Đây là tủ sách dành riêng cho “gia đình”, ngoài ra Tôi không dám nghĩ đến
một cao-vọng nào cả, vì đối Bạn đồng-sinh Tôi là người kém cỏi, thua sút
nhiều, cần phải học-hỏi. Còn đối với Bạn trẻ thì Tôi cũng chưa hơn, cho nên
chưa dám nghĩ gì. Hôm nay Tôi viết là để viết, vì Tiền-nhân ta có câu:
“Xuân
tàm đáo tử ty phương tận.
“Lạp
cự thành khôi lệ thủy can.”
春 蠶 到 死 絲 方 盡
Tức nhiên Con tằm xuân đã
ăn lá dâu xanh để rồi cứ tiếp tục nhả sợi tơ vàng cho đến chết cũng chưa xong.
Cây nến kia khi thắp lên rồi thì giọt nến cứ chảy thâu đêm chưa ráo lệ.
Tạm dịch:
Tằm Xuân trả sạch óng tơ vàng,
Nến rỏ tàn đêm dạ chửa an.
Tập sách này ra đời cũng
như những tập kế tiếp, đều thoát thai trong một hoàn cảnh hết sức khiêm-tốn với
các lý-do sau đây:
1 - Làm một bậc Cha Mẹ mà
buổi Xuân thời không làm thoả-mãn nhu-cầu cần-thiết cho các con, các cháu là một
điều ân-hận thứ nhất.
2 - Làm một bậc Thầy mà
không đi trọn trên con đường nghiệp-dĩ để truyền lại tất cả kinh-nghiệm sống
cho đám trò yêu, là một điều ân-hận thứ nhì.
3 - Làm một Môn-đệ
trung-kiên của Thượng-Đế mà không được dịp nói lên tiếng nói chân-tình để phổ-truyền
Chơn-Đạo của Đức Chí-Tôn là một điều ân-hận thứ ba.
Hôm nay, nhìn lại thấy buổi
hoàng-hôn dần lịm tắt mà chỉ biết ngâm câu của người xưa rằng:
“Tịch dương vô hạn hảo chỉ
vị cận hoàng-hôn”.
Ôi! Buổi trời chiều vô
cùng đẹp nhưng chỉ tiếc vì ánh hoàng-hôn dần liệm tắt, cũng như tuổi đời xế
bóng.
Thì hỡi
- Các Con cháu
thân-thương!
- Những trò sinh quí mến!
- Những Bạn Đạo chân
thành! …
Tất cả là những người đã
cùng Tôi được gặp-gỡ trên đường trần này trong một quãng thời-gian ngắn dài lẫn
lộn, nhưng Tôi xin tất cả hãy vì sự bất lực của Tôi mà tha-thứ, mà quên đi sự bất
tài của Tôi, bởi chính cái nguyện-ước chắc cũng còn nhiều nhưng vì “lực bất
tòng tâm”, thôi đành chịu vậy.
Hỡi các BẠN yêu quí nhất của
đời Tôi!
Được một lần dừng bước
lãng-du trên trái đất này chắc hẳn là một điều vinh-hạnh lắm! Tôi đã cố-gắng và
cố-gắng thật nhiều, nhưng giờ đây nhìn lại chỉ một thân cô lẻ; hoàn-toàn cô-lẻ,
vì những cội cây già đã lần lần ngã xuống làm phân cho luống đất mới, làm trụ
cho cành cây con; tôi đã vắng đi nhiều, vắng đi nhiều!
Những bậc Cha Mẹ, Thầy, Bạn
tốt của Tôi cũng lần lượt ra đi trong nỗi nghẹn-ngào u-uất, trong niềm xót-xa
lưu-luyến, tôi chưa dịp đền trả; nhiều món nợ trong đời vẫn còn nghèn-nghẹn
trong tim, vẫn là nỗi u-hoài chưa vơi niềm khắc-khoải. Vậy thì xin nhắn gió gởi
mây cho nỗi tâm tư này cùng hòa-quyện với hồn thiêng sông núi; tất cả nỗi niềm
này góp thành một khối Yêu-thương để Hiến-dâng và Phụng-sự trong ngày nay và cả
ngày mai.
Tôi không lấy làm lạ vì đã
là định luật!
Nhưng Tôi chỉ muốn nhắn-nhủ
lại rằng đừng lãng phí thời gian, đừng quên đi những lời vàng đá, đừng dẫm lên
đám lá khô vàng mà nghĩ rằng đây là đồ vô dụng; vì nếu lá này không khô rụng xuống,
lấy gì làm phân để bón cho cây xanh? “Vô cổ bất thành kim” Bạn ạ!
Các nhà tiên tri đã giáng
dạy rằng:
“Đạo Trời chỉ có Một, phải
tồn tại, càng ngày càng mở rộng, không bao giờ mất động lực, bất di dịch:
- Giáo-lý của Moise là cái nụ,
- Giáo-lý của Jésus là cái bông
- Giáo-lý của Cao-Đài là cái trái.
Hoa không phá hủy nụ, trái không tàn phá hoa,
Không có sự phá hủy, chỉ có sự hoàn thành.
- Những lá chết của nụ phải rụng đi để cho hoa
nở.
- Những cánh hoa rồi cũng phải rụng đi để thành
trái và để cho trái chín. Những lá chết, cánh hoa rụng có phải là vô dụng
không? có nên bỏ đi không? KHÔNG !
- Cả lá chết và cánh hoa rụng lúc thường cũng tương-ứng cần-thiết, không có nó không thành trái”
Hôm nay, Đạo Trời đã đến
lúc hoàn thành các giai-đoạn ấy.
- Giáo-lý của Đại-Đạo là
tinh hoa của ba nền Tôn-giáo,
- Tôn-chỉ của Tam-Kỳ là cứu-rỗi
92 ức nguyên-nhân qui hồi cựu vị
- Mục đích của Phổ-Độ là
đưa nhân loại đến ĐạiĐồng.
Tất cả những tập sách nhỏ
của đời Tôi xin dành cho CÁC BẠN, những người Bạn chân-tình muôn thuở của đời
Tôi!
Tây-Thánh, mùa Hội-Yến Diêu-Trì-Cung
Năm Bính-Tuất (2006)
Nữ Soạn-giả
NGUYÊN-THỦY
CHƯƠNG I:
TÂN GIÁO CAO-ĐÀI 新 教 高 臺
TÂN GIÁO CAO-ĐÀI LÀ GÌ?
Đạo Cao-Đài là một
Tôn-giáo mới khai mở vào năm Bính-Dần 1926 nên gọi là một nền Đạo mới, hay là
Tân Tôn-giáo.Đức Hộ-Pháp nói về Tân giáo Cao-Đài:
“Đạo Cao-Đài tức là ĐẠI-ĐẠO
TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ khai sáng vào thời-kỳ này là do Thiên-cơ tiền định và cũng hợp với
lời tiên-tri của các Đấng Giáo-Chủ đã khai mở các Đạo-giáo trên thế-giới.
“Theo Phật-giáo, Lão-giáo
và Khổng-giáo thì đều dạy rằng: thời-kỳ này là thời-kỳ hạ nguơn khiến đời tận
diệt để chuyển xây trở lại Thượng-nguơn Thánh-đức với một kỷ-nguyên mới. Đặc biệt
Đức Thích-Ca Mâu-Ni khi lập giáo có cho biết đến năm 2.500 kỷ-nguyên Phật-giáo,
là thời-kỳ để cho Đức Di-Lạc ra đời mở Hội-Long-Hoa lập một kỷ-nguyên mới đó vậy”.
“Nơi Cung Hỗn-nguơn-Thiên
chúng ta thấy đương giờ này đang trong Đệ tứ chuyển. Thượng-nguơn Tứ chuyển giờ
này giao quyền Chưởng-quản trị phần hồn và phần xác của Càn khôn vũ-trụ do nơi
tay của Đức Di-Lạc Vương-Phật, mà trong Cung ấy là Cung chúng ta thấy mặt Đức
Chí-Tôn, tức nhiên gần Đức Đại-Từ-Phụ hơn hết”.
“Chơn-lý của Đạo Cao-Đài
đã tỏ rõ cho toàn thể nhơn-sanh đều hiểu lời tiên-tri của Phật-giáo đã nói: Qua
cuối Hạ-nguơn Đức Chí-Tôn đến để mở Hội-Long-Hoa đặng lập-vị cho Đức Di-Lạc
Vương-Phật”.
“Sứ-mạng thiêng-liêng của
Hộ-Pháp là vì: Đức Chí-Tôn không đi nên mới có Hộ-Pháp của Ngài đến. Hộ-Pháp của
Ngài đến cốt yếu thay-thế cho Ngài đặng lập vị cho Đức Di-Lạc Vương-Phật mở Hội-Long-Hoa,
tức nhiên sứ-mạng của Hộ-Pháp là cầm cây cân Công-bình thiêng-liêng của Đức
Chí-Tôn giao-phó, nắm cả tâm-lý tinh-thần nơi mặt địa-cầu này đặng hòa-giải, hầu
sửa đương tâm đức của nhân-loại tức nhiên là Ngài đến trước khi mở Hội-Long-Hoa
tạo Tiên, Phật. Tâm đức từ trong cửa Thánh của họ đặng họ từ-từ bước đến cửa
Thánh của họ, đến phẩm-vị của họ tại mặt thế này”.
“Ngày giờ nào khi
nhơn-sanh đã tiến bước, Bần-Đạo chỉ nói một người mà thôi đoạt được Phật-vị thì
ngày ấy Hội-Long-Hoa mới mở, mà Hội-Long-Hoa chưa có mở thì Đức Di-Lạc chưa có
đến”.
“Nam-mô Tam Hội Long-Hoa Bạch-Vương
Đại-Hội, Di-Lạc Cổ-Phật Chưởng-giáo Thiên-Tôn”
(Câu 34- U-Minh-chung)
01 - ĐẠO TÂM BỬU GIÁM
道 心 寶 鑑
Giải nghĩa: ĐẠO TÂM 道心 có hai nghĩa chánh:
1 - Đạo Tâm là tâm-đạo của
con người. Bởi tất cả mọi việc tu-hành, dù theo một Tôn-giáo nào, cũng khởi
phát từ một tâm-hồn cao-thượng và hướng thượng, đạo-đức và dục tấn.
2 - Đạo Tâm là tịch-đạo thứ
hai của nền Đại-Đạo sau Tịch-Đạo Thanh-Hương.
- Tịch-Đạo Thanh-Hương 青香 là thi-hành Thể-pháp
- Tịch-Đạo Đạo-Tâm 道 心 là thi-hành bí-pháp.
Bửu-giám (Bửu là báu; giám
là cái gương, cái kính để soi mình vào), vậy bửu-giám là tấm gương quí báu mà
các bậc tiền Thánh, tiền Hiền đã để lại cho nhân loại làm túi khôn cho cuộc đời,
nay con đường Đại-Đạo có thêm nhiều hình-ảnh, nhiều tâm-hồn cao-thượng đạo đức
nữa là các bậc Tiền khai Đại-Đạo.
Như vậy, ĐẠO TÂM BỬU-GIÁM
là tấm gương báu cổ kim của những tâm-hồn Thánh-triết, chỉ biết suốt đời hiến
mình cho nhân-loại, hy-sinh cho Đạo-pháp mà thôi, với những đức tánh cao-quí,
những ngôn-từ đức hạnh ấy đáng cho đời chiêm-ngưỡng và học-hỏi.
Lời bàn: Đạo Tâm Bửu Giám 道 心 寶 監 là đề tài cho tập sách nhỏ này là công-phu chắc lọc của Soạn giả trong nhiều
thời-gian đọc Thánh-Ngôn, Thánh-Giáo cùng các tư-tưởng của các bậc tiền-bối
trong Chơn truyền của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Với mục-đích làm sáng danh gương
kim cổ qua chơn-truyền Đại-Đạo.
Xem như thời Tịch-đạo
Thanh-Hương đã qua đi, nhường lại cho cơ Đạo-Tâm sắp đến, cái chơn lý tối cao,
tối đại của nền Đại-Đạo này chính Đấng Thượng-Đế khai mở tại Việt-Nam chúng ta
đây, là khởi điểm cho Đại Đồng Thế-Giới để cùng sống chung Hòa-Bình. Cái hay của
đạo mầu đã sẵn, nhưng sự xếp đặt do sự cắt xén, ráp nối của bàn tay phàm biết
có được toại ý Thánh-Nhân không? Nhưng dù thế nào đây cũng là một kỹ-niệm của
chuyến viễn-du của một con người được đặt bước đến điạ-cầu 68 này, đã được sống,
được hít thở khí trời và hạnh-phúc nhất là được hít thở không-khí diệu-huyền của
Đạo-Pháp.
Thế nên hai câu liễn đặt
trước Báo Ân Từ cho ta hình ảnh ấy:
- BÁT phẩm chơn hồn tạo thế
giới hoá chúng-sanh vạn vật hữu-hình tùng thử ĐẠO
- QUÁI hào Bác-ái định
càn-khôn phân đẳng pháp nhứt thần phi tướng trị kỳ TÂM
八 品 真 魂 造 世 界 化 眾 生 萬 物 有 形 從 此 道
卦 爻 博 愛 定 乾 坤 分 等 法 一 神 非 相 治 其 心
Giải nghĩa:
Câu 1 - Tám đẳng cấp
chơn-hồn là vật-chất hồn, thảo mộc-hồn, thú-cầm-hồn, nhơn hồn, Thần-hồn,
Thánh-hồn, Tiên-hồn, Phật-hồn đều được sản-xuất dưới bàn tay của Đức Phật-Mẫu,
nhưng vạn-vật vốn hữu hình hữu hoại, nghĩa là có sinh có diệt, có sống có chết,
Đạo của trời đất định vậy.
Câu 2 - Dù cho những quẻ
(đại thể), những hào (tiểu thể) xuất từ tâm Bác-Ái sẽ định nền tảng cho
Càn-khôn để phân ra đẳng cấp, chỉ một điểm Thần 神 duy nhứt, không hình tướng cũng định được cái Tâm (mà chủ của cái Tâm là
Thượng-Đế Cao-Đài ngày nay vi chủ)
Trong vũ-trụ Chúa cả tạo-đoan
ấy là Thầy nắm cả huyền-vi bí-mật trong tay. Thầy mới phân tánh Thầy ấy là
Pháp, Pháp tức là quyền-năng của Thầy thể hiện ra, cũng như lý Thái-cực ở trong
cõi tịnh, rồi từ trong cõi tịnh lý Thái-cực phát động mới sanh ra Pháp. Pháp tức
là những định-luật chi-phối cả Càn-khôn, mà người nắm luật chi phối ấy là Phật-Mẫu.
Sao gọi là Phật-Mẫu?
Phật-Mẫu là Mẹ, là gốc
sanh ra vạn-vật. Phật Mẫu nắm cơ hữu tướng. Phật-Mẫu là Âm, còn Thầy là Dương.
Âm Dương tương-hiệp mới biến Càn-khôn, cả Càn-khôn ấy là Tăng, mà người nắm quyền
vi chủ hàng Tăng ấy là một vị Phật cầm quyền thế-giới. Phật và Pháp không biến
đổi, còn vị cầm quyền thế-giới là Tăng ấy thay đổi tùy theo thời-kỳ.
- Tỷ như hồi Nhứt-kỳ Phổ-Độ
cầm quyền vi chủ là Nhiên-Đăng Cổ-Phật.
- Nhị-kỳ Phổ-Độ là
Thích-Ca Như-Lai.
- Tam-kỳ Phổ-Độ là Di-Lạc
Vương-Phật.
Hết Tam-kỳ Phổ-Độ thì
nguyên-căn qui nhứt, trở lại mở Nhứt-kỳ Phổ-Độ sẽ có vị Phật khác ra đời cầm
quyền vi chủ định-luật Càn-khôn.
Lại nữa: Nhìn ở đầu câu liễn
có hai chữ Bát Quái, cuối câu có hai chữ Đạo Tâm, điều này đã chứng-tỏ rằng Tịch-đạo
Đạo-Tâm đã xuất hiện.
- Đức Chí-Tôn có Bát-Quái
(số 8).
- Đức Phật-Mẫu nắm Bát Phẩm
Chơn-Hồn (số 8)
- Người tu-hành gìn Bát
Chánh Đạo (số 8)
Ba lần con số 8 là 24
(3x8), là 24 chiếc thuyền Bác Nhã tức nhiên là Bác-Nhã Ba-La-Mật của Phật dạy,
là trí huệ. Người tu là mục-đích đạt cho được trí Bác-Nhã ấy là “nương gươm thần
huệ đoạn trừ nghiệt căn” đó vậy!
Mỗi câu có 17 chữ ứng với
quẻ Thiên Sơn Độn 天山沌.Độn là lui đi, tức nhiên
thời Tịch-đạo Thanh-Hương đã qua, giờ đây Tịch-đạo Đạo-Tâm sẽ ngự trị trong tâm
linh của tất cả mọi người.
Mỗi lần được một món ăn
ngon muốn tìm bạn hiền cùng thưởng-thức. Huống chi cái chơn-lý siêu-tuyệt của Đạo
Cao-Đài như thế này, há lại không trình-bày ra đây để trình với các Bạn đồng-sanh
những khám-phá mới lạ của một khách lữ-hành chỉ có mỗi ước-vọng đi tìm chơn-lý
như kẻ bòn vàng, giờ đây gặp được trái núi vàng xin rao lên rằng: “Thượng-Đế đã
ngự vào tim!”
Đây! Lời của Đức Thượng-Đế
qua:
Thi văn dạy Đạo:
NGỌC ẩn thạch-kỳ ngọc tự cao,
HOÀNG thiên bất phụ chí anh-hào.
GIÁNG ban phúc-hạnh nhơn đồng lạc,
THẾ tạo lương-phương thế cọng giao.
GIÁO-hoá nhơn-sanh cầu triết-lý,
ĐẠO truyền thiên-hạ ái đồng-bào,
NAM nhơn tỉnh cảm sanh cao khí,
PHƯƠNG tiện tu tâm kế diệt lao.
02 - VẠN-VẬT PHỤ ÂM NHI BẢO DƯƠNG TRUNG CHÍ DĨ NHI HÒA
萬 物 負 陰 而 枹 陽 中 至 以 而 和
Giải nghĩa: Nho-gia nói là
vạn-vật ôm-ấp Âm Dương, đến mực trung-dung thì gọi là Hòa, cơ Hòa là cơ sanh
hóa. Trong trời đất có hai quyền-năng đối-kháng nhau, gọi chung là Âm Dương, có
đặc tính:
- Dương thì cứng, sáng,
phát ra ánh sáng.
- Âm thì tịnh, mềm thuận,
là sự bế tàng.
Âm Dương giao phối đúng tiết,
đúng thời có kết quả tốt mới sinh tồn, nhưng cũng phải có thần-minh đứng giữa
làm máy tạo huyền-vi vậy.
Thường Á-đông cho Rồng là
tượng Kiền. Lấy vật là con ngựa cái làm tượng khôn. Bởi Rồng lên thẳng chỉ
không gian, ngựa chạy đường dài chỉ thời gian. Thế nên hình-ảnh của con “Long
Mã” là biểu-tượng cho lý Âm Dương của vũ-trụ và vạn-vật. Hơn nữa Đạo Cao-Đài
quan trọng ở cái lý biến-đổi tuyệt-vời của Đạo-pháp, nên có hình của “Long-Mã
phụ Hà-Đồ” là để nói lên cơ Âm dương của Tạo-hóa đã điều-hành đến chỗ tuyệt-đối
là “Hòa”. Hòa là trọng-tâm của nền Đại-Đạo.
Lời bàn: Lý Dịch quan-trọng
nhất của sự khởi đầu là Âm Dương. Âm Dương, đất trời cũng từ Kiền Khôn mà ra.
Kinh xác nhận:
“Càn Khôn sản xuất hữu hình,
“Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh.”
(Phật-Mẫu Chơn Kinh)
Kiền Khôn là cái cửa của Đạo
Dịch vậy. Kiền là Dương, khôn là Âm. Âm Dương hợp đức mà cứng mềm thành thể, lấy
sự làm ra cái thể của Trời Đất để thông cái đức của Thần minh.
Kiền ☰ Khôn ☷ là hai quẻ Nguyên-Thủy sơ khai tượng-trưng cái Âm Dương vi thủy của Đạo Dịch.
Quẻ Kiền có thể ghi bằng
ba chấm thay vì gạch dài, kéo dài thành ra số 1. Là số đầu của các số là số thuần
Dương, quẻ Khôn là số nguyên-thủy của số 0, là thể âm gọi là số ngẫu.
Đạo trời đất theo đạo
Trung 中 mà biến-hóa không giây phút nào ngừng nghỉ, làm
cho mỗi phút, mỗi ngày một mới thêm. Sự đổi mới có nghĩa là biến-đổi vậy. Thế
nên con người sống phải hiểu rằng “một sát na già thêm một sát na”, nói đến
sát-na là nói đến tích-tắc đồng hồ! Nhưng sự biến-đổi này chỉ có tiến chứ không
có lùi, không có sự thoái hoá, nhờ vậy mà vũ-trụ này luôn luôn đổi mới, nên phải
làm sao cho mỗi ngày mỗi mới, ngày ngày mới, mỗi ngày mỗi mới, do câu “cẩu nhựt
tân, nhựt nhựt tân, hựu nhựt tân”
Sự học cũng vậy, là con
thuyền đi nước ngược, không tiến tức là lùi. Sự mới khác có nghĩa là biến đổi vậy.
Cái luật biến đổi đó gọi là Dịch 易 (Dịch là biến, biến theo thời-gian)
Theo đạo Dịch cứ một Âm 陰 một Dương 陽 mà sinh sinh hóa hóa nên
mới nói rằng “sinh sinh chi vị Dịch” 生生之謂易 Tức là sự sinh hóa của trời đất khởi đầu do cái Âm Dương Nguyên-Thuỷ làm nền
tảng, làm gốc cho sự sinh, thì Kiền Khôn tức là cửa khép mở để vào tòa lâu đài
Dịch vậy.
Kiền là quẻ ba vạch liền ☰ (tượng bằng số1)
Khôn là quẻ ba vạch đứt ☷ (tượng bằng số 0)
Dương thì động, cứng rắn, phát
tán.
Âm tính thuận, co rút,
âm-thầm.
Lý Âm Dương vô-cùng-tận vậy, nhưng chỉ có Hòa thì mới Bình gọi là Hòa-Bình. Hòa phải hiệp nên gọi
là Hòa-Hiệp đó là cơ đắc Đạo vậy.
Nguyên-lý:
Trời đất có Âm Dương, vạn-vật
có thể phách, nhơn loại có xác hồn; sự sống của vạn-loại trong Càn khôn thế giới
chỉ nhờ có vật-chất và tinh-thần tương-hiệp mới thành hình. Xác phải phù-hợp với
hồn, cũng như vật chất phải phù-hợp với tinh-thần trở lại vô-vi, vô-vi cùng hữu-hình
phải tương-đắc ...
Ngôi Âm và ngôi Dương ấy gọi
là Lưỡng-nghi (tức là hai ngôi).
“Lưỡng-nghi là cơ Âm Dương
phối-hợp thì bất cứ vật chi chi trong trời đất này cũng đều do Âm Dương mà sản-xuất,
cũng gọi là lý nhị nguyên đó vậy.
Âm với Dương vốn là cơ động
tĩnh, mâu-thuẫn nhau, tương-khắc mà lại tương-hòa. Hai cái lý đối-nghịch nhau để
hỗ-trợ lẫn nhau chớ không phải để tiêu-diệt nhau.
Trời có sáng tối; người có
Nam, Nữ; vật có cứng mềm; đất có nắng mưa; vạn loại có trống mái; cho chí đến
loài cây cỏ mới nẩy chồi thì ra hai lá đầu tiên, ấy là hình tượng của Âm Dương
đó (gọi là song tử diệp).
Âm Dương vốn là cơ sản-xuất,
nhưng trong Dương có Âm và trong Âm có Dương. Nho-gia gọi là “Vạn-vật phụ âm
nhi bảo dương, trung chí dĩ nhi Hòa” 萬物負陰而抱陽中至以而和
(Tất nhiên vạn-vật ôm-ấp
Âm Dương, đến mực trung thì gọi là hòa)
Khi nói đến TRUNG tức
nhiên là nói đến CHÁNH, hai chữ trung-chánh này nắm cả then chốt của Đạo Dịch:
- Dịch khiến cho thiên-hạ
không trung trở về chỗ trung.
- Dịch khiến cho thiên-hạ
không chánh trở về chỗ chánh.
Trung Chánh mà lập lại đặng
rồi thì cuộc biến-hóa của vạn-vật được thông vậy. Nói cho đúng, trong vạn sự, vạn-vật
không có vật gì mà không trung, không chánh. Nghĩa là trong những sự bất trung,
bất chánh, đều đã có sự trung-chánh của nó rồi, cho nên mới nói là không có gì
quân-bình ngay trong những điều xảy ra không quân bình, thực sự là những
quân-bình tạm đang tìm cách lập quân bình chung của sự sự vật vật trên đời. Hay
nói một cách khác, chính ngay trong những sự vật mất quân-bình ta mới thấy rõ
luật quân-bình của trời đất.
Cái TRUNG-CHÁNH ấy là cái
trọng-tâm, cái trọng lực khiến cho cặp Âm Dương không bao giờ rời nhau được; vạn
sự, vạn-vật không bao giờ ngừng biến hóa bởi một mở một đóng gọi là biến, qua lại
không cùng gọi là thông “nhứt hạp nhứt tịch vị chi biến, vãng lai bất cùng vị
chi thông”.
Hai chữ tiến thoái, tồn
vong, vãng lai, chỉ cho ta thấy cái động của Đạo, không phải là cái động đi về
một chiều, mà là cái động hai chiều thuận nghịch. Tất cả đều bị cái luật
TRUNG-CHÁNH nắm giữ không cho thiên hẳn một bên nào (thiên về Âm hay thiên về
Dương). Đó là cái LUẬT PHẢN-PHỤC, một cái luật thường hằng bất biến.
Cái luật TRUNG ấy có thể
tượng-trưng cái trọng tâm bất dịch của một cái đòng đưa. Nó là luật quân-bình vậy”.
Vì đâu mà Thánh-nhân lại vạch
nên quẻ Dịch?
Thật ra tất cả cũng đều
phát-xuất từ con người mà ra. Người là một sản-phẩm hoàn-hảo nhất của Thượng-Đế.
Điều quan-trọng ở nơi một con người toàn diện; nghĩa là người phải có đủ năm
giác-quan, năm giác-quan tương ứng với lý Ngũ-hành. Nhưng trong năm giác-quan
này nó có sáu khiếu (khiếu là lỗ), tức là hai lỗ tai, hai con mắt, hai lỗ mũi.
Ba đôi một này làm thành quẻ Khôn ☷. Còn lại một miệng, một bộ sinh dục, một hậu môn,
biểu tượng bằng ba vạch liền, tạo thành quẻ Càn ☰. Hình ảnh quẻ Càn Khôn làm nên đầu mối của vạn-vật, làm nên sự biến-hóa vô
cùng tận, mở ra tòa lâu đài DỊCH mênh mông, mênh mông vô hạn-định.
Do vậy, mà DỊCH-LÝ CAO-ĐÀI
được thành hình.
03 - THIÊN ĐẮC NHỨT LINH ĐỊA
ĐẮC NHỨT MINH NHƠN ĐẮC NHỨT THÀNH
天 得 一 靈 地 得 一 明 人 得 一 成
Giải nghĩa:
- Trời được đắc nhứt thì
linh-quang chiếu-diệu.
- Đất được đắc nhứt thì
sáng rõ.
- Người được đắc nhứt thì
thành đạt.
Lời bàn: Nếu đứng về mặt
con số mà nói thì:
Số 1 là số động, nó vốn là
lý Thái Cực sinh ra, nên nó huyền-diệu, nhiệm mầu, hiện biến. Đạo gia nói:
“Thiên đắc nhứt linh, địa đắc nhứt minh, nhơn đắc nhứt thành” là vậy.
Số 1 thuộc về ngôi Phật,
chủ quyền cai-quản và giáo hóa vạn-linh.
Số 1 mang bản thể Hư-linh
sản-xuất nên có quyền thống-trị cả Càn-khôn, cho nên bất cứ nơi đâu cũng vậy số
1 luôn luôn vi chủ là quyền ấy toàn vẹn.
Số 1 ở trong con người có
đầy đủ đặc-tính can-đảm, ý-chí siêu việt, ảnh hưởng ở ngôi Thái-Cực hóa-sanh.
Thế nên:
* Trời đắc nhứt là do Âm
dương phối-hợp mới sanh hóa Càn-khôn vũ-trụ; ngày nay Đạo Cao-Đài do Đức Thượng-Đế
giáng cơ mở Đạo. Đức Hộ-Pháp cho biết:
- Đức Chí-Tôn là ngôi
Dương.
- Đức Phật-Mẫu là ngôi Âm.
Đức Đại-Từ-Phụ duy làm Cha
của Chơn-linh chúng ta mà thôi, như cha mẹ phàm này. Ông Cha duy có nhứt điểm
Tinh còn huyết khí đều do bà Mẹ đào tạo mà có. Đức Chí-Tôn duy cho nhứt điểm
tinh, còn tạo nên trí não và xác thịt của ta ra hình tướng là do bàn tay của Phật-Mẫu.
Hai cái quyền ấy rất cao trọng.
Bởi Phật-Mẫu là Mẹ, là gốc
sinh ra vạn vật.
Phật-Mẫu nắm cơ hữu tướng,
Phật-Mẫu là Âm; còn Thầy là Dương, Âm Dương tương-hiệp mới biến cả càn khôn. Cả
càn-khôn ấy là Tăng, mà người nắm quyền vi chủ của Tăng ấy là một vị Phật cầm
quyền thế giới. Phật, Pháp không biến đổi, còn vị cầm quyền thế giới là Tăng ấy
thay đổi tùy theo thời-kỳ.
Đó là sự chí linh, chí diệu
của ngôi Trời vậy.
* Mặt đất được sáng soi nhờ
mặt trời ban ngày ban cho ánh-sáng nóng để vạn-vật được hoá-sanh, trưởng dưỡng
theo luật: Xuân sanh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàn. Mặt trăng ban đêm ban cho
ánh-sáng mát dịu để vạn vật yên ngủ sau một ngày dài sinh-hóa.
Nếu lấy chữ nhựt 日 hiệp với chữ nguyệt 月 thành ra chữ minh 明 cho nên hình trạng ở đất là chỉ có sự sáng thôi, do Âm-Dương tương-hiệp.
* Ở người được đắc nhứt là
do hiệp được Tinh Khí Thần. Thế nên, ngày nay pháp Tu của người Cao-Đài là cúng
Tứ thời, là hình-thức hiệp Tam-Bửu vậy:
- Cúng là luyện Tam-Bửu để
phát-huy sự khôn sáng là kết đơn (là tạo Huệ-nhãn, Thánh-nhãn)
- Công-quả phụng-sự
nhơn-sanh là phụng-sự vạn linh tức phụng-sự trời, phụng-sự trời tức là Chí-linh
vậy.
- Có thực-hiện ba điều lập-đức,
lập-công, lập-ngôn là được đắc thế, đắc pháp và đắc Phật đó vậy.
Cho nên chỉ hai thể nhựt,
nguyệt sẽ diễn-tiến qua ba giai đoạn:
- Nhựt 日 nguyệt 月 họp lại dưới hình-thức nằm ngang là chữ Minh 明 là nhứt nguyên lưỡng-cực thuộc Tinh
- Nhựt 日 đặt trên 月 theo chiều đứng thành ra
chữ Dịch 易 (Dịch là biến) thuộc Khí.
- Nhựt và nguyệt đặt chồng
lên nhau, hiệp nhứt thành chữ đơn 丹 (đơn nhứt Thái Cực) là thuộc về Thần.
Sự kết Đơn là do cúng Tứ
Thời, tu tâm sửa tánh, làm công-quả phụng-sự vạn linh nên đoạt được Huệ, đắc
Kim Đơn cũng do lý ấy.
Nay Chí-Tôn đến mở Đạo lấy
ngày Vọng Thiên cầu Đạo là 1-11 Ất-Sửu (cũng là ba con số 1, đó là hình trạng đắc
nhứt (Thần của vũ-trụ).
Ba vị Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm,
Thượng-Sanh hiệp một:
- Thượng-Phẩm chưởng quản
chi Đạo (Thần)
- Hộ-Pháp, chưởng quản chi
Pháp (Khí)
- Thượng-Sanh, chưởng quản
chi Thế (Tinh)
Ba vị này đã hiệp Tam-bửu
là đắc nhứt (là Tinh của vũ trụ).
Lại nữa Diêu Trì Cung có mặt
trong ngày Vọng Thiên Cầu Đạo, thì có:
- Thất-Nương đến trước để
giáo-hóa ba ông nói trên.“Thất Nương khêu đuốc Đạo đầu”
- Bát-Nương đến kế là cầm
đuốc soi đường chân lý Đạo.“Bát Nương thật Đấng Chí-Linh”
- Lục-Nương cầm phướn linh
để độ-dẫn hồn về Bạch Ngọc-Kinh cho khỏi lầm-lạc vào Bích-Du, Phong đô.“Lục
Nương phất phướn truy hồn”
Diêu-Trì-Cung làm chữ Khí
(là Khí của vũ-Trụ)
Như vậy: Buổi sơ khai Đức
Chí-Tôn mở Đạo đã cho hiệp đủ Tinh Khí Thần rồi tức là nền Đạo đã tròn đầy viên
mãn, tóm lại là:
- Thiên đắc nhứt Linh:
Ngày vọng thiên cầu đạo 1-11 Ất Sửu (Thần)
- Địa đắc nhứt Minh: Ba vị
Diêu Trì Cung (Khí)
- Nhơn đắc nhứt Thành: Ba
vị Hiệp Thiên Đài (Tinh)
Vậy người tín-hữu Cao-Đài
ngày nay chỉ có Tu là đắc Đạo. Thầy dặn:
“Con chỉ có tu mà đắc Đạo.
Phải ngó hằng ức thiên, vạn kẻ nhơn-sanh chưa đặng khỏi luân hồi, để lòng Từ Bi
độ rỗi kẻo tội nghiệp” (TN I/21)
04 - ĐẦU THƯỢNG VIẾT CAO ĐÀI (I)
頭 上 曰 高 臺
Giải nghĩa: Nho-Giáo nói rằng trên đỉnh đầu là Đấng Cao-Đài.
Lời bàn: Đã nói là Cao thì không còn chi cao hơn nữa để tôn tặng Đức Thượng-Đế là Đấng tối cao, tối đại. Ngày nay chính Đấng
Thượng-Đế mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ xưng danh là “Ngọc-Hoàng Thượng-Đế viết Cao
Đài Tiên Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Đạo Nam phương”
CAO-ĐÀI là cái Đài cao,
xưa muốn cầu Thần Tiên thì cất một cái đài cao bằng tranh lá rồi lên đó để cầu-đảo
gọi là thảo-đài. Nay chính Đấng Thượng-Đế đến với nhân loại mở Đại-Đạo nơi đất
nước Việt-Nam chính là mở cơ Đại-Ân-Xá lần ba để độ dẫn 92 ức nguyên-nhân còn đắm
mê hồng-trần.
Danh xưng “CAO-ĐÀI
TIÊN-ÔNG ĐẠI-BỒ TÁT MA-HA-TÁT” là gồm cả Tam-giáo gọi là Tam Giáo Qui nguyên:
- Cao-Đài là tượng-trưng
cho Nho-Giáo.
- Tiên-Ông là chỉ
Tiên-Giáo.
- Đại Bồ Tát Ma Ha Tát chỉ
Phật Giáo.
Chính Đấng Thượng-Đế đã
nói về việc xưng danh ấy. Thầy dạy:
“Các con coi bậc Chí-Tôn
như Thầy mà hạ mình đặng độ-rỗi nhơn-sanh là thế nào, phải xưng là môt vị
Tiên-Ông và Bồ-Tát là hai phẩm chót của Tiên Phật. Đáng lẽ thế thường phải để
mình vào phẩm tối-cao tối trọng, còn Thầy thì khiêm-nhượng là thế nào. Vì vậy
mà nhiều kẻ Môn-đệ cho Thầy là nhỏ. Cười..!.
“Hạnh khiêm-nhường là hạnh
của mỗi đứa con, phải noi theo gương Thầy mới độ rỗi Thiên-hạ đặng. Các con phải
khiêm-nhường sao cho bằng Thầy. Thầy lại nói buổi lập Thánh-Đạo, Thầy đến độ rỗi
kẻ có tội lỗi. Nếu đời không tội-lỗi, đâu đến nhọc công Thầy.
“Ấy vậy, các con ráng độ kẻ
tội lỗi là công lớn làm cho Thầy vui lòng hơn hết."
Tại sao gọi là CAO-ĐÀI?
Có nhiều Hội-giáo đã lập
thành có trót trăm năm trước khi mở Đạo đặng dạy lần cho Vạn-quốc rõ thấu
chánh-truyền.
“Ngày nay Thầy mới đến lập
một cái CAO-ĐÀI 高 臺 nghĩa là Đền thờ cao trọng hay là Đức-tin lớn tại thế này (La haute Église
ou plus grande foi du Monde) làm nên nền Đạo; lại mượn một sắc dân hèn-hạ nhỏ-nhít
của hướng Á-Đông là An-nam ta, đặng cho trọn lời tiên tri “Đạo xuất ư Đông” 道出於東 và cho trúng Thánh-ý chìu lụy hạ mình của Thầy lập thành Hội-Thánh, làm
hình thể Thiêng-liêng của Thầy hầu cầm cho đặng dùi trống Lôi Âm giục giọng
truy hồn, nắm cho chặt chày chuông Bạch Ngọc đặng trổi hơi định-tánh làm cho cả
con cái của Thầy thức tỉnh, nhìn Thầy mà trở về quê cũ”
(Pháp-Chánh-Truyền)
Hiện-tượng Đức Chí-Tôn đến
mở Đạo Cao-Đài là do thuở trước cổ-nhân muốn cầu chư Tiên, Phật phải cất một
cái Đài cao bằng tranh lá gọi là thảo-đài.
Ngày nay, Chí-Tôn lập
Cao-Đài để làm Tòa ngự của Thần, Thánh, Tiên, Phật đến hồng-trần này làm bạn
cùng người, hiệp cả loài người làm một.
Đức Hộ-Pháp cũng xác nhận
rằng: “Nếu giờ phút này thiên-hạ đừng cho ta dị-đoan, chúng ta có thể nói Đức
Chí-Tôn biết tình trạng nhơn-loại đã đến mức tự diệt nhau nên Ngài đến tạo nền
Chơn-giáo của Ngài, tức nhiên ĐẠO CAO-ĐÀI, cho nhơn-loại gìn-giữ phần hồn đặng
định chuẩn-thằng cái sống của họ, đừng cho nó đến cảnh điên của nó, mà họ đến cảnh
điên tức đến cảnh tự diệt. Đức Chí-Tôn đến đặng cho huờn thuốc phục-sinh đặng
cho nhơn-loại sống lại là Đạo-đức tinh-thần của Đức Chí-Tôn tạo cho họ, ĐẠO
CAO-ĐÀI chính là cái sống linh-hồn nhơn-loại, bảo vệ tánh mạng tức nhiên
Chơn-thần của họ, đặng họ tránh cái nạn tiêu-diệt”.
Thi văn dạy Đạo
CAO-ĐÀI tá thế xuống phàm-gian,
Bạch-Ngọc, Huỳnh-Kim cũng chẳng màng.
Chìu lụy đòi phen xem quá tục,
Nghĩ không đổ lụy phải cười khan.
Cười khan mà khóc bởi thương bây,
Chẳng mất một con nghiệt cả bầy.
Biết phận già không chờ chống gậy,
Nương theo con dại mới ra vầy.
05 - ĐẦU THƯỢNG VIẾT CAO-ĐÀI (II)
頭 上 曰 高 臺
Giải nghĩa: Trên đỉnh đầu
của mỗi người gọi là Cao-Đài. Đây là lời tiên-tri trong sách “Ấu-học Tầm
nguyên” về sự xuất-hiện của Đạo Cao-Đài.
Lời bàn: Đúng như lời
tiên-tri trong quyển“Giác Mê-Ca” mà tác-giả là một Đạo-gia có ghi lại đoạn văn
như sau:
Hữu duyên mới gặp Tam-kỳ Phổ-độ,
Muôn đời còn tử-phủ nêu danh.
Ba ngàn công-quả đặng viên thành,
Mới đặng Thiên-thơ chiếu-triệu.
Đoạn văn thơ này có mục-đích
báo cho nhân-loại biết trước rằng chỉ có người hữu-duyên mới gặp được Tam-Kỳ Phổ-Độ,
hầu do theo chơn-lý Chánh-truyền ấy mà làm phương thoát tục mới mong trở về
ngôi xưa vị cũ mà cởi bỏ cái kiếp trần-ai nặng nợ này. Điểm tới đích đó là Niết-Bàn,
Đạo Cao-Đài nói là cảnh Thiêng-Lêng Hằng-Sống.
Niềm tin hứa-hẹn của Tam-Kỳ
Phổ-Độ đã đến, đã ứng hiệp:
“Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ chiếu
theo luật Thiên đình, Hội Tam-giáo mở rộng mối Đạo Trời, ấy cốt để dìu dắt
nhơn-sanh bước lên con đường Cực-Lạc tránh khỏi đoạ luân-hồi và dụng Thánh-tâm
mà dẫn dân-sanh, làm cho hoàn-toàn trách-nhiệm nặng-nề của Đấng làm người, về bực
nhơn-phẩm ở cõi trần-ai khốn-đốn này”.
Lời tiên-tri cũng cho biết
rằng, cơ đắc Đạo là phải có đủ “Ba ngàn công-quả”. Vậy 3.000 công-quả ấy là gì?
Sách Nam-Hoa-Kinh của
Trang-Tử có ghi rõ:
- Chí-nhân vô kỷ (0) người
có lòng nhân thì quên mình mà lo cho người.
- Thần-nhân vô công (0) đứng
vào bậc Thần thì làm mà không tính công.
- Thánh-nhân vô danh (0)
vào bậc Thánh thì làm mà không kể đến danh.
Một người tu-hành thật-sự
có thể-hiện được các yếu lý ấy là đạt được 3.000 công-quả, nghĩa là đạt cho được
ba điều (0) không ấy, tức là người tu chơn-chánh thì quên mình làm nên cho người,
chẳng ham công, chẳng mến danh.
Thật vậy ba đầu mối quan-hệ
nhất của người tu là:
1 - Không còn nghĩ đến
mình, mà chỉ nghĩ đến người, đến chúng-sanh, đến mối Đạo phải được sớm hoằng-khai,
sớm được phổ-độ.
2 - Người làm Đạo chỉ biết
hết mình lo cho lý-tưởng Đạo-pháp làm cho hết việc chớ chẳng phải đợi cho hết
giờ.
3 - Không tham công, chẳng
mến danh mới đạt được cái chơn-lý phụng-sự.
Nếu nói như vậy thì tại
sao các Chức-sắc ngày hôm nay theo luật công-cử phải có đủ thời-gian công-quả?
- Đó chỉ là cái lằn mức để
được thăng phẩm-vị hầu tiếp-tục con đường phụng-sự, còn đã là công-quả thật-sự
thì phải đo bằng “cái lương-tâm” mà thôi. Dù cho nói rằng năm năm, ba năm,
nhưng chính thực mỗi người phải “tự biết xét mình” là điều trọng-hệ nhứt.
Đạo là lý, muốn cho thấu-lý
Đạo phải luận, từ đó mới có lý-luận, thuyết-luận, giảng-luận.
Có thấy được sự suy-đồi của
Tam-giáo qua thời gian làm cho mất cái chơn-truyền, Cao-Đài Đại-Đạo mới ra đời
để cứu nguy cho nhân-loại, mà khởi điểm là Việt Nam. Như vậy thì liệu sự thất
chơn-truyền ấy do đâu? Bởi đâu? Vì đâu?
Đức Hộ-Pháp nói:
“Những cơ-quan và những hành-vi hiện-tượng của
các Tôn-giáo đương-nhiên ngày nay như dường biến thành cổ-vật, nên đã mất cái
hay để giúp đời tự-trị, tự giác, tâm hồn thiếu nơi an-ủi, tư-tưởng mất pháp chuẩn
thằng, trí thức không phù hành-động, biểu sao đời không trở nên một trường
náo-nhiệt, rắc-rối, khó-khăn, rồi giục cho cả nhơn sanh dong ruổi trên con đường
duy-vật mà quên hẳn cái quyền vi-chủ của trí-thức tinh-thần.
“Ôi, thử nghĩ cái ngày nào trí-thức tinh-thần
đã tiều tụy, thì cái lương-tri, lương-năng cũng do đấy mà tiêu-tàn, thì con người
đứng giữa cõi trần-hoàn này phải trở nên bao nã?
“Tưởng lại, tương-lai của
Đạo Cao-Đài do nơi cái sở hành và cái tư-tưởng cao-thượng của nó, ngày nay nó
có thể hứa với nhơn-sanh rằng: một ngày nào chúng ta sẽ hưởng điều hạnh-phúc ấy”.
Quả thật, “Đức Chí-Tôn hoằng-khai
Đại-Đạo Tam Kỳ Phổ-Độ tức là thành lập một trường công-quả tại thế gian này để
cho tất cả nhơn-sanh thi đua lên nấc thang tiến-hóa tột phẩm thiêng-liêng, cao
thấp tùy nơi sở-hành của mỗi người muốn cùng chẳng muốn”.
Thi văn dạy Đạo
Nghi-nan chớ chác lấy lòng phàm,
Hễ biết Đạo-mầu mới biết ham.
Mắt thịt thấy Trời coi thấp chủm,
Hỏi ai cho thấu Đạo khôn tầm.
06 - ĐẠO XUẤT Ư ĐÔNG
道 出 於 東
Giải nghĩa: Đạo phát xuất ở phương Đông như mặt trời mọc ở phương Đông.
Lời bàn: Đạo là nguồn sống
của vạn-vật, vạn loại, cũng tối cần như ánh sáng của mặt trời chiếu xuống trái
đất này vậy. Sáng, mặt trời khởi mọc ở phương Đông lặn ở phương Tây. Rồi sáng
hôm sau cũng tiếp-tục trong cái chu kỳ đó. Do vậy mà trước đây Phật là trước khởi
khai ở Ấn Độ, kế đến Trung-Hoa có Khổng, Mạnh, Lão, Trang. Tinh-thần triết-lý của
các Tôn-giáo này đã làm chủ thế giới trên mấy ngàn năm. Nay đã giáp vòng của trời
đất. Đức Chí-Tôn mới khởi khai mối Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tại Châu Á. Châu Á sắc
da vàng thuộc Thổ, Thổ ở trung-ương ứng với Ngũ hành, cho nên vòng xây chuyển từ
Á sang Âu, nay lại quay về Châu Á nữa đó là Thiên địa tuần-hườn châu nhi phục
thủy Đạo xuất ư Đông là vậy.
Cũng như nền Đại-Đạo này
khởi khai ở miền Đông Nam-Việt là tỉnh Tây-Ninh rồi phát-triển lần ra Gia-Định,
Chợ-Lớn, Thủ-Dầu-Một trong năm đầu, tới mấy năm sau mới lan rộng ra miền Tây,
An-Giang chẳng hạn, đó là qui luật của đất trời nên Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Đức
Chí-Tôn Khai Đạo tại Tây-Ninh của Nam Việt Nam là một điều Thiên-thơ đã định vậy.
Thầy dạy:
“Con nghe: nơi nào Thầy ngự,
thì nơi ấy là Thánh-Địa. Thầy đã ban sắc cho Thần Hoàng Long-Thành, thăng lên
chức Văn-Xương vào trấn-nhậm làng Hiệp Ninh dạy dỗ dân vô Đạo. Thầy ban trọn
quyền thưởng phạt đặng răn làng ấy cho đến ngày biết ăn-năn cải-hóa …Vậy thì
làng Long-Thành các con khá an lòng.
“Còn Tòa-Thánh thì Thầy muốn
cho có nhơn-lực hiệp cùng Thiên-ý, ấy là hạnh của Thầy, các con nên xem gương
mà bắt chước.
“Từ Thầy đến lập Đạo cho
các con đến giờ Thầy chưa hề một mình chuyên-quyền bao giờ. Các con lựa chọn
nơi nào mà Hội-Thánh vừa lòng ắt đẹp lòng Thầy. Các con phải chung hiệp nhau mà
lo cho hoàn-toàn Toà Thánh, chi chi cũng tại Tây-Ninh đây mà thôi; Các con đã
hiểu Thánh-Ý Thầy phải cần-kiệm, mỗi sự chi vì phương-tiện mà thôi.” (TNI/98)
Thi văn dạy Đạo
Tìm Đạo mà chi khá hỏi mình,
Bến mê mới vững vớt quần sanh.
Vun trồng cội phúc ơn chan thấm,
Dong ruổi đường Tiên nghĩa tạc gìn.
Tâm chánh nương nhau gìn lối chánh,
Lòng thành nhờ lẫn lóng hơi thanh.
Thiên cơ tuy hẳn nêu trường khảo,
Lướt khỏi, ngàn thu quả đắc thành.
07 - VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN
萬 事 起 頭 難
Giải nghĩa: Trong muôn việc,
cái khởi đầu vẫn là điều khó hơn hết.
Lời bàn: Quả thật vậy, vì
cái khởi đầu là nền móng cho công việc tiếp-tục nếu không đủ sức làm nền cho vững,
móng cho chắc thì công-trình sau dù tốt đẹp đến mấy cũng chỉ là một điều hứa-hẹn
cho nguy cơ sụp đổ sắp tới.
Hơn nữa cái khởi đầu nó vẫn
luôn là yếu-tố cần thiết nên dù nhỏ, dù lớn, sự khởi đầu phải cho vững chắc, có
cơ sở, có chương-trình hẳn hoi.
Ngay đến công việc mở nền
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ như ngày nay mà sự khởi đầu do Đấng Thượng-Đế đến khai mở
cũng rất là khó-khăn đến độ nào! Tuy nhiên sự khó khăn đó đã có xây dựng
qui-mô, vững chắc và có sự chuẩn-bị dài thời gian. Khai Đạo muôn năm trước định
giờ.
Giờ đây Đức Thượng-Đế đến
“Qui lương sanh để cứu vớt quần-sanh” đó là ba vị:
- Ông Cao Quỳnh Cư (sau là
Thượng-Phẩm)
- Ông Phạm Công Tắc (sau
là Hộ-Pháp)
- Ông Cao Hoài Sang (sau
là Thượng-Sanh)
Đây là số 3 tròn đầy, tức
nhiên đã đủ: Tinh, Khí, Thần.
Riêng Đức Chí-Tôn thì chỉ
đến với danh xưng là AĂÂ tức nhiên là 3 chữ cái (nguyên-âm) của vần Quốc ngữ Việt-Nam,
mà vần quốc-ngữ này lại khởi nguyên từ vần của La-tinh thế là dụng ý của Ngài họp
cả Đông-Tây, thu về một mối, Tam-Tài thiên địa nhơn toàn vẹn.
Người Việt-Nam mình hay
nói “Nhứt quá tam” nghĩa là từ một đến ba mà thôi, chứ không quá, vì đến số 3
là đủ một chu-kỳ. Bởi đến bốn là đã biến-hóa ra rồi.
Nay Đức Chí-Tôn đến, Ngài
xưng danh là AĂÂ, tức là con số Tam, mà Tam là Càn-khôn vũ-trụ định thể. Ba chấm
nói rõ ra là con số 3. Số thiêng-liêng tạo đoan vạn-vật.
Số 3 do 1 và 2 kết hợp lại
mà biến ra 3. 3 tức là cơ quan hữu-tướng cùng vô tướng hiện có ở càn-khôn vũ-trụ
.
Đặc tính số 3 là nửa tịnh
nửa động, nhưng phần động nhiều hơn. Số 3 chỉ cơ biến tướng và vi chủ vật loại
thuộc quyền Tăng. Số ấy có đặc tính năng động biến đổi .
Số 3 là đặc tính của Tam
Thể: Phật, Pháp, Tăng nên nó vừa có năng lực huy động mà cũng vừa có năng lực
dung hòa.
Dịch nói: Dương khí sinh ở
Đông Bắc, Âm khí thành ở Tây Nam. Dương khí có trước mà ở dưới âm khí.
Số 3 là dụng số của Trời
nên sau quẻ Kiền Khôn, đến Truân. Truân là quẻ số ba trong Thượng kinh.
Thượng kinh bắt đầu ở số
3, tức là mọi sự, mọi vật đều khởi đầu ở số 3, nghiã là bằng sự truân-khó, người
hành xử ở thời này cũng lắm truân-chuyên, khó nhọc lắm, vì ở cái thời-kỳ khởi
điểm.
Dầu là một suy nghĩ, một
tư-tưởng mà chưa hành động đó mói là thời Truân, có thể nói thời Truân là thời
đầy gian khó nên có câu “Vạn sự khởi đầu nan” là muốn nói đến thời Truân vậy.
Con số 3 cũng là con số
hoàn tất. Bởi đó là nguyên lý cấu tạo càn khôn vũ trụ và vạn vật “Một mà ba, ba
mà một” là vậy.
Vì sự truân khó đó cho nên
Đức Chí-Tôn có dạy:
“Thầy có hội chư Tiên Phật
mà thương nghị về sự lập Đạo tại Đại Nam Việt-Quốc. Các con khá nghe lời Thầy dặn,
chớ khá nghịch lẫn nhau, phải đồng một lòng một dạ mà lo chấn-hưng đạo-đức, tuy
bây giờ phân chia nhiều nhánh nhiều chi chớ ngày sau cũng có Một mà thôi. Các
con dầu bên nào cũng thương nhau như con một nhà chớ khá ganh gỗ chê bai nhau.”
(TNI/110)
“Vì mỗi việc khó-khăn trắc-trở
là lúc sơ khai, vậy Thầy khuyên các con ráng thành tâm hành Đạo, mà Đạo không
phải giữ bằng lỗ miệng đâu.” (TNI/71)
Thi Văn Dạy Đạo
Oai linh của đạo sấm rền Trời,
Thương kẻ có tròng lại chẳng ngươi.
Một trái điạ-cầu chưa mấy nặng,
Nâng luôn thế-giới một tay dời.
08 - DỊ GIẢN NHI ĐẮC
THIÊN-LÝ
易 簡 而 得 天 理
Giải nghĩa: Những việc ở đời,
càng đơn giản càng gần với trời đất.
Lời bàn: Hình ảnh người
leo núi, hành trang càng ít càng lên cao mà ít mệt nhọc.
Người tu-hành cũng vậy, nếu
đã đặt nặng về tâm linh thì vật chất phải được xem nhẹ. Thánh-Ngôn Thầy cũng dạy
“Tu-hành vẫn trái với thế-tục, mà trái với thế tục mới đặng gần ánh
thiêng-liêng”.
Bởi thế thường, thì ai
cũng muốn giàu có của cải nhiều, chứa đầy nhà, đầy kho dầu cho kiếp sanh này hưởng
không hết, vẫn còn dành phần cho con cháu nên chẳng bao giờ có chỗ dừng lại mà
phải chịu vất-vả suốt đời. Mọi việc hành-sử trong đời cũng cùng nguyên-tắc ấy.
Viết văn cũng vậy, nếu
dùng lời văn quá cao xa, bóng bẩy, trừu-tượng như lời kinh Phật trước đây, hoặc
Nho-Giáo, Lão-Giáo, Khổng-Giáo thường dùng lời lẽ quá cao-kỳ nên nhân-sanh phần
nhiều người trí thức kém, khó mong hội được ý, vì vậy việc tu-hành không đạt
đươc kết-quả mong muốn. Nay buổi Đạo trời khai mở, Đức Thượng-Đế muốn độ toàn vạn-linh
sanh chúng nên Chí-Tôn dùng lời văn giản-dị cốt cho mọi trình-độ dù ai đọc qua
cũng hiểu biết. Đức Hộ-Pháp có nói rằng:
“Tôi thấy phần nhiều sách
vở của nhiều người đạo-hữu viết ra chẳng dùng lý lẽ giản-dị lại dùng văn mắc-mỏ,
ý tứ rất cao-kỳ, làm cho phần đông coi không hiểu thấu nên không bổ ích chi cho
Đạo hết.
“Rất đỗi Thầy còn phải
dùng tiếng nói dễ-dàng rẻ rúng mà làm thi dạy Đạo thay! Nhờ vậy mà văn-từ của
Thầy ai coi cũng hiểu. Tôi xin chư đạo-hữu coi cách hành-văn của Thầy, đọc lại
mấy bài thi Thầy dạy Đạo thì sẽ thấy rõ ý tứ dầu cao kỳ, mà câu văn ai cũng hiểu.
Tôi dám chắc rằng tuy vậy mặc dù mà cái ngòi văn tuyệt bút rõ-ràng, càng hiểu
càng thấu tứ lại càng thâm-thúy vô cùng.
“Tôi nhớ có một phen kẻ
nghịch Đạo để lời dèm pha biếm-nhẻ rằng văn-từ của Thầy xem rất thường tình,
tôi chấp bút phân-phiền cùng Thầy.
Thầy dạy rằng:
“Con ôi! trong anh em của
con phần dốt nhiều hơn phần hay chữ, đứa ám muội đông hơn đứa thông-minh; Thầy
đến chăm-nom dạy-dỗ đứa ngu-dốt hơn là đứa hay giỏi; thà là đứa sáng khôn quá
hiểu mà chê Thầy hơn là đứa dốt nghe Đạo Thầy không rõ lý.
“Thầy cười rồi tiếp nữa rằng:
Thầy muốn Đạo của Thầy làm thế nào cho trẻ con lên ba tuổi cũng hiểu đặng, con
nghĩ sao con? lại cười nữa.
“Tôi hiểu lòng nhơn-từ quá
lẽ của Thầy cũng bắt tức cười theo”. (Phương Tu Đại-Đạo của Đức Hộ-Pháp)
Thật vậy, chính cái bệnh ấy
chúng tôi đã từng mắc phải hôm nay ngồi lại đây viết lên lời tự thú với đất trời.
Bởi trong Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển, Thi văn dạy Đạo, Tân-Luật, Pháp-Chánh-Truyền
hay Kinh Thế-Đạo nghe sao đơn giản quá. Lời nói thân thương của Đại-Từ-Phụ nghe
sao thâm tình quá:
“Thầy khuyên các con nhớ
hoài rằng: Thầy của các con là ông Thầy Trời; nên biết một ổng mà thôi, thì đủ,
nghe à!"
Đâu có từ-ngữ khó hay điển-tích
nào đem để mà giải nghĩa, để tra cứu như bài giảng-văn khi còn trên ghế nhà trường.
Xem ra cái học Đạo-Pháp nó khởi bằng tâm linh, bằng lý số, chứ không phải bằng
chữ-nghĩa đơn thuần, mà đoán biết được.
Thi văn dạy Đạo
Rẫy bái thà quen thú dốt mình,
Thà
là giữa chợ lắm đua tranh.
Nên
hư một kiếp nhờ gần-gũi,
Kẻ thiện học gương đặng sửa mình.
09 - HOÀNG THIÊN BẤT PHỤ HẢO
TÂM NHƠN
皇 天 不 負 好 心 人
Giải nghĩa: Ông Trời Cao
nhưng không phụ những tấm lòng thành.
Lời bàn: Lời tục thưòng
nói rằng “Trời cao có mắt” có ý nghĩa rằng Trời hay là Thượng-Đế lúc nào cũng
lo cho vạn linh sanh chúng, bởi Ngài là Đấng Cha cả của vạn loại, nên Cha lo
cho con là việc tất nhiên. Nhưng câu này cũng còn nói đến vấn-đề hữu cảm hữu ứng
nữa, dù là Cha lo cho con cái nhưng nếu con nào đã tự hào rằng đầy đủ, hiểu biết
không cần nhờ vả tới, thì người Cha không lo đến, cũng là lẽ đương nhiên vậy.
Thế nên dân tộc Việt-Nam vốn
là dân tộc sùng thượng Trời đất, luôn tưởng đến một Đấng cao cả ấy có đủ quyền
hành ban phước và tha tội nên ngày nay Thầy đã đến lập cho nước Việt Nam này mối
Đại-Đạo Tam-Kỳ để đáp lại sự sùng kính ấy, rằng:
“Thầy vẫn đã thường nói rằng:
Thầy đến lập cho các con một nền chơn Đạo tức là mỗi sự chi dối trá chẳng phải
là Thầy. Thầy đến là chủ ý để dạy cả nhơn sanh đặng Hòa Bình chớ chẳng phải đến
đặng giục nghịch lẫn nhau. Thầy lại thường nói rằng sự sang trọng vinh hiển của
các con chẳng phải nơi thế gian này”.
“Thầy lại đến lập trong nước
các con một nền Chánh Đạo đủ tư cách độ rỗi chúng sanh. Các con và cả dân tộc
các con. Vì nơi Đạo mà đặng đoạt đến phẩm vị cao thượng; cái phẩm vị ấy do nơi
đâu mà có?”
“Là bởi đạo đức của các
con, đạo đức thắng hung bạo là thường tình, các con hằng thấy sự đời là vậy!”
Thầy cũng cho biết lòng
thương của Thầy đã dành cho sự hiếu đạo của Việt-Nam rất nhiều.
“Xưa sanh linh lắm lần hy
sinh vì Đạo, song chẳng đặng ân tứ cho bằng các Môn đệ Thầy ngày nay. Các con
còn hờn nữa mà ngán lòng dừng bước. Càng khổ hạnh, càng thương tâm thì lòng
càng nôn-nóng. Khổ hạnh vì mấy chục triệu sinh linh thì cái khổ ấy có nên tiếc
chăng?”
"Thầy đã dạy, Thầy chỉ
một lòng mơ ước cho các con biết Thương-Yêu nhau trong Thánh-Đức của Thầy, sự
Thương-Yêu là chìa khóa mở Tam-Thập Lục Thiên, Cực Lạc Thế-Giới và Bạch-Ngọc-Kinh.
Kẻ nào ghét sự Thương-Yêu thì chẳng hề qua khỏi cửa luân-hồi. Có câu này nữa “Mọi
sự khó-khăn Thầy gánh vác, chỉ cậy các con Thương-Yêu, gắng công độ-rỗi”.
(TNII/43)
Thi văn dạy Đạo
Động đình trở gót lại ngôi xưa,
Tuổi ấy qui y nhắm đã
vừa.
Sân
hoạn cùng đường gương ngọc rạng,
Nguồn
đào để bước mảnh xuân thưa.
Nhàn
chiều nhặt thúc đời vay trả,
Non
xế quanh co nẻo lọc lừa.
Khổ
hạnh để lòng công quả gắng,
Lánh
trần chi nệ nỗi cay chua.
10 - LỄ BÁI THƯỜNG HÀNH TÂM ĐẠO KHỞI
禮 拜 常 行 心 道 起
Giải nghĩa: Sự lễ bái,
cúng kiến hằng ngày, đạo tâm từ đó dễ phát khởi hơn.
Lời bàn: Đây là câu đầu của
bài thi mà Thất Nương Diêu Trì Cung đã giáng đàn ban cho dùng làm bài thài
trong các kỳ Lễ Hội-Yến Diêu-Trì-Cung. Bà có tên là Vương-Thị-Lễ cho nên chữ Lễ
được đặt ở đầu câu. Bà là vị Tiên thứ bảy nhưng là người đầu tiên đến với ba vị
Cư, Tắc, Sang và bà kính ba Ngài, tôn làm tình huynh muội. Ba vị sau đắc phong
vào cửa Hiệp Thiên Đài:
- Thượng-Phẩm Cao Quỳnh Cư là Đại ca ―
-
Hộ-Pháp Phạm Công Tắc là Nhị ca ―
-
Thượng-Sanh Cao Hoài Sang là Tam ca ―
Bởi ba vị tượng trưng cho
ba điểm Dương, thuộc quẻ CÀN ☰ mà Càn là Trời.
Còn Bà là Tứ muội, là Nữ,
tức là thêm nét sổ nữa kết hợp thành chữ Vương 王 mà danh tánh bà là Vương Thị Lễ 王氏禮 phải chăng Bà đến để báo trước rằng Đấng Thượng-Đế sắp ban cho một nền
Vương Đạo lấy Lễ làm đầu? Bài thi ấy như sau:
LỄ bái thường hành tâm Đạo khởi,
Nhân từ tái thế tử vô ưu.
Ngày xuân gọi thế hảo cừu,
Trăm duyên phước tục khó bù buồn Tiên.
“Lễ bái thường hành”ở nền
Đại-Đạo đó là cúng Tứ Thời, giá trị Cúng Tứ Thời được Phật bà Quan Âm dạy.
Các em phải lo cúng kiếng
thường:
1 - Một là tập cho chơn-thần
được gần-gũi với các Đấng thiêng liêng cho đặng sáng lạng.
2 - Hai là cầu khẩn với Đức
Đại Từ Bi tha thứ tội tình cho các em và cả chúng sanh.
3 - Ba là có tế-lễ thì tâm
phải có cảm, cảm rồi mới ứng, ứng là lẽ tự-nhiên.
4 - Bốn là tâm có cảm thì
lòng Bác-Ái mới mở rộng mà nhứt là khiếu lương tri, lương-năng của các em cũng
nhờ đó mà lần hồi thành ra mẫn huệ. Các em nhớ à!” (TNII/89)
Đúng như câu “Lễ bái thường
hành tâm Đạo khởi”.
Đức Hộ-Pháp cũng xác nhận
về giá trị của việc cúng kính như sau:
“Không có một điều gì mà Chí-Tôn định trong
chơn-giáo của Ngài dầu Bí-pháp, dầu Thể-pháp mà vô ích đâu! Đấng ấy là Đấng
tưng-tiu con cái của Ngài lắm! Thoảng có điều gì không cần ích mà con cái của
Ngài nói rằng “không muốn” Ngài cũng bỏ nữa đa! Từ ngày khai Đạo: Kinh kệ, Lễ
bái, sự chi sắp đặt về đạo-đức cũng chính Đức Chí-Tôn tạo thành không phải do
các Đấng khác. Ngài buộc mình làm là có cần yếu, hữu ích chi chi đó Ngài mới buộc,
vì cớ nên thời-giờ này thấy Bần-Đạo bó buộc nghiêm-khắc quá, có lẽ có kẻ biếng-nhác
cũng phàn-nàn lén lút.
“Ngày cuối cùng các Bạn gặp
mặt Bần-Đạo nơi Thiêng-liêng, Bần-Đạo sẽ hỏi các Bạn coi khi còn ở thế Bần-Đạo
buộc cả thảy đi cúng là có tội hay có công? Công hay tội ngày giờ ấy sẽ có tấn-tuồng
tâm-lý ngộ nghĩnh với nhau vô cùng tận. Chừng đó mới biết lẽ nên hư. Ngày nay,
giờ phút này Bần Đạo đứng tại giảng đài này để khuyên nhủ, còn biếng nhác quá,
xác thịt đã hư rồi, đến linh-hồn phải coi chừng cho lắm, kẻo ngày kia ăn năn
quá muộn” (TĐII/153)
Người Đạo Cao-Đài buộc phải
cúng kiếng thường để làm gì?
- Phải chăng để thấm nhuần
cái lẽ mầu-nhiệm mà mỗi lời trong Kinh, cũng như mỗi câu, mỗi chữ có một giá-trị
triết-lý vô cùng sâu kín.
Chỉ duy sự thấu-đáo đến
đâu thì thấy đến đó, mà sự hiểu biết này nó là một sự thấm-thấu ở mỗi người chứ
không thể mới nhìn vẻ bề ngoài mà hiểu biết hết được. Kinh là “ý tại ngôn ngoại”
vậy.
Thí-dụ: Bài kinh Niệm
Hương sau đây có 10 câu, kế đến là bài Khai Kinh có 12 câu. Đây chính là cặp Âm
Dương khởi đầu cho Kinh cúng Tứ thời: tức nhiên số 10 là chỉ về Thập thiên-can,
còn số 12 là số Thập Nhị điạ chi, kinh Phật-Mẫu có cho biết sự quan-yếu giữa
Thiên can và Điạ-chi là “Thập Thiên-can bao hàm vạn tượng. Tùng Địa chi hóa trưởng
Càn-khôn”.
Kinh cúng Tứ thời, Bài Niệm
Hương:
Đạo gốc bởi lòng thành tín-hiệp,
Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra.
Muì hương lư ngọc bay xa,
Kỉnh thành cầu nguyện Tiên-gia chứng lòng.
Xin Thần Thánh ruổi dong cỡi hạc,
Xuống phàm trần vội gác xe Tiên.
Ngày nay đệ-tử khẩn nguyền,
Chín từng Trời đất thông truyền chứng tri...
11 - BÁT HỒN VẬN CHUYỂN CA
HUỲNH LÃO
VẠN VẬT ĐỒNG THINH NIỆM
CHÍ TÔN
八魂 運 轉 歌 黃 老
萬 物 同 聲 念 至 尊
Giải nghĩa: Bát hồn tức là
tám phẩm cấp chơn hồn là: vật-chất-hồn, thảo-mộc hồn, thú-cầm-hồn, nhơn-hồn, Thần-hồn,
Thánh-hồn, Tiên-hồn và Phật-hồn, luôn luôn có sự vận-chuyển để tiến-hoá đều ca
tụng danh của Đức Thượng-Đế (Huỳnh-Lão) là Đấng mở Đạo vàng (bởi Cao-Đài là Phật
Giáo chấn-hưng).
Cả muôn loài vạn-vật đều đồng
niệm danh Thầy tức là Chí Tôn Đại-Từ-Phụ, Chúa tể vạn-vật trong càn-khôn thế-giới.
Lời bàn: Hai câu liễn này
xuất xứ trên Ngọc-Hư Cung, từ phía tả qua phía hữu của Ngôi Trời, nói lên tinh
thần của Lễ Nhạc.
Vào năm 1953, Đức Hộ-Pháp
ban Thánh-lịnh cho Chức-sắc Bộ Nhạc đi hành đạo có dạy rằng:
“Bần-đạo đến dự lễ trọng-yếu
này đặng mừng cho cả Chức-sắc Bộ Nhạc y theo chơn-truyền của Đạo.
Các Em, mấy đứa nhỏ,
Thầy lấy làm vui mừng thấy
cả tâm-đạo của mấy em biết chọn một con đường lập thân danh khéo-léo. Qua thường
nói với mấy em rằng:
“Nếu một nền Tôn-giáo nào
mà không có LỄ, không có NHẠC thì cả cái mỹ-pháp của nó; dầu thể-pháp hay Bí
pháp cũng vậy. Chẳng hề khi nào đặng tốt đẹp hoàn-mỹ. Qua có giảng cho mấy Em
biết, vì cớ nào NHẠC LÀ LỄ?
Mấy Em biết khuôn-khổ của
Nhạc, do tinh-thần xuất hiện. Qua chỉ rõ một bằng chứng, dầu cho cả thảy mấy Em
trong Nhạc-sĩ cho tới chức lớn của bộ Nhạc là Tiếp-lễ Nhạc-quân, mấy em cầm một
cây đờn thì không có đứa nào giống đứa nào hết, bởi cả tinh-thần ra trong ngón
đờn của mấy Em, đó là cá-nhân của mấy em đó vậy.
Ấy vậy, Nhạc nó sản-xuất
trong tinh-thần, mà tinh-thần là gì?
Tinh-thần mới thật là Đạo!
Tại sao Nhạc là Lễ?
Lễ, ngoài đời mấy Em đã ngó thấy một bằng cớ hiển-nhiên,
là khi mấy Em đờn, hòa cùng nhau. Tuy vân, ngón đờn của mấy Em mỗi đứa một khác
nhau, hay dở mỗi đứa một đặc biệt không giống nhau, nhưng mà cái nhịp trường canh mấy Em phải theo nó mà thôi, nếu klhông tùng nó thì mấy em chẳng hề
khi nào hòa Nhạc cùng kẻ khác được.
Ấy vậy, trong khuôn-khổ hòa với nhau ấy là Lễ.
Vì cớ cho nên Qua giảng tiếp cho mấy Em hiểu: Lễ và Nhạc do âm-thinh đó vậy.
Ngộ-nghĩnh thay! Giờ phút này Qua cho mấy Em biết,
chỉ có dân-tộc Việt-Nam về văn-hóa Nho-Tông của chúng ta mới có đặng một cái Nhạc
là đều do nơi âm thanh và điều Qua đương nói với mấy Em, cái kinh-dinh của các
sắc dân nơi mặt địa-cầu này, cả các quốc-dân xã hội đều nhận điều đó. Nước
Trung-Hoa hay các sắc dân chịu ảnh-hưởng cái văn-minh tối cổ của Nho-Tông chúng
ta mới có Nhạc, âm-thanh ấy là Lễ. Bằng cớ hiển-nhiên, chính Qua đọc một tờ Nghị-luận
tại Liên-Hiệp-Quốc, họ luận rằng: Nếu cả thảy các sắc dân-tộc nơi mặt địa-cầu này mà đặng giữ-gìn cho còn Lễ cũng như nước Tàu đã được Lễ tối cổ của họ, cả những điều nghịch hẳn cùng nhau, khởi hấn cùng
nhau giữa Hội-Nghị của Liên-Hiệp Quốc chẳng hề khi nào xảy ra, nếu có xảy ra là
tại họ vô lễ cùng nhau mà chớ! Do nơi vô-lễ ấy, mà nhân-loại
chịu thống-khổ hai phen Đại-chiến hoàn-cầu, mấy Em nghĩ: Họ vô-lễ cùng nhau cho
đến mức họ đập bàn ghế ra khỏi Hội-Nghị của quốc-tế, là tại họ thiếu Lễ, mà LỄ
LÀ NHẠC.
Nhạc làm cho phong-hóa,
luân-lý tốt đẹp, dịu dàng, mà không phải một mình nước Pháp, mà các liệt quốc
Âu-Châu đều cũng nói.
Ấy vậy, giờ phút này Qua Thánh-lịnh
cho mấy Em đi các nơi cốt-yếu đặng mấy Em đem cái ngôn-ngữ điều hòa, lấy một ống
tiêu mà Trương-Lương đã làm cho tan vỡ một đạo-binh hùng-tráng của Hạng-Võ,
đánh tan-nát cơ-nghiệp của Sở, thâu đạt cơ-nghiệp ấy đem lại cho nhà Hớn, duy
có ống tiêu Trương-Lương mà thôi.
Giờ phút này Qua giao cho
mấy Em một sứ-mạng làm sao cho thiên-hạ nghe ống tiêu Thiêng-liêng đặng tinh-thần
nòi giống mấy em đứng dậy định tương-lai vinh-quang cho mình. Với cái giọng ngọt
dịu của mâý em, làm cho thiên-hạ thức-tỉnh, diệt tiêu bớt hung-hăng bạo-ngược.
Trái lại đem đến một con đường hòa-huỡn, cao quí, tốt đẹp, êm-dịu; đem lại cái
đạo-đức tinh-thần chiến thắng để cứu-vãng sanh mạng loài người. Bởi giờ phút
này họ đang đi đến con đường diệt-vong mà chớ!”
Đức Hộ-Pháp thuyết tiếp:
“Từ thử Đạo Cao Đài dùng Lễ-Nhạc
và ai cũng cho âm thinh sắc tướng là tà mị, mà căn bản của Đạo Nho là Lễ Nhạc,
mà chính Đạo Tam-Kỳ là Nho-Tông Chuyển Thế thì phải truy tầm nguyên lý của nó
mà xác nhận cho đúng nghĩa là thế nào
“Đòi phen chúng ta không
hiểu được cho uyên thâm khi dâng lễ cho Chí Tôn lúc “Nhạc Tấu Quân Thiên”, hết
lớp trống qua lớp đờn bảy bài thì lâu quá có khi phải chồn chân rồi nản chí,
chính Bần Đạo cũng vậy, vì nghĩ rằng Chí Tôn tư-vị quôc dân Việt-Nam nên tiền định
chi chi cũng làm gương mẫu cho toàn Đại-Đồng Thế-Giới mà có Lễ Nhạc này luôn
luôn khi dâng lễ, thì ý nghĩa ấy ắt cao trọng lắm là phải.
“Bởi cớ cho nên khi mới
khai Đạo, Bần Đạo đến tại Thánh Thất Thủ Đức của ông Thơ tạo lập, Bần Đạo không
tin nên hỏi Đức Lý Giáo Tông.
Ngài dạy rằng:
“Kể từ phôi-thai càn-khôn
vạn-vật này, Chí Tôn là khối sanh quang, biến thành hai khối sanh khí, hai khối
ấy tụ lại thành một khối lớn tương hiệp nhau mới nổ sanh tiếng “Âm”, người ta gọi
là “ầm” hay nghe tiếng “Ni”. Đạo Phật sửa lại thành “úm” (úm ma ni bát ri hồng).
Nhờ tiếng nổ ấy bát hồn mới vận-chuyển biến sanh vạn vật và loài người. Tiếng ấy
bay ra nghe đến đâu thì khí sanh-quang đến đó, tức là có sự sống đến, bằng chẳng
nghe được thì nơi ấy tiêu diệt nghĩa là chết mất mà thôi.
“Bởi cớ nên dùng đến những
vật Bát âm, (1) nó đã chết đi rồi như cái trống chẳng hạn, tấm da trâu ấy đã chết,
mà với sự khôn ngoan loài người mà nó có tiếng kêu được tức là làm cho nó sống
lại được, nghĩa là Bát Hồn ấy vận-chuyển sống lại mà đảnh lễ Đức Chí-Tôn, vì cớ
nên khi nghe NHẠC TẤU QUÂN THIÊN là có âm thinh sắc tướng, song hiểu xác ý: khi
dâng lễ Chí-Tôn qui pháp định, thấy và nghe cả Bát Hồn vận-chuyển dâng cái sống
cho Ngài”.
Thế nên, trong các thời Đại-đàn
dâng lễ Đức Chí Tôn có Đờn bảy bài, do Thánh-giáo Đức Chí-Tôn dạy về ý-nghĩa của
bảy bài đàn ấy, bởi trong các bài đàn này là thể hiện đủ tám món nhạc khí của
dân-tộc Việt-Nam. Chỉ duy hiến lễ cho Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế mới có bảy
bài ấy:
1 - Xàng xê là khi trời đất
mới sơ khai, chưa phân thanh trược, thuở còn hỗn độn.
2 - Ngũ đối thượng hay là
bài thượng, là khí thanh bay lên làm trời.
3 - Ngũ đối hạ hay là bài
hạ, là lúc khí trược lắng xuống thành đất .
4 - Long đăng là mặt nhựt
chiếu sáng, sức nóng làm cho nước bốc lên thành mây.
5 - Long ngâm là lúc mây gặp
khí lạnh nên tụ lại thành mưa, từ trên trời rơi xuống.
6 - Vạn giá là muôn vật đã
định rồi, ấy là lúc nước hợp với đất biến sanh, khiến sản-sanh ra vạn-vật, gọi
chung là chúng-sanh.
7 - Tiểu khúc là những vật
nhỏ-nhít đều có định luật của nó, khi đất biến ra ngũ-hành sanh ra kim-thạch,
thảo mộc, thú cầm đến loài người …
Đức Hộ-Pháp thỉnh giáo:Vì
sao phải đờn bảy bài?
Đức Chí-Tôn dạy:
“Thầy thích nghe những bản
âý, vì nó có ý-nghĩa của sự Tạo thiên lập địa, là buổi mới có Trời đất. Còn Đảo
ngũ cung có ý-nghĩa là qui trở lại, tức là qui cổ: đó là Vạn thù qui nhất bổn”
Đức Hộ-Pháp bạch tiếp:
- Nếu lấy những bài đó hiến
lễ thì Thầy tư-vị dân-tộc Việt-nam sao?
Đức Chí-Tôn phán dạy rằng:
“Trên thế-gian này chưa có
nền Âm-nhạc cổ nào để rước Thầy mà đủ ý-nghĩa như âm-nhạc cổ của Việt-Nam; nên
Thầy chọn nó làm tiêu-biểu cho toàn cầu, cho nhân loại noi theo.” (18-5-Bính-Dần
1926)
Chú thích:
Bát âm là tám thứ tiếng về
nhạc: Biều 瓢 (tiếng sên ), Thổ 土 (tiếng trống đất), Cách 革 (tiếng trống da), Mộc 木(tiếng mõ gõ), Thạch 石 (tiếng đá), Kim 金 (tiếng chuông đồn) , Ty 絲 (tiếng dây đàn). Trúc 竹 (tiếng ống sáo tre)
12 - NHÃN THỊ CHỦ TÂM, LƯỠNG
QUANG CHỦ TỂ
QUANG THỊ THẦN, THẦN THỊ
THIÊN, THIÊN GIẢ NGÃ DẢ
眼 是 主 心 兩 光 主 宰
光 是 神 神 是 天 天 者 我 者
Giải nghĩa: Thánh-Ngôn I trang 112. Thầy dạy:
Mắt chính là tâm. Hai yến sáng là chúa tể. Yến sáng đó là Thần. Thần là
Trời. Trời là Ta vậy
Lời bàn: Thầy dạy “Thần là khiếm-khuyết của cơ mầu-nhiệm từ ngày Đạo bị bế, lập “Tam-Kỳ Phổ-Độ” này duy Thầy cho“Thần”
hiệp “Tinh Khí” đặng hiệp đủ “Tam Bửu” là cơ mầu-nhiệm đặng siêu-phàm nhập
Thánh.
“Các con nhớ nói vì cớ nào
thờ con Mắt Thầy cho chư Đạo hữu nghe.
“Phẩm-vị Thần, Thánh,
Tiên, Phật từ ngày bị bế Đạo thì luật-lệ hỡi còn nguyên, luyện phép chẳng đổi
song Thiên-Đình mỗi phen đánh tản “Thần” không cho hiệp cùng “Tinh Khí”.
“Thầy đến đặng hườn nguyên
cái chơn Thần cho các con đắc Đạo. Con hiểu “Thần cư tại Nhãn” bố-trí cho chư đạo-hữu
con hiểu rõ nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. “Thầy khuyên con mỗi
phen nói Đạo, hằng nhớ đến danh Thầy”.
Đức Hộ-Pháp giải thêm rằng:
“Do lời Thánh Giáo của Đức
Chí Tôn từ buổi khai Đạo dạy thờ Thiên-Nhãn là chỉ nghĩa nhứt điểm linh quang của
Tạo-hóa.
Bởi Thiên-Nhãn thuộc về
chơn Thần “Thần cư tại Nhãn”... Tâm thuộc Hỏa, Hỏa thuộc Dương, Dương là mặt nhựt.
Mặt nhựt là thanh khí, thanh-khí là Trời. Có câu “Thanh phù giả vi Thiên” con
người biết tôn sùng Trời thì phải biết kính trọng Thần lương Tâm. Có câu “khi kỳ
tâm tất thị khi Thiên, thiên bất khả khi hồ”
Tại sao cũng là con mắt mà
khi gọi Mục 目 khi gọi Nhãn 眼?
* Mục là con mắt 目 nhìn ra ngoài để nhìn vật bên ngoài, khoa-học gọi đó là cơ quan thị giác.
Mắt có hai mới thấy rõ sự vật.
* Nhãn 眼 là mắt nhìn vào trong. Thường nói là con mắt thứ ba. Trước hết chữ Nhãn kết
hợp bởi Mục 目 và Cấn 艮 là núi. Hình ảnh của Mắt khi nhìn ra bị núi chắn lại nên phải nhìn vào bên
trong, tức là sự sáng bằng tâm linh còn là con mắt thấu thị. Muốn được con mắt
thứ ba phải luyện, tức là hình thức cúng Tứ Thời đó là luyện Tinh, Khí, Thần;
mà trước nhứt là luyện Thiên-Nhãn (như các nhà thôi miên vậy). Nhờ cúng kiếng
thường nên được phát huệ đó là cách thức luyện đơn của các Tiên gia qua hình ảnh
sau đây:
* Khi ngồi Cúng đôi mắt hướng
về Thiên Nhãn Thầy. Mắt trái gọi là nhựt 日 Mắt phải gọi là nguyệt 月Mắt nhìn tâm động, nhận thức
mọi vật nơi tâm, gọi là minh tâm 明 心 tức là hai ánh sáng qui về một điểm do sự hồi quang, rồi sẽ phản chiếu lại,
luyện dần sẽ được điểm sáng nhựt.日 hợp với nguyệt 月 thành ra chữ minh 明 minh là sáng.
- Khi điểm sáng tích tụ lại
gọi là kết đơn 丹 (đơn là điểm sáng màu hồng
cũng gọi là huệ nhãn, tâm nhãn, thần nhãn, thánh nhãn) tùy theo trình độ tu tập.
Chữ đơn là do chữ nhựt và nguyệt đặt chồng lên nhau đó là con mắt thứ ba chính
là Nhãn đó vậy. Cũng gọi là Đơn nhứt Thái-cực
Đây chính là điểm Thái-Cực
ở giữa hai chơn mày, do vậy mà người Ấn-Độ hay đính một hột sáng hoặc điểm một
chấm đỏ làm con mắt thứ ba vậy.
Đây cũng là đạt được sự
minh tâm kiến tánh hay là hồi quang phản chiếu là đạt Đạo đó.
Thi Văn dạy Đạo
Lễ kinh đã dạy kính nhường người,
Cái thói kiêu-căng chẳng khó noi.
Bậc Thánh Châu-Công xưa vẹn Đức,
Nếu kiêu đời chẳng gọi nên Người.
13 - KHI KỲ TÂM TẤT THỊ
KHI THIÊN, THIÊN BẤT KHẢ KHI HỒ
欺 其 心 必 是 欺 天 天 不 可 欺 乎
Giải nghĩa: Khinh thường
cái tâm tất nhiên khinh Trời. Nhưng trời thì chẳng ai dám khinh vậy.
Lời bàn: Đức Hộ-Pháp thuyết
rằng (26-6-Mậu Dần 1938)
“Con người biết tôn-sùng
Trời thì phải biết kính trọng Thần nhân-tâm, có câu “khi kỳ tâm tất thị khi
Thiên. Thiên bất khả khi hồ!”
“Mọi nhà thờ Thiên-Nhãn
sùng bái hằng ngày đặng xét mình, coi các điều tội lỗi. Thoảng như trong tâm giục
khởi làm việc chi bất bình thì sợ có quyền-năng của Trời răn phạt, nên thờ
Thiên-Nhãn là một phương mầu-nhiệm cho mọi người biết tùng thiên-lý.
“Kỳ hạ-ngươn này Đức
Chí-Tôn giáng cơ dạy Đạo không có chơn-linh giáng sanh nguyên hình như các vị
Giáo-chủ trước nữa. Nếu sự thờ phượng riêng một vị Giáo-chủ như buổi trước thì
không đủ thống nhất đặng tín ngưỡng của nhơn-sanh trong hoàn-cầu thế-giới. Cho
nên thờ Thiiên-Nhãn là cơ-quan hiệp cả chơn-thần của toàn vạn linh và hiệp
Tam-Bửu: Tinh Khí Thần vi nhứt. Ấy là cơ mầu-nhiệm siêu phàm nhập Thánh. Từ khi
các Tôn-giáo bị bế: Âm thạnh dương suy, nên Thần chẳng hiệp cùng Tinh Khí được,
vì vậy nên người tu hữu công mà không đắc quả.
“Nay Đức Chí-Tôn khai Đại-Đạo
đem chơn Thần hườn nguyên cùng Tinh Khí là cơ mầu-nhiệm cho chúng sanh đắc Đạo.
Ai biết noi theo chơn-truyền luật pháp giữ trai kỳ 10 ngày trở lên đến ngày
công viên quả mãn đặng thọ truyền bửu pháp, chơn Thần siêu thăng.
“Trong buổi hạ-ngươn chuyển
thế Đức Chí-Tôn khai Đạo dạy thờ Thiên-Nhãn là thờ chơn-thần của Chí Linh cho
hiệp cùng vạn-linh tức là thờ ngôi Thái Cực, là thờ Thầy vậy”.
Thờ THIÊN-NHÃN là hình trạng
của LƯƠNG TÂM toàn thể làm nền móng cho CAO-ĐÀI. Thờ Thiên nhãn là thờ tánh mạng
mình và Chí-Tôn, nghĩa là thờ lương-tâm của toàn thiên-hạ.
Cũng có thể nói một cách
đơn giản: Trong nhà thờ Thiên-nhãn Thầy, để :
- Mỗi ngày ta ra vô đều thấy,
nếu tính điều chi sái quấy ta nghĩ ngay rằng có “Mắt Trời” ngó chừng mà dặn rằng
“Thầy hằng ở bên con để Mắt dòm con, con chớ toan điều quấy”.Ấy là phương chước
hay để sửa lòng trong sạch để tụng cầu Thánh Kinh. Vì:
- Thượng-Đế là một khối
linh-quang vô tận bao trùm cả càn khôn thế giới, nơi đâu cũng có Ngài mà nhứt
là trong tâm ta, bởi “Nhãn” chủ về tâm, cho nên thờ “Con mắt” là thờ Ngài vậy.
Thầy đã dạy “Nhãn thị chủ Tâm”.
- Từ trước có nhiều vị tu
hữu công mà thành thì bất thành. Nhiều vị luyện đạo chỉ biết luyện tinh hóa
khí, luyện khí hóa thần; còn đem Tinh, khí hiệp với Thần thì không làm đặng. Vì
Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm. Nay Chí-Tôn đến cho huờn nguyên tam bửu
để đắc Đạo.
Thánh ngôn Thầy dạy
Rừng thiền nhặt thúc tiếng chuông trưa,
Phước gặp về Ta buổi đã vừa.
Nẻo hạnh làu soi gương nguyệt thắm,
Sân Ngô rạng vẻ cánh thu đưa.
Mai tàn tuyết xủ đời thay đổi,
Dữ tận hiền thăng khách lọc lừa.
Mùi Đạo gắng giồi lòng thiện niệm,
Duyên nay tìm lại phẩm ngôi xưa.
14 - VĂN DĨ TẢI ĐẠO
文 以 載 道
Giải nghĩa: Dùng văn tự,
văn-chương để truyền Đạo cho loài người hiểu biết mối Đại-Đạo.
Lời bàn: Xưa Phật mở Đạo tại
Ấn-Độ, nên mọi nghi-lễ của Phật dưới mọi hình thức, tập quán của Ấn Độ. Người
Trung-Hoa muốn học Phật phải vận-dụng sự hiểu biết để dịch kinh sách sang tiếng
Trung-Hoa cho người Trung-Hoa học. Ấy là Ngài Tam-Tạng phải qua Ấn-Độ thỉnh
kinh Phật về dịch, nhưng Ngài e rằng sự dịch-thuật khộng lột hết được tinh thần
của kinh-nghĩa nên Ngài có nguyện rằng, nếu Ngài dịch kinh được chính-xác thì
khi Ngài chết cho ứng hiện ở cái lưỡi của Ngài đỏ, nếu trái lại thì cái lưỡi
Ngài đen. May cho Bắc Tông, khi Ngài chết cái lưỡi của Ngài hiện màu đỏ, mà Phật-Giáo
còn được truyền tụng đến nay.
Còn với đất Trung-Hoa bao
bậc Thánh Hiền, triết nhân như Khổng, Mạnh, Lão, Trang đã để bao lời triết-lý
cao-siêu cho nhơn-loại học-hành, thấm nhuần triết-thuyết Á-đông thâm diệu ấy là
dùng chữ Hán làm phương-tiện truyền đạt.
Nay Đức Chí-Tôn mở Đạo
Cao-Đài dùng huyền diệu Cơ Bút giáng linh để mở mối chánh-truyền cho toàn thế
giới miễn có người biết thông-thần-lực thì sẽ được lời giáng dạy của Thượng-Đế.
Tuy nhiên ngôn-ngữ Việt Nam vẫn là gốc vì Tân-luật, Pháp-Chánh-Truyền, Thiên
thơ Thầy đã lập sẵn nơi cửa Đạo này rồi, sau này các nước trên thế-giới muốn cần
những điều bí-yếu bí-trọng ấy phải lấy căn-bản làm gốc do ở Việt-Nam, mà
Tây-Ninh là nơi phát xuất mối Đạo Cao-Đài này, nên Thầy có nói “chi chi cũng tại
Tây-Ninh đây mà thôi”.
Và điều ấy cũng cho thấy rằng
“Thầy dùng quốc ngữ làm chánh tự” tức là dùng ngôn ngữ Việt-Nam để truyền bá Đạo
sau này xem như là quốc-tế-ngữ. Vậy chữ quốc-ngữ hay chữ Việt-Nam là phương
pháp để truyền bá Đại Đạo Tam Kỳ Phổ-Độ vậy.
Trong dịp Đức Chí-Tôn nói
chuyện với Hòa Thượng Như-Nhãn, có dạy rằng:
“Như-Nhãn Hiền-đồ, Thầy
không muốn nói với con bằng tiếng Hớn-Ngôn vì tiếng An-Nam từ đây Thầy cho là
tiếng Chánh-tự đặng lập Đạo của Thầy; nên buộc phải nói rõ với con; con đã giúp
Thầy gìn-giữ Thích-Đạo nguyên luật từ thử mới còn đặng như vầy, không thì ra
Bàn-môn Tả Đạo rồi”.
Hơn nữa tiếng Việt-Nam hiện
giờ gốc ở tiếng La tinh nên rất thuận tiện cho người Âu-Châu muốn nghiên cứu
kinh sách Cao-Đài, vốn cùng một gốc mà ra nên sự học hỏi sẽ không khó về hình
thức của chữ viết.
Bên cạnh đó: Tinh thần Tôn
giáo của Việt-Nam đã chịu ảnh hưởng nhiều ở Trung-Hoa qua ngàn năm lệ thuộc,
cho nên ý nghĩa của văn tự đều nằm trong văn hóa Trung-Quốc.Vì vậy sự trao đổi
về văn-chương, Đạo pháp sẽ không khó cho người Á đông.
Nhờ vậy mà Việt-Nam là cửa
ngõ tiếp nạp các luồng tư tưởng từ Đông sang Tây, cho nên tương lai văn hóa
cũng như chữ viết của Việt-Nam sẽ trở thành quốc tế ngữ hay thế-giới-ngữ cũng
không phải là chuyện lạ. Có vậy mới truyền bá được Đạo trời khắp cùng thế giới,
tức là văn-chương chữ Việt sẽ chở Đạo đi khắp các nơi.
Nói rõ hơn thì chữ viết của
Việt-Nam là gốc từ tiếng La-tinh, nên cách viết từ trái sang phải, tạo thành một
đường ngang nét nhất 一 còn tinh thần tiếng Việt
thì chịu ảnh-hưởng tiếng Trung-hoa cho nên nó đi theo đường thẳng đứng, hai nét
này họp lại thành ra chữ thập 十 chứng tỏ có sự Đông Tây hòa-hiệp, cả đến văn-hóa cũng vậy: đó là về hình
thức.
Nếu nói về vần quốc-ngữ
thì tiếng Việt có đủ cả nguyên-âm và phụ-âm ấy là lý Âm Dương trong chữ Việt
Nam vậy.
Trong các nguyên-âm phải kể
đến 5 vần chánh, tượng là NGŨ-HÀNH:
* AĂÂ, OÔƠ là hai nhóm, mỗi
nhóm có 3 vần (con số 2 mà 3)
* EÊ, IY, ƯU là ba nhóm, mỗi
nhóm có hai vần (con số 3 mà 2)
Con số 2 là Thiếu âm, số 3
là Thiếu dương; cọng chung cũng là 5, chính là ngũ-hành âm và ngũ hành dương đó
vậy. Hai con số 5 này còn gọi là cơ nhị ngũ.
Trong các dấu, cũng có 5 dấu,
tượng là NGŨ KHÍ.
dấu sắc (/ ), dấu huyền (
\ ), dấu nặng(. ), dấu hỏi (? ), dấu ngã (~) chỉ với 5 dấu này đã biến đổi
ý-nghĩa của chữ một cách nhanh chóng, không như tiếng Pháp hay tiếng Anh phải
có tiếp-đầu-ngữ hay tiếp-vỹ-ngữ; còn tiếng Việt chỉ xê dịch một dấu là chuyển cả
âm lẫn ý; Thí-dụ:
BA là cha, là giống đực
(Masculin), muốn chuyển sang giống cái (Féminin) thì chỉ thêm một dấu huyền là
đủ: BÀ. Nói chung, tiếng Việt-Nam đủ yếu-tố của một thứ chữ được hình thành bằng
lý Âm dương, ngũ hành, tam tài, tứ tượng, Bát quái để cho Đông Tây hòa hợp nhau
trong lý-tưởng Đại-Đồng không phải là sự khó-khăn vậy.
Thử hỏi sự kiện này có phải
là sự tình cờ không?
- Chắc-chắn là KHÔNG! Hãy
nghe:
Thi văn dạy Đạo
Hữu văn, hữu võ, hữu phong ba,
Nhựt nguyệt Âm Dương tứ quý hòa.
Thiên địa Càn Khôn kiêm vạn loại,
Nhơn quần thảo mộc cập chư hoa.
Ly kỳ cảnh vật cao nhân thưởng,
Đáo để san hà thượng khách ca.
Ngã vấn chư nhu hà thủ tạo?
Kỉnh ngô vi chủ, Đạo như hà?
15 - ÂM TRUNG HỮU DƯƠNG CĂN DƯƠNG TRUNG HỮU ÂM CĂN
陰 中 有 陽 根 陽 中 有 陰 根
Giải nghĩa: Theo lý Dịch nói rằng trong Âm thì có Dương, trong Dương thì có Âm làm gốc.
Lời bàn: Quả thật vậy,
trong thân thể con người tuy phân nam nữ, nhưng dù Nam hay Nữ cũng có đủ yếu tố
âm dương cho một cơ thể.
Ví như: trên đầu là dương,
dưới chân là âm; trong toàn thể con người: Trước thân là âm vì có bụng mềm (mềm
thuộc âm). Sau lưng là dương (xương sống cứng là dương).
Bên trái là dương, phải là
âm.
Nhưng tay trái là dương
thì có cánh tay ngoài là âm (có hai cái xương cánh tay ngoài số 2 là số âm), có
1 xương cho cánh tay trong (1 là số dương).
Tay mặt cũng vậy (ngoài có
2 xương là âm, trong 1 xương là dương). Như vậy âm dương luôn đi liền nhau, chớ
không bao giờ có tình trạng cô dương hay cô âm. Vì dương ở một mình thì không
sanh. Âm ở một mình thì không hóa (cô dương bất sanh, cô âm bất trưởng) những vấn-đề
khác cũng tương-tự như vậy .
Với đất nước Việt-Nam cũng
thế, cũng có đủ yếu tố âm-dương như trong một cơ thể con người toàn vẹn. Nhờ Việt-Nam
được kết tinh tú-khí âm dương điều hòa mới được đứng vào hàng địa linh. Khi đã
là địa-linh tất nhiên xuất nhân-kiệt.
Việt Nam là một thái cực đồ:Chia
hai phần rõ rệt:
- Phần đất liền là Thái
Dương
- Phần biển là Thái Âm.
Trong đất liền có biển Hồ
(thuộc Cambodge) là nước trong đất tức là Thiếu Âm.
Trong biển có đất (đảo Hải
Nam ở Trung-Hoa là đất trong nước) là Thiếu Dương.
Như vậy bốn yếu-tố trên hợp
thành Tứ tượng:
Giữa dãy đất có núi Ngũ
hành sơn để định cái tâm của vòng tròn tạo thành một Hậu-Thiên Bát-Quái mà núi
này đứng vào ngũ trung. Việt Nam là một Thái Cực Hoàn-đồ.
* Miền Bắc có Thăng
Long-thành (kinh đô nhà vua)
* Miền Trung có Cố-Đô Huế
(kinh đô nhà Nguyễn)
* Miền Nam có Tòa-Thánh
Tây-Ninh là (Thiên-triều của Thượng-Đế).
Ba kinh-đô này đã chấm đậm
3 nét Dương hùng-vĩ lập thành Tam Tài (Thiên Địa Nhân) là quẻ CÀN ☰ càn vi thiên (càn là trời) tức nhiên Việt-Nam là một quốc gia thiên-định.
Trong đất nước Việt-Nam còn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, đó là:
Châu-Đốc có Thất Sơn là 7
núi; đối với người là thất khiếu dương ở mặt, người tu biến thất tình thành Thất
khiếu sanh quang để suốt thông trời đất.
Miền Nam có Cửu Long
giang, phát-nguyên từ ngọn núi cao nhất thế giới là nguồn phát xuất, tức là Hy
Mã Lạp Sơn (Hymalaya), đổ ra sông Hoàng-Hà chảy dài từ Trung-Quốc qua Lào,
Miên, rồi ra 9 cửa tạo thành Cửu-Long-giang chín khúc (ở người là Cửu khiếu).
Địa thế miền Nam Việt-Nam
như một mình rồng uốn khúc, dài từ mũi Cà-Mau đến ải Nam-Quan thật linh động.
Thế đất Việt-Nam là một con Rồng khi ẩn khi hiện có đỉnh đầu là dãy Thất Sơn
(Châu Đốc): có hai mắt là núi Dương đông (Phú-Quốc) và núi Thạch Động Hà-Tiên
đó là vùng Cần-Thơ có miệng là các cửa sông Cửu Long, có chót lưỡi là núi Côn
lôn (Côn Đảo).
Chấm đậm 12 huyệt sáng-suốt,
6 huyệt chánh, 6 huyệt phụ và huyệt trung ương là huyệt hội các huyệt, mà số 12
huyệt lại thuộc về Tâm-điền-huyệt, cho nên khiến các hạng dân trong nước lần lần
xu-hướng vào đường đạo-hạnh. Các huyệt vừa kết tụ thì các Tôn-giáo, giáo-hội lần
lần phát triển, nhân dân mở rộng tâm thiện biết hướng về đạo pháp, biết tín-ngưỡng
tu trì.
Dân Việt-Nam theo thời cơ
thiên-định, tinh-thần rất thông-minh, tài trí, đức hạnh; các hồn linh chuyển kiếp
làm con người trong nước, vì mảnh đất Việt-Nam được coi như là một thí điểm.
Nam phần Việt-Nam là nơi địa huyệt, thích-hợp với sự tiến hóa của các linh-hồn ấy.
Cho nên các linh hồn tốt đẹp, ưu tú khắp nơi hội hiệp tại Nam phần Việt-Nam do
luật trời biến động “nguồn ân thánh triết” lâm phàm sẽ thâu các linh hồn ấy vào
hàng Môn Đệ của Đức Thượng-Đế đúng vào địa-cầu này vậy. Quả đúng như lời
tiên-tri của Đức Chí-Tôn về Thượng Ngươn Thánh Đức. Như lời Đức Chí-Tôn dạy:
“Một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc,
“Ngày sau làm Chủ mới là kỳ.”
16 - TẬN NHƠN LỰC TRI THIÊN MẠNG
盡 人 力 知 天 命
Giải nghĩa: Hãy làm hết sức
mình đi rồi sẽ biết được mệnh trời.
Lời bàn: Mệnh Trời là gì? Ấy
là một lịnh truyền của Thượng-Đế, là quyền năng của Đấng Vô hình luôn điều khiển
và sai khiến con người trong mọi sự thành bại của cuộc đời. Ấy là chữ Thời vậy.
Nhưng làm sao biết được Thời? Mệnh? Đó là kết-quả của sự kiên-nhẫn và quyết
tâm, chính là hai yếu tố cần và đủ gọi là tận nhơn lực. Trong cuộc đời, nếu thiếu
đi những điều kiện này thì khó thành công đặng.
Sự tích Trương-Lương dâng
dép ba lần đã chứng minh cho sự kiên-nhẫn, sự tận lực ấy. Trương-Lương là ai?
Có những gì đặc biệt?
- Ông là người nước Hàn,
sau khi nước Hàn bị Tần-Thủy-Hoàng tiêu diệt, Trương-Lương bèn đem tất cả gia
tài bán đi để tìm cho được một dũng-sĩ làm thích khách ám sát Thủy-Hoàng báo
thù cho nước Hàn. Dũng-sĩ cấp theo một cái chùy rất nặng, núp ở bãi cát
Bác-lãng, chờ vua Tần đi qua là hành thích, Nhưng lại đánh lầm phải xe tùy tùng
nên không thành công. Trương Lương bị vua Tần truy-nã nên phải thay đổi danh
tánh và trốn tránh qua ở Hạ-Bì.
Có lần đi dạo chơi trên cầu
Hạ-bì, Trương-Lương thấy một cụ gìa đi ngang qua cầu, đánh rơi chiếc dép xuống sông,
ông cụ lại bảo Trương-Lương xuống lượm giúp; một lần, hai lần, ba lần cụ vẫn
đánh rơi rồi lại bảo Trương-Lương xuống lượm, Trương-Lương tuy khó chịu nhưng vẫn
ngoan-ngoãn lượm lên rồi lễ phép trao cho cụ. Lần này Trương-lương cẩn thận đặt
vào chân cho cụ, ông cụ thong thả bước đi rồi liền quay lại mà rằng:
- Thằng bé này dạy được!
Năm ngày sau, vào lúc tinh mơ cháu sẽ đến gặp ta tại gốc cây này
Y hẹn, đúng năm ngày sau
Trương-Lương đến thật sớm, nhưng đã thấy cụ gìa chờ sẵn ở đấy rồi, cụ già trách
sao Trương-Lương đến muộn để cho lão phải đợi.
- Cụ hẹn cho năm ngày sau
hãy đến đợi ở đấy.
Trương-Lương chuẩn bị đến
sớm hơn nhưng vẫn thấy cụ đã ngồi trước đợi ở đây rồi.
- Lần này Trương-Lương đã
bị trách mắng rằng Vẫn để lão phải ở đây đợi nữa... Vậy ta chờ mi năm ngày nữa!
Năm ngày sau Trương-Lương
dậy ra đi từ lúc nữa đêm và ngồi chờ ở đó, một lát sau thì cụ già đến thấy
Trương-Lương đã có mặt, nên rất hài lòng. cụ Ông liền trao cho Trương-Lương một
quyển sách bảo học trong đó, học hết sách này sẽ làm thầy thiên hạ Mười năm nữa
sẽ ứng nghiệm. Mười lăm năm năm sau người hãy đến gặp ta.
Trương-Lương quì lạy tạ và
xin được biết tánh danh; cụ già nói:
- Hòn đá màu vàng dưới
chân núi Cốc thành ở phía Bắc sông Tế, là Ta đó! (chính ông là Hùynh-Thạch-Công,
một bặc tu Tiên đã đắc Đạo)
Sau đó Trương-Lương theo
phò Hớn-Bái-Công làm quân sư, bày mưu chước giúp Hán đánh lấy Tần, đuổi được Hạng-Võ,
gồm thâu thiên hạ. Hớn-Bái-Công lên làm vua, hiệu là Hớn-Cao-Tổ, còn
Trương-Lương về núi tu Tiên, không màng công danh phú quí, theo Hoàng-Thạch-công
học Đạo tu Tiên sau cũng đắc vào Tiên-vị
Bà Đoàn ca tụng chí-khí
Trương-Lương rằng:
Trương-Lương dâng dép ba lần,
Chút công ấy định Hớn Tần nên hư.
(Nữ Trung Tùng Phận)
Thế mới hay rằng: tinh-thần
kiên-nhẫn trong một ý-chí phi thường cũng chuyển được thời thế.
Cuộc đời người thành công
hay thất bại, thạnh suy bĩ thới đều do mỗi người tự quyết định lấy, duy có mỗi
đức kiên nhẫn, chịu khó, bền lòng ắt sẽ thắng được mọi trở lực, mọi thử thách.
Há Tam-Tạng đã không vượt qua đến 81 nạn hay sao?
17 - HOÀNG THIÊN HỮU NHÃN
皇 天 有 眼
Giải nghĩa: Tiên-Nho nói rằng “Ông Trời có mắt”
Lời bàn: Trong dân gian
thường nói câu này để ám chỉ rằng Ông Trời luôn luôn nhìn thấy tất cả, soi xét
những nơi hành vi thiện ác của cả thảy chúng sanh, dầu dấu diếm hay hiển lộ
cũng không che dấu được mắt Trời, đó là biểu hiện một sự công bình tuyệt đối, dầu
cho giữa Xã-hội này loài người chưa hưởng được sự công bình! Nhưng công bình vẫn
thường tại nơi tâm của mọi người vì lúc nào cũng có Thượng-Đế ngự và ai ai cũng
tin chắc rằng làm lành có lành trả, làm ác có ác báo chằng sai, bởi đó là hình ảnh
của thiên lương!
Thiên-lương là gì? ở nơi
nào?
- "Thiên-lương ấy mới
thiệt là ta, nó đã do nơi khối chí-linh của Trời mà sản xuất thì nó là con của
Trời tức nhiên nó là Trời. Nếu do nó mà để tín-ngưỡng thì mình do Trời mà
tín-ngưỡng. Mình thờ nó tức thờ Trời, ngoài nó ra chẳng ai biết trời ngoài Trời
không ai biết nó!"
Cái sự thông-công giữa
thiên-lương và Chí-Tôn là phép mầu đọat đạo. Vì cớ cho nên Đạo Cao-Đài thờ
Thiên-nhãn nghĩa là thờ cái khối thiên lương của toàn nhân lọai.
Ấy vậy thiên lương mới thiệt
là chủ của sự tín-ngưỡng.
Nhưng tại sao nói Hoàng
thiên hữu nhãn, nó có liên hệ đến con người không?
- Bởi trên đầu ta tượng là
đỉnh cao nhất như trái núi, mà Cấn 艮 là núi. Thường con mắt nhìn ra gọi là Mục 目, khi mắt nhìn vào núi tức là dừng lại nghĩa là nhìn vào tâm, thế nên mục họp
với cấn thành ra chữ nhãn 眼. Vậy nhãn chính là con mắt
thấu thị, con mắt thứ ba của người tu đắc Đạo, phép tu Tiên luyện Đạo kết đơn để
thành nhãn, ấy là tâm nhãn, thần nhãn, thánh nhãn, thiên nhãn... là vậy.
Nay, thời kỳ thứ ba, Đức
Chí-Tôn mở Đạo duy chỉ lấy biểu tượng Thiên-nhãn để làm tín-ngưỡng. Ngoài
Thiên-nhãn đặt trên quả Càn-Khôn, còn nhiều Thiên nhãn đặt chung quanh Đền-Thánh
cũng là diệu pháp của Tôn-giáo nữa.
Ngày 6-1-Đinh-Hợi
(27-1-1947) khi Đức Hộ-Pháp trấn-thần Thiên-nhãn ở mặt tiền Đền-Thánh tức là
Phi-Tưởng-Đài, Đức Hộ-Pháp rải Cam-lồ-thủy và cầm bó hương làm phép trấn thần với
ý-nghĩa rằng:
"Kể từ đây, Đức Chí-Tôn
hằng để Mắt dìu dắt con cái của Ngài về chầu Ngài sau khi làm tròn nhiệm vụ
thiêng liêng của Ngài phú-thác"
Còn lại các Thiên-nhãn
chung quanh nằm bên ngoài Đền, Đức Hộ-Pháp cũng trấn thần, được giải thích rằng:
Thiên-Nhãn ngó ra ngoài Đền
thì để cho thiện nam tín nữ quì ở ngoài sân lạy vào, còn Thiên-nhãn ngó vào Đền
vì người Đạo quì ngang sợ ô-uế, không thể coi sóc cho tinh khiết được .Và từ
đây dù ở chân trời góc bể nào mà nhân sanh biết hướng về Tòa-Thánh cầu-nguyện
cũng sẽ được hồng-ân của Đức Chí-Tôn chiếu giám".
Lý do thờ Thiên-nhãn Đức Hộ-Pháp
có nói rằng: "Hễ có kiến thì có thức, kiến-thức là căn-bản của trí-thức
tinh-thần. Muốn kiến thì nhờ Nhãn, muốn thức thì nhờ trí. Ấy vậy, trong tâm (gọi
là linh-tâm hay là chơn-linh ) là Thiên-nhãn của trí-thức con người. Vì cớ mà Đại-Từ-Phụ
dạy thờ Thiên-nhãn.
"Thiên-nhãn là hình
trạng của lương tâm toàn thể, làm nền móng cho Cao-Đài, nghĩa là Đền thờ cao trọng
hay đức tin lớn của Chí-Tôn tại thế này, y như hai câu thi của Đức Chưởng-Đạo
Nguyệt-Tâm Chơn-Nhơn (Victor-Hugo).
"L`oeil mystique seul
verra la Religion nouvelle.
"La grande foi git
dans la conscience universelle."
(Có Thiên-nhãn mới tường
Chánh-giáo,
Tín Cao-Đài do Đạo
lương-tâm)
Thờ Thiên-nhãn là thờ tánh
mạng mình và Chí-Tôn, nghĩa là thờ lương tâm của toàn thiên hạ (La culte de la
conscience) ( ĐHP: diễn văn 15-8-Quí-Dậu)
18 - TRIÊU VĂN ĐẠO TỊCH TỬ KHẢ HỈ
朝 聞 道 夕 死 可 喜
Giải nghĩa: sớm mai nghe Đạo
chiều có chết cũng vui.
Lời bàn: Đạo là nguồn sống
tâm-linh của con người, nó cần thiết cũng như món ăn thức uống. Ăn uống vật thực
để nuôi sống xác thân, bên cạnh đó còn có món ăn tinh thần để nuôi thể trí, để
bồi dưỡng cho cái linh hồn này nữa....
Bởi con người Đức Thượng-Đế
ban cho ba thể xác thân:
- Xác thân hữu hình đây là
Tinh cần phải uống ăn nuôi sống thây phàm. Từ bi ngũ cốc đã ban. Dưỡng nuôi con
trẻ châu toàn mảnh thân (Tinh)
- Chơn-thần tức nhiên thể
Trí, có học mới hay, mới tài giỏi đó là Khí, do Phật-mẫu ban cho (Khí )
- Chơn linh là linh hồn là
điểm linh quang của Đức Chí-Tôn ban cho, món ăn của linh hồn là đạo đức, sự
cúng kiếng đến chùa chiền là buổi cho linh hồn ăn vậy, đó là Thần.
Thế nên món ăn của linh hồn
cũng cần yếu lắm. Sở dĩ thế giới ngày nay đi đến cảnh tương tàn tương diệt là
vì họ đang đói, đói cái món ăn tinh thần, đạo đức là món ăn chính của linh hồn
đó vậy. May cho dân tộc Việt-Nam này Chí-Tôn đem ban phát cho hột giống
Tình-thương, Bác-ái, Công-bình để sẵn sàng cứu đói, Cứu nguy cho nhân lọai đang
cơn đói lã của tâm hồn.
Ấy vậy, trách nhiệm của Việt-Nam
hay là người Cao-Đài nói chung là phải đem hoàn linh đơn này đưa đến tận tay của
các bạn đồng sanh của chúng ta để mọi người cùng uống, cùng nhìn Đấng Thượng-Đế
là Cha chung của nhân lọai, cùng rao lên rằng Thượng-Đế đang "xây cơ chuyển
thế bảo tồn vạn linh".
Xem thế, người khao khát Đạo,
dầu cho buổi sáng được nghe Đạo, chiều có chết cũng vui. Ngày nay Chí-Tôn đã mở
Cao-Đài Đại-Đạo nếu chúng sanh không vào con đường này thì không còn trông mong
siêu rỗi, do đó mà những người làm sứ mạng thiêng liêng giao phó, hết sức nôn
nóng, bởi Đạo phát trễ một ngày là hại cho nhân sanh không biết bao nhiêu.
Thầy có dạy:
Đường-Thị, Thầy giao phe Nữ
cho con lập thành, chẳng phải vì đàn bà mà sớm nồi cơm chiều trả cháo hoài. Phần
các con truyền Đạo kỳ phổ-độ này cũng lắm nặng nề, bao nhiêu Nam tức cũng bao
nhiêu Nữ, Nam biết thành Tiên, Phật, chớ Nữ lại không sao! Thầy đã nói: Bạch-Ngọc-Kinh
có cả Nam và Nữ, mà phần nhiều Nữ lấn quyền thế hơn Nam nhiều.
Vậy con phải tuân lệnh Thầy
mà lập thành Nữ phái. Nghe và tuân.
Thầy hằng ở với con, con
chớ ngại.
H... Thầy giao Nữ-phái cho
con rộng quyền dạy dỗ, làm Chủ, chờ Thầy thâu đến mà giao cho con, trách nhiệm
con Thầy sẽ chia với.
Những lời Thầy than:
"Đạo phát trễ một
ngày thì hại cho nhơn-sanh nên Thầy nôn nóng mà thiên cơ phải vậy".
Thi văn dạy Đạo
Trên vai gánh nặng cả càn khôn,
Khôn khéo rủ nhau xuống một phồn.
Phồn tục theo hoài quên trở gót,
Gót son biết đặng mất hay còn.
19 - TRẦN HẢI MAN MAN THỦY NHẬT ĐÔNG
塵 海 茫 茫 水 日 東
Giải nghĩa: Biển trần khổ vơi vơi trời nước. Ánh thái dương giọi trước
phương Đông,
Lời bàn: Đây là câu khởi đầu của bài khai kinh kệ trong Tứ thời nhựt tụng;
ý nói biển trần mênh mông nước, được ánh mặt trời
phương Đông chiếu giọi, để chỉ nơi phàm gian này là cõi tạm như mặt trời trên biển khổ. Biển khổ
thì mênh mông, mà người sống trong cởi trần phải chịu đắng cay khổ sở. Kinh
Bác-Nhã Ba-la mật là Phật độ vong hồn qua khỏi biển khổ đặng đến Tây Phương.
Trước khi đến Tây Phương phải qua một cái biển khổ hay là biển tình. Biển tình
là oan oan, oan oan là khổ.
Chính ra bài kinh này nguyến
tác có 4 câu bằng chữ Hán, được dịch âm là:
Trần hải man man thủy nhựt Đông,
Vãng hồi toàn trượng Chủ-nhân-công.
Yếu tri Tam giáo tâm nguyên hiệp,
Trung-thứ, Từ-bi, Cảm-ứng đồng.
塵 海 茫 茫 水 日 東
挽 回 全 仗 主 人 公
要 知 三 教 心 源 合
忠 恕 慈 悲 感 應 同
Đặc biệt là câu thứ ba cho
thấy cái yếu lý của ĐẠO, quan trọng nhất là “tâm” 心 dù cho bất cứ là Tôn giáo nào cũng lấy Tâm làm căn bản, thế nên “Tâm” được
thể hiện trên mỗi Tôn-giáo ấy:
NHO (Đạo Thánh) lấy chữ
Trung-thứ 忠 恕
THÍCH (Đạo Phật) lấy chữ Từ-bi
慈 悲
ĐẠO (Đạo Tiên) lấy chữ Cảm-ứng
感 應
Xem thế thì trên mặt chữ,
mỗi mỗi đều có chữ “Tâm” đặt dưới mỗi từ Trung-thứ, Từ-bi, Cảm-ứng.
Nhưng thử nghĩ tại sao
loài người đến thế này làm gì mà phải chịu trong vòng tứ khổ như vậy?
Thầy có dạy:
"Tất cả đều để trước
mắt những bài học hay, cái cảnh khổ chính là bài học tấn hóa nhanh chóng nhất.
Vì vậy những chơn linh nào dám chịu khổ là những chơn linh ấy tấn hóa mau hơn hết.
Nhưng, thật sự cũng chẳng phải khổ đâu! Ấy cũng chỉ là bài học tắt cho những
người muốn đi tắt. Phép học ấy tức là đi thẳng ngang qua đường kính của hình
tròn chớ không phải đi quanh quẩn theo vòng chu vi. Nhưng nếu chỉ đi tắt thì chỉ
biết phớt qua chớ không thật thấu hiểu. Vì vậy mà dù cho những chơn linh cao trọng
cũng phải gíang thế ở các địa cầu để học hỏi từng phần vi diệu mới mong đọat lý
cao thâm. Bài học của họ nhanh chóng hơn những chơn linh thường, nên cũng mắc mỏ
hơn nhiều. Phải dùng tự lực mới chống đối những lực lượng có sẵn của thiên
nhiên, có thóat đi được mới tiến lên được. Nếu không thóat nỗi thì phải cuốn
theo dòng của dinh, hư, tiêu, trưởng. Đó, luật luân hồi quả báo và phương tu đọat
Đạo là vậy, chẳng phải chỉ có quả địa cầu này có người ở mà thôi, mà đã có hằng
hà sa số quả địa cầu có người ở theo những trình độ tiến hóa khác nhau.
Cùng một không gian, cùng
một cấp bực thì trông thấy hiểu thấu nhau. Bậc cao hơn thì thấy được bậc thấp,
chớ bực thấp thì khó thấy bậc cao hơn là lẽ thường."
Đời là biển khổ nhưng may
gặp được nguơn hội Cao-Đài do Đấng Thượng-Đế đến để dìu dẫn tức là tạo
Bác-nhã-thuyền để vớt người qua khổ hải. Bởi người đến thế giới này hoặc:
- Trả quả kiếp
- Hoặc học hỏi để tấn hóa
- Hoặc đến cứu đời, làm
thiên mạng
Dù muốn dù không, phải qua
năm bước khổ:
* Phật, vì thương đời mà
tìm cơ giải khổ
* Tiên, vì thương đời mà
tìm cơ thóat khổ
* Thánh, vì thương đời mà
dạy cơ thọ khổ
* Thần, vì thương đời mà lập
cơ thắng khổ
* Hiền, vì thương đời mà đạt
cơ tùng khổ
Chữ khổ là đề mục của khoa
học trường đời, phẩm vị Hìền, Thần, Thánh, Tiên, Phật là ngôi vị của những
trang đắc cử.
Thi văn dạy đạo
Khổ đời muốn lánh gắng tìm phương,
Giành-giựt đừng mong chác thế thường.
Xạo-xự tuồng đời lừng bợn tục,
Trau-tria nét Đạo nực mùi hương.
Rừng thiền ngàn dặm Trời soi thấu,
Biển khổ muôn chia khách lạc đường.
Gặp được nẻo ngay đời có mấy,
Thìn lòng khối ngọc tạo nên gương.
20 - THIÊN NHÂN TƯƠNG DỮ, THIÊN NHÂN TƯƠNG HỢP
天 人 相 與 天 人 相 合
Giải nghĩa: Trời, người
cùng đến với nhau; Trời người cùng hòa họp với nhau.
Lời bàn: Thử hỏi trời, người
cùng đến với nhau như thế nào? Làm sao hòa hợp được?
Trong cuộc sống thông thường
con người nỗ lực làm nhưng phải có sự trợ giúp của Trời là mưa thuận gió hòa
thì mùa màng mới tốt tươi, thịnh mậu. Hầu hết dân Việt-nam sống về nông nghiệp,
người dân Việt Nam thực thà, chất phác, nhưng có tinh thần sùng thượng Phật Trời
lắm! Nếu khi thấy Trời không mưa thì kêu cầu cứu ngay:
Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Nhưng khi mưa nhiều thường
bị trở ngại rồi cũng kêu nữa:
Lạy Ông nắng lên,
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày (Ca-dao)
Bấy nhiêu lời ấy cũng đủ
thấy rằng trời, người luôn luôn có sự gắn bó nhau. Ngày nay Đạo mở, tầm mắt con
người được mở rộng, được nhận chân cái thuyết Trời Người càng rõ rệt hơn. Trời
người hiệp một đồng trị với nhau, tức nhiên:
- Người trị thế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét