Ý nói: Chúng ta phải cúng lạy Ðức Phật Mẫu cho
thường, cúng sáng, cúng trưa, cúng tối, điều đó giống
y như là chúng ta đến săn sóc và viếng an Ðức Mẹ vậy.
53 . Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu - 南 無 瑤 池 金 母
Tạo Hóa Huyền Thiên cảm bái. - 造 化 玄 天 感 拜
54 . Nam mô Ðại Từ Bi Năng Hỷ Xả - 南 無 大 慈 悲 能 喜 捨
Thiên Hậu Chí Tôn Ðại Bi Ðại Ái. - 天 后 至 尊 大 悲 大 愛
Lạy 3 lạy, mỗi lạy 3 gật, mỗi gật niệm:
Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn. - 南 無 瑤 池 金 母 無 極 天 尊
GIẢI
NGHĨA
Câu 53: Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu Tạo Hóa Huyền
Thiên cảm bái.
Nam mô: Quyết chí vâng theo một cách cung kính.
Ðây là 2 tiếng mở đầu cho một câu cầu nguyện. (Xem chi tiết nơi Câu 1 Ngũ Nguyện).
Huyền Thiên: Huyền là huyền diệu, Thiên là từng Trời. Huyền Thiên là từng Trời
huyền diệu.
Tạo Hóa Huyền Thiên: Từng Trời Tạo Hóa huyền diệu.
Ðây là Từng Trời thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên do Ðức Phật Mẫu chưởng quản. Cảm: Mối rung động trong lòng. Bái: Lạy. Cảm bái: Kính lạy với sự
xúc cảm trong lòng.
C.53: Chúng con cầu nguyện và kính lạy Ðức Phật Mẫu ở từng Trời Tạo Hóa Thiên
huyền diệu với tất cả sự cảm xúc trong lòng.
Câu 54: Nam mô Ðại Từ Bi Năng Hỷ Xả Thiên Hậu Chí
Tôn Ðại Bi Ðại Ái.
Ðại: Lớn. Từ Bi: Lòng
thương yêu bao la thương khắp chúng sanh, luôn luôn muốn giúp chúng sanh thoát
khổ.
Năng: Khả năng, sự tài giỏi
làm nên việc. Hỷ: Mừng rỡ, vui vẻ. Xả: Tha thứ, bỏ qua. Hỷ xả: Vui vẻ tha thứ
cho người xúc phạm đến mình hay có lỗi với mình.
Thiên Hậu: Một danh hiệu của
Ðức Phật Mẫu.
Chí Tôn: Rất được kính trọng,
tôn kính tột bực.
Ðại ái: Lòng thương yêu to
lớn. Ðó là lòng thương yêu bao la của Ðức Phật Mẫu đối với chúng sanh vì chúng
sanh nơi cõi trần đều là con cái của Phật Mẫu.
C.54: Chúng con cầu nguyện với Ðức Phật Mẫu có đức từ bi lớn, đức hỷ xả lớn,
đức bác ái lớn, với tấm lòng tôn kính tột bực của chúng con.
TÓM TẮT GIẢI NGHĨA PHẬT MẪU CHƠN KINH
KINH: GIẢI
NGHĨA:
1 . Tạo Hóa Thiên Huyền vi
Thiên Hậu, - Ở từng
Trời Tạo Hóa Thiên có Ðấng Phật Mẫu huyền vi mầu nhiệm,
2 . Chưởng Kim Bàn Phật Mẫu Diêu Trì. -
Ðức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung.
3 . Sanh quang dưỡng dục
quần nhi. - Dùng Khí Sanh quang để nuôi nấng cho khôn lớn toàn thể con cái của Ngài.
4 . Chơn linh phối nhứt
thân vi Thánh hình. - Chơn linh phối hiệp làm một với Chơn thần để tạo thành một người nơi cõi
thiêng liêng.
5 . Thiên cung xuất vạn
linh vạn linh tùng pháp. - Ðức Chí Tôn sản
xuất ra vạn linh nên vạn linh phải tùng theo Pháp của Ðức Chí Tôn.
6 . Hiệp Âm dương hữu hạp biến sanh. -
Hòa hợp 2 khí Âm và Dương quang để biến hóa sanh
ra.
7 . Càn Khôn sản xuất hữu
hình. - Sản xuất ra CKVT và vạn vật có hình thể.
8 . Bát hồn vận chuyển hóa
thành chúng sanh. - Vận chuyển Bát hồn đầu
kiếp xuống trần hóa thành chúng sanh.
9 . Cộng vật loại huyền
linh đồ nghiệp. - Hiệp tất cả chơn linh của chúng sanh để mưu tính làm sự nghiệp cho mình.
10 . Lập Tam tài định kiếp
hòa căn. - Lập ra Tam tài (Thiên, Ðịa,Nhơn) sắp đặt cái kiếp sống và cái căn quả của
mỗi người.
11 . Chuyển luân định phẩm cao thăng, -
Nhờ luân hồi chuyển kiếp mà các Chơn linh tiến hóa, được định cho phẩm vị cao
trọng hơn.
12 . Hư Vô Bát Quái trị thần qui nguyên. - Ðức Phật Mẫu sắp đặt đem
các chơn linh trở về gốc là Hư Vô Bát Quái, tức là trở về cùng Ðức Chí Tôn.
13 . Diệt tục kiếp trần duyên oan trái. -
Tiêu diệt hết các mối dây ràng buộc con người vào cõi trần và những oan trái đã
gây ra.
14 . Chưởng Ðào Tiên thủ giải trường tồn. -
Ðức Phật Mẫu chưởng quản các trái Ðào Tiên để làm phần thưởng cho các chơn linh
đắc đạo trở về ăn vào được hằng sống.
15 . Nghiệp hồng vận tử hồi môn, - Công nghiệp to lớn của
Phật Mẫu là đem con cái trở về ngôi nhà cũ nơi cõi thiêng liêng.
16 . Chí Công định vị vĩnh tồn Thiên cung. -
Ðức Chí Tôn sắp đặt phẩm vị cho các Chơn linh để được hằng sống nơi cõi thiêng
liêng.
17 . Chủ Âm quang thường tùng Thiên mạng. -
Ðức Phật Mẫu làm chủ Khí Âm quang, luôn luôn tùng mạng lịnh của Ðức Chí Tôn.
18 . Ðộ Chơn thần nhứt vãng nhứt lai. -
Cứu giúp các Chơn thần mỗi khi đi xuống trần đầu
thai hay mỗi khi mãn kiếp trở về.
19 . Siêu thăng phụng liễn qui khai. -
Khi linh hồn được siêu thăng thì có chiếc xe Tiên mở
cửa rước về.
20 . Tiên cung, Phật xứ,
Cao Ðài xướng danh. - Ðức Chí Tôn gọi tên lên để ban thưởng cho về
Cung Tiên Xứ Phật.
21 . Hội nguơn hữu Chí
Linh huấn chúng. - Cuối Hạ nguơn Tam Chuyển bước qua Thượng nguơn Tứ Chuyển, có Ðức Chí Tôn đến
dạy dỗ nhơn sanh.
22 . Ðại Long Hoa nhơn chủng hòa ki. -
Ðại Hội Long Hoa là cơ quan đem các chủng tộc loài người
hòa hợp cùng nhau.
23 . Tam Kỳ khai hiệp Thiên Thi. -
ÐÐTKPÐ mở ra phù hợp với Thiên thơ tiền định.
24 . Khoa môn Tiên vị ngộ kỳ Phật duyên. -
Trường thi lên phẩm vị Tiên dành cho người may mắn
gặp Ðạo và có duyên với Phật.
25 . Trung khổ hải độ thuyền Bát Nhã. -
Ðức Phật Mẫu đem thuyền Bát vào trong biển khổ để cứu
vớt nhơn sanh.
26 . Phước từ bi giải quả trừ căn. - Ðức Phật Mẫu ban phước và do lòng từ bi giải trừ căn quả cho nhơn sanh.
27 . Huờn hồn chuyển đọa
vi thăng. - Người bị Ngũ Lôi tru diệt cho huờn linh hồn và chơn thần sống lại và ân
xá các hồn bị đọa nay được siêu thăng.
28 . Cửu Tiên hồi phục Kim
Bàn chưởng Âm. - Cửu vị Tiên Nương quay trở
lại Kim Bàn DTC để giúp Ðức Phật Mẫu chưởng quản khí Âm quang.
29 . Thập Thiên can bao
hàm vạn tượng, - Mười
Thiên can bao gồm muôn hình vạn trạng,
30 . Tùng Ðịa chi hóa trưởng
Càn Khôn. - Thập Thiên can tùng theo Thập nhị Ðịa chi làm biến đổi và lớn rộng thêm
CKVT.
31 . Trùng huờn phục vị
Thiên môn. - Nhiều lần cho trở lại ngôi vị cũ nơi cõi thiêng liêng.
32 . Nguơn linh hóa chủng
Quỉ hồn nhứt thăng. - Các
Nguyên hồn nay hóa thành các loại Quỉ hồn đều được độ rỗi siêu thăng.
33 . Vô siêu đọa quả căn hữu pháp. -
Không siêu thăng, không đọa đày, căn quả của mỗi
người đều có luật pháp định rõ.
34 . Vô khổ hình nhơn kiếp lưu oan. - Không có những hình phạt khổ sở do các oan nghiệt của kiếp trước lưu lại
(vì Phật Mẫu tiêu diệt hết)
35 . Vô Ðịa ngục, Vô Quỉ quan. - Không còn Ðịa ngục, không còn cửa quỉ.
36 . Chí Tôn đại xá nhứt trường qui nguyên. - Ðức Chí Tôn đại khai ân xá để đem tất cả con cái trở về hội hiệp vào một chỗ
cùng Ngài.
37 . Chiếu nhũ lịnh Từ
Huyên thọ sắc, - Chiếu theo lịnh
của Ðức Phật Mẫu, mà Phật Mẫu nhận lãnh sắc lịnh của Ðức Chí Tôn,
38 . Ðộ anh nhi Nam Bắc
Ðông Tây. - Cứu giúp toàn thể con
cái của Phật Mẫu khắp nơi trên cõi trần.
39 . Kỳ khai tạo nhứt Linh đài, -
Mở ra ÐÐTKPÐ là để tạo một khối đức tin lớn,
40 . Diệt hình tà pháp cường khai đại đồng. - Tiêu diệt tất cả hình thức của tà quái để mở ra một cách mạnh mẽ xã hội đại
đồng cho nhơn loại.
41 . Hiệp vạn chủng nhứt môn đồng mạch. - Hiệp các chủng tộc nhơn loại thành một nhà có cùng chung một tín ngưỡng.
42 . Qui Thiên lương quyết sách vận trù. - Phật Mẫu liệu định kế hoạch,
vận động toan tính đem cái Thiên lương trở lại làm chủ con người.
43 . Xuân Thu, Phất chủ,
Bát Vu, - Ba
Cổ pháp tượng trưng Tam giáo là: Kinh Xuân Thu (Nho giáo), Cây Phất chủ (Tiên
giáo), Bình Bát vu (Phật giáo).
44 . Hiệp qui Tam giáo hữu
cầu chí chơn. - Ðem Tam giáo trở về hiệp thành một khối mong tạo thành một nền Ðại Ðạo chơn
thật.
45 . Phục nguyên nhơn huờn tồn Phật tánh. - Ðem các Nguyên nhơn trở về bằng cách hoàn trả và bảo tồn cái bổn tánh thiện
lương chơn chánh mà Trời đã ban cho mỗi người.
46 . Giáo hóa hồn hữu hạnh hữu duyên. -
Giáo hóa các linh hồn có may mắn (gặp Ðạo) và có
duyên (với việc tu hành).
47 . Trụ căn quỉ khí Cửu tuyền. -
Ðức Phật Mẫu giữ yên các Quỉ hồn tại cái gốc của nó
là cõi Âm phủ.
48 . Quảng khai Thiên thượng
tạo quyền chí công. - Ðức Phật Mẫu mở
rộng cõi Trời để thi hành cái quyền Công bình thiêng liêng tuyệt đối của Trời.
49 . Lịnh Mẫu Hậu khai tông định Ðạo. -
Ðức Phật Mẫu ra lịnh mở ra một nền tôn giáo và sắp
đặt các việc trong nền tôn giáo ấy.
50 . Ân dưỡng sanh đảm bảo hồn hài. -
sanh Công ơn
của Ðức Phật Mẫu là ra và nuôi dưỡng cho khôn lớn, lại còn gìn giữ linh hồn và
chơn thần được toàn vẹn.
51 . Càn Khôn tạo hóa sánh tài. -
Ðức Phật Mẫu mặc sức trổ tài tạo hóa ra CKVT và vạn
vật.
52 . Nhứt triêu nhứt tịch kỉnh bài mộ khang. - Mỗi buổi sáng, mỗi buổi chiều, mỗi buổi tối, chúng ta phải sắp đặt để đến
viếng an Ðức Mẹ.
53 . Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu
Tạo Hóa Thiên cảm bái. - Chúng con cầu nguyện kính lạy Ðức Phật Mẫu ở từng Trời
Tạo Hóa Huyền Thiên huyền diệu với tất cả lòng cảm xúc.
54 . Nam mô Ðại Từ Bi Năng
Hỷ Xả Thiên Hậu Chí Tôn Ðại Bi Ðại Ái. - Chúng con cầu nguyện với Ðức Phật Mẫu
có đức từ bi lớn, đức hỷ xả lớn, đức bác ái lớn, với lòng tôn kính tột bực.
Lạy 3 lạy, mỗi lạy 3 gật,
mỗi gật niệm:
Nam mô DIÊU TRÌ KIM MẪU VÔ CỰC THIÊN TÔN.
TÁN TỤNG CÔNG ÐỨC
DIÊU TRÌ KIM MẪU
(Giọng Nam ai)
1 . Kể từ Hỗn Ðộn sơ khai,
2 . Chí Tôn hạ chỉ trước Ðài Linh Tiêu.
3 . Lưỡng Nghi phân khí Hư Vô,
4 . Diêu Trì Kim Mẫu nung lò hóa sanh.
5 . Âm Dương biến tạo Chơn thần,
6 . Lo cho nhơn vật về phần hữu vi.
7 . Mớm cơm vú sữa cũng tay,
8 . Dưỡng sanh đùm bọc với tài chí công.
9 . Xét vì nhơn vật lẽ đồng,
10 . Chắt chiu hằng để trọn lòng chung thương.
11 . Chí mong hòa hảo Âm Dương,
12 . Thuận căn theo lối bước đường vẹn chơn.
13 . Mẫu Nghi hằng giữ lòng đơn,
14 . Mảng lo cho trẻ đặng toàn mảnh thân.
15 . Riêng thương Kim Mẫu khóc thầm,
16 . Biển trần thấy trẻ lạc lầm bấy lâu.
17 . Ðòi phen MẸ luống ưu sầu,
18 . Cũng vì Tà mị dẫn đường con thương.
19 . Ðỉnh chung là miếng treo gương,
20 . Khiến nên trẻ dại lạc đường quên ngôi.
21 . Ngọt ngon trẻ nhiễm mến mùi,
22 . Trẻ nào có biết khúc nôi đoạn trường.
23 . Ngồi trông con đặng phi thường,
24 . MẸ đem con đến tận đường hằng sanh.
25 . Xưa con không thấu cội nhành,
26 . Vì đường Ðạo bế biệt cành hoa rơi.
27 . Từ con cách MẸ phương Trời,
28 . Trầm luân khổ hải chơi vơi sóng trần.
29 . Dầu thương nhắm mắt
đưa chơn,
30 . Giờ nay gặp lối nghiệt
trần giảm tiêu.
31 . Ngọc Hư định phép cũng
nhiều,
32 . Phái Vàng MẸ lãnh dắt
dìu trẻ thơ.
33 . Trước kia trẻ vẫn mịt
mờ,
34 . Từ đây mới hản ơn nhờ
Mẫu Nghi.
35 . Ðắc truyền khai mối
Tam Kỳ,
36 . Dưới tay cậy có Diêu
Trì Cửu Nương.
37 . Chín Cô đã sẵn lòng
thương,
38 . Mê tân độ chúng buồm
trương thoát vòng.
39 . Lục Nương phất phướn
Truy hồn,
40 . Tang thương nay lúc bảo
tồn chúng sanh.
41 . Bát Nương thật đấng
chí linh,
42 . Cùng chung giáo hóa
ân cần lo âu.
43 . Thất Nương khêu đuốc
Ðạo đầu,
44 . Nhờ người gợi ánh nhiệm
mầu huyền vi.
45 . Môn sanh thiện niệm hằng
ngày,
46 . Cúi xin Kim Mẫu muôn
loài cứu ương.
47 . Ðê đầu khấu bái Nương
Nương,
48 . Nén hương đạm bạc xin
thương chứng lòng.
- Nam mô Tạo Hóa Huyền Thiên Diêu Trì Kim Mẫu.
- Nam mô Tạo Hóa Huyền
Thiên Cửu vị Nữ Phật.
I . Nguồn gốc Bài Kinh:
Kinh "Tán Tụng Công Ðức
Diêu Trì Kim Mẫu" do Ngài Bảo Văn Pháp Quân Cao quỳnh Diêu đặt ra, viết
xong tại Thảo Xá Hiền Cung ngày 18-5-NhâmThân (dl 21-6-1932), theo sự chỉ định
của Ðức Phạm Hộ Pháp, có dâng lên Bát Nương giáng cơ chỉnh văn lại.
Nội dung bài Kinh nầy là để
xưng tụng Công Ðức của Ðức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương.
Ngài Bảo Văn Pháp Quân viết
bài Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu lấy ý từ bài Thi văn của Ðức Phật Mẫu
giáng cơ dạy đạo tại Thảo Xá Hiền Cung ngày 15-11-Tân Mùi (dl 23-12-1931), Phò
loan: Ðức Phạm Hộ Pháp và Ngài Bảo Văn Pháp Quân.
Bài Thi văn nầy, Ngài Bảo
Văn Pháp Quân có đăng trong tập sách nhỏ của Ngài nhan đề "MẠCH ÐẠO"
nơi trang 17 và 18, xuất bản năm Nhâm Thân (1932), xin chép nguyên văn ra dưới
đây:
"Từ Hỗn Ðộn Chí Tôn hạ chỉ,
Cho Thiếp quyền quản Khí Hư Vô.
Lấy Âm quang tạo phách tăng đồ,
Muôn vật cả lo cho sanh hóa.
Nuôi nấng lấy xác thân hòa hỏa,
Thuận Âm Dương căn quả hữu vi.
Chưa ai vào đến cõi trần nầy,
Chẳng thọ lấy Chơn thần tay Thiếp.
Sanh dưỡng đã biết bao căn kiếp,
Rồi dắt dìu cho hiệp với CHA,
Kìa mớm cơm vú sữa cũng là,
Sanh một kiếp người ta đáng mấy.
Dầu hài cốt trăm năm cũng vậy,
Khối tình thương chẳng lấy chi nhiều,
Huống tạo Thiên đùm bọc chắt chiu,
Sanh một đứa liều ngàn thế kỷ.
Chịu mất trẻ cũng vì tà mị,
Cướp con thương, bỏ vị quên ngôi.
Ôi! Thương đòi phen phải chịu ngậm ngùi.
Thấy thân trẻ nổi trôi biển khổ.
Trân trọng lấy hình hài dơ ố,
Còn thiêng liêng vô số tiếc thương,
Hằng trông mong con đặng phi thường,
Ðem vào đặng con đường hằng sống.
Kể từ trước Thiếp là hình bóng,
Biết thương con chẳng mộng con thương,
Ðạo dìu Ðời bởi Thiếp lo lường,
Trên mới thuận khoáng trương phổ tế.
Kể từ trước Ðạo còn bị bế,
Mẹ thương con chẳng thế dắt dìu.
Nay cõi trần nghiệt chướng giảm tiêu,
Ngọc Hư định đã nhiều phép cứu.
Thiếp từ đặng Phái Vàng chí bửu,
Lịnh Chí Tôn khai mối Tam Kỳ,
Hằng ngày lo cho đám Nữ nhi,
..............
KIM MẪU NƯƠNG NƯƠNG
Chúng ta nhận thấy bài
Kinh "Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu" có nhiều câu rất giống với
bài Thi của Ðức Phật Mẫu giáng cơ ban cho, hay là có ý nghĩa tương tợ. (Những
chỗ làm dấu in chữ xiên).
II . Giải nghĩa chi tiết:
1 . Kể từ Hỗn Ðộn sơ khai,
2 . Chí Tôn hạ chỉ trước Ðài
Linh Tiêu.
3 . Lưỡng Nghi phân khí Hư
Vô,
4 . Diêu Trì Kim Mẫu nung lò
hóa sanh.
GIẢI NGHĨA
Tán tụng: Tán là khen ngợi,
Tụng là chúc mừng, khen ngợi. Tán tụng là chúc mừng và khen ngợi.
Công đức: Công là ra sức
làm điều lành, đức là những việc làm hợp lòng người, thuận đạo Trời. Công đức
là công nghiệp và đức độ giúp người giúp đời.
Công đức của Ðức Diêu Trì
Kim Mẫu đối với chúng sanh, cao sâu và rộng lớn vô cùng, không thể nào lường hết
được. Ðối với thế gian, công sanh thành dưỡng dục, giáo hóa của một bà mẹ đối với
một đứa con còn không lấy chi đo lường được, huống chi là công đức của Bà MẸ
thiêng liêng đối với toàn cả chúng sanh là con cái thương yêu của Người.
Câu 1 - 2 :
Kể
từ Hỗn Ðộn sơ khai,
Chí Tôn hạ chỉ trước Ðài Linh Tiêu.
Hỗn Ðộn: Lộn lạo không
phân biệt được các thành phần. Thời Hỗn Ðộn là thời Tiên Thiên, tức là trước
khi tạo dựng Trời Ðất, các chất khí còn lẫn lộn vào nhau, chưa phân thanh lóng
trược. Sơ khai: Sơ là lúc đầu, Khai là mở ra. Sơ khai là mới mở ra lúc đầu.
Hạ chỉ: Hạ là truyền xuống,
Chỉ là mệnh lệnh của vua. Hạ chỉ là vua truyền lịnh xuống cho bề tôi thi hành. Ở
đây là Ðức Chí Tôn truyền lịnh xuống.
Ðài Linh Tiêu: Cái Ðài Cao
nơi Linh Tiêu Ðiện Ngọc Hư Cung. Ðây là nơi họp Thiên triều của Ðức Chí Tôn.
"Linh Tiêu nhất tháp thị Cao Ðài,
Ðại hội quần Tiên thử ngọc giai.
Vạn trượng hào quang tùng thử xuất,
Cổ danh bửu cảnh Lạc Thiên Thai."
(Trích Bài giáng cơ của Ðức Chí Tôn tại Cần Thơ năm 1927)
Nghĩa là:
Nơi Ðiện Linh Tiêu có một
cái tháp gọi là Cao Ðài,
Các vị Tiên họp Ðại hội tại
bệ ngọc ấy.
Ánh hào quang từ nơi đó
chiếu ra xa đến muôn trượng,
Tên xưa, cảnh quí báu đó
là Lạc Thiên Thai.
C.1-2 : Kể từ lúc Hỗn Ðộn
sơ khai, Khí Hư Vô sanh ra Ðức Chí Tôn, rồi Ðức Chí Tôn ngự trên cái Ðài Cao
nơi Ðiện Linh Tiêu truyền lịnh xuống.
Câu 3-4:
Lưỡng Nghi phân khí Hư Vô,
Diêu Trì Kim Mẫu nung lò hóa sanh.
Lưỡng Nghi: Hai Nghi: Âm
quang và Dương quang, do Thái Cực biến hóa tạo ra. Khí Hư Vô: tức Hư Vô chi
Khí, là chất khí nguyên thủy của CKVT. Khí Hư Vô sanh ra Ðức Chí Tôn và ngôi của
Ðức Chí Tôn là Thái Cực.
Nung lò: Người thợ đốt
nóng cái lò để hầm các vật bằng đất sét cho thành đồ gốm. Nung lò hóa sanh: Ý
nói: Ðức Phật Mẫu dùng Kim Bàn nơi DTC như là một cái lò sản xuất để tạo ra vạn
vật.
C. 3 - 4 : Khí Hư Vô sanh
ra Ðức Chí Tôn và ngôi của Ngài là Thái Cực. Ðức Chí Tôn phân Thái Cực ra Lưỡng
Nghi: Âm quang và Dương quang. Ðức Phật Mẫu dùng Kim Bàn nơi DTC làm như một
cái lò sản xuất để cho Lưỡng Nghi phối hợp tạo thành CKVT và vạn vật.
Bốn câu thơ 1,2,3,4: đã
thi vị hóa Triết lý về Vũ Trụ Quan của Ðạo Cao Ðài, tóm tắt như sau:
Thuở nguyên thủy chưa có
CKVT thì trong khoảng không gian bao la chỉ có một khí Hồng Mông còn hỗn độn, mờ
mờ mịt mịt, gọi là Khí Hư Vô hay Hư Vô chi Khí.
Khí Hư Vô ấy lần lần ngưng
kết, nổ ra một tiếng lớn, tạo thành một khối Ðại Linh quang, hào quang chiếu diệu
rực rỡ, gọi là Thái Cực, hay là Ðại hồn của Ðấng Ngọc Hoàng Thượng Ðế (mà chúng
ta thường gọi là Ðức Chí Tôn).
Ðấng ấy được sanh ra đầu
tiên hơn hết, trọn lành trọn tốt, toàn năng toàn tri, biến hoá vô cùng.
Ðấng ấy bắt đầu phân Thái
Cực ra Lưỡng Nghi: Dương quang và Âm quang. Ðức Chí Tôn chưởng quản khí Dương
quang. Còn khí Âm quang chưa có ai chưởng quản, nên Ðức Chí Tôn hoá thân ra làm
Phật Mẫu để chưởng quản khí Âm quang. Sau đó Ðức Chí Tôn giao quyền cho Ðức Phật
Mẫu dùng 2 khí Dương quang và Âm quang phối hợp, tạo hóa ra CKVT và vạn vật.
5 . Âm Dương biến tạo Chơn thần,
6 . Lo cho nhơn vật về phần hữu vi.
7 . Mớm cơm vú sữa cũng tay,
8 . Dưỡng sanh đùm bọc với tài chí công.
GIẢI NGHĨA
Câu 5:
Âm Dương biến tạo Chơn thần.
Âm Dương: Hai khí Âm quang và
Dương quang.
Biến tạo: Biến hóa tạo nên. Chơn
thần: Xác thân thiêng liêng của con người.
C.5: Ðức Phật Mẫu dùng hai
khí Dương quang và Âm quang để tạo nên Chơn thần (Xác thân thiêng liêng) cho
con người.
Một người sống nơi cõi TL
thì phải có xác thân thiêng liêng do Ðức Phật Mẫu, Bà Mẹ thiêng liêng tạo nên.
Khi người đó đầu thai xuống cõi phàm trần và sống nơi cõi phàm trần thì phải có
thêm một xác thân phàm trần, do cha mẹ phàm trần tạo ra.
Câu 6:
Lo cho nhơn vật về phần hữu vi.
Nhơn vật: Người và vật. Hữu
vi: Tất cả những gì có hình thể, sắc tướng, thấy được, rờ được. Ðồng nghĩa với
Hữu vi là Hữu hình. Trái với Hữu vi là Vô vi, Vô hình.
C.6 : Ðức Phật Mẫu lo lắng
cho người và vật về phần vật chất hữu hình.
Câu
7-8 :
Mớm cơm vú sữa cũng tay,
Dưỡng sanh đùm bọc với tài chí công.
Mớm cơm vú sữa: Mớm cơm
cho ăn và cho bú sữa, chỉ việc mẹ nuôi con lúc sơ sanh. Dưỡng sanh: Nuôi dưỡng
cho lớn lên và sống khỏe mạnh. Ðùm bọc: Giúp đỡ, che chở với tất cả tình
thương. Chí công: Rất công bình, công bình tuyệt đối. Chỉ có Ðức Chí Tôn và Ðức
Phật Mẫu mới có được sự công bình tuyệt đối, bởi vì không có sự chi dối trá qua
mặt được hai Ðấng ấy.
C.7-8 : Một tay Ðức Phật Mẫu
lo nuôi dưỡng con cái từ lúc sơ sanh cho đến lúc lớn khôn, đùm bọc với tài năng
rất công bình của Ðấng Ðại Từ Mẫu.
9 . Xét vì nhơn vật lẽ đồng,
10 . Chắt chiu hằng để trọn lòng chung thương.
11 . Chí mong hòa hảo Âm Dương,
12 . Thuận căn theo lối bước đường vẹn chơn.
GIẢI NGHĨA
Câu 9:
Xét vì nhơn vật lẽ đồng.
Nhơn vật: Người và vật. Lẽ
đồng: Cùng một lý lẽ như nhau, nghĩa là cùng được Ðức Phật Mẫu tạo ra bằng 2 chất
khí Dương quang và Âm quang, chỉ có khác nhau ở trình độ tiến hoá mà thôi.
C.9: Xét kỹ thì người và vật
đều có cùng một lẽ như nhau là do Ðức Phật Mẫu tạo ra.
Câu 10:
Chắt chiu hằng để trọn lòng chung thương.
Chắt chiu: Quí trọng và nâng niu chăm sóc.
Hằng: Luôn luôn, thường
thường.
C.10: Ðức Phật Mẫu luôn
luôn nâng niu chăm sóc con cái với tất cả lòng thương yêu.
Câu 11-12:
Chí mong hòa hảo Âm Dương,
Thuận căn theo lối bước đường vẹn chơn.
Chí: Ý chí, cái ý muốn to
lớn mạnh mẽ.
Hòa hảo: Hòa là êm thuận với
nhau, Hảo là tốt đẹp. Hòa hảo là thuận hòa tốt đẹp với nhau. Âm Dương: Âm quang
và Dương quang. Thuận: Xuôi theo, thuận theo.
Căn: Gốc rễ. Cái gốc rễ của
con người và muôn vật là hai khí Âm Dương, tức là Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu.
Vẹn chơn: Hoàn toàn chơn thật.
C.11-12: Cái ý chí mong muốn
của Phật Mẫu là 2 khí Âm Dương hoà hợp tốt đẹp với nhau, để chúng sanh thuận
theo đó mà bước tới trên con đường tiến hóa hoàn toàn chơn thật.
Trong CKVT, hai khí Âm
Dương có điều hòa tốt đẹp thì Càn Khôn mới an tịnh, sự vận chuyển các Ðịa cầu mới
nhịp nhàng trật tự. Trong thân thể con người, Âm Dương có điều hòa thì con người
mới khỏe mạnh. Trong vạn vật, Âm Dương có điều hòa thì mới sanh hoá và phát triển
tốt đẹp.
Vậy sự hòa hảo Âm Dương là
điều kiện tối cần thiết để toàn thể CKVT và vạn vật tiến hóa tốt đẹp.
13 . Mẫu Nghi hằng giữ lòng đơn,
14 . Mảng lo cho trẻ đặng toàn mảnh thân.
15 . Riêng thương Kim Mẫu khóc thầm,
16 . Biển trần thấy trẻ lạc lầm bấy lâu.
GIẢI NGHĨA
Câu 13-14:
Mẫu Nghi hằng giữ lòng đơn,
Mảng lo cho trẻ đặng toàn mảnh thân.
Mẫu Nghi: Mẫu là mẹ, Nghi
là khuôn mẫu, hình thức tốt đẹp đúng theo phép tắc. Ở cõi trần, Mẫu Nghi là Bà
Hoàng Hậu của một nước, tức là Bà mẹ gương mẫu cho các bà mẹ khác trong dân
chúng. Ở cõi thiêng liêng, Mẫu Nghi là Ðức Phật Mẫu, Bà mẹ thiêng liêng của
toàn chúng sanh.
Lòng đơn: chữ Hán là Ðơn
tâm (Ðan tâm). Ðơn là màu đỏ như son, nên dịch chữ Ðơn tâm là Lòng son, nghĩa
là tấm lòng ngay thẳng tốt đẹp không phai như màu đỏ của son.
Mảng: Ðặt hết tâm trí vào
làm một công việc. Trẻ: Chỉ toàn cả con cái của Phật Mẫu. Mảnh thân: Tấm thân.
C.13-14: Ðức Phật Mẫu luôn
luôn giữ lòng ngay thẳng tốt đẹp, luôn luôn lo lắng cho toàn thể các con có được
tấm thân toàn vẹn.
Câu 15-16 :
Riêng thương, Kim Mẫu khóc thầm,
Biển trần thấy trẻ lạc lầm bấy lâu.
Riêng thương: Thương yêu một cách đặc biệt.
Kim Mẫu: Một danh hiệu của Ðức Phật
Mẫu.
Khóc thầm: Khóc mà không để cho người
khác biết.
Biển trần: Cõi trần được ví như một
biển khổ, con người sống trong cõi trần là đang ngụp lặn trong biển khổ ấy.
(Xem: Câu 1 bài Khai Kinh).
Lạc lầm: Lầm lạc, gây ra điều sai
trái vì mê muội không nhận ra lẽ phải.
C.15-16: Ðức Phật Mẫu đặc
biệt thương yêu con cái của Người, thường khóc thầm vì thấy con cái bị lầm đường
lạc lối trong bấy lâu nay nên phải chịu nhiều khổ sở nơi cõi trần.
17 . Ðòi phen MẸ luống ưu sầu,
18 . Cũng vì Tà mị dẫn đường con thương.
19 . Ðỉnh chung là miếng
treo gương,
20 . Khiến nên trẻ dại lạc đường quên ngôi.
GIẢI NGHĨA
Câu 17-18:
Ðòi phen MẸ luống ưu sầu,
Cũng vì Tà mị dẫn đường con thương.
Ðòi
phen: Ðòi là nhiều, phen là lần. Ðòi phen là nhiều lần. MẸ: Ðức Phật Mẫu. Luống:
Mức độ nhiều lần.
Ưu
sầu: Lo lắng buồn rầu. Tà mị: Tà là cong vạy, mị là phỉnh nịnh để lừa dối. Tà
mị là những kẻ có lòng dạ không ngay thẳng, hay nịnh hót để lừa gạt người.
C.17-18: Ðã nhiều lần, Ðức Phật Mẫu lo lắng buồn
rầu, vì đám Tà mị dụ dỗ con cái thương yêu của Người để dẫn
vào con đường bất chánh.
Câu 19-20:
Ðỉnh chung là miếng treo gương,
Khiến nên trẻ dại lạc đường quên ngôi.
Ðỉnh chung: Ðỉnh là cái vạc lớn, chung là cái chuông báo hiệu. Ðiển tích: Mạnh Thường
Quân làm quan Tướng Quốc nước Tề, nổi tiếng chiêu hiền đãi sĩ. Trong nhà luôn
luôn có cả ngàn tân khách, đều là người tài giỏi để lo bàn việc nước. Nhà bếp
phải dùng nhiều vạc lớn để nấu cơm, và khi tới giờ ăn cơm, phải đánh chuông báo
hiệu, mọi người mới nghe biết được. Do điển tích nầy, từ ngữ Ðỉnh chung hay
Chung đỉnh là để chỉ sự giàu có sang trọng.
Miếng: Một cái, một món. Tiếng
dùng có ý khinh bỉ.
Treo gương: Treo lên cao để làm gương cho mọi người. Ngôi: Phẩm vị nơi cõi thiêng
liêng, thường nói là: Ngôi vị.
C.19-20: Miếng mồi giàu
sang danh lợi hấp dẫn những con cái dại dột của Phật Mẫu đi vào con đường lầm lạc,
quên mất ngôi vị cũ nơi cõi thiêng liêng. Ðó là một tấm gương treo lên cho mọi
người biết.
21 . Ngọt ngon trẻ nhiễm mến mùi,
22 . Trẻ nào có biết khúc nôi đoạn trường.
23 . Ngồi trông con đặng phi thường,
24 . MẸ đem con đến tận đường hằng sanh.
GIẢI NGHĨA
Câu 21: Ngọt ngon trẻ nhiễm mến mùi.
Ngọt ngon: Chỉ chung những thứ hấp
dẫn làm thỏa mãn các giác quan của thể xác. Trẻ: Tiếng mà Ðức Phật Mẫu dùng gọi
con cái. Nhiễm: Thấm sâu vào. Mến: Ưa chuộng.
C.21: Con cái của Ðức Phật
Mẫu tiêm nhiễm, ưa chuộng các mùi vị ngon ngọt của vật chất nơi cõi trần.
Câu 22:
Trẻ nào có biết khúc nôi đoạn trường.
Khúc nôi: Nỗi niềm tâm sự thầm kín khó nói ra.
Ðoạn trường: Ðoạn là cắt đứt
ra từng khúc, trường là ruột. Ðoạn trường là đứt ruột, ý nói sự đau đớn dữ dội
như ruột bị cắt đứt từng đoạn.
C.22: Con cái đâu có biết
nỗi niềm thầm kín đoạn trường của Ðức MẸ.
Câu 23-24:
Ngồi trông con đặng phi thường,
MẸ đem con đến tận đường hằng sanh.
Ngồi trông: Cử chỉ của Bà MẸ ngồi thắc thỏm trông mong con cái trở về.
Phi thường: Phi là chẳng phải, thường là bình thường. Phi thường là chẳng phải bình
thường, tức là vượt lên trên sự bình thường. Bình thường là ham thích lợi danh,
say mê tửu sắc, ưa chuộng vật chất; Phi thường là xa lánh lợi danh, khinh thường
vật chất, xem trọng đạo đức tinh thần, phát tâm tu hành, mong ngày sau đắc quả,
linh hồn được trở về ngôi vị cũ nơi cõi thiêng liêng. Hằng sanh: Hằng sống. Con
đường hằng sanh là con đường TLHS. Tận: Cuối. Tận đường hằng sanh: Chỗ cuối của
con đường TLHS, mà Ðạo Phật gọi là Niết Bàn.
C.23-24: Ðức Phật Mẫu ngồi
trông mong con cái trở nên những bực phi thường để Người rước đem về cõi Niết
Bàn.
25 . Xưa con không thấu cội nhành,
26 . Vì đường Ðạo bế biệt cành hoa rơi.
27 . Từ con cách MẸ phương Trời,
28 . Trầm luân khổ hải chơi vơi sóng trần.
GIẢI NGHĨA
Câu 25-26:
Xưa con không thấu cội nhành,
Vì đường Ðạo bế biệt cành hoa rơi.
Thấu: Biết rõ. Cội nhành: Cội
cây và nhánh cây, ý nói đầu đuôi gốc ngọn.
Ðường Ðạo bế: Con đường Ðạo bị đóng lại, bế tắc.
Ðạo là con đường để cho
các bậc Thánh Tiên bị đọa trần do theo mà trở về cựu vị. Ðạo cũng là con đường
để cho các phẩm chơn hồn do theo mà tiến hóa để đoạt phẩm vị cao trọng hơn. Như
vậy, Ðạo luôn luôn có (hằng hữu), không bao giờ mất đi hay bị tiêu diệt, chỉ có
trường hợp Ðạo bị bế hay Ðạo được khai ra mà thôi.
Việc Bế Ðạo hay Khai Ðạo,
tỉ như một dòng suối, phát khởi từ hồi Khai Thiên Lập Ðịa, nước cứ chảy mãi,
không bao giờ dứt. Trải qua nhiều thời gian, cỏ rác lần lần phủ lấp dòng suối,
đến một lúc nào đó thì mặt nước dòng suối bị phủ kín hoàn toàn, không ai còn
nhìn thấy dòng suối ấy nữa. Cỏ rác dần dần thu hẹp dòng suối, đó là thời kỳ
Chơn truyền của Ðạo bị người phàm sửa cải nên sai lạc một phần. Ðến khi dòng suối
bị cỏ rác phủ kín hoàn toàn thì Chơn truyền của Ðạo đã bị sửa đổi hoàn toàn đến
sai lạc hẳn. Ðó là thời kỳ Ðạo bị bế. Người tu bị lầm lạc, tu không đúng Chơn
truyền nên công đức có nhiều mà đắc quả thì không, tức tu nhiều mà thành thì rất
ít.
Sau đó, có một vị thông
minh sáng suốt phi thường, biết rõ nơi đây có dòng suối mát đã bị phủ kín, liền
đến đó, dùng dao xẻn phát cỏ chặt cây, dọn hết rác rến cho quang đãng sạch sẽ,
dòng suối mát liền lộ ra và nhơn loại được hưởng nước suối mát đó. Ðó là thời kỳ
Ðạo khai, và vị khai quang đó là một Ðấng Giáo chủ mở ra một Chơn truyền mới
cho nhơn sanh tu hành đắc đạo.
Ðạo bế hay Ðạo khai cứ
luân chuyển nhau mãi, Ðạo khai ra rồi lại bế, bế một thời gian rồi lại được
khai ra.Nhưng Ðạo vẫn là Ðạo, Ðạo vẫn như nhiên, luôn luôn tồn tại và lưu hành
mãi mãi trong CKVT.
"Vốn từ Lục Tổ, Phật giáo đã bị bế lại, cho
nên tu hữu công mà thành thì bất thành; Chánh pháp bị nơi Thần Tú làm cho ra mất
Chánh giáo, lập riêng pháp luật buộc mối Ðạo Thiền. .... Lắm kẻ đã chịu khổ hạnh
hành Ðạo. ... Ôi! Thương thay! Công có công mà thưởng chưa hề có thưởng, vì vậy
mà TA rất đau lòng." (TNHT. I. 22)
C.25-26: Từ xưa, các con
không biết rõ ngọn nguồn, và cũng vì Ðạo bị bế lại mà các con như cánh hoa rơi,
phải cách biệt MẸ .
Câu 27-28:
Từ con cách MẸ phương trời,
Trầm luân khổ hải chơi vơi sóng trần.
Trầm luân: Trầm là chìm,
luân là chìm đắm. Trầm luân là chìm đắm. Khổ hải: Biển khổ, bể thảm. Con
người sống trong cõi trần như là đang ngụp lặn trong
biển khổ. (Xem Câu 1 Bài Khai Kinh: Biển trần khổ vơi vơi trời nước).
Chơi vơi: Trơ trọi giữa biển
khơi mênh mông, không biết bám víu vào đâu. Sóng trần: Những làn sóng trên biển
khổ vùi dập con người đang ngụp lặn trong biển khổ ấy.
Thi sĩ Ðoàn như Khuê cảm
tác bài thơ Bể thảm, trích 4 câu đầu:
Bể thảm mênh mông sóng lụt trời,
Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi.
Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió,
Coi lại cùng trong bể thảm thôi.
C.27-28: Từ ngày các con
cách biệt MẸ tới cả một phương trời, các con phải chịu chơi vơi nơi cõi trần,
chìm đắm và bị vùi dập trong vòng khổ não.
29 . Dầu thương nhắm mắt đưa chơn,
30 . Giờ nay gặp lối nghiệt trần giảm tiêu.
31 . Ngọc Hư định phép cũng nhiều,
32 . Phái Vàng MẸ lãnh dắt dìu trẻ thơ.
GIẢI NGHĨA
Câu 29-30:
Dầu thương nhắm mắt đưa chơn,
Giờ nay gặp lối nghiệt trần giảm tiêu.
Nhắm mắt đưa chơn: Nhắm mắt bước tới, không cần biết phía trước có gì xảy ra. Ý nói: Buông
xuôi theo số mạng, đưa đẩy tới đâu thì tới, không cần nghĩ ngợi hay tranh đấu.
Lối: Con đường đi, ý nói: Con
đường Ðạo.
Nghiệt trần: Các nghiệp ác nơi cõi trần. Nghiệt là nghiệp ác; trần là cõi trần. Giảm
tiêu: Giảm bớt và tiêu mất.
C.29-30: Dầu thương các con, nhưng MẸ đành để số phận đưa đẩy các con. Ngày nay, các con gặp
được con đường Ðạo thì cái nghiệp ác nơi cõi trần của các con sẽ được giảm tiêu
(vì nhờ sự Ðại Ân Xá của Ðức Chí Tôn).
Câu 31:
Ngọc Hư định phép cũng nhiều.
Ngọc Hư: Ngọc Hư Cung, ở từng Trời
Hư Vô Thiên. Ðây là cơ quan Pháp luật của Thiên đình, gìn giữ Thiên Ðiều, điều
hành toàn bộ sự vận chuyển và sự tiến hóa trong CKVT.
Ðịnh: Sắp đặt. Ðịnh phép: Lập
ra pháp luật.
C.31: Các Ðấng nơi Ngọc Hư
Cung lập ra nhiều pháp luật.
Câu 32:
Phái Vàng MẸ lãnh dắt dìu trẻ thơ.
Phái Vàng: Do chữ Huỳnh Ðạo dịch
ra: Phái Vàng hay Ðạo Vàng, là chỉ Ðạo Cao Ðài của Ðức Chí Tôn, căn cứ vào đôi
liễn nơi Hiệp Thiên Ðài:
Hiệp nhập Cao Ðài, bá tánh thập phương qui Chánh quả,
Thiên khai Huỳnh Ðạo, Ngũ chi Tam giáo hội Long
Hoa.
Nghĩa là:
- Hiệp vào Ðạo Cao Ðài,
trăm họ trong mười phương đều đắc đạo trở về ngôi chánh quả,
- Trời mở Ðạo Vàng, các Ðấng
Giáo chủ của Ngũ Chi Ðại Ðạo và Tam giáo tham dự Ðại Hội Long Hoa.
C.32: Trong Ðạo Cao Ðài, Ðức
Phật Mẫu lãnh nhiệm vụ dìu dắt con cái tu hành.
33. Trước kia trẻ vẫn mịt mờ,
34. Từ đây mới hản ơn nhờ Mẫu Nghi.
35. Ðắc truyền khai mối Tam Kỳ,
36. Dưới tay cậy có Diêu Trì Cửu Nương.
GIẢI NGHĨA
Câu 33-34:
Trước kia trẻ vẫn mịt mờ,
Từ đây mới hản ơn nhờ Mẫu Nghi.
Hản: Hẳn, khẳng định như vậy,
không có gì phải nghi ngờ. Mẫu Nghi: Ðức Phật Mẫu. (Xem trở lại Câu 13).
C.33-34: Trước kia con cái
của Phật Mẫu vẫn còn mờ hồ, chưa biết Ðức Phật Mẫu là Bà MẸ thiêng liêng của
mình.
Từ đây mới biết, hẳn là phải
nhờ ơn của Ðức Phật Mẫu.
Câu 35-36:
Ðắc truyền khai mối Tam Kỳ,
Dưới tay cậy có Diêu Trì Cửu Nương.
Ðắc truyền: Ðược lịnh của Ðức Chí Tôn truyền xuống.
Khai: Mở ra. Mối Tam Kỳ: Mối Ðạo
Kỳ Ba, đó là ÐÐTKPÐ.
Cậy: Nhờ vào. Diêu Trì: Diêu
Trì Cung.
Cửu Nương: 9 vị Nữ Tiên nơi Diêu
Trì Cung, thường gọi là Cửu vị Tiên Nương.
"Dưới quyền của Ðức Phật Mẫu có Cửu Tiên Nương
trông nom về Cơ Giáo hóa cho vạn linh, còn ngoài ra có hằng hà sa số Phật trông
nom về Cơ Phổ độ mà Quan Âm Bồ Tát là Ðấng cầm đầu. Quan Âm Bồ Tát ngự tại Cung
Nam Hải, ở An Nhàn Ðộng; còn Diêu Trì Cung thì ở tại Tạo Hóa Thiên."
(Trích Luật Tam Thể của Ðức
Cao Thượng Phẩm và Bát Nương).
C.35-36: Ðức Phật Mẫu được
lịnh truyền của Ðức Chí Tôn, mở ra Ðạo Cao Ðài, và dưới tay nhờ có Cửu vị Tiên
Nương DTC trông nom về Cơ Giáo hóa.
37 . Chín Cô đã sẵn lòng thương,
38 . Mê tân độ chúng buồm trương thoát vòng.
39 . Lục Nương phất phướn Truy hồn,
40 . Tang thương nay lúc bảo tồn chúng sanh.
GIẢI NGHĨA
Câu 37-38:
Chín Cô đã sẵn lòng thương,
Mê tân độ chúng buồm trương thoát vòng.
Chín Cô: Ðây là Cửu vị Tiên Nương
nơi DTC.
Mê tân: Mê là không tỉnh, tân là
cái bến sông. Mê tân là bến mê. Con người sống trong cõi trần, vì vô minh nên
mê lầm và phải chịu nhiều nỗi đau khổ phiền não. Ðức Phật ví cõi trần là Sông
mê bể khổ. Sông mê thì có Bến mê. Qua khỏi Bến mê thì tới Bờ giác (Giác ngạn).
Bến mê là cõi trần,
Bờ giác là cõi giải thoát
của người đắc đạo, tức là cõi TLHS.
Ðộ: Cứu giúp. Chúng: Nhiều
người, chúng sanh.
Buồm trương: Căng rộng chiếc buồm trên thuyền lên cho bọc gió, để sức gió đẩy thuyền
đi. Thoát: Ra khỏi.
Vòng: Chỉ cái bánh xe, ý nói sự
Luân hồi.
C.37-38: Cửu vị Tiên Nương
đã sẵn lòng thương yêu chúng sanh, trương cánh buồm của chiếc Thuyền Bát Nhã,
chờ nơi Bến mê để cứu vớt chúng sanh đưa sang Bờ giác, thoát vòng Luân hồi.
Câu 39-40:
Lục Nương phất phướn Truy hồn,
Tang thương nay lúc bảo tồn chúng sanh.
Lục Nương: Vị Nữ Tiên thứ 6 trong Cửu
vị Tiên Nương DTC. Phất: Ðưa lên cao và cho chuyển động qua lại.
Phướn: Chữ Hán gọi là Phan. Phướn
giống như lá cờ nhưng bề ngang hẹp, lại khá dài, đuôi phướn hình bằng ngang, nhọn,
hay hình đuôi cá. Có nhiều loại phướn với công dụng khác nhau: Phướn Phật Mẫu,
Phướn Thượng Phẩm, Phướn Thượng Sanh, Phướn Truy hồn hay Phướn Tiêu Diêu, Phướn
Tiếp Dẫn. Phướn Truy hồn: Cây phướn hướng dẫn các chơn hồn đi đến các nơi trên
cõi thiêng liêng. Truy là đuổi theo.
Tang thương: Tang là cây dâu, thương là màu xanh. Tang thương là nói tắt thành ngữ:
Tang điền thương hải, nghĩa là ruộng dâu biến thành biển xanh.
Ðiển tích: Theo Thần Tiên Truyện,
Tiên Nữ Ma Cô nói vói Vương phương Bình rằng: Từ khi được hầu tiếp ông đến nay
đã từng thấy 3 lần ruộng dâu biến thành biển xanh.
Do đó, thành ngữ: Tang điền
thương hải, dùng để chỉ cuộc đời luôn luôn biến đổi (vô thường), nay vầy mai
khác, không có gì tồn tại mãi mãi.
Bảo tồn: Bảo là gìn giữ, tồn là
còn. Bảo tồn là gìn giữ cho còn. Chúng sanh: Nghĩa hẹp là nhơn loại.
C.39-40: Lục Nương cầm phướn
Truy hồn phất lên để hướng dẫn các chơn hồn đi lên cõi thiêng liêng. LụcNương
còn có nhiệm vụ bảo tồn chúng sanh trong cuộc đời luôn luôn biến đổi.
41 . Bát Nương thật đấng chí
linh,
42 . Cùng chung giáo hóa ân cần lo âu.
43 . Thất Nương khêu đuốc Ðạo đầu,
44 . Nhờ người gợi ánh nhiệm mầu huyền vi.
GIẢI NGHĨA
Câu 41-42:
Bát Nương thật đấng chí linh,
Cùng chung giáo hóa ân cần lo âu.
Bát Nương: Vị Nữ Tiên đứng hàng thứ
8 trong Cửu vị Tiên Nương DTC. Chính Bát Nương giáng cơ cho bài Phật Mẫu Chơn
Kinh. Chí linh: Chí là rất, linh là thiêng liêng. Chí linh là rất thiêng liêng.
Giáo hóa: Dạy cho biến đổi từ xấu ra tốt, từ dốt ra biết chữ nghĩa. Ân cần:
Quan tâm săn sóc chu đáo với lòng thương mến.
C.41-42: Bát Nương là Ðấng
Nữ Tiên rất thiêng liêng, có nhiệm vụ giáo hóa và ân cần lo lắng giúp đỡ chúng
sanh.
CHÚ Ý: Câu kinh 42 thuở
xưa đọc là: "Cùng chung giáo hóa chung cùng lo âu." Câu nầy có điệp
ngữ là: Chung và Cùng. Theo bài ghi chép của Ông Truyền Trạng Phạm ngọc Trấn
ngày 12-1-Ðinh Hợi (dl 2-2-1947), Ðức Phạm Hộ Pháp dạy các Cô Giáo nhi tụng câu
kinh đó sửa lại là: "Cùng chung giáo
hóa ân cần lo âu."
Câu 43:
Thất Nương khêu đuốc Ðạo đầu.
Thất Nương: Vị Nữ Tiên đứng
hàng thứ 7 trong Cửu vị Tiên Nương DTC. Khêu đuốc: Khơi lên ngọn lửa của cây đuốc
cho cháy bùng lên toả ánh sáng đẩy lùi đêm tối. Ðạo ví như ánh sáng của ngọn đuốc,
dẫn đường cho nhơn sanh đi vào chánh đạo thoát khỏi luân hồi. Ðầu: Trước tiên.
C.43: Thất Nương là người
đầu tiên khơi lên ánh sáng của một mối Ðạo.
Theo Ðạo Sử, lúc còn xây
bàn, Thất Nương là Ðấng Nữ Tiên đầu tiên đến với nhóm 4 vị Phò loan là Cao quỳnh
Cư, Phạm công Tắc, Cao hoài Sang và Cao quỳnh Diêu, dùng văn chương thi phú dẫn
dắt 4 Ông vào đường đạo đức, rồi giao 4 Ông cho Ðức Chí Tôn thâu làm môn đệ, đặng
làm tướng soái cho Ðức Chí Tôn mở Ðạo. Thất Nương cũng chỉ dạy cho quí Ông dùng
Ngọc cơ thay việc xây bàn để cầu các Ðấng giáng dạy cho được mau lẹ và dễ dàng
hơn.
Câu 44:
Nhờ người gợi ánh nhiệm mầu huyền vi.
Nhờ người: Nhờ Thất Nương.
Gợi: Làm nảy sinh ra, khơi
lên, thường nói khêu gợi. Ánh nhiệm mầu: Ánh sáng mầu nhiệm. Mầu nhiệm là rất
huyền diệu, như có phép lạ, không thể giải thích được bằng lý lẽ thông thường.
Huyền vi: đồng nghĩa Huyền diệu.
C.44: Nhờ Thất Nương gợi
lên cho nhơn sanh thấy được ánh sáng huyền vi mầu nhiệm của đạo đức.
KHẢO DỊ:
* Kinh Lễ năm 1952:
Trang 28: Nhờ người gọi
ánh ...
Trang 105: Nhờ người gởi
ánh ...
* Kinh TÐ-TÐ năm 1968:
Nhờ người gội ánh ...
* Kinh TÐ-TÐ năm 1974,
1975:
Nhờ người gọi ánh ...
45 . Môn sanh thiện niệm hằng ngày,
46 . Cúi xin Kim Mẫu muôn loài cứu ương.
47 . Ðê đầu khấu bái Nương Nương,
48 . Nén hương đạm bạc xin thương chứng lòng.
-
Nam mô Tạo Hóa Huyền Thiên Diêu Trì Kim Mẫu.
-
Nam mô Tạo Hóa Huyền Thiên Cửu vị Nữ Phật.
GIẢI NGHĨA
Câu 45: Môn sanh thiện niệm
hằng ngày.
Môn sanh: Môn sinh, môn là cửa, sinh là học
trò. Môn sanh hay Môn sinh là học trò trong cửa Ðạo, tức là những Tín đồ trong
Ðạo. Thiện niệm: Thiện là lành, niệm là tưởng nghĩ tới. Thiện niệm
là tưởng nghĩ tới điều lành.
C.45: Chúng con là Tín đồ của Ðạo Cao Ðài hằng ngày tưởng nghĩ đến điều lành.
Câu 46: Cúi xin Kim Mẫu
muôn loài cứu ương.
Cứu ương: Cứu thoát khỏi
các tai ương.
C.46: Cúi xin Ðức Phật Mẫu
cứu giúp muôn loài sanh vật thoát khỏi tai ương.
Câu 47: Ðê đầu khấu bái
Nương Nương.
Ðê đầu: Ðê là cúi xuống,
Ðê đầu là cúi đầu xuống.
Khấu bái: Khấu là cúi rạp
mình xuống, bái là lạy. Khấu bái là cúi rạp mình xuống để lạy.
Nương Nương: Tiếng gọi Bà
Hoàng Hậu ở thế gian, ở đây là Ðức Phật Mẫu.
C.47: Cúi đầu rạp mình xuống kính lạy Ðức Phật Mẫu.
Câu 48: Nén hương đạm bạc
xin thương chứng lòng.
Nén hương: Nén hương là một
thẻ gồm nhiều cây nhang đốt cháy tỏa mùi thơm. Ðạm bạc: Ðạm là lạt lẽo, bạc là
mỏng. Ðạm bạc là đơn sơ nghèo nàn.
C.48: Trong cảnh đơn sơ nghèo nàn, xin đốt nén hương kính dâng lên Ðức Phật Mẫu
thương xót chứng cho lòng thành.
Hai Câu cuối: là 2 câu niệm
cầu nguyện Ðức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương, tức Cửu vị Nữ Phật, ở từng Trời Tạo
Hóa Thiên.
Cửu vị Tiên Nương DTC lập
được nhiều công quả trong thời kỳ khai mở Ðạo Cao Ðài, nên đã được đắc phong
vào hàng Phật vị, nên gọi là Cửu vị Nữ Phật.
(Ðây là cách hiểu thông
thường theo 5 nấc thang tiến hóa của Vạn linh do Ngũ Chi Ðại Ðạo lập thành: Ðạt
được Tiên vị rồi mới tu tiến hóa lên hàng Phật vị.)
ÐỨC PHẬT MẪU
&
Cửu vị Tiên Nương
Khi Báo Ân Từ được Ðức Phạm
Hộ Pháp tạm dùng làm Ðền thờ Ðức Phật Mẫu, Ðức Phạm Hộ Pháp dạy đắp tượng Ðức
Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương theo sự tích: Hớn rước Diêu Trì. (Xem sự tích nầy
nơi Câu 6, Kinh Khi Về).
Hình chụp nơi trang kế sau
chỉ là phần bên trên của toàn thể bức tượng thờ nơi Báo Ân Từ. (Xem lại các
trang: PMCK 195, 196, 197)
Chúng ta thấy, ngự trên
mình chim Thanh loan:
Ở chính giữa, tượng lớn
hơn hết là tượng của Ðức Phật Mẫu.
Ở hai bên, phía tay mặt và
phía tay trái của Ðức Phật Mẫu là 9 pho tượng của Cửu vị Tiên Nương, mỗi vị đều
có cầm Bửu pháp, kể ra như sau:
Nhứt Nương, tên là HOA, mặc
áo màu xanh, tay ôm Bửu pháp là Ðàn Tỳ Bà, ngồi dưới thấp, bên trái của Ðức Phật
Mẫu.
Nhị Nương, tên là CẨM,
cũng mặc áo màu xanh, tay cầm Bửu pháp là Lư Hương, ngồi kế bên phía trái của Ðức
Phật Mẫu.
Tam Nương, tên là TUYẾN,
cũng mặc áo màu xanh, tay cầm Bửu pháp là Long Tu Phiến (Quạt Long Tu), ngồi dưới
thấp, bên phía mặt của Ðức Phật Mẫu.
Tứ Nương, tên là GẤM, mặc
áo màu đỏ, tay cầm Bửu pháp là Kim Bảng, ngồi bên mặt Ðức Phật Mẫu, kế bên Tam
Nương.
Ngũ Nương, tên là LIỄU, mặc
áo màu đỏ, tay cầm Bửu pháp là Cây Như Ý, ngồi bên trái của Ðức Phật Mẫu, kế Nhị
Nương.
Lục Nương, tên là HUỆ, mặc
áo màu đỏ, tay cầm Bửu pháp là Phướn Tiêu Diêu, cũng gọi là Phướn Truy hồn, ngồi
kế bên mặt của Ðức Phật Mẫu.
Thất Nương, tên là VƯƠNG
THỊ LỄ, mặc áo màu vàng, tay cầm Bửu pháp là Bông sen, ngồi phía trái của Ðức
Phật Mẫu, kế bên Nhứt Nương.
Bát Nương, tên là HỚN LIÊN
BẠCH, mặc áo màu vàng, tay cầm Bửu pháp là Giỏ Hoa Lam, ngồi nơi phía mặt của Ðức
Phật Mẫu, kế bên Tam Nương.
Cửu Nương, tên là CAO THỊ
KHIẾT, mặc áo màu xanh, tay cầm Bửu pháp là Ống Tiêu, ngồi nơi phía mặt của Ðức
Phật Mẫu, kế Lục Nương.
Phía sau Ðức Phật Mẫu và Cửu
vị Tiên Nương là 4 Tiên đồng Nữ nhạc đứng hầu, kể ra:
Vương Tử Phá, mặc áo màu
xanh, đứng hầu bên phía trái của Ðức Phật Mẫu, tay cầm cây Phướn.
Ðổng Song Thành, mặc áo
màu xanh, đứng hầu bên phía mặt của Ðức Phật Mẫu, tay cũng cầm cây Phướn giống
y như Vương Tử Phá.
An Phát Trinh, mặc áo màu
vàng, đứng hầu bên phía trái của Ðức Phật Mẫu, kế bên trái Vương Tử Phá, tay cầm
quạt lông cán dài.
Hứa Phi Yến, mặc áo màu
vàng, đứng hầu bên phía mặt Ðức Phật Mẫu, kế bên mặt Ðổng Song Thành, tay cũng
cầm quạt lông cán dài giống y như An Phát Trinh.
KINH GIẢI OAN
(Giọng Nam xuân)
1 . Vòng xây chuyển vong hồn tấn hóa.
2 . Nương xác thân hiệp ngả Càn khôn.
3 . Bước đường sanh tử đã chồn.
4 . Oan oan nghiệt nghiệt dập dồn trái căn.
5 . Luật nhơn quả để răn Thánh đức.
6 . Cửa Luân hồi nhắc bực cao siêu.
7 . Dầu chăng phải mực Thiên điều.
8 . Cũng quyền tự chủ dắt dìu Thiên lương.
9 . Dòng khổ hải hễ thường chìm đắm,
10 . Mùi đau thương đã thấm Chơn linh.
11 . Dây oan xe chặt buộc mình.
12 . Nhớp nhơ lục dục thất tình nhiễm thân.
13 . Chịu ô trược Chơn thần nặng trịu.
14 . Mảnh hình hài biếng hiểu lương tâm.
15 . Phong trần quen thú cung âm.
16 . Cảnh thăng ngơ ngẩn lạc lầm Phong đô.
17 . Khối trái chủ nhẫng lo vay trả.
18 . Mới gây nên nhân quả nợ đời.
19 . Rảnh mình đâu đặng thảnh thơi.
20 . Thiên cung lỡ lối chơi vơi cõi trần.
21 . May đặng gặp hồng ân chan rưới,
22 . Giải trái oan sạch tội tiền khiên.
23 . Ðóng Ðịa ngục, mở tầng Thiên.
24 . Khai đường Cực Lạc, dẫn miền Tây phương.
25 . Nhập Thánh thể dò đường cựu vị.
26 . Noi chơn truyền khử quỉ trừ ma.
27 . Huệ quang chiếu thấu chánh tà.
28 . Chèo thuyền Bát Nhã Ngân hà độ sanh.
29 . Cứ nương bóng Chí Linh soi bước.
30 . Gội mê đồ tắm nước Ma-Ha.
31 . Liên đài may nở thêm hoa.
32 . Lão Ðam cũng biết, Thích Già cũng quen.
(Niệm
3 lần Câu Chú của Thầy).
GIẢI NGHĨA
Kinh Giải Oan do Ðức Phạm Hộ Pháp đặt ra, có cầu Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng cơ chỉnh văn lại.
Theo lời Sĩ Tải Huỳnh văn
Hưởng thì 4 câu kinh cuối của bài Kinh Giải Oan bài do Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
giáng cơ viết tiếp cho trọn ý nghĩa của bài.
Kinh Giải Oan để đồng nhi
tụng trước khi vị Chức sắc hành Pháp Giải Oan cho một tín đồ. Mục đích của Phép
Giải Oan nằm trong ý nghĩa của bài kinh nầy và trong một số câu kinh của các
bài kinh khác, xin trích ra sau đây:
Dầu trọn kiếp sống không
nên đạo,
Dầu oan gia tội báo buộc ràng.
Chí Tôn xá tội Giải Oan,
Thánh Thần Tiên Phật cứu nàn độ vong. (KCHKHH) Kinh Cau Hon Khi Hap Hoi
Phép Giải Oan độ hồn khỏi tội. (KHH) Kinh Ha Huyet
Chí Tôn xá tội Giải Oan,
Thánh Thần Tiên Phật cứu nàn độ căn. (KCBCTBCHÐQL) Kinh Cau Ba Con Than
Bang Co Huu Ða Qui Lieu
Giải Oan: Giải là cởi bỏ ra, Oan là thù giận. Giải oan là cởi bỏ tất cả oán
thù đã gây ra trong nhiều kiếp trước, tức là cởi bỏ những
oan nghiệt tiền khiên. Ðó là những nghiệp chướng nặng nề, nếu không cởi bỏ thì
nó sẽ báo ứng gây ra nhiều trở ngại và tai họa đau khổ cho kiếp sống hiện tại.
Câu 1: Vòng xây chuyển vong hồn tấn hóa.
Vòng xây chuyển: Chỉ bánh
xe luân hồi, tức là sự luân hồi chuyển kiếp của con người nơi cõi trần. Vong hồn:
Vong là chết, hồn là linh hồn. Vong hồn là linh hồn của người chết.
Tấn hóa: Tiến hóa, thay đổi
mỗi lúc một tốt đẹp và cao siêu hơn. Luật Tiến hóa chi phối khắp CKVT. Vạn vật
luôn luôn tiến hóa, nên Càn Khôn cũng luôn luôn tiến hóa.
Sự tiến hóa của Vật chất,
Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm là sự tiến hóa tự nhiên do các Ðấng Thiêng liêng
thúc đẩy; còn sự tiến hóa của con người là do học hỏi và tu luyện, bởi vì con
người có hiểu biết và suy nghĩ.
Linh hồn con người đầu kiếp
xuống trần là để học hỏi và tiến hóa. Ðầu tiên con người học làm ác, để được quả
báo mà chiêm nghiệm việc ác; học ác xong đến chán rồi thì bắt qua học thiện,
làm việc thiện để nhận được quả báo mà chiêm nghiệm việc thiện, rồi thấy việc
thiện rất có lợi cho linh hồn nên tiếp tục làm thiện mãi, nhờ thế mới tiến hóa
lên các phẩm Thần Thánh Tiên Phật.
C.1: Nhờ luân hồi chuyển
kiếp, linh hồn con người mỗi lúc một tiến hóa tốt đẹp hơn, cao siêu hơn.
Câu 2: Nương xác thân hiệp ngả Càn khôn.
Nương: Dựa vào. Xác thân:
Thể xác phàm. Hiệp: Hợp vào. Ngả: Lối đi, đường đi. Càn khôn: Hai quẻ trong Bát
Quái tượng trưng Âm Dương, mà nguyên lý Âm Dương là Ðạo. Hiệp ngả Càn khôn: Ý
nói hợp vào con đường Ðạo, tức là theo Ðạo lo việc tu hành.
C.2: Linh hồn phải nương dựa
vào xác thân phàm để đi vào con đường Ðạo, lo việc tu hành.
Linh hồn nơi cõi thiêng
liêng, muốn được cao thăng phẩm vị, thì phải đầu kiếp xuống trần, để có xác
thân phàm, mới có được TINH. Nhờ có xác thân phàm mới lập được công quả và phước
đức, sau đó được truyền cho phép luyện đạo, để luyện TINH, KHÍ, THẦN hiệp nhứt,
đắc đạo tại thế, linh hồn được cao thăng phẩm vị, trở thành Tiên, Phật.
Câu 3: Bước đường sanh tử đã chồn.
Ðường sanh tử: Con đường
luân hồi, hết sanh rồi tới tử, tử rồi lại chuyển kiếp để được sanh ra, ... cứ thế
tiếp diễn như bánh xe quay tròn. Chồn: Mỏi, chán (mỏi gối chồn chân)
C.3: Bước đi trên con đường
luân hồi, qua nhiều lần sanh tử, nên đã mỏi mòn chán nãn.
Câu 4: Oan oan nghiệt nghiệt dập dồn trái căn.
Oan: Thù giận. Oan oan:
Nhiều thù giận nối tiếp.
Nghiệt: Cái nghiệp ác, cái
mầm ác gây ra tai họa. Việc làm ác gây ra nghiệp ác để chờ cơ hội thì báo ứng về
sau. Nghiệt nghiệt: Nhiều nghiệp ác cứ nối tiếp nhau.
Dập dồn: Dồn dập, kéo đến
liên tiếp. Trái: Món nợ. Căn: Gốc rễ. Trái căn: Những món nợ có gốc rễ từ kiếp
trước, nay kiếp nầy phải đền trả.
C.4: Nhiều thứ oan nghiệt
của kiếp trước dồn dập kéo tới là những món nợ đòi hỏi kiếp nầy mình phải đền
trả.
Câu 5: Luật nhơn quả để răn Thánh đức.
Luật nhơn quả: Nhơn hay
Nhân là cái nguyên nhân, ví như cái hột; quả là cái trái, kết quả. Nhơn quả là
hột và trái. Một cái hột, ương lên thành một cái cây, cây lớn lên sanh trái,
trong trái có hột mới, đem ương hột mới thì có cây mới, ... Nhân quả, quả nhân,
cứ thế nối tiếp nhau mãi.
Như vậy, NHÂN là cái năng
lực phát động, QUẢ là sự hình thành của cái năng lực phát động đó. Nhân và Quả
là 2 trạng thái nối tiếp nhau, nương tựa vào nhau. Nếu không Nhân thì không có
Quả, nếu không Quả thì ắt không Nhân.
Ðức Chí Tôn là Ðấng chí
công vô tư, không vì thương mà thưởng, không vì ghét mà phạt. Ðấng ấy chỉ lập
ra Luật Nhân Quả để thực hiện sự Công Bình thiêng liêng mà điều hành sự Tiến
hóa trong CKVT.
Hễ Nhân nào thì Quả nấy,
trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, gieo gió thì gặt bão, nhứt định
không bao giờ sai chạy. Nhân và Quả cứ tiếp tục báo ứng nhau mãi, từ kiếp nọ
sang kiếp kia, mãi mãi trói buộc con người vào vòng oan nghiệt nơi cõi trần.
Răn: Ngăn cấm, hăm he để dạy
bảo.
Thánh đức: Cái đức tốt của
bực Thánh. Người có Thánh đức là người có tâm lành, cam thọ khổ để giúp nhơn
sanh hết khổ, suốt đời đi trọn vẹn trên con đường đạo đức.
C.5: Ðức Chí Tôn lập ra Luật
Nhân quả để răn dạy nhơn sanh phải biết tuân theo mà đi trọn con đường Thánh đức.
Câu 6: Cửa Luân hồi nhắc bực cao siêu.
Luân hồi: Luân là cái bánh
xe, hồi là quay trở lại. Luân hồi, nghĩa đen là cái bánh xe quay đi rồi trở lại.
Ðức Phật ví kiếp sống của con người vơí sự sinh tử như là cái bánh xe quay
tròn, tiếp diễn mãi mãi. Như thế, Luân hồi chỉ là sự diễn biến liên tục của
Nhân và Quả, nhưng tính theo đơn vị thời gian là một kiếp sống con người. Kiếp
trước là Nhân, kiếp sống hiện tại là Quả, và cũng là Nhân cho kiếp sau, cứ thế
tiếp diễn mãi. Khi còn ở trong vòng Luân hồi thì phải chịu trong vòng Tứ Khổ:
Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Hễ thoát khỏi Luân hồi thì hết Khổ, được trở về Cực Lạc Niết
Bàn. Ðó là mục đích của người tu.
Bực cao siêu: Hạng người
tài giỏi.
NHẮC: có 2 nghĩa: - Nghĩa
thứ nhứt là: Nhắc nhở cho nhớ. - Nghĩa thứ hai là: Nâng lên (người miền Bắc thường
nói là: Nhấc). Do đó Câu kinh 6 được giải thích theo 2 cách:
1) Cửa vào vòng Luân Hồi
nhắc nhở các bực tài giỏi ghi nhớ ráng làm sao cho thoát khỏi.
2) Cửa vào vòng Luân hồi
là để con người học hỏi tiến hóa, nâng mình lên phẩm vị cao siêu.
Câu 7: Dầu chăng phải mực Thiên điều.
Dầu chăng: Dầu thế nào đi
chăng nữa. Mực: Cái lằn mức giới hạn. Thiên điều: Các điều khoản Luật pháp của
Trời, được các Ðấng Thần Thánh Tiên Phật họp Ðại hội tại Ngọc Hư Cung lập ra để
điều hành sự vận chuyển và sự Tiến hóa của CKVT. Thiên điều được chép vào một
quyển sách gọi là Thiên Thơ (Thiên Thi, hay Thiên Thư).
C.7: Dầu thế nào đi chăng
nữa, phải tuân Thiên điều, không được vượt qua mức giới hạn qui định trong
Thiên điều.
Câu 8: Cũng quyền tự chủ dắt dìu Thiên lương.
Tự chủ: Tự mình làm chủ lấy
mình. Quyền tự chủ: Cái quyền riêng của mình tự định đoạt lấy cuộc đời mình.
Thiên lương: Thiên là Trời, lương là tốt đẹp. Thiên lương là cái tốt đẹp mà Trời
ban cho mỗi người. Ðó là cái Lương tâm, nó vốn lành, nên nó luôn luôn hướng dẫn
con người làm điều lương thiện đạo đức, và răn phạt con người khi làm điều gian
ác hung bạo.
C.8: Mỗi người, ai cũng có
cái quyền tự chủ, định đoạt cuộc đời mình theo sự dìu dắt của Lương tâm.
Lương tâm, hay nói vắn tắt
là Tâm, là cái thể hiện của Chơn linh. Nếu Chơn linh không trau luyện cái Tâm,
để cho nó lu lờ yếu đuối, thì Lục dục Thất tình dấy lên làm chủ thể xác, xúi biểu
thể xác làm điều sái quấy, thì Chơn linh phải lãnh lấy tội tình và phải chịu đọa
đày theo Luật Nhân quả.
Câu 9-10: Dòng khổ hải hễ
thường chìm đắm,
Mùi đau thương đã thấm
Chơn linh.
Dòng khổ hải: Dòng nước
trong biển khổ, chỉ nỗi khổ của con người nơi cõi trần. Chìm đắm: Chìm sâu
trong nước. Thấm: Ngấm vào, nhiễm vào. Chơn linh: Linh hồn.
C.9-10: Khi con người bị
chìm sâu trong biển khổ thì Chơn linh phải chịu nhiều nỗi đau thương.
Ý nói: Khi con người mãi
mãi luân chuyển chìm đắm trong cõi trần thì những nỗi đau thương sẽ thấm sâu
vào Chơn linh, làm Chơn linh rất đau khổ.
Câu 11: Dây oan xe chặt buộc
mình.
Dây oan: Sợi dây oan nghiệt.
Những việc làm không lương thiện của mình tạo thành những sợi dây oan nghiệt vô
hình buộc chặt Chơn thần của mình vào vòng Luân hồi để chịu Luật Nhơn quả thể
hiện. (Xem: Bảy dây oan nghiệt, Câu 3 Kinh Ðệ Nhứt Cửu). Xe chặt: Làm cho sợi
dây xoắn chặt lại.
C.11: Những oan nghiệt gây
ra tạo thành những sợi dây oan nghiệt vô hình buộc chặt Chơn thần mình vào cõi
trần.
Câu 12: Nhớp nhơ lục dục
thất tình nhiễm thân.
Nhớp nhơ: Dơ bẩn. Nhiễm:
Thấm vào. Thân: Xác thân. Nhiễm thân: Thấm vào xác thân.
Lục dục: 6 điều ham muốn gồm:
Sắc dục là ham muốn nhìn
thấy sắc đẹp.
Thinh dục là ham muốn nghe
âm thanh êm tai.
Hương dục là ham muốn ngữi
mùi thơm tho.
Vị dục là ham muốn ăn món
ngon vật lạ.
Xúc dục là ham muốn da thịt
được mát mẻ dễ chịu.
Ý dục là ham muốn được thỏa
mãn ý nghĩ.
Thất tình: 7 thứ tình cảm
gồm:
Hỷ là mừng rỡ.
Nộ là giận hờn.
Ái là thương yêu.
Ố là ghen ghét.
Ai là buồn phiền.
Lạc là vui vẻ.
Dục là ham muốn.
C.12: Nhớp nhơ lục dục thất tình nhiễm thân, là Lục dục và Thất tình xúi giục,
xô đẩy con người vào vòng vật chất thấp hèn làm cho các thứ nhơ bẩn thấm vào
xác thân.
Câu 13: Chịu ô trược Chơn
thần nặng trịu.
Ô trược: Ô là bẩn thỉu, dơ
bẩn, Trược hay Trọc là dơ dáy, hôi hám. Ô trược là bẩn thỉu dơ dáy. Trái với Ô
trược là Thanh khiết. Chơn thần: Xác thân thiêng liêng. (Xem: C.18 PMCK). Nặng
trịu: Nặng như bị đè hẳn xuống.
Nơi cõi phàm trần, tức là
nơi quả Ðịa cầu 68 nầy, thanh khí thì ít, mà trược khí thì nhiều, lại nữa con
người dùng thịt các loài cầm thú làm thức ăn nuôi xác thân, mà các thứ thịt ấy
chứa rất nhiều chất trược, do đó:
C.13: Chơn thần phải chịu ô trược nặng nề, nên khi Chơn thần xuất ra khỏi thể
xác thì nó nặng trĩu, không thể bay bổng lên được.
Câu 14: Mảnh hình hài biếng
hiểu lương tâm.
Hình hài: Thể xác phàm. Biếng
hiểu: Làm biếng hiểu biết, ý nói không chịu nghe lời dạy bảo. Lương tâm: Cái tấm
lòng lành, đó là cái thể hiện của Chơn linh.
"Thầy đã nói nơi thân phàm các con, mỗi đứa Thầy
đều cho một Chơn linh gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn. Thầy tưởng chẳng cần nói,
các con cũng hiểu rõ rằng: Ðấng Chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng phép giao
thông cùng cả chư Thần Thánh Tiên Phật và các Ðấng Trọn lành nơi Ngọc Hư Cung,
nhứt nhứt điều lành việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Tòa Phán xét.
Bởi vậy nên một mảy không qua, dữ lành đều có trả; lại nữa, các Chơn linh ấy,
tánh Thánh nơi mình, đã chẳng phải giữ gìn các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các
con, thường nghe đời gọi lộn Lương tâm là đó." (TNHT. II. 66).
C.14: Thể xác làm lơ trước những điều dạy bảo của lương tâm.
Lương tâm của mỗi người
thường dạy bảo xác thân làm điều hay sự phải, nên khi xác thân làm điều sái quấy
thì bị Lương tâm cắn rứt. Nhưng xác thân bị Lục dục Thất tình cám dỗ, xúi giục,
làm điều hèn hạ, thoả mãn lòng ham muốn vật chất. Ðối với những người mà ý chí
không mạnh mẽ thì
Lục dục Thất tình mạnh hơn
và lấn lướt Lương tâm, khiến xác thân làm lơ trước những điều dạy bảo của Lương
tâm.
Câu 15: Phong trần quen
thú cung âm.
Phong trần: Phong là gió,
trần là bụi. Phong trần là gió bụi, chỉ sự từng trải ở đời hay sự gian nan vất
vả ở đời.
Quen thú: Quen thuộc các
thú vui. Cung âm: Cung bậc của âm nhạc, chỉ cảnh đờn ca xướng hát trong các ca
lâu kỹ viện, chỗ ăn chơi trác táng.
C.15: Ðã từng trải và quen
thuộc các thú vui chơi đàn hát nơi chốn ca lâu kỹ viện.
Câu 16: Cảnh thăng ngơ ngẩn
lạc lầm Phong đô.
Cảnh thăng: Cảnh của những
linh hồn siêu thăng tới ở, tức là cảnh Thiêng liêng Hằng sống. Ngơ ngẩn: Ở trạng
thái mà tâm trí như ở đâu đâu. Lạc lầm: Lầm đường lạc lối.
Phong đô: Tên của một vùng
đất thời xưa bên Tàu mà người ta tin rằng đó là Âm phủ.
Theo Phật giáo, Phong đô
là cõi Ðịa ngục, để giam giữ và trừng trị những linh hồn tội lỗi. Khi bị giam
vào đó rồi thì không thể nào trốn thoát được.
Theo Ðạo Cao Ðài với Ðại
Ân Xá kỳ ba, Ðức Chí Tôn ra lịnh đóng cửa Ðịa ngục, nên không còn cõi Ðịa ngục
nữa. Các linh hồn tội lỗi được đưa đến cõi Âm quang, là nơi để tịnh tâm định
trí, tự xét lại những lỗi lầm đã qua mà ăn năn sám hối, cầu xin Ðức Chí Tôn cứu
vớt. Tại cõi Âm quang có Ðức Ðịa Tạng Vương Bồ Tát giáo hóa các Nam tội hồn, và
Thất Nương DTC giáo hóa các Nữ tội hồn.
C.16: Trong kiếp sanh đã làm nhiều điều lầm lạc sai trái, nên khi chết đi,
Chơn thần xuất ra, nhìn con đường đi về cõi TLHS mà lòng ngẩn ngơ vì không thể
lên đó được, bị đưa về cõi Âm Quang để tự xét mình và ăn năn sám hối tội tình.
Câu 17-18: Khối trái chủ
nhẫng lo vay trả.
Mới gây nên nhân quả nợ đời.
Khối: Chỉ một đám người.
Trái chủ: Trái là món nợ, chủ là người làm chủ. Trái chủ là người chủ nợ, người
cho vay. Khối trái chủ: Chỉ chung đám chủ nợ và đám con nợ.
Nhẫng: Những, nghĩa là: chỉ
có, chỉ là.
Nhân quả: (đã giải thích
nơi câu 5). Nợ đời: Những món nợ ở đời tạo thành cái nghiệp mà mình phải đền trả.
C.17-18: Ðám chủ nợ và đám
con nợ, kẻ chỉ lo việc cho vay và đòi nợ, kẻ thì chỉ lo việc trả nợ, mới tạo
nên việc nhân quả và cái nghiệp nơi cõi đời.
Vì bị lẩn quẩn trong vòng
nhân quả liên tục như thế, nên con người không thể thoát ra khỏi luân hồi. Muốn
thoát khỏi luân hồi thì chỉ lo trả cho hết nợ mà không gây ra nợ mới, nghiệp mới
hay gây ra nhân mới, đồng thời lo lập công bồi đức, tùng theo Chơn pháp tu
hành.
KHẢO DỊ:
* Kinh TÐ-TÐ 1936, Kinh Lễ
1952:
Mới gầy nên ...
* Kinh TÐ-TÐ năm 1968,
1974, 1975:
Mới gây nên ...
Hai từ ngữ: Gầy nên và Gây
nên, đồng nghĩa.
Câu 19: Rảnh mình đâu đặng
thảnh thơi.
Rảnh: Không vướng bận việc
gì hết.
Thảnh thơi: Nhàn hạ, thong
thả.
C.19: Thân mình đâu có được rảnh rang (vì còn ở trong vòng vay trả) để đặng
thong dong nhàn hạ.
Câu 20: Thiên cung lỡ lối
chơi vơi cõi trần.
Thiên cung: Chỉ cõi Trời,
tức cõi TLHS.
Lỡ lối: Lỡ đường; đi được
một phần đường, chưa tới nơi tới chốn thì phải dừng lại. Chơi vơi: Trơ trọi giữa
khoảng rộng, không biết bám víu vào đâu.
C.20: Lỡ đường về cõi
TLHS, đành chịu trơ trọi bơ vơ nơi cõi trần.
Câu 21-22: May đặng gặp hồng
ân chan rưới,
Giải trái oan sạch tội tiền
khiên.
Hồng ân: Hồng là to lớn. Hồng
ân là ơn huệ to lớn của Ðức Chí Tôn ban cho. Chan rưới: Ban bố đầy dẫy.
Giải: Cởi bỏ ra. Trái: Món
nợ. Oan: Thù giận. Giải trái oan: Cởi bỏ hết những món nợ thù giận đã gây ra
trong kiếp trước. Sạch tội: Hết tội. Tiền khiên: Tiền là trước, Khiên là tội lỗi.
Tiền khiên là tội lỗi đã gây ra trong các kiếp trước .
C.21-22: May mắn gặp được ơn huệ to lớn của Ðức Chí
Tôn ban cho đầy dẫy, để cởi bỏ hết những mối nợ oan nghiệt và rửa sạch tiền
khiên.
Ðó là hiệu quả của Phép Giải
Oan mà Ðức Chí Tôn đã ban cho Ðạo Cao Ðài trong kỳ Ðại Ân Xá nầy.
Câu 23: Ðóng Ðịa ngục, mở
tầng Thiên.
Ðịa ngục: Cõi tối tăm thấp
kém nhất dùng để giam giữ, đày đọa và trừng phạt các linh hồn mà trong kiếp
sanh nơi cõi trần đã làm nhiều điều tội lỗi nặng nề.
Tầng Thiên: Các Từng Trời,
chỉ cõi Trời vì cõi Trời có nhiều từng Trời, đó là cõi của những linh hồn đắc đạo
siêu thăng, cõi của chư Thần Thánh Tiên Phật.
C.23: Ðức Chí Tôn cho đóng
cửa Ðịa ngục để phóng thích các tội hồn, và mở rộng cửa các từng Trời để đón tiếp
những linh hồn đắc đạo.
Ðây là thể hiện thời kỳ Ðại
Ân Xá của Ðức Chí Tôn.
Câu 24: Khai đường Cực Lạc,
dẫn miền Tây phương.
Khai đường: Mở đường, dẹp
các chướng ngại trên đường, làm cho thông thoáng dễ đi.
Cực Lạc: Cực Lạc Thế giới,
ở về phía Tây, nên cũng gọi là Tây phương Cực Lạc, là cõi của chư Phật, hoàn
toàn an vui sung sướng. Phật gọi đó là cõi Cực Lạc Niết Bàn.
Theo Kinh A-Di-Ðà, cõi
CLTG có lầu đài nhà cửa, đường sá đều làm bằng 7 thứ châu báu (Thất bảo), có
hoa Tiên rớt xuống như mưa rất đẹp, có chim linh múa hát, có các bực La Hán, Bồ
Tát, Phật và những người nhơn đức tu hành, ăn uống khỏi cần nấu nướng, tự nhiên
có sẵn, áo quần làm bằng châu báu luôn luôn sạch sẽ và thơm tho, muốn đi đâu
tùy ý, không cần xe cộ hay máy bay, chỉ cất bước là bay tới rất nhanh đúng theo
ý muốn.
Trong thời Nhị Kỳ Phổ Ðộ,
cõi CLTG đặt dưới quyền chưởng quản của Ðức Phật A-Di-Ðà.
Bây giờ bước qua thời Tam
Kỳ Phổ Ðộ, theo lời thuyết đạo của Ðức Phạm Hộ Pháp, Ðức Phật A-Di-Ðà, vâng lịnh
Ðức Chí Tôn, giao quyền chưởng quản CLTG cho Ðức Di-Lạc Vương Phật, Ðức Phật
A-Di-Ðà vào ngự nơi Lôi Âm Tự.
Miền Tây Phương: Ý nói cõi
Tây Phương Cực Lạc, hay cõi CLTG, vì cõi nầy ở về hướng Tây.
C.24: Ðức Chí Tôn ra lịnh
khai thông con đường dẫn tới cõi CLTG ở về phía Tây, để những linh hồn đắc đạo
đến được nơi đó mà an hưởng ngôi vị.
Tại sao phải khai thông
con đường đó? Bởi vì trước đây, con đường đó đã bị bế lại.
Nguyên từ buổi Bế Ðạo, con
đường đi từ Ngọc Hư Cung qua CLTG bị Quỉ Vương là Kim Quang Sứ bít ngõ, không
cho các Chơn linh đắc đạo nhập vào CLTG.
Ðức Chí Tôn ra lịnh cho Ðức
Quyền Giáo Tông Lê văn Trung (Chơn linh là Lý Ngưng Dương hay Lý Thiết Quả, một
vị Ðại Tiên đứng đầu Bát Tiên) đánh đuổi Kim Quang Sứ, khai thông con đường đi
vào CLTG để các chơn linh đắc đạo đến được Cực Lạc Thế Giới. Rồi Ðức Chí Tôn ra
lịnh cho Ðức Hộ Pháp qua mở cửa CLTG cho các Chơn linh nhập vào.
Con đường TLHS, Ðức Phạm Hộ
Pháp thuyết đạo: "Bên đạo của ta là Ðức Lý Ngưng Dương đã diệt được bên
Kim Quang Sứ, tới chừng rốt cuộc chỉ còn Ðức Lý Ngưng Dương đánh với Kim Quang
Sứ mà thôi. Ðánh nhau một hồi, Ðức Lý Ngưng Dương đập Kim Quang Sứ một gậy thì
Kim Quang Sứ hóa hào quang đằng vân bay mất. Ði qua CLTG phải chăng vì lẽ ấy
trong đạo giáo nói Ðạo bị bế.
Khi tới gần cửa CLTG môn
ngoại, thấy có 2 cái chong chóng. Hai cái chong chóng ấy quay tròn luôn. Nếu
chúng ta lấy trí tưởng tượng chong chóng quay thì từ mặt dưới lên tới mặt trên
ít nữa cũng năm mười ngàn thước, đặng ngăn CLTG môn ngoại như Vạn lý Trường
thành, không có một người nào qua lọt. Hai cửa ấy, một cửa hóa hào quang trắng,
một cửa hóa hào quang đỏ hồng hồng. Mới ngó thấy 2 cửa ấy, Bần đạo không biết
gì hết. Tới chừng Bần đạo dùng cây Giáng Ma Xử trong thân, Bần đạo định thần,
chỉ ngay bảo ngừng thì nó liền ngừng lại, coi kỹ vòng tròn trắng ấy là Chữ VẠN.
Bần đạo vừa biểu ngừng thì mấy người ở Cực Lạc môn ngoại chạy ùa vào, chừng vô
được một mớ, Bần đạo chỉ bên kia biểu ngừng, cũng chạy được vô một mớ nữa. Vô rồi
thấy có một vị Phật đứng ở trên, hai tay bắt ấn liệng xuống chữ VẠN thì chữ VẠN
quay nữa, thành thử họ vô được một mớ.
Khi Bần đạo bắt đứng 2 chữ
VẠN lại, phải chăng vì nơi Cực Lạc môn ngoại có các đẳng chơn hồn đã đoạt vị mà
bị Pháp giới đã bế, khiến cho Bần đạo đến đó đặng bắt 2 chữ VẠN ngừng lại cho họ
vào, tới chừng vị Phật kia cho 2 chữ VẠN quay lại, Bần đạo dám chắc các đẳng
chơn hồn đã vô cửa CLTG đã hết. Ðó là Thánh ý của Ðức Chí Tôn, chớ không phải
theo con mắt của chúng ta tưởng đó là sự tình cờ.
Ấy vậy, Ðức Chí Tôn sai
qua mở cửa CLTG:
1. Vì đường từ Linh Tiêu
Ðiện Ngọc Hư Cung qua CLTG buổi nọ bị Kim Quang Sứ đón đường.
2. Các vị Tăng đồ từ trước
có tu mà không thành, vì bị thất pháp bửu nên bị đồ lưu nơi Cực Lạc môn ngoại.
Ðức Chí Tôn biểu qua đó dẫn
các chơn hồn dành để cho có ngôi vị nơi CLTG."
Câu 25: Nhập Thánh thể dò
đường cựu vị.
Nhập: Ði vào. Thánh thể:
Những vị Chức sắc Cửu Trùng Ðài đứng vào hàng Thánh đổ lên. Dò đường: Tìm đường.
Cựu vị: Ngôi vị cũ nơi cõi thiêng liêng.
Ðức Chí Tôn mở Ðạo gồm 3
Ðài:
Bát Quái Ðài là Linh hồn của
Ðạo: tức là THẦN, vô hình.
Hiệp Thiên Ðài là Chơn thần
của Ðạo: KHÍ, bán hữu hình.
Cửu Trùng Ðài là Thể xác của
Ðạo: TINH, hữu hình.
Những vị Chức sắc Cửu
Trùng Ðài đứng vào hàng Thánh đổ lên (tức là từ phẩm Giáo Hữu đổ lên) được gọi
là Thánh thể của Ðạo hay Thánh thể của Ðức Chí Tôn.
Nhập Thánh thể: Ði vào làm
Chức sắc đứng hàng Thánh thể của Ðức Chí Tôn. Muốn vậy, phải nhập môn vào Ðạo,
lập công bồi đức, tùng theo Luật pháp Chơn truyền, trọn đời hiến thân hành Ðạo,
phụng sự nhơn sanh, đi từ phẩm cấp Chức việc Bàn Trị Sự, rồi cầu phong lên phẩm
Lễ Sanh, sau đó đủ công nghiệp thì cầu thăng lên hàng Giáo Hữu. Tới đây thì được
gọi là Nhập vào Thánh thể của Ðức Chí Tôn.
C.25: Nhập Thánh thể dò đường
cựu vị, nghĩa là: Ði vào làm Thánh thể của Ðức Chí Tôn thì mới dò tìm được con
đường trở về ngôi vị cũ.
Câu 26: Noi chơn truyền khử
quỉ trừ ma.
Noi: Học tập và làm theo.
Chơn truyền: Chơn là thật, truyền là trao lại. Chơn truyền là giáo lý chơn thật
do vị Giáo chủ truyền lại, người tu đúng theo đó thì nhứt định đắc đạo.
Khử quỉ trừ ma: Khử trừ ma
quỉ. Khử trừ là loại bỏ.
Quỉ ma là những linh hồn mà trong kiếp sanh đã
làm nhiều điều quá ác độc, phạm Thiên điều, bị đọa làm Ma Quỉ. Con người, hễ khi làm mất hết chơn dương thì phải thuần âm, tất phải chết, mà chết như vậy thì trở thành Ma Quỉ, làm tôi tớ cho Quỉ Vương. Lũ Quỉ ma ấy rất ghen ghét người tu, chúng luôn luôn tìm cách phá
phách hay thử thách, hoặc dụ dỗ người tu hành đi vào đường xấu xa như bọn
chúng. Phải có một cái Tâm chơn chánh, một ý chí mạnh mẽ sáng suốt, mới có thể
vượt qua các cạm bẫy thử thách của bọn chúng, mới thắng được chúng, mới có thể
đắc đạo.
C.26: Học tập và làm đúng
theo giáo lý Chơn truyền thì khử trừ được bọn ma quỉ phá phách.
Câu 27: Huệ quang chiếu thấu
chánh tà.
Huệ quang: Ánh sáng của
trí huệ. Trí huệ là sự thông suốt hiểu rõ đạo lý. Trí huệ có được là do công
phu tu luyện lâu dài. Chiếu: Soi rọi. Thấu: Biết rất rõ.
Chánh Tà: Chánh là ngay thẳng,
đúng đắn, hợp với đạo lý; Tà là cong vẹo, không hợp với đạo lý. Chánh Tà luôn
luôn đối chọi nhau, tranh giành nhau, nhưng cuối cùng thì Chánh luôn luôn thắng
Tà để bảo tồn Chơn lý.
TNHT. II. 96: "Tà
Chánh, cười ... Bần đạo nói thiệt, cũng chưa dám định đoạt. Trong cái rủi thường
có cái may, trong cái may vẫn khép cầm sự rủi, khó lường được. Ðiều cần là nên
làm mà thôi. Nếu luận Tà Chánh thì chưa một ai dám, còn mang xác phàm, xưng tụng
mình là Chánh. Cái Tà vì Thiên thơ xử dụng, Tà vì cơ thử thách của Tam Giáo
Tòa, Tà vì những quỉ xác ma hồn lẫn lộn của Quỉ Vương để làm cho công phu lỡ dở.
Mỗi cái Tà có duyên cớ ấy, ngày sau đều có sự biến đổi thiêng liêng, hoặc có một
kết quả."
C.27: Dùng ánh sáng Trí Huệ
soi rọi thì mới rõ thấu được lẽ Chánh và lẽ Tà.
Câu 28: Chèo thuyền Bát
Nhã Ngân hà độ sanh.
Thuyền Bát Nhã: Chiếc thuyền
Trí Huệ đưa người đầy đủ phước đức từ bến mê, vượt qua biển khổ, đến cõi TLHS.
Ðộ sanh: Cứu giúp đưa vào cõi Hằng sống. Ngân hà: Sông Ngân. Ngân hà thuộc biển
khổ nơi cõi thiêng liêng.
Ðức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo
Con đường TLHS, có đoạn nói về sông Ngân hà có chiếc thuyền Bát Nhã như sau:
"Khi dòm lại thế gian phía sau lưng hiện ra
như một con sông đại hải, thấy bờ bên nây người ta đứng nhiều lắm, người nào
cũng có hào quang chiếu diệu đẹp đẽ vô cùng, còn ở mé bờ bên kia sông, cũng
đông người lắm, nhưng hình thể họ khô khan, đau thảm, tiều tụy. Họ ước ao làm
sao qua được con sông ấy. Sông đó là sông Ngân hà. Trên sông có một chiếc Thuyền
Bát Nhã do Ðức Quan Âm Bồ Tát, vâng lịnh Ðức Phật Di-Lạc đi độ sanh, chèo thuyền
qua lại để rước những người đầy đủ phước đức."
C.28: Chèo Thuyền Bát Nhã
Ngân hà độ sanh, nghĩa là: Ðức Quan Âm Bồ Tát chèo chiếc Thuyền Bát Nhã đi qua
đi lại trên sông Ngân hà thuộc biển khổ để cứu giúp những người đầy đủ phước đức
đưa qua bờ giác đi vào cõi TLHS.
Câu 29: Cứ nương bóng Chí
Linh soi bước.
Nương: Dựa vào. Bóng: Ánh
sáng. Chí Linh: Ðức Chí Tôn. Soi bước: Rọi sáng để thấy đường bước tới.
C.29: Cứ dựa theo ánh sáng
của Ðức Chí Tôn soi rọi mà bước tới.
KHẢO DỊ:
* Kinh Lễ in bên Pháp năm
1952 và Kinh TÐ-TÐ năm 1936, 1968, 1974:
Cứ nương bóng ...
* Kinh TÐ-TÐ năm 1975:
Cứ noi bóng ...
Câu 30: Gội mê đồ tắm nước
Ma-Ha.
Gội: Xối nước lên đầu để rửa
sạch chất bẩn dính trên đầu. Thường nói là: Tắm gội. Mê đồ: Mê là mờ hồ, sai lầm;
đồ là con đường đi. Mê đồ là con đường lầm lạc. Con người vô minh, lầm lạc là
do Lục dục Thất tình che khuất Lương tâm. Hễ kềm giữ và điều khiển được Lục dục
Thất tình thì vén được bức màn vô minh, cái Tâm được tỏ rạng. Gội mê đồ: Gội rửa
cho sạch hết các u mê lầm lạc.
Nước Ma-Ha: Ðó là Ma-Ha thủy.
Ma Ha, tiếng phạn nghĩa là lớn, nước Ma Ha là nước của con
sông lớn bên xứ Ấn Ðộ, mà thuở xưa, Ðức Thích Ca xuống
tắm sông ấy để tẩy trần, đắc đạo thành Phật. Ðó là sông Gange, dịch là Hằng hà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét