thánh, CHÍ TÔN vì quá thương Nhơn sanh, đã giao
phần hồn và phần xác cho Ðức Chúa Giê-Giu (Jésus
Christ) đủ quyền năng lập Ðạo. Trái lại, Nhơn sanh lợi dụng lẽ thương yêu ấy,
nhứt là những kẻ kế vị cho Chúa, vì mang phàm thân nhục thể, thành ra quá lạm dụng
quyền tối cao ấy như ngọn gươm bén mà sát phạt con cái của CHÍ TÔN. Chính CHÍ
TÔN đã nói: "Vì quá thương mà ban cho". Ngày nay CHÍ TÔN cũng không
phải đến lấy lại, mà chỉ chia đôi quyền hành ấy ra cho Giáo Tông và Hộ Pháp.
“Giáo Tông là người thay mặt cho Ðức
CHÍ TÔN tại thế, giáo hóa dìu dắt toàn thể con cái CHÍ TÔN cho đến tột bực
ngang hàng cùng Thầy, trọn quyền dung nạp tâm lý của toàn thể nhơn loại đặng tạo
thành một cơ quan Chánh Trị Thiên Triều, trọn cả đường Ðạo và đường Ðời cho trọn
câu Thể Thiên Hành Hóa. Ngôi Giáo Tông là tột bực của loài người, mà chỉ truyền
hiền, chớ không truyền tử. Như thế mới có thể lập đời Thánh Ðức trường tồn được”.
2 - Đức Thượng Phẩm nhận định về sự chia quyền:
“Nếu một thời-kỳ mà Giáo lý đã Thất
Chơn-truyền thì đem đến cho nhơn-sanh biết bao tang-thương biến đổi. Cũng vì lẽ
ấy mà nay Đức Chí-Tôn giáng trần lập Đạo lại chia hình thể của Ngài ra hai phần
để có phương kềm thúc nhau trên bước đường lập vị.
- Phần Cửu-Trùng-Đài chuyên về mặt giáo hóa nhơn-sanh - Còn phần của Hiệp-Thiên-Đài
thì lo về mặt Luật Pháp để bảo-thủ chơn-truyền của Đạo. Nhờ đó nền Thánh giáo của
Đức Chí-Tôn khỏi phải qui thành phàm-giáo. Cũng vì lẽ quyền-hành riêng biệt ấy
mà khiến cho hai bên thường có phản khắc Đạo quyền, bởi tánh phàm thường hay có
phạm những lỗi-lầm mà chẳng chịu phục thiện đặng cải sửa cho trở nên tận thiện.
Các Em đâu hiểu rằng CHÍ-TÔN giao quyền sửa trị Chức Sắc, Chức việc và toàn Đạo
Nam, Nữ cho bên Hiệp-Thiên-Đài là Thánh-ý Đức Chí-Tôn muốn dùng hình phàm đặng
làm cho giảm bớt tội vô hình. Nếu ai chẳng thận-trọng để cho phạm vào Pháp Luật
mà chẳng chịu pháp sửa trị của Hiệp-Thiên-Đài thì rất uổng cho một kiếp tu mà
không trọn phận và đến khi rời bỏ xác phàm rồi làm sao có cơ hội lập công nữa
!”.
PCT: Nó đặng phép thông công cùng
Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Ðịa Cầu và Thập Ðiện Diêm
Cung, đặng cầu rỗi cho các con.
CG: Thầy đã nói, đặng cầu rỗi cho các con thì Thầy đã chỉ rõ rằng, Giáo
Tông có phần cầu rỗi mà thôi, chớ phần siêu rỗi là về quyền của Bát Quái Ðài chưởng
quản. Ðức Giáo Tông làm thế nào mà thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam
Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Ðịa Cầu và Thập Ðiện Diêm Cung mà cầu rỗi cho các
Tín Ðồ?
Người phải đến Hiệp Thiên
Ðài cầu huyền
diệu Cơ Bút mới đặng. Xin trích lục
ra đây, đoạn Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Ðài nói về việc ấy:
"Lại nữa Hiệp Thiên Ðài là
nơi của Giáo
Tông thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất
Ðịa Cầu, Thập Ðiện Diêm Cung mà cầu siêu cho cả nhơn loại. Ấy vậy về phần
Thiêng Liêng là phần Ðạo, thì Ngài chẳng có quyền hành chi hết, dầu cho dâng sớ cầu điều chi cùng Bát Quái Ðài,
thì cũng phải do nơi Hiệp Thiên Ðài cả. Hiệp Thiên Ðài là trung gian để liên hiệp
Giáo Tông cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật”.
LUẬN:
Đức Cao Thượng Phẩm nói: “Tam Thiên Thế giới là ngôi vị, còn Thất Thập Nhị
Địa là trường thi công quả".
“Thầy kể Tam thập lục Thiên, Tứ Ðại Bộ Châu ở không không trên không khí, tức
là không phải Tinh tú, còn lại Thất thập nhị Ðịa và Tam thiên Thế giới thì đều
là Tinh Tú”. Lục Thập Thất Ðịa Cầu là địa cầu thứ 67, tức nhiên trên trái địa cầu
mà nhân loại đang sống là địa cầu 68 trong số 72 địa cầu.Thầy cho biết dầu một
vị Đế Vương ở Địa cầu 68 này cũng không bằng một người thường ở Địa cầu 67. Con
số càng nhỏ dần là sự yếu trọng cho đến đệ nhứt cầu. Như vậy Giáo Tông được
phép thông công cùng “Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới”, tức là ba
mươi sáu từng Trời và bảy mươi hai Qủa địa cầu.
Thầy cho biết là “Tới Hạ tầng Thế-giái, Tam Thiên thế giái, Ba ngàn quả
tinh-cầu phân làm Tứ đại bộ châu rồi nối theo Thất thập nhị điạ, tức là Đệ nhứt
cầu cho đến địa-cầu các con ở là địa-cầu
68” .
Ngày 28-8-Bính Dần (Thứ hai: 04-10-1926)
Thầy dạy: Chúng Nam nghe:
- Thầy Khổng Tử trước có Tam thiên đồ đệ, truyền lại còn Thất thập nhị Hiền.
- Thầy Lão Tử trước đặng một trò là Nguơn Thỉ.
- Thầy Giê-Giu trước đặng Mười hai người, chừng bị bắt còn lại là Pierre mà
thôi.
- Thầy Thích-Già đặng bốn người, ba người bỏ Thầy còn lại một.
Còn nay, Thầy giáng thế chọn đến: Nhứt Phật, Tam Tiên, Tam thập lục Thánh,
Thất thập nhị Hiền, Tam thiên Ðồ đệ. Các con coi đó mà hiểu rằng, các con có sự
mà thiên hạ từ tạo thế đến chừ chưa hề có chăng?
Nơi Bạch Ngọc Kinh, hơn 60 năm trước, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, thấy đại
nộ của Thầy, nên ra tình nguyện hạ thế cứu đời. Thầy coi bọn ấy lại còn làm tội
lỗi hơn kẻ phàm xa lắm. Vậy vì cớ chi các con biết chăng?
Các con có cả ba Chánh đạo là Tam giáo, các con biết tôn trọng, ngày nay lại
thêm Chánh đạo nữa, các con biết ít nước nào đặng vậy! Bị hàng phẩm Nhơn tước
phải phù hạp với hàng phẩm Thiên tước, đáng lẽ Thầy cũng nên cho các con chịu số
phận bần hàn mà không nỡ, nên ngày nay mới có kẻ như vậy. Thầy nói cho các con
biết: Dầu một vị Ðại La Thiên Ðế xuống phàm mà không tu, cũng khó trở lại địa vị
đặng. Các con nghe à !”
3 - Do những số vi diệu này các Thánh lập Đạo:
- Ðức Khổng Tử xưa có Tam thiên đồ đệ
(3000 học trò),
- Trong đó có Thất thập nhị Hiền (72
người tài giỏi),
- Trong Thất thập nhị Hiền có Thập Triết (10 Triết gia) và đặc biệt có hai
vị Thánh là: Phục Thánh Nhan Hồi, Tông Thánh Tăng Sâm. (Ðời sau có thêm hai vị
Thánh nữa là Thuật Thánh Tử-Tư và Á-Thánh Mạnh Tử, hịêp với hai vị Thánh trước
nữa gọi chung là Tứ Phối).
Ngày nay lập Ðạo Cao Ðài, Ðức Chí Tôn chọn:
- Nhứt Phật: là một phẩm Giáo Tông, đối phẩm Thiên Tiên hay Phật vị.
- Tam Tiên: là 3 vị Ðầu Sư cho 3 phái, mỗi phái 1 vị, đối phẩm Ðịa Tiên.
- Tam Thập Lục Thánh: là 36 vị Phối Sư, chia đều mỗi phái 12 vị, đối phẩm
Thiên Thánh
- Thất Thập Nhị Hiền: là 72 vị Giáo Sư, chia đều mỗi phái 24 vị, đối phẩm
Nhơn Thánh.
- Tam Thiên Ðồ Đệ: là 3000 Giáo Hữu, chia đều mỗi phái 1000 vị, đối phẩm Ðịa
Thánh.
Vậy chức sắc Cửu Trùng Ðài Nam phái cả thảy 3112 vị, cộng số (3+1+1+2=7). Số
7 chỉ vạn-vật hữu tướng thành hình; trong thân người là thất khiếu ở trên đầu,
cũng là chỉ Thất tình. Người tu biến thất tình thành thất bửu.
Nếu kể thêm 3 vị Chưởng Pháp nữa (đối phẩm Nhơn Tiên) thì tổng số Chức sắc
Cửu Trùng Ðài là 3115 vị. Cộng lại sẽ là
(3+1+1+5= 10) (tượng thập Thiên
can).
Số 10 do 9+1 là số hiền-hòa, lặng-lẽ, an-bình, đầm-ấm
THỰC TẾ NỀN ĐẠO CÓ 3 GIÁO
TÔNG:
Pháp Chánh Truyền qui định Giáo-Tông (1 vị) là người đứng đầu Tôn-giáo có
trách nhiệm hữu hình là “Anh Cả của con cái Đức Chí Tôn”. Lãnh đạo tối cao toàn
Đạo, có phận-sự dìu dắt Đạo Hữu trong đường Đạo và đường Đời. Phẩm này chỉ
có một mà thôi đứng vào hàng Nhứt Phật; Đối phẩm với Thiên Tiên.
GIÁO TÔNG là người thay mặt cho Ðức CHÍ TÔN tại thế, giáo hóa, dìu dắt toàn
thể con cái CHÍ TÔN cho đến tột bực ngang hàng cùng Thầy, trọn quyền dung nạp
tâm lý của toàn thể nhơn loại đặng tạo thành một cơ quan Chánh Trị Thiên Triều.
Ngôi Giáo Tông là tột bực của loài người, chỉ truyền hiền, chớ không truyền tử.
Tuy Pháp Chánh Truyền qui định chỉ có một phẩm Giáo Tông; nhưng thực tế có
đến ba Giáo Tông:
1 - Giáo Tông Ngô văn
Chiêu (bị mất ngôi):
Đức Chí-Tôn dạy: 13-3-Bính-Dần (dl: 24-4-1926):
“Chiêu đã có công tu, lại là Môn-đệ yêu dấu của Thầy, nên Thầy muốn ban chức
Giáo Tông cho nó, song vì lòng ám-muội phạm đến oai-linh Thầy mà ra lòng bất đức
chẳng còn xứng đáng mà dìu-dắt các con, nên Thầy cất phần thưởng nó, Thầy nhứt
định để chức ấy lại mà đợi người xứng đáng, hay là Thầy đến chính mình Thầy mà
dạy-dỗ các con”.
Tái cầu: “Các con coi thử đó thì đã hiểu rằng Thầy thương yêu nhơn-loại là
dường nào! Cái vui của Thầy là đặng thấy các con hội-hiệp cùng nhau, thương-yêu
nhau trong đạo đức của Thầy, ai còn dám làm cho chia-lìa các con là đứa thù-nghịch
của Thầy.
“Chiêu đã hữu căn, hữu kiếp: Thầy đã dùng huyền diệu mà thâu phục, độ rỗi
nó trước các con. Biết bao phen Thầy gom các Môn-đệ lại. Thầy sở cậy nó ấp-yêu
dùm cho Thầy dường như gà mẹ ấp con. Song nó chẳng vâng mạng lịnh Thầy, lại
đành lòng cắn mổ xô đuổi dường ấy, thì làm sao cho xứng đáng cái trách-nhiệm rất
lớn của Thầy toan phú-thác cho nó. Các con đừng trông mong rỗi cho nó. Nghe và
tuân mạng lịnh Thầy !”.
Thầy dạy (đêm 14 rạng 15 tháng 3 năm Bính Dần (25 và 26-4-1926):
“Chiêu, thiếu đức, thiếu tài.
“Trung, con sợ ai? - TA không sợ ai ! TA biết hơn ngươi. TA há
không biết thương sao ?
“Ấy cũng vì thiếu đức. Nó đã biết
TA. Cứ tuân lời THẦY đã truyền mà
thi-hành !
Cao-Đài: ngày 26 Avril 1926:
“Chiêu, ngươi chẳng kiên lịnh TA, Ai
kiên? TA chờ ngươi. Chiêu, ngươi chẳng thừa lịnh TA, ai thừa lịnh ? TA đã nói
ngươi làm đầu Tam-giáo, đã bao phen TA lập Đạo sẵn cho, ngươi chê há? TA đã sở
định, ngươi dám cải:
Chuyên quyền từ đó bỏ tuồng
xưa,
Nghe nịnh, nghe khen
thói cũng chừa.
Sám-hối TA cho tu ít tháng.
Tài hay, tài khéo chớ đua lừa.
Qua các bài
Thánh giáo của Đức Chí Tôn, chúng ta biết được Ngài Ngô Văn Chiêu bị Quỉ Vương thử thách trước khi được lên ngôi Giáo Tông. Ngài bị thử thách và chỉ
trong vòng năm ngày, Ngài không thắng nỗi các thử thách của Quỉ Vương bày ra,
nên đành chịu mất ngôi Giáo Tông.
Sự thử thách của Quỉ Vương là cần thiết đối với ngôi Giáo-Tông là phẩm vị số
MỘT của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nếu thắng nỗi Quỉ Vương thì bọn chúng mới chịu
phục, còn không thắng nỗi thì phải chiụ mất ngôi.
Đồ hình dưới đây là ba ngôi Giáo Tông nhưng cũng là Một, đứng đầu hàng Tiên
vị.
Chú thích: Trên là “Cửu Trùng Đài hàng Tiên vị” gồm:
Tam giác giữa Giáo Tông là Anh Cả thay trời, có ba:
- Đỉnh giữa: Đức Lý- Giáo Tông ĐĐTKPĐ (Thần)
- Góc trái: Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung (Khí)
- Góc phải (ngoài nhìn vào) Ngô văn Chiêu (Tinh)
Giác lớn đỉnh quay lên: Chưởng Pháp
- Thượng Chưởng Pháp (ở đỉnh trên )
- Thái Chưởng Pháp (góc trái)
- Ngọc Chưởng Pháp (góc phải)
Tam giác đỉnh quay xuống: Đầu Sư
- Thượng Đầu Sư (ở đỉnh dưới)
- Thái Đầu Sư (góc phải)
- Ngọc Đầu Sư (góc trái. Ngòai
nhìn vào)
Tất cả bấy giờ đi vào qui luật “tuy ba mà một, một mà ba”
- Tuy một tiếng hứa của Đức Chí-Tôn, ông Ngô văn Chiêu cũng là Giáo Tông,
thuộc về TINH (một trong Tam bửu)
2 - Một hữu hình là Đức
Quyền Giáo Tông Lê văn Trung. Ngài tượng cho KHÍ. Ngài
đã hành Quyền Giáo Tông 8 năm tròn không dư không thiếu một ngày. Nếu tính từ:
ngày Khai Đạo: 14-10-Bính Dần (19-11-1926)
đến ngày qui Thiên: 13-10-Giáp
Túât (19-11-1934)
3 - Một về vô vi: là Đức
Lý Thái Bạch Kim Tinh: THẦN.
Ấy cũng là qui
luật “Một mà ba, ba mà một”.
Bấy giờ: tổng số
Chức sắc Cửu Trùng Ðài sẽ là = 3115 vị + 2 (Giáo Tông, số thêm ra) sẽ là 3117
(3+1+1+7= 12 là số riêng của Thầy. Số 12 (Thập nhị Địa chi) hiệp với số 10 ở
trên (trang 44) thập Thiên Can là Quyền năng tối thượng của Gíao Tông là Anh Cả
thay Thầy trị thế.
“Thập Thiên can bao hàm
vạn tượng,
“Tùng Địa Chi hóa trưởng
Càn Khôn”
Muốn biết rõ quyền hành của Chức sắc trong nền Đại Đạo thì trước hết phải
luận về ĐẠO PHỤC của CHỨC SẮC
ĐẠO PHỤC GIÁO TÔNG:
CHÚ GIẢI: Ðạo phục của Giáo Tông có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu
Phục.
Bộ Ðại Phục thì toàn bằng hàng trắng, có thêu bông sen vàng từ trên tới dưới,
hai bên cổ áo, mỗi phía có ba Cổ Pháp là: Long Tu Phiến, Thư Hùng Kiếm và Phất
Chủ. (Ấy Cổ Pháp của Thượng Phẩm và Thượng Sanh trị thế) Ðầu đội mão vàng năm từng
hình Bát Quái (thế Ngũ Chi Ðại Ðạo) ráp tròn lại bít chính giữa; trên chót mão
có để chữ "Vạn". Giữa chữ Vạn có Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng
Minh Khí; nơi ngạch mão, phải chạm ba Cổ Pháp cho rõ ràng, y như hai bên cổ áo
đã nói trên kia, tay mặt cầm cây gậy 0m90, trên đầu gậy có chữ "Vạn"
bằng vàng, nơi giữa chữ Vạn có Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh Khí.
Bộ Tiểu Phục cũng toàn bằng hàng trắng, có thêu chữ BÁT QUÁI bằng vàng:
cung KHẢM ngay Hạ Ðơn Ðiền, cung CẤN bên tay mặt, cung CHẤN bên tay trái, cung
ÐOÀI bên vai mặt, cung TỐN bên vai trái, cung LY ngay trái tim, cung KHÔN ngay
giữa lưng. Ðầu đội mão Hiệp Chưởng (Mitre) cũng toàn bằng hàng trắng, bề cao ba
tấc ba phân ba ly (0m333) may giáp mối lại cho có trước một ngạnh, sau một ngạnh
hiệp lại có một đường xếp (ấy là Âm- Dương tương hiệp) cột dây xếp hai lại, nơi
bên tay trái có để hai dải thòng xuống, một mí dài một mí vắn (mí dài bề ngang
0m03, bề dài 0m30) trên mão ngay trước trán có thêu chữ cung CÀN. Chơn đi giày
vô ưu toàn bằng hàng trắng, trước mũi có chữ Tịch Ðạo Nam Nữ.
Tỷ như Ðức Lý Giáo Tông đương thời. thì nơi trước mũi giày của Ngài phải có
chữ Tịch Ðạo là "THANH HƯƠNG"
ĐẠO PHỤC XÁC ĐỊNH QUYỀN
HÀNH CỦA CHỨC SẮC
Trong cửa Đại-Đạo ngày nay điều đặc biệt là do Đức Chí Tôn giáng Cơ dạy đủ
mọi nghi thức, nhất là phần Đạo-phục cho các Chức sắc tử Tiểu cấp đến Chức sắc
Đại Thiên phong đều được qui định trong Pháp Chánh Truyền.
Với Đức Quyền Giáo Tông thì Đạo phục của Ngài đã hiện tượng qua hai Bát
Quái:
- Quyền hành: biểu tượng bằng BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN
- Áo Tiểu phục: biểu tượng bằng BÁT QUÁI HƯ VÔ
Lý Tam Tài trong Đạo phục của Chức sắc:
- Về Thiên: do Pháp Chánh Truyền qui định hẳn hoi từ chi tiết một về áo
mão, có kích thước rõ ràng….
- Về Địa: là Thầy giao trách nhiệm cho Bà Hương Hiếu may áo mão cho tất cả
các Chức Sắc trong buổi mới lập Pháp Chánh Truyền, nếu khó khăn có Thầy hướng dẫn
chi tiết. Về sau Thầy còn nhờ thêm Bà Lâm Hương Thanh may một số áo Mão cho
Chánh Phối sư nữa.
- Về Nhân: Thầy còn ban cho bài Thi để xác định những quyền hành tối cao, tối
trọng, nhưng chỉ riêng Đức Quyền Giáo Tông
và kế đến là Đức Hộ Pháp mà thôi. Vì hai phẩm này hiệp Một là Chí Tôn,
thay Trời tạo thế..
Lần lượt sẽ khai triển các vấn đề trên, để thấy rõ: “Thầy dùng Lương sanh để
cứu vớt quần sanh”.
Bởi Đạo-phục đây là Thiên phục, Đức Cao Đài giáng nói [Dimanche 25 Juillet
1926 (16-6-Bính Dần)] “T... con coi mặc Thiên phục có xấu gì đâu con ? Một ngày
kia sắc phục ấy đời sẽ coi quí trọng lắm. Con ôi ! Con có biết những điều ấy
bao giờ ! Cười.!...”
B - Ðạo phục của Giáo Tông qua PCT:
PCT: - “Ðạo phục của Giáo Tông có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu Phục”.
LUẬN: Đấy là đầy đủ lý Âm-Dương, tượng trưng cho quyền hành của Ngài nắm
hai BÁT QUÁI để hòan thành con ĐƯỜNG THIÊN ĐẠO mà Chí Tôn đã ủy thác qua Pháp
Chánh Truyền (xem triển khai Bát Qúai.
Tr 68, 82)
I - Bộ Ðại Phục:
PCT: “Bộ Ðại Phục thì toàn bằng hàng trắng, có thêu bông sen vàng từ trên tới
dưới”.
LUẬN: Chức sắc Cửu-Trùng-Đài Nam phái, đặc biệt chỉ có Giáo Tông và Thượng
Chưởng Pháp mặc sắc phục trắng chầu lễ Chí-Tôn, ngoài ra đều mặc theo sắc phái.
Vì sao ? - Màu trắng là màu tổng-hợp của bảy sắc cầu vồng, đó là màu Đại-Đồng,
mục-đích của Đạo Cao Đài là phải phổ thông ra cho đến Đại-Đồng
Thế-Giới.
Về Bí pháp là phần riêng biệt của Đức Chí-Tôn dùng trong cơ chuyển thế và Cứu
thế: Đức Chí-Tôn đã chọn người ANH CẢ để thay hình thể cho Ngài cầm đầu cả nhơn
loại. Việc này giải rõ là loài người phải đi từ không trở về sắc-tướng đặng tạo
nghiệp vị, rồi trở lại Hư vô.
Phái TIÊN-ĐẠO là phái giữ phần lập-trường thi công quả của sắc tướng. Bởi Đạo
Cao-Đài là tinh-hoa bổn nguyên triết lý của chính nền Tôn-giáo này.
Bấy nhiêu đã nói lên Đạo Cao Đài là tu theo Tiên Đạo “Phép Tiên đạo tu chơn
dưỡng tánh”. Điều này được thấy rõ ở phần hữu hình, hữu tướng như các vấn đề sau:
- Đức Chí-Tôn xưng Thánh danh “Cao Đài TIÊN ÔNG Đại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát”.
- Ngôi Đền của Đức Ngài ngự gọi là Đền
Thánh.
- Màu sắc tượng trưng: màu chính là màu xanh, phái
Thượng đặt ở điểm chính và trung.
- Đền Thánh tượng chữ SƠN 山 (núi). Người Tín hữu mỗi ngày Tứ thời chầu lễ, tượng chữ Nhân 人. Hiệp hai chữ lại là chữ TIÊN 仙, không thể lầm lẫn được.
- “Thêu bông Sen”. Bông sen tượng trưng sự đạo đức, thanh khiết, cao thượng.
Như người tu chân chính thì dù sống nơi trần mà “Cư trần bất nhiễm”. Tánh tình
người đạo phải thanh cao, tầm cho đạt được ngôi chí Thánh như Sen sống trong bùn mà không hôi mùi bùn. Ca dao rằng:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại
chen nhụy vàng.
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn”.
- “Màu vàng” tượng cho phái Phật. Đạo Cao Đài là Phật giáo chấn hưng. Vì Đại-Đạo
ngày nay cũng là Phật Đạo và gồm hết Tam giáo Nho- Thích - Đạo và Thích-Ca cũng
là Thầy, Thầy là Thích-Ca” (trong ý nghĩa Qui Tam Giáo).
- “Hai bên cổ áo mỗi phía có ba Cổ
Pháp là: Long Tu Phiến, Thư Hùng Kiếm và
Phất Chủ. (Ấy Cổ Pháp của Thượng Phẩm và Thượng Sanh trị thế)”.
Vẫn cũng là con số 3 – 2, tức “Tham thiên lưỡng địa”
3 là Thiếu Dương, 2 là Thiếu Âm; cộng cả hai số này lại là 5, tức nhiên Ngũ
hành, đứng vào giữa gọi là ngũ trung.
- “Mỗi phía có ba Cổ Pháp” mà cả hai bên cổ áo, tức là có 6 Cổ Pháp, ấy là:
Tam Âm -Tam Dương.
Nhưng đặc biệt: Giáo Tông thuộc Cửu Trùng Đài mà CỔ PHÁP là của Thượng Phẩm
và Thượng Sanh trị thế (là Người của Hiệp Thiên Đài). Đấy cũng là “Trong Âm có Dương, trong Dương
có Âm” đó là nguyên lý của Càn Khôn vũ trụ không bao giờ thay đổi.
- ‘Ðầu đội mão vàng”: màu vàng là phái Phật, là hình ảnh của Phật giáo chấn
hưng như trên vừa nói, mà tuyệt phẩm của người tu là đạt đến Phật-vị. Giáo Tông
vào hàng Nhứt Phật, xác định quyền uy của Người Anh Cả hiện giờ..
- “Năm từng hình Bát Quái (thế Ngũ Chi Ðại Ðạo)”
Năm từng là tượng Ngũ Chi: Tôn chỉ của Đại Đạo là “Qui Tam Giáo Hiệp Ngũ
Chi”. Hơn nữa gồm:
. Ngũ Chi Đại-Đạo: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo (Dương).
. Ngũ Chi Minh Đạo: Minh Đường, Minh Sư, Minh Lý, Minh Thiện, Minh Tân
(Âm).
Như vậy có đủ Ngũ hành Dương và Ngũ Hành Âm một cách trọn vẹn.
-“Ráp tròn lại bít chính giữa”. Mão Giáo Tông có vòng tròn đội lên đầu, đây
là tượng Càn Khôn vũ trụ, “ráp tròn lại” là chỉ một sự “Quản súât Càn Khôn” của
nền Tân Tôn giáo này sẽ trấn phục Ngũ châu, mục đích đưa
nhân lọai đến Thế giới Đại Đồng, làm Hòa bình cho nhân
lọai.
- “Trên chót mão có để chữ "VẠN", giữa chữ VẠN có Thiên Nhãn Thầy,
bao quanh một vòng Minh Khí”:
Chót mão tức là phần giữa của Mão, khi đội lên là ở đỉnh đầu, tức nhiên là
tâm của vòng tròn, ấy là tâm của vũ trụ. Chữ VẠN có hai: là hiệp Âm Dương. Vòng
tròn bên ngoài chỉ vũ-trụ; hai chữ VẠN ngược, xuôi này xoay quanh tạo nên tám
đường kính xuyên qua tâm của vòng tròn trong Bát Quái, ấy là Càn Khôn, tượng
Bát phẩm chơn hồn là: vật chất, thảo mộc, thú cầm, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn,
Tiên hồn và Phật-hồn.
- Mỗi hồn đều có tánh chất riêng. Từ vật-chất đến nhơn hồn là cơ tấn-hóa,
nên có hình chữ Vạn số 1, là chỉ cơ đi xuống trần để tạo nghiệp trần duyên.
- Tạo cho đầy-đủ quả-nghiệp thành khối gia-sản rồi bắt đầu đi lên để học
thêm nhiều điều mầu nhiệm, nên Cơ phục-nguyên ở chữ vạn số 2.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét