Người phụ nữ, nếu
gặp phải số phận bạc bẽo, gãy gánh giữa đường thì điều cao quí nhất vẫn là giữ
lòng chung thủy với chồng, ở vậy nuôi con và dạy dỗ con, hy sinh bản thân mình
để tạo sự nghiệp cho con, hơn là tái giá, bước thêm bước nữa (Tùng tử):
777 . Thôi đành gởi tâm hồn
gió tuyết,
Theo
nương con cho hết Tam Tùng.
Hoặc
là tròn nghĩa thủy chung,
Hoặc
là chia dạ não nùng với con.
969 . Tiếng U Minh tía lia gợi
thảm,
Giọng
kình khua cửa Phạm dập dồn.
Câu
kinh tiếng kệ gọi hồn,
Kêu
thương khách tục, giải lòng người nhân.
997 . Rón rén trước Phật ngồi
cúi gật,
Mấy
lạy trình mấy nấc tương tư.
Mảnh
tâm xin gởi bấy chừ,
Nương
theo thuyền huệ vào bờ Tương giang.
Nhìn
lại cuộc đời đã qua, thấy rõ như là một giấc mộng, có chồng có con, mưu cầu
danh lợi chỉ là chuốc thảm đeo sầu.
1109 . Ngắm thế cuộc chẳng bằng
một giấc,
Kiếp
phù sinh đặng thất là bao.
Nhẫng
là đeo thảm chác sầu,
Tóc
xanh cho tới bạc đầu cũng in.
Người phụ nữ lúc bấy giờ nên xuất gia tu hành, tầm đường Thiên đạo thì
mới mong giải khổ và thoát khổ.
1153 . Thay đạo phục bước xăng
lánh thế,
Mơi
thì kinh, tối kệ giải lòng.
Từ
bi hứng giọt nhành dương,
Lau
thanh trái chủ, lấp đường nghiệt căn.
1233
. Vẹn Nhơn đạo đi lần nẻo chánh,
Đến
vô ưu đặng lánh nhơn luân.
Thuyền
con mệch mệch như rừng,
Đon
đường Thánh đức hỏi chừng Như Lai.
Tu
thì nên luyện đạo và sẽ được đắc đạo tại thế:
1249
. Bế ngũ quan, không kiêng tục tánh,
Diệt
lục trần xa lánh phàm tâm.
Mệnh
Thiên giữ vững tay cầm,
Đoạt
phương tự diệt, giải phần hữu sinh.
1257 . Ngũ khí thanh diệt trừ
quả kiếp,
Linh
quang đầy đặng tiếp hồng ân.
Xác
tại thế đã nên Thần,
Ba
mươi sáu cõi đặng gần linh Thiên.
Rán
cầm viết ghi lại những kinh nghiệm sống của đời mình để lưu lại khuyên dạy Nữ
phái:
1381 . Gắng cầm viết nín hơi
sống rốt,
Đề
năm vần khắc cốt nữ lưu.
Dứt
tình ái, giải sầu ưu,
Hễ
thương thì cũng lo mưu giữ mình.
Nhiệm vụ đã xong, linh hồn thoát xác về Tiên, hưởng hồng ân của Đức Chí
Tôn:
1397 . Buông ngọn viết vào làn mây trắng,
Hễ có thương nhớ dạng là
hơn.
Cảnh Thiên gởi tấc hương
hồn,
Đề câu tiết nghĩa vĩnh tồn
hậu lai.
1401. Đời đời danh chói
Cao Đài./.
Tác
phẩm Nữ Trung Tùng Phận của Tiên Nương Đoàn Thị Điểm viết ra vào năm 1933, lúc
đất nước ta còn phong kiến và Pháp thuộc, nên thích hợp với hoàn cảnh xã hội
thời đó, nhưng so với hoàn cảnh của người phụ nữ thời nay có nhiều đổi mới thì
tác phẩm có một số chi tiết không còn thích hợp nữa.
Tuy
nhiên, đứng trên mặt tổng quát, đặt nặng phần căn bản mà xem nhẹ chi tiết, thì
tác phẩm Nữ Trung Tùng Phận nầy rất có giá trị về 2 phương diện: văn chương và giáo
dục.
-
Lời thơ bóng bẩy, đầy âm điệu, ý tứ thanh cao, góp phần làm phong phú nền văn
hóa Việt Nam.
-
Nội dung giáo dục chủ yếu dành cho Nữ phái, nhưng không phải không có dạy Nam
phái, góp phần củng cố nền tảng đạo đức gia đình, đúng theo chủ trương Nho tông
Chuyển thế của Đạo Cao Đài, để từ đó xây dựng nền phong hóa Việt Nam càng lúc
càng tốt đẹp, làm gương mẫu cho toàn nhơn loại, đúng theo Thánh ngôn của Đức
Chí Tôn:
"Nam
phong thử nhựt biến Nhơn phong."
Những giới hạn thời gian
trong Nữ Trung Tùng Phận.
Tiên
Nương Đoàn Thị Điểm giáng cơ viết tác phẩm Nữ Trung Tùng Phận vào 1933, trong
một hoàn cảnh lịch sử của đất nước Việt Nam vô cùng rối ren và đen tối.
Người Pháp đã đặt ách đô hộ hoàn toàn lên Nam Kỳ và Bắc Kỳ (Miền Nam và
miền Bắc Việt Nam), còn Trung Kỳ thì người Pháp bảo hộ, họ duy trì chế độ vua
quan nhà Nguyễn làm bù nhìn cho chúng, để chúng thẳng tay đàn áp các phong trào
Cách mạng hay Cần Vương của các sĩ phu yêu nước.
Người Pháp đã đem nền văn minh cơ khí tiến bộ của họ và nền văn hóa
Thiên Chúa giáo sang khai hóa dân tộc ta, khiến người dân Nam cảm thấy rất xa
lạ, thấy nó như các phép thuật của ma quỉ, nên người Việt Nam yêu nước gọi
người Pháp là đám Bạch quỉ (quỉ da trắng).
398.
Nào dân đen phép quỉ hớp hồn.
Người Việt Nam phải chịu trong cảnh nô lệ, tù đày:
412 . Tài chi trong kiếp tội
tù dã man.
Một
số người Việt Nam bị Pháp dụ dỗ bằng miếng mồi danh lợi nên chạy theo ủng hộ
Pháp, được Pháp cho làm quan, trở lại đàn áp các phong trào yêu nước chống
Pháp, được Pháp dung túng cho bọn họ tham nhũng, bốc lột dân chúng:
421 . Thất xã tắc dân mình
nghịch chủng,
Quen
nghề tham, lại nhũng, quan gian.
Sâu
dân mọt nước bạo tàn,
Mua
quan bán chức nhộn nhàng cân đai.
Do
đó, Bà Đoàn Thị Điểm đã viết trong phần Mẹ dạy con trai phải tận trung với vua
và tham gia phong trào Cần Vương:
369 . Quan thì phải tận trung
vì chúa.
371 . Sang thì giữ vững ngai
vàng.
378 . Thương quê hương trọng
ngãi quân thần.
379 . Ngọn rau tấc đất là ân.
380 . Ưu quân ái quốc, vua cần
dân nghinh.
386 .
Đạo Cần Vương nêu tiếng thanh cao.
Đây
là điều giới hạn về thời gian của tác phẩm Nữ Trung Tùng Phận, vì thời xưa,
dưới chế độ quân chủ, vua cai trị dân một cách độc đoán, còn nay thì đã tiến
đến thời tự do dân chủ, dù có vua đi nữa thì vua chỉ để tượng trưng cho nước,
giữ phần nghi lễ, chớ không tham dự vào việc cai trị dân, mà quyền cai trị dân
nằm trong tay của Chánh Phủ do dân trực tiếp hay gián tiếp bầu ra, dưới sự giám
sát của Quốc Hội, một cơ quan hoàn toàn dân cử.
Vào
năm 1933, xã hội Việt Nam vẫn còn ảnh hưởng nặng nề tính chất của thời quân
chủ, nên quan niệm các vấn đề như:
- Trung với vua một cách cứng ngắt,
hẹp hòi.
- Trọng Nam khinh Nữ,
không cho phụ nữ đi học và làm quan.
- Duy trì chế độ đa thê,
chồng chúa vợ tôi.
Đó
là 3 vấn đề mà tác phẩm Nữ Trung Tùng Phận còn bị giới hạn đối với xã hội Việt
Nam tiến bộ ngày nay. Chúng ta đi chi tiết từng điểm một:
a)
Vấn đề trung với vua:
Bà
Đoàn đã viết như đã trình bày ở phần trên.
b) Vấn đề
trọng Nam khinh Nữ:
Thuở đó, phụ nữ không được đi học và
ra làm quan.
05 . Bởi rẻ rúng thuyền quyên thiếu học.
06 . Dầu chí thân tơ tóc cũng khi.
17 . Cửa Thánh miếu
hãy còn thiếu gái.
18 . Chốn quyền môn Nữ lại
vẫn không.
35 . Rừng Nho biển
Thánh thinh thinh,
36 .
Nữ lưu nào thấu muôn nghìn thi thơ.
Ngày
nay, Nam Nữ đã hoàn toàn bình đẳng với nhau, con gái được học hành y như con
trai, lại còn có phần giỏi hơn con trai, số học trò Nữ thường đông hơn Nam. Có
nhiều phụ nữ đậu các bằng cấp rất cao như: Thạc Sĩ, Bác Sĩ, Tiến Sĩ.
Phụ
nữ được làm tất cả các công việc, các ngành nghề y như Nam phái, kể cả các
ngành Chánh Trị, Kinh Tế, Văn Hóa. Nhiều phụ nữ đã làm Dân Biểu, Nghị Sĩ, Bộ
Trưởng, Thủ Tướng, Quản trị kinh doanh, Luật Sư, Bác Sĩ, Dược Sĩ, v.v...
c)
Vấn đề đa thê, chồng chúa vợ tôi:
Trong Nữ Trung Tùng Phận Bà Đoàn Thị Điểm đã viết:
-
Người đàn bà bị xem như món đồ chơi:
19 . Vật
chơi ở chốn khuê phòng.
- Chồng chúa vợ tôi,
người vợ không có quyền quyết định các việc trong gia đình:
113.
Thân lòn cúi vợ tôi chồng chúa.
119.
Dầu cho lúc đứng khi ngồi,
Chàng
là chúa cả, thiếp thời gia nô.
-
Người đàn ông được xã hội cho phép lấy nhiều vợ:
139 . Thung dung quân tử hảo
cừu,
Năm
thê, bảy thiếp mặc dầu trăng hoa.
709 . Trai bảy thiếp cũng cho
chẳng hại.
Ngày
nay, luật pháp nước Việt Nam cấm hẳn đa thê,
chỉ cho phép một vợ một chồng. Tân Luật của Đạo Cao Đài cũng không cho phép đa
thê.
Phụ
nữ ngày nay được hoàn toàn bình đẳng với Nam phái trong mọi lãnh vực, về quyền
lợi cũng như về trách nhiệm, đối với Đời cũng như về mặt Đạo, không còn cảnh
chồng chúa vợ tôi, cử án tề mi.
Trong quan niệm chồng chúa vợ tôi của thời đó, Bà Đoàn Thị Điểm đã xây
dựng một mẫu người vợ với đạo Tùng Phu (trong Tam tùng) một cách quá mức đến độ
người vợ mất hẳn cá tính, giống như một nữ kịch sĩ chỉ lo diễn xuất cho trọn
vẹn vai tuồng làm vợ, chớ không hề có chút gì sống thực với chính bản thân
mình:
61 .
Dầu khôn mấy giả ngu cho thuận,
62 .
Phải bao nhiêu cũng nhận lỗi lầm.
67 .
Chiều vui dưới trướng ngoài màn.
78 .
Ép nhớ thương làm điếc làm đui.
81 .
Hiểu thương ghét giả cam phận dại,
82 .
Biết nên hư chẳng cãi cho cùng.
91 . Dầu chàng đổi dạ én anh,
92 . Tề mi vẹn đạo, giữ gìn
phép khuôn.
93 . Nâng khăn trấp giải buồn
quân tử,
94 .
Hầu tửu trà giấc ngủ không an.
95 . Chàng vui thiếp cũng vui
càn,
96 . Chàng buồn thiếp tựa bên
màn khóc theo.
111 . Trăm năm kim cải cũng
chồng,
112 . Trái duyên vẫn vẹn đạo
tòng mà thôi.
Người phụ nữ thời nay, khi đọc những đoạn thơ có nội dung chồng chúa vợ
tôi, chắc chắn rất lấy làm bất mãn trước bao nỗi bất công mà người phụ nữ thời
xưa phải gánh chịu, và cảm thấy lòng vừa đau đớn vừa thương xót.
Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy Bà Đoàn
đã thấy rõ những nỗi bất công đó, nên có lúc Bà muốn đứng lên tranh đấu mạnh mẽ
cho quyền lợi của phụ nữ:
1325 . Thấy nhi nữ kiếp căn
mỏng mảnh,
Muốn
binh lời làm mạnh đỡ nâng.
Nhưng bà lại sợ, vì luân lý xã hội với truyền thống lâu đời lúc bấy giờ
chưa cho phép:
1327 . Lại e lỗi đạo nhơn luân,
Dở
dang gia pháp, vương thần loạn ngôi.
Bà
nhận thấy rằng, nguyên nhân chủ yếu của các bất công đó là do phụ nữ ít học,
dốt nát, thiếu tài năng, nên Bà khuyến khích phụ nữ, việc đầu tiên là phải lo
học tập, trau giồi kiến thức:
01 . Dụng văn hóa trau tria
nữ phách,
Lấy
kinh luân thúc thách quần hồng.
Bà
cũng muốn đòi hỏi bình quyền giữa vợ và chồng:
85 . Ngoài mặt phép, chàng
sao thiếp vậy,
Giữa
cửa công, phải quấy đồng thân.
113 . Đạo phu thê như đủa nên
đôi.
Nhưng đứng trước một xã hội còn nặng nề đầu óc quan liêu phong kiến,
tiếng nói đòi hỏi của Bà trở thành tiếng than uất ức:
160.
Phải chi vợ dám phụ phàng mới sao?
Và
khi Bà viết đoạn Mẹ dạy con trai cách đối xử với vợ, phải thương yêu vợ, đối xử
bình đẳng với vợ và giữ lòng chung thủy với vợ, thì chúng ta thấy rõ Bà vốn chủ
trương vợ chồng bình đẳng với nhau:
533.
Con đừng thấy phụ nhân nan hóa,
Cầm
hồn hoa vày vã thân hoa.
Vợ con
thay phận mẹ già,
Nuôi
con mẹ cậy bóng ngà nữ dung.
537 . Khi sớm tối lạnh nồng có
kẻ,
Thân
mật con đặng để giữ con.
Mẹ
lo trong lúc còn non,
Vợ
con lo lúc thân mòn gối rung.
541 . Nếu khổ cực cùng chung
chia sớt,
Dầu
sang hèn đừng bớt tình nồng.
Hễ là
vào đạo vợ chồng,
Hư
nên đều có của ông công bà.
545 . Con chớ ỷ mình là nam tử,
Chiếm
chủ gia, hẹp xử thê nhi.
Đừng xem ra phận tiện tỳ,
Quyền trong nội trợ cũng bì đồng nhau.
Tóm lại, đứng trên mặt tổng thể của
tác phẩm, 3 điểm giới hạn vừa nêu trên chỉ là một phần nhỏ mà thôi. Ngoài những
điểm hạn chế nhỏ nầy ra, toàn bộ phần lớn còn lại của tác phẩm Nữ Trung Tùng
Phận đều có tánh cách phi thời gian và không gian, tức là có giá trị bất hủ
trong mọi trường hợp.
Do
đó, tác phẩm Nữ Trung Tùng Phận vẫn có giá trị giáo dục rất cao. Đương nhiên
khi áp dụng vào việc giáo dục phụ nữ thời nay, hay thời sau nầy nữa, dù là sự
giáo dục trong cửa Đạo Cao Đài hay là sự giáo dục ngoài xã hội, cần phải bớt đi
những phần hạn chế không thích hợp, giữ lại và phát huy tất cả những phần thích
hợp. Điều đó là cần thiết vì sự tiến hóa tất nhiên của nhơn sanh.
Tứ Đức & Tam Tùng
đối với phụ nữ thời nay
Khi
mở đề nói về Tứ Đức và Tam Tùng đối với người phụ nữ thời nay, có một số không
ít chị em khoát tay lia lịa cho rằng cái đó là cổ hủ, lỗi thời rồi. Đời tự do
dân chủ, Nam Nữ bình quyền, thời khoa học văn minh tiến bộ, Nữ còn giỏi hơn Nam
mà đem chuyện Tứ Đức và Tam Tùng cách đây hơn 25 thế kỷ ra bàn luận áp dụng cho
phụ nữ có phải là trật đường rầy chăng?
Nhưng xin thưa rằng, trước khi chúng ta nặng lời phê phán, chúng ta cũng
nên bình tâm dành chút ít thời gian tìm hiểu trở lại một cách rõ ràng Tứ Đức,
Tam Tùng là gì, hay dở ra làm sao, để tránh những điều ngộ nhận sai trái đáng
tiếc.
I . Tứ Đức:
Tứ
Đức là 4 đức tốt của người phụ nữ. Tứ Đức gồm: Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
1 . Công:
Công
là chăm sóc việc nhà cho sạch sẽ, trật tự, vén khéo; thêu thùa may vá, nấu
nướng món ăn, nuôi dạy con cái.
Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn Thị Điểm dạy về Công:
629 .
Gặp cơn rảnh nhà lan vắng khách,
Công
chỉ kim, đèn sách học hay.
Trăm
nghề dầu chẳng đủ tài,
Dệt
văn Tô Huệ, gỡ đày chinh phu.
Trong phần Công, Bà Đoàn còn dạy phụ nữ nên dành thì giờ lo học tập, trau
giồi kiến thức.
Nếu
người phụ nữ trong nhà để cho nhà cửa dơ dáy đầy rác bẩn, đồ đạc vứt bỏ lung
tung, không biết nấu ăn, áo đứt nút không biết cầm kim kết lại, con cái mặt mày
lem luốc, quần áo dơ dáy, thử hỏi người ta sẽ đánh giá trị người phụ nữ ấy ra
sao?
2 . Dung:
Dung
là vẻ mặt và dáng dấp bề ngoài. Phụ nữ cần chăm sóc dung nhan cho tươi tắn,
tướng đi dịu dàng, cử chỉ từ tốn đoan trang, thân thể sạch sẽ, quần áo tươm tất
gọn gàng.
Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn dạy về Dung:
621 . Phàm phận gái đứng hàng
khuê các.
Phải
trau tria tướng hạc hình mai.
Chín
tầng cửa đóng then gài,
Ra
ngoài nghiêm nghị, trong bày đoan trang.
3 . Ngôn:
Ngôn là lời
nói phải thành thật, ngay thẳng, dịu dàng, xác đáng, gây được tình cảm tốt đẹp
trong mọi người; tránh lời thị phi, đâm thọc, xảo trá lợi mình hại người.
Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn dạy về Ngôn:
625 . Đối với khách đồng bàn
đồng tuổi,
Nhớ
cho hay lời nói giọng cười.
Ngôn
từ ngọt dịu thanh tươi,
Tiếng
tiêu khải phụng, phục người mới ngoan.
Nếu
người phụ nữ không giữ gìn lời nói, phát ngôn bừa bãi, chua ngoa, gian xảo, nói
lời thô tục, người ta sẽ đánh giá trị người phụ nữ ấy như thế nào?
4 . Hạnh:
Hạnh
là tánh nết hiền lành, hòa nhã, hiếu thảo, kính trên nhường dưới, khoan dung,
đoan chính.
Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn dạy về Hạnh:
633 . Sửa từ nết, ngày thâu
tập tánh,
Trăm
hạnh hay bởi tránh điều thô.
Xấu
xa rách rưới lõa lồ,
Đoan
nghiêm tánh đức cũng cho gái lành.
Nếu
người phụ nữ không giữ tánh nết cho hoà nhã đoan chánh, để cho buông lung lăng
loàn, hay cãi lẫy bướng bỉnh, ác độc, ích kỷ, thì người ta sẽ đánh giá trị
người phụ nữ ấy thế nào?
Đó
là ý nghĩa của Tứ Đức, nó là tiêu chuẩn để định giá trị của phụ nữ. Như thế,
chúng ta nhận thấy ai ai trong giới phụ nữ cũng đều đang có Tứ Đức, nhưng có
điều là ở mức độ nhiều ít, đầy đủ hay thiếu sót thế thôi.
Tứ
Đức là 4 điều hết sức cần thiết, đến độ xem là tự nhiên sẵn có của phụ nữ. Nhờ
Tứ Đức mà giá trị của phụ nữ được nâng cao. Không cần phải giàu sang quyền quí
hay là trí thức mới có đủ Tứ Đức, người nghèo khó, dốt nát, quê mùa cũng vẫn có
Tứ Đức. Chính Tứ Đức mới định giá trị thực sự của phụ nữ. Giá trị nầy không do
phấn son, nước hoa hay quần áo đắt tiền đúng kiểu thời trang.
Chỉ
có hạng phụ nữ bị xã hội chê bỏ mới không có Tứ Đức mà thôi.
II . Tam Tùng:
Tam
Tùng hay Tam Tòng là 3 điều nên theo của phụ nữ. Tam Tùng gồm: Tùng phụ, Tùng
phu, Tùng tử, tức là:
- Tại gia tùng phụ,
- Xuất giá tùng phu,
- Phu tử tùng tử.
1 . Tại gia tùng phụ: Ở nhà thì tùng theo cha.
Điều
nầy rất đúng đắn và tự nhiên, bởi vì cha mẹ sanh ra mình, nuôi mình lớn lên,
dạy cho biết điều hay lẽ thiệt, thì mình phải vâng lời cha mẹ là lẽ đương
nhiên. Tuy nhiên, tùng cha mẹ nhưng phải ý thức là tùng theo lẽ phải và đạo
đức, chớ không phải tùng theo một cách mù quáng máy móc.
Phần
cha mẹ thì phải là người hiền lương chơn chất, hết lòng thương con, lo lắng cho
con, dạy dỗ con thành người tốt hữu ích cho gia đình và xã hội.
Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn dạy về Tùng Phụ:
637 . Còn đương thuở tuổi xanh
thơ bé,
Rán
theo cha học lễ học văn.
Phép
xưa tùng phụ đã rằng,
Dựa
thân cội tử đợi hàng trượng phu.
Chỉ không tùng cha khi
nào lời dạy bảo của cha không hợp với luân lý đạo đức và trái với lẽ phải.
Trong trường hợp nầy, người con cần phải hết sức khiêm tốn, nhỏ nhẹ nhưng cương
quyết, năn nỉ cha xét lại, tranh đấu cho lẽ phải bằng tình thương yêu một cách
tế nhị để khuyên lơn cha.
2 . Xuất giá tùng phu: Có chồng thì tùng theo
chồng.
Trời
phú cho người đàn ông một sức khỏe mạnh mẽ, một ý chí cương quyết, nên người
chồng đảm nhận trách nhiệm kinh tế, lo làm việc sanh lợi nuôi sống gia đình gồm
vợ và các con. Do đó, một cách rất tự nhiên, người vợ nhường cho chồng quyền
làm chủ gia đình, làm chỉ huy trưởng, còn vợ thì phụ tá, làm chỉ huy phó. Mọi
việc trong gia đình, người vợ cần đóng góp ý kiến cho chồng giải quyết, nhưng
dành cho chồng quyền quyết định sau cùng.
Đó
là tùng theo chồng, với điều kiện chồng sáng suốt và tài năng, chớ không phải
như thời xưa qui định chồng chúa vợ tôi, chồng xem vợ như kẻ nô tỳ.
Nữ
Trung Tùng Phận:
673 . Đến lúc đã chung phòng
hòa hợp.
Phải
tùng phu là phép xưa nay.
Sự
tùng theo chồng là hình thức phân chia trách nhiệm giữa vợ và chồng trong gia
đình.
Trong công bằng xã hội, Nam Nữ bình quyền, phong tục và tạp quán thời
nay cũng như Luật pháp chỉ cho phép một vợ một chồng. Người đàn ông chỉ được có
một vợ, và người phụ nữ chỉ được có một chồng, và vợ chồng phải sống chung thủy
với nhau.
3.
Phu tử tùng tử: Chồng chết thì theo con.
Tùng
theo con, không có nghĩa là nghe lời con hay bị con chỉ huy, mà ý nói rằng, khi
chồng chết thì người vợ nên ở vậy, thủ tiết với chồng, quên mình mà lo tạo dựng
cho con.
Thật
ra, đây không phải là điều bắt buộc, thời xưa cũng như thời nay, mà chỉ là lời
khuyên. Nếu người vợ còn trẻ tuổi, luân lý và luật pháp không cấm người vợ tái
giá khi mãn tang chồng.
Việc
người quả phụ bước thêm bước nữa là việc bình thường, và chúng ta cũng thường
thấy như thế. Nhưng nếu người phụ nữ ấy thủ tiết với chồng đã chết, ở vậy thờ
chồng nuôi dạy con khôn lớn thì đó mới là điều phi thường, đáng tôn trọng. Cái
khó khăn mà người ta không làm được, mình làm được thì mới đáng quí, đáng bậc
tiết liệt, vì nó thể hiện lòng cứng cỏi bất khuất, chiến thắng dục vọng tầm
thường.
Không có chiến công vẻ vang nào bằng tự thắng được dục vọng của mình.
Tôn
giáo thì luôn luôn mong muốn người phụ nữ sống cao thượng, cho nên khuyến khích
người phụ nữ khi chồng chết thì không nên tái giá, ở vậy thờ chồng nuôi con và
xây dựng cho con. Tuy nhiên, đây chỉ là sự chỉ vẽ đường lối có tánh cách khuyến
khích, chớ không bắt buộc. Người phụ nữ tùy ý lựa chọn con đường mình đi, muốn
mình sống bình thường như bao nhiêu phụ nữ khác hay muốn trở nên bực phi
thường. Người phụ nữ có quyền tự do lựa chọn và định đoạt cuộc đời mình.
Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn viết về Tùng tử:
777.
Thôi đành gởi tâm hồn gió tuyết,
Theo
nương con cho hết Tam Tùng.
Hoặc
là tròn nghĩa thủy chung,
Hoặc
là chia dạ não nùng với con.
III . Tứ Đức & Tam Tùng của phụ nữ Cao Đài:
1
. Thể Pháp và Bí Pháp của Nhơn đạo:
Phần
I (Tứ Đức) và phần II (Tam Tùng) vừa trình bày bên trên là Thể Pháp của Nhơn
đạo của người phụ nữ.
Nếu
người phụ nữ nào làm tròn được Thể Pháp nầy thì được bước vào Thần vị. Riêng
người tín nữ Cao Đài cần tiến lên một nấc thang kế tiếp là Bí Pháp của Nhơn
đạo.
Đức
Cao Thượng Phẩm giáng cơ dạy như sau:
"Tam Tùng, Tứ Đức là về phần Nữ phái:
-
Tùng phụ: Như người con gái phải giữ trọn tiết trinh, cũng như kẻ tín đồ phải
giữ tròn danh Đạo.
- Tùng phu: Như bóng với hình, tức nhiên
phải ví mình như một trong Thánh thể, tùng Hội Thánh vậy.
-
Tùng tử: là phải vì đám hậu sanh mà quên mình đặng tạo nên sự nghiệp tương lai
cho chúng, tức nhiên là bổn phận của Chức sắc vậy.
- Công,
Dung, Ngôn, Hạnh: tức là việc làm cho cho nhơn sanh thoát khổ, lời nói để đưa
đường giáo hóa, hành vi cử chỉ để treo gương mặt thế, tức là phải biết nâng cao
giá trị của Thánh thể Đức Chí Tôn, nết na đầm thấm, giữ trọn thương yêu, tức
nhiên là làm nền móng cho Đại đồng Thế giới."
Người nữ tín đồ Cao Đài thực hành trọn vẹn Thể Pháp và Bí Pháp của Nhơn
đạo thì đắc Thánh, bước vào Thánh vị.
2 . Tam Tùng và Tứ Đức theo Thiên đạo:
Khi
đã làm trọn được Tam Tùng và Tứ Đức ở Thể Pháp và Bí Pháp của Nhơn đạo, người
nữ tín đồ Cao Đài cần tiến lên một nấc thang cuối nữa, cho Tam Tùng và Tứ Đức
thăng hoa lên đến tột bực để bước vào Thiên đạo, thì mới được giải thoát khỏi
vòng luân hồi.
-
Tùng phụ: Tùng Cha, Cha đây là Đấng Cha Trời, là Đại Từ Phụ. Phải tuân theo lời
dạy của Đấng Cha Trời, siêng năng tu tiến thì linh hồn mới trổi bước lên phẩm
vị cao sang.
Nữ
Trung Tùng Phận:
1251 . Mệnh Thiên giữ vững tay
cầm,
Đoạt
phương tự diệt, giải phần hữu sanh.
-
Tùng phu: Theo chồng, chồng thuộc Dương, vợ thuộc Âm, vợ chồng hòa hợp thì cũng
như sự tu luyện làm cho 2 khí Âm Dương trong cơ thể tương hiệp nhau, tức là đạt
được Ngũ Khí triều nguơn, Tinh Khí Thần hiệp nhứt, đắc đạo tại thế.
Nữ
Trung Tùng Phận:
1257 . Ngũ Khí thanh diệt trừ
quả kiếp,
Linh
quang đầy đặng tiếp hồng ân.
Xác
tại thế đã nên Thần,
Ba
mươi sáu cõi, đặng gần Linh Thiên.
-
Tùng tử: Sau khi đắc đạo rồi, còn phải trở lại dìu dắt những đứa con đang dại
khờ chìm đắm trong vòng vật dục, để chúng sớm giác ngộ mà quay trở lại con
đường Đạo.
Nữ
Trung Tùng Phận:
1261 . Hiệp Tạo Hóa cầm quyền
chuyển thế,
Dạy
vạn linh dụng thế từ bi.
Sanh ấy ký, tử là qui,
Diệu huyền cơ tạo chẳng gì gọi hơn.
-
Công: Từ chỗ chăm làm việc nhà, phát triển lên làm việc cho xã hội, truyền bá
kinh sách giáo hóa người đời, phụng sự nhơn sanh, để tạo công đức tu hành mau
tinh tấn.
Nữ
Trung Tùng Phận:
1267 . Ham phương cứu thế độ
nhơn,
Giải
mê khách tục, cõi trần lánh xa.
-
Dung: Tiến lên bồi đắp sắc đẹp tinh thần, thể hiện bằng tình thương bao la cứu
giúp chúng sanh thoát khổ.
Nữ
Trung Tùng Phận:
1269.
Lấy bác ái làm hòa vạn vật,
Đem
thiện duyên xây nấc thang hồng.
Đoạn
căn, đóng chặt Âm cung,
Tòa
sen chín phẩm để cùng Phật tâm.
-
Ngôn: Từ chỗ nói năng đoan chính đem lại hòa ái cho mọi người, tiến lên nói
điều đạo đức, thuyết minh giáo lý khai mở tâm tánh cho nhơn sanh thức tỉnh, học
đạo tu hành.
Nữ
Trung Tùng Phận:
1185.
Gót nhân ái đến nhà kẻ bịnh,
Giọng
từ bi thức tỉnh hung tâm.
Giữa
cơn náo loạn trổi cầm,
Lấy
hơi hòa nhã dẹp lần bỉ thô.
-
Hạnh: Từ đức tánh hiền hòa khiêm tốn, tiến lên đến mức khiêm tốn tối đa để
chinh phục người đời, phổ độ người đời vào đường đạo đức, lập hạnh từ bi cứu
vớt chúng sanh đồng thoát khổ.
Nữ
Trung Tùng Phận:
1229 . Lấy tâm chánh làm cân
đong thế,
Cậy
lòng lành làm kế dìu đời.
Chông
gai, vạch bước thảnh thơi,
Cầm
phương cứu khổ độ người trầm luân.
Tóm
lại, Tứ Đức và Tam Tùng trong Thiên đạo chỉ là sự thăng hoa đến mức cao tột của
Tứ Đức và Tam Tùng trong Nhơn đạo của người phụ nữ Đạo Cao Đài.
Giải
thích
hình
bìa, tên sách, khảo đính
I . Giải thích hình
bìa:
Bên
trên là những con chim, đó là những con Hạc Đạo. Bên dưới là chiếc Thuyền Tình
lướt trên Khổ hải.
Hình
vẽ trên ứng với 2 câu thơ:
1227.
Tâm ẩn ái giúp Chí Linh,
Biển
mê chèo chiếc thuyền tình độ nhân.
Tâm
ẩn ái: Lòng trắc ẩn thương yêu.
Chí
Linh: Rất thiêng liêng, chỉ Đức Chí Tôn.
Biển mê: Mê là mờ hồ lầm lạc. Trái với Mê là Giác.
Mê là còn khổ, còn phiền não, nên là chúng sanh; Giác là hết khổ, an lạc, nên
là Phật. Biển mê chính là Biển khổ (Khổ hải). Chúng sanh đang trầm luân trong
Biển mê, gây ra lắm oan nghiệt mà không biết nên cứ mãi mãi luân hồi chuyển
kiếp nơi cõi trần ai phiền não.
Độ nhân: Cứu giúp người.
Thuyền tình: Trong văn chương, Thuyền tình được
dùng với ý nghĩa là chiếc thuyền chở tình yêu của đôi Nam Nữ theo câu thơ cổ:
"Nhất phiến tình chu dĩ đáo ngạn." nghĩa là: Một chiếc thuyền tình đã
đến bờ, ý nói tình yêu của đôi Nam Nữ đến bờ hạnh phúc, kết hôn với nhau thành
vợ chồng và sống hạnh phúc bên nhau.
Theo
nghĩa nầy, trong Truyện Kiều có câu:
Thuyền
tình vừa ghé tới nơi,
Thì
đà trâm gãy, bình rơi bao giờ.
Ở
đây, Đoàn Tiên Nương dùng chữ Thuyền Tình với ý nghĩa được thăng hoa lên thành
chiếc thuyền của tình thương yêu, thuyền bác ái, chiếc thuyền từ bi, mà Đức
Quan Âm Bồ Tát chèo trên Biển khổ để cứu độ nhơn sanh đưa qua Bờ giác.
Tác
phẩm Nữ Trung Tùng Phận nầy được ví như chiếc Thuyền Tình thương yêu cứu giúp
chị em Nữ phái vượt qua Khổ hải đến nơi Bờ giác, đắc đạo, thung dung tự tại như
những con Hạc đạo tự do bay liệng trong không trung.
II . Giải nghĩa tên sách:
Nữ Trung Tùng Phận.
Nữ:
Đàn bà con gái, phụ nữ. Trung: Ở giữa, ở trong.
Nữ
trung: Trong giới phụ nữ, tức là chỉ giới phụ nữ.
Tùng:
Theo. Phận: Bổn phận.
Nữ
Trung Tùng Phận là những bổn phận mà phụ nữ phải tùng theo.
Người phụ nữ muốn được mau
tiến hóa về tâm linh, thì phải lo làm tròn các bổn phận của mình trong phần Nhơn đạo.
Sách
Nữ Trung Tùng Phận vẽ đường cho người phụ nữ làm tròn Nhơn đạo. Nhơn đạo xong
thì tiến lên Thiên đạo.
Thời
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn đại khai Ân Xá, nên không cần phải tu luyện,
chỉ cần lo lập công quả phụng sự nhơn sanh. Người phụ nữ lập công quả một thì
Đức Phật Mẫu cho hưởng hai, nên phụ nữ nếu chịu lo tu thì mau đắc đạo hơn Nam
phái rất nhiều.
III . Khảo đính một số từ ngữ:
Chúng tôi có 3 bổn Nữ
Trung Tùng Phận do Hội Thánh xuất bản:
1)
Bổn năm Nhâm Thìn (1952).
2) Bổn năm Bính Ngọ (1966).
3) Bổn năm Quí Sửu (1973).
Chúng tôi so sánh 3 bổn nầy thì nhận
thấy có một số từ ngữ không đồng nhứt với nhau (không kể việc in sai chánh tả).
Do đó, chúng tôi nghiên cứu ý nghĩa của câu thơ trong đoạn thơ bốn câu
để chọn chữ thích hợp nhứt.
Thí
dụ: Câu 11:
- Bổn Nhâm Thìn (1952): Thêm duyên chước quí gieo
tình.
- Bổn Bính Ngọ (1966): Thêm duyên chước quí giao
tình.
- Bổn Quí Sửu (1973): Thêm duyên chước quí giao
tình.
Chúng tôi nhận thấy chữ giao tình hợp nghĩa hơn, nên chúng tôi chọn chữ
giao tình thay vì gieo tình.
Những
chữ chọn được in nét đậm và xiên.
Xin
ghi ra sau đây những từ ngữ sai biệt đó:
Ấn
bản năm
Đó là
một số các từ ngữ có sai biệt mà chúng tôi cố gắng liệt kê ra để tượng trưng.
Ngoài ra, chúng tôi có sữa những lỗi chánh tả theo các quyển Từ Điển
Chánh Tả hiện hành.
01 . Dụng văn hóa trau
tria nữ phách,
Lấy kinh luân thúc thách quần hồng.
Gươm thư giúp sức gươm hùng,
Điểm tô nghiệp cả con Rồng cháu Tiên.
05 . Bởi rẻ rúng thuyền
quyên thiếu học,
Dầu chí thân tơ tóc cũng khi.
Tinh thần cao thấp nhờ thi,
Dục tài nữ sĩ sánh bì cùng nam.
09 . Chinh phụ trước
treo nên giá quí,
Áng văn làm nhuệ khí cầu vinh.
Thêm duyên chước quí giao tình,
Mỹ ngôn nương ý gia đình
an vui.
13 . Nấu kinh sử ra mùi son phấn,
Cầm bút nghiên đặng thắm má đào.
Quần xoa đỡ ngọn binh đao,
Xây hình thục nữ giặm màu nước non.
17 . Cửa Thánh miếu hỡi
còn thiếu gái,
Chốn quyền môn nữ lại vẫn không.
Vật chơi ở chốn khuê phòng,
Đã cam phận vợ để chồng cầm duyên.
21 . Phần nội trợ trăm
phiền đeo đẳng,
Đạo phụ cơ đã nặng cho mình.
Duyên may chồng đã nghĩ
tình,
Còn cha còn mẹ có đành
phận đâu?
25 . Nỗi em chị bởi đâu
chẳng thuận,
Nỗi nhi tôn lẩn bẩn bên
lưng.
Nỗi nhà, nỗi bếp, nỗi lân,
Nỗi trong thân tộc, nỗi gần, nỗi xa.
29 . Trên lo thảo, giữa
hòa, dưới thuận,
Ngoài nên danh, trong vững mối giềng.
Nỗi trông hương hỏa giữ bền,
Giúp nên chồng có phẩm quyền cao sang.
33 . Mảng lo lắng chữ
nhàn nào rõ,
Huống để công đến ngõ Khổng Trình.
Rừng Nho biển Thánh
thinh thinh,
Nữ lưu nào thấu muôn
nghìn thi thơ.
37 . Kỉnh tổ hiển nỗi
thờ nỗi phụng,
Tế tông đường lo cúng lo đơm.
Kiến thân viếng sớm thăm hôm,
Chua cay rõ miếng cơm ngon cá bùi.
41 . Lưỡi lừa miếng
nhai cơm lũ trẻ,
Kiêng vật ăn đặng để nuôi con.
Còn con nòi giống chồng còn,
Mảnh thân đành chịu hao mòn với ai?
45 . Còn gặp thuở xanh
mày lịch sắc,
Dâng hình hoa treo mắt bướm ong.
Nào là hương đượm lửa nồng,
Nết khuôn giữ vẹn chữ đồng lương nhân.
49 . Muốn trau chuốt
mặt ngần thân dịu,
Vẽ cho hay mày liễu má đào.
Thương gìn lúc ốm khi đau,
Sợ chê xấu phận, cậy màu phấn son.
53 . Mình mỏng mảnh sức
non nớt yếu,
Đỡ nâng chồng vốn thiếu
tay co.
Không toan sớm đói
chiều no,
Lựa là tứ hải ngũ hồ
giúp nhau.
57 . Cứ tựa cửa phòng
đào giấu dạng,
Ngoài nước non nào hẳn
vơi chênh.
Mảng trong thấm nghĩa nặng tình,
Để công bẻ liễu, bắn
bình trượng phu.
61 . Dầu khôn mấy giả
ngu cho thuận,
Phải bao nhiêu cũng nhận lỗi lầm.
Phòng đào giữ rủi rơi trâm,
Sợ lơi hơi sắt, tiếng cầm lạc cung.
65 . Thử từ nết khi
chung lúc chạ,
Gióng từ hơi hòa nhã tơ loan.
Chiều vui dưới trướng ngoài màn,
Nhẫng lo ngại nỗi phụ phàng ái ân.
69 . Nghe từ lịnh, cúi
vâng từ mạng,
Nhọc lòng chi nào dám dỉ hơi.
Sợ cơn giông gió tơi bời,
Trà mi sơ sẩy hoa rời rã bông.
73 . Che đậy kín tường
đông ong bướm,
Giấu nhặt nghiêm nhụy tướng hương hình.
E khi vách có âm thinh,
Để gương lỗi đạo, lỗi
tình phu thê.
77 . Giao thân cứ gần
kề kẻ thiết,
Ép nhớ thương làm điếc làm
đui.
Mặc người cha mẹ dễ duôi,
Ngoại tông nương phận nếm mùi trân cam.
81 . Hiểu thương ghét
giả cam phận dại,
Biết nên hư chẳng cãi cho cùng.
Nên thì an phận kiếm
cung,
Hư thì khổ vợ tội
chồng chung nhau.
85 . Ngoài mặt phép,
chàng sao thiếp vậy,
Giữa cửa công, phải
quấy đồng thân.
Vinh thì chàng mão
thiếp cân,
Hèn thì chàng váy thiếp
quần đổi thay.
89 . Lấy khổ cực làm
bài thuốc mến,
Dụng đau thương rù quến
thâm tình.
Dầu chàng đổi dạ én
anh,
Tề mi vẹn đạo, giữ gìn
phép khuôn.
93 . Nâng khăn trấp
giải buồn quân tử,
Hầu tửu trà giấc ngủ
không an.
Chàng vui thiếp cũng
vui càn,
Chàng buồn thiếp tựa
bên màn khóc theo.
97 . Dòng Tương chảy thân bèo
trôi nổi,
Chẳng ai thương chữa lỗi binh lời.
Chàng thì biển cả vơi vơi,
Thiếp như bóng bọt giữa vời linh đinh.
101 . Nếu gặp phước bố
kinh đáng khách,
Biết yêu hoa dưới ngạch phòng thu.
Rủi duyên gặp phải thường phu,
Nhành xuân thì trọng, gương thu dở cầm.
105 . Khi lịch sắc trao
trâm đáng giá,
Cơn tàn hoa, keo rã sơn rời.
Vẻ hồng mắc mỏ bao mươi,
Đưa cho quân tử trọn đời chủ trương.
109 . Nhụy đương nở mùi
thơm ngào ngạt,
Dâng hình hoa lo lót con ong.
Trăm năm kim cải cũng
chồng,
Trái duyên cũng vẹn đạo
tòng mà thôi.
113 . Thân lòn cúi, vợ
tôi chồng chúa,
Đạo phu thê như đũa nên đôi.
Dầu cho lúc đứng khi ngồi,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét