Đạo Cao-Đài ngày nay Đức
Chí-Tôn đến để đem lại sự bình đẳng, bình quyền ấy, không cần phải kêu gọi, biểu
tình hay đòi hỏi gì cả. Phái nữ ngày nay còn đảm-trách những công
việc quan trọng trong việc “trồng người”.
việc quan trọng trong việc “trồng người”.
Đức Hộ-Pháp có lời dạy về
Nữ phái rằng:
“Bên phái-nữ…mấy em có bổn phận dạy đám thanh
niên nam nữ; trước, mấy em phải trau Thánh-đức vào lòng, phải hiền từ mới có
Thánh-đức, vì đám thanh niên Nam nữ nó ở nơi mấy em đào-tạo và đã hấp thụ nơi lòng,
cũng như Phật-Mẫu đã tạo càn khôn sản xuất hữu hình và cả vạn vật thế nào, thì
mấy em đoàn Nữ-phái đều là thay cho Phật-Mẫu mà sản xuất, vậy nên có giữ-gìn
Thánh-Đức để gầy dựng cái đám thiếu-nhi Nam Nữ ra Thánh-Đức để nối nghiệp Đạo
là một tương lai !
“Qua căn dặn mấy em nên nhớ,
về đây là Thánh-Địa, mấy em đã thấy hiển-nhiên khói lửa chiến-tranh tàn khốc,
mà giờ phút này mấy em được hưởng hạnh-phúc là ở yên thân trong vùng Đạo, thì mấy
em phải cố gắng trả nghĩa ấy; từ đây về sau nơi nào thì chế được, còn vùng này
mà có tính- đức bạo tàn ác liệt của đám thanh niên là do mấy em không giáo-hóa,
mấy em cố gắng dạy-dỗ và trau giồi Thánh-đức vào lòng, mấy em mà tạo đám
thanh-niên Nam Nữ hiền từ thì mấy em mới đắc vị và trả nghĩa ấy, nhớ đa nghe !
“Không uốn tóc, mặc đồ bó
sát thân, Việt-Nam không phải Việt-Nam; ngoại quốc không phải ngọai quốc, nếu
trở về sau này còn có một đứa nào trong đám thanh-niên phụ nữ không giữ được
Thánh-Đức, không gìn phong-tục của Tổ phụ là mấy em chưa rồi phận.
“Qua đã nói, cái quỉ-quái
ác-nghiệt tàn khốc đã diễn ra đặng chịu trong nạn vay trả quả kiếp đã cấu tạo,
vì khinh rẻ nhau, không trọn lòng tin tưởng nhau để chung sống khổ cùng nhau,
nên chịu nạn vay trả cho rồi quả kiếp luân hồi.
“Mấy em …về đây là cố giải
thóat điều ấy, nên về đây TU mà thôi; không chịu làm tôi tớ cho Cửu-Thiên Khai
hóa, của Cửu Phẩm Thần Tiên, chỉ làm một tín-đồ, mấy em đã biết giá trị thì mấy
em phải cố gắng TU TẠO TÂM ĐỨC, đừng để cho mưu chước quỉ quái dẫn dắt không
cho mấy em về cùng Bà Mẹ thiêng-liêng đa nghe!
“Qua nói cho lịêu mà giữ
gìn, mấy em đừng lơ-lửng mà khinh bỉ những kẻ thất thế yếu cô, ăn xin rách rưới
ngoài đường, rủi khinh thường chạm đến chơn linh Phật-vị thì rất uổng một kiếp
sanh tu-luyện công phu nơi cửa Đạo.
“Qua đã nói một cái Bông nếu bẻ vô cớ mà còn
phải tái kiếp bị đọa, huống chi phải chạm đến một vị Phật.
“Tánh đức quỉ quái thường
tình thế gian hay khinh rẻ ngạo biếm chê bai, hành thân họai thể. Người, vì
khinh người, bởi thế mà nảy sanh chiến tranh xác thịt lẫn tâm hồn, ngày nay sự
tàn khốc thê thảm trước mắt mấy em hiển nhiên; tưởng mấy em là trọn lành, trước
mắt phàm của mấy em có lắm tánh đức nghịch hành tàng để tâm ghét ganh khinh-bỉ,
vô tình mà mấy em lãnh hết cả mối sầu thảm khổ đó cho người, vì người ta đang đền
tội mà mấy em vô can, cớ gì chen vào giành gánh vác?
“Vậy mấy em phải biết điều
tội phước mà trau giồi tánh đức, tạo ra Thánh-Đức cho con cháu mấy em nối chí
làm gương mẫu đầu tiên của thời nguơn Tứ chuyển , hầu làm chơn sư toàn cầu buổi
sau này.
“Về Thánh-Đức thiên-lương
của Chí-Tôn và Phật-Mẫu ban cho đó vậy: tôn-kính người, kỉnh trọng mạng sanh
đúng theo nguơn Thánh-Đức ấy là mấy em đọat pháp tạo nguơn bảo tồn đó vậy.
“Qua chỉ nhắc mấy em bao
nhiêu đó thôi, để gìn-giữ kiếp TU công phu khổ cực mà đọat vị, đừng mê-hoặc mà
phải chịu dưới phép tà-giáo nảy sanh Tả-đạo bàn môn đa nghe” (ĐHP thuyết
12-8-Đinh-Hợi 1947)
Thi văn dạy Đạo
Dạy trẻ con toan trước dạy mình,
Cái công giáo hóa cũng đồng sinh.
Đạo đời tua biết đời rằng trọng,
Một điểm quang minh một điểm linh.
15 - TÍCH THIỆN CHI GIA
TÂT HỮU DƯ KHÁNH
TÍCH BẤT THIỆN CHI GIA TẤT
HỮU DƯ ƯƠNG
積 善 之 家 必 有 餘 慶
積 不 善 之 家 必 有 餘 殃
Giải nghĩa:
Nhà nào mà biết làm điều
thiện, tất sẽ có phúc dư.
Trong nhà mà làm điều bất
thiện, tất sẽ có họa dư.
Lời bàn: Khi nói đến một
nhà là nói đến nhiều người, ít nhứt là hai người, tức là đôi vợ chồng làm đại-diện,
làm đầu mối cho gia-đình ấy. Chỉ một việc hòa mà ca-dao nói:
“Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Nếu quả thật họ đồng lòng
nhau làm việc thiện thì hạnh-phúc tất sẽ tràn-trề. Nhưng suy cho cùng, nghĩ cho
cạn, nếu như Đức Chúa ngày xưa làm sáng danh cả Trời Âu cũng phải do ung đúc bởi
huyết khí của Cha Mẹ là Ông Joseph và Bà Maria, hai người đều là người trong giòng
tu mà ra, cho nên do mầm móng Đạo-Đức mà nên.
Và sự TÍCH THIỆN, cũng như
TÍCH BẤT THIỆN nó cũng giống như bàn tay lật ngửa và lật úp, thế thôi!
Đó là do tánh đức mỗi con
người; mà chúng ta đang mang giòng máu Việt-Nam, hẳn cũng có nhiều nét đặc thù
của Việt-Nam.
Bây giờ, ta hãy nghe Đức Hộ-Pháp
giảng về “Tánh đức của nòi giống Việt-Nam”.
- Dầu Nam hay Nữ, dầu sùng
bái Tôn-giáo nào, cũng không quên mối Đạo căn bản lưu truyền của nòi giống là
tin-tưởng Trời, tức Đấng Chí-Tôn đó vậy!
“Toàn thiên hạ trên mặt địa
cầu, ngày nào họ biết Đạo của Chí-Tôn họ sẽ bỏ cả khuôn khổ Đạo-Đức của họ mà
chớ ! Nói gì từ thử nước Việt-Nam vẫn giữ được tánh đức lương-thiện của mình,
nên vì lẽ Công-Bình ấy Chí Tôn mới đến hoằng khai Đại-Đạo định đem TÁNH ĐỨC
LƯƠNG THIỆN của nòi giống Việt-Nam gieo truyền vào tánh đức của thiên hạ.
“Tôi sinh trưởng tại tỉnh
Tây-Ninh, ông cha Tổ phụ đều ở Tây-Ninh thì có chi vui-vẻ và hạnh-phúc hơn được
mở-mang mối Đạo nơi xứ sở yêu quí này. Ngồi trầm ngâm suy tưởng. Tôi xin thú thật
phần nhiều mấy Anh, mấy Chị nơi quê hương của Tôi hẳn đã biết Tôi từ thuở bé,
Anh Chị thấy Tôi truyền-giáo tưởng tôi mê-hoặc chúng sanh, nghĩ rằng không ai
dám đứng lên họat-động mà tôi hăng-hái đứng lên phổ-thông nền Đạo, cho đến ngày
nay được đọat thành nguyện vọng lạ lùng.
Bởi vì Tôi đã lấy khuôn-khổ
Đạo-Đức tinh thần phù hợp với phong-hóa lễ-nghi; có ảnh-hưởng đắc lực với dân
chúng, thi-thố chơn-truyền của Chí-Tôn cho ra thiệt tướng, cho bạn đồng hương của
Tôi được thấy ân huệ thiêng-liêng ban bố cho nòi giống ta, giá trị Tỉnh
Tây-Ninh biết bao nhiêu !
Cầu-nhuyện Ơn Trên ban bố
hồng-ân để dìu-dắt mấy Chị, mấy Em đến đây, đến nơi Đền Thờ Chí-Tôn, là nơi
Chí-Tôn đã tạo nỗi hình tướng của Đạo.
“Mấy Chị đừng ái-ngại cứ
bước lên làm gương mẫu cho kẻ đi sau, Chí-Tôn đến đây lập đại-nghiệp
thiêng-liêng cho toàn thiên hạ. Bần-Đạo tin-tưởng Người chỉ làm việc hữu-ích
cho đời. Đổi lại, hỏi chúng ta đã làm gì ra giá trị?
“Gia-tô-giáo của kẻ nghèo
hèn, đói khổ của một vị Giáo-chủ hành-khất còn nên được đại-nghịêp, chúng ta
làm bao nhiêu như bọt nước bèo trôi. Một tiếng nói, một việc làm trong gia-đình
không phải là đủ, có thể nói tỷ dụ như một ống truyền thanh, thường trong gia
đình chỉ đủ cho gia-đình đó nghe thôi. Tôi tưởng muốn tạo dựng cả tinh-thần nòi
giống nước nhà cần phải tăng gia năng lực thêm nữa.
“Ngày nay không phải như
trước kia, cửa này mấy Anh, mấy Chị có thể ra vào thong-thả được, mở ra con đường
tiến hóa của nòi giống. Ngày nay mấy Chị đã đến trong nền Đạo này, Tôi xin để lời
cám-ơn toàn mấy Anh, mấy Chị, mấy Em”. (ĐHP thuyết 1-8-Đinh Hợi 1947)
Thi văn dạy Đạo
Vàng chứa đầy kho chẳng ích chi,
Sao bằng chứa đức cháu con ghi.
Cửa trời ví có ngày kia mở,
Là Đức thế gian ít dám bì.
16 - THIỆN TỨC VÔ THƯỞNG DIỆC BẤT KHẢ BẤT VI THIỆN
善 即 無 賞 亦 不 可 不 為 善
Giải nghĩa: Người làm vịêc
THIỆN tức nhiên chưa thấy được sự khen thưởng, nhưng không vì thế mà không làm
việc thiện.
Lời bàn: Thiện là gì mà
xem là quan trọng vậy? Như đã biết Thánh-nhân chế ra chữ viết là có ngụ-ý: THIỆN
善 có bộ dương 羊 (dương là con dê, là một trong ba con vật chịu hy sinh để làm việc cúng tế
quỉ thần là (trâu, dê, heo) tượng trưng cho tinh-thần hy-sinh, phụng sự đó là một
đức tính cao cả, mà ngày xưa nhân-lọai đã có lúc dâng mạng sanh của người để
làm việc cúng tế; như các con vật trên đây vậy.
Ngày nay, Đạo Trời khai mở
không còn sự dâng cúng bằng sanh mạng, dù của người hay vật cũng vậy, mà sự
dâng cúng chỉ còn là một sự tượng trưng mà thôi, tức nhiên người chỉ dâng lễ
cúng là Tam-bửu: BÔNG, RƯỢU, TRÀ thể ở con người là TINH, KHÍ, THẦN.
Tinh thần hướng thiện đó
khởi ở lòng Từ-ái rồi đến Nhân-ái, đến Bác-ái.
Lòng từ-ái bắt nguồn từ
trong gia đình, cha mẹ, vợ con, anh em mà ra đến xã-hội, đến loài người. Thường,
đời hay nói rằng “giọt nước từ trên mái nhà đổ xuống” để nói lên một tinh-thần
thương yêu của cha, mẹ lo cho con mà không bao giờ kể công.
Rồi trong cái chu-kỳ vận-chuyển
của vũ-trụ, cha mẹ nuôi con rồi con lớn lên, tiếp tục vai trò làm cha mẹ. Sự
nuôi con là một trách nhiệm, mà cũng là một tinh thần phụng-sự, phụng-sự cho
tông tộc, rồi kế đến phụng sự cho Tổ-quốc, cho Đạo-pháp. Nếu con nên người thì
được hiển tổ vinh tông, còn trái lại thì bị trách cứ. Cho nên việc Tu-thân trước
nhứt là tu nhơn đạo, nếu nhơn-đạo không rành thì thiên-đạo không thành.
Đức Hộ-Pháp có dạy về
tinh-thần của người làm cha mẹ như sau:
“ …Có nhiều lời tâm huyết can-đảm với mấy em
Nam Nữ tức là CHA MẸ của đám ấu-sinh kia; mấy em đã lãnh trách nhiệm
thiêng-liêng của Đức Chí-Tôn và Phật Mẫu đã phú thác, gởi-gắm, giao-phó cho mấy
Em, các Đấng Chơn-linh đến làm Thánh-Thể của Ngài. Mấy Em Nam Nữ đã lãnh
trách-nhiệm trọng-yếu mà gìn-giữ báu vật của Đức Chí-Tôn và Phật-Mẩu đã phú
thác và giao phó.
Năm nào Qua cũng căn-dặn mấy
em: Tuy vẫn trẻ ấu-sinh do khí huyết mấy Em tạo nên hình; những chơn linh đó là
bạn của mấy Em, Đức Chí-Tôn đã phú-thác cho mấy Em. Mấy Em nên hiểu rằng: trước
khi Đức Chí Tôn để chân đến nơi mặt thế này, mấy Em biết ai đến với mấy Em trước
không?
Qua nói: Ngài đến với mấy
Em trước, trong Thánh-thể đương nhiên giờ phút này Ngài lựa chọn. Qua vẫn biết
làm CHA trong gia-đình khó-khăn thế nào? Qua cũng hiểu cái khổ-não của mấy Em
lo tảo lo tần mà nuôi con cái của mấy Em, có ngày Hội-Thánh cũng biết.
Qua nói rõ cho mấy Em hiểu:
cơ thể hữu-vi của Đức Chí-Tôn đến đào-tạo đây, mấy Em có biết để cho ai chăng?
Cốt-yếu để tạo nghiệp cho
mấy Em đó vậy! Qua nói cho mấy Em hiểu, trừ ra Đền-Thánh và các Đền Thờ; Qua
không dám nói đến, bởi nó sẽ tượng hình mà gom góp lập thành Chí-Thánh. Qua nói
của cải đào-tạo dành để cho mấy Em nuôi con cái của mấy Em đó vậy. Giờ phút nào
Qua còn thấy trước mắt Qua mấy Em khổ não nhọc-nhằn, đói khó Qua can-đảm dở từng
miếng ngói nuôi nó, Qua xin mấy Em đừng hất-hủi chúng nó để cho trọn Đạo làm
cha mẹ, Qua chẳng cần nói các Em cũng chán biết. Qua lập lại một lần nữa: mấy
Em có chủ-quyền trọn vẹn của mấy Em để giáo-hóa là do Đức Chí-Tôn phú thác đó
thôi.
Ngày giờ nào mấy Em không
phương tiện lo nuôi con nỗi, đem nó cho Qua giao cho Hội-Thánh, ngày giờ nào
Qua còn sống thì giao đại cho Qua; Qua cấm hẳn, Qua không chịu để cho nó đói
rách. Qua nói cho mấy Em hiểu, mấy Em phải lấy giọt sữa Đạo-Đức mà nuôi con, hột
cơm của mấy Em nuôi nó là hột cơm Đạo-Đức.
Trái lại, mấy Em không bảo
trọng phận-sự của thiêng-liêng phú thác, để cho nó hung-tàn bạo-ngược như kẻ
ngoài đời kia, thì tội-tình của mấy Em nơi cửa Ngọc Hư-Cung chẳng hề dung-thứ.
Mấy Em nên nhớ giờ nào Qua cũng muốn tìm phương thế sang bớt cái nhọc-nhằn của
mấy Em, nào là tạo cơ-sở cô-nhi, tạo Đạo-Đức Học Đường, tạo các cơ-quan
giáo-hóa để giúp mấy Em.
Phải tạo khuôn luật, cái
quyền nghiêm-khắc là do nơi GIA-ĐÌNH, mà gia-đình nào có con hung-tàn bạo ngược
thì gia-đình ấy phải chịu nhọc-nhằn. Hội-Thánh nhứt định sẽ trừng-trị, Qua cho
biết: liệu nuôi nỗi thì nuôi nếu không nuôi nỗi thì giao lại cho Qua, chớ không
quyền hất-hủi nó, điều ấy là điều cần-thiết hơn hết.” (Đức Hộ-Pháp ban phép
lành cho 3 gia-đình đông con, ngày 16-8-Canh Dần 1950).
Làm người đứng trong trời
đất ai mà không thọ ơn sanh thành dưỡng-dục của mẹ cha, cảm đức cao dày ấy mà
nhớ lại cảnh sống của gia-đình mình hoặc nhìn cuộc sống của người, mới thấy rõ
như lời Đức Hộ-Pháp dạy trong Phương Tu Đại-Đạo,
Thương ôi !
Nhỏ chạy manh quần tấm áo,
Lớn khôn lo học lo hành,
Mẹ cả đời chịu phận cửi canh,
Cha mãn kiếp lao thân thuê mướn,
Hễ bần cùng thì vay mượn,
Phải phận vướng nợ-nần,
Đày-đọa cha phải khổ thân,
Khổ-khắc mẹ chịu phần tôi tớ.
Chẳng lẽ khó đem con ra đợ.
Một miệng ăn núi lỡ non mòn.
Dầu cháo rau cũng nhịn miệng nuôi con.
Đẻ một trẻ lại thon-von thêm phận mẹ.
Đến ăn uống cũng mua vật rẻ …
(Phương Tu Đại-Đạo / 6)
17 - THIỆN GIẢ THIỆN BÁO
ÁC GIẢ ÁC BÁO
善 者 善 報 惡 者 惡 報
Giải nghĩa: Người làm việc
thiện thì sẽ được trả lại điều thiện. Người làm việc ác tất sẽ gặp điều ác trả
lại.
Lời bàn: Khi nói đến thiện
ác là nói đến sự tương phản nhau của bất cứ một vịêc gì cho nên Dịch-học mới
dùng đến hai chữ “Âm Dương” để biệt phân hai lẽ trái nghịch ấy. Nếu khi nói đời
thì bên cạnh đó là Đạo, nhưng chữ Đời nếu dịch dấu đi thành ra Dời, Đổi, Dối,
cho nên thường thấy xảy ra lắm cuộc tang thương trong cõi trần này. Còn người
biết Đạo thì phải có thái-độ dứt khóac như cầm đao (dao) mà chặt nặng xuống một
vật gì (Đao nặng Đạo), cây đao mà chúng ta muốn nói đó chính là đường thương Hụê-kiếm,
là trí-hụê đó vậy.
Thử hỏi, vì sao mà ngày
nay nhân lọai chịu nhiều điêu-linh thống-khổ?
Bởi, nay là thời kỳ cùng
cuối, là buổi Hạ-nguơn Tam chuyển, sắp bước vào Thượng-nguơn Tứ chuyển, sự gấp
rút đó giống như nhân-lọai chuẩn-bị đón giao-thừa, gọi là Xuân-nguơn đó vậy. Thế
nên những gì có còn mang tính chất cặn bã phải chịu luật đào thãi của vũ-trụ;
vì vậy mà thế-giới dồn dập biết bao thiên-tai: đông đất, bão lụt, sóng thần,
chiến tranh, dịch bịnh …không phải là không có duyên cớ. Ấy là sự thanh lọc của
Thượng-Đế vậy. Có thơ rằng:
“Biến-chuyển Trời Nam cuộc đảo-huyền,
“Trả vay cho sạch vết oan-khiên.”
Đó là đến lúc trả vay của
nhân-lọai, mà cũng là sự thưởng phạt của Thượng-Đế, có câu:
“Thưởng phạt đến cùng Thánh-Đức thôi.”
Tức là cơ lọc phàm lấy
Thánh; do vậy Đạo của Chí-Tôn mới ra đời. Đạo cốt để cứu đời; đời có nguy Đạo mới
ra tay cứu vớt.
Đạo Cao-Đài được khởi lập
tại Việt-Nam đó là một ân phước cho giống dân này. Đạo Cao-Đài chính là cơ-quan
chuyển-thế làm phân-vân biết bao nhiêu nhà trí thức; tìm hiểu hai chữ CHUYỂN THẾ
là gì?
Theo triết-lý-học định
nghĩa chữ Chuyển thế là xoay thời-đại hiển-nhiên ra thời-đại khác hoặc không
phù hạp, hoặc quá khuôn-khổ nề-nếp nên quyết-đóan thay đổi lập trường
thiêng-liêng vì thời-đại này đã định..
Đã qua bao-nhiêu cuộc chuyển
biến rồi?
- Trước nhứt là sắc dân da
đen là dân Brahma tức là dân Ấn-độ, Chí-Tôn giao vận-mạng địa-cầu này cho dân
da đen, vì dân da đen là con trai trưởng nam của Đức Chí-Tôn, Chí-Tôn giao cho
dân da đen nắm giữ về tinh-thần lẫn hình thể, không ai hân-hạnh hơn dân da đen.
Nước Ấn-Độ có Đạo đầu tiên hơn hết, làm Chúa của địa cầu này. Đã được cao-trọng
quyền năng hơn hết, nhưng rồi phân chia nòi giống, biệt lập tương-tranh, tận-diệt
tất cả nòi giống khác, chính mình chúng ta hôm nay cũng ở trong khuôn-khổ đó vậy;
vì thế mà mất quyền-hành.
- Đức Chí-Tôn mới đem dân
da xám là dân Bengalis (Bénarès) lên làm chủ quyền; rồi cũng bị thất phận, bởi
vì không thể hiện được tình Thương-yêu của Đức Chí-Tôn.
- Kế đến là giống dân
Olivâtre cầm quyền thay thế, nhưng cũng làm mất tín nhiệm với Chí-Tôn, thế là họ
bị mất quyền.
- Lần này Đức Chí-Tôn giao
cho dân da đỏ, sắc dân này là dân xứ Égypte tức là nòi giống của thế-giới mới.
Đức Chí-Tôn thấy nhân-lọai không giữ vững thiên lương, tánh-đức, mới làm ra trận
Đại-Hồng-thủy, cho nên mới có Thế-giới-mới ngày nay.
- Đến da vàng là nước Tàu,
cũng bị thất Đạo, như các nước trên nên bị mất quyền.
- Đức Chí-Tôn để quyền cho
dân da trắng cầm đầu, làm chủ. Thay vì dân da trắng lo sửa đời trị thế; trái lại
để cho thế-giới tương-tàn, tương-sát lẫn nhau. Nếu cơ quan chuyển thế đổi quyền
thì mặt địa-cầu còn thay đổi. Dân da trắng rồi cũng như cảnh tượng Hoàng-đồ nước
Tàu vậy. Cơ-quan chuyển thế mà Đức Chí-Tôn lập trước mắt sẽ dữ-dội lắm, tấn-tuồng
đó sẽ còn tiếp diễn chưa dứt.
Đức Hộ-Pháp kết luận:
- Bần-Đạo quả-quyết rằng sẽ
còn đại độn dữ-dội một phen nữa nơi mặt địa-cầu này đặng chi? Đặng dân da trắng
giao quyền cho sắc dân mới nữa là GIỐNG DÂN THẦN-THÔNG-NHƠN (Race Lucide ) làm
chủ, cầm giềng mối toàn mặt địa-cầu này.
Hại thay! luật thiên-nhiên
chiếu theo kinh luật Thượng-cổ để lại quan sát hẳn-hòi, giở sách ra coi thấy trước
thế nào, sau thế nấy, bánh xe tiến-hóa vẫn đi, xây một hướng, một chiều.
Bần-Đạo e cho loài người mài-miệt
tội-lỗi đó càng nguy hại cho loài người hơn nữa nên Chí-Tôn đến lập Đạo Cao-Đài
là Đền Thờ cao-trọng, Đức-tin to lớn ngự trước thiên-lương loài người nên mới
có thể thắng cơ quan Thiên-điều định trước.
“Chúng ta Thánh-Thể của
Ngài, giúp Ngài giải quyết được chăng? Nếu thỏang không được, cái hại này còn
duy trì nữa. Ngài muốn nước Việt-Nam này là Thánh-Địa cho nhơn-lọai biết rằng:
nhờ Bây mà giải-quyết được, nếu bất lực là tại Bây không giải-quyết thôi,
phương-châm giải-quyết cái thế bảo-tồn nhơn-lọai là do con cái của Ngài. Nếu bất-lực
chúng ta có phần lỗi đó vậy”
Thi văn dạy Đạo rằng:
Gìn lòng chơn-chánh chớ tà tây,
Thưởng phạt về sau cũng hội này.
Trước hết sửa mình tâm chí vẹn,
Sau nương cảnh tịnh mới nên hay.
18 - TÍCH THIỆN PHÙNG THIỆN TÍCH ÁC PHÙNG ÁC
TỬ TẾ TƯ LƯƠNG THIÊN ĐỊA BẤT
THÁC
積 善 逢 善 積 惡 逢 惡
仔 細 思 量 天 地 不 錯
Giải nghĩa: Trong nhà chứa
nhiều điều thiện, thì sẽ gặp được điều thiện. Trái lại, nếu trong nhà chứa điều
ác thì vịêc ác sẽ tới. Phải suy nghĩ cho kỹ-càng, chớ nên làm một vệc gì trái với
luật của trời đất.
Lời bàn: Lời tục thường
nói rằng “dưỡng hổ di họa” tức nhiên cọp là thú vật rừng, thức ăn bẩm sinh của
nó là thịt sống, nếu nuôi nó trong nhà thì cơ nguy là nó sẽ ăn thịt người; cho
nên phải biết nghĩ suy cho kỹ để khỏi điều hối-hận về sau.
Nhưng thật ra cọp chỉ ăn
no để giải quyết cơn đói mà thôi, chớ nó không biết dành để cho ngày mai, con
người khôn ngoan hơn nhiều, lo cái ăn cái để, còn dành cho con cháu đời sau, nếu
người không có cái tâm đạo đức thì nguy hiểm lắm vậy. Cho nên điều mà người phải
nghĩ-suy hơn thiệt chính là điều-chỉnh cái TÂM mà thôi. Muốn điều-chỉnh cái tâm
phải từ trong lò giáo-hóa của đạo-đức mà ra, cho nên tìm đến Đạo là cốt để tìm
nguồn trong lóng bợn tục.
Thế nên Đạo Cao-Đài ngày
nay TU phải có LUẬT hẳn-hoi.
“Luật của Đạo, cốt-yếu là
cái khuôn-khổ đại-gia đình tinh-thần này, để tạo con cái Đức Chí-Tôn thành
Thánh, nong-nã dìu-dắt thế nào cho họ thành Thánh đặng họ mới cầm cái CƠ CỨU-KHỔ
của Đức Chí-Tôn vững vàng và mạnh-mẽ, họ mới thay-thế hình-ảnh của Đức Chí-Tôn
đặng.
Vì cớ cho nên cả khuôn-khổ
quyền-lực của Đạo cốt yếu tạo Thánh, bây giờ mới luận đến quyền Đời. Cả quyền Đời,
thật quyền của họ, thiệt lực của họ là NHƠN ĐẠO. Muốn thành tựu nhơn-đạo ấy họ
phải thông-minh trí thức, lịch duỵêt thế tình. Thông-minh trí-thức phải học, lịch-duyệt
thế tình họ phải chuyên nghiệp lấy họ: nghiệp làm quan ấy”.
Tức nhiên họ muốn cho
nhân-sanh được nên hiền, để cùng nhau chung hưởng được giọt hồng ân của Chí
Tôn, phải nên lấy Đạo mà trị, mà cái văn-minh của Đạo giáo khộng gì khác hơn là
cái di sản Nho-giáo lấy Tam cang Ngũ thường, Tam tùng Tứ Đức đó vậy; bởi nó là
căn bản Đạo nhân-luân mà làm người không thể thiếu, khi lóang ra đến Đạo-pháp
càng cần yếu hơn nhiều.
Đức nhàn Âm Đạo-Trưởng có bài thơ rằng:
Gánh đời đã tự cất lên vai,
Trau chuốt sao cho đủ trí tài.
Tấn thối dè chừng mưu kế hiểm,
Thực hư gìn nhẹm chước phương hay.
Dụng quyền hơn đức quyền tan nát,
Trị thế kém nhân thế đọa đày.
Ví biết giống-nòi đương thống-khổ,
Trở đương cho VẸN PHẬN LÀM TRAI.
Làm
trai cho vẹn phận:
Nợ
non-sông muốn gánh phải lo tròn,
Giữa
biển khơi lắt-lẻo chiếc thuyền con.
Cơn sóng gió liệu còn hay để mất?
Khóc nước lọan rừng khuya con Quốc-quốc.
Là vì:
Máu thành sông thây chất ví non cao,
Kiếp ngựa trâu Việt-chủng vẫn kêu gào.
Đá Tinh-Vệ chừ sao cho lấp bể?
Vận hội đến đã xây thời đổi thế.
Bởi hung-tàn mà chưa thóat lệ-nô.
Bốn nghìn năm một gánh cơ-đồ.
Chia rẻ mãi, điểm tô không kịp bước.
Đời lấn Đạo đời xa cội phước,
Đạo dìu đời vận nước mới an,
Đức lập quyền dân được chu-toàn
Quyền xua đức nhân-gian thống-khổ,
Lấy Chí-Thánh dìu đời giác-ngộ,
Dụng bạo-tàn đâu phải chỗ an-bang
Trị theo đời mà dân-chúng vẫn lầm-than!
Đó là dìu chúng đến con đường tự-diệt.
Do bốn chữ: MINH, CANG, LIÊM, KHIẾT
Đạo hay Đời muôn việc cũng thành,
Gắng đề-phòng bã lợi đua tranh,
Cầm hạc giữ đạm thanh khi sớm tối,
Chẫm-rãi bước đường xa chớ vội
Góp ý hay mở lối cương thường.
THƯƠNG ĐỜI cho trọn chữ THƯƠNG.
Xưa cũng thế, mà nay cũng thế !
Cả toàn cầu đang nổi trận
phong ba, các vị lãnh đạo chính-phủ cũng như nhà lãnh-đạo Tôn-giáo phải hết sức
lèo-lái con thuyền mới đưa nhơn-sanh đến bến vinh quang một cách an-toàn được.
Hằng ngày nhân-lọai phải
chứng-kiến cảnh máu đổ thịt rơi, chết chóc thương-đau cho đến giờ phút nào đây?
Nay, dân-tộc Việt-Nam được sống trong thanh-bình, không còn sống trong lằn tên
mũi đạn, không còn nghe tiếng súng hận thù, hỏi nhờ ai?
Tuy nhiên ta cũng để tâm
thương xót đến cảnh đau thương của nhân-lọai, của đồng bào vô tội. Hỏi tại sao
nhân-loại phải gánh lấy đau thương như thế này?
Hỡi những con người đang
mang trong đầu óc một sự tham vọng! Một tấm lòng khát máu! Các người hiếu chiến,
hiếu sát như thế này để sau cùng các người sẽ hưởng được điều gì mà không nghe
con tim rỉ máu, khổ đau. Câu “Máu chảy ruột mềm” mà tại sao các người không biết?
Hay các người không muốn biết?
19 - VI THIỆN GIẢ THIÊN
BÁO CHI DĨ PHÚC
VI BẤT THIỆN GIẢ THIÊN BÁO
CHI DĨ HỌA
為 善 者 天 報 之 以 福
為 不 善 者 天 報 之 以 禍
Giải nghĩa: Thánh-nhân để
lời răn: nếu người biết làm điều thiện thì trời ban cho điều phúc. Nếu người
không biết làm điều thiện thì trời giáng cho điều họa .
Lời bàn: Nói đến Trời đây
là nói đến luật Thiên điều. Cũng như người lái xe nếu phạm vào luật đi đường
thì bị cơ-quan chức trách về giao-thông phạt họ, mục đích là giữ an-toàn, trật-tự
công-cộng mà thôi, nào phải vì ân óan hay thù hiềm riêng gì nhau!
Còn nói về luật Thiên-điều
ắt phải tế-vi hơn, ví như chiếc máy camara dùng để kiểm sóat việc giao thông
trên công lộ vậy.
Nói đúng ra là gieo giống
nào, gặt giống nấy; trời đất chí công-bình, không sai-sót. Hơn nữa, trong buổi
Đại-Đạo này Đức Chí-Tôn giáng trần bằng huyền-diệu Cơ bút có phân rõ:
“Những kẻ đã hưởng hết
phúc-hậu từ mấy đời trước, nay lại còn phạm thiên-điều thì tội tình ấy thế chi
giải nỗi. Mấy con biết luật hình thế-gian còn chưa tư vị thay, huống là
Thiên-điều thì tránh sao cho lọt? Dầu các con như vậy, thì Thầy cũng lấy oai
linh ấy mà trừng trị chớ không tư-vị bao giờ.
“Phải lo sợ tội-tình cho lắm,
phải có sợ mới có giữ mình; biết sợ phải biết giữ mình, phải hiểu rõ rằng
“Thiên địa vô-tư” đừng ỷ là có “Đại-Từ-Phụ” mà lờn oai, nghe các con." (TN
I /10)
Thử hỏi vậy Việt-Nam được
mang danh là Thánh-Địa thì đất nước này có được an-toàn không? Tất nhiên là lưới
Trời không tư vị ai, tuy nhiên Việt-Nam coi như đã trả nghiệp từ từ, trả từ đời
Hồng-Bàng cho đến giờ. Nay mới được giải ách nô-lệ. Hơn nữa, miền Nam là đất mới,
nên nghiệp qủa chưa gây nhiều, cũng nhờ tính đức hiền-hòa của gìòng giống Tiên
Long mới hưởng được ân phước như ngày nay.
Đức Hộ-Pháp cũng tiên tri
rằng:
“Sau này, nước Việt-Nam còn sống nhiều nhờ biết
chay lạt, tu-hành; còn các nước khác chỉ còn sống lưa thưa mà thôi; vì họ hành
ác chạy đua theo võ-trang giết người hàng lọat, nên Đức Chí-Tôn mới phạt họ”.
Bài học này nên lấy đó làm
phép hằng tâm vậy. Ấy vậy, tất cả đều nằm trong luật vay trả mà thôi. Khi Đức
Chí-Tôn đến có cho bài thi nói về vận-mệnh của Việt-Nam rằng:
Từ đây nòi giống chẳng chia ba,
Thầy hiệp các con lại một nhà.
Nam Bắc cùng rồi ra ngọai-quốc,
Chủ-quyền Chơn-Đạo một mình TA.
Đức Hộ-Pháp nói rằng Đức Ngài cho bài thi dám chắc không ai thấu đáo nỗi,
người coi cái gốc thì không thấy cái ngọn, người coi cái ngọn không thấy cái gốc; tứ văn thiệt-thà, hay-ho cho tới các đảng
phái quốc-sự ngày nay cũng là lợi dụng.
Ngài giải-nghĩa rằng:
Từ đây nòi giống chẳng
chia ba: tức nhiên không chia ba Đạo, chớ chẳng phải chia ba kỳ à !
Thầy hiệpcác con lại một
nhà: Thầy nắm chủ-quyền hiệp Tam-giáo; nếu nói riêng hiệp Nam, Trung, Bắc là
vô-vị lắm.
Nam Bắc cùng rồi ra ngọai-quốc:
tức nhiên nền chơn-giáo Quốc-Đạo không phải của ta thôi, mà lại của toàn nhân-lọai,
là truyền giáo Nam, Bắc thành tướng rồi ra ngọai-quốc, tức là Tôn-giáo toàn cầu
vậy.
Chủ-quyền Chơn-Đạo một mình
TA: Tam-giáo Ngài vi-chủ Năm châu hiệp tín-ngưỡng lại, qui nhứt mà thôi. Nắm cả
tín-ngưỡng của loài người, chính Chí-Tôn là Chúa-tể cả càn-khôn thế-giới, làm
Chúa nền Chánh-giáo tại nước Nam, vi-chủ tinh-thần loài người; tức đủ quyền-năng
lập Quốc-Đạo; Ngài đến đem Đại-nghiệp cho Quốc-dân này, hình thể lựa chọn ai?
Chọn Tạo-đoan vạn-vật tức
là Phật-Mẫu.
Tinh-thần của Chí-Tôn,
hình thể của Phật-Mẫu.
Trí-não của Cha, hình-hài
của Mẹ.
Cả thảy đều thấy hễ vô Đại-điện
Đức Đại-Từ-Phụ nào chức này, chức kia, mão cao áo rộng; còn vô Điện thờ Phật-Mẫu
thì trắng hết, không ai hơn ai cả !
Nếu hiểu biết, thấy bí-pháp
Chí-Tôn cao-kỳ quá lẽ.
Chí-Tôn nói rằng: Quốc-Đạo
này Ngài qui-tựu tinh-thần đạo-đức trí-thức toàn nhân-lọai cho đặc-biệt: có
cao, có thấp, có hàng ngũ, phẩm giá; còn về phần xác thịt của loài người, mạng
sống trước mặt Ngài không ai hơn ai cả thảy; sống đồng sống, chết đồng chết đặng
tạo tương-lai loài người cho có địa-vị oai quyền cao-thượng. Nếu thỏang hiểu đặng
thì Thánh-Thể cũng vậy…
Hội-Thánh, chư Chức-sắc
Thiên-phong nam, nữ hay toàn thể tín-đồ cũng vậy; lãnh Thiên-mạng đảm-nhiệm
trách-vụ thiêng-liêng phú-thác lập giáo tức nhiên phải có phẩm giá, trật-tự, đẳng-cấp.
Nếu hiểu thêm ý của Ngài khi cỗi áo này ra khỏi Đại-điện rồi, hết thảy đồng là
anh em, không ai hơn ai, không ai thua ai, không khinh không trọng, đầy đủ tình
yêu-ái trong lòng Mẹ đem ra mà thôi; Nam, Nữ cũng thế.
Ngày giờ nào nhơn-lọai cả
thế-gian ở mặt địa-cầu này hiểu được lý-lẽ chí-hướng cao-thượng ấy là ngày Đạo
Cao-Đài sẽ thiệt tướng” (ĐHP 30-9-Tân-Hợi)
Bà Bát-Nương có giáng-cơ cho thi rằng
Những là khổ-hạnh chịu cơ đời,
Hạnh-phúc thử tìm đặng mấy mươi.
Vinh-nhục đòi phen vui lẫn khóc,
Đắng cay lắm lúc giận pha cười.
Đường tâm tự tỉnh chơn ra giả,
Nẻo Thánh gồm theo thịêt hóa chơi.
Vay trả vẫy-vùng ra khỏi lối,
Biển mê lướt sóng đến ven Trời.
20 - TÙNG THIỆN NHƯ ĐĂNG
TÙNG ÁC NHƯ BĂNG
從 善 如 燈 從 惡 如 崩
Giải nghĩa: Người biết làm
thiện như được ngọn đèn sáng. Người không biết làm điều thiện như ngồi trên
băng giá.
Lới bàn: Ban đêm cần đèn
cho có ánh sáng để làm việc; bởi màn đêm khi buông xuống thì vạn-vật đều âm u;
người sống trong cõi trần này hầu như đều bị bức màn vô-minh che phủ nên cần phải
có ánh sáng, đó là ánh sáng đạo-đức.
Trái lại, khi tâm đã
vô-minh thì tư-tưởng bị đóng khung, lạnh lùng như băng giá, tức nhiên là một
tư-tưởng chết, con người không tiến-hóa được; cho nên lời nói trên là muốn
khuyên người đời cần phải tiêm-nhiễm ánh sáng đạo-đức.
Con người đứng trong vũ-trụ
này ví như ba trạng thái của vật thể, tức là ba trạng thái của nước vậy:
1 - Một là nước lỏng, tức
là dòng nước luân-lưu trên sông rạch, dù theo độ thời gian mà có ròng có lớn;
tuy nhiên vẫn bị câu thúc theo dòng chảy mà thôi. Sự luân lưu này giống như một
đời người cứ mãi chịu trong vòng sanh tử, mãi luân hồi chuyển kiếp, hỏi vậy bao
giờ mới giải thóat bến mê?
2 - Hai là nước băng giá,
tức nhiên là nước ở độ lạnh dưới không độ. Lạnh là một thái-độ co rút, cứng ngắt,
là một sự chết chóc; người mà ở vào tình-trạng như thế thì rất là bất hạnh, là
kẻ tù đày, dù sống mà xem như đã chết, theo Tôn giáo gọi là đọa.
3 - Ba là nước bốc hơi, nước
muốn bốc hơi phải ở cao độ, tức là phải ở vào trăm độ bách phân. Khi nước bốc
hơi sẽ thành mây, bay bảng-lảng bốn phương trời, tức là đã trở lại nguồn; nguồn
của nước là núi cao; đây là chốn phiêu-lưu hòa cùng mây gió. Người ở vào trạng
thái này là người biết tu, TU là quên đi sự đời, bỏ lại sau lưng những ràng buộc
của thế tình, nâng mình vào cảnh tịnh, an nhàn tự tọai, cũng là trở lại nguồn;
nguồn của con người là cõi Hằng-Sinh.
Nhưng chuyện TU-HÀNH không
phải là điều lạ, tại sao người người không dám đến với cảnh tu?
Thật ra không phải là chuyện
khó, nhưng có những sự vướng mắc trong cuộc đời mà cả một kiếp sanh cũng chưa
giải-quyết được. Đến đỗi Thầy là bực Chí-Tôn mà phải than cho nhân-lọai:
“... Con biết Thầy thương-yêu nhân-lọai là dường
nào chưa? Những điều ngăn trở đều do nơi tiền-khiên của cả chúng sanh. Đã vào
trọn một thân mình nơi ô trược thì Thầy đây cũng khó mà dùng với một gáo nước
mà đặng trong-sạch, nhơn-lọai đã nhiễm vào tình luyến ái tà-mị trên mười ngàn
năm, thì thế nào cỗi Thánh-Đức trong một lúc chẳng tới một năm cho trọn lành đặng.
“Rất đỗi Thầy là bực
Chí-Tôn đây mà còn bị chúng nó mưu lén cho qua Thánh-ý Thầy thay, một đàng trì,
một đàng kéo; thảm thay các con chịu ở giữa!
“Thầy dạy các con một điều
là biết tranh đấu cùng Thầy; hễ nó tấn thì mình chống, cân sức cho bằng hay là
trổi hơn mới thắng đặng. Các con chịu nỗi thì Đạo thành, còn các con ngã thì Đạo
suy, liệu lấy!
“Cầm cả quyền-hành vô lượng
nơi tay, Thầy ngó một cái cũng đủ tiêu-diệt chúng nó đặng nhưng mà phép CÔNG-BÌNH
THIÊNG-LIÊNG chẳng phải nên vậy; ấy cũng là cơ mầu-nhiệm cho các con có thế lập
công quả.” (TNI /47)
Thi văn dạy Đạo
Tiền-khiên đã mãn nghiệp căn xưa,
Phải biết ăn-năn chiếm Thượng-thừa.
Một kiếp muối dưa xong kiếp nợ,
Cuộc đời oan-nghiệt thấy rồi chưa?
21 - TÁC THIỆN CHI GIA BÁCH TƯỜNG
TÁC BẤT THIỆN CHI GIA BÁCH ƯƠNG
作 善 之 家 百 祥
作 不善 之 家 百 殃
Giải nghĩa: Người làm nhiều việc THIỆN Trời sẽ ban cho trăm phước. Người
làm nhiều điều bất thiện Trời sẽ giáng cho trăm họa.
Lời bàn: Trong trời đất nếu nói đến điều thiện thì xem như sẽ đối mặt với rất nhiều phương diện từ cá nhân đến Đại-đồng, từ việc của
đời sống cho đến việc Đạo-pháp. Nếu đã có thiện tức nhiên có bất thiện; hoặc
trái lại là điều ác, tức là nói đến một vấn-đề chưa toàn vậy.
“Cũng như nước Việt-Nam
chúng ta trước đây chưa được một nền Đạo nhà, tuy nhân-sanh theo rất nhiều Đạo
nhưng đều là xin Đạo, mượn Đạo của người ta mà thôi. Tuy nhiên, bất cứ một nền
Đạo-giáo nào du nhập vào đất nước ta cũng đều thành-công mỹ-mãn. Việt-Nam bấy
giờ như một mảnh đất mầu-mỡ nên dễ du-nhập Đạo giáo lắm”.
Điều ấy chứng tỏ tinh-thần
của người Việt-Nam rất hiếu Đạo và luôn sùng thượng các Đấng cao-cả. Dù điều
này đôi khi đã đưa tinh-thần của dân tộc vào đường mê-tín, dị-đoan nhưng không
rơi vào con đường ngạo mạn, thất kính mà phải phạm Thiên-điều. Bởi vì không có
căn-bản tinh-thần đạo-đức mà chúng ta không thể chối, chịu thiệt thòi theo lời
vu-cáo mỉa-mai.
Nếu tìm hiểu xem sắc dân
ta có Đạo hay chăng?
Hại thay! Ở trước mắt ta
nào là bóng, chàng, đồng cốt, ông tà, ông Địa đủ thứ làm cho nhơ-nhuốt cái
tinh-thần Đạo-giáo khiến cho bậc ưu-thời mẫn-thế phải chịu uất-ức đó là một lối
tín-ngưỡng thập tàng.
Nhưng cũng vì nhờ tinh-thần
sùng thượng ấy mà dân-tộc Việt-Nam mới hưởng được một ân-huệ to lớn như ngày
nay, nghĩa là trong nguơn hội này Đức Thượng-Đế đến, Ngài đến ban cho một mối Đạo
nhà, là ĐẠI ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ, nền Đạo này chính thức khai tại Tây-Ninh, nơi
đây mới được mệnh danh là Thánh-Địa. Đạo khai vào ngày (rằm) 15-10 năm Bính-Dần
dl 19-11-1926)
Thầy có dạy rằng:
Từ trước nước Nam chẳng Đạo nhà,
Nay TA gầy dựng lập nên ra,
Ví dù ai hỏi sao bao nã?
Rằng trẻ noi sau biến hóa già!
Thật sự như vậy, Đạo
CAO-ĐÀI là một Tân-Tôn giáo, mới ra đời nay vừa đúng 81 năm; so với Phật-giáo đã
2.500 năm, Công-giáo thì qua 2.000 năm, đó là một nền Đạo rất “trẻ”. Nhưng Thầy
lại kết luận “Rằng trẻ noi sau biến-hóa già”! Có nghĩa, đây là một nền Đạo có mục
đích Qui-nguyên Tam-giáo phục nhứt Ngũ-chi, nên tinh thần Tôn-giáo phải hết sức
già-dặn. Vì giáo-lý Cao-Đài là gồm tinh-hoa giáo-lý của ba Tôn-giáo: Phật,
Thánh, Tiên làm nền tảng mới đủ sức trấn-phục Ngũ châu, lý-do Thầy cũng cho biết,
bởi:
“Vì năm Đạo phân chia làm
cho nhân-tâm bất nhất, nhơn-lọai nghịch lẫn nhau. Chí-Tôn đến đặng hiệp lại một
nhà, ước cho con cái của người biết Thương-yêu hòa-thuận” trong Thánh-đức hiếu
sanh của Thầy để đưa nhân-lọai đến Đại-Đồng:
- Đại-đồng xã-hội,
- Đại-đồng chủng-tộc,
- Đại-đồng tín-ngưỡng.
Đức Hộ-Pháp là người lãnh
vai-trò thiêng-liêng ấy, nên được sự giáo-hóa ngay từ buổi sơ khai, Ngài nói rằng:
“Ngày Chí-Tôn tình-cờ đến,
vì ham thi văn nên ban sơ Diêu-Trì-Cung đến dụ bằng thi-văn tuyệt bút làm cho
mê-mẩn tinh-thần. Hại thay! Nếu chẳng phải là nhà thi-sĩ ắt chưa bị bắt một
cách dễ-dàng như thế, vì ham văn-chương thi-phú nên Ngài ráng dạy.
“Chí-Tôn đến ban đầu làm bạn
thân-yêu, sau xưng thiệt danh Ngài, biểu Bần-Đạo phế đời theo Thầy lập Đạo. Khi
ấy Bần Đạo chưa tín-ngưỡng, bởi lẽ nòi giống nước Nam còn tín-ngưỡng thập tàng
lắm, không hiểu đúng, không căn-bản, nói rõ là không tín-ngưỡng gì hết! Bần-Đạo
mới trả lời với Đức Chí-Tôn, ngày nay Bần-Đạo nghĩ lại rất nên sợ-sệt nếu không
phải gặp Đấng Đại-Từ-bi thì tội-tình biết chừng nào mà kể:
“Thưa Thầy, Thầy biểu con
làm Lão-Tử hay Jésus con làm cũng không đặng, Thích-Ca con làm cũng không đặng,
con chỉ làm đặng PHẠM-CÔNG-TẮC mà thôi; con lại nghĩ bất tài vô-đạo-đức này quyết
theo Thầy không bỏ, nhưng tưởng cũng chẳng ích chi cho Thầy” .
Đấng ấy trả lời :
- TẮC ! Thỏang Thầy lấy
tánh-đức PHẠM-CÔNG-TẮC mà lập giáo con mới nghĩ sao?
Bần-Đạo liền trả lời:
- Nếu đặng vậy!
Ngài liền nói:
- Thầy đến lập cho nước Việt-Nam
này một nền QUỐC-ĐẠO.
Nghe xong, Bần-Đạo từ đấy
hình như phiêu-phiêu lên giữa không trung, mơ-màng như giấc mộng nên Bần-Đạo
không từ chối đặng.
Ôi ! QUỐC-ĐẠO là thế nào?
Quốc là nước, vậy nòi giống tín-ngưỡng lập Quốc-đạo. Bần-Đạo theo tới cùng coi
lập ra thế nào, hình tướng nào cho biết, vì đó mà lần mò theo đuổi đến ngày
nay. Thấy hiện-hữu cái hình-trạng là Đạo Cao-Đài rồi lại đóan xét coi nó biến
hình quốc-ĐạoViệt-Nam ra sao? (ĐHP 30-9-Đinh-Hợi)
Quả thật, đến giờ này, Đức
Chí-Tôn đã chuẩn-bị cho nền Đạo Cao-Đài có một vị Giáo-Chủ tài ba xuất chúng, một
vĩ-nhân của nhân-loại. Người nắm trọn quyền-hành cả hai Đài: Hiệp-Thiên và Cửu-Trùng;
đó là quyền Chí-Tôn tại thế, qua bài thi sau đây:
HỘ giá Chí-Tôn trước đến giờ,
PHÁP luân thường chuyển máy thiên-cơ.
CHƯỞNG quyền Cực-Lạc phân ngôi vị,
QUẢN suất Càn khôn định cõi bờ.
NHỊ kiếp Tây-Âu cầm máy tạo,
HỮU duyên Đông Á nắm Thiên-thơ.
HÌNH hài Thánh-thể chừ nên tướng,
ĐÀI trọng Hồng-ân gắng cậy nhờ.
22 - DANH BẤT CHÁNH TẮC
NGÔN BẤT THUẬN
NGÔN BẤT THUẬN TẮC SỰ BẤT
THÀNH
名 不 正 則 言 不 順
言 不 順 則 事 不 成
Giải nghĩa: Phải lấy
chánh-nghĩa mà định danh, vì rằng nếu đã danh không chánh thì lời nói không
xuôi thuận được; Một khi lời nói đã không xuôi thuận thì việc không thành.
Lời bàn: Bất cứ chuyện gì,
vật gì, gọi tên cho đúng thì có thể nói được; đã nói được ắt giải được, đã giải
nghĩa ắt làm được. Đó là việc dĩ-nhiên trong trời đất.
Tuy nhiên, về nghĩa bóng
thì có rất nhiều dẫn dụ. Có nhiều khi danh chánh mà ngôn chẳng thuận là tại
hoàn cảnh, thời thế, xã-hội nó không thuận nên danh-từ bị méo-mó đi. Vậy việc cần
yếu là phải ngôn thuận!
Một dẫn chứng cụ-thể về
danh ĐẠI-ĐẠO TAM KỲ PHỔ-ĐỘ 大 道 三 期 普 渡 là một nền Tân-Tôn giáo do Đức Thượng-Đế khai sáng tại Việt-Nam đã được
Thiên-Thơ tiền định, tuy mới thành hình trong một thời gian ngắn-ngủi mà đã
thâu phục hàng triệu tín-đồ, có còn ai không biết đến.
Thế mà, thời-gian Đạo
Cao-Đài ra đời nhằm lúc đất nước Việt-Nam còn lệ-thuộc Pháp, cho nên người Pháp
luôn muốn giết chết từ lúc hãy còn là trứng nước, nhưng quyền thiêng-liêng cũng
đã trù lịêu được những nguy cơ sắp xảy đến rồi, tức là sắp sẵn cho có người cứu
Đạo; đó là ông Trương-Hữu-Đức, sau này là Hiến Pháp Hiệp-Thiên-Đài, cho nên thuở
ấy nói là “ĐỨC cứu ĐẠO”
Sau đây là lời tự thuật của
ông Trương-Hữu-Đức:
“…Lúc thọ phong chính thức vào Thập-Nhị Thời
Quân rồi ĐỨC thường lên xuống Tòa-Thánh Tây-Ninh để hành-đạo trong lúc rảnh-rang,
vì Đức còn giúp việc cho chánh-phủ Pháp, tùng sự tại sở Hỏa-xa Sài-Gòn.
Sau, Đức được ông Nadau là
Chánh-Sở Mật-thám Nam-kỳ mời đến để giao chức vụ Thông-dịch-viên sở ấy. Trước
khi nhận lời, Đức có cầu cơ thỉnh-giáo cùng Đức Chí-Tôn; vì lúc bình thường Đức
không thích làm vịêc cho sở ấy, là nơi không có cảm-tình đối với dân-chúng. Đức
Chí-Tôn dạy Đức qua giúp việc cho Sở ấy, vì sẽ có cơ-hội cứu Đạo.
Quả thật như lời Đức
Chí-Tôn, chẳng bao lâu ông Cao-Quỳnh-Cư (tức là Cao Thượng-Phẩm) có ra bản “Phổ
cáo Chúng-sanh” để truyền-bá Đạo Cao-Đài, trên bìa bản Phổ-cáo ấy có có tựa đề
ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ.
Lần đầu, bản phổ-cáo ấy
không có kèm theo chữ Hán; nhưng lần sau, ông Cư có thêm mấy chữ Hán 大 道 三 期 普 渡 để tượng-trưng Tam-giáo Qui-nguyên, ngoài bìa Phổ
Cáo có vẽ hình ba vị Giáo-chủ là Thích-Ca, Lão-Tử và Khổng-Tử.
Bản Phổ Cáo chúng-sanh in
lần đầu được gởi ra Nha Tổng-Giám-Đốc Mật-thám Hà-nội để dịch ra Pháp-văn; người
Thông-Dịch-viên ngoài ấy lại dịch là: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là Đạo lớn cứu vớt
Ba kỳ.
Lúc ấy là lúc nhà cầm quyền
Pháp để ý theo-dõi hành-vi Đạo Cao-Đài rất gắt, nên Hà-nội gởi bài dịch bản văn
ấy vào Nam hỏi ông Chánh-sở Mật-thám NADAU, có phải Đạo Cao-Đài làm chánh-trị
không để giải tán !
Nhằm lúc Ông Nadau đang
tin dùng Đức, nên Ông mới đến hỏi bài văn dịch ấy có đúng nghĩa không?
Đức trả lời:
- Không đúng! Vì nguyên-văn
câu ấy có nghĩa là: ĐẠI-ĐẠO mở lần ba để cứu rỗi, chớ không phải cứu-vớt ba kỳ
(trong liên-bang Pháp là Nam,Trung, Bắc)
Để trưng bằng cớ cụ-thể, Đức
đem trao cho Ông Nadau bản Phổ-cáo có in chữ Hán. Ông liền gởi phúc trình ra
Hà-nội giải-thích rõ việc ấy.
Nhờ đó mà Đạo khỏi bị giải
tán và người Đạo cũng đỡ khổ.
Đó là bằng chứng “ĐỨC CỨU
ĐẠO” vậy!”
Thế mới thấy rằng:
“Đạo không Đời không sức, Đời không Đạo không
quyền, sức quyền tương đắc mới mong tạo thời cải thế.”
Chính các vị Thiên-soái-mạng
họ đến đây mỗi người làm trách-nhiệm thiêng-liêng cao quí, rồi trong luật tuần
hoàn, dinh hư tiêu trưởng, các Ngài cũng phải bỏ xác trần, nhưng đã hữu-đức thì
cũng vẹn toàn “HỮU ĐỨC” .
Ngài có giáng cơ cho bài
thài, dành cho việc cúng tế Ngài, như sau:
Thi văn dạy Đạo
HỮU-ĐỨC từ nay đã gặp THẦY,
Chẳng còn mong ước cái không hay.
Mừng nay gặp ĐẠO lòng mong muốn,
Chí-quyết cùng nhau để hiệp kỳ.
CHƯƠNG IV
THIÊN LÝ LƯU-HÀNH LÀ GÌ?
Do theo luật trong Càn khôn vũ-trụ đã sẵn, cứ đó mà vận-hành như bánh xe quay đều, quay đều.
Nay dân-tộc Á-Châu có một
truyền thống tốt đẹp, biết kỉnh trọng Tổ-tiên, sùng kính Trời Phật, nhớ đến người
quá vãng, xem như là một sự linh thiêng huyền diệu; xác thể tuy mất nhưng hồn
linh lúc nào cũng như phưởng-phất bên con cháu để hộ trì. Thế nên tinh-thần người
Á-châu luôn có sự ấm-áp, được ấp-ủ trong nôi tình thương hạnh-phúc đối với tổ-tông.
Đức Hộ-Pháp xác định rõ:
“Tổ-phụ chúng ta chịu Đạo-giáo để lại sự thờ
phượng Tông-tổ gia-đình chúng ta, tức nhiên thờ kẻ quá vãng, ta coi ngườì chết
như sống, chúng ta tôn-sùng mạng sống con cái của loài người là thiên-hạ, mà
thiên-hạ là Trời.
Chúng ta biết nhìn-nhận Trời
trên mặt địa cầu này, chúng ta biết thờ phượng Trời tức nhiên thờ loài người đó
vậy. Đạo-giáo chúng ta để lại 2.000 năm nay dạy điều trọng hệ là thờ Trời và thờ
Người. Buổi hỗn độn này nhơn-lọai vì hóa-học mà đi đến một đường tử lộ. Chúng
ta cần đến Đạo-giáo phô trương trên mặt địa cầu này cho nhơn lọai họ biết tự tu
để trụ cả tánh-đức loài người lại hưởng hoàn thuốc cứu sanh mạng họ.
Ấy, huờn thuốc thờ Trời và
thờ Người; thoảng vạn loại phản phúc mà còn chối nữa thì chịu tận diệt mà
thôi.” (ĐHP 5-4-Mậu-Tý 1.948)
01 - TỬ SANH HỮU MỆNH PHÚ QUÍ TẠI THIÊN
死 生 有 命 富 貴 在 天
Giải nghĩa: Con người sống
chết đều có mệnh số. Giaù nghèo do Trời, quan niệm của ngưòi Á-Đông từ xưa đến
giờ đều sống theo Thiên-lý như vậy.
Lời bàn: Người biết sống
theo thiên-lý là sống có đaọ-đức.
Hỏi vậy loài chim chóc được
sinh ra nó có được gia sản của cải không?
- Nó không có nhà ở, tất cả
đều không. Nhưng mà sẽ có tất cả bởi khung trời cao rộng kia là giang sơn vô tận.
Đói tìm tới rừng cây ăn trái, khát đáp xuống sông, suối, ao, hồ tìm nước mà uống.
Người, Trời cũng ban cho
như vậy. Hột giống của Trời không thiếu. Một hột bắp nó sẽ cho ra bao nhiêu
trái nếu khi ta chăm sóc trồng nó kỹ lưỡng. Có thể nói rằng cái lợi nhuận của
nó tăng gấp trăm ngàn lần. Tất cả mọi thứ đều như vậy, nhưng vì người có tính
tham, kẻ có cơ hội thì chiếm hết đất đai làm cho người khác phải thiếu, phải
đói. Nhưng quên rằng cuộc đời trăm năm là giả tạm, mà cuộc sống chết đều đã có
số định. Taị sao có người vừa sanh ra rồi chết, cũng có kẻ sống dư trăm tuổi
đôi khi hoàn cảnh khó khổ muốn chết lại không được chết. Có phải đã có mệnh số
không?
Điều phải suy nghĩ là mọi
người phải biết ý nghiã sống là phải làm gì và sống thế nào cho có ý nghiã, để
hoàn thành cái nghiã sống đó.
Thế nào là sống chết?
“Luận về hai chữ sống chết,
các đấng Thiêng-liêng cho rằng: dùng hai tiếng ấy không có chơn thật và không
chơn lý. Cái hữu ngã tướng của chúng ta, tức nhiên chúng ta hữu ngã cũng như
bàn tay vậy, không phép lẽ bàn tay nầy lật ngửa là sống, bàn tay nầy lật úp là
chết, bất qúa xây qua xây lại gọi là xây chuyển mà thôi chớ có chết sống đâu, sống
chết không có nghiã lý gì. Sống nơi mặt thế gian này và sống nơi cảnh
thiêng-liêng hằng sống cũng gọi là cái sống mà thôi. Ấy vậy sống chết là sự
chuyển luân…
“Cho nên không có chết mà
cũng không có sống; chúng ta phải chuyển tức nhiên phải biến thiên chuyển cái sống
chết đặng học hỏi cái huyền-bí vô-biên của Trời. Đoạt được quyền năng vô biên
vô đối ấy đặng ngày kia nối nghiệp cho Ngài, đặng ngày kia thay thế cho Ngài,
cũng như người cha của chúng ta ở thế gian này. Nhưng chúng ta còn đảm lực những
đại nghiệp khác nữa.” (ĐHP; 30-6-TM/1951)
Tiền Thánh cũng nói rằng sống
chết là có số định, giàu nghèo là do trời.
Tất cả đều có duyên cớ :
“Bởi, nó có hai quyền năng
sở hữu của nó nơi mặt thế này, cả hành tàng sống chết của nó đều chịu dưới hệ
thống của hai quyền năng:
- Sống về xác thịt của ta
đây, nó có thời gian sống của nó; từ buổi sanh ra đến lớn lên, đến gìa rồi chết,
luật thiên nhiên ấy không ai qua khỏi; luật thiên nhiên có giới hạn, có định luật
chuẩn thằng cho kiếp sống chúng ta nơi mặt thế này là hình thể.
- Còn về chơn-linh của
chúng ta tức nhiên hồn của chúng ta chịu hệ thống dưới quyền vi chủ của nó, mà
người làm chủ của nó không ai khác hơn là Đại-Từ-Phụ, tức nhiên Thượng-Đế.
Nhơn loại mê tín đã nhiều
rồi, tinh-thần loài người đã bị họ gạt gẫm nhiều rồi, bởi thế không gạt được nữa.
Chỉ có hai mặt luật ấy, không có một mặt luật nào khác hơn nữa. Ta chỉ tùng hai
quyền năng chơn-thật ấy mà thôi, ngoài ra là giả dối.” (ĐHP-15-01-TM/1951).
Tuy vậy mà nhân-loại vẫn
mơ-hồ. Nếu chưa thấy, thì tìm Đạo để hỏi cho biết được vận cùng thông:
Thi văn dạy Đạo
Lần lừa ngày tháng cảnh đưa xuân,
Ướm chỗi Huỳnh-lương tỉnh dậy lần.
Rạng nẻo chung soi đường Bạch-ngọc,
Dò đường xúm núp bóng Hồng-quân.
Hồi chuông cảnh tỉnh vang rừng Thánh,
Tiếng trống giác-mê nhặt đảnh Thần.
Biết Đạo khá lo trau hạnh đức,
Dữ lành đợi buổi cũng cân phân.
02 - HUYNH-ĐỆ ĐẠI- ĐỒNG
兄 弟 大 同
Giải nghĩa: Tức nhiên ngày
nay nhờ sự giao thông dễ-dàng, nhân-loại tiếp xúc nhau thân-mật, hiểu được tiếng
nói của nhau, cho nên người người mới nhận ra là bạn đồng sanh, cũng cùng hít
thở không-khí trong lành, cũng đến thế-giới này để học hỏi đặng trả vay trong
kiếp trái, hoặc để làm Thiên-mạng. Nhất là biết nhìn Thượng-Đế là Cha chung của
nhân-loại; thế nên gọi nhau là huynh đệ.
Lời bàn: Những yếu tố trên
đã định quyết cho tinh-thần Đại-đồng là vậy; tất nhiên cơ Đạo này Chí-Tôn đã lập
nền móng hẳn-hoi.
“Bởi chủ-nghĩa và giáo-lý
của Đạo Cao-Đài là Đại-đồng, QUI TAM-GIÁO HIỆP NGŨ CHI, thâu thập tất cả những
bài học của các tôn-giáo đã ra đời từ trước đến giờ đem về một mối trở lại nguồn
gốc, nhất là thờ Đấng Chúa-Tể càn-khôn vũ-trụ tức là chủ-trương thờ Đấng Cha
lành đã hoá-sanh ra muôn loài vạn-vật và tôn-kính tất cả các vị Giáo-chủ đã
lãnh lịnh Đức Chí-Tôn và Ngọc-Hư-Cung giáng-trần dạy Đạo, ngang hàng nhau, như
những vị Tôn-sư đến làm Thầy của nhân-loại .
Chủ-nghĩa của Cao-Đài là ĐẠI-ĐỒNG,
đi từ:
- Đại-đồng nhơn-chủng,
- Đại-đồng Tôn-giáo,
- Đại-đồng xã-hội
Như Đức Chí-Tôn đã hứa:
“Que l’humanité soit une: une comme race, une
comme religion, une comme pensée”
Giáo-lý của Cao-Đài cũng như các Tôn-giáo khác xây dựng trên căn-bản Từ-bi Bác-ái và thêm vào đó là
Công-Bình, Chánh-trực, Tự-do, Dân-chủ.
Quan-niệm của người Cao-Đài bao-giờ cũng chỉ biết: trên có Trời tức Thiên-thượng, còn dưới là dân- chúng tức Thiên-hạ.
Bởi nguyên-lý âý nên
Tôn-giáo Cao-Đài lúc nào cũng tôn-trọng quyền Vạn-linh đối với quyền Chí-linh
hay nói khác hơn “ý dân là ý Trời vậy”
Đứng về phương diện chữ
nghĩa mà nói thì trong chữ ĐẠI 大 nghĩa là lớn, mà khi đã là lớn thì không còn chi lớn hơn nữa, bởi chữ Đaị
là có chữ nhơn 人 và chữ nhất 一 (tức là chữ nhơn cướp được chữ nhất thành ra chữ Đại) Và, nói chung trong
hàng vạn linh chỉ có người mới được dự cùng trời đất mà thôi. Kế đến là chữ ĐỒNG
同 là cùng chung, nét khung 冂 chỉ bầu trời cao rộng, bên trong có loài ngươì cùng sống với nhau, cùng một
tư-tưởng (chữ khẩu 口 là miệng; là cùng một tư-tưởng)
và chữ nhứt 一 (nhứt là một: một tôn-giáo, một nhân-chủng, một xã
hội).
Cho nên sứ-mạng của
Cao-Đài-giáo trong thế-kỷ 20 này là cơ-quan làm thiên-mạng hòa-bình cho thế-giới
đã được Đức Thượng-Đế chuẩn-bị từ lâu rồi …
“Dầu luật-pháp nào cũng do
Bác-ái, Công-bình mà lập thành, những phương-pháp họ tạo ra cho có hình tướng cốt
yếu diù-dắt tinh-thần nhơn-loại đi đến mức cao-thượng là Bác-ái, Công-bình.
“Bác-ái, Công-bình ấy là Đạo
nhân-luân đó vậy.
“Chắc hẳn sẽ có ngày giờ
mà cả vạn quốc đều để tâm tìm kiếm luật pháp ấy, vì cớ cho nên: ĐẠO CAO-ĐÀI Đức
Chí-Tôn có tiên-tri rằng: “Đạo Cao-Đài tức nhiên là môt cây cờ báo hiệu cho vạn
quốc toàn cầu hay trước là: thời-kỳ NHO-TÔNG CHUYỂN THẾ đã đến!” (ĐHP .22-11-Mậu-Tý).
Tuy nhiên, những quyết định
này cũng rất phù hợp với lời tiên-tri của Đức Chí-Tôn do Đức Hộ-Pháp kể lại rằng:
“Khi Bần-đạo lên mở Hội-Thánh
ngoại-giáo trên Kiêm-biên năm 1927 đặng truyền-giáo, Đức Chí-Tôn cho vị Phối-sư
Hương-Lự (còn gọi là Bà Bảy) của chúng ta đây được thông-công cùng Ngài, nhờ
nghe, nhờ thấy, đặng truyền pháp cho Bần-đạo.
“Khi nọ, Chí-Tôn biểu Bần-đạo
lại kệ bàn viết có sắp một dãy nhựt trình rút ra hai tờ. Ngài lại dạy chị chúng
ta là Bà Phối-sư Bảy đứng bắt ấn, kế Bần-Đạo trải hai tờ nhựt trình sau lưng mà
Bà chị vẫn không hay biết; tới lúc bắt ấn rồi, Bần-Đạo thưa:
- “Đã trải rồi”!
Tức thì Bà chị nhảy ngược
lại, đạp hai tờ nhựt trình. Bần-Đạo không hiểu nghĩa gì, Đức Chí-Tôn biểu coi
hai chơn có đạp gì không? Bần-Đạo coi chơn trước dở lên là hình Tưởng-Giới-Thạch
đạp ngay trên đầu, còn chân sau biểu dở nhón lên coi, thì thấy hình Roosewell,
quan Tổng-Thống nước Mỹ đạp ngay ngực và miệng
“Đức Chí-Tôn nói với Bần-Đạo
rằng:
- Một ngày kia Trung-hoa sẽ
thờ phụng Đạo đáo-để, còn nước Mỹ sẽ lãnh trách nhiệm đi truyền giáo toàn cầu.
“Ngày nay chúng ta đã thấy
tưởng chừng như Chí-Tôn đã khiến mấy vị phóng viên bên Mỹ đến lấy hình trọn vẹn
của Đạo đủ cả chi tiết, kinh luật, đem về xứ để truyền bá, thì mấy vị này chẳng
khác chi như đức Tam-Tạng thỉnh kinh.
“Bần-đạo dám chắc sự bí-mật
mà Bần-đạo thấy Chí-Tôn hành pháp buổi nọ đã kết liễu ngày hôm nay. Bần-Đạo tưởng
khi những người có mặt ngồi tại đây hầu lễ này, biết chừng đâu, cũng sẽ được hạnh-phúc
như đi truyền giáo bên Mỹ sau này mà chớ!" (ĐHP 4-5-Mậu Tý 1948)
Thi văn dạy Đạo
Hành thuyền kỵ mã miệng đời chê,
Thầy tưởng thân con tỷ Thúc Tề.
Giữ nghĩa hay quên lo nỗi hiếu,
Nương đường Đạo-Đức khó trăm bề.
03 - HỮU THÂN HỮU KHỔ
有 身 有 苦
Giải nghĩa: Người phải thường
kêu khổ là vì cái thân xác mang theo mình, thế nên còn thân là còn KHỔ.
Lời bàn: Con người sở-dĩ
phải cần đến thế này để học-hỏi hầu tiến hóa cao hơn nữa. Nhưng khi đến thế phải
có xác thân hữu-hình, vậy mà hễ có thân là có khổ.
Nhưng Thầy cũng dạy rằng
đó là nấc thang để tiến-hóa, chớ nếu khổ mà không ích chi thì Thầy cũng bỏ nữa
đa!
Đây là những lời Thầy
giáng-cơ an-ủi Bà Phối-sư Hương-Hiếu vào thời gian mà trong một năm Bà phải chịu
đến ba cái tang: một là tang chồng (Đức Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư), hai là Bà mẹ,
ba là người con duy nhứt của Bà là cậu Cao-Quỳnh-An du học ở Pháp rồi chết bên ấy.
Thầy nói:
“Hiếu, con nghe Thầy nói
chuyện làm đường cát trắng, con!
(Hiếu bạch: Bạch Thầy con
không biết)
- Đổ đường đen vào một cái
hủ thọc lủng đít, rồi định chừng cho vừa hai phần hủ đường, còn một phần hủ thì
đổ bùn non cho tới miệng, đem phơi nắng chừng một tuần thì đường trở nên trắng,
gạt lớp bùn đi thì con đặng một thứ đường trắng phau-phau rất ngon, rất đẹp đó
con.
Cái khổ hạnh của con giống
như đường đó, con à
Con có biết Thầy khóc như
con vậy chăng con?
Nếu con không vậy, làm sao
đáng con cái của Thầy.
Con chỉ nhớ rằng Thầy
thương con là đủ. Đặng thế-gian yêu mến ắt Thầy phải ghét, mà Thầy ghét con thì
còn chi con, con khá nhớ!”
Nay, Đức Chí-Tôn mở Đạo Cao-Đài,
mục-đích của Ngài là muốn cho con cái của Ngài nên Thánh thì phải làm sao? Phải
đem cả thảy vô đây, tắm rửa cho sạch-sẽ, làm cho thiên-hạ muốn gần, phải vì thương
mến kỉnh khen mà gần, vì đáng tôn-sùng yêu-ái mà gần …
Chơn-truyền từ trước đến
nay Chí-Tôn để tại mặt thế trên các Đạo: Phật, Tiên, Thánh, là phương để gội rửa
linh-hồn mà thôi.
“Nhứt là Công-giáo có phép
xưng tội là một bí pháp, nhưng ta không hiểu tại sao Chí-Tôn lại không truyền
chơn-pháp.
Ta nghĩ, có lẽ Đức Chúa
Jésus-Christ đã ban quyền cho những đại-diện của Ngài tức là người cầm quyền Hội-Thánh
có đủ năng-lực xá tội, nhưng trong hai đàng là kẻ xá tội và kẻ xưng tội; cũng
có lẽ có người không thực tâm xưng tội, hoặc người không xứng đáng là ngừơi xá
tội. Nếu xét ra người đến xưng tội và người xá tội cũng đều là phàm cả, chưa biết
người này có xá tội được cho người kia chăng? Thảng không đủ quyền tha tội càng
thêm mang tội hơn nữa. Hễ có tội tức là có hình, có hình tức có phạt, có phạt
phải thành án, mà án tiêu mới hết tội. Nên hễ có tội thì phải trả, mà có trả rồi
thì hết tội.” (Đức-Hộ-Pháp 1-7 Mậu Tý 1948)
Sau đây là một bài ca-dao
trong Quốc-văn Giáo-khoa-thư của Trần-Trọng-Kim nói về cuộc đời người lính thú
trong thời dân tộc chịu nô-lệ, rằng “hữu thân hữu khổ”:
THI
Ba năm trấn thủ lưu đồn,
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan.
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn,
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai.
Miệng ăn măng trúc măng mai,
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng.
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng!
Câu kết theo lối bỏ lửng
này cho thấy con người rất mơ bóng tự-do. Caí tự-do đang là sự khao khát đối với
con người bị mất nước, nhưng không quan trọng bằng linh hồn con người bị giam
giữ trong xác thân chưa được sự giải-thoát. Muốn giaỉ-thoát phải làm sao? TU!
Ngày nay những nhà bác-học,
nguyên-tử-học cũng đứng vào hàng Địa-Tiên mới có tài năng quán thế như vậy. Tức
nhiên là họ đã lo tìm-tòi để phát-triển một nền văn-minh hóa-học cho nhân-loại
cùng hưởng nhờ. Ấy cũng là hình-thức tu nhưng về phần nhơn-đạo. Nếu không tu về
Thiên-đạo thì sự luân hồi cũng chưa mãn.
Đã biết rằng “Hữu thân hữu
khổ” mà nhân-loại không chịu thoát ra khỏi vòng ấy, cứ chui vào lưới mê hoài rồi
than và than! Thật là:
“Cái vòng DANH LỢI cong cong,
“Kẻ hòng ra khỏi, người mong chen vào”
04 - BẤT ĐĂNG TUẤN LĨNH BẤT
TRI THIÊN CAO
BẤT LÝ THÂM NHAI KHỞI TRI
ĐỊA HẬU
BẤT DU THÁNH ĐẠO AN ĐẮC VỊ
HIỀN
不 登 峻 嶺 不 知 天 高
不 履 深 崖 豈 知 地 厚
不 遊 聖 道 安 得 謂 賢
Giải nghĩa: Người chưa lên
núi thẵm chưa thấy được Trời cao. Người chẳng xuống vùng sâu đâu biết được đất
dày. Người chưa học đạo Thánh-nhân sao đựơc gọi người hiền
Lời bàn: Taọ-hoá làm ra cảnh
đẹp là rừng sâu núi thẵm mà nếu con người có du sơn ngoạn thủy mới thấy công trình
của tạo-hóa vô cùng thâm viễn, mỗi mỗi con người phải biết mới gọi là lịch-lãm.
Có như vậy mới được gọi là:
- Trên thông thiên-văn
- Dưới đạt địa-lý
- Giữa quán nhân-sự .
Sự lịch lãm đó phải nhờ được
đọc sách Thánh-hiền mới được gọi là người hiền, người trí.
Tại sao ta phải lịch-lãm
hoặc lão-luyện trường đời.
Bởi chỉ có con người mới
được dự vào chuyện của trời đất mà thôi. Trên là Trời, dưới là đất, giữa là người.
Tất nhiên người đứng vào cơ hòa của vũ-trụ, một yếu-tố thứ ba là được sản sinh
trong cái âm-dương hòa hiệp ấy. Vậy con người phải biết tinh thần hòa hiệp như
thế nào để sống một cuộc sống bình-an từ tinh-thần đến thể-chất.
“Vả chăng, có hòa mới có
hiệp, có hiệp mới có định, mà hễ có định mới có an. Bằng chẳng như vậy sẽ có phản
động. Hễ động tức nhiên phải loạn. Dầu cho chúng ta quan sát về đạo-lý-học, triết-lý-học,
tâm-lý-học, cách-trí-học, ta thấy qủa quyết cả cơ quan Tạo-đoan hữu hình trước
mắt ta, nếu không tùng khuôn luật điều hòa dám chắc càn khôn vũ-trụ này đã tiêu
diệt!
Dầu cho về đạo lý học, ta
ngó thấy khởi đầu nếu cái khối nguơn-linh của Đức-Chí-Tôn không hòa-hiệp với
nguơn-âm của Phật-Mẫu thì Thái-cực chưa ra tướng. Hễ Thái-cực chưa ra tướng tức
nhiên càn khôn vũ-trụ này không có gì hết!
Chúng ta ngó thấy hành
tàng taọ đoan trứơc mắt ta là sự điều-hòa trong thân thể.
Về triết lý đạo giáo ta biết
rằng: nếu ta không đoạt đặng 7 khối sanh quang thiêng-liêng kia đặng tạo thành
xác ta, thì xác thịt ta không có. Ta không sanh ở đây, nói gần hơn nữa nếu nhứt
điểm tinh-thần của cha ta không hiệp với huyết bổn của mẹ ta, thì tức nhiên
không có sự hiệp-oà cả khuôn luật tạo đoan được .
…Đạo Cao-Đài ngày nay là một
nền tôn-giáo đem hòa khí cứu vãng tình thế.
Đức Hộ-Pháp đã nhắc nhở và
căn dặn lưu tâm đến những lời chí thiết của Đức Chí-Tôn “hễ một hành tàng nào của
chúng ta làm cho tâm lý của con người phải rối loạn ly tán, ngỗ-nghịch tức
nhiên phạm tội thiêng-liêng”.
Đừng tưởng rẻ, bởi nó xô đẩy
loài người trong trường chiến và sẽ có cơ quan tàn diệt nhau không dứt, không cứu
chữa đặng thì chúng ta sẽ là tội nhơn đệ nhất của nhơn loại vậy”.
Thi văn dạy Đạo
Anh-tài chưa biết dựa quyền người,
Còn nói chi chi bổn phận ngươi?
Tranh đấu cuộc đời là huyết chiến,
Nhứt nhơn chịu khổ chịu người cười.
05 - NHƠN BẤT TÍN BẤT LẬP
人 不 信 不 立
Giải nghĩa: Người không có
chữ TÍN 信 thì không lập thân danh được.
Lời bàn: Tín là một trong
năm đức gọi là Ngũ-thường; nhưng trước đó vào thời của Mạnh-Tử, ông quan-niệm rằng
có bốn đức mà thôi; đó là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí để hợp với bốn đức của Trời là:
Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Dù nói bốn đức nhưng thật ra đức TÍN đã ẩn tàng trong
mỗi đức kia rồi; vì Nhân cũng phải có tín, Nghĩa cũng phải có tín, Lễ và Trí
cũng phải như vậy. Đứng vào Ngũ-hành thì Tín đứng vào trung-ương Mồ, Kỷ, Thổ.
TÍN 信 là sự tin-tưởng hợp bởi bộ nhân 人 (2nét) và chữ ngôn 言 (ngôn là lời nói có 7
nét, là chỉ cái miệng). Bởi trên gương mặt người cái miệng đứng vào hàng thứ 7
(2 mắt, 2 mũi, 2 tai, 1 miệng) đó là 7 khiếu dương trên mặt, cũng là thất khiếu
sanh quang, ngày xưa Phật độ sanh mà không độ tử, độ nam mà không độ nữ, cho
nên mới có tuần thất ( 7x7=49).
Còn ngày nay Chí-Tôn mở Đạo
là độ cả xác lẫn hồn, độ cả nam lẫn nữ, nghĩa là dùng đến con số 9 (tức là xử dụng
cả số âm và dương: 7 khiếu dương ở trên mặt và 2 khiếu âm ở hạ bộ cọng chung là
9 khiếu (9x9=81) cho nên mới có tuần cửu; tượng trưng 9 khiếu ở trong người, cửu
khíêu khai thông trần cảnh tuyệt là hình ảnh của người tu đắc Đạo là vậy.
Thế nên, chữ TÍN là tiếng
nói phát tự trong tâm hồn, vang khắp trong càn khôn vũ-trụ có ảnh-hưởng đến sự
thịnh suy bĩ thái trong thế giới của loài người; vì vậy lời nói nó có một tầm
quan trọng trong đời sống của con người .
Nay Đức Chí-Tôn mở Đạo
chú-trọng đến vấn đề LẬP NGÔN lắm vậy, bởi nó là một trong ba yếu-tố quyết-định
trong việc tu-hành gọi là Tam lập: lập đức, lập công và lập ngôn.
Ca-dao Việt-Nam rằng:
“Lời nói không mất tiền mua,
“Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Vì lẽ đó cho nên Thánh-nhân để cho nó là một cái đức, nên gọi là ĐỨC-TIN.
Đức-tin, có một giá trị và quyền năng vô đối, Chúa Jésus-Christ, Ngài đã dạy
các Môn-Đồ của Ngài rằng:
“Hỡi các Môn-đồ, Đức Chúa Cha ta trên Trời có dạy rằng: nếu toàn thể các ngươi có Đức-tin bằng hột mè thì nó cũng đủ sức xô ngã
núi, nó đi không gì ngăn cản nỗi”.
Đức-tin nơi ta đó, trước hết mình biết mình, tin mình rồi biết người, tin ở người và tin ở Trời ấy là gồm các điều: Tự-tín, Tha-tín và
Thiên-tín.
“Đức-tin có ở con người tự
biết, tự-trọng, tự thờ mình; mình thờ mình đặng tức là thiên hạ thờ mình đặng;
Đức-tin do nơi mình tin mình, mình tin mình đặng thiên hạ mới tin mình đặng,
còn mình chưa tin mình mà mình biểu thiên hạ tin mình làm sao đặng? Mình không
tin mình mà biểu nhân-loại tin-tưởng Đức Chí-Tôn là Đấng tạo sanh càn khôn
vũ-trụ sản xuất ra linh-hồn ta sao đặng.
“Nếu chưa đủ đức-tin làm bằng
chứng vô đối thì chưa xứng đáng làm phần-tử trong Thánh-thể Đức Chí-Tôn tức là
Hội-Thánh của Ngài đó vậy”.
Quả thật như thế, chính cuộc
đời Thánh-thiện của các bậc tiền khai Đại-đạo như Đức Hộ-Pháp, Đức Thượng-Phẩm,
Đức Quyền Giáo-Tông là những tấm gương sáng chói về Đức-tin trong cửa Đạo
Cao-Đài.
- Với Đức Cao-Thượng-Phẩm
nhờ đức-tin cao độ mới phế đời hành Đạo và là người tiên-phong trong việc khai
sơn phá thạch, phá gốc bứng chồi, khai hoang đất-đai làm nên vùng Thánh-Địa như
ngày nay, phá đất rừng Cấm trước tiên cất Thánh-Thất tạm, tọa lạc tại làng
Long-Thành. Dù là bằng gỗ, mái tranh, vách ván nhưng cũng đứng vững được 10 năm
để chuẩn bị cho thời-gian hoàn thành một ngôi Tổ-Đình đồ-sộ.
- Với Đức Hộ-Pháp thừa tiếp
công việc “bắt gió nắn hình”, vươn lên cất Tòa-Thánh nguy-nga, theo kiểu kiến-trúc
tân kỳ như vậy mà trong khi đó số tiền mặt trong quĩ chỉ có 2 đồng 50 (ở thời
điểm 1936)
Hai Ngài: Hộ-Pháp và Thượng-Phẩm
hoàn thành cặp cơ phong Thánh để phò loan cho Đức Chí-Tôn đến lập
Pháp-Chánh-Truyền, thành lập Hội-Thánh Hiệp-Thiên, Cửu-Trùng để làm vẻ vang
trang sử Đạo. Riêng Đức Quyền Giáo-Tông đã thể hiện một đức tin vô đối. Từ một
phẩm cao tột ở quyền đời là Nghị viên Hội-Đồng Thượng nghị-viện mà khi nghe
theo Đức Chí-Tôn:
- Chỉ trong 24 giờ bỏ tất
cả sự nghiệp huy-hoàng .
- Chỉ trong 24 giờ Ngài trường chay luôn.
- Chỉ trong 24 giờ bỏ các
món ăn chơi, nghiện ngập
Tất cả đều đã nêu một đức
tin phi thường chuyển cả non sông, đến càn khôn vũ-trụ phải chuyển mình. Ơn của
các Ngài đối với Đạo lá rừng ghi chưa hết được.
Với tài ấy, đức ấy, Đức
Chí-Tôn đã chọn lựa ngay từ buổi đầu, tức là lúc chưa khai Đạo.
Ngài ban thi cho ông
Lê-văn-Trung rằng:
Đã thấy ven mây lố mặt dương,
Cùng nhau xúm-xích dẫn lên đường.
Đạo Cao phó có tay cao độ,
Gần-gũi sau ra vạn dặm trường.
Cũng thời điểm âý, Đức
Chí-Tôn ban thi cho ông Cao-Quỳnh Cư (sau là Thượng-Phẩm).
Đã để vào Toà một sắc hoa,
Từ đây đàn nội tỷ như nhà.
Trung thành một dạ thờ Cao sắc,
Sống có TA , thác cũng có TA.
Bài thơ tiếp theo:
Đài sen vui nhánh trổ thêm hoa.
Một Đạo như con ở một nhà.
Hiếu-nghĩa tương-lai sau tụ hội.
Chủ-trung Từ-Phụ vốn là TA.
Đây là bài thơ Đức Chí-tôn,
ban cho ông Phạm-Công-Tắc (sau là Hộ-Pháp).
Ớt cay, cay ớt, gẫm mà cay,
Muối mặn ba năm muối mặn dai.
Túng lúi đi chơi nên tấp lại,
Ăn bòn chẳng chịu tấp theo ai.
(Thuở ấy khi nghe xong bài
thơ, ông Phạm-Công Tắc cho là dị-hợm, nhưng ý-nghĩa thật sâu sắc vô-cùng.
(Xem thêm Dịch-Lý Cao-Đài)
06 - SĨ QUỐC VI BẢO
仕 國 為 寶
Giải nghĩa: Trong nước kẻ
sĩ là hạng người được tôn quí, đáng trân trọng. Trong nền Đại-Đạo ngày nay phải
kể đến các bậc Hiền-Tài.
Lời bàn: Hiền-Tài không phải
giới-hạn là một chức sắc riêng biệt mà thôi mà phải nói rộng ra là bậc tài danh
của Đạo, luôn có tinh-thần yêu Thầy mến Đạo quyết một lòng hoằng dương
chánh-giáo, miệt mài tô điểm cho Đạo-sử càng dày thêm trang Nhân-Nghĩa đạo-đức,
quyết lấy cái tâm vô kỷ mà tô bồi con đường hành thiện, thứ nhứt là tu lấy bản
thân, làm gương cho gia-đình, loáng ra ngoài xã-hội để đem lại Hòa-bình cho
dân-tộc, cho thế giới; Ấy là theo thuyết TU, TỀ, TRỊ, BÌNH vậy .
Bởi biết rằng Đức Chí-Tôn
đã ban cho mỗi người một tánh tối linh hơn vạn-vật là có ý để thay thế cho Trời
mà dìu-dắt lại kẻ yếu hèn; ví như người được khôn sáng phải lo dạy-dỗ cho kẻ bất
hạnh, dốt nát, ngu khờ; kẻ giàu sang danh vọng là phải chia sớt cho kẻ
nghèo-nàn, sức cô thế yếu. Nào phải đâu cái cảnh bất công cứ diễn ra trước mắt coi
thôi mỏi mắt, nghe đã nhàm tai! Yếu thua mạnh thắng, thì còn chi ý-nghĩa của cuộc
đời!
Đức NHÂN đã có sẵn nơi người,
bây giờ phải thể hiện ra ngoài gọi là đức NGHĨA, Nhân-nghĩa chính là tiền đề,
là công-quả đầu tiên của ngừơi tu theo Đạo Cao-Đài ngày nay vậy, nên có câu liễn
đối như vầy:
NHÂN bố tứ phương ĐẠI-ĐẠO dĩ NHÂN hưng xã-tắc.
NGHĨA ban vạn đại TAM-KỲ trọng NGHĨA chấn sơn-hà.
仁 佈 四 方 大 道 以 仁 興 社 稷
義 頒 萬 代 三 期 重 義 振 山 河
Danh Hiền-Tài rất nên yếu-trọng,
Đức Thượng-Sanh có lời huấn-dụ rằng:
“Một Đấng Hiền-tài là một
nhơn vật có phẩm giá đặc-biệt, đầy-đủ đức độ và chân tài.
TÀI là do sự học mà có, ĐỨC
là do lập chí tu-thân, theo Đạo Thánh-hiền mà được. Nếu có tài mà không có đức
thì cũng như đóa hoa có sắc mà không hương; cái tài đó cũng không phải là tài hữu
dụng.
Thời xưa, Nho-học sắp những
bậc Hiền-nhân vào hạng người Quân-tử tức là những người có đức hạnh tôn quý, trọng
nghĩa ái nhân.
Những ông Hiền được đời
kính nể mến phục vì những Đấng ấy có tư-tưởng cao siêu, hành vi xuất chúng, lúc
nào cũng cứ ngay thẳng mà làm điều lành, điều phải không vì tư tâm, tư lợi mà hại
đạo lý. Giàu sang không thể làm cho đổi được cái chí của mình. Uy quyền võ lực
không thể làm cho khuất được cái khí của mình (Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất
năng di, uy vũ bất năng khuất)
Lúc nào bậc hiền-nhân cũng
không tự dối với mình và dối thiên hạ, cho nên ngưỡng lên không hổ với Trời,
cúi xuống không thẹn cùng người, cùng khổ không mất nghĩa, hiển đạt không lìa Đạo
(Ngưỡng bất uý ư Thiên, phủ bất tạc ư nhân, cùng bất thất ư nghĩa, đạt bất ly đạo)
Khi đắc vận được một Đấng
minh quân thỉnh cầu ra giúp nước thì đem cái ân rải khắp muôn dân, làm cho nhà
an nước trị. Nếu không gặp thời thì thà chịu mai một, sống ẩn dật, vui thú lâm
tuyền, bạn với gió trăng, thi gan cùng tuế nguyệt chớ không màng đến danh lợi
đen tối .
Vì vậy chúng ta mới được
thưởng thức những câu thơ xưa bất hủ như:
Triền cao hang thẳm, hiền mai tích.
Suối lặng khe êm, khách chịu nhàn.
Hoặc:
Nghêu ngao vui thú yên hà,
Mai
là bạn cũ hạc là người quen.
Các bậc hiền thời xưa đựơc
có cái tiết tháo như vậy là nhờ biết phân biệt cái tước của Trời cho và cái tước
của người cho.
- Nhân-Nghĩa, Trung-tín,
vui làm điều lành không mỏi là cái tước của Trời cho, tức là Thiên-tước.
- Công khanh đại-phu là
cái tước của người cho, tức là Nhơn-tước.
Người xưa lo sửa cái
Thiên-Tước thì cái Nhơn-tước theo sau và được bền bĩ. Người đời nay chỉ lòe
mình có cái Thiên tước để cầu lấy cái nhơn-tước; khi đã được cái nhơn-tước rồi
thì dẹp bỏ cái thiên-tước không nói đến nữa. Như thế thì thật là qúa nông-nỗi
vì rốt cuộc thành ra mất hết, cái nhơn-tước cũng không giữ được bao lâu!” (Huấn-từ
của Đức Thượng-Sanh nhân lễ tấn-phong Hiền-Tài. 8/2-Ctuất -15/03/70).
Nhưng thử hỏi, các bậc Hiền
tài ở đâu mà chưa thấy xuất hiện?
Phải chăng vì chữ “ĐỜI” nếu
xê dịch đi một dấu sẽ thay đổi ý-nghĩa đi rồi (hoá ra DỐI, ĐỔI , DỜI)
Đức Lý Đại Tiên có bài “Ngụ Đời” rằng:
Đời hằng đổi nước non không đổi,
Giữ nhân-luân nhờ mối Đạo truyền.
Nhẫng lo trọng tước cao quyền,
Đem thân trần cấu gieo miền trầm luân.
Biệt cành lá rụng đầy rừng,
Con thuyền Bác-Nhã lỡ chừng độ duyên.
Sắc
Tài
Tửu
Khí
Lưng vơi lấy chí anh-hùng,
Mượn gươm thần-huệ dứt lần trái oan,
vụ Chữ nhàn …
07 - THỰC NHƠN-TÀI CỨU NHƠN TAI
食 人 財 救 人 災
Giải nghĩa: Ăn của người
thì phải lo cứu lấy người.
Lời bàn: Đó là một sự đền
ơn đáp nghĩa trong cách xử kỷ tiếp vật. Vì không muốn lợi dụng của người.
(Đây, thuật lại lời của Đức
Hộ-Pháp nói chuyện nhơn ngày cúng Cửu-huyền Thất-Tổ tại Trai đường Tòa-Thánh
ngày mùng 2 tháng giêng năm Ất-Mùi, lúc 11 giờ (1955)
Hội-Thánh và các Tín-hữu rước
Đức Hộ-Pháp đến dự lễ, sau phần nghi-lễ Đức Hộ-Pháp hỏi : Xong chưa.
Ban tổ-chức thưa: - Dạ,
xong rồi!
Đức Ngài nói: - Mời cả thảy
nâng ly!
Đức Ngài nói tiếp:
“Nay là ngày lễ cúng ông
bà chung vào đầu năm, Bần Đạo lấy tính cách tình đồng bạn cả các cơ quan nam lẫn
nữ, không phân giai-cấp để trao đổi ý-kiến nhau trong tình thân mật. Vì ngày
mùng tám tới đây thì bắt đầu vào lễ Khánh-thành Tòa-Thánh rồi, hiện nay công việc
còn đang bê bối, bỏ dở, các Châu, Tộc dựng các nơi triển lãm cũng chưa xong.
Đức ngài cầm ly rượu đưa
lên lần thứ hai và tuyên bố rằng:
Đây là “THỰC NHƠN TÀI CỨU
NHƠN TAI” từ đây sắp đến biến thiên, chuyển đổi, dân chúng chịu tai nàn tang
tóc, bổn phận chúng ta đứng trong Tôn-giáo mới nghĩ sao?
Bần-Đạo khi vâng lịnh Đức
Chí-Tôn đến với hai bàn tay không, Ngài không cho món chi đặng làm bằng cớ.
Trái laị Ngài bảo “phải bắt gió nắn hình” làm sao đặng? Ngài bắt buộc phải làm.
Bần-Đạo cố gắng thi-hành xong, tưởng vậy là xong để tu-hành như Tôn-giáo khác vậy.
Ngờ đâu Ngài ra lịnh Bần-Đạo
phải chủ trương xây dựng cho được cái “Toà Bạch-Ngọc” tại thế này, mà tại đây,
Bần-Đạo biết làm sao, mới thưa:
- Bạch Thầy: “Con biết làm
sao mà xây dựng đặng?”
Ngài trả lời:
- Con cứ lo làm, Thầy giúp
cho, có Thái-Bạch!
Bần-Đạo phải chịu hứa; thiệt
quá sức khó. Đến chừng Bần-Đạo cố gắng thi-hành xong mừng quá đỗi giao cho
Ngài, giờ phút này mình lo tu an-nhàn tự-toại rồi .
Việc mừng chưa thoả-mãn, kế
có lịnh đòi của Đại-từ-Phụ giao cho Bần-Đạo lãnh làm chiếc “thuyền Bác-Nhã” rước
khách và đưa khách. Bần-Đạo không biết nghĩ sao mà “Ông già” trao cái khó-khăn
cho Bần-Đạo; Chèo thuyền rước khách mà đưa khách làm sao đặng?
Bần-Đạo cũng lãnh lịnh; Đại
Từ-Phụ nói:
- “Con cứ lo, có Thầy giúp
con”!
Đại-Từ-Phụ có tiên-tri trước:
- Liên-tiếp Đạo Cao-Đài còn
có bổn-phận…
Giờ phút này nó đến! mà tuổi
tác Bần-đạo đã già, lại thân cô lẻ, sức yếu, hơi đã mòn, Đức Chí-Tôn ra lịnh
“chiếc Xa thơ” đến ngày trổi bánh. Bần-Đạo có bổn-phận công dân, mà trái ngược
lại Đại-Từ-Phụ giao phải đẩy chiếc xa thơ mà còn phải “cậm cây cờ cứu khổ” trên
“xa thơ” ấy, đi đôi một công hai việc, mới nghĩ sao đây?
Vậy Hội-Thánh và các Bạn
có thi-ân tiếp sức với Bần-đạo phần nào không?
Có một vị thưa:
- Bạch Ngài, có điều chi
Ngài ra lịnh chúng tôi cũng phải giúp tiếp phần nào với Ngài, chớ có lẽ đâu dám
ngó lơ!
Đức Ngài cười và nói:
- Hội-Thánh hứa thì không
nên thất tín nghe!
Nói thì nói, chớ đến khi Bần-Đạo
ra lịnh đòi phen, chẳng thấy ai ngó-ngàng đến .. Chừng “xa thơ” nó quạt cánh,
“cây cờ cứu khổ” nó vung phát mạnh quá, cả thảy Chức-Sắc lưỡng-đài không ai dám
lại gần mà đẩy.
Bần-Đạo dám quả-quyết :
gió giông giục mạnh, nó quay quá mạnh không ai dám đẩy mà chớ!
Khi Bần-Đạo ra lịnh lần
chót cả đạo-hữu nam nữ, đám nhỏ út xung-phong vào áp đẩy, chớ không biết phải
quấy vào đâu hết. Cứ đẩy, đẩy mãi toát mồ hôi; đã cực khổ như vậy mà ant chị “
bự”của nó còn ghét bỏ nó, lấy gậy móc, móc cổ, móc giò nó, mắng nhiếc nó nữa mà
chớ, còn thêm moi móc cho người ngoài xài-xể, xúi giục đánh đập chúng nó mà
cũng chưa vừa. Vậy mà chúng cứ lầm-lũi đến sau nên phận.
Thôi, đến đây xin giải
tán, chúng ta còn lo cuộc lễ đã gấp!”
Quả thật vậy, cho đến giờ
phút này mới thấy lời nói của Ngài đã hiện tượng rõ-rệt trong vấn-đề “Hòa-Bình
Chung Sống”.
Thật đau-đớn thay! Mà cũng
trớ-trêu thay!
Thi văn dạy Đạo
Đặng vàng mà bỏ kiếm đồng thau,
Sự nghiệp vì đây cũng để vào.
Trí-não không cơn vui Đạo-đức,
Đức không đủ nặng có nên giàu.
08 - VỊ QUI TAM XÍCH THỔ
NAN BẢO BÁCH NIÊN THÂN
KÝ QUI TAM XÍCH THỔ NAN BẢO
BÁCH NIÊN PHẦN
未 歸 三 尺 土 難 保 百 年 身
既 歸 三 尺 土 難 保 百 年 墳
Giải nghĩa: Khi chưa vào
ba thước đất, thì khó giữ được tấm thân trăm tuổi.
Khi dã vào ba thước đất rồi,
thì khó giữ được nắm mộ trăm năm.
Lời bàn: “Tam xích thổ” là
ba thước đất, ngày xưa dùng thước ta, cứ mỗi thước là khoảng bốn tấc tây (thì
ra bằng 4x3=12 tức là 1m20) có nghĩa là cái huyệt của người chết khoảng 1m20 bề
ngang (bởi xích đây là thước riêng của mỗi người; tính từ cùi chỏ đến đầu các
ngón tay đưa thẳng ra; đối với trẻ con là thước của chính cánh tay nó) Đây là Đạo-pháp
dùng đến con số 3 và số 5; gọi là Tam Ngũ.
Thí-dụ: người lớn, huyệt
có bề dài là (4x5=20 ) tức là dài 2 thước. Bề ngang là (4x3=12) là ngang 1 thước
20.
“Bách niên thân” là tấm
thân trăm tuổi, nghĩa là trăm năm là giới hạn cho cuộc sống của người đời,
nhưng đời dễ mấy ai sống được trường thọ? Nhưng muốn giữ cho được “thân trăm tuổi”
phải làm sao?
- Thứ nhứt, phải biết giữ
sức khoẻ, bởi “một tinh thần minh mẫn trong một thân-thể tráng-kiện”cho nên sức
khoẻ là vàng.
- Thứ hai, phải vệ-sinh về
ăn uống, bởi ngày nay nhân-loại đang lâm vào cơn sốt của dịch bệnh, hầu như các
loài động vật đang tình trạng báo động, từ loài gia cầm đến loài vật hoang-dã đều
có nguy-cơ chứa mầm bệnh chết người.
- Thứ ba, nên chọn các món
ăn tinh-khiết, tuy thanh đạm nhưng chính nó tạo được thanh điển, mới có khả
năng chống lại các lọai khí độc; hơn nữa cũng tránh được nghiệp sát, mà hậu quả
đau thương của nhân-loại là mầm móng gây ra chiến tranh như ngày nay.
Còn “bách niên phần” là
nói đến nắm mộ trăm năm; tức nhiên sự mến tiếc của người còn ở lại đối với một
người đã chết. Muốn có được sự lưu-luyến trong lòng người như vậy thì lúc sinh
tiền họ đã có tinh-thần phụng-sự cao hay có những đức độ nào đáng mến.
Điều này cũng dễ thấy: nếu
sống mà chỉ lo cho gia đình thì chỉ có gia-đình biết mà thôi. Còn nếu mình biết
vì đời, vì Đạo mà cũng quên mình làm nên cho người thì người cũng không bao giờ
quên công của mình .
Thế nên, người Đạo Cao-Đài
ngày nay được ung đúc trong tinh-thần giáo-hóa của Đức Chí-Tôn là vấn-đề
NHÂN-NGHĨA nên tinh-thần phụng-sự cao, ý-thức được cuộc sống trăm năm là giả tạm,
sống ở thác về, nên đặt tinh-thần Hiến-dâng và Phụng-sự lên hàng đầu của cuộc sống;
Biết quên mình lo cho người tức là phụng-sự cho vạn-linh, mà phụng-sự cho vạn-linh
tức là phụng-sự cho Chí-linh, mà chí-linh là Trời vậy!
Nếu được vậy thì dầu không
muốn nấm mộ trăm năm, thì người đời cũng dành xây cho nấm mộ trăm năm hay ngàn
năm nữa là khác.
Nhìn lại gương người xưa
biết bao anh-hùng liệt-sĩ còn lưu danh đến ngày nay; còn người Đạo Cao-Đài thấy
gì? Nếu không là những gương cao quí của Phật Thích Ca, Đức Thái-Thượng Lão-Quân,
Đức Khổng-Tử, Đức Chúa Jésus Christ,… và gần đây là các bậc tiền hiền đã dày
công với Đạo như Đức Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm, Đức Quyền Giáo-Tông, Đức Bà Nữ-Đầu-Sư
Lâm-Hương Thanh, là những tấm gương rạng-rỡ chắc-chắn không bao giờ mờ trong ký-ức
của người ĐẠO CAO-ĐÀI. Lại nữa, những hình ảnh của các Ngài đã ghi tạc trong Đền
rồi thì chẳng những trăm năm mà đến bảy trăm ngàn năm tuổi Đạo; Đạo Cao-Đài còn
thì tên tuổi các Ngài hãy còn .
Hỏi vì đâu mà được một
ân-huệ như vậy?
Bởi các Ngài đã làm theo Đạo
Trời! Cuộc đời của các Ngài là đạo-pháp.
Trong Thánh thơ số 12/VP.V
ngày 20-2-Mậu-Tuất tại Kiêm-biên Tông-đạo (Nam-Vang) dl 8-4-1950 Đức Hộ-Pháp có
nói:
Mục-phiêu chánh của Đạo
Cao-Đài là lo cho toàn thiên-hạ đặng tự-do, đặng hạnh-phúc. Có lẽ vì lý do đó
mà chúng ta phải hy-sinh trọn kiếp sống đặng giải ách cho các chủng-tộc lạc hậu;
vì lẽ bất công của xã-hội đương nhiên mà chính mình Đức Chí-Tôn đã nói và Đức
Giáo-Tông có lập lại:
Ngày nào còn tồn tại một lẽ
bất công nơi mặt thế này thì Đạo Cao-Đài chưa thành Đạo.
Ta cũng vì hạnh-phúc của
nhơn-sanh mà hy-sinh cả gia-nghiệp của ta đặng tạo hạnh-phúc ấy cho toàn
thiên-hạ.
Mấy em biết nếu không có
tinh-thần cao-thượng ấy thì con người bao giờ cũng có mục-phiêu xứng đáng là
“vinh thân phì gia”đeo đuổi theo thuyết vị-ngã chớ không dại gì phải hy-sinh đặng
làm tôi-tớ cho toàn thiên hạ.
…Qua lập lại một lần nữa rằng;
Đạo Cao-Đài có mục-phiêu chánh đáng này mà chúng ta phải làm cho kỳ được
“Bác-ái, Công-bình, Vị-tha, Ưu nhơn Ái vật; cải thiện dân sinh làm cho Đại-Đồng
thiên-hạ”. Ta đã hy sinh không biết bao nhiêu xương máu từ thử đến giờ cũng vì
muốn đoạt cho đặng các mục-phiêu âý. Muốn Đạo Cao Đài có giá trị nơi mặt thế
này mà đi chưa đến mục-phiêu ấy tức công-trình của ta cấy lúa trên đá đó vậy.
Ta chỉ sống gượng đặng xem
các Bạn gọi là đồng chí của Qua thi-thố lẽ nào cho nên Đạo, cho đáng kiếp sống
chớ không phải “ăn gởi nằm nhờ” ngồi không toại hưởng công nghiệp của kẻ khác.
Dầu vô phước thế nào, bội bạc phản phúc mà trong kiếp sống của mình có phương
thế làm nên cho Đạo cho Đời là một phần thưởng về tâm-hồn rất nên đáng giá.
Chơn-lý chánh đáng của ta phải đeo đuổi mà đoạt cho kỳ được là “Muốn nên mình
thì trước phải làm nên cho người, muốn tạo hạnh-phúc cho mình thì cố gắng tạo hạnh-phúc
cho người, chớ còn kếp sống mà ra Ký-sinh-trùng thì không nên sống.
Các Bạn của ta có để ý mà
thi-thố ra điều ấy hay chăng? Bằng chẳng vậy thì đừng nên xưng mình là người Đạo,
bởi vì ngoài phương-pháp ấy chẳng còn danh giá của con người giữa chợ đời thống
khổ. Mặc cho chúng cố tình xuyên tạc nói chi thì nói , ta chỉ biết mình là người
Đạo đặng thi-thố cho phải Đạo là đủ.
Trước khi dứt lời Qua ban
phép lành cho toàn cả mấy em và cầu-nguyện cùng Đại-Từ-phụ và Đại-Từ-Mẫu cùng
các Đấng thiêng-liêng ban ân riêng cho mấy em đủ tinh-thần nghị-lực chịu khổ hạnh
đặng cứu nước và nòi giống Việt-Nam hầu lưu ơn của Đạo lại cho Đời, đặng cho ĐẠO
CAO-ĐÀI đáng phận-sự làm QUỐC-ĐẠO của mình.
Thi văn dạy Đạo
Cân câu tội phước sửa mình lành,
Cửa ngục Diêm-đình chẳng kể danh.
Thế cuộc như trò khoe mắt tục,
Tội tình khó rửa với khôn lanh.
09 - DỮ QUỈ VI LÂN
與 鬼 為 鄰
Giải nghĩa: Nói là con người
ở gần với ma quỉ.
Lời bàn: Hỏi vậy ma quỉ là
ai? Xưa nay đã có ai từng gặp chưa? Mà đây nói ở gần “quỉ” như vậy có bày điều
mê-tín không?
Tất cả những vấn-đề đó là
đề tài này sẽ bàn đến. Sách Phật nói: Tâm chúng ta có Phật mà cũng có Ma. Phật ở
chỗ nói rằng mỗi người trong chúng ta ai cũng có tánh Phật “Nhứt thiết chúng
sanh giai hữu Phật tánh” còn Ma là ở chỗ thất tình dấy động (thất tình là: hỉ ,
ái, lạc, dục, ai, ố, nộ)
Tức là người có bảy thứ tình
cảm như: mừng, thương, vui, ham muốn, buồn ghét, giận; tuy nhiên chỉ có mỗi một
tình DỤC là nguy hiểm hơn hết, cho nên mới nói là Lục dục mà Thất tình; như 7
thứ tình cảm đã nêu trên. Nhưng có đến 6 cái tính dục là có thể: dục hỉ, dục
ái, dục lạc, dục ai ,dục ố, dục nộ.
Nhà Phật nói Sáu con “ma lục
tặc”chính là nó vậy.
Nếu một người mà thường
xuyên biết kiểm-soát tư-tưởng và hành-động của mình, không cho thất tình quấy động
và kềm chế được tánh nóng giận, tức là làm chủ được tình dục, đưa tư-tưởng hướng
thượng; nghĩa là dục lên hay nói rõ hơn là chỉ lấy sự thương-yêu, vui-vẻ, mừng-rỡ,
làm phương châm cho cuộc sống hằng ngày, đồng thời diệt đi sự ghét-ganh, buồn,
giận…thì đương nhiên chuyển được cái tâm hướng thiện và hướng thượng.
Nếu người mà cố tâm ích kỷ
sống chỉ biết mình mà không biết người :
Pháp-Chánh-Truyền gọi là
phàm, ấy là:
“Kẻ ngoại giáo, Tả đạo
bàng môn, người vô Đạo, riêng nắm quyền hành thế tục, nghịch cùng chơn lý
chánh-truyền, mượn thế lực phàm tục mà diệt lành dưỡng dữ, mê hoặc nhơn sanh,
lưu-luyến trần thế trên không biết Trời, dưới không kỉnh đất, lấy người làm lợi
khí đặng vụ tất công-danh, quyền quyền thế thế, chẳng kiêng nể luân hồi, ham vật-chất
hơn tinh thần, lấy vinh-hoa của kiếp sanh làm sở nguyện, như thú vật, cây cỏ, sắt
đá, chỉ biết sống mà không biết sống để làm gì; còn không hay mà mất cũng không
biết. Ấy là hạng phàm, gọi là ĐỜI đó vậỵ.”
Sở-dĩ, người xưa chỉ nói
mà không giải-thích nên sinh ra lầm lẫn, mỗi người hiểu một cách, vì vậy vô
tình làm đầu đề cho sự mỉa-mai Tôn-giáo và làm hoang-mang cho những tâm hồn nặng
mang tinh thần khoa học không biết nghe ai!
Ngày nay Đạo Cao-Đài có giải
rõ: người có bảy thứ tình, mà tình cảm nếu không biết chế ngự thì nó hung-hăng,
dữ tợn, nguy hiểm và độc hại không khác nào rắn độc; nhưng nếu rắn độc thì chỉ
có một đầu, còn người mà ác độc thì sự nguy-hiểm gấp đến bảy lần như vậy, vì thế
tượng trưng bằng “Thất đầu xà” (là rắn bảy đầu)
Hình ảnh thất đầu xà được
đặt ngay “bán nguyệt Ngũ Lôi-Đài” của Hiệp-Thiên-Đài Tòa-Thánh Tây-Ninh. Nơi
đây, có hình tượng của ba vị Tướng-soái của Chí-Tôn là Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm,
Thượng-Sanh. Bảy đầu rắn quấn vào chiếc cẩm đôn, mà thân tượng của các Ngài đứng
trên Cẩm đôn ấy.
Từ phía dưới của cẩm đôn Hộ-Pháp
ngóc lên ba đầu mang chữ :HỈ, ÁI, LẠC; bốn đầu còn lại cúi xuống, cái đuôi quấn
vào Ngai của Đức Thượng-Sanh, choàng cái mình qua quấn vào Ngai của Đức Thượng-Phẩm.
Bốn đầu còn lại mang chữ: AI, Ố, NỘ, DỤC.
Khi Hộ-Pháp ngồi trên Ngai
thì hai chân đạp lên hai đầu rắn có chữ “AI, NỘ” hai tay đè lên hai đầu rắn có
chữ “Ố, DỤC” ý-nghĩa là chế ngự Thất tình; khác với Phật là chủ trương “diệt Thất-tình”.
Còn “chữ KHÍ” đặt phía sau
lưng Hộ-Pháp tượng-trưng “khí sanh quang” của vũ-trụ. Vạn vật nhờ khí sanh
quang mà sống, nếu dứt thì vạn-vật phải chịu hủy-hoại.
Đền-Thánh là nguồn cội của
Khí-Sanh-quang của vũ-trụ và vạn vật.
BẢY MỐI TÂM-LÝ (thất tình)
ấy tạo nên hình tướng loài người, lúc chưa phát ra gọi là TRUNG, phát ra đều và
trúng tiết, gọi là HÒA .
- TRUNG là gốc lớn trong thiên-hạ,
- HÒA là con đường đạt Đạo trong thiên hạ.
Đạt được đến mực TRUNG HÒA thì thiên địa sẽ vận hành đúng ngôi vị của mình,
vạn vật sẽ được sanh hoá cũng như cái tình cảm của nó. Sự việc ấy diễn tả rõ đến
cái lẽ biến hóa từ gốc đến ngọn.
Thất tình đã tạo nên hình tướng của loài người. Chính
bảy mối tình ấy cũng là bảy mối dây oan-nghiệt.
- Hễ có HỈ mới có NỘ
- Hễ có LẠC mới có AI.
- Hễ có ÁI mới có Ố.
Duy có mối DỤC đứng chủ-trung
quyết định mà thôi. Nó có lập trường căn bản đặc sắc đủ quyền điều-khiển; ấy là
hình tướng thiên nhiên của tạo-đoan, nên Chí-Tôn nói có Âm ắt có Dương, có nóng
ắt có lạnh.
Nếu có âm mà không có
dương là mặt trời, thì bảy trái địa cầu và cả nhơn loại đều chết hết. Nếu có mặt
trời mà không có mặt trăng, là không âm; thì cả vạn-vật và loài người không còn;
nghĩa là không có Âm Dương thì không có càn khôn vũ-trụ.
Bảy đầu rắn quấn ba Cẩm-đôn
của các Ngài (Thượng-Phẩm, Hộ-Pháp, Thượng-Sanh) là tượng trưng cho TINH, KHÍ,
THẦN hiệp nhứt. Người tu cũng đến mục-đích là hiệp TAM-BỬU mà thôi. Như vậy tu
theo Đạo Cao-Đài là chế ngự thất tình, phải nêu cao ba tình: Hỉ, Ái, Lạc và đè
xuống bốn tình còn lại là: Dục, Ai, Ố, Nộ.
Nên, Đức Hộ-Pháp nói: “Vui
cũng vui, buồn cũng buồn, nhưng đừng để nọc vui buồn thấm vào chân tánh”.
Chính cái tình DỤC nó khiến
ta làm nhiều điều tội lỗi cũng do ăn, uống, ở, mặc, mà ra.
Hằng ngày sát hại bao
nhiêu sanh vật, ăn vào chất chứa trong bao tử khác nào một “nghĩa-địa” của loài
cầm thú, vì vậy nên mới gọi đây là “nhứt tỳ”. Khi xác thân này chết thì đem
chôn nơi đất “nhị tỳ” tức là nghĩa-địa thứ hai, hay là nghĩa-trang; là nơi chôn
xác con người đó vậy. Đã gọi là đất để chôn thây thì có còn chăng là những hồn
hoang còn phảng-phất gọi là “MA” hay là “quỉ”. Thử hỏi nếu ta ăn những thức ăn
động vật thì hằng ngày có phải ta sống với “ma” hay không? Chính tư-tưởng ta
cũng bị ảnh hưởng về sự nóng giận không ít, nhưng gần đây nhứt là nhiễm nhiều
thứ dịch bịnh do các thứ động-vật mà ra. Hãy nên nhớ rằng:
Đạo-đức không chuyên khổ lắm mà!
Chay lạt để ngừa loài khí độc.
Mê-man bất tỉnh trận Kỳ ba
Người hiến cứu sống ra phò Chúa
Kẻ dữ bạo tàn xác quạ tha...
10 - NHÂN-LUÂN CHI ĐẠO
人 倫 之 道
Giải nghĩa: Nói đến đạo nhơn luân tức là nói đến đạo làm người, rất nên trân-trọng.
Lời bàn: Xưa nay vẫn có
câu: “làm người khó! Làm người khó!” (Vi nhơn nan, vi nhơn nan, tố nhơn nan, tố
tố nhơn nan) .
Quả thật vậy, làm một con
người đứng trong xã hội cho được vẹn toàn, thật rất là khó!
Làm cho đúng cương vị của
một đấng làm người lại càng khó hơn nữa .
Trong nhà thì “trên lo thảo,
giữa hòa, dưới thuận” lời Bà Đoàn dạy như vậy, tức nhiên:
- Cha con chủ điều NHÂN
(Cha hiền con thảo)
- Vợ chồng chủ điều LỄ
(kính trọng nhau như mới)
- Vua tôi chủ điều
NGHĨA(nghĩa vua tôi thân thiết)
- Anh em chủ điều TRÍ (anh
em nhường nhịn)
- Bè bạn chủ điều TÍN (bạn
bè tin nhau)
Năm đức-tính thường hằng
đó gọi là Ngũ-thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Người đứng trong trời đất có
ba giềng mối quan trọng là: Vua, Thầy, Cha (Quân, Sư, Phụ)
Giới tâm kinh rằng:
Đấng Tạo-hóa hóa-sanh muôn vật,
Phú cho người tánh rất linh thông.
Đặt ra có họ có dòng,
Vua, Thầy, Cha, Mẹ, vợ, chồng, cháu, con.
Tình huynh đệ tài non tợ biển,
Nghĩa hữu bằng phải kiến, phải tin.
CANG TAM, THƯỜNG NGŨ phải gìn,
Chứa đức làm lành, làm phước, làm doan.
Luật của Đạo, cốt yếu làm
cái khuôn-khổ cho đại gia đình này còn, tức là làm cho nên chí-Thánh; có nghiã
là Đức Chí-Tôn muốn tạo cho con cái của Ngài thành THÁNH 聖 Thánh là gì?
Trên mặt chữ nghĩa, cho thấy
phần trên cấu hợp bởi chữ nhĩ 耳 (nhĩ là lỗ tai, tai để nghe) kế đến chữ khẩu 口 (khẩu là miệng, miệng để nói), nghe là học nói là hành; dù khi còn học hay
khi ra thực-hành mà mọi người đều khen tặng, nễ vì như một vì “VƯƠNG”王 (vương là vua). Tức nhiên chữ vương đặt ở dưới hai chữ nhĩ và khẩu đã nói
trên, tất cả họp lại thành ra chữ THÁNH 聖 Có đạt được điều kỳ vọng của Chí-Tôn là muốn dìu dắt thế nào cho thành
THÁNH đặng họ mới cầm cái cơ cứu khổ của Chí-Tôn, họ mới thay thế hình ảnh
Chí-tôn tại thế này được .Tất cả những phương-pháp những sách-lược được đặt ra
dù dưới hình thức nào cũng không ra ngoài Nhơn đạo; cũng không ra ngoài
khuôn-khổ của TAM CANG NGŨ THƯỜNG, của văn-minh ta lưu lại từ xưa đến giờ.
Rồi đây sau một cơn sực tỉnh
của một thời loạn động, thế-giới sẽ chán cái sống thác loạn quay cuồng; tất họ
sẽ tìm về với sự êm-ả, dịu-dàng, thư-thái và họ sẽ say-sưa tìm về với cái văn
minh tinh-thần của Á-Châu vậy.
Bởi, Đạo-giáo của Tổ-phụ
Ta để lại là Tam Cang ngũ thường (cho người Nam), Tam Tùng Tứ đức (cho người Nữ)
làm căn bản trong gia-đình, ngoài xã-hội phải nương nhau theo bóng của Đạo đặng
làm mực thước; có vậy thì mới ích nước lợi dân, trừ gian diệt nịnh.
Nhưng hại nỗi là luật của
nhân-loại hiện giờ trở nên quá-quắt, có nhiều điểm họ lập ra khuôn luật mình thấy
thất đức bất nhơn quá; chỉ toàn là ác. Vì cớ, cho nên các xã-hội nhơn quần hiện
giờ ly-loạn là vì họ không lấy đạo-đức nhi trị Bây giờ nhân-loại đang muốn gì?
- Chắc hẳn nhân loại chỉ
muốn HÒA BÌNH, nhưng miệng nói Hòa-bình mà tay thì hờm khẩu súng, hỏi có
mâu-thuẫn nhau không?
Nếu tất cả cùng nghĩ đến
TU THÂN, là mỗi người tự kiềm hãm mình, hoàn chỉnh được gia đình mình là TỀ
GIA, loáng ra xã-hội đến đất nước, ấy là TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ.
Nếu nhân-loại chê cái phương
TU ,TỀ , TRỊ, BÌNH cũ rích này;.thì họ có thấy cái viễn ảnh đau thương của nhân
loại không? Tình người đang ở đâu? Mà thế giới đang lâm vào cảnh tang thương đến
độ này?
Dù luật-lệ thế nào, ở một
quốc gia nào đi nữa cũng không qua luật Trời ; Đức Nguyệt Tâm Chơn-Nhơn có bài
thơ rằng:
Thiên giáng tai ương nhân bất nhân,
Bất nhân chi nhân bất nhân sát,
Sát nhân chi nhân nghịch nhân sát,
Sát tận bất nhân tồn nhân nhân.
11 - HỌA PHÚC VÔ MÔN DUY
NHÂN TỰ TRIỆU
禍 福 無 門 惟 人 自 召
Giải nghĩa: Điều họa cũng
như điều phúc đều không có cửa vào, chỉ tại nơi người dời nó đến mà thôi.
Lời bàn: Người đời thường
cầu-khẩn cho phúc lộc đến nhà, nhưng việc hành xử thì hay trái lại.
Kinh Sám Hối có câu:
Điều họa phúc không hay tìm tới,
Tại mình dời nên mới theo mình.
Cũng như bóng nọ tùy hình…
Có hình tự nhiên có bóng;
bóng theo hình, điều họa phúc cũng theo nhau như thế. Hỏi tại sao?
- Cứu người là phúc, nhưng
không phải thầy thuốc nào cũng được phúc lộc như nhau, mà Thánh-nhân cũng phải
để lời răn rằng “Nhứt thế Y tam thế suy”. Vì sao phải chịu suy như vậy?
Bởi vì thầy thuốc mà thiếu
lương-tâm, thay vì cứu người trong tinh thần hy-sinh và phụng sự theo đúng
nghĩa, thì lại nhân cơ-hội khó khổ của người mà lại lấy nhiều tiền làm cho người
ta phải mang nợ. Lắm khi “tiền mất tật mang”. Bởi cái tâm ích kỷ, tham lam tích
chứa nhiều ngày thì trở nên họa dư phúc thiếu.
Người làm Đạo là đem cái
ân cho người là phúc, trái lại cứ bắt người ta phải đem cái ân lại cho mình, ấy
là điều họa chẳng sai! Bởi làm lệch đi lẽ yêu ái của Chí-Tôn đã đặt định cho một
tinh thần phụng sự phải như thế nào.
Con đường chánh đạo không
đi, lại làm lệch chơn truyền. Con đường Đạo thênh thang không đến lại đi vào ngõ
cụt của cuộc đời.
Hỏi vậy: Phúc là đâu? Mà họa lại là đâu?
Chính mình gây ra mà thôi, thử nhìn xem trong đất
nước này có bao nhiêu nhà tù, khám lớn; mà con đường vào nhà tù thì cửa lại
đóng kín, không biết mấy lần rào bằng dây thép gai trở ngại, mấy lần cửa đóng
khóa chặt lại thêm có người canh giữ đón ngăn mà
bên trong đầy nghẹt người. Phải chăng đây là địa ngục trần gian? Tại người cứ
xô lúng, xô càng để vô, chứ có ai mời vào đâu, ai cũng biết rằng đây là cảnh đọa
sao không biết sợ mà gây ra tội-lỗi?
Kìa cửa từ-bi, cửa chùa, cửa
Thánh lúc nào cũng rộng mở để đón khách thập phương trở về mà lại thường vắng
bóng người lai vãng, dầu có đến chăng cũng chỉ mấy gương mặt thân quen hằng ra
vào Điện Thánh. Nhưng tu cũng phải biết tìm đường ngay lối chánh mà tu, chứ chẳng
phải nhắm mắt tin theo. Nếu nói đường đời vạn nẻo, thì đường Đạo cũng có đến
muôn phương!
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ]
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét