Như vậy là sự máu đổ thịt
tan nơi mặt địa-cầu này là tại Nữ-phái mà gây nên. Vì cớ Đức Chí-Tôn lập Đạo đã
toan phế Nữ-phái. Các Em có nhớ lời Thánh-giáo ấy không?.
Nhờ có Phật Quan-Âm quì
xin và chịu trách-nhiệm dìu-dẫn Nữ-phái để họ chuộc những tội-tình xưa bằng
cách lập đức, để họ độ rỗi các chị em của họ . Các em còn muốn cải lời dạy…
- Em xin Hiền-Tỷ hãy dẫn
rõ cho mấy em nghe, để Em nói tiếp.
Và để làm một tay phụ-sự
cho Nam-phái trên đường chuyển-thế, vả lại lúc này đã gần mãn kỳ học của các
nguyên-nhân, nên Đức Chí-Tôn muốn đem về rồi cho xuống học kỳ khác, như vậy phận-sự
của Nữ-phái là phải giúp-đỡ Nam-phái được trọn trên đường học-hỏi .
Các em nên hiểu; trong Nữ-phái
có lộn Nam-phái, mà trong Nam-phái có lộn Nữ-phái. Vì sao các em có biết không?
.
- Chỉ tại có sự Thương-yêu
được trọn cùng không mà có sự thay đổi ấy .
Nếu Nữ-phái làm tròn phận-sự
thì được ân-thưởng làm Nam-phái, đặng cho đủ trí-hóa mà lập vị; còn Nam-phái
gây điều nghịch lẫn thì phải chịu đọa làm Nữ-phái, đặng trả cho rồi nợ
thương-yêu .
Bổn-phận của các em là lấy
sự Thương-yêu đã sẵn có mà giúp cho nhân-loại khỏi điều đau-khổ .
Các em cũng hiểu rằng:
Tình thương của Nữ-phái nhiều hơn tình thương của Nam-phái, nhưng phải hiểu cái
thương ấy là sao; chớ đừng đụng gì thương đó là nguy hại. Các em có nhớ bài của
chị cho lúc trước nói về sự đầu thai của Nữ-phái không?
Bài thi như vầy:
Thương điên thương ngốc,
Thương dại thương khờ .
Thương chẳng gìn liễu yếu đào thơ,
Thương chẳng kể hẫng-hờ thân gái.
Thương bạc tóc hãy còn thương dại,
Thương da mồi còn hãy thương ngu.
Vì kiếp thương chưa đủ công phu,
Nên nay chịu mang câu phụ-nữ.
Các em có hiểu không? Hiền-tỷ
giải cho mấy em hiểu đó là những sự thương cùng dại mà phải làm Nữ-phái. Bây giờ
phải sửa sự thương ấy cho cao-thượng, tinh-khiết, thì sẽ được đổi ngược lại, chớ
chẳng chi .
Thương khôn, thương khéo,
Thương học thương đòi.
Thương phải gìn phận gái phòng khuê,
Thương phải giữ vẹn bề danh tiết.
Thương tô-điểm anh-thư khí-tiết,
Thương học đòi cương quyết liễu-bồ.
Thương Nam-nhi vì gánh đồ-thơ,
Thương phận gái vì mơ-mộng ảo.
Thuơng cha mẹ tuân lời dạy bảo,
Thương cho ra trên thảo dưới hòa,
Thương phòng đào giữ vẹn giá hoa,
Thương đừng để phong ba sớm rụng.
Thương gắng giữ mặt đời hữu dụng,
Thương linh-tâm phòng hạnh nấu-nung.
Thương ái-hòa giữ trọn thủy-chung,
Thương quốc nạn vẫy-vùng độ thế.
Thương luân-lý xem thường bỏ phế,
Thương kẻ nàn hòa lệ chia ưu.
Thương muôn nhà còn chịu sầu tư,
Thương cao-thượng chớ như trần thế.
Các em phải hiểu sự thương
của Nữ-phái rất nên trọng yếu hơn sự thương của Nam-phái, vì sự thương của Nữ-phái
nó gây nên được mối cảm hóa từ nội dung cho chí ngoại hình; Còn sự thương của
Nam-phái chỉ ở ngoại hình mà thôi. Nam-phái làm tròn nhiệm-vụ cùng chăng là do
sự giúp đỡ của Nữ-phái Các em phải biết trọng phận sự mình, nếu các em đã chẳng
trọn thương, lại còn gây thêm điều nghịch lẫn thì tội-tình ấy khó xóa nơi
Diêu-Trì-Cung đó nghe! Bữa nay dạy chung đó, đủ cho mấy em hiểu về sự thương
yêu của mấy em.”
12 - TAM PHẨM CẤP NHÂN SANH
三 品 級 人 生
Giải nghĩa: Trong hàng nhơn
sanh, Đức Hộ-Pháp có chia ra làm ba phẩm hạng: Nguyên-nhân, Hóa-nhân, Quỉ-nhân.
Lời bàn: Xưa nay, trong xã-hội
cũng chia ra làm ba hạng như thế, nhưng cũng có nhiều tính chất khác nhau,như
nói về thứ bậc thì:thượng lưu, trung lưu, hạ lưu.
Riêng trong Đạo-pháp thì
chú-ý về tâm-linh tức là căn-cứ vào nghiệp quả tiền- khiên để định giá trị .Ba
phẩm người đó là: Nguyên-nhân, Hoá-nhân, Quỉ nhân
* Nguyên-nhân là gốc từ
khai thiên đã có.
* Hoá-nhân là khi khai
thiên rồi mới biến-hóa ra.
* Quỉ-sanh là hai hạng kia
phạm thiên-điều bị sa đọa.
Nguyên nhân cũng gọi là
nguyên-sanh. Tỷ như:
- Nguyên-nhân là khi khai
thiên rồi, thì đã có các chơn-linh ấy,
- Còn hóa-nhân là chơn-linh
các vật loại đoạt đến phẩm vị nhơn-loại;
- Còn quỉ-nhân là hai chơn-linh
kia xu-hướng ác-hành mà bị đày vào Quỉ vị .
Trong các kiếp hữu-sanh,
duy có phẩm người là cao hơn hết, nên gọi là Thượng-sanh.
“Lập Tam-Kỳ Phổ-Độ này, Thầy
đem các chơn-linh dầu Nguyên-sanh, Quỉ-Sanh hay Hóa-sanh lên phẩm-vị nhơn-loại
mới trọn câu phổ-độ.
“Chơn-linh các nguyên-nhân
bị đoạ trần, quỉ-nhân chuộc tội hay là Hóa-nhân thăng cấp đều nhờ Thượng-Sanh độ
rỗi (ấy là thế độ) nên Thượng-Sanh làm chủ của Thế-đạo, nắm luật Thế nơi tay mà
dìu-dắt cả chúng sanh vào cửa Đạo.” (Pháp-Chánh-Truyền).
Tuy phân như thế, nhưng Thầy
cũng nói:
“Vạn-vật trong vũ-trụ
không vật nào hơn hay kém, chỉ duy có tiến- hóa trước hay sau, chậm hay mau mà
thôi. Do đó mà trước mắt Thầy không xem ai khinh cũng không ai là trọng. Trước,
lập đời định thế đặng các phẩm Tiên Phật có nơi học hỏi và thi dụng tài năng hầu
tô điểm thêm phẩm giá thiêng liêng vị, do lẽ đó các phẩm chưa đủ sức lo trọn điạ-vị
phải luân-hồi chuyển kiếp mà bồi bổ thêm.
Lúc khai thiên lập địa thì
các Đấng chơn-linh ấy phải đi từ vật chất lên thảo-mộc, thú cầm, rồi mới chuyển
kiếp thành người được. Tính ra mỗi phẩm đi từ đầu đến cuối mà không bị lầm lạc
thì phải đủ chín chục ngàn kiếp (90.000) mới trở về thiêng-liêng-vị được. Vì cớ
mà các Đấng chơn-hồn lúc bị lầm lạc, sa đọa phải luân- hồi chuyển- kiếp mãi mà
chưa về đặng nơi cõi thiêng liêng hằng sống”.
Phân biệt Ba hàng phẩm, đó
là:
1 - Nguyên-nhân: là gốc do
nguyên-sanh mà thành, từ khai thiên đã có các Đấng ấy. Ấy là các chơn-hồn đã được
Phật-tánh.
Nguyên-nhân là các chơn hồn
Chí-Tôn sai xuống làm bạn đặng độ rỗi chúng-sanh vì họ mê luyến hồng trần nên
Chí-Tôn đem Phật-tánh phổ-hoá họ để nhờ đó đem họ trở lại quê xưa. Nguyên-nhân
chỉ mới đoạt được tánh trong thời kỳ Tam chuyển.
Khi loài người đã lộ hết lẽ
huyền-vi cho nhau đặng hiểu rồi, thì sự bí-mật chẳng còn nữa. Do đó mà sự qui-cổ
phải trở lại đặng cho các nguyên-nhân thấy rõ mọi đường học hỏi và sự biến chuyển
như thế nào.
Ngày nay các nguyên-nhân
xuống thế mà còn ở tại thế đã chuyển kiếp mấy chục lần chín chục ngàn kiếp rồi.
Bởi đó mà Đức Chí-Tôn xây cơ chuyển thế cho các nguyên-nhân thấy rõ huyền-vi bất
khả xâm-phạm của Thiên-điều là dầu cho tay phàm kiếm đặng sự bí-mật của Tạo-hóa
mà họ có thể tìm kiếm đặng sự sanh như Đức Chí-Tôn hằng để hay chăng.
Ngày nay các nguyên-nhân
đã thấy rõ sự tiến-hóa của họ về vật-chất là mầm tiêu diệt nên tự họ phải nhường
bước trước hình phạt thiêng-liêng. Họ đã hiểu huyền-vi bí-mật của vũ-trụ mà họ
không hiểu lẽ sanh tồn do đâu mà có. Vì vậy mà lần hồi họ chỉ nhờ học-hỏi nơi đạo-đức
mới hiểu lẽ ấy do đâu!
Lần này các chơn-linh xuống
phàm quá lâu, Đức Chí-Tôn muốn đem về hết một lượt rồi cho trở xuống học lại lớp
khác.
Số nguyên-nhân xuống trần
phỏng độ 100 ức nguyên-nhân; Phật-Tổ độ đặng 6 ức; Lão-Tử độ đặng 2 ức. Còn lại
92 ức nguyên-nhân vẫn còn đọa lạc, Phật-Mẫu đến giáo- hóa định duyên, định phận
cho họ. Bởi cớ Tam nguơn gần mãn thì Nhứt nguơn kế tiếp là vậy. Nguyên-nhân là
các nguyên-linh được Đức chí-Tôn cho xuống trần để dìu-dắt hóa-nhân đi lên đường
tấn hóa đồng thời để học hỏi về cơ tấn hóa. Cũng có phần nguyên-nhân đến đặng mở
cơ giáo-hóa, song không ở trong số 100 ức nguyên-nhân của Đức chí-Tôn đã cho xuống
thế từ buổi Thượng-nguơn.
2 - Hoá-nhân: Là khi khai
thiên rồi mới biến hóa ra con người. Con người được thành hình trong sự hoá
sanh ấy. Hóa-nhân là chơn-linh vật loại đoạt đến phẩm-vị nhơn-loại. Nói rõ hơn
Hóa-nhân là từ cầm-thú tiến hóa lên làm người, nhưng họ đi từ vật-chất lần đến
loài người và đoạt được phẩm-vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, do nơi công-quả tạo
nên.
Hoá-nhân tức nhiên là những
chơn-hồn mới tấn-hóa lên còn giữ được bản- chất thật-thà vì chưa bị cám-dỗ .Ấy Tiên-Nho
mới nói là “Nhơn chi sơ tánh bổn thiện” là vậy. Cái sơ của thời khởi-thuỷ đó.
Sự cám-dỗ cũng do các
chơn-hồn còn nhỏ phẩm-cấp muốn cho các đẳng trên mình đồng về một lượt mới bày
cơ thử-thách, lần lần các chơn-hồn nhiễm vật- chất, rồi do vật-chất ấy mà tạo
thành hình thể hữu-vi đặng phô-bày cho biết lẽ huyền-vi ra thiệt tướng .
Vì vậy, chúng ta thấy sự
biến-chuyển của Tạo-công ngày càng tăng tiến là lẽ đó.
Hóa-nhân là khi phân Lưỡng-Nghi
biến thành Bát-quái mà tạo thành ra vật-chất thì họ chỉ là vật-chất biến thể đến
loài người nên chơn-thần của họ vẫn còn là vật-chất, bởi cớ mới tùng theo quỉ vị.
Với hoá-nhân là khi họ tạo
được phẩm-vị rồi họ mới được Đức Chí-tôn ban cho điểm linh quang. Nguyên-nhân
và Hóa-nhân khác nhau là chỗ đó.
Con đường thiêng-liêng hằng
sống định rõ: Chúng ta cả thảy đều là Hóa-nhân, không ai ở mặt điạ cầu này là
Nguyên-nhân cả. Nguyên-Nhân chúng ta đã đọat được trong lần thứ ba là đệ tam
chuyển, còn bao nhiêu là Hóa-nhân cả thảy, đều ở trong vật-loại đã đọat kiếp cả.
3 - Quỉ-nhân: là người được
tấn hóa lên từ hạng quỉ-sanh. Do hai phẩm nguyên-nhân và Hóa-nhân phạm thiên-điều
mà bị sa đọa nên gọi là Quỉ-nhân.
Quỉ-nhân là do hai chơn
linh kia xu-hướng theo ác-hành mà bị đoạ đày vào quỉ- vị
Qủi-nhân là chơn-hồn của
Quỉ-Vương nơi Tam thập lục động cho xuống đặng làm bài vở cho các nguyên-nhân học
hỏi, vì cớ cho nên các nguyên-nhân tội- lỗi cũng phải đến cõi Phong-Đô đặng chịu
sự giáo-hóa mà định trí định thần rồi chuyển kiếp nữa chớ chẳng hề vì Quỉ-vương
mà tiêu diệt cho đặng.
Nay là buổi Đại-Ân-xá của
Đức Chí-Tôn nên Thầy mở rộng cửa cho chúng sanh đoạt vị, nên nếu tất cả biết
tu-hành thì đều về một lượt:
Kinh Phật-Mẫu có câu:
Trùng huờn phục-vị Thiên-môn,
Nguơn linh, Hóa chủng, Quỉ hồn nhứt thăng.
13 - TÍCH KIM DĨ DI TỬ TÔN
TỬ TÔN VỊ TẤT NĂNG THỦ
TÍCH THƯ DĨ DI TỬ TÔN TỬ
TÔN VỊ TẤT NĂNGĐỘC
BẤT NHƯ TÍCH ÂM ĐỨC Ư MINH
MINH CHI TRUNG
DĨ VI TỬ TÔN TRƯỜNG CỮU
CHI KẾ
積 金 以 遺 子 孫 子 孫 未 必 能 守
積 書 以 遺 子 孫 子 孫 未 必 能 讀
不 如 積 陰 德 於 瞑 瞑 之 中
以 遺 子 孫 長 久 之 計
Giải nghĩa: Sách Gia-Huấn
của Tư-Mã-Ôn nói rằng:
- Chứa vàng để lại cho con
cháu, con cháu chưa chắc gìn-giữ được.
- Chứa sách để lại cho con
cháu, con cháu chưa chắc gì đọc được
- Không bằng chứa đức là
thứ mà không ai thấy được, nhưng đấy mới làm kế lâu dài cho con cháu về sau
Lời bàn: Trong cuộc đời những
biến-cuộc xảy ra bất thường, sự biến đổi từ trong tâm hồn cho đến thời cuộc,
như thiên-tai, hỏa-hoạn, động đất, làm tiêu tan bao sản-nghiệp của biết bao
nhiêu đời ông bà dành cho con cháu. Người trong thế-kỷ này không lường được thì
câu khuyên răn này càng đúng hơn bao giờ hết.
Tuy sự đời như vậy, chả lẽ
phải chịu bó tay mà chờ thời-cơ đến? Nhưng lời củaThánh-nhân dạy có ý truyền lại
túi khôn cho loài người rằng: Ở đời sự đạo-đức bao giờ cũng là một tấm gương
sáng, quí báu không gì sánh được; dầu cho xưa nay biết bao đại-phú-gia đã để lại
nhiều gia-sản kếch-sù mà con cháu có hưởng được đâu, cái mà còn tồn-tại với thời-gian
chẳng qua phước đức của ông bà, cha mẹ hoặc Tổ-tiên dành lại đó mà thôi.
Đức Hô-Pháp cũng cho rằng:
“Chính cái đạo-đức tinh thần là của cải số một.
Cái của cải thiêng-liêng quí báu nó dành sẵn trong tay của mọi người, mà ít ai
có để ý đến, chúng ta chịu nghèo là do nơi mù-quáng không ngó thấy mà thôi . Ấy
là cái khổ tâm của bạn hữu- hình. Nếu cái khổ tâm của bạn hữu-hình chúng ta được
chấm dứt thì chúng ta đã đoạt được nơi mặt thế này đó vậy.
Hỏi học Đạo-đức nơi đâu mà
có?
“Nếu không ở vào cửa Đạo thì không bao giờ tạo
đức được, nên ngày nay Đức Chí-Tôn lập Đạo để cho tất cả chúng-sanh được lập Đức
nơi cửa Đạo này đó vậy .
“Chỉ có Đạo Cao-Đài để tạo
Đức cho cả triệu người đặng hưởng, mà Đức ấy của Đạo Cao-Đài làm thì không bao
giờ mất .
“Tôi xin bảo-đảm không bao
giờ mất.” (ĐHP thuyết 14-6-Mậu-Tý)
Ấy vậy, điều đạo-đức sẽ được
cha mẹ truyền cho con cháu trước đi cái đã, nhưng trước khi dạy cho con thì
mình phải am-tường mới được .Ngày nay nhiều bậc làm cha mẹ mà tính tình hãy còn
trẻ con quá thì dạy ai?
Thánh-ngôn rằng :
Dạy trẻ con toan trước dạy mình .
Cái công giáo- hóa cũng đồng sanh.
Đạo đời tua biết Đời rằng trọng,
Một điểm quang- minh một điểm linh
Thầy dạy: “Sắp nhỏ của con
daỵ, sau cũng nên người ở đời .Ấy là Đời, nếu biết trọng đời thì gắng dạy nó
nên hiền .
Một điểm quang minh là một
HỒN người, là vật tối-linh của Thầy trân-trọng. Nếu con muốn làm lành thì gắng
dạy mấy hồn âý nên Hiền.” (TN I /10)
14 - TÀO KHANG CHI THÊ BẤT
KHẢ HẠ ĐƯỜNG.
BẦN TIỆN CHI GIAO MẠC KHẢ
VONG
糟 糠 之 妻 不 可 下 堂
貧 賤 之 交 莫 可 忘
Giải nghĩa: Tào 糟 là hèm rượu, khang 糠 là cám gạo; nói chung là
những thức ăn xấu dùng cho con vật ăn .
Tào khang chi thê là nói
đôi vợ chồng được cưới nhau từ lúc nghèo nàn, khó-khăn có nhau, người đã từng
chia vui sớt nhọc trong cuộc đời .
Bất khả hạ đường là không
thể coi nhẹ, cho xuống ở nhà sau; đối xử tệ bạc.
Lời bàn: Sở dĩ có câu này,
là vì trước đây người đàn ông thường coi rẻ người vợ, trong nhà người đàn-bà
không được lên ngồi ở nhà trên nhà trước; nơi đây dành cho cha mẹ, hoặc người
đàn ông tiếp khách mà thôi; người đàn bà chỉ có việc đến ở nhà bếp dọn-dẹp,
xong phải thủ ở nhà bếp, lo việc bếp núc hoặc chăn nuôi heo cúi, ngoài việc đồng-áng
ra thì phải đảm-đương mọi thứ trong nhà, bổn-phận của người vợ chỉ là người “ở
mướn không công”.
Thế mà, khi được giàu có
thì người chồng lại kiếm hầu, kiếm thiếp, như thế mà được pháp luật tôn-trọng,
bởi những pháp-luật này do các ông làm ra với mục-đích bảo-thủ; luôn luôn áp chế
nữ-giới đến mức độ tận cùng. Như câu:“Trai năm thê, bảy thiếp; Gái chính chuyên
một chồng”.
Đó là những tư-tưởng hết sức
quái-gỡ, bất công; thế mà vẫn tồn-tại hằng mấy nghìn năm giết đi biết bao tâm-hồn
của người Nữ-phái, phải chịu đựng cái án bất công ấy. Thử hỏi, các ông đồ Nho-học
học làm chi câu sách Thánh-hiền “Nhứt Âm nhứt Dương chi vị Đạo” để ở đâu mà lập
ra luật này, luật nọ để hiếp đáp, đàn áp Nữ-phái như vậy!
Thế nên ngày xưa không cho
Nữ-phái đi học. Người Ấn-độ cũng vậy, nếu gia-đình nào cưới được người vợ mà biết
đọc Kinh Thánh là gia-đình đó coi như vô phước, vì họ sẽ không đàn áp được.
Xã-hội Việt-Nam cũng như thế đó!
Cái mầm móng này cũng
phát-xuất từ trong chế-độ độc-tài, phong kiến, bảo thủ của Tàu mà ra, hàng ngàn
năm nô-lệ Tàu nên “dây mơ rễ má” còn dính liếu đến ngày nay. Bởi cái gốc của
con người thường đi đôi với sự phản bội; lúc nghèo-nàn một vợ một chồng hạnh-phúc
lắm. Vì không tiền ai thèm đoái-hoài tới. Cả tình bạn cũng vậy, khi túng thiếu
thân đơn thì còn bạn bè thân thiết, khi có ăn đầy-đủ thì ngoảnh mặt ngó lơ cho
nên mới có câu “giàu đổi bạn, sang đổi vợ” là vậy. Dù là một phần tử, nhưng con
sâu vẫn làm sầu nồi canh mà!
Tuy nhiên đó là Đời, trong
số ấy vẫn có người tốt, điển-hình lấy một tấm gương để soi chung kim cổ, đó là
Tống-Hoằng:
Thời ấy Vua Quang-Vũ muốn
có được bậc kỳ-tài ở bên cạnh vua bàn việc nước và rất nễ phục vị quan
thanh-liêm như Tống-Hoằng.
Hán-Quang-Vũ có người chị
là Hồ-Dương Công-chúa đã goá chồng và đem lòng thương-yêu Tống-Hoằng, nhưng Tống-Hoằng
một mực từ-chối vì ông đã có vợ nhà rồi. Vợ của Tống-Hoằng bị mù loà, sau giờ
làm việc ở cửa quan về chính tay Tống-Hoằng đút cơm cho vợ: dù vậy mà Tống-Hoằng
một lòng chung-thủy:
Trong Nữ-Ttrung Tùng Phận,
Bà Đoàn rất khen ngợi nghĩa-cử ấy:
“Tống-Hoằng chí trượng-phu không đổi,
Giữ nhơn-luân sợ lỗi Đạo hằng.
Từ-Duyên công-chúa giao thân,
Đút cơm vợ quáng ân-cần dưỡng nuôi.”
(Câu 569- 572)
Bởi khi Tống-Hoằng từ chối
sự hợp duyên với Công-chúa, Tống-Hoằng có nói rằng:
“Tao-khang chi thê bất khả hạ đường, Bần tiện
chi giao mạc khả vong”
Do vậy mà ông giữ được lòng
đạo-đức “giàu không đổi bạn, sang không đổi vợ” .
Trong cách dạy con trai “Vẹn
Đạo nhân-luân” Bà Đoàn tiếp:
Biết tình-nghĩa, biết mùi ân-ái,
Chia đau thương cột dải đồng tâm,
Kìa ai đã gọi ân thâm
Hơn niềm chồng vợ âm-thầm giúp nhau .
Đừng đến lúc ốm đau chẳng ngó,
Hương sắc xinh lại bỏ hoa tàn
Những là anh én nhộn-nhàng,
Buôn duyên bán nợ như hàng chợ đông .
(Nữ Trung Tùng Phận. Câu 573-580)
Nay là nguơn hội Cao-Đài,
Đức Chí-Tôn đến mở cho nhân-loại một tinh-thần Đạo nhập thế nêu rõ mối
“nhân-luân chi đạo”, vợ chồng xem nhau như hai người bạn đời, cùng gầy dựng giống
nòi tông tộc, cũng là người san-sẻ nhau những khó-khăn trên nẻo đời nhiều gian
khó. Phương Tu Đại-Đạo, Đức Hộ-Pháp dạy về “phận làm chồng” rằng:
Đạo chồng vợ cũng là Đạo trượng,
Cuộc trăm năm cực sướng gởi thân nhau.
Ngoài những người chẳng phải đồng bào,
Vợ là bạn chia nhau sớt thảm.
Chẳng phải vợ là đồ quơ tạm,
Phòng đi tìm trong đám trăng hoa.
Dầu tuổi xanh cho đến lúc già,
Nhiều tình-ái coi hơn thủ túc.
Chia vinh hiển cùng là sỉ-nhục,
Cơn khó-khăn một phút chẳng rời nhau.
Mảnh thân phàm khi ốm lúc đau,
Chẳng chồng vợ ai vào săn-sóc.
Cơn nghèo khó chia lao sớt nhọc,
Cuộc tử sanh kết tóc chẳng rời.
Rách lành đều chia mảnh áo tơi,
Đời chỉ có một người lòng chẳng phụ …
15 - LUNG KÊ HỮU MỄ THAN OA CẬN
DÃ HẠC VÔ LƯƠNG THIÊN ĐỊA KHOAN
籠 雞 有 米 灘 鍋 近
野 鶴 無 糧 天 地 寬
Giải nghĩa: Đức Lý-Thái-Bạch
lúc sinh thời làm thơ có hai câu trên, có nghĩa là:
Câu 1-Con gà bị nhốt trong
lồng, có đầy đủ thức ăn, nhưng nồi nước sôi bên cạnh, có nghĩa là chẳng biết nó
sẽ chết lúc nào;
Câu 2-Con hạc thì bay thư-thả,
trông vẻ thảnh-thơi, tuy rằng trời cao làm bạn, không có thức ăn dự phòng mà cuộc
đời tự do thoải-mái.
Lời bàn: Đây là hình ảnh
hai con vật biểu-ượng cho hai cái đối cảnh, hoàn-toàn tương-phản nhau; ngụ ý cuộc
đời cũng in như vậy, có khác gì đâu; có người suốt đời cắm-cúi vào việc mưu-sinh
đầy gian khổ mà cái chết sống vô-thường này nó chẳng vị một ai, chi bằng biết tìm
đến nơi nhàn-lạc cho tâm-hồn được thung-dung tự-toại . Nhưng nghĩ lại con gà nó
còn một phen đắc chí, vì được no bụng, sau đó mặc tình ra sao thì sao; Bởi nó bằng
lòng với sự “vinh thân” còn con người mãn kiếp chưa được đền bù, mà luật
nhân-quả có chừa cho ai!
Đây là hai đối tượng:
1 - Một là người còn vật lộn
với đời, lo cho bản thân, cho gia-đình, sự giàu sang phú-quí.
2 - Hai là người chỉ biết
quên mình để phụng sự cho lý-tưởng đạo-pháp.
Làm một người biết quên mình
để phụng-sự thà chịu đạm-bạc mà nhàn thân rảnh trí, dù cũng gian-nan nhưng nỗi
gian-nan này để được lợi ích cho muôn người cùng hưởng; còn hơn bon-chen trong
đường danh-lợi mà cay đắng một đời; chung qui cũng một kiếp sanh đến với thế-giới
nghiệt-oan này rồi “thân cát bụi cũng trở về cát bụi” mà thôi!
Hai câu thơ này được diễn
nôm trong bài thơ sau:
Đường về chớ nệ bước non sông,
Lần đến tìm nơi cảnh bá tòng.
Bụng trống thảnh-thơi con hạc nội,
Lúa đầy túng thiếu phận gà lồng.
Cô phần ngoảnh lại đà bao tuổi.
Sô diện xem qua khỏi mấy dòng.
Một điểm quanh co lên một nấc.
Lần-lừa ngày tháng ắt qua đông.
Bậc Thiên-mạng như Đức Hộ-Pháp
thật xứng làm thân con hạc nội, Ngài thường ví mình như thế; sau lần Ngài bị
lưu-đày sang Hải-đảo Madagascar trở về, Ngài nói chuyện với Chức-Sắc Hiệp-Thiên-Đài
về tâm-huyết của Ngài, rằng:
“Các Bạn ôi! chúng ta chỉ có hy-sinh một kiếp
sống đặng làm con hạc vô tội, con hạc Hòa-bình, biết đâu Đức Chí-Tôn cũng cho hạc
của Ngài để thế cho con bồ câu trắng mà thiên hạ gọi là con bồ câu hòa-bình, nhưng
không hòa-bình gì hết .
Thân làm con Hạc
thiêng-liêng ấy buộc ta phải chở Đạo đi toàn khắp mặt địa-cầu này. Nếu một chủng-tộc
nào, một sắc dân nào ở nơi mặt địa-cầu này chưa biết Đạo thì cái lỗi do nơi ta
đó vậy.
Ấy vậy, cái phận-sự của ta
tuy khổ-não cực-nhọc mà Bần-Đạo vẫn chưa thỏa-mãn về tinh-thần, sự cứu khổ an-ủi
thiên-hạ đương nhiên bây giờ các Bạn đã thấy: nhơn-loại đau khổ một cách quá-quắt
không thể tả đặng.
- Đau khổ về xác thân,
- Đau khổ về tinh-thần.
Các Bạn đã nhờ Đức Chí-Tôn
giao cơ cứu-khổ ấy thì cần phải tìm phương giải-khổ cho nhơn-loại. Thoảng như
buổi ban sơ Bần-Đạo không có lãnh trách-vụ đặc biệt của Đạo thì các Bạn chắc
cũng không để tâm cho lắm.
Đến hôm nay dầu cho thân
già này không còn năng-lực hoạt-động chịu cả khổ cực như trước nhưng cũng cố gắng,
thì Bần-Đạo thấy hiển-nhiên rằng: Trong Cửu nhị ức nguyên-nhân họ không phải ở
trong nước Việt-Nam mà thôi, ở khắp nơi trong các chủng-tộc đều có.
Tội nghiệp thay! Bóng Đạo
vừa đi tới đâu, mặc dầu Thánh-Thể của Đức Chí-Tôn chưa có làm phận-sự mà cả
tinh-thần lẫn hình-thể của họ đều sáng-suốt chói-lọi vậy.
Họ trông bóng cờ cứu khổ của
Đạo lắm! Cố-gắng thêm các Bạn!
Vì trong Đạo-binh
thiêng-liêng hộ-giá Đức Chí-Tôn từ khai thiên lập Đạo đến giờ, do theo
Thánh-giáo Đức Chí-Tôn có nói: Bần-Đạo là Ngự-Mã Thiên-Quân, phẩm-tước, quyền-hành
cao-trọng ấy phải thế nào? (để dấu hỏi).
Ta có thể đền đáp, có thể
thay thế hình ảnh Đức Chí-Tôn đặng làm phận sự của Ngài hay không? Hay một ngày
kia trở về thiêng-liêng phải thẹn khi ngó mặt Ngài?
Bần-Đạo nhứt định một hơi
thở cuối-cùng dầu cho thế nào cũng quyết tùng mạng lịnh của Đại-Từ-Phụ làm cho
con cái của Ngài đặng giảm bớt khổ-não.
Tưởng khi các Bạn cũng đồng
chí hướng với Bần-Đạo đó vậy.” (ĐHP1-11Ất-Mùi 1955)
Thế nên, sau thời gian năm
năm hai tháng chịu lưu-đày nơi Hải-đảo Madagascar trở về, Bát-Nương Diêu-Trì-Cung
đến mừng Đức-Hộ-Pháp bằng mấy vần thơ, để tỏ niềm hoài-cảm với “thân hạc nội” rằng:
THI
Đào-nguyên lại trổ trái hai lần,
Ai ngỡ Việt-Thường đã thấy lân.
Cung Đẩu-Vít xa gươm Xích-Quỉ,
Thiềm-cung mở rộng cửa Hà-Ngân.
Xuân Thu định vững ngôi lương tể,
Phất-chủ quét tan lũ nịnh thần.
Thổi khí Vĩnh-sanh lau xã-tắc,
Mở đường quốc thể định phong vân.
(Bát-Nương Diêu-Trì-Cung)
Đức Hộ-Pháp đáp họa thơ của
Bát-nương, như sau:
Chông gai đường Đạo mãn dò lần,
Từ bước ta-bà trở cố lân.
Biển Thái vừa nghe hơi súng nổ,
Gành Nam kế lóng tiếng chuông ngân.
Buồm thuyền tế-độ xao mơ-mộng,
Gió hạc Chiêu-Tiên giục đảnh Thần.
Cam-lộ kìa ai dành để sẵn,
Cầm đương rửa sạch nét phù-vân.
(Phạm Hộ-Pháp)
16 - NHẤT ẨM NHẤT TRÁC SỰ GIAI TIỀN ĐỊNH
壹 飲 壹 啄 事 皆 前 定
Giải nghĩa: Một thức ăn, một
thức uống cũng còn do một sự đặt định trước, chứ chưa chắc theo ý muốn của mình
được.
Lời bàn: Giả sử những lúc
túng thiếu trong cuộc đời thì không có gì mà ta thoả-mãn ước vọng được. Câu
trên đã đưa ra một chuyện rất đơn giản như “cái ăn cái uống” mà ta còn phải hệ
lụy thay! Mới nghe qua hầu như con người “cuồng tín”, cái gì cũng cho rằng nằm
trong “Thần quyền” cả, nhưng thực-tế ta thử kiểm lại xem có phải vậy không?
Từ đó suy ra thì những
chuyện đặng, thất, nên, hư, đều có duyên-cớ của nó.
Trong vấn-đề Đạo-pháp cũng
vậy: Tại sao Đức Chí Tôn mở Đạo không chọn ai, lại chọn ba vị:
- Cao-Quỳnh-Cư (Thượng-Phẩm)
- Phạm-Công-Tắc (Hộ-Pháp)
- Cao-Hoài-Sang (Thượng-Sanh)
Bởi ba người là Thiên mạng,
tượng-trưng cho phần NHƠN-SANH Ư DẦN là thời kỳ của các Ngài đã hẳn:
1 - Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư
tượng trưng THẤN.
2 - Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc
tượng trưng KHÍ.
3 - Thương-Sanh
Cao-Hoài-Sang tượng trưng TINH.
Thế nên quyền-hành của ba
vị không có một quyền-lực nào thay thế được
Điều này Đức Lý có để lời
dạy rằng:
“Cười…Lão cũng nên cắt nghĩa Phẩm-vị của chư
Hiền-Hữu. Tỷ như ngôi của Thượng Đầu-sư, Ngọc Đầu Sư, Thái Đầu-Sư, Hộ-Pháp, Thượng-Phẩm,Thượng-Sanh
hay là Giáo-Tông của Lão đi nữa, dầu ngày sau có nhuợng cho ai, thì họ ngồi địa-vị
của mình, chớ chẳng hề ở thế này có hai Thái-Bạch, hai Thượng-Trung-Nhựt hai Ngọc-Lịch
Nguyệt, hai Thái-Nương Tinh, hai Hộ-Pháp, hai Thượng-Phẩm, hai Thượng-Sanh bao
giờ. Hiểu à!” (TNII /49)
Thế nên quyền hành của ba
Ngài đối với nền Đại Đạo rất là quan trọng:
“Trong Hiệp-Thiên-Đài thì Hộ-Pháp thay quyền
cho các Đấng Thiêng-Liêng và Thầy mà gìn-giữ Công bình tạo-hóa, bảo hộ nhơn-loại
và vạn-vật lên cho tới địa vị tận thiện, tận mỹ; người thì tận thiện, còn vật
thì tận mỹ. Chẳng cần lấy sức mình mà lập, chỉ bảo-hộ cho sự tấn-hoá tự-nhiên
khỏi điều trở ngại, nếu nói có quyền bảo-hộ thì phải có Luật-pháp, lấy Luật-pháp
mà kềm chế nhơn sanh cũng như các Đấng trọn lành lấy Thiên-điều mà sửa trị
Càn-khôn thế-giới.
Hộ-Pháp: là thể các Đấng
trọn lành, Người lại giao quyền cho Thượng-Phẩm lập Đạo, đặng dìu-dắt các chơn
hồn lên tột phẩm-vị của mình, tức là nâng-đỡ binh-vực cả Tín-đồ và Chức sắc
Thiên-phong ngồi an địa-vị, cũng như chư Thần,Thánh, điều-đình Càn-khôn thế-giới
cho an tịnh Hòa-bình mà giúp sức cho vạn-loại sanh sanh hóa hoá.
Thượng-Phẩm tiếp các
Chơn-hồn của Thượng-Sanh giao vào cửa Đạo. Thựơng-Phẩm là người thể Đạo đối với
hàng Thánh, ấy là người làm đầu các Thánh.
Còn Thượng-Sanh về Thế độ,
đem các chơn hồn vào cửa Đạo, dầu nguyên- nhân hay là hóa-nhân cũng vậy, phải
nhờ người độ rỗi, Thượng-Sanh đặng mạng lịnh chuyển thế buộc Thượng-Sanh phải gần
kẻ vô đạo đặng an ủi dạy dỗ, mà kể từ hạng vô đạo trở xuống cho tới vật chất
thuộc về phàm, ấy vậy Thượng-Sanh là thể Đời, người đứng đầu của phẩm phàm tục.”
(Pháp-Chánh Truyền).
Đức Hộ-Pháp nói về sự trọng-yếu
của Hiệp-Thiên Đài là:
Nay “Đức Chí-Tôn mở Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ gọi là cơ-quan tận độ chúng-sanh, Đức Chí-Tôn sai Hộ-Pháp giáng
thế, tại sao Ngài không dùng Cơ-bút để truyền Bí-pháp cho con cái của Ngài,
Ngài chỉ giáng bút truyền cho Hộ-Pháp mà thôi? Vì cớ cho nên Bạn của Bần-Đạo
nơi Hiệp-Thiên-Đài có người thắc-mắc về vụ đó, không có chi lạ; mở Cơ-quan tận-độ
chúng-sanh tức nhiên là lập một khoa thi sang Tam chuyển tái-phục
Thiêng-liêng-vị nơi cảnh vô hình, mỗi chuyển tức nhiên mỗi khoa-mục của các đẳng
Chơn-hồn cần phải thi đặng đoạt vị: thăng hay đoạ .
Bởi cớ cho nên Đức Chí-Tôn
gọi là trường thi công quả là vậy. Đức Chí-Tôn cho Hộ-Pháp và Thập-Nhị Thời
Quân đến cốt yếu mở cửa Bí-pháp ấy cho vạn-linh đoạt vị.
Cả thảy đều hiểu rằng Đức
Chí-Tôn buổi mới sơ khai chưa tạo thiên lập địa. Ngài muốn cho vạn-linh đặng hiệp
cùng nhứt-linh của quyền-năng sở-hữu của quyền-hạn thần linh.
Ngài vừa khởi trong mình
quyết định thi-hành điều ấy thì Ngài nắm cái Pháp. Trước Ngài chỉ là Pháp, vì cớ
cho nên ta để Phật tức-nhiên là Ngài, kế thứ nhì là Pháp.
Hễ nắm Pháp rồi Ngài
phán-đoán vạn-vật thành hình; Ngài muốn vạn-vật thành hình tức nhiên Tăng, cả vạn-vật
đều đứng trong Tăng, âý vậy Pháp là chủ vạn-linh. Bởi do nơi Pháp, vạn linh mới
chủ tướng biến hình, do nơi Pháp sản xuất vạn linh; cả Huyền-vi hữu-hình Đức
Chí Tôn tạo Đạo do nơi Pháp; chúng ta biết Pháp thuộc về hình thể vạn linh. Vì
cớ cho nên Đạo-giáo minh tả rõ-rệt: Tam châu Bát bộ thuộc về quyền Hộ-Pháp, cho
nên câu niệm danh Ngài là “Nam mô Tam châu Bát bộ Hộ-Pháp Thiên-Tôn” là vậy.
Đức Lý Đại-Tiên nói với Đức
Hộ-Pháp rằng:
“Chẳng lẽ Lão là chủ phần xác của nhơn-sanh mà
ngồi khoanh tay, không tìm phương cứu-chữa? Địa-vị của Hiền-hữu như Lão thì Hiền-Hữu
mới thế nào.
Chẳng phải vì những kẻ lợi-dụng
vô tâm, đọa-đày thiên-hạ mà lại đố-kỵ chẳng dám cứu đời Hiền-hữu căn dặn cả thảy
các con cái của Chí-Tôn ráng sức ăn-năn cầu nguyện”:
THI
Việt-thường hữu phúc xuất Thiên-Quân,
Chuyển thế Chí-Tôn dĩ định tuần.
Trị loạn Nam-phương trừ mãnh hổ,
Thừa bình Bắc-địa kiến kỳ lân.
Hoàng triều hậu nhựt nghi tùng cổ,
Văn-hiến tương-lai khả hoán tân.
Thánh-chúa hiền thần phò Tổ-nghiệp,
Khải ca định phận tại Thu phân.
17 - SANH TỬ GIAI DO MẠNG CÔNG DANH THẢO THƯỢNG SƯƠNG
生 子 皆 由 命 公 名 草 上 霜
Giải nghĩa: Sự sống cũng
như sự chết của con người đều do mạng số, điều này chúng ta không thể chối cải
được. Tuy nhiên cái mạng số đó do đâu?
Lời bàn: Pháp-Chánh-Truyền
của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ cũng xác nhận rằng:
“Chịu dưới quyền
thiêng-liêng của Tạo-hóa, sanh sanh tử tử, luật lệ ấy vốn nơi Trời, số số căn
căn Thiên điều đã định; người chỉ đặng có một quyền tự lập, là mình làm chủ lấy
mình, luân luân chuyển chuyển, giồi cho đẹp đẽ Thánh-Đức căn sinh, đặng lên tột
phẩm-vị thiêng-liêng mới nhập vào cửa vô-vi đồng thể cùng Trời đất.
“Quyền tự chủ ấy, vẫn đã định
trước đặng làm cho cả nhơn-sanh vui theo Cơ tấn-hóa thì dầu cho Thầy cũng không
cải qua đặng; vì hễ sửa cải thì là mất lẽ công bình Thiêng-liêng đã định, làm
chinh-nghiêng cơ thưởng phạt. Hễ có công thưởng tội trừng thì phải để rộng quyền
cho người tự chủ.
“Thiên-cơ đã lập có Điạ-Ngục
với Thiên Đàng, ấy cảnh thăng, cảnh đọa.
“Địa-ngục dành để cho kẻ bạo
tàn.
“Thiên đàng cho người đạo-đức,
thì cân Công-bình Thiêng-liêng đã sẵn .Ấy vậy chẳng buộc ai vào Địa-ngục mà
cũng chẳng nâng đỡ ai đến Thiên-đàng. Đôi đường hiển-hiện, tự quyền người lựa
chọn, siêu đọa tại nơi mình, các Đấng thiêng-liêng duy có thương mà chỉ dẫn.”
(Pháp-Chánh-Truyền, trang 53)
Xem thế, hỏi thử người thế-gian
này quí trọng mạng sanh là thế nào, mà không có quyền trong vấn đề sanh tử, thì
trau chuốt làm chi? Tô bồi làm chi? Để cuối cùng rồi cũng phải để cho người ta
chôn vào huyệt lạnh cái xác thân hữu hạn này?
Xem trong Trời đất từ xưa
đến nay chưa từng có một người nào được ra khỏi cái vòng định mệnh ấy. Trăm năm
là mãn cuộc, dầu là kẻ ấy tài ba cái thế hay là hạng cùng đinh trong xã hội, rồi
tất thảy cũng chung chịu trong luật định mà thôi. Vậy tại sao mình không noi gương
của Thánh Hiền đã bao ngàn đời còn danh lưu muôn thuở? Nhìn xem các Đấng ấy có
tham danh không, mà vẫn có danh? Còn thế sự đi tìm kiếm công-danh mà rốt cuộc
cũng vẫn là mai một. Vì sao vậy?
Đây là câu trả lời của Thầy
với một người Pháp khi đến hầu đàn, viết bằng tiếng Pháp được dịch trong
Thánh-ngôn Hiệp-tuyển rằng:
“Thầy, các con.
Các con phần nhiều biết tiếng
Lang-Sa (Francais). Thầy dùng nói cho các con dễ hiểu Đạo-lý.
- Phẩm-tước là gì? của cải
danh vọng là gì?
Phẩm-tước là sự tổng hợp
các chức-tước đã bày ra để quyến-rũ người hoặc ít hoặc nhiều. Những chức-tước
âý do người đời tạo ra phong thưởng kẻ khác.
- Giá-trị của các chức tước
ấy ra sao?
- Giá-trị những chức tước ấy
tùy theo mà tạo nó ra.
-Việc chi do người đều
phàm cả nó không bền, thường thường bị hư hỏng và tiêu tan ngay sau khi người đã
được nó tặng bị cướp mất sự sống. Các con hãy tìm tước phẩm nơi cõi
thiêng-liêng, tước phẩm ấy mới là vĩnh-viễn. Còn tài-sản là tổng-quát các vật
qúi gía của con người đã thu nhặt trên thế-gian này.
Của cải ấy gồm những gì?
Vàng bạc chỉ là loại
kim-khí tầm thường:
Hồng là một chất màu.
Còn lục là chất do loài vật
cấu-thành ra. Các con xem của ấy là quí giá thật sự sao.
Xét từ nơi sản xuất cái vật
ấy, đều không đáng kể. Các con nên tìm sự giàu đức tính của Trời. Chỉ có cách
đó mới gọi là vĩnh cữu. Của quí ấy không ai ăn cướp đặng nó cả.
Danh-vọng thường hay chống
lại với đức hạnh. Nó rất ngắn-ngủi và thường thành tựu nhờ nơi sự gian trá.
Danh quyền nơi trời là bền
chắc nhứt. Và danh quyền ấy mới chịu đựng nỗi bao sự thử-thách.
(Trung bạch: Mấy con phải
làm sao mà tìm đặng phẩm-tước của cải và danh-vọng của Trời?)
Thầy trả lời: “TU” (TN/136)
Thi văn dạy Đạo
Lợi
danh đã đoạ biết bao người,
Nhiều
kẻ nay còn ý dễ ngươi.
Hễ muốn lợi danh mang thất đức,
Thờ chung danh lợi hết thờ Trời.
18 - LỘ VÔ NHƠN HÀNH ĐIỀN
VÔ NHƠN CANH
ĐẠO VÔ NHƠN THỨC TA HỒ TẬN
CHÚNG SANH
路 無 人 行 田 無 人 耕
道 無 人 識 嗟 呼 盡 生
Giải nghĩa: Hồi chưa mở đạo,
Đức Thích-Ca dòm vào thế cuộc mà than: Đường không có người đi, ruộng không có
người cày, Đạo không có người biết, than ôi, thời tận của chúng sanh!
Lời bàn: Vị Thanh-Tâm Tài
Nữ có lời giải thích rằng:
- Sao gọi là “Lộ vô nhơn
hành”?
Đường có người đi nhiều mà
không ai là người phải, đường đi dập-dìu thiên hạ mà toàn là ma hồn quỉ xác,
tâm giả dối, hạnh hung bạo. Mật chứa đầy tà-khí thế nào gọi là người?
- Còn “Điền vô nhơn canh”
là sao?
Ruộng đây là tỷ với tâm,
tâm không ai giồi trau. Đạo nơi tâm, thì tâm ví như điền. Có điền mà chẳng có
cày bừa, đặng đem hột lúa gieo vào cho đặng trổ bông đơm hột thì ruộng tất phải
bỏ hoang; bỏ hoang thì sâu bọ rắn rít xen vào ẩn trú; người mà có tâm như vậy
ra thế nào. Ruộng sẵn, giống sẵn, cày bừa sẵn, duy có ra công làm cho đất phì
nhiêu đặng cho buổi gặt hưởng nhờ mà không chịu làm thế thì phải diệt tận chơn-linh.”
(TN II /53)
Buổi Đức Chí-Tôn đến mở Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ, Thầy cho không biết bao nhiêu thi văn dạy Đạo để nhắc-nhở chúng
sanh:
Lánh đường trần tục đến non Tiên,
Lấy nước nhành dương tưới lửa phiền.
Đã chẳng phải duyên không phải nợ,
Can chi con buộc tấm tình riêng.
- Hỏi tại sao nhơn-loại buổi này khổ nhiều, vui
ít?
Bởi: “Màn Trời che lấp dấu
trần, đạo Thánh dắt dìu bước tục, cuối Hạ-nguơn biết bao đời thay đổi. Trái cầu
sáu mươi tám (68) này bỗng nhiên có một lằn yến sáng Thiêng-liêng để thức tỉnh
khách phàm, chiếu dẫn người hữu-căn hầu cứu khỏi họa Thiên-điều sẽ vì hung bạo
của sanh linh mà diệt tận. Chới-với biết bao người giữa lượn sóng trầm luân, mà
con đường xô đẩy khách trần vào chốn đắm-chìm hằng vẽ cảnh cùng sầu cho nhân loại.
Đường tội phước chẳng biết cân, gương dữ lành không để ý. Triền cao vực thẵm, rừng
trước, non xưa, cảnh vẫn đợi kẻ tìm về, nhưng giọng ai-oán của khách lạc đường
chẳng thế vạch Trời xanh soi thấu. Nào nhân xưa, nào đức trước, nào sách Thánh,
nào lời Hiền, trải qua chưa trăm năm mà cuộc cờ đời đã rửa phai hạnh Đạo. Thế
thì nhơn-loại nếu chẳng có mối Huyền-vi để nhắc chừng tâm tánh, sẽ vì mồi danh
lợi, miếng đỉnh chung mà cắn xé giựt giành, giết hại lẫn nhau cho đến buổi cùng
đường, rồi vì hung bạo ấy mà cảnh dinh-hoàn này chẳng còn sót dấu chi của
nhân-vật cả.
Đạo Trời soi gương rạng,
khá biết tỉnh mộng hồn, kiếp sanh chẳng bao lâu, đừng đợi đến ngày cùng tận. Nơi
trường thi công quả, nên cân lấy phước phần, chẳng sớm trau thân rừng chiều ác
xế.
Chúng sanh ráng biết lấy.
Thầy hằng muốn cho các con
hiệp chung nhau mở đường Chánh-giáo, phải biết tương-thân, tương-ái chia vui sớt
nhọc cho nhau mà dìu-dắt chúng sanh, Nếu vì chút phàm tâm mà chia đường phân nẻo,
ghét nghịch lẫn nhau, các con sẽ treo gương bất-chánh cho kẻ sau, lại nền Đạo
cũng vì đó mà khó mau thành đặng. Các con khá để ý đến, ấy là các con hiến cho
Thầy một sự thành-kính trọng hậu đó”.
“Đạo do tâm hợp”
Thánh-nhân đã nói lên điều ấy. Đạo do tâm mà thành vậy!
Vì thế cho nên Thánh nhân lại đem cái Tâm của người ví như mảnh ruộng và gọi
đó là “tâm điền”.
1 - Thứ nhất chữ điền 田 là ruộng, là nơi người dân dùng để cấy, trồng, gieo, gặt cho có lúa gạo để ăn; sự sống của
nhân-loại chỉ nhờ có bấy nhiêu đó mà thôi, ấy về vật chất.
2 - Suy rộng ra, thì ruộng
ở bên ngoài làm môi trường sống của người, còn ruộng bên trong làm nơi chứa sự
khôn ngoan, đạo-đức, hiểu biết, so ra cũng tương-đồng.
3 - Tuy nhiên cũng còn một
điều thiết-yếu là chữ điền 田 còn là cái tâm của
Bát-quái Hậu-thiên, hoặc là Bát-Quái Đồ-thiên của Đạo Cao-Đài, nên tầm mức quan
trọng nó rất là to lớn.Cả một Bí-pháp của Đạo Cao-Đài đều nằm trong đó. (Xem dịch-lý
Cao-Đài cùng một soạn-giả)
Thầy vẫn hằng than:
“Ôi! Thầy vì mấy chục ức nguyên-nhân, không nỡ
để cho ngôi phẩm tan-tành, chớ lấy luật Thiên-Thơ thì không một ai dự vào Kim bảng.
Tu-hành vẫn trái với thế tục,
mà trái với thế tục mới đặng gần ánh Thiêng-liêng. Thầy thấy nhiều, tu cũng muốn
tu mà thế tục cũng không chừa bỏ. Thế tục là nét dìu-dắt cho mất tánh
Thiêng-liêng, phải lấy nghị-lực can tâm mà kềm chế, thì cái lối diệt vong mới
chẳng làm uổng công phu hành-đạo cho.” (TNII/ 68)
Thi văn dạy Đạo
Bề trên thương dưới dắt dìu nhau,
Ví lỗi muôn xe cũng nhục bào.
Thêm sức tại nhà nay đã sẵn,
Nhiều cây nên núi dạo nương rào.
Thân nay gánh vác nỗi nhà nên,
Chẳng chịu tìm ra kế vững bền.
Lập đặng rồi sợ ra đến đổ,
Nơi mình chẳng phải tội Bề trên.
Nương rào tòng bá núp Trời Đông,
Trí đủ …chưa phải thiện lòng.
Nên nghiệp đôi khi chưa tính trước,
Năm tròn trở-ngại có mùa Đông.
Đong đầy Đức cả hóa kho vàng,
Đừng thấy phận nghèo chiếp miệng than.
Cái cửa thiêng-liêng chưa dễ đặng,
Đỉnh-chung thế sự trấu cùng than.
Than chưa ngún lửa cuộc đời qua,
Những bởi mến con hứa đặng nhà.
Vợ dữ đưa lời đừng trả giọng,
Khen Hiền trước phải biết chê tà.
Chê tà trừ bạo lẽ như nhiên,
Song lưỡi gươm chưa sánh dạ hiền.
Đức mạnh ba ngàn thâu thế giới,
Lòng thành làm khép mặt Thần Tiên.
19 - MƯU SỰ TẠI NHÂN THÀNH SỰ TẠI THIÊN
謀 事 在 人 成 事 在 天
Giải nghĩa: Sự tính-tóan lợi-lộc
là ở người nhưng sự thành công thì do Trời.
Lời bàn: Trong cuộc đời rất
nhiều việc tính-toan nhưng cũng có thành, có bại. Đôi khi được thành-công ta
nghĩ rằng mình tài hay, khéo tính, khi thất bại ta đổ cho tại thế này thế khác;
nhưng quên rằng có tác-động của Thần quyền trong đó.
Thần quyền là đâu? Là cái
Tâm của Ta thường hướng tới. Ví như Ta làm việc này với tinh-thần phụng-sự thì
cũng có những chư linh bên Ta cùng giúp sức vào cho việc thành công tốt đẹp, còn
trái lại Ta mưu sinh lòng chỉ nghĩ tư lợi và làm hại kẻ khác thì cũng có các
vong-linh của kẻ tà tâm giục cho sự việc hướng theo lòng Tà. Ấy cũng là luật đồng
thanh tương ứng, đồng khí tương cầu vậy.
Lòng người thật ra rất nhiều
tham vọng, cá-nhân thì muốn triệt cá-nhân, tập-thể muốn triệt tập-thể… để chiếm
lợi lộc nhiều, bất kể đến sự tàn-hại cho kẻ khác.
Điển-hình là người Tàu khi
thôn-tính nước ta, dường như họ không chừa một thủ-đoạn nào mà họ không làm, miễn
thoả lòng tham-vọng của họ thì thôi. Có một lần chính người của họ đã tự viết
sách đả-kích dân của họ qua đề tài “Người Trung-Hoa xấu-xí”. Xấu-xí đây là họ
muốn nói “tâm địa xấu-xí”, nghĩa là nhiều mưu-mô thủ đoạn, độc-ác. Hằng ngàn
năm nô-lệ Tàu, dân Việt-Nam này chưa quên những chánh sách cai trị ấy như thế
nào!
Một bằng-chứng hiển-nhiên
là họ đã dùng sự thâm độc “ếm” cho cho dân Việt-Nam này không xuất Vương được.
… Nhưng Trời cao có mắt.
Từ xưa tới giờ họ vẫn tự-hào
là mẫu-quốc thiên-hạ, thường đô-hộ các nước nhược-tiểu trong đó có Việt-Nam ta
đã chịu nô-lệ hàng ngàn năm, mà cũng chưa vừa lòng, lại còn đang tâm hãm hại bằng
sự ếm-đối nữa.
Vào năm 1.914, Trạng
Trung-quốc mưu-đồ đưa Thầy Dịch-lý bí-mật đột nhập vào Việt-Nam, mang theo cây
gươm báu “Long-Tuyền Kiếm”, cố tình Ếm cho dân-tộc này không có đường xuất
Vương, xuất Thánh.
May duyên cho dân-tộc Việt-Nam
đã đến ngày thoát ách lệ-nô, được Đức Cao-Đài đến mở Đạo tại miền Nam Việt-Nam
này.
Vào đêm 16-10 Mậu-Thìn (dl
27-11-1928) Bà Bát Nương Diêu-Trì-Cung giáng cơ mách bảo, hướng-dẫn cho Đức Hộ-Pháp
Phạm-Công-Tắc Giáo-chủ Đạo Cao-Đài biết rõ nguyên-nhân bị ếm và chỉ chỗ cho để
gỡ ếm.
Nguyên-nhân là vào năm
1914, trạng Tàu phái Thầy địa-lý người Tiều-châu mang kiếm báu “Long-tuyền” bí
mật đến địa-điểm ngọn Tràm sập láng cát, có ngọn “núi lan” sắp thành hình tại
làng Phú-Mỹ, quận Châu-Thành Mỹ-Tho, nằm về hướng đông, cách Thánh-Thất Khổ Hiền
Trang 11cây số (11km).
Phép ếm Long-tuyền kiếm giữa
ngọn núi lan, làm cho nhân-tài Việt-Nam không xuất Vương được; mỗi lần có
nhân-tài xuất hiện đều bị kiếm báu vớt hết, vì thế nên Việt-Nam không xuất tướng,
xuất Trạng.
May nhờ có Đạo khai trong
nước, nạn ách xem như sắp mãn, giải thoát ách nô-lệ ngại bang, nên mới có cơ
duyên được gỡ lấy ếm.
Ngày 27-2 Kỷ-Tỵ, dương-lịch
14-4-1929, Đức Hộ-Pháp hướng-dẫn phái-đoàn Chức-sắc Đại-Thiên-phong xuống Phú-Mỹ
viếng thăm Thánh-Thất Khổ-Hiền-trang; mời họp toàn Đạo: Chức-sắc, Chức-việc và
Minh-thiện đàn để lập một phái-đoàn đi tìm “Long-tuyền kiếm”.
Do Hiền-huynh Giáo-Hữu Thượng-Minh-Thanh
cai-quản Thánh-thất Khổ-hiền-trang mời toàn Đạo trong các làng: Tân-hòa-thành,
Tân-hội-đông, Hưng-mỹ, Thạnh mỹ, Phú-mỹ đến dự buổi họp do Đức Hộ-Pháp chủ toạ,
thành-lập một phái-đoàn đi tìm “Long-tuyền-kiếm”.
Phái-đoàn gồm 36 vị, do 12
vị làm đầu hướng-dẫn từng toán trên 12 chiếc xuồng có một ghe để đưa Đức Hộ-Pháp
và đoàn tùy-tùng.
Đúng 6 giờ sáng ngày
28-2-Kỷ-Tỵ (dl 15-4-1929) vào thời ngọ. Cả đoàn người đi thẳng vào “láng cát” độ
5 cây-số, phải dừng tại một rạch nhỏ; lên bờ đi thẳng vào một cánh đồng hoang
toàn là sậy, bàng, năng, đưng mọc cao khỏi đầu . Người hướng-dẫn đi trước cột một
sợi dây cho người sau nắm để khỏi phải lạc đường.
Đi độ 700 thước, tới một gò
đất cao ráo đúng như ngọn núi hình thành . Phái-đoàn tạm dừng chân độ 15 phút Đức
Hộ-Pháp liền Chấp bút, có Thần Lỗ-Ban Sư-trưởng về chỉ-dẫn phái-đoàn:
- “Đi thẳng lên gò đất cao
nhất, ngọn núi Lan vừa mới hình-thành, đào sâu xuống sẽ gặp Long-tuyền-Kiếm”
Theo lời hướng-dẫn của Thần
Lỗ-ban, phái-đoàn tiến hành tận chỗ cao nhất ngọn núi, bề dài độ 700 thước,
ngang 500 thước vừa nhô lên khỏi mặt đất .
Từ đây, phái-đoàn tuân
theo sự chỉ-dẫn của Đức Hộ-Pháp, đào sâu xuống lòng đất đụng đá cứng, rồi đào
xuyên qua lớp đá cứng đó, liền gặp:
- Một cái ghè ăn trầu
(bình vôi)
- Một lưỡi dao phai rỉ
sét.
- 6 con cờ tướng chạm trổ
bằng ngà.
- 6 đồng tiền kẽm thuộc đời
Vua Minh-Mạng
Tiếp đào đất sâu hơn, đụng
một cái hộp bao chì, bề dài 9 tấc. Toàn thể đều reo mừng. Đức Hộ-Pháp dạy:
- “Phải thận-trọng đem bao
chì lên cho nguyên vẹn, lau chùi sạch-sẽ, Long-tuyền-kiếm ở trong đó”
Khi lấy lên xong, bao chì
dài 9 tấc được gói bằng vải đỏ, mang về Tòa-Thánh Tây-Ninh, Đức Hộ-Pháp còn dạy
thêm:
-“Nay là ngày kỹ-niệm nước
Việt-Nam, nòi giống Lạc-Hồng được hữu-phước nhờ Đạo Trời khai mở, gỡ ách nạn
cho nhân-loại và từ từ gỉai được ách nô-lệ cho dân-tộc, dòng-dõi Tổ-phụ sẽ được
phục nghiệp, dân Việt-Thường sẽ xuất hiện nhân-tài, phá tan xiềng xích, chẳng
còn bị lệ thuộc nữa …
Đức Hộ-Pháp liền ra lịnh
cho đào một con kinh nhỏ, bắt đầu từ ngọn Tràm sập băng ngang qua chót mũi
“Long-Tuyền-Kiếm” cho bứt, hầu trừ được sự sát hại của pháp ếm “Long-tuyền-kiếm”
Xem thế, nếu không phải là
quyền-năng Thiêng liêng gỡ ách nạn cho dân-tộc Việt-Nam này thì dưới con mắt
phàm có ai làm được?
Nhưng bao giờ dân-tộc Việt-Nam
này cũng tin tưởng rằng Trời cao có Mắt. Và thường nói rằng “Mưu sự tại nhân,
thành sự tai Thiên”
Thi văn dạy Đạo
Mực ngay khó nỗi đoán cây cong,
Biết chút công tu đặng thoát vòng.
Thế sự ép oan thêm buộc nghiệt,
Đời kia với Đạo chẳng so đồng.
20 - ĐẠO CAO NHỨT XÍCH MA CAO NHỨT TRƯỢNG
ĐẠO CAO NHỨT TRƯỢNG MA THƯỢNG ĐẦU NHÂN
道 高 壹 尺 魔 高 壹 丈
道 高 壹 丈 魔 上 頭 人
Giải nghĩa: Nếu Đạo cao một thước thì ma quái nó mưu đồ cao hơn một trượng. Đạo đã cao hơn một trượng thì ma nó thượng lên đầu
người.
Lời bàn: (một trượng thì
tính bằng mười thước ta).
Nói chung thì loài yêu ma
có tính ranh mãnh lắm! Mà yêu ma là ai? Phải chăng chỉ những tâm-hồn hay tráo
trở, họ không tôn-trọng lời hứa, nói qua nói lại, cố làm phản lại cái chơn-lý sống cao-thượng của con người, cốt để giành
phần thắng bằng bất cứ giá nào; thế nên một người chân thật, biết tự-trọng
không thể sống chung hạng người này được là vậy.
Ma ở đâu? Nó ở trong tâm của
mọi người. Tức nhiên khi ta tính điều thiện, tốt lành là ý Phật, tâm Phật; khi
ta tính điều quấy là tâm ma. Ma hay Phật cũng chính do ở tâm mà ra. Đó là lằn
ranh giữa Thiện và Ác.
Trong đời hạng Ma, họ là
những hạng người thích phá rối;đối với xã-hội là người luôn coi thường pháp luật.
Với Đạo, người có tâm
Bác-ái, vị-tha thì coi như đây là cơ thử-thách Đạo-tâm của con người.
Đức Hộ-Pháp cũng nói:
“Chọn lọc chiên lành cho đáng giá,
“Phòng sau nối nghiệp Đạo ngàn thu.”
Cũng vì lẽ ấy mà các bậc
tiền-bối chúng ta không vị nào mà không phải chịu nhiều sự lao tâm tiêu tứ.
Phải kể Đức Cao-Thượng-Phẩm
là một mẫu người nhân-hậu như thế mà cũng không khỏi đau lòng trước nghịch cảnh
và sự phản-khắc Đạo-quyền.
Chính Đức Cao-Quỳnh-Cư
vâng lịnh Đức-Chí-Tôn xin nghỉ việc làm ở ngoài đời trước nhất, có nghĩa ông là
người trọn “phế đời hành Đạo” ngay sau khi Đạo Cao Đài khai mở tại Từ-Lâm-Tự (Gò-Kén
Tây-Ninh) vào ngày rằm tháng 10 năm Bính-Dần, tức (dl 19-11-1926).
Ngài dứt khoác việc đời để
rảnh-rang mà góp phần lo việc Đạo. Trong khi đó thì có số người luôn manh tâm
phá Đạo và tìm cách quấy-rối những tay rường côt của Đạo.Cái cao-thượng của Đạo
là sự nhịn-nhục của các Ngài để nêu tấm gương cao khiết, phải chi quyền đời thì
tố-cáo, cho vào tù, trục xuất thì đâu đến nỗi khổ như vầy. Tuy nhiên, những việc
trở gay như thế nếu thắng được thì chính là vô tình họ bắc cho Ngài bước lên những
nấc thang vinh diệu, cao-thượng vô cùng.
Ca-dao Việt-Nam rằng:
“Trăm năm bia đá thì mòn,
“Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.”
Thế mà với Đức Cao-Thượng-Phẩm
thì bia đá cũng vẫn còn, mà bia miệng vẫn luôn trong tâm-tưởng người Đạo
Cao-Đài hầu như bất-diệt với thời gian.
Hiện nơi tháp của Ngài vẫn
còn những lời aí-mộ khắc trong bia như vầy:
Bia kỹ-niệm Đức Cao-Sĩ Thượng-Phẩm
(Cao-Quỳnh-Cư)
“Cao-Quân người Nam-Kỳ, xuất thân tại tỉnh
Tây-Ninh, nối dòng trâm-anh, vốn nhà thi lễ, phẩm-hạnh mực thước, tánh-chất
siêng-năng, học hỏi thông-minh, thành danh khi tuổi trẻ .
Lúc ở thế xử tròn Nhơn-đạo,
những ra vào trong bể hoạn rừng danh, hơn mười năm dư đã an phận-sự.
Vưà may gặp Hội-Long-Huê
hoằng-khai Đại-Đạo khiến cho Cao-Quân hiệp cùng lương-hữu tập phò-cơ Chấp bút cầu
Tiên Phật giáng đàn hầu ngâm thơ vịnh phú.
May thay, nhờ lượng Từ-bi
xuống tay tế-độ, dùng chơn-thần thanh-bạch cầm bút chấp cơ, dạy chúng-sanh qui
chánh cải tà, khuyên tu-niệm thoát vòng mạt kiếp
Bởi Đấng Chí-Tôn giáng thế
xưng hiệu Ngọc Hoàng Thượng-Đế viết Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha Tát
Giáo-Đạo Nam-phương này.
Vậy nên Cao-quân hiệp cùng
chư Đạo-hữu phụng thừa Thiên-mạng khắp miền Hậu-giang phổ-độ chúng sanh, nền Đại-Đạo
mới gầy nên từ đó.
Ngày rằm tháng 3 năm
Bính-Dần, Đức Chí-Tôn phong Cao-Quân là Tá cơ Tiên Hạc Đạo-sĩ.
Đến rằm tháng 10 năm ấy Đức
Chí-Tôn lại ân phong Cao-Quân chức Thượng-Phẩm Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Khôn xiết kể công-lao của
Cao-quân đã lo dìu-dắt chúng sanh còn phải vun trồng nền Đạo giữ tròn phận sự,
mưa nắng chẳng nài, lo Đạo không than, tuyết sương chẳng quản.
Ô hô! Thiên cơ tiền định,
người dễ thấu đâu, những ngỡ tay rường cột sum vầy cùng bạn tác chung lo đắp nền
Đạo giữa trời Nam, nào ngờ đâu số mạng Cao Quân đã vâng Thánh-chỉ trở về Kinh-Bạch-Ngọc.
Thương thay! tiếc thay!
Song nghĩ lại, tuy thể-phách
tách rời trần-thế mà tinh-thần còn lai vãng như xưa, muôn năm theo độ rỗi chúng
sanh, ngàn thuở vẫn mặc phò Đại-Đạo .
Ôi, nhớ tiếng thốt giọng
cười khôn vùi mạch thảm. Nghĩ công lao sự khổ khó lấp cơn sầu.
Sanh chúng ghi tạc ơn sâu,
đồng một dạ khắc mấy câu kỹ-niệm.
Ngày 1 tháng 3 năm Kỷ-Tỵ
(1.929)
Hội-Thánh Hiệp-Thiên-Đài
và Cửu-Trùng-Đài
Chư Đạo-hữu đồng kỹ-niệm
Đức Thượng-Phẩm sau khi nhắm
mắt lìa đời, Ngài có giáng ban cho hai bài thơ, là lúc di Liên-đài ra Bửu tháp,
thơ như sau:
Xủ aó trần hoàn đã rảnh tay,
Thung-dung nhờ núp bóng Cao-Đài.
Rừng tòng nhựt rọi khi mờ tỏ,
Sớm lạc trăng lồng kẻ tỉnh say.
Phi thị mặc đời nơi quán tục,
An-nhàn rảnh dạ khách Thiên-Thai.
Ngậm cười nêu quạt chờ sanh-chúng,
Biển khổ ngày qua đếm một ngày.
Riêng bài thơ sau đây dùng
để làm bài cúng tế Đức Ngài, hằng năm cứ đến ngày mùng một tháng 3 âm lịch là
toàn Đạo đều làm lễ kỹ-niệm ngày đăng Tiên của Đức Thượng-Phẩm Cao-Quỳnh-Cư một
cách trọng thể:
THI
Ngảnh lại mà đau cảnh đoạn-trường,
Cõi Thiên mừng đặng dứt dây oan.
Nợ trần đã phủi lòng son sắt,
Ngôi vị nay vinh nghĩa đá vàng.
Cỗi tấm chơn-thành loà nhựt nguyệt,
Phơi gan chí-sĩ nhuộm giang-san.
Bốn mươi hai tuổi sanh chưa phỉ,
Để mắt xanh coi nước khải-hoàn.
21 - VẠN BANG ĐÔ THỊ MẠNG
BÁN ĐIỂM BẤT VÔ NHÂN
萬 邦 都 是 命 半 點 不 無 因
Giải nghĩa: Dầu cho muôn
ngàn nước đều cũng nằm trong mạng số, cho đến nửa điểm cũng không phải là không
duyên cớ.
Lời bàn: Chữ Nhân 因 là cái khởi điểm, cái nguyên-tố đầu tiên sanh ra vạn-vật, một hột giống
bao bọc trong lớp vỏ, ai biết nó lớn đến độ nào? Một cái thân cây cả vòng tay
ôm không xuể cũng khởi điểm từ một hột tí-ti ấy. Thế nên chữ đại 大 nằm bên trong bộ vi 囗 (vi là bao quanh), nó bao
bọc như một khung trời vô tận. Tất cả mọi vật trong vũ-trụ này không ngoài
nguyên-lý ấy; Vậy nguyên-lý ấy do nơi Trời.
Nếu nhìn vào một con người
thì ai cũng giống như ai, nhưng nếu có khác chăng là ở cái đầu óc con người, có
kẻ thông-minh trí-hóa, có kẻ trí kém, khờ-khạo, hỏi do gì? Chắc hẳn là do vốn
tích lũy ngàn đời cho đến bây giờ. Nếu không như vậy, sao trong nguơn hội này,
có kẻ đến làm rường cột của nền Đại-Đạo? Có kẻ đến chỉ để toan phá Đạo. Hỏi do
đâu?
Nếu nói về bề ngoài thì người
ta ai cũng có thân-thể hình tướng như nhau, nhưng bên trong cái khí-khái phi thừơng,
cái tâm đạo-đức bao la nào ai biết được!
Nhưng khi nắp Liên-đài
chưa liệm kín đối với một Chức-sắc Đại-Thiên-phong như Đức Thượng-Phẩm Cao Quỳnh-Cư
thì cũng bị bọn người phá Đạo làm cho đau đớn, khổ sở. Đến khi Ngài đã thật sự
lìa đời thì là caí tang chung của toàn Đạo. Đức Thượng-Đầu-Sư Thượng Trung-Nhựt
ngậm ngùi thương tiếc cho cái tính Trời trong con người ấy:
- “ Thượng-Phẩm décédé (chết)”
Nghe qua dường như sấm nổ,
người dù gan sắt dạ đồng, nghe tin cũng bắt động lòng thương xót, huống chi Tôi
cùng Đức Cao-Thượng-Phẩm trong mấy năm dư cùng nhau keo sơn gắn chặt, thọ
Thánh-chỉ của Đức Chí-Tôn phổ-thông Đại-Đạo Tam-Kỳ.
Nay người ly trần cỡi hạc
về quê, kẻ nhơn thế còn lo độ chúng, khiến cho Tôi nghĩ nhiều bậc Công hầu
Vương bá tài lực mà Trời không ngó cũng chác sầu tây ...Nầy một Đấng hiền-lương
đạo-đức, chừng trời kêu đến cũng mau hồi vị .
Ấy chỉ rõ quyền Chí-Tôn rất
lớn, vô cực vô đại mà thương hại cho những người vô Đạo-đức không suy xét lời
Thánh “Vạn bang đô thị mạng, bán điểm bất vô nhân” .
Ấy chỉ rõ thiên cơ!
Thời kỳ này Thầy lập Đạo
vô-vi; hồi chưa khai Đạo nhơn-sanh còn phàm tục, nên mượn xác phàm của Tín-đồ đặng
độ rỗi chúng sanh, nay Đạo Thánh đã có người lập đặng Chí-Thánh, Thượng-Phẩm là
ĐẠO phải trở về Thiêng-liêng chi-vị, nơi trần-thế đây mà làm cho người tâm
thành trí vẹn, may chút nữa phải mỏi lòng đạo-đức”
Thật là “gỗ mục lố hình trầm,
non mòn khoe báu ngọc”. Khi Ngài nhắm mắt lìa đời để lại bao nỗi tiếc thương sầu
nhớ. Ngài Hiến-Pháp hết lời ca ngợi:
“Chúng ta phải nhìn-nhận đầu
công khai Đạo của Đức Cao-Thượng-Phẩm, vì nếu thiếu bàn tay xây dựng của Người
để chấp cơ cùng Hộ-Pháp thì:
- Đâu có Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ,
- Đâu có Chức-sắc Thiên-phong Nam nữ
- Đâu có Hội-Thánh và các cơ-quan trong Đạo.
- Đâu có Pháp-Chánh-Truyền
và Tân-luật.
- Đâu có Đại-nghiệp bây giờ
cho các nhơn sanh thừa hưởng”
Hạnh phúc thay, một Đấng đầu
công trong cửa Đạo
Đức Chí-Tôn đã “chọn mặt gửi
vàng”, cho nên Ngài đã được sắp sẵn từ lâu rồi. Đọc qua mấy bài thi mà Thầy
giáng ban cho ông Cao-Quỳnh-Cư ngay từ buổi đầu, đủ thấy cái diệu-huyền trong âý:
Trước vốn thương sau cũng thương,
Một lòng Nhơn-đức giữ cho thường.
Trông ơn Thượng-Đế tuông rời rộng,
Sum hiệp ngày sau cũng một trường.
22 - DĨ ĐỨC PHỤC NHÂN
以 德 復 人
Giải nghĩa: Trong lối cư xử
với nhau ở đời, dù vị thế nào đi nữa chỉ có lấy ĐỨC mà cảm phục được người
.Thánh-nhân đã xác định điều ấy .
Lời bàn: Vậy ĐỨC 德 là gì? Chắc-chắn nó phải có một tầm quan trọng lắm. Người xưa thường diễn-dịch
cái dạng chữ viết này qua câu ca cho dễ nhớ rằng:
Con chim nó đậu nhánh mè,
Thập trên, tứ dưới nhứt đè chữ tâm.
Thật vậy, đứng về mặt chữ-nghĩa
trước tiên ta thấy có hai phần:
Bên trái là bộ sách 彳là bước chân khởi động, bắt đầu một công việc gì.
Bên phải có nhiều vần ghép
lại: trên hết là chữ thập 十 là mười, kế đến là chữ tứ
四 là bốn, tiếp theo là chữ nhứt 一 là một, chữ tâm 心 là tấm lòng. Như vậy có ý
nói là trong vũ-trụ này, cái tầng cao kia: trên hết là “thập phương chư Phật”,
mà con người đứng đầu trong hàng “tứ sanh” và cao-thượng nhất trong chúng sanh
là duy chỉ có một cái TÂM mà thôi.
Vì cái tinh-thần cao-thượng
mà Thượng-Đế đã ban đặc-ân cho người, nên lúc nào cũng phải tỏ ra cao-thượng mới
xứng danh là “Thượng phẩm nhơn-sanh” là vậy.
Riêng đối với bạn đồng-sanh,
thì mỗi người phải biết hài-hòa trong cuộc sống, để có được nếp sống Đại đồng,
vì trong khoảng trăm năm là mãn cuộc; có nghĩa gì đâu mà ham, mà luyến, mà giựt,
mà giành?
Cái nếp sống Đại-Đồng đó
còn âm vang trong lịch sử của nhân loại, của các bậc tiền khai Đại-Đạo, không
thiếu, điển hình như:
Cuộc đời của Đức Thượng-Phẩm,
lúc sanh tiền đã tỏ ra đạo-hạnh, khi qui Thiên vẫn còn ngoảnh lại thế trần mà
nhắc-nhở đám em khờ; Ngài giáng dạy rằng
“Đời là một sân khấu hí-trường,
mọi sự đều phải thay đổi, chớ nên lấy đó làm mục-phiêu chính để noi theo, vì đã
nói rằng; một sân-khấu hí-trường thì trong đó đủ đào kép và ông bầu, dầu hay dầu
dở thì bổn-phận họ phải làm cho rồi để cho kẻ khác lên thay thế, đặc-sắc hơn và
hay-ho hơn.
Hiện các Em đã thấy biết
bao nhiêu màn đời thay đổi liên tiếp mà những màn ấy cũng chẳng làm cho dân Việt-Nam
được hưởng cảnh thái-bình. Càng thay đổi càng làm cho dân chúng Việt-Nam thêm
hoang-mang, hồi-hộp và cảnh tương-tàn, tương-sát của Việt-Nam cũng chưa thấy giảm
bớt chút nào mà lại càng tăng thêm cực độ.
Các Em biết tại sao vậy
không? Nói nghe thử!
- Trúng! Nhưng còn thiếu một
chút là dân Việt-Nam chưa được mãn-nguyện cho sự lãnh-đạo của những bậc giả
thương dân chúng đó vậy.
Vậy có câu “Dĩ Đức phục
nhân” lập Hòa-bình bằng nhân-đức; mà chính các vị lãnh-tụ không thực-hành được
mảy-may nào cả thì đừng trông chi họ đem hạnh phúc và đem nguyện vọng
chân-chánh đến cho dân chúng được. Dầu cho phải thay màn như vậy nữa, dân chúng
Việt-Nam chắc-chắn không bao giờ đạt vọng được, cũng vì sự bất lực của quyền Đời
như vậy.
Mọi sự biến chuyển đều do
Đức Chí-Tôn, còn sự lập đời cũng do Đức Chí-Tôn định phận cho các Thiên mạng rồi,
thì còn chi mà khó nữa; chỉ đi đúng chơn-truyền của Đạo và trọn tuân lịnh của Đức
Hộ-Pháp thì xong mọi việc, các Em cũng đã hiểu rồi!
Về việc lập quốc cho nòi
giống Việt-Nam, mặc dầu địa-thế của nó nhỏ, nhưng sẽ được các liệt-cường trợ
giúp cho nó thành một nước độc-lập hoàn-toàn mà lại còn là trụ cốt thái-bình
cho vạn-quốc nữa .
Vì chính nước Việt-Nam đã
được Đức Chí-Tôn định là Thánh-Điạ thì tức nhiên nó phải có chút ảnh-hưởng của
Đạo Cao-Đài quyết-định, không dựa vào hình-thức nào hay là chút ảnh-hưởng
văn-minh của một liệt cường nào cả.
Vì sự tiền-định khéo-léo
và cao trọng như thế mà Đạo Cao-Đài sẽ được vi-chủ về mặt tinh-thần để chấm dứt
cuộc chiến-tranh tàn khốc của hoàn-cầu.
Theo thế thường, đời càng
gay mà muốn lập lại đời thái-bình thì phận-sự của Đạo lại càng thêm khó-nhọc và
nặng-nề.
Vậy các Thiên-mạng phải cố
tâm trì-chí, đứng trọn trong khuôn-khổ Đạo thì mới được dễ-dàng để bước qua những
trở ngại trên phận-sự mà thành-công một cách mỹ-mãn.
Các Em cứ đặt trọn Đức-tin
nơi Đạo rồi thì mọi việc sẽ được như ý .
Cần nhứt là các Bạn
Thiên-mạng phải làm khác hơn thế tình thì mới được đa nghe!”
Đức Nguyệt-Tâm Chơn-Nhơn
cũng có lời tiên-tri rằng:
Khảo thí lọc lừa tường hắc
bạch,
Chung tâm hiệp sức thoát
cơn nguy.
CHƯƠNG VII
TIÊN HỌC NHI HẬU HÀNH
先 學 而 後 行
HỌC NHỮNG GÌ?
Đức Phật Quan-Thế-Âm Bồ-Tát
giáng dạy rằng:
Thiếp xin hỏi Chư Hiền-hữu:
- Các bậc Tu-hành muốn đặng
thành Đạo phải làm thế nào?
Bạch:
- Trước phải lo trau-giồi
đức tánh và biết sửa mình.
Đầu tiên muốn sửa mình thì
phải học hỏi, phải không?
- Học hỏi đặng dụng vào
đâu?
Cho mình hiểu Đạo trước rồi
dìu-dắt chúng-sanh sau; thì ắt phải kiên chí, nhẫn-nhịn mới mong đoạt kiến thức;
có kiến-thức thì mới bác-lãm, mới có tư-tưởng cao sâu; hễ có tư-tưởng cao sâu mới
mong đặng văn-chương quán thế. Hễ có văn-chương quán thế mới mong cảm hóa lòng
người đặng, phải không?
- Phải!
- Thì phải lo lập nền móng
trước chớ sao! Phải có trí-thức tài-tình mới mong đoạt Đạo. Phải tài tình mới đủ
lực-lượng diệt vô minh.
Trong Đạo Thầy ngày nay,
Thầy đã chọn những kẻ ấy để dìu-dắt chúng sanh qua khỏi mê tân, đáo bĩ-ngạn.
- Thiếp hỏi những kẻ ấy là
ai há?
- Chính là Chư Hiền-hữu
đó.
Vì các cớ nên Thiếp mới đến
ngày hôm nay mừng cho chư Hiền-hữu đó, nên có mấy lời thức tỉnh.
Xin Chư hiền-hữu miễn chấp
nghe."
(Ngày 8-6-Giáp-Tuất 1934)
01 - LẬP THÂN HÀNH ĐẠO DƯƠNG DANH Ư PHỤ MẪU
立 身 行 道 揚 名 於 父 母
Giải nghĩa: Đem thân ra làm
việc đạo-đức nhân nghĩa chính là làm cho hiển danh cha mẹ mình vậy.
Lời bàn: Xưa,chữ “hành Đạo”
thường đóng khung trong cái tư-tưởng “Đạo nhân-luân” mà thôi, nghĩa là con cái
biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; có cuộc sống yên ổn, đó là chưa nói đến sự
giàu có hoặc dư ăn dư để, cũng là niềm vinh-hạnh cho gia-đình tông-tộc rồi.
Nhưng nay, trong nguơn hội
Cao-Đài có thêm một vấn-đề này rất nên trọng đại, tức nhiên thêm phần Thiên Đạo
nữa, thì mới gọi là “lập thân” được.
Tại sao gọi là lập thân?
Trên mặt chữ: lập 立 là đứng (tức nhiên trái với nằm) thân 身 là cái thân-thể hữu hình này đây. Bởi khi con người mới lọt lòng mẹ ra thì
cái đầu quay xuống mới gọi là sanh thuận, còn trái lại là sanh nghịch tức là
cái đầu quay lên. Phải là thuận như vậy mới hợp cái lẽ của đất trời, vì con người
tiến-hóa trong định-luật của bát hồn, có các nghĩa như sau:
1 - Trước nhứt, đầu là quẻ
CÀN ☰ thì phải cúi xuống để hợp
với đất là KHÔN ☷ tức nhiên là Âm Dương hợp Đức. Dù tạo thành quẻ kép là Thiên-địa BĨ (tức
là thời tối tăm, yếu đuối mọi việc phải nhờ đến tay mẹ săn-sóc, nhưng đó là cái
lý đương nhiên của vũ-trụ.)
2 - Hình ảnh này là thuận với định luật của Bát hồn,
cho thấy rằng đứa bé mới sanh nó giống như một cái cây đầu cắm xuống đất.
Kế đó, đứa bé đặt nằm
ngang, là hình ảnh của con vật tiến lên một mức nữa là đầu và mình ngang nhau.
Sau hết, đứa bé khi đã đứng
thẳng người lên và muốn vượt lên những điều thường thức để làm một người lớn, tức
là lúc “thành nhơn” rồi vậy. Thời kỳ này phải phấn-đấu lắm mới được.
Bấy giờ, trên mặt là hình ảnh
quẻ KHÔN ☷ (khôn là đất). Bởi phần trên mặt có: hai tai, hai mắt, hai mũi (hình của
quẻ khôn như trên; khôn vi địa)
Tiếp theo là cái một cái
miệng và hai khiếu âm nữa ở hạ bộ; mỗi cái đều có một, đó là quẻ CÀN ☰ bấy giờ là quẻ đảo ngược
lại với quẻ trên; tức là quẻ Địa-Thiên THÁI (chỉ cho thời kỳ hanh thông).
Thời kỳ “lập thân” chính
là đây. Con người phải học hỏi để tiến-hóa về phương-diện trí-thức và cả tri-thức
nữa.
- Học để có tài-năng ứng xử
với đời tức là tu Nhơn-đạo.
- Học để tạo cho mình đạt được cái
hiểu biết về vũ trụ, siêu-hình là tu Thiên-đạo
Ngày nay, cơ ân-xá của Chí-Tôn, Đức Hộ-Pháp có cho biết rõ:
“Buổi buộc thì khó, buổi mở thì dễ, Đức Chí-Tôn
Ngài đến đề hai chữ “Ân-Xá” thì chúng ta đoán hiểu rằng “Ngài đã đến rồi” và
Ngài biết con cái của Ngài đã chịu khổ nhiều rồi, đã có nhiều phương-pháp giải khổ của Ngài đến giao nơi mặt điạ-cầu này. Từ thử đến giờ
cái thống khổ tâm-hồn của nhân-loại bao nhiêu thì Ngài thống khổ bấy nhiêu.
Ngài đến đem Long-Hoa-Hội cốt để bảo-thủ hai chữ “Ân-Xá”.
Trong bao nhiêu đó, chúng
ta cũng đủ thấy lòng thương yêu vô tận của Ngài thế nào.
Bần-Đạo nói thật, thời buổi
này chúng-ta không tìm phương giải thoát cho Cửu-Huyền Thất-Tổ thì không thời
buổi nào có năng lực độ rỗi Cửu-Huyền Thất-Tổ của mình cho đặng, không có buổi
nào đặng hạnh-phúc làm đặng như vậy.
Bởi thế cho nên toàn thể
con cái của Đức Chí-Tôn nam nữ cũng vậy, có tấm lòng hoài vọng giọt máu mảnh
thân mình, giờ phút này là giờ phút nên để trọn tâm cho thanh-tịnh đặng cầu
nguyện siêu-thoát cho Cửu-Huyền Thất-Tổ .
Bần-Đạo dám nói giờ phút
này mấy người không có thể không nhỏng-nhẻo với Đức Chí-Tôn được, Ngài sẵn-sàng
để hai chữ “Ân-Xá”thì mấy người xin cái gì Ổng cũng cho”.
Vì sao vậy?
Bởi Đức Hộ-Pháp cho biết rằng
không có một gia đình nào mà không có người thân của mình ở chốn Phong Đô, hằng
giờ, hằng phút chờ cho cháu con “lập đức giúp huờn ngôi xưa”.
Đọc lại bài “Kinh cầu Tổ-phụ
đã qui liễu” có đoạn này:
Xưa chẳng đặng phước may gặp Đạo,
Nay phò
trì con cháu tu tâm.
Dâng
hương huệ-kiếm xin cầm,
Chặt lìa trái chủ đặng tầm ngôi Thiên.
Dầu tội-chướng ở miền địa giái,
Dầu oan gia ở ngoại Càn khôn.
Dầu mang xác tục hay hồn,
Nhớ cầu Từ-Phụ Chí-Tôn cứu-nàn.
Dầu đạt vị ở an Thiên-cảnh,
Dầu tái-sanh mở cảnh siêu phàm.
Nương thyền Bác-nhã cho an,
Dìu chừng con cháu vào đàng Nghĩa-Nhân.
02 - KHAI KINH VÔ TỰ
開 經 無 字
Giải nghĩa: Con người nhờ ở trí-thức thông sáng nên đọc được “kinh vô tự” tức
là kinh không có chữ. Trong Đạo-pháp cái gốc chính là phải Thông Nho, vì chữ
Nho là một Linh-tự.
Lời bàn: Thế nào là “kinh không chữ”? Mới nghe qua giống như thời Tam-Tạng qua Đông-Độ thỉnh kinh, nhưng thật ra kinh không chữ ở
trong trời đất này không thiếu, há chúng ta khi nhìn mây mà thấy rằng “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương” sao? Trong Kinh Cao-Đài bài kinh “đệ ngũ cửu” có câu :
“Lần vào Cung Ngọc Diệt Hình,
“Khai Kinh vô tự đặng nhìn quả duyên”
Theo đây thì hồn người khi
đến từng trời thứ năm thì được vào “cung Ngọc Diệt Hình” mới được nhìn
kinh-vô-tự để biết quả kiếp của mình. Ở đây nếu lúc còn sống không biết đọc, đợi
lúc chết rồi làm sao đọc được? Cũng chỉ u-ơ thôi!
Nào, bây giờ các bạn hãy
cùng chúng tôi “đọc kinh vô tự”.
Nếu chúng ta đứng trước Đền-Thánh
nhìn thẳng ra phía trước có hai khu rừng thiên-nhiên, gọi là rừng thiên-nhiên
là vì trước đây chỉ là khu rừng cấm, các bậc tiền bối mới khai phá và làm nên
dinh-thự như thế này để kỹ-niệm.
Rừng thì nhiều cây, “cây”
chữ Hán gọi là “mộc” 木, mỗi khu rừng tượng một
chữ mộc, hai khu rừng đứng song-song nhau, tượng-trưng hai chữ mộc đặt liền
nhau thành ra chữ lâm 林 (lâm là rừng); nhìn vào
giữa sân Đền có một cội Bồ-Đề to, tượng một chữ mộc đặt ở giữa chữ lâm thành ra
chữ “sâm” 森 (sâm là rậm-rạp). Như vậy hai chữ SÂM LÂM 參 林 chính là nói lên rằng nơi này trước kia chỉ là rừng
rậm, hoang vu; đầy cọp beo và thú dữ, nhưng nhờ công khai phá của người trước để
tạo nên một thắng cảnh siêu-nhiên của nền Tôn-giáo. Có khác nào cái tâm của con
người mà chịu khai phá cũng làm nơi cho Phật ngự vậy.
Trước sân Đền gọi là “Đại-Đồng-xã”
là tượng cho cảnh phàm 凡 Thì ngoài kia là Lâm 林 nơi này là phàm 凡 lâm trên phàm dưới, thành
ra chữ PHẠM 梵 Phạm là Phật. Bên ngoài Đền có cả thảy 12 cửa. Cửa
gọi là Môn 門
Ghép hai chữ PHẠM-MÔN 梵 門 là để nói lên rằng nơi đây là đất Phật, đất Thánh
đó vậy. Thế nên Tây-Ninh được mệnh danh là THÁNH-ĐỊA.
Khi vào bên trong Đền có
hai câu liển đặt ở Hiệp-Thiên-Đài, chỗ Ba pho tượng của Chức-sắc Hiệp-Thiên-đài:
Hộ-Pháp ở giữa, hai bên là Thượng-Phẩm (bên mặt), Thượng-Sanh (bên trái).
Hai câu liễn đó lấy chữ Phạm-Môn
đặt ở đầu câu, như vầy:
PHẠM giáo tùy nguơn cứu thế độ nhơn hành chánh
pháp.
MÔN quyền định hội trừ tà diệt mị hộ chơn truyền.
梵 教 隨 元 救 世 渡 人 行 正 法
門 權 定 會 除 邪 滅 魅 護 真 傳
Phạm-Môn là gì? Do nơi đâu
mà nảy sanh ra Phạm-Môn?
Đức Hộ-Pháp giảng trong
bài thuyết Đạo, xin trích ra đây:
“Phạm-Môn là cửa Phật; Phạm
là Phật, môn là cửa, tức là cửa Phật, thật-hành là nhà Phật.
Trong Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển
trang thứ 119 về khoản thi văn dạy Đạo, có một bài thi tứ tuyệt, chính mình của
Đức Chí-Tôn giáng cho như vầy :
Tỉnh ngộ xá thân tại Phạm-Môn,
Khuyến tu hậu nhựt độ sanh hồn,
Vô lao bất phục hồi chơn-mạng,
Tỉnh thế kỳ thân đắc chánh tôn
Tỉnh ngộ xá thân tại Phạm-Môn
là nghĩa gì?
Nghĩa là Chí-Tôn kêu cả
con cái của Đức Chí-Tôn thức giấc cho mau hiến thân vào cửa Phạm.
Khuyến tu hậu nhựt độ sanh
hồn nghĩa là khuyên chúng sanh nên ráng tu-hành tùng khuôn viên kỷ-luật nhà Phật,
thì ngày kia linh hồn được siêu thăng thoát hóa.
Vô lao bất phục hồi chơn mạng
là Đức Chí-Tôn dạy con cái của Ngài nếu không công lao khổ hạnh trong cửa Đạo
thì không thể nào trở về ngôi xưa vị cũ được
Tỉnh thế kỳ thân đắc chánh
tôn là nhằm lúc thế kỷ hai mươi này, thời kỳ Đức Chí-Tôn rộng mở cửa Phật độ
toàn con cái của Ngài, chỉ khuyên chúng ta ráng tu tỉnh ngộ huỷ cả hành-vi của
thế sự, đem thân vào cửa Phạm chịu nâu sồng, khổ hạnh cho đặng thì tự-nhiên đắc
Đạo tại thế đó vậy.
Thưa chư Chức-sắc Thiên
phong Nam nữ, bài thi này chính Đức Chí-Tôn giáng dạy trong Thánh-Ngôn Hiệp Tuyển
hai mươi mấy năm trường; song le, ít ai để ý tìm hiểu nghĩa lý sâu xa có ẩn nhiều
huyền-vi mầu-nhiệm của Đạo.
Do bởi tấm màn bí-mật nên
khó nỗi truy tầm, song cũng có lắm người vén được màn bí-mật ấy, nên ngày nay
nhơn-sanh mới hưởng được giọt nước Cam-lồ của Đức Chí-Tôn cho toàn nhơn-loại.
Đời quá bạo tàn cho nên Đức
Chí-Tôn mới giáng trần mở Đạo cho con cái của Ngài biết; các ngôi Thần,
Thánh,Tiên, Phật đều tình-nguyện hạ thế cứu đời, xuống bao nhiêu lại càng mất bấy
nhiêu. Trong thời kỳ Bần-Đạo vâng lịnh Đức Chí-Tôn xuống thế mở Đạo thì Đức
Chí-Tôn mới hỏi rằng:
- Con phục lịnh xuống thế
mở Đạo, con mở Bí-pháp trước hay là mở thể-pháp trước?
Bần-Đạo mới trả lời:
- Xin mở Bí-pháp trước.
Chí-Tôn nói: Nếu con mở
Bí-pháp trước thì phải khổ đa! Đang lúc đời đang cạnh-tranh tàn-bạo, nếu mở
Bí-pháp trước cả sự bí-mật huyền-vi của Đạo, đời thấy rõ xúm nhau tranh giành
phá hoại, thì mối Đạo phải ra thế nào? Vì thế nên mở thể-pháp trước, dù cho đời
quá dữ có tranh-giành phá hoại cả cơ thể hữu-vi hữu-hủy đi nữa thì cũng vô hại.
Xin miễn là mặt Bí-pháp còn là Đạo còn.” (ĐHP 30-5-Quí-tỵ 1953)
Trong Thánh-Ngôn Hiệp Tuyển
Chí-Tôn có nói:
“Các con, người dưới thế
này muốn giàu sang thì phải kiếm phương thế mà làm ra của; còn Thần, Thánh,
Tiên, Phật, muốn đắc Đạo phải có công quả. Thầy đến thế này Thầy lập một trường
công đức. Vậy các con muốn đoạt thủ điạ-vị mình thì phải đến trường Thầy mà
thi-thố, chớ không đi nơi nào khác mà đắc Đạo bao giờ. Ấy vậy, cơ-quan Phước-Thiện,
Phạm-Môn là trường thi công quả của Đức Chí-Tôn đã đến lập sẵn mỗi nơi; làng
nào, ấp nào cũng có một cơ-sở Phước-Thiện cho toàn đạo-hữu có chỗ đến đó đặng
thi thố, lập công bồi đức, hầu đoạt thủ địa vị thiêng-liêng, Đức Chí-Tôn đã
dành sẵn cho mỗi con cái của Ngài”.
Thi văn dạy Đạo
Tạo nên sự nghiệp thế ai màng,
Chưa đến Đài mây đã đặng sang.
Trau chuốt nền NHƠN con gắng vó,
Thầy đây sẽ để một ngôi hàng.
03 - PHẠM GIÁO TUỲ NGUƠN CỨU
THẾ ĐỘ NHƠN HÀNH CHÁNH PHÁP
梵 教 隨 元 救 世 渡 人 行 正 法
Giải nghĩa: Đạo Cao-Đài là
Phật-giáo chấn hưng, thế nên trong cửa Đạo mới dùng đến danh-từ “cửa Phạm”. Phạm
梵 hay Phạn cũng đồng một nghĩa, là nơi làm cho tâm hồn
thanh tịnh. Đây là câu liễn (số1) mà bài trước khi nói về “Phạm-Môn” có đề-cập
đến, có nghĩa là: Đã vào nguơn Thánh-Đức là quyền-năng của Phật, thuộc Thượng-nguơn
Tứ chuyển, mục đích của Cao-Đài mở ra để cứu thế, độ người thực hành theo
chánh-pháp.
Lời bàn: Như đã biết Đạo
Cao-Đài có hai cơ-quan rõ-rệt để thi hành hai nhiệm-vụ:
1 - Bí- pháp là Hiệp-Thiên-Đài
giữ,
2 - Thể-pháp là Cửu-Trùng-Đài
cầm quyền đặng giáo-hóa .
Đức Hộ-Pháp phân bày cặn kẽ:
“Đang khi cơ-quan Cửu-Trùng-Đài mở-mang đặng
bành trướng về mặt phổ-thông chơn-giáo thì bên Hiệp Thiên-Đài Bần-Đạo vâng lịnh
Đức Chí-Tôn mở Phạm-Môn dùng tấm màn bí-mật bao phủ khuất lấp cả hành vi, khó
ai hiểu đặng .
Mười mấy năm khổ hạnh nâu
sồng trong cửa Phạm, ần-nhẫn tạo nên cả cơ-thể hữu tướng dường ấy.
Hại thay! Chúa Quỉ biết rõ
cơ mầu-nhiệm nên mới tương liên cùng Chánh-phủ Pháp tìm hiểu yếu lý huyền-vi của
Phạm-Môn, liền ra lịnh đóng cửa thì lại nảy sanh ra trăm ngàn sở Phước-Thiện.
Từ ngày Phước-Thiện ra đời
cho đến nay thì toàn cả nhơn-sanh Nam, nữ vào cửa Phước-Thiện này và đoạt vị rất
nhiều đã hiển-nhiên y như theo bài thi của Đại-Từ-phụ mà Bần-Đạo mới vừa đọc
trên đây.
…Cơ Đạo của Chí-Tôn giáng
lập kỳ ba là cốt ý cứu vớt Cửu nhị ức nguyên-nhân còn lẫn lộn trong hàng tín-đồ
đang vạch lối tìm đường mở ngõ hầu trở về ngôi phẩm .
Trường xuất Thánh của Đạo,
Đức Đại-Từ-Phụ mở rộng mà hại thay những người giữ cửa rất hẹp-hòi, lại quá ư
nghiêm-khắc, từ Phước-Thiện, Phạm-Môn ra đời kêu réo mỏn hơi, song hàng
nguyên-nhân phần nhiều bị đóng cửa chẳng đặng vào thì ngày nào độ tận nhơn-sanh
mới tròn câu Phổ-Độ?
…Cơ-quan Phước-Thiện, Phạm-Môn
là một danh-từ chung của toàn nhơn-loại chớ không riêng biệt cho người nào,
ngày nay cái màn bí-mật ấy vén hết lên rồi, dòm thấy rõ-ràng chớ không còn ẩn
-vi như trước nữa.
Vậy Bần-đạo xin Chư chức-sắc
Thiên-phong nam nữ, chư Chức-việc lưỡng phái hãy mở quát cửa thiêng-liêng ra
cho Cửu nhị ức nguyên-nhân lần bước vào trường thi công quả của Đức Chí-Tôn.
Tóm lại Phạm-Môn, Phước-Thiện
là trường học của linh-hồn, là một cái thang thiêng-liêng mười hai nấc, Chí-Tôn
đem bắc sẵn-sàng trong thời Tam-Kỳ Phổ-Độ chuyển thế, kêu gọi tất cả con cái của
Ngài hãy ráng bước kẻ trước người sau, mà leo lên cho tột nấc thang
thiêng-liêng ấy là ngày giờ chúng ta được hội hiệp cùng Thầy và vui-vẻ nhứt hơn
hết nơi cõi Hư-linh đó vậy”.
Thi văn dạy Đạo:
Tường quang chói rạng góc Trời Nam,
Phải vịn dấu Tiên, bỏ nết phàm .
Lượng đến vinh hư đời ngán-ngẫm,
Miếng cơm vào miệng phải tay làm.
04 - MÔN QUYỀN ĐỊNH HỘI TRỪ
TÀ DIỆT MỊ HỘ CHƠN TRUYỀN
門 權 定 會 除 邪 滅 魅 護 真 傳
Giải nghĩa: Đạo của
Chí-Tôn là chơn-chánh, Đức Chí-Tôn đến đem nền chơn-giáo để tại mặt thế này cho
nhân-loại thức tỉnh hồi đầu, diệt mê-tín mở đường chơn-thật.
Lời bàn: Đây là câu liễn
thứ 2, muốn định danh rằng Đạo Cao-Đài là một Tôn-giáo chánh-tín, để ra ngoài
những gì gọi là mê-tín dị đoan:
Người đời thường xem những
người đi theo một Tôn-giáo là “mê- tín dị đoan”. Xin giải từng chữ trước đã.
Mê-tín 迷 信 là tin-tưởng một cách mê-muội, không biết
nguyên-nhân, đầu mối gì cả, nghe gì tin nấy. Bởi chữ mê 迷 là gồm có chữ mễ 米 là gạo và bộ sước 辶 là đường đi.
Mễ là chỉ vật chất, là sự
ăn uống mà thôi, tức nhiên người mê là người chỉ biết theo con đường sống về vật-chất
mà không biết tìm cho mình một cuộc sống về tinh thần; hiện tại sống nơi đây rồi
khi chết sẽ về đâu?
Thế nên, vì sợ, cho nên phần
đông theo những mị-mộng, tà thuyết, bóng rỗi, lập đàn thầy pháp, thầy phù, ếm đối
của phần đông tả đạo, bàn môn làm cho nhiều khách muốn biết lẽ nên hư của Đạo-giáo
thì chỉ gặp toàn những hạng người này; nên sinh lòng bất mãn, mất niềm tin, họ
cho rằng “mê tín” là đúng! Bởi việc làm của họ không thể giải-thích được, đó là
“dị đoan” tức nhiên là không có đầu mối.
Rồi ra khi gặp bất cứ
Tôn-giáo nào dầu chơn-thật họ cũng cho là Mê-tín dị đoan. Rất tiếc cho những
người ấy!
Thử hỏi Đạo Cao-Đài có phải
là “mê tín dị đoan” không?
Hãy nghe Đức Hộ-Pháp,
Giáo-chủ của Đạo Cao Đài giải thích:
“Đạo duy có Một, Hội-Thánh
có Một.
Dầu rằng có chia ra nhiều
cơ-quan to tướng cũng qui có Một quyền vi-chủ của Hội-Thánh Đức Chí-Tôn mà
thôi.
Đạo là chơn-chánh, Chí-Tôn
đến đem nền chơn giáo để tại mặt địa-cầu này cho nhân-loại thức tỉnh hồi đầu,
diệt mê-tín mở đường chân thật."
Chí-Tôn nói: Hễ còn mê-tín
tức nhiên phải chịu dưới phép tà quyền tinh-quái. Nếu ai làm mê-hoặc nhơn-sanh
thì đắc tội cùng Ngọc-Hư-Cung.
Nên biết rằng nền Đạo của
Đức Chí-Tôn làm chứng cho sự tín-ngưỡng toàn nhân-loại trên mặt điạ-cầu này chớ
chẳng riêng cho nước Việt-Nam hay một cá-nhân nào.
Khi đặng hiểu rõ rồi, Bần-Đạo
lấy làm hân-hạnh thấy rằng: cái nền chơn-giáo của Đức Chí-Tôn vẫn là đường đường
ngay chánh.
- Nhứt định về thể-pháp
chơn truyền không hề mê hoặc ai cả thảy .
- Và phần Đạo cũng quả-quyết
rằng: những phương-pháp mê-hoặc của thiên hạ về Đạo-lý sẽ bị chơn-truyền của Đức
Chí-Tôn từ từ tiêu diệt hết”.
Đức Hộ-Pháp một phen nhắc-nhở
nữa:
“Bần-Đạo xin cho cả thảy
con cái Đức Chí-Tôn biết rằng:
- Nền Đạo Cao-Đài Đức
Chí-Tôn đến lập do nơi chơn-lý tối cao, chính mình Đức Chí-Tôn đến để diệt
mê-tín dị đoan, Ngài chỉ đem đến nền Đạo chơn chánh này mà thôi. Nhơn-loại
mê-tín dị-đoan đã nhiều rồi, tinh-thần loài người bị họ gạt-gẫm nhiều rồi, bởi
thế không gạt được nữa.
Lại nữa, nơi Thánh-ngôn có
dạy rõ “Nơi xứ này dân tình rất thuần-hậu và ôn-hòa nên Thầy đến cũng như Chúa
Cứu-Thế đã đến với chúng con để bài trừ tà thuyết và truyền bá chơn Đạo trên
toàn cầu.
“Người sống trên thế gian
này, dầu thuộc giống dân nào cũng chỉ có một Cha chung mà thôi, ấy là Trời đang
chế-ngự số-mạng của các con. Tại sao các con lại chia rẻ nhau vì sự bất đồng Đạo-lý?
Mà chính các con đều phải chung chịu đau khổ để rửa tội cho các con ở thế gian
này”.
Bởi vì :
“Đạo Cao-Đài không cần
dùng Mê-tín dị-đoan làm cho sự tín-ngưỡng đặng mạnh-mẽ của nó. Chúng ta không cần,
trái ngược lụng lại, đem hết triết-lý chơn thật để lại thế này mà thôi.
Bởi vì dối trá dầu cho Đạo
hay đời, trường dối trá ấy đã làm cho cơ thể tạo-đoan nghiêng ngửa. Chúng ta
không cần xu-hướng theo cái dối trá thường tình nữa, chúng ta phải tiêu-diệt
cái dối trá ấy. Lại nữa trong hoàn cảnh chúng ta, đương làm trung-gian giữa Đạo
và Đời, chúng ta chẳng nên mượn thế lực mê-tín dị đoan để làm khiếp phục đặng
quyết thắng tà quyền đương làm tinh-thần điên-đảo, một trường ngôn-luận xù-xì
đã kiếm thế hèn tiện của thiên hạ đang tính tạo thành một phản động lực đặng
làm mất giá trị của nền chơn-giáo Đức Chí-Tôn.
Bần-Đạo nói thật muốn đánh
tiêu cả sự dối trá, gian ngược ấy chẳng phải dễ, Người có thể làm cho thiên hạ
mê-tín dị đoan được là Bần-đạo mà Bần-đạo không làm; bởi vì Bần-Đạo coi sự làm ấy
hèn tiện và vô đạo-đức, Bần-Đạo chỉ lấy một triết lý chơn-thật của Đức Chí-Tôn
để giáo Đạo cho con cái của Ngài mà thôi
Bần-Đạo duy muốn làm Bạn với
con cái của Ngài, nên Phẩm vị Phật sống của Đức Chí-Tôn để cho Bần-Đạo mà Bần-Đạo
chưa có ngồi. Ấy vậy mê-tín dị đoan trong cửa Đạo Cao-Đài không có và không cần
có, quả-quyết hẳn vậy, nên đình lại, đình bí-pháp chơn-truyền; nếu thuyết ra là
lấy cái quyền năng mê-tín dị đoan mà thắng thiên hạ là một điều hèn nhát nên Bần-Đạo
không dùng, để khi nào dùng được Bần-Đạo sẽ dùng.
Bần-Đạo hứa chắc sẽ
giáo-hóa con cái Đức Chí Tôn.” (ĐHP 30-10-Kỷ-sửu)
Thi văn dạy Đạo
Ngoạn mục chi hơn đặng ngoạn Tâm,
Những mơ, những ước, những âm-thầm.
Trời khuya chưa rõ canh tàn lụn,
Não oán trí lo ruột nát bầm.
05 - TIÊN HỌC NHI HẬU HÀNH
先 學 而 後 行
Giải nghĩa: Trong cuộc đời,
người muốn biết mọi lẽ nên hư, hay khéo, đều phải học; hoặc là học trực-tiếp với
nhà trường, hoặc là học với người cao-minh, hoặc học qua sách vở; chính sự học
mới mở-mang trí-hóa con người. Nhờ có học mới thực-hành được điều mình muốn.
Câu “Không thầy đố mầy làm nên” vẫn có giá trị qua thời gian vậy.
Lời bàn: Bởi kiếp người đến
thế gian này đều có duyên cớ:
1 - Một là đến để học hỏi
cho tấn-hóa thêm,
2 - Hai là đến để trả vay
trong nghiệp trái oan,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét