Và như thế, Thiên Chúa giáo có 2 trung tâm lớn :
một ở tại Roma (La Mã), một ở Constantinople. Trụ sở của Giáo Hội và Giáo Hoàng
đặt tại La Mã.
. Đầu thế kỷ thứ 9, Giáo Hội Thiên Chúa giáo ủng hộ
vua Charlemagne, Hoàng đế xứ Thổ Nhĩ Kỳ, kéo quân đến thành La Mã trừng trị
những kẻ chống đối Giáo hội. Giáo Hoàng Léon III phong vua Charlemagne làm Hoàng đế của Đế quốc La
Mã.
Tại Constantinople, các Giáo sĩ thành lập Giáo hội,
gọi là Giáo hội Đông của Thiên Chúa giáo, và gọi Giáo hội tại La Mã là Giáo hội
Tây. Đứng đầu Giáo hội Tây là Giáo Hoàng La Mã, và đứng đầu Giáo hội Đông là
Thượng Phụ Giáo chủ.
. Thế kỷ thứ 11, năm 1054, sứ giả của Giáo hội La
Mã đến đặt lên bàn thờ tại Thánh đường Santa Sophia ở Constantinople của Giáo
hội Đông, một Sắc lịnh của Đức Giáo Hoàng, cắt đứt quan hệ với Giáo hội Đông,
và phạt vạ Thượng Phụ Giáo chủ.
Lúc đó, Thượng Phụ Giáo chủ là Mi-ca-e liền triệu
tập Giáo hội Đông, trả đủa lại, bằng cách tuyên bố tuyệt giao với Giáo hội La
Mã và phạt vạ Giáo Hoàng.
Từ sự kiện nầy, Giáo hội Đông thành lập Chính Thống
giáo (Orthodoxie), với ý nghĩa là đạo được chánh truyền chớ không phải là Tà
đạo như chỉ trích của Giáo Hoàng. (Xem phía sau : Các Chi phái lớn của Thiên
Chúa giáo).
. Thế kỷ 12 và 13, dưới thời 2 vị Giáo Hoàng :
Grégoire VII (1073-1085) và Innocent (1198-1216), thế lực của Giáo hội La Mã
rất mạnh, khiến các vua chúa các nước phải tùng phục Giáo Hoàng. Giáo Hoàng có
quyền phong vương và ban vương miện cho các Hoàng đế.
Trong 2 thế kỷ 12 và 13, Giáo hội La Mã hợp lực với
các Hoàng đế ở Châu Âu, mở ra 7 cuộc Thánh chiến, kéo dài 175 năm, từ năm 1096
đến năm 1270, đánh với quân của Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không mang lại chiến
thắng nào, phải rút quân về. Số người chết trong 7 cuộc Thánh chiến ấy rất
nhiều.
Cũng rong thời Trung cổ nầy, vào năm 1184, Giáo
Hoàng Licius ban sắc chỉ cho các Giám Mục được lập các Tòa án Tôn giáo tại Địa
Phận để xét xử những người phạm tội không tin phục theo Giáo hội. Các Tòa án
nầy đã giết chết rất dã man và rất oan uổng biết bao nhiêu người không theo
Giáo hội La Mã.
. Vào thế kỷ thứ 16, năm 1517, Ông Martin Luther
người Đức, một Linh Mục của Giáo hội La Mã, công bố “95 Luận đeà” cải cách toàn
bộ Thiên Chúa giáo, tại nhà thờ Wittenberg nước Đức, được nhiều người ủng hộ.
Đó là khởi điểm để mở ra đạo Tin Lành, biệt lập và chống đối Giáo hội La Mã.
Đức Giáo Hoàng La Mã gọi đạo Tin Lành là Lạc giáo,
và những người theo đạo Tin Lành là Thệ phản.
. Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Giáo hội La Mã hợp
tác chặt chẽ với các cường quốc Âu Châu, đem Thiên Chúa giáo truyền bá đến các
nước thuộc địa ở Phi Châu, Á Châu, Mỹ Châu và Úc Châu. Do đó, Thiên Chúa giáo
có rất đông tín đồ ở khắp nơi trên thế giới.
Theo thống kê của QUID năm 1995, tổng số tín đồ của
Công giáo, Chính Thống giáo và đạo Tin Lành
ở các Châu Lục như sau đây :
Công giáo Chính
Thống giáo Tin Lành
Châu Âu 285.500.000 35.000.000 73.500.000
Liên Xô cũ
54.140.000 92.300.000
Châu Á 86.000.000 3.500.000 78.400.000
Châu Phi
88.900.000 27.100.000
82.900.000
Châu Mỹ 461.300.000 5.900.000 111.500.000
Châu Úc 7.000.000 600.000 7.300.000
Tổng cộng :
928.500.000. 164.500.000. 363.300.000
II . Tổ chức Giáo hội :
A.
Giáo Huấn :
Hàng Giáo phẩm của Thiên Chúa giáo gồm 5 cấp sau
đây, tính từ trên xuống dưới :
1 . Giáo Hoàng.
2. Hồng Y.
3. Tổng Giám Mục.
4. Giám Mục.
5. Linh Mục.
Phẩm thấp nhứt là Linh Mục, được đào tạo đặc biệt
trong các Chủng Viện và Đại Chủng Viện. Linh Mục được thọ phong bởi Sắc lịnh
của Đức Giáo Hoàng.
Linh Mục được thăng cấp dần dần lên Giám Mục, rồi
lên Tổng Giám Mục, và Hồng Y.
Khi Đức Giáo Hoàng qui liễu, các vị Hồng Y trên
toàn thế giới tập hợp lại thành Hồng Y
Đoàn, để bầu ra một vị Hồng Y xứng đáng nhất vào chức vụ Giáo Hoàng, và Giáo
Hoàng giữ mãi chức vụ nầy cho đến khi chết,
mới được bầu vị khác lên nối tiếp điều hành Giáo Hội.
Đạo phục của Linh Mục, Giám Mục, Tổng Giám Mục đều
là áo chùng đen dài tới chân.
Đạo phục của Hồng Y là áo chùng màu đỏ.
Đạo phục của Giáo Hoàng thì toàn màu trắng.
B . Tổ chức Giáo hội :
Giáo hội Thiên Chúa giáo, về phương diện hữu hình,
là một hệ thống tổ chức từ địa phương đến trung ương, từ cá thể đến tổng thể,
từ tập thể nhỏ đến tập thể lớn.
Trước hết là người tín đồ, gọi là Giáo hữu, Ky-tô
hữu, Giáo dân, là người đã thọ lãnh phép Bí tích Rửa tội của Giáo Hội để trở
thành Ky-tô hữu (Chrétiens).
Nhiều Giáo hữu làm thành Giáo Hoï, hay Họ Đạo
(Chrétienté).
Nhiều Giáo Họ làm thành Giáo Xứ (Paroisse). Đứng
đầu Giáo Xứ là một Linh Mục.
Nhiều Giáo Xứ làm thành Giáo Hạt (District). Đứng
đầu Giáo Hạt là Linh Mục Hạt Trưởng.
Nhiều Giáo Hạt làm thành Giáo Phận hay Địa Phận
(Diocèse). Đứng đầu Giáo Phận là một vị Giám Mục.
Nhiều Giáo Phận (Địa Phận) làm thành Tổng Giáo Phận
(Archidiocèse) hay Giáo Tỉnh (Province ecclésiastique). Đứng đầu Tổng Giáo Phận
là một vị Tổng Giám Mục.
Nhiều Giáo Tỉnh làm thành Giáo Hội Quốc Gia
(Église Nationale), đứng đầu là Hội Đồng
Giám Mục.
Nhiều Giáo Hội Quốc Gia làm thành Giáo Hội Hoàn Vũ
(Eglise Universelle), đứng đầu là Đức Giáo Hoàng.
Theo Luật Giáo hội, chỉ có Giáo Xứ, Giáo Phận và
Giáo Hội Hoàn Vũ là những cơ cấu tổ chức có thực quyền :
. Linh Mục Chánh Xứ có quyền trong Giáo Xứ của
mình, do Giám Mục ban.
. Giám Mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, có quyền
trong Giáo Phận, do kế nghiệp của Thánh Tông Đồ.
. Đức Giáo Hoàng (thường gọi là Đức Thánh Cha, Le
Saint Père) có quyền trên Giáo Hội Hoàn Vũ, do quyền của Thánh Tông Đồ Phê-rô,
đại diện Đức Chúa Jésus ban cho.
. Còn Linh Mục Hạt Trưởng trong Giáo Hạt, Tổng Giám
Mục trong Giáo Tỉnh, hay Hội Đồng Giám
Mục, đối với các Giám Mục trong một nước, chỉ có quyền điều hợp.
a)
Giáo Xứ :
Giáo Xứ là đơn vị thấp nhứt có tư cách pháp nhân
của Giáo Hội, có một vị Linh Mục Chánh Xứ
đứng đầu.
Mỗi Giáo Xứ
có thể được chia làm nhiều Họ Đạo, tùy theo số tín đồ cư ngụ trong khu
vực. Mỗi Họ Đạo lập ra một ngôi Nhà Nguyện. Mỗi Giáo Xứ có một ngôi Nhà Thờ.
Giáo Hội La Mã Trung Ương đặc biệt quan tâm đến các
Giáo Xứ, vì nó là nền tảng của Giáo Hội, và nơi đó diễn ra các sinh hoạt tín
ngưỡng của Giáo dân, cũng là nơi có mối quan hệ chặt chẽ giữa Giáo quyền và
Giáo dân.
Linh Mục Chánh Xứ có nhiệm vụ :
- Làm các
phép Bí tích cho tín đồ (trừ 2 phép Bí Tích : Thêm Sức và Truyền Chức Thánh).
- Lập và lưu
giữ các Sổ sách : Sổ Rửa tội, Sổ Hôn phối, Sổ Tử, và các loại Sổ sách khác.
- Cử hành
các nghi lễ tôn giáo tại Nhà Thờ vào các ngày Chúa nhựt và các ngày lễ khác.
- Cử hàng Lễ
An táng, Lễ Hôn phối cho các tín đồ trong Xứ.
Trợ giúp cho Linh Mục Chánh Xứ có : Linh Mục Phó
Xứ, các vị Phó Tế.
Nhiều Giáo Xứ kế cận kết hợp thành một Giáo Hạt, có
một Linh Mục Hạt Trưởng cầm đầu.
Các Linh Mục Chánh Xứ, Phó Xứ, Linh Mục Hạt Trưởng
đều do Giám Mục Địa Phận bổ nhiệm.
Giáo Hạt, Họ Đạo không có tư cách pháp nhân đối với
Giáo Hội.
b)
Giáo Phận (Địa Phận) :
Nhiều Giáo Xứ
(hoặc nhiều Giáo Hạt, nếu có tổ chức cấp Giáo Hạt), hợp lại thành một
Giáo Phận, có một vị Giám Mục cầm đầu.
Giáo Phận là cấp hành chánh chánh thức của Giáo Hội,
có tư cách pháp nhân, nên được gọi là Giáo Hội Riêng, trực thuộc Tòa Thánh
Vatican về mọi phương diện. Việc thành lập hay bãi bỏ đều do Giáo Hội Trung
Ương Tòa Thánh Vatican quyết định.
Theo Giáo Luật, quyền hành của Giám Mục rất rộng
lớn, bao gồm quyền hành pháp, tư pháp, lập pháp, về phương diện tôn giáo trong
Giáo Phận trách nhiệm.
Cụ thể, Giám Mục có quyền :
- Thành lập
các Giáo Xứ, Giáo Hạt, bổ nhiệm các Linh Mục Hạt Trưởng, Linh Mục Chánh Xứ và Phó Xứ.
- Thường
xuyên kinh lý các Giáo Xứ trong Giáo Phận.
- Báo cáo
với Giáo Hoàng toàn bộ tình hình Đạo sự trong Giáo Phận hằng năm.
- Trong hạn
5 năm, phải có một lần đến La Mã để yết kiến Đức Giáo Hoàng, viếng mộ của 2 Thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lồ.
Linh Mục muốn được phong lên Giám Mục, Linh Mục
phải có đủ 5 năm công nghiệp, có tài đức vượt trội, và có ít nhất 35 tuổi.
Việc phong chức Giám
Mục do Tòa Thánh Vatican quyết định.
Trợ giúp Giám Mục có :
Giám Mục Phó, Giám Mục Phụ Tá, Hội Đồng Tư Vấn, Hội Đồng Linh Mục.
Giám Mục làm việc tại
Tòa Giám Mục.
c) Giáo Tỉnh :
Nhiều Giáo Phận trong một khu vực kết hợp thành Giáo Tỉnh, có
một vị Tổng Giám Mục đứng đầu.
Giáo Tỉnh là một đơn vị
lớn có tư cách pháp nhân trong Giáo Hội Thiên Chúa giáo.
Tổng Giám Mục có quyền
:
- Chăm lo đức tin và kỷ
luật của Giáo Hội.
- Kinh lý các Giáo
Phận thuộc quyền.
- Đề cử bổ nhiệm Giám
Mục của Giáo Phận khi chức vụ nầy bị khuyết.
Nhiều Giáo Tỉnh trong
một nước họp lại thành Giáo Hội Quốc gia. Đứng đầu Giáo hội Quốc gia là Hội
Đồng Giám Mục. Giáo hội Quốc gia không có tư cách pháp nhân của Giáo Hội, chỉ
có quyền điều hợp các hoạt động trong tôn giáo mà thôi.
Hội Đồng Giám Mục của
Giáo hội Quốc gia bàn thảo và quyết định
đường hướng hoạt động của Giáo hội trong một nước.
d) Giáo triều La Mã & Nhà nước Vatican :
AA. Nguồn
gốc của Roma và Vatican :
Tất cả những người Công giáo, khi đặt chân đến Roma
(La Mã), đứng tại Quảng trường Thánh Phê-rô đều ý thức rằng mình đang ở tại
Trung tâm của Giáo Hội.
Vatican (trong lòng thành phố Roma), trước hết là
nơi mà Thánh Phê-rô Tông đồ đã chịu tử
đạo, và cũng là nơi Đức Giáo Hoàng, người lãnh đạo Giáo Hội Công giáo,
sống và làm việc.
Nhưng tại sao là Roma ? Tại sao là Vatican ?
1)
Từ ngôi mộ của Thánh Phê-rô :
Trong giai đoạn khởi đầu của Thiên Chúa giáo, vào
năm 49, đã có những người Thiên Chúa giáo sống tại Roma.
Thánh Phao-lô chỉ đến đây vào năm 61 khi bị cầm tù,
những bức thơ của Thánh Phao-lô gởi các tín hữu Roma đã được viết vào những năm
57-58. Cũng trong giai đoạn nầy, theo
truyền thống, Thánh Phê-rô đến Roma, thủ đô của Đế quốc La Mã.
Đến năm 64, Hoàng đế Néron ra lịnh bắt bớ và tàn
sát người Thiên Chúa giáo, và Thánh Phê-rô là một trong những nạn nhân nổi
tiếnng nhất.
Cuộc tử đạo của Thánh Phê-rô diễn ra tại một đấu
trường dài 300 mét, do Hoàng đế Roma xây dựng tại một nơi nằm giữa đồi Vatican,
một trong 8 ngọn đồi của Roma, ở bên bờ phải của sông Tibre. Thánh Phê-rô tử
đạo trên Thập tự giá, bị đóng đinh đầu trở ngược xuống đất.
Không lâu sau đó, Thánh Phao-lô cũng chịu chung số
phận khi đang đi trên đường Ostie. Nơi nầy ngày nay đã mọc lên một ngôi Thánh
đường Thánh Phao-lô ngoại thành.
Được xem là cột trụ của Giáo Hội, mộ của Thánh
Phê-rô và Thánh Phao-lô lúc nào cũng được các tín hữu tôn kính, dưới hình thức
âm thầm lặng lẽ trong các thời kỳ bách hại và công khai kể từ triều đại của
Hoàng đế Constantin. Chính vị vua nầy đã cho xây dựng vào khoảng năm 326 và
350, ngôi Đền Thờ đầu tiên, và vào thế kỷ thứ 16-17, được thay thế bằng ngôi
Đền do Michei Ange vẽ kiểu, tồn tại đến ngày nay.
Nơi chịu tử
đạo của vị đứng đầu các Thánh Tông đồ ở phía dưới Bàn thờ chính, do đó,
nơi nầy được gọi là bàn thờ “Đức Tin” (Đức Tin vào Chúa Ky-tô).
2) Từ
Đức Chúa Jésus đến Phê-rô và Giáo Hoàng :
Ngay từ buổi đầu của Thiên Chúa giáo, mộ Thánh
Phê-rô đã trở nên điểm qui chiếu cho Giáo Hội và cho người coi sóc Giáo Hội.
Khoảng năm 180, Giám Mục Irénée, ở Lyon, liên kết
các Giám Mục kế vị nơi Tòa Thánh Rôma với Thánh Phêrô và cho rằng Thánh Phêrô
và các Giám Mục kế vị ở Rôma có quyền trên toàn thể Giáo Hội. Do đó, chính tại
Giáo Hội Rôma, các vấn đề Giáo lý và Kỷ luật liên quan đến các Giáo hội khác
được giải quyết.
Đến đầu thế kỷ thứ 3, người ta cho rằng quyền bính
của các Giám Mục Rôma là do những lời của Đức Chúa Jésus nói với Thánh Tông đồ
Phêrô: ”Ngươi là đá và trên đá nầy, Ta sẽ xây Giáo Hội của Ta.”
Nhưng trong khi các Giáo hội Đông phương xem Giám
Mục Rôma như là những người đứng đầu theo tước vị và danh dự, thì tại Tây
phương, vào thời Trung cổ, Giám Mục Rôma càng ngày càng có nhiều quyền lực đến
độ trở nên tương đương với một ông vua hay vị quốc trưởng đứng đầu các nước của
Tòa Thánh (États pontificaux).
3)
Từ các nước của Tòa Thánh :
Trải qua các thế kỷ, các nước của Tòa Thánh nầy
được hình thành theo các biến cố chánh trị và là các món quà của các Hoàng đế
và các vua.
Trong thời kỳ bách hại, các Giáo Hoàng cư ngụ trong
thành Rôma, chưa có Tòa Thánh chánh thức.
Nhưng năm 313, Hoàng đế Constantin tặng cho Giáo
Hoàng điện Latran và cho xây dựng nơi trại lính cũ một Vương Cung Thánh Đường
Thánh Jean de Latran, mà ngày nay vẫn còn là Nhà Thờ Chính Tòa của Giáo Phận
Rôma.
Sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ (476), quân ngoại xâm
người Byzantin tranh chấp Rôma với nước Ý. Vào thế kỷ thứ 8, người Lombard
chiếm đóng miền Bắc và miền Trung nước
nầy, một lần nữa lại đe dọa Rôma. Đức Giáo Hoàng cầu cứu các vua nước Pháp.
Năm 754, Pépin le Bref tặng Đức Giáo Hoàng các lãnh
thổ cũ của người Byzantin như Ravenue, Ancône, và lãnh địa Rôma. Đây là khởi
điểm khai sinh các nước của Tòa Thánh, mà lịch sử hòa nhập với lịch sử của
quyền Giáo Hoàng, cho đến năm 1870.
Năm 1870, coi như toàn bộ các nước của Tòa Thánh bị
sáp nhập vào nước Italia, kể cả thành Rôma.
4)
Đến Nhà nước Vatican :
Kể từ thời điểm nầy, các Giáo Hoàng tự xem là “tù
nhân” tại điện Vatican, nơi các Ngài trú ngụ từ thế kỷ 14. Cho nên trong vòng
600 năm, có một sự căng thẳng giữa quyền Giáo Hoàng và nhà nước Italia. Thỏa
ước Latran năm 1929 chấm dứt tình trạng trên bằng cách thành lập Nhà nước
Vatican, đảm bảo cho Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh sự tự do cần thiết để cai quản
Giáo Hội về mặt tinh thần.
BB.
Nhà nước Vatican :
Vatican là một Nhà nước có lãnh thổ nhỏ (44 mẫu)
độc lập và có chủ quyền, được điều hành bởi một Ủy Ban gồm 6 Hồng Y do Đức Giáo
Hoàng bổ nhiệm.
Vatican có một Văn phòng Hộ tịch, một chế độ Bảo
hiểm xã hội, một Bưu điện, một Nhà ga, một Siêu thị, một Bảo Tàng viện, những
Dịch vụ Kỹ thuật và Y tế, một Đài Phát thanh Truyền hình, một Tòa soạn và nhà
in báo chí, . . .
Trật tự chung của thành Vatican được một đội Kiểm
soát phụ trách; trật tự tại Quảng trường Thánh Phêrô được Cảnh sát Italia đảm
trách. Đội Vệ binh người Thụy sĩ phục vụ Đức Giáo Hoàng. Các thành viên của đội
phải độc thân (trừ các Sĩ quan và Hạ Sĩ quan) theo đạo Công giáo, dưới 25 tuổi và cao ít nhất là 1,75 mét.
Khuôn viên 44 mẫu được các bức tường bao quanh chỉ là phần nổi của tảng
băng mà thôi. Hiệp ước Latran dành cho Vatican khoảng 20 tài sản và bất động sản, được hưởng
qui chế trị ngoại pháp quyền như : Rộng nhất là điện Castel Gandolpho, nơi Đức
Giáo Hoàng thường nghỉ hè; Đền thờ Thánh Calixte trong khu Transtevere mà ở đó
các Hội Đồng của Tòa Thánh đều có
Văn phòng.
Ngoài ra còn 440 mẫu đất ở bên bờ hồ Bracciano do Nhà nước Italia nhượng
lại cho Vatican vào những năm 50. Vùng đất nầy cũng được hưởng qui chế như các
bất động sản đã nói trên và nơi đây đã cho dựng lên các cột ăng-ten của Đài Phát Thanh Vatican (Radio Vatican).
Hiệp Ước Latran còn qui định cấp cho Vatican 1,75
tỷ Lia thời đó, đền bù những lãnh thổ bị mất.
Ngày nay, Vatican
có tại Rôma một diện tích bất động sản đáng kể, khoảng 6 cây số vuông.
Ngoài ra, các tài sản của các bộ phận khác của Vatican, nhưng độc lập về mặt
tài chánh, còn gây ấn tượng hơn nữa. Theo Tạp chí Limes, chúng chiếm 6.180 mẫu
tại các quận ở Rôma và Fiumicino và 250.000 mẫu trên toàn nước Italia.
Nước Vatican có Quốc kỳ là lá cờ của các nước Tòa
Thánh trước đây, có từ ngày 17-9-1825, với hai giải vải màu vàng và trắng, trên
giải màu trắng có mũ triều Thiên 3 tầng
(Tiare pontificale) bằng vàng với những giải đỏ và chìa khóa Đền Thánh
Phêrô.
Cờ Tòa Thánh, nói đúng hơn là quốc kỳ của quốc gia
Vatican, mà chúng ta thấy treo trong hoặc ngoài Nhà Thờ ở VN, chỉ có 2 giải
vàng và trắng.
Nước Vatican cũng có Quốc ca. Bản Quốc ca đầu tiên
được sáng tác năm 1857, do một nhà soạn nhạc không mấy nổi tiếng, người nước
Áo, tên Hallmayr. Năm 1949, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã thay bản Quốc ca nầy bằng
một Hành khúc có nội dung tôn giáo hơn.
Nước Vatican cũng có một Ngoại Giao Đoàn gồm các Sứ
thần (Nonces) hoặc Quyền Sứ thần (Pro-Nonces) tại 156 nước trên thế giới và 12
Khâm Sứ Tòa Thánh (Délégué Apostolique) không có nhiệm vụ ngoại giao, mà chỉ
làm nhiệm vụ liên lạc với các Giám Mục trong 12 quốc gia khác. Ngoài ra, Tòa
Thánh còn có Đại diện thường trực bên
cạnh một số Tổ chức của Liên Hiệp Quốc và một số Tổ chức Phi Chánh phủ (Organisarion
non-gouvernementale, viết tắt là ONG) khác.
Bên cạnh Tòa Thánh cũng có các Đại sứ của 156 nước
có thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.
CC. Giáo triều Rôma (La Mã) :
1) Đức Giáo Hoàng :
Đức Giáo Hoàng là người đứng đầu Giáo Hội Công giáo La Mã, và cũng là người đứng đầu Nhà nước
Vatican.
Xưa kia, ở VN gọi Đức Giáo Hoàng là Đức Thánh Pha-Pha, và tiếng thường gọi là Đức Thánh Cha
(Le Saint Père); trong ngôn ngữ của nhiều nước Âu Châu, gọi Đức Giáo Hoàng là
Papa, Pape, Pope, gốc từ tiếng Hy Lạp Pappas.
Giáo Hội Rôma hay Giáo Hội Hoàn Vũ có 2 tập thể để
Đức Giáo Hoàng tham khảo là Hồng Y Đoàn và Thượng Hội Đồng Giám Mục, cùng với
một số Tổ chức để giúp Đức Giáo Hoàng điều hành Giáo triều Rôma (La Curie
Romaine).
ĐỨC GIÁO HOÀNG
(Đức Thánh Cha)
THƯỢNG HỘI ĐỒNG HỒNG Y ĐOÀN
Giám Mục
PHỦ QUỐC
VỤ KHANH
9 Thánh Bộ 12
HỘI ĐỒNG 3 Văn Phòng
Tòa Thánh
GIÁO HỘI QUỐC GIA 3 Tòa Án
(Hội Đồng Giám
Mục)
CÁC DÒNG TU GIÁO TỈNH
(Tổng Giáo Phận)
- Các Dòng Tu theo (Tổng Giám Mục)
Qui chế Tòa Thánh
- Các Dòng Tu theo GIÁO PHẬN
- Qui chế Giáo Phận
(Địa Phận)
(Giám Mục)
- Các Dòng
- Tu
NAM GIÁO HẠT
(Linh Mục
- Các Dòng Hạt trưởng)
- Tu NỮ
- GIÁO XỨ (Linh Mục
Chánh Xứ)
- GIÁO HỌ (Họ Đạo)
- TÍN ĐỒ
(Giáo hữu, Ky-tô hữu, Giáo dân)
Đức Giáo Hoàng do Hồng Y Đoàn họp tại Tòa Thánh
Vatican bầu ra khi vị Giáo Hoàng tiền nhiệm từ trần. Vị Hồng Y được đắc cử lên
làm Giáo Hoàng sẻ ở ngôi vị Giáo Hoàng mãi cho đến khi chết. Phẩm vị Giáo Hoàng
không có nhiệm kỳ hay nghỉ hưu.
Đức Giáo Hoàng là đại diện của Đức Chúa Jésus, điều
khiển Giáo Hội, nên Đức Giáo Hoàng có quyền hành tối thượng, toàn diện, và
không bao giờ sai lầm về Đức tin.
- Ngày 6-8-1978, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI từ trần.
- Đức Hồng Y Albino Luciani được bầu lên làm Giáo
Hoàng, lấy danh hiệu là Gioan Phaolô I vào ngày 26-8-1978.
33 ngày sau, tức là ngày 29-9-1978, Đức Giáo Hoàng
Gioan Phaolô I đột ngột từ trần.
Đức Hồng Y
Karol Wojtyla, người Ba Lan, được bầu làm Giáo Hoàng, lấy danh hiệu là
Gioan Phaolô II ngày 16-10-1978. Ngài Karol Wojtyla đã được thọ phong :
- Linh MụC ngày 1-11-1946.
- Giám Mục ngày 13- 1 -1956.
- Hồng Y ngày
26- 6 -1976.
- Giáo Hoàng ngày
16-10-1978.
2)
Hồng Y Đoàn :
Nhiệm vụ của Hồng Y
Đoàn là cộng tác với Đức Giáo Hoàng trong việc quản trị Giáo Hội toàn
cầu. Khi Đức Giáo Hoàng từ trần, Hồng Y Đoàn tạm nắm quyền quản trị Giáo Hội và
tổ chức bầu Giáo Hoàng mới trong một cơ cấu được gọi là Mật Tuyển Viện (Conclave).
Tuy nhiên, Hồng Y Đoàn cũng được triệu tập để giải
quyết các vấn đề quan trọng như : vấn đề tài chánh của Giáo Hội, những vấn đề
luân lý, vv . . .
Con số các Hồng Y ngày càng tăng lên, nhưng chỉ có
những vị dưới 80 tuổi mới được tham
dự Mật Tuyển Viện để bầu Giáo Hoàng.
3)
Thượng Hội Đồng Giám Mục :
Đây là một tổ chức được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI
thành lập năm 1935 để tăng cường sự hợp tác của các Giám Mục trên thế giới với
Đức Giáo Hoàng. Phần lớn các Đại biểu của Thượng Hội Đồng Giám Mục là do các
Giám Mục đồng sự bầu ra, nhưng cũng có những Thượng Hội Đồng Giám Mục được
triệu tập theo từng vùng như : Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Âu, Châu Á, Châu
Phi, . . .
4)
Giáo triều Rôma :
Giáo triều Rôma (La Mã) bao gồm các bộ phận để giúp Giáo Hoàng điều hành công việc của Tòa
Thánh.
Các tổ chức nầy họp lại thành một cơ cấu được gọi
là Giáo triều Rôma. Giáo triều Rôma gồm các cơ quan sau đây :
- Phủ Quốc Vụ Khanh, đặc trách những công việc
thường vụ của Giáo Hội và phụ trách liên lạc các quốc gia.
- 9 Thánh Bộ, chịu trách nhiệm về những lãnh vực
nhất định của đời sống Giáo Hội.
- 12 Hội Đồng Tòa Thánh, là những bộ phận chuyên
nghiên cứu và tìm kiếm trong những lãnh vực quan trọng.
- 3 Văn Phòng, giúp điều hành công việc của Tòa
Thánh và quản lý tài chánh.
- 3 Tòa Án, để giải quyết các công việc liên quan
đến : Xá giải, Ấn tín Tông tòa và Hôn phối.
Ngoài các cơ quan kể trên, Tòa Thánh còn có các Ủy
Ban, hoặc hoạt động độc lập, hoặc trực
thuộc các Bộ (ví dụ
Ủy ban Kinh Thánh trực thuộc Bộ Giáo Lý Đức Tin).
Một số cơ chế khác với những hoạt động
bổ sung như : Tàng Thư Mật, Thư Viện, Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Khoa học, Nhà Xuất bản và Nhà in Vatican, Nhật báo
Osservatore Romano, Đài Phát Thanh Vatican, Trung Tâm Truyền Hình, Xưởng Đền
Thờ Thánh Phêrô.
5) Phủ Quốc Vụ Khanh :
Đứng đầu Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Đức Hồng Y
Quốc Vụ Khanh, hiện nay là Đức Hồng Y Angelo Sodano.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh được Đức Giáo Hoàng tiếp
kiến mỗi tuần 2 lần, mỗi lần ít nhất 1 giờ, ưu tiên trước mọi cuộc
tiếp kiến.
Địa vị của Ngài là một Thủ Tướng Chánh Phủ, kiêm
Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ và Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh.
Tại Phủ Quốc Vụ Khanh có :
- Phân bộ Thường vụ, hiện do Đức Tổng Giám Mục G.B.
Re đứng đầu, Đức Ông Léonardo Sandrin
làm Phụ tá.
- Phân bộ Ngoại vụ, hiện do Đức Tổng Giám Mục Jean
Louis Tauran đứng đầu, Đức Ông Claudio Maria làm Phụ tá.
6)
Chín Thánh Bộ :
- Bộ Giáo Lý Đức Tin (Congrégation au service de la doctrine et de la foi) :
Xa xưa, Đức Giáo Hoàng Phaolô III năm 1542 đã lập nên Bộ Pháp đình
(Inquisition) để chống lại Tà Thuyết và sau đó trở thành Thánh Bộ (Le Saint
Office) và đời Giáo Hoàng Phaolô VI sửa lại thành Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Bộ nầy chăm lo các vấn đề thuộc về Giáo lý, Đức tin, Đạo đức. Bộ cũng
nghiên cứu các Học thuyết mới (Thí dụ như Thần Học Giải phóng) và cổ vũ các nghiên cứu và
các hội nghị về vấn đề nầy. Bộ cũng lên án những lý thuyết bị coi là sai lầm,
trái ngược với nguyên lý Đức tin, sau khi đã tham khảo ý kiến với các Giám Mục
liên hệ. Bộ cũng nghiên cứu nội dung các quyển các sách đã xuất bản và lên án
nếu cần, sau khi đã hội ý và đối chất với tác giả. Tác giả có quyền tự biện hộ
bằng miệng hoặc bằng văn bản.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã cải tổ Bộ nầy một cách
sâu sắc, bãi bỏ hẳn tính cách bí mật, pháp đình, nhấn mạnh vào tính cách cổ vũ
nâng cao Giáo lý. Ngài nói : “ Bởi vì đức Bác ái loại trừ sợ hãi, ngày nay
chúng ta bảo vệ Đức tin bằng cách nâng cao Giáo lý, vừa sửa chữa uốn nắn những
sai lầm. Bộ nầy khuyến khích những kẻ sai lầm trở về đường chánh nẻo ngay và
khuyến khích các nhà rao giảng lời Chúa thêm hăng hái trong sứ vụ mình.”
- Bộ Chuyên về các Giáo hội Đông phương (Congré-gation au service des
Églises Orientales):
Bộ nầy mới được thành lập năm 1862, thời Đức Giáo Hoàng Piô IX. Bộ chịu
trách nhiệm về tất cả vấn đề có liên quan đến các Giáo Phận thuộc nghi lễ Đông
phương: Giám Mục, Linh Mục, Tu sĩ Giáo dân tại các quốc gia Ai Cập, Érythrée,
Étiopi, Bulgari, Chypre, Hy Lạp, Iran, Liban, Palestin, Syri, Jordani, Thổ
Nhĩ Kỳ, Irac. Hiện nay, các tín đồ Công
giáo thuộc nghi lễ Đông phương có chừng 14 triệu.
Ngoài Giáo Hoàng Học Viện nghiên cứu các vấn đề Đông phương do các Linh Mục
Dòng Tên đảm nhiệm, tại Rôma còn có nhiều Học Viện Giáo Hoàng dành cho người Đông phương:
Học Viện Acmêni thành lập năm 1584, Étiopi (1481), Hy Lạp (1576), Rumani (1858), Học Viện
Russicum (1929) dành cho người Nga, . . .
- Bộ Giám Mục (Congrégation au service des
Évêques):
Bộ nầy được thành lập do Đức Giáo Hoàng Sixtô V năm
1578 và được cải cách, có nhiệm vụ lo tất cả công việc liên quan đến các Giám
Mục và các Giáo Phận trên toàn cầu. Thí dụ : Việc mở thêm một Giáo Phận, bãi bỏ
một Giáo Phận, việc bổ nhiệm các Giám Mục, Giám Mục Phụ Tá. Là người tham dự
các Hội Đồng Giám Mục, Bộ nầy công nhận các văn kiện của các Hội Đồng Giám Mục
và các Công Đồng địa phương. Bộ có nhiều Văn phòng đặc biệt trực thuộc, như Văn
phòng người di cư, Văn phòng truyền giáo miền biển, . . .
Đức Hồng Y Bộ Trưởng Bộ nầy có quyền triệu tập các
Bộ Trưởng Bộ Linh Mục, Bộ Giáo sĩ và Bộ
Giáo Dục Công giáo, để cùng các Ngài xem xét các vấn đề liên quan.
- Bộ Bí Tích (Congrégation de la
Discipline des Sacrements) :
Bộ nầy do Đức Giáo Hoàng Piô X thành lập năm 1908, có nhiệm vụ lo các vấn
đề có liên quan đến các Phép Bí Tích, thí dụ một Linh Mục muốn hoàn tục phải
xin phép Bộ nầy.
Từ khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI mở rộng quyền các Giám Mục bằng Sắc dụ
Pastorale Munus (30-6-1963), hồ sơ xin chuẩn về vấn đề Hôn phối hằng năm lên đến con
số 10.000 được chuyển về các Giám Mục địa phương, khiến cho công việc của Bộ
nhẹ gánh một phần.
- Bộ Nghi Lễ (Congrégation des Rites) :
Bộ nầy lo việc nghi lễ như tên gọi. Đức Giáo Hoàng
Piô XI còn thêm vào Bộ nầy một Văn
phòng lo
việc Phong
Thánh (nay đã tách ra thành một Bộ riêng). Bộ có
nhiệm vụ thực thi Hiến chế Công Đồng về Phụng vụ. Bộ cũng lo về vấn đề đạo đức
không có tính cách Phụng vụ như : đạo đức cá nhân, gia đình, xã hội, việc kinh
hạt, rước xách.
- Bộ Giáo Sĩ
(Congrégation au service du Clergé) :
Bộ nầy được thành lập năm 1564 do Đức Giáo Hoàng
Piô IV để lo việc giải thích và áp dụng các luật lệ do Công Đồng Trente qui
định. Bộ nầy gồm có 3 Văn phòng :
Văn
phòng 1: lo việc đào tạo và Thánh hóa các Linh Mục và kỷ luật Giáo Sĩ (làm lễ, đọc
sách nguyện, đạo đức).
Văn
phòng 2 : lo việc giảng thuyết về Giáo lý, suy nghĩ tìm tòi những phương pháp dạy Giáo lý mới cho trẻ em và
người lớn. Văn phòng cũng lo về
mục vụ du lịch (Pastorale du tourisme). Văn phòng chuẩn y các đồ án giảng thuyết
của các Hội Đồng Giám Mục và khuyến khích cổ vũ các Hội nghị về Giáo lý, đồng
thời thảo ra những chỉ thị thích hợp về vấn đề nầy.
Văn phòng 3 : lo việc quản lý các tài sản trần thế của
Giáo Hội, các Quỹ Từ thiện, các Nhà Thờ, Đền Thánh, di sản Nghệ thuật; lo các
việc có liên quan đến đời sống vật chất của Giáo sĩ, đặc biệt các Giáo sĩ đau
bệnh, già yếu, bằng cách thành lập những Hội, Viện, phụ trách về việc nầy.
- Bộ Tu Sĩ (Congrégation suservicedes Religieux) :
Bộ nầy do Đức Giáo Hoàng Sixtô V thành lập. Từ năm 1601 đến đời Đức Giáo
Hoàng Piô X đầu thế kỷ nầy, Bộ Tu Sĩ và
Bộ Giám Mục là một, nhưng sau đó được tách ra như hiện nay.
Bộ phụ trách các vấn đề thuộc các Dòng Tu nghi lễ
La tinh, nghĩa là có trách nhiệm khoảng chừng 2,5 triệu Nam Nữ Tu sĩ trên thế
giới về
các vấn đề chế độ, kỷ
luật, học tập, tài sản, quyền lợi, . . .
Bộ có quyền thành lập, bãi bỏ, chuyển đổi một Dòng
Tu. Hồ sơ của Bộ lên đến 40.000 một năm, điều nầy chứng tỏ công việc phức tạp
của Bộ. Bộ cũng có nhiệm vụ áp dụng Sắc lệnh “Đổi mới hợp thời đời tu” của Công Đồng Vatican
II.
Vì số Dòng Tu trong Giáo Hội rất nhiều, nên Bộ cũng
chú ý đến việc tập hợp các Dòng Tu nhỏ lại, chú ý cả đến những vấn đề nhỏ như
bộ áo dòng của từng Dòng Tu, đến những vấn đề lớn như sửa đổi Hiến pháp của một
Dòng.
Bộ cũng phụ trách các Tu Hội đời (Instituts séculiers).
- Bộ Giáo Dục Công giáo (Congrégation au service de l’enseignement
catholique) :
Năm 1588, Đức Giáo Hoàng Sixtô V lập một Bộ phụ trách các Đại Học Công giáo
như Đại Học Rôma, Đại Học Bologne, Đại Học Paris, Đại Học Salamanque . . . Sau
nhiều lần chấn chỉnh, năm 1967, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đổi tên là Bộ Giáo Dục
Công giáo.
Bộ gồm có 3 Văn phòng :
Văn phòng 1: phụ trách các Chủng Viện, từ việc quản trị vật chất đến chương
trình học tập và kỷ luật. Văn phòng còn lo đào tạo các nhân viên, tu sĩ cho các
Tu Hội đời.
Văn phòng 2: phụ trách các trường Đại Học, Cao Đẳng Công giáo, lo việc thiết lập
tại mỗi Đại Học Công giáo một Ghế dành
cho Giáo sư Thần học. Văn phòng cũng hỗ trợ việc tương thân tương trợ giữa các
Đại Học Công giáo trong một nước hay ở các nước khác nhau. Văn phòng cũng lo
đến việc làm sao bên cạnh các Đại Học không Công giáo có những Cư Xá Sinh viên Công giáo.
Văn
phòng 3: phụ trách các trường Công giáo dưới bậc Đại Học của các Giáo Xứ hay Giáo Phận.
Bộ Truyền Bá Phúc Âm (Congrégation au service de
l’Évangélisation) :
Bộ nầy do Đức Giáo Hoàng Grêgoriô XV thành lập ngày
22-6-1622 với mục đích truyền bá Đức tin trên thế giới, vì thế, Bộ nầy mới có tên là “ de Propaganda fide” : tên gọi
nầy đã gây hiểu lầm vì từ ngữ Propaganda có nghĩa là tuyên truyền, quảng cáo,
nên Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cải danh là Bộ Truyền Bá Phúc Âm (Tin Mừng, Tin
Lành).
Bộ phụ trách các Xứù Truyền giáo (Pays de mission),
tổ chức và điều hợp công cuộc truyền giáo, chú trong việc đào tạo Giáo Sĩ địa
phương. Bộ cũng chăm lo việc phát triển trong Giáo Hội tinh thần truyền giáo và
cổ vũ cho có nhiều người làm Linh Mục đi rao giảng các quốc gia chưa biết Tin Mừng.
Bộ cũng phối hợp với Bộ Tu Sĩ và Giáo Dục Công giáo
đào tạo các Linh Mục Thừa Sai, và bằng mọi cách, cổ vũ lòng nhiệt thành truyền
giáo trong Giáo Hội.
Bộ cũng phụ trách các Hội Tông Đồ truyền giáo như
Hội Thánh Phêrô, Hội Chúa Hài Đồng. Các Hội nầy cung cấp cho các xứ các nhu cầu
tối thiểu để đào tạo Linh Mục, Lương giáo Lý viên, xây cất Chủng Viện, nuôi các
Chủng sinh.
7)
12 Hội Đồng Tòa Thánh :
- Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo dân :
Hội Đồng do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI lập ngày
6-1-1967 với mục đích quan tâm đến vai trò của Giáo dân trong Giáo Hội, cũng
như các phong trào Tông đồ Giáo dân.
Chủ tịch : Đức Hồng Y Pironio Eduardo.
Phó Chủ tịch : Đức Giám Mục Paul Cordes.
Hội Đồng nầy có một Chủ Tịch Đoàn gồm 3 Hồng Y và 2
Giám Mục.
Các thành viên của Hội Đồng gồm: 2 Hồng Y, 2 Giám
Mục, và 27 Đức Ông.
- Hội Đồng
Tòa Thánh cổ vũ hợp nhất các Kytô hữu :
Lúc đầu là Văn phòng cổ vũ sự hợp nhất các Ky-tô
hữu do Đức Giáo Hoàng Gioan XXII thành lập ngày 5-6-1960, và ngày 28-6-1983
được đổi thành Hội Đồng Tòa Thánh với mục đích biểu lộ ý chí của Tòa Thánh
trong phong trào đại kết, nhằm tái lập sự thống nhứt giữa những người tin ở Đức
Chúa Jésus.
Chủ tịch : Đức Hồng Y Edward Cassidy.
Các thành viên của Hội Đồng gồm 14 Hồng Y và 18
Giám Mục.
- Hội Đồng Tòa Thánh về Gia đình :
Hội Đồng do Đức Giáo Hoàng Phao lô VI thành lập năm
1973 nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề linh đạo, luân lý và xã hội của gia
đình trong một viễn tượng mục vụ.
Chủ tịch : Đức Hồng Y Lopez Trujilo.
Hội Đồng nầy có một Chủ Tịch Đoàn gồm 9 Hồng Y, 8
Giám Mục, và có 19 Đức Ông làm thành viên.
- Hội Đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình :
Lúc đầu là Ủy Ban Công lý và Hòa bình do Đức Giáo
Hoàng Phaolô VI thành lập ngày 6-1-1967 và năm 1988 được đổi thành Hội Đồng Tòa
Thánh với mục đích ủng hộ sự phát triển của các nước nghèo, cổ vũ hòa bình và công bằng xã hội trong giao
hữu giữa các nước.
Chủ tịch : Đức Hồng Y Roger Etchegaray.
Phó Chủ tịch: Tổng Giám Mục Nguyễn văn Thuận.
Các thành viên của Hội Đồng gồm: 4 Hồng Y, 1 Thượng
Phụ, 7 Giám Mục, và 15 Đức Ông.
- Hội Đồng Tòa Thánh về Đồng Tâm :
Hội Đồng được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập ngày
15-7-1971 với mục đích phối hợp hoạt
động từ thiện của Giáo Hội, và nhờ đó đóng góp có hiệu quả vào việc phát huy
nhân phẩm và sự tiến bộ xã hội các dân tộc gặp khó khăn.
Chủ tịch: Đức Hồng Y Roger Etchegaray.
Các thành viên của Hội Đồng gồm: 4 Hồng Y trong đó
có Đức Hồng Y Phạm đình Tụng (VN), 14
Giám Mục và 2 Đức Ông.
- Hội Đồng
Tòa Thánh về mục vụ di dân :
Hội Đồng nầy do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập
năm 1970 với mục đích nghiên cứu mục vụ đối với
những người phải rời khỏi xứ sở của mình để tới sinh sống tại một xứ
khác, bất cứ vì lý do gì.
Chủ tịch : Giám Mục
Giovanni Cheli.
Các thành viên gồm : 5 Hồng Y, 29 Giám Mục.
- Hội Đồng Tòa Thánh về mục vụ cho nhân viên Y tế :
Hội Đồng nầy được thành lập ngày 11-2-1985 với mục
đích nghiên cứu các vấn đề cũng như những mối liên lạc quốc tế trong ngành Y
tế, nhằm giúp Giáo Hội đảm nhận vai trò nhơn đạo của mình.
Chủ tịch : Đức Hồng Y Fiorenzo Angelini.
Các thành viên của Hội Đồng gồm : 10 Hồng Y, 13
Giám Mục, 6 Đức Ông và 7 Tu Sĩ.
- Hội Đồng Tòa Thánh về Giải thích các Văn bản Giáo
luật :
Lúc đầu là Ủy ban Giải thích Giáo luật được thành
lập ngày 15-9-1917, sau được đổi thành Ủy ban Tu chỉnh Giáo luật do Đức Giáo
Hoàng Gioan XXIII thành lập ngày 28-3-1967, sau khi ban hành Bộ Giáo Luật mới
1983 thì đổi thành Ủy ban Giải thích
Giáo luật; ngày 28-6-1988 được đổi thành Hội Đồng để làm nhiệm vụ như chức
danh.
Chủ tịch: Giám Mục Julian Herranz.
Các thành viên gồm : 15 Hồng Y, 3 Thượng Phụ, 2
Giám Mục.
- Hội Đồng Tòa Thánh về Đối thoại giữa các tôn giáo
:
Trước là Văn phòng được thành lập năm 1964. Ngày
28-6-1988 được đổi thành Hội Đồng với mục đích liên lạc với các tôn giáo ngoài
Công giáo, cũng như cổ vũ tình huynh đệ giữa mọi người.
Chủ tịch : Đức Hồng Y Francis
Arinze.
Các thành viện gồm : 14 Hồng Y, 1 Thượng Phụ, 30 Giám Mục, trong đó có Tổng Giám Mục
Nguyễn như Thể (VN) Giám quản Tông Tòa Tổng Giáo Phận Huế.
- Hội Đồng Tòa Thánh đối thoại với
những người không tín ngưỡng :
Hội Đồng nầy do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập ngày 9-4-1965, lúc đầu
là văn phòng liên lạc với những người không tín ngưỡng, nhằm mục đích nghiên cứu về
chủ nghĩa Vô Thần, cuối cùng là để tạo đối thoại với những người không tín
ngưỡng.
Chủ tịch: Đức Hồng Y Paul Poupard.
Các thành viên gồm: 14 Hồng Y và 19 Giám Mục.
- Hội Đồng
Tòa Thánh về Văn hóa :
Hội Đồng nầy được thành lập ngày 20-5-1982 với mục
đích cổ vũ sự phát triển văn hóa và giao lưu giữa các văn hóa cũng như phối hợp
các hoạt động văn hóa của Tòa Thánh và của các Giáo hội địa phương.
Chủ tịch : Đức Hồng Y Paul Poupard.
Các thành viên gồm : 15 Hồng Y và 11 Giám Mục.
- Hội Đồng Tòa Thánh về truyền thông
xã hội :
Lúc đầu là một Ủy Ban do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI
thành lập ngày 2-4-1964, và ngày 28-6-1988 được đổi thành Hội Đồng với mục đích nghiên cứu các vấn đề liên quan
tới Điện ảnh, Truyền thanh, Truyền hình và Báo chí.
Chủ tịch : Tổng Giám
Mục Patrick John Foley.
Các thành viên gồm : 11
Hồng Y, 11 Giám Mục, 1 Đức Ông và 2 Tu sĩ.
8) 3 Văn Phòng :
Ba Văn Phòng trực thuộc
Phủ Quốc Vụ Khanh, giúp điều hành công việc của Tòa Thánh và quản lý tài sản.
Ba Văn Phòng nầy là :
- Văn phòng Giáo Hoàng.
- Văn phòng Quản trị di sản Tông Tòa.
- Văn phòng Kinh tế của Tòa Thánh.
9) 3 Tòa Án :
- Tông Tòa Xá Giải.
- Tòa Án Tối Cao ấn tín Tông Tòa.
- Toà Án Hôn phối.
10) Tờ báo OSSERVATORE
ROMANO (OR) :
Tờ báo nầy ra đời được hơn 130 năm nay. Tờ Nhật báo của Giáo Hội được lần
lần làm cho phong phú thêm và được xuất bản thêm bản hàng tuần 7 thứ tiếng.
Mục đích của tờ báo không phải là bán cho nhiều, mà là truyền đạt lời của
Đức Giáo Hoàng và cung cấp tài liệu cho những người tới Tòa Thánh nghiên cứu.
Tổng Biên tập bản tiếng Pháp, người đã
có công cải tổ bản tiếng Pháp mơ ước có sự thông tin 2 chiều, tức tờ báo cũng sẽ
là tiếng nói của các Giáo hội địa phương nữa.
Tờ Osservatore Romano giữ kín số lượng bán ra và
rất dè dặt đối với một số mặt của cuộc sống chánh trị ở Italia, nhất là về cuộc
khủng hoảng hiện nay, mà đảng Dân Chủ Thiên Chúa giáo đang trải qua, một đảng
mà gần đây được đặt tên là “Đảng Nhân Dân”.
Giám đốc tờ
OR được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm.
11)
Đài Phát Thanh Vatican :
Đài Phát Thanh Vatican giống như một cơ quan nghe nhìn của tờ báo
OR.
Khách hàng của họ không giống nhau, phương tiện và
mục đích cũng thế.
Đài Phát Thanh Vatican thông tin theo nhãn quan
Công giáo cho khắp thế giới bằng 30 thứ
tiếng, theo như lời nói của Linh Mục Pierre Moreau, người phụ trách chương
trình tiếng Pháp từ 30 năm nay.
Đài Phát Thanh Vatican do Đức Giáo Hoàng quyết định
thành lập, và bằng cách nhắc đi nhắc lại lời hứa trung thành với Đức Giáo
Hoàng, Ngài đã giao cho Dòng Tên điều hành đài nầy.
Theo Linh Mục Pierre Moreau, Tòa Thánh rất ít khi
can thiệp vào chương trình và nội dung của đài. Khi có vấn đề tế nhị cần phải
cân nhắc, chúng ta tham khảo Lầu Ba (tức Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh). Đó là
trường hợp xảy ra vào tháng 6 năm 1993, khi Mỹ thả bom Bát-đa, thủ đô của nước
Irac. Việc nầy đã tạo ra một thái độ dè dặt của Vatican, và do đó, Đài Phát
Thanh Vatican cũng dè dặt.” (Trích trong quyển : Công giáo VN sau quá trình 50
năm 1945-1995)
III . Công Đồng Vatican II :
Công Đồng hay Công Đồng
Chung là hội nghị của toàn thể các Giám Mục trên thế giới . Gọi Công Đồng Chung là để phân biệt với các Công
Đồng Riêng của một miền.
Trong Lịch sử của Giáo
Hội Công giáo, cho tới nay có tất cả 21 Công Đồng Chung, và quan trọng nhất là
Công Đồng Chung thứ 21 gọi là Công Đồng Vatican II.
Công Đồng Vatican I
diễn ra trong 2 năm 1869 và 1870, có tất cả 747 Giám Mục tham dự đều là người Âu Châu, kể cả
các Giám Mục từ các nước Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, cũng đều là người Châu Âu.
Đó là Công Đồng 20.
Công Đồng Chung thứ 21 là Công Đồng Vatican II, gồm
có tất cả 2.904 Nghị Phụ được mời và 2.629 Nghị Phụ tham dự, trong đó chỉ có
1.060 Nghị Phụ là người Châu Âu.
Dĩ nhiên, trong Công Đồng Vatican II, các Nghị Phụ
người Châu Âu vẫn đóng vai trò chủ chốt và tiếng nói của các Ngài vẫn là tiếng
nói có trọng lượng.
Trong Công Đồng nầy, những vấn đề của các Giáo hội
ngoài Châu Âu, cũng như những vấn đề của
thế giới hiện đại là những mối bận tâm
nhất của tất cả Nghị Phụ.
Thực vậy, tiếng La tinh là một ngôn ngữ , tuy không
còn là phổ thông, nhưng không hoàn toàn xa lạ với người Âu Châu, không còn là
ngôn ngữ duy nhất trong phụng tự nữa, mà các ngôn ngữ địa phương đều được sử
dụng, kể cả trong Kinh Nguyện Thánh Thể, là một điều mà trước đây không ai dám
nghĩ tới.
Công Đồng Vatican II đã dành riêng 1 trong 4 Hiến
Chế để nói về “Giáo Hội trong thế giới
hôm nay”.
Hơn nữa, không phải chỉ trong Hiến Chế Mục Vụ “Vui
mừng và Hy vọng”, mà trong tất cả văn kiện của Công Đồng Vatican II, canh tân
cập nhật hóa vẫn là mối bận tâm hàng đầu. Vì thế, Công Đồng Vatican II là bước
ngoặc quan trọng của lịch sử Giáo Hội Công giáo : Nhiều vấn đề được đặt lại.
Từ sau Công Đồng Vatican II, muốn đề cập đến vấn đề
nào của Giáo Hội đều phải qui chiếu vào các văn bản của Công Đồng Vatican II
nầy.
Công Đồng Vatican II, tức Công Đồng thứ 21, sau hơn
3 năm chuẩn bị nội dung cho Đại Hội, đã được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII chánh thức khai mạc tại Đền Thờ
Thánh Phêrô (Vatican) và chính Đức Giáo Hoàng điều khiển các phiên họp.
Ngày 3-6-1963, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII qua đời,
Đức Tân Giáo Hoàng mới đắc cử là Phaolô VI tiếp tục điều khiển Công Đồng
Vatican II. Công Đồng có 4 kỳ họp, mỗi
kỳ họp kéo dài từ 3 đến 4 tháng, tổng cộng kéo dài hơn 3 năm, đến ngày
8-12-1965 mới bế mạc.
Công Đồng Vatican II đã biểu quyết 16 văn kiện gồm
:
- 4 Hiến
chế.
- 9 Sắc lệnh.
- 3 Tuyên ngôn.
1) 4
Hiến Chế :
- Hiến chế
Tín lý về Giáo Hội.
- Hiến chế
Tín lý về Mặc khải của Thiên Chúa.
- Hiến chế
về Phụng vụ Thánh.
- Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới hôm nay.
2) 9
Sắc Lệnh :
- Sắc lệnh về nhiệm vụ các Giám Mục trong Giáo Hội.
- 2 Sắc lệnh về Linh Mục (đào tạo, chức vụ,
đờisống)
- Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống Dòng Tu.
- Sắc lệnh
về Tông đồ Giáo dân.
- Sắc lệnh về hoạt động Truyền giáo của Giáo Hội.
- Sắc lệnh về hiệp nhất.
- Sắc lệnh về các Giáo hội Đông phương.
- Sắc lệnh giữa những sự kỳ diệu về các phương tiện
truyền thông xã hội.
3) 3
Tuyên ngôn :
- Tuyên ngôn về tự do tôn giáo.
- Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các tôn
giáo ngoài Công giáo.
- Tuyên ngôn về giáo dục Công giáo.
Dựa trên các
văn kiện pháp qui kể trên, Giáo Hội Công giáo triển khai và bổ sung, hình thành
đường hướng hoạt động mới của Giáo Hội,
với một số nét chánh, kể ra :
-
Vấn đề Giáo lý :
Công Đồng khẳng định những tín điều căn bản về Giáo
lý được ghi trong Kinh Thánh : Thiên Chúa Ba ngôi, Công cuộc cứu chuộc loài
người của Đức Chúa Jésus, vai trò Thánh hóa Hội Thánh của Chúa Thánh Thần, Đức
Mẹ Đồng trinh Maria, về nước Trời, . . .
- Vấn
đề Giáo Hội :
Giáo Hội không thể tự vỗ ngực là Thần Thánh như
trước đây, mà phải hạ mình xuống để phục vụ.
Giáo Hội của Chúa phải nhằm mục đích thôi thúc tinh
thần an ủi. Đó là công trạng của Chúa Jésus đến cứu rỗi, chớ không phải đến để
cai trị và phạt
vạ; đi hầu
hạ người chớ
không phải bắt người hầu hạ mình. Giáo Hội phải
nhập thế, đi sâu vào các nguyện vọng của con người , cho nên Giáo Hội luôn luôn
phải canh tân và hiệp thông trong các lãnh vực thế tục cũng như các hoạt động
tôn giáo.
Từng lớp Giáo sĩ của Giáo Hội không phải là những
công chức của Giáo triều, mà phải tham
dự tích cực vào các hoạt động xã hội để hoàn thành sứ mạng của mình.
Văn kiện nêu rõ : Giám Mục không phải bắt người hầu
hạ mình, mà phải đi hầu hạ người; Linh Mục phải từ bỏ quyền lợi cá nhân , đừng
tính toán đến quyền lợi riêng và quyền lợi của tập thể. Do đó, cần phải cải
cách và chấn chỉnh cách đào tạo các Linh Mục.
- Vấn
đề Lễ nghi :
Công Đồng Vatican II chủ trương cải tổ, trong đó
nhìn nhận và coi trọng những đặc điểm tâm lý, phong tục, tạp quán, và tín
ngưỡng cổ truyền của mỗi dân tộc. Công
Đồng cũng cho phép dùng các ngôn ngữ
các dân tộc thay thế tiếng La
tinh trong việc phụng tự, bỏ bớt những lễ nghi rườm rà phiền phức.
- Vấn
đề Giáo dục :
Công Đồng Vatican II rất quan tâm đến vấn đề Giáo
dục tinh thần Công giáo trong các thành phần giáo dân, đặc biệt chú trọng lớp
thanh thiếu niên, vì đó là tương lai của
Giáo Hội. Giáo dục tinh thần Công giáo là sự kết hợp chặt chẽ giữa trách nhiệm
của gia đình và của Giáo Hội, với nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, trong đó lấy việc giáo
dục Giáo lý làm quan trọng, và nên triệt để khai thác các phương tiện truyền
thông đại chúng phục vụ cho giáo dục.
- Vấn
đề Hôn nhân :
Công Đồng Vatican II cho phép các tín đồ được kết
hôn với người theo tôn giáo khác miễn là phía bên kia để cho người bạn đời của
mình được tự do tín ngưỡng, nên Công Đồng đã hủy bỏ vạ tuyệt thông đối với
những người Công giáo kết hôn với người ngoại Đạo.
Trước đây, Giáo Hội Công giáo cho rằng chỉ có đạo
mình là chánh, các đạo khác là Tà, là Lạc giáo, và chủ trương không quan hệ.
Quan niệm nầy nay được bãi bỏ, chủ trương đoàn kết, cởi mở với các tôn giáo
khác trong tinh thần bình đẳng.
- Đối
với Khoa học Kỹ thuật :
Công Đồng Vatican II chủ trương đưa Khoa học Kỹ
thuật theo đức tin tôn giáo, vì cho rằng mọi việc trên thế gian đều do Thiên
Chúa sắp đặt, nên Khoa học Kỹ thuật phải gắn liền với tôn giáo, không được đối
lập với Thiên Chúa. Sự phát triển của Khoa học Kỹ thuật nâng cao đời sống con
người, là để thực hiện và hoàn chỉnh
chương trình của Thiên Chúa đã định.
Công Đồng Vatican II mở ra cho Giáo Hội Công giáo
một hướng hoạt động cởi mở, thích hợp và tiến bộ.
IV . Giáo Lý và Các Điều Răn
:
Toàn bộ Giáo lý, Triết lý và Giới Luật căn bản của Thiên Chúa giáo đều nằm trong
quyển Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước.
1)
Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước :
* Kinh Thánh Cựu Ước là Thánh Kinh của Đạo Do Thái,
là bộ sách mà các vị Thánh của Do Thái viết lại lịch sử của dân tộc mình. Kinh
Thánh Cựu Ước gồm có 4 phần :
Phần 1 là 5 quyển sách của Môi-se.
Phần 2 là các sách về lịch sử.
Phần 3 là các sách về văn thơ.
Phần 4 là các sách tiên tri.
* Kinh Thánh Tân Ước là sách kể lại cuộc đời và sự
nghiệp của Đức Chúa Jésus Christ, những lời giảng dạy của Đức Chúa, các hoạt
động của các Thánh Tông Đồ, những lời răn dạy về đạo lý của Đức Chúa Jésus và
của các Thánh Tông Đồ đối với con người.
Kinh Thánh Tân Ước có thể chia làm 4 phần như sau :
- Phần 1 là
các sách Phúc Âm (Tin Mừng, Tin Lành) ghi lại 4 Thánh sử của Đức Chúa Jésus Christ do 4 vị Thánh viết
: Ma-thi-ơ, Mác, Luca,
Giăng.
- Phần 2 là
nói về Công vụ của các Sứ đồ, kể về hoạt động của các Thánh Tông Đồ, do Thánh
Luca viết.
- Phần 3 là
các Thánh thư của các Thánh Tông Đồ gởi
cho các Giáo đoàn.
- Phần 4 là
phần cuối, là sách Khải Huyền của Thánh Giăng. Ngài được Đức Chúa Trời ban ơn
cho được lên Thiên đường xem thấy những sự huyền diệu của Đức Chúa Trời và Đức
Chúa Jésus, thấy được tương lai của nhơn
loại như thế nào, và sau đó Ngài được đưa trở về thế gian và ghi chép lại các
điều trông thấy đó.
Thiên Chúa giáo cho rằng Kinh Thánh là những lời
mặc khải của Thiên Chúa đối với loài người, là mẫu mực tối cao của Đức Tin, nên
phải được tôn sùng.
Hội Thánh do Đức Chúa Jésus lập nên là để thay mặt
Chúa khi Đức Chúa đã về Trời để truyền giảng Giáo lý cứu rỗi nhơn loại.
2) Quan niệm về Vũ Trụ :
Vũ trụ và vạn vật đều do Thiên Chúa (Thượng Đế, Đức Chúa
Trời) tạo dựng .
Thiên Chúa có 3 Ngôi : Ngôi thứ 1 là CHA, Ngôi thứ
2 là CON, Ngôi thứ 3 là THÁNH THẦN.
Tuy có 3 Ngôi nhưng đồng một thể. Ngôi 2 bởi Ngôi 1
mà ra, Ngôi 3 bởi Ngôi 1 và Ngôi 2 mà ra.
Ngôi 1 là CHA tạo dựng, Ngôi 2 là CON cứu chuộc,
Ngôi 3 là THÁNH THẦN : Thánh hóa.
Sáng Thế Ký trong Kinh Thánh Cựu Ước chép rằng :
Đức Chúa Trời (viết tắt là ĐCT) tạo dựng ra Trời
Đất và vạn vật trong 6 ngày :
- Ngày thứ 1 : ĐCT tạo ra sự sáng và sự tối,
tức ngày và đêm.
- Ngày thứ 2 : ĐCT tạo ra bầu trời.
- Ngày thứ 3 : ĐCT tạo ra đất, biển, thảo mộc.
- Ngày thứ 4 : ĐCT tạo ra mặt trời, mặt trăng, các
vì sao.
- Ngày thứ 5 : ĐCT tạo ra loài cá, loài chim.
- Ngày thứ 6 : ĐCT tạo ra các loài thú trên mặt đất
gồm thú rừng, súc vật và côn trùng.
Đức Chúa Trời lại dựng nên người Nam và người Nữ
theo hình tượng của Ngài, ban phước cho loài người và phán rằng : “ Hãy sanh
sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất, hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim
trên trời, cùng các vật sống hành động trên mặt đất.”
ĐCT còn phán thêm: “ Nầy, Ta sẽ ban cho các ngươi
mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất và các loài cây sanh quả có hột giống, ấy
sẽ là đồ ăn cho các ngươi.” (1)
- Ngày thứ 7:
ĐCT đã làm xong các công việc, nên ngày thứ 7 Ngài nghỉ, rồi ban phước cho ngày ấy, gọi
là ngày Thánh, tức là ngày Chúa nhựt.
Như thế, theo Thiên Chúa giáo, ĐCT có quyền phép vô
biên, tạo dựng nên Trời Đất và tất cả các vật trong bầu vũ trụ nầy, những vật
lớn như Tinh tú, Mặt trời, Mặt trăng, các quả Địa cầu, đều do ĐCT dùng phép
huyền diệu tạo ra, rồi đến các loài sinh vật ở dưới nước, trên cạn, trên bờ,
trên không, cũng đều do ĐCT tạo ra, và cả đến con người là loài khôn ngoan
nhứt, thống trị vạn vật cũng do ĐCT tạo ra theo hình tượng của Ngài.
Tóm lại, không vật gì trong bầu vũ trụ nầy mà không do ĐCT tạo dựng sanh thành.
3)
Quan niệm về con người : Tội Tổ Tông.
Sau đó, ĐCT lập một cảnh vườn Ê-đen ở về hướng
Đông. ĐCT lấy bụi đất nắn hình nên một người Nam, hà sanh khí vào lỗ mũi thì
người đó sống dậy, gọi là A-đam.
ĐCT đem A-đam vào vườn Ê-đen để trồng cây và coi
sóc vườn. ĐCT phán : “ Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn nầy,
nhưng về cây Biết điều thiện điều ác, thì chớ hề ăn đến, vì một mai ngươi ăn,
chắc sẽ chết.” (2)
ĐCT thấy A-đam không có ai giúp đỡ, nên Ngài làm
cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một cái xương sườn của A-đam, thêm bụi đất nắn thành
một người Nữ, đưa đến sống cùng A-đam. Người Nữ
ấy được gọi là Ê-va, vợ của A-đam. A-đam và Ê-va đều sống trần truồng mà
không biết hổ thẹn.
Tội
Tổ Tông :
Trong các loài thú đồng do ĐCT tạo ra có con Rắn
lớn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói với Ê-va : “ ĐCT cấm 2 ngươi ăn trái
cây Biết điều thiện điều ác bởi tại sao, ngươi có biết không ? Ê-va đáp : Vì ăn
trái cây ấy sẽ
phải chết. Rắn
nói : Hai ngươi chẳng chết đâu, nhưng ĐCT biết rằng
hễ ngày nào 2 ngươi ăn trái cấm đó, mắt mình sẽ mở ra, sẽ như ĐCT, biết điều
thiện và điều ác.”
Ê-va thấy trái cấm đó có vẻ ngon, lại mở được trí
khôn, bèn nghe lời Rắn, quên lời căn dặn
của ĐCT, hái ăn ngon lành, rồi trao cho A-đam cùng ăn.
Đây là lần đầu tiên, 2 người không vâng lời ĐCT,
nên mắc tội với ĐCT.
Ăn xong trái cấm đó thì mắt 2 người mở ra, rồi biết
được rằng mình lõa lồ, mắc cở, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân.
ĐCT biết rõ điều đó, nên phán cùng Ê-va rằng : “ Ta
sẽ thêm điều khổ cực bội phần trong cơn thai nghén, ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con, sự dục vọng của ngươi xu
hướng về chồng và chồng sẽ cai trị ngươi.”
Ngài lại phán cùng A-đam : “ Vì ngươi nghe theo lời
vợ mà ăn trái cấm, vậy đất sẽ bị rủa sả vì ngươi, trọn đời ngươi phải chịu khó
nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Đất
sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng (3), ngươi
sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho
đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra, vì ngươi là bụi, ngươi sẽ
trở về bụi.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét