605 . Đừng
đứng dựa sông Tương nhắn khách,
Đừng
trông trăng hỏi ngạch Cung Thiềm.
Đừng
đề thi lá thơ chim,
Cầu
hôn để phụng đến tìm cung loan.
Chú
thích:
Sông Tương: (Xem Chú thích câu 598). Nhắn khách:
Nhắn gởi người yêu. Cung Thiềm: Cung trăng, vì nơi cung trăng có con thiềm thừ,
họng có chữ son, sống rất lâu năm.
Đề thi lá: Viết thơ trên chiếc lá cây. Điển tích:
Nàng Hàn Thúy Tần, một cung nữ đời Đường, ở trong thâm cung buồn bực, bèn đề
thơ trên chiếc lá đỏ, thả xuống dòng nước từ trong cung chảy ra ngoài. Thơ của
Hàn Thị đề rằng:
Nước
chảy sao mà vội,
Cung
sâu cả buổi nhàn.
Ân
cần nhờ lá thắm,
Mau
đến chốn nhơn gian.
Vu Hựu là môn khách của Hàn Vinh, nhân đi chơi, bắt
được chiếc lá có bài thơ đó, rồi cũng bắt chước cách ấy, lấy một chiếc lá khác
đề thơ, rồi chờ cho dòng nước chảy trở vào cung thì thả lá xuống. Bài thơ của
Vu Hựu:
Nghe
oanh thấy liễu chạnh lòng thương,
Thương
kẻ trong cung lúc đoạn trường.
Chiếc
lá đề thơ trôi mặt nước,
Gởi
cho ai đó nói không tường.
Cách ít lâu sau, vua Đường hạ chiếu thải cung nữ
hơn 3000 người cho trở về nhà lấy chồng làm ăn, trong đó có Hàn Thị. Nàng đến
ngụ nơi nhà của người bà con là Hàn Vinh. Hàn Vinh làm mai gả Hàn Thị cho Vu
Hựu. Vu Hựu thấy trong rương của vợ có chiếc lá đề thi của chàng, rồi Vu Hựu
cũng lấy chiếc lá đề thơ của Hàn Thị ra khoe. Cả hai vợ chồng đều rất mừng rỡ
cho là có duyên tiền định. Hàn Vinh mở tiệc chúc mừng. Hàn Thị làm một bài thơ
tạ ơn Lá Thắm làm mai:
Câu
thơ tuyệt diệu theo dòng nước,
Ôm
hận mười năm ngỏ với ai?
Nay
được vui vầy loan phượng sánh,
Khen
thay Lá Thắm khéo làm mai!
Thơ chim: Viết thơ rồi buộc vào chân chim cho nó
mang đi. Điển tích: Nàng Túy Tiêu là vợ của Dương nhuận Chi, bị quan Trụ Quốc
thấy đẹp, sai quân bắt về làm thiếp. Nhuận Chi sợ thế lực của quan Trụ Quốc nên
không dám thưa kiện, chỉ biết ôm hận trong lòng. Nàng Túy Tiêu và Nhuận Chi chỉ
còn biết viết thơ qua lại và nhờ chim yến mang đi. Phụng đến tìm cung loan: Đôi
chim loan phụng được ví với một cặp vợ chồng: Phụng là con chim trống ví người
chồng, loan là con chim mái ví người vợ. Phụng đến tìm loan là ý nói để cho con
trai tìm đến cầu hôn con gái.
Câu 605: Đừng yêu ai trước, rồi thương nhớ, nhắn
gởi.
Câu 606: Đừng mơ mộng lãng mạn như xem trăng rồi
hỏi con thiềm thừ ở chỗ nào.
Câu 607: Đừng đề thi lá thơ chim, ý nói con gái
đừng có tánh lãng mạn, đề thơ trên lá gởi theo dòng nước, hay viết thơ buộc vào
chân chim gởi đi mông lung.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 605 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
609 . Con khá
nhớ hồng nhan phận mỏng,
Đừng
làm cho thẹn bóng trăng xuân.
Hồng
quần tài sắc đa truân,
Vào
vòng bạc phận, chi mong trọn nguyền.
Chú
thích:
Hồng nhan: Má hồng, chỉ con gái. Phận mỏng: Bạc
phận. Bóng trăng xuân: Ánh trăng mùa xuân rất đẹp, chỉ sự trong sáng tốt đẹp.
Đa truân: Nhiều nỗi truân chuyên.
Câu 610: Đừng làm điều gì nhơ nhớp mà phải hổ thẹn
với sự trong sáng của ánh trăng xuân.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 609 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
613 . Hoa phong nhụy cung
Tiên cũng mến,
Gấm
lót đường trọng tiếng cũng nhơ.
Nhà
vàng phận quí khi thơ,
Gót
sen dầu lịch cũng nhờ vẻ xuân.
Chú
thích:
Hoa phong nhụy: Cái hoa còn đóng kín nhụy hoa, chưa
có con ong con bướm nào đến hút mật (Phong là gói kín), ý nói: Con gái mới lớn,
còn trinh nguyên. Gấm lót đường: Ý nói nhà giàu nhiều của cải. Trọng tiếng:
Tiếng tăm nặng nề (Trọng là nặng), ý nói: tiếng tăm không tốt. Nhơ: Dơ, nhơ
nhuốc. Nhà vàng: Chữ Hán là Kim ốc: Nhà làm bằng vàng, ý nói quí báu lắm. Điển
tích: Hán Võ Đế, lúc còn là Thái Tử, Trưởng Công chúa muốn đem con gái là A
Kiều gả cho Thái Tử, nên kêu Thái Tử đến hỏi. Thái Tử rất bằng lòng nên đáp:
"Nếu cưới được A Kiều thì con sẽ cất một cái nhà bằng vàng cho A Kiều
ở." Do đó, dùng chữ Nhà vàng để chỉ
người con gái quí phái, có phẩm giá cao. Gót sen: Chỉ người con gái đẹp quí
phái. Điển tích: Vào thời Nam Bắc Triều, vua Nam Tề là Đông Hôn Hầu có người vợ
yêu là nàng Phan Phi. Vua cho lót hoa sen bằng vàng trên nền gạch trong cung
của Phan Phi, để khi Phan phi đi, mỗi bước chân như có nở bông sen dưới đất.
Dầu lịch: Dầu có lịch sự, đẹp đẽ. Vẻ xuân: Vẻ đẹp trẻ trung.
Câu 613: Con gái còn trinh nguyên, các vị Tiên đều
thương mến. (Tức nhiên con gái phải giữ gìn tiết trinh của mình).
Câu 614: Nhà giàu có mà con gái trong nhà có tiếng
tăm không tốt thì cũng nhơ danh.
Câu 616: Người con gái quí phái, dầu có sắc đẹp,
nhưng cũng phải nhờ đến vẻ tươi đẹp trẻ trung.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 613 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
617 . Đừng
cho nhiễm lấm thân thục nữ,
Chốn
phòng the cứ xủ rèm là.
Vườn thu giấu dạng Hằng
Nga,
Hải
đường nở muộn mặn mà ái phong.
Chú
thích:
Nhiễm lấm: Nhiễm là nhuốm vào, lấm là dính chất dơ.
Thục nữ: Người con gái hiền hậu nết na. Phòng the: Phòng dành riêng cho phụ nữ.
Xủ: Buông xuống. Rèm là: Tấm rèm bằng lụa. Là: Lụa, thường nói lụa là. Vườn
thu: Chỉ người phụ nữ đã luống tuổi. Giấu dạng: Giấu kín hình bóng của mình.
Hằng Nga: Nàng Tiên ở Cung trăng, ở đây ý nói người con gái có sắc đẹp. Hải
đường: Tên một loài hoa đẹp, chỉ con gái đẹp. Ái phong: Cái dáng điệu dễ
thương. Ái là thương yêu, phong là dáng dấp, phong cách.
Câu 619: Dù người con gái đẹp đã lớn tuổi rồi, nhưng
cũng phải giấu kín hình bóng của mình.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 617 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
621 . Phàm
phận gái đứng hàng khuê các,
Phải trau tria tướng hạc hình mai.
Chín tầng cửa đóng then gài,
Ra ngoài nghiêm nghị, trong bày đoan trang.
Chú thích:
Bốn câu 621-624: Mẹ dạy
con gái về Dung.
Phàm: Hễ là (ý nhấn
mạnh). Khuê các: Buồng và gác, chỉ nơi ở của con gái quí phái. Trau tria: Sửa sang tô
điểm cho tốt đẹp hơn. Tướng hạc hình mai: Đồng nghĩa: Mình hạc xương mai, ý nói
hình dáng mảnh khảnh thanh nhã của con gái đẹp.
Câu 623: Phải giữ gìn con gái thật cẩn thận chắc
chắn.
Câu 624: Đi ra bên ngoài thì phải nghiêm nghị,
không được cười giỡn, bên trong nhà thì giữ tánh nết đoan trang.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 621 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
625 . Đối với
khách đồng bàn đồng tuổi,
Nhớ
cho hay lời nói giọng cười.
Ngôn
từ ngọt dịu thanh tươi,
Tiếng
tiêu khải phụng phục người mới ngoan.
Chú
thích:
Bốn câu 625-628: Mẹ dạy con gái về Ngôn.
Ngôn từ: Lời nói. Thanh tươi: Thanh nhã vui tươi.
Tiếng tiêu khải phụng: Tiếng tiêu thổi lên rất hay, có mãnh lực khiến cho chim
phụng bay đến nhảy múa và hót theo (giống như tiếng tiêu của Tiêu Sử và Lộng
Ngọc). Ý nói: Lời nói phải có sức thuyết phục để người nghe vâng theo lời mình.
Phục người: Làm cho người ta phục và nghe theo mình.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 625 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
629 . Gặp cơn
rảnh nhà lan vắng khách,
Công
chỉ kim, đèn sách học hay.
Trăm
nghề dầu chẳng đủ tài,
Dệt
văn Tô Huệ gỡ đày chinh phu.
Chú
thích:
Bốn câu 629-632: Mẹ dạy con gái về Công.
Nhà lan: chữ Hán là Lan thất, nghĩa là nhà có mùi
thơm của hoa lan. Ý nói nhà có đạo đức. Dệt văn Tô Huệ: Tức là Tô Huệ chức cẩm
hồi văn: Tô Huệ dệt bài thơ lộn quanh trên gấm. Tô Huệ: có tài về nghề dệt, có
chồng là Đậu Thao. Đậu Thao phải đi lính chinh chiến phương xa. Nàng Tô Huệ quá
nhớ chồng, đặt ra bài thơ tả nỗi lòng mình, rồi xin vua tha cho chồng trở về
sum họp với nàng. Nàng dệt bài thơ lộn quanh trên bức gấm (gọi là Chức cẩm hồi
văn), dâng lên vua. Vua đọc bài thơ , lòng cảm động, lại thương tài dệt của
nàng, nên tha cho Đậu Thao trở về sum họp cùng nàng. Gỡ đày: Gỡ ra khỏi nạn lưu
đày. Chinh phu: Người lính đánh giặc ở phương xa.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 629 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
633 . Sửa từ
nết ngày thâu tập tánh,
Trăm
hạnh hay bởi tránh điều thô.
Xấu
xa rách rưới lõa lồ,
Đoan
nghiêm tánh đức cũng cho gái lành.
Chú
thích:
Bốn câu 633-636: Mẹ dạy con gái về Hạnh.
Ngày thâu: Suốt ngày. Điều thô: Điều vụng về, không
lịch sự. Rách rưới lõa lồ: Nghèo nàn mặc quần áo rách rưới để hở cả da thịt.
Đoan nghiêm: Đoan trang nghiêm nghị. Gái lành: Con gái nhà lương thiện đạo đức.
Hai câu 635-636: Dầu cho không đẹp, lại nghèo nàn,
nhưng giữ đức hạnh cho đoan trang nghiêm nghị thì cũng được khen là con gái nhà
lương thiện đạo đức.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 633 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
637 . Còn
đương thuở tuổi xanh thơ bé,
Rán
theo cha học lễ học văn.
Phép
xưa tùng phụ đã rằng,
Dựa
thân cội tử đợi hàng trượng phu.
Chú
thích:
Bốn câu 637-640: Mẹ dạy con gái Tùng phu.
Học lễ học văn: Do câu: Tiên học lễ, hậu học văn.
Trước hết là học về lễ nghĩa phép tắc xử thế, sau đó mới học văn chương thơ
phú. Tùng phụ: Theo cha. Con gái lúc còn nhỏ, chưa chồng, ở nhà thì tùng cha,
nghĩa là phải nghe lời cha mẹ. Cội tử: Cội cây thị. Kinh Thi: Duy tang dữ tử,
tất cung kính chi. Nghĩa là: Nơi có cây dâu và cây tử, tất phải cung kính. Bởi
vì cây dâu và cây thị nầy do cha mẹ trồng, nay cha mẹ mất rồi, thấy nó thì tưởng
nhớ đến cha mẹ. Dựa thân cội tử: Sống dựa vào cha mẹ. Trượng phu: Người đàn ông
tài giỏi đáng kính trọng. Trượng phu cũng là tiếng vợ gọi chồng.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 637 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
641 . Thánh
xưa dạy từ câu nói hiếu,
Đạo
thờ thân chầm khíu nên kinh.
Tích
xưa nhắc đến Đề Oanh,
Thương
cha nên phải bán mình kêu oan.
Chú
thích:
Bốn câu 641-644: Mẹ dạy con gái về chữ Hiếu.
Đạo thờ thân: Bổn phận của con đối với cha mẹ: Phải
nghe lời dạy của cha mẹ, phải phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, phải thờ kính
cha mẹ lúc cha mẹ mất. Chầm khíu: Vá víu lại cho lành.
Hai câu 641-642: Thánh Hiền xưa dạy về chữ Hiếu,
tức là dạy về bổn phận làm con đối với cha mẹ, tạo thành sách gọi là Hiếu Kinh.
Hai câu 643-644: Nhắc sự tích nàng Đề Oanh rất có
hiếu với cha.
Đề Oanh: Theo Liệt Nữ truyện, Đề Oanh là con gái út
của Thuần Vu Ý đời nhà Hán. Thuần
Vu Ý không con trai, chỉ có 5 con gái. Vu Ý phạm tội, bị vua xử chết chém. Vu Ý
than rằng: Vì không có con trai, nên trong lúc nguy cấp không biết trông cậy
vào đâu được.
Nàng Đề Oanh nghe cha than thở thì theo cha vào kinh đô, rồi dâng sớ lên
vua, trong đó có câu: "Kẻ thác rồi không sống lại được, vậy xin Bệ hạ cho
tiện nữ vào hậu cung, nguyện làm tôi mọi trọn đời để chuộc tội cho cha."
Vua Hán Văn Đế cảm động trước sự hiếu thảo của nàng Đề Oanh, nên xuống
chiếu tha tội chết cho Thuần Vu Ý.
Sự tích nàng Đề Oanh là để tượng trưng con gái có hiếu thảo với cha mẹ. Con
gái hay con trai, con nào hiếu thảo với cha mẹ thì giúp được cha mẹ nhiều việc
quan trọng.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 641 / Trở lại Nữ Trung Tùng Phận mục lục.
645 . Bến nước gái mơ màng trong đục,
Đếm
mười hai họa phúc khó lừa.
Xem
cha cư xử mà ngừa,
Phòng
sau cho khỏi đổ thừa lỡ duyên.
Chú
thích:
Mười hai bến nước: Tục ngữ có câu: 12 bến nước,
trong nhờ đục chịu. Trong Truyện Lục Vân Tiên có câu:
Lênh
đênh một chiếc thuyền tình,
Mười
hai bến nước biết mình về đâu?
Thời xưa, các cụ ví thân con gái như chiếc thuyền,
xã hội như biển mênh mông, các hạng người trong xã hội như 12 bến nước. Thuyền
sẽ chọn một bến nước để ghé vào đậu thuyền. Nếu gặp bến nước trong thì hưởng sự
tốt đẹp, nếu gặp bến nước đục thì phải chịu lắm khổ cực nhọc nhằn.
Thường người ta cho rằng, 12 bến nước là chỉ 12
hạng người trong xã hội, có thể kể ra: Sĩ, Nông, Công, Thương, Ngư, Tiều, Canh,
Mục, Nho, Y, Lý, Bốc (hoặc là Công, Hầu, Khanh, Tướng). Nho là người có học
thức Nho văn. Y là thầy thuốc, Lý là thầy địa lý, Bốc là coi bói. Thật ra thì
Nho, Y, Lý, Bốc cũng nằm trong chữ Sĩ. Cũng có người cho rằng 12 bến nước là 12
tuổi: Tý, Sửu, Dần, ..., Tuất, Hợi.
Kể 12 hạng người như trên thì không ổn lắm vì còn
nhiều hạng người nữa. Chúng ta nên nghĩ rằng, người xưa dùng số 12 là để chỉ
một số nhiều và cho đẹp lời. Hơn nữa, trong dân gian thường có sự giải thích
theo kiểu liên tưởng từ ngữ "Thập nhị nhân duyên" của nhà Phật là 12
cái nhân duyên của người con gái, từ đó nảy sanh từ ngữ 12 bến nước.
Khó lừa: Khó lừa lọc, khó lựa chọn. Lừa là lựa
chọn. Đổ thừa: Đổ lỗi cho người khác để tránh trách nhiệm. Lỡ duyên: Lỡ làng
duyên phận.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 645 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
649 . Cao
niên biết tuyển hiền đáng mặt,
Khỏi
lầm mưu kẻ giặc phong tình.
Sự
đời thấu rõ dạng hình,
Trá
ngôn lánh chước gia đình pháp nghiêm.
Chú thích:
Cao niên: Người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm sống.
Tuyển hiền: Tuyển lựa người tài giỏi có đạo đức. Đáng mặt: Người xứng đáng.
Phong tình: Lẳng lơ tình tứ, không đứng đắn trong giao tiếp giữa nam và nữ. Kẻ
giặc phong tình: Kẻ phong tình được xem như là giặc phá hoại luân lý đạo đức.
Trá ngôn: Lời nói giả dối. Lánh chước: Xa lánh phương cách đó. Trá ngôn lánh
chước: Xa lánh phương cách dùng lời nói giả dối. Gia đình pháp nghiêm: Phép tắc
nghiêm khắc trong gia đình.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 649 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
653 . Đợi nơi
cửa khách tìm thức ngọc,
Đừng
đỗ đường rời bốc đóa hoa.
Trông
người so sánh với ta,
Lường
tài cân sắc hiệp hòa mới nên.
Chú
thích:
Thức ngọc: Thức là thứ, món. Ngọc là loại đá quí. Thức ngọc là chỉ người con gái đẹp.
Đỗ đường: Dừng lại giữa đường. Lường tài cân sắc: Đo lường cái tài năng của
người trai có cân xứng với cái sắc đẹp của mình không.
Câu 654: Đừng đi ra ngoài đường mà đem cái duyên
của mình trao cho người trai.
Hai câu 655-656: Xem xét chàng trai để so sánh với
mình, cái tài của chàng trai và cái sắc đẹp của mình phải cân xứng nhau thì mới
hoà hiệp nên việc vợ chồng.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 653 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
657 . Ai nam
tử giữ bền tơ tóc,
Nhiều
người hay lừa lọc câu thề.
Trước
khen sau ắt có chê,
Ghi
tâm tánh đức, kiếm bề phụ nhau.
Chú
thích:
Nam tử: Đàn ông con trai. Giữ bền tơ tóc: Giữ gìn
cho lâu bền cái duyên vợ chồng. Lừa lọc: Không có nghĩa là chọn lọc cẩn thận,
mà ở đây, trong trường hợp nầy, lừa lọc có nghĩa là lừa gạt người bằng mánh
khóe xảo trá. Lừa lọc câu thề: Con trai thề thốt dối trá để lường gạt con gái
nhẹ dạ dễ tin. Ghi tâm: Ghi khắc vào lòng. Tánh đức: Đức tánh, tánh tốt. Kiếm
bề: Tìm cách. Phụ nhau: Đối xử tệ bạc với nhau.
Hai câu 659-660: Người con trai giả dối, trước mặt
con gái thì khen nào là đẹp, nào là có duyên, nhưng khi người con gái đi khuất
rồi thì lại chê; bên ngoài thì giả bộ ghi tâm tánh đức, nhưng trong lòng thì
kiếm cách bỏ nhau.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 657 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
661 . Rủi để
khách tóm thâu tiết hạnh,
Tránh
không qua nhẹ tánh nghi ngờ.
So mình nắm dễ tóc tơ,
Ngoài
ra còn lắm hẫng hờ lứa đôi.
Chú
thích:
Tiết hạnh: Ý nói cái trinh tiết của người con gái.
Nhẹ tánh: Có tánh dễ tin người nên thường bị lừa gạt. Hẫng hờ: Hờ hững, lạnh
nhạt trong quan hệ tình cảm, không chút chăm nom hay lưu ý đến. Lứa đôi: Vợ
chồng.
Câu 662: Tránh không khỏi cái tánh nhẹ dạ dễ tin
người mà đâm ra nghi ngờ chuyện nọ chuyện kia.
Hai câu 663-664: Con gái mà để con trai tóm thâu
tiết hạnh dễ dàng rồi thì nó sẽ hững hờ trong việc tiến tới hôn nhân.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 661 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
665 . Nét
xuân sắc mấy hồi là trọng,
Xuân
lỡ rồi khó mộng xuân nguyên.
Thà
cho đáng mặt thuyền quyên,
Đừng
làm cầm sắt ra duyên bĩ bàng.
Chú
thích:
Xuân sắc: Vẻ đẹp trẻ trung của con gái. Chữ Xuân
thường được dùng để chỉ tuổi trẻ. Thuyền quyên: Người con gái xinh đẹp dịu
dàng. Cầm sắt: Cây đàn cầm và cây đàn sắt, hai thứ đàn nầy hòa âm thì nghe rất
hay, nên cầm sắt được ví đôi vợ chồng hòa hợp. Bĩ bàng: Bĩ là bế tắc, bàng là
tiếng đệm. Duyên bĩ bàng: Cảnh 2 người yêu nhau đến hồi tan rã.
Câu 666: Tuổi xuân đã lỡ qua rồi thì khó mà mơ ước
tuổi xuân nguyên vẹn trở lại. (Tuổi trẻ qua rồi thì không trở lại).
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 665 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
669 . Khi gặp
đặng phải trang tài mạo,
Hoặc
trao trâm đắp áo làm tin.
Thì toan giữ vẹn chung tình,
Đưa thoi đừng để lỗi mình nữ trung.
Chú thích:
Trang: Tiếng gọi với ý
kính trọng người có tài đức. Trang tài mạo: Người tài giỏi và có hình dáng đẹp đẽ. Đưa
thoi: Do câu: Nhựt nguyệt như thoa, nghĩa là ngày tháng qua mau như cái thoi
dệt vải, đưa qua đưa lại rất mau. Nữ trung: Trong giới phụ nữ.
Câu 670: Người con gái yêu người con trai, nàng có
thể lấy cây trâm cài tóc hoặc chiếc áo trao cho chàng để làm vật đính ước hôn
nhân.
Hai câu 671-672: Đã đính ước cùng nhau thì phải lo
gìn giữ chữ thủy chung, dầu ngày tháng qua mau nhưng phận gái đừng để cho lỗi
ước.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 669 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
673 . Đến lúc
đã chung phòng hòa hiệp,
Phải
tùng phu là phép xưa nay.
Mạnh
Quang tích trước ghi tài,
Tề mi
vẹn đạo chẳng nài khổ thân.
Chú
thích:
Bốn câu 673-676: Mẹ dạy con gái xuất giá Tòng phu.
Tùng phu: Khi có chồng phải tùng theo chồng. Đây là
một trong Tam Tùng của người phụ nữ. Điều nầy rất tự nhiên, vì người chồng làm
chủ gia đình, lo làm lụng nuôi sống vợ con, nên người vợ giữ vai trò phụ tá
chồng, tùng theo chồng. Tề mi: Do câu: Cử án tề mi, nghĩa là nâng mâm cơm lên
ngang mày, dâng cho chồng ăn, tỏ ý kính phục chồng. Vẹn đạo: Trọn vẹn đạo làm
vợ. Chẳng nài: Không nề hà.
Mạnh Quang: Thời Đông Hán, ở huyện Bình Lăng có một
thư sinh tên là Lương Hồng, học trong nhà Thái Học, có học lực uyên bác, nhưng
nhà nghèo, phải đi chăn heo mướn kiếm sống qua ngày, đặng lo học tập, bụng vẫn
nuôi chí lớn.
Ở cùng huyện có người con gái họ Mạnh tên Quang,
tuy không có sắc đẹp như nhưng có đủ tứ đức. Nhiều người trọng đức khinh sắc
hỏi cưới nàng, nhưng nàng không chịu. Đến năm 30 tuổi, cha mẹ nàng buồn rầu
thấy con gái chưa chịu lấy chồng, thì nàng nói: Con có lấy chồng thì chồng phải
có đức hạnh và khí tiết như Lương Hồng mới chịu.
Lương Hồng nghe được chuyện đó, biết nàng Mạnh
Quang là tri kỷ của mình, nên đến hỏi cưới nàng làm vợ.
Khi làm lễ thành hôn, nàng Mạnh Quang mặc quần áo
lộng lẫy, trang sức vàng ngọc quí giá, cốt làm tăng vẻ đẹp để vừa ý chồng.
Lương Hồng thấy vợ như thế thì không bằng lòng, nhưng không nói gì.
Đám cưới đã qua 7 ngày đêm mà chàng chưa chịu giao
bôi hợp cẩn. Mạnh Thị dò xét mới biết được ý chồng, liền bỏ hết lụa gấm, trang
sức quí giá, mặc quần áo vải bô, dùng cây gai làm thoa giắt tóc (Kinh thoa bố
quần). Lương Hồng thấy vậy vui mừng nói: Như vậy mới đúng là vợ của Lương Hồng.
Hồng nầy không màng danh lợi, không ham tiền của bạc vàng, chỉ muốn sống thanh
bần giữ tròn khí tiết và đức hạnh, cùng với vợ tương kính thương yêu.
Lúc bấy giờ triều chính thối nát, quan lại nhũng
nhiễu, vợ chồng Lương Hồng vào ở ẩn tại Bá Lăng, tỉnh Thiểm Tây, là nơi thâm
sơn cùng cốc, chồng cày cấy, vợ dệt vải, lúc rảnh rang thì cùng đọc sách, đánh
đàn, ngâm thơ, vợ chồng kính ái lẫn nhau, đời sống thật vui vẻ hạnh phúc.
Sau đó, vợ chồng Lương Hồng lại đến cư ngụ ở Lạc
Dương. Lương Hồng thấy triều đình quá hủ bại, mới làm bài ca nhan đề "Ngũ
Y." Có người xấu bụng đem bài ca nầy tâu với vua, vua truyền lịnh bắt Lương
Hồng. Chàng phải trốn đi, thay tên đổi họ, chạy sang đất Ngô, tạm làm nghề giã
gạo thuê cho một nhà giàu để tạm sống qua ngày.
Mỗi lần chàng giã gạo thuê xong, trở về nhà, thì
nàng Mạnh Quang sửa soạn cơm nước xong xuôi, dọn lên một cái mâm, nâng mâm lên
ngang mày, dâng lên cho chồng ăn cơm.
Người nhà giàu tình cờ trông thấy được, nghĩ rằng:
Người giã gạo thuê nầy được vợ kính trọng như thế ắt không phải là kẻ tầm thường.
Do đó, người nhà giàu mời vợ chồng Lương Hồng đến ở luôn trong nhà và trọng đãi.
Nàng Mạnh Quang để lại cho đời một tấm gương sáng
về đạo tùng phu. Nhưng nàng Mạnh Quang sống vào thời quân chủ, trọng nam khinh
nữ, nên cách thức "Cử án tề mi" của nàng đối với thời dân chủ ngày
nay, nam nữ bình quyền thì không còn phù hợp nữa.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 673 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
677 . Vợ Châu
Công đình thần mạng phụ,
Ở
thôn quê lam lụ làm ăn.
Chồng
thì triều nội cao sang,
Vợ
lo canh cửi cơ hàn tấm thân.
Chú
thích:
Tám câu thơ 677-684: Nói về sự tích của Vợ Ông Châu
Công Đán, đời nhà Châu.
Đình thần: Bề tôi của vua nơi triều đình, tức là
quan lớn trong triều. Mạng phụ: Vợ của quan được vua phong tước. Lam lụ làm ăn:
Làm ăn vất vả cực nhọc. Triều nội cao sang: Quan lớn cao sang trong triều
đình. Canh cửi: Nghề dệt vải thủ công. Cơ
hàn: Đói lạnh.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 677 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
681 . Giúp
chồng trọn ân cần nhiếp chánh,
Mới
nên trang chúa thánh tôi hiền.
Vợ
không tham nhũng kim tiền,
Chồng
lo trọn đạo nắm quyền chăn dân.
Chú
thích:
Ân cần: Quan tâm săn sóc chu đáo. Nhiếp chánh:
Nhiếp là kiêm nhiệm, thay thế; chánh là việc chánh trị sắp đặt trị an trong
nước. Nhiếp chánh là thay thế vua (vì vua còn nhỏ tuổi chưa đủ sức nắm quyền
trị nước) giữ việc chánh trị trong nước. Chúa thánh tôi hiền: Vua thì có đức độ
và sáng suốt như bực Thánh, bề tôi thì tài giỏi và có đạo đức. Tham nhũng: Lợi
dụng quyền hành của một vị quan để hoạnh hẹ dân đòi tiền hối lộ. Kim tiền: Vàng
và tiền bạc. Trọn đạo: Làn tròn bổn phận của mình. Chăn dân: do chữ Hán là Mục
dân, vì người xưa cho rằng, vua quan cai trị dân chúng giống như mục đồng chăn
gia súc. Chăn dân là từ ngữ xưa, chỉ việc cai trị dân chúng.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 681 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
685 . Phạm
trọng Yêm mấy lần xa vợ,
Nợ
quân vương nhiều thuở truân chuyên.
May
duyên gặp đặng vợ hiền,
Thanh
liêm chánh trực giữ bền lòng son.
Chú
thích:
Nợ quân vương: Món nợ đối với vua vì hưởng lộc vua.
Quân là vua, vương cũng là vua, quân vương là chỉ ông vua. Truân chuyên: Nhiều
nỗi gian nan vất vả. Thanh liêm: Trong sạch và không tham lam. Chánh trực: Ngay
thẳng. Lòng son: Chữ Hán là Đan tâm, nghĩa là lòng ngay thẳng trung thành trước
sau như một.
Bốn câu thơ 685-688: Nói về sự tích của Phạm Trọng
Yêm.
Phạm Trọng Yêm: Tự là Hy Văn, người xứ Tô Châu,
tánh tình cương trực nhưng ôn hòa. Ngay từ lúc thi đậu Tú Tài, họ Phạm đã nghĩ
rằng chuyện chánh trị quốc gia là trách nhiệm của ông. Ông thường nói: "Lo
trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ." Câu nói nầy được
truyền rộng rãi từ đời Tống đến nay. Sau đó ông thi đậu Tiến Sĩ, làm quan dưới
triều Tống Nhân Tông đến chức Lại Bộ Viên Ngoại Lang, từng giữ chức Tri Châu ở
Hàng Châu. Ông có tánh trọng nghĩa khinh tài, đối xử với bà con rất có hậu. Ông
mua vài trăm mẫu ruộng dùng làm nghĩa địa cho dòng họ và lấy huê lợi châu cấp
cho bà con khi đau ốm hay ma chay.
Ông có người con tên Nhân Đức, tánh cũng háo nghĩa
như ông. Lúc ông làm quan ở Khai Phong, để dành được 500 thùng lúa, sai con chở
về quê. Nhân Đức đến Đan Dương, gặp bạn cũ của cha là Thạch Man Kha, đang lúc
cùng quẩn, lại chẳng may bị 3 cái tang cùng lúc. Nhân Đức liền lấy 500 thùng
lúa cho Man Kha lo việc ma chay và lại cho luôn chiếc ghe bán lấy tiền gả 2 đứa
con gái.
Chừng Nhân Đức trở về nhà thuật lại việc làm của
mình cho cha nghe thì ông không rầy la mà lại khen con: Vậy mới phải là con của
ta.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 685 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
689 . Phải
căn nợ cách non cũng gặp,
Lỡ
trái duyên vội gấp ra hư.
Con
xem từ trước đến chừ,
Đấng
anh hùng gặp anh thư mấy người?
Chú
thích:
Căn nợ: Món nợ có gốc rễ từ kiếp trước, tức là món
nợ đã thiếu từ kiếp trước, nay kiếp nầy phải trả. Cách non: Cách xa một cái
núi, ý nói xa xôi cách trở núi sông. Trái duyên: Tình duyên ngang trái, đổ vỡ
gây đau khổ. Lỡ trái duyên: Khi lỡ gặp cảnh tình duyên ngang trái. Vội gấp: Vội
vã gấp rút. Đến chừ: Đến bây giờ. Anh hùng: Người tài giỏi có chí lớn, lập được
nhiều công trạng phi thường đối với quốc gia. Anh thư: Người phụ nữ tài giỏi
nổi bậc hơn người.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 689 / Trở lại Nữ Trung
Tùng Phận mục lục.
693 . Dầu đẹp
xấu để đời luận biện,
Vui
duyên con, thân miễn an vui.
Đừng
chê chồng phận thiệt thòi,
Đáng
danh quân tử phải người lang quân.
Chú
thích:
Luận biện: Đưa ra nhiều lý lẽ để bàn cãi đúng sai.
Quân tử: Người có tài đức hơn người, sẵn sàng đem tài sức ra giúp đời. Người
quân tử là mẫu người lý tưởng mà Nho giáo nêu lên để giáo dục thanh niên. Lang
quân: Tiếng vợ gọi chồng.
Câu 694: Mẹ khuyên con gái nên an phận, vui vẻ với
cuộc sống gia đình mà mình đang có.
Hai câu 695-696: Đừng nên chê chồng là kẻ bất tài,
chịu phận thiệt thòi, cũng đừng nên nghĩ rằng, đáng mặt là người quân tử thì
mới phải là chồng của mình.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 693 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
697 . Chữ
hằng dạy thanh xuân bất tái,
Vợ
người rồi danh gái hết kêu.
Noi
gương đức tánh Nhị Kiều,
Dở
dang Du Sách, giữ điều tiết trinh.
Chú
thích:
Chữ hằng dạy: Sách thường dạy. Thanh xuân bất tái:
Tuổi trẻ không trở lại. Thanh xuân là tuổi trẻ, tái là lập lại. Nhị Kiều: Hai
nàng Kiều đẹp nhứt của đất Giang Đông nước Đông Ngô. Chị là Đại kiều, gả cho
Tôn Sách, vua nước Đông Ngô; em là Tiểu Kiều, gả cho Châu Du, Đại Đô Đốc Thủy
Quân của Đông Ngô. Tôn Sách và Châu Du đều chết sớm, hai nàng Kiều ở vậy thờ
chồng, thủ tiết nuôi con. Dở dang: Tình duyên dang dở vì chồng chết sớm. Du
Sách: Châu Du và Tôn Sách.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 697 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
701 . Hễ thất
nghĩa rẻ khinh kim cải,
Khó
tưới hoa trở lại thanh tươi.
Hư
nên cũng có một đời,
Hay
chi thay đổi nhành mai sái mùa.
Chú
thích:
Thất nghĩa: Mất cái tình nghĩa. Rẻ khinh: Coi thường.
Kim cải: Chỉ tình nghĩa vợ chồng. (Xem Chú thích câu 111) Thanh tươi: Xanh
tươi. Thanh là xanh. Nhành mai sái mùa: Cành mai chỉ có giá trị trong mấy ngày
Tết, ai cũng quí trọng, đem đặt nơi thật trang trọng để cầu sự may mắn đến với
gia đình trong năm mới. Nếu cành mai nở sái mùa, không đúng vào dịp Tết, thì
giá trị của nó chẳng đáng bao nhiêu. Cành mai sái mùa là ý nói người con gái lỡ
thời, đã qua thời xuân sắc tươi trẻ.
Hai câu 701-702: Khi tình nghĩa vợ chồng đã mất rồi
thì khó mà hàn gắn lại được như lúc đầu.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 701 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
705 . Tri âm
ví đáng dây cầm nguyệt,
Đừng
đem tình chí thiết giao hoan.
Căn
duyên dầu có phụ phàng,
Cũng do tiết giá mở đàng ngại lo.
Chú thích:
Tri âm: Hiểu biết tiếng
đàn, chỉ đôi bạn hiểu thấu lòng nhau, theo điển tích Bá Nha-Tử Kỳ. Cầm nguyệt:
Cầm là cây đàn, nguyệt là mặt trăng. Cầm nguyệt là cây đàn mà thùng đàn hình
tròn như mặt trăng. Tình chí thiết: Tình yêu rất tha thiết. Giao hoan: Chỉ sự ân
ái giữa nam nữ hay vợ chồng. Căn duyên: Duyên vợ chồng có gốc rễ từ kiếp trước.
Phụ phàng: Đối xử tệ bạc, không nghĩ đến tình nghĩa thuở trước. Tiết giá: Lòng
trong sạch ngay thẳng đối với chồng.
Câu 705: Đôi bạn hiểu biết nhau sâu sắc xứng đáng
là bạn tri âm.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 705 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
709 . Trai bảy thiếp cũng cho chẳng hại,
Gái lộn chồng đã hoại tánh danh.
Con coi phận mẹ mỏng mành,
Chánh thê nay lại sánh mình thứ thê.
Chú thích:
Gái lộn chồng: Gái bỏ
chồng nầy đi lấy chồng khác, chỉ hạng gái hư thân mất nết. Hoại tánh danh: Hư
hỏng họ tên. Mỏng mành: Yếu ớt không đủ sức chịu đựng. Chánh thê: Vợ chánh. Thứ
thê: Vợ thứ, tức là vợ bé.
Hai câu 709-710: Lấy ý
theo câu ca dao: Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng. (Chính
chuyên là đứng đắn trung thành). Thời xưa cho phép đàn ông có nhiều vợ (chế độ đa thê),
nhưng đàn bà chỉ được có một chồng. Gái nhiều chồng thì bị người ta chê cười là
gái lộn chồng.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 709 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
713 . Muốn
còn phước dựa kề quân tử,
Phải
hạ mình đặng xử vuông tròn.
Chia
chồng vì dạ sắt son,
Nhịn
chồng bởi chút sắp con cái nhà.
Chú
thích:
Dựa kề quân tử: Gần gũi kế bên chồng. Hạ mình: Tự
đặt mình xuống địa vị thấp để mưu cầu việc gì. Xử vuông tròn: Sắp đặt công việc
ổn thỏa mọi mặt. Chia chồng: Ý nói để cho chồng có vợ bé.
Câu 716: Nhường nhịn chồng vì còn lo nuôi mấy đứa
con trong nhà.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 713 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
717 . May tiểu thiếp biết hòa biết thuận,
An thân chồng đẹp xứng nợ duyên.
Rủi ro gặp gái bán thuyền,
Loạn gia phải chịu thảm phiền lắm cơn.
Chú
thích:
Tiểu thiếp: Vợ nhỏ của chồng. Nợ duyên: Duyên nợ.
Gái bán thuyền: Con gái đem bán cái duyên của mình, chớ không có tình nghĩa chi
hết. Đó là hạng gái chỉ biết có tiền, còn tiền thì còn tình, hết tiền thì hết
tình. Loạn gia: Gây ra lộn xộn, rối loạn phép tắc gia đình.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 717 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
721 . Thà
thấy dạng còn hơn hiu quạnh,
Nên
cắn răng nhịn nhín tình thương.
Ai
đời thắt dạ mà lường,
Bưởi
bòng bụng gái vẫn thường giống nhau.
Chú
thích:
Cắn răng: Cố gắng chịu đựng âm thầm. Nhịn nhín:
Nhịn bớt để chia sớt cho người khác. Thắt dạ: Ép lòng. Bưởi bòng: Trái bòng nhỏ
hơn bưởi nhưng chua hơn. Bưởi bòng bụng gái: Ý nói đàn bà con gái có tánh ghen
tuông.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 721 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
725 . Cội thung thấy càng cao tuổi hạc,
Nhớ liễu mai chếch mác mà đau.
Trường đình giục thảm canh thâu,
Gối còn nửa nguyệt đỡ đầu phòng thu.
Chú thích:
Cội thung: Đồng nghĩa
Thung đường, chỉ người cha. (Xem Chú thích câu 489). Tuổi hạc: Tuổi của con
chim hạc, ý nói rất lớn tuổi. Hạc là loại chim sống đến cả ngàn năm, nên gọi
tuổi hạc là ý muốn cha mẹ sống lâu. Liễu mai: Cây liễu và cây mai được ví với
người phụ nữ, vì con gái thì mảnh khảnh như mai, thướt tha như liễu.
Chếch mác: Nghiêng ngã xiêu vẹo. Trường đình: Bên nước Tàu thời xưa, những quãng
đường gần đô thị thường có trồng cây liễu ở 2 bên đường, rồi cách 5 dặm đường
thì dựng lên một cái nhà nhỏ gọi là Đoản đình, 10 dặm đường thì dựng lên một
cái nhà lớn hơn gọi là Trường đình. Những người đi xa, cùng những người đưa
tiễn, đem nhau vào Đoản đình hoặc Trường đình để uống rượu từ biệt nhau, rồi bẻ
cành liễu tặng nhau làm roi ngựa. Do đó, Trường đình là chỗ từ biệt nhau. Canh
thâu: Suốt đêm. Canh là chỉ ban đêm, thâu là suốt. Nửa nguyệt: Phân nửa mặt
trăng. Đỡ đầu: Kê đầu. Phòng thu: Chỉ người phụ nữ đã luống tuổi. Gối còn nửa
nguyệt: Ý nói người chồng đã đi rồi, chỉ còn người vợ ở nhà một mình trong
phòng.
Thơ cổ có câu:
Thùy
bả kim bôi phân lưỡng đoạn,
Bán
trầm thủy để, bán phù không.
(Ai đem chén vàng chia hai mảnh,
Nửa chìm đáy nước, nửa trên không.)
Truyện Kiều:
Vầng
trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa
in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
Đây là tả cảnh vợ chồng ly biệt rất văn chương
tuyệt diệu.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 725 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
729 . Con
quốc quốc chưa âu đổi bạn,
Máu
đổ quyên đợi mãn kiếp sanh.
Trượng
phu hà hải đã đành,
Nỡ
nào đày thiếp một mình tương tư.
Chú
thích:
Con quốc quốc: Chim đỗ quyên. Chưa âu: Có lẽ chưa.
Mãn kiếp sanh: Hết một kiếp sống nơi cõi trần. Đỗ quyên: Là tên của một giống
chim, còn gọi là chim Đỗ Vũ, Tử Quy, tiếng nó kêu quốc quốc nên cũng được gọi
là chim quốc quốc. Cuối xuân sang hạ thì nó bắt đầu kêu vào đêm trăng thanh
vắng, giọng kêu buồn thảm não nuột, gợi lòng lữ khách nhớ nhà, nhớ quê hương.
Điển tích: Tương truyền, vua nước Thục (Thục Đế) tên là Đỗ Vũ, thấy vợ của một
người bề tôi là Biết Linh rất đẹp, nên thông dâm. Biết Linh bắt được, buộc Thục
Đế nhường ngôi cho mình và dẫn vợ Biết Linh đi để sống cho trọn mối tình với người
đẹp. Nhưng thảm cho Thục Đế, người đẹp bỏ Thục Đế trở về với Biết Linh. Thục Đế
buồn tủi, nhớ ngai vàng, nhớ người đẹp, đành chịu chết trong rừng, hóa thành
con chim Đỗ Quyên, ngày đêm kêu quốc quốc não nuột, như hồn Thục Đế kêu than
nhớ tiếc ngai vàng, oán giận người yêu. Trượng phu: Tiếng người vợ gọi chồng.
Hà hải: Sông biển, ý nói đi xa. Tương tư: Sự nhớ thương da diết giữa 2 người
yêu nhau.
Hai câu 729-730: Nói về con chim Đỗ Quyên để tả nỗi
lòng của người vợ vừa thương chồng vừa oán giận chồng đã phụ bạc bỏ nhà ra đi.
Hai câu 731-732: Chồng đã ra đi xa xôi, đã đành cho
phận thiếp, nỡ nào đày đọa thiếp trong nỗi niềm thương nhớ.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 729 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
733 . Chiêu
Quân chịu giã từ đất Hớn,
Thân
cống Hồ ngất ngưởng tha bang.
Thiếp
nay cũng giống như nàng,
Thân
Hồ tâm Hớn đôi đàng khó nguyên.
Chú
thích:
Thân cống Hồ: Tấm thân bị đem dâng nạp cho vua nước
Hồ (Rợ Hồ) ở phương Bắc. Ngất ngưởng: Ở thế không vững, lắc lư như chực ngã
xuống. Tha bang: Nước khác. Tha là khác, bang là một nước.
Bốn câu thơ trên nói về sự tích: Chiêu Quân cống
Hồ.
Chiêu Quân: Tên là Vương Tường, tiểu tự là Hạo
Nguyệt Chiêu Quân, con gái của Vương Trung, đang làm quan Tri Phủ Việt Châu.
Bấy giờ, quan Nội thần Mao Diên Thọ được lịnh vua Hớn Nguyên Đế đi tuyển gái
đẹp đưa vào cung. Diên Thọ tuyển được nàng Chiêu Quân, nhưng vì gia đình Vương
Trung không tiền lo lót cho Diên Thọ, nên khi vẽ hình Chiêu Quân dâng lên vua
Nguyên Đế, Thọ thêm vào mặt Chiêu Quân một nốt ruồi đen dưới mắt gọi là
"Thương phu trích lệ" làm Hán Nguyên Đế không dám đưa nàng vào cung.
Thọ lại giả chiếu vua, đem Chiêu Quân giam vào lãnh cung.
Việc đổ bể ra, Diên Thọ bị bắt tội chết, nhưng Thọ
lanh chân trốn thoát sang nước Hồ. Chiêu Quân được vua Hớn yêu mến, đưa nàng
vào Tây Cung làm Quí Phi. Thọ qua tâu hót với vua Hồ là nàng Chiêu Quân đẹp
nhất trên đời, muốn được nàng thì vua Hồ đem quân đánh vào Trung nguyên buộc
vua Hán phải đưa Chiêu Quân qua cống Hồ thì mới bãi binh.
Kế ấy thành công vì nhà Hán suy nhược, không có
tướng tài đủ sức chống cự quân Hồ. Chiêu Quân được đưa đi, đến Nhạn Môn Quan,
nàng lên Nhạn lạc đài, khải một khúc đàn buồn thảm, rồi viết một bức thơ lâm ly
thống thiết, buộc vào chân chim nhạn, gởi về Nguyên Đế.
Nàng đến đất Hồ, nàng yêu cầu vua Hồ giết chết tên
gian thần Mao Diên Thọ, rồi sau đó nàng tìm cách tự tử, nhảy xuống sông để xác
nàng theo dòng trôi trở về đất Trung nguyên.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 733 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
737 . Còn
Tinh Vệ lấp phiền biển ái,
Đòi
trả chồng hà hải sóng chôn.
Thiếp
thân như ốc mượn hồn,
Sống
không biết sống, chết còn ngậm đau.
Chú
thích:
Tinh
Vệ: Một loài chim nhỏ ở bờ biển. Tương truyền, con gái vua Viêm Đế (Thần
Nông) vượt biển, bị sóng đánh chìm chết đuối, hồn mang mối căm hờn, hóa thành
chim Tinh Vệ, hằng ngày ngậm gỗ và đá ở núi Tây Sơn đem ra lấp biển Đông cho
cạn để trả hờn chết đuối vì sóng biển. Trong văn chương, người ta dùng điển
tích nầy để chỉ mối căm hờn hay điều tức giận dữ dội. Biển ái: Biển ái tình,
biển tình yêu, đó là biển khổ.
- E
mượn hồn: Ý nói ngơ ngơ ngẩn ngẩn, ngây dại như kẻ mất hồn. Trong Lục Súc Tranh
Công có câu:
Dại
không ra dại, khôn chẳng nên khôn,
Ngất
ngơ như ốc mượn hồn.
Sống không biết sống: Sống mà không biết được hạnh
phúc và tương lai, sống mà bị đau khổ đến mức như ngây dại. Chết còn ngậm đau:
Chết mà trong lòng vẫn còn mang nỗi đau đớn giận hờn như con gái của vua Thần
Nông.
Hai câu 737-738: Nỗi tức giận của người vợ như con
chim Tinh Vệ, muốn lấp bằng biển tình ái, cho hết phiền não, vì biển tình ái đã
nhận chìm người chồng bấy lâu nay, để đem chồng trở lại gia đình.
Hai câu 739-740: Thiếp bây giờ ngơ ngơ ngẩn ngẩn
như kẻ mất hồn, sống mà không biết hạnh phúc và tương lai, mà nếu chết thì linh
hồn vẫn còn ngậm đau như con chim Tinh Vệ.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 737 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
741 . Nơi
Phiên quốc xôn xao lượng thảm,
Hạnh
Nguơn xưa đã dám hy sinh.
Cũng
như thiếp nặng khối tình,
Gãy
trâm Lương Ngọc, bể bình Lý Uyên.
Chú
thích:
Phiên quốc: Nước Phiên, còn gọi là Hung Nô hay Rợ
Hồ. Lượng thảm: Nhiều nỗi sầu thảm. Lượng là số lượng. Hạnh Nguơn cống Hồ: Hạnh
Nguơn (Hạnh Nguyên) là con gái của Trần Đông Sơ, đính hôn với Mai Bích tự là
Lương Ngọc, con của Mai Bá Cao. Bá Cao đang làm quan triều nhà Đường, tánh
cương trực, nên bị bọn Thái Sư Lư Kỷ và Hoành Trung căm ghét tìm cách hãm hại.
Nhân việc quân Phiên xâm lấn ở phía Bắc, thế quân rất mạnh, quân Đường chống cự
không lại. Lư Kỷ tâu vua xin bắt Hạnh Nguơn đem cống Phiên xin bãi binh. Vua ưng
thuận. Đối với Mai Bá Cao, Lư Kỷ vu vào tội chết, truy bắt cả nhà, may mắn là
mẹ con Lương Ngọc trốn thoát được. Nàng Hạnh Nguơn, trên đường đi cống Hồ, nhảy
xuống đầm Lâm Trì tự tử để thủ tiết cùng Lương Ngọc. Bà Châu Bá Phù may mắn cứu
được Hạnh Nguơn, đem về làm con nuôi. Về sau, vua Đường xét ra tội trạng của
bọn gian thần Lư Kỷ, bắt cả bọn đem chém đầu, minh oan Mai Bá Cao. Lương Ngọc
gặp lại Hạnh Nguơn, sum họp gia đình. Gãy trâm Lương Ngọc: Ý nói tình duyên gãy
đổ. Bể bình Lý Uyên: Ý cũng nói tình duyên gãy đổ. Điển tích: Lý Uyên bắn trúng
con mắt chim sẽ vẽ trên tấm bình phong, nên được Ông Đậu Nghi gả con gái là Đậu
Thị cho. Hai vợ chồng giữ mãi tấm bình phong làm kỷ niệm. Khối tình: Tình yêu tương
tư bị thất vọng, tụ lại thành một khối không tan, gọi là Khối tình. Điển tích:
Người con gái chết vì thất tình do người yêu không trở về đúng hẹn. Xác nàng
được hỏa táng thì thấy còn lại một khối rắn chắc, đập không bể. Lúc người tình
trở về, nghe thuật lại, cầm khối ấy lên xem, rồi khóc nức nở. Nước mắt chàng
rơi lên khối tình, làm khối tình vỡ tan thành nước.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 741 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
745 . Dầu
chàng có vui riêng quên thiếp,
Thiếp
cũng lo tội nghiệp thân chàng.
Đậm
hương cho toại hồng nhan,
Gẫm
thân có lúc khốn nàn ốm o.
Chú
thích:
Tội nghiệp: Đáng thương hại vì gặp cảnh không may.
Đậm hương: Ý nói sắc dục quá độ, chơi bời trác táng. Toại: Thỏa lòng. Hồng
nhan: Má hồng, chỉ đàn bà con gái đẹp. Hồng là màu đỏ, nhan là vẻ mặt. Gẫm
thân: Suy nghĩ kỹ về cái bản thân mình. Khốn nàn: Khốn đốn khổ sở đến mức thảm
hại. -m o: Gầy yếu một cách thảm hại.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 745 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
749 . Thương
chi thật con đò đưa khách,
Nghĩa
chi nồng những cách bán duyên.
Còn
thân còn mến còn quyền,
Hết
ưa hết chuộng thì duyên hết nồng.
Chú
thích:
Con đò đưa khách: Ví thân phận của gái làng chơi,
mỗi lần bán dâm, như con đò đưa khách lấy tiền, không có tình nghĩa chi hết.
Nồng: Nồng nàn, tha thiết sâu đậm. Bán duyên: Người con gái đem bán cái duyên
của mình, ý nói gái điếm, gái làng chơi.
Hai câu 749-750: Thương mến làm chi những gái làng
chơi! Có tình nghĩa nồng nàn gì những kẻ bán duyên!
Hai câu 751-752: Còn thân thiết, còn thương mến khi
người đàn ông còn quyền chức bạc tiền. Hết ưa hết chuộng khi hết quyền hết
tiền, thì duyên kia cũng hết nồng nàn.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 749 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
753 . Đây còn
nỗi bế bồng thêm trẻ,
Hễ
giao tình chẳng lẽ không con.
Hai
vai gánh nặng thân mòn,
Cơn
đau thất nghĩa, hầu hờn giảm thương.
Chú
thích:
Bế bồng: Ẵm bồng con trẻ. Giao tình: Ân ái với nhau
trong tình yêu vợ chồng. Thân mòn: Thân thể gầy mòn ốm yếu. Thất nghĩa: Mất đi
cái tình nghĩa vợ chồng. Hầu hờn giảm thương: Để mà sự hờn giận làm giảm bớt tình
thương yêu chồng.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 753 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
757 . Chẳng
như thiếp nhớ ơn giải cấu,
Mến
từ khi mở nụ đào yêu,
Trăm
cay ngàn đắng cũng chiều,
Quí
thân quân tử, dám liều với thân.
Chú
thích:
Giải cấu: Giải là tình cờ, cấu là gặp gỡ. Giải cấu
là tình cờ không hẹn mà gặp. Kinh Thi: Giải cấu tương ngộ, thích ngã nguyện hề.
Nghĩa là: Tình cờ gặp nhau, thích nguyện ta vậy. Đào yêu: Chỉ con gái tới tuổi
lấy chồng. (Xem Chú thích câu 602). Mở nụ đào yêu: Ý nói: Con gái mới vừa lớn
lên tới tuổi lấy chồng. Trăm cay ngàn đắng: Ý nói chịu nhiều đau đớn khổ sở.
Thân quân tử: Tấm thân của chồng.
Câu 760: Vợ quí trọng chồng đến độ dám liều mình để
cứu chồng.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 757 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
761 . Rẻ rúng
bấy, hễ cân cũng trọng,
Quí
bao nhiêu, hờ hững cũng khinh.
Chàng
thì nhẹ thể vì tình,
Thiếp
thì lo sợ lụy mình trượng phu.
Chú
thích:
Nhẹ thể: Xem nhẹ danh dự của mình. Thể là thể diện.
Lụy mình: Tấm thân bị khốn đốn khổ sở vì dính dấp tới chuyện của người khác.
Trượng phu: Tiếng vợ gọi chồng.
Hai câu 761-762: Việc coi trọng hay xem khinh là do
theo tình cảm thương ghét của mình. Dầu cho người ta coi là rẻ rúng, nhưng vì
mình thương yêu nên mình quí trọng; còn người ta cho là quí giá bao nhiêu đi
nữa mà mình hờ hững không yêu mến thì mình xem nó cũng tầm thường.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 761 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
765 . Niềm âu
yếm ai đâu rõ giá,
Vui
trăng hoa dối trá là thường.
Ăn
nhờ, ở tạm, mua thương,
Tiếc
chi những thói hoa tường buôn ong.
Chú
thích:
Âu yếm: Cử chỉ thương yêu trìu mến. Trăng hoa: Chỉ
việc trai gái không đứng đắn hẹn hò nhau ngắm trăng xem hoa đặng đùa giỡn nhau.
Hoa tường: Cái hoa bên tường, ai muốn rờ muốn hái cũng được, chỉ gái làng chơi.
Hoa tường buôn ong: Gái làng chơi bán thân cho khách. Ong và bướm là chỉ những
chàng trai không đứng đắn, thấy con gái thì đến chọc ghẹo.
Câu 765: Tấm lòng yêu mến nhau chân thành, chàng
đâu rõ cái giá trị của nó.
Câu 766: Trong xóm làng chơi, sự âu yếm lã lơi, vui
đùa nhau thường là dối trá, đâu có lạ gì!
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 765 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
769 . Trông
tin nhạn về đông mòn mỏi,
Thả
lá hồng biết hỏi nơi ai?
Khối
sầu càng chất càng dày,
Chờ
năm, năm lụn, đợi ngày, ngày qua.
Chú
thích:
Tin nhạn: Tin tức do con chim nhạn mang thơ đưa
lại. Thả lá hồng: Viết thơ lên chiếc lá đỏ, thả trôi theo dòng nước, hay thả
cho bay theo gió để tìm dịp may hỏi thăm tin tức của chồng. Năm lụn: Năm tàn.
Lụn là tàn dần.
Câu 769: Nói theo Điển tích Tô Võ chăn dê:
Tô Võ: Tự là Tử Khanh, làm quan Trung Lang Tướng,
đời vua Hán Võ Đế, được cử đi sứ sang Hung Nô. Chúa Hung Nô là Thuyền Vu biểu
Lý Lăng và Vệ Luật, tôi nhà Hán đã đầu Hung Nô, dụ Tô Võ đầu Hung Nô luôn. Tô
Võ nhứt định không chịu. Thuyền Vu giận, nhốt Tô Võ vào hang đá và bỏ đói 3
ngày cho chết. Tô Võ nhờ vuốt hột sương trên ngù cờ thấm giọng trong 3 ngày nên
không chết. Thuyền Vu cho Tô Võ là Thần nên không dám giết, chỉ đày lên Bắc Hải
chăn dê, giao hẹn chừng nào dê đực đẻ con thì mới tha về nước.
Tô Võ sống 19 năm nơi Bắc Hải, tuy cực nhọc đói
lạnh nhưng tinh thần bất khuất, một lòng vì vua vì nước. Mỗi lần chim nhạn lánh
tuyết lạnh, bay về hướng Đông Nam thì Tô Võ viết thơ buộc vào chân nhạn, để nó
đem về Trung nguyên báo tin cho vua biết, ông hiện còn sống ở Bắc Hải.
Về sau, Thuyền Vu giải hòa với Hán, Tô Võ mới được
tha về. Vua Hán phong thưởng Tô Võ và cho vẽ hình ông nơi gác Lân để ghi công.
Câu 769: Người vợ mòn mỏi trông ngóng tin tức của
chồng.
Câu 772: Sự lập lại các từ ngữ: năm và ngày, làm
cho thời gian như kéo dài ra theo sự đợi chờ của người vợ.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 769 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
773 . Soi
kính cũ mặt hoa đã nhíu,
Tóc
hoa râm mày liễu ướm sương.
Mùi
chê dưới mắt chán chường,
Còn
duyên chi mộng đến đường tái hôn.
Chú
thích:
Soi kính cũ: Lấy cái tấm gương cũ ra soi mặt. Lâu
ngày không soi mặt trang điểm nên cái gương đóng bụi cũ kỹ. Mặt hoa đã nhíu: Gương
mặt đẹp của người vợ bây giờ đã nhăn nheo, ý nói đã bắt đầu già rồi. Tóc hoa
râm: Có những điểm trắng lốm đốm trên tóc. Mày liễu ướm sương: Đôi lông mày như
lá liễu có một vài sợi bạc như có điểm sương trắng. Ướm là mới bắt đầu. Mùi:
Màu (từ ngữ xưa). Mùi chê: Màu bị chê, màu xấu. Mái tóc và đôi lông mày liễu
chuyển sang màu hoa râm, là màu bị đàn ông chê vì nó báo hiệu tuổi già. Chán chường:
Chán lắm, không còn thích thú nữa. Mộng: Mơ tưởng. Tái hôn: Lấy chồng một lần
nữa.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 773 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
777 . Thôi
đành gởi tâm hồn gió tuyết,
Theo
nương con cho hết tam tùng.
Hoặc
là tròn nghĩa thủy chung,
Hoặc
là chia dạ não nùng với con.
Chú
thích:
Tâm hồn gió tuyết: Lòng lạnh lẽo băng giá, không
còn sôi nổi trong tình yêu. Tam Tùng: Ba điều phải theo của người phụ nữ theo
luân lý của Nho giáo: Tại gia tùng phụ, Xuất giá tùng phu, Phu tử tòng tử.
Nghĩa thủy chung: Cách đối xử trước sau như một, không có gì thay đổi. Thủy là
lúc đầu, Chung là lúc cuối. Chia dạ: San sẻ nỗi lòng. Não nùng: Buồn rầu sâu
đậm.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 777 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
781 . Ngắm
đường thế đã mòn vinh nhục,
Đổi
thay duyên đặng phúc hạnh gì.
Lánh
buồn lại lạc lối bi,
Rẻ
duyên kim cải, đem bì phấn hương.
Chú
thích:
Đường thế: Con đường đời. Đã mòn vinh nhục: Đã từng
đi qua nhiều lần vinh và nhục. Đổi thay duyên: Đổi duyên cũ thay duyên mới, ý
nói: Bỏ chồng cũ lấy chồng mới. Rẻ duyên kim cải: Coi rẻ cái tình nghĩa vợ
chồng. Phấn hương: Ý nói buôn phấn bán hương: gái làng chơi.
Trở lại Nữ Trung Tùng Phận câu 781 / Trở lại Nữ
Trung Tùng Phận mục lục.
785 . Liếc
mắt ngó vào trường phong nguyệt,
Mua
trận cười nào tiếc ngàn vàng.
Chừng
cơn phấn lạt hương tàn,
Núm
mồ bạc mệnh bên đàng cỏ chôn.
Chú
thích:
Trường phong nguyệt: Xóm làng chơi. Phấn lợt hương
tàn: Nhan sắc tàn phai.
Câu 786: Theo thành ngữ: Nhứt tiếu thiên kim. Một
tiếng cười giá đáng ngàn vàng. Đó là tiếng cười của nàng Bao Tự làm cho Vua U
Vương nhà Châu mất ngôi mất nước.
Điển tích: Bao Tự là vợ yêu của U Vương, nàng rất
đẹp nhưng luôn luôn ủ đột, không cười. Nàng chỉ ưa nghe tiếng lụa xé. U Vương
muốn cho Chánh Hậu vui, mỗi lần xuất kho ra hằng trăm cây lụa, bảo cung nữ xé
ra cho Bao Tự nghe, mặt nàng hơi tươi một chút chớ không cười. U Vương nghe
theo lời Quách Thạch Phủ, sai đốt lửa Phong Hỏa Đài, các chư hầu thấy hiệu lửa
tưởng là có giặc đánh vào kinh đô, liền kéo quân tới cứu, đến nơi mới biết mắc
lừa. Bao Tự thấy vậy cả cười. Về sau, lúc có giặc đến thật, U Vương sai đốt lửa
báo hiệu, các chư hầu không ai đem quân đến cứu. U Vương bị giặc bắt giết ở Ly
Sơn.
Hai câu 787-788: Nấm mồ của kẻ hồng nhan bạc mệnh
chôn dựa bên đàng, cỏ mọc dây leo, như nấm mồ hoang. Tả nấm mồ của nàng kỹ nữ
Đạm Tiên:
Sè
sè nấm đất bên đàng,
Dàu
dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Truyện Kiều)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét