Để đánh dấu những biến cố
đó, sĩ-phu Việt-Nam có ghi lại đôi câu đối như trên. Ý-nghĩa như sau:
Câu 1- Nói rằng một con
sông (Hương-giang) chia thành hai nước: bên kia bờ là theo chế độ của triều-
đình Huế (Việt-Nam), nhưng chịu sự bảo-hộ của Pháp; còn bờ bên này là dưới sự thống-trị của Quan Toàn quyền Pháp. Hai chánh sách, hai chế-độ khác hẳn nhau khó nói được nên lời (thuyết là nói)
đình Huế (Việt-Nam), nhưng chịu sự bảo-hộ của Pháp; còn bờ bên này là dưới sự thống-trị của Quan Toàn quyền Pháp. Hai chánh sách, hai chế-độ khác hẳn nhau khó nói được nên lời (thuyết là nói)
Câu 2- Bốn tháng mà thay đổi
đến ba Vua, đó là điềm chẳng lành (Tường là điềm lành, như cát tường)
Ba Vua đó là:
- Một là vua KIẾN PHÚC,
ông này ở ngôi được 6 tháng và mất ngày mồng 7 tháng 4 Giáp-Thân (1.884 ) trong
một trường hợp vô cùng thê-thảm.
- Sau đó em Ngài là Vua
HÀM-NGHI lên thay tức là Chánh-Mông, húy là Ưng-Lịch khi đó mới 12 tuổi. Những
phong-trào kháng Pháp nổi lên dữ-dội, Vua Hàm-Nghi lưu vong, kế bị bắt và bị
lưu đày.
- Pháp thấy khó bề dụ được
Vua Hàm-Nghi trở về, nên lập Vua ĐỒNG-KHÁNH lên thay vào ngày 6 tháng 8 năm
Giáp-Thân. Tính ra vừa tròn 4 tháng mà có đến 3 vị vua thay phiên nhau kế vị, dầu
trong sự miễn-cưỡng bất bình.
Việc này cũng làm đau khổ
cho dân không ít, đi kèm theo sự thán-oán, cả dân-chúng đều ngán-ngẫm bởi bao
ách thống-trị lên đầu rồi. Thậm chí đến mỗi lời nói ra hầu như là một sự nguyền-rũa
cho cái xã-hội oái-oăm vô cùng đau thương tang-tóc.
Một hôm có người đàn bà
trên đường di chợ về, ngồi nghỉ chân trước dinh huyện thở-than rằng:
“Ngẫm xem thế sự mà rầu,
“Ở giữa Đồng-Khánh hai đầu Hàm-Nghi.”
Nghe thấy vậy, lính vào
báo với quan, quan cho đòi người đàn bà vào hỏi, tại sao lại dám phạm thượng?
Bà nói rằng tôi có phạm-thượng chi đâu! Ấy là tôi than-thở về việc bán buôn ế-ẩm
đấy mà. Quan bảo phải đọc lại câu lúc nãy là thế nào cho nghe; Bà đọc ngay:
“ Bán buôn lỗ vốn mà rầu,
“ Ở giữa đòn gánh, hai đầu đôi ky.”
Ngần ấy chuyện dân gian
cũng đủ thấy nước nhà lâm vào cảnh loạn-ly, tan tác; dân tình đồ thán trước cảnh
nước mất nhà tan.
Nhìn chung cuộc-diện
chánh-trị lúc bấy giờ tại Huế thì bị khủng-hoảng, mỗi giờ phút một nặng-nề thêm
.Ai cũng thấy rõ thế nước chông chênh; sự mất còn chỉ là thời gian. Trong các
quan chia làm hai phe:
- Phe chủ chiến, điển hình
có hai ông là: Nguyễn-văn-Tường và Tôn-Thất-Thuyết là những bậc trung-thành với
vua, với nước.
- Còn lại hầu hết đều đứng
về phe chủ hòa (đó là một thái độ bất lực) mà hầu hết đều là những tay buôn
dân, bán nước, tham-quan ô-lại mà thời nào cũng có. Nghĩ kỹ lại chúng ta cũng
không nên trách cứ làm gì, nếu không có những bầy kênh-kênh, quà quạ thì xác
thú chết trên rừng lấy ai mà tiêu thụ, để đó kẻo bị thúi rừng thì sao?
Vì lẽ đó không-khí ngày
càng căng thẳng hơn. Trong lúc hai vị này chuẩn-bị tấn công vào đồn Mang-Cá của
Pháp để tiêu diệt quân Pháp đang nắm chủ-quyền..
Do đó, mà hai câu đối trên
vừa tỏ sự ta thán, xót-xa, cũng vừa là hình thức chơi chữ một cách tài tình; đề
cập đến hai nhân-vật quan-trọng là TƯỜNG và THUYẾT, hai chữ này đặt ở cuối câu
đối.
Hai vị này là linh-hồn của
cuộc kháng-chiến chống pháp, đứng hẳn về phe chủ chiến:
Nguyên vào thời Vua
Hàm-Nghi, Việt-Nam ta chịu nạn đô-hộ của Pháp hết sức nặng-nề. Hai vị Tướng tài
này hết lòng phò vua giúp nước, giải ách lệ-nô; vừa lo chống trả giặc ngoài là
chánh-sách đô-hộ của Pháp, vừa lo diệt thù trong là bọn tham quan ô-lại, nịnh
thần, tham quyền cố-vị, chực chờ buôn dân bán nước.
Bởi lẽ trước nguy cơ của
dân tộc, Ông Tôn-Thất-Thuyết thi-hành trước kế hoạch, nên đang đêm cho nổ súng
lịnh tổng phản công. Thế loạn nổi lên, thế yếu sức cô nên đành bỏ chạy và phò
Vua Hàm-Nghi đi trốn. Riêng ông Tôn-Thất-Thuyết sau đó chạy sang Trung-Hoa mong
cầu viện với nhà Thanh, nhưng không thành, ông bị bịnh và mất nơi đây.
Thật ra, trong thế loạn,
ông đã nửa chừng đành bỏ cuộc, xuôi tay nhắm mắt vào năm 1912, ông Thuyết tạ thế
tại Thiên-quan được ông Lý-Can-Nguyên bấy giờ chấp chánh Bắc-kinh, xót thương
người tiết liệt, cho xây một ngôi mộ rất to và lập bia đề là:
“Nguyễn-Phúc-Thuyết ngự tiền thân vương chi mộ”.
Tôn-Thất-Thuyết là người
thuộc Hoàng-phái nhà Nguyễn. Nhân-sĩ ở Quảng-Đông có đôi câu đối viếng ông để
khắc ghi một tài danh yêu nước của đất Tượng-Quận .
“Thù chung bất cọng đái thiên, vạn cổ phương
danh lưu Tượng-Quận.
“Hộ-giá biệt tầm tĩnh địa thiên niên tàn cốt ký
Long-Châu”
(Việt-Nam xưa gọi là Tượng-Quận là vì nước ta
thuở ấy sản xuất nhiều voi)
Nhờ vậy mà lịch-sử Việt-Nam
được dày thêm trang anh-hùng tuấn kiệt, làm vẻ-vang một đất nứớc đẹp giàu.
20 - TAM HỘI LẬP QUYỀN
三 會 立 權
Giải nghĩa: Trong nền Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Chí-Tôn có dạy phân ra Ba quyền rõ-rệt; từ trên đến dưới là:
- Hội-Thánh,
- Thượng-Hội,
- Hội Nhơn-Sanh
Lời bàn: Nhất là luật-pháp
của nền Đại-Đạo quá tế-vi cho nên khó mong thấu lý; buổi Đạo mới phôi thai, nhiều
cuộc phá Đạo cũng làm điêu-đứng trong đạo tràng, khiến cho các Đấng cầm giềng mối
Đạo như Đức Quyền Giáo-Tông cũng phải nhiều suy nghĩ, phân tâm; nhứt là vụ ông
Nguyễn-Phan-Long làm “chủ-toạ Hội Vạn-linh” vào ngày 19-5- Quí-Dậu (1933) mục-đích
truất phế Đức Quyền Giáo-Tông và làm nhục Đức Hộ-Pháp, tổ-chức tại Tòa-Thánh
Tây-Ninh. Ông Nguyễn-Phan-Long là người ngoại Đạo đã qui-tụ các Chi-phái Hậu-Giang
cùng một số chức sắc Tòa-Thánh dẫn 500 người của chi-phái về mở “Hội Vạn-linh”,
ngụy tạo ra cuộc hội, có chánh-quyền Pháp yểm trợ, có võ-trang vào tại chỗ canh
gát trong hội.
Mối loạn này do các ông
Lê-Bá-Trang và Ông Nguyễn-Ngọc-Tương dựa vào thế-lực của chính-quyền Pháp đem số
đông người về Tòa-Thánh “trích-điểm Đức Quyền Giáo-Tông có hành-động không xứng
đáng là Anh Cả của Toàn Đạo nữa” .Đây là vấn-đề ngụy-tạo “Hội Vạn-linh”. Trong
buổi họp này có một vị tên Diệp-Văn Kỳ là người ngoại Đạo mà cũng bất-bình, nên
đứng ra xin đặt câu hỏi :
- Quyền Hội Vạn-linh là gì? Có phải là quyền gồm
cả ba cơ-quan yếu trọng là: Thượng Hội, Hội-Thánh và Hội
Nhơn-Sanh không?
- Ngày hội hôm nay có phải
là ngày “Hội Vạn-linh” không?
Tôi xin nói rõ thế nào là
Thượng-Hội, Hội-Thánh và Hội Nhơn-Sanh …
Kế tiếp Ông Diệp-văn-Kỳ
nói rằng:
- Thưa quí Ngài: trong các
Hội phàm-tục của chúng tôi, mà mỗi khi đến kỳ đại-hội muốn giải-quyết điều chi
cho đắc thế, cũng cần có trước một số hội-viên tối thiểu, tiếng tục kêu là
“quorum” thay; huống chi “đem Giáo-Tông ra xử”, là một việc theo cái dốt của
tôi, chẳng bao giờ thấy trong lịch-sử Tôn-giáo, mà làm khinh-suất như vậy, chẳng
phạm đến sự tôn-nghiêm quí Đạo ư? Tôi tưởng làm như thế, chẳng những là sái với
chơn-luật của Đạo, mà lại đối với thường-thức của người phàm như tôi, cũng chưa
được hợp lý”…
Lịch-sử của nhân-loại xưa
nay không thiếu những chuyện “cười ra nước mắt” ấy.
Dù là việc Đạo nhưng khi
Chí-Tôn lập giáo cũng đã tiên-đoán những việc tranh-giành không sao tránh khỏi,
nên chi Ngài phân-quyền rõ-rệt, gọi là BA HỘI LẬP QUYỀN.
Đức Quyền Giáo-Tông giải-thích
như sau:
“Theo chánh-thể của Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ thì có ba hội đã định quyền hành đặc biệt :
A -
Thứ nhứt là HỘI NHƠN-SANH
Trong Hội Nhơn-sanh thì
chánh Phối-Sư phái Thượng làm Chủ-trưởng.
Hội-viên từ Lễ-sanh đổ xuống,
Chánh-trị-sự, Phó-trị-sự, Thông-sự và người phái-viên thay mặt cho nhơn-sanh.
Trong Nội-luật Hội
Nhơn-sanh của ba Chánh Phối-sư lập ra có chỉ rõ thức-lệ.
Ấy vậy, từ hàng Tín-đồ
cùng Đồng-nhi đều có người thay mặt đặng xem xét việc Đạo rồi đệ lên Hội-Thánh
phán-đoán.
Vạn-vật cũng có ảnh-hưởng
trong Hội Nhơn-sanh vì người là Chúa của vạn-vật.
Xét kỹ, thì Thầy công-bình
không xiết kể và lo việc hóa sanh không ngằn, không tận
B - Thứ nhì là HỘI-THÁNH
Trong Hội-Thánh thì có
Thái Chánh-Phối-Sư làm chủ-trưởng.
Hội viên thì từ Giáo-hữu,
Giáo-Sư và Phối-Sư thiệt-thọ có trách-nhiệm hành-chánh đặc biệt.
Trong Nội-luật Hội-Thánh của
ba Chánh-Phối-Sư lập ra có chỉ rõ thức-lệ.
Hội-Thánh có quyền xem xét
các việc của hội Nhơn-Sanh dâng lên và các việc hành-chánh trong Đạo rồi đệ lên
Thượng-Hội.
C - Thứ ba là THƯỢNG-HỘI
Thượng-Hội thì cũng có Nội-luật
chỉ rõ thức lệ Trong Thượng-Hội thì Giáo-Tông làm chủ-trưởng .
Hội viên thì có:
- Thượng-Phẩm.
- Thượng-Sanh
- Ba vị Chưởng-Pháp.
- Ba vị Đầu-sư Nam phái.
- Đầu-sư Nữ-phái.
Không cần nhắc chi Chư Hiền-hữu
lưỡng-phái cũng hiểu rằng mấy vị Đại Thiên-phong kể trên đây có hành-chánh phận-sự
lớn lao của mình thì mới đặng vào Thượng-Hội.
Thượng-Hội để giúp cho
Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp điều-đình cả nền Đạo lớn-lao của Thầy.
Thượng-Hội có quyền xem
xét các điều nghị-luận của Hội-Thánh và Hội Nhơn-Sanh rồi hoặc đệ lên cho
Giáo-Tông và Hộ-Pháp phê-chuẩn hay là trả lại cho Hội-Thánh định đoạt lại .
Ba Hội (Thượng-Hội, Hội-Thánh
và Hội Nhơn-sanh) toàn nhập lại theo hệ thức rành-rẽ thì gọi là QUYỀN VẠN LINH
chớ không phải ai muốn lập Hội Vạn-linh, tổ chức gì theo ý riêng của mình rồi
muốn đem ai lên làm Chủ-trưởng, tổ chức gì cũng được. Như vậy thì có luật-lệ gì
đâu?
Mà không luật lệ thì không
phải Đạo.
Trên Ba Hội thì có
Giáo-Tông và Hộ-Pháp.
Giáo-Tông làm Chủ-Trưởng Cửu-Trùng-Đài
thì lo việc Chánh-Trị-Đạo, có Chưởng-Pháp và Đầu-Sư ở trung-gian giúp sức điều
hành các luật lệ truyền xuống cho ba Chánh-Phối-Sư nắm trọn quyền hành-chánh.
Giáo-Tông có quyền định-đoạt
trong việc Chánh-trị của Đạo.
Hộ-Pháp thì lo giữ luật lệ
của Đạo cho khỏi saí Thiên-điều vì luật lệ của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ngày nay
thì thế cho thiên-điều.
Hộ-Pháp có quyền đặc biệt
về Ân xá cũng hư Giáo-Tông có quyền chánh trị vậy.
Hộ-PhápChưởng-quản Hiệp-Thiên-Đài
có Thượng-Phẩm, Thượng-Sanh và Thập-Nhị Thời quân giúp sức.
Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp
một là quyền Chí Tôn.
Tệ-huynh có thọ lịnh chỉ rõ
phương-diện Chánh thể của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ của Thầy khai trong buổi hạ
nguơn chuyển thế đây y như trên đó.
Xin Chư Đạo-hữu nhớ và lo
phận sự đừng trái Luật Đạo mà bị tội và mình tuân trọn Luật Đạo của Thầy thì là
món binh khí diệt tà quyền giả mị đó.
Tệ huynh xin nhắc lại lời
tuyên ngôn của Đại-Từ Phụ hồi buổi ban sơ:
Thầy có nói “Thầy lập Đại-Đạo
kỳ này là lập một cái trường công quả, nếu các con đi ngoài đường công quả ấy
thì không trong mong gì về cùng Thầy đặng”.
Trường Công quả của Thầy
có đôi bên:
- Một bên vô-hình là các Đấng
thiêng-liêng (Thần, Thánh,Tiên, Phật) cũng lập công quả trong buổi chuyển thế
này. Các Đấng thiêng-liêng thường theo một bên chúng ta đặng ám trợ chúng ta về
phần vô-vi,
- Còn các việc hữu hình tại
thế là các việc phải có thi hài như chúng ta bây giờ đây mới đặng, thì về phần
chúng ta phải lo làm, rồi có các Đấng thiêng liêng ám trợ.” (Tiểu sử Đức Quyền
Giáo-Tông .Trg 112)
21 - NHU NHƯỢC TRƯỜNG TỒN
XỈ CƯƠNG TẮC CHIẾT
柔 弱 長 存 齒 剛 則 折
Giải nghĩa: Lưỡi, có giữ
được sự mềm dẽo nên mới lâu bền; răng, cứng quá nên thường bị gãy trước. Cũng
như người người có được sự khiêm-tốn thì sẽ có được tình yêu-mến của mọi người
lâu dài, còn cứng quá sẽ dễ bị mất lòng, ấy là phương châm hành xử trong đời vậy.
Lời bàn: Lời ngụ-ngôn của
chúng ta thật dồi-dào ý-nghĩa, muốn nói rằng cái lưỡi trong miệng chúng ta thật
mềm dẽo nên không bao giờ gãy, còn răng cứng như vậy mà bị gãy luôn; đó là một
bằng chứng cụ-thể mà không thể nào không chấp-nhận được.
Cách sống của con người
cũng như thế; cho nên đạo, đời phân-biệt nhau cũng do đó; vì vậy mà trong cuộc
sống khi bị những “cú xốc” đớn đau thì người ta tìm đến Đạo để làm nguồn an-ủi.
Nhưng liệu có được an-ủi hay không?
Người xưa đã để lại cho những
bài học luân-lý thật đơn-giản, nhưng cũng thật là ý-nhị vô-cùng. Chắc tất cả
trong chúng ta cũng còn nhớ bài học về “Cái lưỡi”.
Một phú-ông, một hôm dặn
người đầu bếp rằng:
- Người hãy lựa thịt heo
thứ nào thật ngon làm bữa ăn hôm nay cho ta.
Món ăn hôm nay là cái lưỡi,
người chủ gật đầu khen ngon.
Hôm sau, người chủ lại kêu
đầu bếp bảo:
- Ngươi hãy lựa một thứ thật
dở làm bữa cho ta.
Người đầu bếp vẫn mua về
cái lưỡi.
Phú-ông kêu hỏi lý-do: Sao
hôm qua thức ngon là cái lưỡi mà hôm nay thức ăn dở ngươi cũng vẫn đem về cái
lưỡi?
Người đầu bếp trả lời rằng:
Thưa ông, phàm mọi việc ở
đời có sự chê khen là chính do cái lưỡi phát-ngôn ra mà thôi. Chứ sự thật chính
nó không ngon mà cũng không dở, cho nên con mua cái lưỡi vậy.
Như thế sự lập ngôn chính
là khởi ở cái lưỡi, từ đó phát ra lời nói. Do vậy một người đạo-đức phải biết đến
tinh-thần “Giữ Đạo” của nền Đạo như thế nào.
Trên tinh-thần đạo-pháp
khó nhứt là người giữ Đạo, tức là từ khi mới Nhập-môn cho đến khi có được một sự
hiểu biết thuần-thục cũng giống như một người mới khởi học vỡ lòng mà nhìn lên
chương-trình trung-học, đại-học, vẫn là con đường dài. Nhưng, con đường thiên-lý
đều khởi bằng những bước chân đầu tiên. Vậy thì, chúng ta hãy đặt bước chân đầu
tiên lên công việc của người “Giữ Đạo”.
Đây là lời dạy Đạo của Đức
Quyền Giáo-Tông trong tập “Phương Châm Hành Đạo” Và trọng yếu là vấn đề “Giữ Đạo”.
Ngài nói:
“Kỳ Hạ-nguơn này là buổi
hiệp Tam giáo làm một, hầu đem về căn bổn cho hiệp lẽ tuần hoàn; Đức Ngọc-Hoàng
Thượng-Đế lại dùng huyền-diệu Tiên-gia giáng cơ giáo Đạo, thế thì chúng ta lấy
làm hữu duyên, hữu phước mới sanh nhằm đời Đạo mở; muôn năm ngàn kiếp mới có một
lần như vậy, nếu chẳng thành tâm tu niệm thì rất uổng cho cơ hội này lắm đó.
Nhập-môn cầu Đạo là để làm
lành lánh dữ, dưỡng tánh tu tâm, lập công bồi đức, cứu độ nhơn sanh; chớ không
phải vào Đạo để cậy lấy phần đông, rồi kết phe lập đảng mà ỷ thế hiếp cô cùng
là xui mưu làm loạn. Kẻ vào Đạo chỉ mưu việc quấy như vậy là muốn gây rối cho nền
Đạo tức là kẻ nghịch Đạo đó.
Muốn “Giữ Đạo” cho tròn bổn
phận, người nhập-môn rồi phải do theo “Tân Luật” lại cần phải “làm lành lánh dữ”
và “trau giồi hạnh đức”.
1 - Làm lành lánh dữ :
Có người thuở nay không
làm điều chi bất nhơn thất đức, cứ một lòng ăn thật ở ngay; như vậy có đủ gọi
là “làm lành lánh dữ” không?
- Không đâu!
Người ấy chỉ có biết lánh
dữ mà thôi, nghĩa là chỉ có biết giữ mực công-bình của nhân-loại vậy thôi; chớ
chưa có chi gọi là làm lành .
Muốn trọn hai chữ “làm
lành” phải cứu nhơn độ thế. Kinh Phật dạy Cứu nhơn độ thế mà không giải rành là
sao, thành ra nhiều vị tu-hành không để ý đến, chỉ biết có một phép Từ-bi thanh
tịnh là gốc.
Sao gọi là cứu nhơn độ thế?
Cứu nhơn độ thế là cứu-cấp
những người đang hồi khốn cùng, hoạn-nạn; ai đói mình cho ăn, ai khát mình cho
uống, ai đau mình giúp thuốc, ai thác mình thí hòm, ai lạc nẻo mình chỉ đường,
ai buồn rầu mình an-ủi, ai kiện thưa tranh chấp mình kiếm chước giải hòa; bắc cầu
bồi lộ cho hành khách tiện bề qua lại; in thí kinh-điển, thiên-thơ cho mọi người
coi theo hầu cải tà qui chánh,…
Vậy mới gọi là cứu nhơn độ
thế, song chẳng nên bất cập mà cũng đừng cho thái-quá. Bất cập là khi nào mình
giúp cho người không trọn, có trước không sau, làm cho người sau rồi cũng phải
khốn-cùng, hoạn-nạn như trước vậy .
Thái-quá là đụng ai giúp nấy,
không xét coi kẻ ấy đáng giúp hay chăng? Vì ở đời lắm người giả dối, quanh năm
chỉ ỷ lại người nhơn-thiện mà no cơm ấm áo; giúp-đỡ cho những kẻ ấy là giúp cho
họ dễ bề làm biếng, tiện thế ở không, tức là chưởng ác cho họ vậy ..
Vả lại cứu nhơn độ thế, phải
tùy duyên tùy sức mới đặng: giàu cứu độ theo phận giàu, nghèo cứu độ theo phận
nghèo.
Theo lời giải trước kia; Cứu
nhơn độ thế có nhiều cách: có của thí của, không của thí công, của công ví đặng
thiệt lòng, cân lại cũng đồng âm chất.”
2 - Trau-giồi đức hạnh
Người giữ Đạo không những
gọi làm lành lánh dữ là đủ, lại còn phải trau giồi đức hạnh thì nhơn cách mới
hoàn-toàn.
Đức hạnh là điều cần nhứt
của bậc tu hành. Thành Tiên, thành Phật cũng nhờ đức-hạnh, vì thuở nay chưa từng
nghe có Tiên Phật nào mà không hoàn toàn đức hạnh:
- Thái Thượng khuyên lập Đức,
- Khổng Thánh dạy tu thân.
Lập đức, tu thân là căn bổn
của Tôn-giáo. Muốn vẹn bề đức hạnh ngoài ra Đạo Tam cang, ngũ thường ta lại cần
phải giữ sao cho đặng khiêm-nhượng, nhẫn-nại, thuận-hòa, kiên-tâm, thanh liêm,
thì mới gọi là khắc-kỷ, mới gấm ghé đặng phẩm Thần Tiên vậy”.
Thi văn dạy Đạo
Thường xem khí số biết Thiên-cơ,
Hết kiếp trần-ai cõi ở nhờ.
Mượn bút nghiên khuây khoa vẻ thảm,
Những là Bá-tước gánh đồ thơ.
22 - VÔ MA KHẢO BẤT THÀNH
ĐẠI-ĐẠO
無 魔 攷 不 成 大 道
Giải nghĩa: Ma là một sự
chướng ngại, thường làm cản trở công việc, ma là cây gai. Còn một thứ nữa gọi
ma là những hình bóng chập chờn, khi ẩn khi hiện, loại này cũng đôi khi làm quấy
rầy cho người ở cõi hữu hình không ít, có thứ nguy hiểm hơn gọi đó là quỉ, hay
nói chung là ma quỉ; nói rõ ra thì phần cao trọng là Phật, trái lại là ma. Thường,
một công việc làm có những trở ngại gọi đó là một sự thử thách. Chính sự thử
thách, người phải có đủ sức phấn-đấu mới vượt qua được; vượt qua được là
thành-công. Việc Đạo pháp nếu không thắng được các điều trở ngại ấy thì không
thành việc lớn.
Lời bàn: Những công-án của
Phật-giáo có kể lại rằng; khi một người phát tâm tu hành thì quỉ khóc đến ba
ngày. Vì sao? Bởi người không tu tức là bạn đồng-hành với chúng, bây giờ đi tu
là tách ra khỏi bầy bọn với chúng nó rồi. Người Tu sẽ có ngày thành Phật, tức
là ánh-sáng khi bừng lên sẽ xua đi bóng tối, ma quỉ sẽ bị triệt, nên nó phải
khóc là vậy.
“Lửa thử vàng, gian nan thử
Đạo” mà! Với chúng-sanh thì tìm hiểu, thử xem chân giả thề nào hầu trao trọn niềm
tin cho Đạo-pháp.
Do vậy, mà buổi ban đầu Đức
Thượng-Đế vẫn để cho chúng-sanh thử bằng mọi cách. Trước hết có một vị Yết-ma
(bên Phật-giáo) không tin rằng có Thượng-Đế đến với nhân-loại như vầy. Ông viết
sẵn bài thơ dấu trong tuí áo, đến hầu đàn; bài thơ như sau:
Ấm-ức tâm tư suốt mộng tràng,
Có đâu Tiên, Phật xuống phàm gian.
Văn hay chữ giỏi bày thi phú,
Họa được thơ đây mới Ngọc-Hoàng!
Thừa lúc âý trong đàn nội
có Đức Chí-Tôn giáng, Ngài liền hoạ lại ngay:
Hãy tỉnh cho mau giấc mộng tràng.
Đời cùng Tiên Phật xuống phàm gian.
Chẳng ai hay giỏi bày thi phú,
Chính thật TA đây ĐẤNG NGỌC-HOÀNG.
Thế là các vị ấy chỉ còn
biết lạy mà xin nhập-môn làm Môn-Đệ của Ông Thầy Trời. Những vụ tương tự như vậy
cũng đôi khi xảy ra, Thầy làm thoả mãn tính hiếu kỳ của nhơn-sanh trong thời tiền
klhai Đại-Đạo.
Một hôm có một nhà chính
khách, cũng viết một bài thơ tương tự: . .
THI
Cao-Đài Tiên-Trưởng hỡi Ông ơi !
Linh-hiển sao không cứu giống-nòi?
Trăm họ điêu linh thân cá chậu .
Muôn dân đồ-thán phận gà lồng .
Coi mòi diệt chủng càng đau dạ .
Thấy cảnh vong bang bắt não lòng .
Ách nước nạn dân chừng thế âý,
Ngồi mà tu niệm có yên
không?
Đức Chí-Tôn cũng thể lòng
tha-thiết, cũng giáng đàn họa lại ngay:
Cơ Trời khó tỏ hỡi con ơi !
Nghiệp quả trả vay của giống nòi.
Bởi mến mồi ngon cam cá chậu,
Vì ganh tiếng gáy chịu chim lồng.
Trời ban Đại-Đạo nên yên dạ,
Đất dậy phong ba cứ vững lòng.
Gắng trả cho rồi căn quả ấy,
Tu mà cứu thế dễ như không.
Đó mới là thử-thách của
người, nhỏ thôi.
Rồi đây là một cơ hội mà
Chí-Tôn cho “quỉ khảo” dữ-dội nữa: Đúng vào đêm Khai-Đạo ngày rằm tháng 10 năm
Bính-Dần (19-11-1926) tại Từ-Lâm-Tự (Gò-Kén Tây-Ninh), thật là một ngày Đại-Hội
tưng bừng náo nhiệt; có đủ cả chính khách Pháp, Nam đến dự đông-đảo, dù Chí-Tôn
đã dặn kỹ phải trấn đàn, nhưng vì sơ-suất nên có sự thiếu sót mà “quỉ lộng”,
đang giữa đàn nội mà quỉ nhập vào một vị Chức-sắc xưng là Tề-Thiên, nắm tay một
vị Nữ khác xưng là Quan-Âm, nhảy múa trong đàn nội. Thật là một sự loạn hàng thất
thứ, làm mất đi niềm tin trước hàng vạn người. Sau đó, tiếp theo cũng là một sự
mất-mát không nhỏ …
Ngay đêm ấy, Đức Chí-Tôn
giáng dạy:
“Thầy lấy làm tức cười mà
lại đau thảm cho “những kẻ vô phước bị ngã vì bận thử-thách này” (thử thất của
Tam trấn).
“Các con chớ nên phiền-hà:
chuyện Thánh-Thất xảy ra, ấy cũng là một bước trắc-trở trong đường Đạo của Thầy,
Thầy còn phải đau lòng thay, nhưng cũng là nơi Thiên-cơ vậy. Thầy hằng biết
công của các con, nhưng Thầy phải cực lòng chìu ý của mỗi đứa mà xây đắp nền Đạo,
vì vậy mà nhiều chuyện xảy ra đều do nơi tâm-chí của nhiều đứa, Thầy hằng dùng
tâm-chí của các con mà bố mọi điều thiết-yếu trong việc Đạo-đức.
“Sự xảy ra nơi Thánh-Thất,
tuy là nơi mối Đạo chậm trễ, nhưng cũng do nơi lòng tà vạy của nhiều đứa mà ra,
vì Tâm trung chánh đáng thì là làm cốt cho Tiên Thánh; còn tâm chí vạy-tà là chỗ
của tà-quái xung nhập. Chi chi cứ tưởng có Thầy giúp mà lập xong nền Đạo cho
các con là đủ, Thầy cũng có phép răn trị kẻ vạy tà; các con duy có trông cậy
nơi Thầy, bước đường cứ thủng thẳng đi lần tới; đừng gấp quá mà cũng đừng thối
lui, thì một ngày kia sẽ đặng toại kỳ sở nguyện.” (TNI/65)
Các đàn kế tiếp, Thầy cũng
an-ủi:
“Các con ! Thầy nghĩ lại
việc hôm nọ tại Thánh Thất biến ra một trường Tà-quái mà Thầy bắt đau lòng đó
các con.
“Các con thiết-nghĩ ra lẽ
nào?
“Đó là bước Đạo, Đó là
Thiên cơ, các con hiều sao được, nhưng Thầy buồn vì nỗi có nhiều đứa sàm-biện về
việc ấy, Thầy cũng muốn phạt chúng nó một cách nặng-nề, nhưng Thầy nghĩ lại mà
thương đó chút.
“Môn-Đệ của Thầy nhiều đứa
muốn bỏ Đạo-y, ném dép cỏ, lột khăn tu mà mong hồi tục thế. Bởi bước Đạo gập-ghình
khó tới nên mới ra cớ đỗi. Bởi còn vướng bụi trần, ham mồi phú quí, mê chữ vinh
sang mà ngán Đạo.
“Các con hiểu Thầy buồn,
nhưng ấy là máy Trời đã định chạy sao cho khỏi?
“Thầy biết bao lần vì các
con mà chịu nhọc nhằn.
“Từ khai Thiên lập điạ, Thầy
cũng vì yêu mến các con mà trải bao nhiêu điều khổ-hạnh, mấy lần lao-lý, mấy
lúc vang mày, nuôi-nấng các con hầu lập nền Đạo; cũng tưởng cho các con lấy đó
làm đuốc soi mình đặng cải-tà qui-chánh.
“Mấy lần vun đắp nền Đạo,
Thầy cũng đều bị các con mà hư giềng Đạo cả .
“Thầy buồn đó các con.”
(TN I /66)
CHƯƠNG VI
HUẤN NGÔN LẬP CHÍ NHƯ THẾ
NÀO?
Thánh-nhân cũng đã có nhận
định rằng trong xã hội có ba hạng người:
- Không dạy mà biết, nếu
không Thánh thì còn gì?
- Dạy rồi mới biết nếu
không Hiền còn gọi là gì?
- Dù cho có dạy mà cũng
không biết được, không phải ngu thì còn gọi là gì?
Như thế đối với người “dạy
rồi mới biết” thì những lời của Thánh-nhân như huấn-ngôn, đạo-đức ngôn, chơn-chất-ngôn
rất cần thiết cho vấn đề lập chí lắm vậy.
Trong việc lập chí điều cần
yếu là sự kiên nhẫn..
Hãy nghe Đức Quyền
Giáo-Tông là Anh Cả của nhơn-sanh nói về đức kiên-nhẫn ấy:
“Có người thuở nay thường
mang tiếng “làm chi không nên việc”. Bất câu làm việc gì, lúc ban đầu thì
hô-hào sốt-sắng, rồi không bao lâu lại thối chí, ngã lòng, thành ra cuộc “bán đồ
nhi phế”, ấy là tại không hay chịu cực và chẳng biết kiên tâm, bền lòng.
“Việc thế mà còn vậy, hà
huống là việc tu-hành khổ hạnh? Cho nên bực tu-hành cần phải biết kiên-tâm trì
chí hơn người ở thế mới nên cho: khó-khăn phải ráng, cực nhọc phải cam thì mới
mong giữ tròn bổn phận.
“Nghĩ coi, muốn làm quan cần
phải sôi kinh nấu sử, khuya sớm nhọc-nhằn từ mười năm sắp lên mới đặng, hà huống
là muốn đạt phẩm-vị Thần Tiên thì bảo sao không phải cần lao khổ hạnh?
“Cho nên Ngạn-ngữ có câu
“Chí công mài sắt chầy ngày nên kim”.
“Chư Đạo-hữu cần phải nhắc-nhở
nhau về hạnh nầy cho lắm.” (Phương Châm Hành Đạo)
01 - TIÊN NGHĨA NHI HẬU LỢI ( I )
先 義 而 後 利
Giải nghĩa: Khi thể hiện một
điều nghĩa hay là một nghĩa-cử tốt đẹp chắc-chắn sẽ có các điều lợi theo sau.
Lời bàn: Tuy nhiên phải định
rõ, cái lợi này gồm hai phương diện:
1 - Một là bản thân người
làm ra đòi hỏi cho có được việc lợi; sự việc này xã hội đã xảy ra nhiệu lắm rồi,
gọi là trao đổi, chớ không lạm-dụng danh-từ làm nghĩa được.
2 - Hai là một cử chỉ tự
nguyện, làm mà không cầu một sự đền đáp nào; nếu lợi là một con số rất lớn, vì
cái lợi này là một phần thưởng thiêng liêng vô giá .
Nhưng quan-niệm về Nghĩa
và Lợi xưa nay thường diễn ra dưới nhiều hình thức :
Đức Hộ-Pháp có thuyết rằng:
“Nhắc lại Thầy Mạnh-Tử khi qua yết kiến vua nước
Lương Ông Huệ-Vương hỏi Đức Mạnh-Tử. Lão già chẳng nệ đường xa muôn dặm sang đến
nước Quả-nhân có chỉ giáo điều chi hữu lợi chăng?
Thầy Mạnh-Tử đáp rằng:
Tôi chỉ biết nói đến
Nhơn-Nghĩa mà thôi, chớ không nói về lợi.
Nếu trong nước mà dục vọng
về sở lợi, thì đình-thần có trăm hộc lại muốn có thêm ngàn hộc; Thượng Hạ Đại-phu
có ngàn hộc lại muốn có muôn hộc, còn vì Thiên-tử đã có dư muôn hộc lại muốn có
thêm triệu hộc.
Nếu trong nước mà cầu lợi
như thế, thì bá tánh phải chịu lao-lung, muôn dân đồ thán, trong nước thế nào
bình trị được? Còn như trong nước biết chú-trọng Đạo Nhân-Nghĩa, thì toàn thể
quốc-dân đều chung hưởng mọi điều hạnh phúc, lạc nghiệp âu ca.
Thầy Mạnh-Tử thuyết-minh đủ
mọi điều lợi, hại rồi thì Vua Huệ-Vương mới chịu nạp dụng.
Hiện nay là buổi kim tiền,
ưu thắng liệt bại, mạnh được yếu thua, khôn còn dạy mất, con người trên mặt thế
đều bôn- xu theo quyền lợi chẳng kể gì Nhân- nghĩa, đạo-đức, tinh-thần, nên mới
có nạn chiến-tranh, tương-tàn đồng chủng, giết hại lẫn nhau, hằng ngày diễn ra
nhiều tấn- tuồng thảm thương, bi kịch, xem thôi mỏi mắt, nghe đã nhàm tai, khiến
cho giọt lụy thương tâm của khách ưu-thời mẫn -thế không thể nào ngưng được .
Chức Sắc trong Đạo đem hột
giống Nhân-Nghĩa gieo khắp các nơi mà nhơn sanh không ưng nạp bởi họ không biết
cái năng lực của họ mạnh-mẽ thế nào, không cần để ý đến, chớ chi họ trọng dụng
Đạo Nhân-Nghĩa thử một thời gian coi có hiệu quả gì chăng?.
Nhắc lại lời Thánh-giáo của
Đức Chí-Tôn dạy về chữ NHƠN:
NHƠN là đầu hết các hành tàng,
Cũng bởi vì NHƠN dân hóa quan.
Dân trí có NHƠN nhà nước trị,
Nước nhà NHƠN thiệt một cơ quan.
Ngày nào toàn thể quốc-dân
Việt-Nam mà biết thực-hành hai chữ NHÂN-NGHĨA cho ra thiệt tướng, thì chẳng luận
là xã hội nào cũng được hưởng mọi điều hạnh phúc, đời chiến-tranh sẽ trở nên đời
thái-bình an-cư lạc nghiệp.” (TĐ I/ 15)
02 - TIÊN NGHĨA NHI HẬU LỢI
(II)
先 義 而 後 利
Giải nghĩa: Nho-giáo khuyên
người hãy làm việc Nghĩa trước đi, thì điều Lợi tất nhiên cũng sẽ đến.
Lời bàn: Nghĩa là người
trong bốn đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí.
Lợi là đức của Trời, cũng
là một trong bốn đức sánh cùng: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Thế nên người mà biết
thi-hành việc Nghĩa cho chúng-sanh thì Trời sẽ ban phát điều Lợi cho toàn vạn-linh
sanh-chúng.
Ngày xưa Thầy Mạnh-Tử đã
xem đó là một việc tối yếu trong đời người, nó cũng quan-trọng so-sánh với bốn
đức của Trời là: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh vậy. Về sau thì các bậc túc Nho mới
thêm một đức nữa, là đức Tín thành ra Ngũ đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Thế nên, hai đức
Nhân-Nghĩa là hai đức tính quan trọng trong Ngũ thường đặt ở hàng đầu trong vấn
đề Nhơn đạo.
NHƠN 仁 gồm bộ nhân 人 là người và chữ nhị 二 là hai, tức là làm người phải biết nghĩ đến kẻ khác, ngoài bản thân mình
ra là lòng vị tha đó vậy.
NGHĨA 義 thì kết hợp bởi trên là chữ dương 羊 (là con dê), dưới là chữ ngã 我 ngã là ta, tức nhiên chữ dương là chỉ sự hy-sinh, còn chữ ngã đặt dưới là
chỉ tinh thần phụng-sự. Nhân-Nghĩa là tinh thần Hiến-dâng và Phụng-sự đó vậy.
Như thế người có Nhân thì
không oán, có Nghĩa thì không bạc.
- Nhân-Nghĩa là đạo của
Người.
- Cương nhu là đạo của Đất
- Âm dương là đạo của Trời.
Đức Khổng-Phu-Tử dạy phải
làm Nhơn-đạo cho được hoàn-toàn thì mới có thể vi Hiền, vi Thánh, cho nên:
- Tu Nhơn thành Thần,
- Niệm Nhơn thành Thánh,
- Hành Nhơn thành Tiên,
- Đắc Nhơn thành Phật.
Thế nên, Nhơn-Nghĩa là đầu
mối trong đạo làm người, thiếu hai đức tính này không thể sống chung với ai được
hết.
Nếu đã làm người có Nhân
thì tức nhiên có Nghĩa, nó là hình bóng luôn đi liền nhau, mà khi đã thực-hành
điều Nghĩa ra rồi thì đương nhiên có Lợi. Cái Lợi mà không phải bằng sự tính
toán, thủ-đoạn thì lợi ấy vô giá. Trong cuộc đời có nhiều cách làm việc Nghĩa.
Phải kể trước nhất là Nghĩa-vụ.
Hỏi vậy, một thanh niên ra
làm nghĩa vụ trong thời bình cũng như trong thời loạn, họ sẽ được hưởng lợi gì
chớ? Trước mắt, xa gia đình, kẻ mong, người nhớ. Thời gian làm nghĩa-vụ cực khổ
nhiều, sung-sướng ít. Tại sao cấp lãnh-đạo không thông-cảm nỗi khổ ấy sao, mà
phải bắt nghĩa-vụ?.
Bởi tất cả đều nghĩ đến vấn
đề “Tiên nghĩa nhi hậu lợi” vậy: thật sự cái lợi này to lớn vô cùng.
Đức Hộ-Pháp có để lời huấn
dụ rằng:
“Hôm nay đến giai-đoạn định quốc, Thầy sẽ ban
cho các con một phận sự yếu-trọng mới mẻ, phận-sự này khó-khăn nguy hiểm hơn
trước kia nhiều lần.
Muốn cho cả tinh-thần của
chiến-sĩ Cao-Đài thống hợp lại làm một khối tinh-trung cứng rắn mạnh-mẽ để cứu-vãng
tương lai của nước, tạo thành hạnh phúc chủng tộc của các con, nên Thầy làm một
vị Giáo-chủ đây, tức là một vị Giáo-sư để giáo Đạo cho nòi giống Việt-Nam mà
thôi; nhưng vì huyết-quản của Thầy đã xuất hiện trong nòi giống các con, nên phải
làm cho xứng phận công-dân ấy, thì Thầy làm phận- sự thiêng-liêng mới xứng giá
của nó.
Thầy đã ban cho lá Quốc-kỳ
có bốn chữ “TẬN TRUNG BÁO QUỐC” 盡 忠 報 國 Có lẽ miệng đời dị-nghị
cho rằng bốn chữ đó làm không đúng gì hết, chỉ có hình thể mà thôi. Những tiếng
dị-nghị ấy Thầy nói cho các con nhớ, duy có Bà Mẹ của Nhạc-Phi Bàn-Cử đề bốn chữ
“Tận Trung báo quốc” mà Nhạc-Phi cứu nước Tống khỏi thất quốc.
Người của nước ta duy có
hai Tướng:
1 - Một là Võ-Tánh,
2 - Hai là Ngô-Tùng-Châu
Hai vị ấy đã hy sinh tánh mạng khôi phục hoàng
đồ cho Tổ quốc.
Thầy nói quả-quyết rằng: Các con coi bốn chữ âý
nó sẽ thay đổi tinh thần nòi giống dân tộc nó sẽ giúp các con đắc lực và
oai-quyền hơn nữa.” (ĐHP 9-1-Quí-Tỵ)
Tinh-thần của Lý-Thường-Kiệt
đã đặt hết cái lòng “Tận trung báo quốc” vào bốn câu thơ sau đây, đời vẫn hằng
ghi nhớ:
Nam-quốc san-hà Nam-Đế cư,
Tuyệt-nhiên định phận tại Thiên-thư.
Như hà nghịch-lỗ lai xâm-phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
03 - DĨ HÒA VI TIÊN
以 和 為 先
Giải nghĩa: Phải lấy CHỮ
HÒA làm đầu mối trước hết.
Lời bàn: Đức Phật Quan Âm
dạy “ Đạo quí là tại HÒA”
“Các em nghĩ thử mà coi, tạo
thiên lập địa cũng bởi âm-dương hòa hiệp sanh hóa muôn loài, cũng bởi một chữ
HÒA, đến đỗi như thân của người có tạng có phủ. Tạng phủ ấy nếu chẳng Hòa thì
con người chẳng hề sống bao giờ. Kịp đến tâm hồn bất hòa thì thất tình lục dục
đều phải khởi tranh ngôi với thần lương-tâm thì con người ấy duy có sanh-hoạt
trong vòng vật dục chớ chẳng hề biết thiên lý là gì?
“Các em thử nghĩ cái phẩm giá của kẻ ấy cao
hèn là thế nào? Người chẳng có Hòa là thế đó
“Còn trong gia đình chẳng hòa, thì cha con
mích nhau, chồng vợ lìa tan, anh em ly tán.
“Còn trong luân lý chẳng Hòa, thì dân cư bất mục,
nước chẳng Hòa thì sanh ly loạn.
“Còn cả thế giới chẳng Hòa, thì nhơn-loại đấu
tranh .“Vì vậy Thiếp khuyên các em “Dĩ Hòa vi tiên” (TNII/86)
Đạo quí là chỗ biết Hòa,
ngày nay Đạo Cao-Đài sẽ đem đến cho nhân-loại một nền Hòa-bình như đã từng hứa-hẹn.
Hỏi tại sao phải chú-trọng đến như vậy?
- Bởi thế-giới cũng như
nhân-loại đang bất hòa một cách trầm-trọng nên Thượng-Đế ban cho một huờn thuốc
cứu tử cho linh-hồn.
Riêng Đức Quyền Giáo-Tông
Lê-văn Trung, cũng ân-cần nhắc-nhở trong cuộc sống chung, muốn được Hòa tức
nhiên phải thuận thảo cùng nhau nên gọi là thuận-hòa.
Thế nào là “THUẬN HÒA”?
Sách có câu “Địa lợi bất như
nhơn Hòa” nghĩa là đất lợi chẳng bằng người hòa. Cho nên gia đình nào mà chẳng
thuận-hòa, thì gia đình âý chẳng đặng yên ổn; chồng trách vợ, vợ hờn chồng, gia
đạo không thành rồi ra lắm điều cắn đắng.
Thân tộc nào mà chẳng thuận
hòa tức là thân tộc ấy mất niềm tương hảo, rồi đối với nhau không những là
không mật thiết, mà lại còn chống trả nhau, trách thiện nhau, nghịch lẫn nhau
cho tương tàn cốt nhục .
Xã hội nào mà chẳng thuận
hòa tức là xã hội âý phải đảo điên, rối rắm, chẳng chi là trật tự công bình, rồi
mạnh đè yếu, trí hiếp ngu, lê thứ phân vân, dân tình ly loạn.
Tôn giáo cũng như một gia
đình, một thân tộc, một xã hội vậy .
Tôn-chỉ Đạo dầu cao-thượng
đến đâu đi nữa, nếu người hành Đạo không được thuận hòa, nền đạo tức phải vì đó
mà nghiêng đổ. Nền Đạo tỷ như nhơn thân, mỗi người hành đạo chẳng khác nào một
phần trong thân thể ấy. Giác quan ,tạng phủ thảy đều ăn chịu nhau, nương cậy
nhau cả, thì người cùng chung một Đạo cũng phải ăn chịu nhau, nương cậy nhau mới
được.
Xét đến lẽ ấy rồi, người đồng
đạo phải biết thương yêu nhau, cư xử cùng nhau cho hết dạ thuận hoà: trên dạy
dưới tuân lời, dưới khuyên trên vui dạ: mỗi việc chi trong đạo đều chung trí
nhau tính bàn rồi mới nên cử sự, thì bề thi thố đã không sơ sót mà tình đồng Đạo
càng thêm mật thiết; như vậy mới tránh khỏi “cái hại chia phe lập đảng”, mới
không lỗi câu “đồng Đạo tương phân”.
Tóm lại đã gọi là đồng Đạo,
phải bỏ hết những thù hiềm ngày trước mà liên lạc nhau, ỷ-y nhau, đồng tâm hiệp
lực vụ một chữ HÒA mà lo điều công ích cho nhơn sanh, thì Thiên đạo mới chóng
hoằng khai, sanh chúng sau này mới gội nhuần ân huệ.” (Phương Châm Hành Đạo /
trang 7)
Thi văn dạy Đạo
Tuỳ duyên, tùy phận đãi cùng đời,
Đừng ráng tranh-giành phải mỏn hơi.
Nước vốn đầy sông tùy kẻ xách,
Lộc kia đầy đất tại người dời.
04 - PHÙ DUNG NHƯ DIỆN LIỄU
NHƯ MY
芙 蓉 如 面 柳 如 眉
Giải nghĩa: Thơ của Bạch
Cư-Dị có câu này để ca tụng nét đẹp của người con gái; vẻ mặt như hoa phù dung,
mày như lá liễu.
Lời bàn: Xưa nay vẻ đẹp của
người con gái thường ví như Hoa phù dung, nhưng đặc biệt thì “Hoa phù-dung sớm
nở tối tàn”, tức là nói đến một hương sắc chóng phai tàn.
Phù-dung là tên một thứ
cây loại thảo, có hoa đẹp, cao chừng một thước rưỡi đến hai thước, lá to, hoa đỏ
hồng hoặc trắng vàng. Sớm mai nở tươi thắm, chiều tối lại tàn đi.
Kiếp hoa phù-dung là nói đến
sự bạc-mệnh của người con gái, quá mỏng manh và nhiều gian-truân. Nhưng hỏi tại
sao Trời sinh người con gái ra làm chi để chịu bạc-mệnh như vậy?
Bởi ta chỉ chạy theo bóng
sắc thì khi bóng sắc tàn tạ với thời gian rồi sinh nuối tiếc. Còn nếu ta biết
quí trọng tinh-thần, thì bóng sắc dẫu có tàn theo năm tháng chẳng qua đó là định
luật ngàn đời thì có gì đâu phải thở than, tuyệt-vọng; há nam nhân tài trí
không tàn, không chết sao. Nếu ta chỉ thương vay khóc mướn thật là một chuyện
vô ích, chi bằng ta cứ lo tu đi, đó là định luật; gẫm lại trời sinh ra giới nữ
là một ưu-đãi rồi, đã tự-nhiên được cái sắc, bây giờ ta tạo thêm cái hương đi,
có phải được toàn cả hai không? Bởi ngày xưa giới nữ chỉ có mỗi một việc là lo
làm đẹp, rồi khi hết đẹp lại than dài thở vắn, thật trong trời đất này không gì
vô-lý bằng; thi-nhân họ trau-tria nét bút, vẽ-vời hương thơ cho mượt-mà,
duyên-dáng, rồi người người cứ lấy đó mà ngẩn-ngẩn ngơ-ngơ, sầu hận, không thực-tế
chút nào hết, giống như cung trăng và chú cuội!
Bởi là định-luật, là lý
đương nhiên rồi “Hoa nở để rồi tàn, trăng tròn rồi lại khuyết, bèo hợp lại rồi
tan”.
Một Đấng Nữ Tiên trong
Diêu-Trì-Cung có nói đến điều ấy trong những ngày tiền khai Đại-Đạo, rằng:
“Em chào ba Anh và Đại Tỷ,
Hèn lâu Em không chuyện
vãng cùng ba Anh và Đại Tỷ. Em xin ba Anh coi lại thế đời dường nào? Cái “bông
Phù-Dung sớm còn tối mất”, còn hơn một kiếp con người, vì nó sống ngắn-ngủi dường
ấy; nhưng mà buổi sáng nó còn có cái sắc, chớ đời người sanh ra chỉ để thọ khổ
mà thôi. Chung qui ngó lại dầu sống trăm tuổi cũng chưa được một điều đắc chí,
chết là hết, cái đời tạm này sách Phật gọi là “khổ hải”.
Em xin Ba Anh coi sự trường
sanh của mình là trọng, người không có phải kiếm, mình có sẵn nỡ bỏ đi, Em chỉ
tiếc giùm đó thôi!
Đã vào đường chánh cứ do
đó bước tới hoài thì trở về cựu vị đặng.” (Đạo-Sử ngày 27-1-1926)
Các Đấng Nữ Tiên có bảo rằng
phải “coi sự trường sanh của mình là trọng”.
Vậy sự “trường sanh” là gì?
Phải chăng là những nơi khác hơn cõi thế gian này, vì đây là cảnh tạm.
Theo như Đức Hộ-Pháp có
cho biết về cuộc đời tạm này rằng:
Sao không nhìn sự thật “Kiếp
sanh tại thế mang xác thịt, hỏi sống được mấy lát? Nội một giấc thức, giấc ngủ
là thấy sự sống chết của kiếp con người, mang thi-hài bóng dáng này là giả, Cảnh
thiệt không phải ở đây, mà cảnh thiệt ở nơi chỗ khác kia, sao không tìm cảnh
thiệt, cảnh tồn tại, lại chạy theo bóng dáng?”
Bà Đoàn-Thị-Điểm viết Nữ
Trung Tùng Phận, có câu:
Hễ xấu phận thì nhơ phận thiếp,
Còn đẹp hình nhác kiếp Phù-Dung
Nếu như người con gái sợ
“kiếp phù-dung” thì xin tìm đến lời của Bát-Nương Diêu-Trì-Cung, daỵ rằng:
Thuyền từ đã xa dòng biển khổ,
Nương Chí-linh tế-độ nhơn-gian.
Tẻ vui lánh tục tìm nhàn,
Lợi danh là mộng mơ-màng Huỳnh-lương.
Lòng thương ví như dường hà-hải,
Đem dung-nghi làm giải trừ mê.
Nước Nam thảm khổ ê-chề,
Đem thân mày liễu tô về giang-san.
Niềm ân-aí đã tràn sông Lệ,
Nết xa-hoa đã để miệng đời.
Cung Hằng mang tiếng hổ ngươi,
Vì thân chưa phải nên người độ dân.
Ôm-ấp phải lấy phần nhi-nữ,
Cử Công-khanh đoán thử bao người?
Xem người ví biết hổ-ngươi,
Rèn tâm tiết-liệt cho đời nêu gương.
Đừng quen theo sách lạ thường,
Đạo không nên Đạo, đời nương bóng đời.
Hỡi ai có thấu ai ơi?
Chú thích:
* Ba Anh đây là: Thượng-Phẩm,
Hộ-Pháp, Thượng-Sanh là ba Đấng đầu công trong nền Đại-Đạo (tức là ba ông Cư, Tắc,
Sang).
* Đại Tỷ là Hiền nội của
ông Cao-Quỳnh Cư, tức là Bà Nguyễn Hương-Hiếu (sau được thiên phong là Nữ Đầu-sư)
* Thời tiền khai Đại-Đạo,
Diêu-Trì-Cung được lịnh Chí-Tôn cho đến thế này dùng thi văn để hướng dẫn ba
ông vào con đường Đại-Đạo .
* Đấng Nữ Tiên đến trước
nhất là Thất Nương Vương thị Lễ; kế đến là Bát-nương, rồi đến Lục-nương …
05 - ĐƠN KỴ BÌNH MAN
單 騎 平 蠻
Giải nghĩa: Sử-ký của Việt-Nam
còn ca tụng chí-khí cương quyết của tướng chỉ một mình một ngựa mà bình được giặc
Man .
Vào đời Trần có giặc Mán ở
Đà-giang. Trịnh Giác Mật làm phản, vua Trần sai Trần Nhật Duật đi đánh, đem
quân đến sông Đà, gặp có sứ của giặc tới Dinh, nói rằng : nếu Chúa công chỉ một
mình sang nói chuyện thì Mật hàng ngay, Nhật-Duật liền ra đi, bộ-hạ cố cản lại
.Duật nói rằng: không lo gì, nếu hắn dám làm hại ta, thì triều đình còn tướng
khác. Khi tới Dinh giặc, giặc vây tròn mấy vòng, giáo mác chỉa mũi vào trong
.Nhật-Duật thẳng vào tới nơi; nguyên Nhật-Duật vẫn thạo tiếng Man, lại quen
phong tục của Man, người Man thấy thế vừa kinh vừa mừng, tức nhiên trong ngày
đó Mật đem cả gia-thuộc đầu hàng, theo Nhật-Duật về kinh thành, Vì thế có câu
“Đơn kỵ bình Man”.
Lời bàn: Bởi giòng máu Việt-Nam
vốn là tinh-thần bất-khuất từ tiền-nhân đến giờ, mà sự phản-phúc cũng tự lâu đời
rồi đã có .Phải chăng Thượng-Đế khi gieo giống gai thì cũng có thứ để trừ gai
được vậy. Xưa thế nào nay cũng thế ấy.
Trong nền Đại-Đạo này vào
khoảng năm Quí-Dậu (1933) có sự phá Đạo cũng từ trong nội bộ cố tình chia phe
phân phái, muốn đánh đổ Đức Quyền Giáo-Tông Lê-văn-Trung, đồng thời cũng truất-phế
Đức Hộ-Pháp do ông Nguyễn phan-Long bày ra “Hội Vạn Linh” qui tụ hàng ngàn người
của các chi phái từ Hậu-giang về Tòa-Thánh làm áp lực. Họ trích-điểm Đức Quyền
Giáo Tông không xứng-đáng làm Anh Cả của nhơn-sanh nữa .
Bởi nhóm người này toàn bộ
theo Pháp và nghe lời xúi-giục của số người phản Đạo, muốn gây rối và phá Đạo
(Ông Nguyễn-Phan-Long là nhà chánh-trị đời, chưa biết Đạo) được bầu làm chủ toạ
trong buổi Hội này.
Cuộc họp định kéo dài ba
ngày, nhưng vào buổi chiều ngày đầu tiên là lúc 16giờ ngày 19-5-Quí-Dậu (1933)
là sau một ngày dài mà chưa giải-quyết được gì, chỉ cải nhau vấn-đề loanh-
quanh và có lập vi-bằng được 36 trang đánh máy, vin vào cớ đó mới nói là có đủ
“Tam thập lục động địa giới” về phá Đạo .
Cũng vào thời điểm này, có
Bà Phối-Sư Hương-Lự (Bà là mẹ của Đức Thượng-Sanh Cao-Hoài-Sang) đi vào Đền-Thánh,
vô Cung-Đạo đảnh lễ Đức Chí-Tôn, rồi trở ra chỗ bàn “chủ-toạ Hội vạn-linh”; bà
hỏi ông Nguyễn-Phan-Long rằng:
- Ai chủ tọa Hội này?
Nguyễn -Phan-Long đứng dậy
khoanh tay đáp :
- Dạ thưa : Tôi.
Bà Phối-Sư hỏi :
- Sao ông làm chủ toạ Hội-nghị
trong Đền-Thánh mà mặc đồ không theo sắc phục của Đạo, là thế nào? (Ông mặc quần
sọt, áo sơ-mi ngắn tay).Ông Nguyễn-Phan-Long đáp
- Thưa Bà, Tôi là nhà báo
đến đây tham-dự Hội, vì không có ai xứng đáng nên toàn hội đồng bầu cử tôi làm
Nghị-Trưởng Hội Vạn-linh này.
Bà dậm cẳng kêu Trời :
- Trời đất ơi! Đức Chí-Tôn
ơi! Ngó xuống mà coi Quỉ Vương về đây phá Đạo nè!
Tiếng kêu của Bà thấu đến
chín từng Thiên, làm náo động cả Hội-trường khiến cho đám quỉ xác ma hồn kinh
tâm vỡ mật; liền tuyên bố bế mạt Hội-nghị cùng ngày .
Điều này chứng tỏ rằng chỉ
một mình Bà mới giải tán được một cuộc Hội phi lý như thế
Tuy không làm gì được,
nhưng khi một việc làm có chủ mưu phá rối thì sự mất mát bao giờ cũng ở về phía
bị động không nhỏ vậy .Nhưng cái hay của người đạo-đức lúc nào cũng tâm niệm lời
dạy của Thầy Trời là “Bất thiên tả, bất thiên hữu, bất bạo động” .Nhờ vậy mà mọi
việc được đắc thành .
Thi văn dạy Đạo
Dối ai đâu dễ dối cùng Trời,
Biết Đạo răn mình cũng hết hơi.
Từ bỏ lần hồi lầm lỗi trước,
Tự nhiên bể khổ lánh xa vời.
06 - TẠI GIA HỮU QUÂN TỬ
MÔN NGOẠI HỮU QUÂN TỬ ĐÁO
TẠI GIA HỮU TIỂU NHÂN MÔN
NGOẠI
HỮU TIỂU NHÂN ĐÁO
在 家 有 君 子 門 外 有 君 子 到
在 家 有 小 人 門 外 有 小 人 到
Giải nghĩa: Trong nhà có
người quân tử, thì ngoài cửa có khách quân tử đến.
Trong nhà có kẻ tiểu nhân,
thì ngoài cửa cũng có khách tiểu nhân chờ.
Lời bàn: Đây cũng là luật
“đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” mà ra vậy. Việt-Nam không thiếu những
câu tương-tự như thế, tức nhiên loại nào tìm theo loại ấy. Phương ngôn Tây có
câu: “ Dis moi qui tu hantes, je te dirai qui tu es” (anh hãy nói cho tôi biết
anh chơi với ai tôi sẽ biết anh là người thế nào)
Cuộc đời của mình, chính
do mình đào tạo. Nói chung, giờ phút nào người đạo-đức cũng tìm đến người đạo-đức;
kẻ kém trí ít lời họ cũng tìm đến với nhau, tất nhiên cũng phải có cái “đồng”
thì mới hợp nhau được; loài vật cũng vậy: ngựa tìm đến ngựa, trâu tìm đến trâu
(ngưu tầm ngưu, mã tầm mã) là như thế!
Nay là buổi Thượng-nguơn lập
đời Thánh-Đức, Thầy đã chọn giống dân Việt-Nam này, hẳn đã được một sự “chọn mặt
gởi vàng” để gieo truyền mối Đạo.
Nay được Đức Chí-Tôn mở Đạo,
là một nền Chánh-giáo, tất nhiên Người cũng ung-đúc những bậc tài nhân, nghĩa
là “Thầy dùng lương-sanh mà cứu vớt quần-sanh”.
Đức Hộ-Pháp có thuyết giảng
rằng:
“Hội-Thánh tức là đám lương-sanh của Thầy tom
góp lại làm một. Cả lương sanh ấy, Thầy đã dùng quyền thiêng-liêng dạy-dỗ, trước
ung-đúc nơi lòng một khiếu từ-bi cho tâm địa có tình “aí vật ưu sanh” theo
Thánh-đức háo-sanh của Thầy, dùng làm lợi khí phàm tục để độ rỗi người phàm tục.
Những lương-sanh ấy phải
thế nào hội hiệp lại nhau làm một, mà làm ra xác thân phàm của Thầy, thì Thầy mới
có hình thể trong lúc Tam-Kỳ Phổ-Độ này, hầu tránh cho khỏi hạ trần như mấy kỳ
trước vậy. Thầy mới dùng Huyền-diệu cơ bút dạy-dỗ mỗi người, đặng tỏ ra rõ-ràng
có quả nhiên Thầy trước mắt; để Đức-tin vào lòng mỗi lương-sanh ấy rằng Thầy thật
là Chí-Tôn, Chúa cả càn khôn thế giới, cầm cân công bình thiêng liêng thưởng phạt,
quyết-đoán rằng Thầy đủ quyền bảo-hộ cho con cái của Thầy, dầu đương sanh tiền
hay buổi chung qui cũng có Thầy trước mắt, công thưởng tội trừng, tu thì thành,
dữ thì đoạ; chỉ có Niết-bàn, Địa-ngục đôi đàng, đặng dẫn bước đường đời không lầm
lạc. Hứa rằng lập ngôi nơi Bạch-Ngọc-Kinh, khai đường vào Cực-Lạc Thế giới và
đóng chặt cửa Phong-đô đặng tận độ chúng sanh, vớt chín mưới hai ức nguyên-nhân
trở về cựu vị.
Các lời hứa ấy, nếu chẳng
phải của Thầy thì chưa một vị Phật nào dám gọi mình đủ quyền mà làm đặng!
Cả lương-sanh Thầy lựa chọn
so-sánh quyền Chí-Tôn của Thầy và cân lời hứa ấy mà nhìn quả thật là Thầy, để Đức-tin
mạnh-mẽ mà trông cậy nơi Thầy.
Cái Đức-tin ấy nó tràn khắp
trong nhơn-sanh mà gây ra một khối lớn tủa khắp cả hoàn-cầu sưả đời cải dữ .Cải
dữ đặng thì phải tu, tu thì phải thành; mà nếu cơ thành chánh-qủa chẳng để trước
mắt người thì khó mà làm cho nhơn-sanh mến yêu mùi Đạo; nên buộc Thầy phải lập
Chánh-thể, xây nền Đạo tại đời cho cả chúng-sanh đều nhìn-nhận vì cớ hiển-nhiên
giục lòng lo tu niệm.” (Diễn văn ĐHP 14-2-Mậu-Thìn)
Hơn nữa, ngày nay cả chư
Thần, Thánh, Tiên, Phật nơi các cung, các Điện đều tình-nguyện đến thế-gian này
để giáo-hóa nhơn-sanh lập đời Thánh-Đức.
Cả Diêu-Trì-Cung không ngừng
việc phổ-độ, Bà Bát-Nương với nhiệm-vụ “Khơi đuốc Đạo đầu”, đã để lời cùng các
bậc tiền khai Đại-Đạo rằng.
…“Em phụng lịnh Đức
Diêu-Trì Kim-Mẫu đến ban phước lành cho tất cả quí Anh cùng tất cả các Bạn Hiệp
Thiên-Đài và để đôi lời cùng các Bạn, cứ vững tâm lo tròn nhiệm-vụ của mình là
phải Bác-ái, từ-tâm, công-bình, Chánh-trực, hằng ngày gieo mối cảm tình với đồng-chủng.
Các Bạn chớ tưởng nền Đại-Đạo
ở hoài trong khuôn-khổ chật hẹp này đâu, nó phải lướt qua bốn biển năm châu, chừng
ấy nơi nào cũng có các Bạn, nếu vắng mặt các Bạn thì nơi ấy không thành Đạo được.
Vậy thì chẳng nơi nào mà
chẳng có chơn của Chức-Sắc Hiệp-Thiên-Đài!
Còn nói về quyền-hành, tuy
không mà có, tưởng nhỏ mà to, cả luật lệ nắm trong tay, cân Công-bình nằm trên
vai, đố ai chạy đường nào cho khỏi....
Nhưng thương thì hay gần-gũi
khuyên-răn, có lời chi nặng-nề xin các Bạn miễn nghị và vui lòng đàm-luận thì mấy
em lấy làm may-mắn lắm!
Cuộc Hội-Yến đến đây
long-trọng, Các Chị nơi Diêu-Trì-Cung đều sửa-soạn trang-hoàng, hô-hào nô-nức đặng
đến phó Hội. Các Chị đồng để lời cảm ơn-đức của các Anh và các Bạn…
THI
Hạc trắng bay về Hội hướng Tây,
Cùng nhau hạnh-hưởng cuộc vui-vầy.
Đạo phòng mỹ-ý toan truyền-bá,
Kết nghĩa gồm thâu trọng Đạo Thầy.
07 - SANH KÝ TỬ QUI
生 寄 死 歸
Giải nghĩa: “Tiên-nho gọi
chúng ta là khách trần, gọi thế-gian này là quán tục tức nhiên ta là khách, trần
là quán, nó hay-ho làm sao đâu! Không lấy tỷ thí gì minh-bạch chơn-chánh hơn tỷ
thí đó”. Lời nhận định của Đức Hộ-Pháp như thế; vì vậy con người đến thế-gian
này khi sống thì ở đây, đến khi thác là lúc trở về; nên nói “Sống ở thác về”.
Trở về đâu?
Lời bàn: Ngài dạy tiếp “Ta
hãy thử nghĩ; cả toàn cơ-quan huyền-diệu vô biên Đức Chí-Tôn đào tạo trong
càn-khôn vũ-trụ và vạn-vật hữu hình, chúng ta có thể quan sát trước mắt chúng
ta đây, chúng ta ngó thấy đều do khuôn luật thiên-nhiên tương-đối mà ra. Ấy vậy:
hễ có khuôn luật tương-đối tức nhiên nó phải có đối cảnh. Bởi khuôn luật tạo ra
hình, hễ có hình thì có cảnh; tức nhiên có hình thì có bóng, vô bóng tức nhiên
vô hình.
Chúng ta thử nghĩ luật tương
đối, chúng ta lấy điều đơn-sơ quan-sát, chúng ta ngó thấy sống trong giấc ngủ
và chúng ta sống trong giấc thức:
- Ngủ là sống với vạn-linh
- Thức là sống với vạn-vật
Chúng ta quan-sát được hai
đối cảnh, sánh với khuôn luật càn khôn kia cũng vậy không có gì khác; có cảnh sống
cũng có cảnh chết, sống chúng ta thế nào, chết chúng ta thế ấy .
- Sống, chúng ta là khách
của quán tục này,
- Chết, là trở về nguồn cội;
tức nhiên nhập trong cảnh thiêng liêng hằng sống chớ không có chi lạ.
…Ấy vậy, thức ngủ là trong
khuôn luật sống chết, có cái sống phải có cái chết. Hành-tàng sống chúng ta thể
nào thì buổi chết chúng ta cũng hiện tướng ra nguyên vẹn, không điều gì lạ hết”.
Tại sao phải bày ra cuộc
trần sinh có sống, chết để làm gì? Có vô-ích không? Có nên bỏ đi không?
- Khi con người còn hơi thở,
gọi đó là sống; vì có ngũ-quan biết cảm-giác xúc-động đi đứng làm cho con người
có cái sống thực-tế, theo con mắt thấy của người hằng ngày.
- Khi con người không còn
cử-động được nữa, gọi là Chết, ấy là nó phải chịu luật tiến-hóa của tạo đoan,
phải thay cũ đổi mới để cho xác thân này trở nên đẹp-đẽ đặng phù hợp với linh
quang sáng suốt của Đức Chí-Tôn ban cho nơi mặt thế này, để thay thế cho Ngài đặng
bảo vệ cơ sanh hóa của Ngài cho được tồn-tại. Nhưng mỗi lần thay đổi hoặc
luân-chuyển là làm cho trình độ nó cao hơn, tốt đẹp hơn.
Như vậy, luật thay đổi hay
luật luân-hồi rất có ích cho cơ sanh-hóa của Tạo-đoan, vì mỗi lần thay đổi hoặc
luân-chuyển là mỗi lần tiến-hóa cao hơn .Nên luận về Bí-pháp thì không có gì là
mất hay chết cả. Bởi trong cái chết có ảnh hưởng cho cái sống và trong cái mất
nó có ảnh hưởng cho caí còn .
Vậy cho nên cái xác thân
này phải chịu luật thay đổi mà ta quen gọi là CHẾT đó. Nó không phải là mất mà
nó còn mãi mãi với vạn-vật .Do đó trên thuyền Bác-nhã có câu :
“Vạn hữu viết vô: nhục thể thổ sanh hoàn tại thổ.
“Thiên niên tự hữu: linh hồn thiên tứ phản hồi
thiên.”
萬 事 曰 無 肉 體 土 生 還 在 土
天 年 自 有 靈 魂 天 賜 返 回 天
(Nghĩa là: Tất cả mọi việc
có hình dáng rồi có ngày cũng bị hủy diệt, như xác thân ta đây ăn của đất phải
có ngày trả lại cho đất; ấy là chết)
Trời đất mới bền lâu: thì
linh-hồn này do trời ban cho, đến khi mà gọi là chết đó nó sẽ về trời.
Kinh có câu :
Hồn Trời hóa trở về thiên cảnh,
Xác đất sanh đến lịnh phục hồi.
08 - THIÊN HẠ NHẤT GIA
天 下 壹 家
Giải nghĩa: Người Á-Đông
ta quan-niệm rằng Trời là thiên thượng, người là thiên hạ; tức nhiên Ông trời
trên là cha, ông trời dưới là con.
Lời bàn: Nếu như vậy con
có quyền thừa-hưởng gia-tài của ông cha để lại; gia-tài đó là gì? nếu cha giàu
thì hưởng sự nghiệp giàu, cha nghèo thì hưởng sự-nghiệp nghèo đó là lý đương
nhiên .
Trong vấn-đề tu-hành cũng
vậy, cũng có thứ bậc:
Giả sử người:
- Tu Nhơn thành nhơn,
- Tu Thánh thành Thánh,
- Tu Phật thành Phật,
Hôm nay, Đạo trời khai mở,
tức nhiên người tu theo Đạo Trời sẽ được đắc ngôi Trời là vậy, điều này ta có
phạm thượng không? -KHÔNG!
Trời đã là Cha, cả
càn-khôn thế-giới này là con cái của Ngài, thì cả thế-giới chúng ta có phải là
tình anh em với nhau không? Do vậy mà tinh-thần của Đạo Cao-Đài là đi đến Đại-Đồng:
nhất là Đại-Đồng huynh đệ, nhất là phải đi đến tình anh em một nhà, là vậy.
Đức Hộ-Pháp cũng cho biết
rằng:
“Cái trường Càn khôn tạo
hóa vốn của Đức Chí Tôn lập, đặng dạy các đẳng linh-hồn thêm học thức, học đặng
biết; đặng biết mình trước đã, sau mới mong tìm-tỏi biết người, tấn-hóa cùng cơ
thể luân hồi, rộng học thức nhờ bởi chịu nhọc nhằn đau thảm. Ngày nào đặng
linh-thiêng tột bực, thì hiểu cùng cặn-kẻ mối huyền vi .Cả tinh thần đúng bậc
trí tri, thì mới đoạt đặng phương hằng sống. Nếu chẳng phải là điều viễn-vọng,
nay trời là chi, sau ta cũng là chi? Tu cho nên Bác-ái, Từ bi, tạo thế khác có
khi ta chủ-tể.
Cái không trung vô ngằn
kia biết bao nhiêu cho cùng tận. Hễ Trời ngày nay đã làm đặng điều gì thì sau
ta cũng có khi làm đặng vậy, gia nghiệp của mỗi con người nơi thiêng-liêng có sẵn
gọi là cảnh-giới cá-nhân, nếu mình biết lo sự nghiệp nhỏ là phương khai thế giới
.
Mặt luật thiêng-liêng vẫn
vậy, coi tuồng đời nào có thấy sửa bao nhiêu, sanh tử tử sanh, hư hư hoại hoại,
cái cơ tạo vẫn xây vần .Người này tạo rồi chết qua, kẻ khác hóa thêm rồi cũng
chết, chỉ học nghì tạo-hóa mà các đẳng linh-hồn dễ biết bao căn kiếp tại thế
này, tạo hữu-hình đặng thông hoá phép vô-vi, lấy gia-nghiệp đặng tri cơ thế giới.
Hỏi ai đã tránh khỏi cái quyền năng vô tận của luật pháp ấy chăng? Không phải tạo
cho mình dùng, thì cũng hóa dùm cho kẻ khác. Theo mà học hoài lấy kiểu vở của
Hoá công; dầu cho đến tận thế phép không dời đổi.
Đã biết hữu-hình thì hữu-hoại,
mà con người lầm-lũi cứ làm hoài, làm cho đến đỗi liệt gối mòn tay, mà làm hoài
chẳng mỏi. Làm chưa hết của mình mà còn lo toan-tính giựt-giành của kẻ khác, chất
chứa đồ làm ấy cho nhiều, nào tiền bạc, nào cửa nhà, nào ruộng sâu trâu cả; làm
cho đã thèm các vật”…
Nhưng muốn được cái thế-giới
này cả “thiên-hạ nhứt gia” thì xưa nay là trách-nhiệm của Nam-nhi đã hẳn, nhưng
nhân-loại còn một điều thiếu sót quá ư trầm-trọng, đó là họ đã lãng quên người
Nữ-phái .
Đối với Việt-Nam chúng ta ảnh-hưởng
Tàu cả nghìn năm nên rập khuôn của Tàu, xem nhẹ nữ-phái, không cho Nữ-phái đi học,
không được tiếp xúc với đời, không góp bàn tay xây dựng; hỏi vậy có phải đây là
một sự thiệt-thòi, mất-mát lớn cho tài-nguyên quốc-gia không.
Nay, loài người hẳn đã
ý-thức cái vai-trò trọng-yếu của người đàn-bà đứng trong gia-đình cũng như
trong xã-hội là thế nào; nhưng còn thiếu một việc là “đức hạnh” cho nên Nữ-phái
Cao-Đài đã được quyền thiêng-liêng lưu-ý trước nhứt. Bởi Việt-nam là “chủ của Vạn-quốc”
mà người đàn bà đứng vai-trò là “nội-tướng” mà không có “tinh-thần một nội tướng”
thì liệu có đảm-đương cái gánh đạo đời tương đắc này không? .Vì vậy, Bà Bát-nương
có để lời nhắc-nhở:
… “Những việc đã xảy ra đều
do phần số của Nữ phái, mà nếu em nói thiệt Hiền-tỷ đã không cố-gắng dìu dẫn
thì mấy em Nữ-phái đã xa Đạo cả thảy.
Hiền-Tỷ ngó lại coi phía Nữ-phái
đã mấy ai biết phận đâu, vì đó mà nữ-phái luôn gánh thảm sầu (Bởi thiếu nữ-anh-tài
để giúp). Bà Bát-Nương giải thích:
- Nữ anh-tài thì không thiếu,
nhưng thiếu kẻ có “đức” đó thôi . Không chi đâu, rồi đây Lại-viện Nữ-phái sẽ được
tiến-triển, điều cốt yếu là các Nữ Khâm-châu, Đầu-tộc phải biết rõ phận-sự của
họ.
Mấy em ráng lo tròn phận-sự
đa! Mấy em nên biết rằng: Có may duyên mới gặp đặng Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Phải chứ, làm Đạo đã không
sung-sướng mà còn bị khảo-đảo tinh-thần thì bảo sao chẳng buồn được …Cười.
Làm Đạo có khổ mới có
công, công do khổ hạnh thì mới xứng với cõi Hư-vô như Phật Quan-Âm buổi nọ, có
bị đời bạc-đãi mới đắc vị được. Còn như những bậc Chúa, Phi thì họ được hưởng
gì không? Có nâu sồng mới biết cơm là ngọc, rồi đây các nhà triệu-phú phải đứng
nhìn chị em mình mà nhỏ nước miếng đó?
Hiền-Tỷ có muốn thi không?
Gót ngọc Đài-vân còn rõ dấu,
Hương đưa chẳng chút bợn nhơ sầu.
May duyên gặp được người tri-kỷ,
Nhớ buổi xa nhau đổ lụy châu.
Lụy châu đổ thương người lữ-thứ,
Chốn phồn-hoa vẫn giữ thanh-bần.
Chẳng vì gót ngọc phân-vân,
Mảng lo cho kẻ thế trần lâm-nguy.
Thương đồng chủng lâm-ly giọt ngọc,
Luống vì đời phải nhọc thân mai.
Tuyết sương bũa giá đâu nài,
Vì đâu sanh-chúng ra ngoài phòng khuê.
Mong sớm tối mau về chung cõi,
Chốn Bồng-Lai học hỏi Diêu-Trì.
Mảng vì chút phận Nữ-nhi,
Phải đem thân liễu sánh bì cùng Nam.
Giữ cho khỏi thân phàm ô-trược,
Làm gương soi dẫn bước quần-thoa.
Đem thân làm món chung hòa,
Đỡ nâng bốn cõi sơn-hà cũng tay,
Chớ khá để râu mày khi mặt,
Mà cũng đừng khe-khắt tâm trung.
TAM TÙNG, TỨ ĐỨC bồi vun,
Rạng danh gái Việt qui phùng vạn bang.
( 9-10-Canh-Dần -1950)
09 - CHÂU HOÀN HỢP PHỐ
珠 還 合 浦
Giải nghĩa: (Châu là hột
châu, loại đá quí; hoàn là trở về; Hợp-phố là tên đất thuộc về quận Giao-Chỉ của
Việt-Nam ta ngày xưa vào đời Hậu hán).Nơi đây có nhiều hạt châu .Nước ta bấy giờ
là thuộc-điạ của Tàu, nhân thời ấy quan lại Tàu bắt dân ta phải tìm hạt châu để
dâng lên cho họ, chế-độ hà-khắc quá, cho nên những người làm nghề lấy hạt châu
bỏ đi nơi khác để tránh đi sự khổ cực.
Về sau, khi quan Mạnh-Thường
làm Thái-Thú, sửa bỏ lệ cũ đi, thì những người làm nghề lấy hạt châu mới trở lại
quê làng, nên từ đó mới có câu “Châu hoàn Hợp-Phố”.
Nghĩa bóng: ý nói sự đoàn
tụ, hay là nói đến một sự việc lẽ ra đã mất đi, nhưng bây giờ lại trở lại kiếm
lại được.
Lời bàn: Nhìn lại đất nước
Việt-Nam ta đã ngàn năm nô-lệ Tàu, trăm năm nô-lệ Tây, bao nhiêu năm nội chiến
dằng-dai, xem như “hột châu tự-do” đã mất hẳn trong lòng dân Việt-nam tự lâu rồi.
Nay, Đức Chí-Tôn đã đến mở cho dân tộc này một mối Đạo mầu quý gía cũng gọi là
“châu hoàn hợp phố” đó vậy.
Hãy nghe lời Đức Chí-Tôn
đã nói với một người Pháp khi hầu đàn bằng tiếng Pháp được dịch ra rằng:
“Đấng chủ tể toàn năng:
Có lẽ vợ chồng con lấy làm
kỳ lạ mà thấy Thầy đến như thế này. Các con có biết chăng, hiện nay vì thế gian
rất hung bạo nên thời-kỳ tận diệt đã gần kề. Nhân loại tàn sát lẫn nhau bởi
không biết dùng khoa học vào việc phải, nên nó mới biến thành chia rẽ và chiến
tranh.
Thánh Đạo của Chúa cứu thế
(vì sự hiểu lầm) làm tăng gia dục vọng của kẻ mạnh đối người yếu và giúp giáo
cho bọn trên hiếp dưới.
Phải có một giáo lý mới mẻ
đủ khả-năng kềm chế nhân-loại trong sự thương xót chúng sanh.
Chỉ có xứ Việt-Nam còn duy
trì được sự tôn sùng Tổ-Phụ theo tục lệ cổ truyền, mặc dầu xứ ấy chỉ biết chịu ở
dưới quyền lệ thuộc từ ngày được tạo lập đến giờ.
Ý Thầy muốn nó được giữ
nguyên thể như vậy mãi.” (TN I/131)
Như vậy, kể từ nay đất Việt-Nam
này sẽ được một chủ-quyền thật sự không còn làm nô-lệ cho bất cứ một nước nào nữa
tức là “hột châu Tự-Do” đã đưa dân tộc Việt-Nam lên làm Chúa .
Thật vậy, nhờ quyền-năng của
Tôn-giáo nên đất nước Việt-Nam này mới được nên danh Thánh-Địa trong toàn cầu
này, mới được chủ quyền đứng trong vạn quốc .
Theo như lời tiên- tri của Thầy.
“Một nước nhỏ-nhoi trong vạn-quốc,
“Ngày sau làm CHỦ mơí là kỳ ”.
Tức nhiên ta “đi trên con
đường tìm kiếm triết-lý một nền Tôn-giáo, cả nhân-loại đến học làm Chúa toàn cả
gia-đình:
- Được làm Chủ một tiểu
gia-đình, tức là một vị Hiền tại thế rồi,
- Được làm Chủ một trung
gia-đình là quốc gia, là một vị Thánh-nhân,
- Được làm Chủ một số quốc
gia hiệp lại như Hiệp-Chủng-quốc tại Mỹ-Châu như Washington, La Fayette chẳng hạn,
là một vị Tiên,
- Được làm Chủ tối đại
gia-đình, tức nhiên làm Chủ cả toàn tâm-lý thiên hạ, một nền Tôn-giáo là một vị
Phật .
Thể pháp của Đạo Cao-Đài
có khuôn-khổ tập cho nhơn-loại đi đến mục đích trong luật-pháp của nền
Chánh-giáo .
Kế đây, Bần-Đạo xin thuyết
về Bí-pháp:
Vả chăng, Chí-Tôn sanh
chúng ta ra làm người, cho chúng ta nhứt điểm linh-quang tạo hình ảnh mỗi
cá-nhân. Ngài định phận-sự tối-trọng-yếu của Ngài và cầu chúng ta thật-hành cho
ra thiệt tướng; nghĩa là làm thế nào đặng làm Chúa vạn-vật hữu vi cho Ngài.
Hễ giao phận-sự thì buộc
phải đảm-nhiệm luật pháp cũng như sai ai thế hình ảnh cho mình đến nơi nào, làm
phận sự gì, cần đưa chương-trình đặng thi- thố ra sao cho thành đạt.
Trong chương trình có phương-pháp,
hành-vi, tức nhiên luật-pháp của Đức Chí-Tôn muốn buộc loài người, đoạt đức làm
Chúa vạn-vật, định phép vô-hình tức nhiên định Thiên-điều .
Thiên-điều là luật, còn
pháp là quyền-năng thưởng phạt Nhơn quả.”
10 - THƯỢNG BẤT KHẢ THƯỢNG
HẠ BẤT KHẢ HẠ
CHỈ NGHI TẠI HẠ BẤT KHẢ TẠI
THƯỢNG
上 不 可 上 下 不 可 下
止 宜 在 下 不 可 在 上
Giải nghĩa: Câu trên đây
là một lối chơi chữ của người xưa; có nghĩa đen như vầy.
Câu 1: Trên mà chẳng phải
trên, dưới mà chẳng phải dưới.
Câu 2: Chỉ nên ở dưới,
không thể ở trên
(Hỏi đây là chữ gì? Câu chuyện
này của ông Lê-Quí Đôn, ông này vốn là một Thần-đồng, nhưng phải tánh tự kiêu,
ngạo mạn. Nơi chỗ ngồi của ông có dán câu:
“Thiên-hạ nghĩ nhứt tự lai vấn” nghĩa-là ai có việc gì không hiểu thì
đến hỏi nơi đây) Vì lẽ đó nên người chung quanh không mấy
được thiện-cảm với thái-độ ấy, nên tìm cách ngoắc-ngoéo với ông gọi là “ trả thù”.
Một hôm, ông cùng vài tiểu đồng đi vãng chùa,
thì có một chú tiểu đến trước mặt trịnh-trọng cầm tờ giấy có mấy dòng chữ trên,
nói rằng có người hỏi đó là chữ gì nhưng nhà chùa không biết, nay nhờ ông dạy cho .Đột-ngột, ông sinh ra lúng
túng, thì một chú tiểu-đồng khác đến thưa rằng: Thưa ông có phải đó là CHỮ NHỨT
không ạ!.
Nhân chuyện này, người ta hay chế-giễu: học hay mà chữ NHỨT cũng không biết:
Lời bàn: Trên mặt chữ, thì
tất cả các chữ trên đây đều có nét Nhất 一 đặt ở trên hoặc ở dưới của chữ, như chữ thượng 上 là trên mà nét nhứt lại đặt ở dưới;
Chữ hạ 下 là dưới mà nét nhứt lại đặt ở trên.
Chắc hẳn Thánh-nhân khi đặt
ra chữ viết sẽ không lầm, ngụ ý dạy cho con người sống trong xã-hội phải biết
khiêm-nhường, từ-tốn, dù rằng là bậc trên nhưng tỏ ra khiêm hạ. Vì rằng biết
bao kẻ ở bậc dưới mà thích đứng vị trên, hai hình ảnh tương phản nhau như thế
(đó là ý câu 1)
Câu 2 thì chữ chỉ 止 là dừng, nghỉ, chữ nghi 宜 là nên, thích ứng, thì
nét nhứt đều đặt ở dưới .Hai chữ Bất 不 là chẳng và chữ khả 可 là có thể, thì nét nhứt đặt
ở trên. Ngụ ý của Thánh-nhân hẳn sâu-xa lắm vậy, “quân-tử tánh như thủy”, tức
nhiên sống ở đời phải tập tánh như nước đó là đức tánh của người quân-tử, người
đạo-đức .Nhắc lại lời của Đức Chí-Tôn đã dạy về đức khiêm-nhượng rằng:
“Các con coi bậc Chí-Tôn
như Thầy mà hạ mình đặng độ rỗi nhơn-sanh là thế nào, phải xưng là một vị Tiên
Ông và Bồ-Tát, hai phẩm chót của Tiên Phật Đáng lẽ thế thường phải để mình vào
phẩm tối cao, tối trọng; còn Thầy thì KHIÊM-NHƯỢNG là thế nào?
“Vì vậy mà nhiều kẻ Môn-đệ cho Thầy là nhỏ. Cười.
“Hạnh khiêm nhượng là hạnh của mỗi đứa con, phải
noi theo gương Thầy mới độ rỗi thiên hạ đặng. Các con phải khiêm-nhượng sao cho
bằng Thầy.” (TNI/ 43)
Đức Quyền Giáo-Tông dạy phải
khiêm-nhượng như thế nào?
“Sao gọi là khiêm nhượng?
Khiêm-nhượng là hạ mình để
nhượng người, tặng người trên mình vậy. Đấng Chí-Tôn có dạy rằng “Hạnh khiêm nhượng
là hạnh yêu dấu của Thầy …
Các con phải cho khiêm-nhượng
mới mong độ rỗi thiên hạ đặng”.
Kẻ tài sơ mà biết khiêm
nhượng, người bác-học mới vui dạ dắt-dìu; người bác-học mà biết khiêm-nhượng thì
kẻ tài sơ mới đem lòng mến phục. Nên biết rằng dầu mình tài cao trí sáng đến bực
nào đi nữa, cũng có người khác giỏi hơn mình .Vả lại, nếu đem cái sức học hữu-hạn
của mình mà so-sánh với biển Thánh mênh-mông, rừng Nhu thăm-thẳm thì có thấm-tháp
vào đâu mà mong tự đắc. Vì vậy mà Thánh-hiền xưa có nói “Học chừng nào càng thấy
mình dốt chừng nấy”.
Thánh-hiền xưa thì vậy,
còn người đời nay, phần nhiều hễ mở miệng ra thì khoe mình tài giỏi, không đợi
ai khen, cái tánh tự-kiêu ấy làm cho lòng dạ tối tăm, có mắt mà không biết thấy,
có trí mà không biết suy; vì vậy nên hễ việc chi của mình làm, lời chi của mình
thốt đều cho là phải cả, rồi hiêu- hiêu tự đắc, xem người như không có, ai nói
cũng không nghe, ai khuyên cũng không nạp, ai trách cũng không dung .
Kẻ tự-kiêu là ngu-xuẩn thì
không quan-hệ chi, vì đã là ngu-xuẩn thì không ai thèm phục; cho nên kẻ ấy
không làm hại đến ai, chỉ có làm trò cho thiên-hạ cười vậy thôi .
Đến như kẻ tự-kiêu mà tài
giỏi, thì rất nên nguy hiểm, vì kẻ ấy đủ tài lực chuyên-chế cả hạng người tinh-
thần yếu ớt, rồi một mình làm quấy kéo cả bọn quấy theo; một mình nghĩ sai hại
cả một đoàn sai cả. Có câu rằng “Thiên đạo ố dinh nhi ích khiêm” nghĩa là: Đạo
trời ghét đầy mà thêm vơi, nghĩa là ghét kẻ tự-kiêu mà giúp cho người khiêm nhượng
.
Quí-hóa thay sự khiêm-nhượng!”
(Phương Châm Hành Đạo /trang 6 )
Thật ra danh Thần-đồng
Lê-Quí-Đôn xưa chẳng ai mà không biết, ngay từ khi năm, ba tuổi ông đã tỏ ra
thông-minh khác thường.
Người là con của ông
Lê-Phú-Thứ, cha cũng là bậc tài giỏi. Ngày kia vào một buổi chiều trong lúc cậu
bé đang tắm sông, trần-truồng vui đùa với bọn trẻ thì có một cụ già từ xa đến,
hỏi trong đám trẻ rằng :
- Các cháu ở đây có biết
nhà ông Lê-Phú-Thứ ở nơi nào không?
Cậu bé Lê-Quí-Đôn vốn
tinh-nghịch, biết là bạn của Cha mình tìm đến thăm, liền bước lên bờ đứng dang
hai tay hai chân mà nói rằng:
- Ông có biết tôi đứng
hình chữ gì không, ông nói đúng tôi sẽ chỉ nhà cho.
Cụ già vừa bực mình vì sự
ngỗ-ngáo của cậu bé, nhưng cũng buộc miệng đáp:
- Thì ra là mày đứng hình
chữ Đại 大 chứ còn gì phải hỏi!
Lê-Quí-Đôn vỗ tay cười đắc
chí, nói:
- Ông xem, người ta cởi
truồng thế này, là chữ Thái 太 chớ sao chữ đại 大 được
Bởi chữ đại là lớn chỉ về
vật- chất, mà thái cũng là lớn nhưng chỉ về tinh thần (như thông thái) nhưng chữ
thái có một chấm ở phía dưới…vì cậu bé cởi truồng!
Tối đến, cậu bé ra chào
khách, ông khách nhận ra đây là cậu bé tinh-nghịch ban chiều, liền đem câu chuyện
thuật lại cho cha cậu nghe, ông Phú-Thứ kêu cậu bé ra xin lỗi và định trách phạt
cho khách vui lòng, nhưng ông khách nói:
- Sự tinh-nghịch của trẻ
con cũng có lý-do của nó; chứng-tỏ sự thông-minh phát tiết ra ngoài, hãy khoan
để tôi thử tài, nếu không trả lời được hãy phạt cũng không muộn.
Thế rồi, ông khách ra đề
tài là phải làm một bài thơ, lấy đề là “Rắn đầu biếng học”.
Tức nhiên đề tài này rất hạn-chế
là Thể thơ Đường luật (bài thơ có tám câu, mỗi câu bảy chữ), làm thế nào mỗi
câu trong đó có tên một thứ rắn và thời-gian thật khẩn-trương.
Lê-Quí-Đôn không ngần-ngại
đọc ngay:
THI
Chẳng phải liu-điu vẫn giống nhà.
Rắn đầu biếng học lẽ không tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay
thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo
mép chẳng qua lời lếu-láo,
Rằn
lưng chẳng khỏi vệt năm ba.
Từ nay châu lỗ xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
Như vậy thì Lê-Quí-Đôn đã
làm được “bài phạt” rồi; đúng như “giám-khảo” đòi hỏi, mỗi câu đều có tên một
thứ rắn, không sai chút nào, mà cũng trở thành một bài thơ bất hủ!
Về tài trí của ông thật là
thông-minh trác-tuyệt; có một hôm Lê-Quí-Đôn đến chơi nhà của ông Tham biện, thấy
trên bàn có một cuốn sổ thâu thuế, ông đọc qua suốt rồi để lại chỗ cũ. Thời
gian sau, nhà ông này bị cháy đi, có điều là ông Biện không biết tiền thuế của
ai đã thu rồi, của ai chưa thu, không nhớ hết. Ông tỏ ra lo-lắng; đem chuyện
này nói với Lê-Quí-Đôn, Ông thần-đồng bảo, đem giấy viết ra đây tôi đọc lại cho
mà ghi, tôi còn nhớ .Quả nhiên, về sau ông tham-biện nhờ đó mà thu đầy đủ cả.
Bên cạnh tài hay, trí giỏi
ấy người ta cũng chưa quên cái tánh ngạo-mạn của ông, hình như họ chờ cơ hội tốt
là sẵn-sàng ra tay “trả đũa” liền .
Ngày đau buồn nhất của Ông
là ngày cha chết, có một cụ già đến cúng điếu, xưng là bạn thân của ông
Lê-Phú-Thứ từ xa đến, muốn viếng đôi câu đối, nhưng mắt kém nhờ Lê-Quí-Đôn viết
hộ .Bấy giờ, Lê-Quí-Đôn đã sẵn-sàng nghiên bút, chỉ còn chờ ông khách đọc lên,
nhưng quái ác, ông chỉ đọc có mỗi một chữ “chi” rồi ông ngưng hẳn; Lê-Quí-Đôn
chờ lâu, sốt ruột mới thưa rằng:
- Thưa cụ, chữ “chi ” nào ạ?
Ông khách thừa dịp ôm mặt
khóc nức-nở và than-trách đến não lòng:
- Anh ơi là anh ơi! Anh Phú-Thứ
ơi! Sao Anh nỡ vội ra đi sớm thế, Anh mạng bạc vô-phúc mất đi, không kịp ở lại
mà dạy cho con Anh còn khờ dại, đậu Bãng-Nhãn Thám-khoa làm gì, mỗi một chữ
“chi” là chưng mà cũng không biết viết, Anh ơi là Anh ơi!
Thế rồi, ông lau nước mắt,
rồi đọc tiếp:
Chi chi tam thập niên dư xích huyện Hồng châu kim
thượng tại
Tại tại sổ thiên lý ngoại, đào hoa, lưu thủy tử hà
chi?
之 之 三 十 年 餘 赤 縣 洪 州 今 尚 在
在 在 數 天 里 外 桃 花 流 水 子 何 之
Giải nghĩa:
Câu 1 : Cách đây hơn ba
mươi năm, Xích-huyện Hồng-châu nay còn đó
Câu 2 : Xa ngoài mấy dặm,
đào hoa lưu thủy Bác vội về đâu?
Cái hay của đôi cấu đối
này là ý tứ thật chỉnh, khởi đầu là chữ “chi”, kết là chữ “tại”
Qua câu 2 thì chữ đầu là
chữ “tại” kết là chữ “chi” nó xoay vòng thật là khít-khao, êm-ái.
Nhưng không hay bằng “nước
mắt” của cụ già làm cháy lòng một thần-đồng xuất thế!
Thật không còn một hình phạt
nào cay-đắng cho bằng tiếng khóc này!
11 - TRẦN SINH CHI KHÁCH
塵 生 之 客
Giải nghĩa: Con người đến
với thế-giới này như người khách trong cõi đời, xem đây như là quán trọ .Nếu biết
mình là khách, còn kia là lữ-quán thì có chi mà mê, mà luyến cuộc đời trăm năm
có nghĩa gì đâu!
Lời bàn: Thật thế, Đức
Chí-Tôn cũng dạy như vậy, nhưng nếu ta lắng lòng mà nghĩ-nghị thì quả nhiên
cũng như vậy có khác gì đâu. Nhiều lần đi du-lịch xa, rồi ngày về cũng nhiều người
lưu-luyến, bịn-rịn, khóc-lóc, không muốn rời .Rời cái nơi cảnh đẹp ấy cũng như
sợ phải rời cái chốn trần gian này vậy.
Thánh-ngôn có dạy rằng:
“Thầy, các con,
Cõi trần là chi?
Khách
trần là sao?
Sao
gọi khách?
“Trần là cõi khổ, để đoạ bậc Tiên Thánh có lầm
lỗi .Ấy là cảnh sầu để trả xong quả, hoặc về ngôi cũ, hoặc trả không xong quả,
phải mất cả chơn-linh là luân hồi, nên kẻ bị đoạ trần gọi là khách trần.” (TNII
/3)
Như vậy làm người khách
trong cõi trần-ai này hẳn có nhiều hạng, bởi chúng ta thấy có kẻ đến thế này; người thì sung-sướng, thư-thả vui chơi, tinh thần
thoải-mái; người thì vất-vả suốt ngày, chạy ăn, chạy mặc, tất-tả mà không
đủ nuôi thân .Hỏi vậy có phải là một sự bất công hay không?
Mặt điạ-cầy có đến 2.700 triệu nhân sinh ở thời
điểm nhân số của 50 năm về trước. Như vậy thì sự tử sanh, sanh tử cứ xoay vần,
nhưng chung qui thì chỉ có Năm hạng khách trần mà thôi.
Hãy nghe Đức Hộ-Pháp nói về năm hạng khách trần
ấy.
1 - Một hạng thứ nhứt là hạng trái chủ, tức
nhiên là hạng thiếu nợ:
Hạng thiếu nợ là gì? Là những người gây ra nhơn quả nhiều, luật nhơn quả để họ vô hàng cùng khổ của các
chơn-linh. Dáng vẻ họ cùng khổ lắm, họ lo đêm lo ngày chạy tần chạy tảo rất sợ
thiếu nợ, họ hà-tiện lắm, nhiều khi gặp được tình liên-hữu với chơn-linh nào mà
họ gọi là chủ trái đến. Lạ-lùng thay! đối với cả toàn thiên hạ không thương yêu
ai mà nếu họ gặp người chủ trái ấy, dục họ thương yêu, kính mến, chiều chuộng;
bao nhiêu cũng đem dâng cho người ấy. Nếu chủ trái ấy đầu kiếp một lượt thì may
duyên cho họ trả, nếu rủi người chủ trái không đến thì họ phải đầu kiếp mãi tìm
cho đặng người chủ nợ ấy, làm tôi mọi cho họ đặng trả nợ
Ấy là một phương-pháp mà
các chơn-linh hãi-hùng hơn hết .
2 - Hạng chủ nợ: Có tính
cách đặc biệt là họ không lo sợ gì, lơ lơ lửng lửng, ngày chí tối không biết đợi
ai trả nợ, mà chắc mình có món nợ chúng sẽ trả, họ không lo gì cho họ cả, thả lình-bình
du hí du thực không biết gì ráo, ngơ ngơ ngẩn ngẩn không động tới ai mà cũng
không làm nên cho ai, mà khi nào chúng ta thuyết Đạo với họ thì họ biết xu-hướng,
chịu nghe, tưởng cái huyền-linh này sẽ giúp mình đắc lợi gì. Họ đi chùa, đi miễu
cốt cầu danh, tánh chất sợ tội, sợ quả báo mà không biết trọng mình. Trong mình
không có tiền thì thôi, nếu có tiền mà ai nói nghe vừa bụng thì móc ra đưa hết
rồi lại mắng người ta .
3 - Hạng du học: Bình thường
cái gì họ cũng muốn hết, ham đọc sách vở kinh- luân nhưng đọc qua loa rồi bỏ,
ưa kiếm hiểu, ưa tọc mạch hơn ai hết. Hạng du học thì nhiều, mà lạ-lùng thay phần
nhiều không tín-ngưỡng, học cao đến đâu nếu đem đạo-đức tinh-thần mà nói họ
không biết gì hết, cứ cái chơn-lý họ tìm mãi mà thôi, chính mình họ cũng không
biết họ là ai; nhưng cũng là hạng tự-tôn tự-đại lắm, họ quyết đoán trong óc họ
rằng không ai hơn họ được, cho là mình khôn hơn thiên hạ nên làm cao, làm cách
hơn ai. Gương mặt lúc nào cũng ngước lên người ta gọi là mấy cậu “trịch bồ
lương”mà thứ đó lại nhiều hơn hết.
4 - Hạng ta bà: Nếu có thì
chúng ta thâý liền, không động tới ai, không nói tới ai, cái sống cái chết họ
cũng không cần biết, họ thường ở theo các chùa, hoặc lên núi, một mình một cõi,
chịu thanh tịnh mà thôi, còn đi chơi tìm lên non lên núi .Ta thấy trong các
chùa chiền, họ bơ bơ, dọng chuông gõ mõ ,rồi nam mô lên nam mô xuống. Hạng
ta-bà du hí này sống trong cõi trần nếu không vừa bụng thì thối lui về tức là
chết .
5 - Hạng thiên mạng: Đây
là hạng người không biết tầm lấy cái sống riêng cho mình, chỉ lấy của mình lo
cho thiên-hạ; không biết tôn trọng hình hài của mình,chỉ tôn-trọng thiên-hạ .Bởi
vì hạng thiên-mạng cốt-yếu tìm cả năng lực chỉ đạo cho thiên hạ làm môi giới
tinh-thần, ấy là một phương-pháp giải cứu cho đời và bảo trọng nuôi nấng
thiên-hạ đó. Tánh chất như LụcTổ Huệ-Năng bất động, bất trần, bất cấu, bất nhiễm.
Có nhiều khi họ đến mà chưa có phận sự thì họ ngơ ngơ ngửng ngửng như khùng như
điên. Ấy là khi chưa đắc thế, thiên hạ kêu họ là ba trợn ba nháng đó; một khi
mà họ đắc thế rồi, quyết cứu độ thiên hạ thay thế cho thiêng liêng, vâng mạng lịnh
Đức Chí-Tôn đến làm bạn với người đặng truyền Đạo thâu con cái của Chí-Tôn về một
mối. Phần đó ta có thể xem xét được trong Thánh-Thể của Đức Chí-Tôn .
Nếu ta có gặp người khùng
khùng điên điên phải quyết đoán là họ đợi thời mà thôi..” (ĐHP thuyết 15-1-Mậu-Tý
1948)
Nay Đức Chí-Tôn mở Đạo là
cơ-hội người Nữ phái được mở ra một sinh lộ tức nhiên người Nữ được hưởng sự bình-đẳng,
bình-quyền; người Nữ được tu-hành và làm Thiên-mạng để giải nghiệp tiền-khiên
cho chính mình và cho Cửu-huyền Thất-Tổ.
Bà Bát-Nương luôn có điều
nhắc-nhở Nữ-phái:
..... “Từ xưa đến nay, phận
của Nữ-phái là “khuê-môn bất-xuất”, giữ cho đúng Tam tùng cùng Tứ đức, những việc
đó các em cũng đã học nhiều rồi, duy lúc Tam-Kỳ Phổ-Độ này Nữ-phái lại phải
gánh thêm một phần trách nhiệm nữa là giáo-hóa đàn Em Nữ-phái đi cho kịp cùng
Nam-phái. Các Em có biết do đâu mà được vậy chăng?
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ]
Home [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét