Mặt
Tiền Báo Ân Từ
NHỊ
THẬP TỨ HIẾU
Nhị thập tứ Hiếu là 24 gương Hiếu thảo.
Đây là 24 gương Hiếu thảo của người xưa bên Tàu.
Nhà văn Quách Cự Nghiệp (1277-1367) đời nhà Nguyên sưu tầm và biên soạn, truyền
qua nước ta.
Ở Việt Nam, Ông Lý văn Phức (1785-1849), đậu Cử Nhân, làm quan dưới 3 triều vua nhà
Nguyễn : Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, là một nhà Nho chủ trương đạo đức, liền
dịch truyện Nhị thập tứ
Hiếu của Quách cự Nghiệp ra thơ song thất lục bát, để
truyền bá và răn dạy người đời.
Nho giáo dạy về Nhơn đạo nên lấy chữ HIẾU làn căn
bản đạo đức con người (Kinh Nho giáo : Khai nhơn tâm tất bổn ư đốc
thân chi Hiếu). Người không hiếu với cha
mẹ thì nhứt định không đạo đức, không dùng được.
Đạo Cao Đài vốn chủ trương Nho Tông Chuyển Thế nên
luôn luôn đề cao Trung Hiếu và Nhơn Nghĩa. Đức Hiếu làm đầu trong mọi đức tánh
khác. Trước hết là phải hiếu với cha mẹ nơi cõi phàm trần, sau đó còn phải hiếu
với 2 Đấng CHA MẸ thiêng liêng là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, bởi vì xác thân
phàm do cha mẹ phàm sanh ra và nuôi dưỡng, còn linh hồn và chơn thần do Đức Chí
Tôn và Phật Mẫu tạo ra.
Nơi mặt tiền của Báo Ân Từ trong Nội Ô Toà Thánh Tây Ninh, Hội Thánh cho
đắp 24 bức tranh nổi ghi lại sự tích Nhị thập tứ Hiếu, để nhắc nhở các tín đồ
Cao Đài không được thất hiếu với cha mẹ.
Thứ tự 24 bức tranh nầy có phần khác với thứ tự
trong sách Nhị thập tứ Hiếu của Lý văn Phức. Chúng tôi chép lại sự tích theo
thứ tự của 24 bức tranh nầy, kèm theo lời thơ của Ông Lý văn Phức:
Mở
đầu
Người
tai mắt đứng trong Trời
Ai là không cha mẹ sinh thành ?
Gương
treo Đất nghĩa Trời kinh,
Ở
sao cho xứng chút tình làm con
Chữ
hiếu niệm cho tròn một tiết,
Thì
suy ra trăm nết đều nên.
Chẳng
xem thuở trước Thánh Hiền,
Hiếu
hai mươi bốn thơm nghìn muôn thu.
Lý văn Phức
Chú thích : Trời kinh : Cha. Đất nghĩa :
Mẹ.
Ngu Thuấn
Ông Thuấn họ Ngu, cha
là Cổ Tẩu, mẹ là Ốc Đăng rất hiền đức mà mất sớm. Cổ Tẩu có tánh ương gàn, mê muội,
độc ác, cưới vợ kế, sanh được một con trai đặt tên là Tượng. Cảnh mẹ ghẻ con
chồng thật là khắc nghiệt. Em Tượng lớn lên lại rất điêu ngoa và hỗn xược. Cổ
Tẩu thường nghe lời vợ kế mà đày đọa Thuấn.
Có lần bà mẹ ghẻ xui khiến Cổ Tẩu sai Thuấn đi cày
ở đất Lịch Sơn, là nơi có nhiều cọp dữ, mục đích để trừ khử Thuấn. Thuấn nghe
lời cha mẹ không chút than van, đến đó cày đất. Lòng hiếu thảo của Thuấn cảm
động đến Trời cao, khiến cọp dữ không dám đến gần, voi ra cày đất, chim bay đến
nhặt cỏ.
Thấy không hại được Thuấn bằng cách đó, bà mẹ ghẻ
lại xúi Cổ Tẩu sai Thuấn đi đánh cá ở đầm Lôi Trạch, là nơi thường có sóng to
gió lớn nhận chìm tàu thuyền, không ai dám bén mảng tới gần đó. Thuấn vẫn nghe
lời cha mẹ, đến đó đánh cá, sóng gió lặng yên như ngầm giúp cho người con hiếu
thảo.
Dù bị hãm hại nhiều lần, nhưng Thuấn không hề oán
trách cha và mẹ ghẻ, vẫn thương yêu em Tượng, sống hiền hòa hiếu thuận như
không có gì xảy ra, thường lo phụng dưỡng cha mẹ và van vái Trời Phật cho cha
mẹ được sống lâu và em Tượng được mạnh khỏe luôn.
Với tấm lòng cao cả của Thuấn, bà mẹ ghẻ hồi tâm,
ân hận các việc làm độc ác đã qua, trở lại thương yêu Thuấn.
Tiếng hiếu thảo của Ông Thuấn được đồn vang, đến
tai vua Nghiêu đang lo tìm người hiền để truyền ngôi vua. Vua Nghiêu đem 2
người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh gả hết cho Thuấn, và sau đó truyền ngôi
lại cho Thuấn
Đức
Đại Thánh họ Ngu tên Thuấn,
Buổi
tiềm long gặp vận hàn vi.
Tuổi
xanh khuất bóng từ vi,
Cha
là Cổ Tẩu, người thì ngang ngang.
Mẹ
ghẻ lại tánh càng gay gắt,
Em
Tượng nên rất mặt điêu ngoa.
Một
mình thuận cả vừa ba,
Trên
chìu cha mẹ dưới hòa cùng em.
Trăm
cay đắng một niềm ngon ngọt,
Dầu
tử sanh không chút biến dời.
Xót
tình khóc sớm kêu mơi,
Xui
lòng ghen ghét hóa vui dần dần.
Trời
cao thẳm mấy từng cũng đến,
Vật
vô tri còn mến lựa người.
Mấy
phen non Lịch pha phôi,
Cỏ
chim vì lượm, ruộng voi vì cày.
Tiếng
hiếu hữu xa bay bệ Thánh,
Mạng
trưng dung trao chánh nhường ngôi.
Cầm
thi xiêm áo thảnh thơi,
Một
nhà đầm ấm trăm đời ngợi khen.
Hán Văn Đế
Vua Hán Văn Đế tên là Hằng, con của Bạc Hậu, vợ thứ
của vua Hán Cao Tổ Lưu Bang, em cùng cha khác mẹ với Thái Tử Dinh (sau nầy lên
nối ngôi là vua Huệ Đế), con của Lữ Hoàng Hậu. Lữ Hậu không muốn Hằng và Bạc Hậu ở tại triều đình, vì sợ tranh
giành ngôi Thái tử của con Bà. Vua Hán Cao Tổ biết vậy nên đưa Hằng ra làm Thân
Vương ở đất Đại. Hán Cao Tổ mất, Thái Tử Dinh lên nối ngôi xưng là Huệ Đế. Huệ
Đế mất sớm, Lữ Thái Hậu lập Thiếu Đế lên ngôi và Bà nhiếp chánh chuyên quyền.
Thừa dịp Lữ Hậu bệnh nặng, các Đại thần đem binh bắt toàn gia Lữ Hậu giết hết,
rước Hằng về nối ngôi, hiệu là Văn Đế.
Vua Hán Văn Đế nổi tiếng là người hiếu thảo, tánh
rất hiền hòa, được triều thần và dân chúng mến phục. Vua Văn Đế lấy đức trị
dân, bãi bỏ nhục hình, các lễ cống hiến, miễn thuế ruộng đất.
Bạc Hậu thường đau yếu luôn. Văn Đế luôn luôn hầu
mẹ ngoài các buổi chầu nơi triều đình, thức đêm canh bịnh cho mẹ. Khi ngự y
dâng thuốc, Văn Đế nếm trước rồi mới dâng cho mẹ uống.
Từ quan chí dân, ai cũng biết vua Văn Đế là bậc chí
hiếu, đều bắt chước theo. Cả nước được
thái bình thịnh trị.
Kìa
Văn Đế vua hiền Hán đại,
Vâng
ấn phong ngoài cõi thân vương.
Quên
mình chức cả quyền sang,
Phụng
thờ Bạc Hậu lễ thường chẳng sai.
Đến
khi nối ngôi Trời trị nước,
Vẫn
lòng nầy săn sắt như xưa.
Mẹ
khi ngại gió kinh mưa,
Ba
năm hầu hạ thường như một ngày.
Mắt chong bóng, dám say giấc ngủ,
Áo luôn mình dám sổ đai lưng.
Thuốc thang mắt xét tay nâng,
Nếm tường trong miệng mới dâng dưới màn.
Tiếng nhơn hiếu đồn vang thiên hạ,
Thói
thuần lương hóa cả lê nguơn.
Hai
mươi năm lẽ càn khôn,
Đã
sau Tam Đại hãy còn Thành, Khương.
Ấy
hai vị đế vương đời trước,
Chữ
Hiếu dành đá tạc vàng in.
Còn
ra sĩ thứ đẳng hiền,
Điểm
xem mấy kẻ tiếng truyền đến nay ?
Châu Thọ Xương
Châu Thọ Xương, người
nước Tống, con của người vợ thứ trong gia đình họ Châu. Năm Ông lên 7 tuổi, người vợ cả đuổi mẹ
của Ông đi, mẹ Ông sang ở đất Tần. Thọ
Xương trưởng thành, được ra làm quan cho nhà Tống, nhưng lòng lúc nào cũng
thương nhớ đến người mẹ ruột.
Đến đời vua Tống Thần Tông, Ông xin từ quan để đi
tìm mẹ. Khi ra đi, Ông thề rằng, nếu không tìm thấy mẹ thì nhứt định không trở
về nhà.
Ông đi khắp nơi, may đến đất Đồng Châu thì gặp mẹ.
Xa cách nhau năm chục năm, nay mẫu tử đoàn viên. Ông xin rước mẹ về ở chung nhà
đặng dễ bề phụng dưỡng
Châu
Thọ Xương làm quan Tống đại,
Mẹ
sanh ra bảy tuổi lìa lòng.
Bởi
vì đích mẫu chẳng dung,
Đem
thân bồ liễu bạn cùng nước non.
Muôn
ngàn dặm mẹ con xa khuất,
Năm
mươi năm Trời Đất bơ vơ.
Sanh
con những tưởng cậy nhờ,
Cái
thân sung sướng bây giờ mà chi !
Từ
quan chức quyết đi tìm tõi,
Nặng
lời thề nói với gia đình.
Thân
nầy chẳng gặp từ thân,
Thì
liều sống thác với thân cho đành.
Trời
đâu phụ tấm thành hiếu tử,
Chốn
Đồng Châu bỡ ngỡ gặp nhau.
Nét
mừng ai vẽ nên đâu,
Mẹ
đầu nhuộm tuyết, con đầu hoa râm.
Đã
bỏ lúc than ngầm khóc ngậm,
Lại
vầy nên trên ấm dưới êm.
Cho
hay máu chảy ruột mềm,
Chẳng
Trời, ai tưởng còn tìm được đây.
Vương Tường
Vương Tường, sanh đời nhà Tấn, mồ côi mẹ từ nhỏ,
sống với cha và bà kế mẫu khắc nghiệt. Bà mẹ ghẻ thường hay thêu dệt nói xấu
Vương Tường làm cho cha cũng lần lần ghét bỏ Vương Tường. Dầu vậy, Vương Tường
vẫn rất hiền hòa hiếu hạnh.
Vào tiết đông băng giá, mẹ ghẻ đòi ăn cá tươi.
Vương Tường đi ra bờ sông, mặt sông đóng băng, ông nằm trên băng tìm kẻ hở để
bắt cá. Bỗng nhiên, băng chỗ đó nứt ra, hai con cá chép theo đó vọt lên. Vương
Tường mừng quá, túm bắt đem về làm món cá tươi dâng lên kế mẫu.
Kế mẫu cảm động, nhận ra tấm lòng hiếu thảo của
Vương Tường, ân hận những điều sai trái do bà gây ra trước đây, nên trở lại
thương yêu Vương Tường.
Ngươi
Vương Tường cũng là đời Tấn,
Tủi
huyên đường sớm ẩn bóng xa.
Mẹ
sau gặp cảnh chua ngoa,
Tiếng
gièm thêu dệt với cha đủ điều.
Lòng
cha chẳng còn yêu như trước,
Lòng
con thường chẳng khác như xưa.
Mẹ
thường muốn bữa sanh ngư,
Giá
đông trời lạnh bây chừ tìm đâu ?
Trên
giá đóng quyết cầu cho thấy,
Cởi
áo nằm rét mấy cũng vui.
Bỗng
đâu giá lở làm hai,
Lý
ngư may đặng một đôi đem về.
Bữa
cung cấp một bề kính thuận,
Mẹ
cha đều đổi giận làm lành.
Cho
hay hiếu cảm tại mình,
Dẫu trăm giận, lúc hả tình cũng thôi.
Ngô Mãnh
Ngô Mãnh, sanh vào đời
nhà Tấn, mới 8 tuổi đã biết hiếu thảo với cha mẹ. Nhà rất nghèo đến nỗi không
tiền mua mùng. Đêm hè nóng nực, muỗi bay nhiều hằng đàn, Ngô Mãnh sợ cha mẹ bị
muỗi đốt, mà lại không dám đập muỗi vì sợ cha mẹ nghe động thì thức giấc, nên
liền cỡi trần ra, nằm phía ngoài để cho muỗi bay đến đốt mình cho no máu, khỏi
bay vào đốt cha me
Tấn Ngô Mãnh tuổi thì lên tám,
Lòng sự thân chẳng dám khi nhàn.
Cực vì một nỗi bần hàn,
Có giường trong đặt, không màn
ngoài che.
Trời
đương buổi đêm hè nóng nảy,
Tiếng
muỗi kêu vang dậy dường mưa.
Xót
thay hai đấng nghiêm từ,
Để
người chịu muỗi, bây chừ biết sao ?
Nghĩ
da thịt phương nào thay lấy,
Quyết
nằm trần, muỗi mấy chẳng xua.
Dằn
lòng cho muỗi được no,
Để người êm ái giấc hòe cho an.
Tuổi tuy bé mà gan chẳng bé,
Dạ ái thân đến thế thì thôi.
Cho hay phú tính bởi Trời,
Những đau trong ruột dám nài ngoài da.
Hoàng Hương
Hoàng Hương, tự là Văn Cường, người đời Hậu Hán,
mới 9 tuổi thì mẹ mất. Hoàng Hương thương nhớ mẹ khóc thảm thiết, thờ cha rất mực
cung kính, thức khuya dậy sớm hầu cha, không dám xao lãng.
Vào mùa đông, Hoàng Hương nằm ủ vào
chăn chiếu để truyền hơi ấm cho cha khỏi lạnh; đến mùa hè thì quạt mùng
gối cho cha được mát mẻ luôn. Nhờ vậy mà người cha sống thoải mái vui
tươi, không biết có mùa đông hay mùa hè.
Quan Thái Thú Lưu Hộ ở quận biết Hoàng Hương là
người con hiếu nên làm sớ tâu lên vua Hán xin ban thưởng để làm gương tốt cho
mọi người.
Đời
Hậu Hán Hoàng Hương chín tuổi,
Khuất
bóng từ dòi dõi nhớ thương.
Hạt
châu không ráo hai hàng,
Tiếng
hiền đồn dậy trong làng đều khen.
Thờ
nghiêm phụ cần chuyên khuya sớm,
Đạo
làm con chẳng dám chút khuây.
Khi
trời nắng hạ chầy chầy,
Quạt
trong màn gối hơi bay mát dầm.
Trời
đông buổi sương đầm tuyết thắm,
Ấp
hơi mình cho ấm chiếu chăn.
Nhờ con cha đặng an thân,
Bốn mùa không biết có tuần hạ đông.
Tiếng hiếu kỉnh cảm lòng Quận Thú,
Biển nêu treo chói đỏ vàng son.
Cho hay tuổi trẻ mà khôn,
Ngàn xưa sớm biết đạo con mấy
người.
Đường
thị
Đường thị, vợ nhà họ Thôi, ở với cha mẹ chồng rất
hiếu thảo. Mẹ chồng quá già, răng đã rụng hết, không còn nhai cơm được nữa,
Đường thị phải hằng ngày tắm rửa sạch sẽ, rồi cho mẹ bú để nuôi mẹ. Nhờ vậy mà
mẹ chồng được sống thọ.
Cám ơn nàng dâu đã hết lòng nuôi nấng, bà mẹ chỉ
biết khấn nguyện cùng Trời Phật ban bố cho con cháu nhà họ Thôi sau nầy người nào
cũng hiếu thảo như Đường thị.
Dâu
họ Thôi ai bằng Đường thị,
Thương
mẹ chồng niên kỷ đã cao.
Không
răng ăn dễ được nào,
Ngày
ngày lau chải ra vào thăm coi.
Lấy
sữa ngọt thay mùi cơm cháu,
Mấy
năm trời chẳng gạo mà no.
Vì
dâu dốc dạ thờ cô,
Da
mồi tóc bạc bốn mùa như xuân.
Ơn
tình ấy không phần báo lại,
Buổi
lâm chung vái với Hoàng Thiên,
Xin
nguyền cho đặng như nguyền,
Dâu
dâu ngày khác đặng hiền như dâu.
Ai
nghe cũng răn nhau hiếu kỉnh,
Cửa
Thôi gia hưng thịnh đời đời,
Cho hay gia khánh lâu dài,
Báu nào còn báu hơn người dâu ngoan
!
Khương Thi
Khương Thi, sanh vào đời nhà Hán, có vợ là Bàng
thị, hai vợ chồng đều rất hiếu thảo với mẹ.
Mẹ chồng muốn uống nước sông, Bàng thị hằng ngày đi
gánh nước sông ở thật xa đem về để dành cho mẹ dùng.
Mẹ muốn ăn gỏi cá tươi, Khương Thi không nệ rét
mướt, đi bắt cá đem về làm gỏi dâng lên mẹ.
Thấy mẹ ở nhà một mình, sợ mẹ buồn bực, nên thường
đến nhờ quí bà già hàng xóm đến chơi
chuyện trò với mẹ cho vui tuổi già.
Về sau, bên cạnh nhà, tự nhiên sanh ra một dòng suối ngọt, nước suối
có mùi vị y như nước sông và hằng ngày
lại có 2 con cá chép từ suối nhảy ra, Khương Thi bắt được, đủ làm bữa gỏi dâng
lên mẹ dùng, và Bàng thị khỏi đi gánh nước sông ở xa nữa.
Người ta cho rằng, lòng hiếu thảo của vợ chồng
Khương Thi làm cảm động lòng Trời nên Trời khiến sanh ra suối và cá như thế.
Hán
Khương Thi nhà còn lão mẫu,
Vợ
họ Bàng vẹn đạo chữ tòng.
Mẹ
thường muốn uống nước sông,
Vợ
từng đi gánh thay chồng hầu cô.
Mẹ
thường muốn ăn đồ gỏi cá,
Vợ
chồng đều tầm tá đủ mùi.
Lại
mời lân mẫu sang chơi,
Để
bồi cùng mẹ cho vui bạn già.
Bên
nhà bỗng chảy ra suối ngọt,
Với
nước sông in một mùi ngon.
Lý
ngư ngày nhảy hai con,
Đủ
trong cung cấp thần hôn thường lề.
Rày
thong thả bỏ khi lận đận,
Cam
thỏa lòng dâu thuận con hiền.
Cho hay gia đạo khi nên,
Đã con hiếu lại được hiền cả dâu.
Đinh Lan
Đinh Lan, sanh nhằm đời
Hớn, mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Lớn lên thành lập gia thất, rồi thuê người tạc tượng cha mẹ bằng gỗ để thờ, để tưởng nhớ ơn cúc
dục cù lao của cha mẹ. Đinh Lan hết lòng thờ kính cha mẹ y như lúc còn sống.
Mỗi khi đi và về đều thưa trình hẳn hoi. Ngày dâng 2 bữa cơm, tối đến lo sửa
soạn mùng mền chiếu gối y như cha mẹ còn sống vậy.
Phụng thờ như vậy được mười mấy năm, sau người vợ
sanh ra giải đãi, lại dùng kim châm vào kẻ tay tượng gỗ xem thử có gì lạ không,
không ngờ nơi ấy có máu chảy ra đỏ tươi, vợ Đinh Lan hoảng sợ vô cùng. Đến khi
Đinh Lan trở về, vào trình cha mẹ thì thấy 2 tượng gỗ đều chảy nước mắt, kẻ tay
lại chảy máu. Đinh Lan gọi vợ để hỏi thì vợ thật tình kễ rõ.
Đinh Lan cho là vợ phạm tội đại bất hiếu không thể tha thứ được, nên quyết định thôi
vợ.
Hán Đinh Lan thuở năm thơ ấu,
Bóng xuân huyên khuất dấu non xanh.
Đến nay tuổi đã trưởng thành,
Cám
công sơn hải, thiệt tình trân cam.
Tưởng
dung mạo khắc làm mộc tượng,
Cứ
bữa thường phụng dưỡng như sanh.
Khi
chăn gối, buổi cơm canh,
Mấy
mươi năm vẫn lòng thành trước sau.
Bởi
người vợ thờ lâu nên trễ,
Thử
lấy kim châm kẻ ngón tay.
Bỗng
đâu giọt máu chảy ngay,
Ai
hay tượng gỗ lâu ngày thiêng sao ?
Khi
đến bữa chồng về làm lễ,
Mắt
tượng rơi hàng lệ chứa chan.
Xét
xem mới biết nguồn cơn,
Nổi
bừng lá giận, dứt tan dây tình.
Há
phải nhẫn mà đành phụ nghĩa,
Hiếu
với tình nặng nhẹ phải cân.
Cho hay thành hẳn nên Thần,
Há rằng u hiển mà phân vong tồn.
Lục Tích
Lục Tích, sanh vào đời
Đông Hán, lên được 6 tuổi. Một hôm, Lục Tích theo cha sang Quận Cửu Giang viếng
Viên Thuật. Viên Thuật làm tiệc thết đãi, Lục Tích thấy trên bàn tiệc có nhiều
quít ngon, bèn lấy 2 trái giấu vào túi áo.
Khi mãn tiệc, đến chào
Viên Thuật ra về, Lục Tích vô ý để quít lọt ra ngoài. Viên Thuật thấy vậy nói
đùa:
- Sao cháu lấy quít giấu như thế ?
Lục Tích liền quì thưa rằng :
- Mẹ con thích ăn quít lắm ! Nhân thấy trong tiệc
có nhiều quít ngon, con giấu 2 trái đem về biếu mẹ.
Viên Thuật khen ngợi Lục Tích còn nhỏ mà có hiếu.
Hán
Lục Tích thuở còn sáu tuổi,
Quận
Cửu Giang đến với họ Viên.
Trẻ
thơ ai chẳng yêu khen,
Quít
ngon đặt tiệc tiểu diên đãi cùng.
Cất hai quả vào trong tay áo,
Tiệc tan xong từ cáo lui chân.
Trước
thềm khúm núm gởi thưa,
Vô
tình quả quít nẩy lăn ra ngoài.
Viên
trông thấy cười cười hỏi hỏi,
Sao
khách hiền mang thói trẻ thơ ?
Thưa
rằng : Mẹ vốn tánh ưa,
Vật
ngon dành lại để đưa mẹ thì.
Viên
nghe nói trọng vì không xiết,
Bé con con mà biết hiếu thân.
Cho hay phú giữ thiên chơn,
Sanh
ra ai cũng sẵn phần thiện đoan.
Vương Thôi
Vương Thôi, người nước Ngụy thời Tam Quốc. Cha của
Vương Thôi là Vương Nghi làm quan cho nhà Ngụy (Tào Tháo, Tào Phỉ), bị Tư Mã
Chiêu (con của Tư Mã Ý) giết chết, diệt
luôn nhà Ngụy, diệt luôn nước Ngô (Ngô Tôn Quyền) và nước Thục (do Lưu Bị lập
ra), thống nhất sơn hà, mở ra nhà Tấn, gọi là Tây Tấn.
Cha của Vương Thôi bị nhà Tây Tấn sát hại, ông quá
thương xót, phủ phục trước mộ khóc mãi. Sách chép rằng : Nước mắt của Vương
Thôi nhiều đến nỗi cây trắc trồng bên mộ xanh tươi bỗng trở nên khô héo. Vương
Thôi suốt đời không
quay mặt về hướng tây để tỏ cái ý chí oán giận nhà Tây Tấn giết chết cha
của ông.
Mẹ của Vương Thôi lúc sanh thời rất sợ tiếng sấm.
Khi mẹ mất rồi, mỗi khi chuyển mưa có sấm chớp, ông liền chạy ra mộ của mẹ, nằm
sấp lên mộ khấn rằng : Có con đây, mẹ chớ kinh sợ.
Nhà Tây Tấn biết Vương Thôi là người hiền nên nhiều
lần vời ra làm quan, nhưng Vương Thôi nhất định từ chối. Ông cất nhà ở kế mộ
phần của cha mẹ rồi mở trường dạy học.
Khi giảng sách cho học trò, đến chương Lục Nga
trong Kinh Thi có câu : Ai ai phụ mẫu sanh ngã cù lao … thì ông nhớ đến cha mẹ,
nước mắt dầm dề. Sau học trò của ông bỏ chương Lục Nga không dám đọc nữa.
Ngụy
Vương Thôi gặp đời Tây Tấn,
Vì
thù cha lánh ẩn cao bay.
Bên mồ
khóc đã khô cây,
Trọn
đời ngồi chẳng hướng Tây lúc nào.
Khi
sấm sét tìm vào mồ mẹ,
Lạy
khóc rằng : Có trẻ ở đây,
Bởi
vì tánh mẹ xưa nay,
Vốn
từng sợ sấm những ngày gió mưa.
Nên
coi sóc chẳng từ sớm tối,
Thần
phách yên dạ mới được yên.
Trong
khi đọc sách giảng truyền,
Tới
câu “ Sinh ngã ” lệ tràn như tuôn.
Ngập
ngừng kẻ cập môn cũng cảm,
Thiên
Lục Nga chẳng dám còn ngâm.
Cho hay thử lý thử tâm,
Sư, sinh, cũng tấm tình thâm khác gì.
Mạnh Tông
Mạnh Tông, tự là Cung
Võ, sanh vào đời nhà Ngô (Tam Quốc), quê ở Giang Hạ. Cha mất sớm, Mạnh Tông
phụng dưỡng mẹ rất có hiếu.
Một hôm mẹ đau nặng, bỗng bà bảo thèm một chén canh
măng. Trời mùa đông giá lạnh buốt xương, trái mùa măng mọc, Mạnh Tông tìm mãi
trong rừng tre chẳng có mụt măng nào, buồn quá, chẳng biết làm sao, đành ôm gốc
tre khóc ngất. Bỗng đâu có mấy mụt măng màu xám từ đất mọc lên, Mạnh Tông mừng
rỡ xắn lấy đem về, nấu ngay một nồi canh măng dâng mẹ. Bà mẹ ăn xong canh măng
thì khỏi bệnh.
Về sau có một loại tre cho loại măng màu xám giống
y như vậy, được gọi là măng Mạnh Tông.
Ngô
Mạnh Tông phụ thân sớm khuất,
Thờ
mẫu thân lòng thực khăn khăn.
Tuổi
già trằn trọc băn khoăn,
Khi
đau nhớ bát canh măng những thèm.
Trời
đông tuyết biết đâu tìm được,
Chốn
trúc lâm phải bước chân đi.
Một
thân ngồi dựa gốc tre,
Ôm
cây kêu khóc nằn nì với cây.
Giữa
bình địa phút giây bỗng nứt,
Mấy
giò măng mặt đất nẩy sanh.
Đem
về nấu một bữa canh,
Ăn
rồi bệnh mẹ lại lành như xưa.
Măng
mùa lạnh bây giờ mới thấy,
Để
về sau nhớ lấy cỏ cây.
Cho
hay hiếu động cao dày,
Tình
sâu cũng khiến cỏ cây cũng tình.
Quách Cự
Quách Cự, tự là Văn Cứ, sanh vào đời nhà Hán, nhà
rất nghèo, mồ côi cha, phụng dưỡng mẹ rất hiếu thảo.
Quách Cự có
vợ sanh một đứa con trai được 3 tuổi.
Khi đến bữa ăn, Quách Cự thường thấy mẹ mình nhịn bớt phần cơm, sớt qua cho
cháu, nên bị thiếu ăn, lần lần sức khỏe sa sút. Quách Cự bàn với vợ : Vợ chồng
mình đang thời sanh đẻ được, mẹ già thì chỉ có một lần, đã chẳng phụng dưỡng mẹ
đầy đủ mà lại để cho con mình chia phần cơm của mẹ thì không phải.
Bàn nhau như vậy rồi, hai người ra sau nhà, đào một
cái hố để chôn con. Khi đào xuống sâu độ một thước thì gặp một cái hủ, trên nắp
hủ có viết hàng chữ “Thiên tứ huỳnh kim Quách Cự hiếu tử, quan bất đoạt, dân
bất đắc thủ”. Nghĩa là : Trời ban vàng ròng cho con hiếu Quách Cự, quan chẳng
phép đoạt, dân chẳng được lấy. Hai vợ chồng vô cùng mừng rỡ. Nhờ có vàng mà đời
sống được sung túc, khỏi phải chôn con,
lo phụng dưỡng mẹ già cho thỏa lòng hiếu đạo.
Hán
Quách Cự cửa nhà sa sút,
Thờ
mẫu thân chăm chút mọi bề.
Còn con ba tuổi biết chi,
Bữa ăn từ mẫu thường thì bớt cho.
Trông thấy mẹ bữa no bữa đói,
Với hiền thê than nói khúc nôi.
Mẹ già đã chẳng ai nuôi,
Để con xẻ ngọt chia bùi sao yên.
Vợ chồng ta còn phen sanh đẻ,
Mẹ già rồi hầu dễ đặng hai.
Nói thôi giọt vắn giọt dài,
Đào ba thước đất để vùi tình thâm.
May đâu thấy hoàng kim một hủ,
Chữ Trời cho đề rõ rành rành.
Cho hay Trời khéo ngọc thành,
Hiếu tâm đâu để đoạn tình cha con.
Dương
Hương
Dương Hương, sanh vào đời nhà Tấn, mới 14 tuổi đã tỏ ra là con chí hiếu. Khi cha đi đâu,
Dương Hương cũng theo hầu một bên.
Một hôm, hai cha con
cùng đi thăm ruộng ở một nơi rất xa, gần vùng rừng núi, giữa đường gặp một con
hổ dữ nhảy đến vồ cha. Dương Hương liều mình dùng đôi tay không đánh với hổ, dù
bị nhiều vết thương nhưng Dương Hương cứ xông tới, hổ đành phải lui. Hai cha con được
thoát nạn.
Tấn
Dương Hương mới mười bốn tuổi,
Cha
bước ra hằng ruổi theo cha.
Phải
khi thăm lúa đường xa,
Chút
thân tuổi tác thoắt sa miệng hùm.
Xót
con mắt hầm hầm nổi giận,
Nắm
tay không vơ vẩn giữa đàng.
Hai
tay chặn dọc đè ngang,
Ra
tay chống với hổ lang một mình.
Hùm
mạnh phải xếp nanh lánh gót,
Hai cha con lại một đoàn về.
Cho hay hiếu mạnh hơn uy,
Biết
cha thôi lại biết chi có mình.
Thái Thuận
Thái Thuận, tự là Quân Trọng, người đất Nhữ Nam,
đời nhà Hán, mồ côi cha từ nhỏ, thờ mẹ
rất hiếu thảo.
Gặp thời loạn lạc, Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán,
lại
nhằm năm mất mùa, dân chúng thật đói khổ. Thái
Thuận phải đi lượm những trái dâu đem về ăn dỡ dạ. Rủi bị giặc Xích My bắt, lục
soát trong người thấy có 2 túi đựng trái dâu : một túi đựng dâu đen, một túi
đựng dâu vàng. Tra vấn thì Thái Thuận khai rằng : Dâu đen thì chín ngọt dành
cho mẹ dùng, còn dâu vàng mới chín còn chua thì để riêng tôi dùng.
Giặc
Xích My khen Thái Thuận là con hiếu thảo, liền đem lòng thương, cấp cho 3 thúng
gạo và một đùi thịt trâu đem về nuôi mẹ.
Ngươi
Thái Thuận ở sau đời Hán,
Dạ
thờ thân thuở loạn không lay.
Đương
cơn khói lửa mù bay,
Liền
năm hoang liễm ít ngày đủ no.
Nơi
rừng rậm kiếm đồ nuôi mẹ,
Nhặt
quả dâu chia để làm hai.
Tặc
quân trông thấy nực cười,
Hỏi
sao bày đặt đôi nơi cho phiền ?
Rằng
quả ấy sắc đen thì ngọt,
Dâng
mẹ già gọi chút tình con.
Còn
là sắc đỏ chẳng ngon,
Cái
thân cay đắng dám còn sợ chua.
Giặc nghe nói khen cho hiếu kỉnh,
Bước lưu ly mà gánh cang
thường.
Truyền
quân của tiễn sẵn sàng,
Vó
trâu một chiếc, gạo lương một bầu.
Mừng
trong dạ bước mau nhẹ gót,
Về
tới nhà miệng tỏ dâng qua.
Cho
hay người cũng người ta,
Biết
đâu đạo tặc chẳng là lương tâm.
Mẫn Tử Khiên
Mẫn Tử Khiên tên là Tổn (Mẫn Tổn), người nước Lỗ,
học trò của Đức Khổng Tử. Mẹ mất sớm, cha cưới vợ kế sanh đặng 2 con. Cảnh mẹ
ghẻ con chồng thật là khắc nghiệt, nhưng Mẫn Tử Khiên vẫn giữ một mực hiếu thảo
với cha và mẹ kế, hoà nhã với 2 em.
Mùa đông giá rét, 2 con của mẹ ghẻ được mặc áo bông
ấm áp, còn Mẫn Tử Khiên thì phải mặc áo lót bông lau không đủ ấm, lại còn phải
đẩy xe đưa cha đi dạo chơi. Vì quá lạnh, tay Mẫn Tử Khiên tê cóng, phải rời xe
ra. Người cha thấy vậy mới nghĩ lại, biết bà kế mẫu quá hà khắc, liền trở về
nhà định đuổi bà đi. Mẫn Tử Khiên khóc lóc xin cha xét lại, đừng đuổi kế mẫu
đi, vì nếu kế mẫu còn thì chỉ có mình con chịu rét mà thôi, nếu đuổi kế mẫu thì
chẳng những con mà cả 2 em cũng đều phải chịu rét mướt khổ sở nữa.
Người cha nghe theo, về nhà thuật chuyện lại cho kế
mẫu của Tử Khiên nghe, khiến bà cảm động. Lòng hiếu thảo của Mẫn Tử Khiên đã
cảm hóa được bà, khiến bà sửa mình và trở nên một hiền mẫu.
Thầy
Mẫn Tử rất đường hiếu nghĩa,
Xót
nhà huyên quạnh quẽ đã lâu.
Thờ
cha sớm viếng khuya hầu,
Chẳng
may gặp phải mẹ sau nồng nàn.
Trời
đương tiết đông hàn lạnh lẽo,
Hai
em thời áo kép dày bông.
Chẳng thương chút phận long đong,
Hoa
lau nỡ để lạnh lùng một thân.
Khi
cha dạo theo chân xe đẩy,
Rét
căm căm nên xẩy rời tay.
Cha
nhìn ngẫm nghĩ mới hay,
Nghiến
răng rắp cắt đứt dây xướng tùy.
Gạt
nước mắt chơn quì miệng gởi :
“Lạy
cha xin xét lại nguồn cơn.
Mẹ
còn, chịu một thân con,
Mẹ
đi luống để cơ hàn cả ba.”
Cha
trông xuống cũng sa giọt tủi,
Mẹ
nghe lời cũng đổi lòng xưa.
Cho
hay hiếu cảm nên từ,
Thấm
lâu như đá cũng rừ lọ ai ?
Tử Lộ
Tử Lộ, tự là
Trọng Do, người ở ấp Biện nước Lỗ, là học trò giỏi của Đức Khổng Tử. Nhà nghèo,
Tử Lộ thường phải đi đội gạo rất xa đem
về nuôi cha mẹ mà không nệ hà cực nhọc. Không tiền mua thức ăn, ông đi hái rau
lê rau hoắc nấu canh dâng lên cha mẹ
dùng đỡ.
Sau khi cha mẹ mất, ông qua nước Sở được vua Sở
trọng dụng, ban cho quan tước và bổng lộc cao sang. Trong cảnh phú quí vinh
hoa, ông thường nhắc đến cha mẹ và lấy làm tiếc là cha mẹ không còn sống để
cùng vui hưởng cảnh giàu sang, nên Tử Lộ than rằng : Nay muốn ăn rau lê rau
hoắc, đội gạo như trước chẳng được nữa, vì cha mẹ đã mất.
Khổng Tử khen Tử
Lộ là người thận trọng và chí hiếu.
Thầy
Tử Lộ cũng người nước Lỗ,
Thờ
hai thân từng bữa canh lê.
Thường
khi đội gạo đi về,
Xa
xôi trăm dặm nặng nề hai vai.
Đỉnh
huê biểu từ khơi bóng hạc,
Gót
Nam du nhẹ bước tang bồng.
Xe
trăm cỗ, thóc muôn chung,
Ngồi
chồng đệm ghép ăn chồng vạc cao.
Thân
phú quí ngắm vào thêm tủi,
Đức
cù lao chạnh tới càng đau.
Nào
khi đội gạo canh rau,
Muốn
còn như cũ dễ hầu được ru !
Lòng
thắc mắc nghìn thu vẫn để,
Biết
bao giờ cam chỉ đền công.
Cho
hay dạ hiếu không cùng,
Dẫu
Tam Công chẳng đổi lòng thần hôn.
Lão Lai Tử
Lão Lai Tử , người nước Sở, sanh
vào thời Xuân Thu, thờ cha mẹ rất hiếu thảo. Lúc ông được 70 tuổi mà cha mẹ vẫn
còn sống rất thọ. Ông sợ cha mẹ buồn khi thấy mình già nên ông thường mặc quần
áo sặc sỡ rồi múa hát trước mặt cha mẹ để làm vui cha mẹ; lại có khi bưng nước
giả bộ trợt té ngồi khóc oa oa như con nít làm cha mẹ phải bật cười.
Lão
Lai Tử đời Châu cao sĩ,
Thờ
hai thân chẳng trễ ngọt bùi.
Tuổi
già đã đúng bảy mươi,
Nói
năng chẳng chút hở môi rằng già.
Khi
thong thả mẹ cha ngồi trước,
Nhảy
lăn vào bắt chước trẻ thơ.
Thấp
cao điệu múa nhởn nhơ,
Xênh
xang màu áo bạc phơ mái đầu.
Chốn
đường thượng khi hầu bưng nước,
Giả
làm điều ngã trước thềm hoa.
Khóc
lên mấy tiếng oa oa,
Tưởng
chừng lên bảy lên ba thuở nào.
Trên
tuổi tác trông vào vui vẻ,
Án
đình vi gió thụy mưa xuân.
Cho
hay nhân tử sự thân,
Trong
trăm năm đặng mấy lần ngày vui.
Diễm
Tử
Diễm Tử, sanh đời nhà Châu, phụng dưỡng cha mẹ rất
hiếu thảo. Khi cha mẹ già, mắt lòa, lại thèm uống sữa hươu từng ngày. Diễm Tử
lập kế, lấy da hươu khô may làm quần áo giả làm hươu con, rồi vào rừng lẫn vào
đám hươu, đến gần hươu mẹ, vắt sữa hươu mẹ, đem về cho cha mẹ dùng.
Một hôm, bọn thợ săn vào rừng săn thú, thấy Diễm Tử
trong lốt hươu tưởng là hươu thiệt, định giương cung bắn chết. Diễm Tử vội la
lớn rồi trút bỏ lớp da hươu, giải bày sự việc. Bọn thợ săn mến phục Diễm Tử là
người mưu trí và hiếu thảo.
Châu
Diễm Tử làm con rất thảo,
Chiều
hai thân tuổi lão niên cao.
Mắt
trần khuất nguyệt mờ sao,
Sữa
hươu, người vẫn ước ao từng ngày.
Vật
khó kiếm không hay thường dõi,
Phải
lo phương tìm tõi cho ra.
Hươu
khô tìm lấy lột da,
Mặc
làm sắc áo để hòa lẫn theo.
Chốn
non thẳm tìm vào bầy lứa,
Sẽ
dần dà lấy sữa nuôi thân.
Bỗng
đâu gặp lũ đi săn,
Rắp
buông tên bắn không phân vật người.
Đem
tâm sự tới nơi bày tỏ,
Chút
hiếu tình nghe rõ cũng thôi.
Cho hay chung một tánh Trời,
Tấm son cũng động được người võ phu.
Đổng Vĩnh
Đổng Vĩnh, sanh vào
thời Hậu Hán, nhà rất nghèo, nhưng ở với cha mẹ
rất hiếu thảo.
Khi cha mất,
trong nhà không có tiền để lo
việc tang cho cha, ông đến nhà một người phú hộ để xin vay tiền và cam kết khi
xong đám tang cha thì ông sẽ đến dệt đủ 300 tấm lụa lấy công trừ nợ.
Nhờ số tiền vay nầy, Đổng Vĩnh lo việc tang cho cha
xong xuôi tốt đẹp. Ông liền thu xếp công việc để qua nhà người phú hộ dệt lụa
trừ nợ. Dọc đường đi, Đổng Vĩnh gặp một người con gái xinh đẹp và thùy mị, cùng
hứa hẹn kết nghĩa trăm năm nhưng giao kết sau khi dệt xong 300 tấm lụa. Người
con gái nói rằng nàng rất thạo nghề dệt lụa, nên xin theo chàng đến nhà phú hộ
giúp chàng dệt cho mau xong.
Nhờ có nàng phụ giúp, Đổng Vĩnh dệt xong 300 tấm
lụa rất mau và lụa rất đẹp.
Cả hai cùng trở về nhà, và khi đi ngang qua chỗ gặp
nàng trước đây, người con gái nói với Đổng Vĩnh rằng :
- Tôi là Chức Nữ trên Trời, nhơn thấy anh nhà nghèo
mà có lòng chí hiếu, nên xuống giúp công cho anh trả nợ, nay chẳng đặng đứng
lâu.
Nói dứt thì mây giăng mù mịt, nàng đằng vân bay
mất.
Đến đời nay, chỗ đó còn cái giếng giặt tơ làm dấu
tích.
Đời
Hậu Hán có người Đổng Vĩnh,
Nhà
rất nghèo mà tánh rất thành.
Thấu
chăng, chăng thấu Trời xanh,
Phụ
tang để đó, nhân tình còn chi.
Liều
thân thể làm thuê công việc,
Miễn
cầu cho thể phách được yên.
Cực
người thay nhẽ đồng tiền,
Đem
thân hiếu tử băng miền phú gia.
Bỗng
gặp kẻ đàn bà đâu đó,
Xin
kết làm phu phụ cùng đi.
Lụa
ba trăm tấm dệt thuê,
Trả
xong nợ ấy mới về cùng nhau.
Đến
chốn gặp bỗng đâu thoạt biến,
Là
Tiên Cô Trời khiến giúp công.
Cho
hay Trời vốn chiều lòng,
Há rằng cao thẳm ngàn trùng cách xa.
Giang Cách
Giang Cách, người đời Hậu Hán,
mồ côi cha từ lúc còn bé, thờ mẹ rất hiếu. Gặp lúc loạn lạc, Giang Cách
cõng mẹ chạy đi lánh nạn. Giữa đường quân giặc bắt được hai mẹ con. Ông khóc
lóc van xin thảm thiết cho được sống để nuôi mẹ già. Quân giặc động lòng tha
cho. Giang Cách đưa mẹ qua ở đất Hạ Bì, ngày ngày cố sức đi làm thuê nuôi mẹ
cho qua cơn loạn lạc.
Hán
Giang Cách cô đơn từ bé,
Bước
truân chuyên với mẹ đồng cư.
Đương
cơn loạn lạc bơ vơ,
Một
mình cõng mẹ ngẩn ngơ dọc đường.
Từng
mấy độ chiến trường gặp giặc,
Giặc
cố tình hiếp bắt đem đi.
Khóc
rằng : Thân mẹ lưu ly,
Tuổi
già bóng chiếc biết thì cậy ai.
Giặc
nghe nói thoắt thôi chẳng nỡ,
Rồi
dần dà qua ở Hạ Bì.
Dấn
mình gánh mướn làm thuê,
Miễn
nuôi được mẹ quản gì là thân.
Mỗi
đồ vật sắm lần no đủ,
Áng
xuân phong tươi nét từ nhan.
Cho hay những lúc gian nan,
Thật vàng dẫu mấy lửa than cũng vàng.
Sưu
Kiềm Lâu
Sưu Kiềm Lâu, người nước Tề, tánh rất có hiếu, được
làm quan lịnh ở huyện Sàn Lăng, đến nhận chức chưa được 10 hôm thì xảy đâu lòng
ông kinh hoảng lạ thường, mình đổ mồ hôi như tắm, thì ông biết cha mẹ ở nhà
chắc là có việc gì xảy ra chẳng lành. Ông xin từ quan để trở về nhà, mới hay
cha bịnh nặng đã 2 ngày. Lương y nói rằng : Nếu muốn biết bịnh khó dễ thì nếm
thử phẩn, như có vị đắng thì chữa khỏi, còn có vị ngọt thì rất khó trị. Sưu
Kiềm Lâu nếm phân thử thì cảm thấy có vị ngọt, lòng rất lo sợ tánh mạng của cha
già,
Đêm đêm, ông đốt hương nhắm sao Bắc Đẩu khấn nguyện
cho cha hết bịnh. Sau đó, ông mơ thấy
một người đến đưa ra một cái thẻ vàng có chữ : Sắc Trời cho bình an. Quả nhiên,
mấy ngày hôm sau thì cha ông uống thuốc khỏi bệnh.
Quan Thái Thú nghe ông Sưu Kiềm Lâu có lòng hiếu
như vậy nên cho ông phục chức quan trở lại.
Sưu
Kiềm Lâu có danh Tề quốc,
Huyện
Sàn Lăng nhận chức thân dân.
Tới
nha chưa được một tuần,
Mồ
hôi như dội, tâm thần thường đau.
Treo
ấn ruổi vó câu bươn bả,
Về
thăm cha bệnh đã hai ngày.
Nếm
dơ vâng cứ lời thầy,
Ngọt
ngào đầu lưỡi, chua cay trong lòng.
Thấy
sách dạy “bệnh trung nguy khổ “
Ước
làm sao bệnh đỡ mới cam.
Đêm
đêm hướng Bắc triều tam,
Xin
đem tánh mạng thay làm thân cha.
Lòng
cầu khẩn thấu tòa tinh tú,
Chữ bình an vui thú đình vi.
Cho hay máy động huyền vi,
Thay mình truyện trước còn ghi Kim Đằng.
Hoàng Đình Kiên
Hoàng Đình Kiên sinh
vào đời nhà Tống, hiệu là Sơn Cốc, còn có tên là Tăng Trực, làm quan Thái Sử triều
vua Nguyên Hựu, thờ cha mẹ rất hiếu thảo. Tuy làm quan chức cao, trong nhà có
nhiều tôi tớ, nhưng ông tự mình chăm sóc những thứ đồ dùng để tiểu tiện của cha
mẹ, dù dơ bẩn thế nào, ông cũng chính tay lau rửa, không để cho đày tớ làm.
Triều
Nguyên Hựu có thầy Tăng Trực,
Là
họ Hoàng ngồi chức Sử thần.
Ơn
vua đã nhẹ tấm thân,
Phận
con vẫn giữ thờ thân như ngày.
Đồ
dơ bẩn tự tay lau chuốt,
Việc
tầm thường chẳng chút đơn sai.
Há
rằng sai khiến không ai,
Đem
thân quan trọng thay người gia nô.
Chức
nhân tử phải cho cần khổ,
Có
mẹ cha mới có thân ta.
Cho
hay đạo chẳng ở xa,
Hãy
làm hiếu tử mới ra trung thần.
Tăng Tử
Tăng Tử, tên là Sâm, tự là Tử Dư, người ở ấp Vũ
Thành nước Lỗ, sanh vào thời Xuân Thu, là học trò giỏi của Đức Khổng Tử, được
đời sau tôn là Tông Thánh trong hàng Tứ Phối, truy tặng là Thành Quốc Công.
Tăng Tử phụng dưỡng cha mẹ rất hiếu thảo. Bữa ăn nào cũng rán mua đủ rượu thịt
cho cha mẹ dùng. Khi cha mẹ ăn xong, đồ ăn dư lại, cha mẹ muốn cho ai thì
ông vâng lời đem cho người ấy.
Cảnh nhà hàn vi, ông thường vào rừng đốn củi. Có
một người khách đến chơi, Mẹ muốn gọi ông về ngay nhưng không biết phải làm thế
nào. Trong lúc lúng túng, bà cắn vào đầu ngón tay thật đau. Tăng Tử đang chặt
củi trong rừng, chợt cảm thấy lòng quặn đau kỳ lạ, e có việc không hay xảy đến
cho mẹ nên vội thu xếp gánh củi trở về nhà. Gặp mẹ mới giải rõ nguồn cơn. Thật
là cốt nhục tình thâm tương cảm.
Đời
Châu mạt có Thầy Tăng Tử,
Thờ
mẹ cha thì giữ chí thành.
Bữa
thường rượu thịt ngon lành,
Cho
ai vâng cứ đành rành không sai.
Nhà
bần bạc thường đi hái củi,
Quãng
mù xanh thui thủi non sâu.
Mẹ
ngồi tựa cửa bóng sau,
Nhơn
khi khách đến trông mau con về.
Rối
trong dạ nhơn khi cùng túng,
Cắn
ngón tay cho động lòng con.
Trong non bỗng chốc bồn chồn,
Quặn đau khúc ruột bước dồn gót chơn.
Quì dưới gối kề gần thưa hỏi,
Lắng
bên tai tỏ rõ nguồn cơn.
Cho
hay từ hiếu tương quan,
Non
Đồng tuy lở, không hàn tiếng chuông.
PHẦN KẾT :
Bấy
nhiêu tích cổ nhơn về trước,
Cách
ngàn xưa như tạc một lòng.
Kể
chi kẻ đạt người cùng,
Lọt
lòng ai trốn khỏi vòng di luân.
Buổi
công hạ cảm thân dày đội,
Xa
hương quan gần cõi Thánh Hiền.
Trông
vào những thẹn bóng đèn,
Muốn
lưu gia phạm, nên truyền quốc âm.
Dịch giả : LÝ VĂN
PHỨC
Nhận xét :
Trong 24 gương hiếu thảo mà Ông Quách Cự Nghiệp
chọn ra từ trong các truyện tích xưa, chúng ta nhận thấy có 3 điển tích không
được hoàn hảo, xin kể ra :
1 . Ngô Mãnh 8 tuổi để cho muỗi mặc tình hút máu (Số 5).
2 . Lục Tích 6 tuổi trộm quít đem về biếu mẹ (Số 10).
3 . Quách Cự vì mẹ chôn con (Số 13).
* Nếu cho Ngô Mãnh là có hiếu thì cha mẹ của Ngô
Mãnh mang tiếng là bất nhơn, không biết thương con, không bảo vệ con lúc con
còn bé nhỏ, mới 8 tuổi, để cho con bị muỗi đốt sưng khắp mình mẩy, có thể bị
bệnh nguy hiểm.
* Lục Tích, con nít mới 6 tuổi, ăn cắp quít bỏ vào
túi, khi bị phát hiện thì nói là đem về biếu mẹ. Nếu cho Lục Tích là có hiếu
tức là khuyến khích con nít ăn cắp đồ vật đem về cho cha mẹ.
* Quách Cự, không có cách giải quyết nào khác sao
mà phải chôn con ? Sao không làm một mâm cơm riêng dâng mẹ ăn trước, mẹ ăn xong
rồi thì vợ chồng con cái mới ăn sau. Nếu cho Quách Cự là có hiếu thì Quách Cự
mang tiếng bất nhân, giết con.
Trong kho tàng điển tích xưa, còn rất nhiều gương
hiếu thảo khác mà sao Quách Cự Nghiệp không chọn, như : Nhạc Phi, Đề Oanh, Tề
Phụ, vv. . . mà lại chọn 3 điển tích vừa kể trên, thật là khó hiểu ! Chúng ta
bàn qua để chỉ rằng việc chọn lọc các gương Hiếu thảo của Quách Cự Nghiệp có
chỗ thiếu sót.
Chúng ta chỉ nên đề cao cái tinh thần của Nhị thập
Tứ Hiếu là làm con phải hiếu thảo với cha mẹ là điều trước tiên, và chỉ nên
trích dẫn những điển tích nào hoàn hảo.
TRUYỆN TÂY DU
Tây Du Ký tức là Truyện Tây Du, là một bộ truyện
thần thoại của người Tàu, căn cứ trên sự kiện lịch sử có thật là Đại sư Trần
huyền Trang đời nhà Đường, pháp danh là Tam Tạng, từ Trung hoa đi theo đường bộ đến nước Ấn Độ
để thỉnh Tam Tạng Kinh của Phật giáo đem
về nước Trung hoa truyền bá đạo Phật.
Truyện nầy do Ông Ngô thừa Ân viết ra theo cốt
truyện “Tây Du Ký của Dương chí Hòa”, có chỉnh đốn và thêm thắt nhiều tình tiết
dí dỏm, khéo léo hấp dẫn độc giả.
Ngô thừa Ân là một học giả vào thời nhà Minh bên
Tàu, tên tự là Nhữ Trung, hiệu là Xạ Dương Sơn nhân, sanh khoảng năm 1500 tại
phủ Hoài An huyện Sơn Dương (nay thuộc tỉnh Giang Tô), mất năm 1582, đời vua
Thần Tông nhà Minh, niên hiệu Vạn Lịch thứ 10.
Ngô thừa Ân viết Tây Du Ký vào những năm cuối đời
của Ông. Có lẽ Ông là một tín đồ rất sùng tín Phật giáo, nên trong nội dung
Truyện Tây Du, Ông quá đề cao Phật giáo, mà lại hạ thấp giá trị của Tiên giáo
và Đức Thượng Đế.
Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức Thái Thượng Lão
Quân, Đức Thái Bạch Kim Tinh và các vị Tiên, gần như bị ngòi bút của tác giả
Ngô thừa Ân phàm hóa, không đủ tài phép để
trị một Tề Thiên Đại Thánh làm loạn Thiên cung, bị Tề Thiên đánh cho
chạy dài, phải cầu cứu Đức Phật Thích Ca
ở cõi Cực Lạc Thế giới. Đức Phật sang mới có pháp thuật cao để trị Tề Thiên Đại Thánh, bắt Tề Thiên đè dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm. Sau đó Đức Quan Âm Bồ Tát
dùng niền Kim
Cô giao cho Tam Tạng niền đầu Tề
Thiên thì mới điều khiển được Tề Thiên như
ý muốn.
Tây Du Ký của Ngô thừa Ân được nhiều nhà văn VN
dịch ra quốc văn, gọi là Tây Du Ký Diễn Nghĩa, gồm 100 Hồi, nhưng Hội Thánh chỉ
chọn 9 Hồi tượng trưng, vẽ 9 bức tranh nơi Hành lang Báo Ân Từ (Tòa Thánh Tây
Ninh), từ cầu thang tròn bên Nữ phái, vòng qua phía trước, rồi đến cầu thang
tròn bên Nam phái, kể ra sau đây :
Hồi
1 : Hoa Quả sơn trứng đá nở Hầu Vương :
Bức tranh I.
Hồi
4 : Hầu Vương xưng Tề Thiên Đại Thánh : Bức tranh II.
Hồi
15 : Tiểu long hóa Bạch mã . . . . . . . . . .
: Bức tranh III.
Hồi
16 : Yêu tinh Hắc Phong trộm cà sa. . .
. : Bức tranh IV.
Hồi
14 : Tam Tạng cứu Tề Thiên thoát khỏi
Núi
Ngũ Hành và thâu làm đồ đệ. . . : Bức tranh V.
Hồi
19 : Tam Tạng thâu Trư Bát Giái . . . . . . : Bức tranh VI.
Hồi
22 : Tam Tạng thâu Sa Tăng . . . . . . . . .
: Bức tranh VII.
Hồi
41 : Hồng Hài Nhi đốt Tề Thiên . . . . . .
: Bức tranh VIII.
Hồi
48 : Kim Ngư Tinh bắt Tam Tạng . . . . .
: Bức tranh IX.
Hoa Quả Sơn trứng đá nở Hầu Vương
Nơi Đông Thắng Thần Châu, nước Ngao Lai, có một
ngọn núi cao mọc nhiều thứ hoa quả lạ, gọi là Hoa Quả Sơn, đứng sừng sững giữa
Trời, chung quanh là biển cả. Trên núi ấy có một tảng đá rất lớn được tạo ra từ
lúc khai Thiên lập Địa, trên mặt có 9 lỗ
thông Thiên , bốn bên có hang thông ra rừng rậm. Tảng đá ấy hứng lấy 2 khí Âm
Dương của 2 vầng Nhựt Nguyệt, lần lần tụ tinh, nứt ra một trứng đá lớn, lâu năm
trứng đá tượng hình, rồi gặp một trận
gió lớn, nở
ra một con
khỉ giống hệt hình người, tay chân rất lanh lẹ, trí não thông minh, lại
có đôi mắt sáng phát ra 2 luồng hào quang chiếu đến tận Thiên cung.
Con khỉ ấy sống trong rừng núi, đói ăn hoa quả,
khát uống nước suối, lần lần lớn lên nhảy nhót chơi đùa, kết bạn cùng loài khỉ
vượn, thân mật với lũ hươu nai.
Một hôm khí trời nóng bức, khỉ đá cùng lũ khỉ rủ
nhau xuống suối tắm mát, rồi men theo bờ suối đi lên nguồn, thấy một thác nước
trắng xóa. Bọn khỉ vỗ tay thú vị, nói :
- Nước sâu lắm ! Chỗ nầy chắc ăn thông với biển
lớn.
Rồi bọn khỉ lại nói :
- Nếu ai chui được vào làn nước để tìm trong đó có gì mà không bị xây xát mình
mẩy thì chúng ta tôn lên làm vua.
Nói xong, chúng rủ nhau hú vang 3 tiếng lớn.
Khỉ đá nhảy ra nói lớn : - Tôi xin đi.
Khỉ đá nhắm mắt, vươn mình nhảy vào giữa thác nước,
chui qua khỏi làn nước thì thấy có một cái cầu bằng sắt, dưới cầu nước chảy vào
các lỗ đá. Khỉ đá đi qua cầu, thấy dường như có nhà cửa, liền rón rén nhảy vào,
thấy một ngôi nhà đá ở phía dưới các thạch nhũ trong động đá, có bếp, có giường
bằng đá, chậu đá, chén đá tuyệt đẹp, trước nhà có cây mai, cây trúc, cây tùng.
Xem xét hồi lâu mà không thấy có bóng người, khỉ đá trở ra cầu, quan sát 2 bên
thấy tấm bảng đá, trên đó có khắc 6 chữ : HOA QUẢ SƠN THỦY LIÊM ĐỘNG.
Nó mừng quá, vội nhắm mắt nhảy ra khỏi làn nước,
lội vào bờ, cười khanh khách, nói với lũ khỉ :
- Gặp may rồi ! Trong đó không có nước, có một cây
cầu sắt, bên trong là một cơ nghiệp Trời xây dựng nên.
Lũ khỉ hỏi : - Sao biết đó là một cơ nghiệp ?
Khỉ đá đáp :
- Dòng nước nầy chảy xói dưới chân cầu, chảy ngược
thì lấp cửa cầu. Bên cầu có cây cối hoa cỏ, trong đó có một tòa nhà đá rất
rộng, có giường đá, chén đá, chậu đá, ghế đá, bếp đá. Bên ngoài có tấm bảng đá
đề là : Hoa Quả Sơn Thủy Liêm Động. Thật là một nơi kín đáo để bọn ta yên thân. Chúng ta mau vào đó ở, tránh
được mưa nắng và khí trời nóng lạnh.
Lũ khỉ nghe xong rất thích chí, đồng nói :
- Anh đi trước dẫn đường, chúng tôi theo sau.
Khỉ đá liền nhảy xuống và kêu to : Tất cả theo ta
mau.
Mấy con khỉ bạo dạn liền nhảy theo, mấy con nhút
nhát thì co đầu rút cổ, la hét một hồi rồi cũng nhảy xuống lội vào. Lần lượt
bọn chúng đều nhảy qua làn nước và lên cầu vào động. Chúng tung tăng phá phách
vui vẻ đến khi mệt mới thôi.
Lúc đó khỉ đá mới kêu lũ khỉ lại nói :
- Lúc còn ở bên ngoài, chúng ta có hứa nhau, ai
xuống trước sẽ được tôn làm vua, bây giờ lại quên sao ?
Lũ khỉ nhớ lại, vội vàng bước đến quì trước mặt khỉ
đá, tôn lên làm Đại Vương, cả bọn hô to : “Đại Vương vạn tuế ! “
Khỉ đá khoái chí cười nói :
- Từ nay ta làm vua lấy hiệu là “Mỹ Hầu Vương”. Ta
phong cho vượn và khỉ đột làm Tả Hữu Thừa Tướng.
Rồi Mỹ Hầu Vương chỉ huy đàn khỉ vượn, sắp thành
đội ngũ quân lính, tướng tá, phân ra ban bộ trật tự rõ ràng. Từ đây đàn khỉ
sống rất vui vẻ an nhàn thích thú.
Một hôm, Mỹ Hầu Vương buồn rầu nói :
- Ta đang nghĩ đến ngày mai, chúng ta sẽ già rồi
chết, làm sao giữ mãi được những ngày vui sướng như thế nầy ?
Một con vượn già đứng dậy nói :
- Đại Vương lo xa như vậy là phải lắm ! Chỉ có 3
bậc là Phật, Tiên, Thánh thì mới khỏi chết, trường sanh bất lão. Ba bậc ấy hiện
đang ở non Tiên.
Hầu Vương có được một tia hy vọng, liền nói :
- Ngày mai, ta sẽ từ giã các ngươi, thả bước phiêu
lưu đi tìm non Tiên để học phép trường
sanh bất lão
Hầu Vương xưng Tề Thiên Đại
Thánh
Hầu Vương dùng bè đi xuyên qua biển lớn, đến được
Nam Thiệm Bộ Châu, lưu lạc trong 9 năm mà chẳng tìm được nơi nào có Thần Tiên,
lòng rất buồn rầu. Hầu Vương tìm cách đóng một chiếc bè khác để vượt biển qua xứ khác tìm kiếm. Hầu Vương đến
được Tây Ngưu Hóa Châu, lên bờ, thấy một ngọn núi cao chớn chở, cảnh vật thật
là xinh đẹp, lòng mừng hy vọng nơi đây là chỗ ở của Thần Tiên.
Hầu Vương tìm đường lên núi, xảy thấy một ông tiều
liền hỏi thăm, biết được ở trên núi có Ông Tiên Bồ Đề Tổ Sư, có thâu nhận học
trò. Hầu Vương mừng rỡ leo lên, thấy cửa động có tấm bảng đề : “Linh Đài Phương
Thốn Sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh Động”. Lát sau có một đồng tử mở cửa động đi ra.
Hầu Vương đến chào và xin vào động gặp Tổ Sư.
Tổ Sư biết trước việc Hầu Vương đến xin học đạo,
nên cho đồng tử ra đón dẫn vào. Hầu Vương lạy Tổ Sư và xin làm đồ đệ. Tổ Sư
thâu nhận, đặt cho pháp danh là Tôn Ngộ Không.
Từ đó, Ngộ Không theo Tổ Sư học đạo, được 10 năm
thì pháp thuật tinh thông, võ nghệ cao cường, biết được Thất thập nhị huyền
công (72 phép biến hoá), lại học được phép Cân Đẩu Vân, một nhảy trên mây đi
được 18 ngàn dặm.
Học đạo vừa xong thì Ngộ Không bị Tổ Sư đuổi về Hoa
Quả Sơn, lại cấm nhặt Ngộ Không không được xưng là học trò của Tổ Sư. (vì Tổ Sư
biết sau nầy Ngộ Không sẽ làm loạn Thiên
cung, tội rất nặng, Tổ Sư sợ bị tội liên can).
Hầu Vương khóc lóc, lạy tạ Tổ Sư, từ giã các bạn
đồng môn, rồi ra khỏi động, dùng phép cân đẩu vân, giây lát thì tới Hoa Quả
Sơn, nhảy vào Thủy Liêm Động, lên tiếng kêu gọi bọn khỉ. Lũ khỉ chạy ra mừng
rỡ, hỏi han lăng xăng.
Hầu Vương bây giờ tài giỏi phi thường, oai danh
lừng lẫy. Các Chúa động yêu xa gần đều đến hàng phục, cống lễ.
Hầu Vương cảm thấy không có binh khí vừa tay
để xử
dụng, nên rẽ nước đi xuống Thủy phủ của Đông Hải Long Vương Ngao Quảng
hỏi xin. Ngao Quảng sợ Hầu Vương phá khuấy nên buộc lòng phải đem các thứ binh
khí trong kho ra cho Hầu Vương lựa chọn. Hầu Vương cầm thử các thứ đều chê là
nhẹ. Ngao Quảng giận, dẫn Hầu Vương đến
giữa đáy biển, chỉ cây cột sắt Thần chiếu hào quang nặng 13.500 cân. Hầu Vương
đến ôm cột sắt nhổ lên, thấy nó rất lớn, 2 đầu bịch vàng, trên có đề chữ “Như Ý
Kim Cô Bảng”. Ngộ Không liền nói : “Hãy nhỏ lại cho cầm vừa tay.” Tức thì cây
sắt Thần nhỏ lại như ý muốn của Ngộ Không. Ngộ Không mừng rỡ, cầm thiết bảng
múa thử một đường, làm cả Long cung rung chuyển. Cả triều đình của Long vương
đều sợ sệt.
Ngộ Không lại đòi Ngao Quảng cho một bộ y giáp.
Ngao Quảng phải lấy áo giáp của Ngao Thân và mão của Ngao Khâm đưa cho Ngô
Không. Ngộ Không nhận lãnh mặc vào, rồi vui vẻ cám ơn Long Vương, trở về động
Thủy Liêm.
Một hôm, Ngộ Không say rượu nằm ngủ trong động Thủy
Liêm, bị Quỉ sứ đến bắt hồn dẫn xuống cõi Âm phủ. Ngộ Không tỉnh rượu, đánh bọn
Quỉ sứ chạy tán loạn, 10 Vua Diêm Vương cả sợ, bảo Phán Quan đem Bộ Sanh
Tử của loài khỉ ra xem. Ngộ Không cầm
bút xóa hết tên họ của nhà khỉ vượn, để
loài nầy không có số chết, trường sanh bất tử.
Sau đó, Long Vương Ngao Quảng và 10 Vua Diêm Vương
đồng dâng sớ lên Thượng Đế tâu bày các sự lộng hành của Hầu Vương Tôn Ngộ
Không, xin Thượng Đế bắt Ngộ Không trị tội.
Thượng Đế liền sai Thiên binh Thiên tướng đi bắt Ngộ Không, nhưng Thái Bạch
KimTinh can gián, xin Thượng Đế gọi nó về Trời, phong chức và giáo hóa nó.
Thượng Đế bằng lòng, sai Thái Bạch đến Hoa Quả Sơn
chiêu an, gọi về Trời, phong cho chức Bậc Mã Ôn, là chức quan nhỏ lo việc nuôi ngựa và giữ đàn
ngựa của Thiên triều.
Ngộ Không nhận chức, làm việc được 15 ngày thì biết
chức Bậc Mã Ôn thuộc vào hạng bét, nên giận Thượng Đế không biết dùng tài mình,
liền trở về Thủy Liêm Động.
Bọn khỉ vượn Tứ Kiện Tướng nơi động Thủy Liêm nói :
- Tài của Đại Vương cao tột, phải làm đến chức Tề
Thiên Đại Thánh mới đáng.
Ngộ Không nghe nói thế thì thích chí, liền cho làm
một cây cột cờ thật cao, treo một lá cờ có đề 4 chữ thật lớn “ TỀ THIÊN ĐAÏI
THÁNH”, rồi truyền lịnh cho bọn khỉ và các chúa động yêu là từ nay phải gọi
mình là Tề Thiên Đại Thánh.
Thượng Đế sai Lý Tịnh và Na Tra xuống bắt Bậc Mã Ôn
đem lên trị tội, nhưng 2 vị nầy bị Tề Thiên Đại Thánh đánh cho bại tẩu, trở về
tâu rằng : Bậc Mã Ôn đòi Thượng Đế phong cho nó chức Tề Thiên Đại Thánh thì nó
mới chịu.
Thái Bạch Kim Tinh tâu :
- Bậc Mã Ôn
chê chức nhỏ không xứng tài nó, muốn làm Tề Thiên Đại Thánh, nhưng trên Thiên
đình không có chức nầy, nay xin cứ phong cho nó, hữu danh vô thực, để nó khỏi làm loạn. Thượng Đế bằng lòng.
Thái Bạch tới động Thủy Liêm, gọi Hầu Vương, nói :
- Thượng Đế bằng lòng phong ngươi chức Tề Thiên Đại
Thánh, mau lên nhận chức, đừng làm loạn mà mắc tội lớn.
Thượng Đế đòi Hầu Vương vào chầu, phán :
- Nay ta chiều ý ngươi, phong cho chức Tề Thiên Đại
Thánh là chức lớn lắm rồi. Từ nay đừng gây chuyện nữa.
Thượng Đế truyền cho Lỗ Ban và Trương Ban cất một
biệt dinh cho Tề Thiên, trong dinh chia ra 2 phòng có tên : Ân Linh Tự và Ninh
Thần Tự, có Tiên lại phục dịch, lại ban cho Tề Thiên 2 chai ngự tửu và 10 cái bông vàng, rồi sai
Ngũ Đẩu Tinh Quân đưa Tề Thiên đến phủ.
Từ đây Tề Thiên vui ở trong dinh, đi chơi đây đó chẳng ai ngăn cấm.
Tiểu long hóa Bạch mã
Nói về Tề Thiên Đại
Thánh làm loạn Thiên cung, bị Đức Phật
Tổ bắt, đè xuống dưới Ngũ Hành Sơn được 500 năm, được Tam Tạng vâng lịnh Đức Quan Âm Bồ Tát
đến cứu. Tề Thiên thoát khỏi núi Ngũ Hành,
lạy Tam Tạng tôn làm Sư phụ, được Tam Tạng đặt thêm một tên nữa là Tôn Hành
Giả.
Hành Giả phò Tam Tạng đi thỉnh kinh, nhắm hướng Tây
thẳng tới. Ngày kia, 2 thầy trò đến núi Xà Bàn, bị con suối lớn gọi là suối Ưng
Sầu chắn ngang. Hai thầy trò đang ngắm nghía, tìm cách vượt qua suối, thì bỗng
dưới suối, một con Rồng nhỏ (Tiểu long) nhẩy lên, chờn vờn muốn chụp Tam Tạng.
Hành Giả lật đật nhảy tới, ôm sốc thầy chạy thoát ra xa. Rồng đuổi theo không
kịp, quay lại nuốt sống con ngựa của Tam Tạng, nuốt cả yên cương, rồi nhảy
xuống suối lặn mất.
Hành Giả trở lại kêu Rồng lên đánh, Rồng đánh không
lại Hành Giả nên lặn xuống suối trốn mất. Tôn Hành Giả niệm chú đòi Thổ Thần
đến hỏi gốc tích của Rồng nầy. Thổ Thần cho biết Rồng nầy do Quan Âm Bồ Tát cứu
sống và cho nó ở chốn nầy. Đại Thánh muốn bắt nó thì phải hỏi Đức Quan Âm.
Hành Giả trở lại báo cáo với thầy và xin thầy cho
đi gặp Bồ Tát. Thần Yết Đế xin đi thay cho Đại Thánh.
Lát sau, Đức Quan Âm Bồ Tát đằng vân bay tới. Hành
Giả lật đật bay lên mây ra mắt Bồ Tát. Bồ Tát nói :
- Con Rồng ấy là con trai thứ ba của Long Vương
Ngao Nhuận, phạm tội ngỗ nghịch với cha nên bị Thượng Đế trừng phạt, treo lên
không chờ chém đầu. Bồ Tát ngó thấy thương tình, xin Thượng Đế cho nó khỏi tội
chết, để sau nầy làm ngựa cho người đi
thỉnh kinh. Nhà ngươi nghĩ xem một con ngựa tầm thường làm sao có thể vượt muôn
núi ngàn sông đến được đất Phật ? Cần phải có một con Long mã mới đi được.
Hành Giả nói :
- Nay Rồng nầy sợ Lão Tôn trốn mất thì làm thế nào ?
Bồ Tát gọi Thần Yết Đế, bảo :
- Nhà ngươi đến bờ khe, gọi : “Ngao Nhuận Long
Vương Tam Thái tử ra cho Bồ Tát Nam Hải
dạy việc.”
Yết Đế tuân lịnh. Giây lát thấy Rồng rẽ sóng nhảy
lên, biến thành hình người, đến ra mắt Bồ Tát.
Quan Âm bước tới lấy trái châu nơi cổ con Tiểu long,
cầm nhành dương liễu nhúng nước Cam lồ, rảy lên mình Tiểu long, rồi thổi vào
một hơi, khiến Tiểu long hóa thành một con ngựa bạch. Đức Quan Âm vỗ lên đầu
ngựa bảo :
- Ngươi hết lòng đưa người thỉnh kinh đi tới Tây
phương mà chuộc tội, đến đó sẽ được hóa mình vàng, sống lâu muôn tuổi.
Bạch mã gật đầu. Bồ Tát truyền Tôn Hành Giả dẫn
ngựa đến cho Tam Tạng, rồi Bồ Tát trở về Nam Hải.
91 Điễn Tích Nơi Hành Lang Báo Ân Từ - 2 / 8 (Kim Hương)
Tam Tạng thấy Hành Giả dẫn ngựa tới, liền hỏi :
- Chẳng hay ngươi tìm được ngựa nầy ở đâu ?
- Bạch thầy, nhờ Thần Yết Đế thỉnh Đức Quan Âm tới
bắt con rồng biến thành con ngựa nầy cho thầy cỡi đi thỉnh kinh, thế con ngựa
khi trước.
Tam Tạng nghe nói thế thì lòng rất vui mừng, vội
quì xuống, nhắm hướng Nam lạy tạ ơn Bồ Tát.
Kế đó, Thủy Thần ở suối Ưng Sầu đem bè tới, đưa
thầy trò Tam Tạng và ngựa bạch vượt qua suối sang bờ bên kia.
Hai thầy trò lên bờ, Hành Giả đỡ thầy lên ngựa,
nhắm hướng Tây đi tới, xảy có Thổ Địa đón dâng cho Tam Tạng một bộ yên cương và
roi ngựa, nói là của Bồ Tát Nam Hải gởi tặng, khuyên Tam Tạng gắng bước thỉnh
kinh, đừng trễ nải.
Tam Tạng vội xuống ngựa, quay mình về hướng Nam lạy
tạ Bồ Tát.
Yêu tinh Hắc Phong trộm cà sa
Trên đường đi thỉnh kinh, một hôm trời gần tối, Tam
Tạng và Hành Giả đến một khoảng vắng, xa xa thấy một toà nhà cao lớn, liền giục
ngựa đi tới, thấy đó là ngôi chùa lớn, có tấm bảng đề là : Quan Âm Thiền Viện.
Tam Tạng đi vào được các sãi đón tiếp. Tam Tạng xin
vào lạy Đức Quan Âm Bồ Tát, rồi xin nhà chùa cho tạm nghỉ một đêm để hôm sau tiếp tục lên đường thỉnh kinh.
Vị Lão Sư ngôi chùa nầy được 2 sãi nhỏ hầu 2 bên từ
trong bước ra chào Tam Tạng. Một lát sau, sãi nhỏ bưng chén ngọc đĩa vàng,
trịnh trọng rót trà mời khách. Tam Tạng nhìn các vật quí, tỏ lời khen :
- Thật là những của quí báu trên đời.
Vị Lão Sư nói :
- Thầy đừng
quá khen làm tôi hổ thẹn. Nghe nói ở Trung quốc có rất nhiều vật báu, thầy có
vật báu nào thì xin đem ra cho xem, để
thưởng thức vật báu của Đại Đường.
- Đáng tiếc là tôi đi đường xa, chẳng đem theo vật
gì quí báu, chỉ đem theo những món thô sơ cần dùng mà thôi.
Hành Giả đứng cạnh Sư phụ vọt miệng nói :
- Thưa Sư phụ, hôm trước con thấy trong tay nải có
tấm áo cà sa của Sư phụ, nó không phải là vật quí sao ?
Một vị Hòa Thượng ngồi gần nói :
- Ngài vừa nói áo cà sa là vật quí thì buồn cười
thật. Sư Tổ chúng tôi trụ trì ở đây 250 năm có tới 700 chiếc.
Vị Lão Sư trụ trì bảo tăng chúng :
- Hãy mang tất cả áo cà sa của ta ra đây cho 2 vị
xem.
Lão Sư có ý khoe của, nên bảo sãi mở kho, đem ra 12
chiếc rương lớn đặt giữa nhà, mở khóa lấy các áo cà sa ra treo lên khắp 4 xung
quanh. Hành Giả xem khắp một lượt, thấy toàn bằng gấm vóc thêu hoa dát ngọc,
bèn cười nói :
- Đẹp lắm ! Nhưng thôi hãy dẹp đi, để tôi lấy của thầy tôi ra cho xem, mới biết áo
nào quí.
Tam Tạng kêu Hành Giả lại rầy nhỏ : “Đồ đệ, đừng
khoe của quí. Chúng ta có 2 người, rủi xảy ra việc gì thì sao.”
Hành Giả đáp : “Cho họ xem áo thì có gì mà sợ.”
Tam Tạng nói : “ Đồ đệ chẳng nghĩ sâu, vật quí chớ
cho kẻ gian trông thấy. Người đời thường lụy vì của quí.”
Hành Giả nói : “Xin thầy đừng lo, có gì con lãnh
hết.”
Nói rồi chạy lại gói đồ, mở ra lấy áo cà sa. Hào
quang của áo chiếu ra sáng lòa. Các sãi thất kinh le lưỡi lắc đầu. Vị Lão sư
nhìn áo sững sờ không nháy mắt. Rồi như đụng vào lòng tham của Lão, Lão khóc
òa, quì trước mặt Tam Tạng nói:
- Tôi xấu phước vô duyên lắm ! Con mắt tôi mờ rồi,
không nhìn rõ báu vật. Nếu Hòa Thượng thương tình, cho tôi mượn áo nầy coi một
đêm, sáng ra trả sớm thì tôi biết ơn lắm.
Tam Tạng nghe nói thất kinh, gọi Hành Giả đến trách
:
- Bởi ngươi phách lối khoe khoang mới xảy ra cớ sự.
- Chẳng hề chi, xin thầy cứ cho họ mượn xem, nếu có
điều gì bất trắc, đệ tử xin chịu hết.
Hành Giả nói dứt thì lấy áo trao cho Lão Sư. Lão Sư
mừng rỡ hối dọn cơm nước đãi thầy trò Tam Tạng.
Lão Sư đem áo lên phòng xem, thấy áo quá quí, bèn
khóc rống than cùng các sãi nhỏ : “ Ta nay
270 tuổi, từng sắm biết bao cà sa, nhưng không áo nào có hào quang quí
bằng áo nầy. Ước sao ta được mặc áo nầy một ngày, chết cũng đủ vui.”
Sãi nhỏ thưa :
- Tổ Sư cứ cầm họ ở lại một ngày thì Tổ Sư mặc áo nầy
một ngày, cầm họ 10 ngày thì Tổ Sư mặc áo nầy 10 ngày, có gì mà ngồi khóc than
!
Lão Sư lại nói :
- Nếu ta muốn mặc áo nầy suốt đời thì sao ?
Hòa Thượng Quảng Trí ló đầu ra nói :
- Việc ấy không khó. Tối nay, 2 người đó đi đường
mệt nhọc tất ngủ say. Chúng ta lén mở cửa dùng dao cho mỗi đứa một nhát rồi đem
xác chúng vùi sau vườn là xong ngay.
Hòa Thượng Quảng Mưu can :
- Kế ấy không được. Cái ông mặt trắng dễ giết, chớ
cái ông mặt khỉ không dễ đối phó đâu. Tôi có kế nầy : Tổ Sư muốn được áo thì
chịu cháy một phần chùa. Chúng ta mỗi người lấy một bó củi chất quanh chỗ 2
thầy trò nó ngủ, rồi chế dầu phóng hỏa, cho là chúng bị Hỏa tai, khỏi ai bắt
tội.
Lão Sư khen hay, chờ cho 2 thầy trò Tam Tạng ngủ mê
là thi hành độc kế.
Đang ngủ ngon, Hành Giả sáng tai thức dậy, nghe
bước chân nhiều người rộn rịp, sanh nghi, liền hóa thành con muỗi, bay qua khe
cửa ra ngoài, thấy bọn sãi nhộn nhịp chất củi khô, chuẩn bị chế dầu thiêu sống
2 thầy trò.
Hành Giả ngẫm nghĩ lời thầy nói lúc nảy rất đúng,
bọn sãi muốn đoạt áo quí nên chất củi
đốt chết 2 thầy trò. Đáng lẽ cho chúng nó nếm mùi thiết bảng, nhưng sợ thầy quở
mình sát sanh, thôi ta tương kế tựu kế làm chúng một phen hoảng vía.
Nghĩ rồi, Hành Giả liền cân đẩu vân lên Nam
Thiên môn, tìm Quảng Mục Thiên Vương đặng
mượn cái lồng Tịch Hỏa đem về che chở Đường tăng, hẹn sáng mai lên trả gấp.
Hành Giả mượn được lồng, bay nhanh về, lấy lồng
Tịch Hỏa che cho thầy và gói đồ, không cho lửa phạm đến, rồi nhảy lên nóc nhà
ngồi chờ xem các sãi phóng hỏa.
Khi lửa bắt đầu cháy, Hành Giả niệm chú thổi thêm
gió khiến cho lửa cháy rất mạnh, cháy lan khắp chùa, không phương cứu chữa. Các
sãi kinh hoảng, lo xách đồ đạc chạy thoát thân, kêu khóc vang với.
Lúc đó, con tinh ở núi Hắc Phong nhìn qua cửa sổ
thấy lửa cháy ngất Trời ở chùa Quan Âm, thất kinh nói :
- Nguy rồi ! Chùa Quan Âm bị hỏa hoạn, ta mau đến
cứu hỏa cho Lão Sư.
Con yêu liền mở cửa động, đằng vân bay đến, thấy
liêu phía sau lửa chưa bén tới, lại thấy một người ngồi trên nóc chùa thổi gió
cho lửa cháy mạnh, rồi lại thấy trong phòng Lão Sư có một chiếc áo cà sa tỏa
hào quang. Hắc Phong biết đây là áo quí, liền lẻn vào ôm áo quí bay về động,
không ai hay biết.
Lửa cháy đến canh năm mới tàn, Hành Giả liền lấy
lồng Tịch Hỏa bay thẳng lên Nam Thiên môn trả lại cho chủ, rồi trở về ngay chùa
Quan Âm, vào phòng gọi Tam Tạng dậy.
Tam Tạng thức dậy, mở cửa phòng đi ra thấy ngôi
chùa chỉ còn là một đống than, thất kinh gọi Hành Giả, hỏi :
- Sao lửa cháy sạch hết vậy ?
- Lửa cháy từ lúc nửa đêm, thầy ngủ say nên không
hay
- Lửa cháy tiêu mất ngôi chùa, sao phòng nầy còn
nguyên vẹn vậy ?
- Có đệ tử canh giữ cho thầy ngủ, lửa nào dám cháy
tới.
- Ngươi có phép thần thông, sao không chữa cháy cho
ngôi chùa nầy ?
- Lời thầy đoán trước rất đúng, chúng nó bế cửa,
chất củi chung quanh đốt chết thầy trò mình để
đoạt áo cà sa. May là đệ tử hay kịp, nên giúp chúng nó một ngọn gió mạnh
làm lửa cháy hết chùa cho bỏ ghét.
- Vậy áo cà sa cũng cháy ra tro rồi sao ?
- Cà sa là báu vật, có tỵ hỏa châu thì làm sao cháy
được
Tam Tạng cùng Hành Giả bước vào sau phương trượng
thấy bọn sãi đang ngồi khóc than, chợt bọn sãi trông thấy 2 thầy trò tưởng là
hồn ma hiện về đòi mạng, nên hoảng sợ quì mọp xuống lạy và van vái : “Oan có
người, nợ có chủ, xin 2 oan hồn dung mạng.” Tôn Hành Giả hét :
- Quân đê
tiện ! Thầy trò ta không phải là hồn oan, chúng bây mau kiếm áo cà sa trả
lại ta, kẻo tan xương cả bọn.
Các sãi chấp tay run rẩy thưa :
- Hai ông đã bị chết thiêu, sao còn đến đây đòi áo
?
- Có Lão Tôn đây, lửa làm sao cháy tới liêu ? Các
ngươi mau ra đó xem đi có phải vậy chăng ?
Các sãi rầm rộ chạy ra thấy liêu còn nguyên vẹn, ai
nấy đều cho rằng hai thầy trò nầy là bực Thần Tiên chi đây nên lửa không làm
hại được. Lão Sư vội vào phòng đến chỗ để
áo cà sa thì hỡi ôi áo đã biến mất mà chùa thì bị cháy tiêu. Lão Sư quá
thất vọng, liền đập đầu vào cột tự tử.
Tôn Hành Giả nổi giận, tự mình đi lục xét khắp
chùa, nhưng vẫn không thấy áo cà sa của thầy. Hành Giả rất bồn chồn, sợ thầy
giận niệm Chú Cẩn Cô, chợt hội ý hỏi các sãi :
- Ở gần đây có yêu tinh nào không ?
- Ở về phía Nam núi nầy có động Hắc Phong, chúa
động thường đến đây chơi với Lão Sư.
Hành Giả nói với thầy :
- Xin thầy đừng giận, đệ tử hết lòng đi tìm áo đem về. Có lẽ con yêu Hắc
Phong nầy đến trộm áo trong lúc lửa cháy, để
đệ tử đi kiếm nó đòi áo. Còn các
người ở đây phải hầu hạ thầy ta cho tử tế, giữ gìn ngựa và đồ đạc, nếu biếng
trễ ta không tha cho đâu.
Nói rồi Hành Giả móc thiết bảng trong lỗ tai, nhồi
lên một cái thì nó lớn ra, đập bức tường trước mặt nát vụn để thị uy, xong Hành
Giả nhảy lên mây, bay đi tìm động Hắc Phong.
Tôn Hành Giả đang đi tìm kiếm, bỗng nghe có tiếng
nói nhỏ, liền đến rình nghe, thấy 3 con yêu đang ngồi nói chuyện rất thân mật.
Con yêu ngồi giữa mặt đen nói :
- Mai nầy đến ngày sinh nhật của tôi, tôi lại lượm
được cái áo cà sa rất quí, tôi sẽ làm tiệc ăn mừng gọi là Hội Phật Y, mời các
vị tới dự.
Con yêu mặc áo đạo sĩ và con yêu mặc áo trắng nói :
- Hay lắm ! Tôi chẳng dám quên. Cha chả là vui !
Hành Giả nghe đến đây biết là con yêu mặt đen đã
trộm áo cà sa, lòng tức giận, nhảy ra quát :
- Lũ yêu nầy ăn cắp cà sa của ta, lại còn rủ nhau
ăn mừng, cả gan thật, hãy coi thiết bảng
của Lão Tôn.
Hét xong vụt thiết bảng đập liền. Con yêu mặt đen
nổi gió bay đi, con yêu mặc áo đạo sĩ đằng vân bay mất, con yêu áo trắng bị
Hành Giả đập chết, hóa ra là một con Bạch hoa xà.
Hành Giả liền đuổi theo con yêu mặt đen, đến một
cửa động, thấy đề là : Hắc Phong Động. Hành Giả đập một thiết bảng vào cửa
động, gọi lớn :
- Con yêu trộm áo cà sa, mau trả lại cho Lão Tôn.
Con yêu Hắc Phong nai nịt xong, mở cửa động xông ra
mắng Hành Giả :
- Đêm hôm mày thổi gió đốt chùa, bị tao lấy mất áo
cà sa mà không hay, thật là đồ vô dụng, còn đến đây đòi áo.
Hành Giả lướt tới đánh nhầu, đánh tới trưa mà chưa
thắng con yêu, nên phải trở về báo cáo mọi việc cho thầy rõ. Buổi chiều, Hành
Giả đến động Hắc Phong đánh nữa, vẫn không thắng được con yêu, đành trở về,
bỗng nghĩ rằng, con yêu nầy ở gần chùa Quan Âm, có lẽ Bồ Tát biết rõ, liền xin
với thầy cho đi Nam Hải bạch với Bồ Tát.
Đức Quan Âm Bồ Tát nói :
- Nó là con tinh gấu trộm áo. Bởi ngươi đem khoe vật báu, đứa tiểu nhân nổi lòng tham mới sanh cớ sự, ngươi biết lỗi của
ngươi chăng ?
- Đệ tử rất
hối lỗi, xin Bồ Tát tha thứ. Xin Bồ Tát trừ con yêu đó đặng thu lại áo cà sa.
Bồ Tát cùng Hành Giả đằng vân đến động Hắc Phong,
bỗng Hành Giả thấy con yêu mặc áo đạo sĩ bưng một dĩa lưu ly đựng 2 viên linh
đơn, Hành Giả nhào xuống đập chết ngay,
nó hóa thành một con chó sói lông xanh. Bồ Tát quở
:
- Con khỉ nầy hung hăng quá, sao lại giết kẻ vô can
?
- Bạch Bồ Tát, chính nó là bè lũ của con tinh gấu,
nó bưng 2 viên thuốc nầy đến mừng hội Phật Y đó.
Hành Giả nhìn dĩa lưu ly thấy có hàng chữ nhỏ : “
Lăng Hư Tử chế” , nghĩa là : 2 hoàn linh đơn nầy do con yêu tên là Lăng Hư Tử
chế ra. Tôn Hành Giả nghĩ được một kế liền nói :
- Bạch Bồ Tát, tôi có một kế mọn là tôi sẽ nuốt bớt
một viên linh đơn, rồi tôi biến hình thành một viên linh đơn khác to hơn một
tí. Bồ Tát biến thành Lăng Hư Tử , bưng 2 viên linh đơn giả đến mừng hội Phật
Y, gạt cho con yêu gấu đen uống vào, tôi mà vào bụng nó rồi thì lo gì nó không
trả áo cà sa.
Bồ Tát ngẫm nghĩ, thấy không có kế gì hay hơn, nên
đồng ý làm theo kế của Hành Giả.
Khi viên linh đơn giả vào bụng Hắc Phong, Hành Giả
liền hiện nguyên hình, đạp đá lung tung làm Hắc Phong đau quá nhào lăn xuống
đất, năn nỉ xin tha mạng sống. Bồ Tát liền hiện nguyên hình, nói :
- Con yêu nầy, đem cà sa ra trả, ta tha cho khỏi
chết.
Con yêu Hắc Phong rên rỉ, hối tiểu yêu vào lấy áo
cà sa. Hành Giả theo lỗ mũi của Hắc Phong vọt ra, giựt áo cà sa giữ chặt. Con
yêu hết đau, chồm dậy, lấy giáo đâm Hành Giả. Bồ Tát liền ném kim cô chụp lên
đầu Hắc Phong niền lại, rồi niệm chú, Hắc Phong đau đầu quá phải chịu phép qui
hàng.
Bồ Tát nói :
- Nếu ngươi cải tà qui chánh, ta mới tha mạng và đem
về làm Thủ Sơn Đại Thần, giữ núi Lục Đà.
Con yêu Hắc Phong tuân mạng, cải dữ làm lành, theo
Bồ Tát về Nam Hải. Bồ Tát nói với Hành Giả :
- Từ nay, ngươi bỏ tánh sanh sự thì mới là kẻ tu
hành.
Hành Giả vâng dạ, lạy tạ Bồ Tát, đem áo cà sa trở
về cho thầy và trình bày hết các việc.
Tam Tạng cứu Tề Thiên
thoát khỏi núi Ngũ Hành và thâu làm đồ đệ
Tôn Ngộ Không, từ ngày
nhận chức Tề Thiên Đại Thánh ở cõi Trời, hằng ngày ở trong phủ, không có việc
gì làm, nên đi dạo chơi khắp Thiên cung,
làm bạn với các Tiên.
Tinh Quân Hứa Chơn Quân thấy vậy
tâu Thượng Đế :
- Tề Thiên Đại Thánh ngày ngày đi dạo chơi khắp
nơi, hiên ngang lêu lỏng, e để lâu sanh tệ, xin Ngọc Hoàng giao cho nó một
việc gì làm để tập rèn tánh nết.
Ngọc Hoàng Thượng Đế y tấu, đòi Tề Thiên vào, giao
cho cai quản Vườn Đào Tiên của Tây Vương
Mẫu.
Kể từ đó, Tề Thiên
không đi chơi nữa, lo giữ vườn đào, thấy đào Tiên loại 9 ngàn năm mới
chín một lần ửng đỏ thơm ngon, nhịn thèm không được bèn hái ăn, ăn dần dần gần
hết vườn đào. Nay đến kỳ mở Hội Bàn Đào, Vương Mẫu sai 7 Tiên Nữ đến hái Đào Tiên về đãi chư Tiên Phật, mới
phát hiện ra Đào Tiên 9 ngàn năm không còn trái nào chín hết, chỉ còn một ít
trái xanh. Tề Thiên dùng phép định thân, khiến 7 Tiên Nữ đứng trơ dưới gốc đào,
rồi Tề Thiên bay đến Cung Diêu Trì xem Hội Bàn Đào ra sao cho biết, xảy thấy
Xích Cước Đại Tiên đi đến phó Hội, Tề Thiên
nói gạt cho Xích Cước đi qua
Thông Minh Điện chầu Thượng Đế, còn mình thì biến ra Xích Cước Đại Tiên, giả đi
phó Hội Diêu Trì, thấy tiệc đã dọn linh đình, chỉ còn thiếu trái Đào Tiên, chợt
ngữi mùi rượu Tiên rất thơm từ nhà bếp xông lên, liền mò xuống đó, thấy có quân
canh giữ, Tề Thiên làm phép cho quân
canh ngủ gục, vào lấy Tiên Tửu và đồ ăn, ăn uống hả hê, đến lúc say mèm. Giây
lát, Tề Thiên tỉnh rượu, nghĩ thầm :
Không xong ! Mình giữ vườn đào, lén ăn đào Tiên hết sạch, lại ăn cắp đồ ăn và
Tiên tửu uống say, lát nữa phát giác ra thì nguy to, thôi
trở về dinh giả đò ngủ say, việc lậu ra thì chối tuốt. Nghĩ sao làm vậy,
nhưng vì còn say nên Tề Thiên đi lạc
đường, thay vì trở về dinh của mình lại lạc qua Cung Đâu Suất của Thái Thượng
Lão Quân. Tề Thiên đi vào, không thấy ai giữ cửa (vì Đức Thái Thượng cùng Đức
Nhiên Đăng đang giảng kinh trên lầu, các đệ tử
đều lên nghe), thấy có 5 bầu linh đơn, biết là thuốc quí, liền đổ ra,
uống một hơi hết sạch.
Thuốc linh
đơn vào bụng giải rượu làm Tề Thiên tỉnh hẳn, giựt mình ngẫm nghĩ : Không xong
! Hỏng bét cả ! Thượng Đế hay đặng chắc ta không toàn tính mạng, thôi dông tuốt
về động Thủy Liêm mà trốn. Nghĩ rồi, Tề Thiên Đại Thánh biến hình nhảy qua cửa
Đông Thiên môn trốn về Đông Thắng Thần
Châu, núi Hoa Quả, động Thủy Liêm.
Sau đó, các nơi đều báo cáo các việc khuấy động của
Tề Thiên với Thượng Đế. Thượng Đế nổi giận, sai Tứ Đại Thiên Vương, Nhị thập
bát Tú, Cửu Diện Tinh Quân, Ngũ Phương
Yết Đế, cùng các Thiên Tướng, đem 10 vạn Thiên
binh xuống núi Hoa Quả bắt Tề Thiên đem về trị tội.
Tề Thiên Đại Thánh dẫn binh ra ứng chiến, đánh lui
Thiên binh Thiên Tướng. Thượng Đế phải truyền chỉ cho Dương Tiễn đến giúp mới
đánh cầm đồng với Tề Thiên. Đức Thái Thượng dùng Kim Cang Sào ném xuống Tề
Thiên trong lúc Tề Thiên đang đánh với Dương Tiễn, nên Tề Thiên không tránh
kịp, bị trúng Sào, té nhào bất tỉnh, Tề Thiên bị Dương Tiễn bắt trói đem nạp
Thiên đình.
Thượng Đế truyền Đại Lực Quỉ Vương dẫn Tề Thiên ra
đài trảm yêu chém đầu trừ họa. Nhưng gươm chém vào mình Tề Thiên thì gươm bị
mẻ, còn nổi lửa đốt thì không làm cháy được một sợi lông của Tề Thiên. Thái
Thượng tâu :
- Con yêu nầy ăn vụng Bàn đào, uống Tiên tửu, nuốt
hết 5 bầu linh đơn của tôi, nay nó thành mình vàng, giết sao cho chết. Xin
Thượng Đế giao
nó cho tôi,
tôi đem bỏ nó
vào lò Bát Quái, dùng lửa phép đốt hầm, cho thuốc kim đơn trào ra, thì nó phải
chết.
Thượng Đế chấp thuận, giao Tề Thiên cho Lão Quân.
Lão Quân bỏ Tề Thiên vào lò Bát Quái, đốt 49 ngày
đêm. Tề Thiên lanh trí, đứng nép vào Cung Tốn tránh được lửa, nhưng bị khói
xông vào 2 mắt thành mắt đỏ tròng vàng.
Đúng 49 ngày đêm, người giữ lò Bát Quái mở nắp, Tề
Thiên vội phóng ra, cầm thiết bảng đánh phá lung tung, mọi người đều sợ hãi. Tề
Thiên đánh lần đến Điện Linh Tiêu, không ai cản nổi, làm kinh động Thượng Đế.
Thượng Đế cấp tốc sai Du Tiệc Linh Quan qua Tây
Phương cầu viện Phật Tổ. Phật Tổ gọi A-Nan và Ca-Diếp đi theo, cấp tốc đến Điện
Linh Tiêu, thấy Tề Thiên đang đánh phá. Phật Tổ kêu Tề Thiên đến hỏi :
- Chẳng hay ngươi sanh ở đâu, thành đạo hồi nào mà
nay phản loạn Thiên cung như vậy ?
Tề Thiên đáp :
- Trời Đất khiến đá nứt sanh ra ta, lâu nay ở núi
Hoa Quả, động Thủy Liêm, luyện được phép trường sanh bất tử. Nay thấy cõi Trung
giới âm u, muốn lên Thiên cung kêu Ngọc Hoàng nhượng chức.
- Ngươi là con khỉ đá, có tài phép bao nhiêu mà lớn
lối như thế. Nếu ngươi nhảy khỏi bàn tay của ta thì ta yêu cầu Thượng Đế nhường
ngôi cho ngươi, khỏi tốn công chiến đấu.
- Ngươi hứa như vậy chắc không ?
- Chẳng lẽ ta là Phật Tổ mà nói dối ngươi sao ?
Dứt lời, Phật Tổ xòe bàn tay hữu ra. Tề Thiên co
chân nhảy vọt, bỗng thấy có 5 cây cột màu đỏ như thịt, trên đầu có mây xanh,
bèn nghĩ thầm : Ta đã nhảy đi quá xa rồi, dường như cùng đường, nhưng phải làm
dấu để phòng khi đối nại với Thích Ca.
Nghĩ rồi liền nhổ lông biến ra viết mực, đề lên cây cột 8 chữ : “Tề Thiên Đại
Thánh đi tới chỗ nầy.”, viết xong đái vào chân cột, rồi cân đẩu vân trở lại nói
với Thích Ca :
- Lão Tôn đã nhảy khỏi bàn tay của ngươi, ngươi bảo
Ngọc Hoàng nhượng chức cho ta đi.
Đức Phật Thích Ca giận mắng :
- Con khỉ
đái vất, chưa rời khỏi bàn tay của ta mà đòi nhượng chức. Ngươi hãy nhìn vào
bàn tay của ta, coi nhà ngươi đã đi tới đâu ?
Tề Thiên nhìn vào bàn tay, thấy ngón tay giữa của
Phật Tổ có đề 8 chữ và dưới ngón tay có dính chút nước đái. Tề Thiên hoảng sợ,
vội nhảy trốn, liền bị Phật Tổ úp bàn tay lại, 5 ngón tay biến thành 5 núi, gọi
là Ngũ Hành Sơn, đè chặt Tề Thiên. Mọi người nhìn thấy đều rất khen ngợi Phật
Tổ.
Đoạn Đức Phật sai A-Nan và Ca-Diếp lấy lá bùa trên
đó có 6 chữ : “Úm Ma Ni Bát Mê Hồng “dán nơi đỉnh núi Ngũ Hành làm cho 5 hòn
núi mọc rễ khép liền lại, đè Tề Thiên không cho cử động. Đức Phật lại sai Thổ
Địa và Ngũ Phương Yết Đế canh giữ Tề Thiên, đói cho ăn sắt cục, khát cho uống
nước đồng, chờ khi hết tội có người đến cứu.
Thời gian trôi qua 500 năm. Đức Phật muốn truyền
Tam Tạng Kinh cứu độ dân chúng nơi nước Đại Đường (Trung Hoa), nên ra lịnh cho
Đức Quan Âm Bồ Tát đến Đại Đường tìm người đi thỉnh kinh báu. Đức Quan Âm vâng
lệnh, đi từ Tây phương đến Đại Đường.
Trên đường đi, Bồ Tát độ được Sa Tăng, đặt pháp
danh Ngộ Tịnh, bảo chờ ở đây, sau theo bảo hộ người đi thỉnh kinh, lập công trừ
tội, sẽ trở lại được ngôi cũ nơi Thiên đình.
Tiếp theo, Bồ Tát độ được Trư Bát Giái, đặt pháp
danh Ngộ Năng, cũng bảo chờ ở đây, sau theo bảo hộ người đi thỉnh kinh, lấy
công trừ tội, để được trở về ngôi cũ nơi
Thiên đình.
Bồ Tát đi tiếp, gặp con Rồng bạch là con trai thứ
ba của Long Vương Ngao Nhuận, vì tội ngỗ nghịch nên bị phạt treo ở
đây, chờ ngày
hành quyết. Bồ Tát cứu khỏi chết, bảo tạm ở khe Ưng Sầu, chờ người thỉnh kinh đến, biến
làm Bạch mã đưa người thỉnh kinh đến Tây phương, lấy công trừ tội.
Bồ Tát tiếp tục đi về phía Đông, đến núi Ngũ Hành,
thấy Tề Thiên bị núi đè đã 500 năm, liền than thở. Tề Thiên biết có Bồ Tát Quan
Âm tới, nên cầu xin cứu giúp, nói :
- Tôi nay biết ăn năn hối lỗi, xin sửa mình theo
Phật, xin Bồ Tát từ bi cứu giúp.
- Ngươi quyết lòng qui y thì đợi ta đến nước Đại
Đường tìm người thỉnh kinh, khi người đó qua đây thì sẽ cứu ngươi, ngươi theo
làm đệ tử, bảo hộ người ấy đi thỉnh kinh ở Tây phương, thì công ấy sẽ giúp
ngươi thành ngôi Chánh quả.
Tề Thiên vâng chịu nằm chờ và cảm tạ Bồ Tát.
Đức Bồ Tát Quan Âm đến nước Đại Đường, tìm được Hòa
Thượng Trần huyền Trang pháp danh Tam tạng, là người có chí quyết đi thỉnh kinh
Tây phương, để đem về siêu độ các vong
linh. Trần huyền Trang được vua Đường Thái Tông kết làm anh em, rồi vua cấp sứ
điệp cho đi Tây phương thỉnh kinh.
Trải qua nhiều nỗi gian truân, Hòa Thượng Trần
huyền Trang đi đến núi Ngũ Hành, bỗng nghe tiếng kêu lớn ở chơn núi. Hòa Thượng
đến đó thì thấy một cái đầu khỉ ló ra nói :
- May quá, sư phụ vưa tới.
Tam Tạng (Trần huyền
Trang) hỏi :
- Ta vâng lịnh vua
Đường đi Tây phương thỉnh kinh, ngươi có điều gì muốn hỏi ?
- Tôi là Tề Thiên Đại
Thánh, 500 năm trước tôi loạn Thiên cung, bị Phật Tổ dùng phép Ngũ Hành Sơn đè tôi dưới núi
nầy, nay đã được 500 năm. Nghĩ mình có tội nên chịu phép nằm im. Vừa rồi, Quan Âm Bồ
Tát qua đây, tôi cầu khẩn cứu tôi. Bồ Tát dạy : Chờ Sư phụ đi thỉnh kinh ngang
qua đây, Sư phụ sẽ cứu tôi khỏi Ngũ Hành Sơn, tôi làm đệ tử thầy, bảo hộ thầy đi thỉnh kinh. Vì vậy tôi
yên tâm nằm chờ Sư phụ ở đây.
Tam Tạng mừng rỡ nói :
- Nhưng ta làm sao cứu được ngươi ?
- Muốn cứu tôi, xin thầy leo lên đỉnh núi, gỡ lá
bùa có 6 chữ do Phật Tổ cho dán, thì tôi
có cách vùng thoát ra được.
Tam Tạng liền leo lên đỉnh núi, quả thật thấy lá
bùa 6 chữ, hào quang tỏa ra sáng lòa. Tam Tạng lại gần, quì xuống, hướng về Tây
phương cầu nguyện : “ Đệ tử là Trần huyền Trang, vâng lịnh vua Đường Thái Tông,
đi Tây phương thỉnh kinh về Đông độ, nếu phải tôi có phần gỡ lá bùa lục tự
để cứu Thần hầu thì xin Phật Tổ y cho để
cứu Thần hầu, làm đệ tử bảo hộ tôi trên
đường thỉnh kinh gian nan vạn dặm.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét