Dịch Lý Cao Đài . Q 1 - 8 / 8 (Nữ Soạn-giả Nguyên-Thủy)


Tây-Bắc cao, còn Đông-Nam thấp; cao tức là dương, thấp tức là âm. Bản-đồ vuông cũng lấy Kiền nhứt, Đoài nhị làm thứ tự, tức là nghịch đạo của Kinh-Dịch. Thiên biến vạn hóa đều là một chữ nghịch, không có hai lý, hay thay! Cho nên Thiệu Tử đem bản-đồ vuông đặt trong bản-đồ tròn, thiệt là hiểu hết cái tâm-truyền của Phục-Hi đó.

Nguyên-nhân là bản-đồ tròn của Phục-Hi ngưỡng lên xem thấy Trời mà vẽ. Còn bản-đồ
vuông thì cúi xuống y theo đất mà vẽ. Đất vốn vô vi nhờ thọ khí của trời mà ra hữu-vi.

Khí của trời là ngũ-vận tức là Thập thiên can: (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy).
Khí của đất là lục-khí, tức là Thập nhị địa chi: (Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi).

Vận của Trời nhập vào khí của đất thì: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy vận-hành ở ngôi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là khí ngũ-hành hóa làm phong (gió), hàn (lạnh), thử (nóng), thấp (ẩm ướt ), táo (khô ráo), hỏa (lửa).

7 - Độ 92 ức nguyên-nhân là thời-kỳ Đại ân-xá lần ba của Chí-Tôn
* Cơ Đại Ân-xá lần ba là gì?
“Nay Đức Chí-Tôn mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tức là mở cơ Đại ân-xá kỳ ba. Kinh đã nói rõ “Khai Cửu thập nhị tào chi mê-muội”.

Đức Chí-Tôn, Ngài đến trong nguơn hội này mục-đích khai tông định Đạo, đem Phật-tánh lại cho họ để trở về cùng Ngài, quyền Ân-xá ấy do Đức Chí-Tôn vi chủ và Đức Phật-Mẫu dẫn độ về”.

“Tam-Kỳ Phổ-Độ nghĩa là Đại ân-xá lần thứ ba. Kinh Phật-Mẫu có câu:
“Vô Địa-ngục, vô quỉ-quan,
“Chí-Tôn đại-xá nhứt trường qui-nguyên”.

Vì chữ Đại ân-xá nên Đạo Cao-Đài gọi là 3è AMNISTIE DE DIEU EN ORIENT. Đức Chí-Tôn ân-xá tội-tình, đem tất cả con cái của Ngài hiệp cùng Ngài.

Trước đây Đức Chí-Tôn đã cho xuống trần 100 ức nguyên-nhân đặng độ rỗi con cái của Chí-Tôn nhưng họ còn luyến mê trần thế hơn chúng-sanh nữa. Do vậy thời-kỳ qua đã hai lần ân-xá:

- Nhứt Kỳ Phổ-Độ Phật-Tổ độ về 6 ức nguyên-nhân, tức là Phật chủ-trương trừ lục căn, lục trần, lục dục (con số 6) nên niệm Lục tự Di-Đà.

- Nhị Kỳ Phổ-Độ, Lão-Tử độ được 2 ức nguyên-nhân là nói về âm dương: Nhứt âm nhứt dương chi vị Đạo, tức là môn Dịch-lý-học đó vậy.

Tổng cộng có được 8 ức nguyên-nhân, hãy còn 92 ức nguyên-nhân đang đọa lạc hồng-trần

Con số 8 ức nguyên-nhân là khởi điểm cho thời-kỳ thứ ba này vận dụng các Bát-quái để độ cả toàn cầu bằng một phương-pháp cao siêu, mầu nhiệm hơn là dùng khoa-học diễn giải đạo-học, có như vậy mới mong phá tan bức màn vô minh và cố chấp từ xưa đến giờ.

Ngày nay người thừa-hành mạng Trời ấy là Đức Hộ-Pháp đã bao lần cả tiếng kêu 92 ức nguyên-nhân hãy tỉnh mộng trần. Ngài nói:

“Hộ-Pháp đến kỳ Long-Hoa-Hội này cốt để rước Cửu nhị ức nguyên-nhân là bạn chí thân của Bần-Đạo bị đọa lạc nơi hồng-trần này không phương giải-thoát.

- “Bần-Đạo nói: Từ đây, kể từ ngày nay cửa thiêng-liêng của Đạo đã mở rộng. Bần-Đạo kêu toàn thể con cái Đức Chí-Tôn, ai hiểu biết mình đứng trong hàng phẩm Cửu nhị ức nguyên-nhân hãy tỉnh mộng lại đặng về cùng Đức Chí-Tôn.

Cửa này là cửa các Ngài đến đoạt Pháp đặng giải-thoát lấy mình, nếu không tự mình đến trong lòng Đức Chí-Tôn vì Đức Chí-Tôn đã đưa tay ra nâng-đỡ mà chúng ta không đến, không từng nghĩ đến, thì sau này sẽ bị đọa lạc nơi cõi Phong-Đô. Giờ phút ấy không còn trách Đức Chí-Tôn rằng không thương-yêu con cái của Ngài, không đem cơ-quan tận-độ chúng-sanh để nơi mặt địa-cầu này cứu vớt nữa”.

- Ngài có nói: “Trí-Huệ-Cung là một cơ-quan tận-độ chúng-sanh đã xuất hiện mà các Bạn đã ngó thấy: quyền tận-độ đã xuất hiện nơi cửa Đạo Cao-Đài này. Bần-Đạo đã nói không phải của tư, của đặc biệt chúng ta, mà nó là của toàn thể nhân-loại trên mặt địa-cầu này vậy”.

- “Ấy vậy, toàn thể con cái của Đức Chí-Tôn, các Bạn đồng tu cùng Bần-Đạo, không phân biệt đảng phái, Tôn-giáo, nòi giống, tư-tưởng nào; Bần-Đạo đã thọ mạng lịnh Đức Chí-Tôn đến làm Bạn với con cái của Ngài, nhất là Cửu nhị ức nguyên-nhân hãy tỉnh mộng lại.

- Những hình-thể của thiên-hạ đã để nơi trí óc con người từ thử đến giờ chưa có ai đặng quyền-năng nắm cơ giải-thoát thì giờ phút này Cửu nhị ức nguyên-nhân không còn đọa lạc nữa.

- Bần-Đạo cả tiếng kêu con cái Đức Chí-Tôn nhứt là Cửu nhị ức nguyên-nhân hãy tỉnh mộng lại, ngó lại nơi Trí-huệ-cung, phải vào nơi cửa này mới đạt đặng mà thôi. Đạt cơ giải-thoát, mà Đức Chí-Tôn đã tạo dựng riêng biệt dành để cho mỗi người”.

- Đứng về nhơn-sanh thì có: nguyên-nhân, hóa-nhân và quỉ-nhân. Nhưng hại thay! Số nguyên-nhân do Đức Chí-Tôn đã để lại mặt thế này đặng làm Bạn với các đẳng chơn-hồn trong vạn-linh sanh-chúng của Ngài đào-tạo, còn 92 ức nguyên-nhân bị đọa trần. Từ ngày Đạo bị bế họ lắm công tu mà thành thì không thành

- Tội-nghiệp thay! Vì 92 ức nguyên-nhân ấy mà chính mình Đức Chí-Tôn phải giáng trần lập nền chơn-giáo của mình. Chúng ta đã ngó thấy cái Thánh-ân đặc-biệt hơn hết là Đức Chí-Tôn đã thấy rõ rằng: các nguyên-nhân ấy không phương gì tự giải-thoát đặng vì quá tội-tình, quá mê-luyến hồng-trần, hoặc đào tạo quả kiếp nặng nề quá đỗi. Vì cớ cho nên tu thì có tu mà thành thì không có thành, tức nhiên từ ngày Đạo bị bế thì cơ siêu-thoát đã mất tại thế này. Chính mình Đức Chí-Tôn biết rằng không thế gì các nguyên-nhân tự mình đoạt cơ giải-thoát đặng.

Hôm nay Ngài đã lập nền chơn-giáo của Ngài, chúng ta ngó thấy lòng yêu-ái vô tận của Ngài là thế nào!”

“Ngài lập giáo rồi còn một nỗi lo-âu là kêu họ không đến, Ngài dạy mà không biết chi, chính mình Ngài đã nhiều lần hạ trần lập Đạo mà 92 ức nguyên-nhân vẫn đui và điếc mà thôi, không biết để chung vào lòng yêu-ái vô tận của Ngài đặng hưởng cái hạnh-phúc vô biên của Ngài đã đào-tạo. Vì cớ cho nên Đức Chí-Tôn giao cho Đức Phật-Mẫu.

Chính mình Đức Chí-Tôn biểu Đức Phật Mẫu tức nhiên Mẹ sanh của chúng ta cầm cả quyền-năng giải-thoát trong tay đến lập Hội-Yến Diêu-Trì tại mặt thế này và cả con cái của Ngài, nhứt là 92 ức nguyên-nhân ấy nếu nhập vào cửa Đạo tùy theo chơn-pháp thì đặng hồng-ân của Đức Chí-Tôn cho hưởng cái bí-pháp Hội-Yến Diêu-Trì-Cung tại thế này”. (ĐHP 5-8 Tân-Mão 1951)

“Trong Cửu nhị ức nguyên-nhân họ không phải ở trong nước Việt-Nam mà thôi, mà ở khắp nơi trong các chủng-tộc đều có họ”.

“Vì muốn độ 92 ức nguyên-nhân qui hồi cựu vị cho khỏi sa-đọa hồng-trần, ngày nay Đức Chí-Tôn mở Đạo không giáng trần bằng xác thân mà chỉ giáng bằng huyền-diệu Cơ-bút mới qui đặng cả Đại-Đồng Thế-Giới”…

“Muốn rước các Bạn chí-thân của Bần-Đạo, Đức Chí-Tôn buộc phải lấy pháp-giới độ tận chúng-sanh.

8 - Đạo Cao-Đài độ 92 ức nguyên-nhân bằng cách nào?
Đức Hộ-Pháp nói:
“Hôm nay là ngày mở cửa thiêng-liêng và đưa nơi tay các Đấng nguyên-nhân ấy một quyền-năng đặng tự giải-thoát lấy mình, ấy là:
1 - Long-Tu-Phiến của Đức Cao Thượng-Phẩm.
2 - Kim-Tiên của Bần-Đạo.

Hiệp với ba vòng vô-vi tức nhiên là Diệu-Quang Tam-giáo hay là hình-trạng của càn-khôn vũ-trụ mà đó cũng là tượng ảnh Huệ-Quang-Khiếu của chúng ta đó vậy. (ĐHP 14-12 Canh-Dần 1950)

Kim-Tiên là gì?
- Là tượng hình ảnh của điển-lực điều khiển càn-khôn vũ-trụ mà chính đó là điển-lực tức nhiên là sanh lực của vạn-vật đó vậy. Với nó mới có thể mở Đệ Bát khiếu- Trong thân con người có thất khiếu và còn có một khiếu vô-hình là Huệ-Quang-Khiếu – Vì nó là điển lực nên nó mở khiếu ấy mới được.

Nói rõ, con người có Ngũ quan hữu tướng và lục quan vô-hình, mà phải nhờ cây Kim-Tiên ấy mới có đủ quyền-hành mở lục quan của mình đặng.

Long-Tu-Phiến: có thể vận-chuyển càn-khôn vũ-trụ do nguơn-khí đào-độn sanh ra đó vậy. Nó có quyền đào-độn nguơn-khí, thâu hoạch nguơn-khí để trong sanh-lực.

Con người nắm được điều ấy là kẻ đắc pháp. Nhờ nó mới có thể luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần được”.

9 - Luận Đạo
Luận về Bát-quái Tiên-thiên trong nền Đại-Đạo:
Nếu nói rằng độ toàn cả nhân-lọai mà chỉ qui-định có 92 ức nguyên-nhân thì độ ai và bỏ ai đây? Mỗi một ức tức là 100.000 (một trăm ngàn), 92x100.000= 9.200.000. Như vậy chỉ có 9 triệu hai trăm ngàn người mà thôi hay sao?

Trong khi đó nhân-lọai trên toàn quả địa cầu có hằng bao nhiêu tỷ người? Hơn nữa nền Đạo này chu-kỳ đến 700 ngàn năm (tức là thất ức niên) kia mà!

Chắc-chắn rằng con số 92 ức nguyên-nhân không phải là con số trên một bảng lập thành của bàn toán được, mà đây nói bằng lý!

Trí-Huệ-Cung là đâu?
Về mặt hữu-hình là nhà Tịnh của Đức Hộ-Pháp, gọi là Trí-Huệ-Cung thuộc tỉnh Tây-Ninh. Nhưng đó chính là nền Tân Tôn-giáo mở tại Toà-Thánh Tây-Ninh có đủ bí-pháp nhiệm-mầu. Còn về mặt bí-pháp của con người là khiếu lương-tri, lương năng của mỗi người đó vậy.

Trong Trí-Huệ-Cung có gì đặc biệt?

- Nếu nói về mặt bí-pháp thì vốn vô cùng, còn thể-pháp thì duy muốn nói đến hai câu liễn trước cổng là rõ-rệt nhất. Hai câu ấy là:

TRÍ định Thiên-lương qui nhứt bổn.
HUỆ thông đạo-pháp độ quần sanh

Có nghĩa rằng người tu phải lấy cái trí-thức của mình để định cho cái Thiên-lương, nghĩa là tính của trời phú cho, là đạo-đức, hầu qui nhứt lại thành một khối.

Khi được rõ thông về đạo-pháp, tức là đã phát huệ, mới đem cả sự hiểu biết của mình mà độ tất cả chúng-sanh đang trên con đường tìm về chân-lý.

Lý giải ra là Bát-quái Tiên-thiên:
Thử tìm hiểu xem ba cái pháp-giới để tự giải-thoát lấy mình là: Long-Tu-Phiến, Kim Tiên và ba vòng Diệu-Quang Tam-giáo là gì?

Nói rõ ra Long-Tu-Phiến là cây quạt của Đức Cao Thượng-Phẩm kết bằng 36 râu rồng, nhưng thực-tế là quạt kết bằng 36 lông cò trắng. Quan-trọng nhất là con số 36 với ý-nghĩa là “Tam-Thập-Lục-Thiên”.

Còn cây Kim-Tiên còn gọi là “Kim Tiên Cửu Khúc” tức là cây roi Tiên có chín khúc (đoạn); quan-trọng là con số 9.

Còn ba vòng vô-vi ấy là Diệu-Quang Tam-giáo. Con số 3 làm nên cốt-tuỷ vậy.

Con số 3 rất quan-trọng trong Bát-quái, số 3 cũng là trời, là con số căn-bản làm đầu mối cho sự biến sanh vạn loại, vạn-vật, tượng-trưng cho ánh sáng minh-triết, đạo-giáo nói rằng “ba vòng vô-vi tức nhiên là Diệu-Quang Tam-giáo”.

Số 3 luỹ-thừa lên tức là 3x3 bằng 9. Con số 9 là thành quả của Bát-quái Tiên-thiên. Cộng con số của hai quẻ đối nhau đều là 9, như:
            Càn 1 + Khôn 8 = 9    Khảm 6 + Ly 3 = 9
            Đoài 2 + Cấn 7 = 9     Chấn 4 + Tốn 5 = 9
Số 9 đây là “cây Kim-Tiên” của Hộ-Pháp.

Kim-Tiên là “Tượng hình ảnh của điển-lực điều-khiển càn-khôn vũ-trụ mà chính đó là điển lực tức nhiên là sanh lực của vạn-vật đó vậy. Với nó mới có thể mở Đệ Bát khiếu”.

Quả thật vậy nếu không am-tường về lý Dịch thì không thể đi vào sự biến hoá của càn-khôn vũ-trụ được. Do đó mà Tiên-thiên Bát-quái là cánh cửa mở ra để đi vào toà lâu-đài của đạo pháp; trong khi đó thì hai quẻ Càn Khôn là cánh cửa để đi vào ĐẠO DỊCH.
Sự quan-trọng như thế bởi vì Càn có 3 nét, Khôn có 6 nét. Đặt liền hai con số này lại nhau thành ra số 36. Đạo-pháp nói là “cây quạt của Thượng-Phẩm” tức là Long-Tu-Phiến kết bằng 36 lông cò trắng.
Tại sao không phải là con số khác hơn 36? Không thể 34 hay 35 được hay sao?
- Nhất định phải là 36, vì Càn Khôn là đầu mối, không thể khác là vậy.

Bởi chính nó là thành quả của 9x4=36 hoặc 3x12=36
Khởi điểm là Bát-quái Tiên-thiên, có 4 lần tổng-số 9 nhân lên sẽ thành 36, ấy tượng-trưng là cây quạt của Đức Cao Thượng-Phẩm đó.

Đức Thượng-Phẩm là Đạo. Nhờ đường Đạo mới mở ra cho tinh-thần người thấu-đáo nhiều điều huyền-vi của đạo-mầu, của trời đất, mới suốt thông vạn sự vạn-vật được nên mới nói:

Vì Long-Tu-Phiến, có thể vận-chuyển càn-khôn vũ-trụ do nguơn-khí đào-độn sanh ra đó vậy. Nó có quyền đào-độn nguơn-khí, thâu hoạch nguơn-khí để trong sanh-lực.

Vì lẽ khởi đầu sự tìm hiểu Bát-quái là phải qua các con số của Bát-quái Tiên-thiên. Đến cuối cùng sự đạt pháp cũng là con số từ Bát-quái Tiên-thiên, mà đã chuyển qua giai-đoạn thành hình là của Bát-quái Hư-vô, cũng có số 3, số 9, số 36.

Nhưng là thời-kỳ gặt hái “Vạn thù qui nhứt bổn”. Cả nhà đều đoàn-tụ: cha mẹ hiệp nhau. Sáu con gần lại bên nhau: Khảm Ly, Đoài Cấn, Chấn Tốn không còn xa lìa, cách ngăn nữa.

Vì tính cách đặc thù như vậy mà Đạo-pháp mới mở ra nhưng nhân-loại ít ai tìm đến hoặc cũng do thời-kỳ đạo bị bế, nên con đường Đạo vẫn bị bí lối.

Đức Chí-Tôn vẫn thường dùng tiếng “Cửu thập nhị tào chi mê-muội” là vậy, có nghĩa là Đức Ngài vẫn luôn lo-lắng cho 92 ức nguyên-nhân còn đang sa-đoạ hồng-trần.

Hỏi vậy 92 ức nguyên-nhân ấy từ đâu?
- Cũng từ trong Bát-quái Tiên-thiên này mà ra, ấy là:

Khởi đầu là con số 9 như chúng ta đã từng đề-cập là do các đôi quẻ đặt xuyên tâm đối họp số với nhau mà thành. Tức nhiên Càn 1 xuyên qua tâm, họp với Khôn 8 mà có tổng-số là 9…

Cho nên nói Bát-quái Tiên-thiên là số 9, cũng gọi là số Cửu.
Nhìn vào đồ hình thấy có hai trục giao nhau, tức là trục mang chữ Càn Khôn và Khảm Ly giao nhau thành hình chữ thập

Như đã biết Bát-quái này chia làm hai phần rõ-rệt: lấy trục Càn Khôn làm chuẩn thì phía bên trái ấy là dương, bên phải ấy là âm. Âm dương nhị khí: Số 2 gọi là số nhị.

Ghép ba chữ “Cửu thập nhị” để nói lên con số “chín mươi hai” là vậy.

Vì sự tối cần của Đạo-pháp mà nhân-sanh chưa nắm vững được thì làm sao đi sâu vào con đường xa thẵm của Đạo-lý siêu-mầu, rồi cứ lẩn quẩn loanh-quanh phê-phán cho rằng mê-tín này nọ... đủ thứ.

Ngày nay chính Đức Hộ-Pháp là Giáo-chủ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, tức là người nắm Pháp. Pháp-Chánh-Truyền qui định:

“Huyền-vi mầu-nhiệm của Đạo có Thiên điều, cơ bí-mật của đời có luật-pháp. Hộ-Pháp là người nắm cơ mầu-nhiệm của Đạo, nắm luật của Đời, xử-đoán chư Chức-sắc Thiên-phong và cả tín-đồ cùng là xin ban thưởng, công thưởng tội trừng nơi thế này. Hễ có phàm trị mới khỏi Thiên trị; phải chiếu luật Đạo cho toàn cả tín-đồ khỏi bị Thiên-điều, giữ phẩm-vị thiêng-liêng mỗi Chức-sắc, ắt phải gìn-giữ đạo-đức của mọi người. Người dùng hình phàm làm cho giảm tội thiêng-liêng, nắm cơ mầu-nhiệm công-bình mà đưa các chơn-hồn vào Bát-Quái-Đài, hiệp cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Người nắm trọn cả luật Đạo và luật Đời đặng xử-đoán, làm chủ phòng xử đoán.

Do đó mà bửu-pháp của Ngài được xử dụng như lời Đức ngài nói:
“Bửu-pháp là cây Giáng-Ma-Xử thì không có hình tướng, pháp-bửu ấy vô vi. Cây Kim-Tiên của Cửu-Tiên Cảm-Ứng Lôi-Âm Phổ-Hóa Thiên-Tôn, tức nhiên của Đức Thái-Sư Văn-Trọng, Ngài giao cho Tôi một cây Pháp-Giới (chừng vô nhà tịnh mới ngó thấy). Pháp-Giới ấy để triệt Quỉ đừng cho nó lộng trong Đền-Thánh của Đức Chí-Tôn và đừng cho nó phá con cái của Ngài”.

Nếu so lại thì những con số này đều nằm trong các con số của Bát-quái Tiên-thiên mà ra.

Vậy có phải yếu-lý của Bát-quái Tiên-thiên mà các Thánh bảo chúng ta cần học. Khi nắm vũng được giáo-pháp, giáo-lý của Đạo một cách tinh-tường thì không còn một nghi-nan nào, tức nhiên trừ được "quỉ”ở trong tâm người đó vậy.

Cho nên Ngài là Người đã từng thuyết giảng chân-lý chánh truyền của nền chơn Đạo, tức là Ngài đã xử-dụng “Giáng-Ma-Xử” là vậy. Còn Đức Thượng-Phẩm dùng “Long-Tu-Phiến” quạt cho tiêu tan ám-khí ở trong lòng của mỗi người.

Phải suốt thông lý Đạo thì việc tu-hành mới không lầm-lạc, người tu mới có thể nắm lấy chìa khóa để mở cửa trời mà hiệp cùng Đại ngã. Con đường tu rất cần đến sự hiểu biết, rất cần đến trí thức cũng như một kỹ-sư phải là một đầu óc toán học mới tính toán bằng những con số chính xác cho các công-trình của mình.

10 -  Sự quan-trọng của Bát-quái đối với cuộc đời của người tu
Đời là quán trọ, người là khách lữ-hành
Thánh-ngôn Thầy dạy:
“Thầy các con,
“Cõi trần là chi? Khách trần là sao? Sao gọi khách?
“Trần là cõi khổ, để đọa bậc Thánh, Tiên có lầm-lỗi. Ấy là cảnh để trả cho xong quả, hoặc về ngôi cũ, hoặc trả không xong quả, phải mất cả chơn-linh là luân-hồi, nên kẻ bị đoạ trần gọi là khách trần”. (TNII/3)

Vậy cảnh thật là đâu? Cảnh thăng là đâu?
Bấy nhiêu cũng đủ thấy rằng tất cả các triết-thuyết Cao-Đài đều bắt nguồn từ Bát-quái, từ thể-pháp đến bí-pháp, từ hữu-hình đến vô-vi, từ cuộc sinh-tồn cho đến kiếp thác. Nếu không nắm vững được Bát-quái thì không rõ lý Đạo. Không rõ lý Đạo thì không biết nẻo đến, lấy gì làm điểm tựa cho linh-hồn! Có khác nào một thuyền trưởng đã đánh mất địa-bàn khi vượt trùng dương mênh mông.

Thử nghĩ khi một người muốn đến nơi lạ trước nhất phải có địa-chỉ rõ-ràng: số nhà, tên đường, số điện-thoại nhắn tin… cho người sắp được tiếp xúc. Nhưng tại sao không một ai chuẩn bị cho mình một cuộc ra đi dài hạn, tức là sự chết mà không một ai tránh khỏi trong cõi đời này? Như vậy có phải là quá liều-lĩnh hay chăng?

Chắc-chắn rằng ai cũng phải chết, mà khi một người chết rồi sẽ ra sao? Về đâu? Ở đâu? Có ai biết được chăng? Và có bao nhiêu người chuẩn bị cho mình điều ấy?

Tại sao những nhà nghiên-cứu, nhà bác học khổ công khám phá bí-mật từ trong lòng biển, hoặc tìm lên sao Hỏa, tìm đến cung Quảng Hằng hầu di chuyển lên “đất lạ để ở” mà không tìm hỏi xem những bậc ông bà cha mẹ, cho chí đến những bậc vĩ-nhân đã ra đi tự bao đời mà vẫn chưa về, không bao giờ trở lại? Họ đến nơi nào? Cuộc đời “bên ấy” ra sao? Sướng khổ thế nào?

Nếu Bạn nói rằng chết là hết, thì chúng ta tạm chia tay nơi này.
Còn như nếu Bạn nói rằng dầu có chết đi cái xác thịt, nhưng vẫn còn linh-hồn bất diệt. Kinh Chúa nói “Tôi tin rằng xác loài người sau này sống dậy” thì xin cùng nhau đàm-đạo.

Lại nữa, Bát-quái Tiên-thiên là cánh cửa đi vào Đạo dịch, đường vào Đạo-pháp, nẻo đến của hồn linh, cần yếu cho tất cả loài người, cho nhân-loại. Chính thời-kỳ này Đức Thượng-Đế đến cũng vì muốn rao lên lý Đạo siêu-mầu ấy là Bát-quái, thế nên trong cửa Đạo Cao-Đài giờ này đâu đâu cũng thấy hình ảnh Bát-quái; ví như chợ cất theo hình Bát-quái, lộ Bát-quái, lầu Bát-quái… cũng như dưới mắt y-học danh-từ “tế-bào” xuất hiện khắp tài-liệu nghiên-cứu vậy.

Như trên ta thấy qua các con số cộng: với 4 lần tổng-số 9 (khi cộng các số xuyên tâm đối) 4x9=36 cho ta ý-niệm là 36 từng trời, là cõi trời cao cho các chơn-hồn giải-thoát được về nơi ấy. Kinh Thiên-Đạo có bài “Kinh Khi Đã Chết Rồi” xác định rõ:
“Ba mươi sáu cõi thiên-tào,
“Nhập trong Bát-quái mới vào Ngọc-Hư.
“Quê xưa trở, cõi đọa từ,
“Đoạt cơ thoát tục bấy chừ tuyệt luân...”

Có nghĩa rằng một người chết tức là đã bỏ cái xác thịt hôi thúi này rồi thì hồn sẽ thăng về 36 cõi trời, hồn được nhập trong Bát-Quái-Đài rồi mới đến Ngọc-Hư-Cung Linh-Tiêu-Điện để được triều kiến Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế.

Sự chết như vậy Đạo Cao-Đài xác nhận là một sự trở về quê xưa cảnh cũ, sau một thời-gian mà khách lữ-hành phải ra đi để làm nhiệm-vụ: hoặc học-hỏi để tiến-hóa, hoặc trả nợ, đòi nợ, hoặc làm Thiên-mạng chi chi đó… Nay đã mãn nhiệm-kỳ phải trở về “nhà”. Bởi kiếp sanh đến thế gian này là “cõi đoạ” phải có thời-gian từ bỏ là đương nhiên. Lúc ấy là đã đoạt được “Cơ thoát tục”, tức là đã hoàn thành sứ mạng, cái vinh dự thật không nhỏ vậy.

Một điều đáng tiếc cho khoa-học thực nghiệm hết sức tế-vi chỉ lo cho cuộc sống hữu-hình hữu-hoại mà không biết lo cho cái tối cần, tối yếu là linh-hồn. Nếu sự thật chỉ có vậy rồi thôi, thì một việc làm hoài công! Hoài công thôi! Một bác-sĩ tự chăm-sóc sức khỏe, sợ từ con vi trùng, thế mà khi chết, xác chôn vào đáy mồ lại để cho toàn bộ thân-thể bị dòi đục dữa nát. Cát bụi rồi cũng về cát bụi mà thôi! Bấy giờ thử hỏi các Bác-sĩ còn có sợ vi-trùng nữa chăng? Tại sao tất cả không chống lại với Thần chết? Không làm cách-mạng? Không chống lại với vi-trùng?

Nhưng với người tu thì thật sự họ đang làm Cách-mạng đó. Cách mạng với bản thân. Cách mạng với cái vô-minh đã bao đời rồi!
Hôm nay chính Đấng Thượng-Đế đã giáng dạy một bài học thật kỹ-càng và chính xác nhất:

“Các con nghe,
Một sự các con chưa hề biết đến đặng hiểu Đạo quí trọng là dường nào, lo tu tâm dưỡng tánh.

Các con đã sanh ra tại thế này, ở tại thế này, chịu khổ-não tại thế này, rồi chết cũng tại thế này.Thầy hỏi: Các con chết rồi các con ra thế nào? Các con đi đâu?

Chẳng một đứa hiểu đặng cơ mầu-nhiệm ấy. Thầy dạy: Cả kiếp luân-hồi thay đổi từ trong nơi vật-chất mà ra thảo-mộc, từ thảo-mộc đến thú-cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn ngàn, muôn muôn lần, mới đến Địa-vị nhơn phẩm. Nhơn-phẩm trên thế nầy lại còn chia ra phẩm giá mỗi hạng. Đứng bậc Đế-Vương nơi trái địa-cầu nầy chưa đặng vào bực chót của Địa-cầu 67. Trong Địa-cầu 67, nhơn-loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy. Cái quí trọng của mỗi địa-cầu càng tăng thêm hoài, cho tới Đệ-nhứt-cầu, Tam-Thiên-Thế-Giái; qua khỏi Tam-Thiên-Thế-Giái mới đến Tứ-Đại-Bộ-Châu, qua Tứ-Đại-Bộ-Châu mới vào đặng Tam-Thập-Lục-Thiên; vào Tam-Thập-Lục-Thiên rồi phải chuyển kiếp tu-hành nữa, mới đặng lên đến Bạch-Ngọc-Kinh, là nơi Đạo Phật gọi là Niết-Bàn đó vậy.

Các con coi đó thì đủ hiểu các phẩm trật các con nó nhiều là dường nào; song ấy là phẩm trật Thiên-Vị.
Còn phẩm trật Quỉ-vị cũng như thế ấy; nó cũng noi chước Thiên-Cung mà lập thành Quỉ-vị, cũng đủ các ngôi, các phẩm đặng đày-đọa các con, hành hài các con, xử trị các con. Cái quyền-hành lớn lao ấy do Thầy ban cho nó, nên đặng quyền cám dỗ các con, xúi biểu các con, giành giựt các con, mà làm tay chân bộ hạ trong vòng tôi tớ nó.

Thầy đã thường nói: hai đầu cân không song bằng thì tiếng cân chưa đúng lý. Luật công bình thiêng-liêng buộc phải vậy. Thầy lắm phen phải bị mất, bị giựt con cái của Thầy vì chúng nó.

Thầy đã chỉ rõ hai nẻo tà chánh, sang hèn rồi, vậy Thầy cũng chỉ phương hướng cho các con đi khỏi lầm lạc. Các con hiểu rằng: trong Tam-Thiên Thế-Giái còn có Quỉ mị chuyển kiếp ở lộn cùng các con thay, huống lựa là "Thất-Thập-Nhị-Địa" nầy, sao không có cho đặng?
Hại thay! Lũ quỉ là phần nhiều; nó bày bố ra mỗi nơi một giả cuộc, mà dỗ dành các con.

Vì vậy, Thầy đã nói tiên tri rằng:
Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn cùng các con, lại hàng ngày xúi biểu chúng nó cắn xé các con, song Thầy cho các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng là đạo-đức của các con.

Ấy vậy Đạo-Đức các con là phương-pháp khử trừ quỉ mị lại cũng là phương-pháp dìu dắt các con trở lại cùng Thầy. Các con không Đạo, thì là tôi tớ quỉ mị. Thầy đã nói Đạo-Đức cũng như một cái thang vô ngằn, bắc cho các con leo đến phẩm vị tối cao, tối trọng là ngang bực cùng Thầy, hay là Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn nữa.

Vậy Thầy lại dặn các con: nếu kẻ không tu, làm đủ phận người, công-bình, chánh-trực, khi hồn xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà luân-hồi lại nữa thì biết chừng nào đặng hội hiệp cùng Thầy? Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn-loại Càn-Khôn Thế-Giái, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng; mà... hại thay!... mắt Thầy chưa đặng hữu hạnh hoan lạc, thấy đặng kẻ ấy.
Vậy Thầy dặn: Đạo là nơi các con nên quí trọng đó vậy”. (TNI 19-12-1926)

Vì lẽ ấy nên câu Minh-thệ (tức là lời thề buổi nhập-môn cầu đạo) có 36 chữ đủ chỉ rõ rằng:
- Nếu làm đúng như lời hứa thì đặng vào Tam-Thập-Lục-Thiên (cảnh thăng).
- Nếu làm không đúng thì bị vào Tam-Thập-Lục-Động (tức là cảnh đoạ).
Thăng đoạ hai đường, chính do mỗi người tự chọn lấy con đường tu.

B - HÀ-ĐỒ LÀ GÌ?
1 - Khái-quát
Bởi Bát-quái Tiên-thiên do Đức Phục-Hi sáng lập ra, nói rằng vua Phục-Hi trị thủy trên sông Mạnh-Hà mới thấy trên lưng của Long-Mã có xuất hiện nhiều điểm, dưới dạng chữ thập, nhờ tài trí thông-minh quán thế, ông mới toán ra bằng số, tổng cộng là 55 điểm, như trên có nói đến.

Có nghĩa là trong 10 con số này đã có âm dương, chẵn lẻ của nó. Nếu cộng cả hai tổng-số của âm-dương-số lại sẽ được là:
Tổng-số dương là: 1+3+5+7+9 = 25
Tổng-số âm là: 2+4+6+8+10 = 30
Cộng hai tổng-số lại: 25+30 = 55.

Tổng-số là 55. Hai con số 5 đi liền nhau Dịch nói là nhị ngũ, tức là hai con số (5) ngũ.
Ngũ đây là Ngũ-hành, nên mới phân ngũ-hành dương và ngũ-hành âm; đấy là lý-do tại sao không đọc là 55 mà nói là cơ nhị ngũ. Bởi Dịch là biến, có biến mới có hóa, sự biến-hóa từ xưa đến giờ là vô cùng tận; nếu không như vậy thì địa-cầu này sẽ bị tiêu-diệt mà thôi.

Thật vậy, đó là nguyên-lý:
Bát-quái biến hóa vô-cùng, phân định Ngũ-hành, càn-khôn muôn vật. Thái-cực sanh LƯỠNG NGHI và cứ thế tiếp-tục biến-hóa ra mãi.

Ấy cũng gọi là số của Hà-đồ, hay còn gọi là cơ nhị ngũ, tức là Khí-Hư-Vô phát-khởi, là trung-tâm điểm của vũ-trụ.
Vậy ban sơ Chí-Tôn có dạy Bát-quái không?

- Thật sự Thầy không nói chỗ này hay chỗ kia là Bát-quái, nhưng Thầy đã đặt định các con số Bát-quái ấy khắp trong Thánh-ngôn Hiệp-Tuyển Qua bài thi sau đây có 55 chữ nói lên cái lý của Bát-quái Tiên-thiên làm điển hình:
THI
Hảo Nam-bang! Hảo Nam-bang!
Tiểu quốc tảo khai Hội Niết-Bàn.
Hạnh ngộ Cao-Đài truyền Đại-Đạo,
Hảo phùng Ngọc-Đế ngự trần-gian.
Thi ân tế chúng thiên-tai tận,
Nhược thiệt, nhược hư vạn đại an.
Chí bửu nhơn-sanh vô giá định.
Năng tri giác thế sắc cao ban.

Nếu nói qui luật thơ thất ngôn bát cú thì phải mỗi câu có bảy chữ, tất cả là 8 câu. Như vậy tổng cộng là (7x8)=56 chữ. Nhưng ở đây bài thơ của Đức Chí-Tôn chỉ có 55 chữ: đó chứng tỏ con số nhị ngũ có giá trị của một Bát-quái Tiên-thiên.

Kế đến là Thầy dùng hai câu thơ 3 và 4 làm câu đối đặt trên khánh thờ nơi Thiên-bàn tại tư gia
“Hạnh ngộ Cao-Đài truyền Đại-Đạo,
“Hảo phùng Ngọc-Đế ngự trần-gian.”

Lại nữa mỗi câu có 7 chữ, tức nhiên nhắc mỗi Môn-đệ của Thầy phải biết tu-hành, cúng Tứ thời là luyện Tam-bửu, biến Thất-tình thành Thất-bửu, Thất-khiếu sanh-quang cho năng-tri sáng suốt.

Và câu thơ đầu tiên có 6 chữ, chia làm hai vế đối nhau; tức là một câu mà chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 3 chữ giống nhau:

Hảo Nam-bang! Hảo Nam-bang!
Đó là lý Tam âm, Tam dương; là nói lên hai quẻ Càn Khôn là đầu mối của nguồn phát sanh vạn vật.
“Càn Khôn sản-xuất hữu-hình,
“Bát hồn vận chuyển hoá thành chúng-sanh”

Nguyên-lý:
Hà-Đồ là Đạo tự nhiên, là bản-đồ trên lưng con Long-Mã nó có nhiều điểm:
- Hai điểm với bảy điểm phía trước (hướng Nam, biểu hiện cho mùa HẠ, thuộc hành Hỏa).
- Một với sáu phía sau (thuộc hướng Bắc, biểu hiện cho mùa Đông thuộc hành Thuỷ)
- Ba với tám bên trái (là ở hướng Đông, biểu-hiện cho mùa Xuân, thuộc hành Mộc).
- Bốn với chín bên mặt (là hướng Tây, biểu hiện cho mùa Thu, thuộc hành Kim).
- Năm với mười chính giữa (trung-ương, Tứ quí thuộc hành Thổ)

Cả thảy năm ngôi tượng-hình cho khí Ngũ-hành:
Dấu tròn trắng tượng dương, dấu đen tượng âm:
- 1 với 6 phía sau, tượng hình Bắc-phương Nhâm Qúi, Thủy.
- 2 với 7 phía trước, tượng hình Nam-Phương Bính Đinh, Hỏa.
- 3 với 8 bên trái tượng hình Đông-phương Giáp Ất, Mộc.
- 4 với 9 bên mặt, tượng hình Tây-phương Canh Tân, Kim
- 5 với 10 chính giữa, tựơng hình Trung ương Mồ-Kỷ Thổ.
Năm điểm ở chính giữa cũng tượng hình Thái-cực hàm nhứt-khí, tức nhiên Thái-cực bao hàm một khí.

Tổng cộng hết là 55 điểm mà kỳ thiệt gọi là nhị ngũ, bởi vì nếu tính hàng ngang là hai con số ngũ đứng liền nhau (gọi đó là Âm ngũ-hành và Dương ngũ-hành). Tuy là nhị ngũ mà cũng chỉ là nhứt ngũ mà thôi. Bởi âm với dương như hình với bóng, cũng chỉ là một.

Học Dịch cần phải quán-thông các lý lẽ, không chấp lời cũng không chấp từ mà phải nắm vững lý biến-hoá của Dịch, là một sự linh-động.

Tuy là nhứt ngũ mà cả tượng là một điểm. Dịch gọi “thiên nhứt sanh thủy” Thủy này không phải là nước mà là thể khí, đó là khí-sanh-quang hóa sanh ra muôn loài vạn-vật. Câu này ứng hợp với lời Thầy:

“Khi chưa có chi trong Càn-Khôn Thế-Giới thì Khí-Hư-Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-cực”.

Khổng truyện nói; “Thiên nhất, Địa nhị; Thiên tam, Địa tứ; Thiên ngũ, Địa lục; Thiên thất, Địa bát; Thiên cửu, Địa thập”.

Như vậy ta thấy các Thiên-số: 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ còn gọi là số CƠ, là số dương vậy.
Địa-số là các số chẵn: 2, 4, 6, 8, 10 còn gọi là số NGẪU, là số âm vậy.

Vì Đạo tạo Hỏa của trời đất chẳng qua là một cái Dương ngũ-hành và một cái Âm ngũ-hành; một cái sanh một cái thành mà thôi. Tuy phân ra ngũ-hành mà kỳ thiệt là một Âm một Dương vận-dụng cái Đạo gọi là “Nhất âm nhất dương chi vị Đạo” (một cái âm, một cái dương qua lại gọi là Đạo).
Tuy âm dương vận dụng mà kỳ thực là một khí qua lại vận-dụng cái Đạo để biến thông.

Tượng-hình ĐẠO như thế này:
- Ngũ-hành thuận sanh: Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ, Thổ trở lại sanh Kim.
- Ngũ-hành nghịch khắc: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc lại khắc Thổ. Nếu trên vòng tròn thì Thổ phát ra tại trung-ương theo vòng tương-sanh rồi trở vào dứt cũng tại trung-ương.

Ra vào thì chẳng chi khác hơn là một khí (thổ khí), chẳng chi khác hơn là một trung. TRUNG nầy là một cái gốc lớn của thiên-hạ, ấy là Thổ cư Trung (Đất ở chính giữa) hòa-hiệp hết Tứ-tượng. HÒA là con đường suốt chung cho thiên hạ. Ấy là Tứ-tượng tại ngoại (chạy ra bên ngoài) chỉ một khí lưu-hành. Trong vừa Hòa vừa là một khí, cả thảy đều là Thái-cực.

Duy có con người hưởng lấy khí Âm Dương Ngũ-hành của Trời Đất mà sinh thân mình, cho nên trong thân mình có đủ khí Âm-Dương Ngũ-hành. Nhưng Ngũ-hành nầy có Tiên-thiên, Hậu-thiên. Tiên-thiên Ngũ-hành thuộc dương. Hậu-thiên Ngũ-hành thuộc Âm.

Các số: 1, 3, 5, 7, 9 là Dương ngũ-hành thuộc Tiên-thiên.
Các số: 2, 4, 6, 8, 10 là Âm ngũ-hành thuộc Hậu-thiên.

2 - Nguyên-lý về NGŨ-HÀNH
Nguồn gốc sinh ra Ngũ-hành cũng bởi Thái-cực có hai thể động và tĩnh:
- Động thì sinh ra dương, động cực rồi lại tĩnh.
- Tĩnh thì sinh ra âm, Tĩnh cực rồi lại động.

Cứ một động, một tĩnh thay đổi nhau, cái nọ lấy cái kia làm gốc, chia ra âm dương lập thành Lưỡng-nghi.
Dương động là sự động-tác của Thái-cực.
Âm tĩnh là cái lập thể của Thái-cực.

Dương động thì biến-hóa ra, âm tĩnh thì đông hợp lại. Bởi sự biến-hóa, sự đông hợp ấy mà sinh ra Ngũ-hành: Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm khí ấy tiết ra mà thuận thì 4 mùa lưu-hành vậy.

Ngũ-hành hợp lại là Âm dương. Âm dương hợp lại làm một là Thái-cực. Thái-cực vốn là Vô cực (Dịch nói: Vô-cực nhi Thái-cực)

Vậy: nếu Ngũ-hành là lý biến-chuyển của âm dương để lập thành cơ hữu-tướng đó là năm nguyên-tố chánh để tác thành vũ-trụ càn-khôn.

Ở trong vũ-trụ dù phẩm-vật thấp hèn hay phẩm-vật cao-trọng nào mà có hình-thể cũng đều do năm nguyên-tố ấy chi-phối và điều-hợp mà nên.

Năm nguyên-tố ấy là: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tuy nói theo thứ-tự ấy là cơ sản-xuất sau trước khác nhau. Thật sư thì:

Đầu tiên là Hỏa, ấy là ngôi Thái-cực biến tướng là Thái-thượng ấy là ngôi có trước hết. Thái-Thượng là đóm lửa được phân-hóa đầu tiên vần-vần xoay lộn trong không-khí và nguội dần để thành ra ngôi thứ hai ấy là Thái-Thượng Nguơn-Thủy, rồi hai nguyên-tố ấy mới cấu-tạo ra.

Nay xét về 5 nguyên-tố phối-hợp nhau sản xuất ra vạn-linh.

Trong một ngyên-tố chánh thảy đều có 4 nguyên-tố kia kết-hợp vào, không nguyên-tố nào hiện-tượng ở trần-gian là thuần-túy được cả, bởi nếu thuần-túy thì không có cái sống của vạn-linh:
- Hỏa chất hăng mãnh-liệt, nóng-nảy, chủ động, sáng-suốt.
- Biến sang Thủy là trạng-thái tĩnh-lặng, êm dịu.
- Rồi đến Kim sáng chói, hiền-hòa, nó có đặc-tính của Hỏa và Thủy, chịu ảnh-hưởng của Hỏa nhiều;
- Đến Mộc, chịu ảnh-hưởng của Thủy nhiều hơn.
- Rồi Thổ là ảnh-hưởng của 4 nguyên-tố kia nhưng chịu ảnh-hưởng của Hỏa nhiều nhất.

Trong vũ-trụ đều có lý Ngũ-hành ấy.
Ở trời ấy là Ngũ-khí, là ở giai-đoạn từng cao: đạm-khí, khinh-khí, dưỡng-khí, thán-khí, Hạo-khí và Ngũ vân.
Ở đất có Ngũ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc và trung-ương.
Ở người ấy là Ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận.

Cơ vận-chuyển của Ngũ-hành rất linh thiêng, mầu-nhiệm và đều có ảnh-hưởng trực-tiếp đến sanh mạng vạn-vật, chính nó là nguồn sống thể hiện ở càn-khôn. Nó thuộc về cơ hữu-vi thuộc quyền của Pháp hay Phật-Mẫu.
Tóm lại: Ngũ-hành là năm nguyên-tố chánh để cấu-tạo muôn loài vạn-vật.
Ở thể thanh nhứt là thuộc Khí, ở thể thứ nhì thuộc thể lỏng, ở thể thứ ba thuộc thể đặc.
Ở thể khí là ngũ khí, ngũ vân, ngũ phương, ngũ sắc.
Ở thể lỏng chất thuộc ngũ tạng, ngũ dục...

Ngũ-hành có sanh, có khắc; hễ sanh và khắc đến độ trung-dung là Hòa. Tương khắc, tương sanh rồi lại tương hòa.
* Màu trắng thuộc kim, ấy là sao Thái bạch trên trời thuộc về hướng Tây. Ở nơi người nó thuộc về tạng phế (phổi). Ở can chi nó thuộc Canh, Tân.
* Màu đen thuộc Thủy, ấy là sao Thần-tinh trên trời, thuộc về hướng Bắc. Nơi người nó thuộc tạng thận. Ở can chi nó là Nhâm, Quí.
* Màu xanh thuộc Mộc, ấy là sao Tuế-tinh trên trời, thuộc về hướng Đông. Nơi người nó thuộc tạng gan.Ở can chi là Giáp, Ất.
* Màu đỏ thuộc Hỏa, ấy là sao Vinh-hoặc thuộc về hướng Nam. Nơi người thuộc Tâm. Ở can chi là Bính, Đinh.
* Màu vàng thuộc Thổ, thuộc sao Tấn-tinh ở vào trung-ương. Nơi người thuộc tạng Tỳ. Can chi thuộc Mậu, Kỷ. (xem thêm ngũ-hành sinh khắc)

Ngũ-hành trên HÀ-ĐỒ.
Tóm lại Ngũ-hành theo phương vị Hà đồ có các vị trí sau:
- Hành Thuỷ ở phương Bắc.
- Hành Hỏa ở phương Nam.
- Hành Mộc ở phương Đông.
- Hành kim ở phương Tây.
- Hành Thổ ở Trung-ương (ở giữa)

Hình trên chỉ cho thấy rõ phương-vị của Ngũ-hành, nếu hợp những phương-vị sau đây với tám quẻ của Hậu-thiên Bát-quái thì sẽ có được những thể của 8 quẻ theo Ngũ-hành.

3 - TIÊN-THIÊN DƯƠNG NGŨ-HÀNH
Như trên đã nói các dương số là 1, 3, 5, 7, 9 gọi là Tiên-thiên dương Ngũ-hành:
Số 1- Là nguơn TINH thuộc Thủy là Nhâm thủy.
Số 3- Là nguơn TÁNH thuộc Mộc là Giáp mộc
Số 5- Là nguơn KHÍ thuộc thổ làm Mồ Thổ.
Số 7- Là nguơn THẦN thuộc hỏa làm Bính hỏa.
Số 9- Là nguơn TÌNH thuộc kim làm Canh kim

Đó là ngũ nguơn. Hễ ngũ nguơn đủ rồi thì có ngũ Đức ở trong. Đó là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
- Nguyên TINH là thứ tinh chẳng phải tinh. Thể của nó thuần-túy phát ra thành TRÍ.
- Nguyên TÁNH là thứ tánh không, có tánh thể của nó nhu từ (chiều-chuộng hay thương xót) phát ra thành NHÂN.
- Nguyên TÌNH là thứ tình không, cái tình thể của nó can liệt (cứng cỏi, ngay thẳng) phát ra thành NGHĨA.
- Nguyên KHÍ là thứ khí không, cái khí thể của nó thuần-nhất (ròng là một) phát ra thành TÍN.
(Nguyên hay ngươn cũng là một nghĩa)

Ngũ Nguơn là khí của Ngũ-hành, ngũ Đức là tánh của Ngũ-hành. Ngũ nguơn, ngũ-đức sanh tại lúc Tiên-thiên ẩn trong khí Hậu-thiên.

Đương lúc con người ta thai bào còn hỗn độn; một khí hỗn-luân, hình tích tuy chưa lộ, mà cái lý của nó có sẵn đủ rồi, chỗ gọi “vị sanh xuất” nghĩa là chưa sanh ra như trong họa-đồ ở chính giữa có số 5. Năm điểm tụ lại một chỗ mà tượng hình Thái-cực.

Cổ nhân dạy người phải tìm giữ cái diện mục của mình trước khi cha mẹ sanh ra là chỉ vào đấy, do bởi việc nầy xảy ra trước khi sanh thân, nên gọi là Tiên-thiên.

4 - HẬU-THIÊN ÂM NGŨ-HÀNH
a/- Khái-niệm:
Các số chẵn gọi là số âm, như: 2, 4, 6, 8, 10.
Số 2 là Thức Thần thuộc hỏa làm Đinh hỏa.
Số 4 là Quỉ phách thuộc Kim làm Tân kim.
Số 6 là trược tinh thuộc Thủy làm Quí thủy.
Số 8 là Du hồn thuộc Mộc làm Ất mộc.
Số 10 là Vọng ý thuộc Thổ là Kỷ thổ.

Đó là ngũ-vật. Hễ ngũ vật đủ rồi thì có ngũ-tặc ở trong đó. Ngũ-tặc là: Mừng, Giận, Buồn, Vui, Muốn.

Du-Hồn chủ sự ứng có tánh lành nên xúc động đến thì thành giận (nộ).
Thức-Thần rất linh-thiêng, có tánh tham, xúc động đến thì sanh muốn (dục) thuộc Hậu-thiên ngũ-vật. Ngũ-tặc tuy là do ngũ-hành hóa ra mà trong đó có chỗ phân biệt. Trong ngũ-vật Tinh, Thần, Ý, đều sanh sau duy có Hồn, Phách sanh ra trước hết.

Hồn lại còn sanh trước Phách nữa, HỒN là hột giống luân-hồi đời đời kiếp kiếp, làm người hay làm quỉ là nó; làm Thánh, làm Hiền cũng là nó; làm lành làm dữ cũng là nó, mang lông đội sừng cũng là nó. Thân này tuy chưa sanh chớ nó đã có trước rồi, còn khí tuy chưa tuyệt chớ nó đã đi trước rồi. Trong lúc con người vừa thoát thai chào đời, oa oa tiếng khóc, là lúc Hồn nhập khiếu.

Hồn vừa nhập khiếu thì nó thọ Hậu-thiên khí; một khí hiệp cùng Tiên-thiên Nguơn-tánh. Cái giả mượn cái thiệt mà tồn tại. Cho nên, anh-nhi xổ ra mà không có tiếng oa oa thì chẳng thành con người, vì du-hồn chưa nhập. Tuy là có nguơn tánh mà một mình đâu có tồn tại được.

Cái giả nhờ cái thiệt mà tồn tại. Cái thiệt nhờ cái giả mà hơn lên. Còn Phách thì lấy phần linh của khí huyết thọ kim khí mà đoàn-kết.

Hồn là một vật hay rời rạc chẳng định, lìa cái này thì bắt cái kia, lìa cái kia thì bắt cái nọ, luân-hồi không cùng, nhiều kiếp mà chẳng hề hư hoại. Phách mất hay còn đều do thân này. Thức thần tuy thọ hỏa-khí mà sanh chớ cũng ở trong hồn mà ra. Trược tinh tuy thọ thủy mà sanh chớ cũng do phách mà thành, Ý là tư-lự động tác dùng nó mà xử khiến. Tinh, Thần, Hồn, Phách cũng là tứ-vật.

Ngũ-vật, ngũ-tặc đều có sau khi sanh thân này nên gọi là “dĩ sanh xuất”, nghĩa là đã sanh ra rồi. Do bởi việc này xảy ra sau khi sanh thân nên gọi là hậu-thiên. Còn Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận đã trược mà lại có hình chất nên không được kể vào đây.

Lúc ban sơ mới sanh, hậu-thiên ngũ-hành với tiên-thiên ngũ-hành hai cái hiệp chung làm một. Ngũ-vật nhờ ngũ-nguơn dẫn dắt, còn ngũ-tặc nhờ ngũ-đức kềm chế, mỗi khi cử-động đều là Tiên-thiên làm chủ-tể, Hậu-thiên chẳng qua là tay sai mà thôi.

Cho nên hồi anh-nhi vô-thức, vô-tri thì tốt lành, chẳng có một mảy dữ là chí Nhân (nhân cùng bực). Nhân ấy là mối manh của nguơn-tánh.

Nhân ngã đều quên là chí nghĩa, nghĩa ấy là mối manh của nguơn-tình. Thế nên, sách Tam tự kinh khởi đầu bằng câu “Nhơn chi sơ tánh bổn thiện” (con người mới sinh ra ra cái bổn tánh vốn hiền lành).

Thinh sắc cũng mê là chí Trí, ấy là mối manh của nguơn-tinh.
Tâm-khí bình-hòa là chí Lễ, Lễ ấy là mối manh của nguơn-thần.. Một lòng thành chẳng đổi hay là chí Tín. Tín ấy là mối manh của nguyên khí.

Lúc nó tịnh là ngũ nguơn khí, nó động là ngũ đức. Mà động tịnh đều là tiên-thiên hành sự. Trong lúc đó dẫu mừng, giận, buồn, vui nhưng đều vô-tâm cả.
Mừng mà không giữ lâu (bám chặt)
Giận mà không đổi đạc (giận lâu)
Buồn mà không xót-xa (đau đớn)
Vui mà không thái-quá (dâm dật).

Mừng, Giận, Buồn, Vui chưa phát thì gọi là TRUNG, chừng nó phát ra rồi trúng tiết (nhầm lễ) thì gọi là HÒA. Trung với Hòa có ý-nghĩa là không dục-vọng, không dục-vọng ắt là tinh, thần, hồn, phách, ý, mỗi thứ đều yên ngôi, vâng theo mạng lịnh Tiên-thiên.

Đức Hộ-Pháp có dạy “Vui cũng vui, buồn cũng buồn, nhưng đừng để nọc vui buồn thấm vào chơn tánh” là vậy.

Tiên-thiên, Hậu-thiên, Âm Dương giao phối tinh-hoa trong nhị ngũ mà hiệp đúng phép mới đoàn-kết. Hoặc Tiên-thiên động thì Hậu-thiên thành, chơn không rời giả, giả chẳng rời chơn. Chơn nhờ giả mà vẹn toàn, giả nhờ chơn mà tồn tại. Trọn hết là một khí, không chút nào tổn thương; đầy-đủ như ngũ-hành trong họa-đồ.

5 - Cổ Hà-đồ
Âm dương đồng ở một chỗ, tượng hình một khí lưu-hành.
Cổ-nhân dạy người phải nương lấy cái “sanh diện”, nghĩa là cái diện-mục của mình khi mẹ sanh ra là chỉ vào đây.

Đến năm 16 tuổi (nhị bát) Tiên-thiên khí đầy đủ, Dương cực thì Âm lần sanh và giao tiếp với Hậu-thiên nên hồn-phách chẳng định, Thức Thần nổi lên thì khai tinh khiếu (cửa lọc tinh ba), ý loạn, tâm mê, ngũ-vật đều dấy lên, ngũ-tặc phá hại, ngũ-nguơn, ngũ-đức tiêu mòn dần. Như vậy ngày nầy qua ngày kia, năm kia tới năm nọ, âm khí thuần rồi dương khí tận, thì không chết sao được!?

Đây là Đạo đi thuận thì sanh ra con người. Duy bực Thánh-nhơn có học phép tiên-thiên mới biết bảo dưỡng lúc tiên-thiên chưa tuyệt, mới biết thối âm khi hậu-thiên khởi sanh. Thánh-nhân lấy cái hậu-thiên mà hàm dưỡng tiên-thiên, lấy cái tiên-thiên mà chế hóa hậu-thiên, chánh đạo vô-vi thẳng vào cõi Thánh.

Cái Đạo vô-vi chẳng ra ngoài cái diệu-lý của Hà-Đồ bắt từ trong mà sanh ra âm-dương ngũ-hành, tức là đạo “thuận-sanh”, sanh ra con người. Còn ngũ-hành âm-dương trong Hà-Đồ hiệp nhau trọn hết là một khí, tức là đạo “nghịch vận” sanh ra Thánh-nhân.

Nghịch-vận không phải lấy nghĩa phản huờn, ấy là đem ngũ-hành tàng ẩn như trước (trả lại) nơi Trung huỳnh Thái-cực (Tâm). Đây cho thấy trở lại cái diện mục hồi lúc cha mẹ chưa sanh.

Mạnh-Tử nói rằng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí bốn đức tánh nầy căn cứ tại Tâm. Cái sắc anh-hoa của nó hiện nơi mặt đầy-đặn, hình ra sau lưng, oai-nghi bày ra tay chân. Tay chân chẳng đợi mình bảo mà tự-nhiên hiểu biết cử-động hiệp nghi (như cái tay chẳng đợi bảo phải cung khoanh mà tự nhiên biết cung kính; cái chân chẳng đợi bảo trung-hậu mà tự nhiên biết trung-hậu. (Tận-Tâm thượng /Mạnh-Tử)

Nguyên-nhân là tâm làm chủ cả cái thân có đủ các đức là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Nếu lấy một cái Tâm mà vận Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí ròng là Thiên-chơn hành-sự. Ngũ-vật, Ngũ-Tặc đều theo lệnh nó, khiến ngũ-hành đoàn-kết, Tứ-tượng hòa hiệp thì TÁNH tức là MẠNG; MẠNG tức là TÁNH. Tánh Mạng một nhà, âm dương trọn hòa. Hình Thần đều đặng huyền-diệu cùng Đạo hiệp một lẽ Chơn, căn cứ tại Tâm mà sanh sắc anh hoa. Chẳng đợi bảo mà hiểu biết tự-nhiên, như thế cái tâm đó mới gọi là tâm không (không phải cái tâm không biết rung động), mà gọi là “thiên địa chi tâm” (tâm của trời đất), ngũ-hành không sao đến đó được, tứ đại khó xông pha vào đấy, chỗ mà Thánh-nhân gọi là Huyền-tẫn là nó đây vậy.

Caí không phương-hướng, không định chỗ nơi, nghĩ ra ắt sai, bàn lại thêm quấy, chẳng thể lấy lời mà dạy, lấy bút mà tả, khép mở có giờ, động tịnh như chẳng chấp chẳng lịch, tột trúng tột linh gượng kêu là THÁI-CỰC, gượng vẽ ra cái nầy không (0). Ấy là một điểm ở chính giữa Hà Đồ.

Nhưng bởi cái tâm này là gốc rễ của Trời Đất, cội nguồn của Tánh-mạng, chỉ có người Tu Chơn mới có được Tâm này.

Đức PHẬT-MẪU có dạy rằng:
Gắng sức trau-giồi một chữ Tâm,
Đạo đời muôn việc khỏi sai lầm.
Tâm thành ắt đạt đường tu vững,
Tâm chánh mới mong mối Đạo cầm.
Tâm aí nhơn sanh an bốn biển,
Tâm hòa thiên-hạ trị muôn năm.
Đường tâm cửa Thánh dầu chưa vẹn,
Có buổi hoài công bước đạo tầm.
Nơi Trí-Huệ-Cung có để thể-pháp: Ba vòng vô-vi gắn liền nhau như mắc-xích biểu-tựợng cho Tam-giáo, Tam-bửu, tam thể xác thân. Người tu đắc đạo là lúc ngũ-khí triều nguyên, tam huê tụ đảnh. Đây chính là tôn-chỉ của Đạo Cao-Đài “Tam-Giáo Qui-Nguyên Ngũ-Chi Phục-Nhứt”.

Cái Tâm đó lớn không có chi lọt ra ngoài, mà nhỏ thì không có chi xen vào trong. Có phải chăng biểu-tượng này Đạo Cao-Đài đều tôn thờ. Đó là Thiên-nhãn, là điểm Linh-Quang, là trí Bác-Nhã…
Người tu gọi cái tâm này là tâm không (chơn không mà diệu hữu biến-hóa vô cùng).

Cái Tâm không.:
Hễ ai đặng cái tâm này thì ra tử vào sanh (về cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống). Ai mất nó thì ra sanh vào tử (mê-muội tối tăm phải bị trầm-luân khổ hải).

Trước nói Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí căn cứ tại Tâm là chỉ cái tâm này đây. Trong cái tâm này có khí ngũ-hành mà không có hình chất ngũ-hành. Nó ẩn trong ngũ-hành mà chẳng bị nhốt trong ngũ-hành. Gốc nó tại lúc cha mẹ chưa sanh sắp về trước. Hiện ra lúc cha mẹ sanh rồi sắp về sau. Nó vắng lặng chẳng động, cảm xúc liền hay cho nên chủ-tể bốn Đức (tứ Đức) Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Vì nó biến hóa ra được 4 Đức này nên còn có tên là TÍN Tín đây không phải là chữ tin thuộc về lời nói; Ấy là chữ tín do âm dương hiệp chung làm một, chơn thật không dối.Chơn-thật là không dối trá (là chơn không), mà chơn-không là diệu-hữu. Không mà chẳng không, chẳng không mà không. Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí đều có đủ trong đó.

Công-phu vô-vi là mượn sức Đạo làm cho toàn hình. Mượn sức đạo làm cho toàn hình ấy là dùng Tín mà thâu hết Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí, tức là đem Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí gom về một chữ Tâm, gom về một chữ Trung. Tín-Tâm-Trung cả ba tên đều là một KHÍ.

Một khí lưu-hành ngũ-nguyên ngũ-đức, đoàn-kết không tan, hiệp trọn về một Thái-cực, chẳng sẫm chẳng lậu, thì hậu-thiên ngũ-vật, ngũ tặc cũng đều hóa ra dương. Tiên-thiên-khí và Hậu-thiên-khí, hai khí hiệp chung làm một thể ắt tu tánh xong (Trong công phu tu tánh đã có tu mạng rồi khỏi phải tu mạng nữa).

6 - Nguyên-lý tạo thành 64 quẻ kép
Đạo Bát-quái cũng có âm dương và quái nầy lại đặt chồng lên với 8 quái kia mà biến thành 64 quẻ kép (8x8=64) biến-hóa vô cùng mà tạo nên vạn-vật.

Một quẻ đôi có 6 vạch, mỗi cái ba vạch dầu trên hay dưới là lấy ý tam tài: Thiên-Địa-Nhân cho có cặp, mỗi tài đều có Âm Dương của nó.

Bát-quái chính là Âm Dương của Tứ-tượng (mỗi thứ trong Tứ-tượng đều có âm dương). 64 quẻ tức là khí do âm dương của Tứ-tượng phối hiệp mà sanh ra.

Bát-quái sắp xếp rồi chồng lên với nhau tức là âm dương tương-giao thì sự sanh sanh chẳng ngớt, há chỉ có 64 quẻ mà thôi đâu! Thế nên mới nói rằng “Bát-quái biến-hóa vô cùng mới thành ra càn-khôn thế-giới”.

Vẽ quẻ mà dừng ở 64 quẻ là vì đạo của Trời đất chẳng qua là âm dương của Tứ-tượng biến-hóa ra đó mà thôi. Tứ-tượng hiệp lại do âm và dương thì gọi là Bát-quái. Một quẻ đi khắp các ngôi chọi với 8 quẻ. 8 quẻ đi khắp các ngôi chọi với 64 quẻ, ngàn quẻ, muôn quẻ đều chẳng ra ngoài 64 quẻ đó được.

Vậy lấy cái gì mà hành khí, có phải là 64 quẻ đó chăng? Và 64 quẻ là do 8 quẻ đặt chồng lên nhau thành (8x8)=64 quẻ.

Tám quẻ là do Tứ-tượng sanh ra (4x2=8). Tứ-tượng là do Lưỡng-nghi sanh ra (2x2=4). Lưỡng-nghi chỉ là một khí THÁI-CỰC (O) lưu hành. Thế thì Thái-cực là căn bổn của muôn sự biến-hóa, là Tổ-Khí sanh ra muôn vật.

Có Thái-cực này mới có Âm Dương.
Có Âm Dương mới có Tứ-tượng.
Có Tứ-tượng mới có Bát-quái (8 quẻ).
Có Bát-quái mới có 64 quái.
Nếu không có Thái-cực thì âm dương ở đâu mà có, Tứ-tượng ở đâu nảy sanh, tám quẻ ở đâu thành hình? 64 quẻ ở đâu mà vận hành?.

Vua Phục-Hi vẽ họa-đồ lấy quẻ sanh ra quẻ có phải là chỗ huyền-diệu của số sanh trong Hà Đồ không?
Muôn hình tượng sanh ra từ trong chỗ biến-động. Có biến-động rồi mới có Kiết, Hung, Hối, Lẫn (hối-hận). Thiên-hạ vận-dụng hằng ngày theo đó, thế mà không rõ Thánh-nhơn đã tìm ra được cái bổn-nguyên (cái gốc ban đầu) Tiên-thiên sanh ra các quẻ, nên cái nghĩa mầu-nhiệm nhờ đó mà phát lộ trọn hết cái “bổn lai chơn-tâm” của người rỗng tuếch, không mang theo một mảy lông, một sợi tơ nào.

Trống không đến cùng cực (o) hay cũng gọi là VÔ (không) tức là Thái-cực, ấy chỗ gọi “Vô danh thiên địa chi thủy” . Nghĩa là cái không tên kia là đầu mối của Trời Đất, nhưng cái “Hư-Vô Thái-cực” này chẳng phải là một vật bất động mà là một vật sống, linh động, trong đó có ẩn một điểm (o). Sanh cơ điểm này gọi là khí Tiên-thiên chơn nhứt, là cội Tánh mạng của con người, là nguồn của Tạo-Hóa, là gốc của sanh tử.

Trong hư-vô có ngậm chứa (tiềm tàng chưa phát lộ) một khí chẳng có chẳng không (sự tư tưởng hay ý-tưởng), chẳng phải HỮU (sắc) chẳng phải VÔ (không), rất là hoạt bát, lại cũng gọi là chơn không. Ấy là chỗ gọi “Hữu danh vạn vật chi mẫu” nghĩa là cái có tên kia là mẹ sanh của muôn loài (Đó là lời nói phát sanh từ cái miệng).

Một Khí-Hư-Vô đã có một điểm sanh cơ ở trong đó (tượng là vòng tròn có một điểm tâm) là Thái-cực ngậm chứa một khí, tức là câu: “Nhứt tự hư-vô triệu chất” . Một khí đã lộ chất thì không thể chẳng động chẳng tịnh. Động làm Dương, Tịnh làm Âm. Cái động cái tịnh nầy sanh ở trong một khí chánh là: “Lưỡng-nghi nhân nhứt khai căn”. Đã có động có tịnh; động hết sức rồi tịnh, tịnh hết sức rồi động thì Tánh, Tình, Tinh, Thần có ngụ ở trong đó là “Lưỡng-nghi sanh Tứ-tượng” .
CHÁNH là “Tứ-tượng bất ly nhị thể”

Đã có Tứ-tượng là Tánh, Tình, Tinh, Thần thì mỗi tượng đều có động tịnh, đó là Tứ-tượng sanh Bát-quái. Bát-quái sanh khắc lẫn nhau mà “hộ vi tử-tôn” (cái này sanh cái kia, cái kia sanh cái khác nữa làm con cháu lẫn cho nhau).

Sáu mươi bốn quẻ bởi đó mà nảy sanh muôn hình vạn trạng, biến động cũng từ đó mà hóa ra, bởi vì:
Muôn hình gốc ở tám quẻ (gọi là bát-hồn).
Tám gốc ở Bốn (tượng)
Bốn tượng gốc ở hai (nghi)
Hai nghi gốc ở một (khí)
Một gốc ở HƯ (vô)

Hư-vô là mối đầu của (Khí chi thể). Một là mẹ sanh của khí (khí chi mẫu). Hư-vô là THỂ, một Khí là DỤNG. Thể Dụng như một, hai chia bốn hoặc tám hoặc muôn, đều vận-dụng ở trong một Khí-Hư-Vô thì có gì Kiết, Hung, Hối, Lẫn được?

Bằng một Khí-Hư-Vô thì động tịnh chẳng hợp thì bốn khí chẳng còn điều-hòa, tám quẻ thổ loạn, muôn hình biến-động thì chừng đó mới có phân ra kiết, hung, hối, lẫn. Cái chỗ bí-mật nầy ai không biết nó mà thuận theo khí âm-dương (tức là sống theo lối nhị-nguyên) thì có sống có chết, muôn kiếp trầm-luân. Cho nên nói thiên-hạ vận-dụng hằng ngày theo đó mà chẳng rõ: Ai biết nó mà nghịch với khí của dương thì: RA chết VÀO sống, lên ngay cõi Thánh. Cho nên nói Thánh nhân tìm ra được cái bổn-nguyên (dụng nó hằng ngày mà chẳng rõ là nói chẳng hiểu thấu, rõ biết một Khí-Hư-Vô. Tìm ra được cái bổn nguyên là nói gìn-giữ được một Khí-Hư-Vô là chân tâm mình đó vậy.Trời đất sử khiến được vật có hình chớ không thể sử khiến vật không hình, sử khiến được kẻ có tình chớ không sử khiến kẻ vô tình. Sử khiến được kẻ hữu-tâm chớ không thể sử-khiến kẻ vô tâm.

Tìm ra được cái bổn-nguyên, đặt cái tâm mình ở hư-vô, dưỡng tâm ở một khí, tuy rằng có Lưỡng-nghi, Tứ-tượng, Bát-quái, 64 quẻ nhưng cả thảy đều vận dụng tại chỗ căn bổn là HƯ-VÔ, chẳng hề sanh ra bao giờ, muôn hình đều không, duy có một cái đó (o).

Thử hỏi cái đó là sự vật trong một Khí-Hư-Vô thì làm sao kiết hung gia cho mình, hối lẫn gần bên mình được?

Cách sanh quẻ và sắp quẻ của Phục-Hi rất hay. Hay là ở chỗ tám quẻ sấp thành quẻ: Kiền dương kiện lúc đầu tiên. Khôn âm thuận lúc cùng cuối. Khi âm dương mới sanh thì cả hai đều ở trung-uơng. Kiền đầu tiên là Kiền dị-tri: dễ biết Khôn cùng cuối là Khôn giản-năng (gọn làm)

* Đứng về một Trời Đất thì gọi là dị tri giản năng.
* Theo đạo người mà gọi (thì gọi là) Lương-tri lương-năng hoàn-toàn là thiên-lý.

Cho nên một động một tịnh đều lấy một điểm hư bạch (một vòng trắng 0) ở chính giữa mà lập căn cơ. Ở chỗ không quẻ mà sanh quẻ, nếu con người tìm ra được bổn-nguyên thì bỗng nhiên sẽ thấy cái bổn lai diện mục, tức là chơn-tướng mới là biết một Khí-Hư-Vô ngậm chứa sự vật. Tột trống mà ngậm chứa tột đặc. Không hình mà hay biến hóa, cho nên biến hóa vô cùng.

C - PHỤC-HI TIÊN-THIÊN
LỤC-THẬP-TỨ QUÁI PHƯƠNG-ĐỒ
(64 quẻ trên đồ hình vuông của Phục-Hi)

Trên đây là sự tóm lược của 64 quẻ kép, tức nhiên đều do tám quẻ gốc.

Càn , Đoài , Ly , Chấn , Tốn , Khảm , Cấn , Khôn rồi nhân đôi lên mà thành.
Quẻ đơn là quẻ chỉ có 3 hào, quẻ kép là quẻ có 6 hào (tức là gấp đôi lên).
Sau đây là Phương-pháp thực-hành:

1 - Tám quẻ gọi là Bát Thuần
Đầu tiên lấy một quẻ làm chuẩn, thí-dụ là quẻ Càn , nếu Càn đặt chồng lên Càn nữa, thành ra Bát-Thuần Càn  (biệt số là 11)

Tại sao gọi là “Bát Thuần”?
- Tức là tám cái tinh ròng, chỉ có tám quẻ này duy nhứt do chính quẻ ấy đặt chồng lên quẻ ấy mà thôi. Như trên đã thấy ở quẻ Bát-Thuần Càn. Tương-tự: còn lại 7 quẻ nữa là Bát-Thuần Đoài (22), Bát-Thuần Ly (33), Bát-Thuần Chấn (44), Bát-Thuần Tốn (55), Bát-Thuần Khảm (66), Bát-Thuần Cấn (77), Bát-Thuần Khôn (88). Với 8 quẻ thuần này thì được gọi bằng chính tên của nó (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn), quẻ kép này có được đặc-tính của hai quẻ đơn họp lại mà thành... Biệt số do đâu mà có? Bởi càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Đó là số của Bát-quái quẻ đơn. Khi tạo thành quẻ kép thì cũng lấy chính số quẻ ấy ghép liền với số của quẻ kế tiếp sẽ là biệt số của hai quẻ kết họp lại nhau Thí dụ: quẻ Càn số 1; mà Bát-Thuần Càn tức là Càn Càn, biệt số là 11; thuần Ly (Ly số 3) là 33.

Nếu với hai quẻ khác nhau như: Càn vi Thiên số 1 họp với Đoài vi Trạch số 2, bấy giờ tên quẻ sẽ đọc là Thiên-Trạch Lý (cách đọc quẻ thì có phương-pháp chung, tên LÝ là do Thánh-nhân đặt, căn-cứ vào ý-nghĩa của hai quẻ họp lại. (Sẽ bàn sau)

2 - Sự biến-hóa thành quẻ kép
Tính-chất của mỗi quẻ là:
* Càn vi Thiên (Càn là trời) tượng sự cao cả, là ngôi tôn quí, là Cha, Vua.
* Đoài vi Trạch, tức là đầm, ao, hồ chứa nước.
* Ly vi Hỏa, Ly là lửa.
* Chấn vi Lôi, Chấn là sấm.
* Tốn vi Phong, Tốn là gió.
* Khảm vi Thủy, thủy là nước.
* Cấn vi Sơn, sơn là núi.
* Khôn vi Địa, Khôn là đất.

Khi các quẻ được phối-hợp với nhau, thì:
Thứ nhất không còn gọi chính danh của nó nữa, mà phải gọi “nghĩa” của nó. Thí-dụ:



3 - Cách đọc 64 quẻ trên đồ vuông của Phục-Hi
Đây là cách đọc quẻ kép trên đồ hình:
Dòng trên tức là dòng thứ nhất khởi từ Khôn 8 cho đến cuối là càn 1 (hàng ngang)
Dòng dưới là dòng thứ hai, đều là càn 1, đến chữ cuối cùng. Hai quẻ này phối hợp nhau sẽ cho các quẻ ở hàng thứ ba.
Như ở quẻ có biệt số 81: là do Khôn vi Địa số 8 hiệp với Càn vi Thiên số 1 sẽ thành quẻ kép là Địa Thiên Thái, biệt số là 81.
Một biệt số nữa là 71 do quẻ Cấn vi Sơn số 7 hiệp với Càn vi Thiên số 1 sẽ thành quẻ kép có tên là Sơn Thiên Đại-Súc cứ thế tiếp-tục đến quẻ thứ 64
Vậy, nhìn chung cột đứng thứ nhất, tức là các quẻ khi phối hợp nhau sẽ đặt phía “dưới”.
Cột nằm ngang, khi phối hợp thành quẻ kép sẽ đặt phía “trên”. Các hình-thức quẻ, xin nhìn ở bảng lập thành ở trên, còn bảng này là tên của quẻ có kèm theo biệt số.

Thí-dụ: Cột đứng thứ nhất là khôn số 8, đặt chồng lên Khôn số 8 nữa, hợp số sẽ là 88, tên quẻ là Bát-Thuần Khôn.
Cột ngang quẻ Cấn số 7 đặt chồng lên khôn số 8, biệt số là 78, (Cấn vi sơn, Khôn vi địa) tên quẻ là Sơn Địa Bác. Bác có nghĩa là vật sắp sụp đổ, như tượng quẻ chỉ có một hào dương treo lơ-lửng trên 5 hào âm, báo động cho một nguy-cơ khốn đốn không thể tránh khỏi.

Với 64 quẻ như vậy là 64 trường-hợp khác nhau, để chỉ những biến-cố trong ngày, tháng, năm, hoặc một chu-kỳ dài hạn: một đời người, một thế kỷ, vận, hội…

Bản-đồ tròn là vận ở ngoài, bản-đồ vuông thì vận ở trong là chỉ Trời ĐỘNG đất TỊNH. Một khí đi đi lại lại, lấy Kiền-Khôn làm bao la (bao-quát). Lấy lục thiếu (6 quẻ nhỏ) Chấn-Tốn, Khảm-Ly, Cấn-Đoài làm biến-hóa.
Dương nghịch thì Âm sanh.
Dương thuận thì Âm thoái.

Tứ thời hành thì trăm vật sanh. Cái đạo Tiên-thiên tạo-hóa tới đây là rõ ràng rồi. Nhưng cái đạo trong vuông ngoài tròn, trời động, Đất tịnh lại còn ở chỗ bí-mật. Quẻ sấp làm hai bảng đồ vuông tròn mà thôi. Thiệu-Tử cũng không thể viết ra cho người thấy, chỉ lấy hai bản-đồ vuông tròn hiệp làm một bản-đồ trong vuông ngoài tròn mà thôi. Phục-Hi chẳng phải là không muốn dạy, nhưng dạy chẳng qua là vẽ các quẻ làm bản đồ, còn phần nào không thể vẽ quẻ làm bản-đồ thì không dạy được. Thiệu-Tử chẳng phải là không muốn viết ra, chẳng qua là làm bản-đồ trong vuông ngoài tròn, còn phần sở dĩ nhiên (lý-do làm sao mà ra vậy) không ở tròn vuông, không dính với tròn vuông thì không viết ra được. Nhưng có quẻ có bản-đồ, những chỗ không dạy không viết ra được, ta có thể suy tìm.

D - HẬU-THIÊN BÁT-QUÁI của VĂN-VƯƠNG
(Bát-Quái Hậu-Thiên của vua Văn-Vương)

Bát-Quái Hậu-thiên của vua Văn-Vương cũng là quẻ của vua Phục-Hi đã vẽ ra, chớ chẳng phải là một Bát-quái khác.
Khác là trong các quẻ đã thành lập mà lại nhận thấy một thứ đạo-lý riêng biệt cho nên đổi nghĩa quẻ và khí của quẻ mà phát-minh điều vua Phục-Hi chưa phát-minh chớ không phải cượng cầu bịa đặt.

Như Càn là lão dương, tổ-tông của các khí dương, làm cha. Khôn là lão âm, chủ tể của các khí âm, làm mẹ.

- Cha Mẹ phối nhau, âm dương hiệp nhau, tất nhiên sanh ra con trai con gái. Cho nên khi Kiền đi lại với Khôn, gặp được cái vạch dưới cùng (sơ hào) của khôn thì sanh ra Tốn làm trưởng nữ (con gái lớn).
- Khi Khôn đi lại với Kiền, gặp được cái vạch dưới của (Càn) Kiền thì sanh ra Chấn làm trưởng nam (con trai lớn).
- Khi Kiền đi lại với Khôn lần nữa, gặp được cái vạch giữa (trung hào) của Khôn thì sanh ra Ly làm trung nữ (con gái giữa).
- Khi Khôn đi lại với Kiền nữa, gặp được cái vạch giữa của Kiền thì sanh ra Khảm làm trung nam (con trai giữa).
- Khi Kiền đi lại với Khôn lần thứ ba, gặp được cái vạch trên (thượng hào) của Khôn thì sanh ra Đoài làm thiếu nữ (con gái út).
- Khi Khôn đi lại với Kiền lần thứ ba, gặp được cái vạch trên của Kiền thì sanh ra Cấn làm thiếu nam (con trai út).

Quẻ Kiền gặp được ba hào âm của Khôn, thì dương biến làm âm bèn sanh ba gái.
Quẻ Khôn gặp được ba hào dương của Kiền, Âm biến làm dương bèn sanh ba trai.
Trai gái đã sanh thì trai theo cha, gái theo mẹ. Kiền coi hết ba trai ở hướng Tây-Bắc.

Khôn coi hết ba gái ở hướng Tây-Nam, Kiền là Lão phụ (cha gìa), ba hào khí chơn dương lọt về tay của ba con trai nên kiện đức thâu liễm phải ẩn núp cảnh Tây-Bắc là hướng rất lạnh.
Khôn là lão mẫu (mẹ già), ba hào khí chân âm đã lọt về tay của ba gái nên thuận tánh thất thường phải dời qua cảnh Tây-Nam là nơi sát cơ.
LY được cái vạch âm ở giữa của Khôn, âm nhốt trong dương, âm mượn sức dương mà phát ra sáng, cho nên ở chánh Nam là hướng hỏa vượng.
KHẢM Được cái vạch dương ở giữa của Kiền, dương ra trong âm, dương lọt vào âm mà làm ra thủy-triều (nước lớn nước ròng) cho nên ở chánh Bắc là hướng thủy vượng.
CHẤN được cái vạch dương ở dưới của Kiền, hào dương đầu, chủ về sanh trưởng cho nên ở chánh Đông là hướng cây cỏ vượng.
ĐOÀI đặng cái vạch âm ở trên của Khôn, hào âm cuối cùng chủ về tiêu-hóa, cho nên ở chánh Tây là hướng Kim (là hướng thuộc các loài kim) vượng.
CẤN được cái vạch dương ở trên của Kiền, hào dương cuối cùng chủ về tịnh-dưỡng nên ở Đông-Bắc là hướng khí dương yếu.
TỐN đựơc caí vạch âm ở dưới của Khôn, âm hào là hào âm đầu chủ về tiệm tiến, cho nên ở Đông-Nam là hướng khí dương thạnh..

Kiền, Khảm, Cấn, Chấn thuộc về dương tạo sanh muôn vật.
Tốn, Ly, Khôn, Đoài thuộc về âm, dưỡng thành muôn vật. Cha mẹ, trai gái, tự nhiên phối hợp với nhau để vận-hành khí của các quẻ. 64 quẻ Hậu-thiên cũng sanh ra tại đây. 64 quẻ sanh ra rồi thì có tạo có hóa, có sanh có thành.

Tạo rồi lại hóa, hóa rồi lại tạo; sanh rồi lại thành, thành rồi lại sanh. Khi lớn, khi mòn, khi đầy, khi vơi không có lúc nào ngừng nghỉ. Đây là nói lúc sanh ra rồi cho nên gọi là Hậu-thiên.

E - HẬU-THIÊN thuận hành Tạo-hoá đồ.
Hậu-thiên là Đạo thuận sanh mà đạo nghịch vận cũng ẩn trong đó
Quẻ LY vốn thuộc dương mà trở lại là con gái là ý nói ngoài dương mà trong âm. Âm ở ngôi giữa tức là chơn âm.

Quẻ KHẢM Vốn là âm mà trở lại làm con trai là ý nói ngoài âm mà trong dương. Dương ở ngôi giữa tức là chân dương.
- Dương ở ngoài là dương hậu-thiên, dương ở trong là dương tiên-thiên.
- Âm ở ngoài là âm hậu-thiên, âm ở trong là âm tiên-thiên.

TIÊN-THIÊN là chủ. Hậu-thiên là khách. Khảm Ly qua lại, nước lửa trợ nhau, lạnh nóng có giờ cho nên đủ sức thay thế cho Kiền Khôn mà vận hành tạo hóa.
QUẺ CHẤN âm nhiều dương ít, làm con trai là ý nói Chấn là khí dương vừa mới thay, mà khí dương thay thì đủ sức giúp-đỡ khí âm.
Quẻ ĐOÀI dương nhiều âm ít, làm con gái là ý nói Đoài là khí âm hiện phía ngoài, mà khí âm hiện thì đủ sức diệt khí dương. Chấn là sanh cơ, Đoài thì sát cơ.

Kim Mộc hiệp nhau có sanh sát thấy rõ ràng cho nên đủ sức thay thế cho Kiền-Khôn mà đoạt thành Tạo-Hóa.

F - LẠC THƯ
Việc trong trời đất, tất cả đều có duyên cớ. Lập lại lời giảng của Thầy:

“Trước khi chưa phân Trời đất, KHÍ-HƯ-VÔ bao-quát càn-khôn, sáng-soi đầy vũ-trụ. Đó là một cái Trung-Tâm-điểm tức là ĐẠO. Rồi Đạo ấy mới sanh ra Thái-cực. Hồng-mông sơ khởi, huyền huyền hạo hạo khối lại thành ngôi Thái-cực, rất đầm-ấm lưng-chừng trong đó toàn là một khối, đúng mấy muôn năm bùng nổ ra tiếng dường như thiên khuynh điạ khúc, thì đã có Thầy ngự trong ngôi Thái-cực.

Rồi có một tầng ÂM và một tầng DƯƠNG gát chồng nhau thành hình chữ thập ló ra bốn cánh gọi là Lưỡng-nghi.

Lưỡng-nghi sanh ra Tứ-tượng. Chữ thập mới dần dần quay lộn chạy lăn tròn như chong chóng, lăn tủa ra muôn ngàn quả tinh-cầu thế-giới, chữ thập ấy dưới có bốn cánh bông kêu là Tứ âm Tứ dương tác thành Bát-quái là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài”.

Đây là hình ảnh Bát-quái Hậu-thiên có đủ Tứ dương, Tứ âm: là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.

Theo thứ tự quẻ mà Thầy đã dạy như vậy thì ngoài Bát-quái Đồ-thiên mà chúng ta đã nói ở trên ra, tức là Bát-quái Cao-Đài ngày nay, thì chỉ duy còn có Bát-quái Hậu-thiên, mà trước đây khoảng 6.000 năm các bậc tiền Thánh như Văn-Vương, Châu-Công, Khổng-Tử, đã lần lượt bổ-cứu thêm cho nhân-lọai hưởng nhờ đến ngày nay.

Bát-quái Hậu-thiên duy khác Bát-quái Đồ-thiên ở điểm thứ nhất là khởi ở Càn nhưng quay thuận chiều kim đồng hồ. Trục đứng là Nam Bắc.

Điểm kế là phương hướng: Chiều đứng Ly Khảm ở Nam Bắc và chiều ngang là Chấn Đoài ở Đông Tây. Thứ tự là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.

Theo Hậu-thiên Bát-quái với phương-vị của Ngũ-hành, thì đã có 4 quẻ giữa có 4 hành chính yếu:
Ly thuộc hành Hỏa
Khảm thuộc hành Thủy
Chấn thuộc hành Mộc.
Đoài thuộc hành Kim.

Theo trục đứng Nam Bắc là Ly Khảm. Duy chỉ có hỏa là đơn hành chỉ có Ly thuộc Hỏa. Quẻ đối là quẻ Khảm thuộc Thủy là đơn hành thôi. Vì các đôi quẻ này tương-đối nhau.

Bởi:
Hai quẻ Ly Khảm cũng đồng loại mà khác giống:
Ly tượng cho con gái giữa, gọi là trung-nữ.
Khảm   tượng cho con trai giữa, là trung-nam

1 - Giải-thích lý-do của Ngũ-hành có mặt trên đồ Hậu-thiên như sau
Theo đồ hình trên đây chia ra 2 phần dương và âm đó là đường thẳng xy đi qua giữa quẻ Chấn và Tốn, Đoài và Càn, tức là con đường giao nhau giữa âm dương. Bởi có sự giao-cảm của âm dương thì tất nhiên là sự cứng mềm giao nhau, tuy nhiên phải là đồng-loại mới có thể hòa với nhau được. Như dung-dịch nước hòa với nước chớ không hòa được với dầu…

Theo đường xy làm ranh-giới cho sự giao hợp của âm dương thì cái thể của hai quẻ Chấn, Tốn phải cùng một loại mà khác giống.
Chấn tượng cho con trai trưởng, là trưởng nam
Tốn tượng cho con gái trưởng là trưởng-nữ. Như thế cả hai quẻ này cùng loại (cùng đứng vào hàng trưởng), khác giống tức là Chấn giống đực (Masculin), Tốn là giống cái (Féminin)

Nhưng, trục ngang Đông Tây là Chấn Đoài.
- Mộc không phải là đơn hành, vì Chấn thuộc mộc mà Tốn cũng thuộc mộc, mà Chấn ở vào vị dương tức là dương mộc, quẻ Tốn ở vào vị âm tức là âm mộc.

- Kim thì quẻ Đoài và Càn cũng cùng một loài, thuộc hành Kim, mà Càn ở vị dương, cho nên Càn là dương kim, Đoài ở vào vị âm nên là âm kim.

Bản-đồ trên cho biết Chấn thuộc hành Mộc và Đoài thuộc hành Kim. Vì vậy Chấn và Tốn thuộc hành Mộc mà Càn và Đoài thuộc hành Kim. Vì những lẽ trên cho nên mới thành Âm kim, dương kim; âm mộc dương mộc là vậy.

Hỏi sao quẻ Khôn và Cấn thuộc Thổ? Hành thổ lại ở giữa Hà-đồ là nghĩa làm sao?
- Giải về lý-do này lấy sự sinh khắc của Ngũ-hành mà giải:

Hỏa ở hướng Nam sinh nó tức là Hỏa sinh Thổ và Thổ sinh Kim. Được Hỏa sinh mình, mình lại sinh người thì lại có sự trung chính, không chênh-lệch và hoà nhau. Như thế tức là nó còn nguyên-chất để phân chia cho hai quẻ Cấn và Khôn, hai quẻ tương-đối nhau và là hai quẻ chót chưa được tiêu-biểu bằng thể gì, cho nên lấy tượng của nó là Khôn tượng là trái đất, Cấn tượng núi tức là đều có cái thể của hành Thổ vậy. Đây là hành Thổ ở trung-ương phân-phát cho hai quẻ ấy.

… Như vậy có một năng-lực đi phân cho Khôn thuộc về Âm gọi là âm thổ, một năng-lực thuộc dương đi phân cho Cấn, Cấn là dương thổ. Đây là nói sự phân chia của hành Thổ vậy.

Ngoài ra quẻ Khôn xen vào giữa Ly (hỏa) và Đoài (kim) thì ta lấy lý Ngũ-hành sinh khắc ra mà giải thì trong âm-nghi có sự sinh khắc của Ngũ-hành đi từ Nam sang Tây tức là Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Trong dương-nghi thì sự khắc đi từ Đông sang Bắc tức là Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.

Chấn, Cấn, Khảm ba quẻ khắc nhau ở thể dương.
Ly, Khôn, Đoài ba quẻ sinh nhau ở thể âm. Nhờ vậy mới có sự tương-đối, tương đồng, hòa nhau mà muôn vật mới sinh ra được. Hóa cho nên về nguyên-lý của Dịch cho hành Thổ xen vào hai quẻ Cấn và Khôn rất thích-hợp với thiên-lý lắm”.

Ngũ-hành có sinh, có khắc, nguyên-tố này chế lẫn nguyên-tố kia, gọi là quan-hệ chế hóa, hễ nguyên-tố nào mạnh hơn tất thắng. Có phân thắng bại tất có cơ hòa. Có cơ hòa tất có biến sanh. Sanh sanh, hóa hóa, rồi lại khắc. lại chế, lại hòa và trở lại biến sanh. Luật khắc chế, hòa, sanh ấy cứ luân luân chuyển-chuyển cũng lẽ thường, nó in khuôn rập với luật “thành, trụ, hoại, không” đi theo từng giai-đoạn một.

Trong trời đất không có cái gì thừa cũng không có cái gì thiếu, không có gì mất đi cũng không có cái gì thêm, chỉ là những phẩm-vật có sẵn từ khi Thầy tạo càn-khôn, nhưng là những phẩm-vật càng ngày càng tăng-tiến thêm lên mãi mãi về phương-diện tâm-đức. Do càng ngày càng toàn năng, toàn tri, toàn thiện, toàn mỹ để hiệp một cùng Thầy.

2 - Ngũ-hành qua hai lý tương-sanh tương-khắc
* Luật tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Đấy là vòng luân-chuyển vậy.

* Luật tương sanh: Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sanh Kim. Luật Ngũ-hành có sinh, có khắc. Hễ sanh thì an-bày, vững đạt; còn khắc thì đổ vỡ, hư hoại.

Luật trời thoạt hiện, thoạt biến chuyển-luân. Thế đất chuyển di, lòng người thay đổi. Ngũ tạng, lục phủ luân-lưu. Vật-chất, thảo-mộc biến sanh, hủy-diệt cũng đều do lý Ngũ-hành. Nhưng hoặc lâu, hoặc mau là tùy ở hình chất của mỗi một thể hình. Lâu hay mau cũng đều có định-luật tất cả. Trong có có không, mà trong không có có. Vạn-vật thay màu đổi sắc mà tựu trung cũng vẫn những nguyên-tố ấy mà thôi.

Thi văn dạy Đạo
Khuya sớm tương dưa hết dục lòng,
Lòng dầu toan kế, kế sao xong.
Xong bề Nhơn-đạo tua gìn trước,
Trước cửa Không rồi mối Đạo thông.

(Xem tiếp: DỊCH-LÝ CAO-ĐÀI Quyển 2)
  Home       1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ]  [ 7 ]  8 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét